Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá và việc quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Các kiến nghị trên là những điều cơ bản, cần thiết giúp cho các DN Việt Nam có thêm c ông cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, cũng là bước chuẩn bị cho các DN quen dần với môi trường kinh doanh tài chính quốc tế. Đây cũng là vấn đề mang tính chất chiến lược góp phần vào việc hỗ trợ cho c ác DN trong quá trình phát tiển và hội nhập quốc tế.

pdf18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá và việc quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TIỂU LUẬN Quản trị rủi ro Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá và việc quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Học viên: Phạm Thị Ánh Trần Thị Thúy Hằng (Nhóm 16) Lớp : Tài Chính – Ngân Hàng 19A GV hướng dẫn: TS.Mai Thu Hiền. Hà Nội - 2013 I. Tổng quan về rủi ro tỷ giá....................................................................................... 3 1. Khái niệm rủi ro tỷ giá. .......................................................................................... 3 2. Phân loại rủi ro tỷ giá ........................................................................................... 3 3. Nguyên nhân rủi ro tỷ giá....................................................................................... 4 4. Tác động của rủi ro tỷ giá ...................................................................................... 4 II. Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. 5 1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ................................ 5 2. Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ......... 8 III. Phương hướng khắc phục .................................................................................... 9 1. Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá ...................................................................... 10 2. Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán ........................................................................... 10 3. Sử dụng hợp đồng xuất khẩu song hành. ................................................................ 10 4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá........................................................................ 11 5. Sử dụng thị trường tiền tệ ..................................................................................... 11 IV. Kết Luận........................................................................................................... 18 I. Tổng quan về rủi ro tỷ giá 1. Khái niệm rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhậphay chi phí bằng ngoại tệ trong tương lai do sự biến động của TGHĐ. Sự biến động của tỷ giá có thể tạo ra những rủi ro rất lớn đối với DNkhi tỷ giá biến động ngược chiều với mong đợi nhưng lại có thể mang lại mộtkhoản lợi nhuận bất thường nếu như tỷ giá biến động thuận chiều cho DN. Như vậy, sự biến động của tỷ giá có thể gây ra tác động hai mặt: tíchcực và tiêu cực cho DN. Do đó, vấn đề đặt ra là DN phải đối phó trước sự biến động tiêu cực của tỷ giá như thế nào ? 2. Phân loại rủi ro tỷ giá Rủi ro tài chính: Giá trị của tài sản ngọai tệ nắm giữ so với các tải sản tính bằng đồng tiền hiệu lực của người giữ sẽ thay đổi khi tỷ giá giữa ngọai tệ và đồng tiền hiệu lực thay đổi. Rủi ro chuyển đổi: rủi ro chuyển đổi đặc trưng phát sinh khi chuyển đổi các bản báo cáo tài chính từ đồng tiền hiệu lực sang những đồng tiền khác cho mục đích thông tin hay so sánh. Bảng cân đối kế toán thể hiện giá trị sổ sách của tài sản, nguồn vốn và các cổ phần ở cuối giai đọan báo cáo. Tỷ giá hối đoái mà các đồng tiền được mua bán ở cuối giai đọan báo cáo (tỷ giá giao ngay) thường không phải là tỷ giá có hiệu lực khi các tài khoản được ghi nhận Rủi ro giao dịch : rủi ro giao dịch phát sinh khi một bên đồng ý mua hay bán hàng hóa với một ngọai tệ nhất định vào một ngày xác định, nhưng thực sự thanh toán hay nhận thanh tóan vào một ngày sau đó. Nếu tỷ giá thay đổi trong khoảng thời gian ở giữa, giá của thương vụ bán hoặc mua bằng đồng tiền hiệu lực sẽ thay đổi. Rủi ro giao dịch phát sinh khi một DN đồng ý mua hoặc bán ở một giá ngọai tệ nhất định. Rủi ro kinh tế : rủi ro kinh tế phát sinh khi thay đổi trong tỷ giá hối đoái làm thay đổi sức cạnh tranh của một DN. Rủi ro này thường xảy ra khi DN có doanh thu bằng một đồng tiền và gánh chịu chi phí bằng một đồng tiền khác. Nhưng thậm chí rủi ro kinh tế cũng có thể phát sinh khi DN họat động chỉ với một đồng tiền 3. Nguyên nhân rủi ro tỷ giá Một nguyên nhân hàng đầu là do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối dồi dào, hơn nữa USD mất giá so với EURO, và một số đồng tiền khác, lãi suất USD duy trì khá thấp so với lãi suất của VNĐ dẫn đến nhu cầu USD không tăng. Những biến động này đã gây ra rất nhiều rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà ngân hàng đang duy trì. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự thay đổi mặt bằng lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá giữa VND và USD. Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và rủi ro yếu kém cũng là một lý do dẫn đến rủi ro tỷ giá. Hiện nay ở Việt Nam có tham gia các nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như chỉ lưu tâm đến việc duy trì trạng thái thanh toán, đảm bảo đủ thanh toán cho đơn hàng. 4. Tác động của rủi ro tỷ giá Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả doanh nghiệp: Rủi ro tỷ giá làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp so với các đối thủ ở yếu tố "giá cuả sản phẩm" trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chịu sự tác động cuả rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm để trang trãi tổn thất...Do đó giá sản phẩm cuả DN sẽ không hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả DN sẽ bị giảm sút. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính cuả DN: Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính cuả doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư dài hạn chịu sự biến động cuả tỷ giá Lĩnh vực về xuất nhập khẩu là lĩnh vực rất nhạy cảm với sự thay đổicủa tỷ giá, chỉ cần bất kỳ một biến động dù lớn hay nhỏ, cũng có những tácđộng nhất định đến các DN XNK. Tác động đó có thể là tác động tích cực,nhưng cũng có thể lại là một tác động tiêu cực. Khi biến động tỷ giá trở thànhmột tác động tiêu cực, điều này trở thành một sự trở ngại đáng kể với DNXNK, các khoản thu hay chi bằng ngoại tệ của DN đều bị ảnh hưởng. Do đó,năng lực tài chính của DN cũng do đó mà bị ảnh hưởng. Tác động của rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay được coi là một áp lực khá lớn. Một bài học đắt giá từ rủi ro tỷ giá không thể không kể đến công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại, công ty đã phải chịu một khoản lỗ khổng lồ vào giữa năm 2008 có giá trị lên đến 3,7 tỷ JPY do phải chịu rủi ro kép từ sự biến động tiêu cực của đồng VND so với USD, và USD so với JPY. Thêm vào đó sự bảo hộ của NHNN đang dần nới lỏng, khi biên độ tỷ giá càng nới lỏng thì rủi ro tỷ giá càng lớn. Chính từ bài học của Công Ty CP Phả Lại, các doanh nghiệp XNK Việt Nam cần chú trọng và thấy được tầm quan trọng của việc dự báo sự biến động tỷ giá, cũng như việc lựa chọn và sử dụng các công cụ phòng ngừa. Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hoá trên bình diện quốc tế. Lý do là vốn đầu tư và doanh thu được tính bằng các loại đồng tiền khác nhau. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng bằng ngoại tệ cũng chứa đựng rủi ro tỷ giá rất lớn. Khoản nợ có thể trở nên trầm trọng hơn khi tỷ giá biến động. II. Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. 1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 8/2013 đạt 23,24 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so kết quả thực hiện của tháng 7 trước đó; trong đó, xuất khẩu đạt 11,92 tỷ USD, tăng 2,8% và nhập khẩu là 11,32 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9%. Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 8 này có mức thặng dư 0,6 tỷ USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 170,15 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 85,16 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu gần 84,99 tỷ USD, tăng 14,4%. Kết quả là cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam tính trong 8 tháng năm 2013 có mức thặng dư trị giá 176 triệu USD. Biểu đồ 1: Diễn biến xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại theo khối doanh nghiệp từ tháng 1/2012 đến hết tháng 8/2013 Nguồn: Tổng cục Hải quan Đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu, không tính dầu thô xuất khẩu, trong8 tháng năm 2013 là 99,55 tỷ USD, tăng 25,5% và chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó, xuất khẩu đạt 51,55 tỷ USD, tăng 26,7% và nhập khẩu là gần 48 tỷ USD, tăng 24,3% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm trước. Đối với khối doanh nghiệp trong nước, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trong 8 tháng năm 2013 là 70,6 tỷ USD, tăng 2,4% và chiếm 41,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu đạt hơn 33,6 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1% và nhập khẩu là 36,99 tỷ USD, tăng 3,7% so với kết quả thực hiện trong 8 tháng năm 2012. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2013 ước tính đạt 11,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chín tháng ước tính đạt 96,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,5 tỷ USD, tăng 4,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 63,9 tỷ USD, tăng 22,4%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chín tháng tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may... Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chín tháng, một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 15,1 tỷ USD, tăng 75,5%; hàng dệt, may đạt 13,2 tỷ USD, tăng 18%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,8 tỷ USD, tăng 45,3%; giày dép đạt 6,1 tỷ USD, tăng 16,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,8 tỷ USD, tăng 13,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,9 tỷ USD, tăng 13,7%; túi xách, ví, va li, mũ, ô dù đạt 1,4 tỷ USD, tăng 25,1%; rau quả đạt 0,8 tỷ USD, tăng 24,5%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá là: Sản phẩm từ chất dẻo đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,6%; hạt điều đạt 1,2 tỷ USD, tăng 11,3%. Riêng kim ngạch xuất khẩu dầu thô, gạo, cao su và than đá giảm so với cùng kỳ năm 2012, trong đó dầu thô đạt 5,5 tỷ USD, giảm 11,8%; gạo đạt 2,4 tỷ USD, giảm 14,6%; cao su đạt 1,7 tỷ USD, giảm 16,1%; than đá đạt 0,7 triệu USD, giảm 25,3%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9/2013 ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 24%so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu chín tháng đạt 96,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2012, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,1 tỷ USD, tăng 5,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 54,5 tỷ USD, tăng 24,8%. Trong chín tháng qua, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Điện tử máy tính và linh kiện đạt 13 tỷ USD, tăng 40,5%; vải đạt 6,1 tỷ USD, tăng 19,1%; chất dẻo đạt 4,2 tỷ USD, tăng 17%; nguyên phụ liệu dệt may, giày, dép đạt 2,7 tỷ USD, tăng 19,6%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,4 tỷ USD, tăng 39,4%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng khá là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 13,2 tỷ USD, tăng 9,3%; sắt thép đạt 5 tỷ USD, tăng 11,7%; sản phẩm hóa chất đạt 2 tỷ USD, tăng 11,7%. Một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước là: Xăng dầu đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25,4%; cao su đạt 502 triệu USD, giảm 17,1%; dầu mỡ động thực vật đạt 467 triệu USD, giảm 18,3%; khí đốt hóa lỏng đạt 439 triệu USD, giảm 12,6%. 2. Thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Sự can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy giảm và dường như đang theo một cơ chế truyền động có chủ đích để tiến tới bước đi cuối cùng là xóa bỏ tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đây có lẽ chính là điểm khởi sự đầu tiên cho một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý một cách thực chất, theo hướng tỷ giá phải linh hoạt hơn nữa theo khuyến cáo của IMF và phù hợp với việc Việt Nam là thành viên của WTO. Khi cơ chế tỷ giá linh hoạt, thì rủi ro tỷ giá sẽ xẩy ra thường xuyên hơn, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ lớn hơn. Thời gian gần đây trên báo chí những tiêu đề như “ảnh hưởng của biến động tỷ giá” hay “khó khăn về tỷ giá”, “thiệt đơn thiệt kép vì USD”... xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của biến động tỷ giá đã bắt đầu được các doanh nghiệp quan tâm. Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các ngân hàng và các thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải nâng cao khả năng phòng ngừa biến động tỷ giá. Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK xảy ra với tần suất lớn hơn thực hiện hợp đồng trong nước Trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, nhà kinh doanh phải luôn đối mặt với môi trường kinh doanh đầy biến động, kèm theo đó là muôn vàn nguy cơ rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động diễn ra trong và ngoài nước. Các nhân tố ảnh hưởng, các nguyên nhân chủ quan và khách quan ở cả trong nước và nước ngoài làm cho rủi ro xảy ra thường xuyên hơn với tần suất lớn hơn so với kinh doanh trong nước. Sự xuất hiện dồn dập, thường xuyên của các sự cố bất lợi có thể lý giải bằng sự khác biệt trong hệ thống luật pháp, văn hóa kinh doanh, chủ thể trong quan hệ hợp đồng, khoảng cách địa lý... Nguyên nhân gây rủi ro càng nhiều thì rủi ro xảy ra với tần số càng lớn và ngược lại. Việc rủi ro xảy ra thường xuyên với 9 tần số lớn hơn chính là đặc điểm nổi trội của rủi ro trong thực hiện hợp đồng XNK. Khi đã xảy ra, rủi ro thường gây hiệu quả nghiêm trọng hơn cho người kinh doanh XNK vì hai lý do. Một là, giá trị của thương vụ XNK thường lớn hơn so với các thương vụ kinh doanh trong nước. Hai là, quá trình thực hiện hợp đồng XNK thường liên quan tới nhiều bên hơn nên khi xảy ra rủi ro, tổn thất có thể tất cả các bên cùng phải gánh chịu. Nói một cách khác, mức độ nghiêm trọng hơn được thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, tổn thất rộng lớn hơn. Rủi ro đa dạng phức tạp hơn: Đặc điểm này xuất phát từ thực tế là các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong kinh doanh hoạt động ngoại thương vốn dĩ đa dạng và phức tạp hơn so với hoạt động kinh doanh thông thường trong nước. Do đó, rủi ro trong thực hiện hợp đồng XNK liên quan tới nhiều lĩnh vực như vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm... Hơn nữa, đặc trưng của hợp đồng mua bán ngoại thương là có yếu tố nước ngoài, thể hiện ở chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thường được di chuyển qua biên giới quốc gia hoặc từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác, đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với một trong các bên, luật điều chỉnh hợp đồng hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Vì vậy rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đa dạng, phức tạp hơn so với hợp đồng kinh doanh trong nước III. Phương hướng khắc phục 1. Sử dụng phương pháp dự báo tỷ giá Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng, các chuyên gia kĩ thuật thường sử dụng 2 cách sau để dự báo tỷ giá: + Phân tích kĩ thuật : Là phương pháp dự báo về quá khứ , tâm lý và quy luật xác suất. Chủ yếu dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán trong quá khứ đã được tập hợp lại để dự báo khuynh hướng tỷ giá trong tương lai.Phân tích tỷ giá có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng. Trong phân tích kĩ thuật có các giả định : Thị trường phản ứng trước mọi sự kiện diễn ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lặp lại theo chu kì, và có sự lặp lại của giá trong quá khứ vào tương lai. + Phân tích cơ bản: Là phương pháp nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các lý do làm tăng giá lên hoặc xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động lên cung cầu ngoại tệ trên thị trường như lạm phát, lãi suất, …Dựa vào các yếu tố tác động đó để đưa ra một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường, để xác định thị trường được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực. Một vài lý thuyết của phân tích cơ bản là: Lý thuyết ngang giá sức mua, lý thuyết ngang giá lãi suất, mô hình cán cân thanh toán quốc tế… 2. Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán Sự biến động của các đồng tiền trên các nước khác nhau phụ thuộc vào tình hình biến động kinh tế chính trị xã hội của từng quốc gia.Do đó, mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh đối với từng đồng tiền là không giống nhau. Việc lựa chọn ngoại tệ có tỷ giá ổn định có thể giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong vấn đề biến động tỷ giá. 3. Sử dụng hợp đồng xuất khẩu song hành. Doanh nghiệp có thể tiến hành song song hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu với cùng một loại tỷ giá, khi có biến động về tỷ giá thì doanh nghiệp cũng có thể tạo lập cân bằng, không gặp rủi ro. Cách thức này khá là đơn giản để thực hiện, tuy nhiên lại rất khó khăn trong thực tế, bởi hiện nay không mấy doanh nghiệp cùng một lúc kiếm được cả hai hợp đồng song hành như vậy. Đối với những doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu và xuất khẩu theo hình thức FOB tức là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm thì rất phù hợp để tiến hành cách giảm thiểu rủi ro này. 4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. Doanh nghiệp có thể trích lập một khoản quỹ dự phòng trong quá trình hoạt động kinh doanh để dự phòng trong trường hợp biến động tỷ giá bất lợi bằng lợi nhuận từ hoạt động hoặc bằng thặng dư tỷ giá khi biến động tỷ giá là thuận lợi. Các thức này khá đơn giản, dễ quản lý, theo dõi, tuy nhiên phương pháp này sẽ phát sinh thêm khâu quản lý trong kế toán, và dễ gây tình trạng lạm dụng quỹ để sử dụng vào việc khác. 5. Sử dụng thị trường tiền tệ Sử dụng thị trường tiền tệ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách vận dụng kết hợp với việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc khoản phải trả sao cho chúng không phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá. Khi tỷ giá có xu hướng giảm, có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu bằng ngoại tế sẽ phải thiệt hại chi chuyển sang đồng VND. Ngược lại, khi tỷ giá tăng sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu. Thực tế, những doanh nghiệp cần nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài, như các doanh nghiệp ngành dược phẩm là chiếm đến 90%, các doanh nghiệp sữa là 80%, các doanh nghiệp xăng dầu, giấy…Qua đó có thể thấy việc tăng giảm tỷ gía đều có những ảnh hưởng hết sức to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay, do những thức thiết về thay đổi thị trường, chính sách tỷ giá và những biến động bất thường của tỷ giá, các doanh nghiệp đã nhận thức đã nhận thức, tìm hiểu và sử dụng thêm các công cụ phái sinh do các ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, họ có thể chọn mua những hợp đồng mua bán kì hạn ngoại tệ, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hay mua quyền chọn bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, họ có thể mua hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hoặc mua quyền chọn mua ngoại tệ. Một số nghiệp vụ hối đoái hiện nay các ngân hàng đang tiến hành triển khai. - Spot ( Giao dịch giao ngay) : Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định. - Forward ( giao dịch kì hạn) : Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng do hai bên giao dịch thỏa thuận với nhau nhằm mua hoặc bán một loại hàng hóa tại một mốc thời gian ấn định trong tương lai với mức giá ấn định trước. Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau, 2 bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ hải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai bên thoả thuận huỷ hợp đồng. Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa. Hợp đồng kỳ hạn không được tiêu chuẩn hóa và không giao dịch trên các thị trường giao dịch hàng hóa tương lai. Xét về bản chất, hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng tương lai nhưng không giao dịch trên sàn, tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn có độ rủi ro cao hơn do không được quản lý tập trung.Hợp đồng kỳ hạn có thể đảm bảo cho người tham gia trước những bất định của tương lai. Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn. Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế, khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở trong tương lai. Tỷ giá giao dịch Forward cần được xác lập theo yếu tố thị trường trên cơ sở sự biến động lãi suất của hai đồng tiền hoán đổi, do đây là một trong các yếu tố cơ bản để xác định tỷ giá quyền lựa chọn. Công thức tính tỷ giá Forward phải trả về đúng vị trí, bản chất khoa học của nó. - Swap forward ( giao dịch hoán đổi) : Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quyết định này, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và t ỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Quyết định 17 đã mở đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ ở Việt Nam. Năm 1998 là năm thị trường ngoại hối ở Việt Nam có nhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi với ngân hàng có thể là các công ty xuất nhập khẩu, các ngân hàng khác hoặc là một tổ chứ tín dụng phi ngân hàng. Giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giaodịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng vừa muốn sử dụng tỷ giá giao ngay. - Futures ( Giao dịch tương lai) Có thể nói hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về loại tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán, và kỳ hạn giao dịch. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, các chi tiết là do hai bên đàm phán và thoả thuận cụ thể. Một số điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có thể liệt kê như sau: • Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới. Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng. • Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường phi tập trung. • Hợp đồng tương lai được tính hàng ngày theo giá thị trường (marking to market). Hợp đồng kỳ hạn được thanh toán vào ngày đáo hạn. Như đã trình bày ở trên, hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng. Điều này không đúng đối với các hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai sẽ liên lạc với công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ chỉ thị cho người mua bán trên sàn giao dịch thực hiện lệnh mua hay bán hợp đồng tương lai. Đối với hợp đồng tương lai, các khoản lãi hay lỗ được tính hàng ngày(cộng vào hay trừ đi từ tài khoản của các bên của hợp đồng) theo sự biến động của giá tương lai. Việc tính toán này là để loại trừ một phần rủi ro cho công ty thanh toán bù trừ trong trường hợp một bên của hợp đồng không có khả năng thanh toán khi đáo hạn. Tùy theo biến động giá cả hàng ngày, người mua hoặc bán hợp đồng có thể lãi hoặc lỗ. Hàng ngày giá cả hàng hóa và mức lãi hoặc lỗ sẽ được Phòng thanh toán bù trừ ghi nhận và thanh toán. Người mua trong hợp đồng tương lai phải mua tài sản cơ sở với mức giá xác định trong tương lai và sẽ được lợi nếu giá tài sản trên thị trường tăng lên. Người bán trong hợp đồng tương lai phải bán tài sản cơ sở với mức giá xác định trong tương lai và sẽ được lợi nếu giá tài sản trên thị trường giảm xuống. - Option (Hợp đồng quyền chọn) Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán: • Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở • Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai • Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price). Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option). • Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. • Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua (holder) và người bán quyền chọn mua (writer). Đối với quyền chọn bán, ta cũng có người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán. Một cách phân loại khác là chia quyền chọn thành quyền chọn kiểu châu Âu (European options) và kiểu Mỹ (American options). • Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó. • Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn có thể được dựa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. Nhưng nhìn chung nếu phân theo loại tài sản cơ sở thì có thể chia quyền chọn thành quyền chọn trên thị trường hàng hoá, quyền chọn trên thị trường tài chính và quyền chọn trên thị trường ngoại hối. Tóm lại từ 5 phương pháp trên chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan ưu nhược điểm của từng phương pháp. Các phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Chi phí Dự báo tỷ giá Linh hoạt, nhanh chóng, dễ sử dụng. Dự báo chỉ mang tính tương đối, đôi khi xa rời thực tế do dựa vào số liệu quá khứ. Không cao Lựa chọn ngoại tệ để thanh toán Doanh nghiệp khá chủ động, giảm thiểu các tác động không đáng có của việc thay đổi tỷ giá. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi trao đổi đàm phán với đối tác trong việc sử dụng đồng tiền như mong muốn Không cao Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu xong hành Đơn giản, đảm bảo chắc chắn để doanh nghiệp không phải gặp rủi ro tỷ giá khi hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu có giá trị tương đồng. Việc tìm kiếm hợp đồng có giá trị hợp đồng và thời gian như nhau là rất khó. Thấp Sử dụng quỹ dự phòng tỷ giá Đơn giản, việc kiểm soát là liên tục để nắm được tình hình bù đắp giá trị. Phát sinh việc kiểm soát quỹ, đôi khi không chặt chẽ có thể gây thất thoát. Thấp Sử dụng thị trường tiền tệ. Xác được giá trị lãi lỗ, số tiền phải bù đắp, số tiền được hưởng lợi, khi có hợp đồng thì không phải chịu rủi ro. Phụ thuộc vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng. Khó khăn trong việc lựa chọn các công cụ phái sinh phù hợp để không mắc sai lầm. Khá cao. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để có nhiều DN Việt Nam quen dần với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái, trong đó có giao dịch hối đoái quyền lựa chọn. IV. Kết Luận Các kiến nghị trên là những điều cơ bản, cần thiết giúp cho các DN Việt Nam có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, cũng là bước chuẩn bị cho các DN quen dần với môi trường kinh doanh tài chính quốc tế. Đây cũng là vấn đề mang tính chất chiến lược góp phần vào việc hỗ trợ cho các DN trong quá trình phát tiển và hội nhập quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_16_quantriruiro_3816.pdf
Luận văn liên quan