Loài cây này có khả năng chịu hạn khi trồng trên các vùng đất khô cằn, giúp tăng độ ẩm cho môi trường, độ mùn và khả năng trữ nước cho đất. Ngoài ra, quả cây Diesel còn được ép để lấy dầu sinh học, thân, ngọn lá, vỏ, rễ và nhựa có thể dùng để làm thuốc trị nhiều bệnh khác nhau. Nếu trồng loại cây này ở quy mô công nghiệp sẽ có tác dụng phủ xanh đất đồi khô hạn và tận dụng để sản xuất dầu sinh học. Đây cũng là hướng đi nằm trong kế hoạch tăng độ che phủ của rừng, giải pháp được xem là hiệu quả đển hạn chế sa mạc hoá và bảo vệ đất. Trong kế hoạch tăng độ che phủ của rừng, giải pháp được xem là hiệu quả để hạn chế sa mạc hoá và bảo vệ đất. Trong kế hoạch đến năm 2010, Bộ NNPTNT đã đưa ra chỉ tiêu nâng độ che phủ của rừng trên toàn quốc lên hơn 43% trên cơ sở trồng mới 5 triệu ha rừng và hệ thống cây phân tán ở vùng nông thôn.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3883 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm môi trường đất và hiện tượng sa mạc hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồ ,ao
II.2.3 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do công nghiệp chế biến thực phẩm và sinh hoạt(pollution by the wase of food industry)
Chất thải loại này hình thành từ các quá trình công nghiệp chế biến rau quả, thịt cá, đông lạnh mà sản phẩm có phần hữu cơ chiếm ưu thế
Chất thải rắn: phần lớn chứa nhiều N, P, K ; nếu được chế biến tốt sẽ là dạng phân bón. Nhưng nếu đêm chôn hoặc vứt bừa bãi thì quá trình lên men làm ô nhiễm môi trường đất nhanh chóng xuất hiện
Nước thải hữu cơ: sẽ làm tăng thêm BOD trong môi trường sinh thái đất.Những đo đạc cho biết, có khi BOD lên đến 10000 ppm, trong khi ngưỡng của BOD trong dunh dịch là 20 ppm, Đồng thời với nó là hàng loạt các vi sinh vật gây thối nồng nặ xuất hiện là hại môi trường sinh thái
II.3 Quá trình gley hóa làm giảm hoạt tính và gây độc môi trưởng sinh thái đất
Quá trình này xảy ở những vùng đất ngập nước lâu ngày mà trong đất chứa hữu cơ,đặc biệt, quá trình gley hóa sẽ mạnh hơn khi thành phần cơ giới là đất thịt nặng hay đất sét.Dấu hiệu nhận biết của gley là màu đất xám xanh hoặc xám đen, mùi tanh nồng khó chịu hoặc hôi thối
Khi đất ngập nước mất oxy nhanh chóng do sự hô hấp của vi sinh vật há phí.Sau đó là quá trình nitrat (NO3-).Kết thúc giai đoạn này và tiếp túc giai đoạn hình thành khí methane,đồng thời với nó là quá trình khử Fe3+ Fe2+. Sự khử Fe là kết quả của sự lên men hô hấp của vi sinh vật,quá trình này sinh sản ra CH4,H2,H2S,acid hữu cơ và các acid mùn. Các hệ vi sinh vật mà chủ yếu là bacteria, sau là fungi và actinomicetes tham gia mạnh vào quá trình này .Trong các bacteria thì nhóm clostridium và nhóm khử sắt đóng vai trò quan trọng.Hợp chất Fe(CHO3)2sẽ xuất hiện và dễ xảy ra phản ứng phân ly thành Fe2+ và HCO3-.Fe2+ cùng với silicat và khoáng sét tái tổng hợp ra silicat thứ sinh hoa trị II.Khoáng này biểu hiện màu xám xanh,xanh lơ hay xanh thẫm
- Tác hại của gley hóa đến môi trường sinh thái
Ngoài một vài cái lợi về sự phân giai hữu cơ thì quá trình gley gây hủy hoại môi trường sinh thái đất
+ Mất đạm do khử nitrrat thành N2 bay đi
+Tạo phản ứng môi trường chua hơn vì nhóm acid hữu cơ và phân giải yếm khí
Sản sinh chất độc H2S là nguyên nhân chính gây ngộ độc rễ thực vật, nhất là rễ lúa, giết chết động vật và một số vi sinh hóa khí trong môi trường đất
+ Quá trình giải phóng các chất khí CH4,NO2,NO,CO2 đã góp 15% vào hiệu ứng nhà kính
II.4 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do chất thải đô thị(contanation by the urban and municipal wastes)
Rác đô thị khá phức tạp, bao gồm giấy, thức ăn thừa,rác làm vườn, kim loại, thủy tinh, nhựa tổng hợp.Người ta có thể xử lý rác này bằng cách chế biến thành phần hữu cơ, chon hoặc đốt, nhưng bằng cách gì thì môi trường sinht hái đát cũng sẽ bị ảnh hưởng
II.4.1 Chôn rác(landfill of solid waste)
Sự tạo thành khí CH4 trong điều kiện yếm khí làm xuất hiện thêm chất độc cho môi trường sinh thái đất và sau đó,nếu không sử dụng chất khí vừa thoát ra này,nó sẽ bốc lên và làm tăng hiệu ứng nhà kính.Sự phân giải rác hữu cơ cũng gây ô nhiễm, do các sản phẩm trung gian hoặc vụ khẩn gây bệnh cho đất và nước ngầm nếu chon rác không đúng kỹ thuật
II.4.2 Ô nhiễm môi trường đất từ các bãi rác và hầm cầu tự hoại
Ở thành phố lớn, vấn đề xử lý các bãi rác là một khó khăn lớn.Ô nhiễm từ bãi rác là một khó khăn lớn.Ô nhiễm từ bãi rác: mùi, bệnh tật, ô nhiễm môi trường không khí,môi trường nước và môi trường đất.Ở đây, ta xét về ô nhiễm bãi rác gây chô môi trường đất
- Mùi hôi thối khiến cho không khí trong đất ngột ngạt,ảnh hưởng đến động vật trong đất,ảnh hưởng lớn đến sức khỏe dân quanh vùng
- Các chất độc sinh ra trong quá trình lên men khuếch tán và thấm vào đất, nằm lại ở trong đó,nhất là H2S
- Nước rỉ ra từ các bãi rác và hầm ô nhiễm trầm trọng về mặt sinh học
- Các chất thải kim loại nặng từ các bãi rác thấm vào đất
Ví dụ: Xét ô nhiễm do nước rỉ bãi rác
Nước rỉ ra từ các hầm ủ và từ bãi chon lấp rác là vấn đề mấu chốt của bãi chon lấp rác.Theo Ngân hàng Thế giới,tính chất độc hại caue nước rỉ từ bãi chon lấp rác thải sinh hoạt cả khi mới chon và sau nhiều năm (ngoại trừ pH, tất cả thể hiện ở mg/l)
Thông số
Nước rỉ ra bãi rác tươi
Nước rỉ ra từ bãi rác qua nhiều năm
Ph
6,2
7,5
COD
23,800
11,600
BOD
1190
260
TOC
8000
465
Axit béo
5688
5
N- NH4
790
370
N- oxy hóa
3
1
Cl
1315
2080
Na
960
1300
Mg
252
185
K
780
590
Ca
1820
250
Mn
27
2,1
Fe
540
23
Ni
0,6
0,1
Cu
0,21
0,3
Zn
21,5
0,4
Pb
8,4
0,1
Một số chỉ tiêu nước rỉ bãi rác Buôn Ma Thuột(mẫu được lấy ngày 30 tháng 5 năm 1995,đã được bảo quản theo tiêu chuẩn,và được phân tích tại Trung tâm Bảo vệ môi trường TP Hồ Chí Minh(EPC)
STT
Thành phần
Hàm lượng(mg/l)
1
Ph
7,9
2
BOD
4800
3
COD
8100
4
DO
0
5
Màu
3600(đơn vị màu)
6
SC( Chất rắn lơ lửng)
10000(mg/l)
7
TDS
14448
8
SO4
-
9
PO4
16,1
10
NO2
-
11
NO3
-
12
NH4
215,3
13
Dầu mỡ
0
14
Tổng sắt
11,7
15
Pb
1,3
16
Zn
4,6
17
Al
12,7
18
Cu
0,36
19
Tổn N(hữu cơ)
Nhận xét: Nước thải ra từ bãi rác có tải lượng ô nhiễm rất cao, thể hiện qua thong số BOD và COD(tương ứng 4800 và 8100 mg/l, chất rắn lơ lửng 10000mg/l.Thêm vào đó hàm lượng TDS rất cao thể hiện qua đối tượng muối vô cơ hòa tan do phân hủy sinh học lớn.Các chi tiêu về kim loại nặng như sắt, chì nhôm, đồng, kẽm đều có hàm lượng khá cao- P và N cũng rất cao.Như vậy nước thải này không được xử lý sẽ là nguôn đe dọa tới chất lượng nước ngầm trong khu vực, đặc biệt làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn cung cấp nước ngột cho nhân dân sống vùng hạ lưu
Theo Phan Hồng Nhật, Le Huy Bá, Nguyễn Kim Thanh ,khi nghiên cứu về rác ở Buôn Mê Thuột,Chất lượng nước bề mặt đã bắt đầu bị ảnh hưởng rõ rệt bởi sự tồn tại của bãi rác,pH của nguồn nước rỉ ra từ 6,2(điểm trên) tăng lên 6,9(điểm dưới)
II.4.3 Nước và bùn cống rãnh(sewer water and sewer clay)
Nước và bùn cống rãnh ở thành phố như sông Tô Lịch (Hà Nội, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa,Lò Gốm- Bến Nghé(TP Hồ Chí Minh), trong đó hỗn hợp gồm rác sinh hoạt và chất thải công nghiệp thành phố, mà thành phần hữu cơ, vô cơ, kim loại vừa tạo nên một hỗn hợp vùa tạo thành các phức chất hoặc đơn chất, vừa có mùn có bùn, cát, vừa có hơi khí vừa có nước, vừa có vi sinh vật, vừa có động và thực vật
Số trung bình lượng dinh dưỡng trong bùn cống rãnh thành phố ở Mỹ và Anh(%)
Các loại bùn cống rãnh
N
P
K
Ca
Mg
Cốn rãnh( Mỹ)
3,0
1,8
0,2
1,5
0,2
Nhà máy dêt(Mỹ)
4,1
1,1
0,2
0,5
0,2
Rượu bia(Mỹ)
4,1
0,4
0,1
4,5
0,1
Nhà máy gỗ(Mỹ)
0,8
0,1
1,9
3,3
0,2
Nhà máy bánh kẹo(Anh)
1,2
0,6
0,3
0,0
0,0
-Kim loại nặng trong bùn cống rãnh thành phố(heavy metal in sludge)
-Kim loại nặng có độ dẫn điện và dẫn điện cao, có ánh kim, dễ dát mỏng, uốn cong và kéo sợi với tỷ trọng lớn hơn 5-6 g/cm3. Các kim loại nặng như Al, As,Cd,Co,Cr,Cu,Fe,Hg,Mn,Ni,Pb,Zn chúng lại có khả năng tích lũy trong hệ thống sinh hóa của cơ thể sinh vật và gây hại cho thực vật, động vật vag con người khi ăn thức ăn chứa nhiều kim loai nặng
Hàm lượng trung bình kim lọa nặng trong bùn cống rãnh thành phố(ppm)(nguồn:Tan et al,1971,wild,1993)
Bùn cống rãnh
Al
Fe
Mn
Cu
Zn
Pb
Ni
Cd
Cr
Hg
Bùn cống rãnh thanh phố
7280
2370
150
565
2220
520
100
28
1040
5
Bùn nhà máy dệt
-
-
-
394
864
129
63
4
2490
-
Bùn nhà máy rượu
-
-
-
81
255
29
18
2
117
-
Bùn nhà máy chế biến gỗ
-
-
-
53
122
42
119
2
81
-
Bùn cống rãnh ở Anh
-
-
-
800
3000
700
80
-
250
-
+Chì là kim loại nặng thường được dung trong dụng cụ quang tuyếnX, trong sơn,((Pb3)(OH)2(CO3)2 gọi là chì trắng.Nó là một chất độc nên ngày nay người ta cấm hoặc rất hạn chế dung, kể cả xăng hó chì. Nó tích lũy cao trong đất và là một trong những nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất
+Cadmium là một kim loại nặng gây độc cho môi trườngNó có mặt trong môi trường sinh thái đất với nòng độ thấp, có nguồn gốc từ CdS.Độc nhất Cd có nhiều trong phân lân và trong môi trường đất nó có thể tới 7ug/g đất ,lâu ngày chat Cd gây hại dến động ,thực vật và con người.Trong một báo cáo khoa học ở Nhật Bản năm 1950 đã cho thấy, một lượng lớn lúa phải thiêu hủy vì trong hạt lúa chúa nhiều Cd.Nguyên nhân lúa đấy được trồng trên cánh đồng lấy tưới nước khai quặng thiếc gần đấy(Wild,1993) mà trong quặng này hàm lượng ZnO và CdO cao
+Nhôm là kim loại nặng có hàm lượng cao nhất trong bùn cát cống rãnh, sông rạch.Nó là độc chất cho đông thực vật và con người vì nó phá hoại tế bào não của con người.Ở nồng độ 5 ppm, nó gây độc cho thực vật.Al có khả năng tích lũy và tạo thành các chelat đặc biệt trong biểu bì rễ
+Thủy ngân là nguyên tố nguy hiểm thứ ba, làm ô nhiễm môi trường từ bùn sông rạch thàh phố.Hầu hết các kim loại đều tan trong thủy ngân kể cả vàng. Trừ Fe và Pt.Một lượng nhỏ HgCl2: 0,3 mg/kg cơ thể là độc.Hg2+ phá hủy thận
II.5 Ô mhiễm môi trường đất do thiên nhiên
Ô nhiễm môi trường đất do nông nghiệp,công nghiệp,chế biến thực phẩmvà do rác thải đô thị.Đó là những kiêu ô nhiễm do con người tạo nên.Ngoài ra còn ô nhiễm do tự nhiên.Đố là ô nhiễm phèn,mặn,gley hóa
II.5.1 Nhiễm phèn( the acid sulphate contamination)
Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại chỗ để tạo thành acid H2SO4, chứa nhiều độc chất Al3+,Fe2+, SO42- rất cao và pH môi trường xuống thấp, khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ,không thể tự làm sạch được nũa,nên cá môi trường bị ô nhiễm nặng.Nếu ô nhiễm phèn nhôm thì tính độc càng mạnh và mạnh hơn phèn sắt.Đa dạng sinh học môi trường không còn nữa,cá tôm chỉ chịu được pH nước>4,0, khi pH 130ppm,Fe2+>300ppm và SO42-> 0,1%
II.5.2 Nhiễm mặn (alkali contamination)
Ô nhiễm mặn chỉ có thể do mặn muối và mặn kiềm.Trong nước biển nhiều muối NaCl,Na2SO4,CaCl2,CaSO4,MgCl2, NaHCO3, vùng trũng nhiều hữu cơ có cả NaSO3 nhưng chủ yếu là NaCl
Muối NaCl theo nước thủy triều tràn vào do vỡ đập, sóng thần hay do mạch nước ngầm theo mao quản lên lớp mặt làm ô nhiễm môi trường đất.Muối NaCl phân li NaCl Na+ + Cl- .Môi trường đất ô nhiễm mặn khi nồng độ tổng số muối tan >0,3 %, trong đó muối Cl- >0,15 % và Na+ có hàm lượng trên 10 mEq/ 100 gr,sau 24 giờ bị ngập nước mặn hoặc bị bốc mặn lên mặt
II.5.3 Ô nhiễm do dầu
Sự tích đọng của những chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu kìm hãm quá trình vận chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học, quá trình ở lại và lưu chuyển được biết khi nhiên liệu động cơ bị rò rỉ từ những thùng chứa và chảy tràn vào trong đất. Tác động của lực hấp dẫn kéo các chất lỏng theo chiều đi xuống, ngược lại với lực giữ lại các chất lỏng đó hoặc là sẽ hấp thụ trên hạt khoáng hoặc là nằm trong lỗ hổng cấu trúc của đất. Dầu là chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật sống trong đất.
Tuy nhiên, đất lại là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất này tích lũy lâu dài trong đất, cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất. Ở những khu đất bị nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và mao quản của đất, làm tắc cắc đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của đất trong khu vực. Vì nguyên nhân này mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất
CHƯƠNG III
CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
III.1 Tác nhân sinh học
- Truyền bệnh người- đất- người :Trự khuẩn và động vật nguyên sinh đường ruột có thể làm ô nhiễm đất do
+ Những phương pháp thải chất thải bỏ mất vệ sinh
+ Sử dụng phân bón lấy từ các hố xí hay bùn trong nước sinh hoạt hoặc sử dụng cánh đông lọc, cánh đồng tưới bằng các nước thỉa sinh hoạt
Đất có thể nhiễm bởi các trực khuẩn ly, thương hàn, khẩy khuẩn tả hoặc lị amip,những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thường lan truyền bởi nước và truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác,hoặc do thực phẩm.Ngoài ra ,ruồi ,bọ hung tiếp xúc với đất bị nhiễm bẩn bởi phân người, súc vật,chúng sinh sản ở dó và truyền mầm bệnh đi moi nơi
Ví dụ :Hiện tượng dùng phân bắc còn tươi tưới rau ở vùng ngoại thành Hà Nội
+Trực khuẩn lỵ : chết tương tối nhanh trong phân tươi, nhưng sau khi tẩy uế phân thì chúng có thể tồn tại lâu nhờ chất hữu cơ trong đất
+Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn : đất trồng là môi trường không thuận lợi cho các loại vi rùng này phát triển.Tùy theo mức độ nhiễm bẩnvà loại đất(nhiệt độ, độ ẩm., dự trữ chất hữu cơ, pH, vi khuẩn lạ,vi khuẩn đối kháng),trực khuẩn thương hàn có thể sống khá lâu trong đất
+Ly amip có thể tồn tại ở trong đất, nhất là đất bi ô nhiễm phân, ở nơi nào giải quyết và xử lý phân chưa tốt, thường đất ở đó có amip.thói mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu kỳ nhiễm khuẩn bởi các tác nhân gây bệnh truyền qua đất
- Truyền bệnh động vật – đất- người
Trong một số bệnh của động vật truyền sang người, đất có thể giữ vai trò chủ yếu tác nhân nhiễm khuẩn từ vật nuôi sang người như :
Bệnh xoắn khuẩn vàng, bệnh dich hạch truyền qua chuột,tiếp xúc với đất nhiễm bẩn trong các hang, công rãnh,bệnh sốt mà,bọ hung
III.2 Tác nhân hóa học
Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sản phẩm phụ do hiệu xuất của các nhà máy không cao
Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật : phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn
Số tần khuyếch đại
Sinh vật
Hàm lượng DDT(ppm)
80000
Chim nước
1600,00
5000
Cá
10000
250
Tôm
5,00
1
Các loài tảo
0,02
75
Chim cổ đỏ
750,00
9
Giun đất
90,0
1
Đất
10,0
Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đén hệ sinh vật sống trong đất, các động vật và thực vật sống trên đất.Đất thiếu sinh vật trở nên mmoi trường, khôg thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được nữa
III.3 Tác nhân vật lý
Ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp từ nguồn nước thải công nghiệp, từ khí thải
Nguồn ô nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên cứu và sử dụng các chất phóng xạ.Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây trồng sau đó có thể đi vào người
+ Phóng xạ tự nhiên : từ U238, Ra226,Te,Tb159,Cs137 và Sr90 có sẵn trong lòng đất.Trong môi trường thuận lợi, các nguyên tố này phân rã và gây phóng xạ nồng độ cao, gây hại môi trường đất.Điều này xảy ra ở những vùng mỏ phóng xạ, tập trung lượng phómg xạ cao
+ Phóng xạ nhân tạo : do các thảm họa nhà máy điện hạt nhân, như Trecnobyn là một ví dụ : môi trường sinh thái bị nhiễm nặng.Chúng thấm xuống nước ngầm và lại làm sinh vật cả môi trường nhiễm phóng xạ khi tiếp xúc với đất hay dùng nước sinh hoạt
CHƯƠNG IV
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG
IV.1 Ảnh hưởng đến thế giới
Thông qua các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nó gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật , động vật và con người trên thế giới
+Dùng phân bón : Ngoài việc ô nhiễm nước do dư lượng Nitrat và Phosphat, các phân bón còn làm ô nhiễm thức ăn. Thật vậy, những liều cao của phân dùng trong đất trồng làm gia tăng lượng Nitrat trong mô thực vật mọc ở đây. Nên xà lách trồng trên đất bình thường, chứa 0,1% đạm Nitrit so với trọng lượng khô. Con số này lên đến 0,6% đất bón 600 kg Nitrat/ha. Mồng tơi (épinard) có thể chứa một lượng đạm Nitrit rất cao. Người ta cho thấy là Mồng tơi ở Mỹ chứa 1,37 g/kg và ở Ðức là 3,5 g/kg Nitrat trong mô thực vật này (Schupan, 1965). Lượng đạm cao vậy
là có tác hại cho sức khỏe vì chúng gây chứng methemoglobinemie, thể hiện qua việc ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn. Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, khi trữ trong tủ lạnh hay do hoạt động của vi khuẩn đường ruột, Nitrat biến thành Nitrit rất độc. Nhưng nguy hại hơn, Nitrit được thành lập trong ống tiêu hóa có thể biến thành Nitrosamine, là một chất gây ung thư mạnh.
- Thuốc diệt cỏ ảnh hưởng lên quần thể của thế giới : Dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp. Vì ảnh hưởng của chúng ở đồng ruộng và ở các vùng phụ cận, vì cây 2 lá mầm rất nhạy cảm với thuốc trừ cỏ trong gieo trồng ngũ cốc. Ở Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ, một lượng lớn thuốc trừ cỏ đã được sử dụng gây nhiều thảm họa cho môi trường. Dù chỉ một lần phun nhưng các thuốc khai quang này đã làm chết các cây đại mộc nhiệt đới, đặc biệt ở rừng Sát: Mấm, Ðước, Vẹt ... Hay Dầu, Thao lao và các cây mộc họ Caesalpiniaceae ở các rừng vùng núi (Westing, 1984). Các dẫn xuất của acid phenoxyacetic cũng độc đối với các động vật thủy sinh. Ngoài ra chúng cũng có thể gây đột biến ở người. Như ở Việt Nam, sự biến dạng thai nhi đã được thấy cao hơn mức bình thường nơi các bà mẹ bị nhiễm nặng bởi việc phun xịt thuốc khai quang trong thời gian chiến tranh chống Mỹ.
Dùng thuốc trừ sâu gây chết các quần xã động vật ở trong hay quanh vùng xử lý. Phun xịt thuốc trừ sâu trên rừng gây chết nhiều chim và thú. Cuối những năm 50, ở Hoa kỳ chiến dịch diệt Kiến lửa (Solenosis soevissina), trên 110.000 km2 bằng máy bay, sử dụng các hạt Heptachlore và dieldrine với liều 2,5 kg/ha ở năm đầu; 1,4 kg/ha vào 2 năm tiếp theo. Chiến dịch này có lợi cho các nhà kinh doanh nông nghiệp, nhưng gây nhiều thảm họa cho động vật ở đây. Sáo, Sơn ca và các chim bộ Sẻ khác bị ảnh hưởng mạnh. Bò sát, côn trùng sống trong đất bị giảm số lượng mạnh.
Thuốc trừ nấm mặc dù không quá độc đối với cây xanh và động vật, nhưng hậu quả sinh thái học của chúng vẫn có. Như chúng tỏ ra độc đối với trùn đất là sinh vật đóng vai trò quan trọng trong sinh thái học đất, nhất là việc giữ độ phi nhiêu cho đất. Hạt giống trộn với thuốc diệt nấm gây hại cho chim. Một số chất có thể được tích lũy trong mô của động vật.
- Ảnh hưởng lên quần xã : Ða số các hậu quả của sinh thái học của việc dùng nông dược là ảnh hưởng gián tiếp thể hiện sớm hay muộn. Ảnh hưởng của sự nhiễm độc mãn tính là do hấp thụ liên tục các nông dược cùng với thức ăn. Nó gây chết cho các độ tuổi và làm giảm tiềm năng sinh học, nên làm giảm sự gia tăng của các quần thể bị nhiễm, dẫn đến sự diệt chủng của loài.
-Ảnh hưởng của nông dược do sự chuyển vận qua sinh khối, với sự tích tụ nông dược trong mỗi nấc dinh dưỡng, làm cho nồng độ nông dược trong các vật ăn thịt luôn rất cao. Trường hợp nặng gặp ở các nông dược ít hay không bị phân hủy sinh học. Cho nên thực vật có thể tích tụ nông dược trong mô. Ðến phiên chúng làm thức ăn cho những bậc dinh dưỡng cao hơn, sẽ làm nông dược chuyển đến cuối chuỗi thức ăn:
Ðiều này làm nhiễm độc mãn tính các động vật, dễ thấy là rối loạn chức năng sinh sản (chậm trưởng thành sinh dục, số trứng ít, trứng có vỏ mỏng). Các chlor hữu cơ như DDT, dieldrine, heptachlor và PCB, cũng như các thuốc diệt cỏ đều ảnh hưởng đến sinh sản của chim.
*Các ảnh hưởng trên còn có thể dẫn đến các hậu quả sau đây:
- Giảm lượng thức ăn. Một trong những xáo trộn do nông dược gây cho quần xã là làm giảm lượng thức ăn động vật và thực vật cần thiết cho các loài ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái nông nghiệp (Pimentel và Edwards, 1982). Sự biến mất dần các thực vật hoang dại do sử dụng thuốc trừ cỏ trong các vùng đất canh tác làm thay đổi sâu xa nguồn thức ăn và nơi ở của nhiều loài chim định cư sống trong vùng hay xung quanh đó. Tương tợ, việc sử dụng các thuốc trừ sâu phân hủy nhanh (lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid) tuy không gây độc lâu dài như nhóm chlor hữu cơ, nhưng cũng gây hại cho các loài chim ăn côn trùng vì chúng và con chúng sẽ không có thức ăn.
- Làm thay đổi cân bằng trong tự nhiên. Nông dược có thể gây ra sự phát triển quá đáng của một loài thực vật hay động vật nào đó. Khi sử dụng thuốc diệt cỏ ở các nơi trồng ngũ cốc thì hạt song tử diệp bị loại trừ, khi đó các cỏ họ hòa bản khó ưa sẽ phát triển mạnh vì vắng các loài cạnh tranh. Sử dụng nông dược có thể loại trừ các kẻ thù tự nhiên của những loài gây hại. Như ở Hoa kỳ chẳng hạn, việc sử dụng quá đáng azodrin, thuốc trừ sâu lân hữu cơ, để trừ côn trùng gây hại cây bông vải cho thấy một tình huống tiếu lâm. Thay vì làm giảm quần thể sâu Heliothis zea, thuốc azodrin lại diệt các thiên địch và ký sinh của sâu này, làm cho vùng trồng bông có dùng thuốc bị thiệt hại nhiều hơn vùng không dùng thuốc (Ramade, 1987).
- Ảnh hưởng lên diễn thế. Diễn thế của các quần thể động vật lệ thuộc chặt chẻ vào diễn thế của các quần thể thực vật, nên thuốc diệt cỏ ảnh hưởng mạnh hơn thuốc trừ sâu trong diễn thế của quần xã. Thuốc diệt cỏ ít chọn lọc tác động giống như lửa. Nó làm hệ sinh thái trở lại giai đoạn đầu của giai đoạn chiếm cứ bởi các thực vật tiên phong. Trong vài trường hợp, sự sử dụng có hệ thống của thuốc trừ cỏ có thể tạo ra giai đoạn cao đỉnh nghẹn (dysclimax). Các khu rừng Việt Nam, nơi đã bị tàn phá hoàn toàn bởi thuốc khai quang, thì đất trống được tre và đồng cỏ bao phủ, rừng không thể phục hồi trở lại được. Rừng tre và đồng cỏ phát triển thành quần xã cao đỉnh nghẹn (tắc nghẹn, dysclimax).
VI.2 Ảnh hưởng đến nước ta(tại Đồng Bằng Sông Cửu Long)
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :
-Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
-Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.
- Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, đô thị hóa…ở đồng bằng sông Cửu Long làm biến đổi đất và làm suy thoái nghiêm trọng. Diện tích thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha đến năm 2006 đã là 699.200 ha, đồng thời diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: năm 2000 là 3.945.800 ha, đến năm 2006 là 3.773.200 ha (lúa mùa, đông xuân và hè thu).
Trong nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích canh tác trên 2,9 triệu ha, nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên kênh rạch do sông mekong chảy đến và nước mưa. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt (lúa đông xuân, hè thu), chăn nuôi…trong khi đó chưa thể kiểm soát chặt chẽ được về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Việc sử dụng nước còn tùy tiện, lãng phí, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững tài nguyên ven biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh nhưng hậu quả là làm giảm thảm rừng ngập mặn. Làm biến đổi môi trường đất, nước và môi trường sinh thái.Những tổn thất về rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt biến đổi về môi trường, sinh thái khu vực:
- Độ che phủ của rừng giảm, bị chia nhỏ bởi các vuông tôm, môi trường đất bị ô nhiễm bởi quá trình phèn hóa gia tăng với quy mô lớn, đất đai bị phát quang sẽ tăng quá trình rửa trôi do mưa, lan truyền phèn trong đất, nước và các hệ sinh thái;
- Giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng, đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và cư trú. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sạt lở bờ biển và cửa sông.. làm mất cân bằng sinh thái trong khu vực. Hậu quả thấy trước tiên là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu ven biển.
Ngoài ra, các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn thải bỏ ra các kênh rạch với số lượng hàng năm khoảng 456,6 triệu m3 bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước, ô nhiễm môi trường đất và dịch bệnh phát sinh.
Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất.
Trong sản xuất công nghiệp, lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, tiếp tục thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, kênh rạch làm suy giảm chất lượng nước mặt. Gây nên các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và sức khỏa người dân: các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh giun sán ký sinh trùng, suy dinh dưỡng trẻ em, ngộ độc thức ăn….
.
CHƯƠNG VI
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
VI.1·Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc)
Khi có sâu rầy xuất hiện trên đồng ruộng, người nông dân nghĩ ngay tới việc dùng nông dược để sớm tiêu diệt chúng. Nhưng họ cũng nghĩ cách làm sao có thể bảo vệ hoa màu mà không cần dùng đến các chất độc này. Từ xa xưa người ta đã biết nuôi Kiến vàng trong các vườn cam quít chẳng hạn. Các kinh nghiệm dân gian là rất cần nhưng chưa đủ. Các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học có thể giúp nông dân hiểu biết nhiều hơn. Cần phải nhận thấy rằng hiện nay nông dân nhận hằng khối lời khuyên của các nhà sản xuất và những người bán nông dược.
Nông dân cần được tập huấn nhiều điều để áp dụng IPM. Hiểu biết về sinh học côn trùng, kỹ năng nhận biết côn trùng và cải thiện việc theo dõi quần thể côn trùng có thể giúp nông dân quản lý đồng ruộng tốt hơn.
Tập huấn và theo dõi là những điều tiên quyết cho IPM. Nếu không, sự lệ thuộc nặng nề vào nông dược sẽ vẫn cứ tiếp tục.
VI.2 Biện pháp canh tác
Dùng nhiều biện pháp như trồng nhiều cây che không cho cỏ dại mọc; tiếng động và bù nhìn đe dọa chim ... Gần đây người ta dùng vi ba (microwaving) trừ một số côn trùng như dán, mối, con hai đuôi ăn giấy và hồ dán bìa sách (Chiras, 1991).
VI.3 Biện pháp hóa học
Bao gồm việc sử dụng nông dược khi thật cần thiết, pheromon, hormon và các chất trừ sâu tự nhiên.
Việc sử dụng nông dược phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Sử dụng hạn chế
- Sử dụng đúng thời điểm để hạn chế số lần phun xịt
- Nông dược ít gây hại cho thiên địch và các sinh vật lan can (non target organisms)
- Không phun xịt gần nguồn nước uống
- Ðã thử nghiệm cẩn thận độc tính
- Tránh dùng nông dược bền vững và có thể tích tụ sinh học
- Tránh tối đa việc nông dân phải tiếp xúc nông dược (tránh hít phải khi thao tác)
- Sử dụng để làm giảm số cá thể dịch hại tới dưới ngưỡng gây hại, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để giữ cho quần thể này ở mức thấp.
VI.4 Biện pháp phòng chống các chất độc trong đất ngập nước:
Để hạn chế hiện tượng ngộ độc trên vùng đất ngập nước, yếm khí, biện pháp hữu hiệu nhất là làm cho đất được luân phiên thoáng khí. Sự oxi hóa trong đất xảy ra làm cho nồng độ các chất độc giảm xuống dưới ngưỡng độc của sinh vật (ngoại trừ đất phèn tiềng tàng).
VI.5 Biện pháp phòng chống đất phèn:
Để hạn chế phát sinh nhiễm phèn, cũng như các tác hại của các chất độc có trong đất phèn, có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
Giữ nước để ngăn ngừa sự oxi hóa các vật liệu chứa khoáng pyrit trong đất phèn tiềm tàng.
Đối với đất phèn hoạt động, cần phải tiêu rửa chất độc ra bên ngoài bằng các nguồn nước khác. Việc tiêu rửa chất độc ra bên ngoài bằng các nguồn nước khác. Vấn đề này cần chú ý tới vùng hạ lưu
Trong canh tác cây trồng cũng như việc nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng để trung hóa các axit trong đất và làm cố định các chất độc khác trong đất tỏ ra hiệu quả đối với những vùng đất phèn nhẹ và phèn trung bình. Việc kết hợp dung vôi và tiêu rửa bằng nước ngọt sẽ đẩy nhanh quá trình thiêu rửa độc chất trong đất.
Một số kĩ thuật như làm đất, lên danh sách để trồng các loại cây chịu phèn cũng như được áp dụng ở vùng đất phèn Đồng Tháp Mưởi.
VI.6 Biện pháp cải tạo đất mặn:
Để hạn chế độc chất trong vùng đất mặn, việc ngăn đê, ngăn mặn tràn vào đồng ruộng, đôi khi có thể là một sai lầm vì chúng ta làm mất đi sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn ven biển.
Bên cạnh đó ta có thể thực hiện chương trình cải tạo đất mặn thành đất trồng trọt cho năng suất cao không kém các loại đất bình thường khác. Tùy theo điều kiện thủy văn, thủy địa chất, tùy theo độ măn và hóa, lí tính của từng loại cụ thể mà có thể phân chia đất mặn theo các mức độ cải tạo đất như sau :
Thành đồng cỏ chăn nuôi gia súc bằng cách gieo các hạt cỏ chịu mặn có giá trị thực ăn cho gia súc.
Bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác: cày sâu không lật, xới đất nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không thể bốc lên mặt.
Trồng các loại lúa chịu mặn hoặc cây chịu mặn giỏi như cói, lác, rừng ngập mặn.
Bằng cách áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Điều này đặc biệt thích hợp với các loại đất ngập mặn khó cải tạo (đất kiềm mặn có độ thấm nước kém, mực nước ngầm nông ). Các biện pháp cải tạo kết hợp đó là: Biện pháp thủy lợi,biện pháp nông lý, biện pháp nông hóa, biện pháp sinh học.
Sử dụng dòng điện : cho dòng điện một chiếu vào trong đất. Do hiện tượng điện phân người ta thu được các anion và các cation của muối tan trong đất ở anod và katot.
Sử dụng đất mặn nuôi tôm – kết hợp trồng lúa theo đúng kĩ thuật.
VI.7 Hoạt động nông nghiệp:
Khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh vật gây bệnh để chống lại các loại sâu hại.
Quy hoạch phát triển nông- lâm- ngư đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù ở ĐBSCL. Phát triển sản xuất công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch môi trường trong mối quan hệ chiến lược phát triển vùng ĐBSCL.
Phải đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, từ đó quy hoạch vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Các tỉnh ĐBSCL cần kết hợp lại, thiết lập trật tự cho vùng nuôi tôm sú; vùng nuôi cá tra, cá ba sa. Từng vùng phải có quy hoạch cụ thể. Nuôi tập trung mới áp dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho năng suất cao, xử lý được môi trường, giảm dịch bệnh, tăng chất lượng hàng hóa; thu hoạch và tiêu thụ thuận lợi. Chuyển dịch mạnh để tiến tới xóa bỏ độc canh cây lúa, đa dạng hóa các sản phẩm.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, môi trường trong công tác bảo vệ và phát triển hiệu quả hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở khu vực ĐBSCL.
Tăng nhanh diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, bảo vệ rừng ngập mặn khỏi nạn bị chặt phá làm củi, gỗ, nuôi trồng thủy sản. Theo dõi giám sát chất lượng thảm rừng ngập mặn đã bị suy giảm và các hệ sinh thái rừng ngập mặn để kịp thời xử lý các vấn đề gây tổn thất đến tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh học, đảm bảo cho độ ổn định của hệ sinh thái này.
Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý:
– Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn
– Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh
– Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng, phong phú
- Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng, trại rừng
- Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất
VI.8 Hoạt động công nghiệp:
Trong sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…, cần tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra thanh tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, đảm bảo các nguồn thải được xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
Khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm; khi lợi dụng nước thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất ô nhiễm, hàm lượng và trang thái, khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý cần thiết.
VI.9 Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất: bằng rất nhiều cách
Cày xới lên và xử lí tầng đất ô nhiễm để nó co thể tiếp xúc với không khí làm cho dầu bay hơi hay vi sinh vật bị phân hủy.
Xử lí đất bằng hóa chất
Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu
Thì nghiệm bằng cách khác nhau, chon ra một phương pháp thích hợp
Bốc lớp đất bị ô nhiễm dầu (lớp mỏng đi xử lí)
Tạo cho đất khả năng tự làm sạch, hoạc tiếp xúc với không khí hoăc vi sinh vật hoạc rửa trôi chuyển hóa tự nhiên.
VI.10 Các biện pháp xử lý đất ô nhiễm
Vi khuẩn Alcanivorax-borkumensis sinh ra tự nhiên có khả năng ăn hết các vết dầu loang trên biển
Hiện nay một trong số các biện pháp hữu hiệu nhất là nhờ vào lĩnh vực sinh học.Gần 50 công trình nghiên cứu các đại biểu giới thiệu phong phú các công nghệ xử lý ô nhiễm bằng phương pháp sinh học. Công nghệ xử lý sinh học là quá trình dựa tên khả năng phân hủy của thực vật hoặc vi sinh vật cho phếp khếp kín các chu trình tự nhiên và trả lại cho tự nhiên cân bằng vốn có.Hiện nay công nghệ này đã được áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực như trong các bãi chon lấp ,xử lý chất thải công nghiệp,chất thải ở khu đô thị ,chất thải nguy hại hay khôi phuc những vùng đất bị ô nhiễm
Thảm họa ở Lavéra: Một tàu chở dầu neo tại bến để súc rửa khoang đã vô ý làm ô nhiễm 9.000m2 mặt biển ở cảng Marseille (Pháp). Xí nghiệp chuyên ngành mang tên Bionergie ở vùng Aubagne ngay gần đó. Xí nghiệp này nhận lời. Sau khi đến khảo sát thực địa tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực cảng, các chuyên gia đã quyết định cho rải ngay hàng tỷ vi khuẩn xuống vùng nước bị ô nhiễm dầu. Chưa đầy 5 ngày sau, lớp dầu đã biến mất hoàn toàn, cứ như là chưa từng tồn tại.
Một “chiến công” khác không kém phần ngoạn mục, đó là vụ xử lý ô nhiễm môi trường trên sông Loire ở Saint-Pierre-de-Boeuf. Khu vực này không hiểu sao bỗng nhiên xuất hiện rất nhiều tảo lục, khiến cho nước sông trở nên loang lổ, hôi hám, du khách vì thế mà cũng bỏ đi hết. Công việc được giao cho xí nghiệp Codabio ở Vienne. Đầu tiên, người ta đắp đê “cách ly” vùng nước bị ô nhiễm. Sau đó, đổ xuống khu vực bị ô nhiễm 3 tấn sỏi có tẩm các siêu vi khuẩn rất thích “xơi” tảo lục. 3 tháng sau, nước sông lại trở nên trong vắt như xưa
Nước Pháp là nơi ghi nhận rất nhiều chiến công “hiển hách” của đội quân vi sinh vật. Vào một ngày đen đủi, chiếc xe xi-tec chở 26m3 Acrylate éthyle đã lật nhào trên đường ray tại nhà ga Metz. Nhiều ngàn m2 đất bị ô nhiễm đến độ sâu 7m.
Sau một hồi tính toán nát óc, các chuyên gia quyết định cầu cứu đến vi sinh vật. Nhận được nhiệm vụ, Công ty IBS liền chế tạo một hỗn hợp vi khuẩn có khả năng phân hủy Acrylate éthyle
VI.11 Biện pháp của nhóm
Biệnphápcôngnghệ:
Trong sinh hoạt : ápdụngmôhìnhVAC
Biệnphápquảnlý:
Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của ô nhiễm môi trường đất.
Quy hoạch đô thị : tập trung các khu công nghiệp lại một vùng và có giải phân cách cây xanh và hồ nước giửa các khu công nghiệp và khu dân cư.
B HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
CHƯƠNG I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
I.1 Khái niệm sa mạc hóa
Sa mạc hoá là sự suy thoái đất ở các vùng khô cằn, bán khô cằn và khô cằn cận ẩm ướt, chủ yếu do các hoạt động của con người và sự biến đổi của khí hậu gây nên. Sa mạc hoá xảy ra do những hệ sinh thái trên vùng đất khô cằn, chiếm hơn 1/3 diện tích đất trên thế giới bị tổn thương nghiêm trọng do việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Đói nghèo, sự bất ổn về chính trị, nạn phá rừng, sự chăn thả quá mức động vật và cả những phương pháp tưới tiêu lạc hậu đều có thể làm giảm năng suất của đất.
I.2 Hiện trạng sa mạc hóa
I.2.1 Trên thế giới
Thành phố Algie của An-giê-ri là nơi đăng cai Ngày Môi trường thế giới năm 2006 với địa lý, lịch sử và văn hóa đất nước gắn chặt với sa mạc Sahara nổi tiếng và lớn nhất thế giới đã phản ánh mọi mặt của vấn đề phức tạp này.Hơn 40% diện tích đất là những vùng đất khô cằn.
Đất khô hạn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất và là nơi sinh sống của gần 2 tỷ người - 1/3 dân số thế giới. Trên thế giới có khoảng 10-20% diện tích đất khô hạn đã bị suy thoái đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Hàng năm có thêm 20 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức không sản xuất được hoặc bị lấy để mở mang đô thị gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp ước tính 42 tỷ USD/năm.
Hơn 3 thập kỷ qua, nhu cầu tăng sản lượng nông nghiệp cao hơn nhằm đáp ứng tỷ lệ dân số thế giới tăng đã gây áp lực đối với tài nguyên đất và nước. So với những năm 1970 của thế kỷ trước thì nay đã tăng thêm 2,2 tỷ người cần được cung cấp lương thực. Cho đến nay, sản xuất lương thực dù có đuổi kịp sự gia tăng dân số, nhưng dân số tiếp tục tăng có nghĩa là 30 năm nữa chúng ta cần phải bổ sung hơn 60% lương thực. Nhu cầu đất nông nghiệp tăng, chiếm tới 60-80% tỷ lệ phá rừng trên thế giới.
Ở mức độ nào đó, sa mạc hóa đang diễn ra trên 30% diện tích đất tưới tiêu nhân tạo, 47% diện tích đất nông nghiệp được tưới từ nước mưa tự nhiên và 73% diện tích đất chăn thả gia súc. Hàng năm ước tính có từ 1,5 - 2,5 triệu ha đất được tưới nhân tạo; 3,5 - 4 triệu ha đất nông nghiệp nước mưa tự nhiên và khoảng 35 triệu ha đất chăn thả gia súc mất toàn bộ hay một phần năng suất do suy thoái đất.
Hơn 60% các hệ sinh thái đang bị suy thoái
Theo báo cáo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ của Liên hợp quốc: hơn 60% các hệ sinh thái của thế giới đang bị suy thoái hoặc thậm chí đã suy thoái tới mức mà chúng ta không còn có thể dựa vào các dịch vụ mà các hệ sinh thái đem lại. Các hệ sinh thái này bao gồm các vùng đất khô hạn cũng như rừng, thủy sản của thế giới và cả không khí mà chúng ta hít thở.
90% số dân sống ở các vùng đất khô hạn có mức sống rất thấp.
Những căng thẳng về xã hội, kinh tế và chính trị đi kèm có thể tạo ra các cuộc xung đột dẫn đến tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái đe dọa sẽ có thêm hàng triệu người nghèo buộc phải tìm nơi ở mới và kế sinh nhai khác.
I.2.2Ở Việt Nam
Ở nước ta, đất sa mạc hoá không tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi. . Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy, diện tích đất thoái hoá ở nước ta rộng gấp 5 lần tỉnh Nghệ An, tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Trong số hàng triệu ha đất đang chịu tác động mạnh của hoang mạc hoá, có tới 7 triệu ha là đất trống thoát hoá và đất bị đá ong hóa, chiếm hơn 90%. Còn lại là gần 300.000 ha đất khô hạntheo mùa hoặc vĩnh viễn tập trung ở các tỉnh Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Nam Khánh Hoà. Cùng với đó là hơn 400.000 ha đụn cát, đồi cát lớn di động tập trung ở các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, diện tích đất bị xói mòn ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn tại đồng bằng sông Cửu Long và vùng tứ giác Long Xuyên cũng vào khoảng gần 200.000 ha.
Tại Việt Nam, sự suy giảm rất nhanh diện tích rừng suốt dải ven biển miền Trung đã phá huỷ thảm thực vật tự nhiên có tác dụng giữ nước cho khu vực đất đai có độ dốc lớn như miền Trung. Ngoài ra, các hoạt động nuôi tôm trên cát ở các vùng ven biển đã sử dụng một lượng nước ngầm rất lớn làm cạn kiệt nguồn nước cũng đẩy nhanh hiện tượng sa mạc hoá. Bên cạnh đó, sự thay đổi khí hậu do trái đất ấm lên dẫn đến hiện tượng mưa ngày càng ít đi và hạn hán liên tiếp xảy ra.
Đợt hạn hán kéo dài trong năm ngoái ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Khi ấy, các hồ thuỷ lợi đều dưới mực nước chết, diện tích hồ bị thu hẹp trơ ra những mảng bùn nứt nẻ. Trên từng cánh đồng, dòng kênh, những chiếc máy bơm chạyd dua với cái nắng gay gắt để giành giật từng lít nước đen ngòm còn sót lại. Để có được chút nước phát sinh hàng ngày, người dân phải đi xa hàng chục cây số để mang về từng can nước ít ỏi. Mất mùa, nhiều gia đình lâm vào cảnh thiếu ăn và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nơi đây đã dần tăng trở lại mức gần 50%. Khô hạn còn khiến cho 10.000 ha đất khong còn khả năng canh tác và 550 ha rừng trồng ở Ninh Thuận có nguy cơ mất trắng. Nguy hiểm hơn, hạn hán liên tiếp đã đặt 1/3 diện tích đất của 2 tỉnh này đứng trước nguy cơ bị sa mạc hoá nghiêm trọng
Nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000ha cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. . Theo số liệu công bố tại hội nghị triển khai Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa sáng nay, 28/6, trong số 4,3 triệu ha đang chịu tác động sa mạc hoá của Việt Nam thì có tới gần 90% là đất trống, đồi trọc bị thoái hoá mạnh, đất bị đá ong hoá do hậu quả của nạn phá rừng và sử dụng đất không hợp lý kéo dài trong nhiều năm. Số còn lại là những đụn cát và bãi cát di động ở các tỉnh ven biển miền Trung; đất khô theo mùa hoặc vĩnh viễn ở Nam Trung Bộ như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Nam Khánh Hoà); đất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây Nguyên và đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở ĐBSCL.
CHƯƠNG II
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
II.1 Qúa trình làm thoái hóa đất
Tham gia vào quá trình làm thoái hóa đất còn có một số nhân tố quan trọng khác như địa hình, độ che phủ rừng và cấu trúc thảm thực vật. Địa hình ốc-rất dốc không chỉ hạn chế tính thấm nước của đất, khiến cho quá trình tạo dòng chảy mặt nhanh, đất dễ bị sạt lở, tạo điều kiện cho quá trình rửa trôi vào bất kỳ thời gian nào hạn chế quá trình tích lũy mùn và dưỡng chất.
II.2 Việc sử dụng đất không hợp lý
Ngoài những nguyên nhân khách quan gây thoái hóa đất như địa hình dốc, cường độ mưa lớn, tỷ lệ che phủ rừng thấp, còn có nguyên nhân chủ quan, đó là con người. Việc sử dụng đất không hợp lý như: trồng cây ngắn ngày trên đất dốc, phương thức canh tác chủ yếu là quảng canh, không có biện pháp phục hồi, bồi dưỡng, bảo vệ đất v.v. tất yếu dẫn đến thoái hóa đất. Hậu quả là xuất hiện một vòng luẩn quẩn: nghèo đói nên phải phá rừng để làm nương rẫy, gây xói mòn đất, làm cho đất thoái hóa dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa, cuối cùng quay trở lại nghèo đói.
Bên cạnh đó, tại nhiều vùng độ phì nhiêu của đất đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng. Cùng với sự suy giảm của rừng, ô nhiễm nguồn nước, nạn hạn hán đã hoành hành ở một số nơi, nhất là ở miền Trung, Tây
Bắc và Tây Nguyên. Sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng.
Việc sử dụng các biện pháp canh tác thiếu bền vững trong một thời gian dài, cơ cấu cây trồng không hợp lý, chưa chú trọng nhiều đến tính hiệu quả và bền vững trong khai thác sử dụng đất cũng là những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng thoái hóa đất ở duyên hải miền Nam Trung bộ, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.
CHƯƠNG IV
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
IV.1 Biện pháp trồng rừng
Ở vùng núi cao, diện tích rừng ít, cần làm các đập ngăn để giữ được lượng nước mưa, tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng để chống nhiễm mặn và chắn cát di động, bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng lưu lượng nước của các hệ thống sông suối hiện tại và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, phấn đấu nâng độ che phủ lên 42% vào năm 2010. Ngoài ra, việc trồng rừng cũng sẽ hạn chế độ bốc hơi và giữ được lượng nước mưa khá lớn, bổ sung được lượng nước cho đất, tái tạo môi trường. Cần trồng các loại cây mới như cây trôm, cây cóc hằn... sống được trên núi đá, chống cháy rừng.
IV.2 Biện pháp thủy lợi
Ở vùng đồng bằng và ven biển, cần đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa lớn dạng tổng hợp phục vụ đa mục tiêu vừa cắt lũ trong mùa mưa, tăng nguồn nước trong mùa khô, vừa phát điện, khai thác du lịch...; triển khai xây dựng các hồ ao nhỏ để trữ nước tại chỗ với quy mô phù hợp, áp dụng giải pháp che phủ hạn chế bốc hơi tạo nguồn nước mặt và tăng nước ngầm; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giảm tổn thất nước trong quá trình truyền dẫn, ứng dụng những kỹ thuật tưới hiện đại, tiết kiệm nước như: phun mưa, nhỏ giọt cho những cây trồng có giá trị kinh tế cao, chọn các loại giống cây trồng phù hợp, sử dụng ít nước với thời gian gieo trồng thích hợp; xây dựng các đập ngầm dọc ven biển nhằm hạn chế thoát nước ngọt ra biển, tăng trữ lượng nước ngầm.
IV.3Biện pháp chiến lược
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh cũng cần chú trọng tới công tác phòng chống sa mạc hóa và sử dụng hiệu quả nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Với sự hợp tác của Bộ KH&CN, các địa phương cần tăng cường việc huy động cộng đồng dân cư tham gia vào các dự án, thu hút các nguồn vốn, đảm bảo kinh phí thực hiện được hiệu quả, khắc phục tình trạng sa mạc hóa và khan hiếm nguồn nước, đảm bảo được đời sống kinh tế, xã hội trong vùng.
Theo ông Kooes Neefies, trưởng phòng phát triển bền vững, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: việc phục hồi đất là một quá trình rất chậm bởi để hình thành được một lớp đất dày 2,5 cm có thể mất tới hơn 500 năm. Do đó, ngăn chặn đất khô hạn suy thoái sẽ hiệu quả hơn nhiều so với đảo ngược tình trạng này. Phòng chống sa mạc hoá đòi hỏi các giải pháp sống chung với hạn hán, áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông, bảo tồn tài nguyên nước và rừng. Tại những vùng khô hạn, công tác cải tạo hệ thống thuỷ lợi cung
cấp nước, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân cùng quá trình tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với nhiều loại cây có khả năng chịu hạn sẽ góp phần hạn chế được tình trạng hoang mạc hoá.
. Loài cây này có khả năng chịu hạn khi trồng trên các vùng đất khô cằn, giúp tăng độ ẩm cho môi trường, độ mùn và khả năng trữ nước cho đất. Ngoài ra, quả cây Diesel còn được ép để lấy dầu sinh học, thân, ngọn lá, vỏ, rễ và nhựa có thể dùng để làm thuốc trị nhiều bệnh khác nhau. Nếu trồng loại cây này ở quy mô công nghiệp sẽ có tác dụng phủ xanh đất đồi khô hạn và tận dụng để sản xuất dầu sinh học. Đây cũng là hướng đi nằm trong kế hoạch tăng độ che phủ của rừng, giải pháp được xem là hiệu quả đển hạn chế sa mạc hoá và bảo vệ đất. Trong kế hoạch tăng độ che phủ của rừng, giải pháp được xem là hiệu quả để hạn chế sa mạc hoá và bảo vệ đất. Trong kế hoạch đến năm 2010, Bộ NNPTNT đã đưa ra chỉ tiêu nâng độ che phủ của rừng trên toàn quốc lên hơn 43% trên cơ sở trồng mới 5 triệu ha rừng và hệ thống cây phân tán ở vùng nông thôn.
TÓM LẠI
Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng đến Việt Nam một cách rõ nét thì sa mạc hóa cũng trở thành một yếu tố đe dọa tới tài nguyên đất ở Việt Nam. Bên cạnh đất, cuộc sống của người dân tại những vùng bị sa mạc hóa cũng bị ảnh hưởng theo, và sa mạc hóa vẫn tiếp tục đe dọa tới cuộc sống của không ít người dân. Hậu quả là xuất hiện một vòng luẩn quẩn: nghèo đói nên phải phá rừng để làm nương rẫy, gây xói mòn đất, làm cho đất thoái hóa dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa, cuối cùng quay trở lại nghèo đói.
MỤC LỤC
---ý---
Lời mở đầu
A Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I.1Vai trò của đất
I.2Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
I.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
I.4 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
II.1 Ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp
II.1.1 Ô nhiễm do phân bón
II.1.1a Phân hóa học
II.1.1b Phân hữu cơ
II.1.2Thuốc trừ sâu bệnh
II.1.2a Thuốc trừ sâu
II.1.2.b Thuốc trừ sâu clor hữu cơ
II.1.2c Thuốc trừ sâu lân hữu cơ
II.1.2d Thuốc trừ sâu carbamate
II.1.2e Thuốc trừ sâu pyrethroid
II.1.2f. Thuốc trừ cỏ tổng hợp
II.1.2g Thuốc chống đông máu trừ gậm nhấm
II.1.3 Tàn tích cây trồng
II.1.4 Chất thải của gia súc
II.1.5 Tàn tích của rừng
II.2 Ô nhiễm môi trưòng đất do chất thải công nghiệp
II.2.1 Các loại khí thải của công nghiệp và giao thong
II.2.2 Mưa acid
II.2.3 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do công nghiệp chế biến thực phẩm và sinh hoạt
II.3 Quá trình gley hóa làm giảm hoạt tính và gây độc môi trưởng sinh thái đất
II.4 Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do chất thải đô thị………………...
II.4.1 Chôn rác………………………………………………………….....
II.4.2 Ô nhiễm môi trường đất từ các bãi rác và hầm cầu tự hoại………...
II.4.3 Nước và bùn cống rãnh……………………………………………..
II.5 Ô mhiễm môi trường đất do thiên nhiên……………………………...
II.5.1 Nhiễm phèn………………………………………………………....
II.5.2 Nhiễm mặn……………………………………………………….....
II.5.3 Ô nhiễm do dầu..................................................................................
CHƯƠNG III
CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
III.1 Tác nhân sinh học
III.2 Tác nhân hóa học
III.3 Tác nhân vật lý
CHƯƠNG IV
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG
IV.1 Ảnh hưởng đến thế giới.........................................................
VI.2 Ảnh hưởng đến nước ta(tại Đồng Bằng Sông Cửu Long)..
CHƯƠNG VI
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
VI.1·Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc)……………….
VI.2 Biện pháp canh tác ……………………………………….
VI.3 Biện pháp hóa học…………………………………………
VI.4 Biện pháp phòng chống các chất độc trong đất ngập nước:..
VI.5 Biện pháp phòng chống đất phèn:…………………………
VI.6 Biện pháp cải tạo đất mặn:…………………………………
VI.7 Hoạt động nông nghiệp…………………………………….
VI.8 Hoạt động công nghiệp……………………………………..
VI.9 Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất………………..
VI.10 Các biện pháp xử lý đất ô nhiễm…………………………..
VI.11 Biện pháp của nhóm……………………………………...
B HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
CHƯƠNG I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
I.1 Khái niệm sa mạc hóa…………………………………………
I.2 Hiện trạng sa mạc hóa…………………………………………
I.2.1 Trên thế giới…………………………………………………
I.2.2Ở Việt Nam…………………………………………………...
CHƯƠNG II
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
II.1 Qúa trình làm thoái hóa đất……………………………………
II.2 Việc sử dụng đất không hợp lý
CHƯƠNG IV
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG SA MẠC HÓA
IV.1 Biện pháp trồng rừng
IV.2Biện pháp thủy lợi
IV.3Biện pháp chiến lược
.
PHỤ LỤC
ý
GSTSKHLê Huy Bá, Sinh thái đại cương, nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ,2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 634807100067668891_1555.doc