Câu hỏi : Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" anh, chị hãy lý giải:
- Nhà nước pháp quyền là gì? so sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam noí riêng.
- Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 36954 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần 1 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.PHẦN NHÀ NƯỚC
1. Câu hỏi : Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" anh, chị hãy lý giải:
- Nhà nước pháp quyền là gì? so sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam noí riêng.
- Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền.
Trả lời:
1.Quan niệm về nhà nước pháp quyền
Xu hướng chung của các quốc gia trong thế giới hiện đại là xây dựng nhà nước pháp quyền. Xây dựng nhà nước pháp quyền trở thành một đòi hỏi cấp bách của nhà nước Việt Nam hiện nay trên con đường hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước.
Các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền là rất khác nhau theo các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu khoa học. Nhưng điểm chung nhất được nhiều người thừa nhận trước hết nhà nước đó phải là một nhà nước hợp pháp, sau đấy là nhà nước đó phải có hiến pháp, phải có pháp luật với con người, việc tổ chức quyền lực nhà nước phải tuân theo nguyên tắc phân quyền ….
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo,công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. - Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, NNPQ bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ biện chứng: Nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ. – NNPQ là một hình thức tổ chức nhà nước.
2. So sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng:
a) Những đặc điểm chung của nhà nước pháp quyền
Trên cách hiểu phổ quát nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:
Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến bộ của nhân loại.
- Xác lập và có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo tính tối cao của luật trong hệ thống các văn bản pháp luật.
– Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính nhân đạo phù hợp với đạo đức xã hội, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người. ngưiè quyền và nghĩa vụ,quan hệ đồng trách nhiệm.
– Nhà nước páhp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đói với mọi cá nhân, tổ chức kể cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, tinh thần cho cá nhân về các quyết định và hành vi sai trái của mình.
-Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật.Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
-Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ chức khoa học, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối quan hệ công bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành một cơ chế đồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quuyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân.
-Nhà nước pháp quyền tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân phát triển lành mạnh, đảm bảo tự do cho các cá nhân và các tổ chức của họ trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hòa đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà nhà nước là thành viên ký kết hay công nhận.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan ở nước ta. Đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: " Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân".
Thể chế hoá tinh thần, nội dung trên của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 ( đã được sửa đỏi, bổ sung năm 2001) quy định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩâ Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức…"
b. Những đặc điểm riêng của nhà nước pháp quyền Việt Nam
Xây dựng một bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình từng giai đoạn phát triển của cách mạng thể hiện từ định hướng nhất quán của Đảng và Nhà nước về xác lập mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhân dân. Nhà nước đó chính là Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN –một Nhà nước thật sự của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, công khai, văn minh, tất cả vỡ hạnh phúc của nhân dân; được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt động phải trên cơ sở của pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật; quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế an toàn và hiệu quả nhằm ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của công dân.
Những nội dung của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân ngàycàng được định hướng với những đặc trưng cơ bản như sau:Một là, Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là, xác định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bốn là,Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; nâng caotrách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Năm là,Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCNViệt Nam là thành viên.
Sáu là,bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyềnXHCN.
Như vậy, xuất phát từ bản chất của chế độ, điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu, đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền nói chung (trong đó chúng ta có thể hiệnsâu sắc thêm các nội dung này phù hợp với thực tiễn đất nước) thì Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN khác với các loại hình nhà nước pháp quyền ở các nước khác là:
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN là Nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp; không tam quyền phân lập; tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều có mục đích chung là vì lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia và lấy việc phục vụ nhân dân làm mục đích duy nhất và tối cao.
- Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN được thực hiện trong điều kiện một Đảng cầm quyền duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
3 – Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cơ bản chính là yêu cầu, đòi hỏi đối với việc hoàn thiện phương thức tổ chức quyền lực nhà nước để đáp ứng các tiêu chí củanền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi chủ yếu sau đây:
1. Nhu cầu về việc phát huy bản chất XHCN duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN và hệ thống chính trị XHCN, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị; đấu tranh có hiệu quả chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước;
2. Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
3. Tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do của con người, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quan niệm này thể hiện bản chất nhà nước ta và đã được xác định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001):"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức".
Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong tổ chức và hoạt động,trong chính sách và pháp luật nhà nước ta. Nhà nứơc ta do nhân dân thành lập, do nhân dân kiểm tra, giám sát. Mục tiêu cao nhất của nhà nước là phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì thế, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thứ hai, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Thứ ba, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
Thứ tư, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời giáo dục nâng cao đạo đức
5. Những phương hướng cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, khó khăn, phức tạp. Những nhiệm vụ và phương hướng cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền liên quan đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, nhà nước và pháp luật. Nghĩa là không chỉ quan tâm đến cải cách bộ máy nhà nước hay sửa sang, hoàn thiện pháp luật…mà phải tiến hành đồng bộ nhiều phương hướng hoạt động để tạo tiền đề vững chắc cho hiện thực nhà nước pháp quyền ở nước ta. Về tổng thể,có thể nêu ra những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản sau:
– Hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
– Hoàn thiện hệ thống pháp luật;
- Xây dựng ý thức, lối sống tuân thủ pháp luật, xây dựng nền văn hoá pháp lý;
– Thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội của đất nước;
- Bảo đảm và bảo vệ các quyền con người;
- Đổi mới hệ thống chính trị;
– Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
– Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Phát huy nội lực, chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Từ góc độ pháp lý, những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền tập trung nhất vào nhà nước, pháp luật, dân chủ, quyền con người,hệ thống chính trị. Cụ thể:
Thứ nhất, hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách bộ máy nhà nước
Công cuộc cải cách lớn về bộ máy nhà nước thời gian qua đã đạt được một số thành tựu to lớn theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và tình hình quốc tế hiện nay, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn nhiều yếu kém, bất cập. Do vậy, tiếp tục công cuộc cải cách nhà nước là một trong những nhiệm vụ chiến lược chủ yếu để xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ XHCN.
Thứ hai, đổi mới hoạt động của Quốc hội
Thời gian qua hoạt động của Quốc hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dạng pháp luật. Chất lượng của các luật, pháp lệnh đã được nâng cao, đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy vậy, so với yêu cầu nhà nước pháp quyền, cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội trên một số lĩnh vực quan trọng như sau:
-Đổi mới về tổ chức bộ máy (về đại biểu Quốc hội, về các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội…).
-Đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh. Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm tra, thảo luận các dự án luật, pháp lệnh. Thực hiện dân chủ hoá rộng rãi trong hoạt động lập pháp, đổi mới cơ chế lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật, pháp lệnh. Hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội nhằm bảo đảm tính khách quan, phổ thông, dễ hiểu,dễ vận của các văn bản quy phạm pháp luật. Gỉam dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung muốn thực hiện được phải có văn bản hướng dẫn thi hành.
-Cải tiến chất lượng kỳ họp của Quốc hội, tăng cường năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách.
-Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần xác định rõ ràng, về nội dung giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời đổi mới phương thức giám sát, xác định hậu quả pháp lý của giám sát tối cao.
Thứ ba, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia
Cải cách nền hành chính quốc gia là khâu trọng tâm của toàn bộ công cuộc cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được xác định là khâu đột phá. Mục tiêu đặt ra cho cải cách hành chính xét về tổng thể là nhằm chuyển từ một nền hành chính trì trệ, nhiều tầng, nhiều nấc, thủ tục hành chính phức tạp, không thuận tiện cho ngời dân sang một nền hành chính gọn nhẹ, trong sạch, hiệu quả, phục vụ những nhu cầucủa người dân và xã hội một cách tốt nhất.
Thực hiện cải cách hành chính trên cả ba mặt: cải cách thể chế hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải cách cơ cấu, tổ chức và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính; hoàn thiện chế độ công vụ và quy chế công chức nhà nước. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu qủa cơ chế " một cửa", tin học hoá các hoạt động quản lý hành chính.
Để có một nền hành chính năng động, hiệu qủa, tinh gọn, cần phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, sắp xếp , thu gọn các đầu mối của Chính phủ. Đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng Chính phủ tập trung vào việc xây dựng chính sách, các thể chế, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chỉ đạo và điều hành phối hợp các ngành, các cấp thực thi chính sách, pháp luật.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền điạ phương, đẩy mạnh phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động, chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với mọi mặt đời sống xã hội tại địa phương. Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Tổ chức hợp lý HĐND, tăng cường vai trò của HĐND tại địa phương. Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND và bộ máy chính quyền cấp xã.
Trong nền hành chính, yếu tố con người là khâu then chốt. Cần xây dựng quy chế hoạt động công vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng thực hành chuyên môn của đôị ngũ cán bộ. Xây dựng cho đội ngũ cán bộ nhà nước thói quen tuân thủ pháp luật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, công tâm trong việc giải quyết công việc đối với người dân, chịu trách nhiệm pháp lý về các quyết định và hành vi của mình.
Thứ tư,thực hiện cải cách tư pháp
Trong nhà nước pháp quyền và một xã hội công dân phát triển lành mạnh, vai trò của bộ máy tư pháp đặc biệt quan trọng. Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TƯ năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp cần được tiến hành trong tổng thể cải cách của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính. Nôị dung và các nguyên tắc cơ bản của cải cách tư pháp ở nước ta tập trung vào những lĩnh vực hoạt động sau:
- Xây dựng các cơ quan tư pháp vững mạnh, trong sạch, từng bước hiện đại hoá. Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm: các Toà án nhân dân, các Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra; tổ chức luật sư, công chứng, giám định tư pháp và các chức danh tư pháp như thẩm phán, luật sư, công chứng viên, giám định viên…
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, giam định, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động tư pháp khác.
- Tổ chức lại cơ quan điều tra, thi hành án theo nguyên tắc thu gọn đầu mối, thànhlập cảnh sát tư pháp.
- Đảm bảo nguyên tắc độc lập khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán,hội thẩm nhân dân và một số hoạt động tư pháp khác như điều tra, truy tố. Để nâng cao tính độc lập của hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như kiện toàn cơ cấu, tổ chức, cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, hoàn thiện các quy định pháp luật; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp…
– Các hoạt động tư pháp phải đảm bảo tính dân chủ, giản tiện, minh bạch và hiệu quả. Hoạt động tư pháp phải thực sự baỏ vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, công bằng, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, giảm đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai, tồn đọng các vụ việc.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền là vấn đề rộng lớn, liên quan đến các lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý.
Trong xây dựng pháp luật cần chú ý đảm bảo cả về số lượng vầ chất lượng các văn bản pháp luật, cả pháp luật về nội dung và pháp luật về thủ tục. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm tính công bằng, minh bạch, tính khả thi của các quy định, tính đồng bộ và thống nhất của các văn bản, tính phù hợp giữa luật với các hình thức điều chỉnh khác. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Xây dựng chiến lược phát triển khung pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuậnlợi, an toàn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng hợp tác phát triển, cạnh tranh lành mạnh.
Xây dựng khung pháp luật phục vụ chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảmbảo sự ghi nhận về nội dung và cơ chế thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của công dân.
Tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, xây dựng môi trường xã hội- pháp lý thuận lợi cho những hành vi hợp pháp.
Đảm bảo thực hiện tính tối cao của luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế, điều đó phản ánh tính tối cao của quyền lực nhân dân bởi các đạo luật được cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ban hành, quy định những vấn đề quan trọng, cơ bản của xã hội.
Đảm bảo tính minh bạch, công khai của pháp luật, nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Cần triển khai chiến lược xây dựng ý thức pháp luật và thực thi pháp luật của các tầng lớp nhân dân.
Thứ sáu, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội
Công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay phải được tiến hành song song, đồng bộ với việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Xây dựng nhà nướcpháp quyền không thể tách rời với việc đổi mới hệ thống chính trị. Trước hết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng, nâng cao via trò, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội.
- Tổ chức chính trị-xã hội là nơi triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước. Vì vậy, các tổ chức chính trị- xã hội phải có bước đổi mới về cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động để góp phần vào việc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền.
- Dân chủ vừa là yếu tố cấu thành của nhà nước pháp quyền, vừa là mục tiêu vừa là động lực của nhà nước pháp quyền. Dân chủ còn là điều kiện cho sự tồn tại của nhà nước pháp quyền. Do đó, để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, cần thực hiện dân chủ hoá sâu sắc mọi mặt của đời sống nhà nước, pháp luật, xã hội. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng sự đồng thuận xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phần 1 [Ôn tập] - Nhà nước pháp quyền XHCN.doc