Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là một nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Do vậy việc phân cấp phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về NSNN, phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội ở địa phương.

doc105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣nh số 65/2005/QĐ-UB ngày 24/05/2005 của UBND thành phố + Hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 49/2010/NĐ – CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ. + Thực hiện đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015 theo Quyết định 239/ QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Ngân sách cấp quận, huyện: 1.877.050 đồng/người dân/ năm (bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp có tính chất lương tối đa 80 % chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục 20%) - Đối với huyện Hoà Vang được phân bổ thêm để thực hiện các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, phụ cấp cho giáo viên mầm non các xã miền núi. - Ngân sách cấp phường, xã: 7.929 đồng/ người dân/ năm, tương ứng với mức bình quân là 39.300.000 đồng/ phường, xã/năm. Trong đó phân bổ cho Trung tâm học tập cộng đồng tại phường, xã là 20.000.000 đồng/ trung tâm/năm; số còn lại là 19.300.000 đồng/ phường, xã/năm được phân bổ cho các địa phương theo hệ số vùng để thực hiện hỗ trợ các hoạt động giáo dục trên địa bàn. Cụ thể như sau: Bảng 3.1. Định mức phân bổ Ngân sách cấp phường/xã Đơn vị: đồng/ phường, xã/ năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 37.370.000 Vùng 2 1,0 39.300.000 Vùng 3 1,1 41.230.000 Vùng 4 1,2 43.160.000 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề: Phân bổ theo dân số trên 18 tuổi là 94.663 đồng/ người dân/ năm. Ngân sách cấp thành phố: 85.518 đồng/ người dân/ năm, phân bổ cho các loại hình đào tạo như sau: + Đào tạo chính quy hệ cao đẳng, trung cấp theo chỉ tiêu học sinh, cụ thể: Bảng 3.2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề Đơn vị: đồng/học viên/năm STT Đơn vị Định mức phân bổ 1 Trung tâm Đào tạo huấn luyện vận động viên 10.118.000 2 Trường Cao đẳng nghề Hệ cao đẳng Hệ trung cấp nghề 7.029.000 5.471.000 3 Trường Văn hoá nghệ thuật Văn hoá quần chúng Văn hoá nghệ thuật 7.219.000 11.292.000 4 Trường Chính trị 8.420.000 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) + Đào tạo nghề theo chủ trương của thành phố và trung ương. + Đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo kế hoạch của Thành uỷ, UBND thành phố. + Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên và vận động viên theo quy định của thành phố; phụ cấp ngoài lương cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích cấp quốc gia và quốc tế. Định mức phân bổ ngoài chỉ tiêu dân số: Thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ theo phê duyệt của UBND thành phố, gồm: + Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: được phân bổ cụ thể: . Chi lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp theo định biên được giao . Chi hành chính theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/ năm. + Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP. Đà Nẵng. * Ngân sách cấp quận, huyện: - Định mức theo tiêu chí dân số 6.144 đồng/người dân/năm, được phân bổ cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị để hoạt động bộ máy theo định biên và thực hiện các nhiệm vụ được giao, gồm: - Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp theo định biên giao. - Chi hành chính là 18.000.000 đồng/biên chế/năm - Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo Quyết định 185-QĐ/TW ngày 03/09/2008 của Ban Bí thư: 150.000.000 đồng/Trung tâm/năm. - Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế: - Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 223.973 đồng/người dân/năm - Ngân sách cấp thành phố: 154.886 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: - Công tác khám, chữa bệnh: Định mức phân bổ 107.306 đồng/người dân/ năm, phân bổ cho các Bệnh viện theo chỉ tiêu giường bệnh được giao và có tính hệ số trên cơ sở tính chất và quy mô của từng bệnh viện, cụ thể như sau: + Hệ số 1 bao gồm: Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Điều dưỡng, Bệnh viện Mắt mức 48.000.000 đồng/giường bệnh/năm. + Hệ số 1,1: Trung tâm Y tế Cẩm Lệ mức 52.000.000 đồng/giường bệnh/năm + Hệ số 1,2 bao gồm: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Tâm thần mức 56.000.000 đồng/giường bệnh/năm - Công tác phòng bệnh: Định mức phân bổ 41.435 đồng/người dân/năm. Phân bổ dự toán cho hoạt động thường xuyên cho các đơn vị làm công tác dự phòng theo định mức chi sự nghiệp trên tổng số lao động, định biên được giao; chi hoạt động chuyên môn của công tác y tế dự phòng. - Hoạt động của Trạm y tế phường, xã thuộc quận Cẩm Lệ và huyện Hoà Vang; đảm bảo chi tiền lương, phụ cấp và các khoản chi khác của Trạm y tế phường, xã. - Ngân sách cấp quận, huyện: 67.610 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Chi cho công tác khám, chữa bệnh: Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số 42.602 đồng/người dân/năm. Phân bổ cho các Trung tâm Y tế (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn) 52.000.000 đồng/giường bệnh/năm. - Chi cho công tác phòng bệnh: Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số 9.590 đồng/người dân/năm. - Chi hoạt động bộ máy của Trạm y tế phường (bao gồm cán bộ làm công tác dân số tại các phường): 15.418 đồng/người dân/năm, đã bao gồm tiền lương,phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các khoản chi khác. - Ngân sách cấp phường, xã: Chi hoạt động của Trạm Y tế với định mức phân bổ 1.915 đồng/người dân/năm, tương ứng 19.000.000 đồng/phường, xã/năm. * Một số nhiệm vụ ngoài tiêu chí dân số: - Kinh phí hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ và hoạt động công tác dân số, được phân bổ: + Chi lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo định biên được giao. + Kinh phí hoạt động theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm. + Kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. + Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số với mệnh giá theo quy định. Đối với chế độ bảo hiểm y tế cận nghèo, học sinh, sinh viên.. căn cứ vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ hằng năm theo chế độ quy định. + Kinh phí để thực hiện mua sắm, sữa chữa trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho khối thành phố và quận, huyện phân bổ theo khả năng của ngân sách. + Phụ cấp ưu đãi đối với bác sĩ công tác tại các trạm y tế phường, xã theo Quyết định số 25/2009/QĐ- UBND ngày 16/10/2009 của UBND thành phố. - Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hoá – thông tin: + Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 26.165 đồng/người dân/năm. + Ngân sách cấp thành phố: 16.931 đồng/ người dân/năm, đã bao gồm: + Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành trên định biên được giao. + Kinh phí chi hành chính theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm. + Kinh phí cho công tác chuyên môn của ngành. - Ngân sách cấp quận, huyện: 7.129 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.3. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện Đơn vị: đồng/người dân/năm vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 6.416 Vùng 2 1,0 7.129 Vùng 3 1,1 7.842 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) Định mức trên đã bao gồm: + Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành trên định biên được giao. + Kinh phí chi hành chính theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm. + Kinh phí hoạt động nghiệp vụ của ngành. - Ngân sách cấp phường, xã: 2.104 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.4. Định mức phân bổ ngân sách cấp xã, phường Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 1.804 Vùng 2 1,0 2.004 Vùng 3 1,1 2.204 Vùng 4 1,2 2.405 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) - Một số nhiệm vụ chi ngoài tiêu chí dân số: + Hỗ trợ hoạt động cho đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. + Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát sinh theo chủ trương của thành phố. + Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao: + Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 18.360 đồng/người dân/năm. - Ngân sách cấp thành phố: 8.199 đồng/người dân/năm, đã bao gồm: + Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp theo định biên được giao. + Kinh phí hoạt động theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm. + Kinh phí cho công tác chuyên môn: tổ chức và tham gia các giải thể thao, các hoạt động phong trào,... - Ngân sách cấp quận, huyện: 6,414 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.5. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 5.773 Vùng 2 1,0 6.414 Vùng 3 1,1 7.055 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) Ngân sách cấp phường, xã: 3.747 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.6. Định mức phân bổ ngân sách cấp xã, phường Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 3.212 Vùng 2 1,0 3.569 Vùng 3 1,1 3.926 Vùng 4 1,2 4.283 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) - Một số nhiệm vụ chi ngoài tiêu chí dân số: + Kinh phí thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích thực hiện phân bổ theo Quyết định của UBND thành phố. + Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh truyền hình: 13.928 đồng/người dân/năm. + Ngân sách cấp thành phố: 9.860 đồng/người dân/năm, đã bao gồm: + Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành trên định biên được giao. + Kinh phí hoạt động theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm. + Ngân sách cấp quận, huyện: 2.700 đồng/người dân/năm, phân bổ cho các đài truyền thanh quận (Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Hoà Vang) theo hệ số là 1,67 tương ứng với mức bình quân 466.000.000 đồng/đài/năm như sau: Bảng 3.7. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện Đơn vị: đồng/đài truyền thanh/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 2 1,0 466.000.000 Vùng 3 1,2 559.000.000 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) Định mức trên đã bao gồm: tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành trên định biên được giao; chi hành chính theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm và thực hiện nhiệm vụ của ngành. Đối với huyện Hoà Vang được phân bổ thêm để đảm bảo kinh phí hoạt động của Trạm phát lại truyền hình Hoà Bắc. Ngân sách cấp phường, xã: 1.368 đồng/người dân/năm, tương ứng mức 22.804.000 đồng/phường, xã, phân bổ như sau: Bảng 3.8. Định mức phân bổ ngân sách cấp xã, phường Đơn vị: đồng/phường,xã/năm Vùng Hệ số Định mức 2011 Vùng 1 0,9 19.092.000 Vùng 2 1,0 21.213.000 Vùng 3 1,1 23.334.000 Vùng 4 1,2 25.457.000 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) - Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: + Phân bổ bằng dự toán trung ương giao và phân bổ đảm bảo chi hoạt động của bộ máy các đơn vị sự nghiệp (bao gồm: tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành trên định biên được giao và chi hành chính theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm); đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ theo đề án được thành phố phê duyệt. + Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 32.844 đồng/người dân/năm. + Ngân sách cấp thành phố: 24.839 đồng/người dân/năm, đã bao gồm: + Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành trên định biên được giao. + Kinh phí hoạt động theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm + Kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ của ngành; thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành cho các đối tượng chính sách, xã hội; thực hiện các chương trình, đề án được giao. + Ngân sách cấp quận, huyện: 3.807 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.9. Định mức phân bổ ngân sách cấp quận, huyện Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 3.427 Vùng 2 1,0 3.807 Vùng 3 1,1 4.188 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) Đối với thôn Hoà Vân thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu hỗ trợ các khoản chi khác 100.000.000đồng/năm. Ngân sách cấp phường, xã: 4.198 đồng/người dân/năm, tương ứng mức bình quân 70.000.000 đồng/phường, xã/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.10. Định mức phân bổ ngân sách cấp xã, phường Đơn vị: đồng/phường, xã/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 60.000.000 Vùng 2 1,0 66.667.000 Vùng 3 1,1 73.337.000 Vùng 4 1,2 80.000.000 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) - Một số nhiệm vụ chi ngoài tiêu chí dân số. + Kinh phí thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. + Kinh phí thăm hỏi, động viên các đối tượng vào ngày lễ, tết; ngày 27/7 + Bổ sung kinh phí thực để thực hiện đề án cho vay giải quyết việc làm. + Kinh phí Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ, Thông tư số 96/2009/ TT-BTC ngày 20/05/2009 của Bộ Tài chính (phần 1% ngân sách hỗ trợ) + Hỗ trợ sữa chữa nhà cho đối tượng chính sách. + Kinh phí thực hiện chương trình, đề án được duyệt theo chủ trương của thành phố. + Định mức phân bổ chi quản lý hành chính: Bảng 3.11. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính Đơn vị: đồng/biên chế/năm Sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, hội đoàn thể, các địa phương Định mức phân bổ I. Cấp thành phố 1. Cơ quan QLNN - Biên chế hành chính 25.000.000 - Biên chế hành chính: Văn phòng HĐND, văn phòng UBND TP, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng Sở Nội vụ 30.000.000 - Sinh viên khá, giỏi 15.000.000 2. Cơ quan Đảng: - Biên chế hành chính 43.000.000 - Sinh viên khá giỏi 15.000.000 II. Cấp quận, huyện 1. Cơ quan QLNN 20.000.000 2. Cơ quan Đảng 29.000.000 3. Sinh viên khá giỏi 15.000.000 III. Cấp phường xã 1. Cán bộ chuyên trách và công chức phường, xã 15.000.000 2. cán bộ không chuyên trách phường, xã 5.000.000 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) - Định mức phân bổ trên đã bao gồm: + Các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan (đã bao gồm tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể,thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu...) + Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hằng năm (đã bao gồm chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành,lĩnh vực; chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra; chi cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật,...) + Các khoản kinh phí mua sắm công cụ, dụng cụ; kinh phí sữa chữa thường xuyên tài sản. + Định mức phân bổ trên không bao gồm: tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp theo lương. * Đối với cơ quan hành chính: a) Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, KPCĐ ...) tính theo quy định hiện hành và biên chế được giao. b) Định mức phân bổ chi hành chính theo biên chế: tương ứng theo từng cấp như quy định tại khoản 2.9 nêu trên. c) Một số nhiệm vụ chi mang tính đặc thù: - Ngân sách cấp thành phố: + Phụ cấp, sinh hoạt phí đại biểu HĐND cấp thành phố theo quy định; + Kinh phí thực hiện mục tiêu cụ thể được giao và các chính sách đặc thù theo phê duyệt của UBND thành phố và khả năng cân đối ngân sách (bao gồm kinh phí thực hiện chính sách thu hút nhân tài). - Ngân sách cấp quận, huyện: Ngoài nhiệm vụ thực hiện theo định mức phân bổ, một số nhiệm vụ mang tính chất đặc thù được thực hiện theo các mức phân bổ chi tiết tại phụ lục I. - Ngân sách cấp phường, xã: Ngoài nhiệm vụ thực hiện theo định mức phân bổ , một số nhiệm vụ mang tính chất đặc thù được thực hiện theo các mức phân bổ chi tiết tại phụ lục II. * Đối với cơ quan Đảng: a) Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp (BHXH. BHYT, KPCĐ...) tính theo quy định hiện hành và định biên được giao. b) Định mức phân bổ chi hành chính theo biên chế: tương ứng theo từng cấp như quy định tại khoản 2.9 nêu trên. c) Một số nhiệm vụ chi mang tính đặc thù: - Hỗ trợ kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức Đảng các cấp theo Quyết định số 84-QĐ ngày 01/10/2003 của Ban Bí tư Trung ương Đảng. - Phụ cấp trách nhiệm cho cấp uỷ viên Đảng bộ các cấp theo Quyết định 169-QĐ/TW ngày 24/06/2008 của Ban Bí thư trung ương Đảng. - Kinh phí đảm bảo một số chế độ chi tiêu hoạt động của các cơ quan đảng cấp thành phố theo Quyết định số 9815-QĐ/TU ngày 02/10/2009 của Thành uỷ Đà Nẵng, của các quận, huyện uỷ và các Đảng uỷ khối theo Quyết định số 9816-QĐ/TƯ ngày 02/10/2009 của Thành uỷ Đà Nẵng. - Các khoản chi đặc thù khác theo quyết định của thường trực Thành uỷ. * Đối với tổ chức chính trị – xã hội (UBMTTQ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh); a) Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,...) tính theo quy định hiện hành và biên chế được giao. b) Định mức phân bổ chi hành chính bằng định mức chi của biên chế cơ quan hành chính đối với từng cấp như quy định tại khoản 2.9 nêu trên. c) Các nhiệm vụ chi mang tính chất đặc thù: - Ngân sách thành phố: Bố trí theo mục tiêu cụ thể được thành phố giao và tuỳ theo khả năng cân đối ngân sách hằng năm. - Ngân sách cấp quận, huyện: + Hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động cho các phong trào với mức bình quân 200.000.000 đồng/ quận, huyện/năm (trong đó có kinh phí hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ) + Kinh phí hỗ trợ ngoài lương với mức 250.000 đồng/biên chế/tháng cho cán bộ, công chức làm công tác mặt trận, đoàn thể theo chủ trương của Thành uỷ; + Kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư công cộng theo Thông tư Liên tịch số 04/2007/BKHĐT-UBTWMTTQVN-BTC ngày 04/12/2007 với mức bình quân 5.000.000 đồng/quận, huyện/năm; - Ngân sách phường, xã: + Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho UBMTVN, Đoàn TNCS HCM, Hội LHPN, Hội Nông dân, CCB mức bình quân 10.000.000 đồng/phường, xã/tổ chức/năm; + Kinh phí hoạt động hè cho Đoàn TN 10.000.000 đồng/phường, xã/năm; + Kinh phí hoạt động của Đội hoạt động xã hội tình nguyện theo mức 10.000.000 đồng/phường, xã/năm; + Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ 10.000.000 đồng/phường, xã/năm; + Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo toàn dân xây dựng đời sống văn hoá 10.000.000 đồng/phường, xã/năm; + Kinh phí hoạt động Ban XĐGN 5.000.000 đồng/phường, xã/năm; + Kinh phí hoạt động Ban TTND 5.000.000 đồng/phường, xã/năm; + Kinh phí tổ chức thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư 1.000.000 đồng/tổ dân phố/năm, 5.000.000 đồng/thôn/năm; + Kinh phí tổ chức lấy phiếu tín nhiệm chức danh chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường bình quân 5.000.000 đồng/xã/năm; + Kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư cộng đồng theo TTLT số 04/2007/BKHĐT-UBTWMTTQVN-BTC ngày 04/01/2007 mức bình quân 3.000.000 đồng/ phường, xã/năm. * Đối với các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp Hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ –CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. - Ngân sách cấp thành phố. + Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn..) tính theo quy định hiện hành. + Định mức phân bổ chi hành chính bằng định mức chi của biên chế cơ quan hành chính đối với từng cấp như quy định tại khoản 2.9 nêu trên. + Hỗ trợ chi hoạt động của các tổ chức theo chủ trương của thành phố và tuỳ khả năng cân đối ngân sách hằng năm. - Ngân sách quận, huyện. + Chi tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn..) tính theo quy định hiện hành. + Định mức phân bổ chi hành chính bằng định mức chi của biên chế cơ quan hành chính đối với từng cấp như quy định tại khoản 2.9 nêu trên. + Trợ cấp cho cán bộ Hội (nếu có) theo quy định của thành phố. + Hỗ trợ kinh phí hoạt động bình quân 50.000.000 đồng/quận, huyện/năm. UBND quận, huyện quyết định hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách và tính chất hoạt động của từng tổ chức thuộc quận, huyện. - Ngân sách phường, xã. + Hỗ trợ kinh phí hoạt động bình quân 30.000.000 đồng/phường, xã/năm. UBND phường, HĐND xã và UBND các phường quyết định mức hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách và tính chất hoạt động của từng tổ chức thuộc phường, xã. * Định mức phân bổ chi quốc phòng. + Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 34.126 đồng/người dân/năm : a) Ngân sách cấp thành phố: 19.133 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: - Chi cho công tác quân sự địa phương: 16.591 đồng/người dân/năm. - Chi cho công tác biên phòng: 2.542 đồng/người dân/năm. b) Ngân sách cấp quận, huyện: 6.747 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: - Phân bổ mức bình quân chung 500.000.000 đồng/người dân/năm, (tương ứng với mức 3.748 đồng/người dân/năm). - Phân bổ theo tiêu chí dân số: 2.999 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.12. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp quận/huyện Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 2.699 Vùng 2 1,0 2.999 Vùng 3 1,1 3.299 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) c) Ngân sách cấp phường, xã: 8.246 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.13. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp xã/phường đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 7.068 Vùng 2 1,0 7.853 Vùng 3 1,1 8.638 Vùng 4 1,2 9.424 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) * Định mức phân bổ ngoài tiêu chí dân số: a) Kinh phí tăng thêm để thực hiện Luật Dân quân tự vệ so với Pháp lệnh dân quân tự vệ. b) Kinh phí đào tạo các lớp sĩ quan dự bị theo Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 17/03/2009 của UBND thành phố. c) Kinh phí đào tạo trung cấp ngành quân sự cơ sở theo kế hoạch số 2499/KH-UB ngày 20/09/2010 và QĐ số 7576/QĐ-UBND ngày 04/10/2010 của UBND TP. d) Kinh phí cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm hoạ theo Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11/05/2009 của Chính phủ và Thông tư 92/2009/TT-BTC ngày 12/05/2009 của Bộ Tài chính đ) Kinh phí thực hiện thí điểm lực lượng dân quân thường trực theo Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 29/04/2009 của UBND thành phố. e) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng phát sinh. * Định mức phân bổ chi an ninh: + Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: 14.940 đồng/người dân/năm. a) Ngân sách cấp thành phố: 4.126 đồng/người dân/năm, đã bao gồm: - Kinh phí thực hiện công tác phát huy người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ. - Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo nhân quyền thành phố. b) Ngân sách cấp quận, huyện: 4.135 đồng/người dân/năm, phân bổ như sau: Bảng 3.14. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp quận/huyện đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 3.722 Vùng 2 1,0 4.135 Vùng 3 1,1 4.549 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) c) Ngân sách cấp phường, xã: 6.679 đồng/người dân/năm (đã bao gồm phụ cấp hằng tháng cho Ban bảo vệ tổ dân phố theo Quyết định số 7131/ QĐ-UBND ngày 01/09/2008 của UBND thành phố và kinh phí trang phục cho Ban bảo vệ dân phố theo phê duyệt của Uỷ ban nhân dân thành phố), phân bổ như sau: Bảng 3.15. Định mức phân bổ ngân sách theo tiêu chí dân số cấp xã/phường đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Hệ số Định mức phân bổ Vùng 1 0,9 5.633 Vùng 2 1,0 6.259 Vùng 3 1,1 6.885 Vùng 4 1,2 7.511 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) * Định mức phân bổ ngoài tiêu chí dân số a) Kinh phí để tổ chức phòng chống cướp giật trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 6981/ QĐ-UBND ngày 14/09/2010 của UBND thành phố. b) Chi thực hiện hoạt động tuần tra ban đêm để phòng chống tội phạm, quản lý an ninh trật tự theo Quyết định số 6259/QĐ-UBND ngày 17/08/2009 của UBND TP. c) Bổ sung kinh phí phụ cấp cho công an viên theo quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 21/08/2010 của UBND thành phố, kinh phí hoạt động của công an thôn 2.000.000 đồng/thôn/năm. * Mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế Bằng 9% chi thường xuyên các lĩnh vực chi (từ mục 2.1 đến mục 2.11) đã tính được theo mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên và được quy thành 100% để phân bổ cho từng cấp ngân sách như sau: Ngân sách cấp thành phố 66% Ngân sách cấp quận, huyện 30 % Ngân sách cấp phường, xã 4 % Đối với cấp thành phố và quận huyện phân bố đảm bảo chi hoạt động của bộ máy các đơn vị sự nghiệp (bao gồm: tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành và chi hành chính theo định mức 18.000.000 đồng/biên chế/năm); đảm bảo chi thực hiện các chương trình, đề án và nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực theo phân cấp. Cơ cấu như sau: Bảng 3.16. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế cấp quận, huyện Cấp Tổng số (%) Thuỷ sản Nông lâm ( %) Tài nguyên ( %) GTCC và KTTC ( %) Sự nghiệp KT khác ( %) Tổng số 100,00 10,70 2,55 60,75 26,00 Thành phố 66,00 6.35 0,65 43,25 15,75 Quận, huyện 30,00 3,00 1,25 15,50 10,25 Phường, xã 4,00 1,35 0,65 2,00 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) * Mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường Bằng 4,5 % tổng chi thường xuyên của các lĩnh vực (từ mục 2.1 đến mục 2.11), được quy thành 100% để phân bổ cho các cấp ngân sách như sau: Ngân sách thành phố Mức phân bổ bằng 93 % tổng mức chi sự nghiệp môi trường, đảm bảo kinh phí chi cho hoạt động bộ máy của đơn vị sự nghiệp (bao gồm: tiền lương, có khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành trên định biên được giao và chi hành chính theo định mức 80.000.000 đồng/biên chế/năm), chi cho công tác vệ sinh môi trường, chi quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị và nhiệm vụ khác về bảo vệ môi trường. Ngân sách quận, huyện Mức phân bổ bằng 5 % tổng chi sự nghiệp môi trường, phân bổ theo hệ số vùng cụ thể như sau: Bảng 3.17. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường cấp quận, huyện vùng Hệ số phân bổ Vùng 1 0,8 Vùng 2 1,0 Vùng 3 1,2 (Nguồn: Sở Tài chính TP. Đà Nẵng) c) Ngân sách phường, xã: Mức phân bổ bằng 2 % tổng chi sự nghiệp môi trường, tương ứng 10.000.000 đồng/phường, xã/năm. * Mức phân bổ chi khác ngân sách a) Ngân sách thành phố Bố trí theo khả năng ngân sách và nhiệm vụ được giao hằng năm, đảm bảo bằng 5 % trên tổng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ như: mục tiêu, chương trình theo Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn, trợ cấp tết nguyên đán, hỗ trợ chương trình hợp tác Quảng Nam, chương trình hợp tác Lào, kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế, Quỹ khen thưởng tập trung của thành phố và các mục tiêu, nhiệm vụ khác được thành phố giao. 3.3.2.2. Điểm mới của phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giai đoạn 2011-2015 so với các thời kỳ ổn định ngân sách trước đây * Về phân cấp thu ngân sách nhà nước Phân cấp thu ngân sách thời kỳ 2011-2015 kế thừa những kết quả đạt được của phân cấp thời kỳ 2007-2010, nhưng có những nội dung thay đổi như sau: 1. Thay đổi tỷ lệ điều tiết thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản trước đây là thuế chuyển quyền sử dụng đất. Để tạo động lực cho các quận, huyện, xã quản lý, khai thác tốt nguồn thu này trên địa bàn đồng thời chủ động trong việc sử dụng nguồn thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi của ngân sách cấp quận, huyện, cấp xã, phường. Do vậy, điều tiết thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản thu trên địa bàn thành phố được điều tiết về ngân sách cấp thành phố và ngân sách xã, phường; thu trên địa bàn quận, huyện điều tiết ngân sách xã, phường 100%. 2. Thay đổi tỷ lệ điều tiết thu tiền thuê mặt đất, mặt nước Để đảm bảo cân đối nguồn thu của ngân sách cấp thành phố đồng thời khuyến khích các quận, huyện, thành phố quản lý tăng cường khai thác và sử dụng hiệu quả về đất đai trên địa bàn các quận, huyện, thành phố, nên: thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đối với các doanh nghiệp nhà nước (kể cả doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức sở hữu) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngân sách cấp thành phố hưởng 100%. Đối với thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX và các hộ điều tiết 50% ngân sách cấp thành phố, 50% ngân sách cấp quận, huyện (hiện tại điều tiết 100% ngân sách cấp thành phố). 3. Thay đổi tỷ lệ điều tiết tiền sử dụng đất một số quận, huyện, thành phố Do đất hàng năm tăng thu mạnh so với dự toán UBND thành phố giao đầu năm (năm 2008: 354 tỷ đồng, tăng 37,8%; năm 2009: 357 tỷ đồng, tăng 19%; năm 2010: 536 tỷ đồng, tăng 106%, 9 tháng đầu năm 2011: 685 tỷ đồng, tăng 100,6%. Trong đó, các quận, huyện có nguồn thu tiền sử dụng đất lớn qua các năm như: TP Đà Nẵng: năm 2008: 145 tỷ đồng, tăng 1,7%; năm 2009: 172 tỷ đồng tăng 1,4%, năm 2010: 185 tỷ đồng tăng 23,5%, 9 tháng đầu năm 2011: 353 tỷ đồng tăng 93,4%; Hải Châu: Năm 2008: 34 tỷ đồng tăng 72,1%, năm 2009: 40 tỷ đồng tăng 52,4%, năm 2010: 89 tỷ đồng tăng 424,5%, 9 tháng đầu năm 2011: 100 tỷ đồng tăng 277,9%; Thanh Khê: Năm 2008: 18 tỷ đồng, tăng 57,2%, năm 2009: 19 tỷ đồng tăng 38,7%, năm 2010: 20 tỷ đồng tăng 54,9%, 9 tháng đầu năm 2011: 35 tỷ đồng tăng 132,1%;…). Để tập trung nguồn lực đầu tư một số công trình có quy mô lớn, trọng tâm, trọng điểm; mặt khác để khai thác cũng như quản lý tốt khoản thu này nên điều tiết một phần thu tiền sử dụng đất về ngân sách cấp thành phố đối với các quận, huyện có điều kiện kinh tế- xã hội thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện đối với các quận, huyện vùng núi cũng khai thác tốt nguồn thu để đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Do vậy: - Đối với số thu tiền sử dụng đất giao dự toán đầu năm: Sau khi trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ người có đất bị thu hồi và các chi phí liên quan khác (tạm tính TP Đà Nẵng bình quân là 80%, các quận, huyện còn lại bình quân là 30%), số thu tiền sử dụng đất còn lại được trích 30% để lập quỹ phát triển đất cấp thành phố theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ. Số thu tiền sử dụng đất sau khi trích lập quỹ phát triển đất điều tiết các cấp ngân sách thành phố, quận, huyện, xã: + TP Đà Nẵng: Điều tiết ngân sách cấp thành phố 40%, ngân sách thành phố và xã 60%; + Các quận, huyện còn lại: Điều tiết 02 cấp ngân sách quận, huyện, xã; - Đối với số thu tiền sử dụng đất vượt dự toán giao đầu năm của UBND thành phố: Sau khi trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ người có đất bị thu hồi và các chi phí liên quan khác (tạm tính TP Đà Nẵng bình quân là 80%, các quận, huyện còn lại bình quân là 30%), được điều tiết các cấp ngân sách như sau: + TP Đà Nẵng: Điều tiết ngân sách cấp thành phố 40%, ngân sách thành phố và xã 60%; + Các quận, huyện: Điều tiết ngân sách cấp thành phố 50%; ngân sách cấp quận, huyện và ngân sách cấp xã, phường 50%; - Riêng đối với các dự án dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện theo cơ chế giao quỹ đất cho nhà đầu tư hạ tầng kinh doanh khai thác thì số tiền sử dụng đất nhà đầu tư nộp vào ngân sách là số tiền chênh lệch giữa giá trị quỹ đất tạo vốn với giá trị công trình xây dựng kết cấu hạ tầng và các chi phí liên quan khác, UBND thành phố trình HĐND thành phố cơ chế điều tiết riêng; trường hợp dự án phát sinh giữa 02 kỳ họp, UBND thành phố xin ý kiến Thường trực HĐND thành phố quyết định và báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp gần nhất. 4. Thay đổi tỷ lệ điều tiết lệ phí trước bạ nhà đất trên địa bàn TP Đà Nẵng - Đối với lệ phí trước bạ nhà, đất trên địa bàn các quận, huyện: do nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các quận, huyện thấp. Năm 2010: thu NSNN trên địa bàn các quận, huyện (không bao gồm thu tiền sử dụng đất): 198.349 triệu đồng, chi thường xuyên: 1.733.024 triệu đồng. Dự kiến năm 2012: 223.618 triệu đồng, chi thường xuyên: 1.917.108 triệu đồng. Để các quận, huyện khai thác tốt nguồn thu và chủ động trong chi thường xuyên, nên giữ nguyên điều tiết 100% thuế GTGT của các cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, lệ phí trước bạ, nhà đất trên địa bàn các quận, huyện theo Nghị quyết 04/2007/NQ-HĐND. - Đối với lệ phí trước bạ nhà, đất trên địa bàn TP Đà Nẵng: căn cứ Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27/9/2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số quận, huyện để mở rộng địa giới hành chính TP Đà Nẵng. Để đảm bảo cân đối giữa nguồn thu với nhiệm vụ chi của TP Đà Nẵng trong giai đoạn ngân sách mới, xác định điều tiết các nguồn thu tối đa cho cấp dưới nhưng phải đảm bảo đủ nguồn cho ngân sách cấp thành phố điều hoà chung. Do vậy, thay đổi tỷ lệ điều tiết lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn phường của TP Đà Nẵng điều tiết 70% ngân sách cấp thành phố, 30% ngân sách phường (hiện hành: điều tiết thành phố 50%, phường 50%). * Phân cấp chi Ngân sách nhà nước - Nhiệm vụ chi của Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thành phố do ngân sách cấp quận, huyện đảm bảo (theo phân cấp chi NSNN trước đây, nhiệm vụ này do cấp thành phố đảm bảo). Tuy nhiên phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là nhân tố quan trọng trong cơ chế phân cấp quản lý ngân sách. Vì vậy để cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 phát huy hiệu quả hơn nữa, nên thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp bổ trợ sau đây: 3.3.3. Một số giải pháp có tính bổ trợ Một là, Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển 1. Chỉ đạo quyết liệt, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về vốn, về cơ chế, thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, nhất là các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm lợi thế của địa phương, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương. 2. Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế, lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để có chính sách khuyến khích phù hợp; 3. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch đất đai, tổ chức đấu giá công khai quỹ đất để tăng nguồn lực đầu tư phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình tái định cư. Hai là, Tăng cường hơn nữa công tác quản lý điều hành và sử dụng nguồn vốn NSNN 1. Tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện tốt các chính sách pháp luật về thuế, đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, đẩy mạnh xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế, tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc quyết toán thuế, thực hiện thu nộp vào NSNN đầy đủ kịp thời. 2. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án của địa phương, tập trung đầu tư cho các quận, huyện, xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện phát triển khó khăn; đẩy mạnh hoạt động cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay giải quyết việc làm, ưu tiên phát triển giáo dục - đào tạo - dạy nghề, nâng cao dân trí vùng nông thôn, tăng cường công tác bảo vệ sức khoẻ cho người dân. 3. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình của những ngành, lĩnh vực có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, đảm bảo hiệu quả đầu tư, phù hợp với khả năng ngân sách, chống đầu tư dàn trải và hạn chế nợ đọng. 4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm lành mạnh hoá nền tài chính, đi liền với cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong thừa hành nhiệm vụ, công khai rộng rãi, minh bạch hoá dự toán ngân sách các cấp, dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách và các đơn vị được ngân sách hỗ trợ. Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. 1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục trong các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Thực hiện tốt cơ chế một dấu - một cửa trong việc xử lý các công việc, tăng cường hiệu quả quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân. 2. Xây dựng mô hình quản lý thu thuế phù hợp, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền ở địa phương, tăng cường quyền giám sát của các tổ chức đoàn thể xã hội, người lao động và nhân dân, và sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan trong công tác quản lý thuế 3. Tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo, phương pháp dự báo, đánh giá tác động kinh tế vĩ mô và tác động từ bên ngoài đến kinh tế địa phương để kịp thời có phương án đối phó, hạn chế thấp nhất các tác động xấu mang lại 3.3.4. Các điều kiện thực hiện nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 3.3.4.1. Kinh tế - xã hội phát triển ổn định bền vững Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các chỉ tiêu chủ yếu phải đạt được mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII đề ra. Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) tăng bình quân 12%/năm; Xây dựng được môi trường sống, lối sống và đời sống văn hoá ở cơ sở, cộng đồng dân cư lành mạnh, tốt đẹp, phong phú, tạo được nền tảng cơ sở vật chất và hệ thống thiết chế văn hoá từ thành phố đến quận, huyện, xã. Đảm bảo ổn định chính trị, tình hình quốc phòng, an ninh được giữ vững, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 3.3.4.2. Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy tài chính địa phương Hoạt động của bộ máy tài chính ở địa phương hiện nay gồm các cơ quan liên quan như: cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan Thuế, cơ quan Bảo hiểm …trong đó vai trò của cơ quan tài chính là hết sức quan trọng vừa trực thuộc sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương vừa trực thuộc và chịu sự chỉ đạo Bộ Tài chính về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó để việc thực hiện phân cấp quản lý NSNN đạt hiệu quả cao đồi hỏi cần phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ công chức viên chức trong quản lý tài chính ngân sách. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo các điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 3.3.4.3. Về khung pháp lý Phải tạo được môi trường pháp lý phân cấp rõ ràng, ổn định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý kinh tế, quản lý ngân sách nhà nước đối với từng cấp chính quyền địa phương. Xoá bỏ các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu lạc hậu, ban hành đầy đủ các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp, có tính khoa học và khả thi cần thiết, đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện cho ngân sách các cấp chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành ngân sách. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính phải được củng cố và tăng cường, phân dịnh rõ nhiệm vụ của các cơ quan: Thanh tra tài chính, Thanh tra nhà nước, kiểm toán, tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Tóm lại, qua nghiên cứu chương này, luận văn rút ra một số nội dung cơ bản sau: - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN ở địa phương phải được thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính, kinh tế - xã hội. Phải bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên và tính tự chủ của ngân sách cấp dưới. - Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp cần được ổn định lâu dài, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng cấp chính quyền địa phương. - Để có thể thực hiện được các giải pháp đề xuất, cần có điều kiện và môi trường phù hợp như khung pháp lý đồng bộ, rõ ràng; kinh tế phát triển bền vững, chính trị ổn định và trình độ quản lý của những nhà hoạch định chính sách và bộ máy tham gia vào quá trình quản lý và điều hành ngân sách. để đạt được mục tiêu, hiệu quả mong muốn. KẾT LUẬN Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là một nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Do vậy việc phân cấp phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về NSNN, phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội ở địa phương. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu để hoàn thiện về mặt nhận thức lý luận, thực tiễn cũng như tìm ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau: - Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của NSNN, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, làm rõ cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. Nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp nhằm quản lý ngân sách hiệu quả hơn, phát huy vai trò và chức năng của ngân sách nhà nước với tư cách là phương tiện vật chất duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước và công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. - Về thực tiễn, luận văn đã nêu khái quát thực trạng cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở cả 2 thời kỳ ổn định ngân sách (thời kỳ 2004 – 2006) và (thời kỳ 2007 – 2011), những tác động tích cực và những tồn tại, vướng mắc. Rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ở địa phương trong thời gian tới. - Xuất phát từ quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020. Luận văn nêu lên một số vấn đề chung về quan điểm, mục tiêu hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách ở địa phương trong giai đoạn tới. Đó là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm quản lý thống nhất hệ thống NSNN bằng việc phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện thu, chi NSNN, phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng tại chỗ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Luận văn cũng khẳng định quan điểm phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phải phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội ở địa phương, nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngân sách cấp trên phải giữ vai trò chủ đạo, chi phối, điều hoà; ngân sách cấp dưới phát huy được tính chủ động, sáng tạo. - Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp có tính bổ trợ và các điều kiện để thực hiện các giải pháp, với mong muốn góp phần hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trở thành công cụ quan trọng trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài chính (1996), Hướng dẫn Luật NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội. Bộ Tài chính (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. Bộ Tài chính (1997), Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội. Bộ Tài chính (1997), Hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã, , phường, Nxb Tài chính, Hà Nội. Bộ Tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, Hà Nội. Bộ Lao động (2001), Những quy định pháp luật về tài chính, ngân sách xã, phường, , Nxb Lao động, Hà Nội. Chính Phủ (1996), Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý lập, chấp hành và quyết toán NSNN, Hà Nội. Cục Thống kê Đà Nẵng (2001), Niên giám thống kê 2005 – 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. Đặng Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế Việt Nam - thực trạng và triển vọng, tr. 185. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII Quốc hội khóa XI, kì họp thứ hai (2002), Luật Ngân sách Nhà nước; Chính phủ nước CHXHCN VN (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết thi hành Luật NSNN; Bộ Tài chính (2003), Thông tư hướng số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Nghị quyết số 99/2010/NQ-HĐND ngày 02/12/2010 của về việc phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2009. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Nghị quyết số 104/2010/NQ-HĐND ngày 03/12/2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2011, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo Luật Ngân sách Nhà nước Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Nghị quyết số 106/2010/ NQ-HĐND ngày 03/12/2010 của hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về dự toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách thành phố Đà Nẵng năm 2011. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Tờ trình số 7256/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2010; Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 19/01/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2010. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011),Nghị quyết số 27/2012/NQ-HĐND ngày 04/02/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2011. Võ Đình Hảo (1992), Quản lý NSNN ở Việt Nam và các nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. Trương Mộc Lâm (1993), Tài chính học, tr. 29. Nguyễn Công Nghiệp (1991), Thực trạng và xu hướng cải cách NSNN và NSĐP ở các nước tư bản phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội. Bùi Đường Nghiêu (2000), Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, tr. 149, 249. Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới NSNN, tr. 8-13- 20-190. Tào Hữu Phùng (2001), "Phân cấp NSNN trong Luật NSNN: Một số cơ chế cần sửa đổi bổ sung", Tài chính, (9), tr. 33-34. Đào Xuân Sâm (2000), Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1992), Ngân sách nhà nước, tr. 347-351- 352-356. Trường Đại học nhân dân Trung Hoa (1999), Cải cách kinh tế, tài chính Việt Nam và Trung Quốc - Thành tựu và triển vọng, Nxb Tài chính, Hà Nội. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1999), Quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Minh Tân (2000), Tài chính Việt Nam thực trạng và giải pháp (giai đoạn 1991 - 2000), Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Minh Tân (2001), Đổi mới quy trình lập, chấp hành, quyết toán NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Minh Tú (2001), Một số vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_hoan_chinh_ngay_20_5_6626.doc
Luận văn liên quan