Bạn thực sự đã nhận thấy tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống cũng như trong học tập? Vậy làm thế nào để phát huy nó, làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả?Bài tiểu luận dưới đây sẽ phân tích vấn đề: "Phân tích các phương pháp rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người.Liên hệ với việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc của cá nhân trong hoạt động thực tiễn"
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các phương pháp rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu:
Bạn thực sự đã nhận thấy tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống cũng như trong học tập? Vậy làm thế nào để phát huy nó, làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả?Những câu hỏi ấy đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích các phương pháp rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người.Liên hệ với việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc của cá nhân trong hoạt động thực tiễn”cho phần bài tập học kì của mình.
Néi dung:
1.KHÁI NIỆM TRÍ TUỆ CẢM XÚC:
Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau.Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm thấy được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên cho nó một cách đúng đắn – Ewa Chalimoniuk, một nhà tâm lý học nói như vậy.Trong khi đó hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey và John Mayer cho rằng trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân(1).Theo Bar – On thì trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép của môi trường(2).
Từ những quan niệm khác nhau ấy ta có thể đi tới định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp.”
2.KHÁI NIỆM CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CẢM XÚC(EQ):
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Goleman, mỗi cá nhân đều có một năng lực cảm xúc – Emotional Intelligent (EI).EI là khả năng cảm nhận, hiểu và đồng cảm được với cảm xúc của người khác.Thấy một em bé bị gãy tay chảy máu đang đau đớn, chúng ta cảm được nỗi đau của bé và tìm cách giúp đỡ bé vượt qua cơn đau. Khi thấy ai đó ăn một miếng chanh và nhăn mặt vì quá chua, bạn sẽ chảy nước miếng vì nhớ tới cảm giác cực kỳ chua của trái chanh, nếu bạn đã từng nếm thử. Năng lực cảm xúc giúp chúng ta hiểu được và cảm được người khác, phán đoán được những nhu cầu, những phản ứng của họ.
Độ lớn của Năng Lực Cảm Xúc sẽ được xác định bằng chỉ số EQ – Emotional Quotient. EQ cũng là một dạng năng lực bẩm sinh tương tự như IQ (tức chỉ số thông minh – Intelligent Quotient), nhưng EQ lại nằm ở khả năng “đọc” được cảm xúc của người khác và khả năng “kiểm soát” được cảm xúc của chính bản thân mình.
3.VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC:
Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng được khẳng định trên các khía cạnh:
- Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hoá của các ứng xử.
- Cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí tuệ nói riêng của con người.
(1).Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Tâm lí học trí tuệ, Nxb.Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001. tr.175
(2).Trần Kiều (Chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.98
Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ trên hai phương diện:
+ Là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó.
+ Là người hướng đạo cho hành động đó.
- Vai trò của trí tuệ cảm xúc còn được thể hiện ở việc xây dựng tốt các mối quan hệ con người (quan hệ gia đình, quan hệ công việc, quan hệ bạn bè…)thông qua quá trình đồng cảm; đảm bảo cho não bộ diễn ra bình thường và tránh được những căn bệnh tinh thần như sự lo sợ, sự trầm cảm, sự giận dữ, thái độ bi quan chán nản…ảnh hưởng tới cuộc sống con người.(1)
4.CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC:
Theo Bar-on cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn thành phần:
- Năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc lộ mình.
- Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác.
- Năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh, và kiểm soát, làm chủ xúc cảm của mình.
Coleman lại đưa ra cấu trúc trí tuệ cảm xúc gồm hai thành phần:
- Năng lực cá nhân gồm:
+ Tự biết mình.
+Tự kiểm soát, quản lí mình.
- Năng lực xã hội gồm:
+Nhận biết các quan hệ xã hội:
+Quản lý và điều khiển các quan hệ xã hội.(2)
Tuy vậy trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc có các thành phần không thể thiếu được và có nhiều tác giả quan tâm đó là:
- Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc bản thân.
- Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác.
- Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác.
- Sử dụng cảm xúc để định hướng hành động.
5.CÁC PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN ĐỂ HOÀN THIỆN CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆC RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN:
5.1.Hiểu được cảm xúc của bản thân:
Mặc dù luôn bị cảm xúc tác động và dẫn dắt, nhưng hầu như chúng ta chưa quan tâm để hiểu về cảm xúc.Có hiểu rõ được cảm xúc của bản thân thì mới không để cho chúng chế ngự.Đồng thời hãy tự đánh giá lại cảm xúc của bản thân để biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn?Bạn có sẵn sàng thừa nhận mình không phải là người hoàn hảo và sửa đổi để trở thành một người tốt hơn?Hãy mạnh dạn đánh giá bản thân mình một cách chân thật để từ đó phát huy hoặc tìm cách khắc phục, nhờ vậy mà làm việc một cách có hiệu quả và có thể giúp bạn có những thay đổi quan trọng trong cuộc đời.Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ cảm xúc của bản thân chính là thành tố quan trọng nhất trong việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc.
Biện pháp này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
a)Tăng thêm năng lực nhận biết và gọi tên cảm xúc
(1):.Daniel Goleman, Trí tuệ cảm xúc, Nxb.Lao động – xã hội, Hà Nội 2008
(2).Trần Kiều (Chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.103,104
Tùy vào tốc độ và chất lượng dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, não bộ sẽ cho ta các dạng cảm xúc khác nhau.Chúng ta có thể phân các cảm xúc ra làm 3 dạng cơ bản là cảm xúc tốt, cảm xúc trung bình và cảm xúc xấu.Nhận biết và gọi tên đúng cảm xúc của bản thân sẽ giúp chúng ta thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó.Khả năng thích nghi cho phép ta hoạt động tốt hơn.
b)Hiểu được nguyên nhân của những cảm xúc:
Tại ban bạn lại giận dữ?Tại sao bạn lại tỏ ra khó chịu?Hãy lắng nghe chính bản thân mình và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy để tìm ra đâu là nguyên nhân khiến cho mình không kiềm chế được cảm xúc thì bạn mới có thể tìm được cách thoát ra khỏi những cảm xúc không tốt và cư xử một cách phù hợp.
c)Nhận biết sự khác nhau giữa cảm xúc và hành động:
Bạn có thể có một cảm xúc xấu nhưng hành động mà bạn làm có thể là hành động giống với cảm xúc, cũng có thể là hành động khác với cảm xúc của bạn.Điều ấy tạo nên sự khác biệt rất lớn.Chính vì vậy bạn cần nhận biết được sự khác nhau giữa cảm xúc và hành động.Cảm xúc là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời và không ổn định.Hành động là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của hoạt động, hướng tới đạt được mục đích cụ thể.Hay nói cách khác cảm xúc là những gì ở bên trong còn hành động là những cái mà mình thể hiện ra bên ngoài.Sử dụng cảm xúc để điều chình hành vi, cảm xúc có thể là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó.
Liên hệ với cá nhân: Trước hết việc đầu tiên là tôi làm bài trắc nghiệm để biết chỉ số EQ của mình là bao nhiêu từ đó có phương pháp rèn luyện cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.Sau khi làm bài trắc nghiệm EQ tôi nhận thấy chỉ số trí tuệ của mình không được cao lắm, tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc chính vì vậy mà tôi đã đặt ra mục tiêu là phải rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mình.Sau một thời gian học tập và nghiên cứu về vấn đề này, tôi đã nhận thấy một số phương pháp rất hữu ích.Và với từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống tôi sẽ sử dụng phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho phù hợp.
Bình thường những lúc cảm thấy khó chịu, chẳng bao giờ tôi đi tìm nguyên nhân cho những cảm xúc ấy nên dẫn tới hậu quả là tôi thường xuyên tỏ ra cáu kỉnh, bực tức khiến cho mọi người xung quanh không quý mến tôi lắm.Chính vì vậy, tôi bắt đầu tìm cách hiểu cảm xúc của bản thân.Mỗi lúc cảm thấy khó chịu tôi thường nghĩ trong đầu tại sao mình lại phải khó chịu?Việc ấy có đáng để mình phải như thế không?Mình tỏ ra bức tức, cáu kỉnh có đem lại hậu quả tốt đẹp không?
Tôi có một tính là rất ghét phải đứng chờ người khác và tôi cũng không bao giờ để người khác phải chờ mình.Tôi có một người bạn lần nào hẹn tôi người ấy cũng để tôi phải chờ và đưa ra rất nhiều li do để biện minh cho việc ấy.Nhưng tôi không nghe, tôi chỉ biết tỏ ra cáu kỉnh, bực tức thậm chí là mắng người bạn đó mặc dù tôi biết đôi khi bạn ấy tới muộn vì những lí do rất chính đáng.Và khi học về phần trí tuệ cảm xúc tôi nhận ra rằng mình như thế là không được.Mỗi lần đứng đợi bạn ấy tôi tự đưa ra cho mình những câu hỏi như trên, và tôi đã nhận ra rằng tôi tỏ ra khó chịu, mặt mày cau có chỉ khiến cho buổi đi chơi của tôi và bạn ấy trở nên nặng nề, không hề có niềm vui.Và cái việc đứng chờ một người để người ấy hoàn thành xong công việc của mình không có gì là không tốt cả.Chính vì có được câu trả lời như vậy mà tôi đã không tỏ ra bực tức nữa, tôi chỉ nói những câu nói rất nhẹ nhàng nhắc nhở bạn ấy và bạn ấy từ đó cũng dần dần sửa đổi.Kết quả tốt hơn rất nhiều so với việc tôi mắng bạn ấy và bắt bạn ấy không được phép đi muộn.Tôi cũng đã rèn luyện phương pháp này trong nhiều tình huống khác nữa trong cuộc sống.Việc rèn luyện chỉ số trí tuệ cảm xúc phải được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn trong cuộc sống có như vậy mới đạt hiệu quả cao.
5.2.Chế ngự cảm xúc bản thân:
Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn suy nghĩ kĩ trước khi hành động. Nhờ biết chế ngự cảm xúc của bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.
Muốn chế ngự cảm xúc bản thân, đòi hỏi cá nhân phải:
a)Chế ngự được sự tức giận:
Có một số biện pháp chúng ta có thể sử dụng để chế ngự được sự tức giận:
- Trước tiên phải nhận dạng ra sự tức giận: Cần khẳng định rõ là mình đang bị tức giận để dễ có cách đối phó.
- Xem tức giận như một dấu hiệu, nhưng không cần phải lẩn tránh nó, nhất là cố gắng đè nén.Chỉ cần ý thức được rằng tức giận “như là một dấu hiệu báo động cần chúng ta phải lưu tâm đến”.
- Cần tỉnh táo biết mình tức giận về cái gì.Cái mà các nhà tâm lý gọi là tình trạng “thiếu hụt, khiếm khuyết” là đối tượng của cơn giận.Không ai tự tin được khi bị người khác quát tháo, vì thế khi muốn “trả đũa” ta cần phải tỉnh táo nhìn sâu vào nguyên do hành động của người khác và của mình.
- Trong trường hợp bị người khác rầy oan, chúng ta nên tìm cách đối thoại với chính mình.Trước hết hãy cứ chấp nhận cơn giận dữ, đừng phản ứng.Đừng có thành kiến và phản ứng theo thành kiến vì khi ta cứ nghĩ trong đầu rằng mình bị bất công liên tục thì giận dữ sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều.Cứ tự nhủ “cái này không đáng cho mình giận, thậm chí bận tâm”.
Rồi sau đó mới bình tĩnh giải quyết vấn đề, như vậy thì vấn đề sẽ được chúng ta giải quyết một cách hợp lý hơn.Từ đó còn giúp ta rèn luyện thêm lòng vị tha và tính kiên nhẫn.
b)Ứng xử khoan dung:
Ứng xử khoan dung là khi bạn biết tha thứ, độ lượng với lỗi lầm, thiếu xót của người khác.Sự phân biệt đối xử, kỳ thị, cố chấp, sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn … đều là những biểu hiện của việc ứng xử thiếu khoan dung.Những thái độ và hành vi thiếu khoan dung gây nên sự tổn thương cho người khác và làm cho mối quan hệ xấu đi.Nguyên nhân sâu xa của thiếu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, ích kỷ và nỗi sợ hãi.Những thái độ và việc làm khoan dung giúp cho cuộc sống bớt căng thẳng, các xung đột được giải quyết một cách hòa bình, và làm cho bầu không khí giữa con người trở nên thân thiện, cởi mở.
c)Hoà đồng với mọi người:
Sống để hoà đồng với mọi người không phải là chuyện khó nhưng cũng không dễ như mọi người từng nghĩ.Hãy luôn tươi cười, niềm nở với những người xung quanh, ở bên họ những lúc họ gặp khó khăn và san sẻ với họ những niềm vui, nỗi buồn.Hoà đồng với mọi người sẽ giúp bạn có thêm bạn bè trong cuộc sống, có thêm nguồn động viên, an ủi mỗi khi bạn gặp khó khăn.Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có thể một mình giải quyết được tất cả công việc mà lúc nào chúng ta cũng cần có những người bạn ở bên để giúp đỡ.Để làm việc tốt, bạn cần học cách sống hoà đồng.
Trước hết, hãy coi trọng những người xung quanh, tôn trọng bố mẹ, bạn bè, thầy cô,…và tôn trọng chính bản thân bạn nữa.Sau đó hãy cởi mở với tất cả mọi người.Những người sống cởi mở thường gây được thiện cảm với những người xung quanh.Bạn nên bàn luận về những gì mà mọi người quan tâm, đừng chỉ lúc nào cũng nói về công việc, hãy tìm tới những câu chuyện cuốn hút khác.Cần biết cách đối thoại, nếu như bạn tham gia một cuộc họp, tại đó đang thảo luận về vấn đề nào đó, thì việc không ngắt lời người đang nói được coi là một biểu hiện có văn hóa.Và hãy nói lời cảm ơn, xin lỗi những khi cần thiết.Khi bạn mắc phải sai lầm, đừng đổ lỗi cho người khác.Hãy nói xin lỗi một cách chân thành và tìm cách giải quyết bởi chúng ta là con người mà con người thì chẳng ai là hoàn hảo, ai cũng có những lúc mắc phải lỗi lầm.
d)Tăng khả năng làm chủ bản thân:
Làm chủ bản thân là làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi; làm sao cho có sự hoà hợp cân đối giữa tiếng nói của lý trí và con tim.Trong cuộc sống này, có rất nhiều cám dỗ, nếu bạn không biết làm chủ bản thân bạn sẽ đánh mất chính mình.Hãy là chính bản thân bạn, đừng bắt chước ai cả, hãy làm việc, học tập vì chính bản thân mình và gia đình.
- Trước những cơn xúc động mạnh mẽ, đừng nói gì hết, đừng viết gì hết, đừng quyết định điều gì.Tạm thời ngưng lại những hành vi cụ thể đang bị ảnh hưởng tai hại của những cơn xúc động.
- Sự im lặng giúp ổn định sự thăng bằng nội tâm, sự phán đoán và chúng ta sẽ trở nên sáng suốt và khách quan hơn
- Vận dụng năng khiếu và tâm lý, nếu chịu khó suy nghĩ, chúng ta sẽ tìm được cho mình một cảm giác tự tin .
Làm chủ bản thân buộc mỗi người :
“Cần phải suy nghĩ, và đừng vội gặt lúa non, để phải cầm chắc sự thất bại. Đối với những người không làm chủ được bản thân họ dễ thất bại, và rồi sự thất bại ấy sẽ dìm họ vào sự suy sụp tinh thần.” - Raymond de St Laurent đã nói.
Tập làm chủ bản thân là tập sự trầm tĩnh, vì trong sự trầm tĩnh chúng ta có thể dễ nhận thấy bản thân và kiểm soát mình hơn.Sự trầm tĩnh có được chính là một sức mạnh. Nó ngăn không cho nguồn nghị lực của chúng ta bị phân tán và bị tiêu hao một cách vô ích.
Làm chủ bản thân qua việc tập luyện cho mình thói quen.R.de St Laurent đã nói:“Luôn chuẩn bị sẵn cho mình những điều kiện để đối phó với những khó khăn có thể gặp phải, vạch cho mình thái độ ứng xử phù hợp với mỗi tình thế.”Tập làm chủ bản thân là tập cho mình sự chịu đựng những trái ý, những thiếu thốn, chấp nhận những điều không thuận lợi, tập kiên trì, làm việc đến cùng với tinh thần trách nhiệm dù sự việc xảy ra không như dự tính hay lòng mong muốn.
Liên hệ với cá nhân: Phải nói là trước đây, tôi nổi tiếng là người dễ bị kích động, dễ nổi nóng.Chính tôi cũng cảm thấy như vậy nhưng đôi khi tôi không thể kiềm soát được cảm xúc của mình, và trong những lúc như thế tôi thường nói ra những câu nói hay những hành động không chín chắn khiến sau đó tôi phải cảm thấy ân hận.Sau khi bình tĩnh lại, có thời gian xem xét vấn đề thì tôi cảm thấy đôi khi người sai lại chính là bản thân mình.Tôi cũng đã từng chứng kiến cảnh con cái cãi nhau với bố mẹ và chỉ vì không kiềm chế được cảm xúc mà người con đã bỏ nhà ra đi.Thật sự tôi đã hiểu khả năng làm chủ cảm xúc bản thân là rất quan trọng vậy nên tôi bắt đầu học cách chế ngự những cảm xúc của mình.Trong nhiều trường hợp khi tôi gặp phải những chuyện khiến mình không vừa ý, khiến tôi có thể nổi nóng, ngay lập tức tôi chế ngự sự tức giận ấy lại ngay theo những cách mà ở bên trên tôi đã phân tích.
Có một lần người bạn mượn tôi một quyển sách mà đối với tôi quyển sách ấy là một thứ rất quan trọng, đó là quyển sách mà bố tôi đã mua tặng tôi cái ngày tôi đỗ Đại học.Tôi thật sự rất quý trọng quyển sách ấy.Nhưng cũng vì đó là một người bạn khá thân với tôi nên tôi đã cho mượn.Một vài ngày sau khi gặp tôi người bạn ấy nói xin lỗi vì đã làm mất quyển sách, thật sự khi ấy tôi rất buồn và cảm thấy không thoải mái một chút nào cả.Tôi nhận thấy mặt tôi bắt đầu nóng ran và tâm trạng không được tốt.Tôi biết khi ấy tôi giận vì quyển sách mà tôi đã giữ gìn rất cẩn thận đã bị một người khác làm mất, và đó không phải là lỗi của tôi.Tôi giận người bạn của mình.Nhưng tôi đã cố gắng kiềm chế, tôi hít thở một cách đều đặn và lắng nghe người bạn mình nói vì sao làm mất quyển sách.Người bạn ấy xin lỗi tôi một cách rất chân thành và tôi đã tha thứ.Nếu là trước đây tôi sẽ chẳng bình tĩnh lắng nghe người bạn ấy nói đâu, tôi sẽ nói những câu khiến tôi xả được cơn giận và làm những việc chẳng ra đâu vào đâu.Nhưng lần ấy nhờ làm chủ được bản thân mà tôi đã không làm mất lòng ai cả, sau hôm ấy khi về nhà tôi có kể lại với bố tôi và bố tôi cũng không giận tôi một chút nào về việc tôi làm mất sách ngược lại còn khen tôi đã biết làm chủ cảm xúc của bản thân nữa cơ.Từ đó về sau, trong những trường hợp tương tự tôi đều cố gắng chế ngự cảm xúc của mình, bởi như thế tôi sẽ không làm tổn thương tôi, cũng không làm tổn thương những người xung quanh tôi nữa.Tôi cũng học luôn cả cách sống hoà đồng với mọi người xung quanh và dường như cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều.
5.3.Tăng cường khả năng đồng cảm
Đây có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc.Đồng cảm là việc bạn cảm thông và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn.Những người có khả năng đồng cảm thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất.Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người.Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở.
Để tăng cường khả năng đồng cảm đòi hỏi mỗi cá nhân cần:
a)Tự đặt bản thân mình vào vị trí người khác để xem xét vấn đề:
Khi giải quyết một vấn đề, ta cần xém xét vấn đề ấy từ nhiều góc độ khác nhau.Chính vì vậy, trong mọi trường hợp bạn cần đặt bản thân mình vào vị trí người khác, nghĩ xem khi ở trong hoàn cảnh của người ấy thì mình sẽ xử sự như thế nào?Và nếu những quyết định của bạn sẽ làm ảnh hưởng tới những người khác thì hãy đặt mình vào vị trí của họ và thử nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu người khác làm việc ấy với bạn?Bạn có muốn điều đó xảy ra với mình không?Nếu thật sự bạn phải làm như thế, bạn sẽ làm gì để giúp người đó vượt qua những ảnh hưởng từ việc mà bạn sẽ làm mang lại?Hãy đặt mình vào vị trí của người đối diện và cởi mở hơn để có thể chấp nhận quan điểm và nhu cầu của họ.Từ việc hiểu cảm xúc của chính mình bạn sẽ hiểu được cảm xúc của những người xung quanh.
b)Thấu hiểu tình cảm người khác:
Có thấu hiểu tình cảm người khác thì ta mới hiểu được tại sao trong hoàn cảnh ấy, tình huống ấy người ta lại có cảm xúc như vậy.Như khi A và B yêu nhau và ta biết điều ấy thì ta sẽ hiểu khi thấy B đi cùng một người khác giới và tỏ ra rất thân thiết thì A sẽ cảm thấy như thế nào và từ đó ta biết cách thể hiện cảm xúc cho phù hợp và không làm tổn thương tới những người xung quanh.
c)Biết lắng nghe người khác:
Liệu bạn đã thực sự biết cách lắng nghe người khác?
Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày chúng ta luôn có nhu cầu muốn người khác phải lắng nghe khi mình đang nói.Ai cũng muốn người khác phải lắng nghe mình nhưng chính bản thân lại ít khi chịu lắng nghe khi người khác nói?Hãy thử tưởng tượng bạn đang lên thuyết trình cho phần bài tập nhóm của môn Tâm lý học đại cương.Bạn rất say sưa trình bày nội dung của phần bài tập nhưng khi nhìn xuống thì mọi người đang “thả hồn theo mây gió”. Người thì đang viết, người đang thảo luận, vài người đang lắng nghe bạn nhưng họ không có biểu hiện gì là hiểu bạn cả…Khi đó bạn cảm thấy thế nào?
Vì sao nên lắng nghe?Khả năng lắng nghe của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ với những người xung quanh.Lắng nghe là một kỹ năng mà nếu cố gắng trau dồi chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn.Bằng cách trở thành một người lắng nghe tốt, bạn sẽ cải thiện được năng suất làm việc của mình, gây ảnh hưởng, thuyết phục và thương lượng thành công với người khác.Hơn nữa, bạn cũng sẽ tránh được những mâu thuẫn và hiểu nhầm đáng tiếc.Nhưng lắng nghe như thế nào cho đúng?Không phải ai ta cũng nghe, gì ta cũng nghe, đó không phải là biết lắng nghe.Chúng ta lắng nghe phải có chọn lọc. Nghe những gì phù hợp và có ích cho mình, nghe để tiếp thu, tích luỹ kiến thức.
Làm thế nào để biết lắng nghe?Cách để trở thành một người lắng nghe tốt là bạn thường xuyên thực hành “lắng nghe chủ động”. Để hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, hãy thử nghĩ xem bạn có còn đủ hào hứng để tiếp tục câu chuyện nữa không khi bạn nghi ngờ người giao tiếp với bạn không chú ý lắng nghe điều bạn đang nói. Rõ ràng đến một lúc nào đó khi bạn cảm thấy mình đang nói chuyện với một “bức tường” thì bạn sẽ không còn muốn tiếp tục cuộc nói chuyện nữa.
Để làm được điều này bạn phải quan sát người nói. Đừng để bản thân mất tập trung bởi những việc xảy ra xung quanh hoặc bởi những lý lẽ mà bạn cố tìm để đáp trả ngay khi họ nói xong.
Bạn có thể cho người giao tiếp với mình biết rằng bạn đang lắng nghe bằng cách gật đầu hoặc đơn giản chỉ nói “ừ, ồ”.Không nhất thiết bạn phải đồng ý với quan điểm của họ, bạn chỉ cần cho họ biết rằng bạn đang lắng nghe họ mà thôi.Hãy sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và những dấu hiệu khác để cho họ biết bạn đang lắng nghe.
Bạn cũng nên khéo léo trong việc trả lời, làm sao để câu trả lời của bạn khuyến khích người nói tiếp tục mạch trình bày của họ.Trong khi việc gật đầu và nói “ừ nhỉ” thể hiện sự quan tâm của bạn đến người nói, thì việc thỉnh thoảng đưa ra một câu hỏi hoặc một lời bình luận để tóm lại những gì họ đang nói cho thấy bạn hiểu rất rõ thông điệp họ muốn đưa ra.
Hãy ý thức tầm quan trọng của lắng nghe, và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và lâu dài với mọi người xung quanh.Nếu bạn cảm thấy cực kì khó khăn để tập trung vào những gì người khác đang nói, hãy cố nhẩm lại những gì họ nói – điều này sẽ củng cố thêm thông điệp của họ và giúp bạn kiểm soát được ý nghĩ của mình.
Liên hệ với cá nhân: Đối với phương pháp này, tôi đã có cơ hội rèn luyện nó rất nhiều lần và hiệu quả mà tôi đã đạt được thật sự đáng ngạc nhiên.Trước đây trong những buổi thuyết trình bài tập nhóm, nói thật là ngoài nghe nhóm tôi thuyết trình ra tôi luôn có xu hướng thờ ơ và không quan tâm lắm tới những bài thuyết trình của nhóm khác.Nhưng khi học về phần trí tuệ cảm xúc của môn Tâm lí học đại cương và làm phần trắc nghiêm EQ thật sự tôi đã nghĩ mình cần phải thay đổi.Hôm đó là buổi thuyết trình bài tập nhóm 1 của môn Tâm lí học đại cương, có một bạn của nhóm khác lên thuyết trình.Tôi nhìn quanh và nhận thấy rằng cả lớp hầu như không ai nghe, người cầm điện thoại, người chép bài, người nói chuyện….và tôi đã thử đặt mình vào trong hoàn cảnh của bạn gái lên thuyết trình.Có lẽ nếu tôi là bạn ấy tôi sẽ cảm thấy khá bực bội.Khi hiểu được cảm xúc của bản thân thì tôi đã có thể hiểu được cảm xúc của người bạn đó.Nhóm bạn ấy chắc chắn cũng đã giành rất nhiều tâm huyết cho phần bài tập của mình, nhưng khi thể hiện nó ra cho mọi người cũng biết thì chẳng ai chú ý.Không phải chỉ có trong môn Tâm lí học đại cương mà hầu hết trong tất cả các môn học khác giờ thuyết trình bài tập đều có tình trạng như vậy.Và tôi bắt đầu học cách lắng nghe, cả buổi hôm ấy tôi chăm chú lắng nghe tất cả những nhóm khác ngoài nhóm tôi lên trình bày, lượng kiến thức thu được khá nhiều và đặc biệt tôi cảm thấy rất thoải mái và hứng thú.Không còn cái cảm giác mệt mỏi và buồn chán như mọi buổi thuyết trình khác.Và trong tất cả những môn học khác, tôi đều chú ý lắng nghe và sau đó đều có thể đưa ra quan điểm của mình.Trong một vài tình huống khác trong cuộc sống, tôi đều học cách lắng nghe, chia sẻ với những nỗi buồn của mọi người.Học cách hiểu những người xung quanh tôi và cảm xúc của họ.Thật ra việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc không có gì là khó khăn cả, chỉ cần chú ý một chút tới mọi người xung quanh và bản thân mình đồng thời có phương pháp thích hợp với từng trường hợp trong cuộc sống là bạn và tôi sẽ thành công thôi.
5.4.Xây dựng tốt các quan hệ xã hội:
Ông vua thép của Mỹ - Andrew Carnegie đã từng nói: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”.Khi chúng ta xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội, ta sẽ có thêm điều kiện để tiếp xúc với mọi người xung quanh, có điều kiện để hiểu thêm về cảm xúc của mọi người, nhìn vào người khác để đánh giá lại chính bản thân mình, hiểu cảm xúc người khác cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về cảm xúc của chính mình từ đó mà có những cách cư xử hợp lý nhất.Để xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội, chúng ta cần rèn luyện:
a)Năng lực phân tích và hiểu được quan hệ xã hội:
Hãy học cách phân tích một mối quan hệ xã hội và hiểu được mối quan hệ xã hội đó.Có hiểu chúng ta mới có thể tìm ra những điểm còn hạn chế trong các mối quan hệ từ đó tìm cách phù hợp để khắc phục những điểm còn hạn chế và phát huy những điểm tích cực.Có phân tích và hiểu được các quan hệ xã hội ta mới có thể xây dựng tốt các quan hệ xã hội.Hãy khéo léo quan sát, để ý tới những mối quan hệ xã hội xung quanh mình và bạn sẽ nhận thấy những điều bất ngờ.
b)Khả năng giải quyết xung đột:
Cần phải giữ thái độ tích cực và quyết đoán khi giải quyết xung đột.Nếu như đó là xung đột giữa hai người bạn của bạn thì trước hết bạn cần lắng nghe hai bên trình bày và giải thích quan điểm của mình đồng thời nghe họ đánh giá về đối phương.Và ta cần xem xét kĩ lợi ích của hai bên trong vụ xung đột.Tiếp đó thu thập thêm thông tin, yêu cầu hai bên cung cấp thêm thông tin đồng thời lấy thêm thông tin từ mọi người xung quanh và cần phải xác định được đâu là thông tin chính xác, có giá trị.Tìm hiểu rõ nguyên nhân tạo ra xung đột, liệt kê tất cả những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và xác định đâu là nguyên nhân quan trọng nhất.Từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.
c)Tự tin và khôn khéo trong giao tiếp:
Trong giao tiếp, trong văn hoá ứng xử với những người xung quanh tự tin và khôn khéo là hai yếu tố rất quan trọng.Có tự tin bạn mới dám đưa ra những suy nghĩ cũng như quan điểm của mình, có tự tin bạn mới thể hiện được suy nghĩ của bạn một cách thông minh và dí dỏm nhất.Từ đó mà cuốn hút được mọi người hướng về phía bạn.Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc.Vấn đề không phải ở chỗ tình huống đó, công việc đó khó khăn như thế nào mà quan trọng là ở chỗ bạn sẽ xử lý tình huống ấy ra sao.Sự tự tin, khôn khéo trong giao tiếp cùng với một số những yếu tố khác sẽ giúp bạn xây dựng tốt hơn các mối quan hệ xã hội.
d)Gần gũi và cởi mở với mọi người:
Bạn nên gần gũi và cởi mở với mọi người xung quanh.Có gần gũi với mọi người bạn mới có điều kiện để hiểu thêm về cảm xúc của họ.Đừng bao giờ mang một bộ mặt cau có khi nói chuyện hay tiếp xúc với những người xung quanh.Bộ mặt ấy chỉ làm cho mọi người càng ngày cang xa lánh bạn mà thôi.Thử nghĩ xem, bạn có muốn kết bạn hay làm quen với một người mà mặt lúc nào cũng lạnh tanh và tỏ ra khó chịu hay không?Cho đi thì sẽ được nhận lại, hãy trải lòng ra, cởi mở với tất cả mọi người và tôi chắc chắn bạn sẽ nhận lại được rất nhiều bài học cũng như những người bạn tốt sẽ luôn luôn ở bên cạnh bạn.Bạn muốn hiểu cảm xúc của mọi người thì trước tiên hãy cởi mở và hãy để cho những người xung quanh bạn hiểu về cảm xúc của bạn.
e)Quan tâm tới mọi người:
Bạn có phải là người biết quan tâm mọi người hay chỉ chăm lo riêng bản thân mình? Bạn có biết cách bày tỏ sự quan tâm hợp lý và đúng lúc đến những người bạn yêu thương?
Trước tiên, xin chép lại một câu chuyện:
Một phụ nữ lên gặp vị cha cố xin làm thủ tục li dị với chồng. Cha hỏi tại sao con muốn li hôn với chồng, chị ta trả lời rằng “Dạ, thưa cha! Chồng con tệ lắm, anh ấy lấy con về mà chẳng thèm quan tâm tới con, suốt ngày bỏ con như cọng rác, con buồn, con bỏ".
Cha nghe xong, khuyên rằng: “Vâng, cha mà là con thì cha cũng bỏ, vì lấy nhau mà không quan tâm tới nhau, bỏ là đúng.Nhưng bây giờ con bỏ chồng thì chồng con nghĩ con không tốt, nên tốt nhất trước khi quyết định bỏ anh ta, con hãy quan tâm tới chồng con trong vòng 1 tháng, sau đó bỏ thì chồng con sẽ nhớ con suốt đời”.Người phụ nữ nghe theo lời cha, về quan tâm tới chồng 1 tháng và sau đó lên gặp cha.Cha hỏi: “Hôm nay đã chuẩn bị tinh thần ly hôn chưa?” Người phụ nữ trả lời: "Dạ, thưa cha, hôm nay con hết muốn ly hôn rồi, vì khi con quan tâm tới chồng con như hoàng đế thì chồng con quan tâm lại con như hoàng hậu.Bây giờ chúng con rất quan tâm lẫn nhau, tạo rất nhiều tình cảm với nhau, bây giờ ai bắt bỏ cũng không thèm bỏ".
Câu chuyện trên đây nói với bạn rằng, nếu bạn thực lòng quan tâm tới người khác thì họ sẽ quan tâm gần gũi với bạn.Cuộc sống là sự quan tâm lẫn nhau để tạo ra sự gắn bó.Trong gia đình mọi người quan tâm lẫn nhau sẽ tạo được sự hạnh phúc vui tươi.Trong học tập bạn thực lòng quan tâm tới bạn bè và thấy cô sẽ làm cho họ yêu mến bạn và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.Ở nơi làm việc bạn hãy thực sự quan tâm tới đồng nghiệp bạn sẽ tạo được sự gần gũi yêu thương của đồng nghiệp.Ngoài xã hội bạn hãy quan tâm tới mọi người xung quanh, bạn sẽ làm cho mọi người xích lại gần hơn với bạn.
Bạn hãy học thuộc lòng câu đắc nhân tâm: “Hãy thực lòng quan tâm tới người khác thì trong vòng 1 tháng bạn sẽ tạo được nhiều tình cảm hơn so với 2 năm chỉ quan tâm tới chính mình”!.
Liên hệ với cá nhân:Tôi không phải là người trầm tính, cũng không phải là tuýp người quá sôi nổi.Tôi có thể nói chuyện với bạn bè một cách rất thoải mái, có thể là tâm điểm của mọi người trong những lần đi chơi.Nhưng đấy chỉ là với những người tôi quen thôi còn với người lạ tôi rất ít khi nói chuyện.Hay nói đúng hơn tôi chẳng bao giờ bắt chuyện với những người mà tôi không quen biết.Và mọi người khi chưa bắt chuyện với tôi thường nhận xét tôi là một người khó gần.Khi đi tới những nơi không có người quen, tôi thường tự tách mình ra và chìm vào một thế giới riêng biệt.Nhưng giờ tôi bắt đầu xây dựng tốt hơn những mối quan hệ trước đây mình đã có, đồng thời xây dựng thêm những mối quan hệ xã hội mới.
Tôi có tìm ra một phương pháp rất đơn giản để cải thiện khả năng giao tiếp của mình, phương pháp đó rất quen thuộc và chẳng hề xa lạ gì đâu đó chính là giơ tay phát biểu ý kiến trong các giờ học.Các bạn đừng đánh giá thấp phương pháp này nhé, cứ thử thực hiện xem nó sẽ đem lại hiểu quả bất ngờ lắm.Hãy thử nghĩ xem, làm gì có cơ hội nào tốt hơn là buổi học để rèn luyện khả năng giao tiếp.Một lớp học bình thường có tới hơn 100 người, bạn đứng lên thể hiện ý kiến của mình trước 100 con người ấy sẽ giúp tăng sự tự tin, sự khôn khéo trong giao tiếp của mình lên rất nhiều.Hồi trước mỗi lần có ý kiến hay có câu trả lời về một câu hỏi nào đấy của cô giáo tôi chỉ ngồi im, không dám đứng lên phát biểu chỉ vì một lí do: tôi ngại.Nhưng tôi đã quyết tâm thay đổi, lần thứ nhất, thứ hai tôi cũng ngại, cũng sợ, cũng cảm thấy run lắm nhưng tới lần thứ tư, thứ năm thì mọi thứ thật đơn giản.Và bây giờ thì tôi chắc chắn rằng tôi có thể tự tin, thoải mái bày tỏ ý kiến của mình ở những nơi đông người.Không chỉ tăng khả năng giao tiếp đâu, giơ tay phát biểu bài còn giúp bài học dễ đi vào bộ nhớ của mình hơn rất nhiều các bạn ạ.Nó còn giúp rất nhiều trong việc thi vấn đáp nữa đấy.Đừng có ngồi đó mà mong chờ sự tự tin trong giao tiếp tự đến với mình, điều đó hão huyền lắm, hãy tự đi tìm nó các bạn nhé.
Đặc biệt tôi có tham gia một hoạt động tình nguyện với những người bạn của mình.Ở đó tôi có cơ hội làm quen với rất nhiều người, tôi rèn luyện thêm cho mình khả năng tự tin trong giao tiếp, trong những lần đi tham gia hoạt động tình nguyện cũng có những lúc xảy ra xung đột giữa một vài người trong nhóm và tôi đã giải quyết rất tốt những xung đột đó.Tôi cùng với các bạn đi thăm những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ và thật sự những lúc ấy tôi rất cảm động với những hoàn cảnh éo le của các em nhỏ.Tôi gần gũi, quan tâm tới các em và quan tâm cả với những người bạn, những người xung quanh tôi nữa.Cũng từ những hoạt động từ thiện đó mà tôi tìm thêm cho mình những niềm vui, niềm hạnh phúc, những mối quan hệ thân thiết với bạn bè.Tăng thêm khả năng tự tin và khả năng giao tiếp của tôi dần được cải thiện.Bỗng nhận thấy cuộc sống của mình còn tốt hơn cuộc sống của rất nhiều người, hãy học cách cho đi các bạn ạ, vì cho đi là để nhận lại.
KÕt luËn:
Quả thật việc rèn luyện chỉ số trí tuệ cảm xúc là vô cùng quan trọng với mỗi con người.Hãy rèn luyện trí tuệ cảm xúc, bạn sẽ tự tạo ra cho mình một cuộc sống thoải mái, vui vẻ và làm việc một cách có hiệu quả.Việc cân bằng trái tim và khối óc ngày nay trở nên thiết yếu để mọi người có thể đạt được thành công trong công việc và cuộc sông. Trí tuệ cảm xúc trở thành một trong những hành trang không thể thiếu của một con người thành đạt.
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
1.Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương,Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2.Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương,Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005.
3.Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Tâm lí học đại cương, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2000.
4.Daniel Goleman, Trí tuệ xúc cảm, Nxb.Lao động – xã hội, Hà Nội, 2007.
5.Phạm Minh Hạc, Tuyển tập tâm lí học, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2002.
6.Vũ Dũng (chủ biên), Từ điển tâm lí học, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
7.Một số website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các phương pháp rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi ngườiLiên hệ với việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc của cá nhân trong hoạ.doc