Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri – Bến Tre

Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, mà nông nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển thì phải có nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn giữ là một vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa trọng điểm của cả nước. Hằng năm, vùng Đồng Bằng này sản xuất trên 50% lượng lúa, cung cấp 70% lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch thủy sản cả nước. Hình ảnh của Việt Nam được biết đến như một gánh gạo với hai đầu là hai vùng đồng bằng, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích đất tự nhiên sử dụng cho sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nông nghiệp là 2977 ngàn hecta, chiếm 75% tổng diện tích đất tựnhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, cây ăn quả, mía đường, chăn nuôi lợn,bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản với số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã từng bước được đổi mới theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự chuyển dịch cơ cấu trong thời gian qua đã từng bước phát huy được thế mạnh của vùng. Đặc biệt, người dân đã linh hoạt trong việc áp dụng mô hình luân canh hai vụ lúa – một vụ màu, một vụ lúa – hai vụ màu, hai vụ lúa – một vụ cá để phá thế độc canh cây lúa. Đơn cử trong trường hợp này là huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre. Hiệu quả từ mô hình không những đảm bảo an ninh lương thực trong huyện mà còn trao đổi sang vùng khác và xa hơn là đưa mặt hàng nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế.Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU: 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1. Mục tiêu chung 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1. Khái niệm về kinh tế hộ, hộ gia đình 2.1.2. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sản xuất 2.1.3. Các khái niệm về doanh thu, chi phí, thu nhập 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất 2.1.5. Khái niệm về luân canh và đặc điểm sinh trưởng, phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến cây lúa, cây bắp 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu) CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU : 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện 3.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ: 3.2.1. Cơ cấu mùa vụ của huyện 3.2.2. Tình hình sản xuất của huyện Ba Tri. 3.2.3 Đánh giá chung các nguồn lực sản xuất của nông hộ CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HAI VỤ LÚA MỘT VỤ BẮP CỦA NÔNG HỘ HUYỆN BA TRI, BẾN TRE 4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA-BẮP NĂM 2007-2008: 4.1.1. Tình hình chung về mẫu số liệu điều tra sơ cấp 4.1.2. Phân tích chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất 4.2 PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN 1000M2 CỦA CÁC VỤ 4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí bình quân trên 1000m2 của vụ Hè Thu. 4.2.2. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân trên 1000m2 của vụ Thu Đông. 4.2.3. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân trên 1000m2 của vụ Đông Xuân. 4.3. Phân tích các tỷ số tài chính của ba vụ 4.3.1. Phân tích các tỷ số tài chính vụ Hè Thu. 4.3.2. Phân tích các tỉ số tài chính vụ Thu Đông. 4.3.3. Phân tích các tỉ số tài chính vụ Đông Xuân. 4.3.4. So sánh các tỷ số tài chính giữa ba vụ 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA BA VỤ: 4.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của vụ Hè Thu. 4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Thu Đông. 4.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân. 4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA BA VỤ: 4.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng thu nhập vụ Hè Thu 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng thu nhập vụ Thu Đông 4.6. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT: 4.6.1. Thuận lợi 4.6.2. Khó khăn CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA - BẮP TRONG NÔNG HỘ 5.1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ 5.2. CÁC GIẢI PHÁP CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN 6.2. KIẾN NGHỊ

pdf71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri – Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng/1000m2. Chi phí nhiên liệu của vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân là 3.750 đồng/1000m2, cao hơn vụ thu đông là 32.834 đồng/1000m2 và chi phí nhiên liệu vụ thu đông thấp hơn đông xuân là 29.084 đông/1000m2. Về chi phí thuê lao đông: chi phí thuê lao động trung bình của vụ đông xuân là 214.150 đồng/1000m2, của vụ thu đông là 181.333 đồng/1000m2, chi phí thuê lao động của vụ hè thu là 153.833 đông/1000m2. Do chi phí của vụ thu đông xuân đa số nông hộ đều trồng bắp nên cân nhiều lao động chăm sóc hơn nên chi phí cao hơn vụ thu đông là 32.817 đồng/1000m2 và cao hơn vụ hè thu là 60.317 đồng/1000m2. Chi phí thuê lao động của vụ hè thu thấp hơn vụ thu đông là 27.500 đồng/1000m2. Về chi phí chuẩn bị đất: trung bình của vụ đông xuân là 187.666đông/1000m2, của vụ thu đông là 109.166đồng/1000m2, của vụ hè thu là 113.166đồng/1000m2. Chi phí làm đất của vụ đông xuân cao hơn vụ thu đông và vụ hè thu, do vụ đông xuân trông bắp nên khâu chuẩn bị đất rất kỹ nên chi phí cao hơn 2 vụ kia. Còn chi phí chuẩn bị đất của vụ thu đông thấp hơn vụ hè thu là 4.000đồng/1000m2. Về chi phí thu hoạch: vụ đông xuân chi phí vận chuyển do thương lái chịu, khi bắp sắp thu hoạch thì nông hộ kêu thương lái vào bán một lần. Thương lái tự thu hoạch và vận chuyển đi nơi khác, chi phí thu hoạch trung bình của vụ thu đông là 163.000đồng/1000m2 và vụ hè thu là 161.333đồng/1000m2. Nhìn chung chi phí vận chuyển của hai vụ thu đông và hè thu không chênh lệch nhau nhiều. Về chi phí giống: vụ đông xuân bà con nông hộ trồng bắp nên chi phí giống cao hơn rất nhiều so với chi phí giống của lúa, chi phí giống trung bình của vụ đông xuân là 243.491 đồng/1000m2, vụ thu đông là 99.898đồng/1000m2 và vụ hè thu là 122.450 Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 40 SVTH: Nguyễn Thị Lợt đồng/1000m2. Chi phí giống của vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu là 121.041đồng/1000m2 và cao hơn vụ thu đông là 143.593đồng/1000m2. Chi phí giống lúa của vụ hè thu cao hơn chi phí giống của vụ thu đông là 22.552 đồng/1000m2. Vậy tổng chi phí chưa tính cao động nhà: của vụ đông xuân là 1.522.000 đồng/1000m2, của vụ thu đông là 1.310.000 đồng/1000m2, của vụ hè thu là 1.339.000 đồng/1000m2. Trong đó tổng chi phí vụ đông xuân cao hơn vụ thu đông là 212.000 đồng/1000m2, cao hơn vụ hè thu là 183.000 đồng/1000m2 và tổng chi phí trung bình của vụ thu đông thấp hơn vụ hè thu là 29.000 đồng/1000m2. 4.3. Phân tích các tỷ số tài chính của ba vụ 4.3.1. Phân tích các tỷ số tài chính vụ Hè Thu. Bảng 17: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỤ HÈ THU Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tổng diện tích/hộ 1000m2 30 1 12 Năng suất Kg/1000m2 900 410 595 Giá bán Đồng/kg 7.000 2.700 4.528 Tổng chi phí không có lao động gia đình Đồng/1000m 2 1.980.000 870.000 1.339.117 Doanh thu Đồng/1000m2 6.300.000 1.107.000 2.694.358 Thu nhập Đồng/1000m2 4.320.000 234.000 1.355.242 Thu nhập/chi phí Lần 2,18 0,27 1,01 Thu nhập/doanh thu Lần 0,69 0,21 0,50 Doanh thu/chi phí Lần 3,18 1,27 2,01 (Nguồn: Số liệu thực tế phỏng vấn) Từ bảng số liệu trên ta thấy diện tích /hộ cao nhất là 30.000m2 và thấp nhất là 1000m2, trung bình là 4545 m2. Với giá bán trung bình là 4.528 đồng/kg, cao nhất là 7.000 đồng và thấp nhất là 2.700 đồng. Năng suất trung bình của các nông hộ là 595 Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 41 SVTH: Nguyễn Thị Lợt kg/1000 m2 và cao nhất là 900 kg và thấp nhất 410 kg. Điều này cho thấy năng suất lúa ở đây thấp và giá bán trong vụ hè thu cung không cao lắm. Tổng chi phí sản xuất cho vụ Hè Thu chưa tính công nhà trung bình là 1.339.117 đồng/1000m2, cao nhất là 1.980.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 870.000 đồng/1000m2. Doanh thu cao nhất là 6.300.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 1.107.000đồng/1000m2, trung bình là 2.694.358 đồng/1000m2. Trong vụ Hè Thu này người dân có thu nhập không kể lao động gia đình trung bình là 1.355.242 đồng/1000m2, cao nhất là 4.320.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 234.000 đồng/1000m2. Thu nhập trên chi phí bằng 1,01 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí thì người đầu tư thu được 1010 đồng thu nhập. Thu nhập trên doanh thu bằng 0,50 đồng có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì người nông dân có được 500 đồng thu nhập. Doanh thu trên chi phí bằng 2,01 có nghĩa là cứ 1.000 đồng chi phí bỏ ra đầu tư vào trong quá trình sản xuất thu được 2.010 đồng doanh thu. 4.3.2. Phân tích các tỉ số tài chính vụ Thu Đông. Bảng 18: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỤ THU ĐÔNG Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tổng diện tích/hộ 1000m2 30 1 12 Năng suất Kg/1000m2 900 400 549 Giá bán Đồng/kg 6.500 2.700 4.466 Tổng chi phí không có lao động gia đình Đồng/1000m 2 1.720.000 1.000.000 1.310.000 Doanh thu Đồng/1000m2 3.600.000 1.750.000 2.350.000 Thu nhập không có lao động gia đình Đồng/1000m 2 2.295.000 388.000 1.041.000 Thu nhập/chi phí Lần 1,33 0.38 0,8 Thu nhập/doanh thu Lần 0,64 0,22 0,44 Doanh thu/chi phí Lần 2,1 1,7 1,8 (Nguồn: Số liệu thực tế phỏng vấn) Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 42 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Từ bảng kết quả trên cho thấy mức độ đầu tư chi phí vào vụ Thu Đông của nông dân như sau: Tổng chi phí sản xuất cho vụ Thu Đông chưa tính công nhà trung bình là 1.310.000 đồng/1000m2, cao nhất là 1.720.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 1.000.000 đồng/1000m2. Doanh thu cao nhất là 3.600.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 1.750.000 đồng/1000m2, trung bình là 2.350.000 đồng/1000m2. Trong vụ Thu Đông này người dân có thu nhập không kể lao động gia đình trung bình là 1.041.000 đồng/1000m2, cao nhất là 2.295.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 388.000 đồng/1000m2. Thu nhập trên chi phí bằng 0,8 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí thì người đầu tư thu được 800 đồng thu nhập. Thu nhập trên doanh thu bằng 0,44 đồng có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì người nông dân có được 440 đồng thu nhập. Doanh thu trên chi phí bằng 1,8 có nghĩa là cứ 1.000 đồng chi phí bỏ ra đầu tư vào trong quá trình sản xuất thu được 1.800 đồng doanh thu. Như vậy, vụ lúa Thu Đông có thu nhập rất thấp, có những nông hộ lỗ nhiều vì giá bán và năng suất thấp. Mặc khác, Vì thời tiết không thuận lợi ở vụ Thu Đông (mưa nhiều, nước ngập…) ảnh hưởng đến năng suất lúa thấp ở nhiều nông hộ. Có những nông hộ đạt năng suất lúa thấp và giá cả không ổn định nên dẫn đến lỗ cả năm. Nhìn chung, các nông hộ sản xuất nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết rất nhiều. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 43 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 4.3.3. Phân tích các tỉ số tài chính vụ Đông Xuân. Bảng 19: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỤ ĐÔNG XUÂN Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tổng diện tích/hộ 1000m2 30 1 12 Năng suất Kg/1000m2 1.600 497 1.116 Giá bán Đồng/lỗ 8.000 1.500 3.650 Tổng chi phí không có lao động gia đình Đồng/1000m 2 2.060.000 1.135.000 1.522.000 Doanh thu Đồng/1000m2 6.300.000 2.250.000 3.660.000 Thu nhập không có lao động gia đình Đồng/1000m 2 5.165.000 190.000 2.138.000 Thu nhập/chi phí Lần 2,5 0,17 1,4 Thu nhập/doanh thu Lần 0,82 0,08 0,6 Doanh thu/chi phí Lần 3,1 1,98 2,4 (Nguồn: Số liệu thực tế phỏng vấn) Từ bảng kết quả trên cho thấy mức độ đầu tư chi phí vào vụ bắp Đông Xuân của nông dân như sau: Tổng chi phí sản xuất cho vụ Đông Xuân chưa tính công nhà trung bình là 1.522.000 đồng/1000m2, cao nhất là 2.060.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 1.135.000 đồng/1000m2. Doanh thu cao nhất là 6.300.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 2.250.000 đồng/1000m2, trung bình là 3.660.000 đồng/1000m2. Trong vụ Đông Xuân này người dân có thu nhập không kể lao động gia đình trung bình là 2.138.000 đồng/1000m2, cao nhất là 5.165.000 đồng/1000m2 và thấp nhất là 190.000 đồng/1000m2. Thu nhập trên chi phí bằng 1,4 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí thì người đầu tư thu được 1.400 đồng thu nhập. Thu nhập trên doanh thu bằng 0,6 đồng có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì người nông dân có được 600 đồng thu nhập. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 44 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Doanh thu trên chi phí bằng 2,4 có nghĩa là cứ 1.000 đồng chi phí bỏ ra đầu tư vào trong quá trình sản xuất thu được 2.400 đồng doanh thu. Từ việc phân tích trên ta thấy thu nhập của nông hộ đạt cao nhất ở vụ Đông Xuân là vụ trồng bắp của đa số nông hộ trong huyện Ba Tri. Điều này thể hiện rõ ở tỉ số thu nhập/chi phí của từng vụ. Hai vụ Hè Thu và Thu Đông đạt năng suất lúa tương đối. 4.3.4. So sánh các tỷ số tài chính giữa ba vụ Bảng 20: SO SÁNH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH GIỮA BA VỤ Chỉ tiêu Đơn vị tính Hè Thu Thu Đông Đông Xuân Tổng chi phí Đồng/1000m2 1.339.117 1.310.000 1.522.000 Doanh thu Đồng/1000m2 2.694.358 2.350.000 3.660.000 Thu nhập Đồng/1000m2 1.355.242 1.041.000 2.138.000 Thu nhập/chi phí Lần 1,01 0,8 1,4 Thu nhập/Doanh thu Lần 0,50 0,44 0,6 Doanh thu/chi phí Lần 2,01 1,8 2,4 (Nguồn: Số liệu thực tế phỏng vấn) + Đối với vụ Hè Thu - Thu nhập/chi phí = 1,01 có nghĩa là đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản xuất thì có được 1010 đồng thu nhập. - Thu nhập/doanh thu = 0,50 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì có được 500 đồng thu nhập. - Doanh thu /chi phí = 2,01 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì có 2010 đồng doanh thu. + Đối với vụ Thu Đông - Thu nhập/chi phí = 0,8 có nghĩa là đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản xuất thì có được 800 đồng thu nhập. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 45 SVTH: Nguyễn Thị Lợt - Thu nhập/doanh thu = 0,44 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì có được 440 đồng thu nhập. - Doanh thu /chi phí = 1,8 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì có 1.800 đồng doanh thu. + Đối với vụ Đông Xuân - Thu nhập/chi phí = 1,4 có nghĩa là đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản xuất thì có được 1.400 đồng thu nhập. - Thu nhập/doanh thu = 0,6 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu thì có được 600 đồng thu nhập. - Doanh thu /chi phí = 2,4 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì có 2.400 đồng doanh thu. Qua bảng số liệu ta thấy tổng chi phí cho vụ bắp Đông Xuân cao nhất, 1.522.000 đồng/1000m2 , kế đến là vụ lúa Hè Thu, 1.339.117 đồng/1000m2 và có chi phí thấp nhất là vụ lúa Thu Đông, 1.310.000 đồng/1000m2 . Thu nhập của nông hộ đạt cao nhất ở vụ bắp Đông Xuân, 2.138.000 đồng/1000m2, kế đến là vụ lúa Hè Thu 1.355.242 đồng/1000m2 , và thu nhập thấp nhất là vụ lúa Thu Đông, 1.041.000 đồng/1000m2 trong năm qua. Như vậy, việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chi phí đầu tư (chi phí phân, thuốc, chăm sóc,…). Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí đầu tư càng cao thì thu nhập của nông hộ càng nhiều. 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA BA VỤ: Năng suất của việc sản suất lúa, bắp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn phương trình hồi qui chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất như sau: kinh nghiệm, trình độ học vấn và các chi phí. Nguyên nhân của việc chọn lựa đó là do về biến kinh nghiệm cho thấy những người có tuổi càng cao thì càng có kinh nghiệm trong việc sản xuất và sau mỗi vụ mùa các nông hộ có thể tích lũy được các kinh nghiệm quý báu để khắc phục được các yếu tố không tốt tác động đến chi phí sản xuất đồng thời phát huy những yếu tố tích cực làm cho năng suất ngày càng tăng ở những vụ tiếp theo, trình độ học vấn càng cao thì khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản suất sẽ được dễ dàng hơn đối với những người có trình độ thấp. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 46 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Còn về biến các chi phí cho thấy khi chúng ta đầu tư các khoản chi phí càng cao giống tốt, bón phân. Chăm sóc kỹ thì việc tăng năng suất là điều hiển nhiên. Gọi biến phụ thuộc Y là năng suất. Các biến độc lập xi gồm có: X1 : chi phí chuẩn bị đất X2 : chi phí phân thuốc X3 : chi phí nhiên liệu X4 : chi phí giống X5 : chi phí thuê lao động X6 : kinh nghiệm X7 : trình độ học vấn Ta có phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất của từng vụ với các biến phí:   b0 + b1X1 + b2 X2 + b3 X3 + b4 X4 + b5 X5 + b6 X6 + b7 X7 Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 47 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 4.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của vụ Hè Thu. Sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi qui trên phần mền Stata ta có kết quả sau: Bảng 21: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VỤ HÈ THU . regress nangsuat chiphichuanbidat chiphiphanthuoc chiphinhienlieu chiphigiong chiphithuelaodong kinhnghiem trinhdohocvan Source SS df MS Number of obs = 60 F( 7, 52) = 15.36 Model 513589.664 7 73369.952 Prob > F = 0.0000 Residual 248310.336 52 4775.19877 R-squared = 0.6741 Adj R-squared = 0.6302 Total 761900 59 12913.5593 Root MSE = 69.103 nangsuat Coef. Std. Err. t P>|t| [95%Conf. Interval] chiphichuanbidat .0017561ns .0013454 1.31 0.198 -.0009436 .0044558 chiphiphanthuoc .0002541** .0000926 2.74 0.008 .0000683 .0004399 chiphinhienlieu .0006868** .0001921 3.58 0.001 .0003014 .0010722 chiphigiong .0005889ns .0004341 1.36 0.181 -.0002822 .0014601 chiphithuelaodong .0002512ns .0001907 1.32 0.194 -.0001316 .0006339 kinhnghiem 2.386076* 1.254571 1.90 0.063 -.1314057 4.903558 trinhdohocvan 2.327803ns 12.34488 0.19 0.851 -22.44402 27.09962 _cons -33.26352 145.9157 -0.23 0.821 -326.0648 259.5378 (Kết quả chạy hàm hồi quy) Chú thích: **: Ý nghĩa ở 5% ; *: Ý nghĩa ở 10% ; ns: không có ý nghĩa Giải thích ý nghĩa của R2 Căn cứ vào kết quả cho thấy với Prob > F =0.0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa  = 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Từ hệ số R-squared = 0,6741 ta có thể nói mô hình hồi quy giải thích được 67,41% các yếu tố kinh nghiệm, Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 48 SVTH: Nguyễn Thị Lợt trình độ học vấn, các chi phí tác động đến năng suất trong mô hình. Còn lại 32,59% là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu. Theo số liệu của bảng trên ta có phương trình hồi quy về năng suất như sau: Y = -33,26 + 0,00025*X2** + 0,00068*X3** + 2,38*X6* ( Y : là năng suất, X là biến phụ thuộc ). Giải thích phương trình Yếu tố chi phí phân thuốc ( X2** ) Từ phương trình cho ta b2 = 0,00025. Giá trị b2 = 0,00025 cho thấy khi tăng chi phí phân, thuốc lên 1000 đồng thì năng suất lúa tăng 0,25 kg/1000m2 nếu các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy phân thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến vụ lúa Hè Thu. Yếu tố chi phí nhiên liệu ( X3** ) Từ phương trình cho ta b3 = 0,00068. Giá trị b3 = 0,00068 cho thấy khi tăng 1000 đồng chi phí nhiên liệu thì năng suất vụ Hè Thu tăng lên 0,68 kg/1000m2 nếu các yếu tố khác không thay đổi. Việc bơm nước vào đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn cho năng suất vụ Hè Thu vì vụ lúa Hè Thu thời tiết khô hạn, nắng nhiều và lượng mưa rất hiếm. Yếu tố kinh nghiệm ( X6* ) Từ phương trình cho thấy b6 = 2,38. Giá trị b6 = 2,38 cho thấy rằng thời gian tham gia sản xuất tăng lên một năm khi các yếu tố khác không thay đổi thì năng suất lúa vụ Hè Thu tăng lên 2,38 kg/1000m2. Như vậy, yếu tố kinh nghiệm của nông hộ sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 49 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Thu Đông. Bảng 22: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VỤ THU ĐÔNG . regress nangsuat chiphichuanbidat chiphiphanthuoc chiphinhienlieu chiphigiong chiphithuelaodong kinhnghiem trinhdohocvan Source SS df MS Number of obs = 60 F( 7, 52) = 13.85 Model 538777.103 7 76968.1575 Prob > F = 0.0000 Residual 289081.231 52 5559.25444 R-squared = 0.6508 Adj R-squared = 0.6038 Total 827858.333 59 14031.4972 Root MSE = 74.56 nangsuat Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] chiphichuanbidat .0030031** .0011609 2.59 0.013 .0006737 .0053326 chiphiphanthuoc .0002294** .0000783 2.93 0.005 .0000722 .0003866 chiphinhienlieu .0004058ns .0002589 1.57 0.123 -.0001138 .0009254 chiphigiong .0006823ns .0004915 1.39 0.171 -.0003039 .0016685 chiphithuelaodong .000926** .0001853 5.00 0.000 .0005542 .0012978 kinhnghiem 3.322613** 1.249525 2.66 0.010 .8152573 5.829968 trinhdohocvan 11.73668ns 12.14677 0.97 0.338 -12.63759 36.11096 _cons -283.275 141.7757 -2.00 0.051 -567.7686 1.218733 (Kết quả chạy hàm hồi quy) Chú thích: **: Ý nghĩa ở 5% ; ns: không có ý nghĩa Giải thích ý nghĩa của R2 Căn cứ vào kết quả cho thấy với Prob > F =0.0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa  = 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa.Từ hệ số R-squared = 0,6508, ta có thể nói mô hình hồi quy giải thích được 65,08% các yếu tố kinh nghiệm, trình độ học vấn, các chi phí tác động đến năng suất trong mô hình. Còn lại 34,92% là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Thu Đông. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 50 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Theo số liệu của bảng trên ta có phương trình hồi quy về năng suất như sau: Y = -283,275 + 0,003*X1** + 0,00022*X2** + 0,0009*X5** + 3,32*X6** Giải thích phương trình Yếu tố chi phí chuẩn bị đất ( X1** ) Việc cày xới đất góp phần tăng năng suất lúa vào vụ Thu Đông. Từ phương trình cho thấy b1 = 0,003. Giá trị b1 = 0,003 cho thấy khi chi phí chuẩn bị đất tăng lên 1000 đồng thì năng suất lúa tăng 3 kg/1000m2 nếu các yếu tố khác không đổi. Yếu tố chi phí phân, thuốc ( X2** ) Đây cũng là chi phí quan trọng góp phần vào việc tạo ra năng suất lúa. Từ phương trình cho thấy b2 = 0,00022. Giá trị b2 = 0,00022 cho thấy nếu như chi phí phân-thuốc tăng lên 1000 đồng thì sẽ làm cho năng suất lúa tăng lên 0,22 kg/1000m2, nếu các yếu tố khác không đổi. Khoản chi phí này thường chiếm tỉ lệ lớn trong việc sản xuất lúa. Nhưng trong sản xuất thì cần làm giảm chi phí phân-thuốc đến mức tối thiểu có thể được mà không làm ảnh hưởng đến năng suất. Yếu tố chi phí thuê lao động ( X5** ) Từ phương trình cho thấy b5 = 0,0009. Giá trị b5 = 0,0009 cho thấy rằng nếu chi phí thuê lao động tăng 1000 đồng thì năng suất lúa vụ Thu Đông sẽ tăng 0,9 kg/1000m2, nếu các yếu tố khác không đổi. Vụ Thu Đông thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như mưa nhiều, gió bão nên các nông hộ gieo sạ và giặm rất kĩ. Yếu tố kinh nghiệm ( X6** ) Từ phương trình cho thấy b6 = 3,32. Giá trị b5 = 3,32 cho thấy rằng thời gian tham gia sản xuất tăng lên một năm khi các yếu tố khác không thay đổi thì năng suất lúa vụ Thu Đông tăng lên 3,32 kg/1000m2. Như vậy, nông hộ có nhiều kinh nghiệm bản thân thì lúa đạt năng suất hơn. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 51 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 4.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân. Bảng 23: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐÔNG XUÂN . regress nangsuat chiphiphanthuoc chiphigiong chiphinhienlieu chiphichuanbidat chiphithuelaodong kinhnghiem trinhdohocvan Source SS df MS Number of obs = 60 F( 7, 52) = 16.09 Model 2522290.83 7 360327.261 Prob > F = 0.0000 Residual 1164751.36 52 22399.0645 R-squared = 0.6841 Adj R-squared = 0.6416 Total 3687042.18 59 62492.2404 Root MSE = 149.66 nangsuat Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] chiphiphanthuoc .0011979** .0002267 5.28 0.000 .0007429 .0016528 chiphigiong .0009123** .0004181 2.18 0.034 .0000734 .0017513 chiphinhienlieu .001297** .00049 2.65 0.011 .0003138 .0022803 chiphichuanbidat .0005259ns .0007577 0.69 0.491 -.0009946 .0020463 chiphithuelaodong .0004604ns .0003516 1.31 0.196 -.0002451 .0011659 kinhnghiem 1.119019ns 2.332964 0.48 0.633 -3.562416 5.800454 trinhdohocvan 44.36017* 24.31268 1.82 0.074 -4.426799 93.14714 _cons -478.8278 164.7437 -2.91 0.005 -809.4102 -148.2453 (Kết quả chạy hàm hồi quy) Chú thích: **: Ý nghĩa ở 5% ; *: Ý nghĩa ở 10% ; ns: không có ý nghĩa Giải thích ý nghĩa của R2 Căn cứ vào kết quả cho thấy với Prob > F = 0.0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa  = 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Từ hệ số R-squared = 0,6841 ta có thể nói mô hình hồi quy giải thích được 68,41% các yếu tố kinh nghiệm, trình độ học vấn, các chi phí tác động đến năng suất trong mô hình. Còn lại 31,59% là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình ảnh hưởng đến năng suất bắp vụ Đông Xuân. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 52 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Theo số liệu của bảng trên ta có phương trình hồi quy về năng suất như sau: Y = -478,8 + 0,0005*X1** + 0,0012*X2** + 0,0013*X3** + 44,36*X7* Giải thích phương trình Yếu tố chi phí chuẩn bị đất ( X1** ) Từ phương trình hồi quy trên cho thấy b1 = 0,0005. Giá trị b1 = 0,005 cho thấy khi chi phí chuẩn bị đất tăng lên 1000 đồng thì năng suất bắp tăng 0,5 kg/1000m2 nếu các yếu tố khác không đổi. Cày xới đất là khâu chuẩn bị đầu tiên để bắt đầu gieo hạt bắp. Do đó, xới đất càng nhiều thì đất càng tơi xốp, cây sinh trưởng khoẻ và đạt năng suất cao. Yếu tố chi phí phân, thuốc ( X2** ) Từ phương trình hồi quy trên cho thấy b2 = 0,0012. Giá trị b1 = 0,0012 cho thấy yếu tố phân thuốc có ý nghĩa rất lớn đến năng suất bắp vụ Đông Xuân. Cụ thể, khi tăng chi phí phân thuốc lên 1000 đồng thì năng suất tăng 1,2 kg/1000m2 nếu các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy nông hộ sử dụng nhiều phân thuốc cho bắp thì năng suất càng cao. Yếu tố chi phí nhiên liệu ( X3** ) Từ phương trình hồi quy trên cho thấy b3 = 0,0013. Giá trị b1 = 0,0013 cho thấy khi tăng 1000 đồng chi phí tưới tiêu thì năng suất bắp Đông Xuân tăng lên 1,3kg/1000m2 nếu các yếu tố khác không thay đổi. Việc trồng bắp rất cần tưới tiêu, chăm sóc,… hàng ngày để dễ dàng phát hiện sâu bệnh. Do đó, nguồn nước rất cần thiết cho cây bắp mỗi ngày. Yếu tố trình độ học vấn ( X7* ) Từ phương trình cho thấy b7 = 44,36. Giá trị b7 = 44,36 cho thấy rằng trình độ học vấn tăng lên một cấp khi các yếu tố khác không thay đổi thì năng suất bắp vụ Đông Xuân tăng lên 44,36 kg/1000m2. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng trình độ học vấn ảnh hưởng năng suất bắp, đồng thời do số mẫu thu thập còn ít không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất bắp vụ Đông Xuân. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 53 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA BA VỤ: Thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập như: năng suất, giá bán, chi phí phân thuốc, chi phí chuẩn bị đất, chi phí thuê lao động, chi phí thu hoạch, chi phí giống. Gọi biến phụ thuộc Y là thu nhập. Các biến độc lập xi gồm có: X1 : chi phí chuẩn bị đất X2 : chi phí phân thuốc X3 : chi phí nhiên liệu X4 : chi phí giống X5 : chi phí thuê lao động X6 : chi phí thu hoạch X7 : giá bán X8 : năng suất Ta có phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất của từng vụ với các biến phí:   b0 + b1X1 + b2 X2 + b3 X3 + b4 X4 + b5 X5 + b6 X6 + b7 X7 + b8 X8 Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 54 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 4.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng thu nhập vụ Hè Thu Bảng 24: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP VỤ HÈ THU . regress thunhap nangsuat giaban chiphichuanbidat chiphiphanthuoc chiphinhienlieu chiphigiong chiphithuelaodong chiphithuhoach Source SS df MS Number of obs = 60 F( 8, 51) = 78.30 Model 6.3970e+12 8 7.9962e+11 Prob > F = 0.0000 Residual 5.2082e+11 51 1.0212e+10 R-squared = 0.9247 Adj R-squared = 0.9129 Total 6.9178e+12 59 1.1725e+11 Root MSE = 1.0e+05 thunhap Coef. Std. Err. t P>|t| [95%Conf. Interval] nangsuat 3268.513** 299.3121 10.92 0.000 2667.619 3869.407 giaban 470.5092** 29.47033 15.97 0.000 411.345 529.6734 chiphichuanbidat -.8682181ns 2.198746 -0.39 0.695 -5.282385 3.545949 chiphiphanthuoc -.82721** .1535773 -5.39 0.000 -1.135529 -.5188907 chiphinhienlieu -1.040634** .3108368 -3.35 0.002 -1.664665 -.4166033 chiphigiong -1.762849** .621633 -2.84 0.007 -3.010829 -.5148688 chiphithuelaodong -.8878617** .2875905 -3.09 0.003 -1.465224 -.3104998 chiphithuhoach -1.987881** .822348 -2.42 0.019 -3.638814 -.3369489 _cons -1357001 439337.1 -3.09 0.003 -2239007 -474995.2 (Kết quả chạy hàm hồi quy) Chú thích: **: Ý nghĩa ở 5% ; ns: không có ý nghĩa Giải thích ý nghĩa của R2 Căn cứ vào kết quả cho thấy với Prob > F =0.0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa  = 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Từ hệ số R-squared = 0,9247 ta có thể nói mô hình hồi quy giải thích được 92,47% các yếu tố giá bán, sản Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 55 SVTH: Nguyễn Thị Lợt lượng, các chi phí tác động đến thu nhập trong mô hình. Còn lại 7,53% là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình ảnh hưởng đến thu nhập lúa vụ Hè Thu. Theo số liệu của bảng trên ta có phương trình hồi quy về thu nhập như sau: Y = -1357001 - 0,82*X2** – 1,04*X3** - 1,76*X4** - 0,88*X5** - 1,98*X6** + 470,5*X7** + 3268,513* X8** Giải thích phương trình + Chi phí phân bón ( X2** ) Trong sản xuất nông nghiệp phân bón có ý nghĩa quan trọng và quyết định dẫn đến tăng năng suất hay thu nhập của người dân, Từ phương trình cho thấy b2 = -0,82. Giá trị b2 = -0,82 cho thấy khi chi phí phân – thuốc tăng lên 1000 đồng/kg thì thu nhập của người nông dân sẽ giảm xuống 820 đồng, nếu các yếu tố khác không đổi. + Chi phí nhiên liệu ( X3** ) Ảnh hưởng của chi phí bơm nước đến thu nhập của nông dân cũng có tác động đáng kể vì sản xuất nông nghiệp nước là nguồn quan trọng nhất cho cây trồng, nhất là cây lúa và qua phương trình cho thấy b3 = -1,04. Giá trị b3 = -1,04 cho thấy nếu chi phí tưới tiêu tăng lên 1000 đồng thì thu nhập sẽ giảm đi 1.040 đồng khi các yếu tố khác không đổi. + Chi phí giống ( X4** ) Chi phí giống là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập của nông hộ. Từ phương trình cho thấy b4 = -1,76. Giá trị b4 = -1,76 cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi khi ta tăng chi phí giống lên 1000 đồng/kg thì thu nhập của nông hộ giảm 1.760 đồng. Tùy vào loại giống khác nhau mà mức độ ảnh hưởng đến thu nhập cũng khác nhau. Nông hộ nên giảm lượng giống gieo sạ nhằm làm giảm chi phí tối thiểu và tránh sạ quá dày sẽ gây lãng phí. + Chi phí thuê lao động ( X5** ) Trong quá trình sản xuất lúa gieo sạ và giặm cũng ảnh hưởng đáng kể vì Vụ Hè Thu do ảnh hưởng của thời tiết nên gieo sạ không được như ý muốn của người nông dân nên phải giặm lại những chổ trống.Từ phương trình cho thấy b5 = -0,88. Giá trị b5 = -0.88 Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 56 SVTH: Nguyễn Thị Lợt nếu chi phí gieo sạ, giặm tăng lên 1000 đồng thì sẽ làm thu nhập của nông dân giảm đi 880 đồng nếu các yếu tố khác không đổi. + Chi phí thu hoạch (X6**) Thu hoạch lúa là công việc có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Ở đây việc cắt lúa và tuốt lúa được xem là chi phí thu hoạch, Thật vậy, từ phương trình cho thấy b6 = -1,98. Giá trị b6 = -1,98 nếu các yếu tố khác không đổi ta tăng 1000 đồng chi phí thu hoạch thì thu nhập của nông hộ giảm 1.980 đồng. + Giá bán (X7** ) Từ phương trình cho thấy b7 = 470,5. Giá trị b7 = 470,5 cho thấy nếu giá bán tăng lên 1000 đồng, giả sử các yếu tố khác không đổi sẽ làm thu nhập của nông hộ tăng trung bình là 470.500 đồng. Điều này có nghĩa là khi giá bán càng cao thì thu nhập mang về cho nông hộ càng lớn. + Năng suất (X8** ) Theo phương trình trên cho thấy b8 = 3268,513. Giá trị b8 = 3268,513 cho thấy 01kg tăng lên của năng suất (kg/1000m2) thì thu nhập sẽ tăng lên 3268,513 đồng, nếu các yếu tố khác không đổi. Điều này có nghĩa là năng suất càng cao thì thu nhập của nông hộ càng nhiều. Nhìn chung ta thấy chỉ có giá bán và năng suất tăng lên làm cho thu nhập tăng, còn các yếu tố khác thì làm cho thu nhập của nông hộ giảm xuống, trong đó chi phí phân thuốc giảm nhiều nhất vì vậy cần khắc phục để chi phí phân thuốc tốn kém ít. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 57 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng thu nhập vụ Thu Đông Bảng 25: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP VỤ THU ĐÔNG . regress thunhap nangsuat giaban chiphichuanbidat chiphiphanthuoc chiphinhienlieu chiphigiong chiphithuelaodong chiphithuhoach Source SS df MS Number of obs = 60 F( 8, 51) = 83.64 Model 9.6235e+12 8 1.2029e+12 Prob > F = 0.0000 Residual 7.3348e+11 51 1.4382e+10 R-squared = 0.9292 Adj R-squared = 0.9181 Total 1.0357e+13 59 1.7554e+11 Root MSE = 1.2e+05 thunhap Coef. Std. Err. t P>|t| [95%Conf. Interval] nangsuat 3665.809** 262.563 13.96 0.000 3138.692 4192.926 giaban 495.1971** 22.18166 22.32 0.000 450.6656 539.7287 chiphichuanbidat -.1986529ns 2.071811 -0.10 0.924 -4.357986 3.96068 chiphiphanthuoc -.8370594** .1331876 -6.28 0.000 -1.104445 -.5696741 chiphinhienlieu -.9263881** .4256661 -2.18 0.034 -1.780949 -.0718276 chiphigiong -.086636ns .8365827 -0.10 0.918 -1.766146 1.592874 chiphithuelaodong -1.412086** .3642585 -3.88 0.000 -2.143366 -.6808067 chiphithuhoach -.4795904ns 1.387157 -0.35 0.731 -3.264425 2.305244 _cons -2171203 371160.5 -5.85 0.000 -2916339 -1426067 (Kết quả chạy hàm hồi quy) Chú thích: **: Ý nghĩa ở 5% ; ns: không có ý nghĩa Giải thích ý nghĩa của R2 Căn cứ vào kết quả cho thấy với Prob > F =0.0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa  = 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Từ hệ số R-squared = 0,9292 ta có thể nói mô hình hồi quy giải thích được 92,92% các yếu tố giá bán, năng Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 58 SVTH: Nguyễn Thị Lợt suất, các chi phí tác động đến thu nhập trong mô hình. Còn lại 7,08% là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình ảnh hưởng đến thu nhập lúa vụ Thu Đông. Theo số liệu của bảng trên ta có phương trình hồi quy về thu nhập như sau: Y = -2171203 - 0,84*X2** - 0,926*X3** - 1,412*X5** + 495,197*X7** + 3665,809* X8** Giải thích phương trình + Chi phí phân thuốc (X2** ) Cũng như vụ Hè Thu phân, thuốc tác động rất lớn đến thu nhập của người nông dân, Theo phương trình trên cho thấy b2 = -0,84. Giá trị b2 = -0,84 cho thấy nếu chi phí phân thuốc tăng lên 1000 đồng/kg thì thu nhập của nông dân giảm xuống 840 đồng nếu các yếu tố khác không đổi. + Chi phí nhiên liệu (X3** ) Qua phương trình ta thấy b3 = -0,926. Giá trị b3 = -0,926 nếu tăng 1000 đồng chi phí bơm nước vào đồng ruộng lúa thì thu nhập của nông dân sẽ giảm xuống 926 đồng nếu các yếu tố khác không đổi. + Chi phí thuê lao động (X5** ) Vụ lúa thu đông bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết ( mưa nhiều, nước ngập…), do đó nông hộ thuê lao động nhiều cho việc giặm chỗ lúa trống, nhổ cỏ…Chi phí thuê mướn lao động ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập vụ lúa thu đông. Qua phương trình ta thấy b5 = - 1,412. Giá trị b5 = -1,412 cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuê lao động tăng 1000 đồng thì thu nhập giảm 1.412 đồng. + Giá bán (X7**) Nhìn chung trong nông nghiệp, lúa là cây lương thực có giá trị cao nhưng tùy theo mùa vụ giá bán như thế nào. Từ phương trình cho thấy b7 = 495,197. Giá trị b7 = 495,197 cho thấy thấy khi giá bán tăng lên 1000 đồng thì thu nhập của nông dân sẽ tăng lên 495.197 đồng khi các yếu tố khác không đổi. + Năng suất (X8** ) Từ phương trình cho thấy b8 = 3665,809. Giá trị b8 = 3665,809 cho thấy nếu tăng 01kg của năng suất (kg/1000m2) thì thu nhập của nông dân tăng là 3.665,809 đồng và Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 59 SVTH: Nguyễn Thị Lợt các yếu tố khác không đổi. Năng suất có ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân, nếu sản xuất tốt thì năng suất cao và ngược lại, tác động đến thu nhập của người nông dân, Ta thấy vụ Thu Đông này giá bán, năng suất và các yếu tố chi phí tác động đến thu nhập của nông hộ rất cao. 4.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng thu nhập vụ Đông Xuân Bảng 26: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP VỤ ĐÔNG XUÂN . regress thunhap nangsuat giaban chiphiphanthuoc chiphigiong chiphinhienlieu chiphichuanbidat chiphithuelaodong Source SS df MS Number of obs = 60 F( 7, 52) = 80.22 Model 1.0921e+14 7 1.5601e+13 Prob > F = 0.0000 Residual 1.0113e+13 52 1.9448e+11 R-squared = 0.9152 Adj R-squared = 0.9038 Total 1.1932e+14 59 2.0223e+12 Root MSE = 4.4e+05 thunhap Coef. Std. Err. t P>|t| [95%Conf. Interval] nangsuat 2050.766** 531.4324 3.86 0.000 984.3685 3117.163 giaban 785.9941** 63.5562 12.37 0.000 658.4592 913.5289 chiphiphanthuoc -.4635505ns .8240144 -0.56 0.576 -2.117056 1.189955 chiphigiong -2.340342* 1.271344 -1.84 0.071 -4.89148 .2107959 chiphinhienlieu -2.679387* 1.523965 -1.76 0.085 -5.737446 .3786713 chiphichuanbidat -4.121688* 2.210396 -1.86 0.068 -8.557172 .3137966 chiphithuelaodong -1.226459ns 1.095028 -1.12 0.268 -3.423793 .9708743 _cons -597078.2 927546.2 -0.64 0.523 -2458336 1264179 (Kết quả chạy hàm hồi quy) Chú thích: **: Ý nghĩa ở 5% ; *: Ý nghĩa ở 10% ; ns: không có ý nghĩa Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 60 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Giải thích ý nghĩa của R2 Căn cứ vào kết quả cho thấy với Prob > F =0.0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa  = 5% điều này cho thấy phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Từ hệ số R- squared = 0,9152 ta có thể nói mô hình hồi quy giải thích được 91,52% các yếu tố giá bán, năng suất, các chi phí tác động đến thu nhập trong mô hình. Còn lại 8,48% là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình ảnh hưởng đến thu nhập bắp vụ Đông Xuân. Theo số liệu của bảng trên ta có phương trình hồi quy về thu nhập như sau: Y = -597078 - 4,12*X1* - 2,67*X3* - 2,34*X4* + 785,99*X7** +2050,76*X8* Giải thích phương trình + Chi phí chuẩn bị đất (X1* ) Cày xới đất tơi xốp là công việc hết sức cần thiết khi trồng bắp. Thật vậy, từ phương trình cho thấy b1 = -4,12. Giá trị b1 = -4,12 cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi ta tăng chi phí làm đất lên 1000 đồng thì thu nhập vụ bắp đông xuân giảm 4.120 đồng. + Chi phí nhiên liệu (X3* ) Vào vụ đông xuân thì nước là nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho cây trồng. Lượng nước tưới tiêu cho vụ bắp Đông Xuân chiếm tỉ lệ khá lớn. Từ phương trình cho thấy b3 = -2,67. Giá trị b3 = -2,67 cho thấy khi ta tăng 1000 đồng chi phí bơm nước thì thu nhập giảm 2.670 đồng nếu các yếu tố khác không thay đổi. + Chi phí giống (X4* ) Từ phương trình cho thấy b4 = -2,34. Giá trị b4 = -2,34 cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi ta tăng 1000 đồng chi phí giống thì thu nhập của nông hộ giảm 2.340 đồng. Chi phí giống là phần chi phí khá quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. + Giá bán (X7** ) Từ phương trình cho thấy b7 = 785,99. Giá trị b7 = 785,99 cho thấy nếu giá bán tăng lên 1000 đồng thì thu nhập của nông dân tăng lên 785.990 đồng và các yếu tố khác không đổi. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 61 SVTH: Nguyễn Thị Lợt + Năng suất (X8* ) Qua phương trình ta thấy b8 = 2050,76. Giá trị b8 = 2050,76, nếu tăng 01kg của năng suất (kg/1000m2) thì thu nhập của nông dân tăng lên 2.050,76 đồng, các yếu tố khác không đổi. 4.6. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT: 4.6.1. Thuận lợi Nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo đối với công tác chuẩn bị sản xuất, cộng với điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, công tác phối hợp điều tiết nước phục vụ sản xuất kịp thời, công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật được quan tâm đẩy mạnh nên năng suất và sản lượng lúa, bắp tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2007. Đa số các nông hộ có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất lúa, trồng bắp và chịu khó tìm hiểu học hỏi tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Có điều kiện giao thông thuận lợi cung cấp vật tư, sản phẩm thu hoạch của nông hộ. Hiện nay có nhiều chương trình đầu tư cải tạo hệ thống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhà nước và địa phương. Được mua vật tư thiếu tại các đại lý nông nghiệp 4.6.2. Khó khăn Dịch bệnh và biến động bất thường của giá cả thị trường thường xuyên đe doạ đến sản xuất của người nông dân. Mặc dù, năng suất, sản lượng lúa tăng song thu nhập của nông dân chưa được cải thiện nhiều do giá cả các loại phân bón, vật tư nông nghiệp tăng, cộng với áp lực về sâu bệnh hại nên nông dân tăng chi phí bảo vệ thực vật dẫn đến chi phí đầu tư sản xuất tăng, đặc biệt, vụ Hè Thu 2008, đầu vụ giá lúa tăng cao nhưng đến cuối vụ lại giảm mạnh, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Việc triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông còn chậm. Công tác khuyến nông chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo nông dân, chưa tiếp cận được với những người trực tiếp sản xuất, nông dân chưa tin tưởng, mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 62 SVTH: Nguyễn Thị Lợt học kỹ thuật. Các giống lúa mới được trình diễn, giới thiệu đến nông dân nhưng chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Giá cả các nguồn lực đầu vào vẫn tiếp tục tăng vọt như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng, dầu…làm tăng giá thành các mặt hàng cũng như chi phí bơm nước, cắt gặt, vận chuyển. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 63 SVTH: Nguyễn Thị Lợt CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA - BẮP TRONG NÔNG HỘ ---- -ooOoo- ---- 5.1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ Về kỹ thuật Đa số các nông hộ có trình độ học vấn còn thấp (tối đa là học cấp 3 chiếm 25%), khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, muốn bảo vệ hình thức canh tác truyền thống của gia đình và do đặc điểm của đất không phù hợp (đất mặn, đất phèn…). Chính điều này nguyên nhân quan trọng dẫn đến các nông hộ chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các nông hộ chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm bản thân là chính. Có nhiều lớp tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng lúa, bắp nhưng mức độ tham gia và áp dụng còn rất ít. Về giống lúa, bắp Các nông hộ còn gieo sạ quá dày ( 25-30kg/1000m2 ), do đó sâu bệnh dễ phát sinh. Đa số nông hộ còn sử dụng giống kém chất lượng như: IR 50404, OC 10…dẫn đến năng suất thấp. Chưa xử lý giống lúa, bắp khi gieo sạ nên giống nẩy mầm yếu và cây con chết nhiều. Về phân bón Đa số nông hộ bón phân không theo nguyên tắc 4 đúng và bón với lượng quá nhiều (40-50kg/1000m2) gây lãng phí chi phí và công sức, trái lại năng suất không tăng. Về nông dược Bà con nông dân sử dụng nông dược quá nhiều có hại đến sức khỏe con người và gây tâm lý đến người tiêu thụ. Về thị trường Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 64 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Hệ thống đường bộ và hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong việc bán sản phẩm. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ ở huyện chưa phát triển mạnh, đầu ra của sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái. Thị trường cung ứng dịch vụ và vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp do tư nhân kiểm soát nên chưa có sự kiểm soát, hợp tác và liên kết hỗ trợ nông hộ. Giá vật tư phân bón có sự dao động lớn gây trở ngại và rủi ro cho nông hộ đầu tư sản xuất. Về cơ cấu mùa vụ Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết rất lớn. Qua thực tế điều tra cho thấy có sự chênh lệch về năng suất giữa hai vụ lúa và chênh lệch về thu nhập giữa hai vụ lúa- một vụ bắp. Ở đây là do yếu tố thời tiết ảnh hưởng bất lợi đến cây lúa- cây bắp. 5.2. CÁC GIẢI PHÁP Về kỹ thuật Nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật tham quan học hỏi kinh nghiệm của bà con nông dân sản xuất giỏi và biểu dương khen thưởng những nông dân có thành tích trong sản xuất. Động viên bà con tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề…và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Về giống lúa, bắp Huyện cần cung cấp cho bà con nông dân giống xác nhận có độ thuần cao, thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng là: OM 1490, VND 95- 20. Theo điều tra thì bà con điều áp dụng theo phương pháp sạ lan nên lượng giống sử dụng khoảng 25- 30kg/1000m2 là còn nhiều. Vì vậy bà con nông dân cần thay đổi thói quen và giảm lượng giống xuống vì gieo sạ nhiều giống sẽ làm cho mật độ sạ dày, vừa tốn chi phí lúa giống vừa tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ dàng phát triển. Đẩy mạnh công tác giống, đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất đại trà. Khuyến cáo nông dân không canh tác các giống lúa kém chất lượng như: IR 50404, OC 10 … Cải thiện tập quán sản xuất kém hiệu quả của nông dân như: sạ dày, sử dụng Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 65 SVTH: Nguyễn Thị Lợt nhiều và chưa đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón … Từng bước cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa. Về giống bắp: theo khuyến cáo lượng giống gieo sạ là 1,5- 2kg/1000m2. Ngoài ra bà con cần xử lý giống trước khi gieo sạ bằng hóa chất có tác dụng giúp giống nảy mầm mạnh, ngăn chặn côn trùng phá hoại, giúp cây con mọc tốt và đều. Về phân bón Về nguyên tắc bón phân sẽ làm cho năng suất cây trồng tăng lên nhưng bón với liều lượng quá nhiều sẽ gây ra lãng phí chi phí, công sức trong khi đó năng suất cây trồng không tăng mà giảm. Vì vậy, nông hộ cần bón phân theo nguyên tắc 4 đúng: đúng liều, đúng lúc, đúng cách, đúng loại; kết hợp với 3 giảm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Về nông dược Làm thế nào để cắt giảm chi phí thuốc là vấn đề cần quan tâm hơn nữa. Chương trình IPM khuyến cáo nông dân giảm sử dụng nông dược trên đồng ruộng, cây màu. Đối với các loại côn trùng thì nên sử dụng thiên địch thay vì thuốc. Sửa soạn đất kỹ có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ mầm bệnh như cỏ dại. Xử lý giống bằng hóa chất sẽ diệt trừ được phần lớn mầm bệnh và côn trùng phá hoại. Về thị trường Nên mở rộng thị trường tiêu thụ, thành lập các hợp tác xã thu mua sản phẩm để tránh bị ép giá do bà con thiếu thông tin. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ và kiểm soát vật tư hàng hóa phục vụ cho nông dân sản xuất, kiểm soát giá cả phân bón, nông dược tránh bán hang giả, hang kém chất lượng. Về cơ cấu mùa vụ Cần gieo sạ đúng mùa vụ, tránh trường hợp sạ trễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết mất mùa, mất giá và sâu bệnh nhiều. Nâng cao thu nhập cho nông hộ Làm thế nào để giảm lượng đầu tư các yếu tố đầu vào càng nhiều càng tốt. Áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình IPM vừa tiết kiệm chi phí phân, giống, thuốc vừa cho sản phẩm “sạch” đồng thời bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 66 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Bà con nông dân cần thay đổi tập quán sản xuất theo kiểu truyền thống, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng mùa vụ, từng loại dất thích hợp. Huyện cần phải mở các lớp tập huấn, trao đổi kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân, khuyến khích giảm chi phí đến mức tối thiểu trong sản xuất cây trồng. Phải thường xuyên nạo vét kênh mương, thủy lợi nội đồng để cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân. Nông dân nên tăng cường kết hợp các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước để hạn chế sâu rầy, dịch bệnh hại lúa góp phần tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 67 SVTH: Nguyễn Thị Lợt CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---- -ooOoo- ---- 6.1. KẾT LUẬN Trồng lúa, trồng màu là nghề chủ yếu của đa số người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung, người dân huyện Ba Tri nói riêng. Vì vậy, thu nhập và đời sống của nông hộ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động canh tác của họ. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người và góp phần vào tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu tài chính trên 1000m2 đất trồng lúa cũng như đất trồng bắp và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của nông hộ có thể đưa ra một số kết luận sau: Đa số các nông hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lúa, bắp lâu năm nhưng trình độ học vấn của nông hộ còn tương đối thấp cho nên đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và tiếp cận thong tin thị trường của họ. Chi phí đầu tư cho vụ bắp Đông Xuân khá cao hơn so với hai vụ lúa Hè Thu và Thu Đông. Cụ thể, chi phí của vụ Đông Xuân là 1.522.000 đồng/1000m2, vụ Hè Thu là 1.339.117 đồng/1000m2, vụ Thu Đông là 1.310.000 đồng/1000m2. Về doanh thu thì Vụ bắp Đông Xuân cũng cao hơn hai vụ lúa, vụ Đông Xuân là 3.660.000 đồng/1000m2, vụ Hè Thu là 2.694.000 đồng/1000m2 , vụ Thu Đông là 2.350.000 đồng/1000m2 . Về thu nhập thì vụ Đông Xuân cao nhất, kế đến là vụ Hè Thu và vụ Thu Đông thấp nhất. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính thì hiệu quả đầu tư vụ Đông Xuân cao hơn so với hai vụ còn lại. Năng suất của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: kinh nghiệm, trình độ học vấn, các chi phí đầu tư. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 68 SVTH: Nguyễn Thị Lợt Thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố như: năng suất, giá bán, chi phí phân, thuốc, chi phí thuê lao động….Trong đó, năng suất, giá bán tác động làm tăng thu nhập của nông hộ còn các yếu tố chi phí tác động làm giảm thu nhập của nông hộ. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với nhà nước Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn giống, chăm sóc và thu hoạch cũng như hướng dẫn nông dân hạch toán các khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất để qua đó biết được hiệu quả và đầu tư cho thích hợp. Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình hỗ trợ hay trợ giống, giá, phương tiện sản xuất cho nông hộ đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi nội đồng nhằm tạo điều kiện cho nông dân sản xuất. Đối với viện nghiên cứu và nhà khoa học cần nghiên cứu các loại giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm bán được giá cho người nông dân. 6.2.2. Đối với nông dân Nông dân nên tham gia các buổi tập huấn, các lớp khuyến nông …do địa phương tổ chức, tích cực liên kết các tổ chức xã hội để giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trường. Tập trung đầu tư cho vụ bắp Đông Xuân để khai thác lợi thế cạnh tranh cho vụ màu này, đối với hai vụ lúa cần nâng cao năng suất và sản lượng lúa hơn nữa. Nông dân cần nâng cao kiến thức và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, màu. Ngoài ra cần khắc phục vấn đề thiếu lao động làm giảm hiệu quả sản xuất. Nông dân cần phải tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,… nhằm đem lại năng xuất cao, chất lượng tốt có thể xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, các nước Châu Âu,… Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 69 SVTH: Nguyễn Thị Lợt 6.2.3. Đối với địa phương Chính quyền địa phương kiên kết với các nhà khoa học nhằm tạo ra những giống lúa và giống bắp tốt, chất lượng cao cung cấp cho nông hộ, hướng dân nông dân phòng ngừa sâu bệnh, cách trồng mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Chính quyền xã liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành thu mua lúa và bắp cho nông dân để xuất khẩu tránh tình trạng các mặt hàng nông sản được mùa thì mất giá như hiện nay Cần duy trì công tác khuyến nông, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông qua báo đài địa phương nhằm khuyến khích các hộ làm theo. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri - Bến Tre GVHD: La Nguyễn Thùy Dung 70 SVTH: Nguyễn Thị Lợt TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giá thống kê tỉnh Bến Tre và Huyện Ba Tri năm 2008. 2. Hồ Thị Linh (năm 2007). Luận văn tốt nghiệp: “ Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản tại phường Vĩnh Hiệp – TP Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” 3. Mai Văn Nam (2005). Giáo trình kinh tế lượng, Khoa KT- QTKD Trường ĐHCT. 4. TS. Đinh Phi Hổ (2003). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê 5. TS. Vũ Đình Thắng (2002). Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống Kê Hà Nội. 6. PGS.TS. Lâm Quang Huyên. Giáo trình kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, NXB trẻ 7. Các trang web: - - - - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện ba tri –bến tre.pdf
Luận văn liên quan