Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Thủy

MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn . 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2 1.2.1 Mục tiêu chung . 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.3.1 Phạm vi về thời gian . 2 1.3.2 Phạm vi về không gian . 3 1.3.3 Phạm vi về nội dung . 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4 2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng . 4 2.1.2 Chức năng của tín dụng . 5 2.1.3 Phân loại tín dụng . 5 2.1.4 Các hình thức huy động vốn 6 2.1.5 Nhu cầu vay vốn của khách hàng 7 2.1.6 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 8 2.2 Phương pháp nghiên cứu 12 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . 12 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu . 12 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu . 12 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG . 13 3.1 Đặc điểm tình hình của huyện Vị Thủy . 13 3.1.1 Vị trí địa lí 13 3.1.2 Dân số, lao động và việc làm . 13 3.1.3 Đặc điểm kinh tế 14 3.2 Một số tình hình cơ bản của ngân hàng 15 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy . 15 3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy . 15 3.2.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 16 3.2.4 Tìmh hình nhân sự . 17 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm qua 18 3.4 Phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy 19 3.4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng 19 3.4.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng 20 3.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng . 23 3.4.4 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới . 23 3.5 Phân tích thực trạng nhu cầu vay vốn của khách hàng 24 3.5.1 Chi phí sản xuất lúa (1 công) . 25 3.5.2 Chi phí trồng mía (1công) 26 3.5.3 Chi phí nuôi heo thịt (1 con) 26 3.5.4 Chi phí nuôi Thuỷ sản (cá nước ngọt) . 27 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG . 28 4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay theo địa bàn 28 4.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế . 31 4.3 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 34 4.4 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 38 4.4.1 Tình hình thu nợ cho vay . 38 4.4.2 Phân tích tình hình dư nợ . 46 4.4.3 Phân tích nợ quá hạn qua 3 năm 52 4.4.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tài chi nhánh . 58 4.5 Cơ cấu nguồn vốn sản xuất nông nghiệp và sự đáp ứng vốn của ngân hàng cho các hộ sản xuất . 61 4.5.1 Cơ cấu vốn sản xuất của hộ gia đình . 61 4.5.2 Cơ cấu vốn trồng lúa 61 4.5.3 Cơ cấu vốn trồng mía . 62 4.5.4 Cơ cấu vốn nuôi heo thịt 63 4.5.5 Cơ cấu vốn nuôi cá nước ngọt . 64 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 66 5.1 Đánh giá về hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng . 66 5.1.1 Điểm mạnh . 66 5.1.2 Điểm yếu 67 5.1.3 Cơ hội . 67 5.1.4 Thách thức . 67 5.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng . 67 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn 67 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay . 68 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ . 69 5.3 Các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn cho nông nghiệp 70 5.4 Các giải pháp làm hài lòng khách hàng để ngân hàng ngày càng thu hút khách hàng hơn . 71 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 6.1 KẾT LUẬN 72 6.2 KIẾN NGHỊ 73

pdf87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2005 xã Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây vẫn chiếm tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn so với các xã khác. Xã Vĩnh Thuận Tây luôn có nợ quá hạn cao qua các năm. Trong năm 2006 nợ quá hạn tăng 465 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân làm tăng nợ quá hạn của Ngân hàng là do các xã: Thị Trấn Nàng Mau, Vĩnh Thuận Tây, Vị Trung. Các xã có nợ quá hạn cao là do trong những năm gần đây dịch bệnh trên cây lúa xảy ra. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 59 BẢNG 14: Nợ quá hạn theo địa bàn Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2005 2006 Địa bàn Số tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % TTNM 0 68 8,50 137 10,83 69 101,47 Vị Thắng 46 25 3,13 3 0,24 -22 -88,00 Vị Đông 22 24 3,00 10 0,79 -14 -58,33 Vị Bình 19 24 3,00 83 6,56 59 245,83 Vị Trung 133 134 16,75 791 62,53 657 490,29 Vị Thanh 0 10 1,25 3 0,24 -7 -70,00 Vị Thuỷ 43 29 3,63 27 2,13 -2 -6,89 Vĩnh Trung 0 180 22,50 16 1,26 -164 -91,11 Vĩnh.T. Tây 163 300 37,50 195 15,42 -105 -35,00 Vĩnh Tường 34 6 0,75 0 0,00 -6 -100,00 Tổng Cộng 460 800 100,00 1.265 100,00 465 58,12 (Nguồn: Phòng tín dụng) Tóm lại, nợ quá hạn tăng qua các năm chủ yếu là do các xã: Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây, đây là xã có tỷ lệ trồng nông nghiệp chiếm trên 90% trong những năm gần đây trong nông nghiệp luôn có dịch bệnh, đặc biệt là trong năm 2005 xảy ra dịch bệnh rầy nâu làm cho một số hộ nông dân không có thu hoạch được, một số hộ hầu như không có gạo ăn vì sau một vụ lúa mà thất trắng. Vì vậy, Ngân hàng muốn tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất, Ngân hàng luôn xem các hộ sản xuất nông nghiệp là khách hàng thân thiết. Vì vậy, Ngân hàng không muốn đưa ra xử lý. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 60 4.5.3.1 Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế ¾ Ngành nông nghiệp: Đây là một trong những ngành mà Ngân hàng chú trọng nhất vì nhu cầu vốn ngày càng tăng của nông dân để sản xuất, nên nợ quá hạn phát sinh trong ngành này cao vì trong năm 2005-2006 thường xuyên xảy ra dịch bệnh, cụ thể năm 2004 nợ quá hạn của ngành nông nghiệp là 338 triệu đồng, chiếm 73,5% tổng nợ quá hạn. Năm 2005 nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên cụ thể là 632 triệu đồng, tăng 294 triệu đồng (hay tăng 96,98% so với năm 2004), trong đó nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của Ngân hàng là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá lúa tăng giảm bất thường và chi phí tăng lên đã làm cho nợ quá hạn tăng lên đáng kể. Năm 2006 nợ quá hạn lại tăng lên 676 triệu đồng, tăng 44 triệu đồng hay tăng 6,96% so với năm 2006. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng một cách đột biến là do địa phương bị dịch cúm gia cầm và bị rầy trên diện tích lúa nên đa số nông dân vay vốn cho sản xuất không có khả năng hoàn trả nợ được, về phía ngân hàng do đó là khách hàng truyền thống nên không cương quyết xử lý. Nguyên nhân chính dẫn đến tăng nợ quá hạn của Ngân hàng, là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá lúa tăng giảm bất thường và một số yếu tố khác đã làm cho nợ quá hạn tăng lên đáng kể. Năm 2004, là năm bùng phát dịch cúm gia cầm, sang năm 2005, 2006 nông dân vùng này phải đối mặt với dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu… có thể nói tổn thất do dịch cúm gia cầm là rất lớn đối với những người chăn nuôi gia cầm cả nước, không riêng gì ai, Tuy nhiên, đối với dịch cúm gia cầm thì người dân nơi đây tổn thất ít hơn rất nhiều lần so với dịch bệnh trên cây lúa, vì đa phần người dân nơi đây sản xuất, trồng lúa là chính, chăn nuôi không là thế mạnh của vùng, chăn nuôi thường được vay vốn theo mô hình kinh tế tổng hợp. ¾ Kinh doanh thương mại dịch vụ: Nhìn chung tình hình nợ quá hạn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2004 là 37 triệu đồng, năm 2005 là 60 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tương ứng tăng 62,12% so với năm 2004. Năm 2006 nợ quá hạn là 169 triệu đồng, tăng 169 triệu đồng hay tăng 181,66%. Nguyên nhân nợ quá hạn của ngành này tăng qua các năm đặc biệt là trong năm 2006 một phần là do nông dân mất mùa nên không trả tiền thuốc, phân trong sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp vật tư không thể trả tiền vay cho ngân hàng được, bên cạnh đó do chương trình phát triển của huyện nên ngân hàng đã đầu tư mở Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 61 rộng các cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống ở địa phương vì đây là ngành mới nên chưa đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó việc gia tăng nợ quá hạn ở ngành này là do việc cho vay vào kinh doanh thương mại dịch vụ được mở rộng, trong khi đó việc kinh doanh trong năm có những thuận lợi và khó khăn xảy ra bất thường mà chủ yếu là những khó khăn xảy ra đối với những đơn vị kinh doanh và hộ sản xuất không có kinh nghiệm nên thường dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. ¾ Thủy sản: Ngành này như phân tích ở trên chỉ mới được chú trọng phát triển gần đây nên cũng chưa ổn định nhiều. Vì vậy, năm 2004, 2005 không phát sinh nợ quá hạn do Ngân hàng chưa cho vay theo hình thức nuôi thủy sản với diện tích lớn. Nhưng đến năm 2006 nợ quá hạn là 88 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng bắt đầu chú trọng cho vay với qui mô lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong địa bàn huyện. ¾ Ngành khác: Tình hình nợ quá hạn cũng tăng qua 3 năm cụ thể như sau: năm 2004 là 85 triệu đồng, năm 2005 là 108 triệu đồng tăng 23 triệu hay tăng 27,07% so với năm 2004, năm 2006 nợ quá hạn là 332 triệu đồng, tăng 224 triệu đồng, tương ứng tăng 207,4% so với năm 2005. Nhìn chung lại, nếu xét theo ngành kinh tế thì nợ quá hạn trong ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, vì ngành này nhu cầu vốn phần lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên mất mùa thì không thể thu hồi vốn đựơc mà phải tiếp tục đầu tư vốn cho vụ sau, nợ quá hạn ngành thương mại dịch vụ tuy cao trong năm 2006, nhưng ngân hàng phấn đấu giảm dư nợ ngành này trong tương lai vì ngành này không thuộc bên lĩnh vực ngân hàng nông nghiệp, vì vậy công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn. Bảng 15: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế (Đvt: triệu đồng) Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % % Nông nghiệp 338 632 676 294 86.98 44 6.96 KD-TMDV 37 60 169 23 62.16 109 181,66 Thủy sản - - 88 - - 88 - Ngành khác 85 108 332 23 27.07 224 207,40 Tổng cộng 460 800 1.265 340 73.91 465 58,12 (Nguồn: Phòng tín dụng) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 62 4.5.4 Đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy Trong những năm qua NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy đã không ngừng đổi các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thì Ngân hàng đã từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu sau: Bảng 16: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 Vốn huy động Triệu đồng 41.319 55.975 57.562 Doanh số cho vay Triệu đồng 129.818 163.352 174.870 Doanh số thu nợ Triệu đồng 109.980 133.965 149.581 Dư nợ cho vay Triệu đồng 119.724 149.111 174.400 Nợ xấu Triệu đồng 460 800 1.265 Dư nợ bình quân Triệu đồng 108.892 134.418 161.756 Hệ số thu nợ (3)/(2) % 84,7 82,0 85,5 DSCV/VHD Lần 3,14 2,92 3,04 DNCV/VHD Lần 2,90 2,66 3,03 Vòng quay tín dụng Vòng 0,97 0,99 0,91 Nợ xấu/tổng dư nợ % 0,38 0,53 0,73 (Nguồn: Phòng tín dụng) Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho vay của ngân hàng có hiệu quả hay không ta phân tích 5 chỉ tiêu cơ bản sau: ¾ Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn (hệ số này đối với NHNo & PTNT trung bình khoảng 80%). Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 63 Qua bảng 22 cho thấy hệ số thu nợ của NHNo & PTNT Huyện Vị Thuỷ luôn có hệ số thu nợ cao được thể hiện qua các năm, năm 2004 là 84,7%, năm 2005 giảm còn 82% và năm 2006 là 101,1%, có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. Điều kiện tự nhiên - xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, cho thấy đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề khác phục vụ cho nông hộ là một giải pháp đúng của NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy. Trong những năm vừa qua, giá lúa và các mặt hàng nông sản khác tăng cao và ổn định giúp cho hộ nông dân trả nợ tốt cho Ngân hàng. ¾ Doanh số cho vay / vốn huy động Nhìn chung doanh số cho vay trên vốn huy động qua 3 năm có không ổn định, năm 2004 là 3,14 lần, năm 2005 tăng lên 2,19 lần, năm 2006 lại tăng lên 3,04 lần, điều này chứng tỏ ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương một cách có hiệu quả, tuy nhiên nguồn vốn huy động vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng tại địa phương, vì vậy ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều hoà từ Ngân hàng cấp trên. ¾ Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà quản trị phân tích đánh giá so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng và nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 bình quân 289 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 bình quân 271 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng năm 2005 là bình quân 306 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, ở đây tốc độ huy động vốn có tăng nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ, là do nhu cầu vay vốn trên địa bàn hàng năm tăng lên rất nhiều, trong khi đó khả năng huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng còn hạn chế. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 64 Do phải trả lãi suất cho vốn điều hòa cao làm tăng lãi suất đầu vào, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặt khác có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức mình, từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn nghèo, đời sống gặp khó khăn nên không có tiền gửi vào Ngân hàng, do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đầu tư vốn phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn, với khối lượng đầu tư lớn như vậy đã giúp cho các thành phần kinh tế, nhất là hộ nông dân đủ vốn để sản xuất, khơi dậy tiềm năng lao động sẵn có tại địa phương, hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn Huyện. ¾ Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Vị Thủy giảm dần qua các năm. Năm 2004 là 0.97 vòng, năm 2005 là 0,99 vòng, đến năm 2006 giảm xuống còn 0,91 vòng. Nguyên nhân là do NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy cho vay chủ yếu là ngắn hạn, cho vay dài hạn và cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên vòng quay vốn tín dụng giảm không đáng kể, mặc dù so với các năm có giảm nguyên nhân do đầu tư vốn trung hạn hàng năm có tăng trưởng. Mặt khác, công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ ổn định vòng quay vốn tín dụng. ¾ Nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể năm 2004 là 0,38%, sang năm 2005 tỷ lệ này tăng ở mức 0,53%, đây là tỷ lệ tương đối thấp so với mục tiêu của Ngân hàng cố gắng đạt dưới 1% và thấp hơn nhiều so với mức cho phép của NHNo & PTNT Tỉnh (5%). Sang năm 2006 tỷ lệ này tăng 0,73% . Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn năm 2006 tăng là do điều kiện tự nhiên thường xảy ra bão, lụt, sản xuất nông nghiệp thì bị dịch bệnh, giá lúa không ổn định, làm cho khách hàng không trả đúng thời hạn. NHNo & PTNT Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 65 4.6 PHÂN TÍCH NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 4.6.1 Chi phí sản xuất lúa (1.000m2) Từ số liệu điều tra thực tế, ta có chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất mỗi vụ lúa như bảng sau: Bảng 17: Chi phí sản xuất bình quân 1 vụ lúa (ĐVT: 1.000 đồng) Đông xuân Hè Thu Chi phí Số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) 1. Lúa giống 60,00 4,08 60,00 3,74 2. Làm đất 46,16 3,14 4816 2,99 3. Phân bón 798,71 54,30 811,71 50,54 4. Thuốc sâu 324,25 22,04 424,25 26,42 5. Lao động thuê 128,29 8,72 128,29 7,99 6. Chi phí khác 113,53 7,72 133,53 8,31 Tổng cộng 1.470,94 100,00 1.605,90 100,00 (Nguồn: Theo kết quả điều tra) (Chi phí khác gồm: nhiên liệu, cắt, kéo, Thuỷ lợi phí, công đi thăm đồng) Nhìn chung chi phí sản xuất của một vụ lúa trung bình khoảng 1.470,94 đồng/công đối với vụ Đông Xuân, 1605,90 đồng/công đối với vụ Hè Thu. Trong đó chi phí phân bón là cao nhất vì đa số nông dân trồng lúa 3 vụ nên làm cho đất ngày càng bị bạc màu hơn. 4.6.2 Chi phí trồng mía (1.000m2) Toàn huyện có 2.735 ha mía, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Tường và Vị Thanh vì vùng này đất bị trũng và phèn nhẹ nên thích hợp trồng mía, các xã còn lại có trồng với diện tích không đáng kể. Từ điều tra thực tế trên hai Xã có diện tích trồng mía lớn nhất trong huyện, chúng tôi thu thập được các khoản chi phí từ trồng mía phát sinh như bảng sau: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 66 Bảng 18: Chi phí bình quân trồng một vụ mía (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Chi phí Tỷ trọng (%) 1. Giống 347,63 22,65 2. Phân bón 439,69 28,65 3. Thuốc 39,85 2,60 4. Lao động thuê mướn 655,28 42,70 5. Chi phí khác 52,22 3,40 Tổng chi phí 1.534,67 100,00 (Nguồn: Theo kết quả điều tra) (Chi phí khác gồm: Tưới tiêu, Thủy lợi phí, công đi thăm đồng) Tổng hợp các khoản mục chi phí sản xuất, chi phí bình quân 1.534,67 triệu đồng/công mía. Chi phí mía lao động chiếm tỷ trọng cao nhất 42,70% vì phải thuê đào học và vô chân mía, đánh lá mía, công đốn khi thu hoạch. Thời gian một vụ mía kéo dài trung bình khoảng 10-12 tháng, đặc biệt trong những năm gần đây bà con nông dân được nhà máy đường Vị Thanh hỗ trợ giống với trữ lượng đường cao nhưng thời gian kéo dài đến 12 tháng. Vì vậy Ngân hàng phải tăng thêm thời gian cho vay cho các hộ sản xuất mía. 4.6.3 Chi phí nuôi heo thịt (1 con) Theo số liệu điều tra thì hầu hết nông dân nuôi với hình thức gia đình nên số lượng không nhiều, nguồn vốn đầu tư chưa cao. Trong những năm gần đây do dịch bệnh nên NHNo & PTNT Vị Thủy hạn chế cho vay trong chăn nuôi vì tính rủi ro cao. Bảng 19: Chi phí chăn nuôi heo thịt (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Con giống 372,40 32,48 2. Thức ăn 514,43 44,86 3. Thuốc thú y 58,81 5,13 4. Chuồng trại 91,36 7,97 5. Nhân công 42,34 3,69 6. Chi khác 67,31 5,87 TỔNG 1.146,65 100,00 (Nguồn: Theo kết quả điều tra) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 67 Theo kết quả điều tra thì chi phí về thức ăn là cao nhất vì lúa gạo lên nên tất cả thức ăn cho heo đều tăng lên. 4.6.4 Chi phí nuôi Thuỷ sản (1.000m2 cá rô) Qua số liệu điều tra ta thấy nguồn vốn cho Thủy sản là lớn nhất, kế đó là trồng lúa đây là ngành chiếm tỷ trọng diện tích lớn với hơn 85.40% diện tích, từ đó cho ta thấy được tầm quan trọng của ngân hàng khi đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nông dân sản xuất. Bảng 20: Chi phí nuôi thủy sản (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Con giống 18.469,39 27,92 2. Thức ăn 40.000,00 60,46 3. Thuốc 138,78 0,21 4. Ao nuôi 1.326,53 2,01 5. Nhân công 3.785,71 5,72 6. Chi khác 2.438,78 3,69 TỔNG 66.159,19 100 (Nguồn: Theo kết quả điều tra) (Chi phí khác gồm: chi phí nạo vét mương, thay nước) 4.7 CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHO CÁC HỘ SẢN XUẤT 4.7.1 Cơ cấu vốn sản xuất của hộ gia đình Trong cơ cấu vốn sản xuất nông nghiệp thì vốn tự có không cao, chiếm khoảng 23,4%, phần còn lại nông dân chủ yếu vay NHNo & PTNT Vị Thủy và một số hộ không có tài sản thế chấp thì vay bà con. Chủ yếu vay ngân hàng nông nghiệp khoảng 64,75% vốn sản xuất, tuy nhiên NHNo & PTNT vẫn chưa đáp ứng được hết do các hộ nông dân không có tài sản thế chấp để vay đủ tiền cho tất cả các hoạt động sản xuất. Phần vốn thiếu bù đắp bằng tín dụng phi chính thức với lãi suất bình quân 6,3%/tháng và tín dụng thương mại như mua hàng trả chậm, lãi đã lồng trong giá bán nên giá có phần cao hơn mua hàng trả ngay. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 68 4.7.2 Cơ cấu vốn trồng lúa Theo số liệu tính toán thì trong tổng nguồn vốn để sản xuất lúa trong đó vốn tự có của nông dân để sản xuất lúa còn thấp chỉ chiếm 19,37%, phần còn lại nông dân chủ yếu vay vốn từ ngân hàng hoặc mua vật tư trả chậm. Với đặc điểm là huyện trồng lúa với hơn 80% người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và đây là lĩnh vực chính mà Ngân hàng chú trọng đầu tư. Bảng 21: Cơ cấu vốn sản xuất 1.000m2 ( ĐVT: 1.000 đồng) Đông xuân Hè Thu Nguồn vốn Số tiền TT (%) Số Tiền TT (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 676 45,86 826 51,37 2. Vay ngân hàng 719 48,78 700 43,53 3. Mua vật tư trả chậm 79 5,37 82 5,10 Tổng nguồn vốn 1.474 100,00 1.608 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm tỉ lệ cao nhất 48,78% trong tổng vốn sản xuất, phần còn lại là các hộ không có giấy thế chấp nên không có điều kiện vay phải đi vay các tổ chức tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, bên cạnh đó nông dân có thoái quen mua vật tư trả sau nên thường giá cao. Ngân hàng chỉ đáp ứng được 48,78% nguồn vốn trong sản xuất lúa, đây là ngành mà ngân hàng cho vay với tỷ trọng lớn vì khả năng thu hồi nợ tương đối ổn định theo mùa vụ. 46% 49% 5% Vốn tự có của hộ gia đình Vay ngân hàng Mua vật tư trả chậm Hình 12: Cơ cấu vốn sản xuất lúa Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 69 4.7.3 Cơ cấu vốn trồng mía Theo số liệu tính toán thì nguồn vốn tự có của nông dân để sản xuất mía còn thấp, do thời gian trồng mía lâutừ 10 – 12 tháng nên nông dân chủ yếu lấy công làm lời, Ngân hàng đã đáp ứng vốn cho nông dân trồng mía bên cạnh đó Ngân hàng còn đáp ứng cho nông dân cải tạo vườn tạp trồng mía nên trong những năm gần đây diện tích trồng mía tăng lên liên tục theo thống kê của phòng kinh tế huyện Vị Thủy, Bảng 22: Cơ cấu vốn trồng 1.000m2 mía ( ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 648,48 36,73 2. Vay ngân hàng 959,59 54,35 3. Mua vật tư trả chậm 157,42 8,92 Tổng nguồn vốn 1.765,49 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm tỉ lệ cao nhất 54,35% trong tổng vốn sản xuất, phần còn lại là các hộ không có giấy thế chấp nên không có điều kiện vay phải đi vay các tổ chức tín dụng phi chính thức. Ngân hàng chỉ đáp ứng được 54,35% nguồn vốn để trồng mía, đây là ngành có vốn tự có cao vì nông dân không muốn đóng lãi cho ngân hàng trong thời gian dài. 37% 54% 9% Vốn tự có củahộ gia đình Vay ngân hàng Mua vật tư trả chậm Hình 13: Cơ cấu vốn trồng mía Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 70 4.7.4 Cơ cấu vốn nuôi heo thịt Bảng 23: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt (1 con) ( ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Số tiền TT (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 545,45 49,20 2. Vay các ngân hàng 370,13 33,37 3. Mua hàng trả chậm 193,34 17,43 Tổng nguồn vốn 1.108,92 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Nguồn vốn để nuôi heo thịt thì người nông dân dùng vốn tự có chỉ có 545,45 đồng, chiếm 49,20% trong tổng nguồn vốn, trong đó ngân hàng sẽ cho vay 370,13 đồng chiếm 33,37% trong tổng nguồn vốn, khi vay vốn khách hàng sẽ lập ra kế hoạch kinh doanh và có giấy thế chấp nên đa số người dân không có tài sản thế chấp nên phải vay mượn bên ngoài hoặc mua với hình thức trả sau, tiền lãi được tính trên số lượng mua và thời gian mua. Trong huyện Vị Thủy phần lớn các hộ nuôi heo dưới dạng gia đình là chính, vì vậy ngân hàng cho vay theo hình thức này chiếm tỷ lệ không cao, một số hộ nuôi với qui mô lớn lúc đó hộ mới đến ngân hàng xin vay, nhưng phải lập ra kế hoạch rõ ràng, xác định được lợi nhuận thì ngân hàng sẽ đầu tư phần thức ăn trong quá trình nuôi, phải hoàn trả nợ đúng thời hạn theo hợp đồng tín dụng. 50% 33% 17% Vốn tự có của hộ gia đình Vay các ngân hàng Mua hàng trả chậm Hình 14: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 71 4.7.5 Cơ cấu vốn nuôi cá rô Theo số liệu tính toán từ các số mẫu điều tra trong tổng số nguồn vốn dành cho nuôi cá rô thì vốn tự có bình quân cho sản xuất 1.000m2 mỗi vụ chiếm tỷ lệ 43,72% tổng nguồn vốn. Vốn cần bổ sung là 63.016,33 đồng/1.000m2 , trong đó vay ngân hàng bình quân là 27.551,02 triệu đồng/1.000 m2, chiếm 43,72% tổng nguồn vốn và vay mượn từ bên ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tổng nguồn vốn cần sản xuất. Số vốn vay từ các cá nhân cho vay nặng lãi phải gánh chịu lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi vay ngân hàng. Đa số các hộ vay vốn từ ngân hàng với thời hạn ngắn hạn để nuôi cá. Bảng 24: Cơ cấu vốn nuôi 1.000m2 cá rô ( ĐVT: 1.000 đồng) Nguồn vốn Số tiền TT (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 27.551,02 43,72 2. Vay ngân hàng 28.163,27 44,69 3. Mua hàng trả chậm 7.302,04 11,59 Tổng nguồn vốn 63.016,33 100,00 (Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2007) Đây là ngành mới phát triển trên địa bàn. Nguồn vốn dành cho ngành thủy sản thường cao nên đa số các hộ thường đi vay ngân hàng, trong tương lai ngân hàng chú trọng sự phát triển của ngành này vì bên cạnh dịch cúm còn xảy ra bệnh lở mồm lông móng ở heo nên thủy sản ngày càng phát triển hơn. 44% 44% 12% Vốn tự có của hộ gia đình Vay ngân hàng Mua hàng trả chậm Hình 15: Cơ cấu vốn nuôi cá Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 72 Bảng 25: Nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng vốn của Ngân hàng (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn vay ngân hàng 395.000 43,22 Vốn tự có 381.920 41,79 Mua hàng trả sau 92.690 10,14 Khác 44.060 4,82 Nhu cầu vốn 913.952 100,00 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2006) Qua số liệu điều tra ta thấy Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn chiếm khoảng 43,22% trong tổng nhu cầu vốn sản xuất của người nông dân, tuy nguồn vốn Ngân hàng chưa cao nhưng phần nào đã đáp ứng được nguồn vốn thiếu hụt trong sản xuất của nông dân. Vốn tự có của nông dân chiếm 41,79%, đặc biệt ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất lúa cao nhất chiếm khoảng 80% trong tổng nguồn vốn cho vay, vì đây là thế mạnh của vùng. Nhờ có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng nên các mô hình ở địa phương ngày càng được mở rộng và áp dụng rộng rãi như: Mô hình VRAC, VAC…Bên cạnh nguồn vốn từ Ngân hàng thì các hộ nông dân không có đủ điều kiện vay vốn từ Ngân hàng thì mua hàng trả sau nhưng phải chịu lãi suất trả sau, chiếm 10,14% trong tổng nguồn vốn sản xuất. Một số hộ khi vay Ngân hàng nhưng nguồn vốn không đu cũng phải mua hàng trả sau nên lợi nhuận mang lại chưa cao. Vì vậy trong tương lai Ngân hàng sẽ tìm cách cho vay với số vốn nhiều hơn nhưng đảm bảo được tính hợp pháp. Trong những năm gần đây đa số nông dân đi vay vốn để sản xuất. Vì vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng trong ba năm 2004 – 2006. Điều này nói lên nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất ngày càng tăng lên. Ngân hàng đã góp phần nâng cao nguồn vốn trong sản xuất của các hộ nông dân một phần cải thiện được đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho cho sản xuất. Bên cạnh đó ngân hàng đã tạo điều kiện đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho nông dân trong sản xuất nhằm hạn chế tình trạng vay các tổ chức tín dụng với lãi suất cao, đem lại lợi nhuận cao hơn trong sản xuất. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 73 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 5.1.1 Điểm mạnh - Chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy nằm ở vị trí trung tâm của huyện nên tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong khu vực đông đúc dân cư này. - Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm với nhiều năm công tác tại Ngân hàng, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Do Ngân hàng đóng ở địa bàn mà phần lớn dân cư sống bằng nghề nông, nhu cầu vốn cho sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp là dưới 12 tháng nên việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng là rất phù hợp với nhu cầu vốn lớn của địa bàn. - Ngân hàng hoạt động rất lâu và có hiệu quả, tạo được niềm tin với khách hàng. - Vị Thủy là huyện mới thành lập nên nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất là rất lớn, bên cạnh đó trong những năm gần đây thường xảy ra bệnh dịch ở gà,heo, cùn trên cây lúa thì bị rầy, vàng lùn, vì vậy ngân hàng nông nghiệp là mục tiêu hướng đến của các đối tượng này. 5.1.2 Điểm yếu - Do cán bộ tín dụng còn ít, cán bộ tín dụng của Ngân hàng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống. - Công tác thẩm định của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, có nơi cán bộ thực hiện còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của khách hàng. Đây là điểm cần xem xét để khắc phục trong thời gian tới. - Việc cho vay vào mô hình kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay của Ngân hàng. Nhưng việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không thì rất khó. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 74 - Nhu cầu khách hàng thì nhiều nhưng việc đáp ứng nhu cầu có hạn, vì vậy thường xảy ra khó khăn khi cán bộ tín dụng xuống địa bàn thẩm định cho vay. 5.1.3 Cơ hội - Với việc huyện đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, khuyến khích các vùng kinh tế đa dạng cây trồng vật nuôi, nên Ngân hàng có nhiều cơ hội tốt trong hoạt động cho vay của mình. - Hiện nay Ngân hàng đã dần mở rộng cho vay các ngành nghề truyền thống và các ngành khác, đã đạt kết quả tốt. Vốn vay của Ngân hàng được sử dụng rất hiệu quả. Vì vậy nhu cầu vốn của các đối tượng này và của các thành phần kinh tế ngày càng cao. 5.1.4 Thách thức - Nguồn vốn của Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó vốn là vấn đề mà Ngân hàng đang quan tâm hàng đầu. - Có sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh NHNo & PTNT thì còn có Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội và các tổ chức tín dụng cho vay không cần thế chấp cùng hoạt động, bên cạnh đó Vị Thủy còn nằm cạnh tỉnh Hậu giang, trung tâm kinh tế của tỉnh. Vì thế, Ngân hàng phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn, là do Ngân Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 75 Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, muốn thực hiện mục tiêu trên Ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau: - Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng. - Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao. - Đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng Việt Nam đồng được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,... - Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng. - Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. - Mỗi khách hàng quan hệ với Ngân hàng, Ngân hàng nên tiếp xúc với khách hàng cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ giữ tiền của họ tại Ngân hàng. - Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 76 - Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm. - Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. - Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc thu thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân viên. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất. 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ Thu hồi nợ là vấn đề cần kíp của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ. - Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. - Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tuỳ tình hình cụ thể mà Ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng xét thấy khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được và khách hàng có thiện chí trả nợ Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 77 - Đối với các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp, Ngân hàng nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng cho họ để họ tích cực, tận tình giúp đở cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. 5.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CHO NÔNG NGHIỆP Qua số liệu điều tra trực tiếp từ 32 hộ nông dân ở huyện Vị Thủy ta có số liệu tính toán như sau: Bảng 26: Cơ cấu nguồn vốn trong sản xuất (ĐVT: 1000đ) Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn tự có của hộ gia đình 283.298,72 43,28 2. Vay ngân hàng 290.105 44,32 3. Mua hàng trả chậm, khác 81.151,55 12,40 Tổng cộng 654.555,27 100,00 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Qua phân tích ta thấy vốn tự có của hộ nông dân không cao, chỉ chiếm 43,28% trong tổng số vốn sản xuất, số còn lại thì ngân hàng đáp ứng được 44,32% với lãi suất bình quân 1,15%, số còn lại là 12,40% được đáp ứng bởi tín dụng không chính thức với lãi suất cao. Về vấn đề này có 2 giải pháp: Thứ nhất: Nguồn vốn ngân hàng đáp ứng còn ít so với chi phí sản xuất, vì vậy để tăng hiệu quả sản xuất thì người nông dân cần phải tận dụng nguồn vốn sản xuất để mang lại lợi nhuận cao nhằm thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Có như thế ngân hàng mới mở rộng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp. Thứ hai: Nguồn tín dụng ngân hàng nếu còn khả năng cung ứng vốn cho các hộ sản xuất có hiệu quả cao nhưng không đủ điều kiện vay thêm. Cần có biện pháp đáp ứng vốn thêm trên cơ sở các qui định và trên thực tế sản xuất từng ngành nghề để nông hộ có đủ vốn sản xuất. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 78 5.4 CÁC GIẢI PHÁP LÀM HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG ĐỂ NGÂN HÀNG NGÀY CÀNG THU HÚT KHÁCH HÀNG HƠN Bảng 27: Những đề xuất của hộ nông dân đối với ngân hàng Ý kiến đề xuất Số mẫu Ý kiến (%) 1. Giảm bớt thủ tục xét, duyệt hồ sơ 8 20 2. Tăng thời hạn cho vay 10 25 3. Giảm lãi suất 4 10 4. Tăng số tiền cho vay 14 35 5. Cho vay lưu vụ 4 10 Tổng cộng 40 100 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 2007) Qua kết quả nghiên cứu cho thấy với lãi suất hiện nay thì chỉ 10% số hộ cho là cao, điều họ phiền hà nhất là thủ tục có tới 20% cho là rườm rà. Vậy tổ chức tín dụng nên khẩn trương xem xét trong khâu xét duyệt hồ sơ cho vay. Nên nghiên cứu để cụ thể hoá các qui định về trình tự xét duyệt hồ sơ và hồ sơ thủ tục cho phù hợp. Một số hộ cho rằng không biết làm cách nào để vay được vốn. Điều này cho thấy các tổ chức tín dụng phải thường xuyên xuống địa bàn để tư vấn cách thức vay tiền bằng những hình thức thích hợp để người dân có thể hiểu biết ngân hàng là người bạn thân thiết của mình trong sản xuất kinh doanh. Œ Về thời hạn tín dụng và khối lượng tín dụng: Có 25% số hộ sản xuất đề xuất là nên tăng thời hạn tín dụng và có tới 35% số hộ đề xuất là nên tăng khối lượng tín dụng tức là mỗi một lần cho một hộ vay phải nhiều hơn so với hiện nay vì nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng tăng, do một số nông dân mở rộng mô hình sản xuất. Các tổ chức tín dụng nên nghiên cứu để đề xuất chính sách cho phù hợp với thực tiễn của ngân hàng. Œ Về cho vay lưu vụ: Qua số liệu điều tra thì có 10 % yêu cầu ngân hàng nên cho nông dân lưu vụ 2 - 3 lần vì trong những năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp thường xảy ra dịch bệnh dẫn đến tình trạng mất mùa nên làm cho nông dân không có khả năng trả nợ phải liên tiếp lưu vụ. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 79 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm đựơc điều đó thì cần phải có đủ vốn vì vậy mà vai trò của Ngân hàng mà đặc biệt NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Vị Thủy nói riêng là hết sức to lớn. Với chức năng là trung gian tín dụng các chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản và làm tăng thu nhập cho nông dân. Các chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam chủ yếu là cung cấp vốn cho đối tượng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu vì nhu cầu cho việc sản xuất nông nghiệp thường theo thời vụ. Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Vị Thủy có phần lớn dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, thì việc đa dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp và mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp là việc tất yếu. Do đó, ngoài việc hướng dẫn kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp thì việc cung cấp vốn của Ngân hàng là rất to lớn. Thấy được vai trò của mình, ba năm qua NHNo & PTNT Vị Thủy đã cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu vốn của bà con nông dân để tăng gia, mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân và từng bước góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng. Để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho bà con nông dân, Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, giúp bà con sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả, không những thế Ngân hàng Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 80 6.2 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 6.2.1 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vị Thủy Tuy ba năm qua NHNo & PTNT Vị Thủy đã hoạt động rất tốt, góp phần phát triển kinh tế của huyện, ngày càng có được niềm tin vững chắc đối với người dân. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn thì theo em cần có những bổ sung sau: - Tiếp tục tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng bằng việc áp dụng các biện pháp đề ra và tiếp tục phát huy các biện pháp huy động sẵn có của Ngân hàng đã thu hút được nhiều vốn của Ngân hàng qua mấy năm qua. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng càng cao có thể giảm đi vốn điều chuyển xuống. Do đó sẽ giảm được chi phí trả lãi vay của Ngân hàng, từ đó sẽ nâng cao được lợi nhuận cho Ngân hàng. - Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả. - Năng suất sản xuất nông nghiệp được nâng cao và giá cả hàng nông sản ngày càng tăng và ổn định. Do đó người dân sẽ mở rộng qui mô sản xuất của mình, một số hộ sẽ mở rộng trang trại vì vậy Ngân hàng cần xem xét nếu có thể thì tăng thêm số tiền cho vay để người dân mở rộng kinh tế sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của họ. - Kế hoạch phát triển huyện Vị Thủy theo tinh thần là huyện mới thành lập, do đó cần rất nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất ra đời để phát triển Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 81 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang - Khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng đông trong khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng thì ít, do đó cán bộ tín dụng phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên làm cho việc thẩm định khách hàng thường bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người dân và đôi khi khách hàng phải đợi lâu do có rất nhiều khách hàng đến giao dịch cùng một lúc. Vì vậy, Ngân hàng cần điều chuyển thêm cán bộ tín dụng cho Ngân hàng. - Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh. - Ngân hàng nên trang bị thêm máy móc thiết bị để giúp cho công tác tín dụng ngày một tốt hơn. - Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt và hấp dẫn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. - Ngoài các hình thức cho vay truyền thống, NHNo & PTNT tỉnh cần đầu tư cho vay đối với các mô hình kinh tế trang trại. Bởi vì, mô hình này không những thu hút nguồn lao động dồi dào của tỉnh mà mô hình này còn đạt hiệu quả kinh tế cao. - Ngân hàng tỉnh nên thành lập thêm chi nhánh cấp 3 ở xã Vị Đông nhằm giúp cho bà con nông dân có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao dịch với Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 82 ngân hàng vì xã nằm xa ngân hàng Vị thủy nên cán bộ tín dụng khó tiếp cận với nông dân trong cho vay cũng như trong huy động vốn. 6.2.3 Đối với Chính Quyền địa phương - Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. - Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. - Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần phải giải quyết nhanh gọn cho hồ sơ vay vốn để khách hàng không phải chờ đợi lâu. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO YÛZ 1. Nguyễn Thanh Nguyệt (2004). Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại (2003). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ năm 2003. 3. Trần Ái Kết (1997). Giáo trình Tài Chính – Tín Dụng, tủ sách Đại Học Cần Thơ. 4. Nguyễn Văn Dờn (1998). Giáo trình tín dụng và nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Tài chính. 5. Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống Kê. 6. Đỗ Tất Ngọc (2005). “Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Kinh Tế Hộ Ở Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng số 9, Trang 62. 7. Đỗ Tất Ngọc, Đoàn Chương (2005). “Sự hình thành và quá trình phát triển của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng số 12, Trang 49 – 53. 8. Lê Đình Hợp (2002). “Vấn Đề Phát Triển Bền Vững Tín Dụng Ngân Hàng Trong Môi Trường Đầu Tư Nông Nghiệp Nông Thôn Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng số 10, Trang 12- 13. 11. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng (2005). Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Vị Thủy. 12. Cẩm nang tín dụng (2002). NXB NHNo & PTNT Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 84 PHU LỤC (Phụ lục 1) CÂU HỎI ĐIỀU TRA NHU CẦU VỐN CỦA KHÁCH HÀNG Ở CHI NHÁNH NHNNo & PTNT VỊ THỦY Tên người phỏng vấn:............................................................................................ Tên người được phỏng vấn:.................................................................................. Ấp: ...................................................Xã: ................................................................. 1. Tổng số nhân khẩu trong gia đình: .................................................................. 2. Số người trong độ tuổi lao động của gia đình (từ 15 tuổi trở lên)................. - Số người đi làm nhận tiền lương, tiền công: ................................................... - Số người tham gia HĐ nông, lâm, ngư nghiệp cho gia đình:.......................... - Số người tham gia ngành nghề SXKD, dịch vụ: ............................................. 3. Ông (Bà) năm nay bao nhiêu tuổi: ............................ Dân tộc: ....................... 4. Trình độ văn hóa: ................................. 5. Sản xuất chính của hộ: [a] Trồng trọt [b] Chăn nuôi [c] Thủy sản [d] Dịch vụ, TM [e] Hỗn hợp [f] Khác 6. Diện tích sản xuất của Ông (Bà) hiện nay: .....................công (1.000m2) 7. Trong 5 năm gần đây diện tích SX của Ông (Bà) có thay đổi không? [a] Tăng (tiếp câu 8) [b] Giảm [c] Không đổi 8. Nếu tăng Ông (Bà) vui lòng cho biết nguyên nhân (nhiều lựa chọn) [a] Mở rộng qui mô SX [b] Đa dạng hóa SX [c] Mua để tích lũy [d] Khác (ghi cụ thể) 9. Thu nhập của hộ: .................................. 10. Chi tiêu của hô: ................................... Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 85 11. Ông (Bà) có vay vốn để sản xuất kinh doanh không? [a] Có [b] Không 12. Nếu có Ông (Bà) thường vay ở đâu? [a] NHNo & PTNT [b] NH chính sách [c] Người quen [d] Bà con [e] Khác 13. Số tiền đã vay: ...................................................... 14. Nếu vay ở NHNo & PTNT kỳ hạn đã vay: [a] Ngắn hạn [b] Trung hạn [d] Dài hạn 15. Lãi suất: [a] 1%/tháng [b] 1.15%/tháng [c] 1.05%/tháng [d] 1.2%/tháng [e] 1.18%/tháng 16. Số lần đã vay: [a] Nhỏ hơn 5 [b] Nhỏ hơn 10 [c] Lớn hơn 10 17. Trả làn cuối cùng: [a] Đúng hạn [b] Không đúng hạn 18. Nếu không đúng hạn: [a] Thời gian không đúng hạn: ......................................... [b] Lý do: ........................................................................................................... 19. KHó khăn khi vay vốn ở NHNo & PTNT (nhiều lựa chọn) [a] Thủ tục về làm đơn [b] Thủ tục đi chứng đơn ở xã [c] Thủ tục đợi ký đơn ở xã [d] Lãi suất cao [e] Không biết thủ tục vay [f] Không có tài sản thế chấp [g] Thời gian vay ngắn [h] Số tiền vay còn ít Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 86 [i] Khác (ghi cụ thể): .......................................................................................... 20. Số tiền vay có đáp ứng đủ nhu cầu vốn SXKD của Ông (Bà) không? [a] Đủ [b] Không 21. Nếu không đi vay ở NHNo & PTNT khi thiếu vốn Ông (Bà) vay ở đâu? [a] Mua hàng trả sau [b] NH chính sách [c] Người quen [d] Bà con [e] Khác 22. Số tiền đã mua:..................................................... 23. Ông (Bà) có vay tiền từ các tổ chức nào không phải trả lãi suất: [a]Có (ghi cụ thể): .............................................................................................. [b] Không Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn… GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM 87 PHỤ LỤC (Phụ lục 2) LÚA DIE N TIC H VAY NGAN HANG MUA VAT TU TRA SAU TON G VON TU CO TONG CHI PHI CHUA N BI DAT GION G THUOC TRU SAU,CO,BE NH PHAN BON CHA M SOC KHA C 105.0 00 11.55 0 98.72 0 231.2 55 6.740 8.760 61.940 118.5 10 18.73 0 16.57 5146 719,1 7 79,11 676,1 6 1583, 94 46,16 60 424,25 811,7 1 128,2 9 113,5 3 MÍA DIE N TIC H VAY NGA N HAN G MUA VAT TU TRA SAU TON G VON TU CO TON G CHI PHI CHU AN BI DAT GION G THUOC TRU SAU,CO,B ENH PHAN BON,TH UC AN CHA M SOC KHA C 9500 0 15585 64200 15193 3 26840 34415 3945 43530 38033 5170 99 959.5 96 157.4 242 648.4 848 1534. 677 271.1 111 347.6 263 39.84848 439.697 384.1 717 52.22 222 HEO SO LUONG( con) VAY NGA N HAN G MUA THUC AN TRA SAU TON G VON TU CO TON G CHI PHI CHUA N BI CHUO NG CON GION G THU OC TRI BENH THUC AN CHA M SOC KHA C 57000 29775 84000 17658 4 14070 57350 9057 79222 6520 10365 154 370.1 299 193.3 442 545.4 545 1146. 649 91.363 64 372.4 026 58.81 169 514.4 286 42.33 766 67.30 519 CÁ RÔ DIE N TIC H VAY NGA N HAN G MUA THU C AN TRA SAU TON G VON TU CO TON G CHI PHI CHU AN BI AO CON GION G THUOC TRU SAU,CO,B ENH PHAN BON,T HUC AN CHA M SOC KHA C 13800 0 35780 13500 0 32418 0 6500 90500 680 196000 18550 11950 4.9 28163 .27 7302. 041 27551 .02 66159 .18 1326. 531 18469. 388 138.7755 40000 3785. 714 2438. 776

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vị thủy.pdf
Luận văn liên quan