Phân tích mã chứng khoán công ty cổ phần khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB)
Xem Sheet 7 của bảng tính Excel. Sức s inh lợi của bộ chứng khoán thể hiện
qua hệ số hoàn vốn của bộ chứng khoán, kí hiệu là Kp. Đ ộ rủi ro của bộ chứng
khoán thể hiện qua độ lệch chuẩn của bộ chứng khoán, kí hiệu là δp. Lọc dữ liệu từ
bảng tính ta có 59 mã chứng khoán có thể đầu tư cùng với chứng khoán K SB để rủi
ro ít hơn trong khi giữ sức sinh lợi không đổi hoặc tăng thêm.
Chứng khoán giúp tối thiểu hóa rủi ro khi đầu t ư vào chứng khoán K SB là
chứng khoán EIB của N gân hàng Thương mại Cổ phần X uất nhập khẩu Việt Nam.
Cặp chứng khoán K SB – EIB có hệ số hoàn vốn kỳ vọng là 8,11% và độ lệch chuẩn
là 0,0010. Tỉ trọng đầu tư là 18,42% KSB và 81,58% EIB.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mã chứng khoán công ty cổ phần khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Quản Trị Tài Chính
PHÂN TÍCH MÃ CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY CỔ PHẦN
KHOÁNG SẢN VÀ XÂY DỰNG
BÌNH DƯƠNG
(KSB)
Giảng viên: TS. Ngô Quang Huân
Học viên: Nguyễn Nhất Duy
Chương trình: Cao học
Khóa: 22
Lớp: Ngày 2 (QTKD)
Mã số: 7701220237
Tháng 12/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Thông tin cơ bản ......................................................................................................... 1
1.1. Hồ sơ doanh nghiệ p ............................................................................................ 1
1.2. Bảng cân đối kế toán .......................................................................................... 3
1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh ............................................................................. 3
2. Phân tí ch tài chính ..................................................................................................... 4
2.1. Phân tí ch cơ cấu .................................................................................................. 4
2.2. Tỉ số thanh toán (Li quidity Ratios)................................................................. 5
2.3. Tỉ số hoạt động (Activi ty Ratios) ..................................................................... 6
2.4. Tỉ số đòn bẩy tài chính (Financial Le ve rage Ra tios) .................................. 6
2.5. Tỉ số sinh lợi (Profitability Le verage Ratios) ................................................ 7
2.6. Tỉ số giá trị thị trường (Market-value Ratios) ............................................. 7
2.7. Mô hình Z-score .................................................................................................. 8
2.8. Phân tí ch hòa vốn ................................................................................................ 8
2.9. Phân tí ch đòn bẩy tài chính .............................................................................. 9
3. Lượng giá chứng khoán ............................................................................................ 9
3.1. Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập ....................................................... 9
3.2. Phương pháp chỉ số P/E..................................................................................... 9
3.3. Phương pháp chỉ số EVA .................................................................................. 9
4. Lập bộ chứng khoán ................................................................................................ 10
4.1. Sinh lợi không đổi, rủi ro ít hơn .................................................................... 10
4.2. Rủi ro không đổi, sinh lợi cao hơn ................................................................ 10
1
1. Thông tin cơ bản
1.1. Hồ sơ doanh nghiệ p
Tên đăng ký: Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản và Xây Dựng Bình Dương
Tên tiếng Anh: Binh Duong Mineral And Construction Joint Stock Company
(BIMICO)
Địa chỉ: Đại lộ Bình Dương, Khu phố Hòa Lân 1, Phường Thuận An,
Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: +84-650-382-2602
Fax: +84-650-382-3922
Email: bimico@binhduong.com.vn
Website:
Lịch sử hình thành:
Công ty được thành lập năm 1993 và chính thức chuyển đổi sang hình thức
công ty cổ phần từ ngày 01/05/2006 với vốn điều lệ là 70.000.000.000
đồng.
Trong quá trình hoạt động , công ty đã phát hành thêm cổ phiếu cho cổ
đông hiện hữu và Cán bộ chủ chốt của công ty vào năm 2008 để tăng vốn
điều lệ từ 70.000.000.000 đồng lên 107.000.000.000 đồng theo Giấy chứng
nhận đăng ký chào báo cổ phiếu ra công chúng số 344/UBCK-GCN ngày
17/10/2008 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
Ngày 20/1/2010, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 107 tỷ lên 180 tỷ ngày 09/03/2012.
Lĩnh vực kinh doanh:
Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nước uống tinh khiết, các loại thép
hình, cấu kiện bê tông.
Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp.
2
Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mỏ, công trình giao thông, xây dựng dân
dụng.
Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng và dịch vụ khác.
Sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiếp.
Kinh doanh xăng dầu.
Đầu tư kinh doanh khu du lịch.
Nuôi trồng, sản xuất các mặt hàng nông sản thực phẩm.
Khảo sát, đo đạc địa hình, thăm dò địa chất.
Thi công giếng khoan, khai thác nước ngầm.
Vị thế kinh doanh:
Tại khu vực Đông Nam Bộ, hiện công ty đứng vị trí trung bình trong ngành
khai thác khoáng sản khi so sánh với các Tổng Công ty lớn như Tổng Công
ty Vật liệu Xây dựng Biên Hòa, Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Bình
Dương (M&C) về doanh số và sản lượng hàng năm.
Công ty có 3 mỏ đá Tân Đông Hiệp, Phước Vĩnh, Tân Mỹ B hoạt động khai
thác cao lanh, sét, sản xuất gạch ngói có trữ lượng khai thác tổi thiểu 5 năm.
Chiến lược phát triển và đầu tư:
Đầu tư mạnh vào lĩnh vực khu công nghiệp.
Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng nhằm đáp ứng nhu cầu
xây dựng hạ tầng.
Triển khai thăm dò, khai thác các mỏ đá mới, mở rộng cung cấp cho các
tỉnh thành lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tập trung khai thác, chế biến sản phẩm cao lanh cung cấp nguyên liệu cho
ngành gốm sứ và làm chất phụ gia công nghiệp cho các doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh.
Duy trì khai thác và cung cấp sét gạch ngói.
Thông tin giao dịch:
Nhóm ngành: vật liệu xây dựng
3
Ngày giao dịch đầu tiên: 20/01/2010
Khối lượng niêm yết đầu tiên: 10.700.000
Giá niêm yết: 35.000 đồng
Khối lượng được niêm yết: 18.000.000
Cổ phiếu quỹ: 0
Khối lượng đang lưu hành: 18,000,000
Tổ chức tư vấn niêm yết: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Đệ Nhất
Tổ chức kiểm toán: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (2010 – 2012)
1.2. Bảng cân đối kế toán
Xem Sheet 1 của bảng tính Excel. Riêng năm 2012:
Tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
690.764.886.985 252.824.710.857 437.940.176.128
Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn sở hữu
690.764.886.985 243.808.619.085 446.956.267.900
1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
Xem Sheet 2 của bảng tính Excel. Riêng năm 2012:
Tổng doanh thu TNS = 578.540.642.057
Chi phí sản xuất Csx = 374.930.089.536
Lợi nhuận gộp GP = 203.610.552.521
Chi phí quản lý Cql = 029.210.294.674
Chi phí bán hàng Cbh = 048.299.150.823
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT = 126.101.107.024
Chi phí lãi vay I = 000.000.000.000
Chi phí khác Ckhác = 004.917.467.591
Lợi nhuận trước thuế EBT = 121.183.639.433
Thuế T = 032.340.992.366
4
Thu nhập ròng NI = 088.842.647.067
2. Phân tích tài chính
2.1. Phân tích cơ cấu
Bảng cân đối kế toán năm 2012 cho thấy tài sản dài hạn chiếm t ỉ trọng lớn
nhất trong cơ cấu tài sản của BIMICO. Tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
cơ cấu tài sản dài hạn và cơ cấu tổng tài sản. Bất động sản đầu tư chiếm tỉ trọng chỉ
xếp sau tài sản cố định. Cơ cấu chi t iết trong phần tài sản t hể hiện việc phân bố các
nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, như vậy BIM ICO phân bố các nguồn lực tài
chính chủ yếu vào tài sản cố định và bất động sản đầu tư.
Bảng cân đối kế toán năm 2012 cho thấy vốn sở hữu chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong cơ cấu nguồn vốn của BIMICO. Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong cơ cấu vốn sở hữu và cơ cấu tổng nguồn vốn. Doanh thu chưa thực hiện
chiếm tỉ trọng chỉ xếp sau vốn đầu t ư của chủ sở hữu. Cơ cấu chi tiết trong phần
nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, như vậy BIMICO chủ yếu
kinh doanh dựa vào vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Tiền và các
khoản tương
đương tiền
12.98%
Các khoản
phải thu
ngắn hạn
18.20%
Hàng tồn kho
4.82%
Tài sản ngắn
hạn khác
0.60%
Tài sản cố
định
29.54%
Bất động
sản đầu tư
23.45%
Tài sản dài hạn khác
10.41%
Tài sản dài
hạn
[PERCENTAGE]
5
Tỉ trọng tài sản ngắn hạn giảm dần, chủ yếu là do sự sụt giảm tỉ trọng của tiền
và các khoản tương đương tiền. Tỉ trọng tài sản dài hạn tăng dần, chủ yếu là do sự
gia tăng tỉ trọng của tài sản cố định.
Tỉ trọng nợ phải trả và vốn sở hữu được duy trì ổn định qua các năm.
2.2. Tỉ số thanh toán (Liquidity Ratios)
Tỉ số thanh toán hiện hành: =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
11.75%
Nợ dài hạn
23.54%
Vốn chủ sở hữu
64.71%
4
2.
9
1
%
1
1
.6
0%
3.
2
5
%
1
.3
3
%
2
7
.5
3%
2
5
.4
9
%
4
.0
7%
3
9.
8
3
%
1
8
.3
4
%
4.
8
1
%
0
.8
3
%
2
6
.7
4
%
2
5
.2
8%
8
.1
5
%
36
.6
0
%
18
.2
0
%
4.
8
2
%
0
.6
0%
2
9.
5
4
%
2
3
.4
5%
10
.4
1
%
T i ền v à c ác
khoản
tương
đương ti ền
Các k hoản
phải thu
ng ắn hạn
Hàng tồn
k ho
T ài s ản
ngắn hạn
khác
Tà i sản cố
đ ịnh
Bất động
s ản đầu tư
T ài s ản dài
hạn k hác
2010 2011 2012
6
Tỉ số thanh toán hiện hành năm 2012 là 3,1144 cho thấy công ty có 3,1144
đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. Chỉ số này đã tăng so với
năm 2011.
Tỉ số thanh toán nhanh: =
Tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tỉ số thanh toán nhanh năm 2012 là 2,7041 cho thấy công ty có 2,7041 đồng
tài sản có tính thanh khoản đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. Chỉ số này đã tăng
so với năm 2011.
2.3. Tỉ số hoạt động (Activity Ratios)
Kỳ thu tiền bình quân: =
Các khoản phải thu × 360
Doanh thu bình quân ngày
Trong năm 2012 các khoản phải thu luân chuyển 4,54 lần, có nghĩa là bình
quân khoảng 80 ngày công ty mới thu hồi được nợ. Số vòng quay các khoản phải
thu của năm 2012 giảm, kỳ thu tiền của năm 2012 tăng.
Vòng quay hàng tồn kho: =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Trong năm 2012 hàng tồn kho luân chuyển 17,11 lần, có nghĩa là hàng lưu lại
kho bình quân khoảng 22 ngày t rước khi xuất đi. Số vòng quay hàng tồn kho của
năm 2012 giảm, số ngày tồn kho của năm 2012 tăng.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu t huần
Tài sản cố đ ịnh
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2012 là 2,7916 cho thấy 1 đồng tài sản
cố định tạo ra được 2,7916 đồng doanh thu. Chỉ số này đã giảm so với năm 2011.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: =
Doanh thu thuần
Toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản năm 2012 là 0,8246 cho thấy 1 đồng tài sản
tạo ra được 0,8246 đồng doanh thu. Chỉ số này đã giảm so với năm 2011.
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần =
Doanh thu t huần
Vốn cổ phần
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần năm 2012 là 1,2744 cho thấy 1 đồng vốn chủ
sở hữu tạo ra được 1,2744 đồng doanh thu. Chỉ số này đã giảm so với năm 2011.
2.4. Tỉ số đòn bẩy tài chính (Financial Leverage Ratios)
7
Tỉ số nợ trên tài sản: / =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Trong năm 2012 tỉ số nợ trên tài sản là 0,3530 có nghĩa là 35,30% tài sản của
công ty được tài trợ bởi vốn vay. Chỉ số này đã giảm so với năm 2011.
Tỉ số nợ trên vốn cổ phần: / =
Tổng nợ
Vốn cổ phần
Trong năm 2012 tỉ số nợ trên vốn cổ phần là 0,5455 có nghĩa là vốn vay chỉ
bằng 54,55% vốn cổ phần. Tỉ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần là 0,3639 có nghĩa là
vốn vay dài hạn chỉ bằng 36,39% vốn cổ phần, suy ra vốn vay ngắn hạn chỉ bằng
18,16% vốn cổ phần. Như vậy phần lớn nợ của công t y là nợ dài hạn.
Tỉ số tài sản trên vốn cổ phần: / =
Tổng tài sản
Vốn cổ phần
Trong năm 2012 tỉ số tài sản trên vốn cổ phần là 1,5455 có nghĩa là tổng tài
sản gấp 1,5455 lần vốn cổ phần. Như vậy phần tài sản có nguồn gốc từ vốn vay có
giá trị tương đương 54,55% vốn cổ phần.
2.5. Tỉ số sinh lợi (Profitability Leverage Ratios)
Suất sinh lợi trên doanh thu: =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Trong năm 2012 suất sinh lợi trên doanh thu là 0,1587 có nghĩa là 100 đồng
doanh thu mới tạo ra thêm 15,87 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này đã giảm so với
năm 2011.
Suất sinh lợi trên tổng tài sản: =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Trong năm 2012 suất sinh lợi trên tổng tài sản là 0,1308 có nghĩa là 100 đồng
bỏ thêm vào tài sản tạo ra thêm 13,08 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này đã giảm so
với năm 2011.
Suất sinh lợi trên vốn cổ phần: =
Lợi nhuận r òng
Vốn cổ phần
Trong năm 2012 suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 0,2022 có nghĩa là 100 đồng
bỏ thêm vào vốn tạo ra thêm 20,22 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này đã giảm so với
năm 2011.
2.6. Tỉ số giá trị thị trường (Market-value Ratios)
8
Thu nhập mỗi cổ phần: =
Lợi nhuận ròng của cổ đông thường
Số lượng cổ phần thường
Trong năm 2012 thu nhập mỗi cổ phần là 5.021 đồng, thấp hơn so với năm
2011.
Tỉ lệ chi trả cổ tức =
Lợi nhuận r òng
Lợi nhuận ròng của cổ đông thường
Tỉ lệ chi trả cổ tức các năm luôn là 100% có nghĩa là công ty luôn dùng toàn
bộ lợi nhuận để chi trả cho cổ đông.
Tỉ số giá thị trường t rên thu nhập: / =
Giá thị trường mỗi cổ phần
Thu nh ập mỗi cổ phần
Trong năm 2012 tỉ số giá thị trường trên thu nhập là 3,1467 có nghĩa là giá cổ
phần được bán gấp 3,1467 lần thu nhập của cổ phần. Chỉ số này đã tăng so với năm
2011.
Tỉ suất cổ tức =
Lợi nhuận ròng
Số lượng cổ phần thư ờng × Giá thị trường mỗi cổ phần
Trong năm 2012 tỉ suất cổ tức là 32% có nghĩa là cổ tức chiếm 32% giá thị
trường của cổ phần. Chỉ số này đã giảm so với năm 2011.
2.7. Mô hình Z-score
Khả năng thanh toán: =
Tài sản lưu động
Tổng tà i sản
Tuổi và khả năng tích lũy lợi nhuận: =
Lợi nhuận g iữ lại
Tổng tài sản
Khả năng sinh lợi: =
EBIT
Tổng tài sản
Cấu trúc tài chính: =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ
Vòng quay vốn: =
Doanh thu
Tổng tài sản
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
Trong năm 2012 chỉ số Z201 2 = 3,2219 > 2,99 nên doanh nghiệp vẫn nằm trong
vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên cần lưu ý sự sụt giảm chỉ số Z của
năm 2012 so với năm 2011 lớn hơn của năm 2011 so với năm 2010.
2.8. Phân tích hòa vốn
Năm 2012:
9
Doanh thu = 569.617.654. 404 đồng
Doanh thu hòa vốn lời lỗ = 226.777.445.021 đồng
Doanh thu hòa vốn tiền mặt = 136.623.500.026 đồng
Doanh thu hòa vốn trả nợ = 136.623.500.026 đồng
Như vậy công ty có lời thật.
2.9. Phân tích đòn bẩy tài chính
Năm 2012:
DOL = -18,67 có nghĩa là doanh thu tăng 1 đồng thì lợi nhuận trước thuế và
lãi vay giảm 18,67 đồng.
DFL = 1 có nghĩa là lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1 đồng thì thu nhập
mỗi cổ phần tăng 1 đồng. Công ty không vay nợ nên không cần chi trả lãi vay.
DTL = -18,67 có nghĩa là doanh thu tăng 1 đồng thì thu nhập mỗi cổ p hần
giảm 18,67 đồng.
3. Lượng giá chứng khoán
3.1. Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập
Xem Sheet 6 của bảng tính Excel.
Giá trị cổ phiếu KSB theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập là 41.940
đồng. Giá giao dịch của cổ p hiếu KSB hiện tại là 21.300 đồng, thấp hơn giá trị của
cổ phiếu, nên cổ phiếu KSB được đánh giá là có thể đầu tư.
3.2. Phương pháp chỉ số P/E
Xem Sheet 6 của bảng tính Excel.
Giá trị cổ phiếu KSB theo phương pháp chỉ số P/E là 27.600 đồng. Giá giao
dịch của cổ phiếu KSB hiện tại là 21.300 đồng, thấp hơn giá trị của cổ phiếu, nên cổ
phiếu KSB được đánh giá là có thể đầu tư.
3.3. Phương pháp chỉ số EVA
Xem Sheet 6 của bảng tính Excel.
Giá trị cổ phiếu KSB theo phương pháp chỉ số EVA là 24.783 đồng. Giá giao
dịch của cổ phiếu KSB hiện tại là 21.300 đồng, thấp hơn giá trị của cổ phiếu, nên cổ
phiếu KSB được đánh giá là có thể đầu tư.
10
4. Lập bộ chứng khoán
Ta sử dụng kịch bản như sau cho thị trường:
Tình huống Xác suất Hệ số hoàn vốn thị t rường
i Pi Km
1 0,1 10%
2 0,2 12%
3 0,4 14%
4 0,2 16%
5 0,1 18%
Hệ số hoàn vốn kỳ vọng của chứng khoán KSB là 6,86%.
Độ lệch chuẩn của chứng khoán KSB là 0,0088.
4.1. Sinh lợi không đổi , rủi ro ít hơn
Xem Sheet 7 của bảng tính Excel. Sức s inh lợi của bộ chứng khoán thể hiện
qua hệ số hoàn vốn của bộ chứng khoán, kí hiệu là Kp. Độ rủi ro của bộ chứng
khoán thể hiện qua độ lệch chuẩn của bộ chứng khoán, kí hiệu là δp. Lọc dữ liệu từ
bảng tính ta có 59 mã chứng khoán có thể đầu tư cùng với chứng khoán KSB để rủi
ro ít hơn trong khi giữ sức sinh lợi không đổi hoặc tăng thêm.
Chứng khoán giúp tối thiểu hóa rủi ro khi đầu t ư vào chứng khoán KSB là
chứng khoán EIB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.
Cặp chứng khoán KSB – EIB có hệ số hoàn vốn kỳ vọng là 8,11% và độ lệch chuẩn
là 0,0010. Tỉ trọng đầu tư là 18,42% KSB và 81,58% EIB.
4.2. Rủi ro không đổi, sinh lợi cao hơn
Xem Sheet 7 của bảng tính Excel. Sức s inh lợi của bộ chứng khoán thể hiện
qua hệ số hoàn vốn của bộ chứng khoán, kí hiệu là Kp. Độ rủi ro của bộ chứng
khoán thể hiện qua độ lệch chuẩn của bộ chứng khoán, kí hiệu là δp. Lọc dữ liệu từ
bảng tính ta có 46 mã chứng khoán có thể đầu tư cùng với chứng khoán KSB để sức
sinh lợi cao hơn trong khi giữ rủi ro không đổi hoặc giảm bớt.
Chứng khoán giúp tối đa hóa sinh lợi khi đầu tư vào chứng khoán KSB là
chứng khoán BTT của Công ty Cổ p hần Thương mại Dịch vụ Bến Thành. Cặp
chứng khoán KSB – BTT có hệ số hoàn vốn kỳ vọng là 9,88% và độ lệch chuẩn là
0,0044. Tỉ trọng đầu tư là 1,26% KSB và 98,74% BTT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _qttc_nguyen_nhat_duy_ksb_422.pdf