Phân tích ngành thủy sản Việt Nam - Sự phát triển, cơ hội và thách thức

PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM SỰ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian gần đây từ năm 2005 - 2007 Ngành Thủy Sản Việt Nam đã tạo ra những con số thật ấn tượng: Nằm trong top 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về nuôi trồng thủy sản trên thế giới , là ngành sản xuất mang lại nguồn ngoại tệ lớn thứ 4 cho cả nước, có một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 1 tỉ USD xuất khẩu năm 2000 lên 3,6 tỉ năm 2007 tăng bình quân trên 16.5%/năm (gấp đôi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của nền kinh tế Việt Nam), và đã có 10 công ty xuất khẩu của ngành tham gia huy động vốn trên thị trường Chứng Khoán Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn cuối 2007 đầu 2008 ngành này có dấu hiệu tụt dốc nghiêm trọng: các vụ kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh thủy sản phát triển mạnh, giá nguyên liệu biến động khó lường, các công ty xuất khẩu bị thu hẹp thị trường. Vậy câu hỏi đặt ra là thực sự ngành thủy sản Việt Nam có phải là ngành mũi nhọn của nền kinh tế hay không ? Ngành Thủy Sản của chúng ta có thực sự cạnh tranh được với ngành Thủy Sản của các quốc gia đã thương mại hóa ngành này trước chúng ta hơn 20 năm như Mĩ, Nhật, Trung Quốc với thế mạnh cả về nguồn lực và khả năng khai thác hay không? Vì nếu chúng ta muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu và khốc liệt như ngày nay, mỗi quốc gia chỉ có hai con đường để lựa chọn : một là tìm ra những ngành hoàn toàn mới mà mình có thế mạnh-đây có thể được xem như là “cái ngách” của ngành. Hai là phát huy tiềm năng những ngành đã tồn tại từ rất lâu nhưng lại phải chịu một áp lực rất lớn từ các quốc gia phát triển có một nền công nghiệp hiện đại, một nền KHKT mạnh mẽ. Các quốc gia này luôn tạo ra những cuộc chiến về giá và các tiến bộ về KHKT. Đề tài nghiên cứu “Phân tích ngành Thủy Sản Việt Nam” với mong muốn đóng góp một cách nhìn khách quan và hợp lý nhất để trả lời cho các câu hỏi trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Với cách nhìn nhận trên đề tài đã xoáy sâu vào nghiên cứu ngành Thủy sản dữa trên các khía cạnh sau:  Nhu cầu thực sự của ngành Thủy Sản hiện nay  Năng lực cạnh tranh của ngành Thủy Sản trên các phương diện khác nhau  Quan sát các nhân tố rủi ro tác động đến ngành Thủy Sản 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài xuất phát từ nhu cầu thực tế về ngành Thủy Sản trên thế giới (cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn-đây là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngành). Sau đó tập trung phân tích những khả năng cạnh tranh của ngành Thủy Sản Việt Nam trên các phương diện vốn có đối với một ngành sản xuất như: Áp lực cạnh tranh từ nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, và nhiều áp lực cạnh tranh khác tác động lên ngành. Đặc biệt sự cạnh tranh của ngành được xét cả ở thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Và cuối cùng là phân tích các nhân tố rủi ro có khả năng ảnh hưởng tới ngành và tác động của các nhân tố này đến giá thị trường của các công ty Sản xuất Thủy Sản đang niên yết trên sàn. Qua tất cả những mô hình và lập luận phân tích đều nhằm mục đích đánh giá khả năng, xu hướng phát triển, cơ hội, thách thức của ngành Thủy Sản Việt Nam trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Thu thập rất nhiều thông tin về ngành từ các nguồn thông tin khác nhau: Internet, báo, truyền hình, tham khảo ý kiến các thầy cô trong ngành, tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu trong ngành, tham khảo các báo cáo nước ngoài về phân tích ngành, quan sát thực tế thị trường chợ và siêu thị .  Thu thập và xử lý các số liệu quan sát trong gần 4 năm với 39 quan sát.  Dùng Mô Hình Hồi Quy kinh tế lượng phân tích rủi ro cho ngành.  Áp dụng có sàng tạo mô hình APT cho phân tích rủi ro của ngành. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 Chương:  Chương 1: Thị trường chung của ngành Thủy Sản.  Chương 2: Phân tích ngành Thủy Sản.  Chương 3: Ngành Thủy Sản có phải là ngành chiến lược Việt Nam? ( Một số giải pháp chính cho ngành trong thời kì hội nhập).

pdf92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7135 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích ngành thủy sản Việt Nam - Sự phát triển, cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thủy sản, ngay cả những người hoạt động trong nghề cũng như những người quan tâm đến đề tài để chúng ta tiếp cận được với cái nhìn khách quan nhất về ngành. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC THAM KHẢO GIÁO TRÌNH THAM KHẢO HÌNH THÀNH MÔ HÌNH. 1. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại _ PGS. TS Trần Ngọc Thơ Chủ Biên. 2. Đầu Tư Tài Chính _ TS. Phan Thị Bích Nguyệt. 3. Giáo Trình Kinh Tế Lượng _ Bộ Môn Toán Thống Kê Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. 4. Niên Giám Thống Kê Kinh Tế Việt Nam năm 2006. 5. Mô hình 5 Áp lực cạnh tranh – Techniques Analyzing Industries and Competitors _ Michael Porter. 6. Các Trang web thống kê. Asian Development Bank (ADB). Trang thông tin khoa học công nghệ kinh tế Thủy Sản. Thống kê của FAO mai&sub=gia-ca&news_id=1574 Thống kê giá_Sở Thương Mại Thủy Sản An Giang. Trung Tâm Thông Tin PT Nông Nghiệp Nông Thôn. Tổng Cục Thống Kê Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÂN TÍCH NGÀNH. 1. Các Báo Cáo Tham Khảo.  The state of world fisheries and Aquaculture 2006 _ Website: www.Fao.org  Regional review on aquaculture development _ Asian and the Pacific 2005 _ Sales and Marketing Group Information Division Fao.  Báo Cáo Phân Tích Ngành Chế Biến Xuất Khẩu Thủy Sản _ Công ty cổ phần Chứng Khoán Việt Quốc ( tháng 1/2008 )  Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng Thủy Sản ở Việt Nam.( Xây dựng theo yêu cầu của Bộ Thủy Sản và Ngân Hàng Thế giới). 2. Các Website Thông Tin Ngành. Trang web của Hiệp hội Vasep Trang web Viet Linh chuyên cung cấp thông tin về ngành Thủy Sản. Trung Tâm Tin Học Thủy Sản Seafood from VietNam _index=15&warn_level_id=4&ma_canhbao=51 Hệ Thống Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường Dịch bệnh ngành Thủy Sản. Thương Hiệu Nông Sản Việt Nam Thương Hiệu Việt. Thị Trường _ Nông Lâm Hải Sản. Thông Tin Thương Mại Việt Nam. 3. Web Thương Mại Ngành. Trung Tâm Thông tin Thương Mại Việt Nam. Trung Tâm Thông Tin Thông Tin Kinh Tế-Xã Hội Quốc Gia. 22 Viện Kinh Tế Thành Phố Hồ CHí Minh. Cục Xúc Tiến Thương Mại Tổng Cục Hải Quan Hội Nông Dân Việt Nam Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư Viện Nghiên Cứu Hải Sản. 4. Một số Website Của Một Số Công Ty Thủy Sản. 29 Công ty cổ phần xuất khẩu Thủy Sản Agifish. 54/language/vi-VN/Default.aspx?category=1&pageIndex=0&newsID=45 Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Nam Việt. Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Minh Phú Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Bến Tre Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Sao Ta &id=154 Vĩnh Hoàn Corp. Phụ Lục 1: Ngành Thủy Sản Việt Nam Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng phát triển ngành thủy sản rất lớn.Việt Nam được ưu đãi nhiều về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, đây cũng chính là lý do từ lâu cuộc sống của phần lớn đại bộ phận người nông dân Việt Nam đã gắn liền với “nghề cá”. Việt Nam có một bờ biển với chiều dài hơn 3.260 km, so sánh với vùng lãnh thổ thì ta thấy trung bình cứ 100 km2 đất liền lại có 1 km chiều dài bờ biển – đây là một tỉ lệ bờ biển chưa phải bậc nhất, nhưng cũng được xếp vào loại rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển.Với đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Hơn thế nữa vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... Trong vùng viển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, cũng là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi cá nước mặn và nước lợ, xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, kênh rạch ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v… Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ôn hòa đã tạo môi trường sống cho cả một hệ sinh thái thủy sản nước ngọt và lợ. - Theo thống kê của ngành thì nguồn lợi thủy sản nước ngọt gồm 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống. Với thành phần giống loài phong phú nước ta được đánh giá có đa dạng sinh học cao. Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế. - Nguồn lợi cá nước lợ, mặn: đã thống kê 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa. Trong đó đã đưa vào nuôi: cá vược, cá giò, cá song, cá măng, cá cam.... - Nguồn lợi tôm: Ðã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế và đưa vào nuôi: tôm sú (P.monodon), tôm lớt (P.merguiensis), tôm HE ẤN Ộ (P.indicus), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm nương (P.orientalis), tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). - Về nhuyễn thể: có một số loài chủ yếu: trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc... đang được đưa vào nuôi: trai, nghêu, sò.... - Về rong tảo: với 90 loài có giá trị kinh tế trong đó đáng kể là rong câu (có 11 loài), rong mơ, rong sụn... Tất cả những nhân tố trên đều cho thấy “nghề cá” Việt Nam là một ngành có tiềm năng thực sự. Vậy theo đánh giá của các nhà đầu tư đối với ngành này trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Họ đã thực sự đánh giá được giá trị của ngành chưa ? Để làm rõ được điều này đề tài chủ yếu tập trung vào khai thác 3 nhân tố chủ yếu, đó là những nhân tố được quan sát từ góc độ của nhà đầu tư đối với ngành :  Nhu cầu thực sự của ngành hiện nay  Năng lực cạnh tranh của ngành trên các phương diện khác nhau  Nhân tố rủi ro tác động đến ngành Phụ Lục 2: Những Con Số Tổng Quan  Mười năm qua, XK thủy sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 13%/năm. Kim ngạch XK năm 2006 đã đạt 3,35 tỷ USD. Những con số chỉ tiêu chủ yếu đạt được nêu trên của ngành thủy sản năm 2006 cho thấy kết quả của một quá trình tăng trưởng nhiều năm, đặc biệt là từ năm 2000, khi xuất khẩu thủy sản vượt qua giá trị 1 tỷ USD/năm.  Năm 2007 thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí là ngành sản xuất mang lại nguồn ngoại tệ lớn thứ tư cho cả nước. Sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD.  Năm 2007, nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.  Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay sản phẩm TS của Việt Nam đã có mặt tại trên khắp 116 thị trường quốc tế, tạo chỗ đứng vững chắc ở nhiều thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Nhật và EU. Sức tăng trưởng khả quan này một phần lớn là kết quả của sự phát triển khá ồ ạt của hàng loạt các nhà máy chế biến trên khắp cả nước. Tính đến cuối năm 2007 số lượng các nhà máy chế biến và XKTS đã lên trên 450 cơ sở.  Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Việt Nam có 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34 DN được xuất vào Mỹ và Canada.  Việc gia nhập WTO mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, ngành đang chiếm tới 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tốc độ phát triển Xuất khẩu thủy sản rất lớn và tiềm năng phát triển ngành còn rất rộng. Từ năm 2006 Việt Nam được mệnh danh là cường quốc thủy sản mới ở Đông Nam Á. Phụ Lục 3 : Thị Trường Xuất Khẩu Chính Của Ngành Thủy Sản Việt Nam Trong Thời Gian Gần Đây CHÂU ÂU (EU) Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU luôn có chiều hướng tăng mạnh nhất là tron giai đoạn từ 2004 đến nay. Hiện nay, EU giữ vị trí là nhà NKTS lớn nhất của VN. Năm 2007, EU đã nhập trên 279 nghìn tấn thủy sản VN, trị giá khoảng 908 triệu USD, tăng gần 25,5% về giá trị, chiếm khoảng 25,7% tổng giá trị XKTS của VN. Đây là thị trường mà từ đầu năm đến nay luôn duy trì mức tăng trưởng mức khá cao, từ 33- 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Nòng cốt cho sự phát triển chung của cả khối là các thị trường đơn lẻ như: Đức (tăng 39,6%), Tây Ban Nha (30%), Hà Lan (28%). Mặt hàng chủ đạo được NK là cá philê đông lạnh, tiếp đến là tôm và nhuyễn thể chân đầu. Dự đoán, EU sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao xuất phát từ những lý do: sản lượng đánh bắt của toàn EU bị cắt giảm, nhất là loài cá thịt trắng chuyên phục vụ cho chế biến thành philê. EU sẽ tiếp tục thâm hụt lớn trong thương mại thủy sản, NKTS trong năm 2006 tăng 10,7% so với năm 2005, năm 2008 sẽ tiếp tục theo xu hướng này. NHẬT BẢN Thị trường Nhật cho đến nay vẫn là nhà NK lớn thứ 2 của thuỷ sản VN, mặc dù tiếp tục tình trạng tăng trưởng âm từ cuối năm 2006. Với mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người cao nhất thế giới, Nhật Bản là thị trường tiềm năng lớn cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu nước ta. Muốn thâm nhập thành công thị trường Nhật, các doanh nghiệp phải luôn biết làm mới sản phẩm của mình. Trong khi đó đa số các DN Việt Nam chưa thực sự chú trọng nghiên cứu để nắm bắt được khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản từ đó có chiến lược sản xuất hàng cho phù hợp. Năm 2007, Nhật nhập khoảng trên 119 nghìn tấn thủy sản VN, trị giá gần 746 triệu USD, giảm 3,8% về KL, gần 11,5 % về GT so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 21,1% tổng GT XKTS của VN. Sự sụt giảm chủ yếu là do nhu cầu NK tôm của Nhật đã có sự thay đổi khá lớn về thị hiếu tiêu dùng, họ tăng cường NK tôm cỡ lớn, tôm chế biến GTGT và tôm chân trắng. Tôm chân trắng ngày càng được đánh giá cao trước tính cạnh tranh về giá và Nhật đã có nhiều động thái quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tôm cỡ to, tôm GTGT của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Inđônêxia…). Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2007, vấn đề dư lượng kháng sinh đã gây ảnh hưởng khá mạnh. Đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu và của toàn ngành, bởi thị trường này có vị trí rất quan trọng đối với thuỷ sản Việt Nam. MỸ Thị trường Mỹ, sau một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng khá vào quí II và quí III, sang quí IV, nhập khẩu của nước này tiếp tục không ổn định hoặc giảm nhẹ. Năm 2007, Mỹ đã tiêu thụ gần 100 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tương đương về KL nhưng tăng 8,5% về GT so với năm 2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của VN. Hiện tại, các nước như Thái Lan, Êcuađo, Inđônêxia và Trung Quốc đang tập trung mạnh hơn vào thị trường Mỹ với các mặt hàng tôm chế biến GTGT. Ở mảng thị trường này, Việt Nam có thế mạnh nhất là tôm sú cỡ lớn ≤ 15. Tuy nhiên, XK cá tra philê vào thị trường này đã xuất hiện dấu hiệu sụt giảm. Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ 2 về NK tôm của VN. Cuối năm 2007, XK sang Mỹ chỉ tăng nhẹ và ổn định, do XK tôm của VN tăng không đáng kể, giá thành nguyên liệu trong nước khá cao, trong khi đó nhiều nguồn cung cấp trên thế giới đều đổ về thị trường Mỹ gây sự cạnh tranh gay gắt (từ Thái lan, Trung Quốc và Êcuađo…). Các năm trước cá ngừ là một trong những mặt hàng xuất khẩu khá mạnh vào Mỹ, sang năm 2007 XK mặt hàng liên tục giảm khiến giá trị xuất nói chung cũng bị giảm. Tin vui cho thủy sản Việt Nam trong năm 2008 là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đưa 25 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam ra khỏi danh sách xem xét hành chính sơ bộ thuế chống bán phá giá, và 29 DN Việt Nam đã được giảm thuế nhập khẩu tôm vào thị trường Mĩ xuống còn 0%. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường rộng lớn số 1 của thế giới này. HÀN QUỐC Hàn Quốc là một thị trường tiêu thụ thủy sản rất đáng quan tâm - nhà NK lớn thứ tư của TSVN. Cho đến nay, Hàn Quốc là thị trường đơn lẻ có sức tăng trưởng rất ổn định và giữ ở mức cao trên 20%/ tháng, có ý nghĩa rất quan trọng về đầu ra đối với TSVN bởi các mặt hàng và khối lượng đơn hàng rất phù hợp với các doanh nghiệp thủy sản vừa và nhỏ của Việt Nam, nhất là ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Quan hệ giữa hai cơ quan quản lý về chất lượng Xuất khẩu thùy sản của hai nước khá thuận lợi. Hiện nay đã có 343 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đây là những điều kiện cơ bản để tăng cường tận dụng những lợi thế của thị trường này đối với thủy sản Việt Nam. Năm 2007, Hàn Quốc nhập gần 92 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, tăng gần 8,2%, trị giá 273 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2006, chiếm khoảng 7,7% tổng giá trị XK. Dự đoán, thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ khả năng đáp ứng các mặt hàng có phẩm cấp, khối lượng vừa phải và đa dạng của DN Việt Nam. Thị trường chưa có những rào cản nào đáng kể cho TS VN. TRUNG QUỐC - HỒNG KÔNG Nhiều năm trước thị trường Trung Quốc – Hồng Kông là một trong những mảng thị trường tiêu thụ lớn của thủy sản Việt Nam. Nhưng giai đoạn 2001-2004 là một thời kỳ sa sút nghiêm trọng về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu do Chính phủ Trung Quốc thay đổi phương thức thanh toán và quản lý ngoại hối và áp dụng một số qui định về kiểm dịch và quản lý chất lượng. Từ năm 2005-2006, nhập khẩu thủy sản VN của khối này đã có bước phục hồi nhưng rất chậm, tăng dần nhập khẩu chủ yếu là từ mảng thị trường Hồng Kông. Sang năm 2007, tiến độ phục hồi đã khá hơn nhiều, mức tăng trưởng đạt trung bình 25%/tháng, trong đó mảng Hồng Kông thường đạt từ trên 30% trở lên, đóng góp chính cho sức tăng của cả khối. Năm 2007, Trung Quốc – Hồng Kông đã nhập 45,8 nghìn tấn, giảm 5,5% về khối lượng, trị giá 152,7 triệu USD, tăng 4,9% về giá trị, chiếm 4,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của VN. Mặt hàng thủy sản VN được thị trường này ưa chuộng là cá biển, hàng khô và tôm đông lạnh. NGA Thị trường Nga năm nay đạt mức tăng trưởng khá thấp do hạn chế nhập khẩu cá philê của VN. Năm 2007, nhập khoảng trên 57 nghìn tấn, giảm 2,6% và đạt giá trị trên 119 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 3,2% tổng GTXKTS VN. Vài năm trước, thị trường Nga đạt mức tăng trưởng nhảy vọt, nhờ bùng nổ NK cá tra philê. Tuy nhiên, năm 2007, tốc độ NK giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột chính sách Nhập Khẩu Thủy Sản của Chính phủ Nga với việc ra lệnh cấm hoặc hạn chế số DN được nhập vào Nga. Hiện nay, họ mới chỉ cho phép 24 Doanh Nghiệp VN được đưa hàng vào. Tuy nhiên, các DN còn rất e ngại trước chính sách không ổn định và minh bạch của nước này. Nguyên nhân khác là chất lượng hàng của một số DN không tốt, tỷ lệ mạ băng quá cao. ASEAN Nhập khẩu của khối này tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá từ năm 2006, hiện tại chiếm trên 4,2% tổng XKTS của VN, đạt KL 61 nghìn tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 17%. Trong đó Xinhgapo và Thái Lan tăng NK cá tra, basa, cá biển, hàng khô còn Malaixia tăng NK tôm. Dự đoán thị truờng này sẽ tiếp tục tiến triển tốt do NK cá tra, basa tăng cao. ĐÀI LOAN, ÔXTRÂYLIA Hai thị trường này NK không ổn định, nhưng Đài Loan đã tăng khá vào tháng cuối năm vì vậy tổng giá trị nhập đạt 108,3 triệu USD, tăng 9% về GT. Ôxtrâylia lại tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm dịch tạm thời đối với tôm và các sản phẩm tôm nhập khẩu. Các biện pháp mới chặt chẽ hơn, có nhiều điểm bất hợp lý và gây khó khăn cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam. Do đó XK tôm của VN sang thị trường này giảm khá mạnh cả về KL và GT, đưa tổng GT nhập khẩu TS của VN giảm còn gần 121 triệu USD, giảm 4,4% so với năm 2006. Phụ Lục 4: Chính Sách Thuế Ngành Thủy Sản Việt Nam Theo tinh thần chỉ đạo của chính phủ thì ngành thủy sản là ngành ưu tiên phát triển nên chính sách thuế có phần được ưu đãi, cụ thể :  Thuế sử dụng tài nguyên chỉ áp dụng cho nghề đánh bắt thủy sản. Ngư dân phải đóng một thuế suất bằng 4% (cho đánh bắt hải sản) và 3% (cho đánh bắt cá nước ngọt) giá trị sản lượng thu hoạch được trên một năm. Đối với ngư dân có tàu không hoạt động do phải bảo dưỡng hoặc do các nguyên nhân khác được lý giải không thể ra khơi (thí dụ do thời tiết không thuận lợi, ốm đau hoặc thiên tai) thì sẽ được giảm hoặc miễn thuế.  Hộ nuôi trồng thuỷ sản tư nhân không phải đóng thuế doanh thu vì họ đã đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngư dân sẽ phải đóng một thuế suất bằng 2% giá trị sản lượng đưa vào bờ hàng năm.  Thuế lợi tức chỉ áp dụng đối với các công ty cổ phần. Mức thuế cơ bản là 25%, nhưng đối với một số hoạt động sẽ được giảm và miễn thuế áp dụng cho năm đầu đến năm thứ tư làm ăn có lãi.  Thuế đối với các mặt hàng nguyên liệu thủy sản nhập vào Việt Nam như cá hồi, tôm, bạch tuộc, mực…..giao động từ 5-10%. Và sau kiến nghị của hiệp hội Vasep về việc đẩy mạnh nhập khẩu để cung cấp nguyên liệu cho đa số các nhà máy chế biến đang hoạt động dưới công suất gây lãng phí rất lớn, thì Bộ tài chính đã có công văn trả lời (14513/BTC-TCDN) sẽ xem xét điều chỉnh cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản theo lộ trình đã cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.  Hầu hết các mức thuế áp dụng cho xuất nhập khẩu mặt hàng thủy sản là 30% (trừ các mặt hàng nhập làm con giống cho nghiên cứu là 0%) _ đây là mức thuế cao nhất trong các mức thuế XNK các mặt hàng từ động vật, điều này hỗ trợ tốt cho ngành thủy sản trong thời gian này. Nhưng sẽ phải thực hiện cắt giảm theo lộ trình gia nhập WTO vào năm 2010 xuống còn 5-20%.  Đầu tư vào các tỉnh khác nhau thì mức ưu đãi thuế cũng khác nhau phụ thuộc vào chính sách thu hút đầu tư của từng tỉnh trong từng lĩnh vực, hay các địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với mức thuế giao động từ 10-20%. Như công ty chế biến xuất khẩu Thủy Sản: Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 4 năm tiếp theo theo Công văn số 1202/CT-NV ngày 4/10/2001 của Cục thuế tỉnh An Giang. Ngoài ra, theo Công văn số 11924/TC/CST ngày 20/10/2004 của Bộ Tài chính công ty còn được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong một năm tiếp theo kể từ khi hết thời hạn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như đã nêu trên. Mức thuế cho ngành thủy sản là mức thuế đầu tư hấp dẫn đối với sản xuất trong nước. Nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập về chính sách thuế ưu đãi đối với ngành của cơ quan quản lý thuế, bộ tài chính và các cơ quan chức năng địa phương, chưa có sự thống nhất trong thực tế, đôi khi cách giải quyết còn chồng chéo, phức tạp thiếu tính minh bạch, rõ ràng. Đôi khi chính sách thuế được áp dụng một cách máy móc và cứng nhắc mà không quan tâm đến yếu tố khách quan của doanh nghiệp đã làm giảm rất nhiều sức hấp dẫn khi đầu tư phát triển ngành. Đã làm rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài rất không hài lòng khi tham gia đầu tư tại đây. Có lẽ câu chuyện của công ty Grobest trong thời gian vừa qua là ví dụ điển hình trong cách thức quản lý thuế không đồng bộ và thống nhất, rất thiếu trách nhiệm. Với nhiều văn bản ưu đãi thuế khác nhau của các cơ quan khác nhau lại mâu thuẫn với nhau: _Giấy phép đầu tư và chính sách hấp dẫn đầu tư của tỉnh Đồng Nai thì công ty này được: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng bốn năm và giảm 50% trong vòng bốn năm tiếp theo cho cả hai dự án. _ Văn bản của bộ Tài chính (năm 2005) đồng ý cho Grobest miễn giảm thuế TNDN như trong giấy phép đầu tư đã được cấp (còn kéo dài miễn thuế 50% đến năm 2011). _ Văn bản của bộ Tài chính, cục trưởng cục thuế tỉnh Đồng Nai đã có công văn 1628 xác nhận ưu đãi, miễn thuế TNDN cho Grobest trong vòng bốn năm và giảm 50% trong bảy năm tiếp theo. _ Nhưng cuối cùng công ty vẫn bị cục thuế tỉnh Đồng Nai thanh tra toàn diện, và truy thu 14,7 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng vấn đề nữa có thể thấy ở đây là luật thuế chưa có yếu tố nào đề cập đến việc xử lý thuế với các khó khăn khách quan mà doanh nghiệp gặp phải, cụ thể:  Doanh nghiệp này theo kế hoạch sẽ triển khai hai dự án, là dự án chế biến thức ăn và dự án chế biến thủy sản. Nhưng do khu công nghiệp Amata không có hệ thống xử lý chất thải nên dự án nhà máy chế biến phải tìm nơi khác. Nên không đi vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu đúng như quy định, không tạo ra sản phẩm xuất khẩu nên cơ quan thuế thay đổi chính sách thuế.  Sau đó Doanh nghiệp tìm và xây dựng dự án chế biến thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu_tỉnh có điều kiện đặc biệt khó khăn.  Đến nay khu công nghiệp này lại gây khó khăn do họ cho rằng sản xuất thức ăn thủy sản có mùi ảnh hưởng đến các khu sản xuất khác công ty lại có nguy cơ phải chuyển nốt nhà máy chế biến thức ăn thủy sản này.  Cơ quan thuế tỉnh Đồng Nai xét Doanh nghiệp bị vi phạm thuế do sản phẩm của nhà máy chế biến thức ăn chủ yếu tiêu thụ trong nội địa, trong khi đó chính sách miễn giảm chỉ cho những doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu 80% trở lên. Vì yếu tố khách quan trên thì thực tế Grobest không thể thực hiện được. Nhưng những yếu tố cơ quan thuế tỉnh Đồng Nai đưa ra không hề được ghi trong giấy phép đầu tư đã cấp khi kêu gọi công ty vào đây để đầu tư. Như vậy có thể thấy chuyện đã xảy ra là do quan niệm ưu đãi của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không nhất quán. Ngay cả trong Tổng Cục Thuế và Bộ Tài Chính cũng có nhiều quan điểm khác nhau, dẫn đến cách hiểu về ưu đãi bằng thuế khác nhau, chưa kể đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Không ghi rõ ràng và cụ thể trong giấy phép đầu tư mà trong khi đó đây là chứng cứ pháp lí quan trọng của một doanh nghiệp đầu tư. Chính sách quản lý yếu kém này đã ít nhiều ảnh hưởng đến tính hấp dẫn trong khuyến khích đầu tư vào ngành. Phụ Lục 5: QUAN SÁT CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG NGÀNH Mô Hình Đa Nhân Tố Với Nhóm Ngành Thủy Sản 1. Các Nhân Tố Rủi Ro Của Ngành Và Các Biến Số. Có thể khẳng định rằng các nhân tố rủi ro mà ngành gánh chịu ảnh hưởng rất lớn đến các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản trên cả hai thị trường tiêu thụ trong nước và nội địa. a. Rủi ro về điều kiện tự nhiên: Ngành nuôi trồng - khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản là một ngành có từ lâu đời, nó gắn liến với đời sống bà con vùng sông nước và đặc biết thấy rõ nét nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy gần đây những hộ dân nuôi trồng thủy sản nơi đây đã được áp dụng rất nhiều những tiến bộ khoa học và kĩ thuật nhân giống và nuôi trồng chăm sóc, xong nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên, nhất là môi trường nước.  Thủy sản các loại từ khi nhân giống đến khi trưởng thành cần có một điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển. Môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản cũng giống như môi trường đất trong nông nghiệp. Chỉ cần một thời gian sau một vụ môi trường nước sẽ bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều vi khuẩn dễ lây bệnh cho con giống. Vì thế bên cạnh việc nuôi trồng thủy sau mỗi vụ ta phải cải tạo lại nguồn nước ao, bè, hồ nuôi để các lứa sau sẽ phát triển nhanh bảo đảm chất lượng và ít bị dịch bệnh.  Thời tiết là một nhân tố tác động trực tiếp đến ngành này. Chỉ cần một vụ ngập lụt có thể mất trắng, hay như thời tiết nắng nóng quá dễ gây bệnh cho tôm, cá... So với các tỉnh miền trung và niềm Bắc nước ta thì dường như thiên nhiên ưu đãi hơn cho các tình miền Nam. Song không có nghĩa là thời tiết xấu không xuất hiện ở đây. Chúng ta cũng có những biện pháp đề phòng nhất định cho những rủi ro này. b. Rủi ro về kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có một đà tăng trưởng đáng khích lệ. Ngành thủy sản và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập còn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Một rủi ro kinh tế được ghi nhận đầu tiên mà có tác động lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản là lạm phát. Khi lạm phát xảy ra dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải liên tục tăng vốn lưu động, do đó làm giảm khả năng sinh lời có thể đem lại. Trong quá trình hội nhập thế giới của Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, và chính sách thuế ưu đãi đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là những yếu tố không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong ngành. c. Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh Rủi ro từ nguồn nguyên liệu cho sản xuất Nguồn nguyên liệu đầu vào là một nhân tố rủi ro ảnh hưởng mạnh nhất đến doanh số, chi phí của ngành thủy sản Việt Nam. Số lượng nguyên vật liệu đầu vào phải đủ để máy móc hoạt động hết công suất của mình đúng theo năng suất khấu hao. Hơn thế nữa giá cả đầu vào của thủy Sản Việt Nam còn rất nhiều biến động, chưa ổn định được thị trường giá nguyên liệu đầu vào điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giá vốn của Doanh Nghiệp. Vào vụ mùa thì giá NVL rất rẻ làm người nuôi cá gặp nhiều khó khăn, khi trái mùa thì giá cá lại tăng vọt làm doanh nghiệp không trở tay kịp nếu không có những khoản dự phòng hợp lý. Hơn thế nữa chất lượng của Nguyên vật liệu đầu vào lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu thì nguồn gốc nguyên vật liệu đầu vào cần phải được xác định rõ ràng, bảo đảm không có dư lượng chất kháng sinh, không bị nhiễm bệnh. Rủi ro về thị trường tiêu thụ: Sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh chịu tác động khắt khe về vệ sinh và an toàn chất lượng. Hiện nay toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm của các công ty XNK thủy sản đã chú trọng và thực hiện theo những hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của những thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường tiêu thụ, thì sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong sản xuất và tăng thêm chi phí của Công ty. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những thông lệ, tập tục quốc tế cũng như ràng buộc pháp lý của nước nhập khẩu. Xuất khẩu cá Tra và cá Basa của Việt Nam mới chỉ ở bước đầu thâm nhập. Còn nhiều yếu tố khách quan từ luật pháp các nước sở tại, chẳng hạn như chính sách bảo hộ người nuôi cá, các quy định về mẫu mã bao bì, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là thương hiệu sản phẩm, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Rủi ro về lãi suất (hay rủi ro về nguồn vốn ngắn hạn đầu vào): Ta thấy nguồn vốn cho ngành đáp ứng vẫn còn rất hạn chế. Nếu để phát triển ngành thủy sản thánh một ngành công nghiệp chế biến và nuôi trồng thì phải thừa nhận rằng ngành này cần một lượng vốn lớn để đáp ứng những nhu cầu thiết thực sau:  Cần một lượng vốn lớn để phát triển ngành khai thác xa bờ. Vì khai thác ven bờ làm nguồn sinh vật biển ven bờ cạn kiệt, ô nhiễm môi trường sinh thái. Ngành khai thác xa bờ muốn phát triền phải có máy móc khai thác hiện đại như: máy dò dòng hải lưu, các công cụ khai thác chuyên biệt cho tứng loài, tàu đánh bắt xa bờ, và kĩ thuật bảo quản thủy sản hiện đại.  Cần một lượng vốn lớn để phát triển nuôi trồng ngành nuôi trồng Thủy Sản theo hướng tập trung hay liên kết. Để có thể đảm bảo ổn định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm về nguồn gốc xuất xứ. Mà người nuôi trồng thì không thể có ngay một lượng vốn này để đầu tư và quay vòng mở rộng.  Trong thời gian gần đây chính chính sách thắt chặt tiền tệ (Quyết Định 346 của chính phủ ngày 13/2/2008) tác động rất mạnh mẽ đến ngành sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như ngành thủy sản nói riêng. Người nông dân thiếu do: chưa thu hồi được vốn hoặc thua lỗ từ biến động giá thức ăn thủy sản tăng cao trong khi đó giá thủy sản giảm mạnh trong quý 1 năm 2008, còn các doanh nghiệp chế biến thì Ngoại tệ không đổi được ra VNĐ gây khó khăn cho quay vòng nguồn vốn và hỗ trợ người nuôi trồng. Chính những chính sách này đã đẩy nguốn vốn cho ngành sản xuất bị đóng băn mức lãi suất cho vay lên cao 16_18%/ năm, điều này làm cho các hộ nuôi trồng cũng như chế biến thủy sản lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong khi đó đầu ra giá thấp không thua lỗ lớn theo một tổng hợp chưa đầy đủ khoản lỗ của người nuôi trồng thủy sản đã lên tới 200 tỷ đồng cho vụ này. Dẫn đến khả năng thu hẹp sản xuất, trong khi nhu cầu thủy sản thế giới vẫn tăng cao là điều tất yếu trong thời gian tới. d. Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu Rủi ro về tỷ giá Ngành thủy sản phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2007 và tốc độ tăng trưởng đó đã đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Đa số các doanh nghiệp thủy sản lấy xuất khẩu làm chủ đạo thì doanh thu hầu hết là bằng ngoại tệ (chiếm gần 80%). Do đó chính sách quản lí tỷ giá hối đoái của nhà nước cũng sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của ngành. . Rủi ro tỉ giá tác động theo hai mặt: _Rủi ro tác động đến lượng hàng thủy sản xuất khẩu giảm khi VNĐ lên giá so với USD. Mặt hàng thủy sản Việt Nam trở nên đắt hơn so với các nước trong khu vực, giảm sức cạnh tranh về giá thế mạnh vốn có của ngành. _Rủi ro tỉ giá cũng đã tác động rất lớn đến doanh thu ngành trong thời gian vừa qua, hàng loạt đơn hàng thanh toán bằng USD nhưng USD lại rớt giá thảm hại. Hơn thế nữa do sự suy thoái được dự báo của nến kinh tế Mĩ cũng như sự biến động mạnh của đồng USD, các ngân hàng lại chủ trương hạn chế mua USD và mua với tỷ giá thấp, nên nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng có dư ngoại tệ trong tài khoản nhưng không bán được cho ngân hàng trong khi vẫn phải vay vốn tiền đồng với lãi suất cao hơn trước đây (do các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay lên 1,3 - 1,5%/tháng, thậm chí cao hơn). Nhiều doanh nghiệp đang phải chịu lỗ để duy trì sản xuất và thực hiện các đơn hàng đã ký với khách hàng trước đây. Vì thế các doanh nghiệp thu mua của hộ dân với giá thấp đôi khi phải thu hẹp sản xuất, giảm công suất máy. Hơn thế nữa nguồn nguyên liệu nhập khẩu lại tăng giá lại đẩy người dân nuôi trồng trắng tay, cứ vòng tác động luẩn quẩn làm ngành chế biến thủy sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ có tốc độ phát triển chậm lại. Rào cản của các nước nhập khẩu Một yếu tố rủi ro vô cùng quan trọng và không thể thiếu đó là rủi ro về rào cản của các nước nhập khẩu. Tuy vụ kiện về bán phá giá_thương hiệu_đã lắng xuống, thị trường xuất khẩu cá ở Việt Nam được biết tới nhiều hơn, xong không có nghĩa là thị trường sẽ ngày càng mở rộng mà các thị trường nhập khẩu trên thế giới là những thị trường vô cùng khó tính. Vì vậy chất lượng sản phẩm luôn được đạt lên hàng đầu, chất lượng sẽ tạo nên thương hiệu chứ không phải chỉ đơn giản là giá càng rẻ càng có khả năng cạnh tranh. Nhất là đối với Mĩ một khi Việt Nam gia nhập WTO thì thuế bán phá giá sẽ không còn là một công cụ tốt để bảo vệ ngư dân ở Mĩ thì giờ đây hàng rào thuế có thể được thay thế bằng các rào cản về chất lượng sản phẩm. Và các dòng sản phẩm giá rẻ của các nước xuất khẩu sẽ là điểm nhắm tới của các chính sách nhập khẩu của Mĩ. Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu thủy sản có ưu thế về giá đến các thị trường lớn và vô cùng khó tính như Mĩ, Đức, Nga, Châu Âu, Nhật Bản….Trong thời gian gần đây năm 2007, và 2008 thị trường xuất khẩu Việt Nam đã giảm nhẹ ở Nga do Nga siết chặt Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Ở Nhật cũng hạn chế nhập khẩu thủy sản Việt Nam do không bảo đảm vế chất lượng. Ở Đức thị trường tiêu thụ thủy sản tăng nhanh nhất trên thế giới thì lại rất dị ứng với những cụm từ như: “dư lượng kháng sinh, chất lượng kém, không bảo đảm tiêu chuẩn”. Tóm lại ngoài những hàng rào kỹ thuật và thương mại ra thì các quy định về dư lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc thủy sản, về kiểm dịch cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy các nhân tố này tác động đến ngành như thế nào, các nhà đầu tư có quan sát sự biến động của các nhân tố trên để đánh giá giá trị cổ phiếu của các công ty trong ngành Thủy Sản hay không ? Nếu có thì đánh giá những nhân tố nào và với mức độ như thế nào. a. Thiết lập mô hình hồi quy APT : Quan sát thực tế mối quan hệ các nhân tố rủi ro của ngành so với các nhân tố rủi ro được phân tích như trên để thấy được mức độ tác động của các nhân tố đó với giá trị thị trường của ngành. Nhưng không phải những nhân tố rủi ro nào như phân tích trên cũng có thể được đưa vào mô hình, vì muốn đưa được vào mô hình thì trước tiên yếu tố đó cần phải có tính định lượng. Sau đó là tính phù hợp tức là nhân tố đó sẽ được phân tích và dự báo có khả năng tác động lớn tới ngành. Do điều kiện khách quan nên các yếu tố mà đề tài này đề cập đến bị một số giới hạn. Và chỉ chọn 4 nhân tố rủi ro được phân tích là có tác động đến giá thị trường của ngành:  Nhân tố thị trường (đại diện cho chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam VN_Index.  Nhân tố nội bộ của công ty: Chỉ số lợi nhuận gộp.  Nhân tố ảnh hưởng tới giá trị thị trường của các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản: Giá trị xuất khẩu.  Nhân tố biến động của tỉ giá. PTGTGGTXKGTXKLNGLNGVNIVNITBN FFFFR   **** Lưu ý trong cách thu thập số liệu cho mô hình:  Giá trị quan sát theo tháng là các đại lượng nhẫu nhiên.  Giá trị quan sát từ tháng 10/2004 đến tháng 3/2008 (với tất cả 39 quan sát).  Giá trị quan sát trung bình ngành: như Lợi nhuận hoạt động( lợi nhuận gộp): Được xác định dựa trên tỉ trọng vốn điều lệ của công ty trong ngành.  Do các dữ liệu LNG thu được chỉ có thể là dữ liệu quý. Do đó dữ liệu tháng của các công ty được điều chính theo tỉ trọng LNG theo tháng của công ty MPC (Minh Phú). Một công ty chiếm tỉ trọng VLĐ rất lớn trong ngành 24,68% ngành.  Do ưu tiên cho yếu tố quan sát phải đủ lớn và thời gian dài quan sát dài nhất có thể nên chỉ quan sát được dữ liệu TB của 7 công ty trên sàn Hose tất cả: AGF, ABT, CAN, FMC, LAF, TS4, SJ1 chỉ chiếm tỉ trọng 22,6% của ngành. Vì hầu hết các công ty lớn như ANV, MPC, VHC lên sàn vào thời điểm tháng 12/2007 không đủ dữ liệu cho chuỗi giá trị quan sát (mặc dù VĐL của các công ty này chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ngành).  Ngày lấy dữ liệu của tháng ưu tiên ngày cuối tháng ngày 29 cho hầu hết các dữ liệu lấy tại thời điểm. Trong đó: TBNR : Biến giá trị thị trường trung bình của ngành Thủy Sản. Giá trị này được tính dựa trên giá trị thị trường thực tế theo tháng của 7 công ty Thủy Sản. :,,, TGGTXKLNGVNI  Beta nhân tố cho 4 nhân tố chính: Chỉ số thị trường VN_Index, Lợi nhuận gộp TB, Giá trị xuất khẩu, Tỉ Giá (USD/VNĐ). :,,, TGGTXKLNGVNI FFFF Biến đại diện cho 4 nhân tố chính: Chỉ số thị trường VN_Index, Lợi nhuận gộp TB, Giá trị xuất khẩu, Tỉ Giá (USD/VNĐ). P : Số dư trong mô hình. Kết Quả Mô Hình Hồi Quy: 776.2251 0.046704* 3.94 9 * 0.088107* 0.046634 *TBN VNI LNG GTXK TG PR F E F F F       Trước khi đi phân tích kết quả của mô hình hồi quy, ta tiến hành kiểm định MHHQ có phù hợp hay không. b. Kiểm Định Mô Hình Hồi Quy: i. Kiểm định quy luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên: Dùng thống kê Jarque Bera (JB) để kiểm định giả thiết phân phân phối chuẩn của hảm hồi quy tìm được Với bảng trên cho biết : JB = 0.719170 với mức xác suất tương ứng là p = 0.67966 >> 5%. Tức giá trị xác suất này lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 5%. Vậy ta chấp nhận giả thiết Hàm số có phân phối chuẩn. Với Ý nghĩa là các đại lượng ngẫu nhiên, và hàm số có dạng phân phối chuẩn là bước đầu cho thấy đây là một mô hình tốt có để có thể rút ra các kết luận. ii. Kiểm định mức độ tương quan của các yếu tố trong mô hình: Bảng quan sát mức độ tương quan của các yếu tố xuất hiện trong mô hình: Kết quả quan sát cho thấy: các yếu tố trên thì các giá trị sau đây được xét thấy có xuất hiện mức độ tương quan cao và phù hợp cho mô hình: VNI & TG: đây là hai nhân tố có mức độ tương quan lớn nhất; Mối tương quan thuận rất cao: r = 0.961223 gần bằng 1. Điều này thể hiện hai chỉ số VNI và tỉ giá luôn biến động cùng chiều và theo tỉ lệ thuận. Đồ thị cũng cho một kết quả quan sát tương tự: trong khoảng giá trị quan sát từ (200; 1200) của giá trị VN_Index có một chiều theo xu hướng đi lên. Với ý nghĩa khi tỉ giá tăng thì VNIndex có một sự tăng tương ứng. Cụ thể khi tỉ giá tăng 1 đơn vị thì VN_Index tăng 2.0737 đơn vị.  Nếu xét về mức độ tương quan của các nhân tố với GTTBN thì ta thấy: Các cặp biến sau đây có mối tương quan cao nhất: Giá trị trung bình ngành & VN_Index: là hai cập nhân tố có mối tương quan cao nhất: với r = 0.673630, đây là mức độ tương quan thuận và so với 1 thì mức độ này khá cao. Quan sát biểu đồ phân tán cho ta thấy một mức độ tương quan tỉ lệ thuận khá rõ của hai nhân tố này. Giá trị trung bình ngành & Tỉ Giá: Đây là hai nhân tố có mối tương quan thuận tương đối cao với r > 0,5. Các cặp biến sau đây có mối tương quan cao thấp: Nếu ở tỉ giá và VN_Index thì thể hiện một mức độ tương quan khá cao thì các biến Giá trị xuất khẩu và lợi nhuận gộp lại thể hiện mức độ ngược lại, rất ít có sự tương quan trong mô hình Giá trị trung bình ngành & GTXK: Hệ số tương quan tương đối thấp r = 0.382187, xong vẫn xuất hiện xu hướng tương quan tỉ lệ thuận. Giá trị trung bình ngành & LNG: Với r = 0.06968 của giá trị trung bình ngành và lợi nhuận gộp cho thấy hai yếu tố này hầu như không có sự tương quan với nhau, với r gần 0. Vậy ta thấy giá trị trung bình ngành ít chịu tác động bởi yếu tố lợi nhuận gộp nhất. iii. Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Để kiểm định rõ hơn xem các nhân tố nêu trong mô hình có thực sự ảnh hưởng đến biến số là giá trị trung bình ngành thủy sản hay không? Nếu có thì kết quả kiểm định này đạt độ chính xác đến mức độ nào? Có hai cách thức để tiếp cận kiểm định: Là khoản tin cậy và kiểm định mức ý nghĩa:  Kiểm định ý nghĩa cho các hệ số Beta: Giá trị thống kê t của hệ số VNI = 3.563982 với giá trị xác suất p = 0.0010 (đây là mức ý nghĩa thấp gần bằng 0,1%. Nên hệ số VNI có mức độ phù hợp cao nhất. Giá trị thống kê t của hệ số LNG = -3.139551 với giá trị xác suất p = 0.0033 (đây là mức ý nghĩa khá thấp). Nên hệ số LNG có mức độ phù hợp tương đối. Giá trị thống kê t của hệ số GTXK = 2,276104 với giá trị xác suất p = 0.0287 . Hệ số Beta của Giá trị xuất khẩu với Giá thị trường của ngành có mức ý nghĩa thấp. Giá trị thống kê t của hệ số TG = -1.393912 với giá trị xác suất p = 0.1717 .  Nếu theo kết quả kiểm định hệ số beta cua mô hình thì chỉ có hệ số nhạy cảm của VN_Index và lợi nhuận gộp và Giá trị xuất khẩu là có một giá trị xác suất có thể tin cậy. Còn nhân tố TG có một mức độ tin cậy rất thấp. Nhưng có một điều nghi ngờ với hệ số của LNG vì hệ số này mang hệ số âm. Nên ta tách riêng hệ số này với giá trị trung bình ngành: Ta thấy hệ số Beta lần này lại mang một giá trị dương, có tính chất hợp lý trong thực tiễn, nhưng nếu xem xét dựa trên các kết quả kiểm định thông kê về độ tốt của hàm này thì ta thấy hai yếu tố:  Hệ số tương quan R2 = 0.004855 rất thấp và tỉ số t ít có ý nghĩa.  Mức độ ý nghĩa của thống kê F là p(F-statistic) = 0.661035 >> (lớn hơn rất nhiều so với 1%).  Từ các kết quả quan sát về hiện tượng tương quan cũng như kiểm định bằng mô hình riêng đều cho thấy một kết quả giống nhau: Nhân tố biến động của lợi nhuận gộp theo thời gian là yếu tố tác động tất ít đến giá trị thị trường của ngành. Hay nói cách khác các nhà đầu tư rất ít quan sát biến động nhân tố lợi nhuận gộp theo từng tháng để đưa ra quyết định đầu tư của mình. Cũng một phần là do nhân tố này biến động theo chu kì quý kinh doanh, còn giá trị cổ phiếu ngành lại đánh giá sự tăng trưởng so tháng này với cùng tháng đó nhưng của năm ngoái. Ta có thể kiểm định thêm một lần nữa mức độ có mặt của biến không cần thiết để loại bỏ biến này ra khỏi mô hình: Kiểm định Wald: Với biến không cần thiết là LNG: 776.2251 0.046704* 3.94 9 * 0.088107* 0.046634 *TBN VNI LNG GTXK TG PR F E F F F       Từ mô hình hồi quy tìm được ta đưa phương trình về dạng: PTGGTXKLNGVNITBN FCFCFCFCCR  *)5(*)4(*)3(*)2()1( Ta kiểm định giả thiết H0 : C(3) = 0 Ta có F = 5.180649 với xác suất tương ứng là: p = 0.028721 >> 1% vậy ta chấp nhận giả thiết H0: C(3) = 0 và một lần nữa thấy rõ yếu tố LNG không hề ảnh hưởng đến gái trị trung bình ngành trên thị trường. Kiểm định Wald với nhân tố TG: Làm như trên nhưng thay đổi giả thiết: H0 : C(5) = 0 Ta có F = 1.942990 với xác suất tương ứng là: p = 0.171660 >> 1% (lớn hơn rất nhiều) vậy ta chấp nhận giả thiết H0: C(5) = 0. Kết luận của kiểm định này là nhân tố TG là một nhân tố không cần thiết. Vậy chỉ còn nhân tố VN_Index và nhân tố giá trị xuất khẩu là có ý nghĩa nhiều trong mô hình. Một Số Kiểm Định Khác: Với kết quả mô hình tìm được: 776.2251 0.046704* 3.94 9 * 0.088107* 0.046634 *TBN VNI LNG GTXK TG PR F E F F F        Ta thấy R2 = 0.581221  r = 2R = 0.7623 một mối tương quan khá cao nên mô hình hồi quy có ý nghĩa.  Quan sát thống kê F-statistic = 12.83801 với p(F-satistic) = 0.000001 << %01.0 nên ta chấp nhận giả thiết không xảy ra hiện tượng cộng tuyến.  Kiểm định Durbin-Watson: phát hiện nhân tố tự tương quan. Nhìn kết quả kiểm định cho ta thấy: 0 < d = 0.535052 <1 : mô hình có hiện tượng tự tương quan dương.  Kiểm định phần dư: Đồ thị phần dư Resid của mô hình có xu hướng đi lên hoặc xuống không rõ ràng. Có xu hướng đi lên nhẹ, và đi xuống mạnh trong khoảng thời gian ngắn:  Mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Không có kết luận cụ thể về hiện tượng tự tương quan của mô hình. c. Phân Tích Kết Quả Hồi Quy: Mô hình có ý nghĩa giải thích khá tốt cho những biến VN_Index và biến giá trị xuất khẩu với biến động của giá trị thị trường. Cụ thể:  Khi Giá trị VN_Index tăng lên 1 đơn vị thì giá trị thị trường trung bình của ngành thủy sản sẽ tăng 0,0467 đơn vị. Hai chỉ số này rất có ý nghĩa trong kiểm định.  Nhân tố có tác động thứ 2 đó là nhân tố giá trị xuất khẩu với nhân tố giá trị thị trường. Khi giá trị xuất khẩu tăng lên 1 đơn vị thì giá trị thị trường trung bình ngành thủy sản sẽ tăng 0.088107 đơn vị. Mức độ có ý nghĩa của nhân tố này không cao, nhưng là biến động có khả năng tham khảo.  Hai nhân tố lợi nhuận gộp TBN và nhân tố tỉ giá thể hiện một sự ảnh hưởng rất nhỏ, và hai nhân tố này là những nhân tố không cần thiết trong mô hình. Vậy tóm lại tỉ giá và lợi nhuận gộp rất ít được quan sát khi đưa vào xác định giá trị trung bình của ngành của thị trường.  Về nhân tố tỉ giá cũng do khoảng thời gian chọn quan sát từ năm 2004 đến năm 2007 thời gian này tỉ giá khá ổn định do chính sách giữ mức ổn định tỉ giá của nhà nước, và trong giai đoạn này đồng USD vẩn chưa bị biến động mạnh. Nên nhà đầu tư ít nhìn vào tỉ giá khi đưa ra ý định tính giá cho ngành thủy sản. Mặc dù biết ngành này chịu áp lực rất lớn của biến động tỉ giá.  Nhân tố lợi nhuận có tính biến động theo chu kì. Về đầu tư ngắn hạn và dài hạn người ta sẽ so sánh lợi nhuận của tháng 1 năm nay so với năm trước, nên con số này được dùng để đưa ra quyết định đầu tư nhưng nó không được so sánh dựa trên biến động theo chu kì của ngành.  Nhưng đặc biệt hai nhân tố VN_Index và nhân tố tỉ giá lại là hai nhân tố có mối liên quan rất chặt chẽ. Và một điều đặc biệt là TG có mối quan hệ gián tiếp đối với Giá trị thị trường trung bình ngành. Tỉ giá tác động lên VN_Index, khi VN_Index biến động thì nó lại tác động đến ngành. Chứng tỏ các trong việc phân tích giá trị các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thì rất ít phân tích sự biến động trực tiếp của tỉ giá lên ngay doanh thu hoặc lợi nhuận của Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Điều này sẽ dẫn đến không thực sự quan sát được rủi ro mà nhân tố tỉ giá mang lại cho ngành. Nếu đưa hai nhân tố VN_Index và Tỉ giá vào mô hình quan sát ta sẽ có mô hình: Với mức độ ý nghĩa rất cao p = 0.00000 << 0.005%. Và R2 = 0.867176 có một mức độ tương quan rất cao. Vậy khi nhân tố tỉ giá thay đổi 1 đơn vị thì nhân tố VN_Index thay đổi 2.073731 đơn vị. Một xu hướng tương quan dương, phù hợp với đồ thị biểu diễn mối tương quan ở phần trên. Cũng cần nhận thấy có kết quả này là do sự biến động rất mạnh mẽ của sự điều chỉnh của tỉ giá USD/VNĐ do sự yếu kém đang có xu hướng bộc lộ của thị trường tài chính cũng như nền kinh tế Mĩ. Dẫn tới biến động đến thị trường vàng và thị trường chứng khoán. KẾT LUẬN: - Mô hình còn mắc phải một số yếu điểm sau:  Dữ liệu mô hình chưa đủ đại diện cho ngành vì nó còn chiếm tỉ trọng thấp 22.24%.  Một số ít dữ liệu về giá chưa loại bỏ được yếu tố cổ tức.  Dữ liệu giá do ưu tiên quan sát trong thời gian dài và nhiều dữ liệu nên một số dữ liệu phải có sự điều chỉnh để có được như: giá của một số công ty mới lên sàn tháng 12/2006. Hay lợi nhuận gộp theo tháng cũng bị điều chỉnh vì để tìm được dữ liệu chính xác chịu giới hạn khách quan về thông tin. Mô hình này có ưu điểm vì nó đã quan sát được sự biến động của các nhân tố thị trường và các nhân tố riêng biệt khác qua các hệ số beta nhân tố. Đây là một mô hình dựa trên lập luận cơ sở là xem ảnh hưởng của biến động các nhân tố tới ngành. Các nhân tố được xem xét là rủi ro của ngành có tác động và ảnh hưởng nhiều nhất tới ngành như phân tích trên. Nếu ta đưa được hết tất cả các nhân tố trên vào mô hình thì sẽ có một mô hình tốt, đề xuất thêm một vài nhân tố có thể quan sát được mức độ ảnh hưởng tới giá thị trường:  Biến động lãi suất theo tháng.  Giá nguyên liệu trung bình của ngành đầu vào, có thể lấy trung bình một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn (chủ yếu như: tôm, cá tra, basa, cá đông lạnh, và cái này có thể lấy trọng số theo yếu tố tỉ trọng xuất khẩu).  Các chỉ số ngành ROE, ROA, P/E, EPS các chỉ số này có mối liên hệ tốt hơn là chỉ số Lợi nhuận gộp.  Thấy rất cần thiết nên đưa nhân tố thu nhập đầu người, vì nó ảnh hưởng nhiều tới ngành thủy sản.  Nếu trong tương lai, rổ tiền tệ trung bình mà ngành xuất nhập khẩu không chiếm đa số USD như bây giờ, thì dữ liệu tỉ giá quan sát sẽ phải dựa trên biến động rổ tiền tệ. Để mô hình có mức độ đánh giá tốt hơn nên quan sát các thị trường phát triển mạnh như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc (các quốc gia này phát triển mạnh về thủy sản, và yếu tố giá trị thị trường của TTCK của các quốc gia này là yếu tố chạy rất tốt để xem xét tính phù hợp của mô hình, và nhất là các quốc gia này đã xây dựng được hệ thống chỉ số trung bình ngành). Với Việt Nam vì các nhiều hạn chế đã làm cho tính phù hợp của mô hình bị giảm đáng kể. Các hạn chế nổi bật nhất tác động đến mô hình trên là: o Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa có một mô hình quản trị rủi ro tỉ giá. o Do tỉ giá chưa thực sự được thả nổi trong giai đoạn từ (2004-2007_gian đoạn dùng làm dữ liệu đầu vào cho Doanh Nghiệp). o Thông tin thị trường kém minh bạch, và đầy đủ. o Thị trường vốn (TTCK) của Việt Nam còn chịu nhiều tác động của yếu tố tâm lý. o Các chỉ số cho ngành chưa được thiết lập ở Việt Nam. o Các doanh nghiệp thủy sản lớn của Việt Nam mới lên sàn như Nam Việt, Minh Phú, Vĩnh Hoàn. Đây lại là các đại diện tốt cho ngành, nhưng lại bị giới hạn về thời gian quan sát. Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH: Mô hình này đưa ra hai ý nghĩa quan trọng trong việc quan sát các yếu tố rủi ro được phân tích là có ảnh hưởng rất lớn tới biến động giá trị thị trường của ngành:  Mô hình đã xây dựng nên các chỉ số Beta nhân tố, các Beta nhân tố này cho thấy khi các nhân tố rủi ro tương ứng có sự biến động thì giá trị thị trường của ngành sẽ dự báo biến động như thế nào (độ tin cậy của mô hình nhiều hay ít vẫn phụ thuộc vào độ dài và tính chính xác của chuỗi dữ liệu quá khứ ).  Nếu thực sự xây dựng được mô hình mà các kết quả kiểm định cho thấy những tín hiệu tốt thì ta có thể áp dụng mô hình này để dự báo giá trị thị trường của ngành trong tương lai.Để các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc tham gia đầu tư vào ngành, cũng như xem xét việc tham gia đầu tư vào các công ty trong ngành. Tóm Tắt Mô Hình Đa Nhân Tố d. Thiết lập mô hình hồi quy APT Lưu ý trong cách thu thập số liệu cho mô hình e. Kiểm Định Mô Hình Hồi Quy  Kiểm định quy luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên.  Kiểm định mức độ tương quan của các yếu tố trong mô hình.  Kiểm định sự phù hợp của mô hình. f. Phân Tích Kết Quả Hồi Quy. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ MÔ HÌNH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
Luận văn liên quan