Phân tích quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng

ĐẶT VẤN ĐỀ. Ngày nay quan hệ tài sản là một quan hệ rất quan trọng trong cuộc sống của gia đình, có thể nói hầu hết các quan hệ mâu thuẫn trong gia đình phát sinh là do quan hệ bất đồng về tài sản, nhất là đối với những gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Việc quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng nhằm bảo vệ lợi ích của người có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân và để dễ dàng cho việc giải quyết quan hệ tài sản khi ly hôn. Song trong một số trường hợp đặc biệt Pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn có những quy định về hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Sau đây là trình bày của nhóm về vấn đề quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Khái quát về tài sản riêng của vợ, chồng. 1.1. Khái niệm về tài sản riêng của vợ, chồng. Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia .

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ. Ngày nay quan hệ tài sản là một quan hệ rất quan trọng trong cuộc sống của gia đình, có thể nói hầu hết các quan hệ mâu thuẫn trong gia đình phát sinh là do quan hệ bất đồng về tài sản, nhất là đối với những gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Việc quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng nhằm bảo vệ lợi ích của người có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân và để dễ dàng cho việc giải quyết quan hệ tài sản khi ly hôn. Song trong một số trường hợp đặc biệt Pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn có những quy định về hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Sau đây là trình bày của nhóm về vấn đề quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Khái quát về tài sản riêng của vợ, chồng. 1.1. Khái niệm về tài sản riêng của vợ, chồng. Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế độ sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng, cụ thể hơn, tạo được cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng. Đối với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, do được ban hành vào thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới cho nên khi dự liệu về tài sản riêng của vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định hết sức mềm dẻo, tránh được sự mất ổn định về tài sản trong gia đình. Đó cũng là yêu cầu của công tác lập pháp và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình 1986. Theo điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì: “Đối với tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung cvủa vợ chồng”. Quy định này có tính chất mở, tùy nghi cho phép vợ, chồng lựa chọn trong việc nhập hay không nhậptài sản riêng của mình vào khối tài sản riêng của vợ chồng. Trong điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay, vợ, chồng với tư cách là công dân, những tài sản của vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; xét về mặt bản chất kinh tế và pháp lý thì những tài sản đó thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Mặt khác việc thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ghi nhận quyền sở hữu riêng của với, chồng ở nước ta sau hơn mười năm đã tạo ra được trong nhân dân sự nhận thức và ý thức tôn trọng tài sản chung của vợ, chồng. Vì vậy, khoản 1 điều 32 Luật hôn nhân và gia đình 2000 ghi nhận: “ Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng”. Đồng thời, luật cũng quy định cụ thể về cách xác định tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khi thực hiện quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Theo khoản 1 điều 32 luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định: “1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sảnđược chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 điều 29, điều 30 của luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.” So với quy định tại điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, thì điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể và có những quy định “mới” về căn cứ xác lập tài sản của vợ, chồng dựa vào thời điểm trước khi kết hôn, dựa vào sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản đã chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng và dựa trên sự kiện chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản có được trước khi kết hôn. Trước khi kết hôn, các tài sản do vợ, chồng làm ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng đều thuộc quyền sở hữu của mối bên vợ chồng. Với tư cách là một công dân, vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản do mình làm ra trước khi kết hôn những tài sản riêng và quyền sở hữu của “vợ, chồng” đối với tài sản riêng đó được pháp luật bảo vệ và thừa nhận (điều 58 Hiến pháp 1992). Xét về nguồn gốc, tài sản này không tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởi tính chất cộng đồng quan hệ hônh nhân và lợ ích chung của gia đình. Trong xã hội hiện nay, bằng pháp luật của Đảng và Nhà nước với các chính sách, đường lối đổi mới và phát triển nềm kinh tế xã hội, khuyến khích và bằng cá biện pháp tạo điều kiện tạo ra cho công dân có thu nhập, tài sản làm giàu cho cá nhân, gia đình và xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần đang ngày càng cao và phong phú của người dân. Tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn do chính công sức của vợ, chồng làm ra theo tính chất nghề nghiệp, công việc của mình, cũng có thể có được do người khác chuyển dịch từ quyền tài sản của họ cho người vợ, chồng thông qua các giao dịch dân sự như được tặng cho riêng, thừa kế riêng. Vì thế, trước khi kết hôn, với tư cách là một công dân, theo quy định của luật dân sự, vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản riêng, điều này dựa trên các căn cứ được quy định từ điều 241 đến điều 255 của Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu tài sản. Quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là một quy định được pháp luật về hôn nhân và gia đình của nhiều nước ghi nhận. những quy định này luôn nhằm bảo vệ quyền sở hữu của vợ, chồng, là căn cứ phấp lý vững chắc bảo đảm khối tài sản riêng của vợ, chồng khi có tranh chấp về tài sản vợ chồng trên thực tế. 1.2.2. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Xét về nguồn gốc những tài sản riêng này đều thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định những tài sản này thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản cuả các chủ sở hữu. Theo pháp luật dân sự, tài sản được tặng cho, thừa kế nếu được cho riêng một bên vợ, chồng được hưởng thì khối tài sản đó sẽ là tài sản riêng của một bên vợ, chồng đó. Việc quy định như vậy bởi lẽ ý chí của chủ sở hữu chỉ tặng cho riêng hoặc di chúc riêng cho vợ, chồng được hưởng chứ không phải cho chung hai vợ chồng. Trong thực tế, những tài sản mà vợ, chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thường do những người thân, bạn bè của vợ, chồng định đoạt theo ý chí của họ cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng giá trị tài sản đó. Có thể những tài sản đó do cha mẹ của mỗi bên tặng riêng cho con trong ngày cưới, cha,, mẹ, vợ (chồng) khi chết để lại di chúc chỉ cho con mình là người vợ hoặc chồng được hưởng di sản. 1.2.3. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân. Đây là quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi xác định đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng. Quy định này là phù hợp và cần thiết với cuộc sống hàng ngày bởi mọi cá nhân cũng như vợ, chồng trong cuộc sống hàng ngày và công việc theo tính chất nghề nghiệp, chuyên môn của mình đều cần đến những đồ dùng, tư trang phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của họ. cho nên việc quy định đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân cũng như cuộc sống riêng tư của vợ, chồng. Tuy nhiên, kể từ khi luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời cho đến nay, thì các văn bản hướng dẫn thi hành và áp dụng đều chưa có quy định cụ thể về quy định này. Vì vậy, đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ chồng là những tài sản nào thì vẫn đang còn là điều gây nhiều tranh cãi. 1.2.4. Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản của vợ, chồng có được do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp đặc biệt mới được ghi nhận trong luật hân nhân và gia đình năm 2000. khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa dự liệu về hậu quả pháp lý, quyền và nghĩa vụ củavợ chồng đối với tài sản sau khi đã chia di sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về vấn đề này, trên cơ sở đó, điều 8 nghị định 70/2001/NĐ-CP đã ghi nhận: “Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản vợ chồng đã được chia; hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất hinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đều thuộc tài sản chung của vợ, chồng.” 1.2.5. Tài sản riêng của vợ, chồng còn có thể là tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên. Cuộc sống chung của vợ chồng tất nhiên sẽ dẫn đến việc phải dùng những tài sản để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình. Lẽ thường khi vợ chồng chung siống hòa thuận, hạnh phúc thì họ sẽ không phân biệt rạch ròi các loại tài sản chung và riêng đó. Sau những năm tháng chung sống và sử dụng chung các tài sản trong gia đình, khi vợ chồng mâu thuẫn và ly hôn, cần phải chia khối tài sản chung của họ, sẽ có những tài sản sẽ được xác định là tài sản chung hay riêng cho mỗi bên vợ, chồng. Mặt khác, theo luật định, vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hay không nhập khối tài sản riêng đó vào khối tài sản chung của vợ, chồng. Vì vậy, nhằm tạo thuận lợi cho việc chia tài sản chung giữa vợ, chồng cũng như đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng, pháp luật quy định trên các nguyên tắc của việc chia tài sản khi ly hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết ( khoản 1 điều 95, khoản 1 điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Cho nên vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về một tài sản nào đó là tài sản riêng của một bên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án sau này. Theo nguyên tắc, những tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng, tức là, bên có tài sản riêng có quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt khối tài sản đó mà không ai có quyền ngăn cấm, tài sản đó sẽ thuộc quyền quản lý của bên vợ, chồng có tài sản riêng và có nhập hay không nhập tài sản đó vào tài sản chung hay không là do ý chí của họ. Kèm theo các quyền về tài sản riêng đó thì họ cũng phải có nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng đó (khoản 3 điều 33) như nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh từ tài sản riêng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng mất mát di sản đó... Nhưng theo quy định của điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có hai trường hợp hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tài khoản 4 và khoản 5 của điều 33. 2. Các trường hợp hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng. 2.1. Trường hợp hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong việc sử dụng tài sản riêng, Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi vợ, chồng chung sống với nhau, họ có thể thỏa thuận trong việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Thông thường, khi vợ, chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không có sự phân biệt trong việc sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng. Có thể là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đương nhiên được sử dụng để bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình. Nhưng xuất phát từ việc bảo đảm cuộc sống chung của gia đình, quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn. Trường hợp cuộc sống chung của gia đình gặp nhiều khó khăn tài sản chung của vợ, chồng không đủ bảo đảm cho những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mà người vợ, chồng có tài sản riêng thì vợ chồng có nghĩa vụ sử dụng ( đóng góp) phần tài sản riêng của mình để bảo đảm cuộc sống chung của gia đình. Theo quy định tại khoản 4 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, “tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong các trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng”. Nói cách khác, trong cuộc sống chung của gia đình gặp nhiều khó khăn, tài ản chung của vợ chồng không đủ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đìnhmà người vợ, chồng có tài sản riêng thì vợ, chồng có nghĩa vụ sử dụng (đóng góp) tài sản riêng của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó của gia đình, đảm bảo cuộc sống của vợ chồng và các con. Đây cũng là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình, liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng. Nghĩa vụ này của vợ, chồng xuất phat từ việc bảo đảm lợi ích chung của gia đình. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về “nhu cầu thiết yếu của gia đình”. Do vậy, cần phải có những quy định cụ thể như thế nào là nhu cầu thiết yếu của gia đình? “Theo chúng tôi, đó là các khoản chi phí thông thường và cần thiết về ăn ở, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác nhằm bảo đảm cuộc sống của các thành viên trong gia đình” (Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Cừ, Nhà xuất bản tư pháp). Xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lơi ích chung của gia đình chúng ta có thể thấy rằng trong khung cảnh của luật thực định, vợ, chồng, trên nguyên tắc, có trách nhiệm đóng góp ngang nhau trong việc thanh toán các chi phí phục cho nhu cầu cuộc sống chung của gia đình. Tuy nhiên, vấn đề là: khối tài sản riêng của mỗi người thường không ngang nhau. Có lẽ, cũng như trong trường hợp đóng góp vào việc chi tiêu bằng thu nhập, việc đóng góp bằng tài sản riêng cũng được thực hiện dựa theo tình hình tài sản riêng của mỗi người. Nếu một người không có tài sản riêng, thì người còn lại chịu trách nhiệm thanh toán chi phí bằng tài sản riêng của mình. Những tài sản đã được chi dùng cho nhu cầu chung và thiết yếu của gia đình thì người có tài sản không có quyền đòi lại nữa. Ví dụ: con ốm, A đi vắng nhà. A có chiếc nhẫn vàng là tài sản riêng của A, vì trong nhà hết tiền, vợ A đã lấy chiếc nhẫn đi bán để mua thuốc và chăm sóc con. Trong trường hợp trên khi tài sản riêng của A được vợ lấy để mua thuốc chữa bệnh cho con. Đây là nhu cầu cấp thiết của cuộc sống trong gia đình nên A không có quyền đòi lại tài sản đó nữa. Mỗi người có trách nhiệm đóng góp cho cuộc sống hàng ngày, cho con cái, để tích lũy làm tài sản chung và ngoài những khoản đã thỏa thuận, họ có quyền có tài sản, tải khoản riêng, hoàn toàn tự do quyết định. Thông thường tài sản chung được dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt trong gia đình và bảo đảm các nghĩa vụ chung (điều 38). Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhiều gia đình người phụ nữ không có tài sản riêng, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn vì tài sản chung không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Vì thế để ngăn chặn hành vi có tính gia trưởng từ người chồng, tránh cho phụ nữ và trẻ em lâm vào hoàn cảnh phụ thuộc vào người chồng, người cha và để bảo đảm cho cuộc sống gia đình bền vững thì các nhà làm luật đã quy định vấn đề hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng các nhu cầu bức thiết của của gia đình thì bên vợ, chồng có tài sản riêng thì phải đóng góp, sử dụng tài sản riêng vì các nhu cầu bức thiết đó. 2.2. Trường hợp hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng theo quy định tại khoản 5 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo quy định tại khoản 5 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, “trong trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản chung đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng”. Như vậy, theo quy định tại điều này thì quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chông đã bị hạn chế. Đây là một quy định mới của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nhằm bảo đảm lợi ích chung cho cả gia đình. Không chỉ Luật hôn nhân và gia đình hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng khi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình mà tại Khoản 2 Điều 4 nghị định số 70/2001/ND-CP, Quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, cũng quy định như sau: “Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng”. Trường hợp tài sản riêng của vợ chồng đã được dưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của cả vợ chồng. Quy định này đã dựa trên truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luôn có sự yêu thương, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ như trong trường hợp: Trước khi lấy vợ, anh Tuấn được bố mẹ cho một ngôi nhà ngoài phố để kinh doanh. Sau khi cưới chị Vân và có con, cả nhà đều sống nhờ thu nhập chính từ cửa hàng này. Trong một lần thua bạc, anh Tuấn đã goi người đến để bán ngôi nhà mà không hỏi ý kiến chị Vân, khi mọi người can ngăn thì anh Tuấn đã nói: “Nhà của tôi, tôi có quyền bán”. Như vậy, trong trường hợp trên cửa hàng tuy là tài sản riêng của anh Tuấn có được trước khi lấy vợ, là tài sản riêng của anh Tuấn, nhưng đồng thời cửa hàng cũng là nguồn thu nhập chính đảm bảo cho cuộc sống của gia đình anh Tuấn. Theo khoản 5 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình thì trường hợp tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì phải được sự đồng ý của cả hai bên vợ chồng. Như vậy, anh Tuấn không được phép bán cửa hàng khi chị Vân chưa đồng ý. Mặc dù theo pháp luật hôn nhân và gia đình, vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, nhưng trong thực tế cuộc sống chung của vợ chồng thường không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản chung của vợ, chồng nếu đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng phải được sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống chung của gia đình, nghĩa vụ chăn sóc lẫn nhau giữa vợ và chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Như vậy cũng là sự đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Sự tồn tại bền vững của gia đình là cơ sở cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, nuôi sống gia đình; nếu cắt bỏ những hoa lợi, lợi tức đó thì cuộc sống của vợ, chồng, các con không thể duy trì được. Vậy nên, người vợ, chồng có tài sản riêng đó phải suy xét nhằm đảm bảo cuộc sống chung của gia đình. Cũng có nghĩa rằng khi vợ, chồng định đoạt tài sản riêng đó, cần phải có sự thỏa thuận của người chồng, vợ của mình là hợ lý. Quy định này còn xuất phát từ cách thức điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình: các chủ thể thực hiện quyền của mình xuất phát từ lợi ích chung của gia đình; tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội. 2.3. Theo quan điểm của nhóm ngoài hai trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ. chồng theo khoản 4, khoản 5 diều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì luật còn hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng trong trường hợp sau: Theo quy định tại điều 30 Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (hướng dẫn thực hiện điều 99 Luật hôn nhân và gia đình) : “1. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung, thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia có khó khăn và không thể tự tìm được chỗ ở mới. Bên chưa có chỗ ở được lưu cư trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác. 2. Trong trường hợp nhà ở đó đã được xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, thì chủ sở hữu nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn”. Tại khoản 1 điều 30 của Nghị định 70 về Hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định sau khi ly hôn nếu ngôi nhà là tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà sau khi ly hôn bên vợ hoặc chồng không phải là chủ sở hữu của ngôi nhà đó được phéo lưu cư trong thời hạn 6 tháng khi chưa tìm được chỗ ở để có thời gian tìm kiếm chỗ ở khác. Như vậy, trong thời hạn 6 tháng khi bên vợ, chồng lưu cư tại căn nhà thì bên chồng, vợ là chủ sở hữu của ngôi nhà không được phép bán ngôi nhà đó. Theo quan điểm riêng của nhóm thì trường hợp tại khoản 1 điều 30 của nghị định nêu trên chính là trường hợp làm hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ sau khi ly hôn.Việc pháp luật quy định như vậy nhằm tạo điều kiện về nơi ở cho bên vợ, chồng không có chỗ ở có thể tìm được chỗ ở trong thời hạn nhất định. 2.4. Đánh giá quy định về sự hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Vấn đề đặt ra là: quy định về hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng có mâu thuẫn với quyền cá nhân? Chủ sở hữu khi thực hiện quyền tự định đoạt của mình lại phải được sự đồng ý của người khác? Theo quan điểm của Tiến sỹ luật học Nguyễn Văn Cừ thì cuộc sống vợ chồng đòi hỏi sự gắn kết lâu dài, bền vững, hạnh phúc theo mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập. Trách nhiệm vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nuôi dưỡng giáo dục con cái vì lợi ích của xã hội thuộc về hai vợ chồng. Trách nhiệm vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nuôi dưỡng giáo dục các con vì lợi ích xã hội thuộc về hai vợ chồng. Nếu tài sản chung của hai vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình (ăn, ở, học hành, chữa bệnh...cho vợ, chồng, các con...), mà người vợ, chồng có tài sản riêng không lẽ lại phó mặc! Xét về cả về chuẩn mực đạo đức xã hội và yêu cầu của pháp luật, vợ, chồng phải sử dụng tài sản riêng của mình, bảo đảm cho cuộc sống chung của gia đình là hợp lý. Như vậy việc quy định tài sản riêng được sử dụng vào những nhu cầu bức thiết của gia đình và các khoản hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của vợ, chồng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì bị hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu là vợ chồng có tài sản riêng đó, việc định đoạt tài sản riêng theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình năm 200 là một quy định cần thiết và đúng đắn. Những quy định đó một mặt làm hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng, mặt khác nó lại mở rộng quyền định đoạt tài sản của người vợ, chồng của người có tài sản riêng thuộc các truong hợp như khoản 4 và khoản 5 điều 33 như trên. Việc quy định này không làm mất đi quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng mà chỉ hạn chế quyền định đoạt tài sản của người chủ sở hữu trong một số trường hợp nhất định. Nếu sau một thời gian dài, cuộc sống của gia đình không còn phụ thuộc vào tài sản riêng đó nưa thì người có tài sản riêng đó không bị hạn chế quyền định đoạt tài sản nữa. Còn theo quy định tại khoản 1 điều 30 của Nghị định 70 NĐ-CP cũng hoàn toàn chính đáng vì vấn đề nhà ở đang là vấn đề bất cập hiện nay của xã hội Việt Nam, vì vậy pháp luật quy định cho vợ, chồng có thể lưu trú tại nhà là tài sản riêng của bên chồng, vợ có nhà ở là tài sản riêng kia nhằm mục đích tạo nơi ăn chốn ở, tạo thời gian (6 tháng) để tìm chỗ ở trong thời kỳ sau khi ly hôn chưa tìm được chỗ ở của vợ, chồng. Quy định này hợp với luân lý đạo đức của người Việt Nam xuất phát từ quan điểm một ngày làm vợ chồng cũng nên nghĩa và việc tương thân giúp đỡ người khác khi khốn khó huống chi đã từng là vợ chồng. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng là như vậy nhưng trong thực tế, nhiều trương hợp do tính gia trưởng trong gia đình mà người chồng đem tài sản riêng của mình là tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình hoặc tài sản mà hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình, thậm chí còn là tài sản chung của gia đình đem đi bán lấy tiền phục vụ cho nhu cầu của bản thân mà không được sự đòng ý của người vợ. Trong tình huống đó, lẽ ra nếu không có sự đồng ý của người vợ thì người chồng không thể thực hiện hành vi mua bán đó được. nhưng trên thực tế, nếu rơi vào trường hợp trên, các chị em phụ nữ phần lớn không làm được gì mà chỉ có thể than oán số kiếp của bản thân. Đây chính là điều bất cập trong những quy định của pháp luật mà thực tiễn áp dụng. 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. 3.1. Về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản riêng của vợ, chồng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự liệu về vấn đề tài sản riêng của vợ, chồng tại quy định tại điều 32 và 33, nguyên tắc khi chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc về bên đó. So với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 thì luật năm 2000 đã có nhiều quy định rõ ràng hơn, song trong thực tiễn áp dụng và thi hành vẫn còn những tồn tại và bất cập. Để giải quyết tình trạng trên, thiết nghĩ cần phải bổ sung những quy định như: Luật cần quy định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân bao gồm những gì thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Mặt khác, khi tranh chấp về loại tài sản này nên xem xét đồ dùng, tư trang có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ, chồng và mức thu nhập thực tế của vợ, chồng để xác định chính xác và hợp lý tài sản riêng của vợ, chồng. Về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay việc phân chia rạch ròi tài sản chung, tài sản riêng không phải là Luật gián tiếp chấp nhận vấn đề ly thân và chế độ biệt sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Bởi lẽ, chế độ ly thân và biệt sản có nguồn gốc từ tôn giáo, không đảm bảo quyền lợi của gia đình và không phù hợp với truyền thống ở Việt Nam. 3.2. Về nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện từ tài sản riêng. Theo khoản 3 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên quy định này còn quá chung chung. Thiết nghĩ, cần phải có quy định rõ ràng hơn về vấn đề này bao gồm cácc nghĩa vụ như: Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ trước khi kết hôn mà không vì lợi ích chung của gia đình. Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân mà không vì lợi ích chung của gia đình. Nghĩa vụ ttrả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế đã có những hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán, làm hư hỏng, mất mát di sản. Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình; các chi phí mà vợ, chồng là người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình. Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới đối với các thành viên trong gia đình. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Vấn đề tài sản của vợ chồng là vấn đề rất khó giải quyết hiện nay trong các cuộc ly hôn bởi pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cho phép vợ, chồng có quyền có tài sản chung và có quyền có tài sản chung, nhưng trong cuộc sống gia đình hiện nay không phải lúc nào tài sản chung và tài sản riêng cũng được phân chia rõ ràng. Đối với vấn đề quy định cho phép tài sản riêng sử dụng giông như tài sản chung theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã hạn chế quyền định đoạt tài sản của một bên vợ, chồng nhằm mục đích chung của gia đình là một quy định hết sức quan trọng và đúng đắn. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, trường đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2009. 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 3. Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Cừ, Nhà xuất bản tư pháp 4. Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 5. Nguyễn văn Cừ, chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học luật Hà Nội, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng(bài được 9).doc