Là phương pháp ngâm nóng nhiều lần với một lượng nhỏ dung môi. Kumagawa cho
phép chiết ở nhiệt độ gần với nhiệt độ sôi của dung môi còn Soxhlet thực ra gần với
phương pháp ngâm lạnh hơn.
Túi đựng bột dược liệu của kỹ thuật Kumagawa gần nguồn nhiệt hơn.
Chiết hồi lưu với quy mô nhỏ.
Dụng cụ gồm 3 phần chính.
- Bình cầu đun có điều nhiệt.
- Thân Soxhlet.
- Bộ sinh hàn.
Dịch chiết sẽ được thu tại bình cầu đun.
Thời gian chiết 12 – 24 – 36 giờ
102 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây đinh lăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
Các phương pháp chiết khác
Ngoài các kỹ thuật chiết cổ điển như trên, trong thực tế người ta còn dùng các kỹ thuật
hỗ trợ khác để đẩy nhanh quá trình hòa tan như chiết xuất sử dụng siêu âm, chiết xuất
sử dụng vi sóng, chiết dưới áp suất hay sử dụng các dung môi đặc biệt để chiết như
chiết chất lỏng siêu tới hạn (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
38
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Nguyên liệu
- Mẫu cây tươi cả lá, thân, rễ Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms).
- Thân và rễ Đinh lăng dùng để nghiên cứu thành phần hóa học và chiết phân đoạn.
3.1.2. Hóa chất và dung môi
Ngoài một số dung môi hóa chất cơ bản dùng trong phòng thí nghiệm, trong phần thực
nghiệm có sử dụng:
- Hóa chất khảo sát vi học: Dung dịch javel 50 %, dung dịch acid acetic 1 %, dung
dịch iod 0,1 % (son phèn), dung dịch carmin 1 %, nước cất.
- Dung môi chiết xuất: EtOH 96 %, MeOH.
- Dung môi dùng trong lắc phân bố, sắc ký lớp mỏng: Diethyl ether, ethyl acetat,
n-butanol.
- Dung môi sắc ký lớp mỏng: Chloroform, methanol, n-hexan, n-butanol, diethyl ether,
ethyl acetat, petroleum ether, benzen.
- SKLM dùng bản silica gel F254 Merck tráng sẵn trên nền nhôm.
- Chất chuẩn: Acid oleanoid chuẩn.
- Phát hiện vết chất: Đèn tử ngoại bước sóng 254 nm và 365 nm, thuốc thử vanillin
sulfuric (VS), thuốc thử acid sulfuric 10 %/EtOH.
3.1.3. Trang thiết bị
- Bếp cách thủy.
- Bình sắc ký Tây Ban Nha.
- Cân phân tích OHAUS PAJ 2102.
- Cân phân tích 4 số.
- Đèn UV 254 và 365 nm.
- Điện thoại di động SAMSUNG J7 Prime.
- Kính hiển vi OLYMPUS CX22.
- Máy cô quay Shendi RE-52CS-1.
- Máy khuấy EMCLAB OS20-Pro.
- Tủ lạnh SANYO.
39
- Tủ sấy DRYING OVEN.
- Các dụng cụ thông dụng khác trong phòng thí nghiệm.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thu hái xử lý và bảo quản Đinh lăng
3.2.1.1. Thu hái
Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) được thu hái ngày 11/11/2016 tại Tri
Tôn - An Giang, dược liệu thu hái về được PGS.TS. Trần Công Luận định danh và
so sánh với các tài liệu tham khảo xác định được là đúng loài Đinh lăng (Polyscias
fruticosa (L.) Harms) (Đỗ Tất Lợi, 2004; Võ Văn Chi, 2012).
3.2.1.2. Xử lý và bảo quản
Để khảo sát cây khô thì rễ tươi và thân tươi sau khi thu hái được làm sạch và phơi khô
ở nhiệt độ phòng hoặc sấy trong tủ sấy ở 60 - 80 oC, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh
nắng mặt trời gay gắt vì tia tử ngoại (UV) có trong ánh sáng mặt trời có thể kích thích
phản ứng hóa học, tạo nên các hợp chất giả tạo. Tiến hành xay thành bột dược liệu để
sử dụng cho nghiên cứu (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007; ĐH Y Dược TPHCM, 2014).
Để khảo sát cây tươi (khảo sát về đặc điểm vi học), Đinh lăng sau khi được thu hái,
làm sạch thì đem đi khảo sát ngay, tránh để trong thời gian lâu vì sẽ làm mất các tế bào
hay các tế bào sẽ không còn nguyên vẹn,.. chọn mẫu phải chính xác, có tính đại diện,
không quá già không quá non (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007; ĐH Y Dược TPHCM,
2014).
Lưu trữ mẫu: Mẫu được lưu trữ tại Bộ môn dược liệu, Trường Đại Học Tây Đô.
3.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm vi học
3.2.2.1. Khảo sát hình thái
Quan sát các đặc điểm hình thái của toàn cây Đinh lăng tươi và mô tả bộ phận dùng
bên ngoài của dược liệu như màu sắc, kích thước, hình dáng,(ĐH Y Dược TPHCM,
2014, Phạm Hoàng Hộ, 2003).
3.2.2.2. Khảo sát vi phẫu
Chọn mẫu có tính đại diện, không quá già cũng không quá non. Để quan sát cấu tạo
bên trong của những cơ quan thực vật thì nó được thực hiện bằng phương pháp cắt lát
mỏng bằng tay và nhuộm hai màu với các cơ quan cắt ra thành từng khoanh (vi phẫu)
trước khi quan sát. Nếu mẫu cắt là lá thì thường lấy đoạn 1/3 gân giữa kể từ nơi tiếp
giáp với cuống và một phần cuống lá ở hai bên. Nếu là thân thì thường cắt ở lóng. Nếu
là rễ thì cắt ở phần rễ non (ĐH Y Dược TPHCM, 2014; Trương Thị Đẹp, 2014).
40
Có 2 loại phẫu thức được sử dụng:
Phẫu thức ngang: Lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục mẫu cắt.
Phẫu thức dọc: Lát cắt nằm trong mặt phẳng song song với trục mẫu cắt, thường sử
dụng cho thân và rễ để quan sát các ống tiết hay ống nhựa mủ.
Nhuộm mẫu bằng cách nhuộm kép son phèn lục iod:
- Ngâm lát cắt vào dung dịch javel cho đến khi thấy lát cắt trắng, sau đó rửa lại
bằng nước cất nhiều lần.
- Tiếp theo ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic trong vài phút để loại bỏ hết
javel. Rửa lại bằng nước cất.
- Ngâm lát cắt vào dung dịch son phèn lục iod cho đến khi lát cắt bắt được màu.
Rửa lại nhiều lần bằng nước cất cho đến hết màu.
- Vi phẫu sau khi nhuộm xong thì được ngâm trong nước cất.
Quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 4X, 10X, 40X và được ghi nhận lại bằng các
thiết bị điện tử như máy ảnh, điện thoại di động, (ĐH Y Dược TPHCM, 2014;
Trương Thị Đẹp, 2014).
3.2.2.3. Khảo sát bột Dược liệu
Lấy bộ phận lá, thân, rễ dược liệu Đinh lăng khảo sát (cũng là mẫu dùng cắt vi phẫu)
cắt nhỏ, phơi sấy ở nhiệt độ 60 oC (hoặc phơi trong bóng râm) đến khô, xay bột mịn,
rây qua rây cỡ 32 (rây mịn). Phần còn lại trên rây được đem đi sấy, xay và rây.
Bột dược liệu được quan sát bằng cách: Lấy một lượng nhỏ bột dược liệu khoảng bằng
đầu tăm cho lên một phiến kính (lame) rồi nhỏ 1 - 2 giọt nước sau đó khuấy kỹ sau đó
đậy lamelle lại và cuối cùng là soi kính hiển vi bắt đầu bằng vật kính 10X, sau đó với
vật kính 40X.
Trước khi soi kính hiển vi phải quan sát bằng cảm quan để có thêm yếu tố kiểm
nghiệm.
Các cấu tử tìm thấy được chụp lại bằng điện thoại trực tiếp qua thị kính (ĐH Y Dược
TPHCM, 2014).
3.2.3. Thử tinh khiết
3.2.3.1. Xác định độ ẩm
Phương pháp: Dùng cân phân tích OHAUS PAJ 2102 để tiến hành xác định độ ẩm của
dược liệu.
Độ ẩm dược liệu không quá 13,0 %, tiến hành theo phụ lục 9.6 của DĐVN IV (2009).
41
Cách thực hiện bằng cách trải mỏng khoảng 1,5 g dược liệu đã được nghiền mịn lên
dĩa cân và tiến hành xác định độ ẩm theo hướng dẫn sử dụng cân phân tích OHAUS
PAJ 2102.
3.2.3.2. Xác định tro toàn phần
- Không quá 8,0 %.
- Cách tiến hành: Cân khoảng 2 g dược liệu tiến hành theo phụ lục 9.8, phương
pháp của DĐVN IV (2009).
3.2.3.3. Xác định chất chiết được trong dược liệu
- Không được ít hơn 5,0 %. Theo phụ lục 12.10 DĐVN IV.
- Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu cho vào bình nón. Thêm khoảng 50 ml
nước cất, đậy kín, cân lại khối lượng, sau đó để yên trong 1 giờ. Đun sôi nhẹ dưới
hồi lưu 1 giờ, để nguội, lấy bình ra cân lại khối lượng, dùng nước bổ sung lại
khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc thô vào bình lấy khoảng 25 ml vào cốc
thủy tinh đã được bì khối lượng cốc. Cô cách thủy đến cắn khô cắn thu được
đem sấy ở 105 oC trong 3 giờ lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút. Cân
nhanh để xác định khối lượng và tính phần trăm chất chiết được.
X % =
b x 20,000
a x (100 − h)
%
Trong đó:
b: Khối lượng cắn (g).
a: Khối lượng dược liệu cân (g).
h: Độ ẩm (%).
Tất cả các chỉ tiêu thử tinh khiết nói trên đều được lấy kết quả là giá trị trung bình
của 3 lần thử độc lập.
3.2.4. Nghiên cứu về hóa học
3.2.4.1. Định tính
Theo Dược Điển Việt Nam IV (2009).
❖ Bột dược liệu Đinh lăng
Phản ứng tạo bọt và màu
Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước cất, lắc mạnh trong 1 phút, sẽ thấy bọt
bền trong 10 phút.
Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90 % (TT), ngâm trong 3 giờ, lắc, lọc. Lấy
dịch lọc làm các phản ứng sau:
- Lấy 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ, thêm 0,5 ml anhydrid acetic (TT), thêm từ từ
0,5 ml acid sulfuric (TT), tại lớp phân cách giữa hai dung dịch xuất hiện vòng màu đỏ.
42
- Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml (TT) Fehling, sau đó đun sôi hiện tủa đỏ gạch.
Lấy một ít bột dược liệu đặt trên khay sứ, nhỏ thêm 1 giọt dung dịch Lugol (TT)
bột chuyển sang màu xanh đen (Dược điển Việt Nam IV, 2009).
❖ Cao Đinh lăng
Phản ứng tạo bọt và màu
Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước cất, lắc mạnh trong 1 phút, sẽ thấy bọt
bền trong 10 phút.
Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90 % (TT), ngâm trong 3 giờ, lắc, lọc. Lấy
dịch lọc làm các phản ứng sau:
- Lấy 1 ml dịch lọc vào ống nghiệm nhỏ, thêm 0,5 ml anhydrid acetic (TT), thêm từ
từ 0,5 ml acid sulfuric (TT), tại lớp phân cách giữa hai dung dịch xuất hiện vòng màu
đỏ phía trên có màu xanh.
- Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml (TT) fehling, sau đó đun sôi hiện tủa đỏ gạch
(Dược điển Việt Nam IV, 2009).
Phương pháp Sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4):
Bản mỏng: Silica gel 60 F254 Merck.
Dung môi khai triển: n-butanol - acid acetic - nước (4 : 1 : 5, lớp trên).
Mẫu thử: Cao toàn phần của dược liệu và các cao phân đoạn.
Phát hiện: UV 254 nm; UV 365 nm; phun thuốc thử acid sulfuric 10 % trong ethanol
(TT), sấy bản mỏng ở 105 oC cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường.
Dung môi khai triển: Chloroform - methanol - nước (65 : 35 : 10; lớp dưới).
Mẫu thử: Cao toàn phần của dược liệu và các cao phân đoạn.
Phát hiện: UV 254 nm; UV 365 nm; phun thuốc thử vanilin sulfuric (TT) và (TT) acid
sulfuric 10% trong ethanol, sấy bản mỏng ở 105 oC cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát
dưới ánh sáng thường (Dược điển Việt Nam IV, 2009).
Chấm sắc ký với chất chuẩn Acid oleanolic.
Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat (7 : 3).
Mẫu thử: Cao toàn phần của dược liệu, các cao phân đoạn và chất chuẩn acid
oleanolic.
43
Phát hiện: UV 254 nm; UV 365 nm; phun thuốc thử acid sulfuric 10 % trong ethanol
(TT), sấy bản mỏng ở 100 oC cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường
(Dược điển Việt Nam IV, 2009).
3.2.4.2. Định tính sơ bộ các nhóm chính trong thân và rễ Đinh lăng
Nguyên tắc: Chiết tách nguyên liệu thành các phân đoạn theo độ phân cực tăng dần với
các dung môi: Ether ethylic, ethanol và nước. Thực hiện trên 20 g dược liệu, chiết
phân đoạn thu được 50 ml dịch chiết ether ethylic, 50 ml dịch chiết ethanol, 50 ml dịch
chiết nước. Xác định các nhóm chất trong từng dịch chiết bằng các phản ứng hóa học
đặc trưng (ĐH Y Dược TPHCM, 2014).
44
Hình 3.1. Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết
Ether ethylic
Mẫu thử
Dịch chiết ether
Dịch chiết cồn thủy phân
Dịch chiết cồn Bã Dược liệu
Bã Dược liệu
Dịch chiết nước thủy phân
Dịch chiết nước Bã Dược liệu
HCl 10 % / Cách thủy
Chiết lại bằng ether
HCl 10 % / Cách thủy
Chiết lại bằng ether
Nước / cách thủy
Ethanol / hồi lưu
45
Hình 3.2. Sơ đồ phân tích các chất trong dịch chiết ether.
Nhỏ lên giấy
mỏng.
Bay hơi ether
Có vết
trong mờ
Dịch
chiết
ether
Bốc hơi đến cắn. Hòa
tan trong cồn. Làm
phản ứng cyanidin
Triterpenoid
Chất béo
Tinh dầu
Carotenoid
Alkaloid
Flavonoid
Coumarin
Anthraquinon
Bốc hơi trên chén sứ
đến cắn
Bốc hơi trên chén sứ
đến cắn. Làm phản
ứng Liebermann-
Burchard
Bốc hơi đến cắn, hòa
cắn trong nước acid.
Phản ứng với thuốc thử
chung alkaloid
Bốc hơi trên chén sứ
đến cắn. Cho tác dụng
với kiềm, soi trong
UV
Phản ứng
Bortrager
Bốc hơi trên chén sứ.
Có mùi thơm, thêm
vài giọt cồn, bốc hơi
hết cồn
Có màu
đỏ
Dung dịch
kiềm có màu
đỏ
Tăng cường độ phát
quang khi soi UV
Có tủa
Lớp phân cách có màu đỏ
nâu – tím và vòng màu
lục hay tím khuếch tán
lên
Cắn có mùi
thơm
Acid sulfuric đặc
Màu lục – xanh dương
đậm
Thuốc thử Carr-Price
Màu xanh chuyễn sang
đỏ
46
Hình 3.3. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết cồn.
Có bọt khí
bay lên
Phản ứng với thuốc thử
chung alkaloid
Thêm một ít tinh
thể Na2CO3
Dịch
chiết
cồn
Bốc hơi đến cắn. Cho
tác dụng với kiềm,
soi trong UV365
Bốc hơi đến cắn. Phản
ứng với TT Raymond-
Marthoud và
Xanthydrol
Làm phản ứng
cyanidin
Đun cách thủy
10 phút với
HCl 10 %
Thêm vài giọt
HCl 10 % và
KOH 10 %
Phản ứng với dung
dịch FeCl3 và dung
dịch gelatin muối
Bốc hơi tới
cắn. Hòa trong
nước, lắc mạnh
Phản ứng
với thuốc
thử Fehling
Có tủa
Tăng cường
độ phát
quang
Tím với thuốc thử
Raymond-
Marthoud, đỏ với
xanthydrol
Có màu
đỏ
Có màu
đỏ
Đỏ với dung dịch
acid. Xanh với
dung dịch kiềm
Xanh rêu-xanh đen
với FeCl3 tủa bông
với gelatin muối
Có bọt
bền trên
15 phút
Có tủa
đỏ gạch
Alkaloid
Coumarin
Glycosid tim
Flavonoid-¥-
pyron
Flav.Proantho
cyanin
Flav.anthocya
nin
Tanin
Saponin
Hợp chất khử
Acid hữu cơ
47
Hình 3.4. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết cồn thủy phân.
Dịch
chiết
cồn
Dịch
chiết
ether
Bốc hơi tới
cắn. Làm
phản ứng
Liebermann-
Burchard
Bốc hơi tới cắn.
Nhỏ dung dịch
kiềm 10 % soi
trong UV365
Phản ứng
Borntrager
Bốc hơi tới cắn,
làm phản ứng
với thuốc thử
Raymond-
Marthound
Phản ứng
cyanidin
Có màu đỏ nâu-
tím.Màu xanh lục
hay màu tím
khuếch tán lên từ
lớp phân cách
Tăng cường
độ phát
quang trong
UV
Có
màu đỏ
Tím với
thuốc thử
Raymond-
Marthound
Có màu
đỏ
Flav-¥-pyron
Glycosid tím
Anthraquinon
Coumarin
Triterpenoid
48
Hình 3.5. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trực tiếp từ dịch chiết nước.
Alkaloid
Glycosid
tim
Flavonoid
-¥-pyron
Flav.Proa
nthocyani
din
Fla.Antho
cyanidin
Tanin
Saponin
Acid hữu
cơ
Hợp chất
khử
Polyuronid
Làm phản ứng với TT
chung alkaloid
Dịch
chiết
nước
Bốc hơi tới cắn. Làm
phản ứng với TT
Raymond-Marthound
và xanhthydrol
Bốc hơi tới cắn,
hòa lại trong cồn 25
%.Làm phản ứng
cyanidin
Đun cách
thủy 10 phút
với HCl 10%
Thêm vài giọt
HCl 10 % và
KOH 10 %
Phản ứng với
dung dịch FeCl3
và gelatin-muối
Thêm một ít
tinh thể
Na2CO3
Bốc hơi tới cắn, hòa
trong cồn 25 %. Pha
loãng với nước, lắc
mạnh
Làm phản ứng với
thuốc thử Fehling
Pha loãng trong 5
% thể tích cồn 95
% hay aceton
Có
tủa
Tím với
Raymond-
Marthound đỏ
mận với
xanhthydrol
Có màu
đỏ
Có màu
đỏ
Đỏ trong môi
trường acid,
xanh trong
kiềm
Xanh rêu-xanh đen
với FeCl3, tủa bông
trắng ngà với
gelatin-muối
Có bọt bền
trong 15
phút
Có bọt khí
bay lên
Có tủa
đỏ gạch
Có tủa
bông trắng
49
Hình 3.6. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết nước thủy phân.
3.2.4.3. Chiết xuất và tách phân đoạn
Quy trình chiết xuất phân đoạn rễ Đinh lăng
Dược liệu được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi ethanol 96 %.
dược liệu sau khi được phơi sấy và xay nhỏ, đem đi làm ẩm bằng ethanol 96 % trong
khoảng 2 - 4 giờ. Sau đó dược liệu được cho vào bình ngấm kiệt và cho dung môi chiết
ethanol 96 % vào bình ngấm kiệt cách mặt dược liệu từ 2 - 3 cm. Dược liệu được ngăn
lại bằng giấy lọc để không để dược liệu nổi trên bề mặt. Bình ngấm kiệt được ngấm
kiệt trong vòng 12 - 24 giờ. Dịch chiết được rút với tốc độ 5 ml/phút, chiết kiệt đến khi
dịch chiết không còn vết trên bản mỏng (kiểm tra sắc ký lớp mỏng với thuốc thử
H2SO4/EtOH 20 %) hoặc được kiểm tra bằng cách nhỏ vài giọt dịch chiết từ bình ngấm
kiệt lên lame rồi để cho khô tự nhiên, nếu không còn vết trên lame thì tức là dịch chiết
đã được chiết kiệt.
Gộp tất cả dịch chiết từ bình ngấm kiệt lại, trộn đều, cô thu hồi dung môi bằng máy cô
quay trong điều kiện áp suất giảm ở nhiệt độ khoảng 60 oC để đuổi hết ethanol ta thu
được cao toàn phần.
Cao được bảo quản trong chai kín, dán nhãn cụ thể.
Bốc hơi tới
cắn, làm phản
ứng
Liebermann
Triterpenoid
Anthraquinon
Glycosid tim
Flavonoid.¥ -
pyron
Dịch
chiết
nước
Dịch
chiết
ether Phản ứng
Borntrager
Bốc hơi tới cắn,
làm phản ứng
Raymond-
Marthoud
Phản ứng
cyanidin
Có màu đỏ nâu –
tím. Màu xanh lục
hay tím khuếch
tán từ lên từ lớp
phân cách
Có
màu đỏ
Có màu
tím
Có màu
đỏ
50
- Dụng cụ chiết xuất: Gồm bình ngấm kiệt hình trụ đứng, dưới đáy bình là một van
khóa để điều chỉnh vận tốc của dung dịch chảy ra; một bình chứa đặt bên dưới để
hứng dung dịch chiết.
- Thực hành: Bột rễ Đinh lăng và thân Đinh lăng được xay thô và được rây qua lỗ
rây 3 mm. Mẫu dược liệu không nên to hơn 3 mm vì sẽ khó chiết kiệt được dược
liệu, mẫu dược liệu cũng không được xay quá mịn hoặc mẫu có tính nhầy nhựa
hoặc có thể trương nở sẽ cản trở dòng chảy có thể gây ra hiện tượng nghẹt (tắt)
van của bình ngấm kiệt. Đáy của bình ngấm kiệt được lót bằng bông và một tấm
lưới. Bột rễ và thân được đặt vào bình, lên trên lớp lưới, lên gần đầy bình. Đậy bề
mặt lớp bột bằng một tờ giấy lọc và chặn lên trên bằng những viên bi thủy tinh để
cho dung môi không làm xáo trộn bề mặt lớp bột. Từ từ rót dung môi cần thiết vào
bình cho đến khi dung môi phủ xấp xấp trên lớp mặt cách bề mặt dược liệu khoảng
2 - 3 cm. Có thể sử dụng dung môi nóng hoặc nguội.
Để yên sau một thời gian, thường là 12 - 24 giờ, mở van bình ngấm kiệt cho dung dịch
chiết chảy ra từng giọt thu được dịch chiết từ bình ngấm kiệt cô dịch chiết thu
được cao toàn phần của Dược liệu (ĐH Y Dược TPHCM, 2014; Nguyễn Kim Phi
Phụng, 2007).
Phân tách cao toàn phần thành các phân đoạn bằng kỹ thuật lỏng - lỏng
Cao toàn phần được hòa tan trong một lượng nước tối thiểu, sau đó lắc phần dịch này
lần lượt với các dung môi sau: Diethyl ether, ethyl acetat, n-butanol. Các phân đoạn
thu được đem cô dưới áp suất giảm tới cao đặc bằng máy cô quay thu hồi dung môi.
51
Hình 3.7. Sơ đồ tách chiết phân đoạn
Bột dược liệu
Dịch chiết cồn
Cao cồn
Dịch nước
Dịch diethyl ether
Cao diethyl ether
Dịch nước
Dịch ethyl acetat
Cao ethyl acetat
Dịch nước
Dịch n-butanol
Cao n-butanol
Dịch nước
Cao nước
Bã dược liệu
Chiết ngấm kiệt với EtOH 96 %
Cô quay
Hòa với nước
Lắc với diethyl ether
Lắc với ethyl acetat Cô quay
Cô cách thủy
Lắc với n-butanol Cô quay
Cô quay
52
3.2.4.4. Thăm dò hệ sắc ký các cao phân đoạn
Sắc ký lớp mỏng cao Diethyl ether
Tiến hành : Sắc ký lớp mỏng trên cao diethyl ether với các hệ dung môi:
S1= N-hexan - ethyl acetat (4 : 1). S2= Petroleum ether – diethyl ether (2 : 1).
S3= Benzen - chloroform (10 : 1).
Sắc ký lớp mỏng cao Ethyl acetat
Tiến hành: Sắc ký lớp mỏng trên cao ethyl acetat với các hệ dung môi:
S1= Chloroform – methanol (95 : 5). S2= N-hexan – ethyl acetat (1 : 1).
S3= Petroleum ether - diethyl ether (3 : 7).
Sắc ký lớp mỏng cao n-butanol
Tiến hành: Sắc ký lớp mỏng trên cao n-butanol với các hệ dung môi:
S1= Chloroform – methanol (9 : 1). S2= Chloroform (100 %).
S3= Chloroform – methanol (8 : 2).
53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC VẬT HỌC
4.1.1. Đặc điểm hình thái
Tiến hành theo mục 3.2.2.1. thì thu được một số kết quả như sau:
Hình 4.1. Toàn cây và lá Đinh lăng
54
Hình 4.2. Hình thái bên ngoài của lá Đinh lăng
Cây nhỏ dạng bụi, cao từ 0,5 - 2 m. Thân nhẵn màu vàng nâu, ít phân nhánh. Lá màu
xanh lục sáng, gân lá màu vàng nhạt, cuống lá màu nâu sáng. Lá kép mọc so le (bề
rộng của lá 1,2 cm, bề dài của lá khoảng 3,8 cm) có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim,
mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống, cuống lá dài
phát triển to thành bẹ lá. Lá có mùi thơm nhẹ khi vò nát. Lá Đinh lăng được mô tả phù
hợp với mô tả của Võ Văn Chi (2012).
55
‘
Hình 4.3. Cụm hoa Đinh lăng
56
Cụm hoa mọc ở ngọn thành hình chùy ngắn mang nhiều tán; hoa rất dễ rụng; hoa nhỏ,
màu lục nhạt hoặc trắng xám, mép uốn lượn; tràng 5 cánh trái xoan; nhị 5, chỉ nhị
ngắn; quả màu nâu đen (dài khoảng 1 cm). Chiều dài của hoa chưa nở khoảng 0,6 cm,
chiều ngang khoảng 0,3 cm. Cụm hoa chưa nở có màu xanh nhạt kèm nâu. Các hoa
đơn lẻ cụm lại thành cụm hoa tròn đều. Các mô tả phù hợp với mô tả của Phạm Hoàng
Hộ (2003).
Hình 4.4. Hình thái bên ngoài hoa Đinh lăng
57
Hình 4.5. Hình toàn cây và thân Đinh lăng
Hình 4.6. Hình đường kính thân Đinh lăng
Thân Đinh lăng màu vàng nhạt hay nâu rất nhạt, da sần sùi, kích thước của thân tùy
thuộc vào số năm mà cây được trồng. Thân cây trồng khoảng được 3 năm có đường
kính thân khoảng 1 cm, chiều dài thân cây khoảng 0,5 - 1 m. Tùy vào vị trí thân cây
mà có kích thước khác nhau. Thân cây ở gần gốc cây (rễ) có bán kính lớn hơn so với
các thân cây ở gần ngọn Mô tả thân Đinh lăng phù hợp với mô tả của Phạm Hoàng
Hộ (2003).
58
Hình 4.7. Hình hình thái bên ngoài rễ Đinh lăng
59
Hình 4.8. Hình thái bên ngoài rễ chính và rễ con Đinh lăng
Rễ cong queo có màu vàng nhạt, vàng hay mà nâu nhạt, thường được thái thành các lát
mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc,
nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con. Rễ khoảng 3 năm tuổi có đường
kính rễ chính khoảng 8 cm, các rễ con có đường kính khoảng 3 - 4 cm Mô tả hình
thái rễ Đinh lăng tại Tri Tôn - An Giang phù hợp với hình thái mô tả của Phạm Hoàng
Hộ (2003) và DĐVN (2009).
Nhận xét:
- Mẫu Đinh lăng trồng tại An Giang về mặt thực vật học tương tự với miêu tả
trong Dược điển Việt Nam IV.
- Đường kính và chiều dài của rễ Đinh lăng thì tương đối đồng đều với đường kính
và chiều dài của Đinh lăng được mô tả trong Dược điển Việt Nam IV.
4.1.2. Đặc điểm vi phẫu
Theo mục 3.2.2.2. khảo sát các đặc điểm về vi phẫu của các bộ phận cây Đinh lăng.
Vi phẫu lá Đinh lăng
Gân giữa: Lồi ở 2 mặt. Biểu bì tế bào hình chữ nhật không đều, kích thước gần tương
đương ở 2 biểu bì trên và dưới, cutin mỏng. Mô dày góc 2 - 3 lớp tế bào đa giác kích
thước đều nhau. Mô mềm đạo nhiều lớp tế bào đa giác tròn hoặc gần tròn, kích thước
không đều. Bó dẫn xếp hình cung với gỗ ở trên libe ở dưới. Libe xếp thành cụm nhỏ.
Mạch gỗ xếp thành dãy 3 - 5 mạch xen kẽ mô mềm gỗ vách cellulose. Túi tiết ly bào
kích thước khác nhau nhiều trong vùng mô mềm đạo.
Phiến lá: Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước lớn hơn biểu bì dưới,
cutin mỏng, lỗ khí ở biểu bì dưới. Mô mềm khuyết 6 - 7 lớp tế bào đa giác tròn, kích
thước không đều, chứa lục lạp. Bó dẫn phụ rải rác gỗ ở trên, libe ở dưới.
60
Hình 4.9. Vi phẫu lá Đinh lăng vật kính 10X
Tế bào khí khổng dị bào
Vách tế bào
Cutin lồi
Túi tiết
Tinh thể calci oxalat
Hình 4.10. Vi phẫu lá Đinh lăng vật kính 40X
Tinh thể calci oxalat
Biểu bì trên
Mô dày
Mô mềm đạo
Gỗ
Libe
Mô mềm tủy
Túi tiết
Mô dày góc
Biểu bì dưới
61
Vi phẫu cuống lá
Vi phẫu tiết diện gần tròn một đầu bằng. Lớp biểu bì hơi dợn sóng, tế bào hình chữ
nhật, kích thước lớn hơn tế bào mô dày, đều. Mô dày 2-4 lớp tế bào đa giác gần tròn,
kích thước không đều. Mô mềm vỏ đạo nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước lớn hơn tế
bào mô dày, không đều, xếp lộn xộn. Nhiều bó libe gỗ xếp thành vòng không liên tục,
libe ở ngoài gỗ ở trong. Gỗ và libe có cấu tạo cấp 2. Libe xếp thành từng cụm nhiều
lớp tế bào đa giác, kích thước không đều, xếp thành dãy xuyên tâm; mô mềm gỗ tế bào
đa giác xếp thành dãy. Mô mềm tủy đạo tế bào hình đa giác hoặc đa giác gần tròn,
kích thước không đều, 2-4 lớp tế bào dưới gỗ vách tẩm chất gỗ mỏng.
Hình 4.11. Vi phẫu cuống lá Đinh lăng vật kính 10X
Mô dày
Tinh thể calci oxalat
Libe
Gỗ 1
Gỗ 2
Mô mềm tủy
Biểu bì
Mô mềm vỏ
62
Hình 4.12. Vi phẫu cuống lá Đinh lăng vật kính 40X
Nhận xét: Mô tả đặc điểm vi phẫu của cuống lá Đinh lăng có những đặc điểm về mô
dày gốc, mô gỗ, mô libe, tế bào biểu bì, mô mềm tủy, tinh thể calxi oxalat, giống
với những mô tả về cấu tạo các mô, vị trí sắp xếp,cấu tạo cấp 2 của ngành Ngọc lan
(Trương Thị Đẹp, 2014).
Vi phẫu thân Đinh lăng
Vi phẫu tiết diện tròn. Các mô gồm: Biểu bì hóa mô cứng bên ngoài bần, bị bong ra ở
lỗ vỏ. Bần nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, vách mỏng uốn lượn,
xếp xuyên tâm. Mô dày góc nhiều lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều. Mô
mềm vỏ đạo nhiều lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục kích thước không đều, một số
tế bào vách uốn lượn. Libe tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành cụm dẹt, kích
thước không đều, vách hơi uốn lượn. Gỗ liên tục, dày gấp 3-4 lần libe; mạch gỗ hình
đa giác, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế
bào đa giác, kích thước nhỏ. Tia tủy hẹp 1-4 dãy tế bào hình chữ nhật có tinh bột rất
nhiều. Mô mềm tủy đạo tế bào đa giác kích thước không đều. Tinh thể calci oxalat
hình cầu gai rải rác trong mô mềm vỏ. Đặc điểm vi phẫu cho thấy đối tượng nghiên
cứu ở An Giang có những đặc điểm về vi phẫu của thân giống với những miêu tả các
tế bào của Dược điển Việt Nam IV (2009) và mô tả của Phạm Hoàng Hộ (2003).
Tế bào biểu bì
Mô dày góc
Gỗ 1
Gỗ 2
Mô mềm tủy
63
Hình 4.13. Vi phẫu thân Đinh lăng vật kính 10X
Vi phẫu rễ Đinh lăng
Vi phẫu tiết diện gần tròn. Các mô gồm: Bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách
mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc rất nhiều. Mô mềm vỏ nhiều lớp tế bào đa
giác, kích thước khác nhau, vách uốn lượn. Libe gỗ: Libe tế bào đa giác vách uốn lượn
dày mỏng xen kẽ nhau thành tầng. Gỗ chiếm tâm không liên tục; mạch gỗ tế bào đa
giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế
bào đa giác, vách cellulose. Gỗ thường chiếm phần lớn diện tích của vi phẫu, rễ càng
già thì phần gỗ càng nhiều. Tia tủy 1-4 dãy tế bào hình chữ nhật. Tinh thể calci oxalat
hình cầu gai nhiều trong mô mềm vỏ.
Bần
Biểu bì
Mô dày
Tinh thể calci oxalat
Mô mềm vỏ
Libe
Gỗ 1
Gỗ 2
64
Hình 4.14. Hình vi phẫu rễ Đinh lăng vật kính 10X
Toàn thân Đinh lăng
Vùng gỗ
Bần
Mô mềm vỏ
Tia tủy
Libe 1
Libe 2
Gỗ
65
Túi tiết ly bào
Tia gỗ
Lông hút
Lớp bần
Hình 4.15. Vi phẫu rễ Đinh lăng vật kính 40X
Nhận xét: Những mô tả về đặc điểm của các mô, các tế bào, lông hút, kích thước túi
tiết,..giống với những mô tả của Dược Điển Việt Nam IV (2009).
4.1.3. Đặc điểm bột Dược liệu
Soi bột lá Đinh lăng
Tiến hành theo mục 3.2.2.3. trên bột lá Đinh lăng thu được kết quả như sau: Bột lá
Đinh lăng màu xanh, tơi khô, có mùi thơm nhẹ, có vị ngọt, hơi hăng.
Soi dưới kính hiển vi thấy:
66
- Nhiều hạt tinh bột hình chuông, hình đa giác, đường kính từ 10 - 20 µm nằm
riêng lẻ, hạt tinh bột kép 2, 3, 4 hay tụ tập thành khối.
- Tinh thể calcioxalat hình khối, hình sao.
- Lông che chở đơn bào, đa bào.
- Mảnh mô mềm.
- Mảnh mạch mạng.
- Mạch vạch.
- Mạch xoắn.
Lông đơn bào
Tinh thể calci oxalat
hình cầu gai
Sợi kèm tinh thể
Hạt tinh bột hình chuông
Tinh thể calci oxalat
hình khối
Mạch mạng
Hình 4.16. Bột lá Đinh lăng soi vi phẫu
67
Mạch điểm
Khối nhựa mang màu
Mảnh mô mềm
Hình 4.17. Soi bột lá Đinh lăng vật kính 40X
Soi bột thân Đinh lăng
Tiến hành theo mục 3.2.2.3. trên bột thân Đinh lăng thu được kết quả như sau: Bột
thân Đinh lăng màu vàng nhạt, tơi khô, có mùi thơm nhẹ, có vị ngọt.
.
Hình 4.18. Bột thân Đinh lăng soi bột
Soi dưới kính hiển vi thấy:
- Tinh thể calcioxalat hình khối.
- Lông che chở đơn bào, đa bào.
- Mảnh mô mềm.
- Mảnh mạch mạng.
- Mạch vạch.
- Mạch xoắn.
- Mạch điểm.
- Khối tinh bột.
68
Tinh thể calci oxalat
Khối nhựa mang màu
Mảnh mô mềm
Mạch mạng
Mạch xoắn
Lông đa bào
Mạch điểm
Lông đơn bào
Khối tinh bột
Hình 4.19. Soi bột thân Đinh lăng vật kính 40X
Soi bột rễ Đinh lăng
Tiến hành theo mục 3.2.2.3. trên bột rễ Đinh lăng thu được kết quả như sau: Bột rễ
Đinh lăng màu vàng nhạt, tơi khô, có mùi thơm nhẹ, có vị ngọt.
Hình 4.20. Bột rễ Đinh lăng
69
Mạch mạng
Mạch xoắn
Mạch điểm
Sợi kèm tinh thể
Mảnh mô mềm
Hạt tinh bột
Bó sợi
Sợi mô cứng
Mạch vạch
Hình 4.21. Soi bột rễ Đinh lăng vật kính 40X
Soi dưới kính hiển vi thấy:
- Tinh thể calci oxalat hình khối.
- Lông che chở đơn bào, đa bào.
- Mảnh mô mềm.
- Mảnh mạch mạng.
- Mạch vạch.
- Mạch xoắn.
- Mạch điểm.
70
- Khối tinh bột.
- Sợi kèm tinh thể.
- Bó sợi.
- Sợi mô cứng.
Nhận xét: Các đặc điểm cấu tử soi bột Đinh lăng cho thấy giống với những mô tả
của Dược Điển Việt Nam IV (2009).
4.2. THỬ TINH KHIẾT
4.2.1. Độ ẩm
❖ Độ ẩm bột dược liệu
Theo mục 3.2.3.1. Kết quả cho thấy bột dược liệu Đinh lăng có độ ẩm đạt theo tiêu
chuẩn của Dược điển Việt Nam IV (≤ 13,0 %).
Bảng 4.1. Độ ẩm bột dược liệu Đinh lăng
Dược liệu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Thân Đinh lăng 5,0 % 5,8 % 6,2 % 5,7 %
Rễ Đinh lăng 5,2 % 6,4 % 7,9 % 6,5 %
Nhận xét: Độ ẩm dược liệu đạt với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (2009) chuyên
luận Đinh lăng. Độ ẩm của thân và rễ chênh lệch không cao, nằm trong khoảng từ 5,5 -
6,5 %.
❖ Độ ẩm cao Đinh lăng
Theo mục 3.2.3.1. Kết quả cho thấy cao Đinh lăng có độ ẩm đạt theo tiêu chuẩn của
Dược điển Việt Nam IV phụ lục 1.1, độ ẩm cao đặc không được quá 20,0 %.
Bảng 4.2. Độ ẩm cao toàn phần Đinh lăng
Dược liệu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Thân Đinh lăng 3,2 % 3,5 % 6,9 % 4,5 %
Rễ Đinh lăng 0,4 % 0,5 % 0,7 % 0,5 %
Nhận xét: Độ ẩm dược liệu đạt với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV chuyên luận
Đinh lăng.
71
4.2.2. Xác định độ tro
Theo mục số 3.2.3.2. Kết quả cho thấy độ tro đo được đạt tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn
của Dược điển Việt Nam IV (không quá 8,0 %).
Bảng 4.3. Tiêu chuẩn độ tro của Dược liệu
Dược liệu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Thân Đinh lăng 0,7 % 1,1 % 0,9 % 0,9 %
Rễ Đinh lăng 0,4 % 0,7 % 0,3 % 0,5 %
Nhận xét: Tro toàn phần của thân và rễ Đinh lăng nằm trong khoảng 0,5 - 0,9 %.
Dược liệu khô đạt tiêu chuẩn tro toàn phần theo DDVN IV chuyên luận
Đinh lăng.
4.2.3. Xác định chất chiết được trong dược liệu
Bảng 4.4. Chất chiết được trong dược liệu
Dược liệu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
Thân Đinh lăng 17,9 % 16,8 % 18,9 %
17,9 %
Rễ Đinh lăng 21,2 % 21,4 % 18, 8 % 20,5 %
Nhận xét: Chất chiết được trong thân và rễ Đinh lăng nằm trong khoảng 17 - 20 %.
Dược liệu khô đạt tiêu chuẩn chất chiết được theo tiêu chuẩn DĐVN IV
chuyên luận cây Đinh lăng.
4.3. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ TÁCH PHÂN ĐOẠN
4.3.1. Định tính
❖ Định tính trên bột dược liệu
Phản ứng tạo bọt
Nhận xét: Dịch nước Đinh lăng tạo bọt và cột bọt bền sau 10 phút. Trong khoảng thời
gian từ 0 đến 2 phút bọt saponin đạt 0,7 cm, thời gian từ 2 phút đến 5 phút thì bọt
saponin đạt 0,5 cm và sau 10 phút bọt đạt 0,3 cm. Sau thời gian 10 phút bọt vẫn bền
Chứng tỏ dược liệu Đinh lăng có saponin. Đạt theo mô tả của DĐVN IV (2009).
72
Phản ứng tạo màu
Nhận xét: Khi cho từ từ acid sulfuric (TT) vào thành ống nghiệm chứa hỗn hợp dịch
lọc và anhydrid acetic (TT) thì tại lớp phân cách giữa hai dung dịch xuất hiện vòng
màu đỏ Đạt theo tiêu chuẩn của DĐVN IV chuyên luận Đinh lăng.
Và khi cho thuốc thử Fehling vào dịch lọc đun sôi thì xuất hiện tủa đỏ gạch Đạt
theo mô tả của DĐVN IV.
Khi cho thuốc thử Lugol vào bột dược liệu thì không xuất hiện màu xanh đen Đạt
theo mô tả của DĐVN IV.
Nhận xét: Tất cả các phản ứng định tính trên bột dược liệu theo tiêu chuẩn của DĐVN
IV chuyên luận Đinh lăng đều đạt Chứng tỏ Đinh lăng được trồng tại An Giang đạt
theo tiêu chuẩn DĐVN IV.
❖ Định tính trên cao Đinh lăng
Tiến hành theo mục 3.2.4.4. thu được kết quả như sau:
Phản ứng tạo bọt:
Nhận xét: Dịch lọc A tạo bọt và cột bọt bền sau 10 phút. Trong khoảng thời gian từ 0
đến 5 phút bọt saponin đạt 1cm, thời gian từ 5 phút đến 10 phút thì bọt saponin đạt 0,8
cm. Sau thời gian 10 phút bọt vẫn bền Chứng tỏ dược liệu Đinh lăng có saponin.
Đạt theo mô tả của DĐVN IV (2009).
Phản ứng tạo màu:
Nhận xét: Khi cho từ từ acid sulfuric (TT) vào thành ống nghiệm chứa hỗn hợp dịch
chiết chloroform và anhydrid acetic (TT) thì có xuất hiện vòng màu hồng đến tím đậm
giữa 2 lớp dung dịch. Đạt theo mô tả của bản bổ sung DĐVN IV.
Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4):
Bản mỏng: Silica gel 60 F254.
Dung môi khai triển: n-butanol - acid acetic - nước (4 : 1 : 5)
Mẫu thử: Các cao toàn phần và phân đoạn
Phát hiện: UV 254 nm; UV 365 nm; phun thuốc thử acid sulfuric 10 % trong ethanol
(TT), sấy bản mỏng ở 105 oC cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường.
73
Soi đèn UV 254 nm
Soi đèn UV 365 nm
Sau khi nhúng thuốc thử Acid sulfuric 10%
Hình 4.22. Định tính cao rễ bằng hệ n-butanol - acid acetic - nước (4 : 1 : 5)
Nhận xét: Các vết tách rõ nhưng do trong rễ Đinh lăng có nhiều đường nên còn kéo
vệt ở phía dưới bản mỏng. Sau khi nhúng thuốc thử các vết có màu tím nhạt hơi hồng
chứng tỏ các cao phân đoạn có chứa hàm lượng saponin.
Dung môi khai triển: CHCl3 - MeOH - H2O (65 : 35 : 10; lớp dưới)
Mẫu thử: cao toàn phần và các cao phân đoạn.
74
Phát hiện: UV 254 nm; UV 365 nm; phun thuốc thử vanilin sulfuric (TT) và (TT) acid
sulfuric 10% trong ethanol, sấy bản mỏng ở 105 oC cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát
dưới ánh sáng thường.
UV 254 nm
UV 365 nm
Vanilin sulfuric (TT)
Acid sulfuric 10%/ cồn
Hình 4.24. Định tính saponin bằng sắc kí lớp mỏng
Nhận xét: Sau khi nhúng thuốc thử các vết hiện màu tím nhạt. Chứng tỏ trong cao
toàn phần, cao các phân đoạn có saponin, terpenoid hiện diện. Nhưng do trong rễ Đinh
lăng có nhiều đường nên còn kéo vệt ở phía dưới bản mỏng.
Chấm sắc ký với chất chuẩn Acid oleanolic.
Dung môi khai triển: Toluen - ethyl acetat (7 : 3).
75
Mẫu thử: cáo toàn phần, cao phân đoạn và acid chuẩn oleanolic
Phát hiện: UV 254 nm; UV 365 nm; phun thuốc thử acid sulfuric 10 % trong ethanol
(TT), sấy bản mỏng ở 100 oC cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường.
Soi UV 254 nm
Soi UV 365 nm
Sau khi nhúng (TT) Acid sulfuric 10%
Hình 4.23. Định tính cao rễ bằng hệ Toluen - ethyl acetat (7 : 3)
Nhận xét: Sau khi chấm SKLM với acid aloeanolic chuẩn thì phát hiện trong cao tổng
rễ, phân đoạn Et2O, phân đoạn EtOAc đều có hiện diện của acid chuẩn, có khoảng Rf
giống nhau. Nhưng do hàm lượng ít hơn so với chất chuẩn nên các vết không được rõ
nét so với chất chuẩn.
76
Định tính saponin thân Đinh lăng bằng sắc kí lớp mỏng
Dung môi khai triển: CHCl3 - MeOH - H2O (65 : 35 : 10; lớp dưới)
Phát hiện: UV 254 nm; UV 365 nm; phun thuốc thử vanilin sulfuric (TT), sấy bản
mỏng ở 105 oC cho tới khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường.
UV 245 nm
UV 365 nm
vanilin sulfuric
Hình 4.25. Định tính saponin thân Đinh lăng bằng SKLM
Nhận xét: Thân Đinh lăng có chứa saponin như rễ Đinh lăng. Các vết của thân tương
tự như rễ Đinh lăng Chứng tỏ thành phần saponin gần giống nhau.
4.3.2. Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong thân và rễ Đinh lăng
Xác định các nhóm hợp chất sau:
1. Chất béo 6. Coumarin 11. Triterpenoid thủy phân
2. Carotenoid 7. Anthraquion 12. Saponin
3. Tinh dầu 8. Flavonoid 13. Acid hữu cơ
4. Triterpenoid tự do 9. Glycosid tim 14. Chất khử
5. Alkaloid 10. Tanin 15. Hợp chất polyuronid
77
Bảng 4.5. Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong thân và rễ Đinh lăng
Nhóm hợp chất Thuốc thử
Kết quả định tính chung Đinh lăng
Thân Rễ
Chất béo Nhỏ dd lên giấy + +
Carotenoid Carr-price - -
H2SO4 - -
Tinh dầu Bốc hơi tới cắn + ++
Triterpenoid tự do
Liebermann-
Burchard
++ ++
Alkaloid Thuốc thử chung
Alkaloid
+ ++
Coumarin
Phát quang trong
kiềm
++ ++
Antraglycosid KOH 10 % + +
Flavonoid Mg/ HClđđ + +
Glycosid tim TT vòng lacton + +
TT đường 2-
desoxy
+ +
Anthocyanosid HCl/ KOH + +
Pro- anthocyanidin HCl/ to + +
Polyphenol DD FeCl3 + -
Tanin DD gelatin muối + +
Saponin TT Liebermann ++ +++
78
Lắc với dd nước ++++ ++++
Acid hữu cơ Na2CO3 ++ ++
Chất khử TT Fehling ++ ++
Hợp chất Polyuronic
Pha loãng với
cồn 90 %
++ +
Chú thích: (-): Âm tính. (±): Không rõ. (+): Có ít.
(++): Có. (+++): Có nhiều. (++++): Có rất nhiều.
Nhận xét: Sau khi tiến hành định tính sơ bộ các nhóm chất thì thu được các nhóm hợp
chất như: Saponin, flavonoid, alkaloid, tanin, coumarin, chất béo, tinh dầu, các acid hữu
cơ, glycosid tim... Trong đó hợp chất saponin chiếm hàm lượng nhiều nhất. So sánh
thành phần hóa học giữa thân và rễ Đinh lăng cho thấy thành phần hóa học giữa thân
và rễ là như nhau. Song song đó, chúng cũng có sự khác biệt nhưng không đáng kể.
Thành phần hóa học trong khóa luận này khảo sát giống với khảo sát của Dược Điển
Việt Nam IV (2009) và trong các khảo sát trước đó. Như vậy thành phần hóa học của
cây Đinh lăng trồng tại Tri Tôn - An Giang phù hợp với các nghiên cứu trước đó.
4.3.3. Chiết xuất
Tiến hành theo mục 3.2.4.3. thu được kết quả như sau:
Rễ Đinh lăng
(9,3 kg)
Dịch chiết cồn
(137 670 ml)
Cao cồn
(1,75 kg)
Ngấm kiệt với cồn 96 %
Cô quay
79
Hình 4.26. Sơ đồ chiết xuất rễ Đinh lăng
Từ 9,3 kg dược liệu rễ Đinh lăng ban đầu bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 96 %
thu được 137 670 lít dịch chiết (tổng lượng dung môi cồn 96 % là 178 275 ml), cô dịch
chiết dưới áp suất giảm thu được 1750 g cao chiết toàn phần (độ ẩm 0,5 %), quy về
cao khô được 1741 g (hiệu suất chiết được là 18,7 %).
4.3.4. Tách phân đoạn bằng kỹ thuật chiết lỏng – lỏng
Tiến hành theo mục 3.2.4.3. 1,75 kg cao toàn phần được hòa với lượng nước tối thiểu
và được lắc lần lượt với các dung môi: Et2O, EtOAc, n-BuOH. Các phân đoạn thu
được cô dưới áp suất giảm thu được kết quả như sau:
Bảng 4.6. Khối lượng và độ ẩm các cao phân đoạn trong cao rễ
Phân đoạn
Khối lượng
(g)
Hiệu suất
chiết (%)
Độ ẩm cao
(%)
Et2O 300 14,9 13
EtOAc 30 1,7 1,7
n-BuOH 405 22,8 1,65
Nước 800 42,0 8,1
80
Hình 4.27. Sơ đồ tách phân đoạn
4.4. THĂM DÒ HỆ DUNG MÔI
4.4.1. Sắc ký lớp mỏng cao diethyl ether
Theo mục số 3.2.4.4. cao diethyl ether được tiến hành SKLM để chọn ra hệ sắc ký hợp
lý cho việc tiến hành lên cột phân lập các hợp chất. Cao Et2O sau khi được tham khảo
một số tài liệu thì được tiến hành dò trên 3 hệ dung môi:
S1: N-hexan - ethyl acetat (4 : 1) S2: Petroleum ether – diethyl ether ( 2 : 1)
S3: Benzen - chloroform (10 : 1)
Cao rễ TP (1,75 kg)
Dịch nước Cao Et2O (300 g)
Cao EtOAc (30 g) Dịch nước
Cao n-BuOH (405 g) Dịch nước
Cao nước (800 g)
Cô quay
Cô quay
Cô quay
Cô quay
Et2O 79 lít
EtOAc 52 lít
n-BuOH 82 lít
81
UV 254 nm
UV 365 nm
Nhúng thuốc thử
Hình 4.28. Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S1
UV 254 nm
UV 365 nm
(TT) acid sulfuric 10%/cồn
Hình 4.29. Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S2
82
UV 254 nm
UV 365 nm
(TT) acid sulfuric 10%/cồn
Hình 4.30. Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S3
Nhận xét:
Qua 3 hệ dung môi khảo sát thì chọn được hệ dung môi S1= n-hexan - ethyl acetat
(4 : 1) để tiến hành sắc ký cột để phân lập các chất vì khi soi UV 254 nm và UV 365
nm thì bản mỏng hiện 1 vết nằm trong khoảng Rf (0,25 - 0,35), sau khi nhúng thuốc
thử các vết tách đều, không kéo vệt, vết gọn,.. Không chọn hệ S2 và S3 vì bản mỏng
kéo vệt, vết bị kéo, các vết nằm gần nhau, không tách rõ khó tách được các chất.
4.4.2. Sắc ký lớp mỏng cao ethyl acetat
Theo mục số 3.2.4.4. tiến hành SKLM trên cao ethyl acetat để lựa chọn ra hệ sắc ký
thích hợp cho việc tiến hành phân lập hợp chất từ cao. Cao EtOAc sau khi được tham
khảo một số tài liệu thì được tiến hành thăm dò trên 3 hệ dung môi:
S1: Chloroform - methanol (95 : 5) S2: N-hexan - ethyl acetat (1 : 1)
S3: Petroleum ether - diethyl ether (3 : 7)
83
UV 254 nm
UV 365 nm
(TT) acid sulfuric 10%/cồn
Hình 4.31. Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S1
UV 254 nm
UV 365 nm
(TT) acid sulfuric 10%/cồn
Hình 4.32. Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S2
84
UV 254 nm
UV 365 nm
(TT) acid sulfuric 10%/cồn
Hình 4.33. Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S3
Nhận xét:
Qua 3 hệ dung môi khảo sát thì chọn được hệ dung môi S2 để tiến hành sắc ký cột để
phân lập các chất vì khi soi UV 254 nm và UV 365 nm thì bản mỏng hiện 1 vết nằm
trong khoảng Rf thích hợp (0,25 - 0,35) và khi nhúng thuốc thử các vết tách đều,
không kéo vệt, vết gọn,.. Không chọn hệ S1 và S3 vì bản mỏng kéo vệt, vết bị kéo, các
vết nằm gần nhau, không tách rõ khó tách được các chất.
4.4.3. Sắc ký lớp mỏng cao n-butanol
Theo mục số thì 3.2.4.4. tiến hành SKLM trên cao n-butanol để chọn ra hệ sắc ký thích
hợp cho việc tiến hành phân lập hợp chất từ cao. Cao n-butanol sau khi được tham
khảo một số tài liệu thì được tiến hành dò trên 3 hệ dung môi:
S1: Chloroform - methanol (9 : 1) S2: Clorofrom 100 %
S3: Chloroform - methanol (8 : 2)
85
UV 254 nm
UV 365 nm
Vanilin sulfuric (TT)
Hình 4.34. Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S1
UV 254 nm
UV 365 nm
Vanilin sulfuric (TT)
Hình 4.35. Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S2
86
UV 254 nm
UV 365 nm
Vanilin sulfuric (TT)
Hình 4.36. Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S3
Nhận xét:
Qua 3 hệ dung môi khảo sát thì chon hệ dung môi S1= Chloroform - methanol (9 : 1)
để tiếp tục tiến hành phân lập các hợp chất. Chọn hệ dung môi S1vì vết gọn, không
kéo vệt, vết gọn. Hệ S2 và S3 vết bị kéo vệt, Rf còn thấp.
87
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. KẾT LUẬN
Sau 6 tháng tiến hành thực hiện đề tài, khóa luận thu được kết quả như sau:
5.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm vi học
Đặc điểm về hình thái lá Đinh lăng cao từ 0,5 - 2 m, bề rộng lá 1,2 cm, lá xẻ 3 lần kép
lông chim mọc so le, mép răng cưa và có mùi thơm. Cụm hoa mọc thành từng cụm có
chùy ngắn, hoa màu lục nhạt, nhị 5, chỉ nhị ngắn, quả màu nâu đen dài khoảng 1 cm.
Thân Đinh lăng có màu vàng nhạt, da sần sùi. Rễ Đinh lăng có màu vàng nhạt, đường
kính rễ 3 năm khoảng 8 cm giống với những mô tả của các nghiên cứu trước đó.
Đặc điểm về vi phẫu: Quan sát dưới kính hiển vi và được ghi nhận lại hình ảnh trực
tiếp qua thị kính thấy được các các mô: Biểu bì, bần, mô dày, cutin lồi, bó gỗ, libe,
tinh thể calci oxalat, giống với những mô tả của các nghiên cứu trước đó.
Đặc điểm về soi bột: Sau khi tiến hành soi bột dược liệu Đinh lăng, quan sát dưới kính
hiển vi thì thấy được các cấu tử như: Tinh thể calcioxalat hình khối, lông che chở đơn
bào, đa bào, mảnh mô mềm, mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm,
khối tinh bột, sợi kèm tinh thể, bó sợi. Những cấu tử tìm thấy được giống với Dược
điển Việt Nam IV chuyên luận Đinh lăng.
5.1.2. Thử tinh khiết
Độ ẩm rễ Đinh lăng đạt 6,5 %, thân Đinh lăng 5,6 %, cao rễ Đinh lăng 4,5 %, cao thân
Đinh lăng 0,5 %.
Độ tro rễ Đinh lăng 0,5 %, thân Đinh lăng 0,9 %.
Chất chiết được trong thân Đinh lăng la 17,9 %, rễ Đinh lăng 20,5 %
Hiệu suất chiết của cao toàn phần là 18,7 %, cao diethyl ether 14,9 %, cao ethyl acetat
1,7 %, cao n-butanol 22,8 % và cao nước cuối cùng là 42,0 %.
5.1.3. Nghiên cứu về hóa học
- Sau khi tiến hành định tính sơ bộ các nhóm chất thì thu được các nhóm hợp chất
như: Saponin, flavonoid, alkaloid, tanin, coumarin, chất béo, tinh dầu, các acid hữu cơ,
glycosid tim... Trong đó hợp chất saponin chiếm hàm lượng nhiều nhất. So sánh
thành phần hóa học giữa thân và rễ Đinh lăng cho thấy thành phần hóa học giữa
thân và rễ là như nhau. Thành phần hóa học trong khóa luận này khảo sát giống với
khảo sát của Dược Điển Việt Nam IV (2009) và trong các khảo sát trước đó. Như
88
vậy thành phần hóa học của cây Đinh lăng trồng tại Tri Tôn - An Giang giống với
các nghiên cứu trước đó.
- Chiết ngấm kiệt 9,3 kg rễ Đinh lăng, tách phân đoạn thu được các cao phân đoạn
sau: Cao diethyl ether 300 g, cao ethyl acetat 30 g, cao n-butanol 405 g và 800 g cao
nước cuối cùng.
- Từ những cao tách phân đoạn thì đã tìm ra được các hệ dung môi thích hợp để
tiến hành Sắc ký cột phân lập các hợp chất tự nhiên:
• Cao diethyl ether dùng hệ n-hexan - ethyl acetat (4 : 1).
• Cao ethyl acetat dùng hệ n-hexan - ethyl acetat (1 : 1).
• Cao n-butanol dùng hệ Chloroform - methanol (9 : 1).
5.2. ĐỀ XUẤT
Do điều kiện thời gian còn hạn chế khóa luận này chỉ mới đạt được một phần kết quả
khiêm tốn.
Sau khi kết thúc khóa luận, em xin đưa ra một số đề xuất như sau:
- Khảo sát thành phần hóa học trong các phân đoạn và đồng thời phân lập các hợp
chất từ những cao:
• Diethyl ether.
• Ethyl acetat.
• N-butanol.
- Thử một số tác dụng dược lý trên các cao phân đoạn:
• Bảo vệ gan.
• Hoạt tính oxy hóa.
• Hoạt huyết dưỡng não.
- Qua kết quả nghiên cứu thấy được thành phần hóa học của thân Đinh lăng tương
tự với rễ. Song song đó, các nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện trên lá và
rễ. Vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu về thân Đinh lăng hơn nữa để thân có thể
được sử dụng làm thuốc như lá và rễ.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Takhtajan Armen et al. (2009). Flowering plants. Springer. Pp. 478.
[2] Bộ môn dược liệu (2014). Phương pháp nghiên cứu dược liệu. NXB ĐH Y
Dược TP Hồ Chí Minh.
[3] Bộ Y Tế (2009). Dược điển Việt Nam IV. NXB Y học Hà Nội. Tr.882 – 884.
[4] Bộ Y Tế (2015). Dược điển Việt Nam IV Bổ Sung. NXB Y học Hà Nội.
Tr.1154 – 1156.
[5] Chaboud A., Rougny A., Proliac A., Raynaud J., Cabalion P. (1995). A new
triterpenoid saponin from Polyscias fruticosa, Fr. Pharmazie. 50(5). Pp. 371.
[6] Chaboud A., Rougny A., Proliac A., Raynaud J., Cabalion P. (1996), A
oleanolic saponin from Polyscias fruticosa Harms var yellow leaves. Pharmazie.
51(8). Pp. 611 - 612.
[7] Đỗ Huy Bích và cs (2006). Cây thuốc và Động Vật làm thuốc ở Việt Nam.
NXB Khoa Học và Kĩ Thuật. Tập 1. Tr. 793- 786.
[8] Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Hồng Đức. Tr
828 - 829.
[9] Hồ Lương Nhật Vinh (2014). Nghiên cứu thành phần hóa học. tác dụng ức chế
enzym α-amylase và α-glucosidase của phân đoạn dịch chiết lá cây Đinh lăng
(Polyscias fruticosa (L.) Harms). Luận văn thạc sĩ dược học ngành Dược học cổ
truyền. Khoa Dược. Trường Đại học Dược Hà Nội.
[10] Seidemann J. (2004). Word spice plants. Springer. Pp. 303.
[11] Lutomski J et al. (1992). Polyacetylenes in the Araliaceae family. Herba
Polonica. Vol 38(1). Pp. 3 - 11.
[12] Ngô Ứng Long và cs (1993). Nghiên cứu dược lý cây Đinh lăng trên chức
năng của hệ thần kinh ngoại biên. Tạp chí Dược học. Số 5. Tr. 10 - 12.
[13] Nguyễn Thới Nhâm, Nguyễn Thị Thu Hương, Lương Kim Bích (1990).
Tác dụng dược lí của cao toàn phần chiết xuất từ rễ và lá Đinh lăng Polyscias
fruticosa L. Harms. Araliaceae. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Viện Dược
liệu.
[14] Nguyễn Khắc Viện (1989). Góp phần nghiên cứu tác dụng dược lí của cao rễ
Đinh lăng trên một số chức năng của cơ thể. Luận án PTS. Ngành Dược lý. Học
viện Quân Y.
[15] Nguyễn Kim Phi Phụng (2007). Phương pháp cô lập các hợp chất tự nhiên.
NXB ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
90
[16] Nguyễn Thị Lan (2010). Xác định thành phần hóa học tinh dầu cây Đinh lăng
(Polyscias fruticosa (L). Harms) ở Nghệ An và Thanh Hóa. Luận văn tốt nghiệp Đại
học chuyên ngành Hóa hữu cơ. Khoa Hóa Học. Trường Đại học Vinh.
[17] Nguyễn Thị Luyến và cs (2012). Hợp chất flavonoid glycoside có tác dụng ức
chế alpha-amylase phân lập từ lá Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Số 6. Tập 17.
[18] Nguyễn Thị Nguyệt và cs (1992). Một số kết quản ghiên cứu về saponin trong
Đinh lăng. Tạp chí dược học. Số3. Tr.15 - 16.
[19] Nguyễn Thị Nguyệt, Võ Xuân Minh, Nguyễn văn Bàn (1992). Một số kết quả
nghiên cứu về saponin trong Đinh lăng. Tạp chí Dược học. Số 3. Tr. 15 - 16.
[20] Nguyễn Thị Thu Hương (2009). Tác dụng chống trầm cảm của cao chiết cồn
từ lá Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Tập 14. Số 3/2009.
[21] Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2003).Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của
cây Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Số 5. Tập 8. Tr. 142 - 146.
[22] Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2004).Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của
cây Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Số 3. Tr. 85 - 89.
[23] Nguyễn Thị Thu Hương và Lương Kim Bích (2001). Nghiên cứu tác dụng
chống trầm cảm và stress của Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Tập 6. Tr. 84 - 86.
[24] Nguyễn Thượng Dong và cs (2007). Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ
nhân sâm. NXB Khoa Học và Kĩ Thuật.
[25] Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. Tập 2. Tr. 516 - 518.
[26] Phạm Thị Nguyệt Hằng và Nguyễn Minh Khởi (2017). Tác dụng cải thiện trí
nhớ trên mô hình gây thiếu máu não cục bộ tạm thời và bước đầu nghiên cứu cơ chế
tác dụng của cao cồn rễ Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Tập 22. Số 2/2017. Tr. 113 -
119.
[27] Quách Tuấn Vinh (2005). 60 cây mẫu trong vườn thuốc. NXB Y học.
Tr. 76 - 77.
[28] Quách Tuấn Vinh (2006). Dùng cây thuốc. NXB Quân Đội. Tr. 116 - 117.
[29] Tran Thi Hong Hanh et al. (2016). α-Amylase and α-glucosidase inhibitory
saponins from Polyscias fruticosa leaves. Journal of Chemistry. Vol 2016.
[30] Trần Yên (1994). Tác dụng tăng cường trí nhớ của cao rễ Đinh Lăng trên động
vật sau scopolamin và sau shock điện. Tạp chí thông tin Y học cổ truyền. Số 8. Tr.
34 - 42.
[31] Trương Thị Đẹp (2014). Thực vật dược. NXB giáo dục. Tr. 263 - 264.
[32] Vo Duy Huan et al. (1998). Oleanane saponin from Polyscias fruticosa (L.)
Harms. Phytochemistry. Vol 47(3). Pp. 451-457.
[33] Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học. Tr. 937 - 938.
91
[34] Võ Xuân Minh (1991). Góp phần tìm hiểu về thành phần hóa học và dạng bào
chế của cây Đinh lăng. Tạp chí Dược học. Tập 3. Tr. 19-21.
[35] Võ Xuân Minh (1992). Nghiên cứu về saponin Đinh lăng và dạng bào
chế từ Đinh lăng. Luận án PTS KH Y dược. Đại học Dược Hà Nội.
TRANG WEB
[36] Tác dụng chữa bệnh của Đinh lăng. chuthapdo.org.vn/tac-dung-chua-benh-
khong-ngo-cua-cay-dinh-lang-8735.html ngày truy cập 04/6/2017, vào lúc 11:38
pm.
[37] Trà Đinh lăng TRC.
lasen.com.vn/dinh-lang-tra---
trc?gclid=CjwKEAjw387JBRDPtJePvOej8kASJADkV9TL7wnQ46yWUYWU_Bg
yhvfYddWlARIVqrFVoYnoELN1qRoCzGjw_wcB, ngày truy cập 05/6/2017, vào
lúc 1:02 am.
[38] Trà Đinh lăng. quagac.com/san-pham/tra-dinh-lang-614.html, ngày truy cập
05/6/2017, vào lúc1:10 am
[39] Hoạt huyết dưỡng não HBN. hadico.vn/san-pham/Than-kinh-tim-mach/Hoat-
huyet-duong-nao-HBN.100316110146.html, ngày truy cập 05/6/2017, vào lúc 1:26
am
[40] Gối Đinh lăng. goianhviet.com/cach-lam-goi-la-dinh-lang-hay-con-goi-la-goi-
dinh-lang-nc2, ngày truy cập 14/6/2017, truy cập vào 2:23 am.
[41] Y Dược Việt Nam. ydvn.net/contents/view/307.cay-dinh-lang-polyscias-
fruticosa-l-harms.html, ngày truy cập 16/6/2017. Truy cập vào 8:54 am.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_kim_tuyen_3483_2083142.pdf