Phân tích tài chính công ty cổ phần Pymepharco

Ban tai ve ma tham khao

docx40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần Pymepharco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng thời kỳ hoạt động. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, qua thời gian học tập ở trường Cao đẳng Xây dựng Số 3, được sự hướng dẫn của thầy cô tìm hiểu về bộ môn quản trị tài chính, đồng thời trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ của các anh chị phòng Kế toán công ty Công ty Cổ phần Pymepharco, em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính công ty CP Pymepharco” là đề tài để viết báo cáo tốt nghiệp của mình. Nội dung đề cập trong bài báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Những vấn đề chung về phân tích tình hình tài chính Phần 2: Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Pymepharco Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành báo cáo, vì kiến thức còn hạn chế nên việc phân tích đánh giá tình hình tài chính không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người như: Các nhà quản trị doanh nghiệp, các cổ đông hoặc người đang muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia đầu tư để đa dạng hoá rủi ro, các nhà cho vay như: Ngân hàng, các định chế tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp hay của công ty mẹ… và cuối cùng là nhà nước và các cơ quan thuế. Do vậy mục tiêu phân tích tài chính bao gồm chia 3 nhóm: Đối với các nhà quản trị tài chính. Các nhà quản trị tài chính phân tích tài chính nội bộ của doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ như: cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính. Định hướng cho lãnh đạo ra quyết định đầu tư, các quyết định tài trợ, quyết định phân chia lợi tức.Làm cơ sở cho lập kế hoạch tài chính cho kỳ sau. Đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư là các cổ đông. Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền chia lợi tức, cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố này được quyết định bởi lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận thực sự trong hiện tại và tương lai. Do vậy các nhà đầu tư quan tâm đến đánh giá đến khả năng sinh lời, đánh giá các cổ phiếu trên thị trường cũng như triển vọng của doanh nghiệp. Đối với người cho vay Với các quyết định cấp hay không cấp tín dụng, cấp tín dụng ngắn hạn hay dài hạn, người cho vay đều quan tâm đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Tuy nhiên, đứng trước các quyết định khác nhau, ở vị thế khác nhau, nội dung và kỹ thuật phân tích tài chính có thể khác nhau.Phân tích tài chính đối với các khoản cho vay dài hạn khác với cho vay ngắn hạn. Nếu trước quyết định cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, thì trước quyết định cho vay dài hạn, người cho vay lại đặc biệt quan tâm đến khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại: Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ở quá khứ, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận, xem xét các chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp … Để đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở thu thập các thông tin từ các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tìm hiểu một số vấn đề hoạt động thực tế, kết hợp với lý luận về tài chính doanh nghiệp, qua đó tính toán các tỷ số tài chính và nêu ra một số biện pháp liên quan. Phần 1 …. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động tài chính Khái niệm Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu tình hình tài chính hiện tại và quá khứ, tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, là tất cả các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của công ty, chúng tồn tại khách quan trong quá trình tái sản xuất của công ty. Chính vì thế việc phân tích tài chính là việc tiến hành phân tích các số liệu cụ thể của các báo cáo tài chính nhằm đánh giá tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và đề ra biện pháp giải quyết cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao.Đồng thời cho phép đánh giá hiệu quả nhiều mặt hoạt động, xem xét cụ thể các loại vốn và nguồn vốn của công ty, mối quan hệ giữa công ty với cơ quan chủ quản, ngân sách Nhà nước, giữa công ty với các đơn vị kinh tế khác và trong nội bộ của công ty. Vai trò Vai trò đầu tiên và rất quan trọng của phân tích tình hình tài chính là tạo ra những giá trị vô hình khổng lồ cho các nhà đầu tư, cung cấp các thông tin tài chính cần thiết và các lời khuyên bổ ích cho các nhà đầu tư và cho các doanh nghiệp. Vai trò thứ hai là giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. Vai trò thứ ba là cung cấp những thông tin mang tính hệ thống và hiệu quả cho việc phân tích các hoạt động kinh doanh. Vai trò thứ năm là góp phần kết nối và cố vấn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch. Vai trò cuối cùng là kết quả của phân tích tình hình tài chính sẽ góp phần tích cực vào sự hưng thịnh của các công ty. Ý nghĩa Giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu để củng cố phát huy, khắc phục công tác quản lý Phát huy mọi tiềm năng của doanh nghiệp trên thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân trong ngành và các chỉ tiêu trên thị trường. Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kế hoạch. Phân tích hiệu quả phương án đầu tư hiện tại và các phương án đầu tư dài hạn ở tương lai. Phân tích khả năng dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất các biện pháp quản trị các báo cáo được thể hiện thành lời văn, bảng biểu và bằng các đồ thị hình tượng thuyết phục. Phương pháp nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính phải nắm vững những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị học, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận dụng nhuần nhiễn các quy luật, các phạp trù của phép biện chứng duy vật để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Xem xét sự kiện kinh tế một cách toàn diện trong quá trình vận động và phát triển của chúng. Xem xét sự kiện kinh tế trong mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện. Xem xét sự kiện kinh tế phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Xem xét các sự kiện kinh tế phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn và tìm ra các biện pháp để giải quyết các mâu thuẫn đó. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính và thường được thực hiện ở bước đầu của việc phân tích. Việc sử dụng phương pháp so sánh nhằm các mục đích: Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch. Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của đơn vị với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh với kết quả của đơn vị khác có cùng qui mô hoạt động, trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý là khi thực hiện phép so sánh là các số liệu đưa ra phải đảm bảo các điều kiện sau: Cùng nội dung kinh tế Phải thống nhất về phương pháp tính Phải cùng một đơn vị đo lường và phải được thu thập trong cùng một độ dài thời gian Ngoài ra các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Về kỹ thuật so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tươngđối, so sánh bằng số bình quân. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nhận thức được các nhân tố và xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác phân tích.Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp hiệu số phần trăm, phương pháp cân đối, phương pháp chỉ số...Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong phân tích: Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sauđây: Thứ nhất, xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉtiêu kinh tế. Thứ hai, sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong cả quá trình phân tích. Theo quy ước, nhân tố số lượng được xếp đứng trước nhân tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị.Trường hợp có nhiều nhân tốsố lượng cùng ảnh hưởng thì xếp nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu. Thứ ba, xác định đối tượng phân tích.Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích (kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ kế hoạch, hoặc nămtrước). Thứ tư, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:Ở bước này, ta lần lượt thay thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế.Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả trước đó.Kết quả củaphép trừ này là ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Thứ năm, tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. Tổng mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích: Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thếliên hoàn. Về mặt toán học, phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn củaphương pháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung. Vì vậy, khi thực hiệnphương pháp số chênh lệch phải tuân thủ đầy đủ nội dung, các bước tiến hành củaphương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp số chênh lệch chỉ khác phương phápthay thế liên hoàn ở bước thứ tư. Phương pháp cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh đã hình thành nhiều mối quan hệ cânđối. Cân đối là sự cân bằng giữa các yếu tố với quá trình kinh doanh. Ví dụ như cân đối giữa vốn (tài sản) với nguồn vốn, cân đối giữa nguồn thuvới chi hay cân đối giữa nguồn cung cấp vật tư với sử dụng vật tư... Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch vàtrong phân tích kinh tế để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối trong quá trình kinhdoanh, trên cơ sở đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động. Khác với các phương pháp trên, phương pháp cân đối được sử dụng để xácđịnh ảnh hưởng của các nhân tố trong điều kiện các nhân tố có quan hệ tổng (hiệu)với chỉ tiêu phân tích. Như vậy, xét về mặt toán học, mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố là độc lập với nhau. Nội dung phân tích tình hình tài chính Tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các khoản mục trong bản cân đối kế toán được săp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong qua trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia ra như sau: Tài sản ngắn hạn:Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm hoặc môt chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên một năm. Cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra: Nợ phải trả: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo. Nợ ngắn hạn:Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Nợ dài hạn: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp – những khoản nợ có thời hạn trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và các phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cung cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên. Tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và lợi nhuận trước thuế Qua mức chênh lệch về số tiền và tỷ lệ của chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế trên bảng phân tích, ta có thể thấy được mức tăng, tốc độ tăng của chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế giữa các kỳ kinh doanh. Tổng lợi nhuận trước thuế là kết quả tổng hợp của 2 loại hoạt động trong kỳ và được tính theo công thức sau: Tổng lợi nhuậntrước thuế = Lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác Từ mối quan hệ trên, ta có thể xác định được sự ảnh hưởng của mỗi loại hoạt động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận lợi nhuận được tạo ra từ kết quả của hoạt động chính của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Để tăng lợi nhuận thuần, doanh nghiệp hoặc là phải tăng doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính hoặc giảm chi phí bao gồm chi phí hoạt động tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Mức tăng và tỷ lệ tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh mức tăng và tỷ lệ tăng trưởng các hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp tăng là xu hướng tốt. Các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả kinh doanh, trước hết cần phải mở rộng qui mô hoạt động. Trường hợp doanh thu thuần giảm do bất cứ nguyên nhân nào thì cũng cần phải xem xét tìm nguyên nhân và các biện pháp xử lý. Tuy nhiên, trong thời kỳ giá cả có biến động lớn, ta cần đánh giá mức tăng trưởng thực của các hoạt động bằng cách loại trừ tác động của yếu tố giá cả. Doanh thu xuất khẩu thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của công ty trên thị trường nước ngoài. Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu thể hiện khả năng phát triển của doanh nghiệp ra nước ngoài. Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí Nhìn chung, nếu tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần thì đó là xu hướng tốt trong việc quản lý các chi phí. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần thể hiện doanh nghiệp đã quản lý tốt các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Tốc độ tăng của chi phí quản lý, chi phí bán hàng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần chứng tỏ hiệu suất quản lý đã được nâng cao, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí phục vụ cho công tác tiêu thụ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận Tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hê giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Độ lớn đoàn bẩy kinh doanh rất lớn ở những doanh nghiệp nào có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi (chi phí cố định chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp). Đòn bẩy kinh doanh dùng các chi phí hoạt động cố định làm kiểm tra. Đòn bẩy kinh doanh chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) do sự thay đổi của doanh thu. Bởi vì hệ số nợ không ảnh hưởng đến đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu vốn đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu (EPS) khi có sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) hoặc tỷ suất sinh lời vốn chủ sử hữu. Độ nghiên của đòn bẩy kinh doanh Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) của một doanh nghiệp được định nghĩa là tác động số nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định. Cụ thể hơn, DOL có thể được tính như phần trăm thay đổi trong lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) do một phần trăm thay đổi trong doanh thu (sản lượng). DFL tại X= Phần trăm thay đổi trong EPSPhần trăm thay đổi trong EBIT Độ nghiên của đòn bẩy tài chính Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DFL) của một doanh nghiệp được tính như phần trăm thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) do phần trăm thay đổi cho sẵn trong EBIT lượng). DFL tại X= Phần trăm thay đổi trong EPSPhần trăm thay đổi trong EBIT Độ nghiên của đòn bẩy tổng hợp Độ nghiên đòn bẩy tổng hợp (DTL) của một doanh nghiệp bằng tích số của độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh và độ nghiêng đòn bẩy tài chính. Hai loại đòn bẩy này có thể kết hợp theo nhiều cách để đạt được một độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp (DTL) cho sẵn. Tổng khả biến của EPS ở doanh nghiệp là một kết hợp của rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. DTL tại X= Phần trăm thay đổi trong EPSPhần trăm thay đổi trong doanh thu Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính Các tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán hiện hành= Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hang tồn kho và tài sản lưu động khác. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Hệ số này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thah toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Đây là công cụ đo lường khả năng có thể trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả.Nếu một doanh nghiệp dự trữ quá nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao. Mà ta đã biết hang tồn kho là tài sản kho chuyển đổi thành tiền nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế trong nhiêu trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng ta thường gọi là “tài sản nhanh”, tài sản nhanh bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán nhanh= Tài sản lưu động-Hàng tồn khoNợ ngắn hạn Các tỷ số về hoạt động Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu= Doanh thuCác khoản phải thu Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chư thu tiền do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán… Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cản thận các khoản phải thu… Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiên bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao thi giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ quá hạn trả và có biện pháp xử lý. Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho= Doanh thu thuầnHàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng hóa tồn kho trong kỳ hay là thời gian hàng hóa nằm trong kho, trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển giá thành tiền của hàng tồn kho ngày càng nhanh. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Doanh thu thuầnTài sản cố định Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản= Doanh thu thuầnToàn bộ tài sản Tỷ số này cho ta biết 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu= Doanh thu thuầnVốn chủ sở hữu Các tỷ số đoàn bẩy tài chính Tỷ số nợ trên tài sản Tỷ số nợ trên tài sản= Tổng nợTổng tài sản Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm của tổng tài sản được tài trợ bằng vốn vay. Trong đó: Tổng nợ: Toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tổng tài sản: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu= Tổng nợVốn chủ sở hữu Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu= Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu Khả năng trả lãi vay Khả năng trả lãi vay= Lãi trước thuế và lãi vayLãi vay Các tỷ số sinh lợi Tỷ số sinh lợi trên doanh thu Rp= Lợi nhuận ròngDoanh thu thuần*100% Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu phần trăm lợi nhuận Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản ROA= Lợi nhuận ròngTổng tài sản*100% Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty Tý số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE= Lợi nhuận ròngVốn chủ sở hữu*100% Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty Phần 2…….. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO Sơ lược về công ty cổ phần Pymepharco Giới thiệu về công ty Biểu tượng của công ty Tên Công ty : Công ty Cổ phần Pymepharco Tên Tiếng Anh : PYMEPHARCO Tên viết tắt : PMP LABS Trụ sở : 166 – 170 Nguyễn Huệ, TP. Tuy Hòa, Phú Yên Điện thoại : (84-057) 829165 - 823228 Fax : (84-057) 824717 Email : pymepharco-py@dng.vnn.vn Website : www.pymepharco.com Giấy CNĐKKD : Số 3603000168 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp ngày 03/05/2006, cấp thay đổi lần 3 ngày 07/11/2007. Vốn điều lệ đăng ký : 85.000.000.000 đồng (Tám mươi lăm tỷ đồng). Vốn điều lệ hiện tại : 24.599.760.000 đồng (Hai mươi bốn tỷ năm trăm chín mươi chín triệu bảy trăm sáu mươi ngàn đồng) Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Sản xuất thuốc tân dược Kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc tân dược, vật tư, hóa chất và trang thiết bị y tế Xuất nhập khẩu trực tiếp: thuốc tân dược, vật tư, hóa chất và trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thuốc thú y. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng dinh dưỡng. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Pymepharco được thành lập vào năm 1989 với nhiệm vụ sản xuất dược phẩm, kinh doanh thuốc & vật tư thiết bị y tế. Năm 1993, Công ty thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Ngày 21/09/1993 Công ty được Bộ thương mại cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp chuyên ngành về y dược.Đây là mốc quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng quan hệ quốc tế.Công ty hoạt động trong cả nước với các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất hiệu quả.Liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng thị phần trong nước và xuất khẩu.Công ty có quan hệ thương mại với các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm có uy tín của trên 20 quốc gia trên thế giới. Đầu tháng 10/2003, Nhà máy dược phẩm Pymepharco đạt tiêu chuẩn GMP chính thức đi vào hoạt động với 3 phân xưởng Beta–lactam, Non–Beta lactam, Viên nang mềm. Với phương châm chính sách chất lượng cao, ổn định và đồng nhất, Pymepharco hướng tới hiệu quả tối ưu, do đó đã đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến, cũng như tập trung một lực lượng cán bộ khoa học đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao. Pymepharco là nhà sản xuất nhượng quyền cho các sản phẩm kháng sinh Cephalosporin của các công ty dược phẩm có uy tín như Orchid – Ấn Độ, SamchunDang – Hàn Quốc… và đặc biệt là công ty Stada – CHLB Đức. Nhà máy hiện có hơn 140 SP được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành với sự phong phú về chủng loại và hình thức sản phẩm. Ngày 17/01/2006, Nhà máy được cấp giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-GMP). Tháng 5/2006 Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phầnPymepharco, tên giao dịch Pymepharco, viết tắt PMP LABS. Việc chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, đem lại nhiều thuận lợi cho khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cấp Nhà máy theo tiêu chuẩn GMP Châu Âu (EU-GMP) mà Công ty đặt ra trong năm 2006. Song song đó, Pymepharco đang xúc tiến đầu tư một nhà máy thuốc tiêm và xây dựng chi nhánh R & F của Công ty STADA – CHLB Đức tại Việt Nam nhằm nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngành y tế. Cùng với các sản phẩm nhập khẩu, các sản phẩm chất lượng cao do Pymepharco sản xuất đã đáp ứng cho nhu cầu ngành y tế, góp phần vào sự phát triển ổn định của ngành dược Việt Nam. Với những phấn đầu không ngừng, Công ty đã đạt được những thành quả đáng khích lệ: - Là thành viên chính thức của Phòng TM công nghiệp Việt nam (VCCI) - Là thành viên chính thức của Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt nam - Là một trong những nhà sản xuất Dược phẩm Việt nam tiên phong trong việc áp dụng tiêu chuẩn WHO-GMP - Chính phủ trao tặng cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua - Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng III cùng nhiều cờ khen thưởng của Bộ Y tế và tỉnh Phú Yên. Với kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm qua và tiềm lực vốn có, Công ty đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều đối tác trong và ngoài nước.Thương hiệu Pymepharco đã tạo được thế vững chắc và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.Phát huy những thành quả đã đạt được, công ty tiếp tục đẩy mạnh dòng sản phẩm Cephalosporin trong hệ thống cơ cấu sản phẩm.Công ty đang hoạch định những bước đi cần thiết, phát triển thương hiệu Pymepharco cũng như hướng tới việc cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Sơ đồ bộ máy quản lý công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PHÒNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT PHÒNG KIỂM NGHIỆM PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHÒNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ PHÒNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH DDSDADADSADASDSDDDOANHDOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TIN HỌC VÀ PTDL PHÒNG THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN PHÒNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG NHÀ MÁY THUỐC VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY THUỐC TIÊM HỆ THỐNG CHI NHÁNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC Diễn giải Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổđông gồm tất cả các cổđông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đềđược Luật pháp vàđiều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổđông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và Ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. Hội đồng Quản trị : Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đềthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên. Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược, kế hoạch đãđược Hội đồng quản trị vàĐại hội đồng cổđông thông qua. Các Giám đốc và phòng ban chức năng: Chịu trách nhiệm điều hành trực triếp và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợđắc lực cho Ban Tổng Giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụđược giao một cách trung thực, vì lợi ích của Công ty và cổđông. Phòng Tổ chức – Nhân sự: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về bộ máy sản xuất kinh doanh, và bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty; quản lý hồ sơ lí lịch của công nhân viên; quản lý lao động tiền lương; xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ; đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy. Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán giữa các khách hàng và Công ty; kiểm soát và quản lý quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được Ban Giám đốc phê duyệt; và xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phòng Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; tổ chức bộ máy kế toán; thực hiện quản lý nguồn vốn và tài sản; thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư. Nhà máy dược phẩm: Trực thuộc Công ty CP PYMEPHARCO hiện có 06 phòng chức năng và 04 phân xưởng sản xuất. Các phòng ban và xưởng sản xuất chịu sự điều hành trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất, có quyền và trách nhiệm sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của WHO-GMP và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh. Định hướng phát triển của công ty Phương châm hoạt động của công ty là vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vì đây là cơ sở chiến lược cho sự phát triển bền vững. Mở rộng thị trường miền Trung: Bình định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng … và thị trường các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long: Vĩnh Long, Cà Mau, Bến Tre. Bên cạnh đó củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động trên các tỉnh Tây Nguyên. Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Pymepharco Tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (2008-2009-2010) STT Tên chỉ tiêu MS Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TÀI SẢN 1000 đ 1000 đ 1000 đ A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 146.023.302 211.626.652 316.623.723 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.461.095 2.608.222 2.308.848 1 Tiền 111 1.461.095 2.608.222 2.308.848 2 Các khoản tương đương tiền 112 0 0 0 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0 III Các khoản thu ngắn hạn 130 72.919.519 104.402.814 168.246.560 1 Phải thu của khách hàng 131 69.442.045 99.959.630 157.575.969 2 Trả trước cho người bán 132 3.339.348 3.281.551 4.704.093 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0 0 4 Phải thu theo tiến độ KH HĐXD 134 0 0 0 5 Các khoản phải thu khác 135 138.127 1.161.632 5.966.499 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 0 0 0 IV Hàng tồn kho 140 60.907.969 89.821.468 130.602.952 1 Hàng mua tồn kho 141 60.907.969 89.821.468 130.602.952 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 0 0 V Tài sàn ngắn hạn khác 150 10.734.719 14.794.148 15.465.363 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 348.129 2.490.065 4.656.782 2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 3.220.519 3.428.997 4.231.154 3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 0 0 0 4 Tài sản ngắn hạn khác 158 7.166.072 8.875.086 6.577.427 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 63.221.468 213.676.428 233.929.100 I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 II Tài sản cố định 220 61.589.547 212.611.255 232.435.942 1 Tài sản cố định hữu hình 221 40.533.168 136.352.921 184.780.361 Nguyên giá 222 63.190.577 165.985.581 237.931.115 Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -22.657.408 -29.632.660 -53.150.754 2 Tài sản cố định cho thuê tài chính 224 0 0 0 3 Tài sản cố định vô hình 227 9.954.687 22.788.413 33.576.741 Nguyên giá 228 10.807.921 23.979.640 35.113.676 Giá trị hao mòn luỹ kế 229 -853.234 -1.191.227 -1.536.935 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 11.101.691 53.469.920 14.081.840 III Bất động sản đầu tư 240 0 0 0 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 652.000 522.000 502.000 1 Đầu tư vào công ty con 251 572.000 0 0 2 Đầu tư vào công ty liên kết 252 0 472.000 3.472.000 3 Đầu tư dài hạn khác 258 80.000 50.000 30.000 4 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259 0 0 0 V Tài sản dài hạn khác 260 979.921 543.173 991.158 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 870.921 407.173 888.293 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0 0 3 Tái sản dài hạn khác 268 109.000 136.000 102.865 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 209.244.769 425.303.080 550.552.822 NGUỒN VỐN 1000 đ 1000 đ 1000 đ A NỢ PHẢI TRẢ 300 174.650.976 160.622.104 268.708.785 I Nợ ngắn hạn 310 112.878.083 148.416.640 244.147.853 1 Vay và nợ ngắn hạn 311 41.760.633 58.486.855 136.859.825 2 Phải trả người bán 312 59.392.620 81.520.933 94.439.321 3 Người mua trả tiền trước 313 2.351.238 4.173.578 3.233.695 4 Thuế và các khoản phải nôp Nhà nước 314 389.889 727.634 1.008.031 5 Phải trả người lao động 315 438.255 128.497 0 6 Chi phí phải trả 316 1.709.410 1.434.389 2.055.419 7 Phải trả nội bộ 317 0 0 0 8 Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng 318 0 0 0 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 6.836.037 792.753 6.551.561 10 Dự phòng phải trẩ ngắn hạn 320 0 0 0 II Nợ dài hạn 330 61.772.894 12.205.465 24.560.932 1 Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 0 2 Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 0 3 Phải trả dài hạn khác 333 305.500 0 320.680 4 Vay và nợ dài hạn 334 61.061.424 11.528.118 23.179.213 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 0 0 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 405.970 677.347 1.064.039 7 Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 0 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 34.593.793 264.680.975 281.847.038 I Vốn chủ sở hữu 410 31.867.780 262.527.851 277.200.869 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 24.599.760 85.000.000 235.089.185 2 Thặng dư vốn cổ phần 412 0 150.089.185 0 3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 0 4 Cổ phiếu quỹ 414 -9.000 0 0 5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 0 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 416.594 0 7 Quỹ đầu tư phát triển 417 679.788 6.790.788 11.436.669 8 Quỹ dự phòng tài chính 418 486.232 486.232 486.232 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 0 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 0 19.745.052 30.188.784 11 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 0 0 0 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 2.726.013 2.153.125 4.646.168 1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 2.726.013 2.153.125 4.646.168 2 Nguồn kinh phí 432 0 0 0 3 Nguồn kinh phí dẫ hình thành tài sản cố định 433 0 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 209.244.770 425.303.081 550.555.822 Cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản Kết cấu và biến động của tài sản qua 3 năm (2008-2009-2010) KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % TS NGẮN HẠN 146.023.302 69,79% 211.626.652 49,76% 65.603.350 44,93% TS DÀI HẠN 63.221.468 30,21% 213.676.428 50,24% 150.454.960 237,98% Tổng TS 209.244.770 100,00% 425.303.080 100,00% 216.058.310 103,26% KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % TS NGẮN HẠN 211.626.652 49,76% 316.623.723 57,51% 104.997.071 49,61% TS DÀI HẠN 213.676.428 50,24% 233.929.100 42,49% 20.252.672 9,48% Tổng TS 425.303.080 100,00% 550.552.823 100,00% 125.249.743 29,45% Nhận xét: Kết cấu và sự biến động của tài sản ngắn hạn qua 3 năm (2008-2009-2010) KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NGẮN HẠN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Tiền và các khoản tương đương tiền 1.461.095 1,00% 2.608.222 1,23% 1.147.127 78,51% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Các khoản thu ngắn hạn 72.919.519 49,94% 104.402.814 49,33% 31.483.295 43,18% Hàng tồn kho 60.907.969 41,71% 89.821.468 42,44% 28.913.499 47,47% Tài sàn ngắn hạn khác 10.734.719 7,35% 14.794.148 6,99% 4.059.429 37,82% TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 146.023.302 100,00% 211.626.652 100,00% 65.603.350 44,93% KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NGẮN HẠN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Tiền và các khoản tương đương tiền 2.608.222 1,23% 2.308.848 0,73% -299.374 -11,48% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Các khoản thu ngắn hạn 104.402.814 49,33% 168.246.560 53,14% 63.843.746 61,15% Hàng tồn kho 89.821.468 42,44% 130.602.952 41,25% 40.781.484 45,40% Tài sàn ngắn hạn khác 14.794.148 6,99% 15.465.363 4,88% 671.215 4,54% TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 211.626.652 100,00% 316.623.723 100,00% 104.997.071 49,61% Nhận xét: Kết cấu và sự biến động của tài sản dài hạn qua 3 năm (2008-2009-2010) KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN DÀI HẠN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Tài sản cố định 61.589.547 97,42% 212.611.255 99,50% 151021708 245,21% Bất động sản đầu tư 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 652.000 1,03% 522.000 0,24% -130000 -19,94% Tài sản dài hạn khác 979.921 1,55% 543.173 0,25% -436748 -44,57% TỔNG TÀI SẢN DÀI HẠN 63.221.468 100,00% 213.676.428 100,00% 150454960 237,98% KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN DÀI HẠN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Tài sản cố định 212.611.255 99,50% 232.435.942 99,36% 19824687 9,32% Bất động sản đầu tư 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 522.000 0,24% 502.000 0,21% -20000 -3,83% Tài sản dài hạn khác 543.173 0,25% 991.158 0,42% 447985 82,48% TỔNG TÀI SẢN DÀI HẠN 213.676.428 100,00% 233.929.100 100,00% 20252672 9,48% Nhận xét: Cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn Kết cấu và biến động của nguồn vốn qua 3 năm (2008-2009-2010) KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2007 Năm 2008 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % NỢ PHẢI TRẢ 174.650.976 83,47% 160.622.104 37,77% -14.028.872 -8,03% NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 34.593.793 16,53% 264.680.975 62,23% 230.087.182 665,11% Tổng TS 209.244.770 100,00% 425.303.081 100,00% 216.058.311 103,26% KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % NỢ PHẢI TRẢ 160.622.104 37,77% 268.708.785 48,81% 108.086.681 67,29% NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 264.680.975 62,23% 281.847.038 51,19% 17.166.063 6,49% Tổng TS 425.303.081 100,00% 550.555.822 100,00% 125.252.741 29,45% Nhận xét: Kết cấu và sự biến động của nợ phải trả qua 3 năm (2008-2009-2010) KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NỢ PHẢI TRẢ QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Nợ ngắn hạn 112.878.083 64,63% 148.416.640 92,40% 35.538.557 31,48% Nợ dài hạn 61.772.894 35,37% 12.205.465 7,60% -49.567.429 -80,24% NỢ PHẢI TRẢ 174.650.976 100,00% 160.622.104 100,00% -14.028.872 -8,03% KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NỢ PHẢI TRẢ QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Nợ ngắn hạn 148.416.640 92,40% 244.147.853 90,86% 95.731.213 64,50% Nợ dài hạn 12.205.465 7,60% 24.560.932 9,14% 12.355.467 101,23% NỢ PHẢI TRẢ 160.622.104 100,00% 268.708.785 100,00% 108.086.681 67,29% Nhận xét: Kết cấu và sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm (2007-2008-2009) KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Vốn chủ sở hữu 31.867.780 92,12% 262.527.851 99,19% 230.660.071 723,80% Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.726.013 7,88% 2.153.125 0,81% -572.888 -21,02% NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 34.593.793 100,00% 264.680.975 100,00% 230.087.182 665,11% KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU QUA CÁC NĂM (ĐVT: 1000 đ) Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Vốn chủ sở hữu 262.527.851 99,19% 277.200.869 98,35% 14.673.018 5,59% Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.153.125 0,81% 4.646.168 1,65% 2.493.043 115,79% NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 264.680.975 100,00% 281.847.038 100,00% 17.166.063 6,49% Nhận xét: Tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2008-2009-2010) STT Tên chỉ tiêu MS Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu 01 349.402.253 440.974.797 656.083.222 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 859.848 805.801 1.217.687 3 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 348.542.405 440.168.996 654.865.534 4 Giá vốn hàng bán 11 322.027.106 405.575.685 577.792.403 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 26.515.299 34.593.311 77.073.131 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 2.278.808 3.183.596 1.686.772 7 Chi phí tài chính 22 6.778.494 7.129.689 10.662.072 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6.778.494 7.129.689 10.662.072 8 Chi phí bán hàng 24 5.327.808 6.073.771 23.655.179 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.858.369 3.088.064 10.995.692 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 14.829.435 21.485.384 33.446.960 11 Thu nhập khác 31 506.026 322.585 99.607 12 Chi phí khác 32 301.211 7.355 3.473 13 Lợi nhuận khác 40 204.815 315.230 96.134 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 15.034.250 21.800.613 33.543.093 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 0 2.180.061 3.354.309 16 Chi phí thuế TNDN hoàn lại 52 0 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 15.034.250 19.620.552 30.188.784 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận – lợi nhuận trước thuế Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Lợi nhuận thuần từ HĐKD 14.829.435 98,64% 21.485.384 98,55% 6.655.949 44,88% Lợi nhuận khác 204.815 1,36% 315.230 1,45% 110.415 53,91% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.034.250 100,00% 21.800.613 100,00% 6.766.363 45,01% Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Giá trị % Lợi nhuận thuần từ HĐKD 21.485.384 98,55% 33.446.960 99,71% 11.961.576 55,67% Lợi nhuận khác 315.230 1,45% 96.134 0,29% -219.096 -69,50% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 21.800.613 100,00% 33.543.093 100,00% 11.742.480 53,86% Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận kế toán trước thuế kỳ này so với kỳ trước tăng 19,66% điều này thể hiện sự phát triển vững chắc doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế (2008 – 2010) Trong lợi nhuận kế toán trước thuế thì lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng rất thấp nên sự tăng trưởng của lợi nhuận kế toán trước thuế chủ yếu là do sự đóng góp của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Vậy lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng do đâu. Ta tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tăng trưởng 2009/2008 Tăng trưởng 2010/2009 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu 91.572.544 26,21% 215.108.425 48,78% Các khoản giảm trừ doanh thu -54.047 -6,29% 411.886 51,12% DT thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 91.626.591 26,29% 214.696.538 48,78% Giá vốn hàng bán 83.548.579 25,94% 172.216.718 42,46% LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.078.012 30,47% 42.479.820 122,80% Doanh thu hoạt động tài chính 904.788 39,70% -1.496.824 -47,02% Chi phí tài chính 351.195 5,18% 3.532.383 49,54% Trong đó: Chi phí lãi vay 351.195 5,18% 3.532.383 49,54% Chi phí bán hàng 745.963 14,00% 17.581.408 289,46% Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.229.695 66,17% 7.907.628 256,07% LN thuần từ hoạt động kinh doanh 6.655.949 44,88% 11.961.576 55,67% Năm 2009/2008 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 44,88% (tương ứng 6.655.949.000 đ) chủ yếu do: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 26,21% (tương ứng 91.572.544.000đ) đồng thời các khoản giảm trừ doanh thu giảm nhẹ ở mức 6,29% (tương ứng giảm 54.047.000đ). Doanh thu hoạt động tài chính tăng (tuy giá trị không cao nhưng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng giá trị không cao nên ít tác động đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Điều này cho ta thấy: Mức độ tăng trưởng về doanh thu chỉ đạt 26,21% nhưng làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 30,47% và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 44,88% vì bản thân nó có giá trị về mặt tiền tệ lớn. Năm 2010/2009 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 55,67% (tương ứng 11.961.576.000đ) chủ yếu do: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 48,78% (tương ứng tăng 215.108.425.000đ) làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 48,75% (tương ứng 214.969.538.000đ). Mặc khác do giá vốn hàng bán tăng nhẹ hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng có giá trị rất cao nên làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 48,78% (tương ứng tăng 214.696.538.000đ) làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên đến 122,8% (tương ứng tăng 42.479.820.000đ) góp phần rất lớn sự tăng trưởng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng quá cao (CPBH: 289,46%, CPQLDN: 256,07%) và lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính mang số âm nên làm cho sự tăng trưởng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ ở mức 55,67% (trong khi lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng 122,8%) Kết luận: Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 19,66% chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Tuy nhiên vấn đề bất cập ở đây là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng quá cao. Có hai vấn đề được đặt ra ở đây là: Doanh nghiệp đang tập trung đào tạo và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Và mặt trái của nó là doanh nghiệp chưa có kinh nghiệp bố trí và quản lý các bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Một điều tuy nhỏ nhưng cần chú ý và điều chỉnh ngay lập tức đó là lợi nhuận từ hoạt động tài chính mang số âm. Trường hợp này cũng có hai khả năng xảy ra đó là: Giai đoạn này công ty đang bước đầu tập trung vào đầu tư các các lĩnh vực tài chính nên chưa thu được lợi nhuận. Ngược lại thì có thể công tác đầu tư vào các hoạt động tài chính không có hiệu quả. Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích tài chính công ty cổ phần Pymepharco.docx
Luận văn liên quan