Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Chúng ta thấy được thành tựu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhưng cũng thấy ra được rằng khi mọi thứ phát triển thì tiềm ẩn sau nó sẽ là những rủi ro và nhu cầu phải có một biện pháp để có thể góp phần ngăn chặn, hạn chế và chia sẻ rủi ro đó chính là bảo hiểm. Bảo hiểm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực bảo hiểm mới chỉ hình thành và hoạt động từ năm 1965, trong những ngày gian khổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua một quá trình vừa phát triển vừa rút kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện, bảo hiểm Việt Nam đã xây dựng nên một nền tảng khá vững chắc. Thị trường bảo hiểm ở nước ta đang phát triển sôi động, nó đã tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm có được những cơ hội và thời cơ rõ nét nhưng đồng thời cũng hình thành nên những thử thách to lớn mà nếu như những doanh nghiệp nào không bắt kịp được thì sẽ nhanh chóng bị đào thải. Chính những vận hội và thách thức đó đã giúp cho bảo hiểm ở nước ta phát triển và bắt kịp với thế giới. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh của người được bảo hiểm đối với người bị thiệt hại sau khi xảy ra tai nạn xe cơ giới. Khi xảy ra tai nạn nhà bảo hiểm sẽ đứng ra thay mặt đối đối tượng bảo hiểm để bồi thường cũng như truy đòi trách nhiệm của người thứ ba có lỗi. Hầu hết các quy tắc và luật lệ của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới có được là do kế thừa và hoàn thiện các luật lệ và quy tắc của thế giới. Điều này tạo cho thấy những khó khăn trong việc đào tạo cán bộ bảo hiểm có đủ trình độ nghiệp vụ khi mà các luật lệ phát triển không ngừng. Do vậy trong thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm Hà Nội em đã chọn đề tài: "Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005". Kết cấu luận văn tốt nghiệp ngoài lời nói đầu, kết luận,danh mục tàI liệu tham khảo gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chương II: Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 1997 - 2005. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp mở rộng quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội trong thời gian tới. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu. 1 Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.3 I. Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.3 1. Khái niệm bảo hiểm thương mại và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.3 1.1. Khái niệm về bảo hiểm thương mại.3 1.2. Khái niệm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.4 2. Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.5 3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.7 II. Những vấn đề chung về phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.8 1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.8 1.1. Tại sao phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê.8 1.2. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu.10 1.3. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu.11 2. Lựa chọn các phương pháp phân tích:17 2.1. Tại sao phải lựa chọn các phương pháp phân tích:17 2.2. Các phương pháp phân tích. 18 Chương II: Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm hà nội thời kỳ 2000 - 2005. 22 I. Khái quát Công ty bảo hiểm Hà Nội22 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm Hà Nội22 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bảo hiêm Hà Nội.23 2.1.Chức năng của công ty Bảo hiểm Hà Nội.23 2.2. Nhiệm vụ của công ty Bảo hiểm Hà Nội .24 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Hà Nội.25 4. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.30 4.1. Đặc điểm tình hình:30 4.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2005:31 II. Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới37 1. Hướng phân tích.37 1.1. Chỉ tiêu về quy mô.38 1.2. Chỉ tiêu cơ cấu.38 1.3. Chỉ tiêu biến động.38 1.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.39 2. Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 39 2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự.39 2.2.Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu. 46 2.3. Phân tích số vụ tai nạn và tình hình giải quyết bồi thường. 62 Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội trong thời gian qua.69 I. Đánh giá chung về nghiệp vụ bảo hiểm TRáCH NHIệM DâN Sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005. 69 1. Những mặt đã làm được.69 1.1. Về công tác khai thác. 69 1.2. Về công tác giám định và bồi thường tổn thất.70 1.3. Về tổ chức hoạt động.70 2. Những hạn chế.70 II. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.71 III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Hà Nội.72 1. Với công tác khai thác. 72 2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.75 3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất75 4. Công tác tổ chức nhân sự. 77 5. Những kiến nghị trong việc hoàn thiện công tác thống kê bảo hiểm .78 Kết luận. 80 Tài liệu tham khảo. 81

docx83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhóm chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội và quy mô phí mà Công ty đã thu được trong một năm hoặc một thời kỳ. Qua đó dánh giá được khả năng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ đó. 1.2. Chỉ tiêu cơ cấu. Chỉ tiêu cơ cấu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm cơ cấu phân theo chủng loại xe như: xe máy 50 cm3, Ôtô 5 chỗ, Ôtô tải; cơ cấu phân theo mức trách nhiệm gồm 3 mức: 12/30, 15/80, 20/80; cơ cấu theo chủ phương tiện cơ giới gồm: chủ phương tiện cơ giới là người Việt Nam, chủ phương tiện cơ giới là người nước ngoài. Mỗi loại cơ cấu ta lại nghiên cứu số lượng xe tham gia từng loại và tỷ trọng của chúng trong tổng số xe tham gia bảo hiểm đồng thời cũng tính luôn doanh thu của mỗi loại và tỷ trọng doanh thu của mỗi loại trong tổng doanh thu. Phân tích chỉ tiêu cơ cấu giúp ta biết được xu hướng biến động của mỗi loại tham gia bảo hiểm, loại nào có xu hướng tăng, loại nào có xu hướng giảm, nguyên nhân. Qua đó đánh giá được tiềm năng mỗi loại và xem loại nào có khả năng phát triển mở rộng. 1.3. Chỉ tiêu biến động. Ta có thể xác định mức độ biến động của số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường, tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường. Việc xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu này giúp ta xác định mức tăng giảm hàng năm và trong từng thời kỳ, nhờ vậy có thể dự đoán được giai đoạn tiếp sau và rút ra những sai xót trong giai đoạn vừa qua. 1.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Để tính chỉ tiêu biến động số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, cơ cấu của số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn cần sử dụng chỉ tiêu quy mô số xe tham gia bảo hiểm. Để tính các chỉ tiêu biến doanh thu nghiệp vụ, cơ cấu doanh thu… cần sử dụng chỉ tiêu quy mô doanh thu. Để tính chỉ tiêu biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường cần phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ tương ứng như trên để tính. 2. Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Bảng 1 : Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005 Đơn vị : Chiếc Năm Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 4.262 4.895 4.949 5.725 5.814 5.825 Q. Hoàn Kiếm 3.628 3.809 3.852 3.624 3.775 3.845 Q. Hai Bà Trng 2.224 2.334 3.310 2.054 2.220 2.235 Q. Hoàng Mai 0 0 0 2.674 3.046 3.257 Q. Long Biên 0 0 0 2.037 2.558 3.945 Q. Thanh Xuân 1.726 1.790 2.129 2.984 2.506 3.493 Q. Tây Hồ 2.833 2.686 2.790 2.769 2.773 2.784 Q. Đống Đa 3.103 3.130 3.131 2.893 2.731 2.908 Q. Cầu Giấy 1.885 1.630 2.311 2.230 3.145 2.264 H. Sóc Sơn 1.347 2.230 1.721 1.395 1.659 1.857 H. Đông Anh 1.213 1.730 1.826 1.625 2.345 2.352 H. Gia Lâm 2.161 1.838 2.387 1.987 2.357 2.136 H. Từ Liêm 1.631 2.739 2.018 1.653 2.718 2.813 H. Thanh Trì 1.947 1.949 1.576 1.350 2.353 2.286 Xb = ∑ Xb(i) 27.960 30.760 32.000 35.000 40.000 42.000 ( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 ) Qua bảng 1 ta thấy số xe tham gia bảo hiểm của các quận nội thành là đông hpn cả, từ đó có thể suy ra mật độ xe cơ giới trong nội thành là khá cao. Quận Ba Đình là một trong những nơi có số hợp đồng cao nhất, chỉ biến động trong khoảng từ 4262 chiếc (năm 2000) cho đến cao nhất là 5825 chiếc (năm 2005). Hai quận mới thành lập trong năm 2003 là Hoàng Mai và Long Biên cũng lập tức đạt được những kết quả khả quan. Như quận Hoàng Mai, trong năm đầu tiên thành lập đã đạt 2674 chiếc, con số này ở quận Long Biên là 2037 chiếc, trong các năm sau quận Hoàng Mai đạt 3046 chiếc (năm 2004) và 3257 chiếc (năm 2005) còn quận Long Biên đạt 2258 chiêc (năm 2004) và 3945 chiếc (năm 2005). Các huyện ngoại thành tuy có số xe tham gia bảo hiểm chưa cao nhưng nhờ công tác tiếp thị bảo hiểm tốt nên số lượng luôn luôn ổn định và tăng thêm sau mỗi năm. Để có cái nhìn rõ nhất về số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội, ta sẽ nhìn vào tổng số xe ở mỗi năm và thấy rằng lượg xe đều tăng lên đều trong mỗi năm. năm 200 là 27960 chiếc, năm 2001 là 30760 chiếc, năm 2002 là 32000 chiếc, đến năm 2003 là 35000 chiếc. Năm 2004 có sự đột phá khi con số này là 40000 chiếc và đến năm 2005 là 42000 chiếc. Từ số liệu như trên ta tính biến động của số xe tham gia bảo hiểm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội với : + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối : di = Yi – Y (i-1) i = (2,n) Di = Yi – Y 0 i = (1,n) + Tốc độ phát triển : ti = i = (2,n) Ti = i = (2,n) + Tốc độ tăng (giảm) : ai = ti – 1 Ai = Ti – 1 + Giá trị 1% tăng giảm : gi = i = (2,n) Từ bảng 2 ta thấy lượng xe tham gia bảo hiểm trong các năm đều tăng. Lượng tăng trong năm 2002 là thấp nhất cũng đạt 1240 chiếc và cao nhất là năm 2004 đạt tới 5000 chiếc. Nhìn vào lượng tăng định gốc ta có thể thấy chỉ sau 5năm số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của CXCG tại công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 14040 chiếc Tốc độ tăng được tính ra cũng tương ứng với lượng tăng khi mà năm 2002 chỉ đạt 4,03% và năm 2004 đã đạt được 14,28% và nếu như tính theo tốc độ tăng định góc thì chỉ sau 5 năm công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 50,21% về số lượng xe tham gia bảo hiểm Để có thể nhìn nhận rõ được hơn ta sẽ tính xem trong từng năm 1% tăng sẽ tương ứng với bao nhiêu chiếc do số lượng xe tham gia bảo hiểm có gốc để tính là khác nhau nên 1% tăng của chúng cũng là khác nhau. Nếu năm 2001 1% tăng lên tương ứng với 279,72 chiếc thì năm 2002 đã là 307,69 chiếc và năm 2003 là 320,17 chiếc, đến năm 2004 là 350,14 chiếc và năm 2005 là 400 chiếc. Bảng 3 : Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Đơn vị : triệu Năm Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 314 326 375 398 605 619 Q. Hoàn Kiếm 392 415 426 454 682 614 Q. Hai Bà Trng 279 291 315 319 432 447 Q. Hoàng Mai 387 582 541 Q. Long Biên 368 393 412 Q. Thanh Xuân 275 293 317 345 472 482 Q. Tây Hồ 343 386 415 427 465 473 Q. Đống Đa 359 373 398 413 415 418 Q. Cầu Giấy 279 268 315 320 336 341 H. Sóc Sơn 323 346 369 487 412 438 H. Đông Anh 238 265 241 368 489 462 H. Gia Lâm 295 311 323 395 445 446 H. Từ Liêm 292 319 258 312 425 435 H. Thanh Trì 235 327 293 340 473 475 DXb = ∑ DXb(i) 3.624 3.920 4.045 5.333 6.626 6.603 ( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 ) Qua bảng 3 ta thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm không hoàn toàn tương ứng với số lượng xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh thu của các quận nội thành luôn dẫn đầu và vẫn phải kể đến các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa . . . Cao nhất là phải kể đến quận Hoàn Kiếm, trong năm 2004 đạt 682 triệu đồng, quận Ba Đình trong năm 2005 đạt 619 triệu đồng. Nhìn vào tổng thể ta thấy doanh thu của Công ty Bảo hiểm Hà Nội tăng lên đều trong các năm, như năm 2000 đạt 2634 triệu đồng, 2001 là 3920 triệu đồng, năm 2002 là 4045 triệu đồng, năm 2003 là 5333 triệu đồng và con số này của năm 2004 là 6626 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2005 lại có sự sjut giảm đoi chút khi doanh thhu chỉ đạt 6603 triệu đồng. Điều này được giải thích do năm 2005 số lượng ôtô tham gia bảo hiểm có phần giảm đi do người mua đã dừng lại để chờ sự thay đổi của Chính phủ về việc nhập khẩu ô tô. Qua số liệu ở bảng 3 ta có thể tính toán sự biến động về doanh thu của Công ty bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giai đoạn 2000 - 2005 Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh thu cũng tăng đều trong các năm, lượng tăng năm 2001 là 8,16% tương đương với 296 triệu đồng năm 2002 là 11,61% tương đương với 125triệu, năm 2003 tăng 31,84% tương ứng với 1.288 triệu đồng và năm 2004 tăng 24,24% tương ứng với 1293 triệu đồng. Duy chỉ có năm 2005 là giảm 0,35% có nghĩa là giảm 23 triệu do người dân có dấu hiệu chững lại trong việc sử dụng xe ô tô để chờ quyết định mới của nhà nước. Tuy vậy trong 5 năm công ty bảo hiểm đã tăng doanh thu lên được 82,2% tương ứng với 2979 triệu đồng Tuy vậy cũng như ở bảng trên ta cần phải tính đến 1% tăng hay giảm tương ứng với bao nhiêu tiền. Năm 2001 với 1% tăng lên công ty bảo hiểm Hà Nội tăng lên được 36,27 triệu đồng, con số này năm 2002 là 10,77 triệu nhưng năm 2003 là 40,45 triệu và năm 2004 là 53,34 triệu đồng. Cuối cùng là năm 2005, 1% giảm về doanh thu sẽ tương ứng với 65,73 triệu đồng. 2.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu - Căn cứ vào các loại xe tham gia bảo hiểm ta chia làm 5 loại : + Xe máy > 50 cm3 + Xe máy < 50 cm3 + Ô tô < 5 chỗ + Ô tô > 5 chỗ + Ô tô tải Ta thấy rằng tỷ lệ phần trăm của xe gắn máy có dung tích xilanh lớn hơn 50cm3 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số xe và thường xê dịch từ 74,6 đến 89,6% điều này phù hợp với thực tế giao thông ở đô thị nước ta đang tràn ngập xe máy. Các loại xe gầm máy có dung tích xi lanh nhỏ hơn 50m3 được quy định là học sinh cấp 3 chỉ được đi lại xe này nhưng việc làm “đầu voi đuôi chuột” đã gây ra việc số lượng xe này tham gia bảo hiểm thất thường.Số lượng ô tô con, ô tô khách và ô tô tải tham gia bảo hiểm cũng lên rất đều. Cuộc sống con người đang ngày càng được nâng cao, việc sở hữu những chiếc xe đắt tiền đã thể hiện điều đó nhưng việc mua bảo hiểm còn thể hiện trình độ dân trí của người dân đã thay đổi. Bảng thể hiện cơ cấu theo loại xe này chính là sự giải thích cho bảng 1 về sự tăng giảm % số lượng tăng lên hay giảm đi là do loại xe tham gia tăng lên hay giảm đi… Để thấy được cơ cấu doanh thu mà mỗi loại xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ta có bảng sau : Nhìn bảng 6 ta thấy rằng doanh thu có được từ bảo hiểm cho xe máy, lớn hơn 50m3 vẫn thu được nhiều nhất tuy rằng mức phí bảo hiểm để dành cho xe gắn máy rất thấp nhưng doanh từ bảo hiểm xe gắn máy > 50m3 luôn dao động từ 44,1 cho đến 60% tổng doanh thu bảo hiểm cả nghiệp vụ có riêng các loại ô tô đặc thù riêng mà mức phí bảo hiểm cao hơn hẳn chính vì vậy tuy ít về số lượng nhưng doanh thu lại rất cao. Đơn cử như các loại xe ô tô từ 50 chỗ trở lên tuỳ theo loại xe và mức trách nhiệm thì tương ứng sẽ có loại phí - Căn cứ vào mức trách nhiệm mà người chủ xe cơ giới mua bảo hiểm ta có thể chia làm 3 loại, đó là : + Mức trách nhiệm 12/30 + Mức trách nhiệm 15/80 + Mức trách nhiệm 20/80 Qua bảng 7 ta thấy rằng lượng người mua bảo hiểm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội được phân đều cho các mức và nó phụ thuộc vào ý thức và túi tiền của người mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ không bao giờ bảo hiểm 100% trách nhiệm cho người mua bảo hiểm bởi như thế sẽ tạo cho người mua có ý thức hơn, nếu có thiệt hại họ cũng phải gánh chịu hậu qua và trách nhiệm. Công ty bảo hiểm tránh được khả năng trục lợi bảo hiểm từ một số cá nhân có ý đồ xấu. Ta thấy mức mua bảo hiểm với mức trách nhiệm là 15/80 là mức trách nhiệm có đông người tham gia nhất và có tỷ lện dao động từ 38,38 – 44,14%, do đây là mức trách nhiệm có mức phí vừa phải và khi xảy ra sự có thì có mức đền bù hợp lý. Nhìn vào bảng 8 ta thấy cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ khi chia theo mức trách nhiệm có sự phân chia rõ ràng. Mức trách nhiệm 15/80 như đã nói ở trên được người mua bảo hiểm chọn nhiều. Do vậy doanh thu từ mức trách nhiệm này luôn cao hơn cả và đạt từ 53,21 – 60,24% tổng doanh thu, tiêu biểu như năm 2005 đạt tới 31.611 triệu đồng, chiếm 54,68%. - Căn cứ vào chủ phương tiện cơ giới tham gia giao thông chia thành : + Chủ xe cơ giới là người Việt Nam + Chủ xe cơ giới là người nước ngoài Số xe có chủ xe là người nước ngoài chủ yếu là cán bộ của các đại sữ quán nước ngoài tại Việt Nam, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ, doanh nhân của các Công ty liên doanh với Việt Nam. Tuy số lượng xe tham gia bảo hiểm chỉ xê dịch từ 1,66 – 2,47% trong tổng số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội, nhưng cần phải nói rằng họ rất có ý thức và rất tự giác mua bảo hiểm do có thói quen ua bảo hiểm ở mọi lĩnh vực trong cuộc sóng nhằm hạn chế rủi ro. Chính vì lý do này mà mức phí bảo hiểm dành cho họ ở mức thấp hơn so với chủ xe là người Việt Nam. Số xe có chủ là người nước ngoài tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội tuy chiếm số lượng ít nhưng đem lại doanh thu tương đối cao. Có những năm như năm 2003 chiếm tới 13,67% tổng doanh thu của nghiệp vụ. Đây là một hướng đi tiềm năng mà Công ty cần đi sâu khai thác vào những năm tới. - Muốn tính xem thị phần của Công ty Bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ này, ta cần tính xem số xe tham gia bảo hiểm ở Công ty chiếm bao nhiêu phàn trăm trong tổng số xe cơ giới đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội. Số xe cơ giới CXCG tại công ty BHHN thực chất mới chỉ chiếm vài % so vói tổng số xe có ở Hà Nội. Nếu như ở năm 2000 lượng xe tham gia bảo hiểm là 27960 chiếm 4,68, mặc dù số lượng xe tham gia bảo hiểm vẫn tăng dần đều nhưng tỷ trọng của công ty bảo hiểm Hà Nội ở nghiệp vụ này lại giảm dần từ 4,68% xuống còn 2,43%. Điều này có thể hiểu rằng số lượng xe cơ giới tăng quá nhanh nhưng thực chất ta lại chưa khai thấc được bao nhiêu. Điều này có thể là do người dân chưa có được ý thức về việc mua bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Vì vậy có thể kết luận rằng thị trường của nghiệp vụ này vẫn đang ở dạng tiềm năng. Từ bảng 11 ta có thể phân tích mức biến động của tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm. Nhìn vào bảng 12 ta thấy tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm liên tục giảm và lượng giảm trên dưới 1%. Nhìn tổng thể qua 5 năm tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm giảm 2,34%. Điều này thật sự đáng xem xét khi mà số xe tham gia bảo hiểm chỉ chiếm cao nhất là 4,76% vậy là đã giảm gần nửa. Mặc dù số xe tham gia bảo hiểm tang lên hàng năm nhưng tỷ lệ lại giảm đi được giải thích do số xe thực tế lưu hành ở nước Hà Nội tăng rất nhanh mà số xe tham gia bảo hiểm tăng chậm đặt ra cho người quản lý vấn đề về thị phần của Công ty Bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ bảo hiểm này. 2.3 – Phân tích số vụ tai nạn và tình hình giải quyết bồi thường Bảng 13 : Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội bị tai nạn trong thời kỳ 2000 – 2005 Đơn vị : Vụ Năm Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 52 42 34 34 48 58 Q. Hoàn Kiếm 37 28 29 32 30 43 Q. Hai Bà Trng 31 41 22 28 26 40 Q. Hoàng Mai 27 31 34 Q. Long Biên 24 34 36 Q. Thanh Xuân 51 37 27 30 27 39 Q. Tây Hồ 35 38 16 32 30 31 Q. Đống Đa 56 29 33 41 42 42 Q. Cầu Giấy 34 22 27 28 25 35 H. Sóc Sơn 36 26 34 31 26 21 H. Đông Anh 42 38 29 20 32 37 H. Gia Lâm 27 24 13 26 38 43 H. Từ Liêm 33 20 23 28 26 38 H. Thanh Trì 34 39 18 24 27 37 XBt = ∑ XBt(i) 468 384 305 405 442 534 ( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm về công tác bồi thường ở Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005 ) Nhìn vào bảng 13 ta thấy được số vụ tai nạn xảy ra ở từng quận huyện trong từng năm. Ta thấy số vụ tai nạn trong một số năm không tăng mà còn giảm nhiều như quận Hoàn Kiếm năm 2001 số vụ tai nạn giảm tới24,32% hay như quận Đống Đa năm 2001 giảm so với năm 2000 tới 48,21%. Tuy vậy có những khu vực số vụ tai nạn lại tăng đột biến như khu vực quận Tây Hồ năm 2002 có 16 vụ thì đến năm 2003 số vụ mà bảo hiểm đứng ra thay mặt chủ phương tiện chịu trách nhiệm dân sự đã là 32 vụ. Nhìn vào tổng thể số liệu thì năm 2002 là năm có số tai nạn ít nhất 305 vụ và năm 2005 là năm có số vụ tai nạn tăng đột biến cao nhất 534 vụ tăng 20,81% so với năm 2004 Bảng 14: Biến động số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội bị tai nạn trong thời kỳ 2000- 2005. Năm Số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn (chiếc) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối ( chiếc) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm ) (%) LH (di) ĐG (Di) LH (t) ĐG (T) LH (ai) ĐG (Ai) 2000 468 2001 384 - 84 - 84 0,82 0,82 - 0,18 - 0,18 2002 305 - 79 - 163 0,79 0,65 - 0,21 - 0,35 2003 405 100 - 63 1,33 0,86 0,33 - 0,14 2004 442 37 - 26 1,09 0,94 0,09 - 0,06 2005 534 92 66 1,21 1,14 0,21 0,14 (Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005) Số xe bị tai nạn liên tục giảm trong các năm 2001 và 2002, lượng giảm lần lượt là84 và 79 vụ, đến năm 2003 thì tăng 100 vụ, năm 2004 tăng 37 vụ và năm 2005 tăng 92 vụ. Nhìn vào lượng tăng định gốc ta thấy năm 2000 là năm có số vụ tai nạn khá lớn, nên các năm sau đều giảm so với năm 2000, duy chỉ có năm 2005 là tăng hơn so với năm 2000 là 66 vụ. Tốc độ giảm tương ứng của năm 2000 và 2001 lần lượt là 0,18 và 0,21 ; đến năm 2003 lại tăng 0,33 ; năm 2004 tốc độ tăng là 0,09 và năm 2005 là 0,21. nhìn vào tốc độ tăng định gốc ta thấy có năm 2005 là năm có tốc độ tăng so với năm 2000 là 0,14. Xác định 1% của lượng giảm năm 2001 và 2002 có giá trị lần lượt là : 466,67 và 376,19 chiếc. 1% tăng của năm 2000là 303,03 chiếc ; năm 2004 là 616,67 chiếc. Lượng tăng 1% của năm 2005 so với năm 2004 tương ứng với 438,09 chiếc. Từ số liệu về số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn ta có thể lập bảng tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm tai nạn trên tổng số xe tham gia mua bảo hiểm. Bảng 15: Tỷ trọng xe cơ giới bị tai nạn tham gia bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội trên tổng số xe thực tế lưu hành ở Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005 Năm Số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn ( chiếc ) Số xe tham gia bảo hiểm ( chiếc ) Tỷ trọng ( % ) 2000 468 27960 1,67 2001 384 30760 1,23 2002 305 32000 0,95 2003 405 35000 1,16 2004 442 40000 1,1 2005 534 42000 1,27 ( Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê định kỳ của phòng cảnh sát giao thông Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005) Số vụ tai nạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số xe tham gia bảo hiểm chỉ khoảng trên dưới 1% điều đó thể hiện việc khi người tham gia mua bảo hiểm đồng thời họ có ý thức luôn trong việc đi an toàn. Trong năm 2000 số người tham gia bảo hiểm bị tai nạn chiếm 1,67% trong tổng số người mua bảo hiểm ở công ty bảo hiểm Hà Nội. Tỉ lệ này đến năm 2001 giảm xuống là 1,23%, năm 2003 là 0,95%. Đến năm 2003 tỉ lệ này là 1,16% thì năm 2004 là 1,1% tuy tỉ lệ có giảm nhưng không phải do số vụ tai nạn giảm mà do số lượng người tham gia bảo hiểm ở công ty tăng lên.Đến năm 2005 cũng vậy tuy tỉ lệ số người mua bảo hiểm bị tai nạn tăng không nhiều nhưng thực chất số vụ tai nạn là 524 vụ do số người mua bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng cao. Từ tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn ta có thể tính được sự biến động của tỷ lệ này qua các năm. Bảng 16 : Biến động tỷ lệ xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005 Năm Tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn (%) Lượng tăng (giảm)(%) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm)(%) LH () ĐG () LH ( t) ĐG ( T) LH ( ) ĐG () 2000 1,67 2001 1,23 -0,44 -0.44 0,74 0,74 -0,26 -0,26 2002 0,95 -0,28 -0,72 0,77 0,57 -0,23 -0,43 2003 1,16 0,21 -0,51 1,22 0,69 0,22 -0,31 2004 1,10 -0,06 -0,57 0,95 0,66 -0,05 -0,34 2005 1,27 0,17 -0,4 1,15 0,76 0,15 -0,24 (Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005) Qua bảng 16 ta thấy lượng tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn lần lượt giảm trong các năm 200 và 2001 là 0,44% và 0,28% ; đến năm 2003 lại tăng 0,21% ; năm 2004 giảm 0,06% và năm 2005 tăng 0,17%. Nhìn chung cả giai đoạn có lúc tăng giảm nhưng không đáng kể và năm 2005 tăng so với năm 2000 là 0,17%. - Phương châm của Bảo hiểm Hà Nội là phải nhanh chóng giải quyết hậu quả, bồi thường trách nhiệm cho chủ xe cơ giới để có thể kịp thời giúp người thứ ba bị tai nạn sớm khắc phục hậu quả. Bảng 17 : Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005. Đơn vị : Chiếc Năm Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 48 39 30 31 45 52 Q. Hoàn Kiếm 36 25 27 29 30 39 Q. Hai Bà Trng 27 40 19 26 25 37 Q. Hoàng Mai 25 30 31 Q. Long Biên 21 31 34 Q. Thanh Xuân 46 35 25 29 26 36 Q. Tây Hồ 32 34 16 30 28 28 Q. Đống Đa 51 27 31 37 41 40 Q. Cầu Giấy 34 19 22 25 21 33 H. Sóc Sơn 33 26 32 28 25 19 H. Đông Anh 40 37 26 17 39 35 H. Gia Lâm 23 23 13 23 37 40 H. Từ Liêm 30 17 22 24 22 35 H. Thanh Trì 32 35 16 21 24 36 XBBt = ΣXBBt(i) 432 357 279 366 424 495 (Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005) Từ số liệu ở bảng trên, ta có thể phân tích biến động xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường Năm Số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường (chiếc) Lượng tăng (giảm) (chiếc) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) LH () ĐG( ) LH( t) ĐG ( T) LH () ĐG () 2000 432 2001 357 -75 -75 0,83 0,83 -0,17 -0,17 2002 279 -78 -153 0,78 0,64 -0,22 -0,36 2003 366 87 -66 1,31 0,85 0,31 -0,15 2004 424 58 -8 1,16 0,98 0,16 -0,02 2005 495 71 63 1,17 1,15 0,17 0,15 Bảng 18 : Biến động số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005 (Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005) Nhìn vào bảng 18, ta thấy trong năm 2001 và 2002 số vụ tai nạn được giải quyết bòi thường ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giảm lần lượt là 75 và 78 vụ, đến năm 2003 lại tăng lên 87 vụ, năm 2004 tăng 58 vụ và năm 2005 tăng 71 vụ. Do năm 2000 có số vụ tai nạn tăng cao nên số vụ được giải quyết bồi thường cũng cao, nhìn vào lượng tăng định gốc ta thấy các năm sau đều giảm so với năm gốc và chỉ có năm 2005 là tăng hơn 63 vụ so với năm 2000. Từ nguồn số liệu về số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, ta có bảng tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường trên tổng số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn. Bảng 19: Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường. Năm Số xe tham gia BH bị tai nạn (chiếc) Số xe tham gia BH bị tai nạn được giảI quyết bồi thường (chiếc) Tỷ trọng (%) 2000 468 432 92,30 2001 379 357 94,20 2002 305 279 91,47 2003 405 366 90,37 2004 442 424 95,93 2005 534 495 92,70 (Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005) Tỷ lệ giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm là khá cao luôn trên 90%. Đây là một thành công của công ty bảo hiểm Hà Nội trong việc chăm sóc khách hàng. Năm 2000 công ty đã giải quyết được 92,3% số vụ tai nạn, năm 2001 là 94,2%, năm 2002 là 91,47% đến năm 2003 thì thấp nhất khi chỉ đạt được 90,37%. Điều này được giải thích rằng nguyên nhân do khách hàng không nộp đầy đủ giấy tờ để công ty bảo hiểm đứng ra giải quyết. Đến năm 2004 công ty đã giải quyết được 95,93% số vụ tai nạn và đây là tỉ lệ cao nhất mà công ty đạt được mặc dù năm 2005 là năm có số vụ giải quyết bồi thường cao nhất là 495 vụ nhưng chỉ chiếm 92,7%. Từ bảng 19 ta có thể tính mức biến động tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bôì thường. Bảng 20 : Biến động tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường Năm Tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường (%) Lượng tăng (giảm) (%) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%) LH () ĐG () LH (t) ĐG (T) LH ( ) ĐG ( ) 2000 92,30 2001 94,20 1,90 1,90 1,02 1,02 0,02 0,02 2002 91,47 -2,73 -0,83 0,97 0,99 -0,03 -0,01 2003 90,37 -1,10 -1,93 0,99 0,98 -0,01 -0,02 2004 95,93 5,56 3,63 1,06 1,04 0,06 0,04 2005 92,70 -3,23 0,04 0,97 1,01 -0,03 0,01 (Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005) Qua bảng 20 ta thấy tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường giảm trong các năm 2002 ; 2003 ; 2005 và chỉ tăng ở năm 2001 và 2004. Tốc độ tăng của 2 năm 2001 và 2004 lần lượt là 0,02% và 0,06%. Còn các năm 2002 ; 2003 ; và 2005 giảm lần lượt là ,03 ; 0,01 ; 0,03%. Tốc độ tăng định gốc của năm 2005 so với năm 2000 là 0,01% CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA. I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI THỜI KỲ 2000 - 2005 Trải qua một thời kỳ dài hình thành và phát triển, bảo hiểm Hà Nội đã lớn mạnh không ngừng và có những đổi mới đáng kể. Với hơn 60 nghiệp vụ bảo hiểm đưa vào hoạt động đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng với chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao giữ được chữ tín với đông đảo khách hàng với chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, giữ được chữ tín với đông đảo khách hàng. Tuy nhiên để có được các thành tích đáng kể như trên phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của thành uỷ, UBND thành phố, sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành và sự công tác chặt chẽ của các đơn vị khách hàng, các tầng lớp dân cư và hệ thống đại lý; cộng tác viên. Những năm gần đây, mặc dù phải hoạt động trong sự cạnh tranh khắc nghiệt bảo hiểm Hà Nội vẫn liên tục đổi mới và tăng trưởng cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong bảo hiểm của thành phố nhờ vậy đã khẳng định được vài trò của bảo việt trên thị trường bảo hiểm. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là một nghiệp vụ truyền thống của Công ty. Có thể nói năm 2005 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của CXCG ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên ngoài những mặt đã làm được còn rất nhiều những tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau cần chúng ta tìm hiểu để có sự khắc phục kịp thời. 1. Những mặt đã làm được. 1.1. Về công tác khai thác Công tác khai thác đã được thực hiện tốt và đem lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe. Để đạt được kết quả này là do sự nhiệt tình năng động của đội ngũ cán bộ của Công ty. Họ đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thêm vào đó là sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty với những chính sách chăm sóc khách hàng hợp lí. Đối với các khách hàng lớn Công ty có sự ưu đãi đặc biệt về phí bảo hiểm, thưởng khi hạn chế tổn thất tốt… Bảo hiểm Hà Nội đã phát triển đại lý tới tất cả mọi nơi trên địa bàn thành phố nhất là các khu vực sầm uất, nhu cầu giao thông đi lại lớn. Đồng thời Công ty đã trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động khai thác như: máy vi tính nối mạng, máy in… 1.2. Về công tác giám định và bồi thường tổn thất. Đây là công tác có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong những năm qua, khối lượng công việc của công tác này tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội tăng lên liên tục. Tuy nhiên Công ty vẫn đảm bảo giải quyết tốt tất cả các hồ sơ, tình trạng nợ đọng hồ sơ của khách hàng hầu như là không có. Để kịp thời sự đòi hỏi ngày càng cao của công việc, ban lãnh đạo Công ty thường xuyên có những công tác nhằm củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết bồi thường, tạo sự chủ động cho các chi nhánh cấp dưới trong việc giải quyết các sự kiện bảo hiểm. Công ty thực hiện phương châm: giải quyết nhanh, kịp thời và chính xác. Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra, khách hàng đều được hướng dẫn thủ tục ban đầu nhanh chóng, nhiều trường hợp khách hàng gặp khó khăn được giải quyết tạm ứng để bớt khó khăn ban đầu. Rất nhiều hồ sơ được giải quyết ngay trong ngày để hạn chế đi lại nhiều, giảm phiền hà cho khách hàng. Việc thông tin về khách hàng giữa các phòng khai thác và phòng bồi thường trên phân cấp kịp thời do đó Công ty đã có những giải quyết mềm dẻo, vừa đảm bảo đúng quy định, vừa phục vụ tốt khách hàng. 1.3. Về tổ chức hoạt động. Hoạt động của Công ty đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển thuận lợi. Với phương châm “phục vụ khách hàng tốt nhất” Bảo hiểm Hà Nội đã có một mạng lưới đại lí, cộng tác viên đến tận các xã phường. Công ty đã triển khai bảo hiểm trên khắp địa bàn Hà Nội và đã có những đáp ứng thích hợp trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2. Những hạn chế. - Công ty mặc dù đã chú trọng công tác quảng cáo, tạo dựng hình ảnh nhấy định về mình đối với khách hàng, song vẫn chưa được thường xuyên và nổi bật. Điều này một phần là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa tới. + Về nguyên nhân chủ quan là do suốt một thời kỳ dài, nhắc đến bảo hiểm Việt Nam là nhắc đến “Bảo Việt”. Chính vì vậy mà Công ty trong một thời gian dài chỉ ngồi chờ khách đến với mình mà không có sự chủ động tìm kiếm khách hàng. + Bên cạnh đó lại có những nguyên nhân khách quan đó là sự cạnh tranh khốc liệt của rất nhiều Công ty trên thị trường bảo hiểm. Họ tranh dành khách bằng mọi giá, trong đó có những Công ty cạnh tranh không lành mạnh như tặng quà, lôi kéo khách hàng bằng cách hạ giá phí mặc dù mức phí là do Bộ Tài Chính đã quy định chung cho tất cả các Công ty bảo hiểm. - Tỷ lệ bồi thường vẫn chưa cao do: + Nguyên nhân chủ quan là do cán bộ thiếu mẫn cán, thái độ tác phong phục vụ khách hàng chưa được tốt, điển hình như có một số vụ phức tạp nhưng đã không giải quyết và báo cáo cấp lãnh đạo một cách kịp thời để có hướng chỉ đạo và giải quyết cụ thể dẫn tới hậu quả là làm mất uy tín với khách hàng và đặc biệt là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Công ty. + Bên cạnh đó cũng do một số nguyên nhân khách quan là do các chủ phương tiện không chịu nộp ngay các giấy tờ thủ tục liên quan hay bị sự cản trở của người xung quanh khi giám định. - Công tác đề phòng hạn chế tổn thất, mặc dù ngày càng được quan tâm song hiệu quả còn rất khiêm tốn do chưa thực sự tuyên truyền đúng nơi đúng chỗ. Nhiều công trình giao thông như: đường lánh nạn, hệ thống báo hiệu chỉ dẫn…. vẫn chưa được tính toán kỹ lưỡng nên hiệu quả không cao. - Bảo Việt Hà Nội vẫn còn thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, một số cán bộ còn lại từ khi Bảo Việt còn độc quyền trên thị trường bảo hiểm nên chưa kịp thích nghi với tình hình thị trường mới. Ngoài ra còn do công tác đào tạo không mang tính thường xuyên, lâu dài và chưa có kế hoạch cụ thể. Nhất là cán bộ về giám định, đây là bộ phận quan trọng quyết định đến sự thành bại của Công ty bảo hiểm, đòi hỏi cán bộ giám định phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm để có thể thực hiện công việc thật sự hiệu quả. II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI. - Liên tục tạo thế vững chắc cho Công ty trên thị trường bảo hiểm, tăng sức cạnh tranh cho Công ty thông qua những hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, giám định bồi thường. Thực hiện mục tiêu, sứ mệnh là phục vụ khách hàng, đảm bảo ổn định tài chính cho khách hàng, tránh những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội. - Tăng doanh thu ở tất cả các nghiệp vụ nhưng vẫn chú trọng tập trung vào các nghiệp vụ truyền thống: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây lắp, bảo hiểm con người… - Xây dựng và thực hiện các biện pháp khai thác phù hợp để khách hàng tham gia bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Hà Nội, không ngừng mở rộng thị phẩm của Công ty. - Chú trọng công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho các cán bộ, nhân viên, đại lý của Công ty. - Tiếp tục duy trì và xây dựng các mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI. 1. Với công tác khai thác Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, khai thác là khâu đầu tiên đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bất kì nghiệp vụ bảo hiểm nào. Tuy nhiên công tác khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vẫn chưa được triển khai một cách triệt để, số xe tham gia bảo hiểm chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số xe đang lưu hành mặc dù đây là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc. Điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân cơ bản: - Thứ nhất, do điều kiện kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao nên nhu cầu về bảo hiểm chưa nhiều và chưa trở thành thói quen, tập quán thực sự của người dân như ở các nước phát triển. - Thứ hai, thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty bảo hiểm, không chỉ riêng Bảo Việt Hà Nội triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Hà Nội mà còn có rất nhiều Công ty khác cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này như: PJICO, Bảo Minh, Bảo Long… đều là các Công ty lớn, điều này cũng làm cho thị phần của nghiệp vụ bảo hiểm này bị san sẻ. - Một nguyên nhân khác nữa là do ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao, mặc dù đây là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc nhưng các chur xe tham gia bảo hiểm với số lượng thấp, họ chưa tham gia bảo hiểm một cách tự nguyện. Vậy để thực hiện tốt khâu khai thác Công ty cần có những biện pháp sau: a/ Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. Quảng cáo là hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân và được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông. Quảng cáo là một công cụ hữu hiệu đặc biệt là đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Sản phẩm bảo hiểm nói chung là hết sức trừu tượng và sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng lại càng trìu tượng hơn nữa vì khách hàng chỉ thấy được chất lượng của sản phẩm, ích lợi của việc tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nên Công ty lại càng phải tăng cường quảng cáo để cho khách hàng thấy được ưu thế của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu về sản phẩm này … từ đó Công ty sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Đồng thời cùng với việc vận động, tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Công ty cũng cần tổ chức những buổi hội nghị khách hàng nhằm lắng nghe ý kiến của khách hàng để từ đó rút kinh nghiệm, và hoàn thiện hơn trong thao tác nghiệp vụ. Việc tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng cần phải được thực hiện đúng lúc, đúng thời điểm nếu không sẽ rất lãng phí. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện công tác quảng cáo là thời điểm thu phí và khi giải quyết bảo hiểm cho khách hàng để họ thấy được tính cần thiết của bảo hiểm trong cuộc sống. b/ Tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa Công ty với khách hàng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải xem xét lợi nhuận dưới một góc nhìn khác. Nếu vì lợi nhuận trước mắt mà để mất khách hàng thì không thể duy trì được hoạt động lâu dài. Chiến lược khách hàng đòi hỏi Công ty phải thay đổi cơ cấu quản lý theo hướng tập trung vào khách hàng. Do đó, Công ty phải điều chỉnh những sự khác biệt về chiến lược, sản phẩm cung cấp, dịch vụ cung cấp, giải quyết khiếu nại. Khách hàng sẽ có những yêu cầu và mong muốn khác nhau đối với chất lượng dịch vụ của Công ty. Vậy nên Công ty cần có một sách lược mềm dẻo để đáp ứng những nhu cầu khác nhau đó. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về Công ty nào có chiến lược tiếp cận khách hàng riêng, độc đáo và duy nhất. Sự thành công trong tương lai phụ thuộc nhiều vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng không chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà còn vì lợi nhuận lâu dài. Sản phẩm là quan trọng, nhưng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm và tái tục trong một thời gian dài mới là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc duy trì khách hàng được cụ thể ở một số điểm: - Tối đa hoá khả năng khách hàng sẽ tái tục những hợp đồng hiện có. - Giảm thiểu khả năng khách hàng huỷ hợp đồng. - Tạo ra lợi nhuận từ nhóm khách hàng hiện có. Đối với các chủ xe là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, Công ty cần phải có những chế độ chăm sóc khách hàng thường xuyên và khuyến khích họ tham gia bằng cách giảm phí, trích hoa hồng. c/ Điều chỉnh và thay đổi mức phí mới phù hợp nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Các biểu phí và hạn mức trách nhiệm hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng mọi khả năng tài chính của các chủ xe và cả những chủ xe là người nước ngoài. Việc thu phí có thể linh động đối với các đơn vị tham gia bảo hiểm với số lượng lớn, thủ tục thanh toán phí nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng có thể thanh toán bằng mọi phương tiện thanh toán như: tiền mặt, séc, chuyển khoản… d/ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cảnh sát giao thông để cùng có các biện pháp kiểm tra thường xuyên việc tham gia bảo hiểm bắt buộc của các chủ xe. Cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đặc biệt là đối với các xe gây ra tai nạn. e/ Ngoài ra, Công ty không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội ngũ cộng tác viên, đại lý. Công ty cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho mạng lưới cộng tác viên, đại lí của mình nâng cao vềc trình độ nghiệp vụ để củng cố vững vàng hơn nghiệp vụ khai thác của họ. Trong điều kiện ngày nay Công ty không chỉ có một mục tiêu là bán sao cho nhiều mà còn phải thay mặt Công ty giải thích, tuyên truyền cho mọi người thấy được tác dụng thiết thực của bảo hiểm trong cuộc sống, đặc biệt là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Bên cạnh đó cũng cần có những chế độ khen thưởng thoả đáng đối với các cộng tác viên, đại lí làm việc tốt, có hiệu quả, khai thác được nhiều, từ đó khuyến khích họ nhiệt tình và tận tuỵ hơn trong công việc. Hoàn thiện công tác khai thác là bước thành công đầu tiên tạo đà cho các khâu sau này, tăng hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Chính vì vậy mà khâu này phải được chú trọng và phát triển hơn nữa trong thời gian tới. 2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Đây là công tác giúp giảm số vụ tai nạn, giảm thiệt hại từ đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh. Công tác này đang là mối quan tâm của toàn xã hội nói chung và của Bảo Việt Hà Nội nói riêng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cần chú ý một số điểm sau: a/ Hỗ trợ kinh phí với các Công ty bảo hiểm khác và ngành giao thông vận tải để nâng cấp chất lượng đường xá, cầu cống. Đây là vấn đề đòi hỏi có sự liên kết giữa các Công ty bảo hiểm và phải có thời gian cũng như nguồn kinh phí lớn. b/ Tăng cường tuyên truyền giáo dục chủ xe về ý thức tôn trọng pháp luật và an toàn giao thông đường bộ. Tổ chức các đợt tập huấn lái xe chính và lái phụ, đề cao trách nhiệm của họ. Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị của xe đặc biệt là các thiết bị an toàn để khắc phục những bộ phận có nguy cơ hư hỏng gây nguy hiểm. Công ty cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đăng kiểm, cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra định kỳ, thường xuyên về an toàn kĩ thuật. c/ Tổng kết đánh giá. Xem xét lại các vụ tai nạn giao thông đã xảy ra để tìm ra những nguyên nhân gây tai nạn. Từ đó đề ra các biện pháp phòng tránh và khắc phục hậu quả tai nạn. 3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất Có thể nói giám định và bồi thường tổn thất là hai khâu cuối cùng trong hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm. Nếu giám định tốt, chính xác tạo điều kiện cho bồi thường đúng. Cùng với việc hoàn thiện hơn nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, công tác giám định và bồi thường cũng ngày càng được chú trọng và nâng cao chất lượng. Hai công tác này luôn được coi là hai mắt xích nối liền nhau đảm bảo hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ. Để phát triển hơn nữa công tác này, trong thời gian tới Công ty cần thực hiện một số biện pháp: a/ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên. Để có thể thực hiện tốt công tác này trong mọi hoàn cảnh, điều kiện phức tạp. Bảo Việt Hà Nội cũng cần mở rộng hơn nữa quan hệ đối với các Công ty khác trong lĩnh vực giám định, với đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, có như vậy việc giám định giá trị thiệt hại, xác định nguyên nhân tai nạn mới nhanh chóng và chính xác. b/ Thủ tục bồi thường cần đơn giản hơn Nhằm giảm bớt những giấy tờ, công đoạn không cần thiết và rút ngắn thời gian chi trả tiền bồi thường cho khách hàng để cho họ có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống sau tai nạn. Vì vậy yêu cầu ngày nay đối với các Công ty bảo hiểm là giải quyết bồi thường nhanh, đúng, hợp lý. c/ Chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên Công ty cũng phải được nâng cao hơn nữa. Vì phục vụ tốt khách hàng trong khâu này là hình thức tuyên truyền hữu hiệu nhất về Công ty nói chung và về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng. d/ Giữa các văn phòng đại diện và các phòng bồi thường cần phải có sự phối hợp đồng bộ. Đối với những hồ sơ trên cấp, các văn phòng đại diện cung cấp chứng từ ban đầu, trên cơ sở đó phòng bồi thường tính toán cụ thể số tiền bồi thường sau đó thông tin cho các văn phòng tránh tình trạng bồi thường ở cả hai cấp. e/ Công tác giám định cần phải tiến hành ngay sau khi có tai nạn xảy ra Để tránh tình trạng hiện trường bị thay đổi do khách quan hay cố ý của chủ xe và người bị nạn nhằm trục lợi bảo hiểm. - Giám định viên cần tận tình hướng dẫn chủ xe về các thủ tục hồ sơ đầy đủ, hợp lệ giúp họ nhanh chóng hoàn thành hồ sơ tai nạn. Tính toán chính xác các khoản tiền bồi thường, chi trả bồi thường đúng, giải thích cho chủ xe về tính hợp lí của các khoản bồi thường, tránh gây phiền hà khó khăn cho chủ xe. - Hạn chế thấp nhất tình trạng nợ đọng hồ sơ vì nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm cho khách hàng mất tin tưởng vào Công ty, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. g/ Công ty cần trang bị máy móc trang thiết bị hiện đại hơn nữa cho đội ngũ giám định và thanh tra với những kiến thức chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, có khả năng tổng hợp trình tự của các văn bản pháp lí cần thiết cũng như phải am hiểu về xe cơ giới. Như vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác giám định và bồi thường, giúp tăng doanh thu, giảm chi phí đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 4. Công tác tổ chức nhân sự Trong mọi doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng có tổ chức, có hướng đích và đạt hiệu quả cao thì cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cũng như trình độ tổ chức quản lý công việc. Các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng cạnh tranh nhau gay gắt, không chỉ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mà cả các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Do đó để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh ấy cán bộ bảo hiểm cần phải có năng lực thực sự về chuyên môn nghiệp vụ của mình. Hiện nay cạnh tranh không chỉ biểu hiện ở hình thức giảm phí, tăng các khoản chi cho khách hàng, đại lí mà cạnh tranh dựa trên cơ sở năng lực, trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ. Doanh nghiệp bảo hiểm nào có đội ngũ cán bộ giỏi, tạo được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng thì sẽ có lợi thế cạnh tranh. Để có được đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, Bảo Việt Hà Nội cần chú trọng đến khâu tuyển chọn lao động đầu tiên, chuyển từ chiến lược phát triển từ lượng là chính sang chất là trọng tâm trong tất cả các khâu, các nghiệp vụ. Lao động được tuyển chọn vào làm việc trong ngành bảo hiểm phải đáp ứng về trình độ chuyên môn, chuyên ngành bảo hiểm. Đội ngũ cán bộ này phải có khả năng giao tiếp, giao dịch với khách hàng trong nước cũng như nước ngoài, phải có tinh thần hăng say với công việc, năng động và quyết đoán trong công việc. Do sự phát triển không ngừng của các cuộc cách mạng, phân công lao động luôn đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao trong tất cả các ngành nói chung và bảo hiểm nói riêng. Do đó Công ty cần thường xuyên chú trọng đến khâu đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình thực tế. Để công tác đào tạo đạt kết quả cao, cần bảo đảm các điều kiện: - Công tác đào tạo phải căn cứ vào hệ thống chất lượng của công ty (ISO) mà sản phẩm của chất lượng đào tạo là phần “giá trị tăng thêm” của “học viên đầu ra” so với “học viên đầu vào” theo các tiêu chuẩn mà mỗi cán bộ nhân viên bảo hiểm phải đạt được tuỳ thuộc vào chức trách của từng người. - Công ty phải xác định khối lượng đào tạo, trình độ đào tạo nào là hợp lí và ở trình độ nghiệp vụ đó thì cần học những nghiệp vụ gì? Đối với những đối tượng chưa được đào tạo đầy đủ hoặc đã được đào tạo nhưng chương trình đó không còn phù hợp với thực tế nữa thì cần được đào tạo bổ sung và đào tạo lại. - Chương trình học phải theo các thứ tự nhất định từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên đối với những học viên có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thì có thể được đặt cách học các chương trình cao hơn. - Giảng viên phải là người có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy, có thể mời các chuyên gia, các giảng viên của trường đại học… - Có các biện pháp hỗ trợ cho đào tạo như: tạo điều kiện về mặt thời gian, hỗ trợ tài chính, đảm bảo quyền lợi cho họ khi đi học. - Công ty cũng cần có cơ sở vật chất đầy đủ như nhà cửa, trường lớp, các phương tiện máy móc, trang thiết bị phục vụ khác để đáp ứng nhu cầu đào tạo thường xuyên. Bên cạnh việc tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên, Công ty cũng phải chú trọng đến việc sàng lọc, sa thải các cán bộ nhân viên không có năng lực chuyên môn, làm việc kém hiệu quả, có hành vi sai phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tin, chất lượng sản phẩm của Công ty đối với khách hàng trên thị trường. Công ty cũng nên có biện pháp xử phạt thích hợp đối với mỗi hành vi sai phạm của cán bộ nhân viên. 5. Những kiến nghị trong việc hoàn thiện công tác thống kê bảo hiểm . Công tác thống kê bảo hiểm nói chung và thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng góp phần đưa bảo hiểm nước ta tiến lên theo kịp với các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc nắm bắt thông tin kịp thời chính xác quyết định tới quá nửa sự thành công. Số liệu thống kê bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới nói riêng đều hướng tới đối tượng phục vụ nhất định. Người sử dụng số liệu là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý cấp cao của Công ty, chính phủ, các doanh nhân trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy cần phải thống nhất cách ghi chép hay thống kê số lượng hợp đồng bảo hiểm thì mới đảm bảo tính so sánh quốc tế của số liệu, có như thế mới đáp ứng được những nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, cũng như bao nhiêu hoạt động khác, hoạt động thống kê rất cần kinh phí. Do đó Nhà nước cần phải có chính sách thích đáng về đào tạo cán bộ, lương bổng phù hợp để góp phần đưa công tác thống kê Việt Nam đuổi kịp những nước tiên tiến. Cần phải bảo đảm tính bảo mật số liệu. Bất cứ ở đâu, ở thời kỳ nào thì việc bảo mật số liệu là rất cần thiết, nó góp phần đưa giá trị thông tin lên cao và làm cho vị trí của công tác thống kê đứng vững trong nền kinh tế. Chính vì vậy Nhà nước cần có quy định cụ thể về tính bảo mật của số liệu thống kê. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều phải đối diện với sự lựa chọn đó lá phát triển không ngừng hoặc phá sản. Chính vì vậy việc đánh giá công tác là một việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp cho lãnh đạo, các nhà quản lý hiểu rõ hơn về Công ty để từ đó có thể đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm giúp cho Công ty tồn tại và phát triển. Thị trường bảo hiểm TNDS của CXCG Việt Nam còn rất tiềm năng và hứa hẹn sự sôi động trong những năm tới đây. Chính vì điều này đòi hỏi Công ty bảo hiểm Hà Nội cần có sự đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể sẵn sàng đón nhận các vận hội cũng như khó khăn ở trước mặt. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội và phân tích về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới trong thời kỳ 2000 – 2005 em thấy rằng đây là một nghiệp vụ cho lợi nhuận cao, đòi hỏi cán bộ có năng lực để có thể theo sát công việc. Đề tàI nghiên cứu của em đã khái quát được về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nêu được những thành công và tồn tại trong thời gian qua đồng thời dự báo về sự phát triển của nghiệp vụ trong tương lai gần. Đưa ra một số kiến nghị có thể áp dụng vào thực tiễn giúp cho nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội phát triển. Hy vọng rằng với tiềm năng to lớn và uy tín sẵn có Bảo hiểm Hà Nội sẽ đủ sức tồn tại và phát triển mạnh. Để có được bàI viết này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Thống kê cùng với thầy giáo hướng dẫn. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em về thực tiễn và cung cấp số liệu làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Bảo hiểm. 2. Giáo trình Lý thuyết thống kê 1 và 2. 3. Thống kê Bảo hiểm – Xuất bản 1996 4. Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm 5. Báo cáo thường niên của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. 6. Bảo Việt 40 năm xây dựng và phát triển (NXB Văn hoá - Thông tin tháng1/2005) 7. Tổng kết công tác kinh doanh từ năm 2000 đến năm 2005. 8. Tài liệu nghiệp vụ xe cơ giới. 9. Trang web Tổng công ty: www.baoviet.com.vn MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005.docx
Luận văn liên quan