Phân tích tình hình sử dụng chi phí và các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán tại công ty cổ phần cà phê An Giang

MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY . . 3 1.1. Giới thiệu chung . 3 1.2. Các đơn vị trực thuộc . 3 1.3. Lịch sử hình thành 4 1.4. Lĩnh vực hoạt động: . . 5 1.5. Sơ đồ tổ chức . . 5 1.6. Định hướng: 9 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM NĂM 2010 . 10 2.1. Tình hình chung: 10 2.2. Thị trường xuất khẩu năm 2010: . 11 3. NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ DOANH NGHIỆP QUA NĂM 2009 & 2010 . 13 3.1. Khái niệm: . 13 3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tại Công ty Cổ Phần Cà Phê An Giang 13 3.2.1. Số liệu “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm 2009 và 2010 . . 13 3.2.2. Xử lý số liệu 15 3.2.3. Phân tích số liệu: 17 3.2.4. Các nhân tố tác động đến giá vốn hàng bán của doanh nghiệp: 22 4. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TỐI ĐA CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA DOANH NGHIỆP . . 26 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Giới thiệu chung  Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ AN GIANG  Tên giao Anh : COMPANY AN GIANG COFFEE JOINT - STOCK  Tên viết tắt : AN GIANG COFFEE  Địa chỉ : Đường số 04, KCN Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai  Điện thoại : 061 6280 299  Fax : 061 6280 297  Email : contact@angiangcoffee.com  Website : http:///.www.angiangcoffee.com  Mã số thuế : 3600708142  Vốn điều lệ : 83.000.000.000 đồng Tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2011,công ty thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 83 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng theo 2 đợt:  Đợt 1: Phát hành 4,15 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, bán bằng mệnh giá.  Đợt 2: Phát hành 2,55 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hoặc các đối tác chiến lược với giá không thấp hơn mệnh giá.  Cả 2 đợt chào bán tăng vốn đều được thực hiện từ sau ĐHCĐ thường niên 2011 đến 31/12/2011.

pdf26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình sử dụng chi phí và các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán tại công ty cổ phần cà phê An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THƢƠNG MẠI BÀI TIỂU LUẬN Môn : Kinh Tế Thƣơng Mại Đề tài: Phân tích tình hình sử dụng chi phí và các nguyên nhân ảnh hƣởng đến giá vốn hàng bán tại Công ty Cổ Phần Cà Phê An Giang Giảng viên : Th.S Ngô Thị Hải Xuân Lớp : HC16TM02 Nhóm : 9 Sinh viên thực hiện:  Hồ Thị Mỹ Hoàng  Lê Minh Tâm  Trần Thị Uyên Uyên  Lê Hoàng Vũ  Trần Văn Vương Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 08.2011 2 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ......................................................................................................... 3 1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................................................... 3 1.2. Các đơn vị trực thuộc ........................................................................................................................... 3 1.3. Lịch sử hình thành ................................................................................................................................ 4 1.4. Lĩnh vực hoạt động: .............................................................................................................................. 5 1.5. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................................................................... 5 1.6. Định hướng: ......................................................................................................................................... 9 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM NĂM 2010 ... 10 2.1. Tình hình chung: ................................................................................................................................ 10 2.2. Thị trường xuất khẩu năm 2010: ......................................................................................................... 11 3. NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ DOANH NGHIỆP QUA NĂM 2009 & 2010 ...................................................................................................................................................... 13 3.1. Khái niệm:.......................................................................................................................................... 13 3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tại Công ty Cổ Phần Cà Phê An Giang ......................................... 13 3.2.1. Số liệu “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm 2009 và 2010 ............................................................ 13 3.2.2. Xử lý số liệu ............................................................................................................................... 15 3.2.3. Phân tích số liệu:......................................................................................................................... 17 3.2.4. Các nhân tố tác động đến giá vốn hàng bán của doanh nghiệp: .................................................... 22 4. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TỐI ĐA CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................................................................................ 26 3 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Giới thiệu chung  Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ AN GIANG  Tên giao Anh : COMPANY AN GIANG COFFEE JOINT - STOCK  Tên viết tắt : AN GIANG COFFEE  Địa chỉ : Đường số 04, KCN Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai  Điện thoại : 061 6280 299  Fax : 061 6280 297  Email : contact@angiangcoffee.com  Website : http:///.www.angiangcoffee.com  Mã số thuế : 3600708142  Vốn điều lệ : 83.000.000.000 đồng Tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2011,công ty thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 83 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng theo 2 đợt:  Đợt 1: Phát hành 4,15 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, bán bằng mệnh giá.  Đợt 2: Phát hành 2,55 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hoặc các đối tác chiến lược với giá không thấp hơn mệnh giá.  Cả 2 đợt chào bán tăng vốn đều được thực hiện từ sau ĐHCĐ thường niên 2011 đến 31/12/2011.  Logo : 1.2. Các đơn vị trực thuộc  Trụ sở chính:  Địạ chỉ : Đường số 4, KCN Tam Phước, Huyện Long Thành, Đồng Nai 4  Điện thoại: 061 628 0299 - 061 628 0226  Fax : 061 628 0297  Diện tích mặt bằng : 15.000 m2  Tổng kho An Giang Coffee:  Địa chỉ : Đường số 1, KCN Tam Phước, Huyện Long Thành, Đồng Nai  Diện tích : 17.643 m2  Điện thoại : 061 628 0299 - 061 628 0226  Fax : 061 6280 297  CN tại Buôn Ma Thuột- Đắc Lắc:  Địa chỉ : 153 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, Tp.Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc  Điện thoại: 0500 3877 420  Fax : 0500 3877 468 1.3. Lịch sử hình thành  Công ty cổ phần Cà phê An Giang, tên viết tắt là An Giang coffee, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000481 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày 03/01/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 12/09/2008 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê An Giang.  Tiền thân của Công ty cổ phần Cà phê An Giang là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê An Giang, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4702001260 vào ngày 26/10/2004 và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 14/07/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp.  Ngày 16/12/2006, Công ty cà phê An Giang (An Giang coffee) chính thức khánh thành và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư ban đầu là 15 tỉ đồng.  Ngày 03/01/2008, công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần với vốn đầu tư 83 tỉ đồng. 5  Sản phẩm cà phê nhân của công ty hiện đã có mặt ở trên 20 thị trường nước ngoài với công suất trên 100.000 tấn/năm. Với dây chuyền hiện đại, hệ thống điều khiển lập trình Logic PLC và 32 Camera quan sát kiểm soát tiên tiến nhất đạt tiêu chuẩn và trình độ quốc tế. Qua đó chất lượng sản phẩm của nhà máy luôn được đảm bảo tốt. Hiện nay, An Giang coffee đang sở hữu nhà máy chế biến cà phê Robusta lớn và hiện đại nhất Việt Nam với một hệ thống tổng kho và nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao, bao gồm:  Nhà máy và tổng kho An Giang coffee ở Đồng Nai (diện tích hơn 30.000 m2 – công suất 60.000 tấn/ năm).  Nhà máy chế biến cà phê tại sàn giao dịch Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk (công suất 40.000 tấn/ năm). Năng lực sản xuất hiện nay là 100.000 tấn cà phê nhân chất lượng cao/năm.  Công ty đã tiến hành xây dựng và áp dụng chương trình chứng nhận Utz certified niên vụ 2009-2010 thông qua việc liên kết với các Công ty, nông trường và các địa phương tại tỉnh Dak Lak, Dak Nông và Gia Lai... 1.4. Lĩnh vực hoạt động:  Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu cà phê, sản phẩm nhựa, sản phẩm từ gỗ (từ nguồn gỗ hợp pháp);  Cho thuê kho bãi;  Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bằng xe tải nội tỉnh, liên tỉnh;  Vận tải hàng hóa đường thủy. Trong đó, sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu cà phê là ngành mũi nhọn, mang tính chiến lược của doanh nghiệp. 1.5. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Cà phê An Giang được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, các Luật khác và điều lệ Công ty cổ phần Cà phê An Giang được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2008. 6 1.5.1. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty... 1.5.2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. HĐQT 7 có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của Công ty quy định. HĐQT của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu ra. 1.5.3. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCD bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên với nhiệm kỳ là 05 năm. 1.5.4. Ban Giám đốc Ban Giám đốc của Công ty cổ phần Cà phê An Giang gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Tổng giám đốc và 01 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT, điều lệ Công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. 1.5.5. Các phòng, ban chức năng 1.5.5.1. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu  Tham mưu cho Ban Giám đốc hệ thống giá cả, thị trường, khai thác thị trường tiềm năng, lập phương án kinh doanh, mở rộng các dịch vụ về hàng hóa, vật tư, sản phẩm theo quy định của pháp luật và trực tiếp thực hiện phương án được Ban Giám đốc phê duyệt;  Tổ chức, khai thác, đánh giá, phân tích, xử lý các nguồn thông tin giá cả thị trường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty để tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đạt hiệu quả cao nhất;  Soạn thảo các văn bản hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, nội dung, pháp lý các văn bản đã soạn thảo;  Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng đã ký và phối hợp với phòng kế toán thanh lý các hợp đồng đã thực hiện;  Tổ chức thực hiện công tác xuất nhập khẩu của công ty; 8  Xây dựng chiến lược kinh doanh và hoạt động sản xuất chế biến toàn công ty và cụ thể hóa bằng các phương án đã được phê duyệt. 1.5.5.2. Phòng kế toán  Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính về chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch tháng, quý, năm của công ty;  Thực hiện chế độ báo cáo thống kê đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty và báo cáo thống kê định kỳ với quy định Nhà nước;  Theo dõi thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng và kiểm tra thực hiện định mức chi phí khoán;  Khai thác các nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu kinh doanh và thực hiện đúng chế độ quy định về quản lý sử dụng vốn;  Thực hiện đúng chế độ các khoản nộp ngân sách và nộp cấp trên, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ của công ty đúng chế độ Nhà nước quy định;  Tổ chức bộ máy kế toán, xây dựng quy trình hạch toán kế toán và thực hiện chế độ hạch toán kế toán đúng theo luật kế toán, đồng thời phải đáp ứng kịp thời số liệu phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của công ty;  Tổ chức công tác thanh quyết toán, báo cáo công tác giá thành, phân tích giá thành tham mưu cho Ban Giám đốc sử dụng tài sản, tiền vốn đạt hiệu quả cao nhất; 1.5.5.3. Phòng tổng hợp  Tham mưu cho Ban Giám đốc công tác tổ chức lao động, công tác nhân sự hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty;  Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các định mức lao động, chi phí khoán, các quy chế, quy định quản lý liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong công ty;  Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước;  Tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động;  Quản lý và sử dụng đúng chế độ quy định các loại công văn, giấy tờ, hồ sơ, con dấu, tài sản, phương tiện phục vụ công tác thuộc lĩnh vực tài chính; 9  Tham mưu cho Ban Giám đốc công tác bảo vệ, trật tự trị an và dân quân tự vệ theo pháp luật quy định;  Tổ chức hội họp, hội nghị và phục vụ tiếp đón khách theo yêu cầu của Ban Giám đốc, quản lý khu cư xá nhân viên của công ty;  Tổ chức công đoàn, giải quyết tranh chấp lao động (nếu có);  Đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra, kiểm soát của công ty. 1.5.5.4. Phòng kiểm tra chất lượng  Phụ trách công việc kiểm tra chất lượng cà phê toàn công ty;  Quyết định về mặt chất lượng đối với cà phê xuất – nhập và chế biến. 1.5.5.5. Phòng kho hàng  Quản lý kho hàng cà phê từ nhân xô đến thành phẩm sau chế biến của công ty;  Quản lý công cụ, dụng cụ, bao bì, dây chỉ, nguyên nhiên vật liệu.  Thực hiện các công tác từ chuẩn bị đến giao nhận và xuất khẩu. 1.5.5.6. Nhà máy chế biến cà phê  Phòng kỹ thuật chế biến cà phê:  Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất theo kế hoạch công ty;  Lập kế hoạch và thực hiện phương án chế biến cà phê theo hợp đồng.  Phòng kỹ thuật nhà máy:  Bảo trì sửa chữa thường xuyên và định kỳ các thiết bị máy móc trong toàn công ty;  Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật vận hành nhà máy;  Lập kế hoạch mua sắm, quản lý và sử dụng thiết bị, máy móc toàn công ty;  Quản lý hệ thống điện, nước, mạng điện thoại, máy vi tính trong toàn công ty. 1.6. Định hƣớng:  Định hướng phát triển: Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu Cà phê tại Việt Nam  Sứ mệnh: Đƣa cà phê Việt Nam đến thế giới với chất lƣợng mang đẳng cấp quốc tế Phương châm hoạt động: Uy tín, Chất lƣợng, Hợp tác và Phát triển bền vững 10 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM NĂM 2010 2.1. Tình hình chung:  Năm 2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp nhiều biến động. Giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh trong những tháng đầu năm và rơi xuống mức thấp nhất của 5 năm qua là 1.160 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16/3/2011. Tuy nhiên, giá cà phê đã hồi phục sau đó và đạt mức cao nhất 2.000 đô la Mỹ/tấn, FOB. Cụ thể:  Trong quý I/2010, cà phê là mặt hàng duy nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù dự báo nguồn cung sẽ giảm trong khi cầu lại tăng nhưng giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2010 lại giảm mạnh, đặc biệt giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 năm 2010 chỉ đạt trung bình khoảng 1.370 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2006. Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345.000 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây.  Qua tháng Tư và tháng Năm, tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn không có tiến triển gì khả quan hơn. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê tháng 5/2010 hiện vẫn ở mức thấp, ước đạt 95 nghìn tấn, trị giá 133 triệu USD, xấp xỉ mức 94 nghìn tấn và 134 triệu USD tháng 5/2009. Con số này chỉ đạt 67,37% so với tháng 1, 77,2% so với tháng 3 và 81,19% so với tháng 4/2010.  Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu được khoảng 559 nghìn tấn cà phê, trị giá 777 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2009, xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2010 đã giảm 15,17% về sản lượng và 20,87% về giá trị.  Do những chuyển biến tăng giá của thị trường thế giới, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng cũng có sự gia tăng đáng kể. So với tháng 3 và tháng 4, đơn giá xuất khẩu cà phê đã tăng lên rõ rệt. Giá cà phê xuất khẩu tại cảng Sài Gòn 11 trong tháng dao động từ 1230-1350USD/tấn, và đạt mức bình quân khoảng 1290,1 USD/tấn, tăng 2,13% so với mức 1263 USD/tấn tháng 4/2010.  Các tháng 6,7,8, tình hình xuất khẩu cà phê khá ổn định, diễn biến tương tự với cùng kỳ năm 2009.  Tháng 9, tháng 10 có sự tăng nhẹ cả về lượng và giá trị xuất khẩu. Tính chung 10 tháng năm 2010, lượng cà phê xuất khẩu là 973.440 tấn thu về kim ngạch 1.420,28 triệu USD, tăng 3,34% về lượng, 2,02% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 2,46% tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của cả nước.  Như vậy: Những tháng đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu cà phê cũng như thị trường cà phê trong nước gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến giữa năm lại xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán và mua bằng mọi giá, với mọi tiêu chuẩn. Ảnh hưởng của thời tiết cũng đã làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm. Nhưng kết quả, dù không đạt được tăng trưởng về lượng nhưng được lợi về giá đã giúp cà phê mang về 1,763 tỷ USD trong năm 2010, tăng 1,9% so với năm 2009. Giá cà phê xuất khẩu năm 2010 đạt bình quân 1.503 USD/tấn, so với 1.462 USD/tấn năm 2009. 2.2. Thị trƣờng xuất khẩu năm 2010:  Tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2010 lên gần 1,22 triệu USD, thu được 1,85 tỷ USD, tăng 2,90% về lượng và tăng 6,98% về trị giá so với năm 2009, chiếm 2,56% tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của cả nước.  Hai thị trường nhập khẩu chủ yếu cà phê của Việt Nam là Hoa Kỳ và Đức.  Năm 2010, Hoa Kỳ nhập 153.035 tấn cà phê với trị giá 250,13 triệu USD, tăng 19,51% về lượng và 27,18% về trị giá so với năm 2009, chiếm 13,51% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam.  Kế đến là Đức, năm 2010, lượng cà phê xuất khẩu sang Đức lên tới 151.378 tấn, thu về 233,01 triệu USD tăng 11,10% về lượng và 15,49% về trị giá so với năm trước, chiếm 12,59% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của cả nước.  Trong năm 2010, một số thị trường có mức tăng trưởng mạnh về lượng và trị giá so với năm 2010, như Thái Lan tăng 230,48% về lượng, 233,62% về trị giá; Mê Hi Cô tăng 96,59% về lượng, 120,45% về trị giá; Nga tăng 79,77% về lượng, 82,82% về trị giá. Ngược lại có 10/28 thị trường có mức giảm cả về lượng và trị giá so với năm trước như 12 Bỉ giảm 55,67% về lượng, 53,94% về trị giá; Pháp giảm 31,67% về lượng, 31,17% về trị giá. Các thị trƣờng xuất khẩu cà phê lớn củaViệt Nam năm 2010 Thị trƣờng Lƣợng (tấn) Trị giá (USD) Tổng trị giá 1.217.868 1.851.357.772 Hoa Kỳ 153.035 250.132.128 Đức 151.378 233.014.846 Tây Ban Nha 80.909 118.534.449 Italia 76.002 115.033.515 Bỉ 58.647 87.739.397 Nhật Bản 53.052 85.456.848 Hàn Quốc 33.551 51.490.770 Philippine 29.67 43.041.387 Anh 28.351 41.766.587 Nga 27.974 40.228.223 Trung Quốc 26.499 39.361.779 Hà Lan 24.205 39.143.489 Malaysia 24.006 35.494.903 Thuỵ Sỹ 21.964 32.570.599 Mê Hi Cô 18.216 28.051.612 Pháp 17.689 26.038.296 Ấn Độ 17.557 24.029.849 Singapore 15.362 23.488.046 Autralia 15.615 22.512.020 (Nguồn: 13 3. NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ DOANH NGHIỆP QUA NĂM 2009 & 2010  Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp chi ra để đạt được các kết quả mong muốn ở đầu ra. Chi phí kinh doanh cũng là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp hoạt động được và kinh doanh có hiệu quả.  Phần phân tích này đề cập đến các nội dung chính sau:  Vai trò của chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp  Các loại chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp.  Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và biện pháp sử dụng hợp lí và hiệu quả chi phí kinh doanh. 3.1. Khái niệm:  Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động xã hội (lao động sống và lao động quá khứ) cần thiết mà doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kì kinh doanh nhất định.  Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển ,doanh nghiệp phải chi ra rất nhiều loại chi phí khác nhau. Việc phân cách chi phí ra nhiều loại khác nhau nhằm để quản lí chi phí được chặt chẽ, sử dụng chúng hợp lí, tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh doanh cao.  Một số dấu hiệu để phân loại chi phí là: phân theo sự biến đổi chi phí so với lượng hàng hóa hay so với doanh số bán hoặc doanh thu, phân theo đặc tính hình thành của chi phí, phân theo hình thái của chi phí, phân theo mục đích của chi phí, phân theo bản chất kinh tế của chi phí, phân theo mức độ liên quan đến kết quả kinh doanh…  Phần phân tích này tập trung vào phân loại chi phí theo mục đích để làm rõ các vấn đề nêu trên. 3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tại Công ty Cổ Phần Cà Phê An Giang 3.2.1. Số liệu “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm 2009 và 2010 14 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Thuyết minh Năm 2010 Năm 2009 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VI.25 1,082,377,328,033 2,260,282,359,193 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,082,377,328,033 2,260,282,359,193 4. Giá vốn hàng bán VI.28 1,011,038,291,470 2,234,139,596,488 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 71,339,036,563 26,142,762,705 6. Doanh thu hoạt động tài chính VI.29 13,107,421,288 13,173,442,760 7. Chi phí tài chính VI.30 48,697,573,490 31,039,549,186 Trong đó: Chi phí lãi vay 39,691,651,786 23,514,122,362 8. Chi phí bán hàng 8,366,330,308 24,092,936,736 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,794,959,249 11,252,524,920 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 18,587,594,804 -27,068,805,378 11. Thu nhập khác 1,653,687,138 63,014,544,860 12. Chi phí khác 1,221,678,819 34,606,622,544 13. Lợi nhuận khác 432,008,319 28,407,922,316 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19,019,603,123 1,339,116,938 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành VI.31 175,625,686 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18,843,977,437 1,339,116,938 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,270 161 (Nguồn: Công ty CP Cà Phê An Giang) 15 3.2.2. Xử lý số liệu Dựa trên “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm 2009 và 2010, ta có bảng xử lý số liệu như sau: Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm nay Năm trƣớc Tuyệt đối Tƣơng đối Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(3)- (5) (8)=(7)/(5) *100 Tổng chi phí kinh doanh 1,078,119 100% 2,335,131 100% - 1,257,012 -53.8305% Gía vốn hàng bán 1,011,038 93.7780% 2,234,140 95.6751% - 1,223,101 -54.7460% Chi phí tài chính 48,698 4.5169% 31,040 1.3292% 17,658 56.8888% Chi phí bán hàng 8,366 0.7760% 24,093 1.0318% -15,727 -65.2748% Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,795 0.8158% 11,253 0.4819% -2,458 -21.8401% Chi phí khác 1,222 0.1133% 34,607 1.4820% -33,385 -96.4698% Tổng doanh thu 1,097,138 100% 2,336,470 100% Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 1,082,377 98.6546% 2,260,282 96.7392% Doanh thu hoạt động tài chính 13,107 1.1947% 13,173 0.5638% Thu nhập khác 1,654 0.1507% 63,015 2.6970% Tổng lợi nhuận 19,020 1,339 Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ 71,339 26,143 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 18,588 -27,069 Lợi nhuận khác 432 28,408 16 Tỷ suất chi phí 1: Chỉ tiêu Năm nay Năm trƣớc Mức độ Tốc độ (9)= CP/TDT (10)= CP/TDT (11)= (9)-(10) (12)= (11)/(10) Tổng chi phí kinh doanh 0.9827 0.9994 -0.0168 -0.0168 Gía vốn hàng bán 0.9215 0.9562 -0.0347 -0.0363 Chi phí tài chính 0.0444 0.0133 0.0311 2.3411 Chi phí bán hàng 0.0076 0.0103 -0.0027 -0.2605 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0.0080 0.0048 0.0032 0.6645 Chi phí khác 0.0011 0.0148 -0.0137 -0.9248 Tỷ suất chi phí 2 Chỉ tiêu Năm nay Năm trƣớc Mức độ Tốc độ (13)= CP/TLN (14)= CP/TLN (15)=(13) -(14) (16)= (15)/(14) Tổng chi phí kinh doanh 56.6846 1743.7844 - 1687.099 8 -0.9675 Gía vốn hàng bán 53.1577 1668.3678 - 1615.210 1 -0.9681 Chi phí tài chính 2.5604 23.1791 -20.6187 -0.8895 Chi phí bán hàng 0.4399 17.9917 -17.5518 -0.9756 17 Chi phí quản lý doanh nghiệp 0.4624 8.4029 -7.9405 -0.9450 Chi phí khác 0.0642 25.8429 -25.7786 -0.9975 3.2.3. Phân tích số liệu: 3.2.3.1. Chỉ tiêu phân tích:  Để phục vụ cho việc quản lí chi phí, bảng số liệu trên dùng các chỉ tiêu cơ bản sau:  Tổng chi phí: chỉ tiêu này được tổng hợp từ các khoản mục phí cụ thể của doanh nghiệp trong kì kinh doanh được tính theo năm. Đây là một chỉ tiêu về lượng, phản ánh quy mô của chi phí và quy mô của kinh doanh, đồng thời củng là một chỉ tiêu phản ánh trình độ điều hành quản lí kinh doanh và quản lí chi phí.  Đối với doanh nghiệp, tổng chi phí tính cho toàn doanh nghiệp kinh doanh nhóm hàng cà phê và tính trong thời kì kinh doanh là 1 năm.  Tỉ suất chi phí: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu ảnh quả kinh doanh và là một căn cứ để phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí.  Tỉ trọng chi phí: là chỉ tiêu về số tương đối phản ánh cơ cấu của chi phí và qua đó đánh giá được mất độ hợp lí của các loại chi phí hay khoảng mục của tổng chi phí. Để đưa ra giải pháp sử dụng hiệu quả chi phí, tỉ trọng chi phí sẽ là căn cứ mà bài phân tích định hướng khi tìm giải pháp tiết kiệm chi phí phí  Mức độ tăng giảm tỉ suất chi phí  Tốc độ tăng giảm tỉ suất phí.  Nội dung phân tích chi phí được tập trung vào 2 nội dung:  Phân tích sự biến động các chỉ tiêu của chi phí để đánh giá tình hình chung.  Phân tích sự thay đổi của các loại chi phí/ khoản mục phí để tìm nguyên nhân và định hướng các giải pháp.  Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh qua các thời kỳ để đánh giá mức độ thay đổi theo số tuyệt đối và tương đối. 18 3.2.3.2. Nội dung phân tích số liệu:  Kết cấu chi phí của doanh nghiệp trong 02 kỳ 2009 và 2010 bao gồm 05 chỉ tiêu:  Giá vốn hàng bán  Chi phí tài chính  Chi phí bán hàng  Chi phí quản lý tài chính doanh nghiệp  Chi phí khác  Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy rằng tổng chi phí kinh doanh năm 2010 là 1,078,118,833,336 VND giảm 1,257,012,396,539 VND so với năm 2009 và tương ứng với mức giảm 54,74%. Sự giảm đi của tổng chi phí kinh doanh trong kỳ 2010 này chịu tác động của bốn nhân tố chi phí nêu cụ thể dưới đây:  Chi phí khác giảm nhiều nhất với giá trị năm 2010 là 1,221,678,819 VND so với 2009 là 34,06,622,544 VND, giảm 33,384,943,725 VND tương ứng giảm 96.46%.  Chi phí bán hàng giảm nhiều thứ nhì với giá trị năm 2010 là 8,366,330,308 VND so với 2009 là 24,092,936,736 VND, giảm 15,726,606,428 VND tương ứng giảm 65,27%.  Giá vốn hàng bán giảm nhiều thứ ba với giá trị năm 2010 là 1,011,038,291,470 VND so với 2009 là 2,234,139,596,488 VND, giảm 1,223,101,305,018 VND tương ứng giảm 54,74%.  Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm ít nhất với giá trị năm 2010 là 8,794,959,249VND so với 2009 là 11,252,524,920 VND, giảm 2,457,565,671 VND tương ứng giảm 21.84%.  Các chỉ tiêu khác giảm đi trong khi đó, chỉ tiêu chi phí tài chính lại tăng với giá trị năm 2010 là 48,697,573,490 VND so với 2009 là 31,039,549,186 VND, tăng 17,658,024,304 VND và tương ứng mức tăng 56.88%. 19  Tổng chi phí kinh doanh bao gồm năm chỉ tiêu, có bốn chỉ tiêu giảm và một chỉ tiêu tăng. Tuy nhiên, tổng giá trị giảm lớn hơn so voi giá trị chỉ tiêu tăng nên dẫn đến tổng chi phí là giảm.  Xét về tỷ trọng:  Kết cấu về tỷ trọng của chi phí so với tổng chi phí kinh doanh qua hai năm có nhiều khác nhau và sự thay đổi lớn. Trong đó cá nhóm chỉ tiêu chi phí chiếm tỷ trọng theo thứ tự giảm dần như sau: 2010 Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng nhiều thứ nhất 93,77% (1,011,038,291,470 VND) Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhiều thứ nhì 4, 51% (48,697,573,490 VND) Chi phí QLDN chiếm tỷ trọng nhiều thứ ba 0,81% (8,794,959,249VND) Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhiều thứ tư 0,77% (8,366,330,308 VND) Chi phí khác chiếm tỷ trọng ít nhất 0,11% (1,221,678,819 VND) 2009 Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng nhiều thứ nhất 95,67% (2,234,139,596,488 VND) Chi phí khác chiếm tỷ trọng nhiều thứ nhì 1.48% (34,06,622,544 VND) Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhiều thứ ba 1,32% (31,039,549,186 VND) Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhiều thứ tư 1,03% (24,092,936,736 VND) Chi phí QLDN chiếm tỷ trọng ít nhất 0,48% ( 11,252,524,920 VND) 20  Đối tượng nhóm chọn để phân tích là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng chủ lực là nông sản cà phê nên trong cơ cấu chi phí thì chỉ tiêu Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn và lớn hơn rất nhiều so với các chỉ tiêu khác. Đây là đặc điểm cơ bản của doanh nhiệp kinh doanh thực phẩm – nông sản. Tiếp theo sau đó là bốn chỉ tiêu còn lại với tỷ trọng thấp hơn rất nhiều. Tổng tỷ trọng của bốn chỉ tiêu chỉ chiếm dưới 10% so với tổng chi phí kinh doanh.  So sánh số liệu tại thời điểm 2010 và 2009 ta thấy:  Nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng giảm: . Giá vốn hàng bán giảm từ 95.67% xuống còn 93.77% . Chi phí khác giảm từ 1.48% xuống còn 0.11% . Chi phí bán hàng giảm từ 1.03% xuống còn 0.77%  Nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng tăng: . Chi phí tài chính tăng từ 1.32% lên đến 4.51% . Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 0.48% lên đến 0.81%  Xét tỷ suất chi phí với doanh thu (tức hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp):  Ta thấy có hiệu quả hơn giữa năm 2010 với năm 2009. Cụ thể: . Năm 2009: để có được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0.9994 đồng chi phí. . Năm 2010: để có được 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0.9827 đồng chi phí. . Như vậy so với năm trước chi phí giảm được từ 0.9994 đồng xuống còn 0.9827 đồng, mức giảm là 0.0168 đồng tương ứng 1.67%.  Nhóm chi phí có tỷ suất giảm: . Giá vốn hàng bán giảm 0.0347 đồng tương ứng giảm 3.62% . Chi phí bán hàng giảm 0.0027 đồng tương ứng giảm 26.04% . Chi phí khác giảm 0.0137 đồng tương ứng giảm 92.48%  Nhóm chi phí co tỷ suất tăng: 21 . Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 0.0032 đồng tương ứng tăng 66.44% . Chi phí tài chính tăng 0.0311 đồng tương ứng tăng 234.11%  Xét tỷ suất chi phí với lợi nhuận thuần của doanh nghiệp:  Ta thấy có hiệu quả hơn giữa năm 2010 với năm 2009. Cụ thể: . Năm 2009: để có được 1 đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bỏ đến 1743.78 đồng chi phí . Năm 2010: để có được 1 đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp bỏ 56.58 đồng chi phí. . Như vậy so với năm trước thì chi phí được sử dụng hiệu quả hơn, đã giảm từ 1743.78 đồng xuống còn 56.68%, mức giảm là 1687.09 đồng tương ứng 96.74%.  Nhóm chỉ tiêu có tỷ suất giảm: . Giá vốn hàng bán giảm 1615.21 đồng tương ứng giảm 96.81% . Chi phí tài chính giảm 20.61 đồng tương ứng 88.95% . Chi phí bán hàng giảm 17.55 đồng tương ứng 97.55% . Chi phí bán hàng giảm 7.94 đồng tương ứng 94.49% . Chi phí khác giảm giảm 25.77 đồng tương ứng 99.75% *Nhận xét: Qua phần phân tích trên, ta thấy:  Năm 2010, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp giảm, trong khi đó, doanh thu bán hàng tăng làm lợi nhuận tăng 45,196,000,000 đ.  Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) tổng chi phí của doanh nghiệp. Như vậy, giá vốn hàng bán có vai trò quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ta cùng tìm hiểu các nhân tố các động đến giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong năm 2010. 22 3.2.4. Các nhân tố tác động đến giá vốn hàng bán của doanh nghiệp: Ta có bảng số liệu sau: Giá vốn hàng bán năm 2010 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2009 2010-2009 2010/2009 Sản lượng (tấn) 40,504 77,043 -36,539.000 -47% Giá vốn hàng bán/tấn 25 29 -4.038 -14% Tổng giá vốn hàng bán 1,011,020 2,234,170 -1,223,149.613 -55% (Nguồn: Công ty CP Cà phê An Giang) 3.2.4.1. Sản lƣợng:  Năm 2010, sản lượng cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp đạt 40.504 tấn, giảm 36.539 tấn, tương ứng 47% so với năm 2009.  Là một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, sản lượng của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố chính:  Sản lượng cà phê thu hoạch trong nước;  Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới. 23  Nguyên nhân khách quan:  Sản lượng cà phê thu hoạch trong nước niên vụ 2009/2010 giảm: . Niên vụ năm 2009/2010 ( chủ yếu cung cấp cà phê xuất khẩu cho cuối năm 2009 và đầu năm 2010), thời tiết mưa kéo dài trong thời gian ra hoa và thu hoạch cây cà phê tại Đắk Lắk và Lâm Đồng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của các nước. . Cây cà phê ra hoa muộn và không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn, nhất là khi hạt cà phê đã chín và còn xanh cùng mọc trên cùng một cây. . Sản lượng cà phê thu hoạch niên vụ 2009/2010 đạt 17,7 triệu bao (mỗi bao 60 kg) tương ứng giảm 3% so với niên vụ 2008/2009.  Ảnh hưởng đến nguồn cung của doanh nghiệp.  Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới: . Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008, nhu cầu tiêu dùng cà phê trên toàn thế giới giảm. . Trong năm 2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 1,162 triệu tấn cà phê, giảm 2.6% so với năm 2009.  Sản lượng cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2010 giảm.  Nguyên nhân chủ quan: 24  Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới năm 2010 giảm, dẫn đến số hợp đồng ký kết mới trong năm 2010 của doanh nghiệp giảm.  Doanh nghiệp chưa có kế hoạch cân bằng sản lượng do giảm số lượng hợp đồng.  Doanh nghiệp chưa chủ động tìm thị trường mới, khách hàng mới, do đó, không đủ sản lượng để bù vào phần thiếu hụt. Đây cũng là một trong những nhân tố góp phần làm sản lượng cà phê của doanh nghiệp năm 2010 giảm mạnh. 3.2.4.2. Giá vốn hàng bán:  Năm 2010, giá vốn hàng bán trung bình: 24.961.443 đ/tấn, giảm 4.037.163 đ (tấn), tương ứng 14% so với năm 2009.  Tổng giá vốn hàng bán năm 2010 của doanh nghiệp là 1.011.038.287.272 đ giảm 1.223.101.314.786 đ, tương ứng 55% so với năm 2009.  Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp phụ thuộc vào giá cà phê trên thị trường thế giới và sản lượng thu hoạch trong nước.  Nguyên nhân khách quan:  Quý I/2010, giá cà phê robusta giảm mạnh do đây là thời điểm thu hoạch chính vụ của cà phê robusta. Nguồn cung ra thị trường quá lớn trong một thời gian ngắn đã tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ ép giá dẫn đến giá cà phê giảm. 25  Bên cạnh đó, cuối tháng 3/2010, cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro đã khiến đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh so với euro. Hậu quả: Các nhà đầu cơ đã ồ ạt bán, đẩy giá cà phê xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Biểu đồ giá cà phê Rosbuta năm 2001 – 02/2011 (Nguồn:  Nguyên nhân chủ quan:  Doanh nghiệp đã xây dựng được kho chứa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, đặt tại KCN Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai và tỉnh Đắk Lắk; tạo điều kiện thuận lợi trong việc dự trữ hàng hóa.  Tận dụng cơ hội giá cà phê xuống thấp trong quý I/2010, doanh nghiệp tập trung mua dự trữ nguyên vật liệu từ các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước với giá thấp, đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của cả năm 2010. Chính yếu tố này đã làm giá vốn hàng bán năm 2010 giảm so với năm 2009.  Doanh nghiệp có nguồn vốn lưu động lớn (83 tỷ đồng), có khả năng mua và dự trữ hàng hóa với khối lượng lớn. 26  Ban điều hành của doanh nghiệp nhạy bén, theo dõi tình hình giá cà phê thế giới và tận dụng tốt các cơ hội.  Mối quan hệ tốt với nhà cung cấp: Nguồn cung nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu. 4. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TỐI ĐA CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA DOANH NGHIỆP  Như đã trình bày, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp luôn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí.  Cà phê là một mặt hàng nông nghiệp, do đó, sản lượng và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết: mưa, bão, sương giá...  Để đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp đầu mối thu mua cà phê tại các vùng nguyên liệu.  Chọn lựa các nhả cung cấp có uy tính để đảm bảo chất lượng và số lượng của nguyên vật liệu.  Tham gia các hội chợ thương mại, quảng bá trên các tạp chí chuyên ngành, để nâng cao số lượng hợp đồng ký kết, từ đó, nâng cao sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp.  Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng cà phê, đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường mới.  Phát triển thêm các thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống như: Mỹ, Đức...  Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của giá cà phê trên thị trường Luôn Đôn, NewYork, tình hình sản xuất tại các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới: Brazil, Colombia, Indonexia...Từ đó, có những dự báo chính xác; đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.  Tăng nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện thu mua số lượng lớn cà phê trong chính vụ với giá thấp.  Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tư duy nhạy bén, có khả năng tổng hợp, phân tích số liệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình sử dụng chi phí và các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán tại Công ty Cổ Phần Cà Phê An Giang.pdf
Luận văn liên quan