PHẦN MỘT
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều yếu kém của mình nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ chế bao cấp, vốn của các doanh nghiệp nhà nước là do nhà nước cấp, cho nên các doanh nghiệp không mấy chú trọng đến vấn đề quản lý và sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước chủ trương xoá bỏ mọi chế độ bao cấp về vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước, do đó nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách kinh tế, các chính sách về tự do hoá thương mại - đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã và đang hoàn thiện dần cơ chế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển phù hợp với quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Song song với việc cải cách kinh tế, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo lộ trình gia nhập WTO, một sân chơi nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn. Thực tiễn đặt ra, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo phải thật sự vững mạnh, thật sự phát triển.
Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp đang là vấn đề lớn. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh hết sức khốc liệt để có thể tồn tại, để có được một chỗ đứng trên thương trường. Một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp là sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất, làm thế nào huy động nguồn ngân quỹ với chi phí thấp nhất, điều kiện và phương tiện thanh toán nhanh nhất Tựu chung lại, doanh nghiệp phải sử dụng vốn hợp lý và nâng cao trình độ quản lý vốn, cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì mới có thể đứng vững được trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Xuất phát từ những thực trạng trên của các doanh nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng” nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn của công ty.
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ tăng 185.741.000 đồng ứng với mức tăng là 1,13%. Đây là do công ty đã bán hàng hóa chịu nhiều.
Hàng tồn kho cuối kỳ cũng tăng lên rất nhiều, tăng 2.679.773.000 đồng với mức tăng 82,73%. Đây chính là nguyên nhân mà công ty đã bán chịu hàng hóa nhiều. Công ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn.
TSLĐ khác cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 585.209.000 đồng, mức tăng 23,79%. Đây là do chi phí trả trước ngắn hạn tăng lên nhiều.
Chính vì các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác tăng lên làm cho vốn bằng tiền giảm đi 671.327.000 đồng, mức giảm 25,93%. Lượng tiền mặt giảm đi như vậy làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm đi nhưng khả năng thanh toán hiện thời lại tăng lên nhiều vì lượng tăng của hàng tồn kho lớn hơn rất nhiều vốn bằng tiền.
* TSCĐ và ĐTDH cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 3.159.693.000 đồng, mức giảm 22,39%. Nguyên nhân là do:
TSCĐ giảm đi rất nhiều, giảm 4.293.857.000 đồng, mức giảm là 31,13%. Do trong năm này công ty đã giảm đi một lượng lớn đất đai vì bị chính quyền địa phương thu hồi và nguồn vốn ngân sách đường giao thông Đức Tín chuyển diao cho đơn vị khác.
Chi phí XDCBDD và tài sản dài hạn khác cuối kỳ so với đầu kỳ tăng. Cụ thể XDCBDD tăng 1.034.310.000 đồng, mức tăng 383,95%. Công ty đã đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng mới; tài sản dài hạn khác tăng 99.854.000 đồng, với mức tăng là 191, 88%.
Do TSCĐ và ĐTDH giảm nhiều như vậy nên TSLĐ và ĐTNH có tăng cũng không làm cho tổng tài sản tăng lên được.
Ta có tỷ suất đầu tư đầu kỳ:
Tỷ suất đầu tư
=
14.112.788.000
x
100%
=
36,366%
38.807.390.000
Ta có tỷ suất đầu tư cuối kỳ:
Tỷ suất đầu tư
=
10.953.095.000
x
100%
=
28,50%
38.427.094.000
Trong năm do TSCĐ giảm nhiều nên tỷ suất đầu tư giảm mạnh. Điều này sẽ làm giảm khả năng sản xuất của công ty vào những năm tiếp theo.
4.1.4. Đánh giá chung tình hình phân bổ vốn của công ty qua ba năm:
Để thấy rõ hơn tình hình phân bổ vốn của công ty trong 3 năm, ta xét biểu đồ sau:
Qua biểu đồ trên cho thấy, tổng tài sản qua các năm đều giảm nhẹ. Trong năm 2007 cả TSLĐ và ĐTNH lẫn TSCĐ và ĐTDH đều giảm so với năm 2006, nguyên nhân là do giá cà phê trong năm này giảm mạnh so với năm trước. Trong năm 2006 giá cà phê trung bình ở mức 33.000 đồng/kg, đến năm 2007 giá giảm xuống trung bình ở mức 27.000 đồng. Chính vì vậy mà làm cho TSLĐ và ĐTNH giảm nhiều. TSCĐ và ĐTDH cũng giảm đi do trong năm sản xuất nhiều nên phần khấu hao lớn và XDCBDD giảm làm cho giá trị thực tế của tài sản giảm đi. Kết quả là tổng tài sản của công ty trong năm giảm đi so với năm trước.
Trong năm 2008 TSLĐ và ĐTNH tăng lên nhiều so với năm trước đó. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã chủ động được với mức giá này, vì trong năm giá cà phê ổn định ở mức 26.000 đồng. TSCĐ và ĐTDH giảm đi nhiều là do nhiều tài sản thanh lý và đất đai bị chính quyền địa phương thu hồi; nguồn vốn ngân sách đường giao thông bị cắt giảm. Xong mức giảm quá nhiều làm cho tổng tài sản trong năm vẫn giảm đi.
Ta có tỷ suất đầu tư ở các năm như sau:
Năm 2006 là: 34,30%
Năm 2007 là: 36,366%
Năm 2008 là: 28,50%
Từ kết quả trên cho thấy tỷ suất đầu tư năm 2007 tăng so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm đi nhiều. Điều này nói lên công ty đang có vấn đề trong TSCĐ và ĐTDH, cần phải có những chính sách tốt hơn.
4.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2006:
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2006, ta lập được bảng sau:
Bảng 4.4:Tình hình phân bổ nguồn vốn SXKD năm 2006:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
So sánh
Giá trị
%
Giá trị
%
± ∆
%
A. Nợ phải trả
64.566.929
101,98
42.345.846
99,97
(22.221.083)
(34,42)
I. Nợ ngắn hạn
28.497.574
44,14
23.837.115
56,29
(4.660.459)
(16,35)
1. Vay ngắn hạn
20.706.023
72,66
17.227.973
72,27
(3.478.050)
(16,80)
2. Phải trả người bán
304.869
1,07
290.143
1,22
(14.726)
(4,83)
3.Người mua trả tiền trước
1.543.542
5,42
126.194
0,53
(1.417.348)
(91,82)
4. Thuế và các khoản nộp
39.729
0,14
-
-
(39.729)
(100,00)
5. Phải trả CNV
4.931.419
17,30
5.564.443
23,34
633.024
12,84
6. Phải trả khác
971.999
3,41
628.362
2,64
(343.637)
(35,35)
II. Nợ dài hạn
36.069.355
55,86
18.508.731
43,71
(17.560.624)
(48,69)
B. NV CSH
(1.255.074)
(1,98)
12.354
0,03
1.267.428
100,98
I. Nguồn CSH
(721.700)
57,50
563.136
4.558,33
1.284.836
178,03
1. Vốn đầu tư CSH
20.383.105
2.824,32
20.268.186
3.599,16
(114.919)
(0,56)
2. Quỹ đầu tư phát triển
268.012
(37,14)
268.012
47,59
0
0
3.Quỹ dự phòng TC
216.765
(30,04)
216.765
38,49
0
0
4. LN sau thuế chưa PP
(21.744.643)
(3.012,98)
(20.437.692)
(3.629,26)
1.306.951
6,01
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
155.061
(21,49)
247.865
44,02
92.804
59,85
II. Nguồn kinh phí
(533.374)
42,50
(550.782)
(4.458,33)
(17.408)
-3,26
Tổng
63.311.855
100,00
42.358.200
100,00
(20.953.655)
(33,10)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Qua bảng 4.4 cho thấy, tổng nguồn vốn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 20.953.655.000 đồng, giảm 33,10%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do:
* Nợ phải trả cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 22.221.083.000 đồng, giảm đi 34,42%. Đây là tốc độ giảm cao, sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí lãi vay. Tuy nhiên trong năm doanh nghiệp lại không phải nộp thuế nên chi phí lãi vay giảm sẽ làm tăng lợi nhuận. Trong đó:
- Nợ ngắn hạn giảm 4.660.459.000 đồng, mức giảm 16,35%. Nguyên nhân là do: Vay ngắn hạn giảm 3.478.050.000 đồng, mức giảm 16,80%; Phải trả người bán giảm 14.726.000 đồng, mức giảm 4,83%. Công ty đã thanh toán ngay những khoản mua nguyên vật liệu, phân bón,…; Người mua trả tiền trước giảm 1.417.348.000 đồng. Trong năm, do giá cả cà phê biến động nhiều nên khách hàng ít ứng trước mà mua đến đâu trả tiền đến đó; Phải trả khác giảm 343.637.000 đồng, mức giảm 35,35%. Tuy phải trả công nhân viên tăng 633.024.000 đồng, mức tăng 12,84% nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên không làm cho nợ phải trả tăng lên được. Phải trả công nhân viên tăng chứng tỏ trong năm công ty đã sử dụng thêm nhiều lao động.
- Nợ dài hạn cuối kỳ giảm 17.560.624.000 đồng so với đầu kỳ, mức giảm 48,69%. Đây là do vay và nợ dài hạn giảm, cùng với dự phòng trợ cấp mất việc giảm. Vay và nợ dài hạn giảm chứng tỏ công ty đã thanh toán được các khoản nợ lâu năm. Điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán của những năm sau cao hơn.
* Nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 1.284.836.000 đồng, mức tăng là 100,98%. Qua đó cho thấy công ty đã chủ động hơn về vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó:
- Nguồn chủ sở hữu cuối kỳ tăng 1.284.836.000 đồng, mức tăng 178,03%. Nguyên nhân tăng này là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên nhiều 1.306.951.000 đồng, mức tăng 6,01%. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có giá trị âm là do những năm trước đó làm ăn thua lỗ; nguồn vốn đầu tư XDCB tăng 92.804.000, mức tăng 59,85%. Còn vốn đầu tư chủ sở hữu giảm 114.919.000 đồng, mức giảm 0,56%.
Nguồn kinh phí trong năm giảm thêm 17.408.000 đồng, mức giảm 3,26%. Điều này nói lên tuy nguồn kinh phí không có nhưng công ty tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu,… làm cho nó càng thâm hụt nhiều hơn.
Ta có tỷ suất tự đầu tư như sau:
Đầu năm
=
(1.255.074.000)
x
100%
=
-1,98%
63.311.855.000
Cuối năm
=
12.354.000
x
100%
=
0,03%
42.358.200.000
Qua đó cho thấy tỷ suất tự đầu tư tăng lên 2,01% (0,03% + 1,98%). Do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Đây là một biểu hiện tốt.
4.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2007:
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2007, ta lập được bảng sau:
Bảng 4.5: Tình hình phân bổ nguồn vốn SXKD năm 2007:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
So sánh
Giá trị
%
Giá trị
%
± ∆
%
A. Nợ phải trả
42.345.846
99,97
24.283.514
62,57
(18.062.332)
(42,65)
I. Nợ ngắn hạn
23.837.115
56,29
11.478.210
47,27
(12.358.905)
(51,85)
1. Vay ngắn hạn
17.227.973
72,27
3.616.689
31,51
(13.611.284)
(79,01)
2. Phải trả người bán
290.143
1,22
349.369
3,04
59.226
20,41
3.Người mua trả tiền trước
126.194
0,53
126.194
1,10
-
-
4. Thuế và các khoản nộp
-
-
-
-
-
-
5. Phải trả CNV
5.564.443
23,34
7.041.675
61,35
1.477.232
26,55
6. Phải trả khác
628.362
2,64
344.284
3,00
(284.078)
(45,21)
II. Nợ dài hạn
18.508.731
43,71
12.805.304
52,73
(5.703.427)
(30,81)
B. NV CSH
12.354
0,03
14.523.876
37,43
14.511.522
117.464,16
I. Nguồn CSH
563.136
4.558,33
15.970.624
109,96
15.407.488
2.736,02
1. Vốn đầu tư CSH
20.268.186
3.599,16
32.013.280
200,45
11.745.094
57,95
2. Quỹ đầu tư phát triển
268.012
47,59
268.012
1,68
0
-
3.Quỹ dự phòng TC
216.765
38,49
216.765
1,36
0
-
4. LN sau thuế chưa PP
(20.437.692)
(3.629,26)
(17.822.673)
(111,60)
2.615.019
12,80
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
247.865
44,02
1.295.239
8,11
1.047.374
422,56
II. Nguồn kinh phí
(550.782)
(4.458,33)
(1.446.748)
(9,06)
(895.966)
(162,67)
Tổng
42.358.200
100,00
38.807.390
100,00
(3.550.810)
(8,38)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Qua bảng 4.5 cho thấy, tổng nguồn vốn cuối kỳ so với đầu kỳ trong năm 2007 giảm 3.550.810.000 đồng, mức giảm là 8,38%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do:
* Nợ phải trả trong năm giảm mạnh, giảm 18.062.332.000 đồng, mức giảm là 42,65%. Trong đó:
- Nợ ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 12.358.905.000 đồng, mức giảm 51,85%. Nợ ngắn hạn giảm nhiều như vậy là do vay ngắn hạn giảm mạnh, giảm 13.611.284.000 đồng, mức giảm là 79,01%. Ở thời điểm đầu năm nó chiếm tỷ trọng tới 72,27% đến cuối kỳ thì chỉ còn 31,51%. Phải trả khác giảm 284.707.000 đồng, mức giảm 45,21%.Đây là do trong năm công ty không phải nộp thuế nên cắt bớt các khoản chi phí đi. Tuy phải trả công nhân viên tăng 1.477.232.000 đồng, mức tăng tới 26,55% nhưng không làm cho nợ ngắn hạn vì thế mà tăng được. Vì nó chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vay ngắn hạn, đầu năm chỉ chiếm 23,34%. Nguyên nhân phải trả công nhân viên tăng là do trong năm này đã sử dụng thêm nhiều lao động (từ 1.264 người năm 2006 lên 1.310 người năm 2007).
- Nợ dài hạn trong năm này cũng giảm 5.703.427.000 đồng, mức giảm là 30,81%. Chủ yếu là do vay và nợ dài hạn giảm, chứng tỏ công ty chú trọng đến việc thanh toán các khoản nợ.
* Nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 14.511.522.000 đồng, mức tăng tới 117.464,16%. Mức tăng cao như vậy là do đầu kỳ giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhiều là do những nguyên nhân sau:
- Nguồn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 15.407.488.000 đồng, mức tăng 2.736,02%. Nguồn này tăng nhiều là do vốn đầu tư chủ sở hữu tăng nhiều, tăng tới 11.745.094.000 đồng, mức tăng 57,95%. Công ty đã huy động được một số lượng vốn lớn. Tiếp theo là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 2.615.019.000 đồng, mức tăng 12,8% và nguồn vốn đầu tư XDCB cũng tăng, tăng 1.047.374.000 đồng, mức tăng 422,56%.
- Nguồn kinh phí trong năm tiếp tục giảm đi 895.966.000 đồng, mức giảm 162,67%. Công ty vẫn tăng chi cho các hoạt động như nghiên cứu, đào tạo, các hoạt động khác.
Ta có tỷ suất tự đầu tư như sau:
Đầu năm
=
12.354.000
x
100%
=
0,03%
42.358.200.000
Cuối năm
=
14.523.876.000
x
100%
=
37,43%
38.807.390.000
Qua đó ta thấy tỷ suất tự đầu tư cuối năm so với đầu năm tăng lên 37,4%. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhiều, trong khi tổng nguồn vốn lại giảm đi. Tỷ suất tự đầu tư tăng cho thấy công ty tự quyết định được các hoạt động của mình, tránh bị lệ thuộc vào những người chủ nợ. Đây là điều rất tốt cho công ty.
4.2.3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2008:
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2008, ta lập được bảng sau:
Bảng 4.6: Tình hình phân bổ nguồn vốn SXKD năm 2008:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối kỳ
So sánh
Giá trị
%
Giá trị
%
± ∆
%
A. Nợ phải trả
24.283.514
62,57
23.057.497
60,00
(1.226.017)
(5,05)
I. Nợ ngắn hạn
11.478.210
47,27
10.319.946
44,76
(1.158.264)
(10,09)
1. Vay ngắn hạn
3.616.689
31,51
416.689
4,04
(3.200.000)
(88,48)
2. Phải trả người bán
349.369
3,04
400.234
3,88
50.865
14,56
3.Người mua trả tiền trước
126.194
1,10
126.193
1,22
(1)
(0,00)
4. Thuế và các khoản nộp
-
-
-
-
-
-
5. Phải trả CNV
7.041.675
61,35
7.737.230
74,97
695.555
9,88
6. Phải trả nội bộ
-
-
1.042.251
10,10
1.042.251
-
7. Phải trả khác
344.284
3,00
597.348
5,79
253.064
73,50
II. Nợ dài hạn
12.805.304
52,73
12.737.551
55,24
(67.753)
(0,53)
B. NV CSH
14.523.876
37,43
15.369.597
40,00
845.721
5,82
I. Nguồn CSH
15.970.624
109,96
17.228.341
112,09
1.257.717
7,88
1. Vốn đầu tư CSH
32.013.280
200,45
28.281.703
164,16
(3.731.577)
(11,66)
2. Quỹ đầu tư phát triển
268.012
1,68
268.012
1,56
0
-
3.Quỹ dự phòng TC
216.765
1,36
216.765
1,26
0
-
4. LN sau thuế chưa PP
(17.822.673)
(111,60)
(13.491.727)
(78,31)
4.330.946
24,30
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
1.295.239
8,11
1.953.587
11,34
658.348
50,83
II. Nguồn kinh phí
(1.446.748)
(9,06)
(1.858.744)
(12,09)
(411.996)
(28,48)
Tổng
38.807.390
100,00
38.427.094
100,00
(380.296)
(0,98)
(Nguồn:Phòng Kế toán – Tài vụ)
Qua bảng 4.6 cho thấy, tổng nguồn vốn trong năm giảm đi 380.296.000 đồng , mức giảm 0,98%. Đây là năm có tổng nguồn vốn giảm ít nhất trong ba năm. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do:
* Nợ phải trả giảm 1.226.017.000 đồng, mức giảm là 5,05%. Trong năm tiếp tục giảm được các khoản chi phí lãi vay. Trong đó:
- Nợ ngắn hạn giảm 1.158.264.000 đồng, mức giảm 10,09%. Chủ yếu là do vay ngắn hạn giảm, giảm 3.200.000.000 đồng, mức giảm là 88,84%. Đến cuối kỳ vay ngắn hạn chỉ còn rất nhỏ, chiếm 4,04% trong nợ ngắn hạn. Còn các khoản khác trong nợ ngắn hạn đều tăng. Cụ thể phải trả người bán tăng 50.685.000 đồng, mức tăng 14,56%; Phải trả công nhân viên tăng 695.555.000 đồng, mức tăng là 9,88%; Phải trả nội bộ là một khoản chi hoàn toàn mới, chi tới 1.042.251.000 đồng. Phải trả khác cũng tăng 253.064.000 đồng, mức tăng là 73,50%.
- Nợ dài hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 67.753.000 đồng, mức giảm là 0,53%. Chủ yếu là vay và nợ dài hạn giảm.
* Tuy tổng nguồn vốn trong năm giảm nhưng nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng 845.721.000 đồng, mức tăng 5,82%. Điều này sẽ làm cho tỷ suất tự tài trợ của công ty cuối kỳ tăng lên. Công ty có tính tự chủ cao hơn về vốn.
- Vốn đầu tư chủ sở hữu giảm 3.731.577.000 đồng, mức giảm 11,66%. Xong nguồn từ lợi nhuận chưa phân phối tăng lên 4.330.946.000 đồng, mức tăng 24,30% . Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng 658.348.000 đồng, mức tăng 50,83%. Từ đó góp phần làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng.
- Mặc dù nguồn kinh phí tiếp tục giảm 411.996.000 đồng, mức giảm là 28,48%. Chứng tỏ công ty vẫn tiếp tục chi cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, hoạt động khác,...
Ta có tỷ suất tự đầu tư như sau:
Đầu năm
=
14.523.876.000
x
100%
=
37,43%
38.807.390.000
Cuối năm
=
15.369.597.000
x
100%
=
40,00%
38.427.094.000
Tóm lại, trong năm 2008 nợ phải trả giảm đi nhiều và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Tính tự chủ về vốn của công ty tăng nhưng tổng nguồn vốn giảm, đây là dấu hiệu không tốt, chứng tỏ công ty đang thu hẹp quy mô sản xuất.
4.2.4. Đánh giá chung tình hình nguồn vốn của công ty qua ba năm:
Để thấy rõ hơn tình hình biến động của nguồn vốn ta xét biểu đồ sau:
Qua biểu đồ trên cho thấy, nợ phải trả giảm dần qua các năm, đặc biệt giảm mạnh ở năm 2007. Nguồn vốn chủ sở hữu thì tăng dần qua các năm. Và cũng như nợ phải trả, nguồn vốn cũng tăng mạnh ở năm 2007. Tuy nhiên, do nguồn vốn chủ sở hữu tăng ít hơn mức giảm của nợ phải trả nên tổng nguồn vốn giảm nhẹ qua các năm. Xong nguồn vốn của công ty đã gần đi vào cân bằng giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Ta có tỷ suất tự tài trợ qua các năm như sau:
Năm 2006: 0,03%
Năm 2007: 37,43%
Năm 2008: 40%
Tỷ suất tự tài trợ của công ty qua các năm đều tăng, cụ thể, năm 2007 tăng 37,4% so với năm 2006; năm 2008 tăng 2,57% so với năm 2007. Cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mang lại kết quả tốt. Công ty ngày càng chủ động hơn về tài chính của đơn vị mình.
4.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn của công ty:
Để nắm được tình hình chung về hoạt động tài chính của công ty, cần đi vào nghiên cứu tính cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Về nguyên tắc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty phải thỏa mãn nhu cầu về vốn của mình. Tức là:
Nguồn vốn CSH = Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ
Nhưng trên thực tế, hầu như không có doanh nghiệp nào có đủ vốn chủ sở hữu để tự trang trải nhu cầu về vốn kinh doanh. Do vậy, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau sẽ xảy ra. Mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn của công ty cà phê Việt Thắng được biểu hiện ở bảng sau:
Bảng 4.7: Mối quan hệ cân đối giữ NV CSH với (Tiền + HTK + TSCĐ):
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. NV CSH
12.354
14.523.876
15.369.597
2. Tiền+HTK+TSCĐ
15.757.975
19.619.507
17.334.096
3. CL (1-2)
(15.745.621)
(5.095.631)
(1.964.499)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Từ số liệu bảng 4.7 cho thấy, tại thời điểm năm 2006 nguồn vốn của công ty không đáp ứng nổi nhu cầu kinh doanh là 15.745.621.000 đồng. Do đó công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn bên ngoài. Năm 2007 tiền, HTK, TSCĐ đều tăng nhưng do NV CSH tăng nhiều nên làm cho nhu cầu vốn bị thiếu của công ty giảm xuống chỉ còn 5.095.631.000 đồng. Năm 2008 NV CSH tiếp tục tăng, còn tổng số lượng tiền, HTK,TSCĐ giảm nhẹ nên làm cho nguồn vốn bị thiếu hụt của công ty chỉ còn là 1.964.499.000 đồng. Nhìn chung, mức độ chiếm dụng vốn giảm dần qua các năm, công ty có tính tự chủ hơn về tài chính của mình.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh.
4.4. Quản lý và sử dụng vốn cố định:
4.4.1. Quy mô vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là hình thái biểu hiện giá trị của tài sản cố định. Do đó quy mô của vốn cố định là sự trang trải về tài sản cố định cho quá tình sản xuất kinh doanh. Tình hình vốn cố định được biểu hiện qua bảng sau:
Qua bảng 4.8 (trang sau) cho thấy, tổng số vốn của công ty giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 giảm 437.715.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,02%. Năm 2008 so với năm 2007 giảm là 3.259.547.000 đồng, mức giảm 23,18%. Trong đó:
Tài sản cố định năm 2007 so năm 2006 tăng 174.798.000 đồng, mức tăng là 1,28%. Nguyên nhân là do một số công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và đưa vào phục vụ sản xuất. Năm 2008 so với năm so với năm 2007 giảm mạnh, giảm 4.293.857.000 đồng tương ứng với mức giảm là 31,13%. Do trong năm công ty đã cắt giảm nguồn vốn ngân sách là đường giao thông ở Đức Tín (Đăk Nông), mặt khác do bị chính quyền địa phương thu hồi đất.
Cũng qua bảng ta thấy, ĐTDH của công ty không có nên vốn cố định chỉ tập trung là TSCĐ và XDCB, mà TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nên trong thời gian tới công ty cần nâng cao việc quản lý nhằm tăng năng lực của máy móc thiết bị, cũng như tăng năng suất, hiệu quả của vườn cây.
Bảng 4.8: Kết cấu vốn cố định qua ba năm 2006 – 2008:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
± ∆
%
± ∆
%
1. TSCĐ
13.616.561
93,92
13.791.359
98,08
9.497.502
87,93
174.798
1,28
(4.293.857)
(31,13)
- Nguyên giá
41.564.497
305,25
41.451.591
300,56
38.590.272
406,32
(112.906)
(0,27)
(2.861.319)
(6,90)
- Giá trị hao mòn
(27.947.937)
(205,25)
(27.660.233)
(200,56)
(29.092.770)
(306,32)
287.704
(1,03)
(1.432.537)
5,18
2. ĐTTCDH
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3. Chi phí XDCB
881.903
6,08
269.390
1,92
1.303.700
12,07
(612.513)
(69,45)
1.034.310
383,95
Tổng
14.498.464
100,00
14.060.749
100,00
10.801.202
100,00
(437.715)
(3,02)
(3.259.547)
(23,18)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
4.4.2. Tình hình trang bị tài sản cố định:
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó tài sản cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản cố định có nhiều loại, mỗi loại lại có vai trò và vị trí khác nhau đối với sản xuất kinh doanh. Do đó, cơ cấu trang bị tài sản cố định phải phù hợp với quy mô và nhiệm vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại công ty cà phê Việt Thắng sự biến động của tài sản cố định được thể hiện qua bảng sau:
Qua bảng 4.9 (trang sau) cho thấy, nguyên giá tổng tài sản cố định giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 giảm 112.906.000 đồng, giảm 0,3%. Năm 2008 so với năm 2007 giảm 2.861.320.000 đồng, mức giảm là 6,9%. Trong đó có sự biến động của các loại tài sản sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: năm 2007 so với năm 2006 giảm 948.531.000 đồng, mức giảm 4,6%. Trong đó chủ yếu là do nhà xưởng, nhà kho và nột số công trình khác đã thanh lý làm cho giá trị tài sản giảm xuống. Năm 2008 so với năm 2007 lại tiếp tục giảm 3.031.577.000 đồng, mức giảm 15,4%. Đây là do công trình đường giao thông ở Đức Tín được bàn giao cho đơn vị khác.
- Vườn cây: năm 2007 so với năm 2006 tăng 789.099.000 đồng, mức tăng 4,2%. Vườn cây tăng là do trong năm này có đưa thêm vườn cây cà phê vối năm 1999 và 2000 vào sản xuất kinh doanh. Đến năm tiếp theo thì giữ ở mức ổn định.
- Máy móc, thiết bị: năm 2006 và 2007 không thay đổi, năm 2008 so với hai năm trước đó tăng lên 54.600.000 đồng, mức tăng 6,5%. Nguyên nhân là do công ty mua mới máy đo độ ẩm cà phê.
- Phương tiện vận tải: năm 2007 so với năm 2006 giảm 5.356.000 đồng, mức giảm 0,6%. Đây là mức giảm rất nhỏ, nguyên nhân là do công ty thanh lý một số và mua mới thêm, nhưng số thanh lý có giá trị lớn hơn làm cho hai năm có sự chênh lệch. Năm 2008 không thay đổi.
- Thiết bị văn phòng: nhìn chung thiết bị văn phòng liên tục tăng trong ba năm. Cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng 51.882.000 đồng, mức tăng là 20,6%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 115.657.000 đồng, tương ứng với mức 38,1%. Đây là do trong các năm công ty liên tục mua thêm các thiết bị tiên tiến cho việc quản lý như máy tính, máy photocopy, máy điều hòa,… Từ đó góp phần làm cho bộ máy quản lý hiệu quả hơn.
Qua bảng thấy được trong năm 2006 nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất, như vậy là không hợp lý đối với công ty sản xuất kinh doanh. Vì thế những năm sau đó có chiều hướng điều chỉnh giảm. Còn vườn cây tăng lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những năm sau đó là hợp lý.
Bảng 4.9: Cơ cấu và sự biến động TSCĐ:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
70/06
08/07
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
± ∆
%
± ∆
%
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
20.660.088
49,7
19.711.557
47,6
16.679.980
43,2
(948.531)
(4,6)
(3.031.577)
(15,4)
2. Vườn cây
18.937.747
45,6
19.726.846
47,6
19.726.846
51,1
789.099
4,2
-
-
3. Máy móc, thiết bị
837.056
2,0
837.056
2,0
891.656
2,3
-
-
54.600
6,5
4. Phương tiện vận tải
877.696
2,1
872.340
2,1
872.340
2,3
(5.356)
(0,6)
-
-
5. Thiết bị văn phòng
251.911
0,6
303.793
0,7
419.450
1,1
51.882
20,6
115.657
38,1
Tổng cộng
41.564.498
100,0
41.451.592
100,0
38.590.272
100,0
(112.906)
(0,3)
(2.861.320)
(6,9)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
4.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất – kinh doanh, từ đó nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cà phê Việt Thắng được biểu hiện qua bảng 4.10 (trang sau):
- Doanh thu thuần trong ba năm có sự biến động mạnh. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 giảm đi 811.347.000 đồng, mức giảm 7,64%. Do trong năm này giá cà phê giảm mạnh, công ty xuất bán ít để hàng hóa tồn kho nên doanh thu giảm đi. Năm 2008 do giá cả ổn định, công ty chủ động được mức giá nên so với năm 2007 doanh thu tăng 3.937.661.000 đồng, mức tăng 40,14%.
- Lợi nhuận qua ba năm đều tăng. Cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.682.872.000 đồng, mức tăng 180,54%. Đây là mức tăng rất lớn, do lợi nhuận của năm trước nhỏ. Năm 2008 so với năm 2007 tiếp tục tăng 1.715.926.000 đồng, mức tăng 65,62%.
- Nguyên giá tài sản cố định bình quân qua ba năm đều giảm nhẹ. Cụ thể năm 2007 so với năm 2006 giảm 20.362.000 đồng, mức giảm 0,05%. Năm 2008 tiếp tục giảm đi 1.487.113.000 đồng, mức giảm 3,58%. Qua đó cho thấy, tài sản những năm trước quá dư thừa nên những năm sau được thu hẹp lại.
- Vốn cố định bình quân qua ba năm đều giảm. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 419.309.000 đồng, mức giảm 2,84%. Năm 2008 so với năm 2007 giảm 1.787.852.000 đồng, mức giảm 12,48%.
Từ vốn cố định bình quân và tài sản cố định bình quân, ta có các chỉ tiêu sau:
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Từ bảng số liệu cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm có sự thay đổi. Cụ thể trong năm 2006 thì cứ 100 đồng vốn cố định thì tạo ra được 72 đồng doanh thu, năm 2007 thì tạo ra được 68 đồng và đến năm 2008 thì tăng lên, tạo ra được 110 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008 tăng so với năm 2007 là 60,13%. Như vậy cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là có hiệu quả.
* Tỷ lệ sinh lời vốn cố định:
Trong năm 2006, cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 6,32 đồng lợi nhuận, năm 2007 con số này là 18,26 đồng và đến năm 2008 thì cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 34,56 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận qua ba năm đều tăng, trong khi vốn cố định giảm xuống.
* Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty cho thấy, năm 2006 cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra thu được 2,24 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 6,30 đồng và năm 2008 là 10,82 đồng. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 180,67%, đến năm 2008 thì tăng thêm 71,77% so với năm 2007.
* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2007 giảm 7,59% so với năm 2006. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 45,35%. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua ba năm không ổn định và ở mức thấp. Công ty cần có những biện pháp tốt hơn để khắc phục tình trạng này.
Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty từ 2006 – 2008:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
±∆
%
±∆
%
1. Doanh thu thuần
ng.đ
10.620.933
9.809.586
13.747.247
(811.347)
(7,64)
3.937.661
40,14
2. Lợi nhuận
ng.đ
932.148
2.615.020
4.330.946
1.682.872
180,54
1.715.926
65,62
3. Nguyên giá TSCĐBQ
ng.đ
41.528.406
41.508.044
40.020.932
(20.362)
(0,05)
(1.487.113)
(3,58)
Đầu kỳ
ng.đ
41.492.315
41.564.497
41.451.591
72.182
0,17
(112.906)
(0,27)
Cuối kỳ
ng.đ
41.564.497
41.451.591
38.590.272
(112.906)
(0,27)
(2.861.319)
(6,90)
4. Vốn cố định BQ
ng.đ
14.740.102
14.320.794
12.532.942
(419.309)
(2,84)
(1.787.852)
(12,48)
Đầu kỳ
ng.đ
14.951.405
14.528.799
14.112.788
(422.606)
(2,83)
(416.011)
(2,86)
Cuối kỳ
ng.đ
14.528.799
14.112.788
10.953.095
(416.011)
(2,86)
(3.159.693)
(22,39)
5. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/4)
lần
0,72
0,68
1,10
(0,04)
(4,93)
0,41
60,13
6. Tỷ lệ sinh lời VCĐ (2/4)
%
6,32
18,26
34,56
11,94
188,75
16,30
89,24
7. Hiệu quả sử dụng TSCĐ (2/3)
%
2,24
6,30
10,82
4,06
180,67
4,52
71,77
8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/3)
lần
0,26
0,24
0,34
(0,02)
(7,59)
0,11
45,35
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
4.5. Quản lý và sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý tốt vốn lưu động là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
4.5.1. Kết cấu và sự biến động của vốn lưu động:
Để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục thì công ty cần phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cho phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh. Tình hình vốn lưu động được thể hiện qua bảng sau:
Qua bảng 4.11 (trang sau) cho thấy, tổng vốn lưu động năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.134.800.000 đồng, giảm 11,26%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.779.396.000 đồng, tăng 11,26%. Trong đó:
- Vốn bằng tiền: năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.932.918.000 đồng, tăng 294,64%. Năm 2008 so với năm 2007 giảm 671.327.000 đồng, giảm 25,93%. Lượng vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn lưu động, điều này làm cho khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế.
- Các khoản phải thu: năm 2007 so với năm 2006 giảm 7.622.541.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 31,72%. Đây là điều đáng mừng, chứng tỏ trong năm này công ty đã có những biện pháp đẩy mạnh quá trình thu hồi vốn giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán. Tuy nhiên đến năm 2008 so với năm 2007 lại tăng nhẹ, tăng 185.741.000 đồng, mức tăng 1,13%.
- Hàng tồn kho: trong ba năm liên tục tăng, năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.753.815.000 đồng, tăng 118,07%. Năm 2008 tăng 2.679.773.000 đồng so với năm 2007, tăng 82,73%. Nguyên nhân tăng là do năng lực sản xuất của tài sản cố định tăng và giá cả cà phê trên thị trường giảm xuống. Hàng tồn kho tăng như vậy sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm xuống.
Tài sản lưu động khác: chiếm một tỷ trọng khá lớn trong công ty và liên tục tăng. Cụ thể năm 2007 tăng 801.008.000 đồng, tăng 48,29% so với năm 2006, năm 2008 tăng 585.209.000 đồng, tăng 23,29%. Công ty cần có những biện pháp nhằm giảm lượng vốn tồn đọng trong khâu này.
Nhìn chung tổng tài sản lưu động của công ty luân chuyển trong các khâu. Khoản phải thu giảm thì vốn bằng tiền và các khoản khác tăng. Ngược lại vốn bằng tiền giảm, khoản phải thu và các khoản khác lại tăng.
Bảng 4.11: Kết cấu và sự biến động của vốn lưu động:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
± ∆
%
± ∆
%
1. Vốn bằng tiền
656.018
2,36
2.588.936
10,48
1.917.609
6,98
1.932.918
294,64
(671.327)
(25,93)
2. Đầu tư TCNH
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3.Các khoản phải thu
24.029.329
86,35
16.406.788
66,44
16.592.529
60,39
(7.622.541)
(31,72)
185.741
1,13
4. HTK
1.485.397
5,34
3.239.212
13,12
5.918.985
21,54
1.753.815
118,07
2.679.773
82,73
5. TSLĐ khác
1.658.658
5,96
2.459.666
9,96
3.044.875
11,08
801.008
48,29
585.209
23,79
Tổng cộng
27.829.402
100,00
24.694.602
100,00
27.473.998
100,00
(3.134.800)
(11,26)
2.779.396
11,26
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
4.5.2. Nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động:
Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đủ để dự trữ tài sản lưu động, đáp ứng nhu cầu của quá trình hoạt động kinh doanh và tiết kiệm vốn.
Nguồn vốn lưu động mà doanh nghiệp sử dụng để dự trữ tài sản lưu động gồm: vốn pháp định, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh và vốn vay. Nguồn vốn lưu động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.12: Tình hình biến động nguồn vốn lưu động:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
Giá trị
Giá trị
Giá trị
± ∆
%
± ∆
%
1. NV kinh doanh
8.094.482
8.698.233
4.744.119
603.751
7,46
(3.954.114)
(45,46)
NV ngân sách
2.638.871
5.132.319
1.681.371
2.493.448
94,49
(3.450.948)
(67,24)
NV tự bổ sung
5.455.611
3.565.914
3.062.748
(1.889.697)
(34,64)
(503.166)
(14,11)
2. Vay ngắn hạn
17.227.973
3.616.689
416.689
(13.611.284)
(79,01)
(3.200.000)
(88,48)
Tổng
25.322.455
12.314.922
5.160.808
(13.007.533)
(51,37)
(7.154.114)
(58,09)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Qua bảng 4.12 cho thấy, tổng nguồn vốn lưu động giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 giảm 13.007.533.000 đồng, mức giảm 51,37% so với năm 2006. năm 2008 giảm 7.154.114.000 đồng, mức giảm 58,09% so với năm 2007. Nguyên nhân là do:
- Nguồn vốn kinh doanh: năm 2007 so với năm 2006 tăng là 603.751.000 đồng, mức tăng 7,46%. Chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách tăng lên nhiều. Năm 2008 giảm 3.954.114.000 đồng, mức giảm là 45,46%. Do nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn ngân sách đều giảm.
- Vay ngắn hạn: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn lưu động. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 13.611.284.000 đồng, mức giảm 79,01%. Năm 2008 giảm 3.200.000.000 đồng, mức giảm 88,48% so với năm 2007. Vay ngắn hạn từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn, nay giảm nhiều và nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn. Do đó chứng tỏ công ty hoàn toàn tự chủ về vốn kinh doanh.
4.5.3. Tình hình dự trữ tài sản lưu động của công ty:
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, vấn đề dự trữ tài sản lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo theo yêu cầu đủ về số lượng. Nếu dự trữ quá lớn dẫn đến sự ứ đọng vốn, tăng các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, hàng tồn kho,…làm giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, nếu dự trữ quá thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khó đảm bảo tính nhịp nhàng và tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, giảm năng suất lao động và thiết bị, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ bị giảm sút. Bởi vậy, việc dự trữ tài sản lưu động của doanh nghiệp phải được điều hòa theo yêu cầu: vừa đảm bảo bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, vừa đảm bảo tiết kiệm vốn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tình hình dự trữ tài sản của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Qua bảng 4.13 (trang sau) cho thấy, tổng tài sản lưu động dự trữ qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.553.975.000 đồng, mức tăng 84,63%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.354.685.000 đồng, mức tăng 60,20%. Nguyên nhân tài sản lưu động dự trữ tăng là do:
- Nguyên vật liệu tồn kho: chiếm tỷ trọng nhỏ nên trong năm 2007 có giảm nhưng không làm cho dự trữ tài sản lưu động giảm.cụ thể, năm 2007 giảm 39.091.000 đồng, mức giảm 43,17%. Năm sau thì giữ ổn định.
- Chi phí sản xuất dở dang: năm 2007 tăng 323.596.000 đồng, mức tăng là 23,20% so với năm 2006. Đến năm 2008 lại tiếp tục tăng thêm 2.291.492.000 đồng, mức tăng là 133,35% so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty làm việc chưa hiệu quả, những công việc để tồn đọng qua năm sau nhiều.
- Thành phẩm tồn kho: trong năm 2006 không có tồn kho, năm 2007 thành phẩm tồn kho là 1.469.311.000 đồng. Năm 2008 con số này là 1.857.591.000 đồng vì thế tăng lên là 388.280.000 đồng, mức tăng 26,43%. Công ty cần có những biện pháp khắc phục lượng hàng tồn kho để giảm bớt tình trạng ứ đọng vốn.
- Do chi phí dở dang qua ba năm đều tăng nên chi phí trả trước và chi phí chờ kết chuyển cũng tăng lên. Cụ thể, chi phí trả trước năm 2007 tăng so với năm 2006 là 71,55%, qua năm sau là 191,88%; chi phí chờ kết chuyển năm 2007 tăng so với năm 2006 là 51,81% và năm tiếp theo tăng là 25,21%.
Nhìn chung vốn lưu động dự trữ ba năm tăng nhưng nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho tăng không đáng kể, do đó dự trữ tăng trong khâu sản xuất. Đây là dự trữ tích cực vì nó làm cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Bảng 4.13: Tình hình dự trữ tài sản lưu động:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
Giá trị
Giá trị
Giá trị
± ∆
%
± ∆
%
1. Nguyên vật liệu tồn kho
90.557
51.466
51.466
(39.091)
(43,17)
-
-
2. Công cụ - dụng cụ tồn kho
-
-
-
-
-
-
-
3. Chi phí sản xuất DD
1.394.839
1.718.435
4.009.927
323.596
23,20
2.291.492
133,35
4. Thành phẩm tồn kho
-
1.469.311
1.857.591
1.469.311
-
388.280
26,43
5.Chi phí trả trước
30.335
52.039
151.893
21.704
71,55
99.854
191,88
6. Chi phí chờ kết chuyển
1.502.446
2.280.901
2.855.960
778.455
51,81
575.059
25,21
Tổng
3.018.177
5.572.152
8.926.837
2.553.975
84,62
3.354.685
60,20
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
4.5.4. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động của công ty:
Giữa nguồn vốn lưu động và tình hình dự trữ tài sản lưu động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, ngoài việc phân tích tình hình tăng giảm của từng nguồn vốn, tình hình biến động của tài sản lưu động dự trữ thực tế, cần phải tiến hành phân tích mức độ đảm bảo của nguồn vốn lưu động với các loại tài sản lưu động dự trữ thực tế, phục vụ cho việc đảm bảo điều kiện của sản xuất kinh doanh. Mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.14: Mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1. NV lưu động thực tế
25.322.455
12.314.922
5.160.808
2. TSLĐ dự trữ thực tế
3.018.177
5.572.152
8.926.837
3. Mức độ đảm bảo (1-2)
22.304.278
6.742.770
(3.766.029)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Qua bảng 4.14 cho thấy, trong hai năm đầu công ty luôn đảm bảo việc dự trữ tài sản lưu động. Cụ thể năm 2006 vượt mức độ đảm bảo là 22.304.278.000 đồng, năm 2007 vượt là 6.742.770.000 đồng. Đến năm 2008 thì công ty đi chiếm dụng là 3.766.029.000 đồng.
4.5.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm, nó lại trở về hình thái tiền tệ. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh, vốn lưu động cũng biến đổi liên tục, theo chu kỳ qua các giai đoạn dự trữ - sản xuất - tiêu thụ.
Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và yếu tố sản xuất khác (tư liệu lao động) cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Qua bảng 4.15 (trang sau) thể hiện:
* Số vòng quay vốn lưu động:
Số vòng luân chuyển của vốn lưu động năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,09 vòng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,98% là do tốc độ giảm của vốn lưu động bình quân (giảm 31,06%) nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (giảm 7,64%). Năm 2008 tốc độ luân chuyển tăng thêm 0,15 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 41,10% so với năm 2007 là do doanh thu tăng lên còn vốn lưu động bình quân thì giảm xuống. Qua ba năm phân tích cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm sau đều cao hơn năm trước. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nắm bắt được các cơ hội trên thị trường.
* Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động:
Do số vòng quay của vốn lưu động thấp đã làm ảnh hưởng đến thời gian của nột kỳ luân chuyển. Số vòng quay liên tục tăng đã làm cho kỳ luân chuyển giản tương ứng. Cụ thể, trong năm 2007 số ngày giảm 25% so với năm 2006 và đến năm 2008 giảm tiếp 29% so với năm 2007. Qua số liệu ở bảng cho thấy, số ngày của một vòng luân chuyển luôn trên một năm, điều này cho thấy thời gian quay vòng vốn lưu động chậm làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Đây là do công ty sản xuất kinh doanh cà phê – loại cây công nghiệp dài ngày.
* Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động:
Trong năm 2006 cứ 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2,45 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 9,96 đồng và năm 2008 là 16,60 đồng.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Năm 2006 để thu được 1 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 3,59 đồng vốn lưu động, năm 2007 bỏ ra 2,68 đồng và năm 2008 bỏ ra 1,90 đồng. Như vậy năm 2007 để đạt được 1 đồng doanh thu công ty đã giảm 25,36% cho phần vốn lưu động so với năm 2006 và năm 2008 công ty giảm tiếp 29,13% so với năm 2007 phần vốn lưu động để thu được 1 đồng doanh thu.
Bảng 4.15: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ 2006 – 2008:
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
± ∆
%
± ∆
%
1. Doanh thu thuần
ng.đ
10.620.933
9.809.586
13.747.247
(811.347)
(7,64)
3.937.661
40,14
2. Lợi nhuận
ng.đ
932.148
2.615.019
4.330.946
1.682.871
180,54
1.715.927
65,62
3. Vốn lưu động BQ
ng.đ
38.094.926
26.262.002
26.084.301
(11.832.924)
(31,06)
(177.701)
(0,68)
- Đầu kỳ
ng.đ
48.360.450
27.829.401
24.694.602
(20.531.049)
(42,45)
(3.134.799)
(11,26)
- Cuối kỳ
ng.đ
27.829.401
24.694.602
27.473.999
(3.134.799)
(11,26)
2.779.397
11,26
4. Số vòng quay VLĐ (1/3)
Vòng
0,28
0,37
0,53
0,09
33,98
0,15
41,10
5. Tỷ lệ sinh lời VLĐ (2/3)
%
2,45
9,96
16,60
7,51
306,94
6,65
66,75
6. Kỳ luân chuyển BQ VLĐ (360/4)
Ngày
1.291
964
683
(327)
(25)
(281)
(29)
7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1)
Lần
3,59
2,68
1,90
(0,91)
(25,36)
(0,78)
(29,13)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
4.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty:
Qua bảng 4.16 (trang sau) cho thấy:
* Số vòng quay toàn bộ vốn:
Qua số liệu ở bảng cho thấy số vòng quay toàn bộ vốn qua ba năm đều tăng. Năm 2006 vốn quay vòng được 0,20 vòng/năm, năm 2007 là 0,24 vòng/năm và năm 2008 là 0,36 vòng/năm. Như vậy vốn quay vòng quá chậm, cứ như năm 2006 thì phải 5 năm toàn bộ vốn mới quay được 1 vòng, năm 2007 cần hơn 4 năm và 2007 là gần 3 năm. Xong công ty cũng đã có những biện pháp tích cực để giảm số vòng quay toàn bộ vốn. Cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 20,25%, năm 2008 tăng 47,27% so với năm 2007. Đây là dấu hiệu tích cực.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
Từ bảng cho thấy, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh cũng tăng qua các năm. Năm 2006 thì cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân thì đem về 1,76 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 6,44 đồng và năm 2008 là 11,22 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của công ty là chưa cao, vì tốc độ tăng qua các năm còng rất lớn, công ty cần duy trì tốc độ tăng này. Cụ thể năm 2007 tăng 265,23% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 74,05% so với năm 2008.
* Hệ số sinh lợi doanh thu:
Năm 2006, cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 8,78 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 26,66 đồng và năm 2008 là 31,50 đồng. Như vậy hệ số sinh lợi doanh thu liên tục tăng, chứng tỏ công ty đã cắt giảm được những chi phí không cần thiết và bộ máy quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
* Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu:
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu qua ba năm có sự biến động lớn. Cụ thể năm 2006 con số này là 150,02%, điều này nói lên cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra công ty thu được 150,02 đồng lợi nhuận. Không phải công ty không đầu tư mà do những năm trước bị thua lỗ nhiều làm cho tổng vốn âm. Đến năm 2007 con số này chỉ là 35,98%, nói lên cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 38,98 đồng lợi nhuận và đến năm 2008 là 28,98%, tức thu được 28,98 đồng lợi nhuận. Như vậy hệ số sinh lợi vốn chủ giảm qua các năm, không phải do lợi nhuận giảm mà do vốn chủ sở hữu tăng lên nhiều. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận tăng 180,54% so với năm 2006 nhưng tổng vốn lại tăng tới 1.269,71% và năm 2008 lợi nhuận tăng 65,62%, tổng vốn chủ lại tăng tới 105,65% so với năm 2007. Vì thế lợi nhuận tăng, tổng vốn cũng tăng là điều rất tốt.
Bảng 4.16: Hiệu quả sử dụng vốn SXKD:
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
So sánh
07/06
08/07
±∆
%
±∆
%
1. Doanh thu thuần
ng.đ
10.620.933
9.809.586
13.747.247
(811.347)
(7,64)
3.937.661
40,14
2. Lợi nhuận
ng.đ
932.148
2.615.019
4.330.946
1.682.871
180,54
1.715.927
65,62
3. Tổng vốn BQ
ng.đ
52.835.028
40.582.796
38.617.242
(12.252.233)
(23,19)
(1.965.554)
(4,84)
Đầu kỳ
ng.đ
63.311.855
42.358.201
38.807.390
(20.953.654)
(33,10)
(3.550.811)
(8,38)
Cuối kỳ
ng.đ
42.358.201
38.807.390
38.427.094
(3.550.811)
(8,38)
(380.296)
(0,98)
4. Tổng vốn CSH BQ
ng.đ
(621.360)
7.268.115
14.946.737
7.889.475
1.269,71
7.678.622
105,65
Đầu kỳ
ng.đ
(1.255.074)
12.354
14.523.876
1.267.428
(100,98)
14.511.522
117.464,16
Cuối kỳ
ng.đ
12.354
14.523.876
15.369.597
14.511.522
117.464,16
845.721
5,82
5. Số vòng quay toàn bộ vốn (1/3)
Lần
0,20
0,24
0,36
0,04
20,25
0,11
47,27
6. Tỷ lệ hoàn vốn (2/3)
%
1,76
6,44
11,22
4,68
265,23
4,77
74,05
7. Hệ số sinh lợi doanh thu (2/1)
%
8,78
26,66
31,50
17,88
203,74
4,85
18,18
8. Hệ số sinh lợi vốn CSH (2/4)
%
150,02
35,98
28,98
186,00
123,98
(7,00)
(19,47)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
4.7. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh:
4.7.1. Đối với vốn cố định:
Do công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên vốn cố định chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức tài sản cố định. Do vậy cần phải:
1. Công ty cần phải phân loại tài sản cố định thường kỳ để nắm bắt kịp thời và đầy đủ tình hình sử dụng nhằm khai thác hết khả năng của tài sản cố định.
2. Kịp thời thay đổi những tài sản cố định đã quá thời gian sử dụng, thanh lý kịp thời vườn cây đã hết khả năng khai thác nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản của vườn cây.
3. Phát triển và mở rộng hơn nữa quy mô vườn cây bằng chương trình giao đất, giao vườn đến từng hộ dân; thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị , tổ chức bên ngoài nhằm ổn định tình hình kinh doanh của công ty.
4. Triệt để sử dụng diện tích sản xuất hiện có của nhà cửa, vật kiến trúc, giảm bớt diện tích dùng vào quản lý hành chính và các bộ phận phục vụ khác để tương ứng mở rộng diện tích sản xuất kinh doanh; bố trí máy móc thiết bị hợp lý để giảm bớt diện tích.
5. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, công ty cần lựa chọn và đào tạo những lao động có kỹ thuật cao, có tay nghề, đủ trình độ chuyên môn, giao trách nhiệm quản lý đến từng cá nhân, từng bộ phận cụ thể.
4.7.2. Đối với vốn lưu động:
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng định mức vốn lưu động cho từng khâu phải hợp lý, không để tình trạng thừa vốn ở khâu này nhưng thiếu vốn ở khâu kia.
2. Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có những biện pháp đôn đốc thu hồi kịp thời và đưa vào sản xuất kinh doanh.
3. Điều chỉnh phương hướng kinh doanh cho phù hợp với năng lực cụ thể của công ty, từ đó có kế hoạch vay vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
4. Cần phải có chính sách tốt để tiêu thụ hàng hóa tồn kho, vì nó sẽ làm tăng chi phí lưu trữ, bảo quản.
4.7.3. Đối với nguồn vốn sản xuất kinh doanh:
1. Sử dụng triệt để nguồn vốn tự có vì nó sẽ làm giảm chi phí lãi vay từ các tổ chức khác.
2. Huy động các nguồn vốn hiện có, trong việc đi vay các tổ chức khác cần phải tính toán lựa chọn phương thức vay sao cho có hiệu quả kinh tế nhất.
PHẦN THỨ NĂM
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Công ty cà phê Việt Thắng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam. Là đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ chính là trồng, sản xuất, chế biến và bán cà phê nông sản. Trong ba năm qua lợi nhuận của công ty đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh và giải quyết đươc công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và phân tích về công ty, tôi có một số kết luận sau:
1. Vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm đều giảm, cụ thể năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.550.810.000 đồng, giảm 8,38% và năm 2008 giảm so năm 2007 là 380.296.000 đồng, giảm 0,98%.
2. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh cũng đều giảm qua các năm, ứng với tốc độ giảm của vốn sản xuất kinh doanh. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng đã liên tục tăng trong những năm sau. Cụ thể năm 2003 tỷ trọng tăng so với năm 2006 là 37,4%, năm 2008 so với năm 2007 tăng là 2,57%.
Chính nhờ sự quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả mà lợi nhuận của công ty tăng, công ty hoạt động đạt kết quả cao.
Nhưng bên cạnh những mặt đã đạt được công ty vẫn còn những mặt hạn chế sau:
1. Vốn cố định của công ty chưa đáp ứng trình độ và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhiều tài sản cố định dưa thừa cần phải được thanh lý.
2. Khả năng thanh toán, phương thức thanh toán chưa đủ đáp ứng về vốn lưu động làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm.
3. Thành phẩm tồn kho trong năm 2007 và 2008 còn nhiều, công ty cần đè ra chính sách tốt hơn để tiêu thụ sản phẩm.
5.2. Đề xuất:
Để khắc phục những mặt tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
5.2.1. Về phía công ty:
1. Phát huy tối đa những tiềm lực sẵn có như tài sản cố định, cơ sở vật chất và nguồn lao động dồi dào ở địa phương.
2. cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách kỹ càng nhằm đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường.
3. Hàng tháng, quý, năm phải lập các báo cáo về tình hình sử dụng vốn để dựa trên cơ sở đó lập các kế hoạch về cơ cấu vốn một cách hợp lý.
4. Cần thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị khác trong và ngoài ngành để có thông tin cũng như giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh.
5. Cần theo dõi tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của công ty một cách thường xuyên.
5.2.2. Về phía nhà nước:
1. Ban hành các chính sách phải rõ ràng, đồng bộ để tạo điều kiện cho công ty chấp hành nghiêm chỉnh và hoạt động đúng trong phạm vi kinh doanh của mình.
2. Tạo điều kiện cho các công ty vay vốn một cách dễ dàng, tránh các thủ tục rườm rà gây chậm trễ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
3. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng và có tác động rất lớn đến nền kinh tế tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều này sẽ tác động đến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng trong và ngoài nước. Do đó nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ cho các công ty trong cơ chế về giá, thu mua nhằm ổn định sản xuất kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc