Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA NÔNG HỘ TRÊN CÁC CỤM DÂN CƯ VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2 1.3. Các câu hỏi nghiên cứu 2 1.4. Đối tượng nghiên cứu 3 1.5 . Phạm vi nghiên cứu . 3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4 2.1. Tình hình bố trí các hộ nghèo vào ở trên CDC . 4 2.2. Thực trạng đời sống người dân trên CDC 6 2.3. Thực trạng sinh kế của người dân trên CDC 9 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .13 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.2.1. Phương pháp luận . 14 3.2.1.1. Khái niệm 14 3.2.1.2. Khung lý thuyết trong tiếp cận nghiên cứu . 16 3.2.1.2.1. Khung sinh kế bền vững 16 3.2.1.2.2. Các nguồn vốn sinh kế 17 3.2.1.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn với sự tham gia người dân (PRA) 18 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 20 3.2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu . 19 3.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu . 20 3.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 26 3.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu . 27 3.2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả . 27 3.2 2.4.2. Phân tích khung sinh kế bền vững 27 3.2.2.4.3. Phương pháp SWOT . 28 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .29 4.1 Tình hình chung của các hộ trong mô hình điều tra . 29 4.1.1. Thông tin tổng quan về nông hộ .29 4.1.1.1. Thông tin đối tượng điều tra 29 4.1.1.2. Đặc điểm của các thành viên trong nông hộ .30 4.1.1.3. Tài sản của nông hộ . 31 4.1.2. Thông tin về CDC . 36 4.1.2.1 Tình hình xét duyệt vào ở trên các CDC . 36 4.1.2.2. CSHT trên CDC . 37 4.1.2.3. Quan điểm lãnh đạo địa phương về xây dựng CDC 40 4.2. Tình hình dân cư và đời sống người dân trên CDC 44 4.2.1. Kinh tế 44 4.2.2. Xã hội . 49 4.2.3. Môi trường sống trên CDC . 52 4.3. Thực trạng về lao động và việc làm của nông hộ 56 4.3.1. Thực trạng về lao động và việc làm trên CDC . 56 4.3.2. Phân tích SWOT về lao động và việc làm của người dân trên CDC 64 4.3.3. Phân tích các mối liên hệ ảnh hưởng đến việc làm của nông hộ 67 4.3.4. Quan điểm của lãnh đạo về việc làm và biện pháp giải quyết việc làm 70 4.3.4.1. Quan điểm lãnh đạo địa phương về việc làm 70 4.3.4.2. Quan điểm lãnh đạo địa phương về giải quyết việc làm cho nông hộ . 71 4.4. Phân tích sự chuyển biến các nguồn vốn của nông hộ 72 4.4.1 Vốn con người . 72 4.4.2. Vốn tài chính 73 4.4.3. Vốn xã hội 75 4.4.4. Vốn tự nhiên . 76 4.4.5. Vốn vật lý . 78 4.5. Kiến nghị về việc làm của nông hộ 81 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .84 5.1. Kết luận . 84 5.2. Đề nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng, đặt biệt là từ khi có Chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ ban hành. Ngoài ra, một số lao động cảm thấy rằng việc làm được đào tạo là không phù hợp cho lao động trên cụm nhất là lao động nam và việc làm có được từ đào tạo nghề thường có thu nhập tương đối thấp. Đối với lao động tham gia buôn bán nhỏ và dịch vụ sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn. 4.3.3. Phân tích các mối liên hệ ảnh hưởng đến việc làm của nông hộ * Mối liên hệ giữa việc làm và CSHT chợ Kết quả bảng phân tích kiểm định Chi-square cho thấy, Sig.(*)=0,002 < 0,05, điều này đồng nghĩa với việc bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1. Như vậy, giữa việc làm và CSHT chợ hiện có trên cụm đã có mối liên hệ chặt chẽ với nhau với độ tin cậy là 95%. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 68 Qua kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 50 hộ (50%) được tiếp cận CSHT chợ trên cụm, những hộ này tập trung vào nhóm hộ CDCTT và 50 hộ (50%) CDCNT không tiếp cận được CSHT chợ để tìm kiếm thêm cơ hội việc làm (phụ lục 2). Cụ thể như: - Nhóm hộ tìm được việc làm được xem tương đối ổn định trên 15 ngày/tháng là 18 hộ (18%). Trong đó, nhóm hộ CDCTT tiếp cận chợ chiếm tỷ lệ rất đáng kể là 14 hộ (77,8%), người dân tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua các hoạt động như buôn bán nhỏ, kinh doanh và làm thuê tại chợ. Nhóm hộ CDCNT không có điều kiện tiếp cận được chợ thì chiếm tỷ lệ rất thấp 4 hộ (22,2%). Như vậy, những hộ CDCTT được tiếp cận chợ đã có thêm rất nhiều thời gian làm việc, vấn đề này cho thấy hiệu quả của việc xây dựng chợ trên cụm. - Nhóm hộ tìm được việc làm tương đối từ 10 đến 15 ngày/tháng là 36 hộ (36%). Trong đó, nhóm hộ CDCTT được tiếp cận chợ chiếm tỷ lệ cao 23 hộ (63,9%) và nhóm hộ CDCNT không tiếp cận chợ chỉ là 13 hộ (36,1%). - Nhóm hộ tìm được thời gian việc làm không nhiều dưới 10 ngày/tháng chiếm đến 46 hộ (46%). Trong đó, nhóm hộ CDCTT được tiếp cận chợ chỉ là 13 hộ (28,3%) và nhóm hộ không tiếp cận được chợ chiếm số lượng lớn 33 hộ (71,7%). * Mối liên hệ giữa việc làm, CSHT chợ và mối quan hệ quen biết Kết quả phân tích bảng chéo cho thấy, khi đưa thêm biến mối quan hệ quen biết vào mô hình đã chứng minh thêm mối liên kết chặt chẽ giữa việc làm và CSHT chợ. Giá trị kiểm định Chi-square với độ tin cậy 95% cho thấy kết quả Sig.(**)=0,0006 < Sig.(*)=0,002 và Sig.(**)=0,0006 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H0 (các biến không liên quan nhau) không được chấp nhận hay chấp nhận giả thuyết H1 (các biến có mối liên hệ nhau). Cụ thể như (phụ lục 3): · Nhóm hộ được tiếp cận CSHT chợ - Nhóm hộ có mối quan hệ quen biết với người thuê mướn trên 30 người thì số hộ tìm được việc làm là tương đối 14 hộ (28%). Trong đó, có đến 10 hộ (20%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, số hộ tìm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng là rất thấp 3 hộ (6%) và chỉ 1 hộ (2%) là kiếm được việc làm dưới 10 ngày/tháng. - Nhóm hộ tạo được mối quan hệ quen biết từ 20 đến 30 với người thuê mướn hay giới thiệu việc làm, chỉ có 16 hộ (32%) tìm được việc làm. Trong đó, vẫn có 3 hộ (6%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, số hộ tìm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng là rất đáng kể 11 hộ (22%) và số hộ tìm được việc làm dưới 10 ngày/tháng là thấp nhất 2 hộ (4%). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 69 - Nhóm hộ có vốn xã hội thấp chỉ có mối quan hệ quen biết với người thuê mướn dưới 20 người, số hộ tìm được việc làm là 20 hộ (40%). Trong đó, chỉ có 1 hộ (2%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, 9 hộ (18%) kiếm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng và có đến 10 hộ (20%) là kiếm được việc làm dưới 10 ngày/tháng. · Nhóm hộ không được tiếp cận CSHT chợ - Nhóm hộ có mối quan hệ quen biết với người thuê mướn và giới thiệu việc làm trên 30 người, tìm được việc làm là 15 hộ (30%). Trong đó, chỉ có 4 hộ (8%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng, 4 hộ (8%) kiếm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng và có đến 7 hộ (14%) là kiếm được việc làm dưới 10 ngày/tháng. Kết quả này cho thấy, với mối quan hệ quen biết được xem là tốt nhất của người nghèo trên cụm (trên 30 người) mà người dân CDC có được thì nhóm hộ CDCTT tiếp cận CSHT chợ tìm được việc làm tương đối ổn định trên 15 ngày/tháng nhiều hơn rất nhiều so với nhóm hộ CDCNT (8% so với 20%), điều này càng khẳng định rằng giữa CSHT chợ và việc làm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Nhóm hộ có mối quan hệ quen biết từ 20 đến 30 người, tìm được việc làm là 19 hộ (38%). Trong đó, 10 hộ (20%) tìm được việc làm ổn định trên 15 ngày/tháng và 9 hộ (18%) kiếm được việc làm từ 10 đến 15 ngày/tháng. - Nhóm hộ có vốn xã hội thấp dưới 20 người quen biết hay giới thiệu việc làm, số hộ tìm được việc làm là 16 hộ (32%) và tất cả các hộ này chỉ kiếm thêm được thời gian làm việc là dưới 10 ngày/tháng. Nhận xét Khi phân tích mối liên hệ giữa CSHT chợ và việc làm với độ tin cậy 95% cho thấy, Sig.(*)=0,002 < 0,05, nghĩa là hai biến này có liên hệ với nhau. Biến mối quan hệ quen biết được đưa vào mô hình, kết quả phân tích cũng cho thấy, có CSHT chợ Sig.(**) =0,0006 Sig.(*)=0,002, điều này đã chứng minh thêm sự liên quan rất chặt chẽ giữa việc làm và CSHT chợ. Trên thực tế, số hộ tìm được việc làm tại các chợ là rất đáng kể (Bảng 4.19). Do vậy, xây dựng và mở rộng chợ là phương án mà các nhà quản lý địa phương nên cân nhắc để giải quyết việc làm cho lao động nghèo trên cụm. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 70 4.3.4. Quan điểm của lãnh đạo về việc làm và biện pháp giải quyết việc làm 4.3.4.1. Quan điểm lãnh đạo địa phương về việc làm * Quan điểm của các nhà quản lý cấp huyện và tỉnh Quan điểm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng khi chưa có CDC, việc làm của các hộ nghèo vùng lũ chủ yếu là làm thuê nông nghiệp dựa hoàn toàn vào lịch thời vụ sản xuất của địa phương. Một vài hộ dân được hỗ trợ vay vốn với quy mô nhỏ để giải quyết việc làm khi vụ thu hoạch lúa đã hết. Trong những năm chưa có CDC, mùa lũ cũng được xem là mùa làm ăn đối với các hộ nghèo do nguồn cá tự nhiên trên đồng nhiều. Từ khi CDC hình thành người dân đã có cơ hội hơn để chuyển đổi nghề nghiệp hiện tại, họ không còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên, cuộc sống của họ trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, khó khăn nhất là trình độ của người dân quá thấp nên rất khó để chuyển đổi nghề. Hiện nay, tỉnh cũng đang triển khai thực hiện các mô hình việc làm thí điểm nhưng với quan điểm chung là "cho cần câu hơn là cho con cá". Quan điểm của Chi cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho rằng, tại Đồng Tháp, hỗ trợ việc làm cho lao động trên CDC là rất khó khăn. Tuy có nhà ở ổn định, CSHT tương đối hoàn chỉnh nhưng người dân lại không biết tận dụng để phục vụ vào sản xuất, hộ nghèo thiếu về trình độ và cách tư duy sản xuất. Người dân được hỗ trợ vốn ưu đãi nhưng không biết sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả. Ngoài ra, dựa trên đặc thù của CDC ở từng địa phương mà hiện nay người dân được hỗ trợ học nghề đan lát, may, thiêu và khâu bóng. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cao Lãnh khẳng định, CDC là cơ hội cho người dân có thể tìm được việc làm phù hợp hơn. Bằng chứng là một số hộ dân đã có thêm việc làm, được hướng dẫn làm ăn và được học nghề. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách của huyện còn hạn chế, nên huyện trước mắt sẽ tìm kiếm mô hình sản xuất và việc làm phù hợp cho người dân nghèo. Mặc dù đã giải quyết 1 phần lao động cho CDC, nhưng việc nâng cao trình độ và kỹ năng lao động là không thể bỏ qua. Hướng dẫn dạy nghề để tham gia lao động ngoài tỉnh là một hướng đi mới và sẽ được huyện tập trung thực hiện. * Quan điểm của các nhà quản lý cấp xã Quan điểm UBND xã Tân Nghĩa cho rằng, Chính quyền xã cũng đã cố gắng giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng số hộ nghèo và số lao động cần chuyển đổi là rất nhiều, ở địa phương không có nhiều việc làm để chuyển đổi, việc làm mà người dân có được chủ yếu là do họ tự kiếm và có thu nhập thường thấp. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 71 UBND Phương Thịnh cho rằng, nếu người dân thất nghiệp thì họ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong chuyện "lạc nghiệp" và không sớm được giải quyết thì vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng mất an ninh trật tự, người nghèo vẫn lâm vào cảnh nghèo khó và như thế cái vòng lẫn quẩn về việc làm và nghèo khó cứ tiếp tục đối với các hộ dân trên cụm. Với một phần hộ dân trên CDC vẫn còn có đất nông nghiệp thì những người được tham vấn ở UBND xã Ba Sao có những nhận xét sâu sắc trong việc đánh giá vai trò của hoạt động canh tác nông nghiệp cũng như làm thuê nông nghiệp. Một điều đáng quan tâm là những người được phỏng vấn đều lạc quan cho rằng tuy hiện nay việc làm trên cụm đang khó khăn nhưng tương lai sẽ khả quan hơn bởi sự cạnh tranh việc làm với lao động ngoài cụm sẽ giảm đi do Chính quyền xã đã khuyến khích người dân ngoài cụm tham gia lao động ngoài tỉnh. UBND xã Gáo Giồng nơi có CDCNT Kinh 15 thì nhấn mạnh, họ nhìn với viễn cảnh xa và toàn diện hơn. Tạo việc làm cho lao động trên cụm là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tuy nhiên, cân nhắc về vấn đề việc làm bền vững, có thu nhập vừa phải nhưng vẫn phải có dư và việc làm ổn định lâu dài. 4.3.4.2. Quan điểm lãnh đạo địa phương về giải quyết việc làm cho nông hộ Bảng 4.22 mô tả quan điểm của lãnh đạo về giải quyết việc làm và tập trung vào các vấn đề nổi bật như: dạy nghề, vay vốn, nâng cấp và xây dựng chợ và hỗ trợ việc làm. Bảng 4.22 Tổng hợp quan điểm của lãnh đạo về giải quyết việc làm Stt Vấn đề Xếp hạng 1 Dạy nghề I 2 Vay vốn II 3 Nâng cấp và xây dựng chợ III 4 Hỗ trợ việc làm IV (Nguồn: Kết quả PRA 2009) Qua Bảng 4.22 cho thấy, để giải quyết việc làm cho lao động trên CDC có bốn vấn đề mà theo quan điểm lãnh đạo địa phương cần thực hiện theo thứ tự như: dạy nghề, vay vốn, nâng cấp và xây dựng chợ, hỗ trợ việc làm ngoài tỉnh. Hầu hết các nhà quản lý địa phương quan tâm đến vấn đề dạy nghề trên cụm và quan trọng là nghề phù hợp với nguyện vọng và sở thích của lao động trên cụm. Trên thực tế, công tác dạy nghề đã được triển khai nhưng nhìn chung chưa đa dạng hóa được các ngành nghề, một mặt khách quan là do lao động trên cụm trình độ học vấn quá thấp. Mặt khác, đầu ra của các sản phẩm nghề hiện nay không phải lúc nào cũng tiêu thụ dễ dàng. Biện pháp kế đến được các nhà lãnh đạo quan tâm là cho người dân vay vốn, cách thức này chỉ tỏ ra có hiệu quả khi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 72 người dân biết cách sử dụng đồng vốn đúng mục đích, nhất là đối với CDCTT thì nhu cầu vay vốn là thật sự cần thiết. Biện pháp thứ ba, được nhắc đến là nâng cấp và xây dựng chợ, bởi có chợ người dân sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều việc làm hơn như: buôn bán nhỏ, chạy xe ôm, bán xé số,... Biện pháp giải quyết việc làm cuối cùng là giới thiệu việc làm cho người dân. Đây là biện pháp mới và thật sự tỏ ra hiệu quả nhưng vẫn được các ngành quan tâm. 4.4. PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN BIẾN CÁC NGUỒN VỐN CỦA NÔNG HỘ 4.4.1 Vốn con người Vốn con người đã có sự chuyển biến khi xem xét qua các khía cạnh như: số nhân khẩu, số lao động trong gia đình, tỷ lệ lao động được đào tạo và trình độ học vấn của người dân (bảng 4.23). Bảng 4.23 Tổng hợp các yếu tố về vốn con người của nông hộ ở hai thời điểm Stt Vốn con người Sau khi vào ở Trước khi vào ở 1 Số nhân khẩu trong gia đình (người/hộ) 5 4 2 Số lao động trong gia đình (người/hộ) 3 2 3 Tỷ lệ lao động tham gia học nghề (%) 8,11 3,64 4 Học vấn (%): - Mù chữ - Cấp 1 - Cấp 2 75,29 18,53 6,18 95,37 9,27 1,54 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Qua bảng 4.23 cho thấy, số nhân khẩu trong gia đình đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn, trung bình trước khi vào ở là 4 người/hộ nhưng sau khi vào ở đã tăng lên 5 người/hộ. Nguyên nhân số nhân khẩu tăng là do sự gia tăng dân số tự nhiên. Tuy nhiên, người dân đã có ý thức hơn về kế hoạch hóa gia đình, bằng chứng là tỷ lệ các hộ được xem là gia đình trẻ nhưng số nhân khẩu trong gia đình không cao như đã phân tích bảng 3. Công tác vận động kế hoạch hóa gia đình luôn được Chính quyền địa phương quan tâm, cũng theo quan điểm ông Nguyễn Minh Cảnh, chủ tịch UBND xã Phương Thịnh thì đây là một trong những biện pháp quan trọng để giảm đối tượng hộ nghèo trong xã. Trung bình số lao động sau khi vào ở cũng tăng từ 2 lên 3 người/hộ. Điều này cho thấy rằng, lực lượng lao động có sự gia tăng về lượng, đảm bảo nguồn cung lao động dồi giàu trên cụm. Số lao động tăng lên là các lao động trẻ có thể tham gia ngay vào các hoạt động nông nghiệp không đòi hỏi nhiều về kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, điều này đặt ra cho địa phương gánh nặng nhiều hơn về việc làm bởi số lao động trên cụm tăng cộng hưởng với sự gia tăng dân số tự nhiên luôn gây áp lực rất lớn về việc làm. Chính vì vậy, cũng đã xảy Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 73 ra tình trạng cạnh tranh nhau làm thuê, nhất là vào mùa lũ, dẫn đến giá lao động giảm thấp (phụ lục 1). Tỷ lệ lao động tham gia đào tạo nghề đã có sự chuyển biến tích cực hơn từ 3,64% lên 8,11%. Điều này làm cho chất lượng lao động càng tăng và cải thiện được đáng kể nguồn vốn con người. Các nghề mà lao động được học như các buổi hội thảo, khuyến nông và các lớp quản lý dịch hại đối với hộ có đất. Đối với những hộ không đất là các nghề như: đan lục bình, may thiêu, khâu bóng và làm việc ngoài tỉnh. Học vấn là một tiêu chí quan trọng của vốn con người. Nhìn chung, số hộ có trình độ học vấn cấp 1 cấp 2 đều tăng hơn so với trước kia. Ngoài ra, từ khi lên cụm số trẻ em được đến trường tăng do có trường học trên cụm. Điều này cho thấy chất lượng của lao động tiềm năng trên cụm có khuynh hướng tăng dần lên. Hiện nay, Chương trình phổ cập trung học cơ sở cho người lớn vẫn đang được triển khai ở xã Phương Thịnh nhưng tình trạng mù chữ vẫn không được cải thiện nhiều. Cách tiếp cận thông tin cũng dễ dàng hơn do xã đã đầu tư hệ thống loa truyền thanh trên cụm nhằm phổ biến kiến thức và cung cấp thông tin nhiều hơn cho người dân. Bên cạnh đó, cơ sở y tế mà người dân tiếp cận được cải thiện đáng kể hơn so với trước khi vào cụm. Nhờ đó tình trạng sức khỏe trong cộng đồng trên cụm được khá dần lên. Số hộ dân có tivi cũng góp phần làm tăng kiến thức của n ười dân. Tóm lại, nguồn vốn con người sau khi vào cụm đã có sự chuyển biến tích cực hơn trước khi vào cụm. Số nhân khẩu trong gia đình, số người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ lao động tham gia học nghề đều tăng. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người dân tăng lên rất đáng kể, đặc biệt là trẻ em. 4.4.2. Vốn tài chính Bảng 4.24 mô tả các yếu tố về tài chính của nông hộ như: thu nhập, chi phí sinh hoạt, tiền tích lũy, tỷ lệ hộ vay vốn, số tiền vay, tiền trợ cấp và phương tiện sản xuất đã cho thấy có sự chuyển biến đáng kể của hộ dân sau khi vào cụm cư trú. Bảng 4.24 Tổng hợp các yếu tố về vốn tài chính của nông hộ ở hai thời điểm Stt Vốn tài chính Sau khi vào ở Trước khi vào ở 1 Thu nhập (triệu đồng/hộ/tháng) 1,97 1,26 2 Chi phí sinh hoạt (triệu đồng/hộ/tháng) 1,77 1,30 3 Tiền tích lũy (đồng/tháng) 196.950 -41.650 4 Tỷ lệ hộ vay vốn (%) 10 6 5 Số tiền vay (triệu đồng/hộ) 7,80 5,00 6 Tiền trợ cấp (triệu đồng) 2,00 0,00 7 Tỷ lệ hộ có phương tiện sản xuất (%) 32 20 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 74 Sau khi vào ở, thu nhập bình quân của nông hộ đã tăng lên đáng kể (từ 1,26 lên 1,97 triệu đồng/hộ/tháng). Thu nhập tăng do một phần đồng tiền mất giá (tình hình lạm phát chung của nền kinh tế). Kết quả này chưa cho thấy rõ là người dân đã có việc làm nhiều hơn và thu nhập ổn định hơn. Mức thu nhập tăng vẫn chưa cho thấy đầy đủ rằng đã có dấu hiệu tích cực từ các hoạt động kinh tế mà CDC mang lại. Thu nhập tăng thường tập trung vào những hộ có đất và lực lượng lao động nhiều. Khi so sánh với trung bình số lao động (bảng 21) thì thu nhập của mỗi lao động là 755.135 đồng/hộ/tháng, điều này cho thấy mức thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp trong khi nhóm người ngoài độ tuổi lao động có khuynh hướng tăng (bảng 4.2), đây thật sự là nỗi lo và gánh nặng lớn cho lực lượng lao động. Bình quân lao động chỉ kiếm được 25.171 đồng/người/ngày và nếu so sánh tỷ giá USD hiện nay thì thu nhập mỗi lao động một ngày không đến 2 USD. So với mức tăng của thu nhập thì chi phí sinh hoạt cũng tăng lên là 469.700 đồng/hộ/tháng (từ 1,30 lên 1,77 triệu đồng/hộ/tháng). Điều này chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực đối với nông hộ, đặc biệt đối với những hộ không có việc làm ổn định thì đây sẽ là gánh nặng rất lớn hơn. Chi phí sinh hoạt tăng chủ yếu là do tiền chợ (hình 13 và 14) và do sự biến động về giá trong những năm gần đây. Chi phí sinh hoạt chưa xem xét đến yếu tố rủi ro lao động và nhất là bệnh tật cho mỗi thành viên trong nông hộ. Nguồn tiền tích lũy được ở mỗi nông hộ bằng tổng th nhập trừ đi chi phí sinh hoạt. Khi phân tích yếu tố này cho thấy, bước đầu người dân đã có được số tiền tích lũy nhất định để thoát nghèo. Trước khi vào ở thì thu nhập và chi phí của nông hộ mất cân đối, thậm chí là thâm hụt 41.650 đồng/hộ/tháng. Sau khi vào ở thì trung bình hộ dân dành dụm được khoảng tiền là 184.350 đồng/hộ/tháng. Tuy vậy số tiền tích lũy này là quá ít và đa số tập trung vào những hộ CDCTT Tân Nghĩa. Nếu như thu nhập không cho thấy hoạt động kinh tế hiệu quả từ CDC mạng lại thì nguồn tiền tích lũy đã chứng minh thêm rằng xây dựng CDC là cơ hội để người dân thoát nghèo. Số tiền vay của người dân đã tăng lên đáng kể và số hộ dân cũng được vay tiền nhiều hơn. Trước khi vào ở, tỷ lệ vay vốn sản xuất trung bình của nông hộ là 6% và mức vay là 5,00 triệu đồng/hộ nhưng sau khi vào ở người dân được vay vốn nhiều hơn 10% tổng số hộ và mức vay 7,80 triệu đồng/hộ. Vay vốn quy mô nhỏ giúp cho nông hộ có điều kiện hơn để chuyển đổi nghề nghiệp và có thêm việc làm phù hợp hơn. Thực tế đã cho thấy, hiệu quả đồng vốn mang lại là rất cao trong việc tạo thêm việc làm cho người nghèo, nên người dân rất quan tâm đến chuyện vay vốn để mua bán, kinh doanh và sản xuất nhỏ (bảng 4.26). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 75 Tiền trợ cấp tăng hơn 2 triệu đồng/hộ so với trước kia, người nghèo khi di dời lên cụm cư trú mỗi hộ sẽ nhận được tiền hỗ trợ di dời, nhằm khuyến khích hộ nghèo lên cụm (Quyết định số: 241/QĐ-UBND.HC, ngày 20/02/2004 của UBND tỉnh Đồng Tháp). Đây là khoản tiền rất có ý nghĩa giúp cho hộ dân chi trả nguồn tiền vay bên ngoài để xây dựng nhà ở, tránh được tình trạng vay vốn với lãi suất cao khi lên cụm. Số hộ trang bị phương tiện sản xuất tăng từ 20% trước khi vào ở lên 32% sau khi vào ở. Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi người dân có điều kiện hơn để trang bị phương tiện sản xuất như xe chở, máy mai, dàn thuê, xe gắn máy, máy bơm,… Tóm lại, nguồn vốn tài chính của nông hộ sau khi vào ở đã có sự chuyển biến tích cực hơn so với trước khi vào ở. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó là không nhiều. Nguyên nhân là do tình trạng lạm phát chung của nền kinh tế. 4.4.3. Vốn xã hội Bảng 4.25 mô tả các mối quan hệ xã hội chủ yếu của người dân là với các chủ thể như: Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, họ hàng thân thuộc và hàng xóm láng giềng. Vốn xã hội của nông hộ có sự thay đổi khi người dân vào CDC cư trú. Sự thay đổi này mang tính tích cực hơn đối với các hộ dân. Bảng 4.25 Tổng hợp các quan hệ xã hội của nông hộ ở hai thời điểm Đơn vị: % Stt Mối quan hệ xã hội Sau khi vào ở Trước khi vào ở 1 Tham gia các tổ chức, đoàn thể địa phương 12 3 2 Giúp đỡ từ Chính quyền địa phương 22 6 3 Giúp đỡ từ họ hàng 19 17 4 Quan hệ với chòm xóm, láng giềng 7 25 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Sau khi vào ở, số hộ nghèo tham gia vào các tổ chức, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Tổ tiết kiệm và Tổ sản xuất (12%) nhiều hơn so với trước khi vào cụm (3% số hộ tham gia). Mặc dù vậy, số hộ nghèo tham gia vào các tổ chức, đoàn thể địa phương là rất thấp. Vốn xã hội của người dân tuy có chuyển biến nhưng vẫn rất thấp. Đây là con số đáng quan tâm, bởi vốn xã hội thấp, người dân ít có cơ hội làm thuê do ít người quen biết và đối với những hộ buôn bán cũng gặp rất nhiều khó khăn do không có mối quen. Số hộ tham gia vào hội nông dân chủ yếu là để tập huấn kỹ thuật canh tác, tham gia hội phụ nữ để người dân tiếp cận học nghề. Vẫn có một bộ phận người dân tham gia vào tổ tiết kiệm (đa số là phụ nữ), cho thấy số hộ này đã có vốn tài chính nhiều hơn và có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 76 Người dân sau khi vào cụm, đã có sự quan tâm nhiều hơn từ phía Chính quyền địa phương như hỗ trợ tập, viết, quần áo cho học sinh, bảo hiểm y tế, vay vốn ưu đãi, giới thiệu việc làm,... nhất là đối với CDCTT Tân Nghĩa. Số hộ được giúp đỡ từ Chính quyền địa phương là 22% cao hơn nhiều so với trước khi vào cụm là 6%. Kết quả này cho thấy, ở bốn CDC điều tra Chính quyền đã dành sự quan tâm đặc biệt hơn đối với đối tượng hộ nghèo, luôn tạo cho họ cơ hội thoát nghèo. Đây cũng là một tiêu chí cho thấy vốn xã hội của người dân đang dần tăng lên. Khi mà các mối quan hệ xã hội khác là thấp, thì được giúp đỡ từ họ hàng thân thuộc là để người dân trên cụm có thêm cơ hội thoát nghèo. Trước và sau khi vào cụm cư trú không có sự thay đổi lớn từ sự giúp đỡ của họ hàng (trước khi vào cụm 19% và sau khi vào cụm là 17%). Điều này cho thấy, sự giúp đỡ từ họ hàng thân thuộc có khuynh hướng giảm 2%. Nguyên nhân là do khi lên cụm một bộ phận người dân sống xa dòng họ, bà con thân thuộc đã định cư từ trước, đặc biệt là đối với các CDCTT. Sự giúp đỡ chủ yếu từ phía họ hàng như: mượn tiền xây dựng nhà (bảng 4.7) và sản xuất, mượn công cụ sản xuất, trông nhà, chăm sóc trẻ. Đáng chú ý là vẫn có 2 hộ mượn đất gia đình để canh tác nông nghiệp. Quan hệ chòm xóm, láng giềng thể hiện sự tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng nghèo trên cụm. Đã có sự chuyển biến không mong đợi, khi mà các mối quan hệ xã hội giữa những người chòm xóm được cho là tốt đẹp, thân thiện, tương trợ lẫn nhau khi gặp rủi ro, gắn bó nhau đã giảm thấp (trước khi vào cụm 25% và sau khi vào cụm là 7%). Nguyên nhân được người dân cho rằng, khi lên cụm họ chưa sớm hình thành các mối quan hệ với nhau, thời gian định cư chưa lâu (bảng 4.1). Mặt khác, đáng chú ý hơn là sự cạnh tranh nhau về việc làm dẫn đến mối quan hệ chòm xóm không khắn khích bằng trước khi lên cụm. Tóm lại, vốn xã hội của người dân có sự chuyển biến, sự thay đổi này có khuynh hướng tích cực cho người dân. Ngoại trừ mối quan hệ chòm xóm, láng giềng. 4.4.4. Vốn tự nhiên Người dân CDC có thể tiếp cận và khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên hiện có như đất đai, cây trồng, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản từ sông rạch (hình 4.39). Tỷ lệ nông hộ tiếp cận nguồn vốn tự nhiên có sự thay đổi đáng kể từ khi người dân bắt đầu lên cụm cư trú. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 77 Hình 4.39 Tỷ lệ hộ tiếp cận nguồn vốn tự nhiên ở hai thời điểm (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Tỷ lệ hộ tiếp cận nguồn vốn tự nhiên 24% 28% 12% 32% 84% 14% 90% 32% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Đất đai Trồng cây Chăn nuôi Đánh bắt thủy sản Loại vốn Phần trăm Sau khi vào cụm Trước khi vào cụm Qua hình 4.55 cho thấy, số hộ dân sở hữu đất đai đã giảm sau khi lên cụm từ 16% xuống còn 12%, nhất là đối với CDCTT (hình 4.5 và 4.6). Đây là sự thay đổi có khuynh hướng bất lợi cho hộ dân nghèo trên cụm. Người dân không có đất cũng đồng nghĩa với cơ hội việc làm của họ sẽ ít đi. Bên cạnh đó, đất đai sẽ làm giảm gánh nặng lương thực (gạo) cho người dân, giúp chi tiêu của họ giảm hơn, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi giá lương thực luôn ở mức cao. Nguyên nhân 4% số hộ giảm không có đất canh tác theo người dân là do khoảng cách đất đến cụm là khá xa. Trung bình trước khi vào cụm khoảng cách là 0,58 km nhưng sau khi vào cụm thì khoảng cách đến đất lại xa hơn nhiều từ 1,2 đến 2,3 km. Diện tích đất của mỗi hộ là rất nhỏ lẻ trung bình từ 0,2 đến 0,3 ha. Điều này dẫn đến chi phí của hộ dân tăng và người dân quyết định bán đất để tìm cho mình sinh kế tốt hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại đang sống. Toàn bộ số diện tích đất của người dân có mục đích sử dụng là trồng lúa, do đặc thù tự nhiên của bốn xã là sản xuất nông nghiệp. Sau khi vào cụm, người dân có khuynh hướng trồng các loại rau, củ phục vụ cho bữa ăn hàng ngày ít hơn. Kết quả điều tra cho thấy, có sự chênh lệch rất rõ giữa nhóm hộ trước khi vào cụm là 42% nhưng sau khi vào cụm chỉ còn 14%. Cách tiếp cận nguồn vốn cây trồng của người dân đã chuyển biến rất tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Các loại rau, củ mà người dân thường trồng như: bầu, bí, mướp, rau thơm,… Ngoài diện tích đất để trồng lúa, người dân đã tận dụng các khu đất nhỏ quanh nhà để trồng trọt cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình, mà còn giúp cho hộ dân tiết kiệm được các khoản chi cho sinh hoạt. Theo người dân đây là khoảng chi không nhỏ trong Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 78 việc chi mua thực phẩm hàng ngày. Sau khi vào cụm, thì vẫn có 2% số hộ tận dụng được khu đất quanh nhà để trồng đậu, rau muống dù rằng diện tích đất là rất nhỏ. Ở hai thời điểm trước và sau khi vào cụm thì tập quán chăn nuôi của người dân gần như không có sự thay đổi. Tỷ lệ hộ dân chăn nuôi đạt thấp 6% và 7%. Sau khi vào cụm người dân vẫn duy trì tập quán chăn nuôi hộ gia đình trên cụm, mặc dù số lượng vật nuôi cũng đã giảm hơn trước. Điều đáng quan tâm là trước khi vào cụm người dân có điều kiện hơn để chăn nuôi nhưng số lượng hộ chăn nuôi không cao (7%). Trong khi đó, sau khi vào cụm vấn đề chăn nuôi trên cụm là hạn chế bởi tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo người dân ngoài rác thải sinh hoạt thì phân gia súc là ô nhiễm hàng đầu. Thậm chí ở CDCTT Tân Nghĩa, theo quan điểm Chính quyền xã thì vấn đề chăn nuôi là cấm đoán trên cụm. Các vật nuôi của nông hộ bao gồm gà, vịt, heo và bò. Nhóm hộ CDCNT Kinh 15 có số hộ chăn nuôi bò nhiều nhất. Khai thác và đánh bắt thủy sản trên sông rạch, kênh, mương, đã có sự chuyển biến rất rõ giữa trước khi vào cụm 45% và sau khi vào cụm 16%. Sự thay đổi này sẽ bất lợi hơn cho người dân. Vào mùa lũ, người dân tận dụng lợi thế mùa nước nổi để đánh bắt thủy sản, điều này tạo ra cơ hội việc làm nhiều hơn cho nông hộ từ đó họ có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Nhưng khi lên cụm chỉ còn 16% số hộ tham gia đánh bắt thủy sản. Nguyên nhân là do vào cụm người dân có khuynh hướng chuyển đổi nghề nghiệp, điều kiện đánh bắt thủy sản không còn phù hợp khi mà nguồn lợi thủy sản ngày càng hạn chế. Các hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân gồm đóng chà, văng lưới và đặt lợp, lờ. Tóm lại, dựa trên bốn điều kiện về nguồn vốn tự nhiên mà người dân có thể tiếp cận, đã có sự thay đổi rõ giữa hai thời điểm trước và sau khi vào cụm. Nhìn chung, nguồn vốn tự nhiên của nông hộ chuyển biến theo chiều hướng bất lợi đối với các hộ dân. 4.4.5. Vốn vật lý Vốn vật lý của nông hộ trong gồm 1 vốn vật lý cá nhân hay nhà ở và 10 vốn vật lý cộng đồng như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, trạm cấp nước, chợ cống thoát nước, bưu điện, bãi rác và nhà văn hóa đã có sự khác biệt rõ ở hai thời điểm (bảng 4.26). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 79 Bảng 4.26 Tổng hợp quan điểm của nông hộ về vốn vật lý ở hai thời điểm Đơn vị: % Stt CSHT Sau khi vào ở Trước khi vào ở 1 Nhà ở tạm bợ 0 70 2 Hệ thống điện 100 30 3 Đường giao thông 100 50 4 Trường học 100 20 5 Trạm Y tế 50 0 6 Chợ 50 0 7 Trạm cấp nước 100 0 8 Cống thoát nước 100 0 9 Bưu điện 50 10 10 Bãi rác 0 0 11 Nhà Văn hoá 50 0 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Qua kết quả điều tra cho thấy, trước khi vào cụm vấn đề nhà ở có đến 70% ý kiến của hộ dân cho rằng nhà ở chỉ là tạm bợ. Con số này thay đổi đáng kể khi lên cụm, 100% ý kiến hộ dân cho rằng đã có nhà ở ổn định đủ điều kiện tránh mưa nắng, dông bão và lũ lụt. Điều này cho thấy vốn vật lý cá nhân đã thay đổi tích cực hơn. CSHT về hệ thống giao thông, điện, cấp nước và thoát nước cũng chuyển biến theo hướng tích cực. Người dân đã tiếp cận được điện để sử dụng, đường để đi lại và nguồn sạch cho sinh hoạt và cống thoát nước giúp người dân không còn tái cảnh ngập lụt trước kia. Đây là niềm mong mỏi lớn của người dân nghèo. Tuy được tiếp cận nhưng người dân sử dụng để phục vụ cho sản xuất là rất thấp. Trường học và trạm y tế cũng chuyển biến theo hướng tích cực. Người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn so với trước khi vào cụm. Trường học là điểm khác nhau đáng kể, 100% ý kiến cho rằng đã có được nơi cho con em đi học tốt hơn so với trước khi vào cụm 20% ý kiến. Ngoài ra, có trạm y tế trên cụm cũng được người dân rất tán thành 50% ý kiến so với trước khi vào cụm là 0%. Tuy vậy, quan điểm này chỉ tập trung vào các hộ ở CDCTT, riêng CDCNT thì không có trạm y tế trên cụm (bảng 4.10). Bưu điện và nhà văn hóa, người dân được hưởng tốt hơn so với trước khi vào cụm. Họ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các thông tin. Đáng chú ý hơn là nhà văn hóa là nơi tổ chức các buổi khuyến nông và dạy nghề cho người dân. Tuy vậy, cách tiếp cận của người dân về hai CSHT này là rất thấp và riêng CDCNT thì không có. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 80 Hình 4.40 Sự chuyển biến năm nguồn vốn của nông hộ ở hai thời điểm (Nguồn: Kết quả PRA, 2009) Bãi rác luôn được người dân quan tâm, nhưng trước và sau khi vào ở thì CSHT này không có sự chuyển biến. Số ý kiến ở hai thời điểm khác nhau là bằng nhau 0%. Điều này cho thấy, CSHT cụm là chưa thật đồng bộ. Tóm lại, vốn vật lý của người dân đã có sự chuyển biến tích cực nhất so với các vốn còn lại, đặc biệt là về vấn đề về nhà ở. Các hệ thống CSHT khác trên cụm được đầu tư và người dân tiếp cận rất nhiều so với trước khi vào cụm. * Sự chuyển biến về sinh kế của nông hộ Qua phân tích năm nguồn vốn của người dân, các vốn tài chính, vốn vật lý, vốn xã hội và đặc biệt là nguồn vốn con người chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Riêng vốn tự nhiên chuyển biến theo hướng tiêu cực. Từ đó, sinh kế của người dân sau khi lên cụm cư trú cũng đã được chuyển đổi. Sự chuyển biến các nguồn vốn được tóm tắt như sau: Qua hình 4.40 cho thấy sự chuyển biến về nguồn vốn tự nhiên có chiều hướng bất lợi đối với các hộ dân, dẫn đến sinh kế của người dân dần ít phụ thuộc vào nguồn vốn tự nhiên. Người dân đã ít tham gia hơn vào các hoạt động gắn với tự nhiên (hoạt động nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, trồng trọt). Thay vào đó, họ đã chuyển hướng dần sang phụ thuộc vào các nguồn vốn còn lại, các hoạt động sinh kế tập trung hơn vào buôn bán nhỏ, làm thuê và tiểu thủ công nghiệp. Hầu hết người dân làm thuê dưới hình thức này hay hình thức khác (phụ lục 1). Trong vài năm sau khi vào cụm, người dân tham gia vào canh tác đất nông nghiệp và làm thuê nông nghiệp giảm dần nhưng số hộ buôn bán nhỏ và làm nghề tiểu thủ công tăng dần. Các hộ làm thuê nông nghiệp có khuynh hướng đi làm xa hoặc giảm giá tiền thuê mướn để cạnh tranh. Nhưng các hộ dân làm thuê nông nghiệp vẫn thích được học nghề để có việc làm ổn định và mong được vay vốn ưu đãi nhiều hơn. Vốn Tài chính Vốn Tự nhiên Vốn Xã hội Vốn Con người Vốn Vật lý Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 81 Vào mù vụ, số hộ làm thuê nông nghiệp có khuynh hướng tăng, do nhu cầu cần nhiều nhân công trong khâu thu hoạch lúa. Bên cạnh đó, người dân cũng đã liên kết lại để tổ chức các nhóm cắt lúa mướn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể khi vào mùa vụ. Vào mùa lũ, số hộ làm thuê nông nghiệp giảm, thay vào đó là các hoạt động buôn bán nhất là bán cá ở CDCTT và các hoạt động khai thác mùa nước nổi CDCNT. Vấn đề trồng trọt và chăn nuôi không được khuyến khích trên cụm đã làm ảnh hưởng đến một số người dân có tập quán chăn nuôi và trồng trọt nhằm cải thiện bữa ăn. Tuy vậy, người dân trên CDCNT vẫn được chăn nuôi và vẫn chưa gặp phải cấm đoán từ Chính quyền địa phương. Tóm lại, chiến lược sinh kế của người dân cũng sẽ thay đổi theo thời gian, người dân có khuynh hướng chuyển từ việc làm không ổn định sang các ngành nghề mới có tính chất ổn định hơn. 4.5. KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC LÀM CỦA NÔNG HỘ Trước những khó khăn và thách thức đặt ra về việc làm cho người lao động trên cụm. Để có được việc làm ổn định, thu nhập đủ để chi trả các khoản các chi phí trong nông hộ là mong mỏi cho tất cả các hộ dân đang sống trên CDC (bảng 4.27). Bảng 4.27 Tổng hợp các kiến nghị về việc làm của nông hộ Đơn vị: hộ Stt Vấn đề CDCTT Tân Nghĩa (n = 25) CDCTT Phương Thịnh (n = 25) CDCNT Cây Dông (n = 25) CDCNT Kinh 15 (n = 25) Tổng (n=100) 1 Vay vốn 17 16 7 9 49 2 Xây dựng, mở rộng chợ 4 5 8 7 24 3 Giới thiệu việc làm 3 2 3 5 13 4 Học, chuyển đổi nghề 1 1 3 2 7 5 Hướng dẫn cách làm ăn 0 0 3 1 4 6 Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất 0 1 1 1 3 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009) Kết quả tham vấn kiến nghị của người dân về việc làm cho thấy, để cải thiện tình trạng việc làm hiện tại có sáu vấn đề mà người dân thật sự quan tâm, cụ thể theo thứ tự quan tâm như: vay vốn; xây dựng và mở rộng chợ; giới thiệu việc làm; học nghề và chuyển đổi nghề; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và hướng dẫn cách làm ăn. Trong đó, nguyện vọng vay vốn ưu đãi được nông hộ rất quan tâm chiếm đến 49 hộ (49% ý kiến) và thấp nhất là hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chỉ 3 hộ (3% ý kiến). Điều này cho thấy, nhu cầu vay vốn của các hộ dân nghèo nhằm bổ sung vốn lưu động kinh doanh, mở rộng cơ sở sản Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 82 xuất, buôn bán, tạo cơ hội chuyển đổi ngành nghề mới luôn được quan tâm và đánh giá cao. Tuy vậy, đã có sự khác biệt rất rõ giữa nhóm hộ CDCTT và CDCNT, CDCTT Tân Nghĩa và Phương Thịnh thì người dân có nhu cầu vay vốn là rất lớn từ 16 đến 17 hộ (từ 76% đến 80% tổng số hộ trên cụm) trong khi ở hai CDC còn lại nhu cầu vay vốn thấp hơn từ 7 đến 9 hộ (từ 52% đến 60% tổng số hộ trên cụm), do tâm lý sợ vay vốn rồi không biết phải là gì để hoàn vốn. Điều này cũng dễ nhận thấy khi nhóm hộ CDCTT Tân Nghĩa và Phương Thịnh không ai quan tâm đến nguyện vọng được hướng dẫn cách làm ăn. Xây dựng và mở rộng chợ luôn được người dân nghèo quan tâm và chú ý chiếm đến 24 hộ (24% ý kiến). Nhóm hộ CDCTT Tân Nghĩa và Phương Thịnh quan tâm vấn đề này thấp hơn nhóm hộ CDCNT chỉ chiếm từ 4 đến 5 hộ (từ 16% đến 20% tổng số hộ trên cụm) và đa số có quan điểm là nên mở rộng thêm chợ. Trong khi nhóm hộ CDCNT có nhu cầu cao hơn từ 7 đến 8 hộ (từ 28% đến 32% tổng số hộ trên cụm), họ rất mong đợi sẽ kiếm thêm việc làm từ việc xây dựng mới chợ và giá hàng hóa cũng sẽ giảm hơn so với thời điểm hiện tại. Giới thiệu việc làm cũng được người dân quan tâm với 13 hộ (13% ý kiến), khi mà tình trạng việc làm của người dân không ổn định và giới thiệu việc làm được xem là hướng đi ngắn nhất giúp lao động có được việc làm. Học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp luôn được chính quyền quan tâm, nhưng đối với người dân họ chưa thật sự quan tâm chỉ 7 hộ (7% ý kiến), điều này cho thấy các nghề được học hiện nay chưa thật sự thiết phục người dân. Riêng đối với 4 hộ (4% ý kiến) vẫn còn đang trăn trở về hướng làm ăn, điều này cho thấy trình độ học vấn thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của họ và Nhà nước cũng cần quan tâm định hướng cho người dân. Một số hộ canh tác nông nghiệp vẫn quan tâm đến việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất lúa, bởi thực trạng dịch hại đang diễn ra như hiện nay như: rầy nâu và đạo ôn trên lúa thì vấn đề canh tác đất nông nghiệp cũng được đặt nặng 3 hộ (3% ý kiến). Từ kiến nghị về vấn đề việc làm của người dân đã đặt ra cho các nhà quản lý, khi thực hiện Chính sách hỗ trợ việc làm cần chú ý đến đặc điểm từng loại hình CDC. - CDCTT, số hộ kiến nghị được vay vốn cao hơn CDCNT, điều này cũng thật dễ hiểu khi mà người dân CDCTT có chợ. Nhóm hộ CDCTT cho rằng để giải quyết việc làm trên cụm, Nhà nước nên tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi. Gần chợ người dân có điều kiện hơn để buôn bán từ đó giải quyết được việc làm và tạo thêm thu nhập cho nông hộ, nhất là vào mùa lũ. Tuy người dân CDCTT được hỗ trợ việc làm nhưng theo quan điểm của người dân vẫn có 5% kiến nghị cho rằng người dân nên được hỗ trợ việc làm nhiều hơn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 83 - CDCNT, tuy phần lớn hộ dân quan tâm đến việc vay vốn nhưng vẫn có một số hộ quan tâm đến các vấn đề khác. Các quan điểm nổi bật mà hai CDCNT quan tâm nhất vẫn là vấn đề vay vốn ưu đãi 16 hộ (32% ý kiến). Tuy nhiên, người dân cũng rất quan tâm đến việc xây dựng chợ trên cụm 15 hộ (30% ý kiến) và mức độ quan tâm cụ thể như CDCNT Cây Dông 8 hộ (32 % ý kiến tổng số hộ trên cụm) và CDCNT Kinh 15 chỉ là 7 hộ (28% ý kiến tổng số hộ trên cụm). Bên cạnh đó, giới thiệu việc làm sẽ góp phần giúp cuộc sống khấm khá hơn, vì họ có nhiều cơ hội hơn để làm thuê, nhóm hộ này thường không có sở hữu đất và số lao động nhiều chiếm 8 hộ (16% ý kiến). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 84 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Người dân vào cụm đã dần ổn định được chỗ ở và đời sống được cải thiện hơn rất nhiều so với trước kia. CSHT trên cụm cơ bản đã hoàn thành, đảm bảo được nhu cầu cư trú của các hộ dân. Nhà ở được xây dựng đảm bảo cuộc sống an toàn hơn khi có mưa dông và đã tránh được lũ hàng năm. Hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế,... được xây dựng mới giúp người dân thuận lợi hơn trong sinh hoạt và từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống nhưng điều đáng quan tâm là không có bãi rác tập trung. Người dân tiếp cận các dịch vụ về giáo dục, y tế, vui chơi giải trí dễ dàng hơn, đặc biệt là CDCTT. Tuy nhiên, tình trạng mất an ninh trật tự trên các cụm có khuynh hướng tăng và môi trường sống trên cụm ngày càng trở nên ô nhiễm hơn, nhất là đối với hai CDCTT. Nguồn nước sinh họat của người dân chủ yếu là nước sông và chất lượng nguồn nước không được đảm bảo. Hộ nghèo được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế tỷ lệ hộ dân vay vốn là tương đối thấp, nhóm hộ CDCTT có khuynh hướng vay vốn nhiều hơn CDCNT. Thu nhập của người dân trên cụm phụ thuộc chủ yếu vào làm thuê và buôn bán. Nhóm hộ CDC T tham gia hoạt động buôn bán nhiều hơn CDCNT nhưng làm thuê lại thấp hơn. Tuy vậy, thu nhập người dân đều thấp và không ổn định, thu nhập nhóm hộ CDCTT thường ổn định và cao hơn CDCNT. Bên cạnh nỗi lo về thu nhập thấp, điều mà làm cho người dân bận tâm nhất là chi phí sinh hoạt tăng lên sau khi vào cụm. Cuộc sống của người dân đã dần ổn định hơn sau khi vào cụm. Thực trạng lực lượng lao động trên cụm tăng là tín hiệu tích cực cho những hộ dân nghèo trên cụm. Thuận lợi đáng kể cho hộ nghèo trên cụm là nhóm người trong độ tuổi lao động luôn cao hơn nhóm ngoài độ tuổi lao động và đa số là lao động trẻ có sức khỏe, độ tuổi tập trung từ 20 đến 50 tuổi. Tỷ lệ lao động nam có khuynh hướng thấp hơn lao động nữ nhưng thực tế cho thấy lao động nữ tham gia vào các hoạt động buôn bán nhiều hơn và có thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động thiếu việc làm đang trở thành gánh nặng đối với nông hộ trên cụm. Khó khăn lớn cho lao động trên cụm hiện nay là chất lượng lao động thấp, thể hiện qua trình độ học vấn của lao động là rất thấp. Tuy vậy, tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm thấp, nhất là đối với CDCNT. Tỷ lệ hộ thất nghiệp luôn cao gây áp lực rất lớn cho lao động trên cụm và cho chính quyền địa phương. Cầu lao động giảm và thu nhập thấp đã dẫn đến mức độ chấp nhận về việc làm của người dân là rất thấp. Trước thực trạng lao động và việc làm đang diễn ra trên cụm, các nhà lãnh đạo địa phương nhận thấy Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 85 được những khó khăn mà lao động CDC đang phải đối mặt, nhưng chưa thật sự sâu sắc. Quan điểm lãnh đạo địa phương về việc làm chủ yếu tập trung đánh giá ảnh hưởng CDC đến việc làm của hộ nghèo trên cụm. Trên thực tế, biện pháp giải quyết việc làm CDC đang tỏ ra chưa thật hiệu quả, các biện pháp giải quyết việc làm chủ yếu dựa trên bốn vấn đề như: dạy nghề, vay vốn, nâng cấp và xây dựng chợ và hỗ trợ việc làm, nhấn mạnh quan trọng nhất là biện pháp dạy nghề. CSHT chợ và việc làm trên cụm có mối liên hệ rất chặt chẽ, nhóm hộ CDCTT được tiếp cận chợ nên đã tìm được việc làm được xem là ổn định trên 15 ngày/hộ/tháng là đáng kể hơn so với nhóm hộ CDCNT không được tiếp cận CSHT chợ. Nguồn vốn đời sống của người dân đã chuyển biến tích cực hơn so với thời điểm trước vào cụm. Vốn vật lý có sự chuyển đổi đáng kể nhất, giúp người dân bước đầu có được nhà ở ổn định và CSHT thiết yếu phục vụ đời sống. Vốn tài chính và vốn xã hội chuyển biến không nhiều nhưng vẫn tích cực hơn so với trước khi vào ở. Vốn tự nhiên chuyển biến theo hướng bất lợi đối với hộ nghèo trên cụm, người dân ngày càng khó tiếp cận hơn về vật nuôi, cây trồng, đất và nguồn nước. Riêng đối với vốn con người, người dân đã có cơ hội hơn tiếp cận trường học trên cụm để nâng cao trình độ học vấn, tiếp cận các dịch vụ y tế để cải thiện sức khoẻ và tiếp cận các hình thức vui chơi giải trí để có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Sự thay đổi năm nguồn vốn đời sống đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và sinh kế của người dân. Người dân có khuynh hướng chuyển từ làm thuê nông nghiệp chuyển dần sang mua bán và nghề thủ công. Tuy vậy, làm thuê nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập của lao động trên cụm. Khi vào cụm cư trú, người dân luôn mong mỏi tìm được việc làm ổn định để vươn lên thoát nghèo. Đa số nông hộ đều có nguyện vọng mong muốn được vay vốn ưu đãi để phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận người dân xem xây dựng mới và mở rộng chợ sẽ là cơ hội lớn để có được việc làm. Giới thiệu việc làm, học nghề và chuyển đổi nghề, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và hướng dẫn cách làm ăn vẫn được người dân trên cụm quan tâm nhưng chưa thật sự đáng kể. Tuy nhiên, đối với từng loại hình CDC khác nhau (CDCTT và CDCNT) thì nguyện vọng của người dân cũng có sự thay đổi khác nhau, theo hướng phù hợp hơn với hoàn cảnh sống thực tại của người dân. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 86 5.2. ĐỀ NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu trên, để người dân CDC thật sự có được việc làm bền vững, tạo cơ hội cho người dân vươn lên thoát nghèo. Đề tài có những khuyến nghị cụ thể như sau: · Chính quyền địa phương cần nắm được đặc điểm của từng loại hình CDC. Từ đó, định hướng và có các Chính sách việc làm phù hợp cho từng loại CDCTT và CDCNT. - Đối với CDCTT, CSHT chợ là rất quan trọng, tiếp đến là vấn đề cho vay vốn ưu đãi nhằm bổ sung vốn lưu động để kinh doanh buôn bán nhỏ. - Đối với CDCNT, thì công tác dạy nghề nên được quan tâm nhiều hơn, nhất là vào thời gian lũ về hàng năm. Bên cạnh đó, cho vay vốn ưu đãi đi kèm hướng dẫn cách làm ăn hay vay vốn để chuyển đổi nghề phù hợp cũng cần được xem xét. · Chính quyền các cấp, cần có Chính sách khuyến khích và mở rộng thêm các cơ sở sản xuất ở địa phương nhằm tăng cầu việc làm cho lao động nghèo. Bên cạnh đó, cần xây dựng CSHT trên cụm hoàn thiện hơn, nhất là đối với việc quy hoạch xây dựng mới chợ và nâng cấp chợ cần được triển khai nhanh hơn. Xây dựng bãi rác tập trung trên cụm nhằm cải thiện tình trạng ô n iễm môi trường, đồng thời giáo dục người dân nâng cao ý thức hơn về phòng tránh dịch bệnh trên cụm. · Vay vốn ưu đãi là giải pháp tỏ ra tương đối hiệu quả, lao động nghèo trên cụm có nhiều cơ hội để tìm được việc làm ổn định, nhất là đối với nhóm hộ CDCTT. Do đó, việc cho vay vốn ưu đãi có thể áp dụng rộng rãi không những tại bốn CDC được điều tra mà có thể ở trên các CDC vượt lũ ở ĐBSCL. · Công tác dạy nghề trên cụm khi được triển khai cần chú ý đến nguyện vọng và sở thích của người dân. Đầu ra cho các sản phẩm nghề cần phải ổn định hơn. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ học vấn cho đối tượng trẻ em để cải thiện trình độ của lao động tiềm năng. Đặt biệt hơn là vào mùa lũ, tỷ lệ thất nghiệp cao nhu cầu học nghề của người dân là rất lớn nên công tác dạy nghề phải được triển khai nhanh và hiệu quả. Riêng một số hộ vẫn còn tham gia đánh bắt thuỷ sản vào mùa lũ, cần hỗ trợ nhiều hơn về phương tiện sản xuất trong mùa lũ đối với CDCNT. · Số lao động tham gia canh tác đất nông nghiệp, vẫn tìm được việc làm thường xuyên. Ngoài việc tổ chức hội thảo đầu bờ, tập huấn và chuyển giao qui trình kỹ thuật canh tác lúa cho nông hộ như hiện nay. Điều cần thiết là có chính sách hỗ trợ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 87 vật tư nông nghiệp khi có dịch bệnh trên lúa xảy ra và ổn định đầu ra cho mặt hàng lúa. · Số lao động có hoạt động làm thuê, cần có sự giúp đỡ nhiều hơn từ Chính quyền địa phương đặt biệt là Hội Nông dân xã trong việc tổ chức lại khâu lao động bằng cách thành lập nhóm hay tổ làm thuê nhằm tránh tình trạng cạnh tranh nhau về việc làm dẫn đến tình trạng hạ giá thuê mướn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Xây dựng - Cục Quản Lý Nhà nước (2002). Tài liệu liên quan đến cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên bị ngập lũ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội, 35 trang. Bộ Xây dựng (2004). Quyết định số 146/QĐ-BXD ngày 28 tháng 11 năm 2002, về việc thành lập ban chỉ đạo chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tài chính (2002). Thông tư số 54/2002/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2002, về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn NSNN và vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Xây dựng (2002). Thông tư liên tịch số 72/2002/TT-LT-TC-XD-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2002, về việc hướng dẫn thực hiện chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong cụm, tuyến dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bùi Đắc Tuấn (2004). Tình hình dân cư và đời sống tại các cụm dân cư vượt lũ, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ 27: 16-19. Cục Thống kê Đồng Tháp (2006). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2005, 238 trang. Dương Văn Nhã (2002). Đề tài nghiên cứu tác động đê bao đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường tại một số khu vực có đê bao tỉnh An Giang. Đại học An Giang, 118 trang. Đào Công Tiến (2004). Báo cáo tóm tắt hội thảo khoa học về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long, 45 trang. Đỗ Văn Xê (2008). Đánh giá kết quả kinh tế - xã hội các khu dân cư vượt lũ ở tỉnh An Giang và Tp. Cần Thơ và đề xuất các giải pháp phát triển. 36: 7-18. Koos Neefjes (2003). Môi trường và sinh kế (Nguyễn Văn Thanh dịch). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 334 trang. Lê Tường Vi (2005). Nghiên cứu sự chấp nhận của người dân trong việc sống tập trung trên các cụm dân cư vượt lũ huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư phát triển nông thôn, Đại học An Giang, Việt Nam. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 Lê Văn Tề (1997). Từ điển kinh tế tài chính ngân hàng. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 136 trang. Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nguyễn Hoàng Giang Thanh dịch), 2007. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội, 179 trang. Nabasa J. et al (1995). Participatory Rural appraisal: Pratical experience, 246 trang. Ngô Thế Chi và Nguyễn Văn Dần (2007). Phân tích giải pháp tài chính giải quyết việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 389 trang. Phạm Anh Dũng (2005). Phân tích thực trạng đời sống hộ nghèo trên cụm tuyến dân cư vượt lũ tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư phát triển nông thôn, Đại học An Giang, Việt Nam. Phạm Kim Yên (2007). Báo cáo tình hình xây dựng cụm, tuyến dân cư tỉnh An Giang năm 2007, 23 trang. Phạm Xuân Phú (2004). Livelihood outcomes in the residential cluster and dyke programme in An Giang province, Vietnam. MSc. thesis, University of the swedish Agricultural sciences, Sweden. Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh (2006). Niên giám thống kê huyện Cao Lãnh năm 2005, 178 trang. Thủ tướng Chính phủ (2001). Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 07 năm 2001, về việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005. Thủ tướng Chính phủ (2001). Quyết định số 1548/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2001, về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngập sâu đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng Chính phủ (2002). Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2002, về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong cụm tuyến dân cư ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang (2007). Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang, 9 trang. Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp (2007). Báo cáo tổng hợp tình hình xây dựng và bố trí dân vào ở trên cụm, tuyến dân cư Đồng Tháp năm 2007, 15 trang. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh (2006). Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội huyện năm 2006, 15 trang. Vũ Bá Minh (2003). Các Quy định pháp luật về: Tiền lương mới, Bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động và kỷ luật lao động. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 466 trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích và đánh giá thực trạng lao động và việc làm của nông hộ trên các cụm dân cư vượt lũ huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp.PDF
Luận văn liên quan