Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách

Việc rèn luyện nhân cách là điều tất yếu mà mọi cá nhân và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành pháp lý cần làm cho mình. Nhân cách đối với sinh viên pháp lý chúng ta còn cần được hiểu là lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với nghề nghiệp. Vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần học tập và rèn luyện những phẩm chất cần có. Cụ thể là học tập một cách linh hoạt và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn, khắc phục những khó khăn của hoàn cảnh thực tế, chọn lựa sự giáo dục phù hợp, năng động, tăng cường giao tiếp. Chúng ta cần là người đi đầu trong phong trào “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11101 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của nó. Nói đến nhân cách chúng ta thường băn khoăn nhân cách thực chất là gì? Tại sao con người lại có nhân cách? Nhân cách được hình thành và phát triển như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hùnh thành và phát triển đó? Vai trò của các nhân tố đó ra sao? Chúng ta sẽ liên hệ gì đối với riêng mình?... Hàng loạt các câu hỏi đặt ra về nhân cách, và để giải quyết những thắc mắc nêu trên chúng ta hãy cùng nhau phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tế để rút ra bài học riêng cho mình. B. NỘI DUNG Khái: niệm về nhân cách Một số khái niêm liên quan Con người là một thực thể sinh học – xã hội. Dưới góc độ con người thuộc tự nhiên, con người là một tồn tại sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất. Đồng thời, nhờ có đời sống xã hội lao động và ngôn ngữ, con người có khả năng ý thức và tự ý thức, đó là hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện thực. Mặt sinh vật trong con người không thể tách khỏi mặt xã hội và ngược lại song bản thân cái tính đặc thù ở con người không phải do bẩm sinh, không phải do bản chất sinh vật của mình mà là ở quá trình sống, trong quá trình hoạt động, lao động, học tập đã cải tạo bởi nhiều thế hệ. Cá nhân là thuật ngữ được dùng để chỉ một con người cụ thể của một thành viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội, nhưng được xem xét cụ thể riêng từng người, với những đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội để phan biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng. Chủ thể là thuật ngữ được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định một cách có ý thức và có mục đích (hoạt động trí óc hay hoạt động chân tay, hoạt động lý luận hay thực hành), nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó. Cá tính của con người là sự độc đáo của mỗi con người về thể chất và tâm lý (thể tạng, kiểu tinh thần, tính cách, khí chất, nhu cầu, năng lực,…). Cá tính của mỗi người được hình thành trên cơ sở của những tố chất di truyền, bằng hoạt động xã hội và giáo dục, dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội và của môi trường xã hội mà trong đó con người sống được dưới giáo dục và làm việc, cũng như bằng hoạt động tự giáo dục của bản thân họ. Khái niệm nhân cách Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng X.L.Rubinstein đã viết: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại, con người là nhân cách do nó xác định của mình với những xung quanh một cách có ý thức”. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, trong đó ta có thể định nghĩa: Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của nó. Từ định nghĩa nêu trên ta nhận thấy nhân cách có những đặc điểm sau đây: Tính ổn định: từng nét của nhân cách (thuộc tính và phẩm chất) trong hoạt động sống được biến đổi, được chuyển hóa, nhưng tổng thể thì chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, cấu trúc này tương đối ổn định, ít nhất là trong một quãng đời nào đó của con người. Nhờ đặc điểm này mà chúng ta có thể dự kiến được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống này hay tình huống nọ, trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh kia. Tính thống nhất: nhân cách là một thể thống nhất của mọi nét nhân cách, nghĩa là nó không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ mà là một hệ thống thống nhất, trong đó mỗi nhân cách đều liên quan không tách rời với những nét nhân cách khác. Nhân cách luôn được hình thành như một thể thống nhất. Vì vậy, không giáo dục nhân cách theo “từng phần”, lúc đầu hình thành một nét nhân cách này, rồi tiếp theo là một nhân cách khác… Cần phải giáo dục con người như là một nhân cách hoàn chỉnh. Tính tích cực: giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách. Tính tích cực của biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các yêu cầu của nó. Con người không thỏa mãn bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ có công cụ, nhờ lao động con người đã biến đổi, đã sáng tạo ra các đối tượng làm cho phù hợp với nhu cầu bản thân. Mặt khác, con người tích cực tìm kiếm các phương thức thỏa mãn yêu cầu là một quá trình tích cực có mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt đọng cho sự phát triển của xã hội quy định nên. Tính giao tiếp: con người thông qua giao tiếp tham gia vào mối quan hệ xã hội, llĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và các hệ thống chuẩn mực xã hội. Qua giao tiếp, con người đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội. Giao tiếp là nhu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Vai trò của những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhân cách 1. Di truyền: đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành phát triển của nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. 2. Hoàn cảnh sống bao gồm: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Cụ thể là: - Hoàn cảnh tự nhiên: mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định, có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý: ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh…Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức những phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định.cho nên có thể nói rằng, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống. Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đócủa bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể được hiểu theo logic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó. Một số tác giả của tâm lý học phương tây lại đề cao vai trò của điều kiệ hoàn cảnh sống tự nhiên. Họ đã giải thích nguyên nhân một số thói xấu hay đức tính cao quý của dân tộc này hay dân tộc khác bằng hoàn cảnh địa lý: cá tính của người phương bắc thì mạnh mẽ nhưng lạnh nhạt, của người phương nam thì yếu ớt nhưng xởi lởi dễ gần. Thậm chí, nguyên nhân của hành động chiến tranh xâm lược của một số nước Tây Âu cũng được giải thích bằng hoàn cảnh địa lý mang tính kích thích. Đó là một quan điểm sai lầm và thiếu tính khoa học. - Hoàn cảnh xã hội: Trong tất cả những mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là một khách thể mà còn là một chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thề lựa chọn phương thức sống của mình và do đó nó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Dư luận và tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi các nhân. - Tâm trạng chung bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan – sức phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ: lời nói, cử chỉ, việc làm, cách nhìn … Thi đua là phương thức tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng cho kết quả hoạt độngcủa nhau nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua. Bắt chước thể hiện ra trong mọi lĩnh vựccủa đời sống, bắt chước diễn ra một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp, ngôn ngữ, trong ăn mặc… 3. Nhân tố giáo dục Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Nhưng thực ra giáo dục còn ý nghũa rộng hơn giáo dục bao gồm cảc việc dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, truqực tiếp hoặc gián tiểp trong lớp hoặc ngoài lớp. Vai trò chủ đạo của giáo dục với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ thể hiện ở: Giáo dục vạch chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó. Giáo dục mang lại mà những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không đem lại được. Giáo dục bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người. Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong công tác tự phát của xã hội chỉ để ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ có của nó. Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng, sự phát triển của tâm lý trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục. Giáo dục chỉ vạch đường, vạch hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách chứ thực tế việc học sinh có hình thành và phát triển theo hướng đó hay không giáo dục không quyết định trực tiếp được. Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mặt khác hình thành trong họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển của xã hội. Nhân tố hoạt động Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển của nhân cách. Hoạt động của con người có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa tronh hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con ngừoi lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lich sử bằng hoạt động của bản thấn để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giứo khách quan. Như vậy, hoạt động của con ngườilà hoạt động có mục đích, có ý thức, được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nộ dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con ngườivới sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác. Yếu tố giao tiếp Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những như cầu xã hội co bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với họ. Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếpvà trở thành sản phẩm của giao tiếp. Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tanmgf chung của nhân loại. Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức chính bản thấn mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân miònh như là một nhân cách. Liên hệ thực tế Đối với bản thân Trước hết cần biết điều phối các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Đánh giá đúng vai trò của các nhân tố đối với bản thân để tìm ra cách thức riêng nhằm hoàn thiện nhân cách cá nhân. Thứ hai, thực hiện và làm theo đề xướng của Unesco: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một trong những cách thức để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Cụ thể là: Học để biết: học để lấy kiến thức, trao dồi cho bản thân những kiến thức, kỹ năng cơ bản. Học để biết ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng đó là học để lấy và nắm bắt kiến thứcchứ không phải học để biết một cách mơ hồ. Học để làm: học cần đi đôi với hành, họ để biết chưa đủ mà kiến thức cần được hiểu không phải chỉ trên sách vở mà còn trên cả thực tế. Suy cho cùng, học để làm được, giải quyết được những cái sự việc trên thực tế. Như vậy, kiến thức học được cần được đem ra khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả trên thực tế. Học để chung sống: xã hội luôn vận động và phát triến, vì thế, “nếu bạn đi chậm thì có nghĩa bạn đang đứng yên, nếu bạn đứng yên thì có nghĩa bạn đang tụt lùi”. Do vậy, mỗi con người cần học tập để có thể chung sống, hòa nhập với xu thế thời đại, học tập để bắt nhịp với những chuyển biến không ngừng của xã hội, dần dần hoàn thiện nhân cách cá nhân. Học để tự khẳng định mình: trao dồi cho chính mình những vốn hiểu biết nhất định để biết, làm và chung sống chính là tự khẳng định mình. Khẳng định vị trí của mình trong xã hội, khẳng định kiến thức, vốn hiểu biết, khẳng định nhân cách của bản thân. Đề xướng nêu trên là một trong nhưng cách thức hoàn thiện nhân cách cá nhân. Theo đó, mỗi người cần tìm ra cho mình phương pháp học tập đúng đắn để rèn luyện nhân cách cá nhân và phát triển nó theo hướng tích cực. Đối với việc nuôi dạy con trẻ: Từ việc xác định vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nhân cách, chúng ta nên vận dụng trong vấn đề nuôi dạy con trẻ. Đó là: Khai thác những đặc điểm bẩm sinh – di truyền của trẻ để tìm ra khả năng, sở thích, đam mê. Tạo hoàn cảnh sống tốt cho trẻ đê phát huy tính sáng tạo, năng khiếu đồng thời vạch cho trẻ đi theo một hướng đi đúng đắn. Ở đây, cần cải tạo những hoàn cảnh tự nhiên cho phù hợp đồng thời đặc biệt đề cao vai trò của hoàn cảnh xã hội trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tìm cho trẻ một nền giáo dục phù hợp, có sự yêu thương, tôn trọng, có sự phối hợp giữa giáo dục tại nhà trường và gia đình. Để trẻ hoạt động tự nhiên có kiểm soát để phát huy tính sáng tạo, sự hồn nhiên trong nhân cách, hoạt động để tự tìm ra cho mình những cách thức riêng, tự mình kiểm soát việc hình thành và phát triển nhân cách của chính mình. Tích cực để trẻ giao tiếp với mọi người để dần hoàn thiện những nét tính cách của trẻ. Giao tiếp đê trẻ học hỏi, thể hiện mình và tìm ra con đường riêng cho mình. Liên hệ riêng đối với sinh viên chuyên ngành pháp lý Việc rèn luyện nhân cách là điều tất yếu mà mọi cá nhân và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành pháp lý cần làm cho mình. Nhân cách đối với sinh viên pháp lý chúng ta còn cần được hiểu là lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với nghề nghiệp. Vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần học tập và rèn luyện những phẩm chất cần có. Cụ thể là học tập một cách linh hoạt và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn, khắc phục những khó khăn của hoàn cảnh thực tế, chọn lựa sự giáo dục phù hợp, năng động, tăng cường giao tiếp.... Chúng ta cần là người đi đầu trong phong trào “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. C. KẾT LUẬN Tóm lại có năm yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách bao gồm nhân tố bẩm sinh - di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục và giao tiếp. Mỗi nhân tố có một vai trò riêng và đều quan trọng song việc phối hợp nó theo “công thức” nào thì đó là sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Như thực tế đã nêu, đề xướng của Unesco về học tập nhầm hoàn thiện nhân cách cá nhân có thể xem là một cách hiệu quả để chúng ta vận dụng trong việc xây dựng nhân cách của mình. Ở đây, cũng cần xem trọng việc giáo dục, nuôi dạy con trẻ vì đó chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn cả, riêng với chúng ta – những sinh viên chuyên ngành pháp lý cần học tập và chọn cho mình hướng đi riêng để hoàn thiện nhân cách, xây dựng lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất cần có của một Luật gia, một người hiểu biết về Luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách Điẻm 10 hoàn hảo!!.doc
Luận văn liên quan