LỜI NÓI ĐẦU
Có thể khẳng định rằng nền kinh tế của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang khẳng định được bước đi đúng hướng, đồng thời cũng tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện cả về nhân tố cấu thành cũng như hành lang pháp lý. Mặt khác, có thể nói rằng sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng theo xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, điển hình là việc Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Nếu một quốc gia chỉ đóng của không giao lưu với nền kinh tế khác và thực hiện cơ chế tự cung tự cấp thì quốc gia đó không thể nào phát triển được. Mà để có một nền kinh tế phát triển thì quốc gia đó phải tăng cường giao lưu hợp tác, thúc đẩy giao lưu, hội nhập với nền kinh tế bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam càng có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhìn vào thực trạng hiện nay, chúng ta thấy rằng Việt Nam vẫn là một nước được xếp vào nhóm đang phát triển, vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, công nghiệp cũng chưa phát triển mạnh nhưng bù lại chúng ta có rất nhiều tiềm năng. Do đó, để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước, thì phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một trong những biện pháp đó là phát triển kinh tế ngoại thương, mở rộng sự hợp tác với các nền kinh tế trên thế giới là một yêu cầu cấp bách.
Điều này đã được Đảng ta khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức VI năm 1986 đã chỉ rõ: “Trong toàn bộ công tác kinh tế đối ngoại, khâu quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu”. Còn tại Đại hội lần thứ VII năm 1991 cũng như Đại hội lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta cũng chỉ ra quan điểm: “Phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự phát triển của kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Và cho đến Đại hội lần thứ IX năm 2000, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng nhập khẩu”. Như vậy càng khẳng định rằng xuất nhập khẩu có vai trò cần thiết và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm phù hợp với sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước cho phép các loại hinh doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh theo phương thức đa phương hóa, đa dạng hóa nghành, xóa bỏ dần sự khác biệt giữa các loại hinh doanh nghiệp. Trước tình hình đó, hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến cũng đã không ngừng đổi mới, phát triển nhiều ngành, nghề sản xuất để cho phù hợp với xu thế chung. Và xuất nhập khẩu cũng là một trong các hoạt động chính của hợp tác xã. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến”. Đề tài chỉ đề cập và nghiên cứu một phần nhỏ trong chế độ pháp lý ngoại thương, cụ thể ở đây là nghiên cứu về thực tiễn ký kết hợp đồng nhập khẩu và thực trạng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến để từ đó có thể đưa ra các kiến nghị và các giải pháp nhằm giúp cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại hợp tác xã nói riêng và tại các doanh nghiệp nói chung hiện nay ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Kết cấu chính của đề tài này như sau: Ngoài các mục Lời nói đầu, phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài được chia làm ba chương chính nhu sau:
Chương I: Cơ sở pháp lý của việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Hữu Mạnh và thầy giáo Đinh Hoài Nam, các thầy giáo trong khoa Luật Kinh tế và các bộ xã viên của hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến đã hết sức giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 4
II. HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU 5
1. Khái niệm 5
2. Đặc điểm 6
2.1. Chủ thể 6
2.2. Đối tượng hợp đồng 7
2.3. Đồng tiền thanh toán 7
2.4. Luật áp dụng 7
3. Nguồn luật Điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu 8
3.1. Luật quốc gia 8
3.2. Điều ước quốc tế 10
3.3. Tập quán thương mại quốc tế 11
3.4. Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại 12
III. KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 12
1. Giao kết hợp đồng xuất nhập khẩu 12
1.1. Nguyên tắc giao kết 12
1.2. Giao kết hợp đồng xuất nhập khẩu 13
2. Điều kiện ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng xuất nhập khẩu 14
2.1. Chủ thể của hợp đồng 14
2.2. Hình thức hợp đồng 14
2.3. Đối tượng hợp đồng 15
2.4. Nội dung của hợp đồng 15
2.4.1. Tên hàng 16
2.4.2. Số lượng 16
2.4.3. Qui cách, chất lượng 16
2.5.4. Giá cả 16
2.5.5. Phương thức thanh toán 17
2.5.6. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng 17
3. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu 17
3.1. Nguyên tắc thực hiện 17
3.2. Nội dung thực hiện 18
3.2.1. Xin giấy phép xuất nhập khẩu 18
3.2.2. Mở tín dụng thư (thông thường là L/C nếu hợp đồng qui định) 18
3.2.3. Thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm hàng hóa 18
3.2.4. Thủ tục hải quan 19
3.2.5. Giao nhận hàng và kiểm tra hàng hóa 19
3.2.4. Thanh toán 20
4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu 21
4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm 21
4.2. Các hình thức trách nhiệm 21
4.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 21
4.2.2. Phạt vi phạm 22
4.2.3. Bồi thường thiệt hại 22
4.2.4. Hủy hợp đồng 22
4.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm 23
4.2.1. Trường hợp bất khả kháng 23
4.2.2. Lỗi của bên kia hoặc của bên thứ ba 23
4.2.3. Trường hợp do hai bên thỏa thuận 24
5. Giải quyết tranh chấp 24
5.1. Giải quyết tranh chấp do thương lượng giữa các bên 24
5.2. Giải quyết tranh chấp do hòa giải 24
5.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài 25
5.4. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tại Toà án 25
Chương II: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 27
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 27
1. Địa vị pháp lý 27
1.1. Một số thông tin chủ yếu về Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến 27
1.1.1. Tổng quan về hợp tác xã 27
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh 27
1.2.Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã 28
1.2.1. Chức năng 28
1.2.2. Nhiệm vụ 28
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của hợp tác xã 28
1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28
1.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 29
3. Vấn đề về lao động và tiền lương 30
3.1. Tình hình lao động 30
3.2. Hợp đồng lao động 31
3.3. Hợp đồng lao động 31
4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã 32
4.1. Bảng cân đối kế toán 32
4.2. Bảng cân đối tài khoản 33
4.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 34
II. VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 35
1. Các hình thức hợp đồng 35
1.1. Hợp đồng lao động 35
1.2. Hợp đồng kinh tế 35
1.3. Hợp đồng dân sự 36
2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã 36
2.1. Chủ thể hợp đồng 36
2.2. Hình thức hợp đồng 37
2.3. Đối tượng hợp đồng 38
2.4. Nội dung hợp đồng 38
3. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại hợp tác xã 39
4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã 40
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 41
I. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP 41
1. Đánh giá chung 41
2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến 42
2.1. Thuận lợi 42
2.1.1. Về phía nhà nước 43
2.1.2. Về phía hợp tác xã 43
2.2. Khó khăn 44
2.2.1. Về phía nhà nước 44
2.2.2. Về phía hợp tác xã 44
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 45
1. Về phía nhà nước 45
1.1. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu 45
1.1.1. Hoàn thiện chính sách nhập khẩu 45
1.1.2. Thủ tục hải quan 46
1.1.3. Hạn ngạch và giấy phép kinh doanh 46
1.1.4. Ký kết và gia nhập các Điều ước quốc tế về Thương mại 47
1.2. Các giải pháp khác 47
1.2.1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế 47
1.2.2. Về chính sách xúc tiến thương mại 47
2. Về phía hợp tác xã 48
2.1. Vấn đề nhân sự 48
2.2. Tăng cường hệ thống tìm kiếm thông tin và mở rộng thị trường 48
2.3. Về quá trình đàm phán 48
2.4. Về vấn đề ký kết hợp đồng 49
2.5. Về vấn đề thực hiện hợp đồng 50
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3432 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án không được ưa chuộng vì những khó khăn do thủ tục tư pháp ở tòa án mang lại, mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng tòa án lại mang tính công khai, không đảm bảo được bí mật kinh doanh. Bên cạnh đó, chưa có điều ước quốc tế nào về công nhận và thi hành bản án của tòa án giải quyết các tranh chấp mang tính quốc tế như: Công ước NewYork 1958 đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Các nước có thể đưa ra những căn cứ để không công nhận bản án của tòa án nước ngoài. Do vậy áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tố tụng Trọng tài vẫn được ưa chuộng và phổ biến nhất.
Chương II
THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN
1. Địa vị pháp lý
1.1. Một số thông tin chủ yếu về Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến
1.1.1. Tổng quan về hợp tác xã
Tên đầy đủ: Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến.
Tên giao dịch quốc tế: QUYET TIEN inductrial cooperative.
Trụ sở chính:
Địa chỉ: Số 170 phố Lò Đúc, phường Đông Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (84 4) 9714291
Fax: (84 4) 9718665
Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến được ra đời theo quyết định số 10/CN-HBT ngày 08/01/1998 do UBND quận Hai Bà Trưng cấp.
Vốn điều lệ: 1,135,000,000 đồng (một tỷ một trăm ba mươi nhăm triệu đồng) với ba cổ đông sáng lập.
Chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Phi Hằng.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất chai nhựa, vành xe đạp, xe máy, mạ niken, đồ mộc, nước tinh lọc.
May mặc xuất khẩu.
Buôn bán nguyên vật liệu về ngành nhựa và may mặc.
Đại lý ký gửi, gia công khung nhôm sắt, buôn bán tư liệu tiêu dùng, sắt xây dựng, nhà hàng ăn uống, sản xuất và mua bán hàng dệt may xuất khẩu.
Buôn bán điện dân dụng và công nghiệp, kinh doanh vận tải, hành khách, hàng hóa, buôn bán kinh doanh, tư vấn bất động sản, cho thuê kho chứa hàng, văn phòng làm việc, trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
1.2.Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã
1.2.1. Chức năng
Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường dưới sự điều chỉnh của nhà nước.
1.2.2. Nhiệm vụ
Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến có những nhiệm vụ sau:
Thực hiện các ngành nghề sản xuất đã đăng ký trong điều lệ của hợp tác xã nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán tài chính theo qui định của pháp luật.
Sử dụng và phát triển nguồn vốn có hiệu quả, phát triển mạng lưới kinh doanh.
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trong ban quản trị và ban kiểm soát cũng như các xã viên trong hợp tác xã.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các xã viên cũng như các lao động đang làm việc trong hợp tác xã.
Phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Cung cấp các thông tin về sản phẩm và tính trung thực của các thông tin khi bán hàng cho khách hàng.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của hợp tác xã
1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của HTX Công nghiệp Quyết Tiến được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban chủ nhiệm
Khối hành chính
Khối phân xưởng
Phòng
kinh doanh
Phòng kỹ
thuật
Phòng kế
toán
FX
ép
phun
FX thổi
chai
FX
cơ
khí
1.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban chủ nhiệm: Ban chủ nhiệm hợp tác xã gồm có bốn người, một chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm và một kiểm soát viên. Ban chủ nhiệm là bộ phận phải chịu trách nhiệm cao nhất trong hợp tác xã về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho hợp tác xã đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể xã viên cũng như người lao động trong hợp tác xã. Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật sản xuất sản phẩm đồng thời là người trực tiếp điều hành các phân xưởng và phó chủ nhiệm phụ trách mảng kinh doanh thương mại điều hành và quản lý khối phòng ban. Họ thay mặt chủ nhiệm tổ chức quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong hợp tác xã thong qua việc giám sát phòng ban, phân xưởng. Phó chủ nhiệm là người giúp việc cho chủ nhiệm có nhiệm vụ cố vấn, tham mưu cho chủ nhiệm điều hành công việc sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ vạch ra kế hoạch sản xuất và các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời phòng kinh doanh cũng có trách nhiệm theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm. Bộ phận bán hàng ghi chép, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm. Bộ phận này tập hợp hóa đơn bán hàng, cuối ngày giao cho phòng kế toán để ghi sổ. Ngoài việc theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng kinh doanh còn trực tiếp kinh doanh các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành nhựa và ngành may mặc, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thương mại.
Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật thường xuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động. Do mô hình hợp tác xã còn nhỏ nên phòng kỹ thuật kiêm thêm nhiệm vụ phụ trách các công việc tuyển chọn lao động, giải quyết các chế độ lao động, phụ trách về hành chính và một số công việc có liên quan khác. Phòng này gồm tổ bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hợp tác xã.
Phòng kế toán: Phòng kế toán có năm người, có chức năng tổ chức, theo dõi tình hình tài chính của hợp tác xã. Bảo đảm kế hoạch đúng đắn, theo dõi sát sao sự vận động tiền – hàng của hợp tác xã. Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ thanh toán lương, thưởng, chi trả cổ tức cho xã viên và các cổ đông, giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
Khối phân xưởng: được chia làm ba phân xưởng: hai phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng ép phun, phân xưởng sản xuất thổi chai và phân xưởng cơ khí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng theo đúng tên gọi của mình. Riêng phân xưởng cơ khí là phân xưởng có chức năng bổ trợ cho hai phân xưởng ép phun và phân xưởng thổi chai. Cụ thể phân xưởng cơ khí sửa chữa khuôn mẫu, thay thế những chi tiết nhỏ bị hỏng trong quá trình sản xuất.
Việc phân cấp quản lý từ trên xuống đã tạo điều kiện cho các bộ phận hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp giúp cho phân xưởng sản xuất hoạt động liên tục, không gián đoạn, đạt hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh `doanh của hợp tác xã.
3. Vấn đề về lao động và tiền lương
3.1. Tình hình lao động
Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến hiện có tất cả là 35 lao động. Trong đó có 9 xã viên chính thức, số còn lại là làm việc theo hợp đồng. Cơ cấu lao động của hợp tác xã được phân bổ như sau: có bốn xã viên được bầu vào ban quản trị, năm xã viên còn lại cùng với số lao động được phân bổ vào hai khối hành chính và khối phân xưởng.
3.2. Hợp đồng lao động
Tất cả các lao động hoạt động trong hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến (gọi chung là xã viên) đều được ký hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể theo đúng qui định của luật lao động. Trong điều lệ của hợp tác xã có qui định rõ ràng và cụ thể về các đối tượng có thể trở thành xã viên trong hợp tác xã. Trong đó qui định về các nhân, hộ gia đình, cán bộ công chức, pháp nhân. Hiện tại ở hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến có xã viên ở hai loại hình là cá nhân và hộ gia đình. Có hai loại hợp đồng lao động được ký kết ở hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến, đó là hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không có thời hạn. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn thong thường là được ký kết với các lao động có tính thời vụ. Ví dụ: Khi cần hàng may mặc xuất khẩu ra nước ngoài, hợp tác xã thuê lao động về may mặc trong vòng từ một tháng đến ba tháng, sau khi thực hiện xong việc sản xuất hàng hoá thì kết thúc hợp đồng (đương nhiên ở đây đều được ký kết dưới 36 tháng).
3.3. Hợp đồng lao động
Về vấn đề tiền lương, điều lệ hợp tác xã qui định trả công theo tháng, trả công theo sản phẩm, trả công theo hiệu quả kinh doanh, trả công đối với các chức danh, Trưởng Ban kiểm trị, thành viên Ban quản trị, Trưởng ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, cán bộ chuyên trách môn, lao động khác của hợp tác xã, nguyên tắc trả công khác.
Như vậy, có thể thấy hợp tác xã qui định các hình thức trả công theo đúng qui định của pháp luật lao về lao động. Cụ thể theo đúng tinh thần qui định tại điều 58 và điều 59 của Bộ luật Lao động hiện hành.
Ngoài tiền lương cơ bản mà người lao động được nhận, hợp tác xã còn qui định về tiền lương làm thêm giờ của người lao động như sau:
Đối với người lao động làm thêm giờ vào các ngày bình thường trong tuần, họ được trả thêm 150% lương cơ bản.
Đối với người lao động làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần mà họ được nghỉ, thì hợp tác xã trả thêm 200% lương cơ bản.
Đối với người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, hợp tác xã trả thêm 300% lương cơ bản.
Đối với người lao động làm thêm giờ vào ca đêm, hợp tác xã trả thêm 30% tiền lương tính theo lương cơ bản hoặc tiền lương của công việc đang làm ban ngày.
Hình thức xử lý lỗ và chia lãi được thực hiện như sau:
Xử lý lỗ: Nếu thiệt hại của Hợp tác xã do xã viên gây ra thì xã viên đó phải bồi thường cho họp tác xã theo qui định của Đại hội xã viên. Nếu khoản lỗ của hợp tác xã do nguyên nhân khách quan gây ra thì được trừ vào các quĩ dự phòng hoặc lấy lãi của năm sau bù hay trừ vào các quĩ của Hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì trừ vào vốn góp của xã viên do Đại hội quyết định.
Chia lãi: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của Hợp tác xã được phân phối như sau:
Trả bù các khoản lỗ năm trước (nếu có), theo qui định của pháp luật về thuế.
Trích lập các quĩ của Hợp tác xã và chia lãi theo vốn góp của xã viên, công sức đóng góp. Phần còn lại chia theo mức độ sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã.
Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh nhu cầu tích lũy để phát triển hợp tác xã. Đại hội xã viên quyết định tỷ lệ phân phối lãi hàng năm.
4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã
4.1. Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN
Mã số
Năm 2004
Năm 2005
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
1
2
3
4
5
6
I-TÀI SẢN LƯU ĐỘNG, ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
100
5,832,960,706
7,938,506,903
7,938,506,903
8,341,432,967
1. Tiền mặt tại quĩ
110
140,944,543
52,789,851
52,789,851
209,497,856
2. Tiền gửi ngân hàng
111
4,151,978
22,592,175
22,592,175
38,173,592
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
113
71,192,080
4. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
113
5. Phải thu của khách hàng
114
1,728,315,039
2,214,161,689
2,214,161,689
2,035,023,587
6. Các khoản phải thu khác
115
2,886,313,551
7. Dự phòng phải thu khó đòi
116
8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
117
689,287,395
973,635,733
973,635,733
304,234,064
9. Hàng tồn kho
118
3,270,261,751
4,629,471,766
4,629,471,766
2,767,044,478
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
119
11. Tài sản lưu động khác
120
45,855,689
45,855,689
29,953,759
II-TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
200
835,487,521
805,570,549
805,570,549
1,171,109,322
1. Tài sản cố định
210
Nguyên giá
211
1,763,736,718
1,960,388,146
1,960,388,146
2,417,513,098
Giá trị hao mòn lũy kế
212
(928,249,197)
(1,154,817,597)
(1,154,817,597)
(1,416,574,345)
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
213
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
214
4. Chi phí xây dựng cơ bản
215
5. Chi phí trả trước dài hạn
216
170,170,569
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
250
6,668,448,227
8,744,077,452
8,744,077,452
10,929,116,634
NGUỒN VỐN
Mã số
Năm 2004
Năm 2005
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
1
2
3
4
3
4
I-NỢ PHẢI TRẢ
300
5,445,707,152
7,499,077,551
7,499,077,551
8,289,490,177
1. Nợ ngắn hạn
310
5,445,707,152
7,499,077,551
Vay ngắn hạn
311
4,094,594,984
6,996,448,425
6,996,448,425
6,437,670,605
Phải trả cho người bán
312
1,180,489,917
246,016,000
246,016,000
1,588,734,573
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
313
(2,782,749)
(6,471,873)
(6,471,873)
Phải trả người lao động
314
Các khoản phải trả ngắn hạn khác
315
173,405,000
263,084,999
263,084,999
263,084,999
2. Nợ dài hạn
316
0
0
Vay dài hạn
317
Nợ dài hạn
318
II-NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
1,222,741,075
1,244,999,901
1,244,999,901
2,639,626,457
1. Nguồn vốn kinh doanh
410
1,172,489,251
1,172,489,251
1,172,489,251
1,119,816,497
Góp vốn
411
Thặng dư vốn
413
Vốn khác
413
1,416,574,345
2. Lợi nhuận tích lũy
414
50,251,824
72,510,650
72,510,650
103,235,615
3. Cổ phiếu mua lại
415
4. Chênh lệch tỷ giá
416
5. Các quĩ của doanh nghiệp
417
Quĩ khen thưởng, phúc lợi
418
6. Lợi nhuận chưa phân phối
419
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
6,668,448,227
8,744,077,452
8,744,077,452
10,929,116,634
4.2. Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối tài khoản năm 2004
MH
Tên tài khoản
Dư đầu kỳ
Phát sinh
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
111
Tiền mặt
140,944,543
9,425,211,073
9,513,365,765
52,789,851
112
Tiền gửi ngân hàng
4,151,978
8,628,000,314
8,609,560,117
22,592,175
131
Phải thu khách hàng
1,728,315,039
4,919,354,553
4,433,507,903
2,214,161,689
133
Thuế GTGT
689,287,395
631,498,754
347,150,416
973,635,733
142
Chi phí trả trước
46,144,167
288,478
45,855,689
152
Nguyên vật liệu
1,827,689,882
5,397,377,698
4,024,099,920
3,200,967,660
153
Công cụ dụng cụ
22,682,850
22,682,850
154
CF SXKD dở dang
4,607,089,649
4,607,089,649
155
Thành phẩm
1,390,498,559
4,592,672,549
4,606,740,312
1,376,430,796
156
Hàng hoá
29,390,460
256,443,916
256,443,916
29,390,460
211
TSCĐ
1,763,736,718
196,651,428
1,960,388,146
214
Hao mòn TSCĐ
928,249,197
226,568,400
1,154,817,597
311
Vay ngắn hạn
4,094,594,984
5,485,598,082
8,387,451,523
6,996,448,425
331
Phải trả người bán
1,180,489,917
6,008,853,674
5,074,379,757
246,016,000
333
Thuế
26,430,666
23,647,917
12,345,334
8,656,210
6,471,873
334
Lương
297,755,400
297,755,400
338
Phải trả, phải nộp khác
173,405,000
301,893,304
391,573,303
263,084,999
411
Nguồn vốn
1,172,489,251
1,172,489,251
413
Chênh lệch tỷ giá
3,790,555
3,790,555
421
Lãi tạm tính
50,251,824
241,808,746
264,067,572
72,510,650
511
Doanh thu bán hàng
6,151,246,819
6,151,246,819
632
Giá vốn hàng bán
5,456,143,095
5,456,143,095
641
Chi phí bán hàng
60,933,046
60,933,046
642
Chi phí QLDN
594,906,898
594,906,898
711
Thu nhập HĐTC
1,872,290
1,872,290
811
Chi phí HĐTC
13,838,931
13,838,931
911
Xác định kết quả
6,390,062,200
6,390,062,200
Tổng
7,623,128,090
7,623,128,090
69,721,492,475
69,721,492,475
9,905,366,922
9,905,366,922
Bảng cân đối tài khoản năm 2005
MH
Tên tài khoản
Dư đầu kỳ
Phát sinh
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
111
Tiền mặt
52,789,851
6,713,304,531
6,556,596,526
209,497,856
112
Tiền gửi ngân hàng
22,592,175
9,146,451,714
9,130,870,297
38,173,592
131
Phải thu khách hàng
2,214,161,689
4,523,306,004
4,702,444,106
2,035,023,587
133
Thuế GTGT
973,635,733
533,318,135
1,368,359,959
138,593,909
152
Nguyên vật liệu
3,200,967,660
3,821,848,710
4,136,502,819
2,886,313,551
153
Công cụ dụng cụ
22,682,850
7,270,909
29,953,759
154
CF SXKD dở dang
4,810,566,237
4,739,374,157
71,192,080
155
Thành phẩm
1,376,430,796
4,759,374,157
3,398,150,935
2,737,654,018
156
Hàng hoá
29,390,460
29,390,460
211
TSCĐ
1,960,388,146
457,124,952
2,417,513,098
214
Hao mòn TSCĐ
1,154,817,597
0
261,756,748
1,416,574,345
242
Chi phí trả trước
45,855,689
124,314,880
170,170,569
311
Vay ngắn hạn
6,996,448,425
4,351,323,820
3,792,546,000
6,437,670,605
331
Phải trả người bán
246,016,000
3,518,105,974
4,860,824,547
1,588,734,573
333
Thuế
6,471,873
171,156,864
11,988,582
165,640,155
334
Lương
431,562,500
431,562,500
338
Phải trả, phải nộp khác
263,084,999
139,833,500
139,833,500
263,084,999
411
Nguồn vốn
1,172,489,251
52,672,754
1,119,816,497
421
Lãi lỗ
72,510,650
12,091,400
42,816,365
103,235,615
511
Doanh thu bán hàng
4,165,035,822
4,165,035,822
632
Giá vốn hàng bán
3,636,691,069
3,636,691,069
641
Chi phí bán hàng
181,759,340
181,759,340
642
Chi phí QLDN
428,083,928
428,083,928
911
Xác định kết quả
4,165,035,822
4,165,035,822
Tổng
9,905,366,922
9,905,366,922
56,150,233,022
56,150,233,022
10,929,116,634
10,929,116,634
4.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004
CHỈ TIÊU
Mã số
Năm nay
Năm trước
Tốc độ tăng
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1
2
3
4
5
6
1. Doanh thu thuần
11
6,151,246,819
8,623,590,636
-2,472,343,817
-28.67
2. Giá vốn hàng bán
12
5,456,143,095
7,922,769,732
-2,466,626,637
-31.13
3.Chi phí quản lý kinh doanh
13
655,839,944
597,689,909
58,150,035
9.73
4. Chí phí tài chính
14
13,838,931
7,158,033
6,680,898
93.33
5. Lời nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
20
25,424,849
95,972,962
-70,548,113
-73.51
6. Lãi khác
21
5,490,187
936,332
4,553,855
486.35
7. Lỗ khác
22
0
0.00
8. Tổng lợi nhuận kế toán
30
30,915,036
96,909,294
-65,994,258
-68.10
9.Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác địnhlợi nhuận chịu thuế TNDN
40
0
0.00
10. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
50
30,915,036
96,909,294
-65,994,258
-68.10
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
60
8,656,210
31,010,974
-22,354,764
-72.09
12. Lợi nhuận sau thuế
70
22,258,826
65,898,320
-43,639,494
-66.22
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005
CHỈ TIÊU
Mã số
Năm nay
Năm trước
Tốc độ tăng
Tuyệt đối
Tương đối
1
2
3
4
5
6
1. Doanh thu thuần
11
4,165,035,822
6,151,246,819
-1,986,210,997
-32.29
2. Giá vốn hàng bán
12
3,636,691,069
5,456,143,095
-1,819,452,026
-33.35
3.Chi phí quản lý kinh doanh
13
485,528,388
655,839,944
-170,311,556
-25.97
4. Chí phí tài chính
14
13,838,931
-13,838,931
-100.00
5. Lời nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
20
42,816,365
25,424,849
17,391,516
68.40
6. Lãi khác
21
5,490,187
-5,490,187
-100.00
7. Lỗ khác
22
0
0.00
8. Tổng lợi nhuận kế toán
30
42,816,365
30,915,036
11,901,329
38.50
9.Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác địnhlợi nhuận chịu thuế TNDN
40
0
0.00
10. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
50
42,816,365
30,915,036
11,901,329
38.50
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
60
11,988,582
8,656,210
3,332,372
38.50
12. Lợi nhuận sau thuế
70
30,827,783
22,258,826
8,568,957
38.50
II. VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN
1. Các hình thức hợp đồng
1.1. Hợp đồng lao động
Đây là hợp đồng quan trọng đối với hợp tác xã, nó xác định quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với công ty theo qui định của Bộ luật lao động.
1.2. Hợp đồng kinh tế
Đây là loại hợp đồng thường xuyên và rất quan trọng đối với hợp tác xã bao gồm:
Hợp đồng mua bán thiết bị sản xuất, sản phẩm phục vụ tiêu dùng.
Hợp đồng thầu.
Hợp đồng mua bán và lắp đặt thiết bị.
Hợp đồng sản xuất và gia công hàng may mặc.
Hợp đồng sản xuất và gia công đồ nhựa.
Hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc.
Hợp đồng nhập khẩu nhựa.
1.3. Hợp đồng dân sự
Là các loại hợp đồng trong lĩnh vực này chủ yếu là hợp đồng thuê nhà cửa, kho bãi, đất đai và trụ sở giao dịch.
2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã
Trong quá trình ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện gia dụng của hợp tác xã Quyết Tiến luôn tuân thủ đúng các qui định của pháp luật.
2.1. Chủ thể hợp đồng
Hợp tác xã Quyết Tiến được thành lập và hoạt động theo luật Hợp tác xã 2003. Hợp tác xã được quyền kinh doanh theo qui định tại Điều 15 luật Hợp tác xã 2003. Hợp tác xã cũng đã đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục Hải quan thành phố Hà Nội. Trong những năm qua, hợp tác xã cũng đã hoạt động theo đúng những ngành nghề đăng ký kinh doanh, thể hiện sự tuân thủ một cách đầy đủ sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Hiện nay các hợp đồng của hợp tác xã đều do Chủ nhiệm hợp tác xã trực tiếp ký kết. Nhưng các hợp đồng này phải được ban quản trị hợp tác xã chấp thuận theo đúng qui định tại Khoản 3 Điều 28 của luật Hợp tác xã 2003.
Bên cạnh đó, để hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực pháp luật thì hợp tác xã cũng đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu tư cách chủ thể của đối tác. Công việc này không những đảm bảo cho việc kinh doanh của hợp tác xã có hiệu quả, mà còn đảm bảo cho các hợp đồng nhập khẩu có đầy đủ điều kiện hiệu lực theo qui định của pháp luật. Các bạn hàng của hợp tác xã đều là những công ty có đầy đủ tư cách chủ thể theo qui định của pháp luật, có uy tín trên thị trường như HUALON (Malaysia), XINGBO (Trung Quốc), … Người đại diện cho phía nước ngoài ký kết các hợp đồng nhập khẩu với hợp tác xã đều là Giám đốc, phó giám đốc, đây là những người có đầy đủ năng lực pháp luật của nước họ mang quốc tịch.
Trong những năm vừa qua, hợp tác xã đã ký kết và thực hiện được nhiều hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhưa. Cụ thể là trong năm 2004, hợp tác xã ký kết 7 hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa với khối lượng lên tới 120 tấn. Năm 2005, hợp tác xã ký kết 6 hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa với khối lượng là 105 tấn. Sở dĩ có sự giảm sút này là do trong năm 2005, hợp tác xã có sự chuyển dịch nhiều hơn về phía xuất khẩu hàng may mặc hơn là các mặt hàng về nhựa. Mặt khác, hầu hết những đối tác của hợp tác xã là những đối tác quen thuộc, đã nhiều lần ký kết và thực hiện hoàn thành các hợp đồng nhập khẩu. Do đó, hợp tác xã cũng giảm bớt được khó khăn trong khâu tìm hiểu tư cách chủ thể của đối tác, và quan trong hơn là tìm được nhà cung cấp ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hợp tác xã.
2.2. Hình thức hợp đồng
Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành và đặc biệt là theo luật Thương mại Việt Nam 2005 thì hình thức các hợp đồng nhập khẩu đều phải được ký dưới hình thức là văn bản mới có hiệu lực pháp luật. Do vậy, tất cả các hợp đồng nhập khẩu của hợp tác xã đều được thể hiện dưới hình thức là văn bản, điều này giúp cho hợp tác xã tránh được hợp đồng nhập khẩu bị vô hiệu về mặt hình thức, thể hiện sự tuân thủ pháp luật và sự chặt chẽ trong kinh doanh. Đây cũng là cơ sở để thực hiện cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Hiện nay, hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của hợp tác xã đều được ký kết theo phương thức gián tiếp, đối với những bạn hàng quen thuộc thì hợp tác xã ký kết thông qua việc chấp nhận đơn chào hàng của họ và văn bản chấp nhận đơn chào hàng được gửi đi bằng fax. Đây là phương thức ký kết nhanh nhất, đúng qui định của pháp luật, giúp hợp tác xã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu trong nước, chiếm lĩnh được thị trường về hàng nhựa thô trong nội địa.
2.3. Đối tượng hợp đồng
Việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng nhựa mang lại lợi nhuận khá lớn cho hợp tác xã. Nhưng hợp tác xã cũng không vì lợi nhuận mà vi phạm pháp luật. Hàng hóa nhập khẩu của hợp tác xã luôn bảo đảm đúng qui định trong NĐ của chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 qui định chi tiết thi hành luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Chưa có một dấu hiệu nào cho thấy hợp tác xã có hiện tượng vi phạm pháp luật về nguyên vật liệu mà hợp tác xã nhập về. Bên cạnh đó hợp tác xã cũng rất chú trọng tới khâu chất lượng của sản phẩm nhập khẩu. Cho dù là bạn hàng quen thuộc hay mới ký kết hàng đầu, hợp tác xã luôn đặt chất lượng của sản phẩm lên hàng đầu, tiêu chuẩn kỹ thuật tốt.
2.4. Nội dung hợp đồng
Nội dung của hợp đồng nhập khẩu của hợp tác xã có đầy đủ các điều khoản chủ yếu cấu thành hợp đồng theo luật Thương mại 2005, các điều khoản về tên hàng, số lượng, giá cả, thời hạn, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán đều được ghi rõ rang, cụ thể theo đúng qui định của pháp luật. Nội dung của hợp đồng được các bên xây dựng và thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế của Việt Nam, cụ thể đó là luật Thương mại Việt Nam 2005. Hợp tác xã và bạn hàng không ký hợp đồng có những điều khoản trái với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cũng như thông lệ quốc tế, và luật pháp quốc gia mà bạn hàng mang quốc tịch. Việc áp dụng nghiêm chỉnh pháp luật trong xây dựng nội dung hợp đồng là một việc làm có tính nguyên tắc và cần thiết, như vậy sẽ tránh được trường hợp hợp đồng bị vô hiệu về mặt nội dung.
Nhưng trong quá trình xây dựng nội dung hợp đồng, hợp tác xã dường như không chú ý đến điều khoản giải quyết tranh chấp. Rất nhiều hợp đồng của hợp tác xã không đưa vào điều khoản luật điều chỉnh. Đây có thể là do sự chủ quan của hợp tác xã ,bởi vậy khi có tranh chấp xảy ra thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các văn bẳn nước ta trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn chưa hoàn thiện: tính khái quát chưa cao, các qui định đôi khi không rõ ràng, các văn bản hướng dẫn còn thiếu, cùng một vấn đề nhưng nằm ở nhiều văn bản khác nhau, gây ra cho hợp tác xã sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật vào các hợp đồng nhập khẩu của mình.
Trong phụ lục là một bản hồ sơ về hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa số HL021/11/06, ngày 27 tháng 11 năm 2006 giữa hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến với HUALON CORPORATION (M) SDN. BDH, Malaysia.
3. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại hợp tác xã
Sau khi hợp tác xã và đối tác thỏa thuận xong với nhau, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Khi hợp đồng có hiệu lực pháp lý, thì tùy theo từng qui định trong hợp đồng mà hợp tác xã chuẩn bị phương thức thanh toán. Trong thời gian gần đây, các hợp đồng nhập khẩu của hợp tác xã hầu hết được thanh toán theo phương thức L/C. Hợp tác xã có mở tài khoản tại chi ngân hàng VietcomBank, Hà Nội.
Hàng hóa mà hợp tác xã nhập khẩu thường là được vận chuyển đến cảng Hải Phòng với các điều kiện giao hàng theo Incoterms 2000 hoặc các phiên bản mới hơn. Thông thường trong hợp đồng qui định điều kiện giao hàng là: CIF hoặc FOB.
Một thực tế rằng, hầu hết các hợp đồng nhập khẩu của hợp tác xã thì phía đối tác đều nhận mua các chi phí mua bảo hiểm, phí vận chuyển, … Đây là một thiệt thòi của hợp tác xã (nhưng cũng do trình độ nghiệp vụ hạn chế của các cán bộ được giao nhiệm vụ ký kết hợp đồng). Nếu hợp tác xã đàm phán nhận mua bảo hiểm hàng hóa thì tiền hàng sẽ giảm đáng kể. Các chi phí vận chuyển cũng vậy, hàng hóa nhập khẩu của hợp tác xã thường từ các quốc gia châu Á như Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, … thì chúng ta cũng đã có những phương tiện vận chuyển đi lại trên các tuyến đường này, với chi phí thấp hơn so với giá cước đối tác nước ngoài chuyên chở. Nếu hợp tác xã có những phương án tốt hơn thì doanh số sẽ hiệu quả hơn trong tương lai.
Khi lô hàng nhập khẩu của mình chuẩn bị đến cảng qui định trong hợp đồng, thì hợp tác xã sẽ nhận được thông báo “Giấy báo nhận hàng”, trong “Giấy báo nhận hàng” có các thông tin: thời gian hàng đến cảng qui định, thời gian làm thủ tục nhận hàng, các giấy tờ cần thiết mang theo (vận đơn gốc, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền) để nhận lệnh giao hàng.
Việc giao nhận hàng và làm thủ tục hải quan được tiến hành chặt chẽ, theo qui định của nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 qui định chi tiết thi hành luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 qui định chi tiết luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.
4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã
Hợp tác xã tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu sau khi luật Thương mại 1997 ra đời và sau đó là luật Thương mại 2005 nên trong thời kỳ đi vào hoạt động, hợp tác xã hầu như chưa để xảy ra một tranh chấp nào đáng kể cả.
Các tranh chấp xảy ra giữa hợp tác xã với các đối tác là những tranh chấp mà các bên có thể đàm phán giải quyết được, như tranh chấp trong việc giao hàng chậm hơn qui định trong một vài ngày, khi hàng đến thì hợp tác xã chưa chuẩn bị kho bãi để nhận hàng, … Mặt khác, trong hợp đồng nhập khẩu của hợp tác xã cũng không có điều khoản về giải quyết tranh chấp. Đây cũng là một lý do khiến các bên nếu muốn, cũng khó mà đưa Tòa án hay Trọng tài để giải quyết được. Nếu những tranh chấp này được giải quyết ở Tòa án hoặc Trọng tài thì sẽ đem lại những thiệt hại đáng kể cho hơp tác xã và bạn hàng trong khi đó giá trị của hợp đồng là không lớn. Ngoài thiệt hại về tiền của, tốn thời gian theo kiện, còn có thiệt hại khó xác định được vật chất đó là uy tín của các bên. Vì vậy hợp tác xã cũng như đối tác luôn tìm cách giải quyết thông qua con đường thương lượng, nhằm giữ vững uy tín của các bên cũng như khẳng định trên thương trường.
Chương III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN
I. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Đánh giá chung
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc thực hiện hợp đồng ngoại thương chỉ có các công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước mới được phép hoạt động. Mặt khác, do đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên chủ thể của hợp đồng nhập khẩu là hai Nhà nước, các đơn vị xuất nhập khẩu thực chất là thực hiện kế hoạch do Nhà nước giao về số lượng và qui cách chất lượng. Vì vậy việc ký kết hợp đồng nhập khẩu thường không thông qua đàm phán hay thỏa thuận, những hợp đồng này tương đối đơn giản, thường có mẫu sẵn.
Bắt đầu từ những năm 1990, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế nước nhà gặp khó khăn thử thách nặng nề. Cùng lúc đó, pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989) ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn, đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội kinh doanh mới, những thách thức mới. Trên cơ sở chính sách mới của nhà nước, Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến mạnh dạn thay đổi cách thức làm ăn tìn kiếm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng mới. Mặc dù lúc này, việc ký kết hợp đồng của Công ty thường chỉ dựa trên chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao nên không phản ánh rõ ràng bản chất của quan hệ kinh tế thị trường, ảnh hưởng tới việc kinh doanh của Hợp tác xã sau này. Tuy nhiên, với mô hình là Hợp tác xã được điều chỉnh theo nguồn luật riêng, nên vấn đề xuất nhập khẩu vẫn chưa được biết đến ở Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến.
Đến năm 2003, khi luật Hợp tác xã mới ban hành, qui định vai trò và chức năng của Hợp tác xã cũng giống như mọi loại hình doanh nghiệp khác nên lúc này ban chủ nhiệm Hợp tác xã mới quyết định mở rộng thị trường, giao lưu với các nền kinh tế ngoài nước cũng như đi tìm các đối tác mới. Và cho đến bây giờ, Hợp tác xã hoàn toàn tự do tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường, tự do thỏa thuận và ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Hợp tác xã đã phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về những thỏa thuận với khách hàng, về việc thực hiện những hợp đồng đã ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Cho đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu của Hợp tác xã đã đi vào nề nếp, có tổ chức và sắp xếp có hệ thống việc thực hiện hợp đồng được dễ dàng. Doanh thu hàng năm của Hợp tác xã không ngừng tăng lên, tạo chỗ đứng vững chắc cho Hợp tác xã trên thị trường và đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động.
Đạt được nhiều thành công nhưng bên cạnh đó, Hợp tác xã vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục. Trong ký kết hợp đồng, nội dung cốt yếu của hợp đồng còn đơn giản, không thỏa thuận kỹ càng các điều khoản, chưa vận dụng được tinh thần qui định trong các bộ luật để áp dụng cho đúng, cho phù hợp. Điều này sẽ là một hạn chế, và nó sẽ gây ra những tổn thất đáng tiếc cho Hợp tác xã khi có tranh chấp xảy ra, nếu bên bán không có thiện ý.
Bên cạnh đó, khi nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa thì Hợp tác xã đa phần là mua theo giá CIF. Điều này sẽ gây ra những tổn thất kinh tế cho Hợp tác xã, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Hợp tác xã. Điều này một phần là do cán bộ xuất nhập khẩu của Hợp tác xã chưa nắm hết các vấn đề về xuất nhập khẩu, một phần do cơ chế của Nhà nước, một phần do sự yếu kém của các Công ty Bảo hiểm và vận tải trong nước, và một phần quan trọng nữa là do thiếu thông tin về giá cả hàng hóa, cước phí, phí bảo hiểm hàng hóa, trên thị trường quốc tế khiến Hợp tác xã cũng gặp rất nhiều khó khăn trong đàm phán ký kết hợp đồng.
2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến
2.1. Thuận lợi
Những yếu tố khách quan và chủ quan tạo điều kiện thuận lợi cho Hợp tác xã đóng một phần rất lớn vào sự thành công của Hợp tác xã hiện nay. Một mặt được Nhà nước hỗ trợ, một mặt không ngừng cố gắng vươn lên tận dụng những điều kiện có sẵn của mình, Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến đã không ngừng vươn lên, đạt được những hiệu quả lớn trong hoạt động kinh doanh.
2.1.1. Về phía nhà nước
Với chính sách mở cửa của nền kinh tế, tăng cường tự do thương mại Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp chủ động trong tìm kiếm và ký kết hợp đồng với khách hàng của nhiều nước không phân biệt chế độ kinh tế và chính trị, đó chính là cánh cửa mở rộng cho các nhà doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với các khách hàng nước ngoài.
Việc ban hành luật Thương mại Việt Nam 2005 là một bước tiến lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bộ luật này được ra đời dựa trên tinh thần nội luật hóa quốc tế, góp phần sửa đổi bổ sung rất nhiều hạn chế mà bộ luật thương mại năm 1997 mang lại. Mặt khác, Nhà nước cho thành lập nhiều ngành học mới liên quan về pháp luật kinh tế trong hệ thống trường đại học hiện nay.
Thủ tục hành chính được tinh giản cũng là một thuận lợi lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
2.1.2. Về phía hợp tác xã
Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp rất đặc thù mà chỉ đến năm 2003 mới được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy vậy, thì Hơp tác xã cũng có được một số thuận lợi như sau:
Thứ nhất, Hợp tác xã có một quan hệ bạn hàng mật thiết và có khá nhiều kinh nghiệm giao dịch, cộng với chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Bởi vì bên cạnh nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa, Hợp tác xã còn xuất khẩu nhiều mặt hàng khác cho thị trường nước ngoài.
Thứ hai, Hợp tác xã đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cơ chế và qui chế khen thưởng khuyến khích sản xuất.
Mặt hàng kinh doanh của Hợp tác xã đang được đa dạng hóa dần. Cơ cấu mặt hàng thay đổi hợp lý hơn, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng như những thuận lợi mà Hợp tác xã có được, vẫn còn những tồn tại mà Hợp tác xã còn gặp phải:
2.2.1. Về phía nhà nước
Thứ nhất, luật Thương mại Việt Nam 2005 ra đời nhưng ảnh hưởng của luật này tới môi trường pháp lý về kinh doanh xuất nhập khẩu là chưa được như mong đợi. Vẫn còn thiếu rất nhiều những văn bản hướng dẫn cụ thể trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nói chung và Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến nói riêng.
Thứ hai, sự mở cửa và chính sách hội nhập cũng gây ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nói chung cũng như Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến nói riêng, bởi vì nó đòi hỏi sự cạnh tranh rất cao, tính năng động, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao yêu cầu khắt khe của thị trường.
2.2.2. Về phía hợp tác xã
Nền kinh tế thị trường với qui luật tự do thương mại, tự do kinh doanh cũng như cạnh tranh buộc Hợp tác xã phải phát huy tính tự chủ, cho nên những hoạt động nhập khẩu của Hợp tác xã trong những năm đầu không tránh khỏi những khó khăn do chưa có kinh nghiệm nhiều.
Các thông tin về pháp luật, thị trường về chính sách ngoại thương của nước đối tác còn rời rạc, phân tán, do Việt Nam chưa có kênh thông tin chính thức. Đây là một thiệt thòi lớn cho Hợp tác xã.
Cơ chế quản lý pháp luật, chính sách thuế xuất nhập khẩu thay đổi và thiếu tính đồng bộ đang gây trở ngại lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Hợp tác xã.
Trang bị kỹ thuật của Hợp tác xã còn khá lạc hậu so với yêu cầu ngày càng nâng lên của khách hàng là do nguồn lực vốn của Hợp tác xã cũng có hạn.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Trong thời gian thực tập tại Hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến, em muốn trình bày một số kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn còn tồn đọng tại hợp tác xã, những khó khăn này không chỉ phát sinh từ khả năng hoạt động của hợp tác xã mà còn ở những mặt hạn chế trên lĩnh vực quản lý Nhà nước.
1. Về phía nhà nước
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Do đó cơ chế quản lý sản xuất nhập khẩu phải tuân theo các qui luật của kinh tế thị trường có sự thống nhất của nhà nước. Việc xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Nó đòi hỏi vừa phải tuân theo qui luật kinh tế khách quan, vừa đòi hỏi tài năng, nghệ thuật nắm bắt đúng các qui luật kinh tế đang tác động và tác động tích cực của qui luật kinh tế đó trong các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Như vậy cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể và cần thay đổi cho phù hợp với qui luật kinh tế khách quan, nghĩa là các công cụ, chính sách và nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể thay dổi. Những thay đổi như trên không được xa rời mục tiêu của nó.
1.1. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu
1.1.1. Hoàn thiện chính sách nhập khẩu
Do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trình độ phát triển kinh tế còn đang thấp nên chưa thể xóa bỏ ngay được tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên, cần phải rất tiết kiệm ngoại tệ trong nhập khẩu, chỉ nhập khẩu những hàng hóa cần thiết, máy móc thiết bị công nghệ mới và sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất để giảm thiểu như nhu cầu nhập khẩu, phải giữ được thế chủ động trong nhập khẩu, kiềm chế được nhập siêu và giảm dần tỉ lệ nhập siêu, tiến tới cân bằng tỉ lệ xuất siêu và nhập siêu. Chính sách nhập khẩu của Nhà nước ta trong những năm tới tập trung theo hướng sau:
Ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ mới phục vu cho việc thực hiện những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho tăng trưởng xuất khẩu.
Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu nhập khẩu.
Bảo hộ chính sách sản xuất nội địa.
Chính sách động viên khuyến khích của Nhà nước có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để tăng cường quản lý về nhập khẩu, Nhà nước cần có những cải cách và ưu đãi về thuế, cải cách thủ tục hành chính, … với những mặt hàng có lợi cho nền kinh tế.
1.1.2. Thủ tục hải quan
Nhà nước cần đưa ra những chính sách pháp luật phù hợp với kinh doanh nhập khẩu. Thủ tục hải quan có thể gây ra các thủ tục phiền hà, rắc rối và lại là nơi phát sinh nhiều tiêu cực nhất. Chính vì vậy, Nhà nước và các cơ quan chức năng nên có những biện pháp làm cho thủ tục này đơn giản hơn, có thể ban hành một số văn bản mới giảm bớt một số khâu, như thời gian chờ đợi nhập khẩu có thể rút ngắn. Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Tổng cục Hải quan cần có những biện pháp cụ thể để cải cách lại cơ cấu tổ chức thủ tục hành chính … để tránh tình trạng hàng hóa nhập khẩu bị kiểm tra quá nhiều lần, nhân viên hải quan sách nhiễu với các đơn vị đi nhận hàng. Điều quan trọng là tổng cục Hải quan và Bộ Thương mại cần có sự phối hợp trong việc ban hành các văn bản pháp lý sao cho thống nhất, kịp thời tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu nhanh chóng.
1.1.3. Hạn ngạch và giấy phép kinh doanh
Để quản lý bằng hạn nghạch có hiệu quả, Nhà nước cần ban hành bổ sung với các văn bản qui định chi tiết về việc phân bổ các hạn ngạch.
Việc dùng hạn ngạch để phân bổ cho các đơn vị không phù hợp với cơ chế thị trường. Một số đơn vị sản xuất cố gắng giành được quota mặc dù thiếu vốn, không có thị trường, thiếu phương tiện kinh doanh không có khả năng thực hiện. Do đó, hiện tượng mua bán quota vẫn diễn ra. Nhà nước cần hoàn thiện phương thức phân bổ quota theo nguyên tắc một cửa, chỉ phân bổ cho đơn vị có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp theo nhóm hàng xuất nhập khẩu đem lại hiệu quả cao đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, vẫn xảy ra tình trạng kinh doanh xuất nhập khẩu không có giấy phép, không tuân thủ các qui định kiểm tra, giám sát của bộ Thương mại vẫn tồn tại. Nhà nước cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng đó đồng thời cần có qui định chi tiết hơn về việc cấp giấy phép giám sát, kiểm tra việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
1.1.4. Ký kết và gia nhập các Điều ước quốc tế về Thương mại
Nhà nước ta cần có các biện pháp xúc tiến thương mại để gia nhập các công ước Quốc tế đa phương cũng như việc ký kết các hiệp định thương mại song phương. Những văn bản pháp luật này không những là cơ sở cho việc tự do hóa thương mại, mở rộng thị trường, là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hợp đồng mua bán ngoại thương.
1.2. Các giải pháp khác
1.2.1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Cùng với xu thế mở rộng các quan hệ quốc tế, xu thế đa phương hóa khu vực hóa trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã cố gắng mở rộng quan hệ quốc tế. Cho đến nay nước ta đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 180 nước, trong đó đã ký hiệp định thương mại song phương với hơn 80 nước. Đây là nhân tố cơ bản góp phần vào việc mở rộng quan hệ thị trường với các doanh nghiệp khác ở các nước khác nhau.
1.2.2. Về chính sách xúc tiến thương mại
Ngoài việc hoàn thiện pháp luật trong nước, Nhà nước cần tham gia ký kết phê chuẩn nhiều điều ước song phương và đa phương hơn nữa để hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế nhằm tạo lập cơ sở cho việc thực hiện tự do buôn bán, mở rộng thị trường, làm cơ sở pháp lý để giải quyết các yêu cầu trong thực hiện các hợp đồng mua bán quốc tế.
2. Về phía hợp tác xã
2.1. Vấn đề nhân sự
Kinh doanh là hoạt động của con người, do đó hiệu quả kinh doanh tùy thuộc vào năng lực của người kinh doanh. Nếu chỉ đưa ra những phương án kinh doanh, biện pháp thực hiện mà không chuẩn bị tốt độ ngũ cán bộ thì chắc chắn hoạt động kinh doanh sẽ không đem lại hiệu quả.
Hợp tác xã cần phải tổ chức được đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động và sáng tạo, thích ứng với phương thức kinh doanh mới. Muốn vậy, hợp tác xã phải tự bỏ kinh phí ra đào tạo cán bộ của mình, mặt khác công ty nên sử dụng một số biện pháp khác như thu hút nhân tài, phát hiện nhân tài, cán bộ giỏi trong chính nội tại doanh nghiệp. Mặt khác, hợp tác xã cũng phải có những biện pháp khuyến khích phát huy tính sáng tạo của họ thông qua chế độ thưởng, lương, phúc lợi cho người lao động.
2.2. Tăng cường hệ thống tìm kiếm thông tin và mở rộng thị trường
Thực tế hoạt động kinh doanh của hợp tác xã Quyết Tiến trong những năm vừa qua cho thấy hợp tác xã chưa nhận thức đầy đủ và coi trọng hệ thống thông tin tìm kiếm thị trường, vì vậy hợp tác xã thường lúng túng trước những thay đổi của thị trường. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới, hợp tác xã cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chiến lược Marketing như chiến lược hướng tới khách hàng, chiến lược cạnh tranh, … Trong đó chiến lược hướng tới khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược. Bởi vì nếu hợp tác xã không còn nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng và không có khả năng phối hợp các nguồn lực của mình để thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì hợp tác xã không có lý do gì để tồn tại.
2.3. Về quá trình đàm phán
Một cuộc đàm phán muốn đi đến thắng lợi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Người tiến hành đàm phán phải có kiến thức chuyên môn về mặt hàng nhập khẩu, biết dùng ngôn ngữ đàm phán vì vậy sẽ có sự chủ động linh hoạt nâng cao hiệu quả cũng như tốc độ đàm phán.
Để tránh những sơ hở trong đàm phán cần phải có sự chuẩn bị tài liệu đàm phán trước bạn hàng. Tránh việc trao đổi bàn bạn ý kiến trước bạn hàng.
Trong quá trình đàm phán cần chuẩn bị dự kiến nhiều tình huống khác nhau nhằm có sự thích ứng cần thiết khi có những thay đổi đột ngột trong nội dung đàm phán. Đồng thời phải nắm được tâm lý bạn hàng, phải nắm thế chủ động trên đàm phán để không bị ép giá.
Tuy vậy, trong quá trình đàm phán phải dựa vào pháp luật và bám sát pháp luật. Do vậy nhất thiết phải có sự hiểu biết cặn kẽ về pháp luật để làm căn cứ cho công tác ký kết cũng như thực hiện hợp đồng mới đảm bảo được tính chất pháp lý trong thực hiện.
2.4. Về vấn đề ký kết hợp đồng
Trong ký kết hợp đồng nhập khẩu, hợp tác xã phải tuân thủ những qui định của pháp luật về mặt pháp lý cũng như về mặt nghiệp vụ thương mại quốc tế.
Không bao giờ được coi hợp đồng chỉ mang tính hình thức trong quan hệ giữa các bên. Bởi vì trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì Trọng tài hoặc Tòa án đều căn cứ vào hợp đồng để giải quyết. Hợp đồng là văn bản qui định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng là căn cứ pháp lý chủ yếu để giải quyết tranh chấp.
Không dùng những từ ngữ mập mờ khó giải thích hoặc có nhiều cách giải thích trong hợp đồng để tránh đối phương có thể lợi dụng để thoái thác nghĩa vụ của họ.
Không nên cam kết những gì mình không biết hoặc không đủ thẩm quyền để giải quyết.
Tiến hành phòng ngừa bằng các điều khoản của hợp đồng bảo vệ hợp tác xã khi có sự cố xảy ra. Đó là các điều khoản như: Thời gian hiệu lực, điều khoản điều chỉnh giá, điều khoản bất khả kháng, điều khoản hủy bỏ hợp đồng, điều khoản phạt, điều khoản giữ bí mật, điều khoản chọn luật điều chỉnh.
2.5. Về vấn đề thực hiện hợp đồng
Thực hiện hợp đồng nhập khẩu rất quan trọng và phức tạp đòi hỏi người làm công tác nhập khẩu phải tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu pháp luật. Đối với khâu thực hiện hợp đồng thì hợp tác xã cần lưu ý vấn đề sau:
Làm thủ tục hải quan: Công ty cần phải chuẩn bị giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của Hải quan. Làm tốt công tác này sẽ tạo được tâm lý tốt đối với cán bộ Hải quan tạo thuận lợi cho hợp tác xã giảm được thời gian và cshi phí cho việc kiểm tra Hải quan.
Đối với việc gom hàng: Hợp tác xã cần thiết lập mối quan hệ tốt với các đơn vị phân phối nguyên vật liệu nhựa. Điều này sẽ làm cho thị trường nhập khẩu của hợp tác xã phong phú hơn.
KẾT LUẬN
Hoạt động thương mại quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước ta. Hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Việt Nam vừa tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO, phát triển kinh tế quốc tế góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngoại tệ cho nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm này, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trong điều kiện đó, việc các doanh nghiệp phải đổi mới trong quá trình hoạt động cũng như kinh doanh để có thể theo kịp với tiến trình phát triển của kinh tế.
Qua gần mười năm thành lập và phát triển, hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến đã có những bước đi đúng đắn, tạo được uy tín của mình trên thương trường, ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Có được sự thành công đó, bên cạnh những chính sách đổi mới, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, còn có sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo hợp tác xã, đặc biệt là trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nhựa.
Qua bốn năm rèn luyện và học tập, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo cô giáo và sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Hợp Toàn, thầy giáo Nguyễn Vũ Hoàng cùng các cô chú ở hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến”.
Ở chương 1, chuyên đề phân tích về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc biệt là phần nhập khẩu. Chương 2 đi sâu phân tích hoạt động của hợp tác xã, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu nhựa, phân tích thực trạng về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã. Ở chương 3, xuất phát từ phân tích chương 1 và chương 2, chuyên đề nêu lên những phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhựa tại hợp tác xã.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Luật, thầy Đinh Hoài Nam và đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Mạnh đã tận tình giúp đỡ, góp ý để em hoàn thành đề tài này.
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
Bộ luật Dân sự 2005.
Bộ luật Hàng hải.
Luật thương mại 2005.
Luật Doanh nghiệp 2005.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
Luật Hợp tác xã 2003
Luật tổ chức Toà án nhân dân 2002.
Bộ luật tố tụng Dân sự 2005.
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980).
Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 qui định chi tiết luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 qui định chi tiết luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.
Thông tư của ngân hàng nhà nước số 04/2006/TT-NHNN ngày 03 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
Thông tư của bộ thương mại số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất xứ không thuần túy theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP.
Thông tư của bộ thương mại số 10/2006/TT-BTM ngày 01 tháng 06 năm 2006 bổ sung thông tư 08/2006/TT-BTM.
Thông tư của bộ văn hóa thông tin số 48/2006/TT-BVHTT ngày 05 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn một số nội dung qui định tại nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
Thông tư của bộ văn hóa thông tin số 95/2006/TT-BVHTT ngày 06 tháng 12 năm 2006 bổ sung thông tư số 48/2006/TT-BVHTT.
Tài liệu tham khảo khác
Giáo trình luật Thương mại quốc tế trường Đại học KTQD.
Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương trường Đại học ngoại thương.
Incoterms 2000.
UCP 500.
Những văn bản pháp luật về Luật Kinh tế trường Đại học KTQD.
www.vietlaw.gov.vn
www.chinhphu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến.docx