Phát triển khu du lịch sinh thái hồ Lắk - Một hướng đi và tầm nhìn mới

 Về ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp đạt hiệu quả; tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.  Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước: Xây dựng và ban hành các văn bản nhằm tào cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn; quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của huyện.

pdf12 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển khu du lịch sinh thái hồ Lắk - Một hướng đi và tầm nhìn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ LắK MỘT HƯỚNG ĐI VÀ TẦM NHÌN MỚI Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HẰNG Chuyên ngành: Việt Nam Học Địa chỉ mail: staylor2288@gmail.com Hồ Lắk Một Sớm Mùa Đông Đề tài “ Phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch hiện tại của khu du lịch sinh thái (DLST) hồ Lắk và đề xuất các giải phải pháp phát triển DLST cho ngành du lịch còn non trẻ của Đắk Lắk. Đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo bổ ích giúp ngành du lịch của tỉnh điều chỉnh các hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách mang lại hiệu quả, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển DLST theo hướng bền vững. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thực địa, Phương pháp thu thập thông, Phương pháp bản đồ trong đó có Phương pháp phân tích SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ may và hiểm hoạ từ môi trường bên ngoài liên 2 quan đến phát triển địa phương gắn với du lịch và trên cơ sở phân tích ma trận sẽ có dự báo những khó khăn, thuận lợi cho địa phương để làm cơ sở tham khảo phát triển kinh tế xã hội cho những năm tới. Đề tài nhắm đến việc phát triển DLST như một loại hình du lịch cần được củng cố và duy trì cũng như khai thác hơn nữa môi trường tự nhiên thông qua một điểm du lịch điển hình là hồ Lắk.Giúp cho chính quyền địa phương cũng như người dân sống trong khu vực hồ Lắk ý thức hơn về tầm quan trọng của kho tàng tài nguyên mà thượng đế đã ban tặng cho họ đưa ra những chủ trương, chính sách hợp lý để vừa khai thác, vừa bảo tồn khu du lịch này Trong xu hướng hiện nay du lịch rất được quan tâm, đặc biệt là DLST. Đây là loại hình du lịch gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên. Phát triển DLST cũng đồng nghĩa với việc có thêm những khoản tài chính nhằm bảo vệ và củng cố môi trường tự nhiên. Xuất phát từ cơ sở này tác giả chọn nghiên cứu đề tài này nhằm cho thấy tầm quan trọng của sự hiện hữu môi trường sinh thái, nhằm giúp cho con người có được nếp sống quân bình không chạy theo tốc độ sinh hoạt của đời sống công nghiệp. Trong khuôn khổ nghiên cứu để tài này sử dụng khái niệm về DLST của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam làm cơ sở lý luận cho đề tài “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Gần đây thì có đề tài nghiên cứu của Tiến Sĩ Vũ Thị Phương Thụy của Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội nhưng cũng chỉ là đề tài nghiên cứu về phát triển nông thôn gắn với du lịch, tuy vậy chưa có đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk làm cơ sở xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển DLST hồ Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk. Phần đầu tiên của đề tài tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận chung về DLST đã được các tổ chức, các nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới công nhận. Từ những khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc hoạt động của DLST làm tiền đề cho bài nghiên cứu để trên cơ sở đó giới thiệu một cách quát nhất về đồi tượng, phân tích nguồn tài nguyên và đưa ra các loại hình du lịch phù hợp có thể ứng dụng cho đối tượng nghiên cứu ở phần tiếp theo. Đó là khái quát các tiềm năng DLST của đối tượng nghiên cứu, từ tài nguyên tự nhiên đến tài nguyên nhân văn đưa ra cách nhìn chung nhất về tiềm năng phát triển DLST của vùng, bên 3 cạnh đó tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển DLST hiện tại của đối tượng trên mọi phương diện như các hoạt động đầu tư, quản lý, cở sở vật chất hạ tầng và nguồn lực trong du lịch đang phát triển và hoạt động, những hạn chế còn tồn tại và những khắc phục trong tương lai. Từ thực trạng phát triển ở trên đưa ra những định hướng phát triển tiếp theo trong tương lại. Giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại đưa ra các hình thức thúc đẩy sự phát triển DLST từ công tác xúc tiến quảng cáo, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên phù hợp với các loại hình du lịch. Các hoạt động kêu gọi đầu tư và đề xuất các giải pháp cho nguồn nhân lực cho du lịch trong tương lai. Hồ Lắk là một thắng cảnh nổi tiếng ở Tây Nguyên, nằm trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Ðắk Lắk, cách Tp Buôn Ma Thuột gần 60km về hướng Ðông Nam, trên quốc lộ 27 đường đi Ðà Lạt. Theo tiếng M’Nông, Lắk có nghĩa là nước. Hồ Lắk dài, uốn khúc bao bọc lấy thị trấn Liên Sơn. Ðây là hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên, có diện tích khoảng 880ha, chiều dài khoảng 5km, rộng khoảng 2km. Vào mùa khô hồ thu hẹp lại còn khoảng 500 ha. Ba mặt hồ tiếp giáp với các dãy núi, mặt còn lại tiếp giáp với sông Krông Ana bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin cao gần 2500 m đổ vào. Trên mặt hồ có rất nhiều các loại hoa sen trắng, hồng, hay súng tím. Giữa hồ nổi lên vài hòn đảo nhỏ, chim bay về đậu từng đàn và cũng là nơi sinh sống của những đàn vịt trời. Xung quanh hồ lau sậy mọc um tùm, là quê hương của các loại chim chóc, cò vạc và gà rừng. Bao bọc quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật đa dạng, phong phú. Chung quanh hồ có các buôn làng của người M’Nông như: Buôn Lé, buôn Jun, buôn M’Liêng với những nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Ðến với hồ Lắk, du khách có thể cưỡi voi qua hồ, du thuyền độc mộc, thám hiểm cắm trại trong rừng. Hay du khách có thể lựa chọn cho mình các loại hình du lịch như tìm hiểu cuộc sống văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa nơi đây, cùng dân bản tham gia sinh hoạt hàng ngày trên nương rẫy, dưới thác hồ, đêm về uống rượu cần, nghe cồng chiêng, ngắm nhìn các chàng trai, cô gái múa hát, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng như cơm lam được nấu bằng gạo dẻo trong các ống tre tươi, tôm, cá, và thịt rừng. Ðặc biệt có món cá Song hầm muối hấp dẫn với nguyên liệu cá vừa được bắt từ hồ lên. 4 Qua chuyến thực tế tại địa bàn tác giả đã phân tích và đưa ra được những tiềm năng và thực trạng đang phát triển của DLST hồ Lắk. Qua đó ta thấy được DLST hồ Lắk. Là nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh vật đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, có khí hậu ôn đới rất ổn định, có nhiều động thực vật quý hiếm. Một huyện có tiềm năng về đất đai, cơ cấu kinh tế Nông - Lâm Nghiệp, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hệ thống mạng lưới đường giao thông tương đối phát triển, tạo nên mạng lưới đường huyết mạch vận chuyển trao đổi hàng hóa và hình thành tuyến du lịch thiên nhiên Đà Lạt - Lắk - Buôn Ma Thuột. Các chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng, nhà nước tiếp tục ưu tiên và đầu tư phát triển vùng Tây Nguyên, nhất là các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ như ở huyện Lắk. Bên cạnh cũng thấy được những thực trạng còn tồn tại như: - Dân cư phân tán là một thách thức lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. - Lực lượng lao động trong khối ngành nông - lâm nghiệp quá cao. - Sự đa dạng về dân tộc và văn hoá cũng như sự khác nhau về trình độ nhận thức của các dân tộc là thách thức trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. - Tình hình giá cả thị trường biến động trong giai đoạn này. - Huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 65%, trình độ dân trí không đồng đều. - Trình độ, năng lực lãnh đạo quản lý của một số cán bộ còn một số hạn chế + Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện qua biểu đồ thể hiện lượng khách tham quan du lịch đến địa bàn huyện tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2009 Việt Nam đã gia nhập WTO mở rộng quan hệ quốc tế làm cho lượng khách đạt 25.990 người tăng so với năm 2008 là 1.471 người tăng 78%, trong đó khách Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn và tăng dần qua các năm, năm 2010 đạt 26.182 người chiếm 87,12% trong tổng số khách tham quan du lịch. 5 24519 21360 3159 25990 22378 3612 30408 26182 4226 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2008 2009 2010 Số lượng người Số khách đến Người Việt Nam Người nước ngoài Biểu đồ: Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện Nguồn: Phòng thống kê huyện Lắk năm 2010 Số khách lưu trú và số ngày lưu trú tại địa bàn cũng tăng dần qua các năm, trong đó số khách trong nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tóm lại, nhìn chung lượng khách du lịch đến địa bàn ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2009 lượng khách tăng nhanh nhưng đến năm 2010 tỷ lệ tăng chậm so với năm 2009, có thể hiểu do quá trình đầu tư vào ngành du lịch - dịch vụ chưa chú trọng đúng mức trong năm vừa qua, sức hấp dẫn khách du lịch còn yếu. Đối với quy mô về DLST ở huyện Lắk chưa được phát triển mạnh mẽ, chỉ có công ty cổ phần du lịch Đắk Lắk đầu tư vào kinh doanh DLST và có một số cơ sở kinh doanh nhà hàng khách sạn cũng đầu tư vào kinh doanh nhưng với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ. Các loại hình DLST ở đây gồm có: Du lịch bằng voi, thuyền độc mộc, thuyền máy và dịch vụ nghỉ dưỡng tại nhà sàn dài của người dân tộc thiểu số ở đây. Về voi thì toàn huyện có 21 con voi, toàn bộ số voi trên đều phục vụ du lịch, thuyền độc mộc toàn huyện có 18 thuyền và xuồng máy 12 cái tất cả đều phục vụ cho du lịch. Từ số liệu điều tra được cho thấy thu nhập từ hoạt động du lịch ở địa bàn ba vùng: Thị trấn Liên Sơn, buôn Jun, buôn M’Liêng cao nhất là khoảng 650USD/người/năm trung bình là khoảng 400USD/người/năm và thấp nhất là dưới 300USD/người/năm. 6 Vì thời gian nông nhàn bà con tranh thủ tham gia thêm hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch, ngoài ra giá bán sản phẩm hàng hoá truyền thống. Đơn vị tính: USD 150150 230 260 300 400 210 400 600 0 100 200 300 400 500 600 2008 2009 2010 Không tham gia Tham gia một phần Tham gia hoàn toàn Biểu đồ: Thu nhập bình quân nhân khẩu của hộ dân vùng du lịch Qua biểu đồ trên đây thể hiện rỏ mức thu nhập của các hộ dân trong vùng có hoạt động du lịch, các hộ không tham gia hoạt động du lịch có mức thu nhập thấp hơn, không có khả năng phát triển kinh tế và ngược lại các hộ có tham gia du lịch thì thu nhập cao hơn. Từ đó tác giả đã đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển trong tương lại của khu DLST hồ Lắk. Qua đó cho thấy việc Phát triển DLST hồ Lắk gắn với phát triển nông thôn là một mục tiêu chiến lược cần phải nỗ lực được thưc trong giai đoạn tới nhằm cải thiện các điều kiện sống và kinh tế xã hội của người nghèo ở vùng nông thôn. Để thực hiện được điều đó thì cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan ban ngành các cấp và sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển du lịch. Đặc biệt người dân phải được chia sẻ những lợi ích từ du lịch mang lại để cải thiện đời sống. Ðiều cần thiết khi phát triển DLST gắn với phát triển nông thôn ở huyện Lắk là bảo tồn được những giá trị văn hóa đặc sắc vốn có của từng vùng dân cư...bằng mọi cách phải khuyến khích cho dân cùng tham gia vào hoạt động kinh tế du lịch cũng như hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch bền vững. 7 Tiếp tục khuyến khích phát triển du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: Công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại. Dựa trên những định hướng chung về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đề tài đưa ra định hướng tổ chức không gian du lịch gắn với các sản phẩm du lịch đặc thù của từng khu vực - Không gian du lịch trung tâm: Đóng vai trò điều phối mọi hoạt động của du lịch toàn huyện bao gồm 3 vùng trung tâm thị trấn Liên Sơn, buôn Jun, buôn M’Liêng và các khu vực phụ cận với các sản phẩm du lịch đăc thù như tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống, các khu vui chơi, tham quan, nghỉ dưỡng. - Không gian du lịch phía Tây: Bao gồm các xã Yang Mao, Bông Krang, Đăk Phơi với các sản phẩm du lịch đặc thù như nghiên cứu cảnh quan hệ sinh thái VQG Chư Yang Sin, tham dự các lễ hội, nghĩ dưỡng - Không gian du lịch phía Bắc: Bao gồm các xã Nam Kar, Ea R’Bin, Đăk Nuê hướng phát triển của không gian này là mở rộng về phía Đông Bắc lên tới huyện Krông A Na vào giai đoạn 2015 – 2020. Sản phẩm du lịch đặc thù như tham quan nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, rừng Yang Tao. Đầu tư phát triển các điểm du lịch như khu vui chơi giải trí - văn hoá trung tâm huyện. Phát triển làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống của dân tộc thiểu số tại chỗ tại các buôn Jrung xã Yang Tao, buôn Dliêng xã Đăk Liêng vừa cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du lịch vừa tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng tham gia thực hiện công tác bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Khuyến khích phát triển hình thành trục DLST Nam Kar - buôn Tua Shar để sau năm 2015, có thể khai thác tuyến DLST và mở rộng DLST dã ngoại kết hợp nghiên cứu khoa học nghiên cứu vùng sinh thái phía Bắc của huyện. Mở rộng mạng lưới dịch vụ ở khu vực nông thôn nhằm tạo thêm việc làm, góp phần tăng thu nhập và thu hút lao động. 8 Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm DLST - văn hoá - cảnh quan; xây dựng các làng văn hoá du lịch nhằm bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại chỗ. Phấn đấu thu hút khách du lịch đến 2015 đón khoảng trên 50 ngàn lượt khách nội địa và 6 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2020 đón khoảng 80 ngàn lượt khách nội địa và 8 ngàn lượt khách quốc tế. Đến năm 2030 thu hút khoảng 1,7 triệu lượt khách trong đó có 20 ngàn lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 tổng doanh thu các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 200,106 tỷ đồng, chiếm 40,02% tỷ trọng kinh tế huyện; và tổng doanh thu đạt 100,889 tỷ đồng, chiếm 49,93%. Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển kinh tế địa phương cần phải nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong huyện và sự ủng hộ của các cấp. Đồng thời phải xem xét lại hoàn cảnh, điều kiện, khả năng kinh tế của địa phương, chú trọng vào việc huy động nguồn vốn, cần phải có chính sách thông thoáng hỗ trợ cho các nhà đầu tư. Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện đến năm 2012 - 2015, địa phương cần có những giải pháp như sau:  Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ có trọng tâm là cơ sở kích thích du lịch phát triển. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của huyện. Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dưới các hình thức khác nhau như: Thực hiện xây dựng chợ phục vụ mua sắm buôn bán, nâng cấp và mở rộng chợ trung tâm huyện và hệ thống chợ nông thôn. Từng bước xây dựng và kiên cố hoá các trung tâm thương mại, dịch vụ ở trung tâm huyện, các trung tâm cụm xã, tiểu vùng. Chỉnh trang khu vực trung tâm thị trấn theo quy hoạch chi tiết được duyệt đồng thời đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở lưu trú tại trung tâm thị trấn nhất là quanh hồ Lắk . Xây dựng các công trình giao thông như đường nhựa đến tận thôn buôn thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống nhà nghỉ và các 9 công trình phục vụ du lịch.  Giáo dục và tuyên truyền DLST Tuyên truyền, giáo dục các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu DLST hồ Lắk quan tâm hơn đến quy hoạch DLST và chú trọng sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động của DLST, cho họ hưởng quyền lợi từ khu du lịch. Giáo dục về thiên nhiên cho khách tham quan làm cho họ ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Đối với cộng đồng địa phương cần phải sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như tranh, ảnh, băng hình, chương trình biểu diễn văn nghệ để tuyên truyền các hoạt động bảo tồn và phát triển các khu DLST.  Ðầu tư phát triển bảo vệ môi trường sinh thái và các khu vực DLST: Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác đều có quan hệ đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Đối với môi trường tài nguyên thiên nhiên, cần khắc phục những tác động tiêu cực như: + Tình trạng chất thải của khu du lịch, điểm du lịch. Biện pháp khắc phục là tổ chức thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch. + Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, giảm thiểu môi trường ô nhiễm. + Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho nhân dân trong vùng dự án, cho những người làm công tác du lịch và khách du lịch, điểm du lịch và động viên nhân dân địa phương bản địa cùng tham gia làm công tác bảo vệ môi trường.  Đa dạng hóa sản phẩm: Thực hiện đa dạng hoá về loại hình DLST, du lịch văn hoá. Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục tâm lý nhàm chán của du khách vì đi đến đâu cũng thấy giống nhau về sản phẩm và dịch vụ phục vụ. Đồng thời cho du khách đi nhiều điểm mới thưởng thức được hết các đặc thù của vùng mới có thể kéo dài thời gian lưu lại của khách. Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, phải đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, nhằm nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo, tăng tính cạnh tranh đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính ổn định bền vững. 10 + Chọn một số lễ hội truyền thống xây dựng thành sự kiện trong năm. + Xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá dân tộc: Trên cơ sở các văn hoá truyền thống, đầu tư xây dựng các chương trình du lịch văn hoá đặc thù. + Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. + Kết hợp với các địa phương, đơn vị bạn để liên kết phát triển các chuyến du lịch ngắn và dài ngày.  Phát triển nguồn nhân lực: - Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực tại các trường nghiệp vụ, cần khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn lực cho địa phương; chú trọng thu hút con em địa phương đang học tập và làm việc tại các nơi khác trong lĩnh vực du lịch, tài nguyên môi trường về công tác và cống hiến tại địa phương. - Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động làm du lịch, chú trọng lao động là con em đồng bào dân tộc tại chổ. - Tổ chức các lớp tập huấn xúc tiến thương mại du lịch, tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm ở các địa phương phát triển mạnh về du lịch.  Về ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp đạt hiệu quả; tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.  Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước: Xây dựng và ban hành các văn bản nhằm tào cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn; quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của huyện. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại Học Lạc Hồng cùng toàn thể quý thầy cô đặc biệt là quý thầy cô khoa Đông Phương đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý giá cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. 11 Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nghị đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn sửa chữa những sai sót bên cạnh đó cung cấp những thông tin, phương hướng cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đó thực sự là những kiến thức mang nhiều ý nghĩa, thiết thực đối với đề tài mà em đang nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị tại khu Resort Lak, Phòng thống kê huyên Lắk, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình trong khoảng thời gian em lưu lại địa bàn để khảo sát thu thập số liệu để hoàn thành đề tài. Cảm ơn Bác Cao Xuân Xảo phó chủ tịch huyện Lắk đã có cuộc trò chuyện chia sẻ giúp chúng em có cái nhìn tổng quát về du lịch nhất là sự phát triển của du lịch huyện nhà trong những năm vừa qua giai đoạn (2008 – 2012 , những thông tin này đã hỗ trợ em rất nhiều trong việc hệ thống lại những kiến thức đã được học trước đó. Với “Sổ tay hướng dẫn đầu tư du lịch huyện Lắk” – một trong những tặng phẩm được Bác Cao Xuân Xảo trao, thực sự đây không chỉ là những thông tin chỉ dành riêng cho các nhà đầu tư mà còn là tài liệu hết sức thiết thực giúp chúng em có cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về du lịch của huyện – nơi mà chúng em đang sinh sống và nghiên cứu. Xin cảm ơn các anh chị hướng dẫn viên và các cấp lãnh đạo của khu DLST hồ Lắk, đã tận tình trong công tác đón tiếp và hướng dẫn giúp chuyến đi thực địa của em thành công tốt đẹp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]Lê Anh (2012),Tạp chí Du Lịch Và giải Trí/ Travel & Entertainment số 3, Tr.11, Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du lịch ấn hành. [2] Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Tr. 11- 297-298. [3] Phạm Đỗ Chí 2004), Kinh Tế Việt Nam Trên Đường Hóa Rồng, Nhà Xuất Bản Trẻ. [4] Nguyễn Hoàng Điệp 2009 Almanach lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin. 12 [5] Trương Quang Học 2006 Phát triển bền vững (lý thuyết và khái niện), Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. [6] Phạm Trung Lương 2002 , du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà Xuất Bản Giáo Dục. [7] Trần Đình Lý 1993 , 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nhà Xuất Bản Thế Giới. [8] Đặng Kim Sơn 2001 , Công nghiệp hoá từ nông nghiệp – lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [9] Trần Đức Thanh, 1990 , Nhập Môn Khoa Học Du Lịch, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. [10] Ngô Đức Thịnh 1998 , Luật Tục M’Nông, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Tr. 368 Ghi chú: Danh mục tài liệu tham khảo trên đây là những nguồn tài liệu chính mà tác giả sử dụng để hỗ trợ khi viết bài báo này, ngoài ra tác giả cũng còn sử dụng rất nhiều những nguồn tài liệu khác liên quan như báo chí, nguồn tài liệu internet, các bài viết bình luận liên quan đến chủ đềcùng một số tài liệu tham khảo khác. Xác nhận của Lãnh đạo Khoa Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphattriendulichsinhthaiholakmohuongdivatamnhinmoi_5476.pdf
Luận văn liên quan