Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Tư tưởng chung của luận án là phát triển KKTCK không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại XNK, XNC mà phải biến các KKTCK thành các đô thị vùng biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu thương mại, phát triển du lịch, xúc tiến và thúc đẩy đầu tư, từng bước phát triển công nghiệp tại các tỉnh biên giới, vừa phát triển xã hội tại các vùng biên, biến các cửa khẩu biên giới thành các vùng động lực, thành các tụ điểm dân cư đô thị của khu vực biên giới để bảo vệ biên cương, củng cốquốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị của đất nước.

pdf209 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g buôn bán trên toàn tuyến phù hợp với từng khu vực. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ chính sách chung về xuất nhập khẩu của cả nước còn phải đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ sản xuất trong nước và đẩy mạnh giao lưu hàng hoá qua biên giới, góp phần tăng trưởng kinh tế. Đổi mới phương thức hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại khu vực biên giới là điểm mấu chốt quyết định phần lớn giao lưu kinh tế, do vậy cần thực hiện theo hướng: thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp lớn, khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn để xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh và nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu cấp thiết. Coi trọng việc tổ chức các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm và ký kết hợp đồng thương mại. Để phát triển giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, một mặt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia buôn bán, mặt khác cần phải tổ chức các doanh nghiệp mạnh có tầm cỡ quốc gia để giữ thế chủ động trong việc buôn bán. Ở Trung ương có các Tổng công ty; ở các tỉnh có các công ty. Các 173 doanh ngiệp này có thể tổ chức dưới hình thức liên doanh với các ngành sản xuất, với các địa phương và các thành phần kinh tế, nếu có điều kiện có thể hợp tác liên doanh với các công ty nước ngoài. Về xuất khẩu: khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, ưu tiên các sản phẩm qua chế biến, hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ; hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, quý hiếm. Đẩy mạnh các hình thức xuất khẩu dịch vụ như: vận tải, du lịch, kho ngoại quan, dịch vụ cảng… Về nhập khẩu: cần nhập khẩu các thiết bị đồng bộ, với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ nguồn. Tăng cường nhập khẩu các nguyên liệu cần cho sản xuất trong nước, nhất là phục vụ cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và công nghệ chế biến. Các giải pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại: Cần có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, làm lành mạnh hoá quan hệ trao đổi giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Trước mắt, cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau: - Phối hợp chống buôn lậu giữa các ngành, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì (chủ yếu sử dụng bộ máy của Cục Quản lý thị trường) làm đầu mối thực hiện các nội dung phối hợp gồm: rà soát, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; phối hợp trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ; xử lý vi phạm; phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; phối hợp để kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong nội bộ các lực lượng có chức năng chống buôn lậu. 174 - Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục Hải quan, khắc phục những bất hợp lý trong chính sách thuế và các kẽ hở trong chính sách đang tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển. - Tổ chức tốt hơn công tác thông tin, có nhiều kênh thông tin để chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các Chi cục, đặc biệt là trên tuyến biên giới. - Đẩy mạnh và nghiêm túc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá, nhà nước cần quy định nghiêm các doanh nghiệp sản xuất trong nước áp dụng quy chế ghi nhãn hiệu hàng hoá. - Việt Nam và các nước láng giềng cần thường xuyên thông báo cho nhau về những thay đổi trong các chính sách mới nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả cho phía bên kia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thua lỗ. Thứ hai, về chính sách xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú, tạm trú ở KKTCK Cần tổ chức thực hiện tốt các quy định như Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế như những quy định đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại KKTCK và các thành viên gia đình của họ khi XNC để làm việc, cư trú, tạm trú tại KKTCK ở Việt Nam; các quy định vể xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của công dân địa phương nước láng giềng có biên giới đối diện với KKTCK qua lại KKTCK; các quy định về phương tiện vận tải hàng hoá và người điều khiển phương tiện của nước láng giềng và nước thứ ba được vào KKTCK theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam; các quy định đối với chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh tế với đối tác nước láng 175 giềng được phép theo hàng hoá và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá; các quy định về đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại KKTCK để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước; các quy định đối với công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có KKTCK được phép sang Trung Quốc. 3.3.3. Tạo bước đột phá về xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế tại các khu kinh tế cửa khẩu Một trong những giải pháp có tính cấp bách và lâu dài cần sớm thực hiện là xây dựng kết cấu hạ tầng đến các KKTCK. Mục tiêu này phải được nhà nước Việt Nam, các địa phương và nước láng giềng quan tâm bằng cách triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng có sự phối hợp thống nhất giữa các bên. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KKTCK là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, do vậy cần đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước bằng nguồn ngân sách (mang tính chất mồi), cần huy động, sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ODA, tín dụng, vốn của các doanh nghiệp, vốn FDI, vốn đầu tư theo hình thức BT, BOT, BTO, PPP…để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKTCK. Việc phát triển và đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong KKTCK được huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tư có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư thuê, thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê để cho thuê lại đất. Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoài các KKTCK như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin 176 liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu chăng nữa cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư. Vì thế, cần chú trọng quy hoạch phát triển các tuyến trục giao thông nối liền các KKTCK với nội địa và với các cửa khẩu và KKTCK của Trung Quốc để thúc đẩy phát triển và liên kết với các KKTCK trong vùng với các vùng trong cả nước và quốc tế. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các KKTCK theo quy hoạch, ưu tiên một số KKTCK có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, của cả vùng. Quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ quyền quốc gia và an ninh biên giới trên cơ sở giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất , văn hóa của nhân dân. Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài các KKTCK cũng cần phát triển đồng bộ để tạo điều kiện cho phát triển các KKTCK. Giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư phát triển các công trình hạ tầng ngoài KKTCK: đầu tư cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc giao cho ngành điện lực, công ty kinh doanh nước và ngành bưu chính viễn thông… Xây dựng và triển khai chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đối với các KKTCK, cần được thực hiện đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu dài trong tương lai như nhà ở, các công trình công cộng…hướng tới hệ thống công trình cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của các khu đô thị cửa khẩu trong tương lai. Đồng thời với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nối nội địa với các cửa khẩu, cần chú ý đầu tư xây dựng hệ thống giao thông giữa các huyện trong tỉnh với KKTCK để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế gắn với lợi thế cửa khẩu của địa phương. 177 Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng xã hội là trách nhiệm của nhà nước và của các doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng một phần vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác của xã hội bằng những cơ chế thích hợp, ưu đãi. 3.3.4. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Thứ nhất, về tăng cường công tác xúc tiến đầu tư Ban quản lý các KKTCK, chính quyền địa phương và các trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành liên quan phối hợp vận động xúc tiến đầu tư. Các Ban quản lý KKTCK có sự phối hợp và phân công luân phiên chủ trì xúc tiến đầu tư vào KKTCK. Phối hợp với các Bộ ngành xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và quy chế thực hiện. Công tác xúc tiến đầu tư vào các KKTCK cần tập trung làm nổi bật hình ảnh hấp dẫn của các KKTCK, trên cơ sở quảng bá, giới thiệu gắn liền với kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các KKTCK, tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành khu chức năng trong KKTCK… Bên cạnh các dự án có quy mô vừa và nhỏ, tập trung thu hút các dự án lớn tạo hiệu ứng đầu tàu và lan toả, có tác động ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của cả KKTCK. Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Nhà nước cần dành kinh phí thoả đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp. Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, 178 danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào KKTCK để các nhà đầu tư và người dân được biết. Cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào KKTCK. Các Ban quản lý chính quyền địa phương có KKTCK tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Các Ban quản lý KKTCK phối hợp với chính quyền địa phương, quân đội, công an làm tốt công tác quy hoạch các cụm, tuyến dân cư trong KKTCK, đảm bảo việc thực hiện tốt công tác sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, vừa thuận lợi cho việc tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh biên giới vừa tăng cường công tác bảo vệ vành đai biên giới tại các KKTCK. Thứ hai, về đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển KKTCK Tư tưởng chung về chính sách đầu tư trong những năm tới là: giảm tối đa sự tham gia của nhà nước vào những lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung và trong đầu tư từ ngân sách vào các KKTCK nói riêng. Nhà nước cần tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế khác có thể gánh vác được thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực như vốn (tín dụng), đất đai, công nghệ, thông tin qua các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp...; đẩy mạnh thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư nắm giữ bí quyết công nghệ cao, khuyến khích các công ty nước ngoài tập trung đầu tư vào phát triển xây dựng các KKTCK. Nhà nước chủ yếu là hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... 179 Từ đó, đối với Nhà nước trung ương cần: thống nhất quan điểm coi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là chỉ là nguồn vốn "mồi" để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư phát triển KKTCK. Ngân sách trung ương hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKTCK theo cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương như cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo Quyết định 183/2004/QĐ -TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004 và tương đương đối với các KKT ven biển trong thời kỳ từ nay đến năm 2015. Nghiên cứu hình thành một chương trình phát triển có mục tiêu, đầu tư có trọng điểm phát triển KKTCK. Một số KKTCK có điều kiện giao thông và hạ tầng cơ sở đã được đầu tư và đã có bước phát triển khá, trong giai đoạn tới cần xây dựng các KKTCK này phát triển nhanh và cao hơn các khu khác ở biên giới, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo điều kiện để thu hút đầu tư, liên kết chặt chẽ với hậu phương nội địa, đẩy mạnh giao thương với các nước láng giềng... Chính vì vậy, từ nay đến năm 2015 các KKTCK này nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển có trọng điểm để tạo bức phá lớn so với các KKTCK khác, nhằm nâng cao vị trí, vai trò đầu mối giao thương quốc tế của các KKTCK này. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, nâng cao chất lượng giao thông vận tải trên cơ sở cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, đường sắt, đường ô tô, đường thuỷ và đường hàng không, hiện đại hoá phương tiện và hình thức vận tải... Đối với các KKTCK là đầu mối, động lực của các hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế: Nhà nước Trung ương sẽ tập trung đầu tư vào các KKTCK trọng điểm có ý nghĩa động lực trong giao thương kinh tế và dịch vụ thương mại của quốc gia như KKTCK Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai. 180 Đối với các KKTCK đã hình thành và đang trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng, bước đầu kinh doanh phát triển thương mại, ngoài phần hỗ trợ nguồn vốn đầu tư "mồi", nhà nước cần phân cấp mạnh mẽ về quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương đầu tư trên cơ sở ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù và chính sách phát triển KKTCK chung của cả nước và huy động, kêu gọi các thành phần kinh tế của doanh nghiệp, dân doanh trong và ngoài nước đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt. Xem xét, tính toán việc đầu tư cho phát triển KKTCT đồng thời với việc đầu tư các dự án công trình trọng điểm trên KKTCK để không gây lãng phí về vốn đầu tư và đất đai, đảm bảo phát huy có hiệu quả KKTCK đối với phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh cũng như đối với từng vùng, miền. Xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài các khu chức năng của KKTCK; trong đó có phân kỳ đầu tư, xác định danh mục ưu tiên trên cơ sở tính toán kỹ trong tổng thể cân đối chung của nền kinh tế quốc gia đối với nhu cầu hỗ trợ vốn đầu tư của ngân sách nhà nước và coi vốn đầu tư từ ngân sách chỉ mang tính chất "mồi". Phát huy tính chủ động và năng động của Ban quản lý KKTCK và các địa phương trong đầu tư phát triển các KKTCK. Có phương án và kế hoạch xúc tiến đầu tư kêu gọi các nguồn vốn khác ngoài ngân sách vào đầu tư phát triển KKTCK. 3.3.5. Nâng cao tính chủ động, đẩy mạnh cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nước cũng dần phải tuân thủ theo các quy định hoạt động thương mại quốc tế. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam không nên kỳ vọng vào việc sẽ còn được hưởng lâu dài ưu đãi của một số chính sách mà Trung Quốc áp dụng vừa qua như 181 cơ chế biên mậu, do vậy cần sớm thay đổi cung cách giao dịch với các đối tác Trung Quốc, giảm thiểu sức ép của các “đầu nậu” Trung Quốc được tạo ra bởi chính cơ chế ưu đãi biên mậu của nước này. Thực chất, cơ chế biên mậu hiện nay khuyến khích doanh nghiệp nước ta kinh doanh theo kiểu “chộp giật” với các đối tác địa phương Trung Quốc, bất chấp các luật lệ thương mại thông thường như kiểm dịch, thanh toán hiện đại. Bản thân diện hàng hoá áp dụng cơ chế ưu đãi biên mậu sẽ dần bị thu hẹp và bất cứ thời điểm nào, cơ chế này cũng có thể bị phía Trung Quốc điều chỉnh mà doanh nghiệp Việt Nam không có quyền chất vấn. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến những vấn đề sau: Thứ nhất, trong xuất khẩu nước ta cần chủ động đổi mới hoạt động kinh doanh từ khâu sản xuất theo định hướng thị trường, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cần tăng cường hơn việc tìm hiểu thị trường, thiết lập các đại lý, văn phòng đại diện để nắm thông tin và mở rộng đối tác, tìm hiểu và đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, áp dụng thủ tục thanh toán, bảo hiểm hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đẩy nhanh việc thay đổi phương thức giao dịch sẽ tạo cơ hội thâm nhập một cách bài bản, dài hạn. Ngay đối với những mặt hàng Trung Quốc sản xuất có thế mạnh nhưng nếu doanh nghiệp biết tìm đúng địa bàn, có hàng chất lượng cao, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp thì vẫn có khả năng vào được. Điển hình như các sản phẩm dép Bitis, đồ chạm khảm, phích nước, thuốc lá, bột giặt, nệm mút... thương hiệu Việt Nam đã chen chân được và có thị phần tại Trung Quốc. Đặc biệt với mặt hàng thủy hải sản, rau quả nhiệt đới khi vào thị trường này cần có sự điều phối của các hiệp hội, tổng công ty để tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Khi 182 xuất hàng sang thị trường này cần tránh tình trạng làm ăn tự phát, tự loại trừ nhau qua cạnh tranh xuất khẩu. Thứ hai, doanh nghiệp nên khai thác nhiều hơn ưu đãi trong khuôn khổ ACFTA. Đây là một thoả thuận ưu đãi khu vực dựa trên các chuẩn mực đầy đủ của thương mại quốc tế. Trung Quốc cam kết áp dụng các nghĩa vụ tự do hoá trong khuôn khổ ACFTA một cách minh bạch. Doanh nghiệp nước ta cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ của Trung Quốc trong lộ trình cắt giảm thuế và hoàn toàn có quyền chất vấn phía Trung Quốc khi có những biện pháp cản trở thương mại. Để đạt được yêu cầu này, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về ACFTA, làm quen với cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA để đủ tiêu chuẩn hưởng các ưu đãi của Khu vực mậu dịch tự do này. Giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA (thường gọi là Form E) xác nhận một hàng hoá thực sự có nguồn gốc từ Việt Nam, Trung Quốc hay khu vực để được hưởng các ưu đãi của ACFTA. Thứ ba, doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong nước, giám sát các vấn đề trong thương mại song phương. Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước ở địa phương, trung ương để kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía Bạn, tìm cách thương thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta. Trong điều kiện các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc phần lớn là các hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc đáp ứng những yêu cầu như trên, thậm chí chỉ là tiếp cận những thông tin chính sách mới thôi xem ra đã là rất khó khăn. Do vậy, mối liên kết, hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội ngành nghề, sự phối hợp của chính quyền địa phương với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. 183 Thứ tư, về dài hạn, doanh nghiệp phải phát triển năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đổi mới công nghệ và thiết kế cho các mặt hàng của Việt Nam, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc. Nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh hiệu quả với hàng nhập khẩu của Trung Quốc ngay trên thị trường nước ta như bánh kẹo, đồ uống, bóng đèn, đồ sứ cho thấy cơ hội chiến thắng trên sân nhà của hàng hoá nước ta trước hàng hoá của Trung Quốc không phải là không có. Đối thủ đa diện như Trung Quốc chắc chắn cũng có những điểm yếu riêng. Điều cốt yếu là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, có chứng chỉ quốc tế về chất lượng, đăng ký thương hiệu, tăng cường quảng cáo tuyên truyền. Chỉ có như vậy mới vượt qua được hàng rào phi quan thuế. 3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng bền vững Thứ nhất, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế tại các KKTCK Đối với các KKTCK, việc phát triển nguồn nhân lực cần hướng vào một số vấn đề sau đây: Không ngừng nâng cao mặt bằng dân trí cho cư dân trên địa bàn, đặc biệt chú ý tới khu vực nông thôn. Chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn lao động, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm ở vùng thu hồi đất để xây dựng KKTCK. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao từ nơi khác đến làm việc tại KKTCK, đặc biệt trong lĩnh vực gia công thương mại và các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Có chính sách sử dụng phù hợp khuyến khích nhân tài và tính năng động, sáng 184 tạo của người lao động trong KKTCK. Đa dạng các hình thức dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và gắn với thị trường lao động. Ưu tiên đào tạo đội ngũ các nhà doanh nghiệp giỏi để cùng các nhà quản lý đảm nhận vai trò quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế - xã hội của KKTCK. Hướng vào các ngành nghề mũi nhọn như: công nghiệp, du lịch, kinh tế đối ngoại, thương mại, tài chính ngân hàng... Ngành Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Giáo dục và Đào tạo từ Trung ương đến các địa phương có KKTCK cần phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho phát triển các KKTCK. Thứ hai, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại các KKTCK Khi tiến hành đầu tư xây dựng KKTCK cần phải kết hợp đồng thời với công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài KKTCK. Các hướng chính sách bảo vệ môi trường của KKTCK là: bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; Bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường đô thị. Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải; ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho KKTCK theo các ngành và lĩnh vực; xây dựng chính sách về tài chính, khuyến khích miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết bị và công nghệ xử lý chất thải. Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đảm bảo 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh và nâng tỷ lệ này lên 95-100% khi KKTCK đi vào hoạt động; xây dựng khu xử lý chất thải rắn, xây dựng hệ thống thoát nước và các cơ sở xử lý nước thải; khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tăng cường đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải; tăng 185 cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch, thực hiện kiểm toán môi trường đối với các dự án đã hoạt động để đánh giá hiệu quả công nghệ sản xuất, hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải. Đẩy mạnh việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường. Áp dụng thu phí ô nhiễm và các biện pháp hành chính khác đối với các nhà máy thải ra môi trường khối lượng lớn khí thải, nước thải. Thực hiện phân vùng môi trường để có các biện pháp phù hợp trong các KKTCK. Đối với các khu đô thị, khu dân cư: quản lý và xây dựng các cơ sở xử lý nước và chất thải. Các đô thị mới phải đảm bảo đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ môi trường bền vững. Việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến có khả năng gây ô nhiễm phải được thẩm định kỹ lưỡng. Đối với các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn môi trường nước và không khí; không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp có chất thải chứa các tác nhân độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất độc khác); có chính sách cụ thể khuyến khích các cơ sở dịch vụ có đầu tư xử lý chất thải; có kế hoạch đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải. Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn: Cần lưu ý về quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các điều kiện vệ sinh môi trường vùng nông thôn (cấp và xử lý nước ăn, nước thải, chất thải) cần được thực hiện theo các chương trình của ngành y tế. Tiến hành lập quy hoạch các cụm dân cư gắn với bảo vệ môi trường. 3.3.7. Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng ở các khu kinh tế cửa khẩu Các KKTCK phần lớn đều nằm ở khu vực biên giới đất liền, có vị quan trọng về quốc phòng và an ninh, do vậy cùng với việc thực hiện phương 186 hướng và các giải pháp để phát triển KTCK và KKTCK cần phải chú trọng tới các giải pháp củng cố an ninh quốc phòng ở các KKTCK: Tích cực tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở các xã khu vực biên giới bằng nhiều hình thức thích hợp như xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, đưa dân cư ra biên giới…Thực hiện tốt kế hoạch phân giới cắm mốc, rà phá bom mìn ở khu vực biên giới. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng: Biên phòng, Công an trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biên giới, phòng chống tội phạm qua biên giới, buôn bán vận chuyển hàng hoá trái phép, chống xâm nhập qua biên giới. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Biên phòng, Công an, Hải quan của hai nước có chung biên giới để ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép, tội phạm hình sự chốn qua biên giới, buôn lậu qua biên giới, buôn bán vận chuyển ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới theo các Hiệp định ký kết về công tác phòng tội phạm, phòng chống vận chuyển buôn bán trái phép chất ma tuý, phòng chống buôn lâu qua biên giới. Tập trung đầu tư xây dựng các đồn biên phòng, các công trình phòng thủ, các đường tuần tra, vành đai biên giới. Tăng cường khả năng cơ động, xây dựng lực lượng quân đội, công an phản ứng nhanh để có thể ứng phó tình trạng khẩn cấp. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng dọc biên giới về ý thức dân tộc, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể triển khai các chương trình phối hợp hành động để đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ chủ quyền biên giới. Quy hoạch bố trí lại các đồn, trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng khu vực. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% số đồn, trạm được cải tạo, đầu tư kiên cố theo thiết kế mẫu đã duyệt. Hoàn thành xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới chuyên dụng phục vụ trực tiếp công tác 187 quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. 3.3.8. Nâng cao nhận thức, tăng cường thực hiện phân công, phân cấp và phối hợp trong quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế cửa khẩu Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của biên giới nói chung, biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói riêng để từ đó có sự thống nhất về chủ trương và chính sách đầu tư phát triển các KKTCK cho đúng mức. Tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh hơn cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh. Việc phân cấp quản lý cần theo hướng: phân cấp thu thuế xuất nhập khẩu của Hải quan cho các xã có quan hệ trao đổi hàng hoá nhưng chưa có lực lượng Hải quan, cũng như trong các quan hệ đàm phán với phía bạn. Quán triệt và làm tốt việc kết hợp tốt giữa các bộ, ngành trung ương với Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc tổ chức chỉ đạo. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được giao đối với KKTCK. Đồng thời làm tốt hơn công tác phối hợp giữa các bộ để tạo điều kiện cho các tỉnh chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách mới. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có KKTCK cần chủ động xây dựng kế hoạch phát triển KKTCK, nâng cao nhận thức của cán bộ phụ trách, tổ chức tốt công tác quản lý nhà nước, thực hiện tốt sự điều hoà, phối hợp giữa các cơ quan đối với mọi hoạt động của KKTCK. Tiểu kết chương 3 Phân tích bối cảnh, những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tại các 188 KKTCK, luận án đã đề xuất quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới. Đồng thời luận án đã đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới. Liên quan đến các biện pháp này, luận án đề xuất cần hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển các KKTCK, tiếp tục hoàn thiện chính sách XNK, XNC, xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các KKTCK, tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KKTCK, đa dạng hóa nguồn đầu tư, nâng cao tính chủ động, cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, phát triển KH&CN, bảo vệ môi trường, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, phân công phân cấp và phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý nhà nước đối với các KKTCK biên giới. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới là vấn đề mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, ngày càng thể hiện được vị trí tầm quan trọng mang tính chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia có đường biên giới với các nước làng giềng. Tuy nhiên, đến nay nhiều vấn đề lý luận vẫn còn rất mới mẻ. Ở nước ta, tiếp giáp với Trung Quốc, có 7 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) với 18 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và hiện đã có 8 KKTCK được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Các KKTCK này đã trở thành vùng kinh tế động lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các 189 tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc nói riêng, song mới chỉ là kết quả ban đầu, hiện vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhiều vấn đề đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đã gia nhập WTO. Vì thế, việc lựa chọn đề tài luận án "Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài đã góp phần khái quát những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn các nước về phát triển KKTCK biên giới; phân tích quá trình hình thành, phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của sự phát triển KKTCK. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới. Tư tưởng chung của luận án là phát triển KKTCK không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại XNK, XNC mà phải biến các KKTCK thành các đô thị vùng biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu thương mại, phát triển du lịch, xúc tiến và thúc đẩy đầu tư, từng bước phát triển công nghiệp tại các tỉnh biên giới, vừa phát triển xã hội tại các vùng biên, biến các cửa khẩu biên giới thành các vùng động lực, thành các tụ điểm dân cư đô thị của khu vực biên giới để bảo vệ biên cương, củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị của đất nước. 190 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ở Lào Cai. Tạp chí Công nghiệp số tháng 3 năm 2008. 2. Vấn đề đào tạo nghề cho người lao động giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến 2020 tỉnh Lào Cai. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 129 tháng 3 năm 2008. 3. Một số giải pháp đẩy nhanh phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2008-2010, tầm nhìn 2020. Tạp chí Thương mại số 6 năm 2008. 4. Xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới, giải pháp quan trọng nhằm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số kỳ 2, tháng 10 năm 2009. 5. Những bất cập đối với quá trình phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số chuyên san, tháng 3 năm 2011. 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nam 1. Vũ Đình Ánh, Nguyễn Lê Hằng (2006) An ninh kinh tế biên mậu Việt Trung. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 2. Nguyễn Bá Ân (2007). Đẩy mạnh hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng - giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 12 năm 2007. 3. Nguyễn Kim Bảo (2005). Xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 4. Ngô Xuân Bình (2005). Hợp tác kinh tế tiểu vùng Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 5. Bộ Công Thương. Tham luận của Vụ Thương mại miền núi tại Hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Quốc. Hà Nội tháng 7 năm 2009. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Báo cáo tổng hợp đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội tháng 1 năm 2008. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh trong 192 chương trình hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến năm 2020. Hà Nội tháng 7 năm 2006. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004). Kinh tế Trung Quốc hơn 20 năm cải cách mở cửa, những vấn đề phương pháp luận và bài học đối với Việt Nam. Hà Nội tháng 3 năm 2004. 9. Bộ Thương mại (2005). Các giải pháp thúc đẩy pháp triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc). Hà Nội tháng 6 năm 2005. 10. Bộ Thương mại (2004). Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc. Hà Nội tháng 9 năm 2004. 11. Bộ Xây Dựng (1996). Đề án xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu phía Bắc. Hà Nội năm 1996. 12. Chính phủ (2009). Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu. 13. Chính phủ (2009). Quyết định số 100/2009/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu. 14. Chính phủ (2008). Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 15. Chính phủ (2008). Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”. 193 16. Chính phủ (2005). Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. 17. Chính phủ (2003). Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới. 18. Chính phủ (2001). Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. 19. Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2006). Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung quốc. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2006. 20. Tô Xuân Dân (1999). Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu và các chính sách hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài KH&CN cấp bộ. Mã số B99-38-13. 21. LuDing (1997). Phát triển xí nghiệp hương chấn của Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo phát triển kinh tế nông thôn. Hà Nội năm 1997. 22. Nguyễn Thị Kim Dung (1999) Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam. Viện Quản lý kinh tế Trung ương. Đề tài KH&CN cấp bộ. Hà Nội năm 1999. 23. Lê Ngọc Dương, Nguyễn Công Nhuần (2005). Vấn đề an ninh quốc phòng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải 194 Phòng. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 24. Đặng Đình Đào (1994). Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nước ta trong cơ chế thị trường. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài KH&CN cấp bộ. Mã số B94-20-36. 25. Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Văn Thường (1996). Thực trạng và kiến nghị về mô hình tổ chức và quản lý các loại hình doanh nghiệp du lịch ở Ninh Bình và Thanh Hóa. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài KH&CN cấp bộ. Mã số: B96-38-09. 26. Nguyễn Mạnh Đức, Lê Quang Anh (2000). Hướng dẫn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000. 27. Hoàng Văn Hải, Lê Quân (2006). Tăng cường vai trò của Trung tâm thương mại, chợ và khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam Trung Quốc - triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 28. Lưu Đức Hải, Trần Thu Thủy (2006). Tác động của hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến phát triển thương mại vùng biên. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam Trung Quốc - triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 29. Đinh Xuân Hạng (2006). Cơ chế thanh toán và các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế Việt Nam - Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 195 30. Nguyễn Minh Hằng (2005). Lào Cai với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 31. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2007). Một số giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 12 năm 2007. 32. Thạch Hiệp (2006). Phát huy hiệu ứng dương về địa lý của kinh tế biên giới, khai thác và đổi mới quan hệ thương mại biên giới Trung - Việt. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 33. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000). Quan hệ kinh tế, văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, hiện trạng và triển vọng. Hà Nội Năm 2000. 34. Nguyễn Đình Hợi (2006). Những vấn đề đặt ra trong hoạt động đầu tư của Nhà nước cho các tỉnh biên giới phía Bắc nhằm phát triển kinh tế biên mậu. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 35. Mông Thông Huệ (2006). Phân tích chính sách của Trung Quốc trong thương mại biên giới với Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 36. Nguyễn Mạnh Hùng (2000). Khuyến khích đầu tư - thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000. 196 37. Phạm Huyên (2010). Xuất khẩu biên mậu sang Trung Quốc: "Con dao hai lưỡi". VEF vef@vietnamnet.vn. 38. Nguyễn Thị Thương Huyền (2006). Hợp tác Hải quan thúc đẩy kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 39. Doãn Công Khánh (2010) Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI . Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 1 năm 2010. 40. Nguyễn Văn Kỷ (2006). Bàn về kinh tế biên mậu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 41. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vai trò của tỉnh Lào Cai. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 42. Nguyễn Đại Lai (2006). Vấn đề thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, thực trạng và đề xuất. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 43. Trịnh Phong Lan (2006). Thanh toán biên giới Việt - Trung thực trạng vấn đề và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 44. Lê Quang Lân (2006). Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc đối với cơ chế thương mại biên mậu Việt - Trung. Kỷ yếu 197 hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 45. Phạm Văn Linh (2001). Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hang hóa ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001. 46. Phạm Văn Linh, Tô Đức Hạnh (1999). Quan hệ kinh tế thương mại cửa khẩu biên giới Việt - Trung với việc phát triển kinh tế hang hóa các tỉnh vùng núi phía Bắc. NXB Thống kê, Hà Nội năm 1999. 47. Nguyễn Văn Lịch (2005). Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005. 48. Nguyễn Văn Lịch (2005). Các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc). Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ Thương mại. Hà Nội năm 2005. 49. Ngô Thắng Lợi và Phạm Thị Nhiệm (2008). Kinh tế phát triển. NXB Lao động, Hà Nội năm 2008. 50. Nguyễn Thị Mùi (2006) Thanh toán biên giới Việt - Trung thông qua các ngân hàng thương mại Việt Nam - thực trạng và định hướng xử lý. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 51. Nguyễn Văn Nam (2006). Thương mại biên giới Việt - Trung: thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 52. Phan Kim Nga. Đặc trưng của thương mại Trung - Việt và phân tích nguyên nhân của nó . Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 năm 2010. 198 53. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2006). Hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới Việt - Trung và vai trò của chúng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 54. Hồ Quốc Phi (2006). Một số suy nghĩ về quan hệ kinh tế biên mậu Việt- Trung hiện nay: thực trạng và triển vọng phát triển. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 55. Hồ Đức Phơc (2009). Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009. 56. Nông Lập Phu (1986). Nghiên cứu chiến lược phát triển mậu dịch biên giới thành phố Bằng Tường. Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, tháng 8 năm 1986. 57. Nguyễn Văn Phụng (2006) Chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu Việt - Trung. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 58. Nguyễn Trần Quế (2005). Xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng: những thuận lợi, khó khăn và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 59. Nguyễn Huy Quý (2005). Chiến lược phát triển khu vực “Đại Tây Nam” của Trung Quốc và ý tưởng xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Hải 199 Phòng. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 60. Mã Tuệ Quỳnh (2006). Tăng cường vai trò lan toả của thương mại biên giới, thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung - Việt. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 61. Quốc hội (2005). Luật Thương mại của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/ QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 62. Lâm Tố Quyên (2006). Phân tích chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp Trung Quốc nhằm khai thác thị trường Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 63. Đỗ Tiến Sâm (2005). Sự phát triển của Việt Nam và triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 64. Nguyễn Hồng Sinh (2000). Một số chính sách và giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt - Trung. Bộ Thương mại. Đề tài cấp bộ, mã số 98-78-005. 65. Nguyễn Sinh (2010) Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Tạp chí cộng sản số 19 năm 2010. 66. Bùi Thiên Sơn (2006). Một số vấn đề về hiện trạng và an ninh kinh tế biên mậu trong quan hệ với Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 200 67. Nguyễn Quang Thái (2010). Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại vùng ven biển Việt Nam. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2010. 68. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2006). Chính sách tài chính phát triển các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 69. Hoàng Đức Thân (1995). Cơ chế, chính sách quản lý thương mại đô thị ở nước ta. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài KH&CN cấp bộ, mã số B95- 20 –51. 70. Trần Đình Thiên (2007). Chiến lược “Hai hành lang, một vành đai” trong cục diện mới: tạo liên kết phát triển vùng phía Bắc. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. 71. Đinh Trọng Thịnh (2006). Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Trung Quốc - thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam Trung - Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 72. Lưu Ngọc Trịnh, Nguyễn Ngọc Mạnh (2005). Một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005. 73. Ngô Minh Tuấn (2007). Mô hình kiểm tra hải quan một lần trong khuôn khổ GMS và giải pháp phối hợp Việt – Trung trong lĩnh vực hải Quan. 201 Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 12 năm 2007. 74. Cố Tiểu Tùng (1996). Về việc hình thành ý tưởng xây dựng khu mậu dịch chung Pò Chài - Tân Thanh của hai nước Trung - Việt. Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, năm 1996. 75. Vũ Thị Bạch Tuyết (2006). Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 76. Uỷ ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên giới Trung - Việt, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, (2008). Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh tế Trung - Việt. Côn Minh tháng 6 năm 2008. 77. Lưu Kiến Văn (2006). Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Trung - Việt. Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. 78. Viện Quản lý kinh tế Trung ương (2000). Chuyên đề khu kinh tế cửa khẩu. Hà Nội tháng 3 năm 2000. 79. Viện Nghiên cứu hợp tác kinh tế mậu dịch quốc tế - Bộ Thương mại, Trung Quốc (2009). Báo cáo nghiên cứu khả thi khu hợp tác kinh tế Lào Cai, Việt Nam - Hồng Hà, Trung Quốc và Nghiên cứu chiến lược khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung - Việt. Côn Minh tháng 2 năm 2009. 80. Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998). Đại từ điển về kinh tế thị trường. Hà Nội năm 1998. 202 81. Đoàn Ngọc Xuân (2006). Hoàn thiện chính sách thuế và tăng cường hợp tác hải quan nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế biên mậu giữa Việt Nam - Trung Quốc. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006. Tài liệu tiếng nước ngoài 82. The 2nd SCM meeting UNDP Sponsored Project “Enhancing China- ASEAN Economic Integration: Cross Border Economic Cooperation Zones at the China- Vietnam Border. Conference Handbook. Nanning, Guangi, November, 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-la_dangxuanphong_6808.pdf
Luận văn liên quan