LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, PGS.TS. Trần Đăng Khâm, người đã hướng dẫn em rất nhiều trong các bước, định hướng và chỉ cách thức để em hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giám đốc Phạm Hồng Vân và các anh chị trong phòng phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương, những người đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần 40
Bảng 2.2. Nhân sự trong các bộ phận tại trụ sở chính . 42
Bảng 2.3. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2007
48
Bảng 2.4. Doanh thu môi giới chứng khoán năm2007 59
Biểu đồ 1. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương 45
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ APEC
Công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
AGRISCO
Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVSC
Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
DT
Doanh thu
MGCK
Môi giới chứng khoán
TTCK
Thị trường chứng khoán
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Quy luật cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải xây dựng lợi thế cho mình để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.
Mở rộng mạng lưới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh nói riêng của các công ty chứng khoán đang là cách phổ biến để các công ty mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, tăng thị phần, tăng sức cạnh tranh.
Công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương (APEC) được thành lập vào cuối năm 2006. APEC tự hào là một trong những công ty chứng khoán có mạng lưới đại lý nhận lệnh lớn nhất trong các công ty chứng khoán. Vậy tại sao APEC lại có mục tiêu mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh. Thực trạng phát triển mạng lưới đại lý của công ty ra sao? Hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là gì? Từ những câu hỏi đó, em đã quyết định nghiên cứu đề tài:
“Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống toàn bộ các vấn đề cơ bản của công ty chứng khoán, cơ sở phát triển mạng lưới đại lý, quy trình thiết lập mạng lưới đại lý.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
- Đưa ra ý kiến cá nhân về các giải pháp, kiến nghị đối với mục tiêu phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương.
3. Kết cấu đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, kết cấu của đề tài gồm ba phần chính:
Chương 1: Mạng lưới đại lý của công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
Chương 3: Giải pháp phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
88 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng. Khi thị trường đang nóng, giá chứng khoán tăng, đương nhiên công ty sẽ thu được lợi nhuận lớn, sẽ bổ sung vào vốn tự có, làm tăng năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, nếu các chứng khoán trên thị trường giảm giá, đồng nghĩa với các chứng khoán trong danh mục đầu tư của công ty giảm giá, sẽ dẫn đến tình trạng công ty bị lỗ, như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty. Nếu công ty đổ quá nhiều vốn vào hoạt động tự doanh, thì khi thị trường không ổn định, hoạt động của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Môi giới chứng khoán là hoạt động truyền thống của một CTCK. Với số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh rộng khắp như hiện nay, doanh thu từ hoạt động môi giới chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của công ty.
Bên cạnh phát triển hoạt động tự doanh và môi giới, công ty nên chú trọng đến phát triển hoạt động bảo lãnh, tư vấn. Đây là các hoạt động đòi hỏi công ty phải có năng lực tài chính lớn cũng như đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi.
Thực trạng phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương
2.2.1. Các quyền và nghĩa vụ của APEC và đại lý
Để tham gia vào giao dịch trên TTCK, nhà đầu tư có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến của CTCK như giao dịch qua điện thoại, qua mạng Internet… Nhà đầu tư cũng có thể trực tiếp đến sàn giao dịch chứng khoán. Tại APEC, mặc dù hình thức giao dịch trực tuyến rất phát triển, tuy nhiên hình thức này không thể thay thế hình thức giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch. Nhà đầu tư sẽ có cảm giác mình được chăm sóc, thấy được diễn biến tâm lý trên thị trường… Mục đích của mở rộng mạng lưới đại lý là tạo dựng, củng cố, mở rộng cơ sở khách hàng, tăng thị phần, tăng thu nhập và tăng tính cạnh tranh của công ty ở các trung tâm lớn. Đây không những là các trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội mà còn là các trung tâm thương mại, kinh tế của đất nước. Đây cũng là nơi có mật độ dân số cao và dân cư có tích lũy tốt, là địa bàn cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Yêu cầu về mặt pháp lý đối với tổ chức nhận làm đại lý
Đại lý nhận lệnh của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đại lý nhận lệnh của công ty chứng khoán phải là pháp nhân;
- Có thiết bị công bố thông tin về giao dịch cho khách hàng;
- Nhân viên nhận lệnh và nhân viên sơ kiểm lệnh của đại lý phải có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán.
Tổ chức muốn làm đại lý cho APEC phải có tư cách pháp nhân. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005, pháp nhân là một tổ chức có đủ điều kiện sau: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập.
Một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có năng lực hành vi pháp luật dân sự, được xác lập các quan hệ giao dịch dân sự một cách độc lập. Như vậy, điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thông thường phải được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh là không có tư cách pháp nhân.
Yêu cầu về cơ sở vật chất
Đối tượng nhận làm đại lý của APEC phải có cơ sở vật chất khang trang, vị trí trong khu vực trung tâm của các tỉnh, thành phố, giao thông thuận tiện, giao dịch dễ dàng để đảm bảo thu hút được khách hàng và đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng, thoải mái cho khách hàng.
Mỗi đại lý phải có quầy giao dịch, bàn ghế dành cho nhà đầu tư. Đại lý phải được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ như máy chiếu, máy tính, điện thoại, máy fax… để thực hiện các nghiệp vụ.
Các đại lý của các CTCK đều chú trọng đến không gian giao tiếp, không gian rộng, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch.
Yêu cầu về nhân lực
Với mỗi đại lý cần tối thiểu 2 nhân viên, 1 nhân viên làm nhiệm vụ nhận lệnh, một nhân viên làm nhiệm vụ sơ kiểm lệnh. Nhân viên phải có trình độ chuyên môn về chứng khoán và TTCK, phải có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán.
Yêu cầu về pháp lý: Nhân viên tại các đại lý là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Các đại lý được thực hiện những nghiệp vụ
Đại lý nhận lệnh được tiến hành nhận, sơ kiểm và chuyển lệnh về trụ sở chính/chi nhánh công ty chứng khoán theo hợp đồng với công ty chứng khoán. Đại lý nhận lệnh không được mở tài khoản giao dịch, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng và cung cấp thông tin ngoài những thông tin đã được Sở Giao dịch, Trung tâm GDCK công bố.
Mới đây nhất, đại lý chứng khoán APEC đưa thêm dịch vụ mở tài khoản trên internet vào thực hiện.
Đối với tất cả các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại Đại lý, APEC cam kết rằng các nhà đầu tư đều có cơ hội được hưởng các dịch vụ do APEC cung cấp:
- Được đặt lệnh trên tất cả các kênh (trực tuyến, qua điện thoại, qua SMS và tại Đại lý).
- Được nhận kết quả khớp lệnh qua tin nhắn SMS, điện thoại, trực tuyến và tại Đại lý.
- Được nhận bản sao kê chi tiết về tài khoản giao dịch hàng tháng khi có phát sinh giao dịch.
- Được tham gia dich vụ đăng kí đấu giá Online qua Apec, đây là dịch vụ hoàn toàn mới chưa được công ty nào áp dụng. Qua dịch vụ này các nhà đầu tư có thể tham gia bất cứ lần IPO nào trên toàn quốc.
- Được cập nhật thông tin về các cơ hội đầu tư qua đấu giá cổ phiếu hoặc phát hành thêm của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các công ty niêm yết.
Lợi ích mà các tổ chức nhận làm đại lý được hưởng
Đối với doanh nghiệp nhỏ, làm đại lý nhận lệnh cho các CTCK là cơ hội để phát triển thêm một hoạt động kinh doanh mới, khi quy mô TTCK Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc. Thủ tục mở đại lý đơn giản. Hiện nay, nhiều đối tác đã tìm đến APEC để đàm phán trở thành đại lý nhận lệnh.
Khi nhận làm đại lý cho APEC, tổ chức nhận làm đại lý phải thỏa mãn đủ các điều kiện về pháp lý cũng như điều kiện về cơ sở vật chất. Quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng mở đại lý. Thông thường các đại lý sẽ được hưởng 30% giá trị phí giao dịch thu được. Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả hoạt động của đại lý, APEC sẽ có chính sách thưởng thích đáng theo doanh số.
APEC sẽ hỗ trợ lắp đặt, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và cung cấp nhân sự trong giai đoạn đầu hoạt động của đại lý. APEC sẽ đào tạo nhân sự cho đại lý trong giai đoạn sau. Về hoạt động giới thiệu, quảng cáo cho đại lý mới, APEC cũng sẽ hỗ trợ.
Vì đại lý nhận lệnh chỉ được thực hiện việc nhận lệnh và sơ kiểm lệnh nên các hoạc động sau giao dịch, APEC sẽ hoàn thành.
Sự phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
Sự phát triển kinh tế của các khu vực địa lý trong cả nước
Sự phát triển mạng lưới đại lý tại APEC, trước hết phải căn cứ vào các điều kiện khách quan: môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của vùng, miền.
- Miền Bắc
Phần đầu tư trong nước có 35%- 40% tập trung vào vùng kinh tế Bắc bộ. Định hướng phát triển vùng kinh tế Bắc Bộ của Chính phủ từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển khu vực trở thành nơi tập trung các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh - thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Đặc biệt, vùng có trung tâm kinh tế - chính trị là Thủ đô Hà Nội, là cơ sở cho động lực phát triển bền vững toàn vùng.
- Miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 khoảng 8,5%, giai đoạn 2001- 2004 là 9,97% (cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nước). Tuy nhiên, phần đầu tư trong nước chỉ có khoảng 10% tập trung vào vùng kinh tế Trung bộ. Điều đó cho thấy, miền trung chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống đô thị, trong đó có các đô thị lớn (thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn), các khu kinh tế quan trọng (khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội). Hệ thống đô thị cùng với các khu công nghiệp, khu du lịch, các di sản văn hóa thế giới, là những hạt nhân tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Miền Nam
Phần đầu tư nước ngoài có 80% năng lực sản xuất tập trung vào vùng kinh tế Nam bộ, chủ yếu là các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu Tp. Hồ Chí Minh. Phần đầu tư trong nước có 45- 50% vào vùng. Như vậy có thể thấy, Nam bộ là khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư, cả trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 của vùng đạt 7,9%, cao hơn 1,15 lần so với mức bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 20-22 triệu đồng, cao hơn 2,4 lần so với trung bình cả nước. Miền Nam là khu vực kinh tế năng động, rất thích hợp để phát triển kinh tế.
Chiến lược phát triển mạng lưới đại lý tại APEC
Tính đến hết tháng 10/2007, ngoài Hội sở chính tại tầng 8 – Toà nhà VCCI, APEC đã có 04 Chi nhánh (Ngô Thì Nhậm – Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP.Huế, TP. Hải Phòng) và 25 Đại lý nhận lệnh tại các Thành phố lớn trong cả nước (TP. Đà Nẵng, TP.Thanh Hoá, TP.Vinh, TP.Việt Trì, TP.Thái Nguyên). Tiến tới, APEC sẽ triển khai mở rộng thêm mạng lưới phòng giao dịch nhằm cung cấp thêm nhiều điểm nhận lệnh và giao dịch tiện lợi cho khách hàng.
Ngoài việc mở phòng giao dịch độc lập trực thuộc APEC, APEC có chiến lược hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để phát triển APEC theo hướng toàn cầu hóa, đa dạng đối tác, đa dạng sản phẩm. Việc thành lập hầu hết các Chi nhánh và đại lý nhận lệnh trong thời gian vừa qua là bước khởi đầu cho chiến lược ấy.
Phân tích một đại lý cụ thể
Đại lý nhận lệnh tại Đà Nẵng
Tên tổ chức nhận làm đại lý nhận lệnh: Công ty cổ phần thiết bị an ninh PCCC SQ
Người đại diện theo pháp luật: Lý Đình Quân
Địa chỉ đại lý nhận lệnh: Số 3 Đường Đống Đa, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511898666 Fax: 0511898667
Nhân viên sơ kiểm lệnh: Nguyễn Xuân Thắng
Nhân viên nhận lệnh: Trương Văn Dũng
Với dân số khoảng 1,5 triệu người và nằm ở vị trí địa lý vô cùng thuận lợi trong vai trò là đầu mối giao thông quan trọng và cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên cũng như hành lang kinh tế Đông Tây, Đà Nẵng được định hướng sẽ trở thành thành phố công nghiệp, trung tâm tài chính và đóng vai trò “Đô thị trung tâm miền Trung” trước năm 2020. Đà Nẵng hứa hẹn sẽ phát triển vô cùng sôi động trong thời gian tới đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng được biết đến là tỉnh đi đầu trong cả nước trong quá trình cải cách hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả, tạo thuận lợi cho cả người dân và các doanh nghiệp. Đà Nẵng là thành phố có mức thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước cao nhất tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
Với định hướng phát triển của mình, APEC đã chọn Đà Nẵng là địa phương để thực hiện mở rộng hoạt động của mình.
Đối tác của APEC tại Đà Nẵng là Công ty cổ phần Thiết Bị An Ninh PCCC SQ – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203001239 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 14/12/2006.
Công ty cổ phần thiết bị An ninh- PCCC SQ (CTCP SQ) là doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thi công lắp đặt, kinh doanh các thiết bị: An ninh, Phòng cháy chữa cháy, chống sét, các thiết bị điện tử, viễn thông, truyền hình, bảo trì các hệ thống.
Được thành lập từ năm 2003, CTCP SQ có vốn điều lệ là 3.000.000.000 VNĐ (ba tỷ đồng). CTCP SQ bao gồm 3 đơn vị thành viên hoạt động trên khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, trong tương lai sẽ không ngừng phát triển hệ thống rộng khắp cả nước.
CTCP SQ là doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ (Vốn điều lệ 3 tỷ đồng), không hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng- tài chính- chứng khoán. Khi nhận làm đại lý cho APEC, doanh nghiệp đã tận dụng ngay mặt bằng sẵn có của mình, trong khi đó trang thiết bị, đường truyền đều được APEC đầu tư. Như vậy doanh nghiệp sẽ có cơ hội đa dạng hóa loại hình kinh doanh, đồng thời cũng tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp.
Đại lý thực hiện nghiệp vụ nhận lệnh và sơ kiểm lệnh, vì vậy nhân lực tại đại lý gồm 2 nhân viên: một nhân viên làm nhiệm vụ nhận lệnh, một nhân viên làm nhiệm vụ sơ kiểm lệnh. Các nhân viên này đã có chứng chỉ cơ bản và chứng chỉ Luật về chứng khoán và TTCK do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp. Họ cũng đã qua chương trình đào tạo để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ tại APEC.
Nằm ở khu vực có kinh tế phát triển, đại lý nhận lệnh tại Đà Nẵng của APEC đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế cho cả bên nhận đại lý và APEC.
Đánh giá
Kết quả hoạt động của các đại lý
Kết quả hoạt động chung
Tính đến hết quý 3 năm 2007, APEC đã có lượng khách hàng thường xuyên giao dịch lên đến 10.000, chủ yếu là khách hàng cá nhân. Trong đó, khách hàng tập trung chủ yếu khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. APEC chiếm 5% thị phần trên TTCK, với 10000 khách hàng, Do hạn chế về mặt nghiệp vụ, vì vậy kết quả hoạt động của đại lý đóng góp vào kết quả môi giới chung của APEC
Bảng 2.4: Doanh thu môi giới chứng khoán năm 2007
Tổng doanh thu MGCK: 31 tỷ đồng
Số lượng khách hàng
Số lượng, chi nhánh, đại lý
Doanh thu
(tỷ đồng)
Tỷ trọng doanh thu
(%)
Tỉnh, thành phố quan trọng
Miền Bắc
6000
15
20
64
Hà Nội
Miền Trung
3000
9
5
16
Đà Nẵng
Miền Nam
2000
5
6
20
Thành phố
Hồ Chí Minh
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007
Hiện nay, APEC đã mở được 30 chi nhánh, đại lý nhận lệnh tại khắp các tỉnh thành trọng điểm trong cả nước.
- Miền Bắc: Miền Bắc là khu vực có nhiều đại lý nhất của APEC. Ngoài trụ sở chính (Hà Nội) và 2 chi nhánh (chi nhánh tại Hà Nội và chi nhánh tại Hải Phòng), APEC đã mở 13 đại lý nhận lệnh tại các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên. Như vậy, APEC đã mở rộng hoạt động tại tất cả các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Doanh thu khu vực miền Bắc đóng góp vào doanh thu chung của công ty là lớn nhất.
Đáng chú ý nhất là các đại lý tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh vì đây là các tỉnh, thành thuộc khu tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
Hà Nội là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam.
Hà Nội là một trong 2 địa phương dần đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Hiện trên 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở ở HN. Nhiều biện pháp thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được triển khai có hiệu quả. Kinh tế Hà Nội đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. GDP năm 2007 ước tăng 12,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,1%, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài nhà nước có mức tăng 31,8% và 27,7%. Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển.
Hải Phòng là thành phố có môi trường đầu tư tốt. Cơ sở hạ tầng đang được đẩy nhanh xây dựng, nhận thức của các cơ quan chính quyền, của cán bộ, công chức được nâng cao... Những điều đó đã tạo cho Hải Phòng một môi trường đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao. Điều đặc biệt là nguồn vốn đầu tư vào Hải Phòng rất đa dạng, trải đều và góp phần tích cực vào thay đổi mọi mặt của thành phố, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến sản xuất, kinh doanh. Như vậy cũng làm tăng nhu cầu về các dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
Quảng Ninh có nền kinh tế phát triển khá toàn diện từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp đến thương mại, dịch vụ và đặc biệt là du lịch, bởi tỉnh là nơi hội tụ nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như Vịnh Hạ Long- Di sản thiên nhiên thế giới- hai lần được UNESCO công nhận, khu di tích chiến thắng Bạch Đằng, thương cảng Vân Đồn,… với nhiều lễ hội truyền thống giàu bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà Quảng Ninh đang là một trong những trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, trước hết là một tỉnh trong vùng tam giác kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán cũng cao hơn.
- Miền Trung: Ngoài 1 chi nhánh tại Huế, còn có 9 đại lý đặt tại các tỉnh thành của miền trung. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến đại lý đặt tại thành phố Đà Nẵng.
Với dân số khoảng 1.5 triệu người và nằm ở vị trí địa lý vô cùng thuận lợi trong vai trò là đầu mối giao thông quan trọng và cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên cũng như hành lang kinh tế Đông Tây, Đà Nẵng được định hướng sẽ trở thành thành phố công nghiệp, trung tâm tài chính và đóng vai trò “Đô thị trung tâm miền Trung” trước năm 2020. Đà Nẵng hứa hẹn sẽ phát triển vô cùng sôi động trong thời gian tới đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Việc mở đại lý Đà Nẵng nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của APEC.
- Miền Nam: Ngoài chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, APEC mới mở thêm được 3 đại lý tại các tỉnh thuộc khu vực này.
Với tốc độ phát trển kinh tế liên tục tăng trưởng từ 8-11% trong những năm gần đây, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn dẫn đầu và xứng đáng là " đầu tầu" khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước (chiếm 20% tỉ trọng GDP của cả nước). Đây là khu vực kinh tế năng động nhất, tập trung nhiều ngành nghề kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư nhiều nhất trong nước. Tại đậy, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán phát triển rất mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Hầu hết các Ngân hàng, các CTCK đều có trụ sở hoặc chi nhánh tại đây. Mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, APEC muốn tăng tính cạnh tranh với các CTCK khác có mặt trên địa bàn và tạo cơ sở cho các đại lý phía nam.
Kết quả hoạt động của 1 đại lý cụ thể
Đại lý nhận lệnh của APEC tại Vũng Tàu
Đơn vị nhận đại lý là Công ty Đầu tư và Thương mại Thái Dương
Công ty Đầu tư và Thương mại Thái Dương được thành lập trên cơ sở vốn góp của các thành viên câu lạc bộ chứng khoán Vũng Tàu. Việc mở đại lý chứng khoán đã được câu lạc bộ thống nhất coi như là hoạt động đầu tư chung của những người say mê hoạt động chứng khoán.
Ba tháng đầu năm 2008, đại lý nhận lệnh tại Vũng Tàu đã có hơn 200 khách hàng mở tài khoản với lượng giao dịch có khi lên tới 3 tỷ đồng. Nhà đầu tư chứng khoán đã chọn đại lý Vũng Tàu như một địa điểm hấp dẫn, thân thiện để mở tài khoản đầu tư.
Đại lý thu hút khách hàng trước tiên nhờ những tiện ích, những công nghệ hiện đại mà APEC thực hiện, đặc biệt trong thời điểm cuối năm. Nhà đầu tư muốn mở tài khoản tại APEC không cần phải đến tận đại lý chứng khoán mà có thể mở tài khoản online 24/24 giờ trong ngày. Hoặc sử dụng điện thoại di động để giao dịch với số điện thoại nóng hoặc qua tin nhắn.
Nơi đặt đại lý của APEC là một không gian gần gũi và thân thiện đối với nhà đầu tư. Họ có thể ngồi theo dõi diễn biến thị trường thông qua các bảng điện tử lớn trực tuyến. Hoặc ngồi máy nhỏ thao tác tìm kiếm thông tin chứng khoán hàng ngày. Muốn giao dịch với ngân hàng, ở đây có sẵn một quầy giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải đón tiếp nhà đầu tư. Ngoài đội ngũ nhân viên thân thiện, đại lý phục vụ nước uống theo mô hình quán cà phê Index hiện đại, thư giãn, giải khát để có thêm sự tỉnh táo, giúp nhà đầu tư thành công hơn.
Một đặc điểm riêng kéo nhà đầu tư đến với đại lý APEC: Đây là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ chứng khoán Vũng Tàu, những thành viên đều hiểu biết về chứng khoán. Nhà đầu tư đến đây sẽ nhận được sự tư vấn hợp lý, tìm thấy những thông tin mới cập nhật, sự phân tích kỹ càng của các thành viên hội đồng quản trị, cũng là thành viên câu lạc bộ chứng khoán. Ngoài ra, đại lý cũng dành riêng một tủ sách về chứng khoán để các nhà đầu tư tìm hiểu sâu hơn nếu muốn chuyên nghiệp hơn.
Giữa tháng 1 – 2008, đại lý đã tổ chức một buổi hội thảo dành cho các nhà đầu tư của đại lý, kết hợp mời thêm nhiều doanh nhân trên địa bàn có quan tâm tới chứng khoán với mục đích phân tích TTCK hiện nay và những cơ hội đầu tư trong tương lai. Tiếp nữa, APEC sẽ chủ động tổ chức những hội thảo tương tự nhằm “chuyên nghiệp hóa” nhà đầu tư, có sự tham gia và phân tích của các chuyên gia chứng khoán hàng đầu Việt Nam nhằm mang lại kết quả giao dịch tốt đẹp hơn và lợi ích thiết thực hơn cho các nhà đầu tư của APEC.
Tổ chức các lớp học về chứng khoán cũng nằm trong chủ trương của lãnh đạo APEC. Hoạt động này nhằm trang bị kiến thức cho các nhà đầu tư hiện nay và những nhà đầu tư tiềm năng. Đây là một hoạt động có ý nghĩa vì đa phần nhà đầu tư hiện nay đầu tư chứng khoán theo kiểu cảm tính, theo xu thế thị trường, ít người đầu tư bài bản theo hướng phân tích kỹ từng loại cổ phiếu, từng công ty niêm yết. Đây cũng là một hoạt động giúp nhà đầu tư ngăn ngừa những rủi ro trong đầu tư chứng khoán bởi nếu đã biết sẽ dễ tránh. Hoạt động của câu lạc bộ chứng khoán Vũng Tàu cũng sẽ sôi động hơn và chuyên nghiệp hơn với những đánh giá, phân tích thường xuyên về thị trường, trở thành một hạt nhân quy tụ các nhà đầu tư đến với APEC. APEC đã đầu tư nâng cấp toàn bộ công nghệ giao dịch, đem đến những tiện ích vượt trội cho nhà đầu tư. Những công nghệ mới này khiến việc giao dịch trở nên đơn giản và gần gũi nhất.
Có thể thấy, với sự hỗ trợ về chuyên môn và việc áp dụng tiến bộ công nghệ từ APEC, đại lý đã có kết quả hoạt động ấn tượng, đóng góp vào doanh thu môi giới của APEC cũng như gia tăng thị phần cho công ty tại khu vực miền Nam.
Hạn chế
Mạng lưới đại lý của APEC chưa phát triển, cụ thể:
- Địa bàn hoạt động của các đại lý còn hẹp, mới tập trung ở các tỉnh thành trọng điểm kinh tế trong nước. APEC cũng chưa có văn phòng đại diện, đại lý đặt tại nước ngoài
- Tại một số nơi rất phát triển như Quảng Ninh, Đà Nẵng, APEC có thể mở chi nhánh của công ty để có thể triển khai nhiều nghiệp vụ như môi giới, tư vấn, tự doanh…từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty. Nhưng tại những nơi này, APEC mới chỉ tìm được đối tác mở đại lý nhận lệnh.
- APEC đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực khi mở rộng mạng lưới hoạt động.
- Hoạt động của các đại lý còn đơn giản: Các đại lý chỉ thực hiện việc nhận lệnh và sơ kiểm lênh, như vậy không đáp ứng được hết nhu cầu của nhà đầu tư. Hoạt động của các đại lý chỉ góp phần tăng thị phần về môi giới cho APEC.
- Hiệu quả hoạt động của các đại lý chưa cao: Đặc biệt, miền Nam là khu vực kinh tế rất phát triển, tuy nhiên, lượng khách hàng và doanh thu từ khu vực này mang lại cho công ty chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của công ty
APEC có mục tiêu chiến lược là đến cuối năm 2008, APEC sẽ là CTCK có mạng lưới hoạt động rộng nhất. Để thực hiện mục tiêu này, APEC đã thực hiện mở đại lý tại các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. APEC đang nỗ lực phấn đấu để trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh, vì vậy hướng ra thị trường quốc tế là tất yếu. Tuy nhiên, do năng lực tài chính của công ty nên hiện tại, APEC tập trung vào các khu vực tỉnh thành trọng điểm và đang có các dự án hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài.
- Năng lực tài chính của công ty
Khi muốn mở một đại lý, APEC sẽ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm đối tác. Để đưa một đại lý vào hoạt động có hiệu quả kinh tế, APEC phải bỏ chi phí ban đầu như chi phí về trang thiết bị, chi phí Marketing, chi phí đào tạo… Tuy vậy, mở một đại lý đơn giản hơn mở một chi nhánh. Đại lý thực hiện nghiệp vụ đơn giản vì vậy APEC không cần đầu tư nhiều cơ sở vật chất cũng như nhân lực, hơn nữa, công ty cũng không phải bỏ tiền thuê mặt bằng… Trong khi đó, nếu muốn mở một chi nhánh, trước hết APEC sẽ phải bỏ chi phí thuê mặt bằng. Tại các trung tâm, khi giá thuê văn phòng cao, chi phí này là rất lớn. Chi nhánh được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định. Như vậy, cơ sở vật chất của chi nhánh phải được trang bị toàn diện, nhân sự phải có tổ chức chặt chẽ, phải được đào tạo chuyên nghiệp. Mở một chi nhánh sẽ phải đầu tư nhiều hơn so với một đại lý. Trong điều kiện hiện tại, do năng lực tài chính, APEC phát triển mạng lưới đại lý nhận lệnh sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với phát triển chi nhánh.
Miền Nam là khu vực kinh tế rất phát triển, tuy nhiên do chi phí tìm hiểu thị trường và các chi phí liên quan là khá lớn nên các đại lý đặt tại khu vực này còn ít và hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, Miền Nam, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh là nơi có thị trường tài chính và TTCK rất phát triển, tập trung rất nhiều ngân hàng, CTCK, công ty quản lý quỹ… Vì vậy, mức độ cạnh tranh là rất lớn. Nếu công ty không đủ năng lực và không có chiến lược phát triển rõ ràng thì rất khó trụ vững tại đây. APEC nên tìm hiểu thị trường khu vực này thật kĩ trước khi quyết định mở rộng hoạt động tại đây.
- Nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công của mọi hoạt động, đặc biệt là đối với các CTCK. Mọi hoạt động của CTCK đều cần đến những cán bộ phải đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý cũng như có trình độ chuyên môn. Hơn nữa, họ còn phải có sự nhạy bén trong công việc và đạo đức nghề nghiệp cao.
Do nền kinh tế phát triển nhanh, sự ra đời hàng loạt các CTCK khiến lao động đủ tiêu chuẩn trong ngành này thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều trường đại học chưa có chương trình đào tạo chuyên biệt về chứng khoán. Kết quả là hằng năm, trong số khoảng 1.000-2.000 sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn về chứng khoán, nhưng chỉ có chừng 15% có thể đáp ứng yêu cầu cơ bản. Đây là nguyên nhân khiến APEC trong thời gian qua, dù đã có kế hoạch mở thêm nhiều đại lý nhưng gặp khó khăn về mặt nhân sự. Điều đó tác động không nhỏ đến chiến lược phát triển của công ty.
Nguyên nhân khách quan
- Những năm gần đây, Việt Nam tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, GDP luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. TTCK được hình thành và phát triển, hàng loạt các CTCK được thành lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng lớn mạnh, dịch vụ cung cấp đa dạng, không chỉ về lĩnh vực tín dụng mà còn cả về lĩnh vực chứng khoán. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các CTCK và giữa CTCK với ngân hàng cũng ngày một tăng.
- Hiện nay, không chỉ có APEC mà hầu như toàn bộ các CTCK đang hoạt động đều có chiến lược mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh của mình. Tuy nhiên, Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11, đây là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán lại chưa có quy định nào điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các đại lý nhận lệnh. Điều này dẫn đến khó khăn cho các CTCK nói chung và cho APEC nói riêng trong việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận làm đại lý và CTCK.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
Định hướng phát triển
Định hướng phát triển thị trường chứng khoán
TTCK Việt Nam kể từ khi chính thức ra đời đã đạt được những thành tựu và khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như với chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ.
Định hướng phát triển TTCK Việt Nam trong những năm tới
Mục tiêu phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới là:
- Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt động để TTCK thật sự đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 40-50% GDP vào cuối năm 2010.
- Gắn việc phát triển TTCK với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần.
- Mở rộng phạm vi hoạt động của TTCK có tổ chức, từng bước thu hẹp TTCK tự do nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
Tăng cường số lượng và chất lượng cung- cầu trên TTCK
Về cung chứng khoán: Đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 2006-2010 theo Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, gắn chào bán cổ phiếu lần đầu của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với niêm yết trên TTCK theo lộ trình thích hợp. Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu đô thị, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình) và đưa vào giao dịch trên TTCK. Thực hiện bán giảm bớt phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Về cầu chứng khoán: Xây dựng cơ sở nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho TTCK; khuyến khích tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư...) vào TTCK. Xây dựng và công bố lộ trình hội nhập để nhà đầu tư nước ngoài chủ động tham gia TTCK phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết WTO.
Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian
Nâng cao năng lực của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo tiêu chí mới (quy mô vốn; quản trị công ty; nhân lực; công nghệ; mạng lưới dịch vụ) để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới.
Chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán
Phối hợp với các thị trường trong khu vực và quốc tế thúc đẩy việc chào bán và niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trên TTCK nước ngoài. Thực hiện các giải pháp tăng cường hiệu quả của các tổ chức kinh doanh chứng khoán đảm bảo thực hiện cam kết WTO.
Từ định hướng phát triển của TTCK, APEC sẽ có định hướng phát triển cho riêng mình nhằm tận dụng tốt nhất các điều kiện thuận lợi của thị trường cũng như các nguồn lực vốn có của công ty.
Định hướng phát triển của APEC
Với mô hình tổ chức là công ty chuyên doanh chứng khoán, hoạt động của APEC hiện tại đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chứng khoán. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường tài chính, TTCK, thị trường bất động sản và căn cứ vào định hướng phát triển TTCK của Chính phủ, APEC có định hướng phát triển theo hướng trở thành tập đoàn đầu tư tài chính. APEC sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, phát triển mạng lưới hoạt động, áp dụng công nghệ cao trong các họat động để tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước. Đồng thời công ty đang hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhằm từng bước thâm nhập vào thị trường tài chính quốc tế.
Định hướng phát triển mạng lưới đại lý của công ty
Căn cứ vào định hướng phát triển TTCK và định hướng tổng thế của APEC. Mở rộng mạng lưới hoạt động nằm trong định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Việc thành lập các chi nhánh và đại lý nhận lệnh trong thời gian vừa qua là bước khởi đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của công ty. Theo dự kiến, số lượng đại lý đến hết năm 2008 sẽ là 100. Bên cạnh đó, APEC sẽ phát triển mô hình đại lý ủy quyền chuyên cung cấp các dịch vụ đầu tư chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cũng như những dịch vụ ngân hàng khác.
Giải pháp phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
3.2.1. Giải pháp khuyến khích hoạt động của các đại lý
Để khuyến khích và thúc đẩy sự năng động và tính hiệu quả của mạng lưới đại lý, CTCK có rất nhiều cách: tăng giá trị phí giao dịch mà đại lý được hưởng, tặng thưởng, tổ chức thi đua giữa các đại lý, đào tạo nhân viên cho đại lý, tổ chức những chương trình đặc biệt dành riêng cho các đại lý.
3.2.1.1. Tăng giá trị giao dịch mà đại lý được hưởng
Đa số các công ty thường chọn cách đơn giản nhất là đưa ra chính sách lợi nhuận, nghĩa là tăng giá trị phí giao dịch kèm theo chương trình thưởng. Phải thừa nhận rằng đây là công cụ khuyến khích phổ biến nhất, lại thường đạt hiệu quả mong muốn nhất. Chuyện này cũng khá hợp lý và dễ hiểu: lợi nhuận mà các đại lý thu được càng cao, theo đó họ sẽ nỗ lực hơn trong việc tìm khách hàng. Hơn nữa, khi các đối tác thấy được lợi ích kinh tế từ việc hợp tác với APEC, họ sẽ tự tìm đến đàm phán để trỏ thành đối tác mở đại lý của công ty
3.2.1.2. Tổ chức các cuộc thi
Mục đích của tổ chức các cuộc thi là tăng cường hiệu quả hoạt động của các đại lý. Đồng thời quảng bá hình ảnh của công ty cũng như đại lý. Đây là lời mời hợp tác hấp dẫn nhất đối với các các doanh nghiệp đang muốn trở thành đối tác mở đại lý của công ty.
Công ty tổ chức các cuộc thi đua giữa các đại lý, giữa nhân viên của các đại lý… Các cuộc thi như vậy rất có ý nghĩa, nhất là khi công ty đang phải đối diện với một trong những mục tiêu sau:
- Mở rộng thị trường, tăng thị phần, quảng bá hình ảnh công ty
- Chọn lọc đại lý: đại lý tốt nhất sẽ được quan tâm và đầu tư nhiều hơn các đại lý khác.
Trước khi thực hiện các cuộc thi, công ty nên xác định mục tiêu và ghi chép tất cả những điều kiện tiến hành. Thời gian sẽ kéo dài trong bao lâu? Thành phần tham gia gồm những ai? Có bao nhiêu người? Các thành viên của cuộc thi phải đảm bảo các điều kiện gì? Các chỉ số khác cần phải đạt được là gì? Thủ tục đánh giá và cơ chế trao giải thưởng thế nào? Phần thưởng là gì? Sẽ tài trợ chi phí đi lại cho các đại lý ở xa như thế nào? … Những câu trả lời phải thật minh bạch, rõ ràng và dễ hiểu đối với tất cả mọi thành viên tham gia.
3.2.1.3. Biện pháp khuyến khích hoạt động của các đại lý
- Đưa ra mức phí giao dịch được hưởng có lợi cho đại lý
- Cung cấp hỗ trợ các thiết bị, dịch vụ công nghệ, đào tạo nhân viên miễn phí cho các đại lý.
- Hỗ trợ về quảng cáo: khả năng cho đăng quảng cáo miễn phí hay tham gia vào chương trình quảng cáo, đảm bảo hình ảnh của đại lý được biết đến rộng rãi.
3.2.2. Tăng giá trị phí giao dịch mà đại lý được hưởng
Khi CTCK thực hiện tăng giá trị phí giao dịch mà đại lý được hưởng, CTCK sẽ phải đối mặt với 2 khả năng.
Điều đầu tiên CTCK phải đối mặt với khả năng giảm doanh thu từ hoạt động của các đại lý. Đây là điều có thể xảy ra, vì khi các đại lý được giữ lại phần doanh thu nhiều hơn, điều đó có nghĩa là phần doanh thu mà CTCK thu được từ đại lý sẽ bị giảm đi.
Nhưng động cơ lợi nhuận sẽ thúc đẩy các đại lý nỗ lực trong quá trình tìm kiếm khách hàng, số lượng khách hàng tại các đại lý có khả năng tăng lên. Như vậy, CTCK lại có khả năng tăng doanh thu do quy mô khách hàng tăng lên.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp khác, khi xem xét đa dạng hóa loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, có thể nhận thấy nhận làm đại lý nhận lệnh cho CTCK là 1 cơ hội tốt. Đó cũng là một điều thuận lợi cho CTCK khi tìm đối tác nhận đại lý vì các doanh nghiệp này có thể họ sẽ tự tìm đến với CTCK. CTCK sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới đại lý.
Thực hiện chính sách tăng giá trị phí giao dịch mà các đại lý được hưởng, nếu các đại lý tiếp nhận chính sách này tốt thì không những CTCK không bị giảm doanh thu mà còn có khả năng tăng doanh thu do quy mô khách hàng của CTCK tăng lên. Hơn nữa, do quy mô khách hàng tăng lên, uy tín được nâng cao, thị phần của công ty tăng lên, kéo theo đó sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty.
3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Mảng dịch vụ chứng khoán sẽ là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của các CTCK. Thông thường, để một CTCK hoạt động an toàn thì mảng tự doanh chỉ chiếm 20- 30% lợi nhuận. Lợi nhuận từ mảng dịch vụ mới đóng vai trò quyết định. Bởi trong một TTCK phát triển ổn định, thị phần của CTCK mới là yếu tố đem lại nguồn thu ổn định chứ không phải đặt hết hy vọng vào mảng tự doanh để thay đổi tình thế như một số CTCK hiện nay. TTCK Việt Nam tuy mới phát triển, có nhiều đặc thù riêng, nhưng tất yếu sẽ đi theo quy luật phát triển này. Những CTCK tồn tại và phát triển sẽ là những công ty tập trung đầu tư cho chất lượng dịch vụ ngay từ bây giờ, bởi một số dự đoán rằng, trào lưu sáp nhập, phá sản CTCK sẽ xảy ra sau 3 - 5 năm nữa.
Trên TTCK, không có sự khác biệt về dịch vụ giữa các CTCK. Các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong và sau khi giao dịch: Nội dung này được thể hiện chủ yếu ở các điểm như:
Tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán
Bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư tốt nhất và công bằng nhất
Cung cấp các dịch vụ sau giao dịch: truy vấn tài khoản qua điện thoại, tra cứu bản kê sao tài khoản…
Kiến nghị
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Trong một nền kinh tế phát triển sẽ nảy sinh rất nhiều mối quan hệ kinh tế phức tạp. Hoàn thiện khuôn khổ luật pháp để điều chỉnh các mối quan hệ này là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh trên TTCK có hiệu quả, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công khai.
Luật chứng khoán 2006 là văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định về chứng khoán và TTCK, tuy nhiên trong luật này lại không có quy định nào về đại lý nhận lệnh của CTCK. Cho đến nay, chỉ có Quyết định số 55/2004/QĐ- BTC ngày 17/06/2004 là có quy định về hoạt động của các đại lý, tuy nhiên, có những khoản mục quy định không còn phù hợp nữa.
Xuất phát từ nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới của CTCK APEC, đề tài xin có một số kiến nghị:
Thứ nhất: Cơ quan quản lý cần có những văn bản hướng dẫn hoạt động của các đại lý nhận lệnh, cụ thể:
- Quy định mức vốn pháp định tối thiểu của tổ chức nhận đại lý để có thể đảm bảo khả năng hoạt động.
- Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận đại lý và CTCK
- Quy định về nghĩa vụ của đại lý đối với nhà đầu tư
- Quy định về điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu để có thể nhận làm đại lý cho CTCK.
Bên cạnh đó cần quy định rõ, cơ quan nào sẽ quản lý các đại lý này, Ủy ban chứng khoán hay cơ quan quản lý của doanh nghiệp nhận làm đại lý? Có như vậy, nhà đầu tư mới được đảm bảo được quyền lợi và các CTCK cũng có cơ sở để phát triển mạng lưới hoạt động của mình.
Thứ hai: Có biện pháp ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh giữa các CTCK
Trên thực tế, việc nhiều CTCK liên tục giảm phí đang đe dọa sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này. Xét theo Luật doanh nghiệp thì các CTCK được tự quyết định mức phí dịch vụ của mình, nhưng nếu đưa ra mức phí quá thấp thì đó lại là hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nếu áp dụng Luật cạnh tranh ban hành năm 2004 và các điều khỏan cấm bán phá giá vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán như các nước tiên tiến từng làm thì có thể thấy rõ những bất ổn do giá trị dịch vụ bán ra thấp hơn giá trị đầu vào.
Để đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch, công khai của TTCK, các cơ quan quản lý liên quan cần có quá trình thanh tra, kiểm tra hoạt động của các CTCK, phát hiện sai phạm và xử lý các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với công ty chứng khoán APEC
3.3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính của công ty
Ngày 23/4/2008, UBCKNN đã có Quyết định số 124/UBCK-GPĐCCTCK chấp thuận cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 260 tỷ đồng. Với định hướng phát triển trở thành tập đoàn đầu tư tài chính, quy mô vốn hoạt động là một vấn đề vô cùng quan trọng. Tăng vốn nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính của công ty. Dự kiến cuối năm 2008, APEC sẽ tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ đồng. APEC cũng đang hoàn thành hồ sơ đăng ký niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh của công ty.
3.3.2.2. Áp dụng tiến bộ công nghệ trong hoạt động
Các CTCK phải đầu tư công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn vào thời điểm 1/3/2008, khi quyết định 27/2007/QĐ- BTC quy định các tài khoản của nhà đầu tư đang giao dịch tại CTCK sẽ chính thức chuyển về ngân hàng quản lý. Việc cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư cần sự phối hợp tốt giữa CTCK và ngân hàng, trước tiên là hệ thống công nghệ của hai bên phải tương thích.
Việc hai sàn giao dịch chứng khoán đang gấp rút chuẩn bị chuyển sang giao dịch tự động là động cơ lớn hơn thúc đẩy các CTCK đầu tư vào công nghệ. Nếu giao dịch thủ công, nhập lệnh bằng tay thì mất từ một đến hai phút để nhập lệnh của nhà đầu tư vào hệ thống, còn khi chuyển sang giao dịch tự động, thời gian nhập lệnh được tính bằng giây. Do đó, năng suất nhập lệnh của CTCK sẽ phụ thuộc vào hệ thống công nghệ có kết nối tốt với hệ thống ngân hàng cũng như hai sàn giao dịch hay không.
Ngày 10/1/2008 tại Hà Nội, Tập đoàn châu Á - Thái Bình Dương 3i- infotech (do CFTD - IS đại diện) và APEC đã ký kết hợp đồng cung cấp giải pháp chứng khoán IBOSS - giải pháp công nghệ cốt lõi cho APEC.
Theo đó, APEC được phép sử dụng giải pháp IBOSS để điều hành một cách toàn diện toàn bộ quá trình giao dịch kể từ lúc đặt lệnh cho tới lúc thanh toán.
Giải pháp này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí và tích hợp toàn bộ hệ điều hành nối liền front- office, hệ thống quản lý rủi ro và back- office.
Giải pháp IBOSS toàn diện sử dụng trong giao dịch internet thời gian thực sẽ tạo đà cho APEC sức cạnh tranh thông qua việc cung cấp cho khách hàng một giao diện trực tiếp kết nối với sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3.3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Cạnh tranh giữa các CTCK trong năm 2008 quyết định ở hai yếu tố: công nghệ và nhân sự.
Nếu nói đơn thuần về công nghệ, chỉ cần đầu tư một khoản tiền lớn là CTCK có thể sở hữu phần mềm công nghệ hiện đại, mang tính mở, có khả năng tích hợp với hệ thống của nhiều ngân hàng cũng như của Sở GDCK TP. HCM và TTGDCK Hà Nội. Tuy nhiên, đằng sau sự kết nối là sự chuyên nghiệp hoá về quy trình nghiệp vụ một cách chi tiết. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các CTCK là sự phát triển nhân sự không theo kịp sự bùng nổ số lượng công ty.
3.3.2.4. Cung cấp kiến thức chứng khoán cho nhà đầu tư
Hiện đang có khoảng 300.000 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK trong khi số tài khoản của nhà đầu tư là tổ chức vào khoảng 1.200. (nhà đầu tư tổ chức ở đây được hiểu là các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán có mảng tự doanh chứng khoán)
Khi CTCK mở rộng hoạt động của mình tại các tỉnh lẻ, đối tượng khách hàng công ty hướng đến là khách hàng cá nhân. Đặc điểm đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân là:
- Vốn đầu tư của nhà đầu tư cá nhân có thể đến từ vốn tự có, vốn đi vay (mà thường là ngắn hạn dưới 1 năm) hoặc cả hai.
- Nhiều nhà đầu tư cá nhân thường thiếu thông tin chính xác khi đầu tư. Họ hay căn cứ vào “tin đồn”. Hơn nữa, họ cũng gặp nhiều hạn chế trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh… của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, dẫn đến việc định giá giá trị cổ phiếu dễ có sai lầm.
- Nhà đầu tư cá nhân thường không có khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư và không có khả năng dự phòng rủi ro.
Như vậy, có thể thấy, nhà đầu tư cá nhân thiếu sự chuyên nghiệp.
Vì thế, ngoài phục vụ nhận lệnh, CTCK và đại lý cần phối hợp với nhau thực hiện phổ biến kiến thức chứng khoán cho nhà đầu tư. Có thể thông qua hình thức hội thảo giữa các chuyên gia và nhà đầu tư, thành lập các câu lạc bộ kinh doanh chứng khoán, cung cấp tài liệu.
Nuôi dưỡng niềm tin, tạo cơ hội để nhà đầu tư chủ động trong những quyết định của mình. Tuy là cách làm khó và khá tốn kém trong thời gian đầu song như vậy mới đảm bảo khả năng phát triển bền vững của các CTCK tại những tỉnh lẻ.
3.3.2.5. Hướng đến thị trường nước ngoài
Ngày 27/11/2007, APEC đã kĩ kết hợp đồng đối tác chiến lược với Công ty Dịch vụ Tư vấn Đầu tư Nhật Bản (JICS). Theo hợp đồng này, JICS trở thành cổ đông chiến lược của APEC và sẽ đầu tư vào Việt Nam 200 triệu USD thông qua APEC. JICS là công ty chuyên tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp Nhật bản trên các lĩnh vực như đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, quản lý tài chính và niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Như vậy, APEC có cơ sở khi phát triển hoạt động tại thị trường tài chính nước ngoài, đặc biệt là thị trường của công ty đối tác.
Hội nhập kinh tế đang là xu thế chung, vì vậy ngoài thị trường trong nước, APEC nên chú ý đến thị trường nước ngoài- thị trường rất tiềm năng.
KẾT LUẬN
Mở rộng mạng lưới đại lý, các CTCK muốn mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, tăng thị phần và tăng sức cạnh tranh. Trên TTCK Việt Nam hiện nay, hầu hết các CTCK đều đã triển khai mở rộng mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên, sự phát triển mạng lưới tại mỗi công ty chứng khoán là khác nhau do các tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, điều cần quan tâm không chỉ là mở được nhiều đại lý, các CTCK cần phải có các biện pháp kích hoạt các đại lý hoạt động hiệu quả. Như vậy, sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả CTCK và đối tác nhận làm đại lý cho công ty.
Mục tiêu của đề tài là “ phát triển mạng lưới đại lý tại công ty chứng khoán” là nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất liên quan đến hoạt động phát triển mạng lưới hoạt động của một công ty chứng khoán.
Mặc dù đã rất cố gắng song đề tài nghiên cứu còn tồn tại rất nhiều điểm hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các anh chị CTCK APEC và các thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Phụ lục 1: Thông tin các chi nhánh, đại lý của Công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương.
STT
CHI NHÁNH, ĐẠI LÝ
ĐỊA CHỈ
ĐIỆN THOẠI
1
Hội sở chính
Tầng 8 tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa,
Hà Nội, Việt Nam
84.4 5730200
2
Chi nhánh Hà Nội
66 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội,
Việt Nam
84.4 9446240
3
Chi nhánh
Hồ Chí Minh
6B Lê Quý Đôn, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
84.8 9306568
4
Chi nhánh
Huế
Sai Gon Morin Hotel, 30 Lê Lợi, Huế, Việt Nam
84.54 882882
5
Chi nhánh
Hải Phòng
Tầng 4, số 09 Nguyễn Tri Phương, Hải Phòng, Việt Nam
84.313 569968
6
Việt Trì
Khách sạn Hà Nội, 2191 Đại lộ Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ, Việt Nam
84.210 816123
7
Thanh Hóa
Tầng 3 Thanh Hoa Plaza JSC, 27-29 Lê Đại Hành, Thanh Hóa, Việt Nam
84.373 754224
8
Thái Nguyên
133 Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Việt Nam
84. 0280-854045
9
Vinh
Tầng 3, số 33 Lê Mao, Vinh,
Nghệ An, Việt Nam
84.383 583799
10
Đà Nẵng
03 Đống Đa, Đà Nẵng, Việt Nam
84.5113 898666
11
Quy Nhơn
115 Nguyễn Du, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam
84.56 252426
12
Gia Lâm
15 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
84.4 8736192
13
Hải Dương
02 Hoàng Hoa Thám, Hải Dương, Việt Nam
84.320 3843333
14
Thái Bình
166 Minh Khai, Thái Bình, Việt Nam
84.36 834511
15
Vũng Tàu
36 Quang Trung, Vũng Tàu, Việt Nam
84.64 512930
16
Trung Hòa – Nhân Chính
VP3 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội, Việt Nam
84.4 2815331
17
Móng Cái
Khách sạn Móng Cái, Móng Cái, Việt Nam
84.33 772306
18
Gia Lai
Chuhrong, Pleiku, Gia Lai, Việt Nam
84.59 820288
19
Dak Nông
12 Hai Bà Trưng, Gia Nghĩa, Dak Nông
84.978838379
20
3 Tháng 2
Số 03 đường 3 Tháng 2, Quận 10, Thành phố HCM, Việt Nam
84 8 2906289
21
Phả lại
Chí Linh- Hải Dương
84.3203583186
22
Nam Định
Thành phố Nam Định
84.3503840989
23
Thái Bình
84.36643186
24
Bắc Ninh
84.241896084
25
Đak lak
84.500843355
26
Hải Phòng 2
84.313532299
27
Hưng Yên
84.321559029
28
Nha Trang
84.58523067
Phụ lục 2: Danh sách nhân viên có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán
Số thứ tự
Họ tên
Nơi làm việc
Số cấp phép
1
Nguyễn Đỗ Lăng
Hội sở chính
613/QD-CCHNKDCK
2
Nguyễn Duy Khanh
Hội sở chính
614/QD-CCHNKDCK
3
Đinh Văn Hùng
Hội sở chính
647/QD-CCHNKDCK
4
Dương Song Hà
Hội sở chính
615/QD-CCHNKDCK
5
Nguyễn Quỳnh Anh
Hội sở chính
649/QD-CCHNKDCK
6
Bùi Thị Duyên
Apec Hà Nội
650/QD-CCHNKDCK
Phụ lục 3: Bảng 3.1: Kế hoạch lợi nhuận giai đoạn 2007- 2009
STT
2007
2008
2009
Vốn điều lệ trung bình
80.000.000.000
350.000.000.000
800.000.000.000
Tổng vốn đăng ký đến cuối năm
350.000.000.000
800.000.000.000
1.200.000.000.000
1
Phí môi giới
30.000.000.000
150.000.000.000
350.000.000.000
2
Phí tư vấn
7.000.000.000
20.000.000.000
60.000.000.000
3
Doanh thu ròng từ đầu tư chứng khoán
20.000.000.000
30.000.000.000
45.000.000.000
4
Doanh thu từ dịch vụ chứng khoán
24.000.000.000
120.000.000.000
280.000.000.000
5
Doanh thu từ bảo lãnh phát hành
5.000.000.000
12.000.000.000
34.000.000.000
6
Doanh thu từ quản lý danh mục đầu tư
3.000.000.000
4.500.000.000
9.000.000.000
7
Tổng doanh thu
89.000.000.000
336.500.000.000
778.000.000.000
Chi phí
1
Thuê văn phòng
4.320.000.000
5.760.000.000
7.200.000.000
2
Phí kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán (0.05%)
7.800.000.000
19.500.000.000
39.000.000.000
3
Khấu hao
6.400.000.000
6.400.000.000
6.400.000.000
4
Lương. thưởng
5.610.000.000
13.152.000.000
14.221.200.000
5
Thù lao HĐQT và ban kiểm soát
480.000.000
504.000.000
529.200.000
6
Chi phí đào tạo
561.000.000
1.315.200.000
1.422.120.000
7
Chi phí khác
300.000.000
360.000.000
300.000.001
8
Chi phí quảng cáo
1.000.000.000
1.400.000.000
1.960.000.000
9
Chi phí cố định
360.000.000
540.000.000
810.000.000
10
Chi phí tiếp khách
1.200.000.000
1.200.000.000
1.200.000.000
11
Chi phí dịch vụ thuê ngoài
600.000.000
600.000.000
600.000.000
12
Chi phí vay lãi
8.000.000.000
35.000.000.000
80.000.000.000
13
Tổng chi phí
36.632.789.438
85.734.370.700
153.647.122.659
14
Lợi nhuận trước thuế
52.367.210.563
250.765.629.300
624.352.877.342
15
Thuế thu nhập doanh nghiệp
14.662.818.958
70.214.376.204
174.818.805.656
16
Lợi nhuận sau thuế
37.704.391.605
180.551.253.096
449.534.071.686
Nguồn: Bản cáo bạch công ty
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản cáo bạch, công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
2. Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2007, công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương
3. Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, 2002
4. Giáo trình Marketing cơ bản, NXB đại học kinh tế quốc dân, 2006
5. Giáo trình quản trị chiến lược, NXB thống kê, 2000
6. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
7. Luật Chứng khoán 2006
8. Bộ Luật dân sự 2005
9. Quyết định 55/2004/QĐ- BTC
10. Luận văn khoa ngân hàng- tài chính, trường đại học kinh tế quốc dân các khóa 43, 44, 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương.DOC