Sản lượng thủy sản nuôi tiếp tục tăng trong kỳ dự báo, nhưng với tốc độ khá
chậm ở mức 2,4%/năm so với mức 6%/năm ở thập kỷ trước, đạt 85 triệu tấn năm
2020, và tăng 35% so với kỳ cơ sở. Sản lượng tăng trưởng thấp hơn chủ yếu là do
diện tích nuôi trồng bị hạn chế; chi phí sản xuất bột cá, dầu cá và các loại thức ăn
khác tăng mạnh; chi phí năng lượng tăng cũng như sự khan hiếm của các khu nuôi
trồng thủy sản. Tuy vậy, nuôi trồng thủy sản vẫn là một trong những lĩnh vực phát
triển nhanh nhất, dự kiến tăng trung bình 47% cho đến năm 2020.
Tiêu thụ hải sản thế giới được dự báo tăng mạnh trong thập niên tới trong đó tiêu
thụ trên đầu người năm 2020 đạt 20,6kg, tăng so với mức 19kg trong giai đoạn 2010 -
2012. Tiêu thụ hải sản trên đầu người dự kiến tăng ở tất cả các châu lục ngoại trừ châu
Phi, trong đó châu Đại Dương và châu Á có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất và tập trung tại
các nền kinh tế lớn. Tiêu thụ hải sản nuôi trồng dự báo sẽ vượt xa so với tiêu thụ hải
sản đánh bắt, và đến năm 2020 sẽ chiếm gần 53% tổng tiêu thụ hải sản
202 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật canh tác. Giảm phân bón vô cơ, tăng
phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc hóa học, trồng cây che bóng với vườn lớn (đối với
vườn cà phê có diện tích nhỏ nông dân có thể trồng xen cây ăn trái thích hợp), thu
hái trái già, sơ chế bảo quản hạt tuân theo yêu cầu kỹ thuật. Cần đặt lên hàng đầu
việc loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo những lô hàng chất lượng,
an toàn mới nâng cao uy tín cà phê Việt Nam.
- Ngành cà phê Việt nam cũng quan tâm khuyến cáo các nhà sản xuất sử dụng
nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học lâu nay coi đó là một
phương hướng tiến bộ trong kỹ thuật.
- Có kế hoạch và chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những diện tích
cà phê không thích hợp sang những cây trồng khác phù hợp, mang lại hiệu quả về
kinh tế lẫn môi trường, xã hội, đồng thời tổng kết các mô hình chuyển đổi, hoặc
trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cà phê để nhân rộng mô hình.
- Các dạng sản phẩm từ cà phê xô đến các dạng thành phẩm đều phải có chất
lượng cao, luôn ổn định. Tìm mọi biện pháp để không ngừng hạ giá thành trong quá
trình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất.
- Tôn trọng hệ sinh thái tổng hợp theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê, nhất là
phải trồng cây đai rừng chắn gió, che bóng, cây che phủ mặt đất để điều hoà ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giảm tốc độ gió, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ từ sân phơi, nhà
kho, các cơ sở chế biến. Xây dựng chính sách giá cả trong thu mua sản phẩm với nguyên
tắc: chất lượng cao, trả giá cao, chất lượng thấp thì trả giá thấp, thậm chí không thu mua.
- Các doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh cà phê đẩy mạnh công tác tiếp
thị, quảng bá, giới thiệu các dạng sản phẩm, thương hiệu cà phê rộng rãi trên thị trường
trong, ngoài nước. Các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu quan tâm giải quyết một
cách đồng bộ bằng những kế hoạch triển khai, nhất là về khâu tổ chức, kiểm tra, bước
đi cụ thể nhằm có cơ sở để tạo ra một nền sản xuất kinh doanh bền vững trong sản xuất
cây cà phê- một thế rất mạnh của tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ hội nhập.
159
- Quan tâm đến thị trường kỳ hạn (Futures Market). Tức là mua bán hàng hóa
sẽ được giao và thanh toán ở một ngày nhất định trong tương lai theo giá thỏa thuận
hiện tại. Để hạn chế những rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán trên thị trường,
việc tham gia thị trường kỳ hạn là cần thiết và sử dụng phương thức chốt giá bảo vệ
như một công cụ tài chính để giảm thiểu rủi ro nhằm tránh dao động về giá là biện
pháp tích cực cho các doanh nghiệp mua bán cà phê trên thị trường hiện nay.
- Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng:
Sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng của ngành cà phê Việt nam, cần được
quan tâm.
- Phát triển một ngành cà phê bền vững: Đây là một vấn đề mà ngành cà
phê Việt nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ khâu áp dụng những kỹ thuật
sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến tiên tiến, đưa ra thị trường
nhiều chủng loại sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều loại cà phê hảo hạng,
cà phê hữu cơ
* Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường năng
lực cung cấp thông tin thị trường.
- Phát triển thị trường và sản phẩm. Hướng tới khai thác thị trường trong nước.
Tổ chức các hội chợ thương mại chuyên ngành cà phê và hội thi các chủ trang trại
trồng cà phê giỏi của Việt Nam để thu hút các thương gia nước ngoài đến ký hợp
đồng trực tiếp tiêu thụ sản phẩm như trường hợp của B-ra-xin. Nâng cao nhận thức
của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, xây dựng và khẳng định thương
hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Tăng cường công tác quản lý chất lượng
trong chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản cà phê bảo đảm cho sản phẩm cà phê đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và dịch vụ hậu
cần cho ngành cà phê.
- Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch
mua bán trong nước và quốc tế. Chủ động áp dụng thương mại điện tử trong giao
dịch mua, bán, ký gửi cà phê trong nước và quốc tế. Nhà nước hỗ trợ kinh phí lập
dự án phát triển hạ tầng thương mại đối với cà phê; Tạo điều kiện thuận lợi để hình
thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai,
minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê.
160
- Tổ chức và tăng cường quản lý đối với hệ thống bán lẻ, nhất là các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn và phân phối lớn.
- Cần xây dựng cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp quốc doanh và dân
doanh cùng tham gia cạnh tranh trong hoạt động cung ứng để mặt hàng cà phê đến
người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất.
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng chiến lược
xúc tiến thương mại cho ngành cà phê.
- Hoàn thiện phương thức quản lý trong hệ thống nhượng quyền thương mại
đối với mặt hàng cà phê.
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường trong
nước đối với mặt hàng cà phê nhằm chiếm lĩnh thị trường và nâng cao khả năng
cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
- Để quảng bá cho sản phẩm cà phê Việt Nam thì bên cạnh việc hỗ trợ và
khuyến khích các doanh nghiệp tích cực quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm cà
phê của mình, Nhà nước cần có một chiến lược để xây dựng một thương hiệu mang
tầm cỡ quốc gia.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý đối với việc xây dựng thương hiệu
nói chung và thương hiệu cho cà phê Việt Nam nói riêng.
- Tổ chức các cuộc hội thảo để phổ biến kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã
thành công trong việc xây dựng và đăng ký thương hiệu cà phê (như Trung
Nguyên), phổ biến kiến thức về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc
kiến thức marketing, phát triển sản phẩm và thị trường...
- Xây dựng, dần dần hình thành những doanh nghiệp, thương gia lớn chuyên
xuất khẩu cà phê.
(4). Mặt hàng thuỷ sản
Hiện nay, chi phí đầu vào cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tăng
quá lớn, nguồn cung cấp nguyên liệu khan hiếm, thiếu ổn định,... Các doanh nghiệp
thuỷ sản vẫn thiếu nguyên liệu nghiêm trọng, để chế biến xuất khẩu, đáp ứng yêu
cầu khách hàng. Do đó, để đạt được mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2020 cần
có những giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục tài trợ cho các nghiên cứu về giống và các kỹ
thuật canh tác nhằm tăng cường sản lượng và giảm bớt các mối đe doạ dịch bệnh.
161
Thứ hai, giải quyết một cách có hiệu quả bài toán nguyên liệu cho sản xuất và
chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
- Nâng cao sản lượng và mức độ chế biến trong nước
+ Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản cùng với bảo vệ môi trường và
quản lý đồng bộ về chất lượng các khâu con giống, thức ăn, thuốc thú y... trong hoạt
động nuôi tôm và cá tra cũng như các loài thuỷ sản khác, nhằm bảo đảm yêu cầu
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
+ Giảm thất thoát sau thu hoạch giúp cho nguồn nguyên liệu thuỷ sản chất
lượng hơn, làm tăng đáng kể lượng nguyên liệu cung ứng cho chế biến.
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất và
chất lượng, giảm tỷ trọng giá thành nguyên liệu; phát triển nhanh tỷ trọng các mặt
hàng giá trị gia tăng có giá trị kinh tế cao.
- Tăng cường nhập khẩu nguyên liệu
+ Chủ động thu hút khách hàng mang nguyên liệu tới để cho chúng ta chế biến.
+ Bên cạnh việc tăng cường nhập khẩu các loại nguyên liệu thuỷ sản đánh bắt
trong nước đang thiếu (như mực, bạch tuộc, tôm biển, cá biển...), Việt Nam cần
tăng cường nhập các loài thuỷ sản nuôi (tôm, cá,...) từ một số nước chưa có khả
năng cạnh tranh về công nghiệp chế biến.
+ Tăng cường hợp tác khai thác, nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu ở nước
ngoài, sau đó chuyển về Việt Nam để chế biến tái xuất.
Thứ ba, tăng cường nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và năng
lực cạnh tranh.
- Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thiết lập hệ thống kiểm soát
chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận
chuyển, chế biến đến xuất khẩu.
- Đẩy mạnh triệt để các biện pháp xã hội hoá để nâng cao hiệu quả và trách
nhiệm trong quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của mỗi doanh nghiệp,
người nuôi trong chuỗi sản xuất, giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời
gian và chi phí kiểm tra bắt buộc lô hàng xuất khẩu do cơ quan nhà nước thực hiện.
- Chính phủ bảo đảm hệ thống tài chính, tín dụng về cơ bản ổn định để hỗ trợ
nông ngư dân nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần hạ
giá thành sản xuất, ổn định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nguyên liệu thuỷ sản.
162
- Tăng cường áp dụng Hệ thống Quản lý phân tích nguy cơ (HA) và Điểm
kiểm soát tới hạn (HAACP) trong các nhà máy chế biến cũng như áp dụng các
chương trình chứng nhận khác nhau phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng cường đầu tư vào các nhà máy chế biến để tăng cường khả năng chế
biến sâu, đa dạng hoá các kênh phân phối nhằm cung cấp cho các thị trường ngách
như cửa hàng dịch vụ thực phẩm.
- Tăng cường năng lực của mỗi thành viên trong quản lý chuỗi cung ứng, cải
thiện hơn nữa các thoả thuận hợp đồng giữa hộ nông dân và các cơ sở chế biến, tăng
tính minh bạch cho các chuỗi cung ứng.
- Tăng cường hợp tác giữa các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng thuỷ
sản, chính phủ Việt Nam cũng cần chú trọng tới việc cải thiện hiệu quả các hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản. Để thực hiện mục tiêu này, ngành thuỷ sản Việt Nam cần
phối hợp với các cơ quan chính phủ có liên quan và các tổ chức nghiên cứu để xây
dựng một cổng thông tin, có thể truy cập một cách dễ dàng và tự do trên internet,
hoặc cung cấp dịch vụ thông tin qua tin nhắn SMS cho các hộ nông dân.
Thứ tư, tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu.
Mặc dù thuỷ sản Việt Nam đang có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ
khác nhau trên thế giới, nhưng những biến động kinh tế có thể ảnh hưởng đến xu
hướng tiêu dùng thuỷ sản trong tương lai. Bên cạnh đó, trước sức ép suy giảm kinh tế
toàn cầu, các nước gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước, đưa ra ngày càng nhiều các rào
cản thương mại, kể cả truyền thông bôi xấu. Việc tiếp tục củng cố và gia tăng thị phần
tại các thị trường là một thách thức lớn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
- Chính phủ cần đầu tư và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động
quảng bá thuỷ sản Việt Nam ra nước ngoài thông qua nhiều hình thức xúc tiến thương
mại, giới thiệu đầy đủ thông tin về hệ thống khai thác, nuôi trồng, chế biến được kiểm
soát tốt bằng các hoạt động tiếp thị chuyên nghiệp.
- Chủ động vượt qua các rào cản thương mại, tìm kiếm mọi cơ hội hợp tác
nhằm hạn chế tác động của các vụ kiện, phối hợp cùng các nhà nhập khẩu trong
công tác truyền thông để phản bác những thông tin sai lệch về thuỷ sản Việt Nam.
163
- Giảm tối đa các thủ tục hành chính gây chi phí lớn cho sản xuất và xuất khẩu
thuỷ sản, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm
nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và giá trị của thuỷ sản.
- Nhân rộng mô hình đồng bộ từ khâu đánh bắt, nuôi trồng đến khâu chế biến,
kiểm soát chặt chẽ chất lượng đến khâu thành phẩm sản phẩm xuất khẩu theo các
tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng các rào cản
kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.
- Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
chủ lực như cá tra, cá basa, tôm và cá ngừ đại dương.
- Tuyên truyền, phổ biến sản xuất, chế biến, xuất khẩu theo mô hình sạch, hạn
chế đến mức thấp nhất sử dụng thuốc thú y thuỷ sản, hoá chất, thức ăn nhằm cung
ứng ra thị trường các sản phẩm đảm bảo chất lượng và không có vi lượng kháng sinh
do nguồn nguyên liệu tốt và sản phẩm có chỉ dẫn địa lý cụ thể nên có thể thâm nhập
các thị trường khó tính như châu Âu và Nhật Bản.
- Đa dạng hoá danh mục các sản phẩm chế biến nhằm nâng cao hàm lượng giá
trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng sở tại và hạn chế việc xuất khẩu
thô thông qua quảng bá thương hiệu và thâm nhập thị trường một cách trực tiếp qua
hệ thống các siêu thị ở nước ngoài.
- Khuyến khích liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với người
nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định có chất lượng cao phục vụ
tốt cho sản xuất xuất khẩu. Đây là vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy gia tăng
kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho
ngành thuỷ sản, trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao: khai thác hải sản,
công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, công nghệ nuôi biển, nuôi
công nghiệp, sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, xử lý chất thải, cải
tạo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh... Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán, hợp tác
với các nước trong khu vực về khai thác thuỷ sản tại các vùng biển chồng lấn, hợp
tác khai thác trên vùng biển các nước ASEAN; bảo đảm cho ngư dân tránh trú bão
trong vùng biển nước ngoài khi thiên tai, phối hợp tuần tra kiểm soát chung trên
biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.
164
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
3.4.1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp
Với vai trò trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá và xuất khẩu, các
doanh nghiệp cần chủ động tận dụng các lợi thế về chính sách thuế, hải quan... mà
WTO mang lại đối với các thị trường xuất khẩu, đổi mới tổ chức hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới,
các doanh nghiệp cần tập trung vào xử lý tốt một số vấn đề trọng tâm như sau:
- Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ gắn với thị trường xuất
khẩu nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
- Tăng cường công tác phổ biến thông tin về quy định của các thị trường xuất
khẩu, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đầy đủ và rõ nét về quy định
của các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong, qua đó giúp doanh
nghiệp, nhà quản lý xác định được các giải pháp tháo gỡ có hiệu quả nhất.
- Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện các hệ thống SA-
8000, HACCP. VietGap, tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường theo đúng quy định quốc tê.́ Các doanh nghiệp, hộ nuôi cần nắm rõ những quy
định của các thị trường nhập khẩu. Từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu xác định
đầy đủ và chính xác các loại rào cản ở các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam.
- Chú trọng việc chuyển dịch thị trường xuất khẩu (ASEAN, Trung Quốc, B-
ra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ả rập) để hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào những thị
trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật Bản; mở rộng thị trường
dựa trên việc tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến thương mại, nâng cao hiêụ quả của hê ̣thống đại diêṇ thương mại.
- Hướng tới phát triển các sản phẩm nông sản “xanh”. Sản xuất các mặt hàng
nông sản theo công nghệ cao, sạch và thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển
nông sản sản một cách bền vững.
- Nâng cao nhâṇ th ức, đẩy mạnh các kênh thông tin và phổ biến thông tin đến
các doanh nghi ệp, đặc biệt là bà con nông dân về các rào cản kỹ thuâṭ thương m ại
của các nước và hướng dẫn cụ thể phương thức nuối trồng, khai thác đảm bảo yêu
cầu chất lượng và có thể vượt qua được các rào cản.
- Hỗ trơ ̣ kiểm tra , giám sát và xây d ựng các hê ̣th ống tiêu chuẩn chất lươṇ g
theo tiêu chuẩn và quy chuẩn của thế giới.
165
- Tích cực thực hiện mô hình quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản
phẩm xuất khẩu, đổi mới công tác quản trị nhân lực nhằm đáp ứng những tiêu
chuẩn, điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà nhập khẩu.
- Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh như dịch vụ tư
vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường, dịch vụ pháp lý... để nâng cao chất
lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tích cực áp dụng những công cụ, giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng phù
hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản xuất theo tiêu chuẩn (cả tiêu chuẩn sản
phẩm và tiêu chuẩn quản lý) phải trở thành nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, phấn
đấu 100% sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và quốc tế.
- Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng
dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nhanh chóng
nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, quảng cáo,... thông
qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
- Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế để sẵn sàng đối phó
với tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước cũng như chủ động yêu cầu
Chính phủ có biện pháp xử lý khi các đối tác nước ngoài có các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường (bán phá giá, trợ cấp).
3.4.2. Các giải pháp đối với hiệp hội ngành hàng
Để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong hoạt động xuất khẩu, thời gian tới các hiệp
hội, hội ngành hàng cần tập trung đổi mới phương thức hoạt động theo các hướng sau:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy hiện có theo hướng chuyên môn sâu để thực sự là
cầu nối hữu hiệu giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước
cũng như các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thực hiện tốt công tác tổ chức thông
tin ngành hàng, định hướng sản xuất và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề
trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ năng chuyên
môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động.
166
KẾT LUẬN
Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là sản phẩm hàng hoá chủ yếu của một
quốc gia, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn, có sức cạnh tranh
cao, qui mô thị trường rộng và tiềm năng phát triển tốt. Ngoài ra, nông sản xuất
khẩu chủ lực còn là sản phẩm có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
sản xuất và đóng góp đáng kể vào sản phẩm trong nước, có sức lan tỏa mạnh, đồng
thời là sản phẩm mang ý nghĩa kinh tế - xã hội, thể hiện nét đặc trưng, thế mạnh của
một quốc gia, vùng lãnh thổ.
Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực liên tục xuất siêu với tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu cao kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Tổng kim ngạch xuất khẩu
nông sản đạt 10,5 tỷ USD năm 2006 và đạt 27,5 tỷ USD năm 2012. Tỷ trọng giá trị xuất
khẩu nông sản chiếm 17,2% năm 2006 và tăng lên 21,2% năm 2012 trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nông sản xuất khẩu luôn xuất siêu với giá trị năm sau
tăng cao hơn năm trước cụ thể năm 2006 là 3,2 tỷ USD và năm 2011 là 9,2 tỷ USD.
Từ 12 mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống là thủy sản, hạt điều, cà phê,
gạo, cao su, đồ gỗ, lạc nhân, chè, hạt tiêu, mây tre cói thảm, rau quả và mì ăn liền,
sau khi nước ta gia nhập WTO cho đến nay đã có thêm 6 mặt hàng nông sản tham
gia xuất khẩu góp phần tăng thêm đáng kể cho giá trị xuất khẩu là cao su, sắn và sản
phẩm từ sắn, đường, sữa và sản phẩm từ sữa, quế, giấy và sản phẩm từ giấy.
Nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 160 nước và
vùng lãnh thổ. Danh sách các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam ngày càng mở
rộng từ Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Bắc Á, châu Úc sang Nam Mỹ, châu Phi và Tây Á.
Nhiều nhất trong số đó là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Úc, Sing-ga-po, Hà
Lan, Vương quốc Anh và các nước ASEAN
Phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam thời gian
vừa qua đã có những thành công to lớn. Tuy nhiên, sự phát triển xuất khẩu một số
mặt hàng nông sản chủ lực vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục trong thời
gian tới đây.
167
Những nội dung cơ bản mà luận án đã giải quyết được cụ thể như sau:
(1) Hoàn thiện hệ thống lý thuyết về phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ
lực trong quá trình CNH, HĐH, hình thành khung phân tích và vận dụng nó vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu một
số nông sản chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2014;
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực
của Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2014. Mặt khác, Luận án đã phân tích được
thực trạng các điều kiện về nhân lực, về cơ sở hạ tầng thương mại, điều kiện về cơ
chế chính sách, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và tạo dựng mối liên kết trong
phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực, dựa trên từng nội dung đã được xác định; từ
đó đưa ra những đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân về thực
trạng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong thời gian qua;
(3) Đưa ra được một số dự báo về thị trường hàng nông sản thế giới từ sản
xuất đến xuất nhập khẩu trên thế giới đến năm 2020; trên cơ sở đó, luận án cũng đã
đưa ra được dự báo về khả năng phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ
lực đưa chọn ở 3 phương án (thấp, trung bình và cao) đến năm 2020.
(4) Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án đã đưa ra hệ thống các quan điểm,
định hướng và kiến nghị các giải pháp có tính đồng bộ và khả thi cao. Đồng thời,
đưa ra một số giải pháp đối với một số mặt hàng cụ thể. Đề xuất kiến nghị đối với
Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan cũng như các hiệp hội ngành hàng và
chính doanh nghiệp trong việc phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng dẫn đến cạnh tranh ngày càng mang
tính toàn cầu.
168
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Chi (2012). Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt nam trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá , Tạp chí Giáo dục lý luận - Số 190/2012.
2. Nguyễn Thị Chi (2014). Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động xuất khẩu nông
sản của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học công nghệ - Số 4/2014.
3. Nguyễn Thị Chi (2014). Xuất khẩu nông sản chủ lực: Kinh nghiệm của
một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam, Tạp chí Công Thương, Số 2 -
Tháng 10/2014.
4. Nguyễn Thị Chi (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản chủ lực
của Việt Nam trong thời gian tới, Tạp chí Công Thương, Số -Tháng 3/2015.
169
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A, Tài liệu trong nƣớc
[1] Ban chấp hành TWĐCSVN (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
[2] Ban chỉ đạo đề án nông nghiệp - nông dân - nông thôn (2008), Chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời
kỳ 1997- 2007, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Ban bí thư TW, Chỉ thị 100 CT/ TW ngày 13-10-1981 về cải tiến công tác
khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp
tác xã nông nghiệp.
[4] Bộ Tài nguyên Môi trường (2004), Chiến lược bảo vệ quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến 2020, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
[5] Bộ Tài nguyên Môi trường (2005), Định hướng phát triển chiến lược bền
vững ở Việt Nam – Chương trình nghị sự 21. Ban hành kèm theo quyết định
153/2004/QĐ-TTG, Hà Nội.
[6] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam trong thế kỷ mới, Hà Nội.
[7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững, Hội Nghị Phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2.
[8] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đề án, Nâng cao năng lực cạnh
tranh của cà phê đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
[9] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,(2012), Đề án, Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
[10] Chính phủ(2004) Nghị định về thu tiền sử dụng đất, nghị định số
198/2004/NĐ-CP ngày 3/1/2004
[11] Chính phủ ( 2008), Nghị quyết về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn
chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội,
Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008
170
[12] Cục xúc tiến thương mại, Báo cáo xúc tiến xuất khẩu các năm 2009, 2010,
2011, 2012, 2013.
[13] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[14] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[15] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), Văn kịên Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp
hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc gia, Tr 121 - 145, Hà Nội.
[16] Nghị quyết số 10 - NQ/ TW ngày 5- 4- 1988 của Bộ Chính trị về Đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp.
[17] Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 - 2020,
định hướng đến năm 2030
[18] Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng chính phủ về Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
[19] Quyết định số 1393/QĐ-TTG ngày 25/9/2012 của Thủ tướng chính phủ về
Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
[20] Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ NN & PTNT
về đề án Tái cơ cấu ngành thuỷ sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
[21] Luật Đất đai năm 1993, 2003
[22] Trung tâm Thông tin PT NNNT, Báo cáo ngành hàng lúa gạo năm 2010,
2011, 2012, 2013, 2014
[23] Trung tâm Thông tin PT NNNT, Báo cáo ngành hàng cà phê các năm 2010,
2011, 2012, 2013, 2014
[24] Trung tâm Thông tin PT NNNT, Báo cáo ngành hàng cao su các năm 2010,
2011, 2012, 2013, 2014
[25] Trung tâm Thông tin PT NNNT, Báo cáo ngành hàng Thuỷ sản các năm
2010, 2011, 2012, 2013, 2014
171
[26] Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012, Báo cáo
nghiên cứu.
[27] Viện quản lý kinh tế trung ương ( 2005), Những chủ trương và biện pháp mới
trong giai đoạn 2006 – 2010 về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
và nông thôn
[28] Trần Nguyên Chất, (2012), Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực
của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, Đề tài cấp Bộ.
[29] Nguyễn Đức Chiện (2007), Một số tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu phát
triển nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững,(1), Tr 21- 27.
[30] Nguyễn Sinh Cúc (2007), Nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và những
vấn đề đặt ra, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2),Tr 6 - 8.
[31] Phạm Quang Diệu (2006), Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong bối
cảnh hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam.
[32] Phạm Xuân Đương ( 2015), Công nghiệp hoá, hiện đại – bước chuyển quan
trọng đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp, Tạp chí Cộng Sản.
[33] Nguyễn Thị Đường (2012), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản
của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc - Luận án Tiến sĩ kinh tế.
[34] Nguyễn Điền (1999), Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ XXI, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
[35] Nguyễn Văn Giàu ( 2015), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng Sản.
[36] Lê Thế Giới, Võ Xuân Tiến (2005), Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển
bền vững, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[37] Vũ Trọng Hồng (2008), “Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông
nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề cơ sở, (22), Tr 12 - 14 .
[38] Lâm Quang Huyên (2002), “Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam”, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
[39] Phạm Thị Khanh (2005), “Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp bền vững ở
Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), Tr 33 - 40.
172
[40] Vũ Trọng Khải (2002), “Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực
tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[41] Nguyễn Hữu Khải –Bùi Xuân Lưu (2007), Giáo trình kinh tế ngoại thương,
Nhà xuất bản lao động – Xã hội, Hà Nội.
[42] Lê Huy Khôi, (2013), Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà
phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, - Luận án Tiến sĩ kinh tế.
[43] Nguyễn Văn Lạng (2005), “Để phát triển nông nghiệp - nông thôn bền
vững”, Tạp chí Hoạt động khoa học, (2), Tr. 27 - 29.
[44] Phan tiến Ngọc - Phạm Thị Nhiệm (2013), Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 7 (207)
tháng 7.
[45] Trần Ngọc Ngoạn (2007), “Một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế
trong phát triển bền vững nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền
vững, (2), Tr.3 - 15.
[46] Nguyễn Thị Nhiễu ( 2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách thương
mại hàng nông sản của Trung Quốc và Thái Lan tới thương mại nông sản
Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ - Bộ Công Thương.
[47] Chu Tiến Quang (2005), “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát
triển kinh tế nông thôn - Thực trạng và giải pháp”, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
[48] Lương Xuân Quỳ - Lê Đình Thắng ( 2006), Giá trị gia tăng hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
[49] Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hoài (2002), “Một số vấn đề về phát triển
nông nghiệp, nông thôn”, NXB Thống kê, Hà Nội.
[50] Nguyễn Hoàng Sa, Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn ở Thái lan
và Trung Quốc bài học đối với Việt Nam hiện nay
[51] Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm
nay và mai sau”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[52] Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong quá trình công nghiệp hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
173
[53] Hồ Trung Thanh, (2009), Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ.
[54] Hoàng Đức Thân – Đặng Đình Đào (2011), Giáo trình kinh tế thương mại,
Nhà xuất bản kinh tế quốc dân.
[55] Đinh Văn Thành (2007), Chiến lược tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá Việt
Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, Bộ Công Thương
[56] Đinh Văn Thành (2008), Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng
hoá Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ.
[57] Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản
vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Công Thương.
[58] Đinh Văn Thành, (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hoàn thiện
chính sách thương mại phục vụ phát triển bền vững của Việt Nam, Tham
luận Kỷ yếu hội thảo “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở
Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020”.
[59] Trịnh Thị Thanh Thuỷ, (2008), Phương hướng điều chỉnh chính sách xuất
nhập khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ
Công Thương.
[60] Trịnh Thị Thanh Thuỷ, (2010), Phương hướng điều chỉnh cơ cấu thương
mại Việt Nam đến năm 2020, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
[61] Lê Danh Vĩnh, Hồ Trung Thanh, (2012), Quan điểm và định hướng phát triển
xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020,
Tham luận Kỷ yếu hội thảo “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền
vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020”.
[62] Phát triển bền vững, Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Tháng 12, năm 2004.
[63] Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Thọ (2007), “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt
Nam qua một số kết quả nghiên cứu và điều tra”, Tạp chí Quản lý kinh tế,
(14), Tr. 44 - 56. .
174
[64] Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[65] Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
công nghiệp - nông nghiệp, Thực trạng và triển vọng”, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[66] Lê Đình Thắng (1998), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn
đề lý luận và thực tiễn”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[67] Phạm Thắng (2008), “Giải pháp nào cho sự phát triển nông nghiệp, nông
dân, nông thôn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (790), Tr 55 - 60
[68] Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), “Phát triển bền vững ở Việt Nam -
Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.
[69] Nguyễn Đăng Thảo (2004), “Liên kết 4 nhà trên địa bàn huyện Gia Lâm -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (1),Tr. 36 - 39.
[70] Phạm Thị Xuân Thọ ( số 23 năm 2010), Nông sản xuất khẩu Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập: Thực trạng và giải pháp phát triển. Tạp chí khoa học Đại
học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
[71] Nguyễn Thanh Thuỷ (2006), “Sự hình thành lý thuyết phát triển bền vững”,
Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, ( 3 ), Tr 20 - 24.
[72] Nguyễn Thanh Thuỷ (2007), “Giảm nghèo là yêu cầu tất yếu của phát triển
bền vững nông thôn Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Phát triển bền vững, (3),
Tr. 3 - 10.
[73] Nguyễn Xuân Trình, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Thọ (2006), “Chính sách
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong quá trình đổi mới ở Việt Nam dưới giác
độ phát triển bền vững”, Tạp chí Quản lý KT, (1),Tr 30 - 39.
[74] Nguyễn Từ (2005), Nông nghiệp Việt nam trong phát triển bền vững, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[75] Phạm Thị Thu Hương (2013), Xuất khẩu nông sản Việt Nam: Vì sao bấp
bênh?, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 18/2013, trang 37-39.
[76] Đào Thế Tuấn (2007), “Về vấn đề phát triển nông nghiệp - nông thôn ở nước
ta trong thời kì mới”, Tạp chí Cộng sản,( 771 ), Tr.79 -84.
175
[77] Nguyễn Kế Tuấn (2006), CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam -
Con đường và bước đi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[78] Số liệu thống kê của Trung tâm thương mại thế giới - ITC (International
Trade Centre, Statistics Database), 2008, 2009, 2010, 2011; 2012, 2013
B, Tài liệu nƣớc ngoài
[79] Liu, X. and S. White, (2001), Comparing innovation systems: a framework
and application in to China's transitional context - Research Policy 30: 1091-
1114;
[80] Ian Coxhead, (2006), International Trade and the Natural Resource “curse”
in Southeast Asia: does China’ growth threaten Regional Development,
University of Wisconsin;
[81] Arbelaez, Maria Angelica, Mercela Merlendez and Nicolas Leon, (2007),
The Emergency of New Successful Export Activities in Colombia, Inter-
American Development Bank Project Latin America Research Network,
Washington DC. USA;
[82] FAO and MARD (2000), “The Competitiveness of the Agricultural Sector of
Viet Nam: A Preliminary Analysis in the Context of ASEAN and the AFTA”
[83] ISGMARD (2002), “Impact of trade liberalization on some agricultural
sub-sectors of Vietnam: Rice, coffee, tea and sugar”
[84] ISGMARD, (2002), Evaluation of potential impacts on Vietnam’s
agriculture during implementing Common effective preferential tariff
program (CEPT) under Agreement on Asean Free Trade Area (AFTA)
[85] John Humphrey (2006),Global value chains in agriculture, UNDP
[86] Keesvander Meer, Laura Ignacio (2007), The impact of the standards system
and links in the supply system to small manufacturers
[87] Anthony M.Zola (2006), The role of global value chains in the development
of agribusiness SMEs in the region Greater Mekong Subregion
[88] Andrew w.Shepherd (2007), Connect producers with market research, the model
linking producers and other actors in the value chain of agricultural products
176
[89] Christopher L.Gilbert (2006), Value chain analysis and market strength in
processing with coffee and cocoa
[90] Thaddeus C.Trzyna (2001), Sustainable World - definition and monitoring
sustainable yield
Trang Web:
[91] Website của Báo Công Thương
[92] Website của Bộ Công Thương Việt Nam
[93] Website của Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
[94] Website của Thời báo Kinh tế Việt Nam
[95] Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam
[96] Website của Tổng cục Hải quan Việt Nam
[97] Website của Tổ chức Thương mại Thế giới
[98] Website của Trung tâm Thương mại Quốc tế
[99] Website của các tổ chức nghiên cứu quốc tế:
177
PHỤ LỤC
Phụ lục 1a. Diện tích lúa giai đoạn 2003 – 2013
Đơn vị: 1.000 ha
Chia ra
Tổng số
Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2003 7.452,2 3.022,9 2.320,0 2.109,3
2005 7.329,2 2.942,1 2.349,3 2.037,8
2006 7.324,8 2.995,5 2.317,4 2.011,9
2007 7.207,4 2.988,4 2.203,5 2.015,5
2008 7.400,2 3.013,1 2.368,7 2.018,4
2009 7.437,2 3.060,9 2.358,4 2.017,9
2010 7.489,4 3.085,9 2.436,0 1.967,5
2011 7.655,4 3.096,8 2.589,5 1.969,1
2012 7.761,2 3.124,3 2.659,1 1.977,8
2013 7.899,4 3.140,7 2.773,3 1.985,4
Chỉ số phát triển (Năm trƣớc = 100) - %
2003 99,3 99,7 101,1 96,9
2005 98,4 98,8 99,3 97,0
2006 99,9 101,8 98,6 98,7
2007 98,4 99,8 95,1 100,2
2008 102,7 100,8 107,5 100,1
2009 100,5 101,6 99,6 100,0
2010 100,7 100,8 103,3 97,5
2011 102,2 100,4 106,3 100,1
2012 101,4 100,9 102,7 100,4
2013 101,8 100,5 104,3 100,4
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014.
178
Phụ lục 1b. Năng suất lúa của Việt Nam
trong giai đoạn 2003 – 2013
Đơn vị: Tạ/ha
Trong đó
Bình quân chung
Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2003 46,4 55,7 40,5 39,6
2005 48,9 58,9 44,4 39,6
2006 48,9 58,7 41,8 42,6
2007 49,9 57,0 46,0 43,6
2008 52,3 60,8 48,1 44,6
2009 52,4 61,1 47,5 44,8
2010 53,4 62,3 48,0 46,3
2011 55,4 63,9 51,8 46,8
2012 56,4 64,9 52,5 48,0
2013 55,8 64,4 52,1 47,3
Chỉ số phát triển (Năm trƣớc = 100) - %
2005 100,7 102,7 100,8 96,2
2006 100,1 99,7 94,2 107,6
2007 102,0 97,1 110,0 102,4
2008 104,8 106,7 104,5 102,4
2009 100,1 100,5 98,8 100,5
2010 101,9 102,0 100,9 103,2
2011 103,7 102,5 107,8 101,1
2012 101,8 101,7 101,4 102,5
2013 99,0 99,2 99,3 98,5
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014.
179
Phụ lục 1c. Sản lƣợng lúa giai đoạn 2003 - 2013
Đơn vị: 1.000 tấn
Chia ra
Tổng số
Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2003 34.568,8 16.822,7 9.400,8 8.345,3
2005 35.832,9 17.331,6 10.436,2 8.065,1
2006 35.849,5 17.588,2 9.693,9 8.567,4
2007 35.942,7 17.024,1 10.140,8 8.777,8
2008 38.729,8 18.326,9 11.395,7 9.007,2
2009 38.950,2 18.695,8 11.212,2 9.042,2
2010 40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102,7
2011 42.398,5 19.778,2 13.402,8 9.217,5
2012 43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9
2013 44.076,1 20.237,5 14.455,1 9.383,5
Chỉ số phát triển (Năm trƣớc = 100) - %
2005 99,1 101,5 100,1 93,3
2006 100,0 101,5 92,9 106,2
2007 100,3 96,8 104,6 102,5
2008 107,8 107,7 112,4 102,6
2009 100,6 102,0 98,4 100,4
2010 102,7 102,8 104,2 100,7
2011 106,0 102,9 114,7 101,3
2012 103,2 102,6 104,1 102,9
2013 100,8 99,7 103,6 98,9
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014
180
Phụ lục 2. Sản lƣợng cao su tự nhiên của Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2014
2003 2005 2010 2011 2012 2013 2014
Diện tích (1.000 ha) 440,8 482,7 748,7 801,6 917,9 955,7 972,0
Sản lượng (1.000 tấn) 363,5 481.6 751.7 789.3 877.1 949.1 960,0
Chỉ số phát triển (Năm trƣớc = 100) - %
Diện tích 106,4 106,3 110,5 107,1 114,5 104,1 101,4
Sản lượng 121,9 114.9 105.7 105.0 111.1 108.2 101,4
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014.
Phụ lục 3. Năng suất và sản lƣợng cà phê Việt Nam
giai đoạn 2003 - 2014
Đơn vị: 1.000 ha; tấn/ha; 1.000 tấn
2003 2005 2010 2011 2012 2013 2014
Diện tích 510,2 497,4 554,8 586,2 622,1 635,0 639,0
Năng suất 1,56 1,56 1,98 2,18 2,03 2,03 2,04
Sản lượng 793,7 767,7 1.100,5 1.276,6 1.260,4 1.289,5 1.300,0
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014
181
Phụ lục 4a. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế
giai đoạn 2003 - 2013
Đơn vị: ngàn tỷ đồng
Chia ra
Năm Tổng số
Khai thác Nuôi trồng
2003 49,2 17,6 31,6
2004 54,1 19,7 34,4
2005 63,8 22,8 40,9
2006 74,5 25,2 49,4
2007 89,7 29,4 60,3
2008 110,5 41,9 68,6
2009 122,7 49,9 72,8
2010 153,2 58,9 94,3
2011 205,9 78,2 127,7
2012 224,3 91,3 133,0
2013 240,0 96,7 143,2
Cơ cấu (%)
2004 100,0 36,4 63,6
2005 100,0 35,8 64,2
2006 100,0 33,8 66,2
2007 100,0 32,8 67,2
2008 100,0 37,9 62,1
2009 100,0 40,7 59,3
2010 100,0 38,4 61,6
2011 100,0 37,8 62,2
2012 100,0 39,0 61,0
2013 100,0 43,1 63,9
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014
182
Phụ lục 4b. Tổng sản lƣợng thủy sản giai đoạn 2003 - 2013
Đơn vị: 1.000 tấn
Chia ra
Tổng số
Khai thác Nuôi trồng
2003 2.859,0 1.856,0 1.003,0
2004 3.143,0 1.940,0 1.203,0
2005 3.466,8 1.987,9 1.478,9
2006 3.721,6 2.026,6 1.695,0
2007 4.199,1 2.074,5 2.124,6
2008 4.602,0 2.136,4 2.465,6
2009 4.870,3 2.280,5 2.589,8
2010 5.142,7 2.414,4 2.728,3
2011 5.447,4 2.514,3 2.933,1
2012 5.820,7 2.705,4 3.115,3
2013 6.019,7 2.803,8 3.215,9
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014
Phụ lục 4c. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2003 - 2013
Đơn vị: 1.000 tấn
Chia ra
Nuôi trồng thủy sản biển Nuôi trồng thủy sản nội địa
Tổng số
Trong đó Trong đó
Tổng số Tổng số
Cá Tôm Cá Tôm
2003 1.003,0 90,54 20,68 39,8 912,12 637,7 182,1
2004 1.203,0 111,9 25,38 49,2 1.094,0 764,9 218,3
2005 1.478,9 133,5 30,5 58,7 1.345,4 940,7 268,5
2006 1.695,0 178,0 36,5 68,2 1.517,0 1.120,6 286,3
2007 2.124,6 253,6 41,5 71,5 1.871,0 1.488,8 313,0
2008 2.465,6 289,3 45,4 74,2 2.176,3 1.817,9 314,2
2009 2.589,8 308,7 49,8 77,5 2.281,1 1.912,8 341,9
2010 2.728,3 293,2 57,5 79,7 2.435,1 2.044,1 370,0
2011 2.933,1 295,0 56,0 79,0 2.638,1 2.199,6 399,7
2012 3.110,7 305,0 61,0 78,7 2.805,7 2.341,2 395,2
2013 3.215,9 475,3 106,6 153,6 2740,6 2245,0 406,9
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014.
183
Phụ lục 4d. Sản lƣợng thủy sản khai thác giai đoạn 2003 - 2013
Đơn vị: 1.000 tấn
Chia ra
Tổng số Khai thác biển Khai thác
Tổng số Trong đó: Cá nội địa
2003 1856,1 1647,1 1.257.5 209
2004 1940,0 1.733,4 1.323,4 206,6
2005 1.987,9 1.791,1 1.367,5 196,8
2006 2.026,6 1.823,7 1.396,5 202,9
2007 2.074,5 1.876,3 1.433,0 198,2
2008 2.136,4 1.946,7 1.475,8 189,7
2009 2.280,5 2.091,7 1.574,1 188,8
2010 2.414,4 2.220,0 1.662,7 194,4
2011 2.514,3 2.308,3 1.720,7 206,1
2012 2.705,4 2.510,9 1.818,9 194,5
2013 2.803,8 2.608,4 1.877,7 195,4
Chỉ số phát triển (Năm trƣớc = 100) - %
2005 102,5 103,3 102,5 95,3
2006 101,9 101,8 102,1 103,1
2007 102,4 102,9 102,6 97,7
2008 103,0 103,8 103,0 95,7
2009 106,7 107,4 106,7 99,5
2010 105,9 106,1 105,6 103,0
2011 104,1 104,0 103,5 106,0
2012 107,6 108,8 105,7 94,4
2013 103,6 103,9 103,2 100,4
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014.
184
Phụ lục 5. So sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam với các quốc gia khác
năm 2013
Tỷ trọng Thị phần
Xuất Thị phần của
so với XK của 3 nhà Chỉ số Chỉ
khẩu 3 thị trƣờng
của TG XK đứng RCA số LI
(tỷ USD) đứng đầu (%)
(%) đầu (%)
Thế giới 119,8 100,0 16 80,3 4,7
Mỹ 20,3 1,29 16 89,2 15,9 2,0
Pháp 10,9 1,92 16 85,6 9,9 2,9
Ấn Độ 10,9 3,23 16 91,3 10,8 4,9
Ác-hen-ti-na 8,3 10,83 15 86,6 8,3 16,4
Ca-na-đa 8,1 1,78 16 86,3 7,4 2,7
Úc 8,1 3,19 15 94,4 7,9 4,8
B-ra-xin 7,1 2,92 13 95,9 4,0 4,4
U-crai-na 6,4 10,06 16 98,4 6,1 15,2
Nga 4,8 0,90 15 97,2 4,1 1,4
Thái Lan 4,6 2,02 15 97,1 4,0 3,1
Đức 4,2 0,28 16 90,0 1,1 0,4
Pa-kis-tan 2,2 8,68 13 96,7 2,0 13,2
Việt Nam 1,5 1,11 10 99,4 3 1,7
Nguồn: Số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới - ITC, 2014.
185
Phụ lục 6. So sánh xuất khẩu cao su của Việt Nam
với các quốc gia khác năm 2013
Thị phần Thị phần
Tỷ trọng
Xuất của 3 của 3 thị
so với XK Chỉ số Chỉ số
khẩu nhà XK trƣờng
của TG RCA LI
(tỷ USD) đứng đứng đầu
(%)
đầu (%) (%)
Thế giới 201,2 100,00 1,11 85 43,8
Trung Quốc 23,1 1,05 11,50 85 67,4 3,2
Đức 17,7 1,21 8,77 81 46,9 0,9
Thái Lan 17,0 7,42 8,43 83 47,1 14,4
Mỹ 14,7 0,93 7,31 83 41,0 -14,0
Nhật Bản 13,4 1,88 6,68 82 52,0 8,0
In-đô-nê-xi-
9,4 5,15 4,67 78 87,9 7,2
a
Hàn Quốc 8,3 1,49 4,14 82 64,7 5,2
Ma-lai-si-a 8,3 3,63 4,12 83 75,0 3,9
Pháp 7,7 1,37 3,85 80 44,0 -0,5
Bỉ 6,0 1,18 2,99 85 36,4 0,4
Viet Nam 2,5 1,83 1,26 83 67,7 1,2
Nguồn: Số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới - ITC, 2014.
186
Phụ lục 7 . So sánh xuất khẩu cà phê của Việt Nam
với các quốc gia khác năm 2013
Thị phần
Tỷ trọng Thị phần
Xuất của 3 thị
so với của 3 nhà Chỉ số Chỉ số
khẩu trƣờng
XK của XK đứng RCA LI
(tỷ USD) đứng
TG (%) đầu (%)
đầu (%)
Thế giới 42,6 100,00 0,23 71,0 30,9
B-ra-xin 5,0 2,05 11,63 98,5 47,5 8,9
Việt Nam 3,9 2,85 9,25 92,9 39,1 12,4
Đức 2,9 0,20 6,85 79,0 39,1 0,9
Ấn Độ 2,7 0,80 6,29 61,1 23,5 3,5
In-đô-nê-si-a 2,0 1,07 4,57 83,2 35,0 4,7
Cô-lôm-bi-a 1,9 3,29 4,54 99,5 64,1 14,3
I-ta-li-a 1,5 0,28 3,43 96,0 32,7 1,2
Mỹ 1,2 0,07 2,78 79,7 81,3 0,3
Kê-ni-a 1,1 20,99 2,56 98,6 58,1 91,3
Sri-Lan-ka 1,0 10,72 2,4 79,8 39,2 46,6
Hôn-đu-rát 0,8 21,53 1,97 99,9 61,5 93,6
Cốt-sta-ri-ca 0,3 2,7 0,73 98,9 73,2 11,7
Nguồn: Số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới - ITC, 2014
187
Phụ lục 8. So sánh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
với các quốc gia khác năm 2013
Tỷ trọng Thị phần Thị phần
Xuất
so với XK của 3 nhà của 3 thị Chỉ số Chỉ số
khẩu
của TG XK đứng trƣờng đứng RCA LI
(tỷ USD)
(%) đầu (%) đầu (%)
Thế giới 102,8 100,00 38 29,0 0
Trung Quốc 12,5 0,57 55 41,9 1,0 0
Na Uy 10,2 6,63 66,5 30,4 11,6 3
Mỹ 5,1 0,32 28,4 54,7 0,6 0
Ấn Độ 4,6 1,37 76,4 54,4 2,4 1
Việt Nam 4,2 3,02 79,9 47,0 5,3 0
Chi Lê 4,1 5,3 51,7 64,7 9,3 3
Ca-na-đa 3,9 0,85 42,0 78,6 1,5 0
Thụy Điển 3,4 2,03 85,5 53,5 3,6 0
Đan Mạch 3,3 2,98 44,5 40,9 5,2 0
Tây ban Nha 2,9 0,93 26,4 60,0 1,6 0
In-đô-nê-si-a 2,9 1,56 56,6 64,5 2,7 1
Hà Lan 2,8 0,43 38,7 41,4 0,8 0
Nga 2,8 0,53 55,7 85,6 0,9 0
Nguồn: Số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới - ITC, năm 2014.
188
PHIẾU KHẢO SÁT
(Các hộ, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản)
1- Mã số phiếu
2- Phỏng vấn viên (Tên, ký nhận)
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
NỘI DUNG CÂU HỎI MÃ
Câu 1. Thông tin chung về hộ gia đình/doanh nghiệp?
a. Tên chủ hộ/doanh nghiệp:__________________________________________
b. Địa chỉ:________________________________________________________
c. Điện thoại:_________________
d. Email: ____________________Website://www._________________
Câu 2. Loại hình doanh nghiệp
Nhà nước 1
Tư nhân 2
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 4
Khác (Ghi rõ) 5
Câu 3. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp?
Sản xuất, chế biến 1
Xuất khẩu 2
Khác (Ghi rõ) 3
189
PHẦN II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HỘ/DN
S/lƣợng Đơn giá T/tiền
Nội dung câu hỏi Mã
(Kg) (1.000đ) (1.000đ)
Câu 4. Thông tin về cây trồng?
Loại giống chính/hình thức gieo ươm 1
Diện tích cho sản phẩm 2
Số năm đã cho sản phẩm 3
Khác (Ghi rõ) 4
Câu 5. Tổng thu
Sản lượng thu hoạch 1
Sản lượng bán ra 2
Câu 6. Chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật,
nguyên nhiên vật liệu, thuế, lệ phí
Thuốc trừ sâu 1
Thuốc diệt cỏ 2
Thuốc kích thích tăng trưởng 3
Tiền điện 4
Khác (Ghi rõ) 5
Câu 7. Chi phí thuê ngoài
Thuê máy móc, thiết bị, phương tiện 1
Xới, vun gốc, làm cỏ, tưới, 2
Phân bón, phun thuốc 3
Khác (Ghi rõ) 4
Câu 8. Chi phí lao động tự làm của hộ
Xới, làm cỏ, tưới, đốn cây, tạo tán, tỉa cành 1
Bón phân, phun thuốc 2
Thu hoạch và vận chuyển 3
Công việc hộ tự làm 4
Khác (Ghi rõ) 5
Tôi xin cam đoan, những thông tin của Ông/Bà cung cấp cho chúng tôi chỉ
được sử dụng vào mục đích nghiên cứu của Luận án, ngoài ra sẽ không sử dụng vào
mục đích nào khác.
Xin cảm ơn Ông/Bà đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành phiếu hỏi này!
190
PHIẾU KHẢO SÁT
(Các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia)
1- Mã số phiếu
2- Phỏng vấn viên (Tên, ký nhận)
Câu 1. Thông tin chung người được hỏi?
e. Tên :__________________________________________
f. Địa chỉ:________________________________________________________
g. Điện thoại:_________________
h. Email: ____________________Website://www._________________
Câu 2. Chuyên môn nghiệp vụ
Quản lý nhà nước 1
Nhà khoa học 2
Chuyên gia 3
Khác (Ghi rõ) 4
Câu 3. Ông/bà đánh giá thế nào về các chính sách phát triển xuất
khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay?
Rất tốt 1
Tốt 2
Trung bình 3
Kém 4
Khác (Ghi rõ) 5
Câu 4. khả năng đáp ứng của các chính sách phát triển sản xuất một
số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Rất tốt 1
Tốt 2
Trung bình 3
Kém 4
Khác (Ghi rõ) 5
191
Câu 5. Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển sản
xuất một số mặt hàng nông sản
Rất tốt 1
Tốt 2
Trung bình 3
Kém 4
Khác (Ghi rõ) 5
Câu 6. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện nay đối với phát
triển sản xuất một số mặt hàng nông sản xuất khẩu
Rất tốt 1
Tốt 2
Trung bình 3
Kém 4
Khác (Ghi rõ) 5
Câu 7. Mức độ đáp ứng yếu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm hiện nay đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu
Rất tốt 1
Tốt 2
Trung bình 3
Kém 4
Khác (Ghi rõ) 5
Câu 8. Mức độ đáp ứng liên kết trong phân phối, đảm bảo sự liên kết
bền vững và chia sẻ rủi ro trong các khâu của chuỗi giá trị hàng nông
sản
Rất tốt 1
Tốt 2
Trung bình 3
Kém 4
Khác (Ghi rõ) 5
Tôi xin cam đoan, những thông tin của Ông/Bà cung cấp cho chúng tôi chỉ
được sử dụng vào mục đích nghiên cứu của Luận án, ngoài ra sẽ không sử dụng vào
mục đích nào khác.
Xin cảm ơn Ông/Bà đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành phiếu hỏi này!