Phụ nữ với chiến tranh

“Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Đó ắt hẳn là tâm niệm, là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam! Em cũng không là trường hợp ngoại lệ. Để có được bài viết này, em không thể không nhắc đến sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Ngô Thị Kim Liên, đã cho chúng em tiếp cận với những tư tưởng, những kiến thức từ Bộ môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ đó gợi mở trong chúng em nhiều hướng suy nghĩ khác nhau về lịch sử và vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc! Thông qua việc hướng dẫn đề tài của Cô, chúng em đã có những hướng tiếp cận khác nhau sau khi được đi tham quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh! Từ đó mỗi người đã có một bài cảm nhận thật sâu sắc về những Chứng Tích oai hùng từ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời cũng xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo và cán bộ hướng dẫn tham quan của Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan và tiếp cận tất cả những vấn đề liên quan để có thể thực hiện tốt bài viết này! Và thật thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc đến công lao của các anh hùng đã có công giữ nước, chiến đấu tới tận hơi thở cuối cùng để giành độc lập ấm no cho dân tộc, để ngày hôm nay chúng ta được sống trong thế giới hoà bình. Họ đã để lại một quá khứ anh hùng, để ngày hôm nay mỗi khi nhìn lại những chứng tích ấy, chúng ta cũng không khỏi xúc động và tự hào! Xin trân trọng cảm ơn!!! Nội dung chính Đề tài “Phụ nữ với chiến tranh”.  Tổng quan về Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh.  Những cảm xúc và ghi nhận những sự kiện khi quan sát những hình ảnh của người phụ nữ  Vai trò của người phụ nữ trong chiến tranh Những phụ nữ trực tiếp tham gia phục vụ cách mạng trong tiền tuyến Gương Cách mạng Cảnh giam giữ và tra tấn những người phụ nữ cách mạng Những thương tổn về thể xác và tâm hồn Chất độc màu da cam đã gây hậu quả lớn lên nhân dân nói chung, người phụ nữ nói riêng Những gì còn sót lại sau chất độc màu da cam  Chiến tranh gây mất mát cho cả hai bên - nước gây chiến và nước bị gây chiến Một số tranh triễn lãm của các thiếu nhi về hoà bình và chiến tranh Quay lại với hình tượng đẹp đẽ của người phụ nữ trong chiến tranh - những áp phích, tranh, sách  Cảm nghĩ chung sau buổi tham quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phụ nữ với chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA SINH HỌC NGÀNH SINH HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÀI THU HOẠCH GVHD: Ths NGÔ THỊ KIM LIÊN SVTH : Hồ Thị Kim Lan MSSV : 0515283 LỚP : 06SH Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2008 “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Đó ắt hẳn là tâm niệm, là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam! Em cũng không là trường hợp ngoại lệ. Để có được bài viết này, em không thể không nhắc đến sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Ngô Thị Kim Liên, đã cho chúng em tiếp cận với những tư tưởng, những kiến thức từ Bộ môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ đó gợi mở trong chúng em nhiều hướng suy nghĩ khác nhau về lịch sử và vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc! Thông qua việc hướng dẫn đề tài của Cô, chúng em đã có những hướng tiếp cận khác nhau sau khi được đi tham quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh! Từ đó mỗi người đã có một bài cảm nhận thật sâu sắc về những Chứng Tích oai hùng từ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời cũng xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo và cán bộ hướng dẫn tham quan của Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan và tiếp cận tất cả những vấn đề liên quan để có thể thực hiện tốt bài viết này! Và thật thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc đến công lao của các anh hùng đã có công giữ nước, chiến đấu tới tận hơi thở cuối cùng để giành độc lập ấm no cho dân tộc, để ngày hôm nay chúng ta được sống trong thế giới hoà bình. Họ đã để lại một quá khứ anh hùng, để ngày hôm nay mỗi khi nhìn lại những chứng tích ấy, chúng ta cũng không khỏi xúc động và tự hào! Xin trân trọng cảm ơn!!! Nội dung chính Đề tài “Phụ nữ với chiến tranh”. Tổng quan về Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh. Những cảm xúc và ghi nhận những sự kiện khi quan sát những hình ảnh của người phụ nữ Vai trò của người phụ nữ trong chiến tranh Những phụ nữ trực tiếp tham gia phục vụ cách mạng trong tiền tuyến Gương Cách mạng Cảnh giam giữ và tra tấn những người phụ nữ cách mạng Những thương tổn về thể xác và tâm hồn Chất độc màu da cam đã gây hậu quả lớn lên nhân dân nói chung, người phụ nữ nói riêng Những gì còn sót lại sau chất độc màu da cam Chiến tranh gây mất mát cho cả hai bên - nước gây chiến và nước bị gây chiến Một số tranh triễn lãm của các thiếu nhi về hoà bình và chiến tranh Quay lại với hình tượng đẹp đẽ của người phụ nữ trong chiến tranh - những áp phích, tranh, sách… Cảm nghĩ chung sau buổi tham quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Nội Dung Bài Cảm Nhận Trong không khí cả nước tưng bừng chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam – 20/10/2008, những suy nghĩ, cảm xúc về những người phụ nữ bỗng trỗi dậy trong tôi. Cảm xúc ấy càng trở nên mạnh mẽ kể từ lúc tôi đặt chân tới Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh số 28 đường Võ Văn Tần, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên đặt chân tới Bảo Tàng, tôi không giấu được tâm lý tò mò. Đưa mắt quan sát tổng thể tất cả quang cảnh Bảo Tàng. Choáng ngợp trước những hiện vật mà chiến tranh đã để lại cho đến ngày nay với những chiếc máy bay, xe tăng, đạn pháo đồ sộ, hiện đại… Tất cả như thầm nhắc cho chúng ta biết về quy mô cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của cha anh ta ngày trước! Sau một hồi quan sát tổng quan quang cảnh bên ngoài Bảo Tàng, tôi xác định lại phương hướng và bước chân đến Sảnh chính của Bảo Tàng. Tại đây trưng bày rất nhiều hình ảnh và hiện vật của chiến tranh. Vì đã xác định trước mục tiêu buổi tham quan hôm nay là xoay quan những cảm nhận về người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh, nên sự chú ý được tập trung đến những hình ảnh và sự kiện liên quan đến các bà, các chị và các mẹ… Tất nhiên tôi không bỏ qua việc quan sát và cảm nhận về những hình ảnh sự kiện khác, nhưng tôi thực sự rất xúc động và có đôi nét phải chua xót, ngậm ngùi khi phải nhìn những hình ảnh như hiện diện trước mắt. Xin được trích dẫn một số hình ảnh theo thứ tự tôi quan sát để mọi người cùng hình dung ra những cảm nhận tôi sắp chia sẻ dưới đây. (1) (2) (3) (4) Chưa cần đề cập đến nội dung hình ảnh thì mọi người ai cũng nhận ra rừng đằng sau những tấm hình ấy không hề có lấy một nụ cười. Từ trẻ thơ đến người mẹ, và rồi đến người bà…tất cả đều ẩn chứa nỗi đau xót tự tận cõi lòng! Em bé gái không có một thưở ấu thơ hạnh phúc trong mái ấm vun đầy tình yêu thương đầy đủ của cha mẹ, đổi lại tuổi thơ của em là những nỗi khiếp sợ luôn thường trực trên ánh mắt ngây thơ của em! Cha của em bé trong ảnh (1) bị lính Mỹ bắt và em đã hốt hoảng kêu than “Đừng giết cha tôi!” Người vợ bồng các con trên tay mà không có lấy sự đùm bọc của người chồng, với một vẻ mặt lo âu không lối thoát. Tiếp đến là hình ảnh của những người phụ nữ lớn tuổi và trẻ em, nhìn ánh mắt họ, chúng ta như nhìn thấy được nỗi thất vọng trộn lẫn sự khiếp đảm của họ, dường như họ đang cố tìm lối thoát cho mình, nhưng… tất cả chỉ là vô vọng! Còn trong tấm ảnh thứ tư, người bà này đang ôm trên tay tấm di ảnh của người cha đã bị sát hại trong một trận thảm sát của lính Mỹ tại Thạnh Phong tỉnh Bến Tre đêm ngày 25/2/1969 với nỗi đau khôn xiết. Còn nỗi đau nào hơn khi chứng kiến cả cha cùng mẹ đồng thời bị giết hại tại một nơi, trong một thời điểm!!! Vậy mà bọn chúng nỡ nhẫn tâm, chỉ trong một đêm, chúng đã tàn sát dã man không biết bao nhiêu mạng người: từ người 65 tuổi, 62 tuổi, rồi cả các chị đang có thai, các em từ 3-15 tuổi chiếm số lượng rất lớn, và kể cả em bé mới chỉ 5 tháng tuổi… Chúng không cho em bé này nếm trải những năm tháng đầu đời của mình một cách trọn vẹn. Chúng đã không loại trừ một ai, đôi khi xét lại, tâm hồn chúng không bằng một loài cầm thú! Chúng nỡ tâm sát hại chính cả “đồng loại” của mình! Để rồi những gì còn lại chỉ là những “Bãi xác” và những nấm mồ! Đứng trước một thực tế như vậy, họ không thể đứng nhìn mãi được. Tức nước thì vỡ bờ, đó là quy luật muôn đời nay. Bọn xâm lược đã dồn dân ta đến đường cùng, chị em phụ nữ cũng không thể khoanh tay đứng nhìn chồng con mình một mình ngoài trận tuyến. “Giặt đến nhà, đàn bà cũng đánh” và họ đã vùng dậy, cùng anh em chiến sĩ hoạt động cách mạng, với một tấm lòng yêu nước nồng nàn và một niềm tin sắt đá! Nói sao cho hết công lao của người Phụ nữ trong chiến tranh. Những chiến thắng của các anh chiến sĩ ngoài mặt trận đều gắn liền với công sức và sự hy sinh của các chị, các mẹ ở hậu phương. Mái ấm mất đi một trụ cột, các chị em thay các anh làm trụ cột gia đình. Họ lao động sản xuất, ngày đêm vất vả với một ước mong sao cho đủ lương thực thực phẩm phục vụ tiền tuyến. Họ nhịn ăn, nhịn mặc, chỉ mong sao tiền tuyến được đủ đầy. Bởi họ ý thức được rằng tiến tuyến rất quan trọng và đang rất cần sự chi viện của họ! “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là một đặc trưng của người phụ nữ Việt nam. Họ không những chỉ chăm lo cho tiền tuyến, mà khi ở nhà, họ còn là một người con hiếu thảo chăm sóc mẹ già, họ là người mẹ hết lòng vì con, hết lòng tận tuỵ chăm sóc gia đình. Giá như chiến tranh không xảy ra, những người phụ nữ sẽ được sống trong một mái ấm cùng chồng con thật hạnh phúc, không còn cảnh ly tan, khóc thương vì sự ra đi mãi mãi của người chồng – như người phụ nữ trong bức tranh mang tên “ Chiến tranh, nước mắt và niềm đau” của em Nguyễn Hoàng Vũ, 14 tuổi, trường THCS Trần Văn Ơn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh - được trình bày trong Bảo Tàng. Bức tranh làm cho những ai chiêm ngưỡng đều phải cảm thấy xót xa! Khi đã cướp đi người thân yêu nhất của họ, người trụ cột duy nhất trong gia đình, thì giá như bọn địch còn chút lương tâm, để cho các chị em phụ nữ được sống yên ổn để làm tròn bổn phận của mình! Nhưng hận thay, chúng tìm mọi cách để diệt trừ đồng bào ta đến tận gốc ngọn. Những trận càn quét tang thương của chúng để lại sau lưng là cảnh nhà tan tác, là cảnh cả gia đình phải li tan, phải chết mòn chết mỏi. Và đây là những gì còn lại sau mỗi trận càn của địch… Người phụ nữ trong hình là chị Cao Thị Lạc ở xã Kiến Hưng tỉnh Hà Tây, bị bom B52 của Mỹ giết hại ngày 21/12/1972. Cái gia đình với 4 người con, lẽ ra phải hạnh phúc lắm, thì giờ đây họ đng” tay trong tay” cùng nằm lại trên đất, không có lấy một nấm mồ! Thật xót xa thay!!! Nói đến hình ảnh người mẹ và các con, tôi xin được nhắc lại lần nữ về bức ảnh ở trang bìa. Hy sinh đã trở thành một đức tính không thể thiếu của người phụ nữ Việt nam, đặc biệt là khi họ nắm trên tay mình sinh mạng của những người con mà mình đã mang nặng đẻ đau. Làm sao mà không đau khi phải tận mắt chứng kiến từng đứa con thơ của mình bị nhấn chìm bởi dòng nước lũ. Dòng nước bao vây, xiết chặt con người của chị, dù đã đuối sức rồi, nhưng đôi tay chị vẫn ghì chặt các con để mong cứu các con thoát qua khỏi cơn nước lũ. Có thế mới biết được ý chí của người phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ biết dường nào!!! Quy Nhơn năm 1965 Ý chí ấy đã đưa người phụ nữ đến gần với Cách mạng. Họ không chỉ ở lại hậu phương để giúp đỡ chi viện cho tiền tuyến, mà rất nhiều chị em phụ nữ đã tham gia trực tiếp vào cách mạng. Họ hy sinh tuổi thanh xuân của mình, hy sinh luôn cả tình yêu lứa đôi của mình để dồn tâm sức vào cuộc chiến đấu vận mệnh của dân tộc. Họ là những cô nữ thanh niên xung phong dũng cảm, là những cô gái mở đường, tiếp đạn dược. Trên chiến trường, họ còn là những bác sỹ, y tá túc trực ngày đêm chăm sóc, chữa bệnh cho thương bệnh binh. Dù trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ thế nào thì trên khuôn mặt họ vẫn rạng ngời một niềm vui…niềm vui chờ mong đến ngày chiến thắng! Trong quá khứ đã có không biết bao gương cách mạng là các chị em phụ nữ. Ai cũng một lần được nghe nhắc đến chiến tích của vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi… những gương cách mạng tiêu biểu ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuổi trẻ chúng ta không ai không biết đến sự hy sinh cao cả của chị Võ Thị Sáu. Chị để lại một biểu tượng thật đẹp trong lòng mỗi người khi nghe kể về chị. Tôi còn nhớ trong một tiết học, Thạc Sĩ Ngô Thị Kim Liên đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về Cây Lê Ki Ma “trẻ mãi không già” bên cạnh ngôi mộ của chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo. Câu chuyện làm cho chúng tôi xúc động và tự hào. Chị Võ Thị Sáu đã ra đi, nhưng linh hồn chị còn vương mãi. Linh hồn thanh tao của chị như hoà quyện vào cây Lê Ki Ma để chúng ta mãi thấy nét thanh xuân và tuổi trẻ của chị qua cây Lê Ki ma “trẻ mãi không già”, mãi xanh tuơi như chính lứa tuổi 16 của chị ngày chị ngã xuống Sau một khoảnh khắc lắng lòng hồi tưởng về quá khứ, tôi tiếp tục rảo bước trong Bảo Tàng. Tôi bước ra ngoài và tiến tới khu “Chuồng Cọp” - một cái tên phần nào hiện diện được những ngày tháng bị tra tấn đoạ đày của các nạn nhân của chế độ lao tù thời Ngô Đình Diệm tới Nguyễn Văn Thiệu. Mặc dù đã được dạy, được nghe nhiều nhưng tôi thực sự bàng hoàng khi nhìn những bản - biểu đồ thể hiện mạng lưới lao tù tại miền Nam Việt Nam. Chỉ tính riêng những nhà tù thật sự lớn thì mật độ của nó cũng đã khiến ta phải choáng ngợp. Chỉ ở khu vực Sài Gòn và lân cận đã có đến 3 nhà tù lớn (kí hiệu màu đỏ), hàng chục nhà tù quy mô vừ và đến hàng mấy chục nhà tù nhỏ. Ở trong những lao tù ấy, biết bao chiến sĩ cách mạng của dân ta đã phải chịu những cực hình, phải trải qua những tháng ngày có thể nói là còn hơn ở địa ngục. Cũng ở những nơi ấy, các nữ chiến sĩ cách mạng của chúng ta cũng phải chịu đoạ đày… Đây là nhà tù Thủ Đúc, nơi giam cầm những phụ nữ Việt Nam yêu nước tham gia hoạt động chống chính quyền Sài Gòn cũ. Còn đây là phòng giam biệt lập ở Thủ Đức, còn được gọi là phòng kỷ luật an ninh, hay còn gọi bằng cái tên nghe rùng mình hơn nữa, đó là “Hoả lò”, bởi lẽ cái phòng giam ấy quá chật chội, nóng bức; chật chội đến nỗi các nữ tù nhân phải thay nhau ra của đứng để hít thở khí trời. Với một tuổi trẻ phơi phới sức xuân, lẽ ra họ được tự do để thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình…thì giờ đây họ phải chôn chân nơi đây, giấu sau lưng bao mơ ước, tạm gác lại tất cả để chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc. Nói sao cho hết những nỗi đau về mặt thể xác lẫn tâm hồn mà họ phải gánh chịu trong những năm tháng lao tù! Trên đây là những tấm hình được phát hoạ lại những “biện pháp” đày đoạ dã man mà chúng đã thực hiện đối với chị em phụ nữ . Tấm ảnh đầu tiên phát hoạ là “Đòn Châm cứu” – chúng dùng kim ghút có cắm lông gà vào đầu các ngón tay của người tù đặt dưới quạt máy, mỗi nhịp thước, mỗi vòng quay của lông gà là một luống đau đớn, xoáy tận tim người tù! Tấm ảnh tiếp theo là “Đòn tàu ngầm” - người tù bị trói chặt trên băng ghế, đầu thấp hơn chân, miệng bị bịt chặt bằng vải, đầu bị giữ chặ xuống ghế, sau đó chúng nối một ống cao su dẫn nước vào mũi tù nhân, đôi khi nước đó còn cò pha cả xà phòng hoặc vôi, đợi khi nước đã đầy bụng tù nhân, bọn cai ngục dùng chân mang giày đinh, đạp mạnh vào bụng họ để họ nôn ra cả nước và máu! Thật dã man! Bọn cai ngục còn dã man hơn loài cầm thú. Chúng nỡ đối xử như vậy với cả những chị em phụ nữ - những người vốn được coi là “chân yếu tay mêm”, thử hỏi những người “ chân yếu tay mềm” đó sẽ ra sao khi phải chịu những đòn tra tấn như vậy lên xác thịt! Nhưng còn dã man hơn khi chúng còn dùng những thủ đoạn nhằm tra tấn mặt tinh thần của các chị em phụ nữ. Chúng thẳng tay trực tiếp đụng chạm đến những nơi quý giá nhất, thầm kín nhất của người phụ nữ. Nhằm vào tâm lý sợ rắn của chị em, chúng dùng “Đòn chơi với rắn” để tra tấn các chị làm tuyệt đường sinh đẻ. Ngoài rắn, bọn cai ngục còn dùng chai bia mẻ miệng thay vào, những mảnh chai ấy khi đã đam vào âm dạo thì không thể giải phẫu lấy ra được, vì có soi X.Quang cũng không nhìn thấy được. Có vậy mới thấy hết được sự man rợn của bọn người xâm lược này. Thử hỏi những ai đã bị tra tấn bởi đòn “chơi với rắn” này, sau khi được thả, tinh thần của họ sẽ hoảng loạn đến mức nào, có nhiều chị em đã không thoát được sự hoảng loạn ấy cho đến hết cuộc đời… Đó là chưa tính đến những vũ khí hiện đại mà chúng dùng để tra tấn các chiến sĩ của ta. Trên hình là chị Kiều Thị Tư và Ngô Thị Tồn – hai trong số 410 chị em yêu nước đứng ra chống chào cờ “Quốc gia” tại nhà lao- bị địch đàn áp dã man bằng lựu đạn lân tinh. Một số chiến sĩ khác, mà theo chúng được gọi là “cứng đầu” hơn, thì được “giải quyết bằng máy chém! Ngày xưa lính Pháp dùng máy chém để kết thúc cuộc đời của chiến sĩ Việt nam…và ngày hôm nay, tại Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, một người Pháp đang nhìn lại những công cụ đàn áp của họ ngày xưa..! Tôi đứng sau chụp hình họ mà ngậm ngùi suy nghĩ, cuộc đời sao quá đỗi trái ngang!!! Sự đàn áp dã man của chúng đã gây nên những cái chết bi thảm của các tù nhân, của các chị em phụ nữ. Thật tang thương khi nhìn đồng bào của mình phải đỏ máu, còn chúng, chắc đang phấn khởi “đếm” những “thành tích” mà chúng đã đạt được..! Bị tra tấn, đàn áp dã man là thế, nhưng hầu hết các chiến sĩ đều đã vượt qua. Đôi lúc suy nghĩ lại, tôi thật sự không hiểu, động lực nào đã giúp cho ý chí của họ mạnh mẽ kiên cường, vượt qua tất cả như vậy. Phải chăng lòng yêu nước đã giúp họ chiến thắng mọi thử thách trong chốn lao tù, để mãi mãi kiên cường giữ lấy bí mật cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc ta ngày nay. Những tưởng khi chiến tranh kết thúc thì những hậu quả của nó cũng mất theo chiến tranh. Nhưng không may thay, hậu quả chiến tranh mãi mãi trở thành nỗi ám ảnh của người dân các dân tộc bị xâm lăng. Trong cuộc chiến thảm khốc này, chúng đã rải xuống đất nước ta không biết bao nhiêu là lượng chất độc Dioxin - chất độc màu da cam! Chúng sử dụng những phương tiện tối tân nhất để thực hiên công việc này. Máy bay C – 123 đang phun rải chất đôc Rừng Đước ở Cà mau bị chết rụi màu da cam do quân đội Mỹ phun chất độc màu da cam. Khu rừng Dương Minh Châu (tỉnh Tây Rừng Mã Đà (tỉnh Đồng Nai) trước Ninh) trước và sau khi bị rải chất khai và sau khi bị rải chất khai quang quang Và hậu quả thì sao? Những mảnh rừng xanh tốt, những vùng đất đầy sự sống, tất cả chỉ cỏn là bình địa không chút sự sống! Tại Việt nam, chất độc màu da cam cũng đã trở thành một gánh nặng rất lớn cho chị em phụ nữ. Có người trực tiếp là nạn nhân của chất độc màu da cam, chịu những thương tổn về thể chất lẫn tinh thần. Phải mang trên mình một cơ thể không trọn vẹn, họ có suy nghĩ gì..! Ắt hẳn chúng ta cũng phần nào cảm nhận được! Chị Huỳnh Thị Thuận, sinh năm 1977, Chị Trần Thị Hương ấp 3 xã Phạm tại thôn Đại Cát, xã Minh Phụng, huyện Văn Hai, huyện Bình Chánh, thành Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. phố Hồ Chí Minh. Có thể những nỗi đau trực tiếp trên thân xác họ còn nhẹ nhàng hơn là khi họ sinh ra những người con phải chịu hậu quả từ chất độc da cam… Mỗi sinh linh bé nhỏ chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao của các mẹ, nói sao cho hết nỗi bàng hoàng và nỗi đau khi ôm trên tay một sinh linh vừa chào đời với những thương tật trên mình vì chất độc màu da cam..? Mấy ai không ngậm ngùi chua xót khi nhìn thi thể của các em trong dung dịch ướp xác. Các em đã bị đánh mất tuổi thơ, phải ra đi khi chưa kịp đón nhận thế giới này, và phải ra đi với những hình hài không trọn vẹn. Thử hỏi chúng ta có thử đặt mình vào vị trí là những người mẹ của các em, lúc đó chúng ta sẽ ra sao..? Đứng lặng người nhìn hình hài các bé, tôi bỗng giật mình khi tự nhiên nhìn thấy một bé trai ngoại quốc chạy tới chỉ vào hộp xác, lắng nghe bé nói, thì bé thắc mắc với cha bé rằng - tại sao các “bạn” này ngoại hình không giống con lắm, và lại nằm trơ trong “nước” như vậy? Nghe thật xót xa! Người cha biết nói gì hơn, chẳng lẽ đứng giải thích về tội ác ngày xưa của quốc gia mình đã gây nên cho nhân dân Việt Nam… Người cha vội dắt hai đứa con đi ra xa khỏi khu vực ấy, tôi đứng nhìn theo mà lòng tràn ngạp suy nghĩ… Xin trích dẫn một số hình ảnh của các bé gái bị nhiễm chất độc màu da cam. Nếu được sống bình thường như bao đứa trẻ khoẻ mạnh khác, biết đâu trong số các em sau này sẽ đạt được những thành công nhất định trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, kể cả con đường nghệ sỹ, diễn viên.Nhưng khi đã gắn liền với “căn bệnh” này, cảnh cửa tương lai của các em coi như đã bị khép mất một cánh. Chị Phạm Thị Thương, sinh năm 1972 Chị Đào Thị Hoan, sinh năm 1977 Xã Bình Phú, tỉnh Bến Tre. tại tỉnh Vĩnh Phúc. Bé Lê Thị Hoàng Yến, sinh năm 1996, Bé Đoàn Thị Mỹ Dung, sinh năm tại xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm 1991, tại Thạch Trung, tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh Vĩnh Long. Gánh nặng đè lên vai những người phụ nữ trong chiến tranh, và rồi khi đất nước hoà bình, đôi vai họ không hề vơi nhẹ đi, mà giờ đây họ còn phải hứng chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh mang lại - một người chồng thương bệnh binh, những người con bị nhiếm chất độc màu da cam… Bà Nguyễn Thị Huyền, ở xã Cam Nghĩa Em Kế Văn Bạc, sinh năm 1988, cùng huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cùng các mẹ ở xã A Ngô, huyễn A Lưới, tỉnh người con bị nhiễm chất độc màu da Thừa Thiên Huế. Cam Có thế mới thấu được tấm lòng của người phụ nữ..!Họ hy sinh dường như tất cả cuộc đời mình vì hạnh phúc của người thân yêu mình! Hậu quả của chiến tranh còn đó, hậu quả của chất độc da cam cũng còn nguyên hình! Dù cho đến nay thế giới cũng đã có nhiều hành động thiết thực để xoa dịu nỗi đau của nạn nhân chất độc màu da cam, nhưng chữa sao cho hết vết thương thể xác và vết thương tinh thần đã in hằn sâu trong con người của những nạn nhân này! Có thể nhận thấy chất độc màu da cam đã trở thành một nỗi ám ảnh cho tất cả nhân loại. Cho đến ngày nay, dù chiến tranh đã qua đi trên đất nước ta, nhưng như mọi người đã thấy, chất độc màu da cam nào đã buông tha cho dân tộc ta… không ai phủ nhận được điều này, kể cả các em thơ đang được cắp sách đến trường, các em cũng đã dùng trái tim của mình tạo nên những bức tranh mà khi nhìn vào đó chúng ta mới giật mình không hiểu tại sao các em lại có một cảm nhận sâu sắc như vậy..! Đây là bức tranh “Chiến tranh, chất độc màu da cam - nỗi đau của sự sống” của em Đàm Thị Mai, 13 tuổi trường THCS Nguyễn Hồng Đào, quận Tân Bình. Ở đây, một lần nữa hình ảnh người phụ nữ đau thương lại xuất hiện như minh chứng cho những đau thương họ phải trải qua trong lịch sử đấu tranh dân tộc! Một khi đã có chiến tranh, không thể tránh khỏi những mất mát đau thương, những tổn hao về kinh tế và con người ở cả nước đi gây chiến lẫn nước bị gây chiến. Và cuối cùng người gánh hậu quả không ai khác chính là người dân tại nước xảy ra đấu tranh. Đặc biệt để lại hậu quả nặng nề cho người già, phụ nữ và trẻ thơ. Bức tranh được trưng bày tại Bảo Tàng của em Lê Ngọc Thảo Vy, 14 tuổi, trường THCS Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình phần nào thể hiện được cảm xúc về vấn đề này. Vậy cớ sao không cùng nhau giang tay sống hoà bình, hữu nghị trên toàn nhân loại? Ngày nay khi đất nước chúng ta đã được sống trong hoà bình thì còn nhiều nơi trên thế giới còn phải trải qua một thời kì khó khăn gian khổ để đấu tranh giành lại tự do cho dân tộc của họ. Hơn ai hết, chúng ta - những người đã từng trải qua cảnh mất nước - hiểu được những nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng và trải qua. Chúng ta hãy lên tiếng, kêu gọi và hành động vì một thế giới hoà bình. Nói về vấn đề này, tôi xin được đưa ra những hình ảnh tại Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, cũng có thể coi như những bằng chứng xác thực về tinh thần xây dựng thế giới hoà bình của nhân dân ta. Những bứa tranh được trung bày tại Bảo Tàng chỉ do những em bé mới bậc tiểu học, vậy mà các em đã có một nhận thức rõ ràng và sự cảm nhận sâu sắc, cũng như biết được tinh thần hợp tác, hữu nghị, hoà bình trên thế giới này quan trong biết dường nào! (Bức tranh “Đoàn kết vì hoà bình thế giới” của em Phạm Thị Thanh Nhi, 13 tuổi, trường THCS Hưng Phú A, Q8.) Ngày xưa, các chị, các mẹ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, và ngày nay các em bé gái cũng đã dùng màu bút của mình phác hoạ lại những hình ảnh xúc động về họ. Mãi mãi hình ảnh của người phụ nữ được tôn vinh. Kể cả trên những áp phích, sách báo bao đời nay, hình ảnh họ cũng được mãi vươn ra thế giới với nhiều ý nghĩa tốt đẹp và bao thông điệp đáng giá! Mỗi bức tranh là một biểu tượng cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Họ lạc quan tin tưởng vào niềm tin chiến thắng. Có những lúc họ dịu dàng như một thiếu nữ đang trong tuổi yêu thương, ngồi viết những dòng thư xanh cho người chiến sĩ ngoài mặt trận, có lúc họ đứng lên, cầm súng, hiên ngang đến bất ngờ! HÌnh tượng họ thật đẹp và để lại dấu ấn trong lòng mỗi chúng ta! Cảm nghĩ chung sau buổi tham quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Sau buổi tham quan, tối đứng trước bức tượng “Bà Mẹ” do tác giả Nguyễn Hoàng Huy - tỉnh tây Nình tạo nên từ các mảnh bom - lặng người nhìn bức tượng và suy ngẫm những cảm nhận chung sau buổi tham quan này. Tự đáy lòng mình, tôi rất vui vì nhận ra rằng những giá trị tinh thần ngày xưa để lại đã được thế hệ ngày nay trân trọng và gìn giữ. Để từ đó tác động vào tâm thức của thế hệ hôm nay những giá trị từ cuộc sống. Để họ biết trân trọng cuộc sống hoà bình này hơn bao giờ hết, để họ nhận ra rằng không phải tự nhiên mà họ có được cuộc sống yên vui như ngày hôm nay. Có được nó là nhờ bậc cha anh phải đổi bằng máu và nước mắt mới lấy được. Khách tham quan ngày hôm đó rất đông. Đền 8h sáng đã có rất nhiều lượt khách tham quan. Gương mặt mọi người đều có vẻ gì đó trầm tư suy nghĩ, như thể họ muốn cảm nhận lại những chứng tích từ cuộc đấu tranh dân tộc một cách thực nhất. Họ ghi chép, số khác chụp hình…họ muốn lưu giữ lại những hình ảnh và khoảnh khắc đẹp nhất mà họ cảm nhận được từ buổi tham quan. Quan sát rất kỹ tất cả mọi thứ trong buổi tham quan, tôi cũng nhận ra rằng, thật đáng buồn vì lượng khách tham quan chủ yếu là khách Ngoại Quốc và các tổ chức của câu lạc bộ Người Cao Tuổi. Có không nhiều những người trẻ tuổi vào tham quan để cảm nhận thật sự. Như tôi đây, nếu không vì bài thu hoạch, thực sự tôi không biết dến dịp nào tôi mới bước chân vào Bảo Tàng này…Có đi rồi mới thấy được những giá trị tinh thần từ những chuyến đi như vậy mang lại cho mình. Vậy mới thấy được rằng việc giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ nói riêng và cho nhân loại nói chúng rất quan trọng. Các tổ chức, tập thể cần khuyến khích hơn nữa cho lớp người trẻ tuổi cùng tham gia vào những hoạt động ngoại khoá như vậy, để vừng vàng hơn về tư tưởng, tăng thêm lòng tự hào dân tộc và biết quý trọng hơn cuộc sống bình yên mà họ đang được hưởng từ máu và nước mắt của cha anh chúng ta! TỔNG KẾT Chỉ bằng một vài trang viết, không thể diễn tả hết tất cả những cảm nhận của tôi về người phụ nữ trong chiến tranh. Những gì họ đã trải qua, họ đã hy sinh và hành động quá đối phi thường, không gi có thể nói hết được! Trong bài viết này, tôi đã khái quát cả những hình ảnh và sự kiện liên quan để từ đó đi đến nội dung xoay quanh hình tượng người phụ nữ với chiến tranh. Không sử dụng bất kỳ một tài liệi nào khác từ sách báo hay internet, tất cả hình ảnh đều được chính tay tôi chụp lại với biết bao cảm xúc, để đem vào bài viết này một cách thực nhất. Hy vọng chuyển tải được nội dung sâu sắc nhất tới với mọi người!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhụ Nữ Với Chiến Tranh.doc
Luận văn liên quan