Sản phẩm là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp. Trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng như
hiện nay, thì sự đón đầu về sản phẩm quyết định không nhỏ tới thành công của đơn vị.
Vì thế tăng cường đầu tư cho phát triển sản phẩm là cần thiết để nâng cao năng lực
cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội
- Đối với các sản phẩm cũ: Tăng cường cải tiến sản phẩm cho phù hợp với tình
hình kinh tế của nước ta hiện nay
- Đối với các sản phẩm mới: Tăng cường quảng cáo tiếp thị cho người dân, thu
hút sự quan tâm của dân chúng
- Thương xuyên cập nhật công nghệ, học tập công nghệ tiên tiến và hiện đại phù
hợp với hoạt động của ngân hàng
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong năm 2010 của ngân hàng thương mại cổ phần miền Tây chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh, hoạt động của ngân hàng được thông suốt, Ngân hàng
TMCP Miền Tây đã sắp xếp cơ cấu tổ chức các phòng ban bao gồm có 1 giám đốc, 2
phó giám đốc, 9 phòng nghiệp vu. Cơ cấu tổ chức các phòng ban được sắp xếp như
sau:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhành Hà Nội
GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
P.KH Doanh
nghiệp
P. Khách
hàng cá nhân
P. Quản lý
rủi ro và nợ
có vấn đề
P.Kế toán
P. Thanh toán
xuất nhập
khẩu
P.Tiền tệ
kho quỹ
P. Thông tin
điện toán
P. Tổng
hợp
P. Tổ chức
hành chính
2.4.1 Phòng kinh doanh
a, Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp, để
khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,
quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
ngân hàng TMCP Miền Tây, trực tiếp quangr áo, tiếp thị giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
b, Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh
nghiệp
- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các
sản phẩm dịch vụ của NHTMCP Miền Tây: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán
ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; làm đầu mối
bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Miền Tây đến khách hàng là doanh
nghiệp. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp
những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu
cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền theo quy định
của ngân hàng TMCP Miền Tây
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản bảo đảm theo qui
định của ngân hàng TMCP Miền Tây.
- Thực hiện nhiệm vụ hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý
rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng/ tổ chức quản lý
rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo qui định của chi nhánh và của ngân
hàng TMCP Miền Tây.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan
hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh
- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình
nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh
xem xét, giai quyết hoặc kiến nghị với cấp trên để giải quyết
- Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
- Làm công tác khác khi được giám đốc giao
2.4.2 Phòng khách hàng cá nhân
a, Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác
vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý
các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân
hàng TMCP Miền Tây, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân.
B, Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo
qui định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng TMCP Miền Tây.
- Thực hiện tiếp thụ, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Miền Tây: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền,
mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; làm
đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Miền Tây đến khách hàng là
cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp
những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng cá nhân
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu
cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền theo quy định
của ngân hàng TMCP Miền Tây.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch.
- Quản lý cac khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy
định của ngân hàng TMCP Miền Tây.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội
đồng xử lý rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng/tổ quản lý rủi ro
để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và ngân hàng
TMCP Miền Tây.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan
hệ giao dịch và đang có quan hệ giap dịch tín dụng với chi nhánh.
- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình
nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh
xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị với cấp trên giải quyết
- Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
- Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
2.4.3 Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
a, Chức năng
Phòng quản lý Nợ có vấn đề - rủi ro có nhiệm vụ quản lý, giám sát thực hiện
danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách
hàng. Quản lý và sử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời
hạn trả nơ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay
theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ gốc và tiền lãi vay. Quản lý, theo dõi và
thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về
công tác quản lý rủi ri của chi nhánh, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án,
phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong
toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng TMCP Miền Tây.
b, Nhiệm vụ
- Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của nhà
nước, của các ngành và ngân hàng TMCP Miền Tây có liên quan đến hoạt động ngân
hàng và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn
bản về hoạt động ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rui ro của
ngân hàng TMCP Miền Tây và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ.
- Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh
trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của chi
nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng TMCP Miền Tây trình cấp có
thẩm quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu của ngân hàng
TMCP Miền Tây.
- Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của ngân hàng TMCP
Miền Tây hoặc theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh, hội đồng tín dụng ch nhánh)
hoặc tái thẩm định: Đối với các khách hàng lần đầu tiên quan hệ vay vốn giám đốc sẽ
có quy định cụ thể. Đối với các tài khoản vay theo quy định của tổng giám dốc phải
thẩm định rủi ro hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu
- Tái thẩm định đánh giá rủi ro
- Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng
theo quy định hiện hành.
- Chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi
nhánh
- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín
dụng và nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh
- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ tài trợ thương mai, chuyển
tiền ngoại tệ mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc ngân hàng TMCP
Miền Tây.
2.4.4 Phòng kế toán
a, Chức năng
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng các công
việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi ngân hàng TMCP
Miền Tây chi nhánh Hà Nội.
b, Nhiệm vụ
- Phồi hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy.
Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày.
- Thực hiện kiểm soát tất cả các bút toán mới và các bút toán điều chỉnh, tra
soát tài khoản điều chuyển vốn. Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán.
- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử và liên
ngân hàng.
- Quản lý thông tin
- Quản lý Séc và giấy tờ có giá các ấn chỉ quan trọng, chứng từ gốc
- Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các
khoản thu nhập.
- Lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
- Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hỗi, bảo hiển y tế và các khoản ngân sách
khác.
2.4.5 Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
a, Chức năng
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ và thanh toán xuất nhập khẩu
và kinh doanh ngoại tệ.
b, Nhiệm vụ
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp.
- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
- Phối hợp với phòng kế toán thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài
- Phối hợp với bộ phận kiểm soát đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài
khoản có liên quan.
- Phối hợp với cá phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị.
- Tham gia hội đồng tín dụng, miễn giảm lãi, xử lý rủi ro.
2.4.6 Phòng tiền tệ kho quĩ
a, Chức năng
- Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy đinh của Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng TMCP Miền tây. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm các điểm
giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền
mặt lớn.
b, Nhiệm vụ
- Quản lý an toàn kho quỹ
- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch
- Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn
- Phồi hợp với phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính điều chuyển tiền
- Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập khẩu kho quỹ
2.4.7 Phòng tổ chức hành chính
a, Chức năng
Thực hiện công tác tổ chứ, đào tạo cán bộ chi nhánh theo đúng chủ trương
chính sách của nhà nước và quy định của ngân hàng TMCP Miền Tây. Thực hiện công
tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công
tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
b, Nhiệm vụ
- Thực hiện qui định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Miền Tây có liên
quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế
- Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ
phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của
chi nhánh
- Chủ động tham mưu, đề xuất, lập kế hoạch bồi dưỡng, quy doạch cán bộ lãnh
đạo tại chi nhánh
- Chủ động đề xuất phối hợp với các phòng liên quan lập kế hoạch, thực hiện
mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, điểm
giao dich…
- Quản lý sử dụng ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi
nhánh
-Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định
của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Miền Tây
- Tổ chức công tác y tế tại chi nhánh
- Thực hiện nhiệm vụ thủ quĩ các khoản chi nội bộ cơ quan
2.4.8 Phòng thông tin điện toán
a, Chức năng
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.
Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy
tính của chi nhánh
b, Nhiệm vụ
- Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công
nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao
- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy tính
- Bảo trì bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thông
suốt hoạt động của hệ thống chi nhánh
- Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản
cập nhật mới nhất từ ngân hàng TMCP Miền Tây triển khai cho chi nhánh
- Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: Lắp ddwatj vận hành xử lý lỗi thẻ ATM
- Kết hợp với các phòng ban nghiệp vụ khai thác việc thực hiện quản lý, duy trì
về kỹ thuật các hoạt động giao dịch ngoài quầy trên các kênh giao dịch của ngân hàng
TMCP Miền Tây…
2.4.9 Phòng tổng hợp
a, Chức năng
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo
và lưu trữ báo cáo, số liệu hoạt động hàng năm của chi nhánh
b, Nhiệm vụ
- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp
báo cáo tình hình hoạt động và kế quả kinh doanh của chi nhánh.
- Làm đầu mối các báo cáo và lưu trữ báo cáo theo quy định của ngân hàng
TMCP Miền Tây
- Thực hiện công tác pháp chế của Chi nhánh
- Phối hợp triển khai, hướng dẫn các đơn vị có nhu cầu và sử dụng thẻ..
3 Bộ máy quản lý điều hành chi nhánh
Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Miền Tây bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc,
chức năng nhiệm vụ cụ thể của giám đốc và các phó giám đốc như sau
3.1 Giám đốc
a, Chức năng:
Xây dựng chiến lược, mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của chi
nhánh theo từng thời kì phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Miền
Tây
b, Nhiệm vụ:
- Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo các nhiệm vụ qui
định tại theo qui chế của Ngân hàng TMCP Miền Tây
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của cấp trên và
chịu trách nhiệm về các quyết định của mình
- Quy định chức năng và quyền hạn cụ thể với các phòng nghiệp vụ tại chi
nhánh phù hợp với quy định của Ngân hàng TMCP Miền Tây nhưng không được trái
với nhiệm vụ và thẩm quyền và mẫu phụ lục đã có
- Quy định nội quy lao động, lề lối làm việc cho chi nhánh phù hợp với nội
dung quy chế cán bộ công nhân viên chức Ngân hàng TMCP Miền Tây
- Là người đại diện cho ngân hàng TPCP Miền Tây quyêt định những vấn đề tổ
chức, cán bộ và đào tạo, là đại diện cho ngân hàng trong ký kết hợp đồng, đăng ký
giao dịch đảm bảo và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp theo ủy quyền của tổng giám
đốc
- Được ký các hợp đồng tuyển dụng cán bộ nhân viện theo quy định của ngân
hàng TMCP Miền Tây, các hợp đồng như là: Tín dụng, bảo đảm tiền vay và hợp đồng
khác liên quan đến kinh doanh và phục vụ cho kinh doanh của ngân hàng.
- Tổ chức hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tài
chính, phân phối tiền lương, thưởng khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh,
phù hợp với các chế độ khoán tài chính và quy định của ngân hàng TMCP Miền Tây
- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên, lập báo cáo định kì, đột xuất theo
chế độ quy định gửi về Ngân hàng TMCP Miền Tây
3.2 Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc hoặc được ủy quyền
chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của phòng kế toán ngân quỹ,
theo dõi hoạt động của một bộ phận… trực tiếp giúp giám đốc điều hành hoạt động
kinh doanh khi cần thiết, bàn bạc và tham gia góp ý kiến với Giám đốc trong việc thực
hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tác tập trung dân chủ và chế độ thủ
trưởng.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP MIỀN
TÂY CHI NHÁNH HÀ NỘI
1. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội
1.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 1: Bảng chỉ tiêu nguồn vốn
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tăng
trưởng Số tiền
Tăng
trưởng Số tiền
Tăng
trưởng
Tổng nguồn
vốn 431.037 - 887.227 205% 3.475.339 391%
Tổng vốn huy
động 354.089 520.001 146% 3.094.605 595%
+Tiền gửi TK
của khách hàng 190.817 678,872 258% 1.138.038 167%
+Tiền gửi của
các tổ chức tín 89.776 206.539 230% 1.86.230 931%
dụng
Nguồn vốn huy
động bằng ngoại
tệ 43,526 64,816 49% 152,938 136%
( Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo phòng kế toán)
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
Triệu đồng
2007 2008 2009 Năm
Biểu 1: Nguồn vốn huy động qua các năm
Nguồn vốn huy
động ngoại tệ
Nguồn vốn huy
động VNĐ
Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm qua
và tăng mạnh nhất là trong năm 2009. Do năm 2008 nền kinh tế suy giảm và do sự tác
động của các khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng Ngân hàng TMCP Miền Tây chi
nhánh Hà Nội vẫn không ngừng mở rộng quy mô nguồn vốn, thu hút khách hàng đến
gửi tiền. Năm 2009, nền kinh tế, dưới những chính sách can thiệp mạnh mẽ của chính
phủ nhằm khắc phục khủng hoảng, phát triển kinh tế, ngân hàng TMCP Miền Tây đã
có sự phát triển đột phá
Có được kết quả trên là do chi nhánh đã thực hiện chính sách marketing hiệu
quả, chú trọng cải tiến, nâng cao dịch vụ đối với khách hàng và áp dụng cơ cấu lãi suất
hấp dẫn. Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội ngày càng thu hút được sự
quan tâm của dân cư và các tổ chức kinh tế.
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng
Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội
không ngừng hoàn thiện các chính sách, chế độ với khách hàng, tích cực mở rộng địa
bàn, phát triển nhiều sản phẩm cho vay mới, đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp,
cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt để đáp ứng nhu cầu được nhanh nhất và tốt
nhất cho khách hàng nhưng vẫn luôn đảm bảo việc kiểm soát rủi ro chặt chẽ.
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Tổng Dư nợ 354,089 100% 520,378 100% 3.094.605 100%
Phân loại theo
thời hạn
Ngắn hạn 262,629 74.21% 428,827 76.12% 364,439 78.77%
Trung hạn 72,231 20.41% 107,373 19.06% 73,743 15.94%
Dài hạn 19,040 5.38% 27178 4.82% 24466 5.29%
Phân loại theo
khách hàng
Khách hàng thể 77,823 21.99% 117,089 20.78% 80,371 17.37%
nhân
Khách hàng
doanh nghiệp 276,077 78.01% 446,289 79.22% 382,277 82.63%
( Nguồn: Tổng hợp các báo cáo phòng kế toán)
Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ nhanh tạo điệu kiện cho ngân hàng TMCP
Miền Tây chi nhánh Hà Nội sử dụng để mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao lợi
nhuận. Tín dụng vẫn là một nguồn thu lớn của Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh
Hà Nội nên việc chú trọng tiếp tục tăng trưởng tín dụng là một mục tiêu phát triển của
chi nhánh. Do sự biến động của thị trường tài chính và chính sách thắt chặt cho vay
của ngân hàng nên chỉ tiêu dư nợ năm 2010 giảm mạnh. Tuy vậy, doanh thu từ hoạt
động tín dụng vẫn không ngừng tăng trong các năm qua.
Về chất lượng tín dụng
Trong năm 2009, công tác khắc phục, thu hồi khắc phục nợ xấu của chi nhánh
luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâ, trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Các
phòng nghiệp vụ đã nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo của ban giám đốc, thường
xuyên theo dõi bám sát từng khách hàng, từng khoản vay, kịp thời thu hồi các khoản
nợ đên hạn và các khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn.
1.3 Một số hoạt động khác
1.3.1 Công tác thu hồi nợ ngoại bảng
Đây là nhiệm, mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, triển khai
năm 2009. Đến 31/12/2009 thu nợ ngoại bảng của chi nhánh đạt 107,4 tỷ đồng bằng
112,2% kế hoạch được giao
1.3.2 Công tác kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ
chế hoạt động. Những thay đổi do việc hội nhập WTO làm cho chính sách về tín dụng
của hệ thống Ngân hàng TMCP Miền Tây có nhiều thay đổi chặt chẽ hơn, làm giảm
đáng kể lượng cho vay xuất nhập khẩu. Tuy vậy, với những cố gắng không ngừng
công tác kinh doanh đối n goại – tài trợ thương mại nói chung của chi nhánh đã có
những chuyển đổi đáng kể
- Mua bán ngoại tệ: Doanh dố mua bán ngoại năm 2008 bằng 102 triệu USD
bằng 58% so với năm 2007. Thu phí bán ngoại tệ lên ngân hàng TMCP Miền Tây đạt
330 triệu đồng
- Việc chi trả kiều hối, thanh toán Wetern Union chính xác, an toàn
1.3.3 Công tác tiền tệ kho quỹ
- Tổng thu tiền mặt VNĐ năm 2009 đạt: 32.543 món với tổng số tiền là 3.109 tỷ
đồng tăng so với năm 2008 là 7.883 món
- Tổng chi tiền mặt VNĐ năm 2009 đạt 6.123 món với tổng số tiền là 2.342 tỷ
VNĐ giảm so với năm 2008 là 532 tỷ đồng
- Tổng thu ngoại tệ năm 2009 đạt 15 triệu USD bằng 120% so với năm 2008
- Tổng chi ngoại tệ năm 2009 đạt 13 triệu USD bằng 126% so với năm 2008
Trong năm 2009 chi nhánh đã thực hiện điều chuyển an toàn tuyệt đối, nộp
Ngân hàng nhà nước 365 tỷ đồng bằng 112% so với năm 2008
1.3.4 Công tác phát triển dịch vụ ngân hàng
Cho đến nay, ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội đã cho ra đời nhiều
sản phẩm dịch vụ tiên ích phục vụ yêu cầu ngày càng cao của khách hàng
Tổng thu phí dịch vụ đạt 4,1 tỷ VNĐ đạt 72% kế hoạch được giao và bằng
167% so với thực hiện năm 2008.
Trong năm 2009 việc triển khai dịch vụ thẻ của chi nhánh đạt được kết quả rất
cao, tổng số thẻ phát hành 32.455 thẻ, đạt 211% kế hoạch được giao của ngân hàng
TMCP Miền Tây. Đưa tổng sô chi nhánh phát hành và quản lý đến nay là 45.357 thẻ
1.2 Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản của ngân hàng TMCP
Miền Tây chi nhánh Hà Nội
1.2.1 Đầu tư cho tài sản cố định
Mở rộng quy mô đáp ứng hoạt động theo mô hình hiện đại hóa, thực hiện sửa
chữa cải tạo các phòng làm việc tại trụ sở và 8 phòng giao dịch. Thường xuyên bám
sát việc thi công xây dựng các công trình nhà làm việc kiêm kho Chi nhánh
Bảo đảm đáp ứng đầy đủ công cụ phương tiện lao động cung cấp trang thiết bị
cho các phòng ban
Đầu tư quản lý đội xe phục vụ tốt cho các hoạt động của ngân hàng được nhanh
chóng, liên tục
1.2.2 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển, nắm bắt được thực
trạng này, tập thể cán bộ quản lý Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội luôn
chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, không những chỉ là về mặt
trình độ mà còn cả về văn hóa, sức khỏe.
Cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội hầu hết
đều có trình độ đại học trở lên. Hàng năm ngân hàng có tuyển mới lao động, các lao
động này khi được tuyển dụng đều được cho học khóa nghiệp vụ (hay đào tạo lại)
nhằm giúp cho những nhân viên mới thành thạo với công việc được giao, đáp ứng
được nhu cầu về trình độ chuyên môn. Trong năm 2009, ngân hàng tuyển mới 15 nhân
viên, bổ nhiệm mơi, bổ nhiệm lại chức danh từ tổ trưởng lên 20 cán bộ, chuyển công
tác 2 cán bộ, nâng bậc lương cho 50 cán bộ. Tổ chức thi cán bộ giỏi cho toàn chi
nhánh.
Song song với việc đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên, ngân hàng còn
thường xuyên tổ chức các đợt tham quan, du lịch cho nhân viên. Tổ chức các cuộc thi
văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể nhân viên trong
ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội. Trong năm 2009, ngân hàng đã tổ chức
cuộc thi “Giọng hát vàng” trong toàn bộ chi nhánh, cuộc thi đã được sự ủng hộ, hưởng
ứng tham gia của tập thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh
1.2.3 Đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới
Công nghệ thông tin giữ vai trò nòng vốt trong mọi hoạt động, nhất là hoạt
động của ngân hàng
Trong thời gian qua, phòng thôn tin điện toán luôn phát huy được khả năng làm
chủ công nghệ, máy móc, đảm bảo cho đường mạng luôn được ổn định, giúp cho hoạt
động giao dịch của chi nhánh luôn được thực hiên nhanh gọn. thông suốt. Bên cạnh
đó, phòng thông tin điện toán thường xuyên phối hợp với các phòng nghiệp vụ nhằm
triển khai các chương trình phụ trợ giúp cho công tác chuyên môn nghiệp vụ được
thực hiện thuận lợi như:
- Đảm bảo các chương trình phần mềm hoạt động tốt không xảy ra trục trặc, cập
nhật nhanh chóng các sửa đổi bổ sung các công văn chỉ đạo, cài đặt triển khai mở rộng
các chương trình theo yêu cầu các phòng ban
- Đảm bảo bảo vệ hệ thống mạng máy tính hoạt động ổn định, bảo mật, chấp
hành các quy định về sử dụng trang thiết bị tin học
- Đảm bảo việc vận hành tốt hệ thống ATM của chi nhánh
- Thực hiện công tác sao lưu, lưu trữ dữ liệu đầy đử, đúng quy định
Bảng 3: Chi phí mua sắm cho thiêt bị và hệ thống phần mềm
(triệu đồng)
Năm 2007 2008 2009
Chi phí mua thiết bị và hệ thống phần
mềm
48112 53686 67774
Tốc độ tăng 40,86 20,79
Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư 49,16 16,67 37,71
So với năm 2007 thì vốn đầu tư cho việc mua sắm trang thiết vị và hệ thống
phần mềm của ngân hàng TMCP miền Tây chi nhánh Hà Nội tăng khá nhanh, tăng với
40,86%. Có thể nói ngân hàng đã rất quan tâm đến hoạt động đầu tư này. Về Tỷ trọng
vốn đầu tư cho trang thiết bị và hệ thống phần mềm của trong tổng vốn đầu tư cũng
khá cao. Tuy nhiên tỷ trọng này không ổn định năm 2007 là 49,16%, năm 2008 là
17,67%, năm 2009 là 37,71%.
Với những nỗ lực đó, ngân hàng TMCP Miền Tây đã vinh dự Xếp thứ 3 về hạ
tầng nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông, đứng thứ 4 về hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin - truyền thông năm 2008 do bộ Công thương tổ chức.
1.2.4 Đầu tư cho hoạt động marketing
Cùng với việc hội nhập sâu và rộng của nền kinh tế thì quan niệm “hữu xạ tự
nhiên hương” không còn được tồn tại nữa. Muốn khách hàng biết đến và tiêu dùng sản
phẩm của mình thì bất kì một ngân hàng, doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng cần tập
trung cho hoạt động marketing và quảng cáo.
Hiện tại Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội có rất nhiều những hoạt
động chăm sóc khách hàng, chính điều này khiến cho NH TMCP Miền Tây đang được
nhiều khách hàng quan tâm hơn
Ngoài ra Ngân hàng TMCP Miền Tây còn từng bước đưa tên tuổi mình gần hơn
với người tiêu dùng thông qua các hoạt động: Tài trợ và từ thiện, các học bổng cho
sinh viên. Các hoạt động này không mang lại sản phẩm, lợi ích trực tiếp cho Ngân
hàng nhưng nó lại mang lại các lợi ích gián tiếp vô cùng quan trọng như: Thương hiệu,
mở rộng khách hàng.., làm cho nhiều người biết đến ngân hàng hơn, trở lên gần gũi
hơn với người dân qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho đơn vị.
1.3 Phương pháp lập dự án đầu tư
Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội là một ngân hàng thương mại do
vậy hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng
không trực tiếp đứng ra lập dự án đầu tư nên không có hệ thống phương pháp lập dự
án đầu tư
1.4 Công tác thẩm định dự án đầu tư
1.4.1 Nội dung thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và
nhỏ
Người ta thường vận dụng những nội dung kỹ thuật và những nội dung kinh tế
tổng quát sau để thẩm định dự án
Thẩm định tư cách pháp nhân
+ Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư
+ Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của chủ đầu tư
+ Năng lực tài chính của chủ đầu tư bao gồm: Vốn chủ sở hữu tham gia vào dự
án, khả năng tự tìm kiếm nguồn vốn, các khoản NHTM vay nợ và khả năng thanh toán
của chủ đầu tư
+ Mức độ đầu tư và hiệu suất vốn đầu tư, mức độ và tỷ lệ sinh lợi. Kết quả sản
xuất kinh doanh của chủ đầu tư trong 2 năm liên tục trước khi đầu tu (đối với các dự
án mở rộng sản xuất đổi mới công nghệ)
+ Khả năng phát triển của chủ đầu tư
+ Uy tín của chủ đầu tư
- Về dự án đầu tư
+ Khả năng thực hiện
+ Chất lượng sản phẩm
+ Khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp
+ Bối cảnh kỹ thuật của dự án
+ Ưu điểm địa lý của vị trí xây dựng
+ Ảnh hưởng kỹ thuật của dự án
+ Trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý của ban giám đốc doanh nghiệp
+ Nhu cầu còn phải đáp ứng đối với sản phẩm mà dự án sản xuất
+ Khả năng phân phối sản xuất
+ Khả năng thực hiện về tài chính
+ Hiệu suất vốn đầu tư (khả năng sinh lợi của dự án)
+ Khả năng trả nợ của dự án…
Nội dung kinh tế tổng quát
- Về mặt xuất khẩu
+ Khả năng xuất khẩu với nguyên vật liệu trong nước
+ Khả năng xuất khẩu với nguyên vật liệu nhập khẩu
+ Khả năng xuất khẩu tại chỗ
+ Khả năng so sánh về các tiêu chuẩn quốc tế với hàng nước ngoài
- Thay thế hàng nhập khẩu
- Các lĩnh vực khác
+ Mức độ phù hợp với đương lối chính sách phát triển kinh tế của quốc gia
+ Mức độ phù hợp với cơ hội đầu tư
+ Khả năng thú hút nhân lực
+ Khả năng tận dụng nguyên liệu trong nước
+ Khả năng đóng góp cho ngân sách
+ Khả năng phát triển dây truyền
+ Khả năng phát triển địa phương
Thẩm định tài chính dự án đầu tư
Việc phân tích kinh tế tùy thuộc rất nhiều vào những dữ liệu tài chính. Thiếu
chính xác, mọi ước lượng hay dự kiến các chi pí hay lợi ích của dự án khó có thể có
giá trị thực sự. Vì vậy khi thẩm định phương diên tài chính cần quan tấm đến tính chất
thực của nhu cầu vốn đầu tư, bảng dự trù lãi, lỗ, bảng chiết khấu tính giá thành
Nội dung của thẩm định tài chính dự án
- Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn đảm bảo.
- Mục đích cụ thể và hướng sử dụng vốn đầu tư và vốn vay
- Bố trí vốn cho thi công xây dựng công trình
- Tính toán hiệu suất sử dụng vốn
- Tính toán các chỉ tiêu lợi nhuận của dự án
- Điểm hòa vón lãi lỗ
- Thời gian thu hồi vốn vay
- Phân tích độ nhạy của dự án
- Khả năng trả nợ dự án: Tính toán các chỉ tiêu: Điểm hòa vốn trả nợ, tỷ lệ khả
năng trả nợ, thời hạn cho vay, thời gian trả nợ
1.4.2 Trình tự thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng TMCP Miền Tây, qui định rõ
trình tự thẩm định đối với một dự án đầu tư có thể là:
(1) Thẩm định phương diện kinh tế xã hội
(2) Thẩm định phương diện kỹ thuật
(3) Thẩm định phương diện tài chính
(4) Thẩm định phương diện thị trường
(5) Thẩm định phương diện tổ chức quản lý
(6) Thẩm định toàn bộ dự án
(7) Thẩm định hồ so thiết kế và dự toán thiết kế
(8) Đề nghị cho vay
(9) Quyết định cho vay
Theo trình tự trên, 8 giai đoạn đầu thuộc trách nhiệm của nhân viên tín dụng
phụ trách. Giai đoạn cuối thuộc trách nhiệm của thủ trưởng ngân hàng, Việc lựa chọn
thảm định dự án hợp lý nhất cần phải căn cứ vào
- Loại dự án đầu tư
- Tầm quan trọng của từng phương diện
- Mối tương quan và tác động giữa các phương tiện
- Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật
- Tình hình phát triển kinh tế
- Năng lực thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng
1.4.3 Đánh giá công tác thẩm định tại chi nhánh
Về cơ bản, công tác thẩm định tại ngân hàng tiến hành theo đúng qui trình thẩm
định dự án đầu tư của chi nhánh đề ra. Điều tra thông tin và khách hàng khá kĩ càng.
Trong thẩm định dự án còn có quan tâm rất lớn đến mối quan hệ của công ty với các
tổ chức tín dụng khác, đánh giá khả năng trả nợ của dự án dựa trên các chỉ tiêu thời
gian hoàn vốn đầu tư, và thời gian hoàn vốn vay. Đánh giá tính khả thi của dự án trên
tính toán điểm hòa vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư, giá trị hiện tại dòng, tỷ lệ hoàn
vốn nội bộ
Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án của ngân hàng vẫn còn một vài hạn chế
như:
-Đội ngũ thẩm định chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó công tác thẩm
định tài chính
-Mặc dù cán bộ thẩm định thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách
hàng không chỉ từ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp mà còn từ các tờ báo và phương
tiện thông tin khác. Nhưng để lấy được thông tin nhanh chóng, chính xác về khách
hàng khi cần thiết đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được một hệ thống thông tin riêng,
xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa dạng trên nhiều mặt phục vụ cho
công tác thẩm định.
-Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định còn hạn chế,
chưa ứng dụng những phầm mền hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức
tạp mà thủ công không làm được.
- Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thông
kế toán ... của cấp mhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa đẩy đủ, lại hay thay
đổi gây khó khăn cho việc thẩm định. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa
phương chưa ổn định, cụ thể cùng với sự can thiệp quá nhiều trong hoạt đông cho vay
của các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp đã làm giảm hiệu quả công tác thẩm định.
- Các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế , tài chính cho
từng ngành nghề để làm chỉ tiêu tham chiếu so sánh chưa có.
- Việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các ngân hàng còn hạn chế. Công tác
đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngân hàng nói chung và cán bộ
thẩm định nói riêng chưa được ngân hàng chú trọng và đầu tư có bài bản.
1.5 Nội dung phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư
Những dự án mà ngân hàng cho vay vốn, ngân hàng có hệ thống đánh giá kế
quả, hiệu quả của dự án đầu tư sau khi dự án đi vào hoạt động. Ngân hàng luôn kiểm
tra theo dõi, giám sát việc sử dụng vố của các dự án. Ngân hàng đán giá thông qua việc
trả nợ của dự án, số tiền lãi ngân hàng thu được từ nguồn vốn cho dự án vay, số tiền
phí thu được từ dự án
1.6 Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài
Hoạt động đầu tư nước ngoài của chi nhánh còn kém, chưa có hoạt động hợp
tác đầu tư với nứơc ngoài
1.7 Phương pháp phân tích rủi ro trong đầu tư
Đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai động hiện nay, công tác quản
lý rủi ro và nợ có vấn đề là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng nói chung và
ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội nói riêng. Trong thời gian qua, công tác
quản lý rủi ro và nợ có vấn đề đã được ban giám đốc đặc biệt quan tẩm cả về công tác
can bộ cũng như đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, góp phần tham
mưu cho ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh được an toàn,
hiệu quả, giảm thiêu rủi ro nhất là trong giai đoạn nhà nước ta đang có chính sách thắt
chặt cho vay
Trong năm 2009 đã triển khai thẩm định và tái thẩm đối với các doanh nghiệp
là 75 khách hàng, khách hàng cá nhân là 54 khách hàng. Đề xuất giới tín dụng, với
tổng giới hạn tín dụng khách hàng doanh nghiệp là 3.203 tỷ đồng, khách hàng cá nhân
là 100 tỷ đồng. Phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thu hồi nợ ngoại
bảng, triển khai hợp tác cho vay chứng khoán và những công việc khác liên quan đến
phòng ngừa rủi ro
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo tài chính tóm tắt của ngân hàng TMCP Miền Tây Chi nhánh Hà Nội (tại
ngày 31/12/2009)
Bảng cân đối kế toán
Năm 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Tổng thu nhập hoạt động 112,433 247,512 186,767
Tổng chi phí hoạt động 71,467 83,376 44,325
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng 40,966 164,136 142,442
Chi phí dự phòng rủi ro 800 1,000 4,383
Lợi nhuận trước thuế 40,958 163,136 138,059
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH TRONG NĂM 2010
CỦA NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY CHI NHÁNH HÀ NỘI
1. Bối cảnh thị trường năm 2010
Năm 2010 đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2009. Năm 2010, đà phục hồi kinh tế trở nên rõ nét hơn, nền kinh tế thế
giới và Việt Nam từng bước tăng tốc dần. Doanh thu 2010 của các doanh nghiệp dự
báo tăng trưởng khá tích cực. Lạm phát của 2010 được dự đoán sẽ cao hơn của 2009.
Trong năm 2010, giá hàng hóa cơ bản được dự đoán sẽ tăng, đặc biệt là giá lương thực
thực phẩm. Giá điện và giá than sẽ tăng trong năm 2010 và tăng lương cơ bản sẽ bắt
đầu có hiệu lực từ 1/5/2010. Những yếu tố trên tạo áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các
doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp khó có khả năng chuyển được mức tăng
của chi phí đầu vào vào giá bán, ví dụ như các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, dược
(như VNM, NKD, TAC hay DHG). Mặt khác, cũng cần lưu ý là giá hàng hóa cơ bản
tăng lại có thể có ảnh hưởng tích cực đối với một số công ty nguyên vật liệu cơ bản
như thép hoặc than.
Việc dỡ bỏ các chính sách hỗ trợ kinh tế (như cho vay bù lãi suất, miễn/ giảm/
hoàn thuế) trong giai đoạn hậu khủng hoảng, sẽ làm lãi suất tăng. Những hỗ trợ của
nhà nước sẽ ít dần trong năm 2010, nhất là hỗ trợ về lãi suất. Trái ngược với bức tranh
2009, lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng chậm hơn mức tăng của doanh thu trong năm
2010.
Năm 2010, hỗ trợ của Chính phủ sẽ không còn nhiều như 2009 và chỉ tập trung
vào một số ngành nghề và doanh nghiệp nhất định. Chương trình cho vay bù lãi suất sẽ
chấm dứt với dự báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010. Hơn nữa, như đã đề cập
ở trên, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh vay dài hạn dưới dạng trái phiếu và trái phiếu
chuyển đổi để tận dụng mức lãi suất thấp trong năm 2009. Chi phí lãi vay của các DN
niêm yết vì thế có thể tăng tới 71% trong năm 2010.
Như vậy, năm 2010 là năm có nhiều khó khăn với ngành ngân hàng nói chung
và ngân hàng TMCP Miền Tây nói riêng, vừa phải đảm bảo hoạt động của mình vừa
phải góp phần giúp chính phủ ổn định nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, phục
hồi
2. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm các năm tới
Nhiệm vụ cấp bách của năm 2009 theo chủ trương của Đảng, nhà nước, chính
phủ là: phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy
trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
Do đó nhiệm vụ chính của Chi nhánh trong năm tới là phát trieern toàn diện các
mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ công tác huy động vốn, tăng trưởng, dư nợ
bền vững hiệu quả công tác phí dịch vụ. Đảm bảo đời sống, thu hập cán bộ viên chức
bằng và hơn năm 2008. Duy trì kỷ cương sinh hoạt và làm việc nghiêm túc, từng bước
hoàn thiện phong cách chuyên nghiệp xây dựng ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh
Hà Nội “Văn minh- hiện đại – chuyên nghiệp”. Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, hoàn thiện bộ máy cán bộ chủ
chốt, thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ khoa học, hiệu quả, làm tốt công tác tư
tưởng cán bộ. Từng bước thực hiện 3 ích lợi một cách công khai, rõ nét
- Củng cố hoàn thiện hệ thống mạng lưới của chi nhánh, tiếp tục mở rộng chi
nhánh, thu hút thêm nhiều khách hàng
- Coi trọng công tác tăng cường giám sát đôn đốc kiểm tra một số công việc, hoạt
động nghiệp vụ để đảm bảo an toàn tuyệt đối
Một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2010
1. Dư nợ cuối kỳ tại 31/12/2010: 601 tỷ VNĐ
Trong đó
- Dư nợ cho vay thế nhân: 150 tỷ VNĐ
- Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân (nhóm 3 đến nhóm 5): < 2%/ tổng dư nợ
2. Số lượng khách hàng doanh nghiệp phát triển mới trong năm 2009: 15 doanh
nghiệp.
3. Tổng doanh số thanh toán quốc tế: 15 triệu USD.
4. Kế hoạch mở rộng mạng lưới: trong năm tới chi nhánh sẽ mở thêm 2 phòng giao
dịch.
5. Tỷ lệ thu phí dịch vụ và bảo lãnh/ tổng thu nhập thuần: 12%/tổng thu nhập thuần
hoạt động.
6. Kế hoạch phát triển thẻ và giới thiệu khách hàng lắp đặt POS: 800 thẻ ATM và 6
POS. Trong đó: Thẻ ATM phát hành cho khách hàng trả lương qua tài khoản: 240 thẻ.
Mục tiêu đến năm 2013
TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ THÀNH TIỀN
BÌNH
QUÂN/NGƯỜI
1
HUY ĐỘNG
VỐN VNĐ 2,500,000,000 1,562,500,000
HUY ĐỘNG DÂN
CƯ VNĐ 1,500,000,000,000
HUY ĐỘNG CÁC
TCKT VNĐ 1,000,000,000,000
2 TÍN DỤNG VNĐ 1.500,000,000,000 2,083,333,333
CÁ NHÂN VNĐ 800,000,000,000
DOANH NGHIỆP VNĐ 700,000,000,000
3 DOANH THU VNĐ 2,569,675,000,000 27,864,583
DT TÍN DỤNG VNĐ 1000,650,000,000
DT HUY ĐỘNG VNĐ 705,925,000,000
DT DỊCH VỤ VNĐ 876,100,000,000
4 CHI PHÍ VNĐ 1304,555,800,000 14,405,556
THUÊ VP VNĐ 698,877,800,000
NHÂN VIÊN VNĐ 450,528,000,000
KHẤU HAO
TSCĐ VNĐ 230,100,000,000
CHI PHÍ KHÁC VNĐ 101,50,000,000
5 LỢI NHUẬN VNĐ 1085,119,200,000 124,355,556
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP
Miền Tây chi nhánh Hà Nội
3.1 Giải pháp chung
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, thì từ nay đến năm 2013,
ngân hàng cần phải thực hiện tốt một số công tác sau:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, hoàn thiện bộ máy cán bộ chủ
chốt, thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ khoa học, hiệu quả, làm tốt công tác tư tưởng cán
bộ. Từng bước thực hiện 3 lợi ích một cách công khai, rõ nét.
- Coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực theo đó cần làm tốt 2 nội dung
+ Đào tạo đi đôi với đào tạo lại
+ Phát triển đi đôi với hoàn thiện để tiến tới một ngân hàng chuyên nghiệp cao
- Củng cố hoàn thiện hệ thống mạng lưới của chi nhánh
- Tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả tập trung quan tâm mở rộng hoạt
động cho vay doanh nghiệp vừa và nhở, cho vay cá nhân
- Củng cố và nâng cao hiệu quả của dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện
tử
- Coi trọng công tác tăng cường công tác giám sát, đôn đốc kiểm tra các hoạt
động nghiệp vụ để đảm bảo an toàn tuyệt đối
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Miền Tây chi
nhánh Hà Nội
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho đầu tư cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng thương mại. Một cơ sở vật chất tốt sẽ tạo ra điều kiện làm việc thoải
mái cho cán bộ nhân viên. Hiện tại, hoạt động cho cơ sở vật chất của Ngân hàng
TMCP Miền Tây còn gập phảo một số vấn đề, đầu tư khu văn phòng dàn trải nên
không đủ vốn đầu tư, gây thất thoát lãng phí lớn
Để hoạt động đầu tư được hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Giám sát chặt chẽ quá trình đầu tư cho cơ sở vật chất của toàn bộ chi nhánh
- Thuê đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm để đánh giá các phương án đầu tư của
chi nhánh
- Trong dài hạn phải tăng cường cán bộ tham gia khóa học nâng cao nghiệp vụ về
đầu tư cũng như quản lý dự án
3.2.2 Giải pháp nâng cao thương hiệu
Như ta đã biết, đối với lĩnh vực ngân hàng, thì uy tín với khách hàng là yếu tố then
chốt dẫn đến thành công, muốn làm được như vậy, trước tên Ngân hàng thương mại cổ
phần Miền Tây cần có biện pháp nâng cao chất lượng thương hiệu của mình. Một số
giải pháp được đề ra như là:
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động quảng cáo, nâng cao hình ảnh của mình, thân
thiện hơn với khách hàng
- Tăng cường tài trợ, từ thiện nhằm quảng bá hình ảnh của đơn vị, hoạt động này
được coi là phương tiện quảng bá nhanh nhất hình ảnh của bất kỳ một doanh
nghiệp nào
- Tiếp tục các hoạt động trao tặng học bổng cho sinh viên
3.2.3 Tăng cường đầu tư cho công nghệ, phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp. Trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng như
hiện nay, thì sự đón đầu về sản phẩm quyết định không nhỏ tới thành công của đơn vị.
Vì thế tăng cường đầu tư cho phát triển sản phẩm là cần thiết để nâng cao năng lực
cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội
- Đối với các sản phẩm cũ: Tăng cường cải tiến sản phẩm cho phù hợp với tình
hình kinh tế của nước ta hiện nay
- Đối với các sản phẩm mới: Tăng cường quảng cáo tiếp thị cho người dân, thu
hút sự quan tâm của dân chúng
- Thương xuyên cập nhật công nghệ, học tập công nghệ tiên tiến và hiện đại phù
hợp với hoạt động của ngân hàng
3.2.4 Tăng cường đầu tư cho nguồn lực
Trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới cùng với xu hướng cạnh tranh gay gắt
giữa các ngân hàng, ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội cần có những giải
pháp để đầu tư vào nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới này:
- Tăng cường hơn nữa hoạt động đưa cán bộ công nhân viên đi đào tạo kỹ năng,
nghiệp vụ
- Thường xuyên xem xét đánh giá kiểm tra đội ngũ cán bộ nhân viên về trình độ
nghiệp vụ
- Có chế độ lương thưởng, đãi ngộ, các chế độ khác rõ ràng, tạo ra sự hứng thú
trong công việc cho các nhân viên từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về văn nghệ, về trình độ chuyên môn để
góp phần tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cho cán bộ nhân viên
trong ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của mình
MỤC LỤC
Lời mở đầu ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY CHI NHÁNH
HÀ NỘI ................................................................................................................. 3
1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Miền Tây ........ 3
2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội. .................. 4
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Miền Tây chi
nhánh Hà Nội ................................................................................................. 4
2.2 Hoạt động kinh doanh ............................................................................. 6
2.2.1 Huy động vốn ..................................................................................... 6
2.2.2 Hoạt động tín dụng ............................................................................ 6
2.2.3 Hoạt động thanh toán ........................................................................ 6
2.2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ......................................................... 6
2.2.5 Hoạt động phát hành thẻ ................................................................... 6
2.3 Sản phẩm và dịch vụ cung cấp ................................................................ 7
2.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ của chi nhánh
........................................................................................................................ 7
2.4.1 Phòng kinh doanh .............................................................................. 9
2.4.2 Phòng khách hàng cá nhân ..............................................................10
2.4.3 Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề ..............................................11
2.4.4 Phòng kế toán ...................................................................................13
2.4.5 Phòng thanh toán xuất nhập khẩu ..................................................14
2.4.6 Phòng tiền tệ kho quĩ ........................................................................14
2.4.7 Phòng tổ chức hành chính ................................................................15
2.4.8 Phòng thông tin điện toán ................................................................16
2.4.9 Phòng tổng hợp .................................................................................16
3 Bộ máy quản lý điều hành chi nhánh ...........................................................17
3.1 Giám đốc .................................................................................................17
3.2 Phó giám đốc: ..........................................................................................18
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP MIỀN
TÂY CHI NHÁNH HÀ NỘI ...............................................................................19
1. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội.19
1.1 Hoạt động huy động vốn .........................................................................19
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng .........................................................20
1.3 Một số hoạt động khác ............................................................................22
1.3.1 Công tác thu hồi nợ ngoại bảng .......................................................22
1.3.2 Công tác kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại.....................22
1.3.3 Công tác tiền tệ kho quỹ ...................................................................23
1.3.4 Công tác phát triển dịch vụ ngân hàng ...........................................23
1.2 Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản của ngân hàng
TMCP Miền Tây chi nhánh Hà Nội .............................................................24
1.2.1 Đầu tư cho tài sản cố định ................................................................24
1.2.2 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.............................................24
1.2.3 Đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới......................25
1.2.4 Đầu tư cho hoạt động marketing .....................................................26
1.3 Phương pháp lập dự án đầu tư...............................................................27
1.4 Công tác thẩm định dự án đầu tư ..........................................................27
1.4.1 Nội dung thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa
và nhỏ.........................................................................................................27
1.4.2 Trình tự thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ..............................29
1.4.3 Đánh giá công tác thẩm định tại chi nhánh ...............................30
1.5 Nội dung phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư31
1.6 Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài ..............................................32
1.7 Phương pháp phân tích rủi ro trong đầu tư ..........................................32
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................32
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH TRONG NĂM 2010
CỦA NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY CHI NHÁNH HÀ NỘI .....................33
1. Bối cảnh thị trường năm 2010 .....................................................................33
2. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm các năm tới ..............................34
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP
Miền Tây chi nhánh Hà Nội .............................................................................36
3.1 Giải pháp chung ......................................................................................36
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Miền Tây
chi nhánh Hà Nội ..........................................................................................37
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho đầu tư cơ sở vật chất .................37
3.2.2 Giải pháp nâng cao thương hiệu ......................................................37
3.2.3 Tăng cường đầu tư cho công nghệ, phát triển sản phẩm mới ........38
3.2.4 Tăng cường đầu tư cho nguồn lực ...................................................38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 760_3616.pdf