Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam

Tăng cường chất lượng quản lý dự án ODA, các dự án thực hiện kiểm soát chi khối lượng, đôn đốc các chủ đầu tư nhận nợ kịp thời, tập trung chủ yếu cho công tá thu nợ không để phát sinh nợ quá hạn mới. Chủ động triển khai các dự án ODA mới, rà soát tăng cường công tác xử lý nợ đối với các dự án, chương trình gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan có nợ quá hạn và lãi treo kéo dài. Tăng cường quản lý và kiểm soát chi qua TKĐB nhằm đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả theo đúng quy định.

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi xuất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các NHTM khác. Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm). Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển cho biết, điều kiện cho vay của Ngân hàng đơn giản hơn so với vay của các NHTM khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay. Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay. 1.2. Quá trình hình thành Sở Giao dịch I: 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Theo Quyết định số 04/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc Ngân hang Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch I được thành lập trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ Hỗ trợ Phát triển để thực hiện các nhiệm vụ:huy động, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc giao kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động 01/07/2006, Sở Giao dich I quyết tâm thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đã nhanh chóng ổn định tổ chức, triển khai ngay các công việc kế thừa và nhận bàn giao từ chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội vá Sở giao dịch Quỹ hỗ trợ phát triển đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của 2 đơn vị kế thừa. Tập thể cán bộ viên chức của Sở giao dich I gồm 107 người, đã nỗ lực cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo Giám đốc Các phó giám đốc Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng thẩm định Phòng tín dụng 1, 2, 3 Phòng tín dụng xuất khẩu Phòng quản lý vốn nước ngoài Phòng bảo lãnh hỗ trợ sau đầu tư Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính quản lý nhân sự Phòng kiểm tra Phòng giao dịch Hà Đông Phòng Tin học 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng: 1.2.3.1. Giám Đốc Là người được Tổng Giám đốc ủy quyền đại diện trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động của Sở giao dịch I. Giám đốc Sở Giao dịch I có trách nhiệm và quyền hạn:  Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạt động theo định hướng và chỉ đạo của Tổng giám đốc  Trình Tổng giám đốc phương án thành lập, sát nhập, giải thể các phòng thuộc Sở giao dich I; ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc sở Giao dịch I.  Quyết định sử dụng tiền lương, tiền thưởng, quỹ phúc lợi của Sở giao dịch I theo quy định pháp luật và của Tổng giám đốc.  Ký các văn bản hợp đồng thuộc phạm vi hoạt động của Sở giao dịch I.  Phân công,đôn đốc, kiểm tra các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ được giao 1.2.3.2. Các Phó giám đốc Do Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Sở giao dịch I và Trưởng ban tổ chức cán bộ. Phó giám đốc Sở Giao dịch I có nhiệm vụ và quyền hạn:  Giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch I theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.  Khi Giám đốc vắng mặt thì ủy quyền cho một Phó giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành công việc của sở Giao dịch I, Phó giám đốc được ủy quyền chỉ được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi, thời hạn được ủy quyền và phải báo cáo Giám đốc kết quả thực hiện ủy quyền ngay sau khi Giám đốc trở lại làm việc.  Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. 1.2.3.3. Phòng kế hoạch nguồn vốn Là đơn vị thuộc SGD I có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các công tác sau:  Công tác kế hoạch, báo cáo thông kê và tổng hợp:  Tham mưu giúp Giám đốc nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác kế hoạch hóa, báo cáo thống kê, tổng hợp để tổ chức thực hiện.  Chủ trì phối hợp với các phòng thuộc Sở trong việc lập và tổng hợp kế hoạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước hàng năm (các dự án do SGD I quản lý) theo hình thức ( cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư) theo cơ cấu ngành, vùng; lập và tổng hợp kế hoạch về tín dụng xuất khẩu, cho vay vốn ODA, v.v. các nghiệp vụ khác có liên quan và báo cáo Ngân hàng phát triển Việt Nam.  Nhận và thông báo chuyển tiếp kế hoạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước, kế hoạch TDXK, kế hoạch vốn ODA v.v. và các nguồn vốn khác của dự án cho các phòng nghiệp vụ có liên quan thuộc SGD I.  Tổng hợp, phân tích báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất theo quy định về các mặt hoạt động nghiệp vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay vốn ODA và các nghiệp vụ khác có liên quan trên cơ sở kiểm tra và giám sát số liệu của các phòng tín dụng, tài chính kế toán và các phòng có liên quan để báo cao NHPT Việt Nam.  Công tác huy động vốn:  Tham mưu giúp Giám đốc, đóng góp ý kiến xây dựng, cơ chế, chính sách về công tác xây dựng vốn của Ngành  Nghiên cứu tình hình thị trường vốn, đề xuất phương án huy động các nguồn vốn của SGD I với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.  Xây dựng phương án huy động vốn hàng năm hoặc định kỳ, đột xuất và tổ chức thực hiện huy động vốn trên thị trường theo hướng dẫn của NHPT Việt Nam và của Giám đốc SGD I  Công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn:  Giúp Giám đốc tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về công tác nguồn vốn sử dụng vốn của Ngành  Thực hiện cân đối các nguồn vốn của SGD I  Tiếp nhận các nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn đảm bảo nhu cầu giải ngân vốn tín dụng ĐTPT, tín dụng XKNH, cấp HTSĐT  Tông hợp nhu cầu giả ngân theo tuần tháng, thực hiện phân bổ hạ mức vốn cho các dự án khoản vay lãi TDXK theo từng nội dung sử dụng  Chủ động xây dựng phương án kinh doanh nguồn vốn trình Giám đốc SGD I.  Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo:  Chủ trì phối hợp với các Phòng thuộc Sở tham gia y kiến hoặc chủ động xây dựng nội dung các chuyên đề nghiên cứu khoa học liên quan đến định hướng phát triển của Ngành, công tác chuyên môn nghiệp vụ của Sở và tổ chức triển khai xây dưng đề án khoa học  Là đầu mối giúp Giám đốc sở trong việc quan hệ và phối hợp với Trung tâm đào tạo NHPT Việt Nam và các đơn vị có liên quan về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo.  Một số nhiệm vụ khác do Giám đốc SGD I giao 1.2.3.4. Phòng thẩm định Là đơn vị thuộc SGD I, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc SGD I trong việc tổ chức, thực hiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro. Nhiệm vụ:  Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ nghiên cứu, trình Giám đốc SGD I ký các văn bản tham gia ý kiến về chế độ, chính sách trong lĩnh vực nghiệp vụ về Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay đối với dự an vay vốn đầu tư, dự án vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam( nếu có), dự án vay vốn đầu tư ra nước ngoài ( dự án được phân cấp hoặc không được phân cấp), nghiệp vụ về phòng ngừa và xử lý rủi ro với NHPTVN.  Ngiên cứu. xây dựng quy định về công tác thẩm định dự án đầu tư, công tác phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro, công tác thẩm tra hồ sơ và giá trị khối lượng XDCB hoàn thành phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và của NHPTVN.  Xây dựng công tác Thẩm định tại các phòng nghiệp vụ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và trong quá trình vận hành đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thuộc SGD I quản lý  Trực tiếp thẩm tra: Dự toán khối lượng nghiệm thu, thanh toán lần cuối các công trình, hạnh mục công trình hoàn thành để phục vụ công tác cho vay, thanh toán tín dụng ĐTPT của Nhà nước, vốn ODA, quỹ quay vòng…theo đúng quy định hiện hành  Thu thập , tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin có liên quan đén nghiệp vụ thẩm định, thu thập thông tin về phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thông báo, hương dẫn các phòng nghiệp vụ trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng và xủ lý theo chỉ đạo của NHPTVN và Lãnh đạo SGD I.  Tham gia các hội đồng thẩm định xét thầu, đấu thầu(nếu có), phối hợp các phòng có liên quan xác định giá trị tài sản để cầm cố, thế chấp vay vốn, bảo lãnh…SGD I, đánh giá tài sản của SGD I khi mua sắm, thanh lý tài sản..  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc SGD I giao.. 1.2.3.5. Phòng Tín dụng 1, 2, 3 Chức năng Phòng Tín dụng 1,2 : tham mưu giúp Giam Đóc SGD I trong việc tổ chúc thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bao gồm : Cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, HTSĐT, HTSĐT các dự án do các Tổng Công ty 90,91 ( hoặc doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty 90,91) làm chủ đầu tư thuộc Bộ GTVT, Bộ xây dựng; Nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành giao thông, xây dựng; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận ủy thác của nhũng dự án ( vốn đối ứng hoặc không phải là vốn dối ứng) thuộc các Bộ ngành nêu trên. Chức năng Phòng Tín dụng 3 : tham mưu giúp Giam Đóc SGD I trong việc tổ chúc thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bao gồm : Cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, HTSĐT đối với các dự án do các đợn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý làm chủ đầu tư; Nghiệp vụ cho vay đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý; quản lý cấp phát, cho vay vốn nhận ủy thác của những dự án ( vốn đối ứng hoặc không phải la vốn đối ứng) thuộc các đơn vị nêu trên. Nhiệm vụ:  Chủ trì phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám đốc SGD I các văn bản tham gia ý kiến với NHPT Việt Nam, với các cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế chính sách quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cho vay đầu tư dự án ra nước ngoài và các cơ chế chính sách có liên quan theo yêu cầu của SGD I.  Tiếp nhận hồ sơ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, các dự án hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư của Nhà nước. Phối hợp với các phòng có liên quan thẩm định các dự án bảo lãnh TDĐT.  Phối hợp với Phòng Kế hoạch nguồn vốn trong việc tổng hợp nhu cầu vốn vay tín dụng đầu tư, nhu cầu bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của các dự án, lập kế hoạch thu nợ ( gốc + lãi) hàng năm đối với các dự án.  Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản theo quy định hiện hành của NHPT Việt Nam, giải ngân vốn cho vay đầu tư, cấp hỗ trợ sau đầu tư cho dự án hàng năm.  Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, bảo đảm tiền vay, trả nợ vay các dự án tín dụng đầu tư, các dự án vay vốn tạm thời nhàn rỗi ( nếu có).  Trình Giám đốc thanh lý các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi đơn vị vay vốn đã hoàn thành việc trả nợ gốc và lãi vay, thanh lý hợp đồng HTSĐT khi kết thúc hỗ trợ, thanh lý hợp đồng bảo lãnh khi kết thúc bảo lãnh.  Thực hiện báo cáo, thống kê định kỳ đột xuất, báo cáo quyết toán, chịu trách nhiệm tính chính xác các số liệu của báo cáo, phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác tín dụng đầu tư.  Thực hiện cấp phát vốn nhận ủy thác ( đối ứng hoặc không đối ứng) của các tổ chức kinh tế theo đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước và quy chế nghiệp vụ đã được NHPT Việt Nam ban hành.  Đôn đốc các chủ đầu tư trả nợ gốc lãi, lập quyết toán dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và nhận xét quyết toán theo quy định.  Phối hợp với phòng Thẩm định thực hiện công tác xử lý rủi ro các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.  Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc SGD I giao. 1.2.3.6. Phòng Tín dụng xuất khẩu Là đơn vị thuộc SGD I- NHPT Việt Nam có chức năng tham mưu giúp Giám đốc SGD I trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu ( bao gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu) theo đúng quy định của Nhà nước và của NHPT Việt Nam. Nhiệm vụ:  Chủ trì phối hợp với các phòng nghiên cứu trình Giám đốc SGD I ký các văn bản tham gia ý kiến với NHPT Việt Nam về cơ chế, chính sách, quy chế, quy trình về tín dụng xuất khẩu.  Tiếp nhận hồ sơ vay vốn tín dụng xuất khẩu hồ sơ bảo đảm tiền vay của các đơn vị thẩm định và trình Giám đốc SGD I bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay ( đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền theo phân cấp) hoặc báo cáo Giám đốc để trình NHPT Việt Nam ( các hồ sơ không thuộc thẩm quyền theo phân cấp)  Soạn thảo văn bản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay bảo lãnh và các hợp đồng khác có liên quan trình Giám đốc SGD I để ký kết với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu hoặc soạn thảo văn bản từ chối cho vay với các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn theo quy định trình Giám đốc phê duyệt.  Thực hiện việc cho vay thu hồi nợ vay ( gốc, lãi) theo dõi kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với NHTM ( bảo lãnh tín dụng xuất khẩu) đối với nhà nhập khẩu ( bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng) đề xuất biện pháp xử lý nợ vay theo quy định hiện hành.  Thực hiện báo cáo định kỳ, phân tích đánh giá tình hình xã hội thực hiện công tác tín dụng xuất khẩu  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc SGD I giao. 1.2.3.7. Phòng Quản lý vốn nước ngoài Là đơn vị thuộc SGD I có chức năng tham mưu giúp Giám đốc SGD I trong việc tổ chức thực hiện Quản lý vốn nước ngoài do NHPT Việt Nam giao, bao gồm nghiệp vụ cho vay lại, nhận ủy thác cho vay lại đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, vốn vay nợ nước ngoài do Chính phủ hoặc các Bộ do Chinh phủ ủy quyền bảo lãnh, các dự án do NHPT Việt Nam vay nước ngoài ( do Chính phủ bảo lãnh) để cho vay lại, quản lý nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài và tổ chức cho vay, thu hồi nợ vay, lãi và phí của nguồn vốn này. Cho vay, cấp phát ủy thác nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA. Nhiệm vụ:  Tiếp nhận hồ sơ dự án, nghiên cứu, xem xét trình Giám đốc SGD I ký kết HĐTD vốn nước ngoài và khế ước nhận nợ với chủ đầu tư được Tổng Giám đốc Ngân hàng PTVN giao đối với những dự án đử điều kiện vay vốn hoặc soạn thảo văn bản trình Giám đốc SGD I báo cáo Tổng Giám đốc Ngân hàng PTVN đối với những dự án chưa đủ điều kiện.  Phối hợp các phòng có liên quan thực hiện thẩm định lại các dự án sử dụng vốn ODA (nếu có) trình Giám đốc thông qua để gửi NHPTVN. Thực hiện việc xác nhận khối lượng XDCB hoàn thành, cho vay, thu hồi nợ vay (gốc, lãi, phí), theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, việc trả nợ vay của các doanh nghiệp đã ký hợp đồng tín dụng ODA, quỹ quay vòng theo đúng quy chế quy định về quản lý vốn ODA, quỹ quay vòng của NHPTVN,của Nhà nước.  Thực hiện công tác quản lý vốn ODA của Việt Nam cho nước ngoài vay về việc: cho vay, thu nợ (gốc,lãi, phí), kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay ( nếu có), thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan theo đúng quy định của Nhà nước của NHPTVN.  Phối hợp các phòng có liên quan thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ dự án ODA vay vốn đối ứng bằng nguồn vốn Tín dụng ĐTPT của Nhà nước, thực hiện việc cho vay, thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay; việc trả nợ vay của doanh nghiệp theo đúng chế, quy định về việc cho vay, thu nợ vốn Tín dụng ĐTPT của Nhà nước do NHPTVN ban hành.  Phối hợp với phòng Kế hoạch nguồn vốn lập kế hoạch giải ngân ( nếu có), thu nợ vốn nước ngoài, điều chỉnh kế hoạch giải ngân, thu nợ trình Giám đốc SGD I.  Phối hợp phòng Thẩm định trong công tác kiểm tra quyết toán giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành để thanh toán lần cuối.  Phối hợp với phòng Hành chính và Quản lý nhân sự, phòng Kế hoạch nguồn vốn trong việc đào tạo để quản lý vốn nước ngoài và các nghiệp vụ khác liên quan đến quản lý vốn nước ngoài cho CBVC.  Phối hợp với các phòng liên quan trong công tác thẩm định, cho vay quỹ quay vòng, kiểm soát chi hồ sơ giải ngân và kiểm tra các Chi nhánh trong công tác giải ngân từ tài khoản đặc biệt do SGD I là chủ tài khoản.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc SGD I giao. 1.2.3.8. Phòng Tài chính kế toán Là đơn vị thuộc SGD I có chức năng tham mưu giúp Giám đốc SGD I trong việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác tài chính kế toán tại SGD I; thực hiện công tác hạch toán kế toán các hoạt động của nghiệp vụ của SGD I, hoạt động thu- chi tài chính; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý kho quỹ ( quản lý lưu trữ tiền và ấn chỉ có giá) trong phạm vi SGD I; tổ chức thực hiện công tác tài vụ nội bộ SGD I theo đúng các quy định của Nhà nước và của NHPT Việt Nam. Nhiệm vụ: a. Công tác tài chính:  Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám đốc văn bản tham gia ý kiến với NHPT Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với NHPT.  Chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan trong việc lập, thực hiện kế hoạch thu chi tài chính hang năm của SGD I; phối hợp với các phòng có liên quan tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn theo đúng quy định của NHPT, đối chiếu số liệu về nguồn vốn.  Thực hiện việc quản lý vốn, tài sản, thu chi tài chính, chi tiêu cho bộ máy SGD I. Tiếp nhận và sử dụng các quỹ do NHPT phân bổ. Tổ chức quyết toán thu chi tài chính và các nghiệp vụ của SGD I.  Tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng, thực hiện cơ chế chính sách, chế độ về tài chính của SGD I. b. Công tác kế toán:  Chủ trì, phối hợp với các phòng trình Giám đốc các văn bản tham gia ý kiến với NHPT Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách, chế độ kế toán nghiệp vụ NHPT.  Tổ chức thực hiện tốt chế độ kế toán do NHPT và Bộ tài chính ban hành.  Thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các hoạt động nghiệp vụ: cho vay đầu tư, cho vay theo hiệp định của Chính phủ; cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư; cho vay xuất khẩu ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, nhận ủy thác cấp phát, ủy thác cho vay từ nguồn vốn của các đơn vị, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nhận ủy thác cho vay lại vốn ODA, huy động vốn, thanh toán vãng lai, điều chuyển vốn, điều chuyển nợ gốc, lãi, phí, kết quả hoạt động về NHPT và hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các hoạt động khác theo quy định cuat NHPT Việt Nam.  Trực tiếp tính lãi, phí theo kỳ hạn các dự án tín dụng đầu tư, bảo lãnh, cho vay tạm thời nhàn rỗi, cho vay lại vốn ODA, cho vay ngắn hạn xuất khẩu kịp thời chính xác, thông báo cho các phòng Tín dụng để đôn đốc thu hồi lãi, phí và xử lý các trường hợp đề nghị của chủ đầu tư khi cần phải tham gia ý kiến.  Kiểm tra tính hợp ý, hợp pháp của chứng từ thanh toán, hạch toán ghi chép chính xác, đầy đủ kịp thời các số liệu vào sổ kế toán, thực hiện đối chiếu số liệu với chủ dự án, với ngân hàng, khách hàng và các phòng có liên quan, làm báo cáo tháng, quý quyết toán năm và báo cáo đột xuất. c. Công tác thanh toán và kho quỹ:  Chủ trì, phối hợp với các Phòng trình Giám đốc các văn bản tham gia ý kiến với NHPT Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ chế, chính sách trong việc tham gia thanh toán với NHNN, thanh toán với khách hàng, thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế ( nếu có) và công tác quản lý kho quỹ.  Phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện việc thanh toán vốn kịp thời, đúng đối tượng, chính xác, an toàn và hiệu quả.  Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện việc chi trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác cho cán bộ viên chức thuộc SGD I, thực hiện thanh toán các khoản chi tiêu nội bộ SGD I theo quy định của Nhà nước, NHPT Việt Nam và của Giám đốc. d. Công tác khác:  Thực hiện mở, quản lý và sử dụng các tài khoản tại NHNN, Kho bạc Nhà nước và NHTM, trực tiếp quan hệ giao dịch với khách hàng về mở tài khoản thanh toán vốn tín dụng ĐTPT và các tài khoản thuộc nguồn vốn khác.  Thực hiện ký giấy thông hành (phương tiện vận tải) đối với khách hàng có tài sản thế chấp tại SGD I.  Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất, trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng, mua sắm, thanh lý tài sản theo quy định của NHPTVN  Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin và phòng TTTT trong việc áp dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong công tác tài chính kế toán, thanh toán và công tác kho quỹ.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc SGD I giao. 1.2.3.9. Phòng Hành chính quản lý nhân sự Là đơn vị thuộc SGD I- NHPT Việt Nam có chức năng tham mưu giúp Giám đốc SGD I quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân phục vụ cho các hoạt động của SGD I, tham mưu giúp Giám đốc tròn công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương của SGD I. Nhiệm vụ:  Xây dựng nội quy, quy chế làm việc trình Giám đốc ký ban hành. Đôn đốc, kiểm soát và nhắc nhở các phòng và cán bộ viên chức thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan đề ra.  Tổ chức hoặc phối hợp với các phòng tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo các hoạt động của SGD I theo chương trình, kế hoạch đã được Giám đốc duyệt, vận động cán bộ viên chức tham gia các phong trào do các cấp, các tổ chức đoàn thể Trung ương, địa phương phát động.  Tổ chức công tác phục vụ hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết, các cuộc họp và làm việc của lãnh đạo.  Tổ chức và thực hiện công tác lễ tân ở cơ quan.  Tổ chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và NHPT Việt Nam, chịu trách nhiệm chính về thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản do SGD I ban hành, quản lý việc sử dụng con dấu của SGD I theo quy định ban hành.  Quản lý, tổ chức công tác in ấn và phát hành tài liệu phục vụ cho các hoạt động của SGD I.  Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan trong việc quản lý tài sản, xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm…  Quản lý và thực hiện việc duy trì và ổn định trật tự kỷ cương, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại cơ quan.  Chủ trì, phối hợp Công đoàn quản lý nhà ăn của cơ quan.  Chủ trì và phối hợp với các phòng thực hiện lưc lượng PCCC, phòng chống bão lũ và lực lượng tự vệ tại cơ quan.  Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý nhân sự theo quy định phân cấp của Tổng giám đốc: tuyển dụng, đánh giá nhận xét, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm, chế độ tiền lương, các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ BHXH đối với cán bộ.  Tham mưu giúp giám đốc trong tổ chức thực hiên công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của SGD I, thực hiện nhiệm vụ thư ký của hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật của cơ quan.  Thực hiên quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ BHXH của cán bộ theo đúng quy định hiện hành.  Phối hợp với các phòng thực hiên chế độ nghỉ phép, chế độ nghỉ làm việc ( ốm đau, nghỉ việc riêng…) và quản lý việc nghỉ phép của cán bộ viên chức trong cơ quan theo quy định của Nhà nước và của Giám đốc SGD I. 1.2.3.10. Phòng bảo lãnh- hỗ trợ sau đầu tư Thực hện bảo lãnh cho doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh vay vốn tại các NHTM để thực hiện dự án đầu tư phương án sản xuất kinh doanh, hỗ trợ sau đầu tư 1.2.3.11. Phòng Giao dịch Hà Đông thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuát khẩu trên địa bàn Hà Tây 2.3.12. Phòng Kiểm tra có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế của SGD I nhằm đảm bảo cho mọ hoạt động của SGD I – NHPTVN tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định của NHPTVN nội bộ của SGD I. Nhiệm vụ  Công tác kiểm tra nội bộ:  Xây dựng, trình lãnh đạo SGD I duyệt chương trình kế hoạch kiểm tra nội bộ SGD I  Báo cáo Giám đốc kết quả kiểm tra, giám sát và đưa ra những đề xuất, kiến nghị biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai sót , vi phạm đã được phts hiện qua giám sát hạt động và kiểm tra trực tiếp  Làm đầu mối quan hệ và báo cáo với Ban kiểm tra – NHPTVN, phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiemr toán đối với SGD I khi được ủy quyền của Giám đốc SGD I.  Xem xét trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc SGD I theo quy định của pháp luật  Phối hợp với phòng Kế hoạch nguồn vốn xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm tra nội bộ SGD I  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc SGD I giao.  Công tác pháp chế:  Giúp Giám đốc kiểm ta công tác pháp chế trong toàn cơ quan, quản lý thống nhất theo pháp luật và quy định NHPTVN về xây dựng và ban hành văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ, thẩm tra hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đói với các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ  Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức rà soát và hệ thống hoácacs văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực quản lý, hoạt động của SGD I; kiến nghị với Giám đốc những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.  Tham mưu cho Giám đốc về phương diện pháp lý trong việc ký kết và giải quyết các vấn đề có liên quan đến các hợp đồng kinh tế, cam kết giữa SGD I với các tổ chức kinh tế  Được nhận toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác có liên quan đến chức năng nhiệm vụ được giao  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đố SGD I. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của SGD I 2.1.1.Hoạt động huy động vốn Bảng 1. Doanh số huy động vốn theo kỳ hạn: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Số tiền Doanh số huy động vốn 2.215 4.595 5.120 Trong đó Kỳ hạn 1 năm trở lên 876 4.190 3.663 Kỳ hạn dưới 1 năm 1.339 405 1.457 (Nguồn: Báo cáo cuối năm SGD I). Xác định công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, SGDI đã chủ động triển khai công tác huy động vốn, cùng với việc tích cực tìm kiếm các nguồn vốn phù hợp với đặc điểm huy động vốn của NHPT, SGD luôn bám sát và phân tích thị tr ường, khai thác các khách hàng mới, đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khi lãi suất quy định của HSC thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng và thường xuyên biến động theo xu hướng giảm t ừ 2-3% năm so với lãi suất trên thị trường, đề xu ất nhi ều các giải pháp báo cáo NHPT để đa dạng hoá các hình thức huy động và khai thác đ ược các nguồn vốn trên địa bàn. Bên cạnh đó đề nghị HSC điều chỉnh chi phí huy động vốn và tháo gỡ khó khăn đối với các hợp đồng huy động vốn đặc th ù, khách hàng lâu năm. Mặt được : Công tác huy động vốn được đẩy mạnh; Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn dài tăng, đối tượng khách hàng huy động vốn từng bước được mở rộng; mạnh dạn đề xuất các phương án huy động vốn để từng bước đa dạng hoá phương thức huy động vốn; Công tác cân đ ối nguồn vốn được tin học hoá nên SGD I đã thực hiện cân đối theo ngày giúp cho việc sử d ụng vốn ngày càng hiệu quả Trong tình hình thị trường nhiều biến đ ộng, lạm phát và lãi suất trên thị tr ường tăng cao nhưng SGD I đã cố gắng triển khai để huy động mới và đáo h ạn c ác khoản huy động vốn đến h ạn, chủ yếu huy động các khoản có kỳ hạn từ 1 năm tr ở lên; Hạn chế: Công t ác huy đ ộng vốn chưa xây dựng được chi ến lược huy động vốn bền vững nên kết quả huy động vốn không c ó tính ổn định vì còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế , lãi suất, đối tượng huy động vốn Phong cách phục vụ và phư ơng thức huy đ ộng vốn chưa theo kịp các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, chưa đạt theo theo yêu cầu của một Ngân hàng hiện đại Chính sách đối với khách hàng chưa quan tâm đúng mức, vì vậy rất kh ó khăn trong vi ệc duy trì đ ược các khách hàng đang có quan hệ huy động vốn. Chi phí huy động vốn do Trung ương phân bổ còn quá ít; sức cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại trong việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi còn thấp Do tình hình ti ền tệ bi ến đ ộng v ới các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ làm công tác huy động vốn g \ặp nhi ều khó khăn; Lãi suất huy động vốn thấp so v ới lãi suất huy động trên thị trường nên doanh số huy động chưa xứng với vị thế v àkh ông ổn định Bảng 2. Số dư huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số dư huy động vốn 810 998 1.086 Trong đó: Kỳ hạn từ 1 năm trở lên 590 715 986 Kỳ hạn dưới 1 năm 220 283 100 ( Nguồn: báo cáo cuối năm của SGD I) 2.1.2. Hoạt động tín d ụng: Bảng 3: Kết quả hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại Sở giao dịch I Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Số tiền Tổng số dự án quản lý 91 262 259 Tổng số vốn giải ngân trong năm 622 1.959 1.154 Số thu nợ 747 1221 1349 Trong đó: Gốc 573 876 960 Lãi 174 345 389 Dư nợ cho vay 3.822 6.141 6.133 Từ bảng trên ta dễ dàng nhận thấy số dự án mà Sở Giao Dịch I quản lý đã tăng lên đáng kể, từ 91 dự án lên 259 Tổng số vốn giải ngân trong năm 2009 giảm 41% so với năm 2008. Đặc biệt số thu nợ năm 2009 tăng 128 tỷ so với năm 2008. Biểu đồ tín dụng đầu tư tại Sở Giao Dịch I Năm 2008 21% 79% Khối tín dụng TW Khối tín dụng địa phương Năm 200923% 77% Khối tín dụng TW Khối tín dụng địa phương (Nguồn: Báo cáo cuối năm 2008. Báo cáo tổng năm 2009 và Kế hoạch năm 2010 Sở Giao Dịch I) Bảng 4: Chất lượng dư nợ tín dụng đầu tư tại Sở Giao Dịch I Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 3.813 6.141 8.069 Dư nợ quá hạn 217 289 1.053 Dư nợ xấu 138 252 365 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,69% 4,7% 13,04% Tỷ lệ nợ xấu 3,6% 4,1% 4,5% Bảng 5: Kết quả hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao Dịch I. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu cho vay 1.708 4.491 2.895 Thu nợ gốc 325 968 2.370 Thu lãi 15 70 174 Dư nợ tín dụng XK 1.844 5.378 5.643 (Nguồn: Báo cáo cuối năm của SGD I). 2.1.3: Công tác cho vay lại vốn ODA Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 năm 2008 Năm 2009 Doanh thu cho vay 1.975 1.803 2.912 Thu nợ gốc 677 1.074 1.048 Thu lãi và phí 464 587 599 Nợ quá hạn 49 79 171 Lãi treo 12,463 13,789 13,674 2.2. Thực trạng công tác Thẩm định Dự án tại SGD I: 2.2.1. Quy trình Thẩm đ ịnh: Hội sở chính gồm:  Ban Thẩm Định  Các ban Tín dụng  Ban Pháp chế  Ban kế hoạch tổng hợp, ban Nguồn vốn. Đối với dự án được chấp thuận cho vay hoặc cho vay có điều kiện kèm theo, chi nhánh NHPT hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ vay vốn và kiểm tra hồ sơ vay vốn phục vụ các công việc tiếp theo. 2.2.2. Nội dung Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGDI Thời gian thẩm định dự án đầu tư vay vốn: Tính từ ngày NHPT nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn hợp pháp, hợp lệ đến có văn bản thông báo kết quả thẩm định: Các đơn vị tham gia thẩm định thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Lập báo cáo tại các đơn vị tham gia thẩm định Trình lãnh đạo chi nhánh NHPT hoặc Hội Sở Chính “ Báo cáo thẩm định cho vay” Thông báo kết quả thẩm định  Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định, tham gia ý kiến thực hiện theo thời gian yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định( không quá 60 ngày làm việc).  Đối với dự án nhóm A: không quá 40 ngày làm việc  Đối với dự án nhóm B: không quá 30 ngày làm việc  Đối với dự án nhóm V: không quá 20 ngày làm việc Tại chi nhánh:  Đối với dự án phân cấp: thực hiện như trên.  Đối với dự án không phân cấp: thời gian giám đốc chi nhánh tổ chức thẩ định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với Tổng giám đốc NHPT: dự án nhóm A không quá 20 ngày, nhóm B không quá 15 ngày, nhóm C không quá 10 ngày.  Thời gian thẩm định đối với các đơn vị tham gia thẩm định tại chi nhánh do giám đốc chi nhánh quyết định. Tại Hội Sở Chính Đối với dự án do Hội Sở Chính tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định, thời gian như trên. Dự án quan trọng quốc gia Dự án nhóm A Ban Thẩm định Lớn nhất là 40 ngày Lớn nhất là 27 ngày Ban Tín Dụng Lớn nhất là 20 ngày Lớn nhất là 13 ngày Tổng Lớn nhất là 60 ngày Lớn nhất là 40 ngày Đối với dự án không thuộc diện phân cấp, đã được chi nhánh NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với tổng giám đốc NHPT về chấp thuận hay từ chối, thời gian thẩm định các ban: Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm C Ban Thẩm Định Lớn nhất 14 ngày Lớn nhất 6 ngày Lớn nhất 4 ngày Ban Tín Dụng Lớn nhất 6 ngày Lớn nhất 9 ngày Lớn nhất 6 ngày Tổng Lớn nhất 20 ngày Lớn nhất 15 ngày Lớn nhất 10 ngày Ngoài các nội dung trên, yêu cầu thẩm định tiếp: Hồ sơ thẩm định dự án: a) Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kĩ thuật hoặc Báo cáo Nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo quy định hiện hành b) Giấy chứng nhận đầu tư c) Quyết định đầu tư d) Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng e) Các văn bản do chủ dầu tư gửi kèm liên quan đến việc đầu tư dự án Hồ sơ chủ dầu tư: a) Hồ sơ pháp lý: - Quyêt định thành lập của cơ quan có thẩm quyền và Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh đối với chủ đầu tư được thanh lập theo Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Giấy phép Đầu tư - Điều lệ hoạt động - Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm.. b) Hồ sơ tài chính - Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm gần nhất và báo cáo nhanh tình hình tài chính đến quý gần nhất Trường hợp chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm cỏng ty. - Hồ sơ liên quan đến việc góp vốn điều lệ bảo đảm tính khả thi c) Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của nguời đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất. d) Hồ sơ bảo đảm tiền vay: theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT  Bộ phân tiếp nhận hồ sơ và trợ giúp khách hàng của NHPT là đầu mối tiếp nhận gồ sơ của chủ đầu tư gửi đến và thực hiện kiểm tra danh mục hồ sơ dự án  Bộ phận tiếp nhận hò sơ phải kiểm tra và lập phiếu gia nhận hồ sơ có chữ ký bên giao, bên nhận. Các bước sau kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau: - Đối chiếu tính đầy đủ và phù hợp của danh mục văn bản giấy tờ, tài liệu với quy định của NHPT theo quy chế này. - Đối chiếu sự phù hợp vâ đầy đủ giũa danh mục văn bản giấy tờ, tài liệu với thực trạng của văn bản giấy tờ, tài liệu. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định của NHPT, bộ phận tiếp nhận hồ sơ vào sổ, đóng dấu công văn đến và sao thêm 01 bộ hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hồ sơ, tài liệu có thông tin không đảm bảo tính trung thực thì người kiểm tra báo cáo ngay với lãnh đạo cấp trên để xem xét, xử lý.  Trình tự tiếp chuyển hò sơ dự án: - Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, hồ sơ đã đầy đủ theo danh mục quy định, bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận chủ trì thẩm định. - Bộ phận chủ trì thẩm định giữ 01 bộ hồ sơ dự án và gửi 01 bộ đến đơn vị tham gia thẩm định theo quy định, 2.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn của SGD I. Các căn cứ: -Nghị định 106/2008/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung nghị định 151/2006/ND-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. -Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 15/2006/NĐ-CP -Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý NHPTVN ban hành quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước -Các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng :Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Doanh nghệp a)Thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư  Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, nhất quán về nội dung  Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định. b)Thẩm định chủ đầu tư  Về năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư:  Nhận xét, đánh giá kinh nghiệm, thời gian hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư dự án hoạt động của người đại diện theo pháp luật.  Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức, số lượng và trình độ tay nghề của đội ngũ lao động và cán bộ quản lý đơn vị.  Về năng lực tài chính của chủ đàu tư:  Đối với đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh: o Phân tích, đánh giá năng lực tài chính của đơn vị theo các nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, hệ số nợ và khả năng tự tài trợ, phân tích về kết quả hoạt động và khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. o Phân tích, đánh giá vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án  Đối với đơn vị mới thành lập, chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh:  Nhận xét, đánh giá khả năng đủ gớp vốn điều lệ và bằng tài sản của các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn theo tiến độ sử dụng vốn tự có của Doanh nghiệp chủ đầu tư  Về uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hợp đông tín dụng mà doanh nghiệp chủ đầu tư đã ký với NHPTVN và các tổ chức cho vay c) Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất Khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra cảu dự án Phân tích các, đánh giá các điều kiện tinh toán kinh tế tài chính của dự án:  Về tổng mức đầu tư  Về tính khả thi các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án  Về thu chi tài chính của dự án Xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư:  Tính toán các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án ( NPV, IRR, B/C, thời gian hoàn vốn có chiết khấu)  Khả năng thu hồi vốn  Khả năng và phương án trả nợ vốn vay  Nhận xét và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án d) Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay Thực hiện theo hướng dẫn riêng về quy Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT. e)Thẩm định lại dự án Ngoài các nội dung thẩm định theo hướng dẫn tại mục nội dung thẩm định, cần thẩm định tiếp:  Nhận xét, đánh giá cơ sở điều chỉnh dự án, tính hợp lý của các nội dung điều chỉnh.  Thẩm định, đánh giá các yếu tố thay đổi, biến động có ảnh hưởng đến các phương án Tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án.  Đối với những nội dung trong dự án điều chỉnh không thay đổi so với dự án ban đầu thì sử dụng kết quả đã thẩm định lần đầu đối với dự án 2.3. Đánh giá tổng quan thực trạng công tác thẩm định Dự án tại SGDI- NHPTVN 2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được Công tác thẩm định thực hiện đúng các quy đinh về noi dung, trình tự thẩm đinh phương an tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và báo cáo NHPTVN các vướng mắc để xử lý kpj thòi. Năm 2007, SGDI đã thâm tra giá trị khối lượng quyết toan phần xây lắp đối với các duej án tín dụng ĐTPT, tín dung ODA, cấp phát ỷ thác 155 hồ sơ với giá trị kiểm tra 418.097 triệu đồng, đã kịp thời phát hiện và cắt giảm giá trị khối lượng không đúng theo quy định la 3.867 triệu đông. Xác định giá trị bảo đảm tiền vay theo đúng quy định tạo điều kiện đẩy nhanh công tác jys các hợp đồng bảo đảm tiền vay. Đến năm 2009 SGDI dã tổ chức thẩm định PATC,PATNVV của các dự án vay vốn tín dụng DTPT của Nhà nước,Thwmr định dự án bảo lãnh vay vốn NHTM; Thẩm định xong và ký hợp đồng tín dung đầu tư 10 dự án với tổng mứ vốn chấp thuận cho vay 1.821 tỷ đồng, chấp thuận bảo lãnh vay vốn NHTM 10 dự án với tổng mức vố chấp thuận bảo lãnh 817 tỷ đồng.  Công tác huy động vốn tuy có rất nhiều khó khăn trong điều kiện tình hình thị trường có nhiều biến động, lạm phát và lãi suất trên thị trường tăng cao, sức cạnh tranh với các NHTM thấp, chi phí huy động hạn chế nhưng SGDI đã cố gắng triển khai để huy động mới và đáo hạn các khoản huy động vốn đến hạn, xây dựng cơ chế huy động vốn và thành lập tổ chuyên trách công tác huy động vốn để nâng cao doanh số huy động vốn do vậy số vốn huy động trong những tháng cuối năm đã tăng cao. Công tác lập và xây dựng, điều chỉnh kế hoạch đã được cải tiến linh hoạt hơn, công tác cân đối nguồn vốn đã được tin học hóa một phần nên SGD I đã thực hiện cân đối theo ngày giúp cho việc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả.  Tín dụng ĐTPT, tín dụng XK, huy động vốn, cấp hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư, cho vay lại vốn ODA, cấp phát vốn ủy thác theo đúng quy chế, sổ tay nghiệp vụ đã ban hành. Công tác thu nợ vốn tín dụng ĐTPT, vốn tín dụng xuất khẩu và vốn ODA được đặt lên hàng đầu với nhiều biện pháp và được tập trung thực hiện quyết liệt tận thu tối đa các khoản thu cà từng bước xử lý các khoản nợ tồn đọng và đạt kết quả tương đối tốt. 2.3.2. Hạn chế- Nguyên nhân  Hạn chế: - Thẩm định dự án đầu tư chủ yếu căn cứ vào số liệu của chủ đầu tư cung cấp và chủ yếu là tính toán các chi tiêu hiệu quả dự án nên so với thực tiễn còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu vào phân tích các yếu tố đầu vào của dự án - Khả năng thẩm định tổng mứ đầu tư dự án còn yếu dẫn đến một số dự án có tổng mức đầu tư không hợp lý - Thủ tục, hồ sơ vay vốn còn rườm rà, chưa cụ thể - Thời gian thẩm định còn dài  Nguyên nhân: - Sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ chưa nhip nhàng, tốn nhiều thời gian nên thời gian thẩm định ké dài, thủ tục rườm rà.. - Cán bộ thẩm đinh chủ yếu tiến hành thẩm định trên hồ sơ trong khi đó dự án được lập ra có thể phản ánh chưa chính xác hiệu quả có thể bắt nguồn từ sự cố ý của chủ đầu tư. Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGDI – NHPTVN 3.1. Mục tiêu và phương hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGDI: Thứ nhất, về huy động vốn: o Tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn vốn kể cả ngoại lệ. Hoàn thiện cơ chế khuyến khích công tác huy động vốn, đặc biệt đối với các nguồn vốn có kỳ hạn dài trên 03 năm. o Chủ động xây dựng cơ chế cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhất là KHH, các nguồn vốn trong thanh toansthanhf nguồn có kỳ hạn để giải ngân tín dụng XKNH và cho vay thí điểm dưới 12 tháng là giải pháp quan trọng cho công tác sử dụng vốn có hiệu quả tại Sở. o Tập trung khai thác thêm các khách hàng mới, tiếp tục duy trì các ngân hàng truyền thống lớn. Thứ hai, về tín dụng đầu tư: o Công tác giải ngân: Thực hiện kiểm soát chặt chẽ trước khi giải ngân, tuân thủ nghiêm các quy định về điều hành và thực hiện KHGN của NHPT. o Công tác thu nợ: SGD I xác định công tác thu hồi nợ vay là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tín dụng ĐTPT, tiến hành kiểm tra thực tế 100% các dự án có nợ quá hạn và lãi treo, thực hiện các giải pháp kiên quyết, triệt để nhằm tăng cường công tác thu nợ, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng, phấn đáu không để nợ phát sinh nợ xấu mới, tiếp tục đẩy mạnh triển khai và áp dụng các biện pháp đối với những chủ đầu tư chưa phối hợp với SGD I trong việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án còn lại theo đúng quy định của NHPT và các văn bản có liên quan. Thứ ba, về tín dụng XK: Mở rộng đối tượng cho vay các khách hàng khác ngoài cho vay theo chương trình của Chính phủ, tăng cường cho vay theo thỏa thuận, ít nhất có từ 5 đến 7 khách hàng mới. Thứ tư, về tín dụng ODA: Tăng cường chất lượng quản lý dự án ODA, các dự án thực hiện kiểm soát chi khối lượng, đôn đốc các chủ đầu tư nhận nợ kịp thời, tập trung chủ yếu cho công tá thu nợ không để phát sinh nợ quá hạn mới. Chủ động triển khai các dự án ODA mới, rà soát tăng cường công tác xử lý nợ đối với các dự án, chương trình gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan có nợ quá hạn và lãi treo kéo dài. Tăng cường quản lý và kiểm soát chi qua TKĐB nhằm đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả theo đúng quy định. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tai SGDI  Đối với công tác huy động vốn: Đề nghị HSC xem xét, sớm ban hành văn bản thay thế văn bản số 1979 HTPT/KHNV ngày 14/09/2004 của Quỹ HTPT về hướng dẫn công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn huy động tại Chi nhánh Quỹ HTPT bảo đảm phù hợp thực tế.  Tín dụng đầu tư: Đề nghị HSC nghiên cứu quay lại thực hiện cảnh báo giám sat trước đối với tất cả các dự án phân cấp như trước kia để giữ uy tín cho NHPTVN và thuận lợi cho các Chi nhánh  Đối với công tác ODA: Đề nghị HSC báo cáo các Bộ, ngành xem xét đẩy nhanh tiến độ thông báo ghi thu ghi chi và xử lý dứt điểm tồn tại các GTGC chủ đầu tư từ chối nhận nợ. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SGD I: Sở Giao dịch I NHPTVN: Ngân hàng Phát triển Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại HSC: Ban nguồn vốn TDĐT: Tín dụng đầu tư HTSĐT: Hỗ trợ sau đầu tư ĐTPT: Đầu tư phát triển HĐKT: Hợp đồng kinh tế TDXK: Tín dụng xuất khẩu LSSĐT: Lãi suất sau đầu tư MỤC LỤC Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................................................................. 1 1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam: ........................ 2 1.2. Quá trình hình thành Sở Giao dịch I: ........................................................ 2 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: .......................................................... 3 1.2.2. Cơ cấu tổ chức: ...................................................................................... 4 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng: ........................................................... 5 1.2.3.1. Giám Đốc ......................................................................................... 5 1.2.3.2. Các Phó giám đốc ............................................................................ 5 1.2.3.3. Phòng kế hoạch nguồn vốn............................................................... 5 1.2.3.4. Phòng thẩm định .............................................................................. 8 1.2.3.5. Phòng Tín dụng 1, 2, 3 ..................................................................... 9 1.2.3.6. Phòng Tín dụng xuất khẩu .............................................................. 10 1.2.3.7. Phòng Quản lý vốn nước ngoài ...................................................... 11 1.2.3.8. Phòng Tài chính kế toán ................................................................. 13 1.2.3.9. Phòng Hành chính quản lý nhân sự ................................................ 16 1.2.3.10. Phòng bảo lãnh- hỗ trợ sau đầu tư ............................................... 17 1.2.3.11. Phòng Giao dịch Hà Đông ........................................................... 17 2.3.12. Phòng Kiểm tra ............................................................................... 17 Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ..................... 20 2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của SGD I ...................................... 20 2.1.1.Hoạt động huy động vốn....................................................................... 20 2.1.2. Hoạt động tín d ụng: ............................................................................ 22 2.1.3: Công tác cho vay lại vốn ODA ............................................................ 24 2.2. Thực trạng công tác Thẩm định Dự án tại SGD I: .................................. 25 2.2.1. Quy trình Thẩm đ ịnh: ......................................................................... 25 2.2.2.Nội dung Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGDI .......................... 25 2.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn của SGD I. ............... 28 2.3. Đánh giá tổng quan thực trạng công tác thẩm định Dự án tại SGDI- NHPTVN .......................................................................................................... 31 2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được ................................................................... 31 2.3.2. Hạn chế- Nguyên nhân ....................................................................... 32 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI SGDI – NHPTVN ............................................................................................................ 33 3.1. Mục tiêu và phương hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGDI: .................................................................................................... 33 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tai SGDI ................................................................................................................. 34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf738_1298.pdf
Luận văn liên quan