Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Cấu trúc luận văn 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. Cơ sở lí luận 4 1.1.1. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 4 1.1.2. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 25 1.2. Cơ sở thực tiễn 29 1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học phép so sánh ở tiểu học 29 1.2.2. Thực tế dạy và học phép tu từ so sánh ở tiểu học hiện nay 30 1.3. Tiểu kết chương 1 38 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở LỚP 3 40 2.1. Ứng dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40 2.1.1. Ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40 2.1.2. Ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 42 2.1.3. Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 44 2.1.4. Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 46 2.1.5. Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 48 2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 51 2.2.1. Hệ thống bài tập về phép tu từ so sánh 51 2.2.2. Tổ chức dạy các dạng bài tập về phép tu từ so sánh ở lớp 3 55 2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ học Tập đọc 65 2.3.1. Thống kê các hình ảnh so sánh Trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 65 2.3.2. Phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc 68 2.3.3. Quy trình hướng dẫn học sinh cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh trong bài Tập đọc 70 2.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ Tập làm văn 74 2.4.1. So sánh tu từ với phân môn Tập làm văn ở lớp 3 74 2.4.2. Các bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 75 2.4.3. Quy trình hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn ở lớp 3 78 2.5. Tiểu kết chương 2 87 CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM 89 3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm 89 3.1.1. Mục đích thử nghiệm 89 3.1.2. Nội dung thử nghiệm 89 3.1.3. Phương pháp thử nghiệm 89 3.1.4. Tổ chức thử nghiệm 89 3.1.5. Tiến hành thử nghiệm 91 3.2. Kết quả thử nghiệm 93 3.2.1. Kết quả kĩnh hội tri thức 93 3.2.2. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh 96 3.2.3. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy 97 3.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm 98 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 99 1. Kết luận 99 2. Một số đề xuất 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang I. Bảng Bảng 1: Thống kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 14 Bảng 2: Bảng điều tra thực thực tế dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 31 Bảng 3: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của học sinh ở lớp 3 36 Bảng 4: Các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 65 Bảng 5: Những bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 76 Bảng 6: Các lớp thử nghiệm và đối chứng 90 Bảng 7: Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh 93 Bảng 8: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng 94 Bảng 9: Mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với các bài học 96 II. Biểu đồ Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm 95 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh. “So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh . Tuy nhiên, đến lớp 3 HS mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5. Trong thực tế, GV và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. HS lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có, vì vậy, GV tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3. - Thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của GV tiểu học và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. 4. Giả thuyết khoa học Chúng tôi giả định rằng, nếu áp dụng những phương pháp dạy học mới vào việc dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3; trên cơ sở đó, xây dựng các quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn thì hiệu quả của việc dạy học sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong tiếng Việt. - Tìm hiểu nội dung dạy học về phép tu từ so sánh và thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. - Đưa ra một số đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3; quy trình tổ chức dạy các dạng bài tập về phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu; quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong giờ Tập đọc, Tập làm văn. - Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất trên. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy học các phép tu từ để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra giải pháp. - Nhóm phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lí những số liệu thu được từ thử nghiệm sư phạm. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Phương pháp dạy học về phép tu từ so sánh ở lớp 3. Chương 3: Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm.

doc110 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 20682 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Đôi bạn 130 21 Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm Về quê ngoại 133 22 Anh Đóm quay vòng như sao bừng nở Anh Đom đóm 143 23 Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối ở lại với chiến khu 13 24 Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng Trên đường mòn Hồ Chí Minh 19 25 Những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay Ông tổ nghề thêu 23 26 Cái cầu tre như võng trên sông ru người qua lại Cái cầu 34 27 - Cái chân tựa như bằng cột sắt - Ông nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên nhẹ nhàng như giơ con ếch có sợi rơm ngang bụng vậy. Hội vật 59 28 Cả bầy hăng máu phóng như bay Hội đua voi ở Tây Nguyên 60 29 Bước say mê như giữa trang cổ tích Đi hội chùa Hương 68 30 - Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. - Cậu khoẻ chẳng khác gì một con bò mộng non Buổi học thể dục 89 31 Nó cất cánh bay nhẹ như chẳng ngờ Con cò 111 32 - Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác thổi về Như ào ào trận gió. - Lá xoè từng tia nắng giống hệt như mặt trời Mặt trời xanh của tôi 125 2.3.2. Vẻ đẹp của các hình ảnh so sánh trong các bài Tập đọc ở lớp 3 Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chất văn, tính hình tượng, tính cảm xúc và tính độc đáo của văn chương có những sắc thái riêng mà các nghệ thuật khác không có. Ngôn ngữ văn chương phải chau chuốt, cô đọng, hàm súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh. Vì vậy, phân môn Tập đọc ở Tiểu học ngoài mục tiêu chủ yếu là rèn kĩ năng đọc còn có nhiệm vụ dạy cho HS khả năng tiếp nhận vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, khả năng phát hiện được tín hiệu nghệ thuật và cao hơn nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung. Đây cũng chính là nội dung dạy cảm thụ văn học ở trường tiểu học. Dạy so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc cũng là dạy cảm thụ văn học. Dạy cảm thụ văn học cũng chính là dạy HS cảm nhận vẻ đẹp và biết yêu quê hương, đất nước, con người và cuộc sống. Từ những so sánh tả vẻ đẹp của cây cọ “lá xoè từng tia nắng- giống hệt như mặt trời” (TV3, tập 2, tr.126) để ca ngợi làng quê Việt nam đẹp đẽ, yên bình đến cách so sánh “mẹ về như nắng mới” trong những câu thơ: “Thế rồi cơn bão qua- Bầu trời xanh trở lại- Mẹ về như nắng mới- Sáng ấm cả gian nhà” (Mẹ vắng nhà ngày bão- TV3, tập 1, tr.32) cho thấy đối với con mẹ quan trọng như thế nào, mẹ là ánh nắng, là hơi ấm xua tan mọi băng giá trong cuộc đời, là sự sống của đời con. Có lẽ khó mà tìm được cách nói nào nói lên lòng yêu mẹ, sự quan trọng của mẹ đối với con như thế. Cả một loạt so sánh được Ngô Văn Phú sử dụng tả cây rau khúc và chiếc bánh khúc trong bài Chõ bánh khúc của dì tôi (TV3, tập1, tr 91) cho thấy vẻ đẹp của cây rau khúc, sự hấp dẫn của cái bánh khúc, trong nó có cả làng quê, hương đồng cỏ nội thật là thú vị. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. ... Những chiếc bánh màu xanh rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó. Không nắm được sắc thái của phép so sánh không thể hướng dẫn HS tìm hiểu được các bài tập đọc: Quê hương, Vàm cỏ Đông, Nhà bố ở... Những cách so sánh đặc sắc và mới lạ chính là những hình ảnh văn chương lung linh màu sắc “trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố” (Ông ngoại- TV3, tập1, tr.34) gợi cho các em những cảm xúc trong sáng đến bất ngờ. Đó còn là những hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự liên tưởng độc đáo: “Mùa thu của em- Là vàng hoa cúc- Như nghìn con mắt- Mở nhìn trời êm” (Mùa thu của em- TV3, tập 1, tr.42). Có cách thể hiện tình yêu quê hương nào giản dị hơn, chân thành hơn, sâu sắc hơn mà vẫn rất gần gũi như cách nói: quê hương là chùm khế ngọt..(Quê hương- TV3, t.1, tr.79). Có sự ngợi ca nào hay hơn sự ngợi ca cảnh đẹp của non sông: “Đường vô xứ nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ” (Cảnh đẹp non sông. TV3,t.1, tr.97). Như vậy, dạy so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc không những giúp cho HS củng cố những kiến thức về phép tu từ so sánh mà còn tạo cho HS lĩnh hội tốt các tri thức và kĩ năng ngôn ngữ, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương. 2.3.3. Quy trình hướng dẫn HS cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh trong bài tập đọc Về việc dạy phép tu từ trong phân môn Tập đọc đối với nhiều GV vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Vì vậy, chúng tôi đề xuất quy trình hướng dẫn HS nhận diện và cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh trong giờ Tập đọc nhằm bước đầu làm cơ sở để GV tham khảo và định hướng dạy đối với phép tu từ so sánh cũng như đối với những phép tu từ khác. Sau đây là quy trình hướng dẫn HS cảm nhận HS giá trị của các hình ảnh so sánh trong bài tập đọc. Bước 1: Nhận diện hình ảnh so sánh Nhận diện phép tu từ so sánh là thao tác cơ bản, vô cùng quan trọng vì đây là cơ sở để HS cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của phép so sánh tu từ. Do đã được làm quen với phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu nên bước này không khó đối với các em, quan trọng GV phải biết cách đặt câu hỏi định hướng cho HS tri giác lại kiến thức đã học nhằm mục đích củng cố lại ở các em nội dung đã học về phép so sánh tu từ. Ví dụ, khi dạy bài “ Mẹ vắng nhà ngày bão” GV đưa ra ngữ liệu để HS xác định phép tu từ được sử dụng: “Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà” GV: Để tả niềm vui của cả nhà khi mẹ về, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? HS: Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là phép tu từ so sánh. GV: Em hãy chỉ ra hình ảnh so sánh đó? HS: Mẹ về như nắng mới Đối với HS lớp 3, chưa yêu cầu phân tích được cấu tạo của phép tu từ so sánh nhưng các em cũng phải hiểu được bất kì so sánh nghệ thuật nào cũng có 2 vế: vế thứ nhất là nói về cái so sánh (vế A), vế thứ 2 là nói về cái được so sánh (vế B).Hai vế này thường được nối với nhau bằng các từ: như, như là, như thể, tựa... Bước 2: Xác định sự vật so sánh Sau khi HS đã nhận diện được phép so sánh, GV yêu cầu HS xác định các sự vật được so sánh với nhau (vế A và vế B). Từ những yếu tố tìm được, HS có thể bước đầu hiểu nội dung mà phép so sánh tu từ thông báo. Để xác định các sự vật được so sánh với nhau, GV đặt câu hỏi để HS trả lời. Ví dụ: Sáng đầu thu trong xanh Em mặc quần áo mới Đi đón ngày khai trường Vui như là đi hội. (Trích Ngày khai trường- TV3, tập 1, tr.49) GV: Trong phép so sánh ở khổ thơ trên, những sự việc nào được so sánh với nhau? HS: Sự việc đi đón ngày khai trường được so sánh như việc đi hội. Bước 3: Tìm hiểu cơ sở so sánh Nếu bước 2 giúp HS tìm ra những sự vật được so sánh với nhau thì bước 3 sẽ giúp HS trả lời câu hỏi: Vì sao lại so sánh như vậy? Trả lời được câu hỏi này là đã tìm ra những điểm tương đồng của sự vật (ít nhất là theo quan sát của tác giả) từ đó mới có thể hiểu được các tầng nghĩa sâu của các hình ảnh so sánh. Thông thường, khi so sánh, chúng ta phải dựa trên một tiêu chí, một cơ sở nào đó. Ví dụ: - Tiêu chí màu sắc: “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố”. (TV3, t.1, tr.34) - Tiêu chí thẫm mĩ: “ Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong cái áo xôi nếp trắng được đặt vào những chiếc lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa”. (TV3, t.1, tr. 91) Đây là những cấu trúc so sánh có đầy đủ 4 yếu tố. Vì vậy, việc tìm ra phương diện so sánh không phải là khó đối với HS. Ví dụ, muốn tìm phương diện so sánh của hình ảnh: “Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa” (TV3, t.1, tr.130) GV chỉ cần đặt câu hỏi: Vì sao đèn điện lại được so sánh như sao sa? HS sẽ trả lời ngay được là vì đèn điện và sao sa ban đêm đều lấp lánh như nhau. Đối với những so sánh chìm, loại so sánh kích sự làm việc của ttrí tuệ và tình cảm, đòi hỏi HS phải phát huy năng lực tư duy và khả năng liên tưởng mới tìm ra được những điểm tương đồng, những nét gần giống nhau giữa các sự vật. Nhiệm vụ của GV là hướng dẫn HS cách khôi phục lại thành một so sánh hoàn chỉnh. Ví dụ: Bố ở tầng năm chót vót Gió như đỉnh núi bản ta. (TV3, tập 1, tr.124) Để khôi phục lại yếu tố 2, GV cần giúp HS liên tưởng: - Gió ở tầng năm mạnh. - Gió ở tầng năm mát. - Gió ở tầng năm dễ chịu, khoan khoái. ... Có những trường hợp chuẩn so sánh ở vế B có tính chất mơ hồ, không cụ thể. Ví dụ: “Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó” (TV3, t.1, tr.91) hương đồng, cỏ nội là thứ mà không phải ai cũng biết nên GV chỉ cần thuyết minh để HS cảm nhận được giá trị thẫm mĩ của hình ảnh so sánh là được. Bước 4: Cảm nhận giá trị của phép so sánh Đây là bước giúp HS trả lời câu hỏi: so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì? Trả lời được câu hỏi này là cơ bản HS đã hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Để HS cảm nhận được giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mĩ của một hình ảnh so sánh, GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu: - B giúp các em hình dung ra A như thế nào? - B giúp em cảm nhận được điều gì mới mẻ về A? - Hình ảnh so sánh đó gợi cho em cảm xúc gì? Ví dụ: Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm (TV3, tập 1, tr.42) GV: Hình ảnh hàng nghìn con mắt mở nhìn trời êm giúp em hình dung ra những bông hoa cúc như thế nào? HS: Những bông hoa cúc có vẻ đẹp tươi sáng và dịu dàng. GV: Điều đó gợi cho em cảm xúc gì? HS: Cảm xúc yêu mến mùa thu. Như vậy, dạy phép tu từ so sánh trong môn Tập đọc chính là giúp HS nhận diện được phép so sánh trong văn bản, chỉ ra được những sự vật, sự việc được so sánh với nhau, giải thích vì sao có thể so sánh như vậy và cuối cùng là hiểu được so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì. 2.4. Phương pháp hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ Tập làm văn 2.4.1. So sánh tu từ với phân môn Tập làm văn ở lớp 3 Phân môn Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát huy những kết quả đó, góp phần hoàn thiện chúng. Vì vậy, mỗi bài học tập làm văn là một bài rèn kĩ năng cuối cùng trong một tuần sau các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu. Tập làm văn được coi là kĩ năng “tổng hợp” được hình thành từ các kĩ năng ở các phân môn trước đó. Trong SGK Tiếng Việt 3, có 3 dạng bài tập làm văn: bài tập nghe, bài tập nói và bài tập viết tương ứng với các kiểu bài sau: 1. Nghe- kể một câu chuyện 2. Nói, viết theo chủ điểm 3. Viết thư 4. Làm đơn và điền vào giấy tờ in sẵn 5. Tập tổ chức cuộc họp 6. Giới thiệu về trường lớp và viết báo cáo hoạt động 7. Ghi chép sổ tay Tất cả những kiểu bài trên đều nhằm mục đích trang bị cho HS một số hiểu biết và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói và viết phục vụ học tập và đời sống hằng ngày. Bởi vậy, dù ít hay nhiều, HS cũng có thể vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về việc dạy phép tu từ so sánh ở kiểu bài: Nói, viết theo chủ điểm. Đó là những bài tập thuộc kiểu bài văn miêu tả: tả người, tả cảnh, tả cảnh sinh hoạt. Đây là những kiểu bài HS có thể sử dụng phép so sánh được nhiều nhất, giúp các em hình thành các kĩ năng để làm tốt văn miêu tả ở các lớp trên. Đối với kiểu bài tập này, thông thường HS phải làm bài bài tập bằng cách nói miệng trước, trên cơ sở đó làm bài viết vào vở bài tập. Những bài tập nói viết theo chủ điểm là những bài miêu tả đơn giản, song dù ở mức độ đơn giản thì đây cũng là kết quả của sự nhận xét, đánh giá, tưởng tượng của HS. Vì vậy, ngôn ngữ trong bài cũng phải mang những đặc điểm vốn có của văn miêu tả là sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc. Để làm được điều này, GV phải chú ý dạy HS sử dụng phép tu từ so sánh trong bài làm của mình. Nhờ phép so sánh, các em có thể tái hiện lại đối tượng phản ảnh, làm cho đối tượng miêu tả trở nên cụ thể hơn, riêng biệt hơn từ đó có thể biểu lộ những nhận thức, sự cảm thụ cũng như gửi gắm những tâm sự rất riêng của mình, giúp cho bài làm có được nét tinh tế, vẻ sinh động và có một phong cách riêng. Sử dụng phép so sánh trong mỗi bài tập làm văn, tức là, HS đã phá vỡ được cái vỏ bọc ngôn từ khô cứng để tìm ra những hình ảnh so sánh vừa chân thực, “chính xác” lại vừa sinh động “có hồn”. Phép so sánh giúp các em có thể “thổi” vào các sự vật, hiện tượng cái linh hồn sinh động của con người cũng như của thế giới muôn màu, muôn vẻ. Nhờ phép so sánh, các em được biết đến vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm (Hà Sơn), hay thấy trăng như cánh diều, như chiếc thuyền, như quả chín thậm chí như mắt cá... (Trần Đăng Khoa). Khi tả về, biển Khánh Chi có lúc thấy “biển trẻ mãi, xanh tươi mãi như một nàng tiên”, biển “như người mẹ hiền”, “như đứa trẻ con” và có lúc biển lại như “người khổng lồ nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp”... Nói chung, trong tập làm văn nhờ phép so sánh HS có thể thả sức cho trí tưởng tượng tung hoành, tìm ra vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo của sự vật mà nhiều người không nhận ra. Dạy phép so sánh trong phân môn Tập làm văn là giúp HS biết nhận thức phản ảnh và thể hiện thế giới không phải bằng con đường tư duy khoa học hay lối suy luận đời thường mà chủ yếu bằng cảm quan, bằng tình cảm, ấn tượng và bằng chính cả tấm lòng. 2.4.2. Các bài Tập làm văn có thể vận dụng phép so sánh Chúng tôi đã tiến hành xác định các bài tập Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh. Kết quả thống kê thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Những bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh TT Bài tập Trang 1 Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen. 28 2 Kể lại buổi đầu em đi học 52 3 Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn. 52 4 Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý theo các gợi ý: a. Người đó tên gì, bao nhiêu tuổi? b. Người đó làm nghề gì? c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? 68 5 Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn. 68 6 Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau: a. Quê em ở đâu? b. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? c. Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? d.Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? 92 7 Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp nước ta. Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý: a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? d. Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? 102 8 Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu. 102 9 Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). Gợi ý: a. Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể... )? b. Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu? c. Em thích nhất điều gì? 120 10 Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. Gợi ý: a. Người đó là ai, làm nghề gì? b. Người đó hàng ngày làm những việc gì? c. Người đó làm việc như thế nào? 38 11 Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7 đến 10 câu. 38 12 Kể lại một buổi biểu diện nghệ thuật mà em được xem. Gợi ý: a. Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc... ? b. Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? khi nào? c. Em cùng xem với những ai? d. Buổi biễu diễn có những tiết mục nào? đ. Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy? 48 13 Dựa vào những điều em vừa kể, hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến mười câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. 48 14 Quan sát tranh ảnh lễ hội (SGK), tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. 64 15 Kể lại một ngày hội mà em biết. Gợi ý: a. Đó là hội gì? b. Hội được tổ chức khi nào? ở đâu? c. Mọi người đi xem hội như thế nào? d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì? e. Hội có những trò vui gì? g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? 72 16 Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn (khoảng 5 câu) 72 Có thể thấy rằng, các bài tập làm văn trên đều là những bài văn miêu tả đơn giản. Đó là những bài văn tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt... Chẳng hạn, đối với thể loại văn tả cảnh, có thể hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các bài tập sau: - Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở. - Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp nước ta. Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy. - Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). Đối với thể loại văn tả người, có thể hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các bài tập sau: - Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen. - Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý - Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. Đối với thể loại văn tả cảnh sinh hoạt, có thể hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các bài tập sau: - Kể lại một buổi biểu diện nghệ thuật mà em được xem. - Quan sát tranh ảnh lễ hội (SGK), tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. - Kể lại một ngày hội mà em biết. 2.4.3. Quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn ở lớp 3 2.4.3.1. Những kĩ năng thực hành bài tập Tập làm văn ở lớp 3 Dạng bài tập nói và viết theo chủ điểm chỉ yêu cầu các em trả lời được những câu hỏi gợi ý trong SGK và viết lại những điều vừa nói thành một đoạn văn ngắn (5-7 câu). Qua đoạn văn, phải diễn đạt được một số yêu cầu như: biết dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ràng và bộc lộ được tình cảm với đối tượng trong bài. Đây là những bài miêu tả đơn giản, song với mỗi bài tập, HS đều được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, lựa chọn ý và viết đoạn văn. Do đó, để HS có thể vận dụng phép tu từ so sánh vào bài, GV vừa phải giúp các em thực hiện những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung, vừa phải chú ý quan sát những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng. Từ đó, mới phát hiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Sau đây, là những kĩ năng cơ bản trong quá trình học cách làm văn miêu tả có vận dụng phép so sánh. a. Xác định yêu cầu của bài (đề bài) Thực chất, đây chính là bước tìm hiểu đề, giúp HS nắm được nội dung (nói, viết về cái gì?), phạm vi đối tượng được nói, viết (tả cảnh hay tả người), không gian và thời gian cụ thể (ở đâu và vào lúc nào) và là bước định hướng cho quá trình thực hiện một bài Tập làm văn. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, HS thường chưa kiên nhẫn, HS thường không chú ý đúng mức, không dành thời gian thoả đáng để tìm hiểu đề. Vì vậy, thao tác này luôn luôn phải lặp lại với từng bài Tập làm văn, dù cùng một kiểu bài hay khác kiểu bài. Để giúp HS xác định yêu cầu của đề bài, GV có thể thực hiện một số thao tác sư phạm thông thường: yêu cầu đọc đề nhiều lần, dùng bút kẻ dưới những từ ngữ cần chú ý... b. Quan sát đối tượng được tả Để có được hình ảnh so sánh đẹp, HS cần phải biết quan sát. Quan sát phải gắn liền với so sánh, liên tưởng. Ví dụ, quan sát để thấy một bạn gái “nhát như thỏ”, một bạn trai “nghịch như quỷ”, một cậu bé “chẳng giống bố chút nào”. Tả người như thế, tả cảnh lại càng cần so sánh: “Trong vườn chuối, trăng đang phơi mình trên những tàu lá chuối còn ướt đẫm sương đêm, nom lóng lánh như những mảnh vải nhung bóng có dát vàng... ” Trong văn miêu tả, so sánh là cần thiết nhưng cũng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và tạo được hiệu quả thẩm mĩ. Vì vậy, khi quan sát HS phải biết chú ý tới những yêu cầu riêng khi quan sát từng loại đối tượng miêu tả: + Đối với thể loại tả cảnh: Có thể đứng từ xa hoặc lại gần để quan sát để có thể tả bao quát hoặc bộ phận. Vì vậy, GV cần phải hướng dẫn HS phát huy khả năng liên tưởng và so sánh. Nếu tả bao quát phải thấy cảnh ấy từ xa thế nào, trông giống như cái gì... Nếu tả từng bộ phận, phải quan sát rõ từng bộ phận để thấy được những đặc điểm nổi bật về hình dáng, đường nét, màu sắc, âm thanh. Chính sự quan sát tỉ mỉ này sẽ đem lại sự giàu có trong nhận thức và tâm hồn HS. Chỉ có quan sát tỉ mỉ, các em mới tìm ra những nét đồng nhất độc đáo giữa các sự vật để có được những hình ảnh so sánh mới lạ và hấp dẫn. + Đối với thể loại tả người: Đối tượng được tả của các em là những người rất thân quen và gần gũi (những người trong gia đình, người hàng xóm, những người bạn trong tổ học tập..). Tuy nhiên, không phải cứ có hình mẫu trước mắt là tả ngay được, hàng ngày, chúng ta vẫn thường gặp gỡ những con người rất thân thiết, những cảnh vật và sự vật đầy ấn tượng nhưng nếu yêu cầu cầm bút tả thì không phải ai cũng tả ngay được. Sở dĩ như vậy, vì những cái đó mới chỉ để lại trong óc những cảm giác không rõ ràng, không có một cái gì sâu sắc. Vì vậy, khi yêu cầu HS tả người, dù đó là người thân, GV cũng phải hướng dẫn HS quan sát cả bên ngoài lẫn bên trong. Tức là, không chỉ quan sát hình dáng, cử chỉ, giọng nói... mà phải quan sát cả thái độ của người đó với người xung quanh. Ví dụ, không chỉ thấy người đó “cao lớn như một gã khổng lồ” mà còn phát hiện ra người đó “hiền như bụt” hay “dữ như quỷ”... nữa. + Đối với thể loại tả cảnh sinh hoạt ở lớp 3, có những bài tập như: kể lại một buổi biễu diễn nghệ thuật hay một trận thi đấu thể thao... Mục đích của các bài tập này là giúp HS làm quen với một thể loại văn phức tạp hơn, văn tả cảnh sinh hoạt. Văn tả cảnh sinh hoạt có nhiều chi tiết và luôn luôn gắn liền với hoạt động. Vì vậy, khi quan sát, HS không chỉ quan sát mình hoạt động của con người mà còn phải biết quan sát cảnh vật và nhiều đối tượng khác nữa. Bởi vì, cảnh sinh hoạt của con người bao giờ cũng gắn với một thời gian và không gian cụ thể. c. Diễn đạt và viết đoạn văn ở lớp 3, một tiết Tập làm văn thường có 2 bài tập, một bài luỵên nói và một bài luyện viết. Đối với bài luyện nói, để HS được nói nhiều, GV cần cho HS chuẩn bị trước những câu trả lời ở nhà. Cho dù trong bài có sử dụng phép so sánh thì HS cũng phải trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, cách trình bày như là đang tranh luận, phát biểu trước lớp. Trình bày miệng xong, thông thường các em sẽ làm bài viết. Bài viết chỉ khoảng 5-10 câu và viết theo trình tự các gợi ý trong sách giáo khoa. Cũng có thể, HS viết theo mạch cảm hứng và suy tưởng song bài viết phải bám sát đề, câu văn mạch lạc. Khi viết, không yêu cầu các em sử dụng phép so sánh trong tất cả các câu mà phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Nếu lạm dụng, đoạn văn sẽ trở nên nhàm chán và sáo rỗng. 2.4.3.2. Quy trình dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3 Một tiết Tập làm văn thuộc kiểu bài Nói viết theo chủ điểm thường có 2 bài tập: một bài tập rèn kĩ năng nói, một bài tập rèn kĩ năng viết. Sau đây, là quy trình giảng dạy loại bài tập Nói, viết theo chủ điểm có vận dụng phép tu từ so sánh. a. Quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh vào các bài tập làm văn nói Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài tập. Thông thường, một bài tập loại này được cấu trúc thành 2 phần: - Phần yêu cầu bài tập - Phần gợi ý nội dung Vì vậy, khi cho HS tìm hiểu yêu cầu bài tập, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau: - Phân tích đề ra - Tìm dữ kiện đã cho - Xác định lệnh của bài tập - Chọn nội dung thực hiện theo gợi ý - Chọn nội dung có thể vận dụng phép tu từ so sánh. Ví dụ: Kể về người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý: a. Người đó tên gì, bao nhiêu tuổi? b. Người đó làm nghề gì? c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? (TV3, t.1, tr. 68) Hoạt động của GV - Đọc yêu cầu bài tập? - Bài tập cho em biết những gì? - Bài tập yêu cầu em làm gì? - Em cần kể về những điều gì của người hàng xóm? - Khi kể, em có thể vận dụng phép so sánh để nói về điều gì ở người hàng xóm? - Em hãy lấy một ví dụ cho cả lớp cùng nghe? Hoạt động của HS - 2 HS đọc. - Người hàng xóm mà em quý mến. - Kể về người hàng xóm đó. - Người đó tên gì? bao nhiêu tuổi? làm nghề gì? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm và tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em ? - Để nói về tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm cũng như tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em. - Bác ấy như là một thành viên trong gia đình em. Bước 2: Làm mẫu + Đối với văn tả cảnh: GV có thể sử dụng các câu hỏi gọi ý, dẫn dắt như: Đó là cảnh gì? ở đâu? cảnh đó có gì đẹp? Vẻ đẹp đó được so sánh với cái gì? Tình cảm của em đối với cảnh đó?. Sau đó, GV gọi một HS giỏi hoặc khá lên bảng nói. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét: Bạn nói đã đủ ý chưa? Cách dùng từ đặt câu của bạn có gì hay? Bạn đã biết sử dụng phép tu từ so sánh như thế nào? + Đối với văn tả người: Cũng như văn tả cảnh, GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Người đó là ai? Tên gì? Người đó có đặc điểm gì? (về hình dáng, về tính tình), Suy nghĩ của em về người đó? Dùng phép so sánh để tả đặc điểm và nói lên những suy nghĩ của mình như thế nào? Gọi 1-2 HS lên bảng nói. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. + Đối với văn tả cảnh sinh hoạt Gọi một HS giỏi nói theo mẫu, làm rõ những yêu cầu: Cảnh đó diễn ra ở đâu? Khi nào? Trong cảnh có những gì nổi bật (về tự nhiên, về con người)? Sử dụng phép so sánh để tả những đặc điểm nổi bật đó như thế nào? Bước 3: Thực hành luyện nói theo cặp GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp. Một bạn nói, bạn kia nghe và hỏi thêm sau đó 2 bạn đổi việc cho nhau. GV đến từng bàn, theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những HS nói còn kém, khuyến khích HS sử dụng những hình ảnh so sánh trong bài nói của mình. Bước 4: Tập nói trước lớp GV mời đại diện các nhóm tập nói trước lớp. Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét từng bài nói theo yêu cầu: Bài nói đã đủ ý chưa? Cách dùng từ, đặt câu có gì hay? Sử dụng những hình ảnh so sánh đã hợp lí chưa? GV chốt lại về nội dung, cách dùng từ đặt câu trong đó có vận dụng phép tu từ so sánh. b. Quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh vào các bài tập làm văn viết Đây là bài tập kế tiếp bài tập nói với yêu cầu viết lại những điều đã kể. Vì vậy, phương pháp và hình thức tổ chức khi dạy có phần khác hơn. Bước 1: Giúp HS nắm yêu cầu bài tập ở bước này, GV chỉ cần yêu cầu HS đọc bài tập và xác định đúng yêu cầu của bài tập. Bước 2: HS viết bài - GV nhắc HS khi viết không nhất thiết phải trả lời theo 4 câu hỏi gợi ý. Các em có thể viết tự do miễn là câu văn liền mạch, dùng từ, đặt câu đúng và có sử dụng một số hình ảnh so sánh hợp lí. - GV uốn nắn tư thế ngồi cho HS, giúp đỡ những em còn lúng túng. Bước 3: HS đọc bài viết GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài viết của mình cho cả lớp nghe. Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức trong mỗi dạng bài tập cụ thể. GV nhận xét, cho điểm những em có bài viết hay, có sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hành ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở ngoài tiết học, ở sau tiết học) Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập theo các tiêu chí như: Cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các hình ảnh so sánh, cách diễn đạt.. Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những yêu cầu nối tiếp nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp như về nhà viết lại bài, sử dụng những kĩ năng đã học (như kĩ năng quan sát, tả cảnh, so sánh... ) vào thực tế cuộc sống. Sau đây, là ví dụ minh hoạ các bước dạy bài tập nói, viết có vận dụng phép tu từ so sánh. Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 12 (Tiếng Việt 3) Bài 1: Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,... ). Nói những điều em biết theo gợi ý dưới đây: a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? d. Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? Bài 2: Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu (TV3, t.1, tr.102) Bài tập 1: Nói về cảnh đẹp đất nước Hoạt động của GV - Đọc yêu cầu bài tập - Bài tập cho em biết điều gì? - Bài tập cho em làm gì? GV dán ảnh cảnh biển Phan Thiết phóng to lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời theo từng câu hỏi gợi ý: - ảnh chụp cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? - Màu sắc của cảnh vật trong bức ảnh trông như thế nào? - Em hãy viết những câu văn trên cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng phép so sánh? M: Những dãy núi xanh uốn lượn như những nét vẽ mềm mại của người họa sĩ. GV nhận xét về cách so sánh của HS. - Cảnh trong bức ảnh có gì đẹp? (GV gợi ý cho HS muốn cho sự vật miêu tả thêm đẹp đẽ, sinh động và cụ thể các em có thể sử dụng phép so sánh) - Cảnh trong bức ảnh gợi cho các em suy nghĩ gì? GV cho HS suy nghĩ trong 1 phút để tả lại được toàn cảnh biển Phan Thiết trong bức ảnh này. Lưu ý HS, khi nói, có thể dựa hẳn vào vào các câu hỏi gợi ý, cũng có thể nói tự do, không theo đúng thứ tự các gợi ý. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét: ? Bạn đã nói đủ ý chưa? Cách dùng từ đặt câu có gì hay? Bạn đã sử dụng phép so sánh như thế nào? HS phát biểu, GV chốt lại. - Yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp đất nước trong tranh, ảnh đã sưu tầm với bạn bên cạnh. - GV đến từng bàn theo dõi, uốn nắn giúp đỡ những em nói còn kém. - Đại diện các nhóm nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh của mình trước lớp. - GV khen những em nói hay, giúp những em nói chưa đủ ý hoặc chưa nhận ra thiếu sót của mình, đặc biệt khen ngợi nếu HS: - Miêu tả đúng màu sắc, cảnh vật, làm cho bài nói hấp dẫn, sinh động. - Biết dùng những hình ảnh so sánh đẹp. - Nói tự do, không phụ thuộc vào giấy chuẩn bị sẵn. - Bày tỏ cảm xúc chân thực, hồn nhiên. Hoạt động của HS - 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi - Cảnh đẹp của đất nước qua tranh ảnh - Nói những điều em biết về cảnh đó. - ảnh chụp cảnh biển Phan Thiết. - HS nói về màu sắc rất đẹp và đa đạng của những sự vật trong cảnh. Ví dụ: + Trời xanh trong. + Núi non xanh lam + Những rặng rừa ven bờ xanh rì ... . - HS trình bày cá nhân. - HS nêu nhiều ý kiến khác nhau theo cảm nhận của từng em: + Cảnh trong ảnh rất đẹp vì có cả núi lẫn biển và và có nhiều màu sắc xen nhau. + Bức ảnh rất đẹp vì có cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. - HS nêu những suy nghĩ riêng của mình. - 1 HS lên bảng nói kết hợp với dùng thước chỉ ảnh. - HS thực hiện theo cặp. - Lần lượt HS nối tiếp nhau dán lên bảng tranh ảnh về cảnh đẹp mà mình đã sưu tầm được, chỉ vào tranh và nói về những cảnh đẹp đó. Bài tập 2: Viết về cảnh đẹp đất nước. Hoạt động của GV - Đọc yêu cầu bài tập. - Bài tập yêu cầu gì? HS viết bài, GV giúp đỡ những em còn lúng túng, phát hiện những em viết bài tốt. - Yêu cầu HS đọc bài viết, GV nhận xét cho điểm những em viết bài hay, có sử dụng hình ảnh so sánh đẹp. - Để có được những bài viết hay, các em cần phải làm gì? Dặn dò HS về nhà đọc lại bài viết của mình cho người thân nghe, hoàn chỉnh bài viết nếu ở lớp chưa hoàn thành. Tập quan sát những cảnh vật xung quanh và diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh. Hoạt động của HS - 2 HS đọc yêu cầu bài tập. - Viết về cảnh đẹp đất nước. - Biết dùng từ, đặt câu đúng, biết sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp. 2.4. Tiểu kết chương 2 Qua việc nghiên cứu các phương pháp dạy tiếng Việt và việc vận dụng các phương pháp vào việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau: 2.4.1. Để hình thành tốt kiến thức tu từ so sánh cho HS và giúp các em vận dụng tốt những kiến thức này vào việc nói, viết thực sự hiệu quả, GV phải biết ứng dụng các PP dạy học tiếng Việt như: PP phân tích ngôn ngữ, PP rèn luyện theo mẫu, PP thực hành giao tiếp, PP thảo luận nhóm, PP trò chơi học tập tiếng Việt... vào việc dạy phép tu từ so sánh trong giờ Luyện từ và câu cũng như trong giờ học các phân môn khác của môn Tiếng Việt 2.4.2. Không chỉ dạy phép tu từ so sánh trong môn Luyện từ và câu, GV còn phải biết tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học khác của môn Tiếng Việt. Cụ thể, đối với phân môn Tập đọc, GV tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh qua bốn bước: nhận diện hình ảnh so sánh, tìm các sự vật được so sánh, tìm hiểu cơ sở so sánh, cảm nhận giá trị của hình ảnh so sánh. Đối với phân môn Tập làm văn, GV tổ chức cho HS vận dụng phép tu từ so sánh vào các bài tập thuộc thể loại văn tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt. Chương 3 thử nghiệm và kết quả thử nghiệm 3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm 3.1.1. Mục đích thử nghiệm Thử nghiệm được tiến hành nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của hệ thống phưong pháp đã đề xuất đối với việc phát triển kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 trong các phân môn Tiếng Việt. 3.1.2. Nội dung thử nghiệm Giảng dạy một số bài Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt 3. 3.1.3. Phương pháp thử nghiệm Thử nghiệm được tiến hành ở khối lớp 3 thuộc 5 trường tiểu học. Mỗi trường chọn 2 lớp: lớp thử nghiệm, các bài dạy được tiến hành theo cách thức, quy trình chúng tôi đề xuất; còn lớp đối chứng, GV dạy bình thường theo phương pháp mà học dự định. 3.1.4. Tổ chức thử nghiệm a. Thời gian thử nghiệm Việc dạy thử nghiệm được tiến hành bình thường theo thời khoá biểu của trường thử nghiệm, không làm đảo lộn hoạt động của trường thử nghiệm, không ảnh hưởng đến tâm lí HS. b. Cơ sở thử nghiệm Chúng tôi đã chọn các trường sau đây: - Trường tiểu học Đông Minh- Đông Sơn - Thanh Hoá - Trường tiểu học Đông Tân - Đông Sơn - Thanh Hoá - Trường tiểu học Đông Xuân - Đông Sơn - Thanh Hoá - Trường tiểu học Thị Trấn- Đông Sơn - Thanh Hoá - Trường tiểu học Trần Phú - Thành phố Thanh Hoá c. Đối tượng thử nghiệm HS lớp 3 thuộc các trường tiểu học đã chọn, ở mỗi trường chúng tôi chọn 2 lớp: một lớp thử nghiệm và một lớp đối chứng. Các lớp đối chứng và thử nghiệm được chọn theo nguyên tắc: cân bằng về số lượng, giới tính và lực học. Bảng 6: Các lớp thử nghiệm và đối chứng Trường Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng lớp Số HS Lớp Số HS TH Đông Xuân 3A 20 3B 20 TH Thị Trấn 3A 20 3B 20 TH Trần Phú 3B 25 3A 25 TH Đông Tân 3B 20 3A 20 TH Đông Minh 3A 20 3B 20 d. Chọn các bài thử nghiệm - Phân môn Luyện từ và câu: Bài 1: Luyện từ và câu, Tuần 1 (TV3, t.1, tr. 8) Bài 2: Luyện từ và câu, Tuần 5 (TV3, t.1, tr. 42) - Phân môn Tập đọc: Bài: Mẹ vắng nhà ngày bão (TV3, t.1, tr.32) - Phân môn: Tập làm văn: Bài: Kể về gia đình (TV3, t.6, tr.52) e. Soạn giáo án thử nghiệm Sau khi chọn được các bài thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế tương đối chi tiết để GV dễ sử dụng. Tuy nhiên, khi thiết kế giáo án, chúng tôi cũng tính đến khả năng vận dụng sáng tạo của GV trong tiến trình lên lớp cũng như khả năng tiếp thu của HS từng lớp, từng trường. Giáo án được thiết kế xong, được chính tác giả dạy thử và nhờ GV của trường thử nghiệm dự giờ nhằm phát hiện những điểm chưa hợp lí để bổ sung, sữa chữa, trước khi đi vào dạy thử nghiệm trên đối tượng đã chọn. 3.1.5. Tiến hành thử nghiệm Trước khi tiến hành dạy thử nghiệm, chúng tôi kiểm tra kết quả đầu vào ở các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng. Tiến hành giảng dạy theo các phương án thử nghiệm đã thiết kế ở lớp thử nghiệm và GV giảng dạy bình thường ở các lớp đối chứng của từng bài dạy. a. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm a1. Tiêu chí kết quả học tập của HS Việc đánh giá kết qủa học tập của HS căn cứ vào khă năng nhận diện (kiến thức) và khả năng vận dụng (kĩ năng) phép tu từ so sánh trong khi nói và viết, biểu hiện ở 2 tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Kĩ năng nhận diện phép tu từ so sánh trong các bài tập, đoạn văn, đoạn thơ... Tiêu chí 2: Kĩ năng vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào các bài tập làm văn, và trong giao tiếp... Các tiêu chí này phải dựa trên nội dung dạy học về phép tu từ so sánh trong chưng trình Tiếng Việt ở lớp 3. Trong từng tiêu chí, chúng tôi chia ra 4 mức độ: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. + Mức độ giỏi: 9-10 điểm: HS nhận diện và vận dụng thành thạo phép tu từ so sánh ở các bài tập trong chương trình Tiếng Việt. Hiểu được tác dụng của phép so sánh tu từ và có thể tạo ra những hình ảnh so sánh đẹp trong bài Tập làm văn của mình. + Mức độ khá: 7- 8 điểm: HS nhận diện và vận dụng thành thạo phép tu từ so sánh vào bài làm của mình, hiểu được tác dụng của phép so sánh tu từ. + Mức độ trung bình: 5 - 6 điểm: HS nhận diện được phép so sánh tu từ song còn khó khăn trong việc vận dụng biện pháp này vào các bài tập làm văn. + Mức độ yếu: 3-4 điểm HS chưa có khả năng nhận diện và không thể vận dụng phép so sánh vào bài làm của mình. a2. Một số chí tiêu hỗ trợ Bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập, chúng tôi đã tiến hành đánh giá bốn chỉ tiêu hỗ trợ như sau: + Mức độ hoạt động tích cực hoạt động của HS trong giờ học Mức độ 1: Rất tích cực: HS tích cực, hào hứng suy nghĩ,tìm tòi để khám phá tri thức từ các hoạt động chiếm kĩnh tri thức và các hoạt động thực hành luyện tập. Mức độ 2: Tích cực vừa: Có tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập song không thực sự nhiệt tình, ít đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân. Mức độ 3: Chưa tích cực: Tham gia vào các hoạt động học tập một cách thụ động, không suy nghĩ, không nhận xét, trao đổi, thảo luận với các bạn. + Hứng thú của HS trong giờ học +Mức độ chú ý của HS trong giờ học + Thời gian duy trì trạng thái tích cực hoạt động và chú ý của HS trong giờ học. b. Xử lí kết quả thử nghiệm Để tiến hành xử lí kết quả học tập ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng, nhằm rút ra những kết luận khoa học, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau. b1. Phương pháp xử lí về mặt định lượng Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau: Tỉ lệ % để phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả giữa nhóm lớp thực nghệm và nhóm lớp đối chứng. Giá trị trung bình được tính theo công thức sau: = ni : là tần số xuất hiện điểm số xi N: là tổng số HS thực nghệm Giá trị đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của HS ở 2 nhóm lớp thử nghiệm và đối chứng. b2. Phương pháp xử lí về mặt định tính Đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, trao đổi, phỏng vấn các đối tượng thử nghiệm, nhóm nào có điểm trung bình lớn hơn thì nhóm đó có kết quả cao hơn. 3.2. Kết quả thử nghiệm 3.2.1. Kết quả lĩnh hội tri thức Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm (lớp thử nghiệm), dự giờ (lớp đối chứng) và tiến hành khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 7: Kết quả lĩnh hội tri thức của HS Tên trường Lớp Số HS Điểm số Độ lệch điểm TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Đông Tân TN 20 0 1 1 2 5 6 3 2 7.55 1.10 ĐC 20 1 2 3 4 4 4 4 4 6.45 Đông Xuân TN 20 0 1 2 4 3 4 3 3 7.30 1.15 ĐC 20 1 2 4 6 3 2 1 1 6.15 Đông Minh TN 20 0 0 2 3 5 4 4 2 7.45 1.20 ĐC 20 0 2 5 4 4 2 2 1 6.25 Thị Trấn TN 20 0 1 2 3 4 4 3 3 7.45 1.20 ĐC 20 1 3 4 3 4 2 2 1 6.25 Trần Phú TN 25 0 2 2 4 4 6 4 3 7.36 0.92 ĐC 25 1 3 4 5 5 3 3 1 6.44 Tổng hợp TN 105 0 5 9 16 21 24 17 13 7.46 1.11 ĐC 105 4 12 20 22 20 13 9 5 6.00 Từ bảng trên, ta thấy, các lớp thử nghiệm có kết quả cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Cụ thể, điểm trung bình của nhóm lớp thử nghiệm là 7.46; điểm trung bình của nhóm lớp đối chứng là 6.00; độ lệch điểm trung bình của nhóm lớp đối chứng so với lớp thử nghiệm là 1.11. Điều này chứng tỏ, thử nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt. Việc phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức cho HS chủ động tham gia hoạt động chiếm lĩnh tri thức, các em đã hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn. Do đó, chất lượng giờ học được nâng cao. Từ bảng 7, ta có bảng 8 sau: Bảng 8: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng Tên trường Lớp Số HS Mức độ % Kém T. Bình Khá Giỏi Đông Tân TN 20 5 15 55 25 ĐC 20 15 35 40 10 Đông Xuân TN 20 5 30 35 30 ĐC 20 15 50 25 10 Đông Minh TN 20 0 25 45 30 ĐC 20 10 45 30 15 Thị trấn TN 20 5 25 40 30 ĐC 20 20 35 30 15 Trần Phú TN 25 8 24 40 28 ĐC 25 16 36 32 16 Tổng hợp TN 105 4.76 23.81 42.86 28.57 ĐC 105 15.24 40.0 31.43 13.33 Nhìn vào bảng 8, ta thấy, có sự khác nhau về điểm số các mức độ: kém, trung bình, khá, giỏi ở các lớp thử nghiệm và đối chứng. ở các lớp thử nghiệm, số HS đạt điểm kém, trung bình chiếm tỉ lệ thấp (kém: 4.76 %), trung bình (23.81 %), tỉ lệ đạt điểm khá và giỏi tương đối cao (khá: 42.86 %), giỏi: 28.57 %). ở các lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm kém, trung bình cao hơn các lớp thực nghiệm (kém: 15.24 %, trung bình 40 %) trong khi đó, điểm khá giỏi lại chiếm tỉ lệ thấp hơn (khá 31.43 %). Kết quả này cho phép khẳng định tính hiệu quả của bài thử nghiệm. Chất lượng học tập của HS nhóm lớp thử nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng. Kết quả trên được biểu diễn bằng biểu đồ sau: Biểu đồ: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm 3.2.2. Đánh giá về hứng thú học tập của HS Bảng 9: Mức độ hứng thú học tập của HS đối với các bài học Tên trường Lớp Số HS Mức độ hứng thú Rất thích Thích Không thích Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đông Tân TN 20 12 60 6 30 2 10 ĐC 20 3 15 8 40 9 45 Đông Xuân TN 20 13 65 6 30 1 5 ĐC 20 3 15 7 35 10 50 Đông Minh TN 20 14 70 5 25 1 5 ĐC 20 2 10 9 45 11 55 Thị trấn TN 20 14 70 5 25 1 5 ĐC 20 2 10 10 50 8 40 Trần Phú TN 25 16 64 7 28 2 10 ĐC 25 5 20 10 40 10 50 Tổng hợp TN 105 69 65.71 29 27.61 7 6.67 ĐC 105 15 14.29 44 41.90 48 45.71 Nhìn vào bảng 9 ta thấy, mức độ hứng thú đối với bài học của HS ở nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. ở nhóm lớp thử nghiệm, tỉ lệ HS thích và rất thích rất cao (rất thích: 69 %; thích: 29 %). Hầu hết, các em phấn khởi, hào hứng, tự tin sau bài học, số HS không thích học bài chiếm tỉ lệ rất ít (6.67 %). Trong khi đó, tỉ lệ HS rất thích và thích bài học ở nhóm lớp đối chứng lại thấp hơn (rất thích: 15 %; thích 44 %) số HS tỏ ra không hào hứng với bài học chiếm tỉ lệ cao hơn (45.71 %). Kết quả trên cho thấy, để tạo hứng thú học tập, GV phải biết cách lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt, phù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của HS. Biết tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh vào các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Bằng những cách này, GV đã giúp HS tự hoạt động để chiếm lĩnh tri thức. 3.2.3. Đánh giá sự chú ý của HS trong tiến trình bài dạy Trong quá trình thực nghiệm, tương ứng với mức độ hoạt động và hứng thú học tập khác nhau, sự tập trung chú ý của HS ở nhóm lớp thử nghiệm và lớp đối chứng với tiến trình bài dạy là không như nhau. a. ở nhóm lớp thử nghiệm Do luôn đựoc dẫn dắt vào các hoạt động, hào hứng, say sưa trong việc tìm tòi, thảo luận tìm ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập nên khả năng chú ý của HS được tập trung rất cao. Thời gian trong tiết học chỉ đủ để các em phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm để tìm ra ý kiến thống nhất... nên hiếm có trường hợp nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp... Ngoài ra, trong giờ học, mối quan hệ cộng tác giữa GV và HS được thể hiện rất rõ, HS có ý thức cao đối với quá trình học tập, các em thực sự bị lôi cuốn vào hoạt động học tập. b. ở lớp đối chứng Sự tập trung chú ý của HS trong lớp đối chứng còn nhiều hạn chế: Trong giờ học, HS còn làm việc và nói chuyện riêng do GV thuyết trình giảng giải hoặc chỉ nói qua về bài học rồi cho HS tự giải quyết các bài tập trong phần luyện tập. Do không được hướng dẫn tham gia vào các hoạt động học tập, không được tổ chức hoạt động tập thể nên HS rất chóng mệt mỏi, nhàm chán và điều hiển nhiên các em sẽ không hào hứng học tập. Như vậy, sự chú ý của HS trong giờ học ở nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng có sự khác nhau. Việc tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động học tập để tự chiếm lĩnh tri thức là rất phù hợp với đặc điểm tâm lí HS. 3.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm Qua phân tích kết quả thử nghiệm chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Với trình độ đầu vào của nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng tương đương nhau nhưng qua khảo sát sau thử nghiệm chúng tôi thấy chất lượng nắm kiến thức của HS nhóm lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng: a. Tỉ lệ HS đạt khá giỏi qua các bài kiểm tra ở các lớp thử nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng, trong khi đó tỉ lệ HS đạt điểm kém lại thấp hơn. b. Kĩ năng thực hành, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân... của HS nhóm lớp thử nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng. c. ở các lớp thử nghiệm, hứng thú học tập của HS cũng cao hơn ở nhóm lớp đối chứng. Các em hoạt động tích cực hơn và chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Những kết quả trên đã chứng tỏ, quá trình thử nghệm đã khẳng định được giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra. Việc nắm vững cấu trúc chương trình sách giáo khoa, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, cách hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong các giờ học của các phân môn khác của môn Tiếng Việt cộng với sự nhiệt tình của GV sẽ đem lại hiệu quả cao trong giờ học. Kết luận và đề xuất 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra được những kết luận sau: 1.1. Việc nắm vững những kiến thức về phép so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển kĩ năng nói và viết cho HS, làm giàu và góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cụ thể, giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của văn chương và làm tốt các bài Tập làm văn miêu tả, kể chuyện ở các lớp trên. 1.2. Những nhận thức hạn chế về mục đích, nội dung, phương pháp và và việc hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy so sánh tu từ của GV còn nhiều bất cập. Điều này, đã làm nảy sinh những thực trạng dạy và học ảnh hưởng đến việc rèn luyện và phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh của HS. Nhìn chung, GV và HS còn gặp một số khó khăn trong quá trình dạy và học. 1.3. Từ kết quả tìm hiểu lí luận, thực tiễn cũng như mục tiêu, nội dung, mức độ dạy học phép so sánh, chúng tôi đã đề xuất ứng dụng các PP dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho cho HS lớp 3. Ngoài ra, chúng tôi đã xây dựng quy trình tổ chức hướng dẫn HS giải các dạng bài tập về phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 ở phân môn: Luyện từ và câu. Chúng tôi cũng đã xây dựng các quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ Tập đọc, Tập làm văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. 1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính tính khả thi của các PP dạy học tiếng Việt được ứng dụng vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3. Kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy tính hiệu quả của quy trình hướng dẫn HS giải các bài tập về so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu, của các quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn mà chúng tôi đã đề xuất. Với những quy trình và cách thức mà chúng tôi tổ chức, đã giúp HS tham gia học tập một cách chủ động, sáng tạo và việc ghi nhớ, rèn luyện các kĩ năng về so sánh tu từ đạt hiệu quả hơn. 2. Một số đề xuất Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau: 2.1. Tổ chức các đợt tập huấn bổ túc kiến thức về phong cách học cho GV tiểu học, đặc biệt là kiến thức về các biện pháp tu từ. Có như vậy, GV mới thấy tầm quan trọng của so sánh tu từ và nắm được cơ sở phương pháp luận của việc dạy phép so sánh tu từ ở Tiểu học. 2.2. ứng dụng các kết quả nghiên cứu của luận văn vào quá trình dạy học ở các trường Tiểu học. Cụ thể, giới thiệu các ứng dụng PP dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3. Giới thiệu trên phạm vi rộng các quy trình tổ chức hướng dẫn HS phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh tu từ trong các phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn ở lớp 3 để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh ở Tiểu học. Tài liệu tham khảo 1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2004), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Hoàng Hoà Bình (1999), Dạy văn cho HS tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thái Hoà (2006), Từ điển tu từ- Phong cách thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Trần Mạnh Hưởng (2006), Vui học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Trần Mạnh Hưởng (2002), Luyện tập về cảm thụ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Đinh Trọng Lạc (1996), Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Đinh Trọng Lạc (1998), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Đinh Trọng Lạc (2001), 99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Đinh Trọng Lạc (1993) “Phong cách học với sự phát triển lời nói của HS”, Nghiên cứu giáo dục, (1) 12. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (2004), Văn miêu tả và văn kể chuyện, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Lê Phương Nga (1988) “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS tiểu học, các dạng bài tập và những vấn đề lưu ý”, Tạp chí Giáo dục Tiểu học, (3). 14. Lê Phương Nga (2001), Dạy học Tập đọc ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. Đào Ngọc, Vũ Quang Ninh (1993), Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, Xưởng in văn phòng Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 16. Đào Thị Oanh, Vũ Kim Dung, Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Cù Đình Tú (1980), “Phong cách ngôn ngữ với việc dạy và học ngữ văn”, Nghiên cứu giáo dục, (9) 19. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 20. Bùi Tất Tươm (2003), Phương pháp dạy học môn tiếng Việt bậc trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu (2003), Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Minh Thuyết (2004), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV GDTH Hanh.doc
  • docPhu luc LV Hanh.doc
  • docTTLV Hanh.doc
Luận văn liên quan