Quá trình biển xâm thực ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo thống kê của khu du lịch Hồng Hà thuộc Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Hồng Hà, ấp Bến Cát, năm 2008, phía trước khu nhà Văn phòng khu du lịch có một rừng dương với 8.000 cây, nhưng nước biển đã cuốn dần theo. Đến đầu năm 2012, toàn bộ dấu tích của các hàng dương đã mất. Ngiêm trọng hơn là trong một đêm, sóng biển đã cuốn theo dãy nhà với 6 phòng ngủ Vip, 1 căn nhà gỗ, 3 căn chòi bằng bê tông và toàn bộ hàng rào bê tông, gây tổn thất 2,5 tỷ đồng.

doc8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình biển xâm thực ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔN: SUY THOÁI VÀ BẢO VỆ ĐẤT Đề tài: QUÁ TRÌNH BIỂN XÂM THỰC Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GVHD: Trần Thị Yến Phương SVTT: Lớp: DH10DL Phạm Thị Minh Thư 10157189 Đoàn Văn Chiến 10157021 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2012 Mục lục Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BÀ RỊA-VŨNG TÀU Bà Rịa - Vũng Tàu Diện tích: 1.987,4 km²  Dân số: 1.012,0 nghìn người (2010) Tỉnh lỵ: Thành phố Vũng Tàu  Các huyện, thị:  - Thành phố: Bà Rịa (22/8/2012) - Huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo. Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chơ Ro,..... Điều kiện tự nhiên và khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, giáp tỉnh Bình Thuận ở phía đông, giáp huyện Cần Giờ của Tp. Hồ Chí Minh ở phía tây, còn lại phía nam và đông nam giáp biển. Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Đất Châu Thành là vùng phù sa cũ, ít dốc. Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi, núi ven biển. Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27ºC, ít gió bão, giàu ánh nắng. 1.2. Tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền là 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều hồ chứa nước loại lớn như Kim Long, Đá Đen, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu... Nhiều sông như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông..., và có trên 200 con suối, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu nóng 80oC là một tài nguyên nước khoáng quý. Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn. Sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ,... tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp, đầy quyến rũ. Vũng Tàu không có mùa đông, do vậy các khu nghỉ mát có thể hoạt động quanh năm. Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như bãi sau (Thùy Vân), bãi trước (Tầm Dương), bãi Dâu (Phương Thảo), bãi Dứa (Hương Phong),... và nhiều di tích, thắng cảnh như Hải Đăng trên núi Nhỏ, núi Lớn, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, nhà lớn Long Sơn... đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Bà Rịa - Vũng Tàu có 4 khu vực có tiềm năng phát triển du lịch lớn: Thành phố Vũng Tàu hiện nay là một trong mười trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Vùng rừng quốc gia Côn Đảo. Bờ biển Long Hải và vùng núi Minh Đạm. Vùng rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu và suối nước khoáng nóng Bình Châu. 1.3. Giao thông Bà Rịa – Vũng Tàu có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi Bình Thuận, quốc lộ 51 đi huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 129km, cách Biên Hòa (Đồng Nai) 95km, cách Nha Trang (Khánh Hòa) 513km.  Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu có 6 tuyến xe chất lượng cao xuất phát trước chợ Bến Thành, 30 phút có một tuyến, thời gian chạy từ 2 đến 3 giờ. Xe khách đi từ bến xe Miền Đông, thời gian từ 3 đến 4 giờ. Ngoài ra còn có tàu cánh ngầm Tp.Hồ Chí Minh – cảng Cầu Đá (Vũng Tàu), 30 phút một chuyến, chạy mất 1h15 phút. Chương 2: QUÁ TRÌNH XÂM THỰC BIỂN 2.1. Hiện trạng Theo quy luật tự nhiên, quá trình biển lấn đất liền bắt đầu diễn ra từ tháng 11, đỉnh điểm vào tháng 12 hằng năm và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, trước đây tình trạng xói lở diễn ra với tốc độ chậm, mỗi năm biển chỉ xâm thực từ 1-2m nhưng vài năm gần đây hiện tượng này đã trở nên đáng báo động. Theo thống kê của Sở KH&CN Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ rõ, từ mũi Nghinh Phong (TP. Vũng Tàu) đến xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) có 6 khu vực bị xói lở và bồi đắp mạnh. Hiện tượng xâm thực xảy ra trải dài từ các phường 10, 11, 12 (TP. Vũng Tàu); xã Phước Tỉnh, Phước Hưng, thị trấn Long Hải (huyện Long Điền); khu vực cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ); một số xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và huyện Côn Đảo. Mùa gió chướng tháng 11 và 12, những con sóng lớn đánh vào bờ gây sạt lở cho cả vùng bờ dài khoảng 20km trong tổng số hơn 100km đường bờ biển ven bờ của tỉnh. Đặc biệt là vào các tháng 11, 12, hiện tượng xâm thực diễn ra ngày càng nhanh và nghiêm trọng hơn. Trung bình mỗi năm, nước biển xâm thực vào đất liền ở khu vực này khoảng từ 5 – 6m. Hình 2.1. Cửa biển Lộc An nơi bị xâm thực Thực trạng xâm thực trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, từ 2m/năm lên 30m/năm, có điểm sạt lở tới hàng trăm mét gây thiệt hại nặng về kinh tế cho người dân và các doanh nghiệp du lịch ven biển. Hàng loạt khu du lịch như Hương Phong (Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu), Hồng Phúc (Việt - Nga Vietsovpetro), Hồ Tràm - Sanctuary, Cát Tiên, Gió Biển, Thanh Thanh,... lâm vào tình cảnh bị xâm thực nghiêm trọng. Hình 2.2. Một góc resort của công ty CP H&T đã bị sạt xuống biển Tại địa điểm cũ của Đồn Biên phòng 492 Phước Thuận, ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc - nơi đang bị ảnh hưởng nặng nhất của hiện tượng xâm thực này. Do nước biển đã ăn sâu vào đất liền, sóng đánh làm mất chân một nửa căn nhà ở của cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng. Những lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào hết phần sân, mặc dù cách đây một năm Đồn đã phải dời lên vị trí cao hơn cách đó khoảng 300m. Con đường dẫn vào Đồn và hàng dương hai bên giờ cũng đã bị mất, dấu tích để lại là những gốc dương nằm vương vãi trên bãi cát phía trước Đồn. Hình 2.3. Những hàng dương bị xâm thực nặng nề Theo thống kê của khu du lịch Hồng Hà thuộc Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Hồng Hà, ấp Bến Cát, năm 2008, phía trước khu nhà Văn phòng khu du lịch có một rừng dương với 8.000 cây, nhưng nước biển đã cuốn dần theo. Đến đầu năm 2012, toàn bộ dấu tích của các hàng dương đã mất. Ngiêm trọng hơn là trong một đêm, sóng biển đã cuốn theo dãy nhà với 6 phòng ngủ Vip, 1 căn nhà gỗ, 3 căn chòi bằng bê tông và toàn bộ hàng rào bê tông, gây tổn thất 2,5 tỷ đồng. 2.2. Nguyên nhân Sóng, gió và dòng chảy tác động mạnh vào vùng bờ. Tình trạng khai thác cát bừa bãi, không hợp lý gây xói lở ở khu vực cửa sông và vùng ven biển. Biến đổi khí hậu gây thay đổi dòng chảy, triều cường. 2.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu quá trình suy thoái Xây kè chắn xói lở. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, kinh phí ít thì có thể tận dụng tre, gỗ, bao cát làm “kè chắn sóng”. Xây dựng bờ kè đồng bộ giữa các chủ khu du lịch, bãi tắm. Áp dụng rỗng rãi công trình kè bảo vệ bờ bằng công nghệ mềm Stabiplge của Pháp đã triển khai tại bờ biển Lộc An và công trình chống bồi lấp cửa sông tại Bến Lội (xã Bình Châu) cho các vùng lân cận có cùng cấu trúc địa tầng. Có sự đầu tư từ nhiều ban ngành. Tài liệu tham khảo Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục cứu bờ biển xói lở: Nan giải cuộc chiến với “Thủy tinh” ( BRVT- lúng túng tìm giải pháp. (( Biển “ăn” đất liền. (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10157189_pham_thi_minh_thu_bt2_3859.doc
Luận văn liên quan