Quan hệ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cộng hòa Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bên cạnh những thuận lợi của môi trường quốc tế, cũng như khu vực, cùng với công cuộc đổi mới ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Ấn Độ. Với sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của hai nước tạo điều kiện cho mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thêm thắm tình hữu nghị. Tuy nhiên mối quan hệ ấy cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, cả hai quốc gia phải đối diện và cùng nhau tìm mọi biện pháp thoát ra khỏi khó khăn, thách thức ấy. Khi nghiên cứu quan hệ hai nước Việt - Ấn trong bối cảnh thế giới cũng dễ dàng nhận thấy trong thời đại ngày nay, trong mối quan hệ đa dạng và lợi ích đan xen, thì quan hệ Việt - Ấn cũng sẽ phức tạp thêm nhiều. Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp, dẫn đến sự thay đổi cục diện khu vực, xuất hiện những nhân tố mới và thách thức mới. Cùng với cuộc chạy đua gay gắt trên thế giới về kinh tế, thương mại, nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột về tôn giáo và sắc tộc ở nhiều nước đặt các nước đang phát triển ở đó có Việt Nam và Ấn Độ trước nhiều cơ hội và thách thức lớn.

doc124 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cộng hòa Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh, sinh viên (hiện học bổng của bạn cho sinh viên ta rất thấp và hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cũng chỉ đạt 200 - 250 USD/tháng [32, tr 95]. Hiện nay Ấn Độ đã và đang đưa ra những biện pháp, tích cực hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực hợp tác giáo dục - đào tạo, bằng việc mở rộng phạm vi và hình thức đào tạo: Tăng cường trao đổi chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh giáo dục từ xa, giáo dục qua mạng (edu.net), hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở đào tạo của cả hai phía. Hai bên đang xem xét thành lập tiểu ban hợp tác giáo dục giữa hai nước và đàm phán để ký kết thỏa thuận riêng về hợp tác giáo dục - đào tạo trong thời gian tới. Chính vì vậy mà 2010 trên lãnh thổ Việt Nam có gần 30 Trung tâm đào tạo APTECH - Tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu của Ấn Độ đặt tại các thành phố Việt Nam: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An. Hai chương trình đào tạo chính của APTECH đào tạo tại Việt Nam là Lập trình viên quốc tế (ACCP) và kỹ thuật viên phần mềm quốc tế (ITT). Tiểu kết chương 2 Trước sự chuyển biến sâu sắc của tình hình thế giới, khu vực và mỗi nước, Việt Nam cũng như Ấn Độ đều có sự điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại cho phù hợp với tình hình, nhằm tạo môi trường hòa bình, tranh thủ nguồn lực bên ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh cải cách và mở cửa kinh tế, đồng thời điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Hai nước luôn sát cánh ủng hộ nhau trong suốt quá trình xây dựng cũng như hỗ trợ nhau trong các diễn đàn quốc tế và khu vực. Dưới tác động của công cuộc cải cách và đổi mới ở cả Việt Nam và Ấn Độ, của xu thế khu vực hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thế giới, quan hệ chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ phát triển ngày càng tốt đẹp, toàn diện và đi vào chiều sâu. Quan hệ đó ngày càng thắt chặt thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước và được diễn ra thường xuyên. Hai nước luôn thể hiện sự nhất trí cao trong những vấn đề khu vực và quốc tế, ủng hộ nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam và Ấn Độ đều hướng tới một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng có quan hệ tốt đẹp với các Đảng quan trọng hàng đầu Ấn Độ như Đảng Quốc Đại (I), Đảng Cộng sản Ấn Độ… Bên cạnh đó, quan hệ giữa các tổ chức chính trị - xã hội hai nước cũng diễn ra tốt đẹp, tiêu biểu Hội hữu nghị Việt - Ấn. Đặc biệt bước vào thế kỷ XXI tình hình thế giới và khu vực đầy biến động, phức tạp vì vậy mà lĩnh vực hợp tác an ninh, quốc phòng là một lĩnh vực được lãnh đạo hai nước hết sức quan tâm. Những cuộc tiếp xúc thường xuyên của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ Ấn Độ diễn ra thường xuyên, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, tham khảo, chia sẻ thông tin giữa hai nước. Từ những mối quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp mà hai nước vốn có, thì quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục trong những năm đầu thế kỷ XXI ngày một toàn diện và đi vào chiều sâu. Quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng phát triển. Quan hệ văn hóa - giáo dục phát triển phong phú, đa dạng. Như vậy trong 10 năm đầu thế kỷ XXI quan hệ hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT - ẤN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 3.1. Thành tựu Nhìn lại cả một quá trình quan hệ trong thời kỳ hiện đại, ta thấy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển qua nhiều giai đoạn, có những thăng trầm, song nhìn chung là tốt đẹp. Qua những thử thách Việt Nam - Ấn Độ càng hiểu nhau hơn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ năm 1980 “mối quan hệ trong sáng như bầu trời không gợi mây”, câu nói ấy vẫn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Quan hệ hai nước ngày càng trở nên tin cậy, toàn diện và đang hướng tới mục tiêu phát triển thành mối quan hệ đối tác chiến lược. Qua những biến động của thời cuộc, hai nước cùng hiểu rõ phát triển thắt chặt quan hệ và tình hữu nghị đã trải nghiệm là tài sản quý giá để duy trì và phát triển quan hệ giữa hai nước anh em. Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ dựa trên cơ sở vững chắc về mặt văn hóa và lịch sử, dựa trên điểm tương đồng trong quan điểm về những vấn đề lớn, then chốt của thế giới và khu vực, mối quan hệ được thử thách qua nhiều thời kỳ nhưng vẫn giữ được sự thủy chung, vẹn toàn. Việt Nam và Ấn Độ tuy có lúc đã hiểu lầm nhau, nhưng chưa hề xảy ra xung đột vũ trang, không có sự mâu thuẫn, xung đột quyền lợi, có thể nói không bị gián đoạn về quan hệ ngoại giao, kể cả trong những năm tháng Việt Nam phải đối đầu với những khó khăn lớn nhất, đó là thời kỳ bị các thế lực đế quốc bao vây, cấm vận kinh tế vào những năm 80. Cuối những năm 70 và những năm 80 của thế kỷ XX quân đội Việt Nam đã giúp lực lượng Camphuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt và giúp Camphuchia bảo vệ thành quả cách mạng, cùng nhân dân Camphuchia thành lập chính phủ Camphuchia dân chủ. Chính điều này mà các thế lực thù địch đã tiến hành bao vây cấm vận cũng như nói xấu Việt Nam. Giai đoạn này Việt Nam bị cô lập hơn bai giờ hết. Chính trong lúc Việt Nam bị cô lập nói xấu ấy, Ấn Độ là nước đầu tiên không phải trong phe xã hội, đã bảo vệ Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đưa quân đội sang Camphuchia và công nhận Chính phủ Cộng hòa nhân dân Camphuchia, và lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ này. Bên cạnh đó Ấn Độ cũng ủng hộ và giúp Chính phủ cách mạng non trẻ này trong công cuộc xây dựng cũng như bảo vệ đất nước, chống lại sự phục hồi của chế độ diệt chủng. Với sự ủng hộ nhiệt tình của Việt Nam cũng như quan điểm tích cực của Ấn Độ về vấn đề Camphuchia nên vấn đề Camphuchia đã được giải quyết nhanh chóng và theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên thái độ của Ấn Độ cũng như việc Việt Nam đưa quân đội vào Camphuchia đã bị nhiều nước, trong đó có nhiều nước ASEAN lên án, chì trích. Đây là một bằng chứng sinh động về sự thủy chung, trọn vẹn của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước sẽ mang lại cho cả việt Nam và Ấn Độ lợi ích nhiều mặt. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhìn chung hai nước đã phối hợp tốt, luôn ủng hộ và giúp đỡ nhau trong xây dựng cũng như phát triển đất nước. Điều quan trọng là hai nước phải luôn tìm thấy và phát huy một cách hiệu qủa nhất thế mạnh trong hợp tác với nhau để làm cho quan hệ, hợp tác hai bên luôn sống động bởi một thế giới đa cực với những biến chuyển nhanh chóng của tình hình quốc tế và khu vực. Quan hệ giữa hai nước được xây dựng trên nền tảng chung về mục tiêu chính trị, cùng phấn đấu cho đất nước độc lập, cùng xây dựng nền kinh tế dân tộc thịnh vượng và góp phần đấu tranh vì một thế giới hòa bình và phát triển. Mối quan hệ được mở rộng trên các lĩnh vực hợp tác kinh tế, văn hóa - giáo dụ, khoa học - kỹ thuật… Mối quan hệ tốt đẹp này đem lại hiệu quả thiết thực đối với công cuộc tái thiết Việt Nam, với công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và đến nay cả hai nước đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Đây cũng chính là đóng góp tích cực vào sự nghiệp hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Quan hệ giữa hai nước là thành công của đường lối cùng tồn tại giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng đẹp của mối quan hệ Nam - Nam, các nước thế giới thứ ba cùng hổ trợ nhau để phát triển kinh tế dân tộc, độc lập tự chủ và phồn vinh. Nhờ vậy mà quan hệ hai nước Việt Nam - Ấn Độ đã đang và sẽ nâng cao vị thế mỗi nước hơn nữa trong khu vực cũng như trên thế giới. 3.2. Những thuận lợi, khó khăn Thuận lợi Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ có cội nguồn lịch sử. Việt Nam - Ấn Độ là hai nước có nền văn minh nông nghiệp đa dạng và phong phú. Sự giao lưu kinh tế và văn hóa đã làm cho hai dân tộc gần gũi và thông cảm cho nhau, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ nói chung và đạo Phật nói riêng để lại những nét sâu đậm trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, trong các công trình kiến trúc cổ cũng như các tác phẩm văn học nghệ thuật. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được xây dựng và phát triển trên mối quan hệ hữu nghị có từ lâu đời giữa hai nước. Trên cơ sở sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, đã có một quá trình lâu dài cùng nhau chia sẻ trong cuộc đấu tranh và xây dựng, cùng chung các mục tiêu vươn tới. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống thực dân đế quốc của hai dân tộc sống trong hòa bình để xây dựng đất nước, sau khi giành được độc lập đã làm cho hai quốc gia - dân tộc trở nên gắn bó với nhau hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Ấn Độ như Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru cách đây hơn nửa thế kỷ đã đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam trước đây, Ấn Độ đã coi Việt Nam như một mắt xích trọng yếu của mặt trận nhân dân thế giới chống đế quốc, vì độc lập, tự do của dân tộc. Trong suốt thời kỳ mà nhân dân Việt Nam phải đối đầu với kẻ thù, Ấn Độ đã luôn sát cánh, hết lòng ủng hộ Việt Nam trên nhiều phương diện. Minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước là ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (1945), Cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới đã đến thăm Việt Nam, và cũng ngay sau khi thực dân Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ với chiến thắng trấn động địa cầu, Pháp phải ký Hiệp định Genève công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Camphuchia). Tuy hòa bình lập lại với ba nước Đông Dương, nhưng ba nước Đông Dương gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Đặc biệt là Camphuchia phải đối mặt với nạn diệt chủng pôn pốt. Đứng trước nguy cơ diệt chủng của Camphuchia, Việt Nam đã đưa quân đội sang Camphuchia để giúp đỡ Camphuchia dẹp bọn Pôn Pốt. Với việc việt Nam đưa quân đội sang Camphuchia, trên thế giới không nước nào thừa nhận mà lên án Việt Nam, kể cả các nước trong khối ASEAN, đòi Việt Nam rút quân đội khỏi Camphuchia. Trước tình hình đó, Ấn Độ là nước duy nhất không thuộc khối xã hội chủ nghĩa ủng hộ việc Việt Nam đưa quân vào Camphuchia giải phóng nước này khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt và sau đó công nhận Chính phủ Camphuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Đây là bằng chứng hùng hồn về mối quan hệ thủy chung, hữu nghị và đoàn kết của nước CH Ấn Độ đối với nước CHXHCN Việt Nam. Trong xu thế chung của thời đại, cũng như các quốc gia đã, đang phát triển trên thế giới, Việt Nam và Ấn Độ là những quốc gia đang phát triển nhưng lại phải chịu những thiệt thòi trong một trật tự thế giới mà Mỹ luôn tự xưng là bá chủ và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh mới. Do vậy, hai bên đều có nhu cầu tăng cường hợp tác để tạo dựng môi trường thuận lợi cho xây dựng và phát triển đất nước. Sau chiến tranh lạnh, khi khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng lớn thì đẩy mạnh hợp tác để giải quyết các vấn đề như an ninh, lương thực kiểm soát dân số, quản lý nợ, phát triển vững bền…đã đặt Việt Nam và Ấn Độ phải cùng quan điểm ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, cả Ấn Độ và Việt Nam đều điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế, và chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển của xu thế hòa bình và hợp tác trên thế giới. Năm 2003, Ấn Độ nhấn mạnh quan hệ với ASEAN, coi ASEAN là bàn đạp để Ấn Độ bước vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực này sẽ góp phần duy trì các mục tiêu chiến lược của Ấn Độ, kiềm chế Trung Quốc, tạo ra sự cân bằng quyền lực mới có lợi cho Ấn Độ, tất nhiên cũng cho cả ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, trong một thế giới đang thay đổi và đầy biến động. Vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày được nâng cao. Những đóng góp lớn lao của Việt nam với sự nhiệp đấu tranh của nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân đế quốc vì sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, thắng lợi của công cuộc đổi mới hiện nay cũng như vị trí của Việt Nam ngày càng cao trong các tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế, ASEAN, APEC… đã không ngừng nâng cao uy tín của Việt Nam ở khu vực và thế giới. Việc Ấn Độ tham, gia Hiệp ước Bali và dự Hội nghị cấp cao Đông Á vừa qua càng tăng cường sự quan tâm của hai nước đối với khu vực, và thế giới. Chính sách đổi mới ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Ấn Độ đã đạt được những thành quả quan trọng điều chỉnh cơ bản các chính sách kinh tế vĩ mô và điều chỉnh các cơ cấu kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, tự do hóa mở cửa. Nền kinh tế hai nước đang bước vào thời kỳ ổn định với tốc độ tăng trưởng khá. Ấn Độ luôn đánh giá cao thị trường Việt Nam, vì Việt Nam không chỉ là một thị trường lớn mới bắt đầu mở cửa mà còn là đầu cầu để thâm nhập vào thị trường Đông Dương và Đông Nam Á. Việt Nam cũng đánh giá cao thị trường Ấn Độ, bởi (Ấn Độ với số dân đông, hơn một tỷ dân, bằng 1/6 dấn số thế giới và gấp hai lần dân số Đông Nam Á), hơn nữa Việt Nam muốn tranh thủ thế mạnh của Ấn Độ trên các lĩnh vực công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến và một số ngành kỹ thuật cao như năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, điện tử, phần mềm máy tính. Khối lượng nhập khẩu chính của Việt Nam là máy móc công nghiệp và phương tiện vân chuyển. Bên cạnh đó, hiện nay Ấn Độ rất phát trên trong lĩnh vực xây dựng và đang là nước xuất khẩu máy tính hàng đầu thế giới và có nền công nghệ phần mềm vi tính tiên tiến. Ấn Độ, có thể xuất khẩu phần mềm máy tính trung bình mỗi năm tăng trên 50%. Các sản phẩm tin học của Ấn Độ chiếm khoảng 30% thị trường thế giới và trở thành nước xuất khẩu phần mềm máy tính thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ [29, tr 63 - 64]. Đây là lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu lớn trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, do đó Việt Nam rất cần Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ. Ấn Độ cũng là một quốc gia có thế mạnh về khoa học - kỹ thuật, có thế hợp tác với Việt Nam, kể cả về mặt quốc phòng. Ấn Độ có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, giàu kinh nghiệm, có hệ thống viện, trường, trung tâm nghiên cứu với trang thiết bị hiện đại. Ấn Độ có khả năng sản xuất phụ tùng thay thế cho các loại máy bay chủ lực chiến đấu MIG do Nga chế tạo (theo giấy phép của Nga) và đào tạo sỹ quan, phi công. Và trên thực tế Ấn Độ đã giúp Việt Nam nâng cấp hơn 100 MIG - 21 lên chuẩn MIG - 21 Bison của Ấn Độ. Ấn Độ cũng đã chuyển cho Hải quân Việt Nam nhiều phụ tùng và trang thiết bị quan trọng để nâng cấp các tàu chiến từ thời Liên Xô, như chương trình hoán cải các tàu Petya có thể trang bị tên lửa chống hạm. Đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách “Hướng Đông” của mình, Việt Nam chiếm một vị trí trọng yếu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Vai trò và vị trí quan trọng của Việt Nam đã được các lãnh đạo Ấn Độ khẳng định qua các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia. Đánh dấu cho một thập kỷ mới với chuyến thăm hữu nghị của Thủ tướng Ấn Độ A.B. Vajpayee, trong diễn văn đáp từ Thủ tướng Phan Văn khải 8/1/2001 đã tuyên bố “lịch sử và địa lý đã gắn kết chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế kỷ mới, phấn đấu vì hòa bình, ốn định, an ninh và hợp tác bền vững các quốc gia châu Á [70]. Mối quan hệ hữu nghị, gắn kết keo sơn còn được thể hiện rõ trong Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2003 “Bước vào thế kỷ XXI, hai bên quyết tâm phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm đối phó với thách thức mới của toàn cầu hóa, mối đe dọa của khủng bố quốc tế và những thách thức to lớn đối với hệ thống quốc tế, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và sự thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như thế giới. Hai bên sẽ tiến hành thường xuyên các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm cũng cố quan hệ chính trị tốt đẹp vốn có và tạo động lực mới cho sự hợp tác về mọi mặt giữa hai nước…” [9, 3/5/2004]. Đặc biệt năm 2007, sau 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức CH Ấn Độ, đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ hai nước đầu thế kỷ XXI bằng việc ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ”. Một năm sau khi ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược, 2008, Tổng thống Ấn Độ Bà Smt. Pratibha Devisingh Patil đã thăm hữu nghị Việt Nam, một lần nữa khẳng định “tất cả các lực lượng chính trị Ấn Độ đều ủng hộ thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, kể cả chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như giao lưu với các địa phương và các đoàn thể, tổ chức nhân dân nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Việt Nam lên tầm cao mới” [70]. Qua đây chúng ta có thể thấy bản thân các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau và trở thành cơ chế trong quan hệ hai nước cũng như việc các nhà lãnh đạo Việt Nam được nước bạn đón tiếp chân tình và trọng thể ở Ấn Độ đã thể hiện tầm quan trọng chiến lược của đối tác Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trên cơ sở mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, hợp tác chính trị tạo tiền đề, cơ sở, điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến các lĩnh vực hợp tác khác. Như hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật cũng không ngừng được đẩy mạnh. Đây là sự hợp tác tương đối hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước nhất là đối với Việt Nam. Song song với quá trình đó, hợp tác giao lưu văn hóa đã nâng cao tầm hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc và quan trọng hơn nó đã là tô thắm thêm nền văn hóa của mỗi quốc gia - dân tộc, cùng nhau đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển trên các lĩnh vực văn hóa thông tin của mỗi nước, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không chỉ dừng lại ở mối quan hệ song phương trong khuôn khổ hợp tác (ASEAN + 1), (ADM +)… và hợp tác sông Mêkông - sông Hằng. Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, Việt Nam và Ấn Độ gia nhập và quan hệ đối thoại đầy đủ với ASEAN tạo cho hai nước một “không gian lớn” để thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị, đặc biệt mối quan hệ ấy đã nâng lên thành “đối tác chiến lược” để cùng nhau đối phó với tình hình ngày càng phức tạp của thế giới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Ngoài những thuận lợi trên, thì yếu tố khách quan như xu thế hòa bình, hợp tác ngày càng tăng cường, xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa ngày càng phát triển, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới phát triển nhanh chóng, và sự phát triển mạnh mẽ năng động về kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi của môi trường quốc tế, cũng như khu vực, cùng với công cuộc đổi mới ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Ấn Độ. Với sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của hai nước tạo điều kiện cho mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thêm thắm tình hữu nghị. Tuy nhiên mối quan hệ ấy cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, cả hai quốc gia phải đối diện và cùng nhau tìm mọi biện pháp thoát ra khỏi khó khăn, thách thức ấy. Khi nghiên cứu quan hệ hai nước Việt - Ấn trong bối cảnh thế giới cũng dễ dàng nhận thấy trong thời đại ngày nay, trong mối quan hệ đa dạng và lợi ích đan xen, thì quan hệ Việt - Ấn cũng sẽ phức tạp thêm nhiều. Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp, dẫn đến sự thay đổi cục diện khu vực, xuất hiện những nhân tố mới và thách thức mới. Cùng với cuộc chạy đua gay gắt trên thế giới về kinh tế, thương mại, nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột về tôn giáo và sắc tộc ở nhiều nước đặt các nước đang phát triển ở đó có Việt Nam và Ấn Độ trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Trong thời gian qua mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã có lúc bị tác động bởi mối quan hệ của các lớn như Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc… trong thời kỳ Ấn Độ đang gặp khó khăn về mọi mặt, thì quan hệ Xô - Trung diễn ra bất đồng sâu sắc đã dẫn đến sự phân biệt trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chiến tranh Trung - Ấn đã diễn ra làm cho quan hệ hai nước thành thù địch, việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Kasơmia đã dẫn đến cuộc chiến tranh thứ hai giữa Pakistan và Ấn Độ. Lợi dụng tình hình này Mỹ đã tăng cường ảnh hưởng ở Ấn Độ thông qua viện trợ kinh tế, mục đích nhằm lôi kéo các nước này theo Mỹ chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa tập trung chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đây cũng là giai đoạn mà Việt Nam - Ấn Độ gặp không ít những khó khăn và cũng đã có lúc nghi ngờ lẫn nhau. Ấn Độ đã thờ ơ với cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam và cho rằng Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc và bênh vực Trung Quốc. Cũng trong thời gian đó Việt Nam phê phán Ấn Độ bao che cho cường quyền Sài Gòn vi phạm hiệp định Genève, làm ngơ trước việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam và mở rộng chiến tranh đánh phá Miền Bắc. Ấn Độ thậm chí còn quyết định rút Tổng lãnh sự về nước và cắt đứt mọi quan hệ buôn bán với miền Bắc Việt Nam. Khi cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho Việt Nam, Mỹ buộc đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc (1968) sau đó hai bên ngồi vào bàn đàm phán ở Pari, Ấn Độ mới có cái nhìn khác về Việt Nam, đặc biệt tin Việt Nam, một nước xã hội nhỏ bé nhưng có thể đánh thắng đế quốc Mỹ hùng mạnh. Những sự kiện này cho thấy trước 1975, quan hệ hai nước đã có những thăng trầm, vì lợi ích riêng của mình mà Ấn Độ nghiêng về các nước phương Tây (1958 - 1868). Bên cạnh đó một loạt những khó khăn do tình hình thế giới tác động đến quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong những năm cuối thập niên thế kỷ XX như: Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho Việt Nam cũng như Ấn Độ mất đi chỗ dựa tin cậy; Cuộc khủng hoảng và chiến tranh vùng vịnh; Vấn đề Camphuchia; Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã tác động mạnh mẽ tới những khó khăn trong nước cũng như những khủng hoảng kinh tế - xã hội của Việt Nam và khủng hoảng kinh tế - xã hội của Ấn Độ. Chính cuộc khủng hoảng này đã làm thay đổi Đảng cầm quyền ở Ấn Độ, nhất là sự xa rời vũ đài chính trị của Đảng Quốc Đại vào năm 1991 sau một nữa thế kỷ cầm quyền… đây chính là khó khăn và thách thức trong quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong thời kỳ này phải đối diện. Tuy nhiên lúc bấy giờ mỗi nước lại phải đối diện với những khó khăn riêng, chính vì vậy mà mỗi nước phải tự tìm cho mình một lối thoát riêng. Về phía Ấn Độ: gặp không ít khó khăn do hậu quả của đường lối cũ cần phải có một thời gian mới có thể giải quyết được. Đặc biệt khi Ấn Độ thực hiện đường lối cải cách, với một quy mô kinh tế lớn, bởi mở cửa kinh tế là hòa nhập vào nền kinh tế thế giới có nghĩa là phải tham gia vào cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về thương mại, phải đáp ứng cac đòi hỏi như giá cả, chất lượng, hình thức, dịch vụ… bên cạnh đó, Ấn Độ phải đổi mới trang thiết bị của nhà máy, xí nghiệp. Đổi mới hình thức quản lý, đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hệ thống hành chính quan liêu, nâng cao hiệu quả sản xuất bằng hoạch toán kinh doanh, đi đến xóa bỏ các xí nghiệp làm ăn thua lỗ. Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, đòi hỏi phải cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở. Tạo ra một môi trường ưu đãi hơn so với các nước khác để cạnh tranh vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó Ấn Độ gặp không ít những khó khăn đó là các nhà máy, xí nghiệp công nghệ và quốc phòng phần lớn do Liên Xô cũ giúp đỡ, vì vậy khi Liên Xô sụp đổ rơi vào tình trạng khủng hoảng và quan trọng hơn Ấn Độ mất đi bạn hàng chủ yếu. Trong khi Ấn Độ chưa kịp chen chân vào thị trường mới, trong khi đó thị trường lại đang đày rẫy đối thủ cạnh tranh mà Ấn Độ phải đối phó. Phía Việt Nam: trên con đường đổi mới đã gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng còn khá nhiều yếu kém, khuyết điểm: nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, nhịp độ tăng trưởng từng sản phẩm trong nước GDP bình quân đầu người còn thấp, nhịp độ tăng trưởng, giá trị công nghiệp, dịch vụ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu chưa đạt chỉ tiêu… Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên thế giới đã ít nhiều tác động đến mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Thực tế cho thấy, quá trình nỗ lực đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa hai nước, hợp tác kinh tế vẫn là lĩnh vực khó khăn của hai nước, thương mại song phương vẫn còn ở mức mất cân đối nghiêm trọng, trong đó đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Ấn Độ vẫn đang còn ở con số khá khiêm tốn, việc thực hiện các thỏa thuận nhằm cân bằng kim ngạch giữa hai nước vẫn chưa thực hiện được. Điều đáng nói là những năm đầu thế kỷ XXI, cán cân thương mại có lợi cho Ấn Độ và bất lợi cho Việt Nam, bởi tổng kim ngạch thương mại của hai nước còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch của khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy mà giai đoạn này (2010) kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ hữu nghị mà hai nước vốn có. Nguyên nhân chính là cả Việt Nam và Ấn Độ đều là những nước đang phát triển, đều thiếu vốn và kỹ thuật cao. Trong khi đó các mặt hàng xuất khẩu cũng như nhập khẩu của hai bên cơ bản giống nhau, do đó cả Việt Nam và Ấn Độ ít có khả năng bổ sung cho nhau. Hàng Ấn Độ thường khó cạnh tranh về chất lượng và giá cả, thủ tục giao dịch chậm, chưa có uy tín đối thị trường Việt Nam. Trong một thời gian dài, mậu dịch hai chiều giữa hai nước chỉ ở con số khiêm tốn từ 58 đến 75 triệu USD, đầu tư trực tiếp của Ấn Độ vào Việt Nam so với một số nước châu Á không đáng kể. Do hạn chế vốn và công nghệ nên tính đến năm 2010 Ấn Độ chỉ mới có trên 50 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký trên 200 triệu USD, trong đó có 8 dự án lớn, còn phần lớn đầu tư vào những dự án vừa và nhỏ như nhà máy đường, nhà máy sản xuất lốp ô tô. Một trong những dự án lớn mà Ấn Độ đã ký kết với việt Nam, cho đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động, đó là dự án mà tập đoàn Tata của Ấn Độ đã ký Bản ghi nhớ (MOU) với Tổng Công ty thép Việt Nam để xây dựng nhà máy thép Liên hợp Hà Tĩnh vào tháng 5/2007, đến nay đã hơn 3 năm kể từ ngày ký kết vẫn đứng trước nguy cơ trì hoãn, vì chủ đầu tư và lãnh đạo địa phương chưa thống nhất được một số vấn đề quan trọng. Kể từ ngày ký kết, dự án dường như chưa tiến triển được chút nào vì còn vướng mắc trong quá trình hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể vướng mắc ở vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án vẫn chưa đi đến thống nhất. Chúng ta biết theo quy hoạch được Chính phủ thì Việt Nam là nước đang phát triển, vì vậy nhu cầu thép của Việt Nam là rất lớn, dự báo đến năm 2015 Việt Nam có nhu cầu từ 15 - 18 triệu tấn và đến năm 2020 là 20 - 22 triệu tấn. Chính vì vậy mà cả hai phía đầu tư của Ấn Độ và lãnh đạo địa phương ở khu công nghiệp vũng Áng Hà Tĩnh, cũng như các bên có liên quan, cùng xem xét và giải quyết vấn đề còn vướng mắc, để dự án đi vào thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, Ấn Độ là một trong những nước đầu tư sớm vào Việt Nam, bao gồm đầu tư của các công ty Nhà nước và một số các công ty tư nhân. Trong hợp tác kinh tế với Ấn Độ, có một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam là chưa hiểu biết đầy đủ, chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh và hợp tác với Ấn Độ như: ở Ấn Độ, Nhà nước kiểm soát toàn bộ việc xuất khẩu và hợp tác các loại giống, công nghệ, các đơn vị quốc doanh chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh có lệnh của cấp trên thuộc bộ chủ quản, còn các đơn vị tư nhân chỉ làm thương mại thông thường. Trong lĩnh vực nông nghiệp, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hầu như diễn ra một chiều,Việt Nam là nước chỉ nhận từ Ấn Độ, còn trao đổi song phương thì rất ít. Mặt khác giống cây trồng và cây công nghiệp chế biến của Ấn Độ so với Việt Nam thì giống của Ấn Độ tiến bộ hơn rất nhiều, nhưng so với các nước tiên tiến trên thế giới Ấn Độ còn thua kém rất nhiều, do đó kém hấp dẫn đối với Việt Nam. Mặt khác Ấn Độ vẫn muốn có phần lợi hơn khi bán cao su, thiết bị nhà máy chế biến đường, chè và bán giống ngô… không phải loại cao cấp cho Việt Nam. Trước tình hình đó đòi hỏi phía Việt Nam cần phải chủ động hơn, những cán bộ, nhà doanh nghiệp làm ăn trực tiếp với Ấn Độ cần hiểu sâu về chuyên môn, phân tích kỹ các hợp đồng làm ăn mới đạt được kết quả như mang muốn. Trong những năm đầu thập niên thế kỷ XXI, quan hệ hai nước Việt - Ấn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, tuy có những bước thăng trầm, nhưng nhìn chung tốt đẹp. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế từ 2000 - 2010 có thể nói đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm cuối thế kỷ XX, song vẫn chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp, với tiềm năng và mong muốn của hai nước, cũng như so với tổng kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước so với thế giới. Để đẩy mạnh hợp tác toàn diện lãnh đạo hai nước cần phải tích cực hơn nữa trong việc tìm nguyên nhân cản trở mối quan hệ giữa hai nước và đề ra những biện pháp tháo gỡ thiết thực và hiệu quả. Từ phân tích thực trạng mối quan hệ trong lịch sử phát triển hai nước, bước đầu có thể đưa ra một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như sau: Một là, Việt Nam và Ấn Độ là những nước nghèo, đang phát triển và đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, đều có nhu cầu về vốn, thị trường và kỹ thuật. Vì vậy khả năng bổ sung cho nhau về kinh tế là không lớn vì đa số các mặt hàng xuất khẩu của hai nước tương tự giống nhau như: cà phê, hạt điều, chè, giày dép, quần áo may sẵn… Hai là, các doanh nghiệp hai nước ít trao đổi và tiếp xúc, thiếu hiểu biết thông tin và khả năng thị trường của nhau. Nhiều doanh nhiệp Việt Nam chưa đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng kinh tế của Ấ Độ, thiếu tầm nhìn xa chưa thúc đẩy hợp tác cũng như tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực hợp tác cụ thể để đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động thâm nhập thị trường Ấn Độ, trong khi Ấn Độ có khoảng trên 80 công ty đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hai bên thường xuyên trao đổi, giới thiệu các mặt hàng qua các cuộc triển lãm trong nước và trên nước bạn. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chưa mấy mặn mà với thị trường Ấn Độ, lý do một phần vì cả Việt Nam và Ấn Độ có nhiều mặt hàng xuất khẩu giống nhau, các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như may mặc, thủ công mỹ nghệ, điện tử thì Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu và hơn thế nữa Ấn Độ còn dung chính sách bảo hộ các mặt hàng của họ. Một lý do khác đó là hàng Việt Nam xuất sang Ấn Độ giá rẻ hơn khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu… vì vậy mà cho đến nay con số các doanh nghiệp Việt Nam mở văn phòng tại Ấn Độ là rất hạn hữu. Ba là, thủ tục hành chính hai nước còn quá nặng nề. Cơ chế hợp tác khá khác biệt, hàng rào thuế quan và phi thuế quan ở Ấn Độ còn khá cao, bên cạnh đó sự phức tạp của hệ thống luật lệ, quy định và thủ tục của Ấn Độ khiến cho doanh nghiệp Việt Nam khó thâm nhập và có chổ đứng trên thị trường Ấn Độ… Bốn là, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp hai nước còn thiếu hiểu biết về thị trường của nhau. Lý do quan trọng hơn là hai nước đã có một thời gian dài đóng cửa nền kinh tế, mặc dù sau đó cả hai nước đã khắc phục và mở cửa, ở Ấn Độ với chính sách “Hướng Đông”, nhưng vẫn chưa có thể là nơi hấp dẫn như một số nước châu Á... trong khi đó một số mặt hàng của Việt Nam khi đến thị trường Ấn Độ giá rẻ hơn so với thị trường châu Á… Như vậy, trước thực tế muốn duy trì và phát triển mối quan hệ toàn diện hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, thì một yêu cầu đặt ra đối với hai nước, đó là cần phải đổi mới hơn nữa cả nội dung lẫn hình thức hợp tác thích hợp. Có như vậy mối quan hệ giữa hai nước mới đạt được kết quả như mong muốn. 3.3. Triển vọng Triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn. Mối quan hệ đó không chỉ nâng lên tầm cao mới khi thế và lực hai bên đều đã, đang và sẽ thay đổi. Bên cạnh sự phát triển về thương mại ngày càng tăng - các dự án đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam ngày càng phát huy có hiệu quả. Đến nay cũng đã có một vài dự án đang còn vướng mắc, như dự án MOU Hà Tĩnh, nhưng lãnh đạo hai bên đang cố gắng giải quyết để dự án được thực thi. Trong khuôn khổ UBHH Việt - Ấn và với sự giúp đỡ Phòng Thương mại Ấn Độ (Icham), các nhà doanh nghiệp Ấn Độ sẽ vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Việc ký kết các dự án khai thác dầu khí Ptro Việt Nam và ONGC là một khởi đầu thật ấn tượng. Hiện tại Ấn Độ là cường quốc hàng đầu về công nghệ thông tin và với Việt Nam đây là mảng tương đối mới. Sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực là một tiềm năng lớn. Trong tương lai, chắc chắn những dự án đầu tư sẽ được triển khai ở Việt Nam, trong các lĩnh vực như hóa dầu; chế biến chè; dệt may; y dược và dầu khí sẽ phát triển hơn nữa. Việc khai thác những dự án này sẽ đưa Ấn Độ trở thành một đối tác quan trọng, tạo dựng hành trang mới trong quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ không tránh khỏi khó khăn, thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng mối quan hệ ấy cũng có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển. Bề dày mối quan hệ, những khó khăn, thách thức đã vượt qua cũng như những thành tựu đã đạt được, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin rằng mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ sẽ tận dụng mọi cơ hội và vượt qua thử thách để ngày càng khăng khít hơn, tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà chúng ta có thể rút ra những dự báo: Thứ nhất, với quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, với những thành tựu to lớn mà hai nước đạt được, nhất là trong gần 20 năm trở lại đây, triển vọng về sự hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ, hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa. Thứ hai, hai nước có những điểm tương đồng về lịch sử văn hóa, quan điểm trong nhiều vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới như hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển, do đó có thể vượt qua nhiều thách thức trong một thế giới đầy biến động. Thứ ba, hai nước Việt Nam - Ấn Độ, có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ hợp tác. Hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, có nguồn nhân lực dồi dào và tài nguyên phong phú, khoảng cách địa lý không xa giữa hai nước. Việt Nam là nước có vị trí trọng yếu trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, là bàn đạp để Ấn Độ vươn xa, mở rộng với các nước trong khu vực và Việt Nam cũng là nước mà Ấn Độ sẽ chuyển giao công nghệ hiện đại, như lĩnh vực nguyên tử, công nghệ thông tin và trong lĩnh vực nông nghiệp. Thứ tư, quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc tăng cường trên tất cả lĩnh vực, thể hiện sinh động nhất là thành lập mối quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Ấn. Thứ năm, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức từ tình hình khu vực và thế giới cũng góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Ấn tiếp tục phát triển. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thương mại và đầu tư quốc tế… Mặt khác, việc củng cố, thắt chặt quan hệ hai nước nhằm giúp mỗi nước đối phó một cách hiệu quả hơn với những thách thức, nguy cơ từ bên ngoài như chống tội phạm, khủng bố quốc tế, buôn lậu ma túy, thiên tai, biến thái khí hậu, an ninh, HIV/AIDS… góp phần giữ vững an ninh khu vực và trên thế giới. Với những cơ sở trên chúng ta hy vọng quan hệ việt Nam - Ấn Độ sẽ ngày càng được củng cố và phát triển mạnh hơn trên một bình diện rộng. C. KẾT LUẬN Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị lâu đời. Trải qua nhiều thử thách của lịch sử, mối quan hệ ấy không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp để ngày càng phát triển tốt đẹp và trở thành một biểu tượng của quan hệ Nam - Nam. Quan hệ hai nước đang phát triển vì mục tiêu độc lập dân tộc, phồn vinh về kinh tế, hòa bình vì một thế giới công bằng và tiến bộ. Sự ủng hộ và giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc tái thiết đất nước của Việt Nam sau chiến tranh ngày càng tích cực, có hiệu quả và sự ủng hộ này đã góp phần tạo nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn nữa thập kỷ qua. Vượt qua thử thách do sự phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp, và toàn diện. Từ những năm cuối của thế kỷ XX, thế giới vận động với những chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ đã mang lại những thời cơ nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức đối với cả Việt Nam và Ấn Độ. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế - chính trị giữa hai nước Việt - Ấn. quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đặt ra yêu cầu bức thiết phải đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là bước vào thế kỷ XXI này, một thế kỷ mới với nhiều tiềm năng và hứa hẹn. Chính vì vây mà lãnh đạo hai nước đã sớm nhận thức rõ yêu cầu của lịch sử, cũng như của thời đại đã xác định đúng khuynh hướng phát triển và con đường phát triển của mối quan hệ đầy hứa hẹn. Suốt chiều dài lịch sử, chúng ta thấy mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Ấn Độ có sự chuyển biến về chất và có hiệu quả. Hiện thực đã chứng minh quá trình hợp tác hữu nghị Việt Nam và Ấn Độ trong mười năm năm đầu thế kỷ XXI (2000 - 2010) đã cho chúng ta rõ. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI là sự kế thừa những thành tựu trước đó, vượt qua khó khăn thử thách, kể cả trong nước và thế giới. Khó khăn, thách thức đó là sự sụp đổ của Liên Xô, đã làm cho cả Việt Nam và Ấn Độ mất đi chổ dựa quan trọng về chính trị, mất đi nguồn viện trợ, một thị trường quan trọng. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính khu vực… gây hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế của hai nước đang phát triển. Việt Nam - Ấn Độ có mối quan hệ chính trị tốt đẹp, mối quan hệ này tạo tiền đề thúc đẩy mối quan hệ toàn diện giữa hai nước. Hai nước thường xuyên tổ chức những đoàn cấp cao viếng thăm nhau để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống mà hai nước đã có. Hai nước tích cực ủng hộ nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước…hai bên đã có sự nhất trí cao trong những vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế, cả hai đều chung mục tiêu hợp tác hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển. Trong lĩnh vực kinh tế - lĩnh vực có tầm quan trọng, hai nước giữ vững và bảo tồn các hình thức hợp tác truyền thống. Bên cạnh đó, hai nước đẩy mạnh một số hình thức hợp tác khác như liên doanh, liên kết, đầu tư… Hợp tác an ninh quốc phòng cũng là lĩnh vực hai nước quan tâm. Những cuộc tiếp xúc thường xuyên của các quan chức Bộ Quốc phòng cũng như Bộ công an Việt Nam với Bộ nội vụ Ấn Độ để tăng cường sự hiểu biết về lực lượng quốc phòng, an ninh hai nước, đặc biệt hai nước có thể tham khảo, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm bảo vệ cũng như xây dựng lực lượng quốc phòng để thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Cùng với sự tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, quan hệ văn hóa, giáo dục cũng được tăng cường ngày càng phong phú, đa dạng và đạt kết quả cao. Điều này không những tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau mà còn làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mỗi nước, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ trên nhiều lĩnh vực. Như vậy trong những năm đầu thế kỷ XXI, dù đứng trước những khó khăn thử thách của khu vực và trên quốc tế, quan hệ Việt - Ấn không hề bị giảm sút mà trái lại ngày càng phát triển toàn diện. Thực tế đã chứng minh điều đó, rằng không một khó khăn thử thách nào có thể cản trở mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt - Ấn. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đầu thập niên thế kỷ XXI (2000 - 2010) là mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện, cả hai cùng có lợi, tôn trọng đường lối phát triển của nhau, không hề mang tính chất áp đặt hay chèn ép lẫn nhau. Mặc dù mối quan hệ ấy đã trải qua những thăng trầm, nhưng không ngừng phát triển và ngày càng bền chặt. Mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam - Ấn đã đang và sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp giữ gìn hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ấn Độ chuyển giao trang thiết bị quân sự cho Việt Nam; Tầu chiến Ấn Độ thăm Việt Nam và chuyển giao trang thiết bị quân sự năm 2009, Báo Quốc Tế, 25/6/2010. Ấn Độ chính sách đối ngoại và chương trình quân sự, TTXVN/Vietnam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 12/01/2006. Ấn Độ với chính sách Hướng Đông, TTXVN/Netnam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 2007. Ấn Độ - Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác toàn diện, Theo mạng thông tin của Viện Nghiên cứu và phân tích Quốc phòng Ấn Độ, 11/8/2008. Ấn Độ nâng cao tổng kim ngạch thương mại Việt - Ân Lên 2 tỉ USD vào năm 2010, Báo Lao Động số 155, 7/7/2007. Phan Văn Ban (1993), Lịch sử Ấn Độ và những mối liên hệ Việt - Ấn trong lịch sử, Thông báo khoa học, trường Đại học Vinh. Phan Văn Ban (1999), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học 1990- 1999 khoa Lịch sử, Đại học Vinh. Báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngày 23/7/2001, Tài liệu Bộ Ngoại giao. Báo Nhân dân. Báo Lao Động. Báo Quân đội nhân dân. Báo Quốc tế. Báo Công thương. Báo đất Việt… Bảo tàng Hồ Chí Minh (2003), Bác Hồ với Ấn Độ, Nxb Thông tấn, Hà Nội. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập Quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đặng Trọng Bảo (2010), Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ 2000 đến 2009, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Vinh. Phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ. Nguồn tin Chính phủ.vn, 30/09/2009. Doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào Việt Nam, TTXVN/Vietnam, 01/07/2010. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thành công lớn nhất của chuyến thăm tới Ấn Độ là thiết lập quan hệ đối tác chiến lược mới hai nước, Trang thông tin Điện tử phục vụ điều hành tỉnh An Giang, 9/7/2007. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ấn Độ sẽ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, VietNamNet, 9/7/2007. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Giám đốc UNESCO, Nguồn tin Chính phủ.vn, 02/10/2010. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ Tướng Ấn Độ, Nealand, Chủ tịch ADB, Nguồn tin Chính phủ.vn, 20/10/2010. Các báo cáo của Vụ châu Á 2 và của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ (2000- 2010), Tài liệu Bộ Ngoại giao. Chiếc cầu nối Hướng Đông, Báo Lao Động, số 155, 7/7/2007. Chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020: Hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Quốc tế, 31/10/2009. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), (1996), Văn kiện đại hội lần thứ VI, VIII, Nxb Sự Thật, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực CNTT, Công nghệ cao với Ấn Độ, Theo vovnwes.vn, 27/2/2009. Đỗ Đức Định (2001), 10 năm cải cách kinh tế Ấn Độ, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6. Đỗ Đức Định (1999), 50 năm kinh tế Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội Hội thảo khoa học: Sự nổi lên của Ấn Độ và triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, kỷ niệm 35 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Ấn Độ, Hà Nội, 19/6/2007. Trần Thị Thu Hiền (2004), Quan hệ giữa cộng hòa XHCN Việt và Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2002, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại Học Vinh. Hiệp định AITIG tạo động lực cho thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ, đạt gần 2,6 tỷ USD, Báo Công thương, 15/01/2010. Vũ Dương Huân (2004), Thực trạng và triển vọng quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - Ấn Độ, Tạp chí Đông Nan Á, số 43. Nguyễn Công Khanh (2002), Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á, trong sách Một số chuyên đề về Lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Công Khanh (1990): Quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa Việt Nam - Ấn Độ từ 1976 - 1988 (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Taskent - Tiếng Nga). Nguyễn Công Khanh (1993), Những trang sử quan hệ Việt - Ấn, Thông báo, Trường Đại học sư phạm Vinh. Nguyễn Công Khanh (2001), Jawaharlal Nehru, Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Quốc Khánh (chủ nhiệm đề tài; 2001), Vị trí và vai trò của Ấn Độ ở châu Á - Thái Bình Dương, trong những năm đầu thế kỷ XXI. Trần Trọng Khánh (2002), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ kinh nghiệm lịch sử đến hiện tại. Hội thảo khoa học, Ba mươi năm quan hệ Việt - Ấn: Nhìn lại và triển vọng… Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Trần Trọng Khánh (2007, Hội thảo khoa học, Sự nổi lên của Ấn Độ và triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Chính sách đối ngoại và tác động của nó. Trần Khánh, Võ Xuân Vinh (2004), Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hướng Đông của Ấn Độ, Báo Nhân dân ngày 17/10/2004. Đinh Trung Kiên (1993): Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (thời kỳ 1945 - 1975), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội. Trần Thị Lý (chủ biên) (2002), Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nxb KHXH, Hà Nội. Trần Thị Lý (2001), 10 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ (1991-2000): Những thành tựu, Tạp Chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Niên giám 2009, Đỗ Thức (Chủ biên), Nxb Thống kê, Hà Nội. Nghị quyết Chính Phủ, xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005, Ngày 5/6/2000. Dương Ninh (1993), Quan hệ văn hoá Ấn Độ và Chămpa sự lựa chọn và thích ứng, Thông báo khoa học, Trường Đại học sư phạm Vinh. Vũ Dương Ninh (1987), Việt Nam - Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vì độc lập và tiến bộ xã hội, Tạp Chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5 - 6. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Công Khanh, Đinh Trung Kiên (1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (chủ biên) (1997), Ấn Độ xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2010 và triển vọng năm 2011, Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2010. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Theo TTXVN/Chinhphu.vn, 20/09/2010. Phạm sĩ Tam, Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không ngừng phát triển vì lợi ích nhân dân hai nước, Báo Quốc tế, số ra ngày 1/5 đến 14/5/2003. Thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2009, Báo Công Thương, 28/11/2008. Thông tấn xã Việt Nam, Ấn Độ và Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác toàn diện, Theo mạng thông tin Viện Nghiên cứu và phân tích Quốc phòng Ấn Độ, 11/2008. Thông tấn xã Việt Nam, Ngài LAN T. MU-A-NAA: Ấn Độ luôn dành cho Việt Nam những hỗ trợ tốt nhất để phát triển, Báo Hà Nội mới phỏng vấn 15/8/2007. Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp; Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đón, hội đàm với Tổng thống CH Ấn Độ Pa-tip-ha Đờ-vi-xinh Pa-Tin, Báo Nhân dân, 28/11/2008. Thông tấn xã Việt Nam, Ấn Độ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, Báo lao Động, 28/11/2008. Thu Thủy (2002), Giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ, Tạp chí Toàn cảnh, số 146/9. Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam - Ấn Độ, Xã luận Báo Nhân dân, 4/4/2003. Tridib Chakrraborti, (2003), Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Một tình bạn Hướng Đông đã được thử thách qua thời gian, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5. Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm chính thức CH Ấn Độ, Nguồn tin Chính phủ, 24/02/2010. Nguyễn Hương Trinh (2005), Chính sách Ngoại thương của Ấn Độ thời kỳ cải cách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ, Báo nhân dân, 24/9/1992 Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ, Báo nhân dân, 24/9/1999 Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 06/07/2007. Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CH Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI, Hà Nội 2007 Việt Nam - Ấn Độ, Tình thân thiết không thay đổi qua thời gian, Báo Công thương, 15/10/2010. Việt Nam - Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm, Báo Công Thương, 22/10/2010. Võ Xuân Vinh (2009), Một số nội dung cơ bản trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 10. Vụ châu Á 2 - Bộ Ngoại giao, Tình hình Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (Tài liệu phục vụ cuộc họp Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 11 ngày 31/3 đến 2/4/2003). Vụ châu Á - Bộ Ngoại giao, Báo cáo về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ năm 2004, Tài liệu Bộ Ngoại giao. Vụ châu Á - Bộ Ngoại giao, Tình hình hợp tác quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng, Báo Công thương điện tử, 22/2/2011. PHỤ LỤC Những sự kiện chính trong quan hệ Việt Nam va Ấn Độ từ 2000 đến 2010 12/1999: Chủ Tịch nước Trần Đức Lương Việt Nam thăm Ấn Độ. 3/2000: Bộ trưởng Quốc phòng Fernandes Ấn Độ thăm Việt Nam. 10/2000: Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương Việt Nam thăm Ấn Độ. 1/2001: Thủ Tướng A.B. Vajpayee Ấn Độ thăm Việt Nam. 9/2001: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên Việt Nam thăm Ấn Độ. 3/ 2003: Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên thăm Ấn Độ và đồng chủ trị Ủy ban hỗn hợp 11. 5/2003: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh Việt Nam thăm Ấn Độ. 10/2004: Bộ trưởng Ngoại giao Ngài manmohan Singh thăm Việt Nam. 3/2005: Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Ấn Độ 4/2005: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Ấn Độ. 6/2006: Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh thăm Ấn Độ. 3/2007: Chủ tịch Quốc hội Somnath Chatterjee thăm Việt Nam. 3/2007: Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Ấn Độ. 7/2007: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ. 11/2008: Tổng thống Pratibha Devisingh Patil thăm Việt Nam. 5/2009: Bộ trưởng Công nghiệp thực phẩm Ngài Subodh Kant thăm Việt Nam. 9/2009: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm chính thức Ấn Độ. 10/2009: Bộ trưởng Bộ Quốc phũng Shriak Antory thăm Việt Nam. 12/2009: Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thăm Ấn Độ. 2/2010: Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ. Thủ tường hai nước Ký tuyên bố chung về đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Ấn Độ (2007) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Somnath Chatterjee 3/2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp đón Tổng thống Ấn Độ - Bà Pratibha Devisingh Patil 11/2008 Hai Thủ tướng chứng kiến Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc Ấn Độ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ 25/10/2009 Phó chủ tịch NguyễnThị Doan kết thúc chuyến thăm Ấn Độ 9/2009 Bộ trưởng Phùng Quang Thanh giới thiệu với Bộ trưởng Antony các tướng lĩnh Việt Nam tại Lễ đón tiếp Antony thăm Việt Nam 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv_su_tg_huyen_30_12__0733.doc
Luận văn liên quan