Bắt tay khi gặp gỡlà phong tục của người phương Tây và khi làm việc
ởchâu Á nghi thức này cũng không có gì khác biệt. Nếu có ai đó đưa tay ra thì
hãy chìa tay đón nhận ngay lập tức – không nên bắt tay quá chặt, quá lâu và lắc
mạnh nhưmột động tác tập thểdục. Nên nhớrằng, phụnữHồi giáo sẽkhông bắt
tay nam giới. ỞNhật Bản, hãy cúi đầu một cách kính cẩn khi bắt tay, tuy nhiên,
cũng đừng cốgắng cúi chào trừkhi đã được học cách cúi chào của người Nhật,
bởi khi bắt trước không đúng tưthếcúi chào thì động tác sẽtrông rất lốbịch.
Người Philipin rất hoà đồng và cởi mởkhi bắt tay.
102 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5973 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn đa quốc gia và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ
bằng một cách nào đó nhượng bộ tới
mức các lợi ích của công ty đạt được
4. Xử lý công việc một mình có nghĩa là
người đó được công ty tôn trọng và có
uy tín
Xử lý công việc với sự góp sức của
nhiều người có nghĩa là người đó có địa
vị cao trong công ty
5. Mục tiêu là phải thỏa thuận thật nhanh Mục tiêu là xây dựng những mối quan
hệ lâu dài
• Khi quản lý và khi bị quản lý
Những người theo Chủ nghĩa cá nhân Những người theo Chủ nghĩa cộng đồng
1. Cố gắng điều chỉnh các nhu cầu của cá
nhân theo nhu cầu của tổ chức
Tìm kiếm việc hội nhập cá nhân vào
quyền uy trong tổ chức
2. Đưa ra các sáng kiến cá nhân như trả
lương theo thành tích, đánh giá hiệu
quả công việc cá nhân
Chú ý đến tinh thần khởi nghiệp, đạo
đức và sự đoàn kết
3. Trông đợi cao về thu nhập và luân
chuyển công việc
Có thu nhập và tỷ lệ chuyển việc thấp
4. Tìm kiếm những nhân viên xuất sắc,
những ngôi sao để tuyên dương đặc biệt
Ca ngợi cả nhóm và tránh thể hiện sự
ưu tiên
5. Cho mọi người tự do để thể hiện sáng
kiến cá nhân
Giữ lại các mục tiêu đặc biệt để cả
nhóm cùng thực hiện
b. Hòa hợp Trường phái trung lập và cảm xúc
• Nhận ra những khác biệt:
Trường phái Trung lập Trường phái Cảm xúc
1 Không để lộ ra họ đang nghĩ hay cảm
thấy gì
Để lộ suy nghĩ và cảm giác bằng lời nói
và cử chỉ
73
2 Có thể (do sơ sót) lộ ra sự căng thẳng
trên khuôn mặt và trong điệu bộ
Thể hiện rõ ràng, giải phóng sự căng
thẳng
3 Cảm xúc thường bị kìm nén, sẽ bùng
phát khi có dịp
Dễ xúc động, không kiềm chế sự biểu lộ
cảm xúc
4 Hành xử điềm tĩnh và kiềm chế được sự
ngưỡng mộ
Ưa thích sự thể hiện sống động, sôi nổi
và đầy sức truyền cảm
5 Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, thể hiện
cảm xúc qua nét mặt là điều hiếm thấy
Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, thể
hiện cảm xúc qua nét mặt là điều
thường thấy
6 Thường nói chuyện bằng giọng đều đều Kể chuyện trôi chảy, thường xuyên thay
đổi giọng điệu khi nói
• Lời khuyên khi làm việc kinh doanh với:
Những người theo Trường phái Trung
lập (cho những người theo trường phái
cảm xúc)
Những người theo Trường phái Cảm
xúc (cho những người theo trường phái
trung lập)
1 Yêu cầu có thời gian nghỉ trong các
cuộc đàm phán để có thể tập hợp mọi
người lại và nghỉ ngơi
Không để lộ quá nhiều khi đang đóng
kịch, dùng thời gian nghỉ ngơi để tỉnh
táo lại và đánh giá đúng mức
2 Chuẩn bị trước tài liệu càng nhiều càng
tốt
Khi họ thể hiện thiện chí, phản ứng lại
một cách nồng nhiệt
3 Giọng nói đơn điệu của họ không có
nghĩa là họ không thích hay chán chường,
chỉ là họ không thích để lộ bản thân
Nhiệt tình và sự sẵn lòng của họ để
đồng tình hay không không có nghĩa là
họ đã quyết định
4 Toàn bộ cuộc đàm phán tập trung chủ
yếu vào mục tiêu hay đề nghị được
thảo luận, chứ không phải vào cá nhân
Toàn bộ cuộc đàm phán được tập trung
chủ yếu vào cá nhân, chứ không phải
vào mục tiêu hay đề xuất được thảo luận
• Khi quản lý và khi bị quản lý
Những người theo Trường phái Trung lập Những người theo Trường phái Cảm xúc
1 Tránh những hành vi nồng nhiệt, thể
hiện quá nhiệt tình, vì điều đó sẽ được
suy diễn thành sự thiếu kiểm soát cảm
xúc và không xứng với địa vị cao
Tránh thái độ quá khách quan, mơ hồ
và điềm tĩnh. Nó có thể được hiểu
thành sự đánh giá tiêu cực, khinh suất
kém hứng thú và tạo khoảng cách xã
74
giao, có thể làm người khác cảm thấy bị
tách ra khỏi “gia đình”
2 Nếu đã chuẩn bị kỹ càng trước đó, sẽ
cảm thấy dễ dàng bám chặt vào những
luận điểm cần thảo luận
Nếu phát hiện ra công việc, năng lượng
và sự nhiệt tình của ai đó đem vao
công việc, hãy đánh giá cao sự kiên trì
của họ
3 Tìm những điểm lộ ra họ đang hài lòng
hay giận dữ để tán dương về tầm quan
trọng của họ
Khoan dung cho “sự thừa thãi” về cảm
xúc, không nên hăm dọa, làm giảm bớt
tầm quan trọng của họ
c. Hòa hợp trường phái Đặc thù và Phổ biến
• Nhận ra những khác biệt:
Trường phái Đặc thù Trường phái Phổ biến
1 Trực tiếp, có động cơ trong quan hệ Gián tiếp, loanh quanh, có vẻ “không
mục đích” trong quan hệ
2 Chính xác, thẳng thắn, dứt khoát và
minh bạch
Hay lẩn tránh, lịch thiệp, mơ hồ, thậm
chí là không rõ ràng
3 Các nguyên tắc đạo đức nhất quán,
đứng độc lập với người được nói đến
Nguyên tắc đạo đức phụ thuộc vào hoàn
cảnh và đối tượng tiếp xúc
• Lời khuyên khi làm việc kinh doanh với:
Những người theo Trường phái Đặc thù
(cho những người theo Trường phái
Phổ biến)
Những người theo Trường phái Phổ
biến (cho những người theo Trường
phái Đặc thù)
1 Nghiên cứu các mục tiêu, nguyên tắc
và mục đích của đối tượng mang đính
đặc thù cần đàm phán
Nghiên cứu lịch sử, hoàn cảnh và triển
vọng tương lai của đối tượng mang tính
phổ biến cần đàm phán
2 Nhanh chóng, có mục tiêu rõ ràng và
hiệu quả cao
Kiên nhẫn và cần nhớ rằng có nhiều
con đường dẫn tới thành Rome
3 Sắp xếp cuộc họp theo lịch trình, có giờ
nghỉ và giờ làm việc riêng
Để cho buổi họp tự trôi đi, thỉnh thoảng
mới can thiệp vào
4 Không sử dụng các kỹ năng nhắc đến
tuổi hay chức danh không liên quan
đến vấn đề đang thảo luận
Tôn trọng danh vị, tuổi tác, các mối liên
kết, cho dù vấn đề đang thảo luận là gì
75
• Khi quản lý và khi bị quản lý
Những người theo Trường phái Đặc thù Những người theo Trường phái Phổ biến
1 Quản lý là sự hiện thực hóa các mục
tiêu và tiêu chuẩn với những tưởng
thưởng kèm theo
Quản lý là quá trình cải tiến không
ngừng nghỉ, trong đó ưu tiên nâng cao
chất lượng
2 Công việc cá nhân và doanh nghiệp
được tách biệt với nhau
Các vấn đề cá nhân và của doanh
nghiệp có liên hệ với nhau
3 Xung đột lợi ích không được tán thành Xem xét toàn bộ hoàn cảnh của nhân
viên trước khi đưa ra phán xét
4 Các chỉ dẫn rõ ràng, chính xác và chi
tiết được xem là đảm bảo cho sự phục
tùng tốt hơn, hay cho phép nhân viên
bất đồng quan điểm trong những giới
hạn nhất định
Các chỉ dẫn mơ hồ và không rõ ràng
được hiểu là phản ứng tinh tế qua đó
nhân viên có thể phán xét cá nhân
5 Bắt đầu bản báo cáo với tổng kết của
lãnh đạo
Kết thúc bản báo cáo với một cái nhìn
tổng quan mang tính kết luận
d. Hòa hợp Trường phái Quy gán và Thành tích
• Nhận ra những khác biệt:
Trường phái Thành tích Trường phái Quy gán
1 Sử dụng chức danh chỉ trong những
hoàn cảnh giúp giải quyết được vấn đề
Sử dụng rộng rãi các chức danh, đặc
biệt khi những chức danh này xác định
được địa vị trong tổ chức
2 Tôn trọng cấp trên dựa trên hiệu quả
công việc và kiến thức của anh ta
Tôn trọng cấp trên được coi là cách đo
lường sự tận tâm với nhiệm vụ của tổ chức
3 Hầu hết các giám đốc cấp cao có sự
khác biệt trong đọ tuổi, giới tính và thể
hiện được tài năng trong các công việc
cụ thể
Hầu hết các giám đốc cấp cao là nam
giới, trung niên trở lên và được chọn
lựa dựa trên lai lịch xuất thân
• Lời khuyên khi làm việc kinh doanh với:
Những người theo trường phái Thành
tích (cho những người theo trường phái
Quy gán)
Những người theo trường phái Quy gán
(cho những người theo trường phái
Thành tích)
76
1 Đảm bảo nhóm đàm phán có đủ số liệu,
cố vấn chuyên môn và những người có
kiến thức để thuyết phục công ty đối tác
rằng dự án mà hai bên theo đuổi sẽ
thành công
Đảm bảo nhóm đàm phán có đủ những
người có thâm niên, nắm giữ những vị
trí cao để gây ấn tượng với công ty đối
tác về sự coi trọng cuộc đàm phán
2 Tôn trọng tri thức và thông tin của các
đồng nghiệp, ngay cả khi cho rằng họ
có ít ảnh hưởng
Tôn trọng địa vị và ảnh hưởng của các
đồng nghiệp, ngay cả khi cho rằng họ
thiếu năng lực, không làm họ cảm thấy
xấu hổ
3 Sử dụng chức danh phản ánh đúng
năng lực
Sử dụng chức danh phản ánh mức độ
ảnh hưởng trong tổ chức
4 Đừng đánh giá thấp kỳ vọng của các
đồng nghiệp làm việc tốt hơn sự trông đợi
Không đánh giá thấp kỳ vọng của đồng
nghiệp khiến những quy gán trở thành
sự thật
• Khi quản lý và khi bị quản lý
Những người theo trường phái Thành tích Những người theo trường phái Quy gán
1 Tôn trọng giám đốc trên cơ sở tri thức
và năng lực làm việc
Tôn trọng giám đốc trên cơ sở thâm
niên và kinh nghiệm làm việc
2 Quản lý theo mục tiêu, trả lương theo
thành tích là những công cụ hữu ích
Quản lý theo mục tiêu và trả lương theo
thành tích thường kém hiệu quả hơn
những sự tưởng thưởng trực tiếp từ
giám đốc
3 Các quyết định bị thách thức bởi lý do
chuyên môn và chức năng
Các quyết định bị thách thức bởi những
người có thẩm quyền cao hơn
3.2. NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ VĂN HÓA KINH DOANH TOÀN CẦU
3.2.1. Văn hóa giao tiếp và kinh doanh Châu Á
Trong thế giới kinh doanh có nhịp độ tiến triển nhanh như ngày nay, thì
lịch làm việc một ngày của bạn có thể bao gồm hội nghị điện thoại ba bên với
Đài Loan và Tôkyô, trao đổi thư điện tử với Băng Cốc và Bắc Kinh hay quan
hệ thư từ với Philipin và Nhật Bản. Khi đặt quan hệ làm ăn với các đối tác ở
vùng Viễn Đông, bạn sẽ cần phải tránh những sai lầm về mặt quan hệ xã hội
77
và những lỗi làm mất thể diện khác thường xảy ra trong quá trình giao thoa
văn hoá.
Cùng với ý thức nhận biết các nghi thức xã giao thông thường vốn có,
chúng ta nên để tâm tới những bí quyết về sự khác biệt văn hóa sau để có thể
tránh những sai lầm đáng tiếc gây ảnh hưởng tới công việc kinh doanh tại một
số quốc gia châu Á.
a. Tạo ấn tượng tốt
Dùng tên riêng của người khác cho đúng
Đừng bao giờ cho rằng có thể dễ dàng sử dụng tên thánh của người khác
trừ khi được người đó cho phép. Phải luôn gắn từ “Mister” trong mọi tình
huống, mọi ngữ cảnh. Ở Nhật Bản, thông thường người ta bỏ từ “Mister” và gắn
đuôi “-san” vào họ của khách hàng để thể hiện sự tôn kính. Tuy nhiên, không
nên sử dụng cách trên với một trong những đồng nghiệp của bạn hay một thành
viên trong gia đình, bởi như vậy là đề cao họ một cách không thích đáng.
Giới thiệu bản thân
Hãy dùng hai tay để đưa tấm danh thiếp cho khách hàng người châu Á
cũng như khi nhận danh thiếp. Hãy dành chút thời gian để xem tấm danh
thiếp, bày tỏ lòng tôn kính và đặt nó trên bàn trước mặt bạn hoặc trong quyền
lưu danh thiếp. Đừng nhét nó vào túi quần sau và đừng bao giờ viết tay lên
tấm danh thiếp đó. Thực hiện một trong hai động tác trên có thể bị coi là hành
động coi thường khách hàng. Nếu như phải giao dịch thường xuyên tại một
quốc gia khác, hãy lưu tâm tới việc in danh thiếp bằng hai thứ tiếng bản địa và
tiếng Anh.
Đúng giờ
Luôn phải đúng giờ trong các cuộc hẹn gặp và các cuộc họp, đây là dấu
hiệu của sự tôn trọng người khác. Vì nhịp độ kinh doanh khác biệt ở châu Á,
phải luôn lập kế hoạch tiêu tốn nhiều thời gian cho các cuộc họp. Ở Ấn Độ và
đặc biệt là ở Philipin, hãy cố gắng đừng để việc họp hành gặp gỡ ngốn hết thời
78
gian làm việc. Khi mong chờ các cuộc họp hành gặp gỡ kiểu đó bị trì hoãn, hãy
cố gắng làm sao để không phải là người đưa ra lý do để trì hoãn.
Bắt tay và cúi đầu chào
Bắt tay khi gặp gỡ là phong tục của người phương Tây và khi làm việc
ở châu Á nghi thức này cũng không có gì khác biệt. Nếu có ai đó đưa tay ra thì
hãy chìa tay đón nhận ngay lập tức – không nên bắt tay quá chặt, quá lâu và lắc
mạnh như một động tác tập thể dục. Nên nhớ rằng, phụ nữ Hồi giáo sẽ không bắt
tay nam giới. Ở Nhật Bản, hãy cúi đầu một cách kính cẩn khi bắt tay, tuy nhiên,
cũng đừng cố gắng cúi chào trừ khi đã được học cách cúi chào của người Nhật,
bởi khi bắt trước không đúng tư thế cúi chào thì động tác sẽ trông rất lố bịch.
Người Philipin rất hoà đồng và cởi mở khi bắt tay.
Cử chỉ, điệu bộ
Trong khi nói chuyện với người khác đừng bao giờ đút tay vào túi. Dấu
hiệu “Okay” ở Mỹ có nghĩa là “tiền” ở Nhật Bản. Đừng bao giờ chỉ tay ở
Campuchia. Không nên đưa vật gì cho người khác bằng tay trái bởi ở một số
quốc gia châu Á cho đó là hành động xem thường người khác. Đừng bao giờ
chạm vào đầu người Thái Lan, Campuchia, thậm chí làm rối tóc một đứa trẻ.
Đây là một hành động được coi là bất kính.
Trao đổi thư từ
Loại bỏ những biệt ngữ (từ ngữ kỹ thuật hoặc chuyên môn do một
nhóm người nào đó dùng và khó hiểu đối với người khác) và những câu từ
không theo qui định, qui ước chung. Hãy đọc lại nội dung các bức thư và lời
nhắn trước khi gửi, đảm bảo ngôn từ bạn dùng là dễ hiểu và thoáng nghĩa. Ở
châu Á, phong cách thư từ hoàn toàn khác – nội dung thư thường dài hơn. Sau
mỗi một cuộc họp thường có một bức thư cảm ơn tới người tham dự và xác
nhận những gì đã thảo luận và quyết định trong cuộc họp đó.
Cung cách ăn mặc
Hãy mặc veston hoặc complê thật chỉnh tề khi tới tham dự bất kỳ cuộc
họp hay hội thảo nào. Cần chú ý tới thời tiết vì ở Ấn Độ và Philipin rất nóng.
79
Bởi thế, hãy chọn và chuẩn bị những bộ veston hay complê có chất liệu vải
mỏng và nhẹ. Khi đến công sở không nên mặc quần jeans. Hãy nhận biết và
tôn trọng những thông lệ của địa phương, quốc gia sở tại.
Ở một số nước châu Á, sẽ là một cử chỉ được hoan nghênh nếu cởi giầy
trước khi vào một toà nhà, phòng hay nhà hàng cụ thể nào đó. Hãy mua
những đôi tất mới trước chuyến đi như vậy và luôn mang theo một đôi để dự
trữ. Không nên dù chỉ là vô tình hay cố ý đi tất thủng hoặc bị rách bởi trong
tình huống bị cởi giày bất ngờ như vậy bạn sẽ cảm thấy rất bất tiện.
b. Tập quán giao tiếp kinh doanh
Khi đi theo cùng cấp trên
Khi đến một quán bar – karaoke ở Nhật Bản, Đài Loan hay Trung Quốc
và được mọi người yêu cầu hát, nghi thức ngoại giao đúng nguyên tắc lúc đó
là phải thể hiện hết mình, cho dù không thể cất giọng được. Hãy lưu ý đối với
những phần thưởng và sự ưu đãi đặc biệt. Nếu được mời ăn đầu cá trong một
bữa ăn, đó được xem như một niềm vinh hạnh. Việc từ chối sẽ làm mất lòng
người tiếp đón và chiêu đãi. Hãy lịch thiệp, tiếp nhận phần thưởng và thưởng
thức qua.
Uống đúng lúc
Đừng bao giờ uống một ly rượu trong bữa ăn trưa trừ khi mọi người
làm điều đó trước. Người Hồi giáo không uống rượu và ở một số quốc gia
nhất định, đồ uống có cồn không có chỗ trong quãng thời gian của ngày làm
việc. Sau giờ tan sở thì lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Uống hết mình sau giờ làm việc có thể là lệ thường của việc giải toả
những ức chế của người Hàn Quốc và Hồng Kông. Tuy nhiên, không nên uống
quá đà bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và công việc. Trong bữa ăn
tối, biết tán thưởng nếu người chiêu đãi đề nghị bạn nâng cốc chúc mừng.
Thanh toán hóa đơn
Ở phần lớn các quốc gia, trong các cuộc thương thảo, dàn xếp công
việc làm ăn, bất kỳ ai muốn mời đối tác, khách đi ăn tối thì người đó được
80
xem là chủ nhân của bữa tiệc chiêu đãi, và tất nhiên người đó cũng tự nguyện
đứng ra thanh toán hoá đơn bữa tiệc đó. Nên ca tụng chủ nhân của bữa tiệc về
sự lựa chọn nhà hàng của người đó. Đừng bao giờ cho rằng vợ hay bạn gái
được tính đến trong lời mời ăn tối. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các mối
quan hệ làm ăn và khách hàng phải lúng túng hay bị ngăn trở bởi một sự xuất
hiện bất ngờ.
Khẩu vị ăn uống
Trừ khi là người khó ăn hoặc dị ứng với những món ăn khác lạ của bản
địa thì có thể từ chối. Còn không, khi chủ bữa tiệc mời nếm thử một món nào
đó thì không nên từ chối. Hãy chủ động đề nghị chủ bữa tiệc giới thiệu và mô
tả các món ăn. Đừng bao giờ để đôi đũa của rời khỏi bát ăn cơm. Phải biết
trước được một số thủ tục cầu kinh trước và sau bữa ăn, bởi thế đừng vội
động đũa ăn khi cảm thấy chưa có tín hiệu cho phép.
Giữ thể diện
Điều cực kỳ quan trọng là việc phải hiểu khái niệm làm mất và lấy lại
thể diện cho mình và người khác. Đừng bao giờ làm điều gì khiến cho người
châu Á cảm thấy bị mất mặt và xấu hổ. Khi hoàn toàn bắt buộc phải sửa chữa
ai đó, hãy làm điều đó một cách kín đáo, thận trọng và lịch sự. Hãy tự nhận
lỗi về mình: “Tôi xin lỗi, Tanaka-san, tôi xin có lời giải thích. Tôi đánh giá
cao câu trả lời của anh, tuy nhiên, tôi cần bổ sung thêm một số thông tin trong
lời đề nghị của tôi”.
Cách này đã cho phép người đó thay đổi câu trả lời của mình mà vẫn
giữ được phẩm cách. Đừng bao giờ tỏ vẻ lúng túng, thái độ và hành động của
mình liên đới tới khách hàng.
Tạo các mối quan hệ
Tại Ấn Độ, việc thiết lập các mối quan hệ là điều kiện tiên quyết trước
khi dẫn tới bất kỳ cuộc họp và gặp mặt nào. Ở một số vùng khác của châu Á,
đề nghị gặp mặt và họp ban đầu có thể phải cần tới một bức thư giải thích chi
81
tiết những vấn đề sẽ đưa ra để thảo luận. Đối với người Trung Quốc, guanxi
(quan hệ) vô cùng quan trọng. Ở tất cả các vùng của châu Á, hãy tạo dựng
mối quan hệ trước khi cố gắng dàn xếp ngồi vào bàn đàm phán một thương vụ
làm ăn.
Mở mang kiến thức hiểu biết
Trước tiên luôn phải chuẩn bị, trau dồi bản thân. Ai cũng có thể bất ngờ
được cử đi công tác ở châu Á, vì vậy trong thời gian chuẩn bị cho chuyến đi
nên mua một cuốn sách hướng dẫn để nghiên cứu về các phong tục, tập quán,
cung cách làm việc của nước sở tại. Về cơ bản, người châu Á thích giới thiệu
đất nước mình. Hãy tỏ vẻ quan tâm, đưa ra các câu hỏi và tiếp thu một nền
văn hoá mới.
Chọn mua những món quà phù hợp
Hãy tìm hiểu trước khi chọn mua một món quà nào được coi là thích
hợp. Hãy tránh ngay việc mua những mòn quà làm từ da lợn cho những người
theo đạo Hồi và tránh tặng những những bộ quà gồm bốn đồ vật cho người
Trung Quốc (theo quan niệm của người Trung Quốc con số 4 biểu thị sự chết
chóc). Ở Inđônêsia, việc tặng quà trong cuộc gặp gỡ đầu tiên là điều bất hợp
lý, trong khi đó phần lớn các công ty Nhật Bản đánh giá cao món quà mà tất
cả mọi người trong phòng đều có thể chia sẻ, ví như một hộp kẹo sôcôla
chẳng hạn.
Hãy xin lỗi khi người khác chờ đợi điều đó
Nếu làm mất lòng ai đó, đừng ngần ngại mà nói lên lời xin lỗi. Nếu
không, sự nghiệp của bạn có thể sẽ bị tổn hại. Nên nhớ rằng về phương diện
văn hoá không phải lúc nào tính hài hước cũng được mọi người hưởng ứng.
Hãy để những câu chuyện cười, những câu nói hài hước mang tính chất bông
đùa ở nhà, làm vậy sẽ không phải nói lời xin lỗi vì những chuyện không đâu.
Khả năng ngoại giao và ứng xử
Luôn quan tâm tới những cảm nhận của người khác, không nên không
chú ý tới tình cảnh của họ, đất nước và nền văn hoá. Đừng bao giờ cho rằng ai
82
đó không hiểu được điều gì và không bao giờ hiểu được những gì mình nói.
Tiếng Anh có thể là ngôn ngữ thứ hai nhưng bạn nên nhớ rằng họ không bị
điếc. Là một người trung thực không có nghĩa rằng không phải là người khéo
léo. Hãy nghĩ trước khi nói. Đừng bao giờ chỉ trích hay thảo luận về vấn đề ly
hôn, chết chóc hay chính trị.
Hãy luôn linh hoạt và nhớ rằng mình chỉ là một vị khách, phải cởi mở
đón nhận và học hỏi những kinh nghiệm mới. Giành lấy những ưu thế cạnh
tranh bằng việc trau dồi, tiếp thu sự khác biệt trong nền văn hoá ứng xử, giao
tiếp. Khi trang bị được cho mình những kiến thức giao tiếp nền tảng, chúng ta
sẽ giành được sự tôn kính của khách hàng, như vậy công việc kinh doanh sẽ
tiến triển tốt hơn.
3.2.2. Văn hóa giao tiếp và kinh doanh Châu Âu
Hàng ngày, các công ty nhận được rất nhiều thư chào hàng, trao đổi
kinh doanh từ Helsinki, Hamburg, London, Lisbon. Thêm vào đó, những
chuyến công du kí kết hợp đồng đang trở thành một hoạt động bình thường.
Khi làm ăn buôn bán với các thành viên thuộc Liên minh châu Âu, có nhiều
tập quán, phong tục cần phải để tâm. Từ Glasgow tới Warsaw và từ Oslo tới
Athens, có một sự đa dạng về đặc tính từng vùng và các phong tục khác nhau
khắp châu lục.
Những nghiên cứu về văn hoá cũng đóng một vai trò quan trọng trong
kinh doanh tại châu Âu. Sau đây là một vài lời khuyên để tránh những hiểu
lầm về văn hoá và giúp xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp.
a. Tạo ấn tượng tốt
Gặp gỡ trực tiếp
Nếu chưa từng được cho phép sử dụng tên (first name) của khách hàng,
đừng dùng nó với tư cách cá nhân. Người châu Âu rất hình thức, luôn luôn
giới thiệu từ người kém quan trọng nhất cho tới người quan trọng hơn: bạn có
thể nói “Ông Schmidt, liệu tôi có thể giới thiệu đồng nghiệp của tôi, John
Brown được không?” Ngoài trường hợp đặc biệt, hãy gửi tới họ lời chào
83
mừng trước khi đưa ra bất cứ câu hỏi nào. Công việc kinh doanh có thể bị ảnh
hưởng nghiêm trọng với sự vi phạm nghi lễ xã giao vô tình. Sự tuân thủ quy
tắc và tôn trọng người khác là rất quan trọng.
Đúng giờ
Sự chú ý dành cho thời gian có thể tác động tới hình ảnh của một doanh
nhân. Hãy lập kế hoạch cho buổi họp và cuộc hẹn tại các nước Bắc Âu, Đức
và Ôxtrâylia, đây là những nơi mà sự đúng giờ được quan tâm hàng đầu.
Tại Anh, hãy đến sớm hơn. Ở Italia, có thể phải đợi nhưng đừng nghĩ là
các nước khác cũng thế. Tại Tây Ban Nha, thời gian có phần linh hoạt hơn.
Bắt tay hay hôn?
Hãy đứng thẳng, nhìn thẳng vào mắt và bắt tay chắc, nhanh, tin tưởng
khi chào hỏi ai đó và vào cuối buổi gặp gỡ. Người Italia rất hay bắt tay. Khi
chào một người đã quen, nếu theo nghi thức của người Đức, họ có thể cúi đầu
nhẹ. Hãy gật đầu nhưng đừng cố gắng bắt chước họ.
Tại Áo, có thể hôn nhẹ tay của phụ nữ. Cố gắng bắt chước cách của họ
có thể khiến bạn bị biến thành trò cười. Hãy chuẩn bị đón nhận cho hai cái
hôn má, thậm chí từ một người đàn ông khác nhưng hãy đợi chủ nhà châu Âu
bắt đầu trước sau khi mối quan hệ công việc đã được thiết lập chắc chắn.
Quan sát ngôn ngữ hình thể
Trong khi người Đan Mạch thích có nhiều không gian hơn trong lúc nói
chuyện thì người Tây Ban Nha lại thích đứng gần nhau hơn. Đừng lùi lại để
tăng khoảng cách nếu không muốn họ mất lòng. Đừng đút tay vào túi khi ở
Pháp, Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển.
Kiềm chế điệu bộ cử chỉ
Búng ngón tay tại Bỉ được coi là hành động tục tĩu. Khi ở trên một đất
nước khác, luôn luôn ý thức hạn chế thái độ bồn chồn và đừng bao giờ nghĩ rằng
các cử chỉ nước mình cũng có cùng một ý nghĩa khi ở nước ngoài. Trong khi giới
thiệu, trình bày, nếu người Pháp gửi đến dấu hiệu OK, điều đó có nghĩa là “vô
ích”. Cử chỉ đồng ý là ngón tay cái chỉ lên trên.
84
b. Những hoạt động ngoài lề
Uống vừa đủ
Thích thú với loại bia địa phương, nhưng phải cố gắng giữ được sự tỉnh
táo cho mình. Bia của Bỉ mạnh hơn bia vùng Bắc Mỹ, và một số mối quan hệ
làm ăn có thể đã bị phá vỡ bởi uống quá nhiều và nói quá to.
Nên đề phòng loại rượu ouzo (rượu có mùi hồi) của Hy Lạp. Tại Anh,
công việc luôn được thảo luận sau khi hai bên uống được hơn 1 lít bia ở câu lạc
bộ. Rượu được coi là đồ uống không thể thiếu trong bữa trưa và bữa tối tại Pháp
và Italia, nó có thể được phục vụ mà không cần bạn yêu cầu. Đừng từ chối mà
dễ gây phiền lòng, thỉnh thoảng hãy nhấm nháp một chút cũng không sao.
Nâng cốc chúc mừng
Chủ nhà người châu Âu sẽ luôn là người nâng cốc đầu tiên. Hãy nâng
cốc của mình và đáp trả bằng lời "skal" ở Copenhagen, "prost" ở Dusseldorf
hay Vienna, "santé" ở Paris hay Geneva, và "salute" ở Venice. Nhìn thẳng vào
mắt họ trước khi nhấp môi. Ở Thuỵ Sỹ, nên chạm cốc với mọi người sau khi
nâng cốc. Đáp trả bằng cách nâng cốc cám ơn vào cuối bữa tiệc.
Thanh toán hoá đơn
Tại Đan Mạch, ta có thể được mời tới dự cơm tối ở nhà một ai đó. Nếu
như vậy, hãy mang theo hoa hoặc sôcôla địa phương như một cách để cảm ơn.
Những nước châu Âu còn lại, bữa tối với các đối tác kinh doanh thường được
mời tại nhà hàng, nơi chủ nhân có thể thanh toán hoá đơn. Việc giành nhau trả
tiền được coi như hành động không đẹp, đặc biệt tại Đức.
Tuy nhiên thường thì người phục vụ Đức có thể hỏi để biết đó có phải
là một hoá đơn hay không, sau đó đối tác có thể sẽ trả lời rằng đó là hai hoá
đơn riêng biệt. Vì vậy hãy chuẩn bị tiền để trả nếu không được mời như một
vị khách.
Câu thành ngữ "Going Dutch?" có nghĩa là gì? Đó là từ ngữ cổ của Anh
được dùng để nhạo báng người Hà Lan. Chia tiền hoá đơn, thực tế không
được dùng tại Hà Lan, vì vậy đừng có đùa cợt điều đó.
85
Vui vẻ khám phá món ăn
Tại châu Âu, món ăn ngon và uống trong một không khí vui vẻ được
coi như rất quan trọng. Hãy tỏ ra thích thú với đồ ăn địa phương. Hãy thưởng
thức món trai và khoai tây rán ở Brussels, món cốt-lết bê rán ở Vienna. Nên
nhắc đến bất cứ sự dị ứng món ăn nào hay chế độ ăn kiêng trước một bữa ăn,
đừng nói sau khi nó đã được dọn ra bàn. Nếu món ăn đã được chuẩn bị trước,
rất có thể hành động đó sẽ khiến cho chủ nhà và chính mình lúng túng.
Lưu ý đến cách xử sự
Đừng bao giờ để tay lên vạt áo nếu bạn ở Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ hay ở Áo.
Hãy để tay lên bàn nhưng khuỷu tay thấp xuống dưới. Tại các nhà hàng Đức
và Hà Lan, đừng ăn bằng tay. Dù thịt có còn dính với xương cũng đừng gặm
chúng. Tại Áo, dùng dĩa để cắt thức ăn, cắt cả thịt, bất cứ khi nào có thể.
Dùng dao là hàm ý lăng mạ vì người ta sẽ hiểu thành chê thức ăn bị dai.
c. Tỏ ra ân cần chu đáo
Tạo mối quan hệ
Tốt nhất là được giới thiệu bởi người thứ ba. Người Italia và người
Thuỵ Sỹ thích biết ai đã giới thiệu bạn và công ty bạn. Làm ăn ở châu Âu coi
trọng hình thức, thái độ kín đáo và có thứ bậc. Cần phải giành được sự tôn
trọng, chứng tỏ mình là người trung thực và tạo sự tin cậy. Một buổi trò
chuyện thông minh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết công
việc kinh doanh. Dù người châu Âu có thể phản ứng thân mật trong buổi gặp
và trong khi đưa ra lời phê phán, vẫn nên luôn duy trì tính chuyên nghiệp
trong giao tiếp.
Có ý thức văn hoá
Người châu Âu rất có học thức và rất lịch sự trong ăn mặc và thái độ cư
xử. Hãy thể hiện rằng mình cũng không thua kém họ về mặt này. Người Pháp
rất hay ngắt lời nhau. Điều đó không có nghĩa là ta cũng nên làm như thế. Hãy
cẩn thận với những lời nói đùa. Sự hài hước và công việc kinh doanh không
bao giờ đi cùng nhau ở Đức. Thái độ làm như biết mọi việc sẽ nhanh chóng
86
khiến cho những người khách và đồng nghiệp châu Âu chán ngán, và trầm
trọng hơn là có thể phá hỏng hình ảnh chuyên nghiệp.
Xin lỗi khi điều đó được mong chờ
Nếu không chủ tâm gây ra sự xúc phạm, hãy xin lỗi một cách chân
thành. Đừng bao giờ tỏ ra bảo thủ. Nếu bạn mắc lỗi và sẵn sàng chấp nhận lời
khiển trách, đối tác châu Âu sẽ tha thứ cho bạn dù bạn có mắc bất cứ lỗi gì.
Họ sẽ nhanh chóng giải quyết và sẽ tôn trọng nét văn hoá riêng của nhau.
Tế nhị và khéo léo trong ngoại giao
Đừng bao giờ trách mắng một người Anh trừ phi nó gây ra sự hiểu lầm
nghiêm trọng. Tránh hỏi những vấn đề liên quan đến cá nhân. Câu hỏi chuẩn
mực vùng Bắc Mỹ "What do you do?" lại được coi là thô bỉ tại Pháp, Italia và
Anh. Người châu Âu thích nói về chính trị và nhiều người còn nhiễm ý kiến
dựa vào niềm tin chính trị của bạn. Hãy luôn cập nhật các vấn đề chính trị và
chuẩn bị trả lời khi được hỏi nhưng cố gắng càng tỏ ra trung lập càng tốt. Chủ
đề an toàn cho những cuộc nói chuyện ngắn còn gồm nghệ thuật và kiến trúc.
Đưa ra những lời ca tụng là một sự lựa chọn khôn ngoan.
Tin vào bản năng của chính mình
Kinh doanh tại châu Âu có thể là một kinh nghiệm rất bổ ích. Hãy lịch
thiệp nhất có thể và chấp nhận sự khác biệt trong phong cách để tránh sự xích
mích và những sai lầm không đáng có khác. Nếu chưa chắc chắn điều gì, hãy
quan sát những người khác và tin vào sự lựa chọn của mình.
Với một chút chuẩn bị trước, thái độ cởi mở với những kinh nghiệm mới
và thiện ý cư xử tuân thủ đúng quy tắc, tôn trọng và sự lịch thiệp chuyên nghiệp,
ta sẽ có một phong thái đẹp trong mối quan hệ kinh doanh ở châu Âu.
3.2.3. Văn hóa giao tiếp và kinh doanh Hoa Kỳ
Hiểu về văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở Hoa Kỳ
sẽ có ích cho các doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở
đó. Phần này nhằm tóm tắt và hướng dẫn một số nét cơ bản về văn hóa kinh
87
doanh ở Hoa Kỳ với hy vọng phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam, nhất
là các doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở Hoa
Kỳ, giao tiếp và duy trì quan hệ kinh doanh có hiệu quả hơn với các bạn hàng
ở nước này.
Là một nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới và với khoảng 290
triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên toàn cầu, Hoa Kỳ là một
trong những xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ
được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như người
gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người nói tiếng Tây Ban Nha, và
người Châu á cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người
nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050
người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dưới 50%. Các cộng đồng đang sinh sống ở
Hoa Kỳ đều có những bản sắc riêng của họ, kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, tín
ngưỡng, và phong tục; do vậy, rất khó có thể khái quát chính xác được văn
hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở nước này.
a. Một số nét cơ bản
Cách viết họ tên
Tên người Mỹ được viết theo thứ tự tên riêng trước, sau đó đến tên đệm
và cuối cùng là họ. Họ lấy theo họ bố, không dùng họ mẹ. Ví dụ, Bill William
Clinton trong đó Bill là tên riêng, William là tên đệm, và Clinton là họ. Tên
đệm thường được viết tắt hoặc thậm chí không viết. Ví dụ, Bill William
Clinton thường được viết là Bill W. Clinton hoặc chỉ viết ngắn gọn là Bill
Clinton. Họ tên cũng có thể viết theo tứ tự họ trước rồi đến tên riêng, và cuối
cùng là tên đệm. Trong trường hợp này sau họ có dấu phẩy. Ví dụ: Clinton,
Bill William.
Phụ nữ Mỹ khi lấy chồng đổi họ theo họ chồng. Có một số người dùng
cả họ mình và họ chồng. Ví dụ, Hillary Rodham Clinton, trong đó Hillary là
tên riêng; Rodham là họ của Hillary; và Clinton là họ của chồng.
88
Cách xưng hô
Trừ một số trường hợp đặc biệt, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên
riêng. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc phổ biến mà các nhà kinh doanh nước
ngoài nên theo.
Đối với lần tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thư từ đầu tiên, nên gọi nhau
bằng Mr., Mrs., Miss, Ms. hoặc Dr. và tiếp theo là họ. Ví dụ, Mr. Clinton. Có
thể gọi tên riêng khi được mời hoặc sau khi đã có quan hệ thân mật. Không
gọi tên riêng (trừ phi được mời) đối với những người hơn nhiều tuổi, hoặc có
địa vị hoặc cấp bậc cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những người cần thể
hiện sự tôn trọng. Đối với trẻ em thì luôn luôn có thể gọi tên riêng. Đối với
quân nhân hoặc cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc (nếu biết) hoặc gọi chung là
“Officer” và tiếp theo là họ. Ví dụ, General Clark hoặc Officer Lugar. Đối với
người mới gặp lần đầu và không biết tên (ví dụ như nhân viên bán hàng, thư
ký, lái xe, nhân viên khách sạn...) có thể gọi “Sir”, “Mr.”, “Madam” hoặc
“Miss”.
Một số tính cách đặc trưng của người Mỹ
Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn
chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng
đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa
cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.
Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng
vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường
xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm
phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn
dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi
bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm
phán chính trị cũng như trong kinh doanh.
89
Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói
vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có
nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không
ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà
bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề ta quan
tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường
sẵn sàng chỉ cho người khác biết phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những
thông tin cần thiết, hoặc ai là người phụ trách vấn đề mà bạn quan tâm.
Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo
vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so
sánh với văn hóa Châu á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng
thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng
ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ – nếu ai đó
nói rằng “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như
vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.
Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi
ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi
có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra
vào thang máy, tầu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho
người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được
người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.
Chào hỏi
Cũng như ở các nơi khác, ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến.
Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc
sau đó. Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay chứ không phải
chỉ ngón tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để
thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không
chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm chí là hờ hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy
người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông
90
với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ
má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành
cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra,
người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.
Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị,
và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là nên tránh
những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân.
Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và
đứng không quá gần. Không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói
năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền hành
hoặc yếu đuối. Cũng có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và
ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này
thường mẫu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của người
Châu Á. Nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thô lỗ.
Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu qủa hơn là sự lịch thiệp.
Cử chỉ, điệu bộ
Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau
trong giao tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói
quen tự nhiên. Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý. Gật
đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể
hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn. Trong nhà hàng khi muốn gọi người
phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý
của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có
nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng
về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị
coi là tục tĩu và thách đố.
Thời gian là tiền bạc
Ở Hoa Kỳ, thời gian là tiền bạc. Thời gian cũng được coi là một loại
hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian
91
cũng như tiết kiệm tiền bạc. Những người cung cấp dịch vụ như luật sư, kế
toán, tư vấn, các nhà tâm lý học, thợ sửa chữa cơ khí... thường tính phí hoặc
tiền công dựa trên số giờ làm việc cho khách hàng, đôi khi kể cả thời gian tiếp
và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng. Do vậy, các nhà kinh
doanh, khi cần sử dụng luật sư, cần phải chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và nội
dung cần tư vấn, và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng
luật sư, tức là tiết kiệm chi phí cho chính mình.
Tương tự như vây, các nhà kinh doanh Mỹ không có nhiều thời gian để
nói chuyện rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc chờ đợi sự trả lời chậm
trễ. Các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải thu hút được sự chú
ý của người đọc, và phải ngắn gọn và rõ ràng, trả lời thẳng vào các vấn đề
hoặc cung cấp đúng những thông tin mà đối tác yêu cầu. Sự chậm trễ trả lời
các thư hỏi hàng của đối tác Mỹ chắc chắn sẽ làm mất cơ hội kinh doanh.
b. Giao tiếp kinh doanh
Gặp gỡ làm việc
Người Mỹ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn, và
thậm chí cả thân thế sự nghiệp của khách. Rất nhiều trường hợp, nhất là đối
với các cuộc gặp với các quan chức chính phủ hoặc lãnh đạo doanh nghiệp
cấp cao, bên chủ thường yêu cầu gửi trước tiểu sử tóm tắt của trưởng đoàn.
Họ thường định trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ (các cuộc tiếp xã giao
thường kéo dài 30 – 45 phút và hiếm khi quá 1 tiếng) và không ngại ngùng
chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó, hoặc
thấy cuộc gặp không mang lại lợi ích gì. Không thiếu những cuộc gặp kết
thúc trong khi phía khách chưa kịp đề cập hết các vấn đề muốn nói.
Người Mỹ thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan
tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian. ở các thành phố
lớn thường xảy ra tắc nghẽn giao thông thì có thể cho phép sớm muộn đôi
chút song không nhiều. Nếu không may bị muộn 10 –15 phút thì nên gọi điện
92
thoại báo trước và xin lỗi, và, nếu có thể, cho biết lý do. Nhiều thành phố ở
Hoa Kỳ rất rộng; đi từ địa điểm này đến địa điểm khác có khi mất hàng giờ.
Do vậy, khi sắp xếp các cuộc gặp cần phải tính trước thời gian đi lại và trừ
hao thời gian tắc nghẽn giao thông. Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ
bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không
có việc gì tốt hơn để làm. Nói chung, nên đến vào đúng thời gian ghi trên giấy
mời hoặc đã hẹn.
Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người
Mỹ thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn
hóa vừa gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch
sự, trong khi đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói
đến chuyện cá nhân và các chuyện khác. Vì vậy, thường thì khách, nhất là
những người chào hàng phải chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau
những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn. Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc
làm việc được tiến hành thông qua phiên dịch vì thực chất thời gian làm việc
chỉ còn tối đa một nửa. Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ
có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình. Thói quen này có
thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu Á. Do vậy, các nhà
kinh doanh nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ cắt lời để hỏi
hoặc nêu ý kiến của họ.
Khi thấy không còn nội dung cần thảo luận và bên chủ không muốn nói
sang vấn đề khác thì khách cũng nên chủ động kết thúc cuộc gặp. Nếu cuộc
gặp đã đủ dài và bạn thấy có người vào phòng thì thầm với người tiếp chính
bên chủ hoặc đưa cho người đó một mảnh giấy thì bạn cũng nên hiểu đó là tín
hiệu bên chủ muốn kết thúc cuộc gặp. Trước khi kết thúc cuộc gặp nên chủ
động tóm tắt những việc đã bàn hoặc thỏa thuận và nói rõ những việc mà hai
bên dự định sẽ triển khai. Sau mỗi cuộc gặp gỡ quan trọng, phía khách nên
gửi thư cám ơn và tranh thủ nhắc lại những vấn đề mà hai bên đã bàn hoặc
thoả thuận.
93
Kiểm tra an ninh tại nơi làm việc
Sau sự kiện khủng bố 11/9, việc kiểm tra an ninh được thực hiện rất
nghiêm ngặt không những tại các sân bay mà còn tại các nơi làm việc quan
trọng và đông người. Khách đến làm việc nhất là tại các cơ quan của chính
phủ và các tòa nhà lớn ở những thành phố lớn, nên mang theo giấy tờ tùy thân
có dán ảnh để xuất trình tại thường trực, và không nên mang theo hành lý
cồng kềnh. ở một số công sở, do người ra vào đông, cho nên việc đăng ký để
lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh đôi khi khá mất thời gian. Để không bị
muộn hoặc bị rút ngắn thời gian cuộc gặp, khách đến làm việc (nhất là các
đoàn đông người) ở những công sở này thường phải đến sớm để “trừ hao”
thời gian đăng ký lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh.
Trang phục
Ngoài xã hội, nhìn chung, người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ
và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Trên đường phố,
đôi khi rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp dựa
vào quần áo bề ngoài. Nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị có thể mặc đẹp
và đắt tiền hơn một nữ luật sư giỏi có mức lương cao hơn gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc
tiếp khách các doanh nhân Mỹ cũng mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước
khác. Khách đến thăm và làm việc thường mặc com lê thẫm mầu và cravát.
Mùa hè, mùa xuân, hoặc những dịp không trang trọng lắm có thể mặc complê
sáng mầu. Doanh nhân nữ cũng thường mặc complê với màu sắc đa dạng hơn
so với nam giới. Mặc gọn gàng và chỉnh tề quan trọng hơn là kiểu cách. Một
số thương nhân dùng chất lượng giầy và đồng hồ đeo tay để thể hiện mình.
Thứ Sáu hàng tuần thường là ngày người Mỹ ăn mặc ít nghi lễ nhất tại các
công sở. Mặc dù nhìn chung người Mỹ không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng nếu
một doanh nhân đến giao dịch mặc một bộ com lê quá cũ và hoặc nhàu nhĩ
chắc chắn sẽ tạo ấn tượng ban đầu không hay đối với đối tác.
94
Nghi lễ xã giao
Người Mỹ quan tâm nhiều đến nội dung và hiệu quả công việc hơn là
nghi lễ xã giao. Họ quan tâm nhiều đến năng lực chuyên môn và khả năng
quyết định vấn đề hơn là chức vụ hay tuổi tác của đối tác. Họ có thể cử một
chuyên viên kỹ thuật trẻ đến gặp một lãnh đạo cấp cao của bên đối tác không
phải vì coi thường đối tác mà bởi vì chuyên viên kỹ thuật trẻ đó là người nắm
vững nhất về vấn đề cần trao đổi. Mặt khác, người Mỹ có thể bực mình nếu
bên đối tác được đại diện bởi một cấp thấp hơn, nhưng không phải vì lý do họ
bị coi thường mà vì lý do đại diện bên đối tác không đủ thẩm quyền quyết
định vấn đề mà hai bên đang quan tâm.
Do chi phí lao động đắt, các công ty và công sở ở Hoa Kỳ hầu như
không có người tiếp tân riêng như thường thấy ở các công sở và doanh nghiệp
Việt Nam. Khách (kể cả quan chức cao cấp) đến làm việc có thể được mời
uống hoặc không. Nếu có, cà phê, trà, nước lọc và nước giải khát thường
được để sẵn ở một bàn nhỏ trong phòng tiếp khách để khách tự phục vụ. Để
tiết kiệm thời gian, ở Hoa Kỳ còn tổ chức kiểu vừa ăn sáng hoặc trưa vừa thảo
luận công việc tại nhà hàng hoặc ngay tại công sở của họ.
Đối xử bình đẳng với phụ nữ
Khoảng trên 60% phụ nữ Mỹ đi làm. Số phụ nữ Mỹ đảm nhiệm những
chức vụ quan trọng trong kinh doanh mặc dù vẫn còn ít, song đang tăng lên.
Ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Tuy nhiên, phụ
nữ có cương vị cao trong các cơ quan hoặc công ty nhiều hơn, và họ có quyền
lực hơn so với ở các nơi khác trên thế giới. Phụ nữ Mỹ không muốn mình bị
coi là đặc biệt hoặc không quan trọng. Nếu gặp những đối tác kinh doanh là
nữ, bạn hãy đối xử với họ như đối xử với các đối tác nam giới và không nên
phật ý vì cho rằng bên chủ đã đưa phụ nữ ra tiếp bạn. Nếu họ chủ động mời
bạn đi ăn, hãy cứ để họ trả tiền như những người đàn ông khác. Trong kinh
doanh, phụ nữ Mỹ cũng quyết đoán không kém gì nam giới.
95
Đối xử bình đẳng với những người khác chủng tộc
Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc. Người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ
sinh sống và kinh doanh ngày càng nhiều. Trong thực tế cuộc sống ở Hoa Kỳ
vẫn chưa hết sự phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, luật pháp Hoa Kỳ cấm mọi
hành động phân biệt chủng tộc. Người nước ngoài đến Hoa Kỳ kinh doanh
cần hết sức tránh các hành động, hoặc ngôn ngữ thể hiện sự phân biệt chủng
tộc. Ví dụ thay cho từ “black American” (người Mỹ đen) người ta dùng một
từ khác lịch sự và ít phân biệt chủng tộc hơn là “African American” (người
Mỹ gốc Phi).
Mời cơm làm việc
Khách nước ngoài đến làm việc có thể được bên chủ mời ăn sáng, trưa,
hoặc tối, và vừa ăn vừa làm việc. Tuy nhiên, bên chủ cũng có thể mời khách ăn
sau khi kết thúc công việc thành công. Nguời Mỹ có thể thảo luận công việc
trước khi ăn. Họ hầu như không uống đồ uống có cồn khi ăn sáng hoặc ăn trưa
vì vẫn còn trong giờ làm việc. Ở Mỹ, hầu như không có cảnh ép hoặc thi nhau
uống rượu trong bữa ăn. Khi được mời, có thể từ chối và nói thẳng lý do nếu
không muốn uống. Không uống rượu là chuyện bình thường ở Hoa Kỳ.
Nếu bên chủ không sắp xếp chỗ ngồi trước thì khách có thể chờ họ mời
ngồi, hoặc có thể tự chọn chỗ ngồi nếu bên chủ để khách tự chọn. Ở những
bữa tiệc ngồi lớn đông người, thường có bố trí trước chỗ ngồi cho một số
người hoặc cho tất cả. Mục đích chủ yếu của việc bố trí trước này là để đảm
bảo nghi lễ ngoại giao và/hoặc tiện cho trao đổi công việc. Nếu trên giấy mời
có ghi “RSVP” thì bạn cần phải xác nhận có dự hay không càng sớm càng tốt.
Danh thiếp
Danh thiếp không quan trọng đối với người Mỹ. Người Mỹ trao danh
thiếp cho nhau không trịnh trọng như người Châu á. Người Mỹ thường chỉ
nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước khi cất đi hoặc bỏ
vào túi. Thói quen này không có nghĩa là Người Mỹ không tôn trọng đối tác,
96
bởi vì họ quan niệm tập trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng
và thể hiện tôn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp. Tuy nhiên, danh thiếp của
đối tác vẫn được các nhà kinh doanh Mỹ lưu giữ để có địa chỉ liên hệ khi cần
thiết, đặc biệt là đối với những người mà sau cuộc nói chuyện họ thấy cần
phải giữ quan hệ.
Vị trí ngồi khi tiếp khách
Sắp xếp chỗ ngồi giữa khách và chủ như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào
tiện nghi trong phòng. Khách đến đàm phán hoặc thảo luận công việc thường
được mời ngồi theo hình thức đàm phán – khách ngồi đối diện với chủ, trong đó
trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất của các bên ngồi ở vị trí chính giữa
bên mình. Bàn tiếp khách có thể là hình chữ nhật, bầu dục, hoặc tròn.
97
Kết luận
Những diễn biến mới trong tình hình chính trị, kinh tế, công nghệ, xã
hội thế giới tại nơi làm việc đã biểu thị tầm quan trọng và sự cần thiết của một
cái nhìn xa hơn về văn hóa.
Trên thực tế, sự toàn cầu hóa trong kinh doanh đã và đang diễn một
cách mạnh mẽ. Các công ty trở thành quốc tế, đa quốc gia, rồi các hãng toàn cầu,
họ mua bán hoặc sáp nhập với những công ty được thành lập tại những thị
trường ở nơi khác, tạo thành những liên minh, mạng lưới chiến lược. Vì lẽ đó, sự
phụ thuộc lẫn nhau đã tăng lên một cách đáng kể trên phạm vi toàn cầu.
Các liên doanh, liên minh chiến lược, việc mua lại và sáp nhập đã trao
cho các công ty ở bất kỳ quy mô nào, cơ hội có được sức cạnh tranh và thời
cơ để tham gia vào các dự án dồi dào tài nguyên và dài hạn. Tuy nhiên, nguồn
nhân lực tổng lực lại rất đa dạng về sở thích, lai lịch xuất thân, giáo dục đào
tạo và quốc tịch, ngay cả trong cùng một hãng với cùng vị trí địa lý. Ngày
nay, trường hợp một công ty được sáp nhập giữa hai nước, với hàng trăm
nhân viên mang hộ chiếu hàng chục quốc gia khác nhau, trong đó có người
còn là công dân đa quốc tịch đã không còn quá xa lạ. Kinh doanh không còn
đơn giản chỉ là hoạt động giữa những người có cùng quốc tịch, màu da, sắc
tộc… Nhiều người mô tả môi trường hiện nay kể rằng “con người đến từ
nhiều quốc tịch lãnh đạo những nhóm đa văn hóa, làm việc tại các dự án đa
quốc gia, hàng tháng đều di chuyển khắp nơi trên thế giới. Họ có thể đi từ
Paris, đến Thượng Hải, qua Buenos Aires để làm việc với những đồng nghiệp
đến từ các nước khác nhau.”
Ngoài ra, sự di chuyển quốc tế về sức lao động đã đóng góp vào sự ra
đời và lớn mạnh của lực lượng lao động ngày càng đa dạng trên khắp hành
tinh. Từ Bắc Mỹ cho tới Châu Âu, Singapore, Hong Kong, các nhà quản lý
đang phải đối mặt với những đại diện từ nhiều nền văn hóa khác nhau trong
98
nguồn nhân lực của họ. Điều này lại đồng hành với sự chú ý đổ dồn về những
khác biệt sắc tộc, giới tính, tuổi tác trong giới nhân viên. Nó tạo ra một thách
thức lớn trong cả bối cảnh trong nước lẫn quốc tế, và một điều ngày càng được
thừa nhận rộng rãi là “kỹ năng và những tố chất cốt lõi (trong đó có quản trị đa
văn hóa) mà từ trước đến nay vẫn được đòi hỏi ở các nhà quản lý quốc tế, thì nay
cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà quản lý quốc nội”.
Các doanh nhân Việt Nam trong thời đại mới, bên cạnh kỹ năng chuyên
môn cần không ngừng trau dồi kiến thức về văn hóa để trở thành những công
dân, những nhà lãnh đạo toàn cầu, chinh phục “những làn sóng văn hóa”, phát
huy sức mạnh nội lực cũng như tranh thủ được lợi thế bên ngoài.
Trong phạm vi nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tác giả kính mong nhận
được sự đóng góp quý báu của người đọc để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn,
mang lại những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của các doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa và quản lý nguồn nhân lực.
99
Danh mục tài liệu tham khảo
A – Tiếng Việt
1. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế
và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, Đại học Ngoại Thương
2. Mijnd Huijser (2008), Lợi thế văn hóa – Một mô hình để thành công khi
làm việc với các nhóm toàn cầu, Nhà xuất bản Trẻ
3. Fons Trompenaars, Charles Hampden-Turner (2006), Chinh phục các làn
sóng văn hóa, Nhà xuất bản Tri Thức
B – Tiếng Anh
1. Jeanne Brett, Kristin Behfar, Mary C. Kern (2006), Managing
Multicultural Teams, Havard Business Review
2. Carlos Conejo (2001), 4 Steps To Multicultural Management, Credit
Union Management
3. John D. Daniels, Lee H. Radebaugh, Daniel P. Sullivan (2007),
International Business, Pearson Prentice Hall
4. Thomas R. Maloney (2001), Successful Multicultural Management
5. Randall S. Schuler, Susan E. Jackson, Yadong Luo (2004), Managing
Human Resources In Cross-Border Alliances
6. Fons Trompenaars, Charles Hampden-Turner (1998), Riding The Waves
Of Culture
C – Các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4346_6837.pdf