Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội huyện Chư Pưh 2011 - 2020

1. Kết luận Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh thời kỳ 2011 - 2020 là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong quy trình kế hoạch hóa; là cơ sở để bố trí các công trình trọng điểm, đẩy mạnh công tác đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án ưu tiên. Mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh đến 2020 là: Nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Quy mô nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng, an ninh trật tự được củng cố và giữ vững. Các trọng tâm có tính đột phá thời kỳ 2011 - 2020 của huyện là: - Cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích, thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế của huyện như: Công nghiệp chế biến nông sản, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng; du lịch sinh thái, văn hóa; sản xuất lương thưc - thực phẩm. - Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông nông thôn, để kết nối các xã nông thôn với các trọng điểm kinh tế của huyện, tỉnh và vùng. - Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. 2. Kiến nghị Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh đến năm 2020; Đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và vùng; Tạo cơ sở pháp lý cho UBND huyện tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và dự án ưu tiên theo tiến độ đề ra. Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch được duyệt đề nghị tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ huyện một số lĩnh vực chủ yếu sau: - Xây dựng nhanh các cơ sở hạ tầng do tỉnh quản lý trên địa bàn huyện như: Xây dựng các tuyến đường tỉnh trên địa bàn huyện . Tạo môi trường thuận lợi, xử lý các trở ngại về đầu tư phát triển, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án có lợi thế cạnh tranh của huyện.

doc93 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội huyện Chư Pưh 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời 1.158 3.250 4.800 22,92 8,11 15,28 % So với tổng số % 3,42 8,55 11,50 - Dịch vụ Người 1.474 4.130 6.830 22,88 10,58 16,57 % So với tổng số % 4,35 10,86 16,37 Bố trí sử dụng lao động các ngành: Lao động có nhu cầu việc làm và chuyển đổi nghề đến 2020 tăng thêm Error! Not a valid link. người, bình quân Error! Not a valid link. lao động/năm. Giải pháp giải quyết việc làm như sau: + Thu hút vào công nghiệp và phát triển thêm ngành nghề TTCN nông thôn, tham gia xây dựng cơ bản giải quyết thêm Error! Not a valid link. lao động. + Thu hút vào khu du lịch và các trung tâm thương mại - dịch vụ huyện, chợ cụm xã và chợ xã Error! Not a valid link. lao động. c) Đào tạo lao động: - Mục tiêu: Đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động có tay nghề, có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý để tiếp cận nhanh với kinh tế thị trường, chú trọng lực lượng lao động kỹ thuật trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nhất là lao động công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 lao động qua đào tạo đạt 30% so với tổng số lao động đang làm việc; đến 2020 lao động qua đào tạo chiếm trên 50%. Giai đoạn 2011 - 2015 nhu cầu đào tạo lao động Error! Not a valid link. người, bình quân năm Error! Not a valid link. người; giai đoạn 2016 - 2020 nhu cầu đào tạo Error! Not a valid link. người, bình quân năm Error! Not a valid link. người. - Giải pháp: + Tăng cường sức khỏe toàn dân, trước hết là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và thanh niên có học vấn khá. + Xây dựng trung tâm dạy nghề của huyện để có thể đảm nhận được công việc đào tạo nghề cho người lao động. + Khuyến khích và hỗ trợ người lao động có điều kiện học nghề, học ngoại ngữ, tin học ... + Huyện cần tạo nguồn kinh phí (từ doanh nghiệp, ngân sách, đóng góp của dân ...) để có thể gửi người đi đào tạo tại các trường trong và ngoài nước về những ngành nghề mà huyện có yêu cầu. + Huyện cần có biện pháp thu hút các chuyên gia giỏi của tỉnh và nơi khác đến làm việc tại huyện, trước hết là người địa phương hiện đang công tác, làm việc sinh sống ở ngoài huyện (kể cả nước ngoài) đóng góp xây dựng quê hương, chú ý tìm những người giỏi về quản lý, kinh doanh, sản xuất hay có vốn để đầu tư về quê hương. 5.2. Phát triển giáo dục Từng bước xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội. Coi trọng cả 3 mặt mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. */. Dự báo sỹ số học sinh các cấp: Phấn đấu đến năm 2015 có 9/9 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, huy động trẻ em đi học so với độ tuổi: Tiểu học và THCS đạt 97 - 99%; THPT đạt >60%, còn lại vào học các trường trung cấp nghề; học sinh tốt nghiệp THPT có 60% đi học đại học và cao đẳng, 30-40% đi học trung cấp nghề. Lao động qua đào tạo đến 2015 chiếm 30% lao động làm việc, năm 2020 chiếm trên 50%. Đến 2015 phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, duy trì phổ cập giáo dục THCS. Đến 2020 thị trấn huyện phổ cập THPT. Biểu 29: Dự báo học sinh đi học ĐVT: học sinh TT Theo xã, thị trấn Năm học 2015 - 2016 Năm học 2020 - 2021 Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT Toàn huyện 2.720 9.350 4.135 1.435 2.840 9.700 4.315 1.590 1 TT Nhơn Hòa 498 1.712 758 263 527 1.800 800 295 2 Xã Ia H Rú 356 1.224 540 188 372 1.273 566 209 3 Xã Ia Ròng 216 742 328 114 226 772 344 127 4 Xã Ia Reng 253 870 385 134 264 900 401 148 5 Xã Ia HLa 192 658 291 100 202 690 307 113 6 Xã Chư Don 89 309 137 47 84 290 129 47 7 Xã Ia Phang 392 1.346 596 207 408 1.396 621 229 8 Xã Ia Le 436 1.500 663 230 455 1.552 691 254 9 Xã Ia BLứ 288 989 437 152 302 1.027 456 168 */. Số lớp học và nhu cầu giáo viên: Nhu cầu cán bộ giáo dục đến năm 2015 là 995 người; đến năm 2020 là 1.030 người. Không ngừng nâng cao trình độ giáo viên đảm bảo đến năm 2020 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng trở lên; 100% giáo viên THCS và THPT đạt trình độ đại học trở lên. Biểu 30: Dự báo nhu cầu lớp học, giáo viên STT Hạng mục Nhu cầu lớp học (lớp) Nhu cầu giáo viên (người) ĐM hs/lớp 2015 2020 ĐM gv/lớp 2015 2020 1 Mẫu giáo 25 110 113 2,00 220 225 2 Tiểu học 30 312 324 1,50 468 485 3 THCS 40 104 108 1,90 198 205 4 THPT 40 37 39 2,25 84 88 5 Dạy nghề 45 10 11 1,50 25 27 Tổng 573 595 995 1.030 */. Hệ thống trường học: - Mẫu giáo: Với mục tiêu đạt chuẩn phổ cập vào năm 2015, tỷ lệ huy động các cháu đúng độ tuổi vào mẫu giáo đạt 95-97%%, đến năm 2015 dự báo nhu cầu phòng tăng thêm 97 phòng với các điểm trường chính và 35 điểm trường các thôn bản, số phòng học tăng thêm là 77 phòng, phòng chức năng tăng thêm 20 phòng, cơ bản đáp ứng đủ đến năm 2020. - Bậc tiểu học: Thời kỳ 2011 - 2020, tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 97-99%, học sinh được học 2 buổi đạt 100%. Nhu cầu phòng học và phòng chức năng tăng thêm 170 phòng, giai đoạn 2011 – 2015 tăng 157 phòng, giai đoạn 2016 – 2020 tăng 13 phòng. - Bậc THCS: Thời kỳ 2011 - 2020, tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 97-99%, học sinh được học 2 buổi đạt trên 50%. Nhu cầu phòng học và phòng chức năng tăng thêm 56 phòng, diện tích các trường tăng thêm 2,5 ha theo tiêu chuẩn quốc gia. - Bậc THPT: Đến năm 2020 với tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 60-65%, cả huyện có 1.590 học sinh đến trường, với nhu cầu 50% học sinh được học 2 buổi và đầy đủ các phòng bộ môn thì số phòng học cần tăng thêm 21 phòng. Biểu 31: Dự báo nhu cầu phòng học TT Theo xã, thị trấn Năm học 2015 - 2016 Năm học 2020 - 2021 MG TH THCS THPT MG TH THCS THPT Toàn huyện 160 393 164 42 160 406 165 43 1 TT Nhơn Hòa 30 66 24 6 30 70 24 6 2 Xã Ia H Rú 19 50 20 4 19 51 20 4 3 Xã Ia Ròng 14 34 15 3 14 35 16 3 4 Xã Ia Reng 15 38 17 3 15 39 17 3 5 Xã Ia HLa 13 31 15 3 13 32 15 3 6 Xã Chư Don 9 19 12 1 9 19 12 1 7 Xã Ia Phang 21 54 21 4 21 56 21 5 8 Xã Ia Le 22 59 22 15 22 61 22 15 9 Xã Ia BLứ 17 42 18 3 17 43 18 3 - Giai đoạn 2011 – 2015: + Xây dựng mới 5 trường mầm non ở xã Ia Phang, Ia Le, Chư Don, Ia Hrú, Ia Blứ và 35 điểm trường ở các thôn trên địa bàn toàn huyên. + Xây dựng mới 6 trường tiểu học và các điểm trường ở xã Ia Phang, Ia Blứ, Ia Le, Ia Rong, Ia Dreng và xã Ia Hla. + Xây mới 2 trường THCS ở xã Chư Don và Ia Rong. + Xây dựng trường THPT tại xã Ia Le với quy mô diện tích trên 1,3 ha dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2013. + Thành lập trung tâm dạy nghề huyện, đáp ứng dạy cho 30% học sinh THPT ra trường hàng năm. + Xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú + Xây dựng trung tâm giáo dục thường xuyên tại trung tâm huyện. + Cải tạo nâng cấp các phòng học, đầu tư cơ sở vật chất để đến năm 2015 có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. - Giai đoạn 2016 – 2020: + Tách 5 trường (Họa mi, Bằng Lăng, Phan Chu Trinh, Kim Đồng và THCS Nguyễn Trãi). + Xây dựng thêm 7 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, xây dựng 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. 5.3. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng bệnh viện huyện để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, nâng cấp, đầu tư cơ sở kỹ thuật cho trạm y tế xã, bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế. Phấn đấu đến năm 2015 có 60% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, tỷ lệ xã có bác sĩ đạt 70%. Đến năm 2020 có 100 các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã và 100% xã có bác sĩ. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trước hết là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015. Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt tỷ lệ 98%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 20% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020. + Giai đoạn 2011 - 2015: Hoàn thành xây dựng bệnh viện huyện, đảm bảo đầy đủ các hạng mục, kể cả hệ thống xử lý chất thải, phấn đấu đến năm 2013 đưa vào sử dụng. Nâng cấp một số trạm y tế xã để đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. + Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cấp xây dựng tất cả các trạm y tế để đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. 5.4. Phát triển văn hóa thông tin - Thể thao a) Mục tiêu: - Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện tốt phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh trong khu dân cư. Đến 2015 thôn làng văn hóa đạt 80%, gia đình văn hóa 90%; đến 2020 đạt 98%. - Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc và phát triển các giá trị văn hóa mới. Giai đoạn 2011 - 2015 hoàn thành nâng cấp xây dựng khu di tích văn hóa Vua nước. - Xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thông tin từ cấp huyện đến cấp xã, thôn; hình thành các trung tâm văn hóa - thể thao tại trung tâm huyện và trung tâm xã. Giai đoạn 2011 - 2015 hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thông tin - thể thao cho cấp huyện và 100% cho cấp xã, 30% cho cấp thôn. Năm 2020 hoàn thành 70% cho cấp thôn. - Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. - Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa thông tin, đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. b) Giải pháp: - Phát triển văn hóa thông tin phải đồng bộ từ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đến cán bộ quản lý và nội dung hoạt động. Trước mắt tập trung cho các công trình và hoạt động trọng điểm như: Trạm phát thanh, truyền thanh, truyền hình; bưu điện văn hóa xã; nhà văn hóa huyện, cụm xã, xã; nhà thi đấu đa chức năng; nhà sinh hoạt cộng đồng thôn; sân vận động huyện, xã và các hoạt động: Văn hóa nghệ thuật, thể thao, phát thanh truyền hình, thông tin tuyên truyền đường lối chính sách ... - Huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển văn hóa - thể thao, trong đó nguồn vốn ngân sách tập trung cho những công trình trọng điểm. - Các công trình Văn hóa - Thông tin - Thể thao ở huyện gồm: + Trung tâm văn hóa, thông tin. + Quảng trường trung tâm huyện + Thư viện. + Nhà truyền thống. + Nhà thi đấu đa chức năng. + Khu vui chơi giải trí thanh thiếu niên. + Khu công viên Đồng Xanh. + Đài tưởng niệm + Trạm phát thanh, truyền hình. + Xe ô tô, thiết bị thông tin tuyên truyền. - Các công trình Văn hóa - Thông tin - Thể thao ở xã, thôn: + Nhà văn hóa đa chức năng xã. + Sân vận động xã. + Điểm vui chơi cho thanh thiếu niên, trẻ em. + Trạm phát thanh FM xã, trạm phát lại truyền hình đối với xã vùng lõm. + Xe honda, thiết bị thông tin tuyên truyền xã. + Nhà rông văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn. + Sân thể thao thôn làng 5.5. Xoá đói giảm nghèo an sinh xã hội Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3-4%, đến năm 2020 tỷ lệ nghèo còn dưới 5%. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện một số giải pháp là: - Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo; hàng năm dành một phần ngân sách hợp lý cho công tác xoá đói giảm nghèo; chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác, hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác. - Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đối với người nghèo, đồng bào dân tộc và lồng ghép các dự án đầu tư trên cùng một địa bàn như: Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 134; Chính sách hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn; hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng sử dụng lao động là người dân tộc theo Quyết định số 231/2005/QĐ –TTg, Huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và từ nguồn kinh phí theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg xây dựng nhà ở cho người nghèo cho hộ nghèo và các đối tượng xã hội khác; có chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo và người thuộc diện chính sách xã hội. - Đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống phải đi đôi với hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, nâng cao năng lực cho người lao động. Quan tâm, đầu tư đào tạo nghề cho các hộ nghèo, góp phần nâng cao dân trí và trình độ sản xuất. V. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN 1. Quy hoạch địa giới hành chính a) Quy mô, ranh giới huyện: Quy mô, địa giới huyện giữ nguyên như hiện nay là hợp lý. b) Quy mô, ranh giới các xã: Đến năm 2020 dự báo dân số toàn huyện là 76.240 người, đất nông nghiệp 66.264 ha, bình quân mỗi xã theo ranh giới hiện nay là 7.966 ha diện tích tự nhiên, 7.360 ha đất nông nghiệp, 3.678 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó: Xã Ia Blứ có quy mô 19.114,5 ha tự nhiên, hơn 16.000 ha đất nông nghiệp, nhu cầu dân số khoảng 7.500 người; xã Ia Le có quy mô 12.544,73 ha tự nhiên, khoảng 12.000 ha đất nông nghiệp, nhu cầu dân số khoảng 12.200 người; xã Ia Phang có quy mô 12.762,19 ha tự nhiên, khoảng 11.500 ha đất nông nghiệp, nhu cầu dân số khoảng 11.000 người. Với quy mô này sẽ không còn phù hợp với khả năng quản lý của cán bộ xã, cần phải chia tách xã mới. Dự kiến quy hoạch các đơn vị hành chính thuộc huyện đến 2020 như sau: - Giai đoạn 2016 - 2020 tách xã Ia Le, Ia Blứ và xã Ia Phang thành lập thêm 3 xã mới. Đến năm 2020 toàn huyện có 12 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: 10 xã, 1 thị trấn và 2 trung tâm cụm xã. Quy mô trung bình mỗi xã có 6.350 khẩu, diện tích tự nhiên 5.975 ha và diện tích đất nông nghiệp hơn 5.500 ha. 2. Quy hoạch sử dụng đất 2.1 Quan điểm sử dụng đất dài hạn - Sử dụng triệt để quỹ đất đai cho các mục đích cụ thể của nền kinh tế. Từng bước thu hẹp và tiến tới phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu cụm công nghiệp, TTCN, dịch vụ, du lịch ... theo quy hoạch và kế hoạch. - Phân bổ, sử dụng quỹ đất hợp lý theo hướng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ - du lịch, khu dân cư mới, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. - Nâng cấp, kiên cố hóa các công trình thủy lợi hiện có và xây dựng mới trong kế hoạch đến 2020. Mở rộng và ổn định quỹ đất sản xuất lúa nước, hạn chế việc chuyển đất lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp. Chuyển đổi đất rừng nghèo sang trồng cao su theo quy hoạch của tỉnh, một số diện tích đất nương rẫy, đất rừng trồng điều và một phần đất bằng cây hàng năm khác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hồ tiêu, trồng cỏ phát triển chăn nuôi trang trại. Cải tạo vườn đồi, vườn rừng phát triển các cây trồng có giá trị hàng hóa, có thị trường tiêu thụ (cây ăn quả, neem, cây keo, bạch đàn, ...). - Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với nhiệm vụ bồi bổ, cải tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm sử dụng đất bền vững lâu dài. Chú trọng quỹ đất dành cho phát triển quốc phòng an ninh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 2.2. Định hướng sử dụng đất đai đến năm 2020 a) Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020: Tổng diện tích đất nông nghiệp 66.070,84, chiếm 92,16% diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp 41.314,6 ha, chiếm 57,6% diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp 24.756,25, chiếm 34,5% diện tích đất tự nhiên. b) Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 4.891,65 ha, chiếm 6,82% diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất ở đô thị 437,75 ha, chiếm 0,61% diện tích tự nhiên. - Đất ở nông thôn 587,77 ha, chiếm 0,82% diện tích tự nhiên. - Đất phát triển hạ tầng 2.534,49 ha, chiếm 3,54% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp khác 1.331,64 ha, chiếm 1,86% diện tích tự nhiên. Biểu 32: Định hướng sử dụng đất các ngành STT Chỉ tiêu Mã Năm 2015 Năm 2020 Tăng (+) giảm (-) 20/11 (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 71.695,02 100 71.695,02 100 - 1 Đất nông nghiệp NNP 64.329,44 89,73 66.070,84 92,16 4.332,26 Trong đó: - - 1.1 Đất trồng lúa LUA 2.590,80 3,61 2.961,00 4,13 541,30 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.078,39 1,50 1.071,89 1,50 -12,67 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 19.397,37 27,06 19.722,19 27,51 2.539,98 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 18.709,50 26,10 18.631,40 25,99 8.797,31 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 4.874,07 6,80 4.957,00 6,91 114,96 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 18.707,70 26,09 19.799,25 27,62 -7.661,29 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.422,95 6,17 4.891,65 6,82 1.053,79 Trong đó: - - 2.1 Đất xây dựng trụ sở CQ, Ctr sự nghiệp CTS 44,19 0,06 65,39 0,09 28,30 2.2 Đất quốc phòng CQP 59,54 0,08 72,09 0,10 71,05 2.3 Đất an ninh CAN 2,5 0,00 7,1 0,01 6,60 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 50 0,07 50 0,07 50,00 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 53,78 0,08 62,83 0,09 59,87 2.6 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 44,99 0,06 48,99 0,07 4,00 2.7 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 2 0,00 34,46 0,05 34,46 2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 4,36 0,01 9,36 0,01 5,00 2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 63,79 0,09 83,29 0,12 46,20 2.10 Đất có mặt nước chuyên dùng SON 826,73 1,15 830,23 1,16 3,50 2.11 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.366,43 3,30 2.534,49 3,54 473,22 3 Đất đô thị ODT 2.303,89 3,21 2.303,89 3,21 4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 11.181,63 15,60 11.410,73 15,92 284,55 5 Đất chưa sử dụng CSD 2.992,63 4,17 732,53 1,02 -5.386,05 5.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2.905,09 4,05 644,99 0,90 -5.386,05 5.1 Núi đá không có rừng cây NCS 87,54 0,12 87,54 0,12 3. Các tiểu vùng kinh tế - xã hội Phát triển kinh tế -xã hội theo tiểu vùng nhằm tận dụng tiềm năng, lợi thế của từng tiểu vùng để tạo tăng trưởng đột phá của huyện, dự kiến quy hoạch phát triển KT-XH huyện Chư Pưh theo 3 tiểu vùng kinh tế như sau: */. Tiểu vùng 1: Tiểu vùng trung tâm Bao gồm thị trấn Nhơn Hòa và xã Ia Phang, phát triển mạnh về thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là: thương mại, dịch vụ, du lịch - TTCN và nông lâm thủy sản. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Nhơn Hòa, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện. Hướng ưu tiên phát triển của vùng này là: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu trung tâm huyện, đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ, bến xe và khu du lịch sinh thái. Triển khai thăm dò và khai thác quạng sắt, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được bố trí tập trung về phía Bắc thị trấn. */. Tiểu vùng 2: Tiểu vùng kinh tế - xã hội phía Bắc: Bao gồm các xã Ia Hrú, Chư Don, Ia Hla, Ia Dreng và Ia Rong. Đây là tiểu vùng kinh tế - xã hội nằm về phía Bắc của huyện. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là: nông lâm thủy sản - thương mại, dịch vụ, và tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng trung tâm cụm xã tại xã Ia Rong. Hướng ưu tiên phát triển của vùng là: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi tưới tiêu nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khai thác diện tích đất chưa sử dụng đưa vào trồng cây công nghiệp lâu năm. Xây dựng khu chăn nuôi tập trung 37 ha tại xã Chư Don. Xây dựng Ia Rong trở thành trung tâm phía Bắc của huyện. */. Tiểu vùng 3: Tiểu vùng kinh tế - xã hội phía Nam: Gồm 2 xã thuộc vùng phía Nam của huyện: Ia Le và Ia Blứ. Tiểu vùng này có cụm công nghiệp, sau năm 2015 xây dựng hoàn thành đường tỉnh lộ 8 nối với huyện Chư Prông, xây dựng trường THPT, giai đoạn 2016 – 2020 thành lập thêm 2 xã mới. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là: Công nghiệp, TTCN - thương mại, dịch vụ và nông lâm thủy sản. Xây dựng trung tâm cụm xã lại Ia Le. Hướng ưu tiên phát triển của vùng là: Đầu tư xây dựng hoàn thiện cụm công nghiệp, trạm dừng xe tại Ia Le. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi diện tích rừng nghèo sang trồng cao su theo chủ trương của tỉnh, đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất. Xây dựng Ia Le trở thành trung tâm phía Nam của huyện và thành thị trấn sau năm 2020. 4. Quy hoạch đô thị và định hướng phát triển khu vực nông thôn Quá trình đô thị hóa dự kiến đến năm 2020 sẽ có 1 thị trấn (Nhơn Hòa) và 2 trung tâm cụm xã ở phía Bắc (Ia Rong), phía Nam (Ia Le), với dân số đô thị khoảng 32.420 người chiếm 42,5% tổng dân số toàn huyện. Sự phát triển các đô thị và đô thị hóa sẽ thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp hóa nông thôn. Kinh tế đô thị cần phát triển mạnh các ngành dịch vụ như thương mại, dịch vụ, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghiệp ... Đối với khu vực đô thị cần thực hiện quy hoạch xây dựng thị trấn một cách đồng bộ, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, phù hợp với khả năng nguồn vốn, khả năng quản lý và quy mô đô thị. Phát triển khu vực nông thôn tập trung vào 3 nhiệm vụ chính đó là: - Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp đặc biệt cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu ... Cần tập trung đầu tư chiều sâu ứng dụng công nghệ mới nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, các ngành nghề phi nông nghiệp. Tạo mọi điều kiện để phát triển công nghiệp, TTCN nông thôn như gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, sơ chế và chế biến nông sản, làm hàng thủ công mỹ nghệ nhằm tăng thêm thu nhập, nâng cao dần đời sống nông thôn, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch giữa đô thị và nông thôn. - Phát triển thị trường nông thôn và kích cầu hợp lý: Tập trung vào 3 nhiệm vụ: + Tổ chức tốt mạng lưới chợ, các tụ điểm thương mại khu vực nông thôn và khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh mua, bán. + Xây dựng mạng lưới đại lý thu mua hàng nông sản và bán máy móc thiết bị, hàng công nghệ phẩm cho khu vực nông thôn. + Tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế - thị trường phục vụ nhân dân khu vực nông thôn. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn: + Giao thông nông thôn: Tập trung đầu tư, nâng cấp các tuyến liên xã chính đảm bảo thông suốt trong mùa mưa, gắn phát triển giao thông với phát triển kinh tế nông thôn, các điểm dân cư. + Điện nông thôn: Tăng cường phát triển hệ thống điện lưới về nông thôn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện khí hóa nông thôn. + Nước sạch khu vực nông thôn: Kết hợp nguồn ngân sách của huyện, của tỉnh, vận động nhân dân đóng góp để xây dựng hệ thống nước sạch khu vực nông thôn, đến năm 2020 có 100% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch. + Xây dựng các công trình phúc lợi công cộng: Đảm bảo mỗi xã đều có nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí tổng hợp, đài truyền thanh, trạm y tế đạt tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới. + Đến năm 2015 xây dựng 2 xã đạt nông thôn mới, các xã còn lại phấn đấu đạt từ 13-15 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% xã đạt nông thôn mới, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn cơ bản được đầu tư đồng bộ. VI. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Phát triển khoa học và công nghệ Đối với nông lâm nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi như: Các giống lúa lai, giống sắn KM 94, giống cây ăn quả (nhãn, xoài, chuối). Thực hiện tốt chương trình Sind, Zêbu hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn bò thịt giống ngoại và dê ngoại ... Gắn với việc hình thành trại nhân giống sản xuất theo công nghệ cao và công tác khuyến nông khuyến lâm. Mở rộng và nâng cao trình độ thâm canh các cây con mũi nhọn hàng hóa (hồ tiêu, cao su, cà phê, bò thịt, cây ăn quả, rau-quả ...), gắn với công nghiệp chế biến. Từng bước chuyển hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung bán công nghiệp và công nghiệp, nhằm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế dịch bệnh. Phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất trang trại, VAC, VRC, nông lâm kết hợp, điều chế và chăm sóc rừng, khoanh nuôi phục hồi và trồng rừng. Đối với công nghiệp - TTCN: Các cơ sở cần từng bước đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, xây dựng các cơ sở mới với thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Để thực hiện được những định hướng trên cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây: - Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ kỹ thuật nông - lâm - công nghiệp, mạng lưới khuyến nông khuyến lâm từ huyện xuống cơ sở, nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đại trà. - Từng bước hình thành trại sản xuất giống cây con công nghệ cao tại huyện. - Tổ chức tốt các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, khoa học công nghệ cho các cơ sở công nghiệp - TTCN trong việc lựa chọn thiết bị, công nghệ, phương án sản phẩm. - Chỉ đạo các cơ sở sản xuất xây dựng các phương án đổi mới thiết bị công nghệ và sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở pháp lý cho vay vốn dài hạn, liên doanh liên kết. - Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng được yêu cầu sản xuất mới trong điều kiện thiết bị và công nghệ đổi mới, tiếp nhận thêm cán bộ, công nhân giỏi tăng cường cho lực lượng hiện có. - Đề xuất với cấp trên một số chính sách khuyến khích về khoa học công nghệ như: Khen thưởng về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tín dụng ưu đãi về đổi mới thiết bị công nghệ, giảm thuế cho những sản phẩm mới,v,v... 2. Bảo vệ môi trường Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội việc khai thác tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản ...) để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa, hình thành cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khu dân cư mới ... là điều tất yếu. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường phải được quan tâm hàng đầu, nếu không sẽ gây tác hại không nhỏ đối với sản xuất và đời sống. */. Những khu vực nhạy cảm hiện nay và sau này do tác động của phát triển kinh tế xã hội làm ảnh hưởng tới môi trường là: - Khai thác khoáng sản: Khai thác đá,... - Cơ sở sản xuất TTCN độc lập xen kẽ khu dân cư và cụm công nghiệp. - Các khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, khu dân cư tập trung, đô thị. - Các công trình thủy lợi trong quá trình xây dựng và sử dụng. - Đường QL.14 qua khu trung tâm và các cụm dân cư. - Sản xuất nông nghiệp trên vùng đồi núi dốc, đồng ruộng chưa được xây dựng ruộng bậc thang và công trình chống xói mòn rửa trôi. */. Định hướng cho bảo vệ môi trường trong những năm tới là: + Chuyển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm trong khu dân cư vào cụm công nghiệp tập trung Ia Le. Xây dựng cơ sở công nghiệp mới bằng các dây chuyền tiên tiến, ít ô nhiễm và bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải, nước thải. + Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục và thanh kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đối với các tổ chức và cá nhân để phòng ngừa, xử lý kịp thời những ô nhiễm môi trường, xây dựng một nề nếp bảo vệ, xây dựng môi trường trong sạch và bền vững. + Kế hoạch hóa việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững để xác định những việc cần làm trong từng thời kỳ, từng năm của thị trấn cũng như ở các xí nghiệp, cơ sở và cụm dân cư. + Xây dựng các dự án về cấp nước, thoát nước, cây xanh, thu gom xử lý rác của thị trấn và các xã. Thành lập tổ chức quản lý cây xanh, thu gom rác, cấp thoát nước tại thị trấn và tất cả các xã trên địa bàn huyện. VII. PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH 1. Xây dựng huyện thành khu vực an ninh và phòng thủ vững chắc Xây dựng phải toàn diện về cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh phải thực hiện được thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang đủ sức làm nòng cốt, đối phó thắng lợi mọi tình huống trước hết là chống âm mưu ''diễn biến hòa bình'', ''bạo loạn lật đổ'', giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từng bước xây dựng các công trình phục vụ cho quân sự và phòng thủ.. 2. Xây dựng các lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân ở cơ sở vững mạnh - Xây dựng xã, thị trấn vững mạnh toàn diện an ninh - quốc phòng, nhất là thị trấn có cơ sở kinh tế và khu chính trị - hành chính. - Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 2% dân số. - Củng cố tự vệ cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, nhất là ở khu công nghiệp, khu thương mại đủ sức đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ ở cơ sở, thực hiện tốt pháp lệnh dân quân tự vệ. - Thực hiện tốt việc đăng ký độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ 18 – 25 tuổi, tổ chức đăng ký quân nhân dự bị theo kế hoạch của tỉnh. - Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chính sách khen thưởng những người có công trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở. 3. Các giải pháp cần thực hiện - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong cán bộ, nhân dân nhằm làm cho mọi người, mọi cấp tự giác tham gia thế trận nhân dân dưới nhiều hình thức, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. - Đầu tư xây dựng căn cứ chiến đấu, căn cứ phòng thủ, trang bị khí tài. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh trong các dự án đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực giao thông, thông tin liên lạc, các khu công nghiệp, các địa bàn kinh tế xung yếu. - Củng cố hệ thống tổ chức quân sự, công an có năng lực chỉ đạo công tác, chỉ huy chiến đấu, có bản lĩnh chính trị để hoàn thành nhiệm vụ. - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quốc phòng - an ninh, đối với lực lượng quân đội và công an đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. VIII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN 1. Chương trình có mục tiêu Để chuyển dịch được cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện được định hướng phát triển kinh tế các ngành, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội đảm bảo mức tăng trưởng cao, cần xây dựng các chương trình hành động có mục tiêu sau: 1) Chương trình phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. 2) Chương trình phát triển công nghiệp - TTCN. 3) Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, bền vững. 4) Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn mới. Chương trình phải có mục tiêu, bước đi, giải pháp thực hiện. Cần phân công cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức điều hành chương trình. 2. Danh mục dự án TT Danh mục dự án Địa điểm đầu tư ĐVT Quy mô Vốn đầu (Tỷ đồng) 11-15 16-20 T.số 11-15 16-20 A SẢN XUẤT KINH DOANH 2.357 1.182 1.175 I Nông lâm thuỷ sản 1.826 870 957 1 Dự án cao su Các xã ha 180,4 142,8 37,6 2 Dự án cải tạo vườn rừng Các xã ha 192,5 119,1 73,4 3 Dự án lâm nghiệp Các xã ha 1.364 568 796 4 Dự án phát triển chăn nuôi Các xã 79,2 32,7 46,5 5 Dự án phát triển thuỷ sản nước ngọt Các xã 10,5 7,0 3,5 II Công nghiệp, TTCN 284,3 117,8 166,5 1 Tiểu thủ công nghiệp nông thôn 18,3 9,8 8,5 2 Gỗ tinh chế Cụm CN m3 500 1.500 3,0 1,0 2,0 3 Thuỷ điện nhỏ Ia loup Nhơn Hòa MW 1,4 28,0 28,0 4 NM cao su mủ cốm Cụm CN Tấn 5.495 22.373 15,0 5,0 10,0 5 XN thủ công mỹ nghệ Cụm CN 1000sp 5 10 5,0 2,0 3,0 6 NM thức ăn gia súc Cụm CN Tấn 10.000 5.000 30,0 20,0 10,0 7 NM đá ốp lát Cụm CN 1000m2 50 150 40,0 10,0 30,0 9 NM phân bón Cụm CN 1000 tấn 20 20 50,0 25,0 25,0 10 Cơ khí, sửa chữa Cụm CN 1000sp 500 1.000 20,0 15,0 5,0 11 Tấm lợp Cụm CN 1000m2 200 10,0 10,0 12 NM nước Thị trấn, cum CN m3/ngày 4.000 6.000 30,0 15,0 15,0 13 Bao bì Cụm CN 1000.ch 2.000 10,0 10,0 III Dịch vụ 246,5 195,0 51,5 1 DL sinh thái, văn hóa Nhơn Hòa Ha 20,0 36,0 30,0 10,0 20,0 2 Trung tâm thương mại Nhơn Hòa Ha 4,8 30,0 30,0 3 Siêu thị Nhơn Hòa Ha 1,0 10,0 10,0 4 Hệ thống chợ xã Các xã ha 2,0 1,0 9,0 5,0 4,0 5 Hệ thống trạm cung cấp xăng, dầu Các xã Trạm 4,0 4,0 40,0 20,0 20,0 6 Bến xe khách trung tâm huyện Nhơn Hòa Ha 1,3 15,0 15,0 7 Trạm dừng xe Ia Le Ha 5,0 100,0 100,0 8 Điểm bưu chính - viễn thông Toàn huyện Điểm 10,0 15,0 12,5 5,0 7,5 B CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.121 762 359 I Giao thông 524 320 204 II Thủy lợi 211,1 130,5 80,6 1 Hồ Chư Pưh Nhơn Hòa triệu m3 6,0 30,0 30,0 2 KCH kênh mương Toàn huyện km 53,8 40,3 40,3 3 Làm mới kênh mương Toàn huyện km 17,0 34,0 34,0 4 Đập Ia Blứ 4 xã Ia Le ha (tưới) 90,0 7,2 7,2 5 Đập dâng xã Ia Blứ Xã Ia BLứ ha (tưới) 60,0 7,0 7,0 6 Đập dâng Ia Ke 4 xã Ia Phang ha (tưới) 50,0 7,0 7,0 7 Đập dâng Ia Phang xã Ia Phang ha (tưới) 30,0 5,0 5,0 8 Hồ chứa Chư Bơr xã Ia Hrú ha (tưới) 125,0 11,9 11,9 9 Hồ Tung Mo A xã Ia Dreng ha (tưới) 75,0 7,1 7,1 10 Hồ Ia Lốp 1 xã Ia Le ha (tưới) 110,0 10,5 10,5 11 Hồ Ia Lốp 2 xã Ia Le ha (tưới) 210,0 20,0 20,0 12 Hồ Đông Xuân xã Ia Le ha (tưới) 45,0 4,3 4,3 13 Hồ Niel xã Ia Le ha (tưới) 205,0 19,5 19,5 14 Hồ Ha Ra xã Ia Hla ha (tưới) 65,0 6,2 6,2 15 Đập Ia Pom xã Ia Hla ha (tưới) 10,0 1,2 1,2 III Hạ tầng xã hội 237,2 175,0 62,2 1 Giáo dục Toàn huyện Phòng 161 41 101,2 80,5 20,7 2 Y tế Toàn huyện CT 5,0 5,0 31,0 25,0 6,0 3 Văn hóa - thể thao - Khu thể thao Toàn huyện CT 5,0 4,0 22,5 12,5 10,0 - Nhà thi đấu đa chức năng TT huyện CT 1,0 30,0 30,0 - Nhà văn hoá xã 8 xã CT 5,0 3,0 11,5 7,0 4,5 - Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn 8 xã CT 40,0 42,0 41,0 20,0 21,0 IV Hạ tầng khác 148,0 136,0 12,0 1 Hạ tầng cụm công nghiệp xã Ia Le ha 50,0 100,0 100,0 2 Hạ tầng khu trung tâm huyện Toàn huyện ha 10,0 30,0 30,0 3 Trụ sở xã mới xã 1,0 2,0 18,0 6,0 12,0 Tổng 3.478 1.944 1.534 Phần thứ ba CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Huy động vốn và cân đối vốn đầu tư 1.1. Nhu cầu đầu tư - Cơ cấu vốn đầu tư Theo phương án tăng trưởng kinh tế của huyện đã lựa chọn, dự báo nhu cầu vốn được tính toán dựa trên tổng giá trị tăng thêm từng giai đoạn do đầu tư và hệ số ICOR(1). Nhu cầu vốn đầu tư (2011-2020) là: 6.116,479 tỷ đồng theo giá hiện hành; nông lâm thủy sản chiếm 45,97%, công nghiệp - TTCN chiếm 32,21% và dịch vụ chiếm 21,82% trong tổng vốn đầu tư. Trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư 2.619,92 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư 3.496,559 tỷ đồng. Để đáp ứng được nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu của sự phát triển như trên, huyện cần có những giải pháp thích hợp để huy động các nguồn vốn. 1.2 Giải pháp huy động các nguồn vốn Biểu 33: Tổng hợp khả năng huy động vốn đầu tư ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng GĐ 2011 - 2015 GĐ 2016 - 2020 Vốn Tỷ lệ (%) Vốn Tỷ lệ (%) Vốn Tỷ lệ (%) 1. Tổng nhu cầu vốn 6.116,479 100,00 2.619,920 100,00 3.496,559 100,00 - Nông - lâm - thủy sản 2.811,966 45,97 1.460,254 55,74 1.351,712 38,66 - Công nghiệp - xây dựng 1.969,977 32,21 588,955 22,48 1.381,022 39,50 - Dịch vụ 1.334,536 21,82 570,711 21,78 763,825 21,85 2. Dự báo nguồn vốn 6.116,479 100,00 2.619,920 100,00 3.496,559 100,00 a. Tích lũy nội bộ 2.009,772 32,86 785,976 30,00 1.223,796 35,00 - Đầu tư từ ngân sách 349,556 5,71 104,797 4,00 244,759 7,00 - Từ dân và DN đầu tư 1.660,216 27,14 681,179 26,00 979,037 28,00 b. Từ tín dụng 1.529,120 25,00 654,980 25,00 874,140 25,00 c. Vốn từ bên ngoài 2.577,588 42,14 1.178,964 45,00 1.398,624 40,00 - Vốn trung ương, tỉnh 2.271,764 37,14 1.047,968 40,00 1.223,796 35,00 - Từ nước ngoài, vốn khác 305,824 5,00 130,996 5,00 174,828 5,00 (1) Nhu cầu vốn đầu tư được xác định theo công thức Nhu cầu vốn đầu tư (Kn-0) = (∆VAn-o – (A+B)) x ICOR + ∆VA: Phần giá trị tăng thêm trong một thời gian nhất định (có thể là 1 năm hoặc 1 thời kỳ) do đầu tư mới tạo ra. + n: là năm dự báo tính toán + 0 là năm gốc + A: Là giá trị tăng thêm được tạo ra do đầu tư giai đoạn trước mang lại. + B: Là giá trị tăng thêm do cơ chế chính sách của giai đoạn trước vẫn còn phát huy tác dụng, hoặc cơ chế chính sách mới ban hành mang lại. */. Tích lũy nội bộ: - Ngân sách: Khả năng năng huy động từ thu ngân sách chiếm khoảng 4-7% tổng nhu cầu. - Vốn từ nhân dân và doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn của các doanh nghiệp bỏ ra (bao gồm vốn tự có, vốn liên doanh liên kết với doanh nghiệp, nhà đầu tư khác kể cả nước ngoài) để đầu tư sản xuất sản phẩm mới hoặc mở rộng cơ sở cũ, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ giới hóa sản xuất, mua phương tiện vận tải ... để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, để các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, Nhà nước chủ trương chuyển các DNNN thành các công ty cổ phần đại chúng; kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về lượng và chất, chuyển đổi sang chính quy, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện đại, từng bước hình thành các tập đoàn tư nhân có vị thế trong nước, khu vực và toàn cầu. Chương trình xây dựng nông thôn mới 2011 - 2020 đã tạo cơ hội cho người dân nông thôn được tiếp cận dễ dàng, bình đẳng hơn về phát triển kinh tế và thụ hưởng các đầu tư công về hạ tầng kinh tế - xã hội. Nguồn vốn nhàn dỗi trong dân có cơ hội thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. */. Vốn tín dụng: Nhà nước có các chính sách về tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất; nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực: Nông nghiệp - nông thôn và nông dân, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phát triển sản xuất tại vùng KTXH khó khăn, hộ nghèo và đối tượng chính sách... */. Vốn từ bên ngoài: Là nguồn vốn quan trọng quyết định những công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội theo phương hướng, mục tiêu đề ra. Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm: Vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách tỉnh và vốn trực tiếp từ ngân sách Trung ương. Các công trình thuộc đối tượng đầu tư bằng vốn ngân sách trên địa bàn huyện còn rất lớn như: Hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện - nước), hạ tầng xã hội (y tế - vệ sinh môi trường, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao), chương trình 135 giai đoạn II, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nông thôn mới, trụ sở làm việc cơ quan hành chính và xã mới. Vốn tài trợ nước ngoài: Đây là nguồn ODA đầu tư cho các công trình xã hội như: Nước sạch, y tế, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo ... 2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Trong giai đoạn quy hoạch, với các định hướng về phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương cần được hết sức chú trọng và coi đây là mấu chốt tạo nên tăng trưởng hiệu quả. Do vậy, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ tới là: - Thực hiện quy hoạch cán bộ và gắn quy hoạch với đào tạo, đặc biệt quan tâm đến quy hoạch và đào tạo cán bộ là người dân tộc tại chỗ. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực trên địa bàn. Có các chính sách ưu tiên thu hút chất xám và tay nghề vào cụm công nghiệp. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo nghề, sắp xếp mạng lưới các trường, trung tâm đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội . - Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm. - Gắn đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, trước mắt chú trọng đào tạo các ngành nghề công nghiệp như: điện dân dụng, điện công nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm, các ngành nghề dịch vụ du lịch, - Chú trọng giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, đẩy nhanh đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều trình độ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện, trong đó quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, nhà kinh doanh giỏi, đào tạo nhân lực khu vực nông nghiệp và nông thôn. - Ban hành chế độ ưu đãi hấp dẫn để thu hút cán bộ giỏi và số sinh viên giỏi ra trường đến công tác tại huyện. - Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá. - Tăng khả năng hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho lao động nông thôn thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn, chương trình khuyến nông, lâm, ngư, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới... nhằm đa dạng hoá ngành nghề. 3. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ Xem khoa học công nghệ là mũi nhọn hàng đầu trong mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nhất là khâu triển khai ứng dụng công nghệ nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Coi trọng việc phổ biến, thử nghiệm ứng dụng nhanh những tiến bộ kỹ thuật công nghệ tiên tiến là việc làm thường xuyên trong sản xuất, đặc biệt chú ý công nghệ giống, công nghệ sinh học. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng nhanh tỷ lệ giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu và tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thường xuyên cho nông dân về kiến thức tuyển chọn giống, phương pháp canh tác, tưới tiêu khoa học, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vv... Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý trên cơ sở quan tâm đãi ngộ thỏa đáng công sức đóng góp để họ an tâm, tâm huyết với công việc. Đồng thời thu hút thêm những chuyên gia giỏi ở tỉnh và các nơi khác về giải quyết giúp huyện một số vấn đề then chốt. Thường xuyên gây dựng, nhân rộng những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi để thúc đẩy, mở rộng liên kết với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài tỉnh, thu hút những kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Từng bước hình thành các cơ sở sản xuất công nghệ cao về: Công nghiệp chế biến, sản xuất giống cây con, sản xuất hàng hóa nông lâm sản trọng điểm của huyện. 4. Mở rộng thị trường Đây cũng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, do đó cần đẩy mạnh công tác khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường, đánh thuế một lần, không gây ách tắc lưu thông, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân làm hàng xuất khẩu. Khai thác triệt để thị trường các thành phố, thị xã, thị trấn và nông thôn, từng bước nâng cao dần chất lượng hàng hóa, phát triển dần thị trường ra các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Tích cực chủ động và tìm kiếm thông tin, yêu cầu thị trường, nắm bắt giá cả, tiến bộ công nghệ để kịp thời điều chỉnh, đổi mới trang thiết bị của sản xuất hàng hóa đáp ứng thị trường ..vv... 5. Thực hiện chính sách dân số và công bằng xã hội Làm tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm nhanh tỷ lệ sinh, hạn chế tăng dân số tự nhiên; chú trọng giải pháp tuyên truyền vận động đối tượng các xã vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và thực thi các chương trình và dự án liên quan trực tiếp đến phân bố lại lao động và dân cư. Thực hiện công bằng xã hội, quan tâm đến những người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ một cách ân cần và chu đáo. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội, rút ngắn cách biệt giữa khu vực thành thị với nông thôn, giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi, giữa vùng trung tâm và vùng sâu, vùng xa. 6. Quản lý và bảo vệ môi trường Ban hành các quy định và kiểm tra gắt gao các tác động tiêu cực đến môi trường, có quy định chi tiết về công tác bảo vệ môi trường phù hợp với các xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn, quy hoạch phân bố các cơ sở công nghiệp theo khả năng gây ô nhiễm và buộc các cơ sở phải có biện pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh, thực hiện an toàn trong lao động. Trong quá trình triển khai các dự án cần chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. 7. Phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch và kế hoạch - Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội được phê duyệt phải có tính pháp lệnh cao trong tổ chức thực hiện. Vì vậy cần được cụ thể hóa thành các chương trình có mục tiêu và quy hoạch dự án tiền khả thi, khả thi để thực hiện. Cần tổ chức lực lượng tìm nguồn kinh phí và có sự chỉ đạo sít sao của lãnh đạo để hoàn thành được công việc quan trọng này càng sớm càng tốt. - Trong quá trình triển khai các mặt, các lĩnh vực cần phân công lãnh đạo phụ trách theo dõi, kiểm tra, bổ sung hoàn thiện, nhằm thực hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch tổng thể, đồng thời cập nhật được quy hoạch tổng thể theo tình hình phát triển cụ thể mà khi xây dựng quy hoạch tổng thể chưa dự báo được nhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch. 8. Tổ chức thực hiện quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, từng bước và đưa vào Nghị quyết của huyện đảng bộ, HĐND huyện để thực hiện và cụ thể hóa theo các kế hoạch 5 năm và hàng năm như sau: - Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, giao cho phòng Tài chính – kế hoạch làm thường trực, trưởng các phòng ban liên quan và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn làm ủy viên. Ban chỉ đạo giúp huyện ủy và UBND huyện xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng quy hoạch đã phê duyệt. - Thực hiện công khai hóa và phát huy dân chủ trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kết hợp chặt chẽ giữa nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước với nguồn vốn huy động của dân cư (kể cả ngày công lao động) trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. - Hàng năm, sơ kết báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, phát hiện những vấn đề không còn phù hợp với tình hình thực tế để rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch kịp thời trình chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh thời kỳ 2011 - 2020 là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong quy trình kế hoạch hóa; là cơ sở để bố trí các công trình trọng điểm, đẩy mạnh công tác đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án ưu tiên. Mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh đến 2020 là: Nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Quy mô nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng, an ninh trật tự được củng cố và giữ vững. Các trọng tâm có tính đột phá thời kỳ 2011 - 2020 của huyện là: - Cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích, thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế của huyện như: Công nghiệp chế biến nông sản, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng; du lịch sinh thái, văn hóa; sản xuất lương thưc - thực phẩm. - Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông nông thôn, để kết nối các xã nông thôn với các trọng điểm kinh tế của huyện, tỉnh và vùng. - Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. 2. Kiến nghị Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Pưh đến năm 2020; Đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và vùng; Tạo cơ sở pháp lý cho UBND huyện tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và dự án ưu tiên theo tiến độ đề ra. Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch được duyệt đề nghị tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ huyện một số lĩnh vực chủ yếu sau: - Xây dựng nhanh các cơ sở hạ tầng do tỉnh quản lý trên địa bàn huyện như: Xây dựng các tuyến đường tỉnh trên địa bàn huyện ... Tạo môi trường thuận lợi, xử lý các trở ngại về đầu tư phát triển, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án có lợi thế cạnh tranh của huyện. MỤC LỤC PHẦN BIỂU Biểu 01: Tổng hợp các loại đất 12 Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 13 Biểu 03: Hiện trạng rừng huyện Chư Pưh 14 Biểu 04: Giá trị sản xuất và tăng trưởng các ngành 2009 – 2011 14 Biểu 05: GTSX, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 14 Biểu 06: Diện tích - năng suất - sản lượng các loại cây trồng chính 14 Biểu 07: Tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm 14 Biểu 08: Giá trị sản xuất, tăng trưởng và cơ cấu sản xuất CN-XD 14 Biểu 09: Giá trị sản xuất, tăng trưởng và cơ cấu sản xuất ngành dịch vụ 14 Biểu 10: Số trường học và phòng học 14 Biểu 11: Số lượng học sinh và giáo viên các cấp 14 Biểu 12: Hiện trạng hệ thống giao thông 14 Biểu 13: Hiện trạng các công trình thủy lợi 14 Biểu 14: Sản lượng cà phê trong một số nước sản xuất 14 Biểu 15: Dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên & nhân tạo đến năm 2035 14 Biểu 16: Một số chỉ tiêu chủ yếu vùng Tây Nguyên đến 2020 14 Biểu 17: Chỉ tiêu tổng hợp phương án 1 14 Biểu 18: Chỉ tiêu tổng hợp phương án 2 14 Biểu 19: Chỉ tiêu tổng hợp phương án 3 14 Biểu 20: Giá trị sản xuất, tăng trưởng ngành nông nghiệp 14 Biểu 21: Diện tích - Sản lượng gieo trồng cây trồng chính 14 Biểu 22: Bố trí cơ cấu đàn - Sản phẩm chăn nuôi 14 Biểu 23: GTSX, cơ cấu GTSX ngành công nghiệp - xây dựng 14 Biểu 24: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu 14 Biểu 25: Khối lượng luân chuyển hàng hóa và hành khách 14 Biểu 26: Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn 14 Biểu 27: Dự báo dân số - lao động 14 Biểu 28: Dự báo sử dụng nguồn lao động 14 Biểu 29: Dự báo học sinh đi học 14 Biểu 30: Dự báo nhu cầu lớp học, giáo viên 14 Biểu 31: Dự báo nhu cầu phòng học 14 Biểu 32: Định hướng sử dụng đất các ngành 14 Biểu 33: Tổng hợp khả năng huy động vốn đầu tư 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy_hoach_phat_trien_kinh_te_cap_huyen_6181.doc
Luận văn liên quan