MỞ ĐẦU
Cây sắn (hay còn gọi là cây khoai mì) là một trong những loại cây lương thực có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ). Ở nước ta cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ 18 và được trồng ở nhiều tỉnh thành như Tây Ninh, Đồng Nai . Cùng với truyền thống trồng sắn từ lâu đời, nhân dân ta đã biết chế biến củ sắn làm lương thực cho người và làm thức ăn cho gia súc.
Trong các loại cây lương thực, sắn là cây trồng cho nguồn nguyên liệu có khả năng chế biến sản phẩm vào loại phong phú nhất. Sản phẩm từ cây sắn được sử dụng trong thực phẩm như dùng tinh bột sắn làm tinh bột biến tính, làm nguồn nguyên liệu để chế biến các loại bánh hay sản xuất đường glucose, sản xuất mì chính Tuy nhiên, không chỉ có ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất thực phẩm, mà trong các lĩnh vực khác cây sắn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng như làm chất kết dính, thúc ăn gia súc, làm chất độn trong dược phẩm, ngăn cản các tác nhân gây ô nhiễm trong quá trình in ấn, hoặc được sử dụng như chất bao phủ bề mặt trong công nghệ sản xuất giấy .
Qua đó ta thấy tinh bột sắn có rất nhiều ứng dụng trong các ngành kinh tế khác nhau. Điểm đáng chú ý, tinh bột sắn được dùng rất phổ biến và thông dụng trong nhiều loại bánh kẹo, phụ gia thực phẩm, mì ăn liền với các công thức phối trộn phong phú và đa dạng.
Chính vì vậy trên thị trường giá sắn nguyên liệu mới được tăng lên gần đây, kéo theo sự quan tâm trở lại của bà con nông dân sau nhiều năm thăng trầm của việc phát triển cây sắn.
Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất có hạn, sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng ngày càng gay gắt thì dù nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của cây sắn mà đặc biệt là tinh bột sắn ngày càng tăng, giá ngày càng cao thì khả năng mở rộng diện tích trồng sắn cũng không nhiều. Hướng phát triển của cây sắn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước là thâm canh tăng năng suất để đạt giá trị tổng sản lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị sản phẩm cũng là công việc rất cần phải giải quyết. Đó thực sự là những khó khăn mà các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì phải đối mặt. Chính vì thế, nhóm chúng em chọn để tài này để cùng nhau tìm hiểu và đưa ra những phương án khả thi nhất để có thể duy trì hoạt động cho một nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì.
PHẦN 1 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên Thế giới và khu vực Châu Á
Sắn được sử dụng khá phổ biến để sản xuất tinh bột, đây là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp dệt, thực phẩm, may mặc, bánh kẹo, sản xuất lên men cồn, sản xuất acid hữu cơ, .
Sắn là loại cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Sắn có xuất xứ từ Trung – Nam Mỹ. Sau đó phát triển sang Châu Phi, Châu Á, Cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp cây sắn ngày càng trở nên có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay sắn được trồng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích khoảng 18,96 triệu ha. Năm 2006 sản lượng sắn thế giới đạt 211,26 triệu tấn củ tươi, nhưng đến năm 2007 sản lượng sắn trên thế giới đạt 226,34 triệu tấn. Như vậy, sản lượng sắn thế giới tăng 15,08 triệu tấn.
Khi phân chia sản lượng sắn theo các lục địa, tổ chức lương thực thế giới (FAO) ước tính sản lượng sắn ở Châu Phi năm 2000 là 92,7 triệu tấn tăng không đáng kể so với năm 1999, mặc dù ở Châu lục này sắn được trồng ở 39 quốc gia song có tới 70% sản lượng sắn được trồng ở Nigeria, công gô, Tanzania.
Khu vực Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê: Theo ước tính sản lượng sắn của vùng chiếm 20% sản lượng sắn toàn cầu. Năm 2000 toàn khu vực có sản lượng sắn 32,1 triệu tấn, tăng 10% so với năm 1999 có được chủ yếu do sự mở rộng thêm diện tích trồng sắn và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình tưới tiêu. Trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Brazil nước chiếm 70% tổng sản lượng sắn toàn khu vực đã tăng thêm 12% tổng diện tích trồng sắn trong năm 2000. Giá sắn tăng cao đã khuyến khích người dân sản xuất mở rộng qui mô và diện tích trồng sắn.
Sắn được trồng nhiều nhất tại Châu phi khoảng 11,82 triệu ha (chiếm 57% diện tích sắn toàn cầu), tiếp theo là Châu Á 3,78 triệu ha (chiếm 25%), Châu Mỹ La Tinh 2,7 triệu ha (chiếm 18%). Nước có sản lượng sắn lớn nhất thế giới là Nigeria 45,72% triệu tấn, tiếp theo là Thái Lan: 22,58 triệu tấn, Inđonesia: 19,92 triệu tấn. Nước có năng suất cao nhất thế giới là Ấn Độ: 31,43 tấn củ/ha, tiếp theo là Thái Lan 21,09 tấn/ha, so với năng suất bình quân của thế giới là 12,15 tấn/ha.
Thái Lan là nước mà toàn bộ sắn thu hoạch đều được sử dụng trong công nghiệp với các sản phẩm chính là sắn lát, sắn viên và tinh bột sắn. Trên 55% sản lượng sắn của Thái Lan được sử dụng dưới dạng sắn lát phơi khô làm thức ăn cho.
gia súc. Trong đó 99% trực tiếp được xuất khẩu sang châu Á, chỉ có 10% tiêu thụ trong nội địa, mặc dù sản lượng sắn củ tươi chỉ chiếm khoảng 18 triệu tấn trên sản lượng toàn cầu là 175 triệu tấn.
Khả năng thu lợi cao từ việc xuất khẩu tinh bột sắn khiến các nước xuất khẩu chủ yếu, sẽ thay đổi các giống sắn truyền thống bằng các giống sắn mới cho năng suất cao, hàm lượng tinh bột lớn thích hợp với chế biến công nghiệp. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước đang gia tăng.
Tình hình sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam
Việt Nam hiện đang sản xuất hằng năm hơn 2 triệu tấn sắn củ tươi, đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng sắn, nhưng lại là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia. Trong chiến lược toàn cầu cây sắn đang được xem là một loại cây lương thực dễ trồng, thích hợp với những vùng đất cằn cỗi, đây cũng là cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác.
Ở nước ta, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trò là cây công nghiệp. Sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội chế biến tinh bột, tinh bột biến tính bằng hoá chất và Enzim, sản xuất sắn lát, sắn viên để xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong sản xuất thức ăn gia súc và làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tinh bột sắn ở Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng được chính phủ và các địa phương quan tâm. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động và 7 nhà máy đang được xây dựng.
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
[1] Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, “Cây sắn”, NXB Nông Nghiệp, 1985.
[2] Hoàng Thị Ngọc Châu, Lê Thị Cúc, Mai Văn Lê, Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Hợi, “Chế biến lương thực – tập 2”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1985.
[3] Khoa Hóa thực phẩm và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, “Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm”, NXB Giáo dục, 1996.
[4] Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên, “Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn”, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2005.
[5] Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Thoa, “Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản xuất thực phẩm”, NXB Giáo Dục, 2005.
[6] Đinh Hữu Dung, “Giáo trình vẽ xây dựng”, NXB Xây Dựng, 2000.
[7] Vũ Duy Cừ, “Quy hoạch khu công nghiệp, thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy nhà và công trình công nghiệp”, NXB Xây Dựng, 2003.
[8] Trần Văn Phú, “Tính toán và thiết kế hệ thống sấy”, NXB Giáo Dục, 2000.
[9] Các tác giả, “Sổ tay: Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa chất – Tập 1 và Tập 2”, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 1994.
Trang web:
1. http://www.vnn.vn/province/tayninh/invest1.htm
2. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?t.=3&ItemID=5084
3. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?t.=3&ItemID=5083
4. http://www.tayninh.gov.vn/3cms/?cmd=.=1123213307382
5. http://www.codexalimentarius.net/dow.9/CXS_176e.pdf
6. http://www.fao.org/docrep/X5032E/X5032E00.htm
7. http://www.fao.org/docrep/V4510E/V4510E00.htm
8. http://www.fao.org/docrep/007/y5287e/y5287e00.htm
9. http://www.ipfsaph.org/servlet/CDSServlet?status=ND1jdGh0dHB3d3dmYW9vcmdhb3NpcGZz YXBoaW5mb3JtYXRpb25zb3VyY2Vjb2RleC5jb2RleDU5JjY9ZW 4mMzM9Zm9ybWFsX3RleHQmMzc9aW5mbw~~
10. http://www.cassava.org/2007/index.ph.d=26&Itemid=49
11. http://conveyorsinc.net/
12. http://www.alfalaval.com/ecoreJava/W.1&languageID=1
13. http://www.tema.com.au/CENTRIFUGES.html
14. http://www.tema.net/Vibratory.aspx
15. http://news.thomasnet.com/fullstory/14118/3461
16. http://web.rajx.cn/153/web/en/200684160523.html
107 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16101 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
… (còn gọi là tác nhân sấy).
Sấy tiếp xúc: là phương pháp sấy không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy mà tác nhân sây truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một bề mặt ngăn.
Sấy đối lưu
Quá trình sấy có lớp vật liệu rời xếp lớp
Nguyên tắc: trong các thiết bị sấy loại này, vật liệu được bố trí nằm yên tại chỗ (trạng thái tĩnh) và dòng tác nhân thổi song song dọc theo bề mặt vật liệu.
Phạm vi ứng dụng: chỉ sử dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
Thiết bị:
Thiết bị sấy hoạt động gián đoạn dạng buồng sấy.
Cấu tạo
Hình 21 : Buồng sấy
Chú thích:
A – Lối vào của tác nhân sấy
B – Lối ra của tác nhân sấy
C – Quạt
D – Động cơ của quạt
E – Calorifer
G – Tấm chắn hướng dòng không khí
H – Xe goòng và khay chứa nguyên liệu
Nguyên tắc hoạt động:
Tinh bột ướt được cho lên các khay chứa, xếp khay chứa lên giá đỡ của xe goòng, đưa xe goòng vào trong buồng sấy. Không khí được hút vào buồng sấy qua cửa A, được gia nhiệt khi đi qua calorifer E, sau đó không khí được quạt thổi vào trong buồng sấy để bắt đầu quá trình sấy tinh bột.
Không khí sau khi sấy được chia làm 2 phần: một phần tiếp tục hoàn lưu lại calorifer, một phần thoát ra ngoài thông qua cửa thoát khí B. Sau khi vật liệu sấy đạt độ ẩm yêu cầu, xe goòng được đưa ra ngoài.
Xe goòng được đưa vào hoặc lấy ra ở cửa phòng bằng tay hoặc động cơ.
Trong suốt quá trình sấy, lớp vật liệu sấy đứng yên.
Thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ dòng không khí : 50 ÷ 70oC.
Áp suất trong buồng sấy: áp suất khí quyển.
Vận tốc tác nhân sấy trong buồng sấy: 0,5 ÷ 1m/s.
Thiết bị sấy hoạt động liên tục dạng hầm sấy
Cấu tạo
Hình 22 : Hầm sấy sử dụng băng tải để vận chuyển vật liệu sấy
Nguyên tắc hoạt động:
Tinh bột ướt theo hệ thống máng nhập liệu được đưa vào bên trong buồng sấy.
Không khí sau khi được gia nhiệt được dẫn vào hệ thống dẫn không khí nóng nằm vuông góc với chiều chuyển động của dòng vật liệu sấy và thực hiện quá trình sấy.
Nguyên liệu sau khi đi hết chiều dài của băng tải thứ nhất, qua thiết bị nghiền rồi rớt xuống băng tải thứ hai và tiếp tục quá trình sấy. Khi tinh bột đạt đến độ ẩm yêu cầu thì nó được tháo ra ngoài qua máng tháo liệu. Không khí sau khi sấy một phần hoàn lưu trở lại thiết bị sấy, một phần thoát ra ngoài theo ống thoát khí.
Thông số kỹ thuật:
Độ ẩm ban đầu của tinh bột khi sấy bằng phương pháp này có giá trị khoảng 40%.
Độ ẩm đầu ra của tinh bột khoảng 17%.
Nhiệt độ sấy khoảng 50 ÷ 55oC.
Vận tốc dòng không khí khoảng 0,5 ÷ 1m/s.
So sánh ưu nhược điểm của thiết bị sấy hoạt động liên tục và gián đoạn:
Cả hai thiết bị này đều có chung một nhược điểm của loại máy sấy tĩnh là sấy không đều giữa các lớp do hiện tượng phân tầng không khí (không khí nóng có khối lượng riêng bé nổi lên trong khi đó không khí lạnh có khối lượng riêng lớn chìm xuống).
Bảng 12 : So sánh thiết bị sấy hoạt động liên tục và gián đoạn
Buồng sấyHầm sấyVật liệu sấy không được đảo trộn trong quá trình sấy nên thời gian sấy dài.Vật liệu sấy được đảo trộn khi đi từ băng tải trên xuống băng tải dưới nên sấy đều hơn và dẫn đến thời gian sấy ngắn hơn.Tổn thất nhiệt lớn vì nhiệt lượng của tác nhân sấy không được sử dụng triệt để (nạp vật liệu vào và tháo vật liệu ra phải mở toang cửa phòng).Tổn thất nhiệt ít hơn.Điều kiện làm việc nặng nhọc, khó kiểm tra quá trình.Điều kiện làm việc tương đối dễ dàng.
Quá trình sấy có lớp vật liệu rời lưu động
Trong công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì, phương pháp chủ yếu dùng để sấy khô tinh bột là sử dụng hệ thống sấy khí thổi.
Nguyên tắc: Thực hiện quá trình sấy trong trạng thái khí động, hạt vật liệu sấy bị lôi cuốn theo dòng tác nhân nên sự trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm giữa dòng tác nhân và vật liệu sấy rất mãnh liệt.
Phạm vi ứng dụng:
Vật liệu sấy dạng hạt nhẹ dễ tách ẩm.
Sản phẩm sấy khô đều, năng suất cao.
Ứng dụng trong các nhà máy lớn.
Thiết bị sấy khí thổi
Hình 23 : Thiết bị sấy khí thổi
Cấu tạo
Hình 24 : Hệ thống sấy khí thổi một bậc có bộ phận phân loại vật liệu sấy theo độ ẩm
Nguyên lý hoạt động:
Tinh bột ướt được cấp vào ống sấy nhờ vít tải nhập liệu. Không khí do quạt thổi qua lò gia nhiệt không khí, tác nhân sấy được gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết rồi được thổi vào ống sấy.
Với vận tốc cao của dòng tác nhân sấy, tinh bột bị cuốn theo dòng tác nhân sấy chuyển động từ dưới lên và được sấy khô. Phía trên ống sấy, tinh bột được thổi vào bộ phận giảm tốc độ dòng và phân loại theo độ ẩm, các hạt tinh bột còn ẩm nặng hơn sẽ rơi vào ống thứ nhất và hoàn lưu trở lại thiết bị sấy, các hạt tinh bột đã khô thì rơi vào cyclon lắng để tách ra khỏi dòng không khí.
Thông số kỹ thuật:
Do thời gian sấy ngắn (5 ÷ 7 giây) nên cho phép sấy ở nhiệt độ cao (100 ÷ 150oC) mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng của hạt tinh bột.
Vân tốc dòng tác nhân khoảng 10 ÷ 20m/s.
Năng lượng tiêu thụ khoảng 4600 ÷ 5000 KJ/Kg ẩm.
Độ ẩm ban đầu của tinh bột khoảng 40%.
Độ ẩm của tinh bột sau khi sấy khoảng 10 ÷ 13%.
Ưu, nhược điểm của hệ thống sấy khí thổi:
Ưu điểm: thời gian sấy ngắn, năng suất cao, thiết bị tương đối đơn giản.
Nhược điểm: tiêu tốn nhiều năng lượng.
Sấy tiếp xúc
Một phương pháp sấy khác cũng được ứng dụng trong kỹ thuật sấy tinh bột là phương pháp sấy tiếp xúc.
Tuy nhiên hiện nay người ta rất ít sử dụng thiết bị này để sấy tinh bột.
Thiết bị sấy sử dụng là thiết bị sấy 2 trục lăn.
Cấu tạo
Hình 25 : Thiết bị sấy 2 trục lăn nhập liệu từ dưới lên
Hình 26 : Thiết bị sấy 2 trục lăn nhập liệu từ trên xuống
Nguyên tắc hoạt động:
Tinh bột ướt được nhập từ trên xuống giữa hai trục lăn (drum) quay ngược chiều nhau.
Hơi nước được cấp vào trong 2 trục đốt nóng thành trục cấp nhiệt gián tiếp cho vật liệu sấy, làm khô vật liệu sấy. Tinh bột khô sẽ được tách khỏi bề mặt trục lăn nhờ dao cạo.
Vật liệu khô sẽ rơi xuống vít tải và được vận chuyển ra ngoài.
Sau khi sấy xong tinh bột thu được ở dạng cục hay mảng do đó cần phải thông qua quá trình nghiền để thu được tinh bột dạng hạt mịn.
Hình 27 : Nguyên lý hoạt động của thiết bị sấy 2 trục lăn
Thông số kỹ thuật:
Áp suất làm việc: áp suất khí quyển.
Vận tốc trục lăn: 2 ÷ 10 vòng/phút.
Áp suất hơi nước: 2 ÷ 3 atm.
Bao gói
Mục đích
Mục đích của quá trình bao gói là nhằm bảo vệ sản phẩm tinh bột sau khi đã sấy khô và làm nguội khỏi các tác động không tốt của môi trường xung quanh như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, vi sinh vật… nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Ngoài ra, việc bao gói còn nhằm mục đích thuận tiện cho vận chuyển và phân phối tới người tiêu dùng.
Cách tiến hành
Việc bao gói có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng các thiết bị bao gói tự động.
Hình 28 : Thiết bị bao gói
PHẦN 5 : XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải chế biến tinh bột sắn có hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm oxy hoà tan trong nước, thúc đẩy quá trình phân hủy yếm khí các vi sinh vật trong nước phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường và gây mất mỹ quan.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển hoá tinh bột thành acid hữu cơ làm cho pH trong nước thải giảm, pH thấp trong nước thải có tác dụng xấu tới các động vật thủy sinh, đặc biệt các loài vốn ưa môi trường kiềm, làm chết tảo, cá di chuyển nơi sống, làm chua đất.
Hàm lượng SS trong nước thải cao là nguyên nhân gây lắng đọng và thu hẹp diện tích các mương dẫn và các dòng tiếp nhận nước thải. Vì vậy, quá trình xử lý nước thải là một quá trình không kém phần quan trọng.
Chất thải từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và ngành công nghiệp sản xuất tinh bột sắn nói riêng luôn là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, gây mất mỹ quan khu vực xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cộng đồng. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn làm phát sinh cả ba dạng chất thải: khí thải, nước thải, chất thải rắn.
5.1. CÁC DẠNG CHẤT THẢI
5.1.1. KHÍ THẢI
Khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất tinh bột sắn có thể kể đến các loại khí sau. Trong sản xuất tinh bột sắn, hợp chất cyanegenic glucozit thuỷ phân giải phóng HCN, đây là acid dễ bay hơi, chúng phát tán vào không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc.
Các nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm :
+ Sản xuất tinh bột sắn ở quy mô công nghiệp thường có lò cấp nhiệt cho quá trình sấy khô sản phẩm, quá trình chạy máy phát điện. Do vậy khí ô nhiễm có thể phát sinh do quá trình đốt dầu, thành phần chính của các loại khí này: NO2, SO2, bụi,...
+ Để tẩy trắng tinh bột ở qui mô sản xuất lớn có thể đốt lưu huỳnh tạo sunfuađioxit, quá trình này phát sinh SO2. Ngoài ra SO2 còn phát sinh từ khu vực nghiền bột trong trường hợp định lượng quá nhiều SO2 vào dung dịch sữa bột.
+ Ô nhiễm khí còn phát sinh từ quá trình thuỷ phân các hợp chất hữu cơ trong bã thải rắn hoặc trong nước thải từ các hồ sinh học như: H2S, NH3, Indol, xeton...Có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp, ung thư, nguy hiểm cho con người.
+ Không khí còn bị ô nhiễm bởi bụi của quá trình vận chuyển nguyên liệu về bãi chứa của nhà máy, bụi trong quá trình sàng, sấy khô và đóng bao sản phẩm.
+ Ngoài ra còn có ô nhiễm tiếng ồn từ các máy rữa, máy nghiền, máy ly tâm...
5.1.2 NƯỚC THẢI
5.1.2.1. Nguồn phát sinh và đặc trưng của nước thải sản xuất tinh bột sắn
Quá trình sản xuất tinh bột sắn là một quy trình công nghệ có nhu cầu sử dụng nước khá lớn khoảng 25 – 40 m3/tấn sản phẩm, tuỳ thuộc vào công nghệ khác nhau. Lượng nước thải từ quá trình này chiếm 80 – 90% tổng lượng nước sử dụng. Nước thải từ công đoạn rửa củ và tinh chế bột là hai nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghệ chế biến tinh bột sắn.
+ Nước thải từ công đoạn rửa củ và bóc vỏ chiếm khoảng 30% tổng lượng nước sử dụng chứa chủ yếu là: cát, sạn, hàm lượng hữu cơ không cao, pH ít biến động khoảng 6,5 – 6,8.
+ Nước thải từ công đoạn tinh chế bột có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao (COD: 10000 – 13000mg/l; BOD: 4000 – 9000mg/l), hàm lượng cặn lơ lửng, cặn khó chuyển hoá lớn (gồm xơ mịn, pectin và các cặn không tan khác), pH = 5,7 – 6; lượng nước này chiếm khoảng 60%.
+ Ngoài hai nguồn ô nhiễm trên còn có khoảng 10% nước thải từ quá trình rửa sàng, thiết bị, nước từ phòng thí nghiệm, từ sinh hoạt...Nước thải loại này có COD khoảng 2000 – 2500 mg/l; BOD khoảng 400 – 500mg/l.
Bảng 13 : đặc trưng nước thải sản xuất tinh bột sắn
Thành phầnRửa củNước thải tinh chếTCVN 5945-2005,BPh6,5-6,85,7-65,5-9COD (mg/l)1500-20001000-1500080BOD (mg/l)500-10004000-900050SS(mg/l)1150-20001360-5000100CN (mg/l)11320,1Tổng N (mg/l)122-27030Tổng P (mg/l)24-316
5.1.2.2. Phân loại nước thải nhà máy
Nước thải từ nhà máy được phân làm hai luồng: nước thải rửa củ và nước thải tinh chế bột.
+ Nước rửa củ có COD khoảng 1500mg/l; SS khoảng 1200mg/l; BOD khoảng 800mg/l. + Nước thải tinh chế bột có COD khoảng 10000mg/l; BOD khoảng 7000mg/l; SS khoảng 3000 mg/l. Nói chung nước thải sản xuất tinh bột sắn có độ ô nhiễm cao vượt quá TCCP. Vì vậy, nhà máy chế bến tinh bột sắn cần thiết phải xử lý nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
5.1.3. CHẤT THẢI RẮN
Nguồn tạp chất cũng như phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm. Trong sản xuất tinh bột sắn từ củ tươi, chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các công đoạn rửa củ, bóc vỏ và các công đoạn lọc. Chất thải rắn từ khâu rửa củ bao gồm đất, cát, lớp vỏ lụa và một phần thịt củ bị vỡ do va chạm mạnh hoặc do sắn nguyên liệu bị dập, thối, lượng chất thải này chiếm khoảng 5% sắn nguyên liệu. Trong công đoạn tách bã, phần còn lại là nguồn phát sinh chất thải rắn vô cùng lớn, chiếm khoảng 40% sắn nguyên liệu
5.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bụi
Đối với ô nhiễm bụi tại công đoạn đóng bao thành phẩm
Công đoạn chứa bột thành phẩm từ silô chứa bột và bao bì sẽ được thực hiện với các thiết bị có bố trí hệ thống chụp kín ngay tại đầu ống rút bột, tạo áp suất âm để thu hồi bột tại thiết bị xử lý. Thiết bị xử lý được dùng hầu hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn là thiết bị lọc túi vải (được bố trí bên ngoài phòng đóng bao thành phẩm). Bụi bột chỉ giới hạn trong phòng đóng bao sản phẩm, nên không ảnh hưởng đến môi trường không khí ở các khu vực lân cận. Bụi bột có khả năng thoát ra môi trường bên ngoài chỉ xảy ra khi có người ra vào phòng. Do đó việc hạn chế ra vào đối với những người không có nhiện vụ cũng là một biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm này.
. Đối với ô nhiễm bụi do hoạt động giao thông và khu vực thu mua nguyên vật liệu
Bụi phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy, bụi từ các khu vực tập trung nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm. Do đây là nguồn ô nhiễm phân tán nên thường dùng biện pháp phun nước tại khu vực bãi nguyên liệu và khu vực có hoạt động giao thông để khống chế nguồn ô nhiễm này.
5.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải
Hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn dùng nhiên liệu dầu FO tạo hơi nóng cấp nhiệt để sấy khô tinh bột. Khí thải từ quá trình đốt dầu phát sinh khí ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, ...Tuy nhiên biện pháp giảm thiểu hữu hiệu nhất có thể giảm thiểu ô nhiễm khí độc là thay thế nhiên liệu này bằng các nhiên liệu sạch như gas, năng lượng mặt trời ... Năng lượng này có thể thu hồi từ khí Biogas sinh ra từ quá trình xử lý yếm khí.
5.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm mùi từ bãi chứa chất thải rắn và nước thải
+ Bố trí nhà xưởng thoáng, tạo điều kiện thông gió tự nhiên tại các vị trí phát sinh
mùi hôi.
+ Giảm thiểu bã thải rắn tồn đọng lâu ngày, thường xuyên dọn vệ sinh mặt bằng.
+ Vấn đề quản lý nội vi được chú trọng, vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ, không để nước tù đọng gây ô nhiễm mùi.
+ Hệ thống cống dẫn nước thải phải được khơi thông thường xuyên tránh gây tác nghẽn, công nghệ xử lý nước thải phù hợp
5.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN VÀ BÃ THẢI
Có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểuô nhiễm từ chất thải rắn và bã thải :
+ Đối với bã sắn có độ ẩm cao từ 80 – 90%, tinh bột chứa 5 – 7% ,11 – 15% chất khô. Thông thường bã sắn được xử lý theo các cách sau:
• Chế biến làm thức ăn cho gia súc
• Làm phân bón vi sinh
• Lên men để sản xuất cồn…
+ Đối với vỏ cùi có hàm lượng tinh bột chiếm từ 5 – 8% nhưng vỏ cùi chứa nhiều độc tố nên hạn chế làm thức ăn gia súc. Vỏ cùi có thể tách riêng ủ làm phân bón. Riêng vỏ lụa, đất, cát nên thiết kế bãi chôn lấp hoặc đốt.
+ Đối với bùn, cặn từ hệ thống xử lý nước thải: Sau khi được làm khô nước lượng bùn cặn này có thể làm phân bón hay đem đi chôn lấp
5.3.1. Các biện pháp áp dụng xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn
5.3.1.1. Phân luồng dòng thải
Cần phân luồng dòng thải để giảm tải lượng nước thải cần xử lý, giảm thể tích bể cần xử lý. Việc phân luồng dòng thải trước khi xử lý sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư xây dựng, giảm diện tích mặt bằng cần thiết cũng như chi phí vận hành sau này.
Nước thải trong nhà máy chế biến tinh bột sắn có hai nguồn chính là nước thải rửa củ và nước thải trong quá trình tinh chế bột, ngoài ra còn có một lượng nước thải trong quá trình rửa sàn nhà, phòng thí nghiệm, nước thải sinh hoạt của nhà máy. Vì vậy, có thể phân luồng như sau:
+ Dòng nước thải ít ô nhiễm: Nước thải thu được trong quá trình rửa sắn củ tươi chứa chủ yếu là đất, cát và một lượng nhỏ sắn bị vỡ do va đập trong quá trình rửa củ. Lượng nước này do có độ ô nhiễm không cao nên được xử lý chủ yếu bằng cơ học: lắng lọc để tách đất, cát và vỏ sắn. Nước sau xử lý được quay trở lại cùng với nước sạch để rửa sắn nguyên liệu. Phần các tạp chất còn lại được đưa đi chôn lấp.
+ Dòng nước thải ô nhiễm vừa: Nước rửa nhà sàn, thiết bị, nước thải từ phòng thí nghiệm, từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên...
+ Dòng nước thải ô nhiễm nặng: Nước thải trong quá trình sàng lọc và trích ly chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng cặn lơ lửng lớn, pH thấp, nước thải sản xuất tinh bột sắn còn chứa các chất khó hoặc chậm chuyển hoá như: Dịch bào, xơ sắn, pectin..
Việc phân loại dòng nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sau này.
5.3.1.2. Các biện pháp áp dụng để xử lý nước thải
Việc lựa chọn phương pháp cũng như biện pháp, công trình cụ thể để áp dụng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào đặc điểm tính chất nước thải, mức độ cần thiết làm sạch. Dưới đây là một số phương pháp sử lý nước thải:
Phương pháp xử lý cơ học
Bao gồm các quá trình xử lý sơ bộ, lắng, lọc. Phương pháp này thường được sử dụng trong giai đoạn tiền xử lý nhằm tách các vật nổi có kích thước lớn, tách các tạp chất lắng ra khỏi nước thải để đảm bảo cho bơm, đường ống, hoạt động hiệu quả không bị tắc đồng thời giảm tải lượng ô nhiễm.
+ Đối với nước thải rữa củ tinh bột sắn có chứa nhiều đất, cát, sạn, vỏ... Ta có thể áp dụng phương pháp lắng lọc cơ học để xử lý nước thải này trước khi đưa đến các công trình xử lý tiếp theo. Những tạp chất này có kích thước tương đối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước thải, Phần cặn lơ lửng có kích thước nhỏ hơn được tách nhờ lọc. Như vậy ta có thể sử dụng bể lắng cát để xử lý nước thải rửa củ.
+ Đối với nước thải tinh chế bột: nước thải này có hàm lượng tinh bột và zenluloza lớn, nước thải này cũng cần lắng để tách cặn thô trước khi xử lý sơ cấp. Nước sau khi lắng có hàm lượng SS, TS giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý tiếp theo. Cặn lắng chứa xơ mịn và tinh bột có thể tận dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón.
Xử lý hoá lý
Dựa trên quá trình đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, trao đổi ion, tách bằng màng, điện hoá. Các phương pháp hoá lý thường được ứng dụng để tách các chất ô nhiễm ở dạng keo, hoà tan, chất hoạt động bề mặt hay kim loại nặng trong nước thải. Trong đó keo tụ là phương pháp đơn giản, xử lý hiệu quả nước thải có hàm lượng cặn lơ lửng lớn, nên đối với nước thải trích ly của nhà máy chế biến tinh bột sắn được áp dụng xử lý. Tác nhân keo tụ là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Ta thường dùng polymer hữu cơ (PAA) vì chất này khá phổ biến và rẻ tiền, dễ sử dụng đặc biệt là không gây ô nhiễm thứ cấp, dễ dàng tự hủy trong thời gian ngắn. Sau khi keo tụ tạo thành các bông có kích thước lớn nên dễ dàng tách nhờ quá trình lắng
Phương pháp sinh học
Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng để xây dựng tế bào, đồng thời để khai thác năng lượng cho quá trình sống. Nhờ hoạt động sống của vi sinh vật, các chất ô nhiễm được chuyển hoá và nước thải được làm sạch
Ưu điểm của phương pháp:
+ Khá đơn giản, rẻ tiền
+ Hiệu quả xử lý BOD, COD cao
+ Không gây ô nhiễm thứ cấp
+ Ngoài ra còn thu Biogas trong quá trình phân huỷ sinh học làm nhiên liệu khí đốt.
Phương pháp sinh học được chia làm hai phương pháp: xử lý sinh học yếm khí và xử lý sinh học hiếu khí.
Phương pháp xử lý hiếu khí:
Là phương pháp sử dụng vi sinh vật để oxy hoá các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Thông thường phương pháp này chỉ áp dụng cho nước thải có hàm lượng BOD thấp (BOD 1800mg/l; SS ≥ 3000mg/l).
Cơ chế của quá trình xử lý yếm khí: quá trình phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ thường xãy theo 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: thủy phân các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn như protein, gluxit, lipit...bị phân hủy dưới tác dụng của các. Enzim hydrolaza của vi sinh vật thành các chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ như đường đơn, axit ammin...
Giai đoạn 2: lên men các axit hữu cơ. Các sản phẩm thủy phân sẽ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa trong điều kiện yếm khí, sản phẩm phân giải là các acid hữu cơ phân tử lượng nhỏ như acid propionic, acid butyric, acid lactic, các chất trung tính như rượu, andehyt, axeton. Thành phần của các sản phẩm trong giai đoạn lên men phụ thuộc vào bản chất các chất ô nhiễm, tác nhân sinh học và điều kiện môi trường. Ngoài ra trong giai đoạn này các acid ammin hình thành do thủy phân protein cũng được khử ammin, một phần gốc ammin được các vi sinh vật sử dụng cho quá trình sinh trưởng và phát triển, một phần được khử.
+ Giai đoạn 3: giai đoạn lên men tạo acid axetic. Các sản phẩm lên men phân tử lượng lớn như axit béo, axit lactic... sẽ được chuyển hóa đến axit axetic.
CH3-CHOH-COOH 2CH3-CH2-COOH + CH3-COOH + CO2 + H2O
+Giai đoạn 4: giai đoạn metan hóa.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình xử lý yếm khí thu Biogas. Hiệu quả xử lý sẽ cao khi các sản phẩm trung gian được khí hóa hoàn toàn. Quá trình hình thành khí mêtan thường xãy ra theo 2 cơ chế chủ yếu sau:
• Sự hình hành khí mêtan do decacboxy hóa.
CH4 được hình thành do decacboxy acid axetic
CH3COOH CH4 + CO2
CH4 được hình thành do decacboxy hóa các axit hữu cơ khác
4CH3-CH2-COOH + 2H2O 7CH4 + 5CO2
2CH3-(CH2)2-COOH + 2H2O 5CH4 + 3CO2
CH4 cũng có thể được hình thành do decacboxy các chất trung tính
2C2H5OH 3CH4 + CO2
CH3-CO-CH3 + H2O 2CH4 + CO2
• Sự hình thành CH4 theo cơ chế khử CO2, Hydro được hình thành do quá trình lên men axit hữu cơ, trong điều kiện yếm khí sẽ được các vi khuẩn Methanogene sử dụng như là chất nhượng hydro để khử CO2. Quá trình khử có thể bằng hydro phân tử hoặc bằng oxi hóa khử.
Xử lý nước thải bằng phương pháp yếm khí có rất nhiều ưu điểm:
+ Có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ rất cao và có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn, cấu trúc phức tạp mà các phương pháp khác hầu như không xử lý được.
+ Chi phí năng lượng cho xử lý thấp.
+ Lượng bùn tạo ra nhỏ.
+ Sản phẩm phân giải hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong quá trình xử lý là khí sinh học (biogas), thành phần chủ yếu là CH4, CO2.
Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm
+ Thời gian lưu nước thải lâu, nên chi phí cho xây dựng lớn.
+ Thời gian ổn định công nghệ dài.
+ Quy trình vận hành khá phức tạp.
+ Hiệu quả xử lý thường chỉ đạt 75 – 90%.
+ Bùn có mùi đặc trưng.
Nước thải tinh chế bột sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao, hàm lượng cặn lơ lửng lớn. Với đặc trưng của nước thải như vậy nên sử dụng phương pháp yếm khí để xử lý. Tuy nhiên dòng thải sau khi xử lý yếm khí cần được xử lý tiếp bằng phương pháp hiếu khí... để đạt TCCP trước khi ra nguồn tiếp nhận.
PHẦN 6 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHẦN XƯỞNG
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG
Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột từ củ sắn
Các thông số ban đầu cho quá trình tính toán
Bảng 14 : Nồng độ chất khô của nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm
qua các công đoạn
STTThành phẩm và bán thành phẩmNồng độ chất khô1Khoai mì củ ban đầu30% ÷ 40%2Cháo thu được sau khi nghiền28%3Cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 120%4Cháo sau khi tách dịch bào lần 145%5Cháo đưa vào thiết bị tách bã30%6Cháo trong thiết bị tách bã24%7Sữa bột thô vào thiết bị tách dịch bào lần 219%8Sữa bột thô trong thiết bị tách dịch bào lần 214%9Sữa bột vào thiết bị rửa28%10Sữa bột trong thiết bị rửa20%11Sữa bột vào thiết bị tách tinh bột37%12Bột ướt trước khi sấy60%13Tinh bột sau khi sấy86% ÷ 88%
Bảng 15 : Tỷ lệ mất chất khô
STTNơi mất chất khôTỷ lệ % mất chất khô1Chất khô mất đi khi tách dịch bào lần 12%2Chất khô trong bã40%3Chất khô mất đi khi tách dịch bào lần 22%4Chất khô thoát vào trong nước khi rửa tinh bột2%5Chất khô thoát vào nước thải sau khi tách tinh bột1,5%
Bảng 16 : Tỷ lệ hao hụt tinh bột qua các công đoạn
STTCông đoạn% hao hụt1Ngâm, rửa, cắt khúc6% nguyên liệu trước khi nghiền2Nghiền2% theo tạp chất3Tách dịch bào lần 1 0,3% lượng dịch bào thải ra4Tách bã3% lượng bã thải ra5Tách dịch bào lần 20,2% lượng dịch bào thải ra6Rửa tinh bột 0,2% lượng nước rửa thải ra7Tách tinh bột0,26% lượng nước tách8Sấy0,1% lượng tinh bột ra khỏi thiết bị sấy
Tính toán cân bằng vật chất cho từng khâu
Với năng suất là 50 tấn tinh bột thành phẩm/ngày, làm việc một ngày 3 ca, mỗi ca làm việc 8 tiếng, một năm làm việc 300 ngày.
Ta sẽ tính cân bằng vật chất theo mỗi giờ sản xuất.
Khâu sấy
Sấy
Q1, W1
QC, WC
QW
Ta giả sử rằng các chất khô khác tinh bột trước khi sấy là không đáng kể nghĩa là hàm lượng chất khô của bột ướt cũng chính là hàm lượng tinh bột có trong bột ướt.
Lượng tinh bột ra khỏi thiết bị sấy:
Độ ẩm cân bằng của tinh bột ra khỏi thiết bị sấy là: WC = 12% ÷ 14%
Độ ẩm của bột ướt trước khi vào thiết bị sấy: W1 = 38% ÷ 55%
Thất thoát tinh bột theo khí thải:
TTKT = 0,1%.QC = 0,0012,083 = 0,002083 (T/h)
Ta có phương trình cân bằng vật chất:
Ta chọn WC = 12%, W1 = 40% thì năng suất của bột ướt vào thiết bị sấy là:
Lượng ẩm tách ra:
QW = Q1 – QC = 3,055 – 2,083 = 0,972 (T/h)
Khâu tách tinh bột
Tách tinh bột
Q2, X2
Q1, X1
T1, t1
Phần trăm hàm lượng tinh bột có trong bột ướt:
X1 = 100 – W1 = 100 – 40 = 60%
Nồng độ sữa bột vào thiết bị tách tinh bột ta chọn là X2 = 37%.
Lượng sữa bột vào thiết bị tách tinh bột Q2 (T/h).
Lượng nước được tách T1 (T/h).
Nồng độ chất khô thoát vào nước thải ta chọn khoảng t1 = 1,5% lượng nước tách được.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào nước thải ta chọn khoảng = 0,26% lượng nước tách được.
Phương trình cân bằng vật chất:
Q2X2 = Q1X1 + T1t1
Q2 = Q1 + T1
Lượng nước dịch tách được:
T1 = Q2 – Q1 = 5,034 – 3,055 = 1,979 (T/h)
Hàm lượng chất khô có trong nước thải:
Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước thải:
Khâu rửa tinh bột
Rửa ()
Q3, X3
Q2, X2
T2, t2
H1
Nồng độ chất khô trong sữa bột vào thiết bị rửa ta chọn X3 = 28%.
Lượng sữa bột đưa vào thiết bị rửa Q3 (T/h).
Nồng độ chất khô trong thiết bị rửa sau khi đưa nước vào pha loãng ta chọn.
Lượng nước đưa vào để pha loãng H1 (T/h).
Lượng nước rửa thải ra T2 (T/h).
Hàm lượng chất khô trong nước rửa ta chọn t2 = 2% lượng nước sau khi rửa.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào nước sau khi rửa ta chọn khoảng = 0,2% lượng nước sau khi rửa được.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Q3 + H1 = Q2 + T2
Q3X3 = (Q3 + H1)
Q3X3 = Q2X2 + T2t2
Từ đó ta có:
Như vậy lượng nước rửa thải ra T2 = 4,754 (T/h).
Lượng sữa bột đưa vào thiết bị rửa sẽ là:
Lượng nước đưa vào để pha loãng:
Hàm lượng chất khô có trong nước sau khi rửa:
Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước sau khi rửa:
Khâu tách dịch bào lần hai
Tách dịch lần 2 ()
Q4, X4
Q3, X3
T3, t3
H2
Lượng sữa bột thô đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 2 Q4 (T/h).
Nồng độ chất khô trong sữa bột thô vào thiết bị tách dịch bào lần 2 ta chọn X4 = 19%.
Nồng độ chất khô trong thiết bị tách dịch sau khi đưa nước vào pha loãng ta chọn.
Lượng nước đưa vào để pha loãng H2 (T/h).
Lượng dịch bào thải ra T3 (T/h).
Hàm lượng chất khô trong dịch bào thải ra ta chọn t3 = 2% lượng dịch bào thải ra.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào trong dịch bào ta chọn khoảng = 0,2% lượng dịch bào thải ra.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Q4 + H2 = Q3 + T3
Q4X4 = (Q4 + H2)
Q4X4 = Q3X3 + T3t3
Từ đó ta có:
Như vậy lượng nước dịch thải ra T3 = 5,437 (T/h).
Lượng sữa bột thô đưa vào thiết bị tách dịch sẽ là:
Lượng nước đưa vào để pha loãng:
Hàm lượng chất khô có trong nước dịch sau khi tách dịch bào lần 2:
Hàm lượng tinh bột tự do có trong dịch sau khi tách dịch bào lần 2:
Khâu tách bã
Tách bã ()
Q5, X5
Q4, X4
B, b
HS1, e
Lượng cháo đưa vào thiết bị tách bã Q5 (T/h).
Nồng độ chất khô trong cháo đưa vào thiết bị tách bã ta chọn X5 = 30%.
Nồng độ chất khô trong thiết bị tách bã sau khi đưa nước có chứa SO2 vào ta chọn.
Tỷ lệ % SO2 trong dung dịch hấp thu: e = 0,05%.
Lượng dung dịch hấp thụ SO2 đưa vào thiết bị tách bã HS1 (T/h).
Lượng bã thải ra B (T/h).
Hàm lượng chất khô trong bã ta chọn b = 40% lượng bã thải ra.
Nồng độ tinh bột tự do có trong bã ta chọn khoảng = 3% lượng bã thải ra.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Q5 + HS1 = Q4 + B
eHS1 + Q5X5 = (HS1 + Q5)
eHS1 + Q5X5 = Bb + Q4X4
Từ đó ta có:
Như vậy lượng bã thải ra B = 2,862 (T/h)
Ta cũng có:
Như vậy lượng cháo đưa vào thiết bị tách bã là Q5 = 9,611 (T/h)
Lượng dung dịch hấp thụ SO2 đưa vào thiết bị tách bã là:
HS1 = B + Q4 – Q5 = 2,862 + 9,157 – 9,611 = 2,408 (T/h)
Lượng SO2 hấp thụ vào trong dung dịch HS1 là:
Lượng chất khô trong bã là:
Lượng tinh bột có trong bã là:
Khâu tách dịch bào lần một
Công đoạn pha loãng sau khi tách dịch bào lần 1
Pha loãng
Q5, X5
H3
Lượng cháo sau khi tách dịch bào lần 1 là (T/h).
Nồng độ chất khô của cháo sau khi tách dịch bào lần 1 được ta chọn là = 45%.
Lượng nước pha loãng sau khi tách dịch bào lần 1 là H3 (T/h).
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Như vậy lượng cháo sau khi tách dịch bào lần 1 là = 6,407 (T/h)
Lượng nước pha loãng sau khi tách dịch bào lần 1 là:
Công đoạn tách dịch
Tách dịch lần 1
Q6, X6
T4, t4
Lượng cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 1 là Q6 (T/h).
Nồng độ chất khô của cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 1 được ta chọn là X6 = 20%.
Lượng dịch bào thải ra T4 (T/h).
Nồng độ chất khô trong dịch bào thải ra ta chọn t4 = 2% lượng dịch bào thải ra.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào trong dịch bào ta chọn khoảng = 0,3% lượng dịch bào thải ra.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Như vậy lượng cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 1 là Q6 = 15,306 (T/h).
Lượng dịch bào thải ra là:
Hàm lượng chất khô có trong nước dịch sau khi tách dịch bào lần 1:
Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước dịch sau khi tách dịch bào lần 1:
Khâu nghiền
Công đoạn pha loãng cháo sau khi nghiền
Pha loãng
Q7, X7
Q6, X6
T2, t2
Lượng cháo sau khi nghiền là Q7 (T/h).
Nồng độ chất khô của cháo sau khi nghiền là X7 .
Lượng nước thải ra từ khâu rửa tinh bột T2 (T/h).
Nồng độ chất khô có trong nước thải sau khi rửa tinh bột t2 = 2%.
Theo phương trình cân bằng vật chất thì lượng cháo sau khi nghiền là:
Q7 = Q6 – T2 = 15,306 – 4,753 = 10,553 (T/h)
Nồng độ chất khô của cháo sau khi nghiền là:
Lượng nguyên liệu cho máy nghiền
Lượng tinh bột tự do có trong cháo sau khi nghiền:
Tỷ lệ giải phóng tinh bột tự do khi nghiền từ K = 85% ÷ 95% lượng nguyên liệu ta chọn K = 0,9.
Hàm lượng tinh bột tự do có trong củ ta chọn khoảng C = 25% lượng nguyên liệu.
Hao hụt tinh bột theo tạp chất ta chọn khoảng t = 2%.
Lượng nguyên liệu đưa vào nghiền là:
Lượng nước đưa vào máy nghiền
Nghiền
Q8, X8
Q7, X7
H4
Theo phương trình cân bằng vật chất ta có:
Q8 + H4 = Q7
H4 = Q7 – Q8 = 10,553 – 8,891 = 1,662 (T/h)
Q8X8 = Q7X7
Lượng nguyên liệu ban đầu cần cho sản xuất
Giả sử hao hụt trong giai đoạn bóc vỏ, rửa và cắt khúc khoảng 6% khối lượng nguyên liệu trước khi nghiền thì lượng nguyên liệu ban đầu sau khi đã xử lý cần thiết cho sản xuất là:
QO = 1,06Q8 = 1,068,891 = 9,424 (T/h)
Lượng nguyên liệu ban đầu đã xử lý cần cho sản xuất trong 1 ngày là:
Lượng nước cần thiết để ngâm và rửa củ
Theo tác giả Nguyễn Xuân Phương và Nguyễn Văn Thoa ([5]) cho rằng: tùy theo độ bẩn mà lượng nước ngâm, bóc vỏ và rửa dao động trong khoảng từ 200% ÷ 400% so với khối lượng nguyên liệu.
Ở đây ta chọn khoảng 2,5 lần so với lượng nguyên liệu.
Lượng nước để ngâm và rửa củ là:
H5 = 2,5QO = 2,59,424=23,56 (T/h)
Hiệu quả thu hồi bộttc "Hieäu quaû thu hoâì boät"
Lượng tinh bột thu được sau khi sấy là:
TBTT = 2,083(1 - 0,12) = 1,833 (T/h)
Lượng tinh bột có trong nguyên liệu trước giai đoạn nghiền là:
TBNL = S + 0,02S = 1,9612(1 + 0,02) = 2 (T/h)
Hiệu suất thu hồi bột của toàn bộ các quá trình là:
Bảng 17 : Bảng tóm tắt lượng bán thành phẩm qua từng quá trình
Quá trìnhBước thực hiệnGiá trị (tấn/giờ)Ngâm, rửa, cắt khúcLượng nguyên liệu trước khi ngâm rửa9,424NghiềnLượng nguyên liệu trước khi nghiền8,891Lượng nước đưa vào máy nghiền1,662Tách dịch bào lần 1Lượng cháo sau khi nghiền 10,553Lượng nước pha loãng cháo sau khi nghiền 4,753Lượng cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 115,306Lượng cháo sau khi tách dịch bào lần 16,407Tách bãLượng cháo đưa vào thiết bị tách bã 9,611Lượng SO2 hấp thụ vào trong dung dịch0,0012Tách dịch bào lần 2Lượng sữa bột thô đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 29,157Rửa tinh bộtLượng sữa bột đưa vào thiết bị rửa6,991Tách tinh bộtLượng sữa bột bào thiết bị tách tinh bột5,034SấyLượng tinh bột ướt đưa vào máy sấy3,055
Tính nước cho phân xưởng sản xuất
Nước cấp
Tổng lượng nước cấp cho các quá trình sản xuất theo tính toán:
Lượng nước dùng cho sản xuất (lượng nước cấp cho sản xuất thực tế):
Nước thải
Tổng lượng nước thải
Bảng 16 : Bảng tóm tắt lượng nước cần cho từng quá trình
Thiết bịLượng nước sử dụng tấn /giờLượng nước trên ngày (tấn)Lượng nước sử dụng hàng tháng (tấn)Ngâm – Rửa – Cắt khúc23,56376,969800,96Nghiền 1,66226,592691,392Tách dịch bào lần 13,20451,2641332,864Tách bã2,40838,5281001,728Tách dịch bào lần 23,27152,3361360,736Rửa tinh bột2,79744,7521163,552Tổng590,43215351,232
Bảng 18 : Bảng tóm tắt lượng nước thải ra
STTQuá trìnhGiá trị (tấn/giờ)1Ngâm – Rửa – Cắt khúc 23,562Tách dịch bào lần 18,8993Tách dịch bào lần 25,4374Tách tinh bột1,9796.1. Tính lương
6.1.1. Số lượng lao động
Lao động trực tiếp sản xuất:
Công việcSố ca/ngàySố công nhânXử lý nguyên liệu126Rửa nguyên liệu13Cắt khúc15Nghiền110Tách dịch bào (lần 1-2)18Tách bã13Rửa bột12Tách tinh bột12Sấy12Vô bao14Nhãn11In date11Vô thùng14Tổng171
Số công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy là CTT = 71 người
Lao động phụ: bốc vác, nhập kho...: 8 người
Lao động dự trữ (làm việc thời vụ) = 10% tổng số công nhân dự kiến trong nhà máy.
CDT= 10% x (71+8) = 8 người
Vậy : Tổng số công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy là
CTT+ CP+ CDT= 71+8+8=87 người (a)
Lao động gián tiếp:
Kỹ thuật, phòng ban, quản lý, y tế, tạp vụ, PCCC…:
15% x (a)= 15% x 87 = 13 người
Ban giám đốc: 4 người
Tổng số lao động gián tiếp trong nhà máy là: CGT = 13+ 4 = 17 người
Vậy: Tổng số lao động trong nhà máy là : 87 + 17 = 104 người
6.1.2. Tính lương cụ thể từng bộ phận
Lương bình quân tối thiểu: 900000 VND / tháng
Lương lao động trực tiếp:
Hệ số lương : 1.3
L TT = 87 x 900000 x 1.3 = 101790000 (VND)
Lương nhân viên gián tiếp:
Hệ số lương : 1.5
L GT = 13 x 900000 x 1.5 = 17550000 (VND)
Lương ban giám đốc:
Hệ số lương : 5.7
L GD = 4 x 900000 x 5.7 = 20520000 (VND)
Tổng quỹ lương trong một tháng.
LT = LTT + L GT + L GD =101790000 + 17550000 + 20520000
= 229860000 (VND)
Lương bảo hiểm xã hội :
Lương bảo hiểm xã hội chiếm khoảng 5% tổng quỹ lương.
L BHXH = 5% x 229860000= 11493000 (VND)
Phụ cấp ngoài lương trong một tháng :
Được tính là lấy 1.2% tổng quỹ lương đã trừ lương bảo hiểm xã hội
LT = 1.2% x (LT - L BHXH) = 1.2% x (229860000–11493000) = 2620404 (VND)
Tổng tiền lương (VND)LươngThành tiềnLương lao động trực tiếp101790000Lương lao động gián tiếp17550000Lương ban giám đốc20520000Lương bảo hiểm xã hội11493000Phụ cấp ngoài lương2620404Tổng lương153973404
Tính và chọn thiết bị
Phễu nhập liệu
Với năng suất nhập liệu mỗi giờ là 8,98 tấn và khối lượng riêng của củ khoai mì tươi là 950kg/m3 thì thể tích phễu nhập liệu cần thiết là:
Ta chọn: chiều dài và chiều rộng miệng phễu là 4m; chiều dài và chiều rộng đáy phễu là 0,7m.
Lúc đó chiều cao của phễu theo tính toán là:
Từ đó ta chọn chiều cao của phễu là 2,6m.
Đặc điểmThông sốCông suất động cơ5 HPThể tích phễu nhập liệu10 m3Chiều cao phễu2,6 mChiều rộng miệng phễu4 mChiều dài miệng phễu4 mChiều rộng đáy phễu0,7 mChiều dài đáy phễu0,7 mNước sản xuấtViệt NamSố lượng1 cái
Băng tải để vận chuyển củ đến bể ngâm, đến máy cắt khúc, vận chuyển bã, vận chuyển tinh bột ướt đến máy sấy
Đặc điểmThông sốChiều dài băng tải6 mChiều rộng băng tải1,2 mVật liệuKhung sắt, mặt băng tải bằng cao su có khe thoát nướcCông suất môtơ giảm tốc10 HPNước sản xuấtViệt NamSố lượng1 cái
Máy bóc vỏ
Đặc điểmThông sốChiều dài 6 mĐường kính2 mVật liệuTrong: lưới kim loại, ngoài: khung sắtCông suất môtơ giảm tốc20 HPChi phí nước rửa2 m3/1 tấn nguyên liệuNước sản xuấtViệt NamSố lượng1 cáiThể tích làm việc của máy bóc vỏ là:
Như vậy với thiết bị bóc vỏ này thì đảm bảo rửa được 10m3 củ khoai mì trong một giờ.
Máy rửa củ
Đặc điểmThông sốChiều dài 8 mChiều rộng 1,2 mChiều cao1,2 mVật liệuKhung sắt, cánh rửa bằng thép không gỉCông suất môtơ giảm tốc20 HPNước sản xuấtViệt NamSố lượng1 cáiThể tích làm việc của máy rửa củ là:
Như vậy với thiết bị rửa củ này thì đảm bảo rửa được 10m3 củ khoai mì trong một giờ.
Máy cắt khúc
Đặc điểmThông sốNăng suất thực tế8,98 tấn củ/giờKiểu A12Năng suất thiết kế10 ÷ 20 tấn củ/giờChiều dài 2 mChiều rộng 1 mChiều cao1,2 mVật liệuKhung sắt, dao cắt bằng thép không gỉSố dao12 daoKhoảng cách giữa các dao0,04 mCông suất môtơ giảm tốc20 HPNhà sản xuấtRauchSố lượng1 cáiMáy nghiền
Đặc điểmThông sốNăng suất thực tế8,891 tấn củ/giờLoại máy JahnNăng suất thiết kế10 tấn củ/giờCông suất môtơ giảm tốc75 KWSố vòng quay của động cơ1500 vòng/phútĐường kính tang nghiền1,4 mSố vòng quay của tang nghiền1194 vòng/phútTổng số dao192 daoKích thước daoRộng 32 cm, cao 2 ÷ 4 mmSố lượng1 cái
Bồn chứa bán thành phẩm
Đặc điểmThông sốChiều cao bồn 3,2 mĐường kính bồn2 mVật liệuThép không gỉLoại cánh khuấyTuốc bin kínĐường kính cánh khuấy1 mSố vòng quay cánh khuấy120 vòng/phútCông suất động cơ5 HPNước sản xuấtViệt NamSố lượng4Máy ly tâm lắng tách dịch bào lần 1
Đặc điểmThông sốMã sốCHNX 944Năng suất4 ÷ 10 m3/giờChiều dài2765 mmChiều rộng 1300 mmChiều cao 1575 mmĐường kính khung quay575 mmChiều dài khung quay2440 mmTốc độ quay cực đại2900 vòng/phútVật liệu làm khung DuplexTrọng lượng700 kgCông suất động cơ11 KWPhương pháp khỏi độngThay đổi tần sốNhà sản xuấtAlfa LavalSố lượng4
Máy ly tâm lọc tách bã
Đặc điểmThông sốKiểu máyDSLoại máySD-16DSNước sản xuấtNhật BảnChiều dài2245 mmChiều rộng 1730 mmChiều cao770 mmNăng suất5 m3/giờCông suất động cơ22 KWSố vòng quay 3810 vòng/phútKhối lượng 2680 kgSố lượng2
Máy ly tâm đĩa tách dịch bào lần 2
Đặc điểmThông sốMã số CHNX 414Năng suất 3 ÷ 15 m3/giờChiều dài2672 mmChiều rộng845 mmChiều cao1330 mmChiều dài khung quay860 mmĐường kính khung quay353 mmTốc độ quay tối đa 4000 vòng/phútTrọng lượng1900 kgCông suất động cơ22 KWPhương pháp khỏi độngThay đổi tần sốNhà sản xuấtAlfa LavalSố lượng4
Vít tải
Đặc điểmThông sốMã số12S-409Công suất động cơ6 HPBước vít304,8 mmĐường kính trong73,025 mmĐường kính trục truyền động50,8 mmChiều dài3606,8 mmNhà sản xuấtConveyors CorporationSố lượng4
Bơm huyền phù tinh bột
Đặc điểmThông sốMã sốTHOMLoại bơm Ly tâmNăng suất10 ÷ 100 m3/giờSố vòng quay2900 vòng/phútCông suất động cơ10 HPSố lượng2Bơm sữa tinh bột
Đặc điểmThông sốMã sốHXHLoại bơm Ly tâmNăng suất10 m3/giờCông suất động cơ7,5 HPSố lượng3
Bơm nước
Đặc điểmThông sốMã sốKLoại bơm Ly tâmNăng suất8 ÷ 290 m3/giờCông suất động cơ3 HPSố lượng5
Máy tách tinh bột
Đặc điểmThông sốMã sốÀÎĂ -1200Đường kính 1200 mmThể tích làm việc2 m3Số vòng quay1100 vòng/phútCông suất40 KWNước sản xuấtNgaSố lượng2
Máy đóng bao
Đặc điểmThông sốHiệu máy33E-MNăng suất100 bao/giờSố lượng1
Hệ thống sấy
Đặc điểmThông sốChiều cao ống sấy20 mVật liệu làm ống sấyThép không gỉĐường kính ống sấy1,1 mChiều dài vít tải nhập liệu0,6 mCông suất động cơ vít tải6 KWSố vòng quay động cơ vít tải2043 vòng/phútLoại cyclon lắng tinh bộtĐ24Đường kính cyclon750 mmSố cyclon lắng2Loại quạt thổiQuạt ly tâmKý hiệu quạtNo16Công suất quạt40 ÷ 100 HPVận tốc quay của quạt 20 rad/sVận tốc dòng khí thổi22 m/sSố lượng quạt2Số lượng hệ thống sấy1Tính điện cho phân xưởng sản xuất
Điện dùng trong phân xưởng sản xuất
Bảng 4.7: Lượng điện động lực dùng cho từng quá trình
Thiết bịCông suấtmáy (KW)Số
lượngCông suất tiêuthụ (KW)Phễu nhập liệu3,6813,68Băng tải7,36429,44Máy bóc vỏ14,72114,72Máy rửa củ14,72114,72Máy cắt khúc14,72114,72Máy nghiền75175Động cơ khuấy bồn chứa bán thành phẩm3,68414,72Máy ly tâm tách dịch bào lần 111444Máy ly tâm tách bã22244Máy ly tâm tách dịch bào lần 222488Vít tải4,416417,664Bơm huyền phù tinh bột7,36214,72Bơm sữa tinh bột5,52316,56Bơm nước2,208511,04Máy tách tinh bột 40280Vít tải nhập liệu của hệ thống sấy616Quạt thổi của hệ thống sấy36,8273,6Công suất tiêu thụ tổng cộng (KW)562,584Công suất tiêu thụ cho điện động lực là Pđl = 562,584 KW
Công suất điện dùng cho chiếu sáng lấy lấy bằng 5% điện động lực:
Pcs = 0,05 562,584 = 28,1292 KW
Phụ tải điện động lực PTđl = (0,5 ÷ 0,7)Pđl lấy khoảng 0,65 điện động lực:
PTđl = 0,65 562,584 = 365,6796 KW
Phụ tải điện chiếu sáng khoảng lấy khoảng 0,9 công suất chiếu sáng:
PTcs = 0,9 28,1292 = 25,3163 KW
Tổng lượng điện dùng cho phân xưởng sản xuất
P = Pđl + Pcs + PTđl + PTcs
P = 562,584 + 28,1292 + 365,6796 + 25,3163 = 981,7064 KW
Tính dung lượng bù
Hệ số công suất của phân xưởng sản xuất thực phẩm khoảng 0,7 ÷ 0,8. Ta chọn hệ số công suất ban đầu của phân xưởng sản xuất là cos1 = 0,75 tg1 = 0,88.
Chọn hệ số công suất cần nâng lên là cos2 = 0,9 tg2 = 0,48.
Dung lượng bù:
Qb = P (tg1 - tg2) = 981,7064 (0,88 – 0,48) = 392,6826 KW
Chọn máy biến áp
Công suất biểu kiến:
Ta chọn máy biến áp 1350 KVA.
Mặt bằng phân xưởng sản xuất
Theo tài liệu tham khảo [7] cùng với kích thước của các thiết bị đã tính và chọn ở bên trên ta chọn mặt bằng phân xưởng sản xuất có các kích thước như sau:
Chiều dài phân xưởng sản xuất là: 60m.
Chiều rộng phân xưởng sản xuất là: 24m.
Chiều cao phân xưởng sản xuất là: 9,6m.
Lưới cột trong phân xưởng sản xuất là: 6m12m.
Thiết bị được bố trí trên mặt bằng theo hình chữ U.
PHẦN 7
AN TOÀN LAO ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
An toàn điện – Phòng cháy chữa cháy
An toàn điện
Trong các phân xưởng sản xuất tai nạn điện có thể xảy bất cứ lúc nào. Mặt khác sử dụng điện không đúng quy định gây lãng phí sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhà máy. Vì vậy cần phải có những quy định về quản lý và sử dụng điện trong phân xưởng sản xuất đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Quản lý mạng lưới điện trong phân xưởng sản xuất
Tổ điện của nhà máy phải thực hiện nghiêm túc các công việc sau:
Tiếp nhận, quản lý toàn bộ mạng lưới điện trong phân xưởng sản xuất.
Thường xuyên kiểm tra mạng lưới điện để kịp thời sửa chữa những hư hỏng, đứt, hở…
Ban hành nội quy về quản lý và sử dụng điện trong phân xưởng, cần nêu rõ:
Các công nhân trong phân xưởng chỉ sử dụng điện ở nơi có cầu dao và rờ le bảo vệ ở công đoạn mình phụ trách.
Không sử dụng điện vào mục đích khác như đun nấu…
Cho công nhân học tập nội quy an toàn điện để công nhân trong phân xưởng sản xuất có ý thức trong việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
Biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn điện
Mạng lưới điện trong nhà máy được tính toán thiết kế theo tiêu chuẩn mạng điện cho sản xuất công nghiệp chế biến.
Bao che, ngăn cách các bộ phậ của mạng điện như cầu dao, thiết bị đóng ngắt.
Sử dụng điện áp phải đảm bảo an toàn.
Ở các thiết bị có chạy động cơ thì cần phải có dây nối đất để chống rò rì điện bảo đảm an toàn cho người công nhân khi thao tác với thiết bị.
Phòng chống cháy nổ
Biện pháp kỹ thuật
Áp dụng đúng các tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ khi thiết kế và sử dụng các công trình. Chẳng hạn các công trình có nguy cơ gây cháy nổ cao như kho nhiên liệu nên đặt ở cuối hướng gió.
Có các bảng nội quy an toàn, biển báo nghiêm cấn dùng lửa ở những nơi cấm lửa hoặc gần những khu vực dễ cháy như kho nhiên liệu, lò cung cấp nhiệt cho quá trình sấy…
Biện pháp tổ chức
Tuyên truyền, vận động, tổ chức học tập về an toàn phòng chống cháy nổ; có biện pháp khuyến khích người công nhân nghiêm chỉnh chấp hành nội quy an toàn phòng cháy.
Thực hiện việc kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy thường xuyên đảm bảo kịp ứng phó khi có cháy nổ xảy ra.
Biện pháp tiến hành khi có cháy
Thiết kế hệ thống chuông báo động khi có cháy xảy ra.
Chuẩn bị các chất chữa cháy đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước cũng như bình chữa cháy để khống chế ngọn lửa.
Các dụng cụ và phương tiện chữa cháy phải đặt đúng vị trí để có thể sử dụng kịp thời nhanh chóng khi cháy xảy ra, tuyệt đối không sử dụng các dụng cụ và phương tiện chữa cháy vào mục đích khác, thường xuy xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của chúng.
Tổ chức lực lượng chữa cháy, lực lượng này cần phải được đào tạo chuyên môn và thường xuyên được kiểm tra, diễn tập để nhanh chóng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
Vệ sinh lao động
Trong quá trình sản xuất có nhiều yếu tố gây bất lợi đến sức khỏe và tâm lý của người công nhân. Các yếu tố bất lợi này một phần do môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, nắng, mưa… còn phần lớn là do quá trình sản xuất sinh ra khói, bụi, tiếng ồn. Vì vậy nhất thiết cần phải có biện pháp để giảm thiểu các yếu tố bất lợi này.
Vệ sinh khí hậu trong nhà máy
Căn cứ vào hướng gió, nhiệt độ, ẩn độ của khu vực để thiết kế mặt bằng phân xưởng sản xuất cho hợp lý.
Tạo điều kiện nghỉ ngơi cho người lao động, cung cấp đủ nước uống và đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân cho người công nhân.
Xử lý khói bụi
Khói bụi trong phân xưởng sinh ra do bụi nhiên liệu từ lò đốt (cung cấp nhiệt cho quá trình sấy tinh bột) và do bụi tinh bột bay ra trong quá trình sấy và các quá trình khác.
Cần có biện pháp để làm giảm thiểu lượng bụi này bằng cách xây dựng ống khói cao, bố trí các cyclon lắng bụi tinh bột ở vị trí thích hợp.
Xử lý tiếng ồn
Nguồn phát ra tiếng ồn:
Tiếng ồn cơ khí gây ra bởi máy móc hoạt động, sự va chạm giữa nguyên liệu với thiết bị…
Tiếng ồn khí động sinh ra do sự chuyển động của khí từ các thiết bị quạt, chất lỏng ở các bơm…
Biện pháp giảm thiểu:
Làm giảm tiếng ồn phát ra từ các máy móc bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của máy để làm giảm lực quán tính gây ra tiếng ồn hoặc có thể chêm thêm các vật liệu xốp dưới các bệ máy.
Mua các thiết bị ít rung động và thường xuyên bảo trì các thiết bị này.
Trang bị bảo hộ lao động thích hợp cho người công nhân để bảo vệ họ khi họ phải làm việc ở những nơi nhiều tiếng ồn.
Chiếu sáng
Chiếu sáng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thao tác của người công nhân có khi còn gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc. Vì vậy:
Cần phải bố trí hợp lý nguồn sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Các bóng đèn chiếu sáng phải sạch sẽ đảm bảo chiếu sáng đầy đủ.
Sắp xếp các thiết bị sản xuất phù hợp để tránh che chắn ánh sáng.
Vệ sinh phân xưởng sản xuất
Vệ sinh phân xưởng sản xuất tạo môi trường sạch sẽ đảm bảo mỹ quan và sức khỏe cho người công nhân. Để đảm bảo vệ sinh trong phân xưởng sản xuất cần:
Bố trí đúng các đường ống dẫn nước thải.
Có vị trí tập kết bã thải sau khi tách tinh bột.
Phân xưởng sản xuất phải có người thường xuyên vệ sinh sau mỗi ngày sản xuất.
PHẦN 8
PHỤ LỤC
Bảng tổng kết lượng nguyên liệu, bán thành phẩm qua các quá trình
Quá trìnhLuợng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (tấn)Trong giờTrong ngày (24 giờ)Trong năm (300 ngày)Nhập liệu9,424226,1867854Ngâm, rửa, cắt khúc9,424226,1867854Nghiền 8,891213,3864014Tách dịch bào lần 115,306367,34110202Tách bã9,611230,6669198Tách dịch bào lần 29,157219,7765931Rửa tinh bột6,991167,7850334Tách tinh bột5,034120,8236246Sấy 3,05573,3221996Đóng bao2,0835015000
Bảng tổng kết các thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất
Thiết bịSố lượngThông sốPhễu nhập liệu1Thể tích 10m3Băng tải4Dài 6m; rộng 1,2mMáy bóc vỏ1Dài 6m; đường kính 2mMáy rửa củ1Dài 8m; rộng 1,2m; cao 1,2mMáy cắt khúc1Dài 2m; rộng 1m; cao 1,2mMáy nghiền1Đường kính tang nghiền 1,4mBồn chứa4Cao 3,2m; đường kính 2mLy tâm lắng tách dịch bào lần 14Năng suất 4m3/giờLy tâm lọc tách bã2Năng suất 5m3/giờLy tâm đĩa tách dịch bào lần 24Năng suất 3m3/giờVít tải4Công suất động cơ 6HPBơm huyền phù tinh bột2Năng suất 10m3/giờBơm sữa tinh bột3Năng suất 10m3/giờBơm nước5Năng suất 8m3/giờMáy tách tinh bột2Thể tích làm việc 2m3Hệ thống sấy khí thổi1Chiều cao ống sấy 20mHệ thống đóng bao1Năng suất 100 bao (50kg)/giờTiêu chuẩn chất lượng tinh bột tại một số nhà máy
Tiêu chuẩn chất lượng tinh bột tại nhà máy “Song Be – Singapore Tapioca” ở Bình Phước
Chỉ tiêu hóa lý
Hàm ẩm ≤ 13,5%.
Hàm lượng kim loại nặng thực hiện theo quyết định 867/1998 Bộ Y tế.
Hàm lượng tro ≤ 0,2%.
Hàm lượng xơ ≤ 0,5%.
Tạp chất lạ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: không có.
pH dung dịch 20%: 5 ÷ 7.
Chỉ tiêu vi sinh
Tổng số vi khuẩn hiếu khí, tế bào nấm men, nấm mốc, coliform, vi khuẩn kỵ khí… theo quyết định 867/1998 Bộ Y tế.
Tiêu chuẩn tinh bột khoai mì tại nhà máy “The Intimex Tapioca starch factory” ở Nghệ An
Chỉ tiêuLoại sản phẩmSuper123Tổng hàm lượng tinh bột sau khi sấy (%), không dưới 97,5 97,5 96 96 Hàm lượng tro (%), không quá 0,10 0,15 0,3 0,5 Hàm lượng tro không hòa tan trong acid sau khi sấy (%), không dưới 0,02 0,05 0,10 0,15 pH4,5 ÷ 7 4,5 ÷ 7 3,5 ÷ 7 3,5 ÷ 7 Độ nhớt 700 500 400 300 Độ ẩm, không quá 12,5 13 14 14 Hàm lượng protein sau khi sấy (%), không quá 0,2 0,3 0,3 0,3 Tổng hàm lượng tinh bột nằm trên rây có kích thước lỗ rây 150 micrometer (%), không quá 1 1 3 5 Hàm lượng xơ (%), không quá 0,1 0,2 0,5 1,0 Độ trắng (%) 98 95 90 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
[1] Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, “Cây sắn”, NXB Nông Nghiệp, 1985.
[2] Hoàng Thị Ngọc Châu, Lê Thị Cúc, Mai Văn Lê, Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Hợi, “Chế biến lương thực – tập 2”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1985.
[3] Khoa Hóa thực phẩm và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, “Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm”, NXB Giáo dục, 1996.
[4] Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên, “Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn”, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2005.
[5] Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Thoa, “Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản xuất thực phẩm”, NXB Giáo Dục, 2005.
[6] Đinh Hữu Dung, “Giáo trình vẽ xây dựng”, NXB Xây Dựng, 2000.
[7] Vũ Duy Cừ, “Quy hoạch khu công nghiệp, thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy nhà và công trình công nghiệp”, NXB Xây Dựng, 2003.
[8] Trần Văn Phú, “Tính toán và thiết kế hệ thống sấy”, NXB Giáo Dục, 2000.
[9] Các tác giả, “Sổ tay: Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa chất – Tập 1 và Tập 2”, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 1994.
Trang web:
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
HYPERLINK ""
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì.doc