Hai đầu bệ kéo căng, tại vị trí các tao cáp ở cả đầu neo và đầu kéo phải được che chắn bằng các tấm chắn, không cho người qua lại giữa tấm chắn và đầu cáp.
Khi tiến hành căng kéo phải có còi, đèn báo hiệu nguy hiểm.
Trước khi kéo phải kiểm tra toàn bộ thiết bị để đảm bảo mọi bộ phận đều trong điều kiện sử dụng.
Chuẩn bị cơ cấu bảo vệ và các đai lồng vào các tao cáp ứng lực trước.
Khi có đèn cảnh báo, mọi người phải đứng ra ngoài bệ kéo và ở trong vùng an toàn phía bên, đồng thời không cho người nào đứng sau các tao cáp. Người thực hiện chỉ được đứng bên cạnh kích kéo và các dây đã được kéo
Người vận hành máy kéo phải tuyệt đối tuân thủ ”Quy trình kỹ thuật an toàn sử dụng máy kéo thép dự ứng lực’’
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình và biện pháp thi công đúc cấu kiện bê tông cốt thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam
công ty cổ phần bê tông và xây dựng vinaconex xuân mai
QUY TRìNH Và BIệN PHáP
THI CÔNG ĐúC CấU KIệN BÊ TÔNG CốT THéP
CÔNG TRìNH: trung tâm thương mại chợ mơ
Địa điểm xây dựng: số 459c - bạch mai - quận hai bà trưng
Thành phố hà nội
Hà nội - 2011
I- Giới thiệu chung về công ty.
Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai là một đơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam-vinaconex, được thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-XD/TCCB của Bộ Xây dựng.
Địa chỉ: xuân mai - Chương Mỹ – hà nội.
Điện thoại: 0433 840118 - 0433 840121
Fax: 0433 840117
Công ty chuyên sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn cho xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình hạ tầng và công trình giao thông.
Công ty có 02 trạm trộn Bê tông với tổng công suất 120 m3/h, xưởng sản xuất chính gồm 5 nhịp 18m x 144m và các xưởng phụ trợ khác: Cơ khí, năng lượng, sản xuất khai thác đá, vv...
Hiện nay Công ty có trang bị thêm một số dây chuyền sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép DƯL bằng công nghệ kéo trước - Hợp tác nghiên cứu với Hãng RONVEAUX - Vương quốc Bỉ và Hãng SARET INTERNATIONAL - Cộng hoà Pháp. Các sản phẩm của dây chuyền bao gồm:
- Dầm sàn bê tông ứng lực trước cho xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng.
- Dầm cầu dự ứng lực khẩu độ lớn bằng phương pháp kéo trước.
- Các cấu kiện BT dự ứng lực khác cho nhà công nghiệp và các công trình công cộng.
- Cọc bê tông cốt thép thông thường và cọc bê tông cốt thép DƯL
- Tunel, ống cống va rung ly tâm, tấm đan, bó vỉa, ......
Các sản phẩm này hiện đang được sản xuất và cung cấp cho thị trường xây dựng trong cả nước và đã được cấp 25 huy chương vàng chất lượng.
Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008.
Năm 2005, Công ty đã được trao giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho sản phẩm bê tông dự ứng lực.
II. Giới thiệu công nghệ bê tông dưl tiền chế
Bê tông cốt thép là một sản phẩm không thể thiếu được của kỹ thuật xây dựng. Một trong những phát minh lớn trong kỹ thuật xây dựng ở thế kỷ 20 chính là bê tông dự ứng lực. Nó được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới từ hơn 50 năm nay.
ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ bê tông dự ứng lực đã được thực hiện từ những năm 70, 80. Tuy nhiên phạm vi áp dụng còn hạn hẹp. Chỉ trong những năm gần đây, với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá các doanh nghiệp trong ngành bê tông đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ dự ứng lực trong việc sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực.
- Năm 1999, Liên doanh VINAROSE (hợp tác giữa VINACONEX và Hãng RONVEAUX - Vương quốc Bỉ) đã hợp tác triển khai công nghệ bê tông dự ứng lực tại Công ty bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai để sản xuất các cấu kiện vượt khẩu độ lớn bằng phương pháp căng kéo trước phục vụ cho xây dựng nhà ở dân dụng, nhà công nghiệp, sân vận động, sản xuất dầm cầu phục vụ cho giao thông.... Phạm vi áp dụng rất rộng rãi, giải quyết được hầu hết các phương án xây dựng hiện đại mang tính công nghiệp cao.
Hiện nay tại Công ty chúng tôi, bê tông dự ứng lực tiền chế được sản xuất theo phương pháp Căng trước: Trên các dây chuyền dài tới 95 m, các sợi cáp được tạo lực căng trước khi đổ bê tông. Sau khi bê tông đông kết và được dưỡng hộ đạt tới cường độ 80% R28 thì tiến hành cắt các sợi cáp trên, lực kéo trong dây cáp sẽ chuyển thành lực nén trong cấu kiện bê tông.
Sử dụng kết cấu bê tông tiền chế trong các công trình có thể mang lại những hiệu quả to lớn như: Các cấu kiện được sản xuất trong Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao, chất lượng kỹ thuật đạt đúng theo thiết kế, giảm thời gian xây dựng.... Do vậy thiết kế hướng tới một kết cấu đơn giản với sự điển hình hoá cao nhất trong quá trình sản xuất, lắp dựng, liên kết và hoàn thiện kết cấu.
Các tiêu chuẩn được áp dụng cho thiết kế và thi công:
Tiêu chuẩn tải trọng và tác động “ TCVN 2737-95”
Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép “ TCVN 356-2005”
Tiêu chuẩn tính toán bê tông dự ứng lực theo tiêu chuẩn Châu Âu
Sản phẩm bê tông dự ứng lực - Yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu “ TCVN 389 - 2007”
Kết cấu bê tông và bê tông lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu “ TCVN 390 - 2007”
IIi. quy trình sản xuất cấu kiện cột, dầm, sàn.
Kiểm tra thiết kế - dự trù vật tư - mua vật tư
Kiểm tra, nhập kho
Thiết kế cấp phối, coffa, Cốt thép
Gia công cốt thép
Gia công coffa
Trộn Bê tông
Kiểm tra
Lắp đặt cốt thép, tạo
ứng suất cho KCT và cáp DƯL, lắp coffa
Tạo hình sản phẩm
Dỡ coffa, dưỡng hộ,
hạ tải, cắt thép DƯL
Kiểm tra,xếp kho
Vận chuyển, giao cho khách hàng
Theo dõi lắp đặt
Thu thập ý kiến khách hàng
1- Vật liệu sản xuất cấu kiện cột, dầm, sàn:
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất cấu kiện: Cột, Dầm, Sàn, bao gồm:
- Xi măng PC 40
- Đá dăm cỡ hạt lớn nhất 20 mm của mỏ đá Cao Dương - Kim Bôi - Hoà Bình.
- Cát vàng Sông Lô
- Nước cho bê tông: Dùng nước sạch đã qua xử lý lắng lọc.
- Cốt thép thường trong bê tông, với thép tròn trơn loại CB240-T, Thép có gờ loại CB300-V, CB400-V theo TCVN 1651-2008.
- Thép DƯL trong bê tông:
+ Cáp f 12,7; f7; f5 theo tiêu chuẩn ASTM A416/A416M-99 Grade 270
Các loại cốt thép cường độ cao trên đều kèm theo chứng chỉ của nhà sản xuất và được kiểm tra theo từng lô hàng.
- Phụ gia hoá dẻo EX-40A, của hãng IMAG.
2- Trạm trộn bê tông:
Theo sơ đồ công nghệ sau:
Nước
Kho cốt liệu
Xi lô
Phụ gia
XM
Bun ke chứa cốt liệu
Bun ke chứa xi măng
Thiết bị định lượng tự động
2 máy trộn
Phễu chứa
Vận chuyển
Vị trí tạo hình
Ghi chú:
Kho cốt liệu gồm 8 ngăn, sức chứa tổng 6000 m3
Kho Xi lô xi măng gồm 6 cái, sức chứa tổng 1700 tấn
02 máy trộn cưỡng bức, dung tích thùng trộn 1200 lít
2.1- Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Cốt liệu sau khi kiểm tra, được nhập vào kho chứa có mái che. Sau đó được đưa lên bun ke trạm trộn bằng hệ thống băng tải.
- Xi măng PC 40 dạng rời được vận chuyển bằng xe chuyên dùng từ nhà máy sản xuất xi măng và bơm nạp vào xi lô chứa, sau đó bơm lên bun ke trạm trộn.
- Nước và phụ gia được bơm lên bình chứa đặt trên trạm trộn.
2.2- Định lượng nguyên vật liệu:
Các nguyên vật liệu trên được cân đong theo đúng thành phần cấp phối thiết kế trên thiết bị cân điện tử điều khiển tự động có độ chính xác cao. Định kỳ hàng năm các thiết bị này được hiệu chuẩn nội bộ bằng các quả cân chuẩn hạng II loại 20 Kg.
Tỷ lệ cấp phối được Phòng TN-KCS của công ty kiểm tra đạt yêu cầu mới đưa vào sản xuất.
2.3- Trộn và vận chuyển bê tông:
Bê tông được trộn tại trạm cố định gồm 2 máy trộn cưỡng bức, công suất trạm trộn 120 m3/h.
Sau khi cân đong, các nguyên vật liệu được đưa vào máy trộn với khối lượng 0,8 m3 mỗi mẻ trộn, thời gian trộn từ 2 đến 3 phút. Sau đó bê tông được xả xuống phễu chứa có dung tích 1 m3, đặt trên xe goòng chạy tới các nhịp sản xuất và dùng cầu trục cấp tới các vị trí tạo hình sản phẩm trong thời gian từ 5 - 7 phút.
3- Công nghệ sản xuất cấu kiện cột - dầm - sàn:
Công nghệ sản xuất cấu kiện: Cột (BTCT thường).
1- Công nghệ ván khuôn:
Ván khuôn được thiết kế và chế tạo bằng thép, có độ bền vững và có sai số cho phép. Khuôn được gia công bề mặt phẳng, nhẵn, tháo lắp và vận chuyển dễ dàng, có đệm cao su ở các cạnh khuôn đảm bảo kín khít khi đổ và đầm bê tông.
Trước khi lắp, khuôn được vệ sinh sạch và bôi một lớp mỏng dầu chống dính RHEOFISH 202 của MBT.
Ván khuôn trước khi đưa vào sản xuất phải có nghiệm thu của Phòng Kỹ thuật và Phòng TN-KCS.
Ván khuôn cột.
2- Gia công và lắp đặt cốt thép.
Cốt thép được gia công và lắp đặt đúng theo thiết kế, đảm bảo chắc chắn cho công tác tạo hình sản phẩm.
Sau khi lắp đặt xong cốt thép thì Phòng TN-KCS của công ty kiểm tra đúng thiết kế mới được đổ bê tông.
- Cốt thép có đường kính f < 10 mm được nắn và làm sạch bằng máy nắn cắt C338.
Máy nắn cắt thép từ F5 - F8
- Các loại cốt thép có đường kính f ³ 10 mm được uốn nhờ máy chuyên dụng.
Máy uốn thép từ F10 - F25
- Cốt thép được kê bằng những viên kê bê tông đúc sẵn đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
3 - Quy trình đổ bê tông:
- Máy trộn, được trộn theo đúng tỷ lệ cấp phối và độ sụt. Độ sụt lần đầu được kiểm tra tại máy bằng độ sụt thiết kế. Thời gian trộn từ 2 đến 3 phút, sau đó bê tông được xả vào phễu chạy trên xe goòng vận chuyển đến các nhịp, tại mỗi nhịp bê tông được xả vào các phễu và dùng cầu trục 10 tấn và 20 tấn cẩu phễu rồi rải bê tông vào khuôn.
Đổ Bê tông bằng cầu trục.
*Qui định rải: Khi rải mép phễu cách mép trên sản phẩm chừng 0,2 m (để tránh bê tông phân tầng). Tốc độ rải từ 40 ¸50 m/ phút, ứng với lớp bê tông dày từ 20 ¸ 25 cm.
Đầm bê tông xong lớp trước thì mới đổ bê tông lớp tiếp theo, dùng đầm dùi F50 tần số 2800 vòng/phút.
Khi đầm, bước di chuyển đầm dùi bằng 1,5 bán kính công tác của đầm, lớp sau cắm sâu xuống lớp trước từ 5 ¸ 10 cm, đầm đến khi bề mặt phẳng, hết bọt khí, nổi vữa lên thì được. Khi di chuyển đầm, phải vừa kéo lên vừa đầm, chiều kéo thẳng đứng.
Trên chiều dài 5m đến 8m, phải bố trí từ 2 hoặc 3 đầm dùi thường trực để làm việc.
4- Lấy mẫu thí nghiệm:
Tại hiện trường nơi đổ bê tông, nhân viên phòng TN-KCS tiến hành đúc mẫu bê tông kích thước 15x15x15 cm hoặc 10x10x10 cm và bảo dưỡng tại chỗ như sản phẩm.
5- Dưỡng hộ sản phẩm:
Dùng phương pháp dưỡng hộ tự nhiên. Khi đổ bê tông xong cấu kiện được phủ kín bằng vải bạt, sau 10 giờ thì tiến hành tưới nước bổ xung, tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường mà khoảng thời gian tưới dài ngắn khác nhau đảm bảo bề mặt bê tông lúc nào cũng ẩm.
Trong quá trình dưỡng hộ nhân viên thí nghiệm phải theo dõi để dưỡng hộ đúng qui định. Khi việc dưỡng hộ kết thúc thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra theo dõi cường độ bê tông.
6- Tháo ván khuôn:
Sau một ngày thì tiến hành tháo dỡ ván khuôn thành. Trong quá trình tháo dỡ tránh lực tác động mạnh vào sản phẩm.
7- Xếp dỡ và vận chuyển:
Sau 2 đến 3 ngày, khi cường độ BT đạt 60 đến 70% R28 thì tiến hành cẩu rỡ sản phẩm. Dùng cầu trục cẩu các cấu kiện ra khu vực kê xếp tạm. Cấu kiện được đục tẩy phẳng nhẵn bề mặt, bộ phận KCS kiểm tra toàn bộ về kích thước hình học và chất lượng kỹ thuật. Sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật được đóng dấu chuyển vào khu kê xếp cố định.
Khi kê xếp, phải được kê trên nền đất cứng, hai gối kê phải đặt đúng vị trí các tim gối của cấu kiện. Sau khi kê xếp trên bãi cố định, cấu kiện được vận chuyển ra ngoài công trường lắp dựng bằng các ô tô chuyên dùng.
Kê xếp cột BTCT thường.
B- Công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông DƯL.
1- Sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền chuyên dùng.
A - a
Dây chuyền chuyên dùng
2- Gia công và lắp đặt cốt thép.
a- Kéo căng thép DƯL:
Thiết bị kéo căng cáp dự ứng lực là máy kéo thuỷ lực của hăng PAUL- Cộng hoà Liên Bang Đức, đã được kiểm định bởi Trung tâm đo lường Việt Nam thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Thép và cáp DƯL được kiểm tra đúng chủng loại, sau đó cắt theo chiều dài của dây chuyền cần sản xuất. Các đầu cáp được cắt dư 350 mm đối với đầu kéo căng và 100 mm đối với đầu cố định.
Luồn thép và cáp trên dây chuyền theo vị trí thiết kế, chốt quả neo vào 2 đầu cáp.
Trong khi luồn cáp với các sợi không bám dính phải luồn qua ống nhựa có chiều dài theo thiết kế. Sau khi căng kéo xong dùng băng dính băng kín đầu ống nhựa vào sợi thép.
Dùng máy kéo thuỷ lực PAUL kéo căng thép và cáp theo trình tự đối xứng qua trục đứng và từ dưới lên trên.
Mặt cắt ví dụ:
Mặt cắt ngang dầm
Mặt cắt ngang panel
Trình tự kéo:
Theo chiều cao: kéo hàng thấp trước tiến dần lên hàng cao.
Theo chiều ngang: Kéo từ hai bên vào giữa lần lượt cho đến hết.
Cụ thể:
Thứ tự kéo cáp dầm
1-2
3-4
5-6-7-8
Thứ tự kéo thép ưst Panel
1-2-3-4-5-6-7-8-9
Căn cứ vào: Thiết kế kỹ thuật, tính năng của máy, tính chất cơ lý của cáp và thép DƯL mà quyết định chế độ kéo phù hợp để đạt được lực kéo, độ dãn dài cần thiết.
- Chiều dài cắt cáp của một lần căng kéo được tính như sau :
L=L1+2L2+0.350+0.100
Trong đó :
L1: Là chiều dài của dây chuyền.
L2: Là khoảng cách từ mép trụ neo tới đầu dây chuyền
0.350; 0.100 là lượng dư cáp tại đầu kéo và đầu neo
- Độ dãn dài cáp của một lần căng kéo được tính theo công thức sau :
L*(F2-F1)
DL =
S*E
Trong đó:
DL: Biến dạng tính toán (mm)
L : Chiều dài đoạn cáp kéo
F2 : Lực kéo cuối cùng
F1 : Lực kéo ban đầu
S : Tiết diện của cáp
E : Mô đun đàn hồi của cáp DƯL
- Mỗi hành trình kéo của máy được 200mm, đối với cáp 12,7mm có 03 hành trình kéo ở các cấp độ lực là 33KN; 79,5KN; 144 KN ứng với chỉ số trên đồng hồ là 80 bar; 190 bar; 341 bar.
- Kiểm tra lực kéo căng từng sợi.
Số sợi
Biến dạng L1
Biến dạng L2
DL=L2 - L1
1
2
3
4
5
6
7
...
Khoảng cách giữa BD min và BDtt là 5%so với BDtt
Khoảng cách giữa BD max và BDtt là 5%so với BDtt
Đường biểu diễn mỗi quan hệ giữa lực kéo căng thực tế P và độ dãn dài DL của mỗi sợi cáp phải nằm ở vùng I của biểu đồ trên, nếu nằm ở vùng II thì phải kiểm tra lại.
b- Lắp cốt thép thường.
Cốt thép được gia công và lắp đặt đúng theo thiết kế, đảm bảo chắc chắn cho công tác tạo hình sản phẩm.
Sau khi lắp đặt xong cốt thép thì Phòng TN-KCS của công ty kiểm tra đúng thiết kế mới được đổ bê tông.
- Cốt thép có đường kính f < 10 mm được nắn và làm sạch bằng máy nắn cắt C338.
Máy nắn cắt thép từ F5 - F8
- Các loại cốt thép có đường kính f ³ 10 mm được uốn nhờ máy chuyên dụng.
Máy uốn thép từ F10 - F25
- Cốt thép được kê bằng những viên kê bê tông đúc sẵn đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Qui cách bố trí thép, chủng loại và chiều dài thép DƯL cũng được Phòng TN-KCS kiểm tra đạt yêu cầu mới tiến hành đổ bê tông.
3- Ván khuôn:
Ván khuôn được thiết kế và chế tạo bằng thép, có độ bền vững và có sai số cho phép. Khuôn được gia công bề mặt phẳng, nhẵn, tháo lắp và vận chuyển dễ dàng, có đệm cao su ở các cạnh khuôn đảm bảo kín khít khi đổ và đầm bê tông.
Trước khi lắp, khuôn được vệ sinh sạch và bôi một lớp mỏng dầu chống dính RHEOFISH 202 của MBT.
Ván khuôn trước khi đưa vào sản xuất phải có nghiệm thu của Phòng Kỹ thuật và Phòng TN-KCS.
4 - Quy trình đổ bê tông:
Máy trộn, được trộn theo đúng tỷ lệ cấp phối và độ sụt. Độ sụt lần đầu được kiểm tra tại máy bằng độ sụt thiết kế. Thời gian trộn từ 2 đến 3 phút, sau đó bê tông được xả vào phễu chạy trên xe goòng vận chuyển đến các nhịp, tại mỗi nhịp bê tông được xả vào các phễu và dùng cầu trục 10 tấn và 20 tấn cẩu phễu rồi rải bê tông vào khuôn.
- Qui định rải: Khi rải mép phễu cách mép trên sản phẩm chừng 0,2 m (để tránh bê tông phân tầng). Tốc độ rải từ 40 ¸ 50 m/ phút, ứng với lớp bê tông dày từ 20 ¸25 cm.
Đầm bê tông xong lớp trước thì mới đổ bê tông lớp tiếp theo, dùng đầm dùi F50 tần số 2800 vòng/phút.
Khi đầm, bước di chuyển đầm dùi bằng 1,5 bán kính công tác của đầm, lớp sau cắm sâu xuống lớp trước từ 5 ¸ 10 cm, đầm đến khi bề mặt phẳng, hết bọt khí, nổi vữa lên thì được. Khi di chuyển đầm, phải vừa kéo lên vừa đầm, chiều kéo thẳng đứng.
Trên chiều dài 5m đến 8m, phải bố trí từ 2 hoặc 3 đầm dùi thường trực để làm việc.
Bề mặt: Khi đổ xong, tiến hành phủ kín bằng vải bạt và tạo nhám bề mặt.
5- Lấy mẫu thí nghiệm:
Tại hiện trường nơi đổ bê tông, nhân viên phòng TN-KCS tiến hành đúc mẫu bê tông kích thước 15x15x15 cm hoặc 10x10x10 cm và bảo dưỡng tại chỗ như sản phẩm.
6- Dưỡng hộ sản phẩm:
6.1- Dưỡng hộ tự nhiên:
Dùng phương pháp dưỡng hộ tự nhiên. Khi đổ bê tông xong dầm được phủ kín bằng vải bạt, sau 6 đến 10 giờ thì tiến hành tưới nước bổ xung, tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường mà khoảng thời gian tưới dài ngắn khác nhau đảm bảo bề mặt bê tông lúc nào cũng ẩm.
Trong quá trình dưỡng hộ nhân viên thí nghiệm phải theo dõi để dưỡng hộ đúng qui định. Khi việc dưỡng hộ kết thúc thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra theo dõi cường độ bê tông.
6.2- Dưỡng hộ nhiệt:
Khi bề mặt bê tông đã ninh kết thì tiến hành dưỡng hộ sản phẩm bằng hơi nước nóng. Qui trình cấp hơi và tăng nhiệt độ của hơi nước nóng được thể hiện trên biểu đồ sau:
T (°C)
5
6
7
13
16
17
4
T°
40°
60°
75°
t (giờ)
Ghi chú:
+ Nhiệt độ T0 : Là nhiệt độ môi trường.
+ Tốc độ tăng nhiệt là 200C/giờ, thời gian đẳng nhiệt là 6-8 giờ tuỳ theo nhiệt độ môi trường.
Trong quá trình dưỡng hộ nhân viên thí nghiệm phải theo dõi để dưỡng hộ đúng qui định. Khi việc dưỡng hộ kết thúc thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra, nếu mẫu không đạt thì tiến hành dưỡng hộ lại từ đầu, thời gian đẳng nhiệt (750C) phụ thuộc vào kết quả nén mẫu lần 1.
7- Tháo ván khuôn:
Sau một ngày thì tiến hành tháo dỡ ván khuôn thành. Trong quá trình tháo dỡ tránh lực tác động mạnh vào sản phẩm.
Khi bê tông đạt được cường độ nén Rn ³ 80% R28 thì tiến hành cắt thép dự ứng lực.
8- Cắt thép dự ứng lực:
Theo sơ đồ mặt bằng công nghệ, khi cắt thép dùng mỏ hàn hơi O2 và C2H2 tiến hành đồng thời tại 3 điểm, 1 điểm giữa dây chuyền và 2 điểm cách đầu dây chuyền 1 sản phẩm.
Trình tự cắt cáp :
Theo chiều cao : Cắt từ hàng trên xuống hàng dưới.
Theo chiều ngang: Cắt từ hai bên vào giữa, lần lượt mỗi bên một sợi cho đến hết hàng.
Tại cùng một thời điểm, các điểm cắt phải trên cùng một cáp.
Ví dụ:
Thứ tự cắt cáp dầm
5-6-7-8
3-4
1-2
Thứ tự cắt thép ưst Panel
1-2-3-4-5-6-7-8-9
9- Xếp dỡ và vận chuyển:
Sau khi cắt cáp dự ứng lực, dùng hai cầu trục 10 tấn cẩu các cấu kiện ra khu vực kê xếp tạm. Cấu kiện được đục tẩy phẳng nhẵn bề mặt, bộ phận KCS kiểm tra toàn bộ về kích thước hình học và chất lượng kỹ thuật. Sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật được đóng dấu chuyển vào khu kê xếp cố định.
Khi kê xếp, phải được kê trên nền đất cứng, hai gối kê phải đặt đúng vị trí các tim gối của cấu kiện. Sau khi kê xếp trên bãi cố định, cấu kiện được vận chuyển ra ngoài công trường lắp dựng bằng các ô tô chuyên dùng.
Kê xếp tấm sàn btct ứng lực trước
Kê xếp dầm btct ứng lực trước
iv- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
1. An toàn lao động.
- Ngay sau khi ký hợp đồng lao động, người lao động được huấn luyện, hướng dẫn về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh liên quan đến nhiệm vụ, công việc của họ.
- Tổ chức việc tự kiểm tra, công tác bảo hộ lao động, thực hiện những biện pháp loại trừ những nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng phương án xử lý và cấp cứu khi sự cố hoặc tai nạn lao động.
- Trước khi tiến hành làm việc người lao động được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động tuỳ theo công việc mà người lao động làm việc trực tiếp.
- Người lao động được huấn luyện an toàn lao động theo định kỳ mỗi tháng 01 lần.
- Cán bộ an toàn công ty và các an toàn viên thường xuyên kiểm tra phát hiện, xử lý những vi phạm của người lao động về công tác an toàn lao động.
- Hàng năm người lao động được tổ chức khám sức khoẻ định kỳ nhằm kiểm tra sức khoẻ và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Người lao động đều được hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động cho từng loại máy, thiết bị và nơi làm việc theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động của nhà nước.
- Công ty đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn , vệ sinh theo Pháp lệnh bảo hộ lao động đã được quốc hội thông qua ngày 09/09/1991.
2. Vệ sinh công nghiệp.
- Để các sản phẩm sản xuất tại công ty có chất lượng tốt cũng như việc đảm bảo cho công tác an toàn lao động, thì Vệ sinh công nghiệp là một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Sau mỗi ca làm việc toàn bộ ván khuôn đều được vệ sinh sạch sẽ và xếp vào giá để khuôn, đảm bảo cho khuôn không bị biến dạng và thuận tiện cho ca làm việc sau.
- Mặt bằng sản xuất các cấu kiện được vệ sinh sạch bê tông dư thừa sau mỗi ca làm việc.
- Các loại thiết bị(đầm rung, đầm dùi...) được vệ sinh và kiểm tra an toàn sau mỗi ca làm việc.
3. An toàn khi thi công :
Hai đầu bệ kéo căng, tại vị trí các tao cáp ở cả đầu neo và đầu kéo phải được che chắn bằng các tấm chắn, không cho người qua lại giữa tấm chắn và đầu cáp.
Khi tiến hành căng kéo phải có còi, đèn báo hiệu nguy hiểm.
Trước khi kéo phải kiểm tra toàn bộ thiết bị để đảm bảo mọi bộ phận đều trong điều kiện sử dụng.
Chuẩn bị cơ cấu bảo vệ và các đai lồng vào các tao cáp ứng lực trước.
Khi có đèn cảnh báo, mọi người phải đứng ra ngoài bệ kéo và ở trong vùng an toàn phía bên, đồng thời không cho người nào đứng sau các tao cáp. Người thực hiện chỉ được đứng bên cạnh kích kéo và các dây đã được kéo
Người vận hành máy kéo phải tuyệt đối tuân thủ ”Quy trình kỹ thuật an toàn sử dụng máy kéo thép dự ứng lực’’
Trên đây là toàn bộ quy trình và biện pháp thi công đúc cấu kiện bê tông cốt thép. Chúng tôi cam kết thực hiện theo đúng quy trình và biện pháp trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_trinh_san_xuat_tham_khao_3692.doc