Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN CẠNH TRANH 6 1. Khái niệm cạnh tranh. 6 1.1 Khái niệm về cạnh tranh. 6 1.2 Vai trò trong cạnh trạnh. 6 2. Khái niệm rào cản trong cạnh tranh. 7 2.1 Khái niệm 7 2.2 Phân loại rào cản trong cạnh tranh. 7 CHƯƠNG 2 : RÀO CẢN TRONG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ. 8 1. Khái quát về ngành thủy sản nước ta. 8 1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước. 11 1.2 Tình hình xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang các nước khác 11 1.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam sang thị trường Hoa Kì 13 2. Các rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam tại Mỹ 18 2.1 Sự cản trở của những chính sách bảo hộ của Mỹ. 18 2.2 Doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu nhiều phong tục tập quán, tác phong khi đàm phán, pháp luật đều mới lạ. 19 2.3 Các loại thủy sản nước ta xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn ở dạng sơ chế, có giá trị chưa cao. 19 2.4 Hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ phải trải qua hải quan chặt chẽ. 20 2.4.1 Hệ thống thuế quan của Mỹ. 20 2.4.1.1 Luật Thuế: 20 2.4.1.2 Các mức thuế. 23 2.5.1 Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm 25 2.5.1.1 Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ: 27 2.5.1.2 Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản 29 2.5.1.3 Quy định của Hoa Kỳ về kiểm dịch. 32 2.5.2 Quy định của Hoa Kỳ về nhãn mác. 34 2.5.3 Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 36 2.5.4 Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi 41 2.5.5 Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại 42 2.7 Rào cản về đối thủ cạnh. 49 2.8 Chính sách trong nước và thủ tục trong nước còn rườm rà, gây không ít những khó khăn. 50 CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 50 1. Giải pháp mang tính vĩ mô. 50 2. Giải pháp mang tính doanh nghiệp. 53 3. Một số lưu ý đối với nhà xuất khẩu. 54 3.1. Cảnh báo nhập khẩu và tự động giữ hàng. 54 3.2. Kiểm nghiệm và cho phép trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường 55 3.3. Lưu thông hàng hoá giữa các bang. 56

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng. Quy định này yêu cầu phải phân tích, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh, thay cho phương pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã được áp dụng trước đây. US FDA là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chương trình HACCP. Họ có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp, xem xét các chương trình HACCP, lấy mẫu và phân tích các sản phẩm cuối cùng. Các cơ quan giám định có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu sẽ ký và cấp giấy chứng nhận vệ sinh. Giấy này được gửi kèm mỗi chuyến giao hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản muốn xuất hàng sang Hoa Kỳ cần phải lập kế hoạch HACCP cho sản phẩm xuất khẩu của mình và gửi cho cơ quan FDA của Hoa Kỳ trước mỗi chuyến giao hàng thông qua nhà nhập khẩu. 2.5.1.1 Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ: Đánh giá tính an toàn vệ sinh đối với sản phẩm thuỷ sản bằng tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mối nguy an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng như: -          Về vật lý: tồn tại mảnh kim loại, thuỷ tinh, vật sắc nhọn… -          Về hoá học: dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh sản và sinh trưởng, thuốc chữa bệnh cho thuỷ sản, độc tố từ thức ăn nuôi thuỷ sản như aflatoxin, các hoá chất bảo quản, chất tẩy rửa và khử trùng, các chất phụ gia và phẩm màu… -          Về sinh học: ký sinh trùng, virút, vi sinh vật gây bệnh, tảo có độc tố và độc tố sinh học.  Các nhân tố trên sẽ gây hại ngay hoặc tích tụ sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng, làm họ không những khó hấp thụ được nguồn dinh dưỡng của sản phẩm mà còn phải chịu hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng và nhiều khi gây ra đại dịch. Quy trình cho phép nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: FDA chấp nhận từng doanh nghiệp: -          Doanh nghiệp tự mình thông qua nhà nhập khẩu đệ trình kế hoạch kiểm soát an toàn trong chế biến thuỷ sản ( HACCP) bao gồm cả nội dung kiểm soát các mối nguy trong thuỷ sản nuôi trồng cho FDA. -          FDA xem xét kế hoạch HACCP, khi cần có thể cử thanh tra đến kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì cho phép doanh nghiệp đó được nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ. -          FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện không đảm bảo an toàn hoặc có các vi phạm về ghi nhãn, về tạp chất, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu hoặc yêu cầu huỷ bỏ tại chỗ, đồng thời tên doanh nghiệp sẽ được đưa lên mạng Internet theo chế độ cảnh báo nhanh. 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ tiếp tục bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra. Sau khi 5 lô hàng này đảm bảo an toàn và doanh nghiệp có đơn đề nghị, FDA mới bỏ tên doanh nghiệp đó ra khỏi mạng cảnh báo. Giai đoạn 2:  Công nhận ở cấp quốc gia, thông qua ký kết văn bản ghi nhớ MOU (Memozandum Of Understanding) là văn bản ghi nhớ giữa FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát an toàn thuỷ sản ở nước xuất khẩu. Nếu nước xuất khẩu đã ký được MOU với Hoa Kỳ thì cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Hoa Kỳ mà không cần xuất trình HACCP. Các quy định về HACCP của FDA đặc biệt tham chiếu đến các nguyên tắc vệ sinh GMP (Good Manufacturing Practices – Các quy phạm sản xuất tốt). GMP dựa trên các quy định cơ bản về vệ sinh cho các nhà sản xuất thực phẩm tại Hoa Kỳ. Các nguyên tắc này nhằm ngăn chặn những khả năng nhiễm bẩn của thực phẩm theo những thói quen không vệ sinh. HACCP không những chỉ yêu cầu các điểm kiểm soát tới hạn phải  được xác định và được kiểm soát nhằm ngăn chặn những nguy cơ, mà cả 10 lĩnh vực về vệ sinh cũng cần phải được kiểm soát là: Nhân sự : kiểm soát bệnh tật, vệ sinh cá nhân của người lao động; Giáo dục, huấn luyện: đủ kiến thức, kinh nghiệm về vệ sinh và an toàn thực phẩm; Nhà máy và khuôn viên: được bảo đảm trong điều kiện chống nhiễm bẩn  thực phẩm; Xây dựng và thiết kế nhà máy: hỗ trợ việc duy trì và xử lý vệ sinh; Các thao tác vệ sinh: liên quan đến khía cạnh vật chất và các chất liệu dùng trong lau chùi, vệ sinh, chứa đựng thực phẩm, kiểm soát thú nuôi, các thiết bị chế biến; Các thiết bị vệ sinh và các thiết bị kiểm soát: như nguồn nước, hệ thống nước, hệ thống chất thải, các thiết bị rửa tay, nhà vệ sinh, thùng chứa chất thải…; Thiết bị và các dụng cụ: thiết bị và dụng cụ được thiết kế dễ dàng cho việc thực hiện vệ sinh; Chế biến và kiểm soát: tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh trong kiểm tra, vận chuyển, đóng gói, sản xuất… Sản xuất và kiểm soát chế biến: liên quan đến nhà kho và phân phối;  Các mức độ hoạt động sai sót: các sai sót tự nhiên hoặc không tránh khỏi cho người sử dụng không dẫn đến các nguy cơ cho sức khỏe. Nếu như những điểm này không được kiểm soát, sản phẩm cũng có thể được coi là “không đủ tiêu chuẩn". 2.5.1.2 Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ  sản           Các chất kháng sinh khi nhiễm vào thực phẩm sẽ có nguy cơ làm cho cơ thể trở nên nhạy cảm hơn đối với kháng sinh (dị ứng thuốc) hoặc nhờn thuốc, một số chất có thể gây bệnh ung thư, thiếu máu, gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Do vậy các thị trường nhập khẩu đã ban hành các qui định cấm hoàn toàn hoặc khống chế dư lượng tối đa của chúng trong thực phẩm. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA) cho biết, thông thường ở nhiều nước khác trong nuôi trồng thuỷ sản trừ những loại kháng sinh bị cấm còn các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng. Ngược lại, ở Hoa Kỳ, trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng còn lại tất cả các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Ở nước này, hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược phẩm nào cung cấp và qui định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng của từng loại. Sáu loại kháng sinh đó là: -           Chorionic gonadotropin -           Formalin solution -           Tricaine methanesulfonate -           Oxytetracyline -           Sulfamerazine -          Hỗn hợp sulfadimethoxine/ ormetoprim. Ngoài ra, FDA còn có một danh mục 18 loại khác không phải kháng sinh hiện đang được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm: - Axít acetic - Papain - Calcium chloride - Potassium chloride - Calcium oxide - Povidone iodine - Carbon dioxide gas - Sodium bicarbonate - Fuller’s earth - Sodium chloride - Tỏi (cả củ) - Sodium sulfite - Hydrogen peroxide - Thiamine hydrochloride - Ice - Axít uric và tannic - Hành (cả củ) - Magnesium sulfate Nếu sản phẩm bị phát hiện là có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm bán ở các bang đã phát hiện ra và cấm nhập khẩu trong một thời gian. Tất cả các hồ sơ và thông tin liên quan đến phân phối, mua bán thuỷ sản hoặc tất cả các loại thực phẩm có chứa thủy sản nhập khẩu từ nước có sản phẩm liên quan phải được lưu giữ trong 2 năm và sẵn sàng để kiểm tra. Mới đây nhất, ba bang của Hoa Kỳ gồm Alabama, Mississippi và Louisiana đã ra lệnh ngưng bán cá tra philê nhập khẩu từ Việt Nam để điều tra an toàn thực phẩm vì cho rằng cá tra philê Việt Nam có chất kháng sinh bị cấm. Chất kháng sinh được tìm thấy trong cá là fluoroquinolone, một chất được phép sử dụng cho người, nhưng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và FDA đã cấm sử dụng nó trong thực phẩm vì họ lo ngại rằng thuốc sẽ khiến cho một số bệnh trở nên dễ kháng thuốc hơn. Trong khi EU chỉ giới hạn ở ngưỡng nhất định, thì (FDA) đã cấm hoàn toàn sự có mặt của chất này trong thủy sản nhập khẩu. Hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ Cơ quan bảo vệ môi trường sẽ kiểm tra sản phẩm bán tại các bang để theo dõi hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ, cá kiếm. Họ đã cảnh báo người dân không nên ăn quá nhiều cá ngừ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, nếu hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ vượt quá mức cho phép của liên bang. Họ cho rằng nếu hấp thu vào cơ thể trong nhiều năm, hàm lượng thuỷ ngân có thể gây ra những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và quá trình phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Các mức xử lý đối với thực phẩm có khuyết tật Không có các quy định cụ thể về độ bẩn cho phép trong thực phẩm. FDA coi thực phẩm là bị kém phẩm chất nếu trong thực phẩm có chất bị nhiễm bẩn, bị phân huỷ, thối rữa toàn bộ hoặc từng phần. Tuy nhiên, sản phẩm không bị coi là có chất bẩn, nếu các tạp chất này ở dưới mức tối thiểu sau khi đã dùng mọi biện pháp phòng trừ. FDA quy định các mức xử lý đối với khiếm khuyết trong thực phẩm qua mức độ nhiễm bẩn để quản lý an toàn thực phẩm. Các mức này được quy định sao cho không gây hại sức khoẻ và có thể được FDA thay đổi. Bất kỳ sản phẩm nào có thể gây hại cho người tiêu dùng, hoặc được sản xuất trong điều kiện vi phạm các quy định của GMP đều sẽ bị xử lý, dù cho có vượt quá mức khiếm khuyết cho phép hay không. 2.5.1.3 Quy định của Hoa Kỳ về kiểm dịch a. Quy định về phụ gia Theo luật FDA, bất kỳ chất nào được sử dụng trong sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể coi là phụ gia thực phẩm, trừ các chất được các chuyên gia công nhận là an toàn, các chất được sử dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật kiểm tra sản phẩm gia cầm và Luật kiểm tra thịt. Nếu người nhập khẩu hoặc xuất khẩu nước ngoài không chắc chắn là các hoá chất hoặc các thành phần có trong thực phẩm của mình có phải tuân thủ những yêu cầu an toàn đối với phụ gia thực phẩm hay không, thì có thể xem trong điều luật 21 CFR -171. Việc phê chuẩn của FDA đối với chất phụ gia được tiến hành qua các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học. Khi FDA phê duyệt trước khi đưa hàng vào lưu thông trên thị trường đối với một chất phụ gia, FDA cũng đồng thời đưa ra các quy định cho phép và giới hạn sử dụng chất phụ gia có trong thực phẩm. Một chất được phép sử dụng theo các quy định về phụ gia thực phẩm vẫn phải tuân thủ tất cả các quy định chung của luật FDCA (Luật về thực phẩm, dược phẩm và Mỹ). b. Quy định về phẩm mầu thực phẩm Phẩm mầu thực phẩm có thể là thuốc nhuộm, chất nhuộm, hoặc các chất khác, được sản xuất tổng hợp hay bào chế từ thực vật, động vật, khoáng sản, hoặc các nguồn khác mà tạo ra màu khi được trộn vào hoặc phủ trên thực phẩm. Thực phẩm chứa các chất phẩm màu chưa được xác nhận là an toàn đối với một mục đích sử dụng nhất định theo các điều kiện của FDA thì bị coi là giả, kém phẩm chất theo Luật FDCA. Danh mục các chất phẩm màu đã được phê duyệt và các điều kiện sử dụng an toàn, trong đó có nêu cả liều lượng sử dụng, được nêu trong điều luật 21 CFR 73, 74 và 81. Trừ những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm mầu phải được FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận của FDA không giới hạn riêng đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. FDA có thể xem xét chứng nhận theo yêu cầu của nhà sản xuất nước ngoài, nếu có đơn yêu cầu chứng nhận của người sản xuất nước ngoài hoặc của người đại diện tại Hoa Kỳ. Việc chứng nhận chất phẩm mầu do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế cho chứng nhận của FDA. Nếu cần, người kinh doanh có thể gửi yêu cầu chứng nhận phẩm mầu hay yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục chứng nhận cho Phòng kỹ thuật màu (Division of Color Technology) thuộc FDA.  2.5.2 Quy định của Hoa Kỳ về nhãn mác Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Hàng nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về ghi mác sẽ bị giữ ở khu vực Hải quan Hoa Kỳ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại hoặc phá huỷ.      Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài, thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo quy định. Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải ghi bằng tiếng Anh tên nước xuất xứ. Điều luật 21 CFR-101 quy định chi tiết về kích cỡ, thể loại, vị trí… của các thông tin ghi trên nhãn hàng như: + Tên và địa chỉ đầy đủ của người sản xuất, người đóng gói hoặc người phân phối. Có thể không cần ghi địa chỉ nếu công ty đó có tên niêm yết trong thành phố đó, hoặc có tên trong danh bạ điện thoại. Nếu thực phẩm không phải do người, công ty có tên trên nhãn hàng sản xuất, thì tên công ty phải ghi thêm “manufactured for” sản xuất cho, “distributed by” phân phối bởi, hoặc các chữ tương tự. + Ghi chính xác số lượng thực phẩm bên trong. Khối lượng phải theo đơn vị đo lường Anh- Hoa Kỳ là pound (1 pound =0,454kg), và ga lông Hoa Kỳ (1 ga lông = 3,79 lít). Hệ đo lường Mét có thể được ghi thêm cùng với hệ đo lường Anh- Hoa Kỳ. Luật có các quy định cụ thể, chi tiết về vị trí, kích cỡ… và cách ghi trọng lượng tịnh. + Tên thông thường của sản phẩm phải được ghi trên mặt chính, cùng với hình dạng của sản phẩm ví dụ như: thái miếng, nguyên con, thái lát… + Các thành phần ghi trên nhãn của một thực phẩm là các chất được dùng làm nguyên liệu trộn vào khi chế biến sản phẩm đó. Nếu một thành phần nào đó được coi là đặc tính của thực phẩm đó, thì có thể phải ghi tên thành phần đó cùng với tên thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm và phẩm mầu được coi là các thành phần của thực phẩm trừ đối với bơ, phomát và kem. Ngoài ra, nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khoẻ của mình. Điều luật 21 CFR -101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông tin cần có trên nhãn hàng.Các quy định về ghi thành phần dinh dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn từ năm 1993. Những điều khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994. Yêu cầu tối thiểu được quy định trong điều luật 21 CFR - 101.9 bao gồm các nội dung như sau: + Liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi đơn vị bao gói. + Tổng lượng calo và lượng calo từ chất béo mỗi lần dùng. + Tổng lượng chất béo và chất béo no( saturated) tính theo gam, tổng lượng cholesterol và natri( miligram), tổng lượng carbohydrate, dietary fiber, đường và protein tính bằng gam mỗi lần dùng. + Phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tính theo tỷ lệ cần cho cơ thể trong một ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo. + Tỷ lệ % trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày của Hoa Kỳ của một số loại vitamin và chất khoáng của một lần dùng. + Ghi các trị giá cần hàng ngày, các trị giá kiến nghị tính bằng gam hoặc miligam tuỳ theo từng thành phần như đối với chất béo, chất béo no, cholesterol, natri … cùng với lượng calo trên gam đối với chất béo, carbohydrate và protein. + Các chất dinh dưỡng khác được coi là thành phần cơ bản trong thức ăn của người có thể được liệt kê nếu những chất này chiếm ít nhất 2% tỷ lệ khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày của Hoa Kỳ. Quy định mới của Hoa Kỳ về nhãn hàng sản phẩm Kể từ ngày 1/1/2006, bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có prôtêin trong cá và thủy sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ ràng theo quy định mới của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Quy định này yêu cầu sản phẩm thực phẩm phải ghi nhãn cảnh báo nếu sản phẩm đó có bất kỳ thành phần nào có prôtêin xuất xứ từ 8 loại thực phẩm gây dị ứng chính. Theo quy định của Luật Ghi nhãn dị ứng thực phẩm và Bảo vệ người tiêu dùng 2004 (FALCPA), các nhà sản xuất buộc phải ghi rõ bằng tiếng Anh tất cả các thành phần có chứa prôtêin xuất xứ từ sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, quả hạch, lạc/đậu phộng, lúa mì và đậu nành trên nhãn sản phẩm. Tên của các nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau dòng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục các thành phần thực phẩm. Ví dụ như, nếu sản phẩm đó có sử dụng prôtêin xuất xứ từ cá, thì nguồn prôtêin như cá vược, cá bơn, cá tuyết hoặc cá minh thái phải được ghi trên nhãn. Đối với thủy sản có vỏ như tôm hùm, cua, tôm cũng phải được ghi rõ nguồn prôtêin. 2.5.3 Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu chuẩn về nhận diện sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Tiêu chuẩn về chất lượng (standards of quality) là các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo luât FDCA. Không nên lẫn lộn các tiêu chuẩn chất lượng của FDA với các phẩm cấp sản phẩm nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (US DA) và các phẩm cấp thuỷ sản của Bộ Nội vụ (US DI). Tiêu chuẩn đổ đầy (fill-of-container standards) qui định phải đóng đầy đến mức nào và cách đo như thế nào. Nếu nhập khẩu một loại thực phẩm đã có tiêu chuẩn nhận diện sản phẩm được ban hành, thì phải tuân theo mọi quy cách nêu trong tiêu chuẩn đó. Nếu thực phẩm nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn đổ đầy, bạn cần ghi trên nhãn hàng là hàng tiêu chuẩn phụ (substandard). FDA không yêu cầu ghi phẩm cấp của US DA hoặc US DI trên nhãn hàng thực phẩm, nhưng nếu trên nhãn hàng có ghi các phẩm cấp này thì sản phẩm phải phù hợp với các quy cách của phẩm cấp đó. Điều kiện "Funcy" hoặc "Grade A" chỉ được ghi trên nhãn hàng của các sản phẩm thoả mãn các quy cách của US DA đối với phẩm cấp đó. a. Quy định đối với thực phẩm đóng hộp Các cơ sở sản xuất và xuất khẩu nước ngoài nếu muốn xuất khẩu các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axít thấp và thực phẩm axít hóa phải đăng ký và thông báo với FDA về qui trình sản xuất đối với từng loại sản phẩm của mình trước khi giao hàng sang Hoa Kỳ, nếu không hàng đến cảng sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Sau khi đăng ký, FDA sẽ cấp cho cơ sở sản xuất Số đăng ký Cơ sở đóng hộp thực phẩm (FCE No) và ghi tên cơ sở trong danh sách các cơ sở nước ngoài đã đăng ký với FDA. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ có thể yêu cầu FDA cung cấp danh sách này để họ liên hệ hoặc có căn cứ để ký hợp đồng nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng thuộc diện phải đăng ký theo qui định này vẫn phải chịu sự kiểm tra của FDA tại cảng đến Hoa Kỳ theo Luật FDCA trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường. Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axít thấp là những sản phẩm như đậu xanh, nấm, và cá ngừ được đóng trong hộp hàn kín có độ pH lớn hơn 4,6 và hoạt tính nước (water activity) lớn hơn 0,85. Thực phẩm được axít hóa là các loại thực phẩm có hàm lượng axít thấp được bổ sung axít để giảm độ pH xuống 4,6 hoặc thấp hơn. Mục đích của việc đăng ký này là nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh tác hại của các loại vi khuẩn gây hại hoặc các độc tố của chúng, đặc biệt là loại vi khuẩn C (Clostridium botulinum) có thể gây chết người. Thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axít thấp là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn Clostridium botulinum phát triển. Thực phẩm được chế biến theo những phương pháp và qui trình thích hợp sẽ tránh được sự phát triển của loại vi khuẩn này. Theo FDA, khi sản phẩm được axít hóa đến độ pH 4,6 hoặc thấp hơn thì có thể đảm bảo ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn Clostridium botulinum. Các cơ sở sản xuất nước ngoài có thể tiến hành đăng ký trực tiếp với FDA bằng cách điền các thông tin vào các biểu mẫu của FDA và gửi đến cho FDA hoặc uỷ nhiệm cho người nhập khẩu tại Hoa Kỳ đăng ký với FDA. Trong trường hợp uỷ nhiệm cho đại diện tại Hoa Kỳ đăng ký thì trong bộ hồ sơ đăng ký gửi FDA phải kèm theo thư uỷ nhiệm đăng ký của cơ sở sản xuất nước ngoài. FDA khuyến nghị các cơ sở sản xuất trực tiếp điền các biểu mẫu đăng ký vì đôi khi đại lý không hiểu hết qui trình sản xuất của cơ sở. Trong trường hợp các biểu mẫu do đại lý điền thì cơ sở sản xuất phải kiểm tra và chuẩn y các thông tin điền trong các biểu mẫu trước khi gửi đến cho FDA. Mẫu đăng ký cơ sở sản xuất số FDA 2541, và các mẫu báo cáo qui trình sản xuất số FDA 2541a (đối với tất cả các phương pháp trừ hệ thống đóng gói axít thấp vô trùng) và số FDA 2541c (đối với hệ thống đóng gói axít thấp vô trùng) có thể in từ trang web của FDA tại địa chỉ: Các nhà chế biến và xuất khẩu thực phẩm có hàm lượng axít thấp hoặc axít hóa có thể tránh được bị chậm trễ trong khâu làm thủ tục nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng cách đảm bảo trong hóa đơn và các chứng từ giao hàng khác có các thông tin sau: Tên và địa chỉ của cơ sở chế biến như đã đăng ký với FDA; Số đăng ký với FDA của cơ sở; (Các) mã số (SID) của (các) mẫu biểu đăng ký qui trình sản xuất liệt kê (các) qui trình đã đăng ký với FDA cho sản phẩm liên quan; Tên sản phẩm, hình thức hoặc kiểu, và môi trường đóng gói (như in trên nhãn hộp và liệt kê trên mẫu đăng ký). Ví dụ như: Mushroom (sliced) in butter sauce hoặc Tuna (chunk type) in oil; Ghi cả tên tiếng Anh và không phải tiếng Anh (nếu có) giống như trên nhãn hàng; Loại hộp đựng; Kích thước hộp đối với từng loại hoặc cỡ hộp tính bằng inch và 1/16 inch. b. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm       Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9/2001 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Hoa Kỳ, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. FDA đã triển khai thực hiện Luật chống Khủng bố sinh học trong đó quy định mới chủ yếu liên quan đến: sáng kiến về an ninh container, quy định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm, gửi thông báo về các chuyến hàng nhập khẩu trước khi hàng đến với FDA, làm phát sinh chi phí xuất khẩu vào nước này. Tất cả các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến, đóng gói hay bảo quản thực phẩm để tiêu thụ tại Hoa Kỳ đều phải đăng ký với FDA chậm nhất là ngày 12/12/2003. Việc sản xuất, chế biến, bao gói, vận chuyển, phân phối, bảo quản hay nhập khẩu thực phẩm sẽ phải thiết lập và duy trì lưu giữ hồ sơ mà FDA coi là cần thiết để có thể xác định ngay lập tức các nguồn cung cấp và giao nhận thực phẩm. Điều này cho phép FDA có thể lần theo các mối nguy rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của người hay động vật, bằng cách truy tìm nguồn gốc của thực phẩm đó. Kể từ thời điểm 12/12/2003 FDA phải nhận được thông báo trước về mỗi chuyến hàng thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ, trong đó mô tả về sản phẩm, nhà sản xuất và nhà vận chuyển, nước xuất xứ, hàng đưa lên tàu từ nước nào và dự kiến hàng nhập cảng nào. FDA được phép thu giữ mặt hàng thực phẩm nếu có bằng chứng đáng tin cậy hoặc có thông tin về việc thực phẩm đó có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của người và động vật. Tất cả các quy định của FDA được cập nhật và tái xuất bản hàng năm theo điều luật 21, Bộ luật liên bang Hoa Kỳ (Title 21, Code of Federal Registration – CFR). 2.5.4 Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi  Dưới đây là quy định của một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật khác có nguy cơ tuyệt chủng. a. Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972: Được ban hành năm 1972, cấm nhập khẩu động vật biển có vú và các sản phẩm của loài động vật này, trừ một số ít trường hợp đặc biệt như vì mục đích nghiên cứu khoa học. Luật này cũng dành quyền cho Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Năm 1984, luật này sửa đổi yêu cầu từng nước muốn xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kỳ phải cung cấp các chứng từ chứng minh nước đó đã áp dụng chương trình bảo tồn cá heo tương ứng như chương trình của Hoa Kỳ. b. Luật bảo tồn cá heo quốc tế: Năm 1992 Hoa Kỳ đã ban hành Luật bảo tồn cá heo quốc tế. Luật này uỷ quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thoả thuận quốc tế tạm ngừng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm bắt đầu từ 1/3/1994 do cố ý bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ. c. Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng: Luật này cho phép Bộ Nội vụ Hoa Kỳ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được coi là có nguy cơ bị diệt chủng. d. Luật bảo vệ động vật hoang dã: Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành một số luật về bảo vệ động vật hoang dã trong nhóm luật bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Luật pháp Hoa Kỳ quy định và có những hình phạt cho những ai vi phạm quy định này. e. Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét: Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét quy mô lớn ở ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992.  Gần đây, Luật công Hoa Kỳ 101-162 đã cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh bắt đó có thể gây nguy hiểm hoặc đe doạ đến loài rùa biển, trừ những nước được chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển. Các tàu thuyền đánh bắt tôm của Hoa Kỳ cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự. 2.5.5 Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại a. Chống bán phá giá: Quy định những biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay một doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật chống phá giá còn cho phép các ngành của Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba. Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp. Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) DOC (Bộ thương mại) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ, và (2) USITC (Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ) phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ. Cũng giống như trường hợp luật thuế chống trợ giá, các thủ tục điều tra về bán phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp, các doanh nghiệp hoặc do DOC tự khởi xướng. Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là: (1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa, (2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba, (3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng gói. “Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang nước thứ ba.             Nếu từ hai nước trở lên bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu USITC đánh giá lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra), việc điều tra nước đó sẽ được dừng lại. Cũng có những quy định miễn trừ áp dụng những quy tắc lũy tích ví dụ như việc áp dụng đối với các nước được hưởng ưu đãi của Sáng kiến Lòng chảo Caribê (CBI) và đối với Ixraen. Luật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa Kỳ được khiếu nại về bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có thể đệ trình đơn khiếu nại lên Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR), trong đó phải giải thích tại sao việc bán phá giá ở nước thứ 3 lại gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ và yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Hoa Kỳ theo quy định của WTO. Nếu USTR thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ trình yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba đòi nước này phải thay mặt Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp chống bán phá giá. DOC và USITC có trách nhiệm hỗ trợ USTR chuẩn bị nội dung yêu cầu.             Trong thời gian qua thuỷ sản Việt Nam đã gặp phải những cạnh tranh không bình đẳng từ phía Hoa Kỳ. Đó là vụ kiện về bán phá giá cá tra, cá basa trong năm 2002- 2003, vụ kiện bán phá giá tôm trong năm 2004. Dưới đây là quy trình xử lý một vụ kiện bán phá giá   .1. Diễn biến của vụ kiện cá tra, cá ba sa: Ngày 09/07/2001, 8 Thượng nghị sỹ và 4 Hạ nghị sỹ đại diện cho các bang nuôi nhiều cá nheo (Mississippi, Alabama, Arkansas, Louisiana) đã cùng ký tên gửi thư cho Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho rằng cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu gây thiệt hại cho nghề nuôi cá nheo Hoa Kỳ và yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý.                   Ngày 28/06/2002, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) thông qua Công ty tư vấn Akin Gump đã nộp đơn lên Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá ba sa vào Hoa Kỳ, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Những nội dung CFA cáo buộc các doanh nghiệp Việt Nam trong đơn kiện gửi lên USITC là: Đối tượng bị kiện là sản phẩm filê đông lạnh của cá tra, cá ba sa Việt Nam (thuộc họ Pangasidae loài Pangasius bocourti và Pangasius hypopthalmus) bị cáo buộc là bán phá giá gây thiệt hại cho sản xuất sản phẩm cá nheo của Hoa Kỳ thuộc họ Ictacluridae loài  Ictalurus punctatus. Trong đơn kiện, CFA thừa nhận chúng là các loài khác nhau, nhưng giống nhau về quy cách sản phẩm filê. Ngày 18/06/2003, DOC tuyên bố Việt Nam bán phá giá cá tra và cá ba sa và dự định áp dụng một mức thuế suất cao hơn với cá tra, ba sa của Việt Nam trong khoảng 36,84% - 63,88% thay vì 31,45% - 63,88% như trước đây, cụ thể: Agifish: 31,45%, Cataco: 41,06%, Vĩnh Hoàn:37,94%, Navifishco: 38,09%, những doanh nghiệp chỉ trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá sẽ chịu mức thuế 36,76%, những doanh nghiệp khác cũng tham gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhưng không theo kiện sẽ chịu mức thuế 63,88%. Ngày 24/07/2003, Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã đưa ra phán quyết cuối cùng. Cơ quan này khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam bán philê cá ba sa và cá tra vào thị trường Hoa Kỳ thấp hơn giá thành, gây tổn hại cho ngành sản xuất cá nheo của Hoa Kỳ và ấn định mức thuế suất chống bán phá giá rất cao từ 36,84% đến 63,88%. Ngày 06/08/2003, sau khi USITC ra văn bản chính thức gửi Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC), mức thuế chống bán phá giá mới bắt đầu có hiệu lực.  2.  Diễn biến của vụ kiện tôm: Ngày 6/8/2003 Hiệp hội Tôm Louisiana đã biểu quyết sẽ nộp đơn khởi kiện tôm nhập khẩu. Ngày 8/8/2003 Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) cũng biểu quyết thông qua nghị quyết khởi kiện bán phá giá tôm nhập khẩu. Họ tập trung vào kiện Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia, Braxin, Mêhicô và Êcuađo. Tuy nhiên, cả Liên minh và Hiệp hội ai cũng hăng hái muốn làm bên nguyên để có thể nhận được nhiều nhất số tiền thu được từ việc đánh thuế chống phá giá, theo tinh thần tu chính án Byrd vô lý mà WTO đang đòi Hoa Kỳ phải huỷ bỏ.                     Ngày 31/12/2003 Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện 6 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất đã bán phá giá và gây thiệt hại cho nền công nghiệp đánh bắt tôm của Hoa Kỳ. Bị đơn là các công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ, Braxin, Êcuađo, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.                         Ngày 20/1/2004 DOC ra quyết định bắt đầu điều tra vụ kiện. Hầu như toàn bộ các dạng tôm xuất khẩu từ Việt Nam đều nằm trong phạm vi điều tra, ngoại trừ tôm khô, tôm bột.                         Ngày 21/1/2004, ITC tổ chức điều trần công khai tại Washington D.C                         Ngày 17/2/2004 ITC ra quyết định sơ bộ xác định tôm nhập khẩu đe doạ gây thiệt hại cho ngành tôm của Hoa Kỳ. Vụ kiện bắt đầu vào giai đoạn điều tra.                         Ngày 23/2/2004, DOC chọn một số công ty để bắt đầu tiến hành điều tra.                         Ngày 2/7/2004, DOC ra quyết định sơ bộ, ấn định các mức thuế từ 12,11 - 93,13% cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ công nhận 21/38 công ty tham kiện được hưởng thuế suất riêng biệt.                         Từ 27/8 đến 10/9/2004, DOC đã tiến hành kiểm tra tại chỗ các công ty.                         Ngày 29/11/2004, DOC ra quyết định cuối cùng thay đổi đáng kể mức thuế cũng như số lượng các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế riêng biệt.                         Ngày 26/1/2005, DOC ra thông báo sửa đổi quyết định cuối cùng, thừa nhận có sai sót trong quá trình tính toán biên phá giá. Biên phá giá xác định trong kết luận cuối cùng của DOC đối với tôm Việt Nam hầu hết dưới 5% (Theo bảng dưới đây) Tên công ty Mức thuế Công ty Seaprodex Minh Hải 4,30 % Công ty Minh Phú 4,38 % Công ty Camimex 5,24 % Công ty Kim Anh 25,76 % Mức thuế riêng biệt cho các bị đơn tự nguyện 4,57 % Mức thuế chung cho các công ty Việt Nam khác 25,76 %            Tuy nhiên, mức thuế thực tế phải nộp cho các lô hàng nhập khẩu lại là mức thuế do DOC xác định khi xem xét lại hàng năm. Thông thường là 12 tháng một lần kể từ ngày phát lệnh chống bán phá giá, DOC sẽ xem xét lại biên phá giá thực tế để làm cơ sở tính mức thuế thực tế cho những lô hàng thuộc diện chịu thuế đã nhập vào Hoa Kỳ trong 12 tháng trước đó.                         Ngày 28/2/2006, nguyên đơn trong vụ kiện chống bán phá giá tôm là Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) đã nộp đơn yêu cầu DOC tiến hành xem xét hành chính để tính lại mức thuế chống bán phá giá đối với toàn bộ các công ty Việt Nam có hoạt động sản xuất và xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ trong thời gian từ ngày 16/7/2004 đến 31/1/2006. DOC sẽ lựa chọn ngẫu nhiên trong danh sách các đơn vị yêu cầu Review để lấy ra 3 doanh nghiệp và tiến hành xem xét lại mức thuế chống bán phá giá và dùng kết quả đó để tính cho các đơn vị khác. Mức thuế mới này được áp dụng theo cách hồi tố. Thời gian xem xét lại thường kéo dài một năm mới kết thúc.  b. Chống cạnh tranh không bình đẳng: Quy định về những “biện pháp cấp bách” mà một quốc gia nhập khẩu được phép áp dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà sản xuất của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá bán cho nhà sản xuất để sản phẩm đó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó. c. Chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu của hàng hoá: Bao gồm các quy định thủ tục tiếp nhận đăng ký độc quyền về những phát minh, sáng kiến, kiểu dáng công nghiệp, độc quyền về thương hiệu, nhẫn hiệu hàng hoá của quốc gia hay của hãng sản xuất kèm theo những biện pháp trừng phạt đối với các trường hợp vi phạm. 2.6 Rào cản về giá Một số doanh nghiệp thuộc hiệp hội đã phải giảm 30- 40% công suất chế biến, thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 50%. Nguyên nhân là xuất khẩu gặp khó khăn ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Về việc nhà nước cho tăng tỷ giá USD cũng đã giúp giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên do cá tra Việt Nam xuất khẩu tính bằng USD nên hiện giá cá vẫn đắt hơn 20-30% do USD tăng giá so với nhiều đồng tiền khác, hàng Việt Nam khó cạnh tranh. 2.7 Rào cản về đối thủ cạnh Đối thủ cạnh tranh à các nước khác cũng xuất khẩu sang mỹ khác, đối thủ trong nước Mỹ Việt Nam vẫn bị canh tranh khốc liệt trên thị trường như giá cả, chất lượng và cả phương thức đối với nhiều địch thủ trên thị trường Mỹ - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước cách kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Do đó vấn đề cạnh tranh tất yếu xảy ra giữa các doanh nghiệp có cùng loại mặt hàng phục vụ cho cùng loại nhu cầu của khách. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh là những giải pháp , những thủ đoạn kinh doanh của các chủ thế tham gia cạnh tranh đưa vào sử dụng nhằm khống chế chủ thể khác để dành lấy lợi ích cao nhất cho mình trong khả năng có thể. - Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại : là quy mô cạnh tranh trong các doanh nghiệp hiện tại của một ngành sản xuất. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại càng mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn đến tổn thương. Khi các hàng hóa của Mỹ sản xuất ra sẽ co ưu thế hơn các doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất vì có vốn lớn, công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến Công nghệ sản xuất thủy sản nhìn chung còn lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh Sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự ra tăng dần vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường sẽ tạo sự canh tranh khốc liệt với nhiều phương thức khác nhau trên thị trướng thế giới cũng như thị trường Việt Nam 2.8 Chính sách trong nước và thủ tục trong nước còn rườm rà, gây không ít những khó khăn Nhà nước có vai trò to lớn cho việc quyết định đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta. Nhà nước có thể thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải chịu những thử tục hành chính chưa được tinh gọn, gây mất thời gian. CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thủy sản vào Mỹ Chúng ta nên đầu tư nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện cả ở cấp vĩ mô là các chính sánh của nhà nước và cấp vi mô là các hoạt động của doanh nghiệp 1. Giải pháp mang tính vĩ mô - Trong điều kiện như vậy vấn đề nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu là một vấn đề bức bách mặt khác chúng ta chưa thiết lập được thị trường ổn định với mạng lưới hàng khách đáng tin cậy. Cho đến nay phương thức xuất khẩu qua trung gian vẫn là còn chiếm tỷ trọng khá lớn. Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng đề tăng cường xuất khẩu trực tiếp - Hơn nữa vấn đề về thông tin của thị trường thế giới phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như nhu cần về công tác quản lý xuất khẩu và công tác quản lý nhìn chung còn quá ít ỏi, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải có thông tin sâu rộng về thị trường để theo dõi kịp thời và diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới. Do nghiên cứu thị trường còn hạn chế chưa có những thông tin thật cần và đủ nên chưa nắm bắt được những cơ hội và ứng sử kịp thời với những biến động của thị trường. - Về việc quản lý xuất khẩu cũng có nhiều hạn chế, không dự đoán đúng số lượng sản phẩm xuất khẩu ra nên việc cấp hạn nghạch xuất khẩu chưa sát với thực tế, khi được cấp giấy phép xuất khẩu lại có nhiều khó khăn về thị trường, giá cả. Do đó lợi nhuận về xuất khẩu bị thua thiệt nhiều. Chính khâu điều hành xuất khẩu này không phù hợp, nhịp nhàng ăn khớp, không nắm bắt đầy đủ thông tin của thị trường để điều chỉnh, cấp giấy phép không kịp thời, đúng lúc nên ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu. Về mặt nghiệp vụ xuất khẩu: vẫn còn nhiều hạn chế như chưa am hiểu thị trường, thương nhân thông lệ quốc tế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam nhiều khi còn phải chịu thiệt thòi về giá cả - Đứng trên góc độ nền kinh tế chúng ta phải vận dụng triệt để phương châm: Hợp tác để phân chia thị trường, hợp tác để giảm sức ép cạnh tranh. Quan hệ Việt Mỹ ngày càng mở rộng thiết thực toàn diện trên cơ sở: hữu nghị, hợp tác toàn diện_ổn định lâu dài hướng tới tương lai. Hơn nữa Việt Mỹ còn nằm trên khuôn khổ của nhiều tổ chức hợp tác đa phương khác như ASEM, APEC. Chính qua sự hợp tác song phương Việt Mỹ và trong các khuôn khổ hợp tác đa phương chúng ta sẽ tìm được tiếng nói trong phân chia thị trường, phân bổ nhân lực đồng thời giảm áp lực cạnh tranh với nhau. Trong thời gian tới muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương lên một bước phát triển mới, vai trò chính phủ hai nước hết sức quan trọng. Hai chính phủ cần có sự thảo luận để đi dến thông nhất một danh mục hàng hóa trao đổi góp phần định hướng cho doanh nghiệp hai bên đàm phán và kí kết hợp đồng ngoại thương. Thứ hai nhà nước cần hoàn thiện công tác quản lý đối với mặt hàng xuất khẩu. Một là giảm các loại phí tổn hành chính( bãi bỏ hẳn các loại giấy phép, tinh giảm chế độ kiểm tra và thuế) liên quan tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu, hai là nhanh chóng xác lập cơ quan yểm trợ xuất khẩu( thu thập và phổ biến thông tin về thị trường lập mạng lưới theo dõi và điều tra cung cầu tại thị trường Mỹ), tở chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu để có khả năng đàm phám, tiếp cận thị trường, chịu đựng rủi ro cao. Bên cạnh đó chính phủ phải sớm cải thiện nền kinh tế, chính sách dể thu hút nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài nhất là những nước có trình độ công nghệ và kĩ thuật hiện đại. Để thu hút FDI nhiều hơn, chính phủ cần cải thiện các điều kiện về mặt cung cấp nền kinh tế như lao động cơ sở hạ tầng mạnh dạn sửa đổi những chính sách hợp lý và kiên quyết đẩy mạnh cải cách hàng chính nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để “đón tiếp” các nhà đầu tư nước ngoài -Bảo vệ và mở rộng nguồn tài nguyên thủy sản -Quy hoạch hệ thống quản lý chế biến thủy sản -Thực hiện khuyến khích các doanh nghiệp thủy sản mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trướng kinh doanh, thực hiện các chế độ ưu đãi cho vay vốn - Môi trường cho phát triển thủy sản là môi trường hết sức linh hoạt và nhạy cảm. Để ổn định lượng hàng xuất khẩu vào Mỹ, các doanh nghiệp thực hiện theo 3 chương trình do chính phủ phê duyệt. Đó là: đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển nuôi trống thủy sản và chương trình xuất khẩu thủy sản. Việc phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, không chú ý đến an toàn sinh thái, bảo vệ an toàn thực phẩm sẽ dễ đẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng có tính chất lâu dài về môi trường và xã hội. Một số vấn đề cần giải quyết như khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên bờ biển, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ồ ạt, thiếu quy hoạch giống, thiếu trình độ chuyên môn, công nghệ chế biến thủy sản cũ lạc hậu. 2. Giải pháp mang tính doanh nghiệp -Về mặt vi mô các doanh nghiệp phỉa tăng cường nghiên cứu thị trường, nắm vững các thông tin về hệ thống pháp luật, và các đặc tính tiêu dùng của từng khu vực cụ thể. Sự quản lý của các doanh nghiệ trung thành với nguyên tắc dựa vào chất lượng để giành chiến thắng, thực hiện chiến lược quốc tế hóa sản xuất kinh doanh dựa vào khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời các doanh nghiệp có ý thúc đẩy mạnh mẽ về nhãn hiệu sản phẩm, tạo hình tượng quốc tế, làm lành mạnh mạng lưới tiêu thụ, mở rông thị trường quốc tế làm tốt dịch vụ hậu mãi nhằm dành được sự uy tín trên thị trường, bán sát chuyển biến của thế giới, nhanh nhậy nắm bắt thời cơ kinh doanh, có sự cân nhắc về tình thế ,đầu tư mở rộng mạng lưới sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài Một mặt tăng năng xuất lao động, một mặt khác tăng hàm lượng sản phẩm trí thức trong sản phẩm tiêu thụ cuối cùng để tạo nên những mặt hàng độc đáo liên tục cải tiến chủng loại chất lượng sản phẩm. Mặt khác các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu đúng mức để có một chiến lược xuất khẩu hàng hóa phù hợp, tận dụng những thế mạnh hiện có của doanh nghiệp. - Đối với các đối thủ cạnh tranh hơn lúc nào hết phải đối mặt trực tiếp với thị trường, sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Muốn vậy các doanh nghiệp một mặt phải đổi mới công nghệ và quản lý, phấn đấu hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác phải liên kết thành lập hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn. Các doanh nghiệp Viêt Nam phải hợp tác với các bạn hàng Mỹ để học hỏi kinh nghiệm tiếp thị. Lúc đó doanh nghiệp cần vận dụng những công nghệ tiếp thị và quảng cáo mạnh hơn nữa cho những mặt hàng tuy mới nhưng đang được khách hàng Mỹ ưa chuộng. Vì vậy doanh nghiệp cần có các chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để cải biến công nghệ, nâng cao năng lực sản suất kinh doanh, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ - Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho từng mặt hàng, từng khu vực cụ thể của Mỹ. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam cẩn trọng khi kí kết hợp dồng xuất khẩu với những khách hàng Mỹ mà mình chưa có quan hệ làm ăn lâu dài( phải kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, của người đại diện, kiểm tra kĩ từng điều khoản của hợp đồng….) -Làm quen với các vụ kiện tụng giả quyết tranh chấp -Thực hiện thật tốt các chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên mở các lớp đào tạo, hội thảo -Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu theo hướng chiều sâu -Giảm giá bằng giảm lượng nuôi trống chết, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào giá nhân công rẻ -Đẩy mạnh tiếp thị xúc tiến thương mại 3. Một số lưu ý đối với nhà xuất khẩu    3.1. Cảnh báo nhập khẩu và tự động giữ hàng FDA đã áp dụng hình thức “Cảnh báo nhập khẩu” để cung cấp thông tin và cảnh báo cho các nhân viên của mình ở các cửa khẩu về một số loại sản phẩm có nguy cơ gây hại nhằm quản lý chặt chẽ hơn nhập khẩu. Trong một số trường hợp, các sản phẩm bị nêu trong Cảnh báo nhập khẩu có thể tự động bị giữ lại tại cảng đến, và không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ cho đến khi người giao hàng hoặc người nhập khẩu chứng minh là sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của FDA. Việc tự động giữ hàng tại cảng đến mà không cần giám định hàng thường chỉ căn cứ vào tiền sử trong quá khứ và/hoặc dựa trên các nguồn thông tin khác là sản phẩm có thể gây hại hoặc vi phạm các quy định của FDA. Đôi khi FDA đưa tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ một nước hay một vùng nào đó của một nước vào hệ thống tự động giữ hàng khi nhận thấy các vi phạm an toàn thực phẩm có tính chất phát triển theo khu vực địa lý. Việc thu giữ tự động theo kiểu này ít khi xảy ra, và chỉ được áp dụng nếu mọi phương cách giải quyết vấn đề đều không mang lại kết quả. Cảnh báo và tự động giữ hàng đã từng xẩy ra. Cá Kiếm từ tất cả các nước đã bị tự động giữ lại do nhiều lần phát hiện có nồng độ thuỷ ngân cao. Những thông tin Cảnh báo nhập khẩu có trên trang web của FDA (www.fda.gov). Muốn biết thêm các thông tin và giải đáp các câu hỏi liên quan đến tự động giữ hàng, Cảnh báo nhập khẩu, hoặc các bản tin về chính sách nhập khẩu, đề nghị liên hệ với Division of Import Operation (DIOP) của FDA, HFC-170, 5600 Fisher Lane, Rockville, MD 20857.  3.2.  Kiểm nghiệm và cho phép trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường Luật FDCA và PHSA yêu cầu các nhà sản xuất, đối với một số sản phẩm tiêu dùng nhất định, trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường phải chứng minh là đáp ứng các yêu cầu của luật pháp về an toàn, hiệu quả, và có nhãn phù hợp. Các chất đưa vào chế biến thực phẩm phải "được coi là an toàn", "được thừa nhận" hoặc được phê duyệt phù hợp các quy định của FDA, dựa trên các số liệu khoa học. Mẫu các chất phẩm mầu phải được kiểm nghiểm và chứng nhận tại các phòng thí nghiệm của FDA. Dư lượng các hóa chất trừ sâu trong thực phẩm không được vượt quá tỷ lệ an toàn theo quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và theo sự quản lý của FDA. Các yêu cầu kiểm tra trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường này, là dựa trên các dữ liệu khoa học do các nhà sản xuất cung cấp và được các nhà khoa học của Chính phủ Hoa Kỳ xem xét và chấp thuận.    3.3. Lưu thông hàng hoá giữa các bang Có thể có hàng thực phẩm nhập khẩu nào đó vi phạm các quy định theo luật pháp Hoa Kỳ lọt được vào thị trường không qua kiểm tra của FDA (Trong thực tế FDA chỉ kiểm tra xác suất chứ không kiểm tra toàn bộ lô hàng). Điều này không có nghĩa là lô hàng đó trở thành hợp pháp theo luật Hoa Kỳ. Việc đưa một lô hàng thực phẩm vi phạm các quy định của luật pháp vào lưu thông tại Hoa Kỳ có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. FDA định kỳ kiểm tra các cơ sở sản xuất, phân phối và các mặt hàng thực phẩm đang lưu thông phân phối giữa các bang, để đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật FDCA. Người vi phạm các quy định của Luật FDCA sẽ bị phạt tiền hoặc bị tù. Các sản phẩm bị phát hiện vi phạm sẽ bị thu hồi ngay lập tức hoặc bị tòa án tịch thu. Việc thu hồi lô hàng vi phạm có thể là tự nguyện, hoặc có thể theo lệnh của FDA. Người kinh doanh có thể tự đề nghị thu hồi sản phẩm bằng cách liên hệ với văn phòng FDA gần nhất. Các hướng dẫn về trách nhiệm của người sản xuất và các thủ tục đối với việc thu hồi hàng hóa có thể xem trong điều luật 21 CFR7. Tuy nhiên, người vi phạm tự nguyện thu hồi sản phẩm không có nghĩa là được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Tịch thu hàng là một hành vi của tòa án dân sự để đưa hàng đó ra khỏi lưu thông phân phối. Nếu hàng bị tịch thu, người kinh doanh có thể (1) từ bỏ hàng để tòa án tuỳ ý giải quyết; (2) khiếu kiện việc tịch thu của chính phủ (tức là khởi kiện một vụ án); hoặc (3) yêu cầu được phép sửa chữa, tái chế hàng để phù hợp với quy định. Hàng hóa bị tịch thu sẽ không được sửa đổi, di chuyển, hoặc sử dụng mà không được phép của tòa án. Đồng thời người kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh do hàng bị tịch thu. Trên đây là một số ý kiến của em để giảm bớt thách thức đối với hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên đẻ ứng dụng các biện pháp một cách khéo léo, kịp thời và đồng bộ, để thúc đẩy quá trình này là bài toán khó làm đau đầu các nhà chình sách cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp. -------------~~~~~ the end~~~~~~ ------------- Tài Liệu tham khảo Giáo trình luật kinh tế_ Viện ĐH Mở HN PGS_TS Nguyễn Như Phát chủ biên Giáo trình Quản trị chiến lược_ĐH kinh tế quốc dân PGS_TS Lê Văn Tâm Giáo trình Quản trị kinh doanh_Viện ĐH Mở HN GS.TS Đỗ Hoàng Toàn_ GS_TS Đỗ Kim Truy Giáo trình Kinh Tế Học Quốc Tế_Viện ĐH Mở HN PGS_TS Nguyễn Như Bình 5. - Trang web trung tâm tin học thủy sản - TrangVasep (hiệp hội thúy sản Việt Nam) - Ngay 16 thang 10 2008 bài thị trường xuất khẩu cơ hội của các thị truờng nhỏ. - Trang web cua bộ ngoại giao Việt Nam ngày 6 tháng 11 2008 - Trang diễn đàn khoa học công nghệ và thông tin ngày 17 tháng10 năm 2008 bài xuất khẩu thủy sản sang mỹ tăng trở lại - Theo trang viet nam net xuất khẩu thủy sản tụi lùi ngày 28 tháng 4 2008 - Theo trang vasep ngay 17.11.2008 Xuất khẩu cá tra gặp khó khăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.doc
Luận văn liên quan