LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn một năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới – WTO thì thị trường tài chính có những bước phát triển vượt bậc, sự sôi
động của thị trường chứng khoán đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
tham gia. Mặc dù thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn, tuy nhiên trong
xu hướng phát triển của thị trường tài chính trên thế giới thì chứng khoán không phải
là một kênh đầu tư duy nhất. Ở các nước trên thế giới, sàn giao dịch hàng hóa đặc biệt
phát triển rất mạnh và phổ biến, trong đó vàng là một loại hàng hóa đặc biệt được
giao dịch với số lượng và chủng loại rất lớn, giới đầu tư trên toàn thế giới quan tâm,
và tìm đến với kênh đầu tư này ngoài mục đích bảo hiểm, còn là kênh doanh tìm kiếm
lợi nhuận. Cùng với xu hướng đó, ở Việt Nam ta cũng đã xuất hiện một mô hình sàn
giao dịch vàng với tên gọi là sàn giao dịch vàng sài gòn do ngân hàng Á Châu cùng
các thành viên khác sáng lập vào năm 2007. Tuy nhiên, vì mới ra đời trong thời gian
ngắn nên sàn giao dịch này vẫn chưa phát huy hết tiềm lực của mình, và vẫn còn
nhiều vấn đề phải làm thêm nữa để hoàn thiện hơn, và đặc biệt hơn là trở thành một
sân chơi cho các nhà đầu tư bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống khác, đó là lý do
chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các hình thức đầu tư vàng truyền thống hiện nay
Nghiên cứu về sàn giao dịch vàng Sài Gòn
Nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sản phẩm mới tại ngân hàng Á Châu – “Đầu tư vàng
tại ACB”
Nghiên cứu để Việt Nam có một sàn giao dịch vàng tập trung trong thời gian tới
Có thể giúp được nhiều nhà đầu tư đến với kênh đầu tư này khi đã có được hiểu biết
và hiểu rõ khi tham gia sản phẩm “đầu tư vàng tại ACB”
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu từ đó phân tích
4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về thị trường vàng
Chương 2 : Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam
Chương 3 : Định hướng phát triển cho sàn giao dịch vàng trong tương lai và cơ hội
tiếp cận cho nhà đầu tư
MỤC LỤC
Danh sách hình
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.1 THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI 1
1.1.1 Thị trường vàng 1
1.1.1.1 Tình hình sản xuất khai thác vàng trên thế giới 1
1.1.1.2 Tình hình sử dụng vàng trên thế giới . 1
1.1.2 Các sàn giao dịch vàng hiện nay . 2
1.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM 3
1.2.1 Cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước (*) . 3
1.2.2 Tình hình sản xuất vàng tại Việt Nam . 4
1.2.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng vàng tại Việt Nam. . 5
1.2.4 Tình hình kinh doanh vàng tại các ngân hàng 6
1.2.4.1 Cách yết giá vàng tại ngân hàng 7
1.2.4.2 Các hình thức đầu tư vàng của thị trường trong nước 8
1.2.4.2.1 Kinh doanh vàng vật chất giao ngay 8
1.2.4.2.2 Đầu tư bằng các sản phẩm vàng phái sinh . 8
CHƯƠNG 2:
SÀN GIAO DỊCH VÀNG – SÂN CHƠI CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT
NAM 10
2.1 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN – SÀN GIAO DỊCH VÀNG ĐẦU TIÊN
TẠI VIỆT NAM 10
2.1.1 Quá trình hình thành . 10
2.1.2 Quy mô . 11
2.1.3 Sàn giao dịch vàng và vấn đề luật pháp . 12
2.1.4 Chức năng cơ bản của sàn giao dịch vàng . 13
2.1.5 Những nguyên tắc hoạt động của sàn giao dịch vàng 14
2.1.5.1 Cách thức hoạt động 14
2.1.5.2 Hàng hóa mua bán trên sàn . 14
2.1.5.3 Giá tham chiếu . 14
2.4.5.4 Cơ chế khớp lệnh 14
2.4.5.5 Quy định chung trên sàn . 15
2.1.6 Mối quan hệ giữa sàn giao dịch vàng và sở giao dịch chứng khoán . 16
2.1.6.1 Kênh đầu tư nào “hấp dẫn” hơn? . 16
2.1.6.2 Từ “tâm lý bầy đàn” trên sàn chứng khoán đến hiện tượng “lướt sóng” trên sàn
giao dịch vàng 17
2.1.7 Sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” 18
2.1.7.1 Đối tượng khách hàng 18
2.1.7.2 Cách thức tham gia . 18
2.1.7.3 Đặc điểm loại hình 19
2.1.7.4 Quy chế về hạn mức tín dụng 20
2.1.7.4.1 Một số khái niệm liên quan đến tín dụng . 20
2.1.7.4.2 Điều kiện đảm bảo tài sản ròng / dư nợ . 20
2.1.7.4.3 Giá trị đặt lệch tối đa và giá trị được rút tối đa 21
2.1.7.4.4 Ví dụ minh họa . 21
2.1.7.4.5 Các mức lãi suất áp dụng cho giao dịch đầu tư vàng tại ACB 23
2.1.7.4.6 So sánh các hình thức đầu tư vàng 24
2.1.8 Rủi ro từ sàn giao dịch vàng . 24
2.1.8.1 Rủi ro thị trường . 24
2.1.8.2 Rủi ro đối với ACB – Nhà tổ chức và nhà quản lý Sàn giao dịch vàng 24
2.1.8.3 Rủi ro đối với nhà đầu tư 25
2.2 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN- NHÌN LẠI SAU GẦN MỘT NĂM
HOẠT ĐỘNG 28
2.2.1 Bước khởi đầu thành công 28
2.2.2 Đối mặt với những thách thức . 30
2.2.2.1 Đánh giá thực tế từ các thành viên và nhà đầu tư . 30
2.2.2.2 Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trong tương lai 31
CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SÀN GIAO DỊCH VÀNG TRONG
TƯƠNG LAI VÀ CƠ HỘI TIẾP CẬN CHO NHÀ ĐẦU TƯ . 33
3.1 TỪ SÀN GIAO DịCH VÀNG SÀI GÒN ĐẾN MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ
PHẦN GIAO DỊCH VÀNG 33
3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH VÀNG TRONG TƯƠNG LAI . 35
3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện sàn giao dịch vàng tập trung - Sàn giao chính . 36
3.2.1.1 Nâng cao vai trò của nhà nước đối với hoạt động của Sàn giao dịch tập trung . 36
3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức 37
3.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống công nghệ . 37
3.2.1.4 Kết nạp các thành viên mới có thực lực . 38
3.2.1.5 Đa dạng hóa hàng hóa giao dịch trên sàn giao dịch . 38
3.2.1.6 Đa dạng hóa hình thức giao dịch . 39
3.2.1.7 Mở rộng phạm vi, địa lý hoạt động của sàn . 39
3.2.1.8 Liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới 40
3.2.1.9 Tăng cường các tiện ích cho thành viên 40
3.2.2 Giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư đến với sàn của thành viên – Sàn phụ . 41
3.2.2.1 Thay đổi quan điểm của nhà đầu tư về Sàn giao dịch vàng 41
3.2.2.2 Thay đổi nhận thức về rủi ro . 42
3.2.2.3 Mở rộng sản phẩm đầu tư vàng với các công cụ phòng ngừa đến các địa điểm
giao dịch . 42
3.2.2.3.1 Các công cụ phòng ngừa hiện có . 42
3.2.2.3.2 Đưa các công cụ phòng ngừa đến gần với nhà đầu tư hơn . 44
3.3 GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ TRỞ NÊN CHUYÊN NGHIỆP HƠN TRÊN
NHIỀU KHÍA CẠNH . 45
3.3.1 Phân tích cơ bản - phân tích kỹ thuật để có một chiến lược kinh doanh tối ưu 45
3.3.2 Dự báo giá vàng trong thời gian tới . 47
3.3.3 Nhà đầu tư nên có một quyết định đúng lúc trong quá trình kinh doanh 48
3.3.4 Thay đổi quan điểm về thị trường công cụ phái sinh . 48
3.3.5 Kinh doanh kết hợp các sản phẩm phái sinh 49
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
124 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong tháng 10/1989. Sau đó giá vàng biến động tăng nhẹ trở lại và lên đến
đỉnh cao vào ngày 31/12/1989 là 2.450.000 đồng/lượng. Sang năm 1990, giá vàng giảm
nhẹ trong tháng đầu năm và tăng liên tục vào tháng cuối năm, đạt mức kỷ lục cũ
3.500.000 đồng/lượng vào tháng 10/1990. Việc tăng giảm của giá vàng trong thời gian
này xuất phát từ biến động giá vàng thế giới, quan hệ cung cầu trong nước và cơ chế quản
lý vĩ mô của chính phủ. Bước qua năm 1991, giá vàng trong nước biến động theo xu
hướng tăng, dao động với biên độ lớn hơn so với giá vàng thế giới. Năm 1992, giá vàng
giảm mạnh trong khi lạm phát của nền kinh tế là 17,5%. Giá vàng giảm từ 5.500.000
đồng/lượng vào đầu năm xuống còn 4.340.000 đồng/lượng vào cuối năm, bình quân giảm
2,6%/tháng. Điều này xuất phát từ việc giảm giá của thị trường thế giới cùng với cơ chế
quản lý cấp phép chủ trương nhập khẩu vàng nhỏ giọt trong năm 1991 đã không đáp ứng
kịp thời nhu cầu của thị trường vàng trong nước. Từ năm 2001 cho đến năm 2006, giá
vàng trong nước liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng dần cùng với xu hướng gia
tăng của giá vàng thế giới. Nếu như mức tăng giá vàng trong nước giai đoạn 12/1995 đến
tháng 12/2000 là 6,67% thì giai đoạn tháng 12/2000 đến tháng 12/2005 tăng mạnh lên
102,52%. Đặc biệt trong giai đoạn này, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế
giới vài ngàn đồng/chỉ. Nhưng nếu xét từng thời điểm thì giá vàng trong nước có những
thời điểm biến động theo xu hướng tăng giá thấp hơn giá vàng thế giới, nhất là trong
những ngày của tháng cuối năm 2005. Cụ thể, ngày 31/12/2005, giá vàng trong nước bán
ra là 891.000 đồng/chỉ so với mức giá thế giới 472 USD/ounce thì giá vàng trong nước
thấp hơn giá vàng thế giới 13.000 đồng/chỉ chưa kể chi phí nhập khẩu, gia công, lãi và
thuế. Trong tháng 12/2005, giá vàng trong nước đã liên tục tăng một cách đáng kể, có lúc
tăng kịp với giá vàng thế giới. Thị trường vàng luôn sôi động và gia tăng hàng ngày trong
những tháng đầu năm 2006. Giá vàng trong nước liên tục gia tăng và đạt mức kỷ lục trên
15.000.000 đồng/lượng vào ngày 12/5/2006 tương đương mức tăng 55,6% so với thời
điểm đầu năm. Kể từ sau mức tăng giá kỷ lục trên, giá vàng trong nước biến động theo xu
hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tình đến ngày 30/9/2006, giá vàng trong nước đứng ở
mức 11.700.000 đồng/lượng, giảm 22% so với thời điểm tăng cao nhất của vàng vào
ngày 12/5/2006. Sau đó giá vàng tiếp tục biến động giảm trong tháng 10 nhưng lại tăng
trở lại theo biến động tăng của giá vàng thế giới trong những tháng cuối năm, xoay quanh
mức 12.250.000 đồng/lượng.
1.1.2.2 Giai đoạn từ năm 2007 đến nay
Cùng với xu hướng của thế giới, giá vàng tại Việt Nam trong giai đoạn này biến động khá
phức tạp, những kỷ lục mới đã được ghi và không ít nhà đầu tư Việt Nam đã phải sửng
sốt vì sự bứt phá ngoạn mục này.
Biểu đồ 4:
Ngày đầu năm 2007, giá vàng SJC tại Hà Nội mua vào 1.231.000 đồng/chỉ, bán ra
1.239.000 đồng/chỉ tăng nhẹ so với những ngày cuối năm 2006, chủ yếu là do giá vàng
thế giới tăng lên. Những ngày tiếp theo đó, giá vàng trong nước liên tục giảm nhẹ khoảng
8.000- 10.000 đồng/ chỉ do ảnh hưởng của giá vàng thế giới. Sang đến tháng 3, giá vàng
lại tiếp tục giảm mạnh, tại TPHCM, vàng SJC mua vào còn 12.770.000 đồng/lượng, bán
ra 12.840.000 đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng, tuy nhiên sức mua trên thị trường
không biến động nhiều. So với giá vàng thế giới, giá vàng tại Việt Nam hầu như không
biến động nhiều, hầu như chỉ xoay quanh mức 12.700.000- 12.780.000 đồng/lượng.
Tháng 9/2007, giá vàng thế giới tăng cao bắt nguồn từ thông tin bất ổn về hoạt động của
Công ty cho vay cầm cố Northern Rock (Anh) và kỳ vọng cắt giảm lãi suất USD của
FED, giá vàng thị trường trong nước cũng phản ứng theo, vàng SJC được niêm yết với
mức giá 13.820.000 đồng/lượng. Đến tháng 11/2007, do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới
khi FED quyết định tiếp tục cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản đồng USD, giá vàng trong
nưc lập tức tăng lên. Mở cửa sáng 1/11, giá vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội được
niêm yết ở mức giá 15.320.000 đồng/lượng. Trong vòng 2 tháng, giá vàng trong nước đã
tăng lên 1.500.000 đồng/lượng. Hơn 1 tháng trôi qua, sự hưng phấn của thị trường vàng
trong nước dường như chựng lại sau khi giá vàng thế giới trải qua thời gian tăng giảm
thất thường. Giá vàng đang ở mức thấp nhất trong vòng hai tuần qua đẩy giao dịch trên
thị trường vàng trong nước tăng mạnh những ngày gần đây. Ngày đầu tuần (17/12), công
ty SJC bán ra thị trường ở mức kỷ lục hơn 20.000 lượng vàng. Ngày 18/12, giá SJC mở
cửa ở mức 15.560.000 đồng/lượng sau đó giảm xuống 15.540.000 đồng/lượng trước khi
tăng lên 15.800.000 đồng/lượng vào cuối giờ chiều. Theo giới kinh doanh vàng, nhu cầu
vàng trong nước gia tăng đã đẩy giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 30.000-
40.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, “cơn sốt” này chỉ diễn ra nhẹ và bị dập tắt ngay vì SJC
đang chạy dưới công suất. Khi thị trường vàng trong nước phát tín hiệu khan hàng, công
ty này và các ngân hàng ngay lập tức nhập nguyên liệu về dập vàng và đưa ra thị trường.
Cuối tháng 12, giá vàng trong nước tiếp tục tăng và đã vượt mốc 16.000.000 đồng/lượng
do giá vàng thế giới tiếp tục tăng.
Bước qua năm mới 2008
Biểu đồ 5:
Giá vàng liên tục leo thang từ thời điểm tất niên dương lịch, đặc biệt là từ chiều 8/1 đến
sáng 9/1, giá vàng đã lên mức 890 USD/ounce, trong nước đạt 17.050.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới hiện chịu tác động không nhiều từ giá dầu thô, USD, hay tình hình
chính trị thế giới mà phụ thuộc phần lớn vào hoạt động mua bán vàng của giới đầu cơ
quốc tế. Trong thời điểm này, giá vàng đi lên như những con sóng lớn. Đặc biệt ngày
15/1, thời điểm 9h, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua- bán
17.540.000- 17.640.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, sáng 31/1 giá vàng trong nước lại quay
đầu “xuống thang” sau ảnh hưởng của giá vàng thế giới khi Cục dự trữ liên bang Mỹ
(FED) quyết định cắt giảm lãi suất. Vàng SJC đầu phiên giao dịch được niêm yết ở mức
17.700.000 đồng/lượng (mua vào) và 17.780.000 đồng/lượng (bán ra). Sau đó, giá vàng
lại được điều chỉnh giảm 3.000 đồng/chỉ xuống còn 17.670.000 đồng/lượng (mua vào) và
17.750.000 đồng/lượng (bán ra). Giữa tháng 2, giá vàng trong nước giảm nhẹ xuống mức
17.660.000 đồng/lượng. Thị trường những ngày đầu năm liên tục dao động trong biên độ
hẹp 1.745.000- 1.777.000 đồng do giá thế giới “lình xình” giữa hai luồng thông tin IMF
sẽ bán vàng ra và Mỹ giảm lãi suất đồng USD. Công ty SJC sáng 15/2 công bố giá giao
dịch tại 17.580.000- 17.660.000 đồng/lượng (mua vào- bán ra), giảm 4.000 đồng so với
cuối giờ chiều hôm trước. Những ngày cuối tháng 2 được xem là tuần lễ lịch sử của vàng.
Đầu tuần (25/2), giá vàng trong nước bắt đầu “khởi động” ở ngưỡng 18.000.000
đồng/lượng thiết lập dịp cuối tuần và liên tục bứt phát rồi lập kỷ lục đóng cửa 18.260.000
đồng/lượng vào cuối giờ chiều. Ngày hôm sau, tức thứ ba (26/2), giá vàng trong nước lại
đột ngột sụt giảm mạnh và thậm chí có lúc tụt xuống dưới ngưỡng 18.000.000
đồng/lượng do vàng thế giới trước đó mất giá nặng, Cuối ngày thứ tư (27/2), giá vàng
Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đã lên tới mức 18.740.000 đồng/lượng, cao
chưa từng có trong lịch sử. Rồi đến ngày thứ năm (28/2), giá vàng trong nước “thủ thế”
và thậm chí SJC còn điều chỉnh giá vàng theo hướng giảm nhẹ. Đến ngày thứ thứ sáu
(29/2), thị trường vàng trong nước lại “rực lửa” khi vàng Bảo Tín Minh Châu chính
thức "bay" qua ngưỡng xà 19.000.000 đồng/lượng, thiết lập kỷ lục mới 19.100.000
đồng/lượng. Như vậy, chỉ trong tuần này, giá vàng trong nước đã liên tục ba lần xác lập
mức giá đóng cửa kỷ lục, giá vàng thế giới cũng ba lần chạm kỷ lục cao nhất mọi thời
đại. Trong khi đó, giá dầu thô ba lần chạm ngưỡng đỉnh điểm lịch sử, còn USD đã bốn
lần “vỡ đáy”. Bước qua tháng 3, giá vàng SJC theo thông tin niêm yết trên website của
công ty này lúc 10h sáng 12/3 ở mức 18.550.000 đồng/lượng (mua vào) và 18.650.000
đồng/lượng (bán ra), giảm 11.000 đồng/chỉ và 9.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua. Giá
vàng Bảo Tín Minh Châu mua vào 18.570.000 đồng/lượng (mua vào) và 18.750.000
đồng/lượng (bán ra), giảm 8.000 đồng/chỉ và 5.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua.
Việc điều chỉnh giảm liên tục của giá vàng trong nước trong mấy phiên trở lại đây cộng
với sự tăng giá nhẹ của giá vàng thế giới phiên hôm qua đã kéo giá vàng trong nước về
mức ngang bằng với giá vàng thế giới. Tại thị trường trong nước, giá vàng ngày 17/3
cũng tiếp tục "leo dốc". Tại TP.HCM, lúc 11h PNJ niêm yết giá mua vào 19.300.000
đồng/lượng, bán ra 19.430.000 đồng/lượng; SJC mua vào 19.300.000 đồng/lượng, bán ra
19.430.000 đồng/lượng. Trong khi đó, tại nhiều cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội và TP.HCM,
giá vàng được thay đổi giá liên tục, cao nhất đã lên đến 19.500.000/lượng. Tình hình thị
trường vàng tăng giá quá nhanh khiến cho giới đầu tư cũng như người dân phản ứng thận
trọng. Sang ngày hôm sau (18/3), giá vàng trong nước cũng được điều chỉnh liên tục.
"Đỉnh" giá trong ngày do Công ty SJC công bố là 19.500.000đ/lượng, cũng là mức giá
niêm yết cao nhất tại khu vực chợ Bến Thành. Khác với những đợt tăng giá trước, sức
mua vàng miếng đợt này không tăng vì người dân e ngại giá quá cao. Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất chiết khấu, giới đầu tư phải bán vàng bù lỗ cho danh
mục đầu tư chứng khoán. Giá vàng thế giới giảm mạnh. Giá vàng trong nước sáng 18/3
cũng giảm theo. Vào lúc 10h sáng, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 19.070.000
đồng/lựong (mua vào) và 19.170.000 đồng/lượng (bán ra), giảm 30.000 đồng/chỉ 33.000
đồng/chỉ so với mức giá kỷ lục sáng hôm qua. Giá vàng Bảo Tính Minh Châu 19.000.000
đồng/lượng (mua vào) và 19.200.000 đồng/lượng (bán ra), giảm 25.000 đồng/chỉ so với
sáng hôm qua. Nối tiếp theo đà giảm đó, qua ngày 20/3, vàng rơi thẳng đứng giảm tới
1.000.000 đồng/lượng làm chóng mặt ngay cả những nhà đầu tư bản lĩnh nhất. Ngày hôm
sau (21/3), chỉ trong một đêm, giá vàng thế giới đã giảm tương đương 1.500.000
đồng/lượng, kéo giá vàng trong nước giảm theo khoảng 1 triệu đồng/lượng. Diễn biến bất
ngờ này đang gây rất nhiều lo ngại và hoang mang cho các nhà đầu tư vàng. Ngày tiếp
theo đó, vàng mất mốc 18.000.000 đồng/lượng – kết quả từ đà đi xuống của giá vàng thế
giới. Đầu giờ sáng 23/3, vàng SJC mở cửa với giá mua vào là 1.795.000 đồng/chỉ, tăng
5.000 đồng/chỉ so với mức giá cuối tuần, nhưng giá bán ra được duy trì ở mức 1.810.000
đồng/chỉ. Sau đó, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm 15.000 đồng/chỉ, xuống còn
17.800.000 đồng/lượng và 17.950.000 đồng/lượng. Giá vàng Bảo Tín Minh Châu lúc
10h30 sáng nay là 17.850.000 đồng/lượng (mua vào) và 18.150.000 đồng/lượng (bán ra),
giảm 25.000 đồng/chỉ và 30.000 đồng/chỉ so với sáng thứ 7 tuần trước. Ngày 24/3, giá
vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới 500.000 đồng/lượng. Tại Việt Nam, giá vàng
SJC bán ra đầu ngày là 18.100.000 đồng/lượng nhưng thời điểm 14h xuống còn
17.800.000 đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng so với giá mở cửa, tuy nhiên đến cuối
ngày lại trở về mức 18.100.000 đồng/lượng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng liên tục
thay đổi giá mua - bán tùy theo tình hình giao dịch của thị trường. Công ty Vàng bạc Đá
quý Sài Gòn (SJC) cho biết, trong ngày đã thay đổi giá 8 lần, mua vào 5.000 lượng, bán
ra 16.000 lượng. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Công ty Vàng bạc
Bảo Tín Minh Châu cũng nhiều lần thay đổi giá mua bán như SJC. Hiện giá vàng trong
nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 500.000 đồng lượng. Tại sàn giao dịch vàng,
giá khớp lệnh đầu phiên 17.750.000 đồng/ lượng, thời điểm 14 giờ khớp lệnh ở mức
17.665.000 đồng/lượng. Dù rằng giá vàng thế giới vẫn trên đà giảm song nhà đầu tư mua
bán vàng qua sàn thận trọng bởi e ngại sự biến động bất thường của giá vàng trong nước.
Kết thúc giao dịch, giá vàng khớp lệnh cuối cùng là 17.730.000 đồng/lượng, khối lượng
giao dịch đạt 332.350 lượng. Trên thị trường tự do, khối lượng giao dịch không cao song
người mua vẫn chiếm đa số. Trưa 26/3, giá vàng SJC niêm yết tại Công ty Vàng bạc đá
quý Sài Gòn (SJC) với giá mua và bán lần lượt là 18.300.000 và 18.400.000
đồng/lượng.Giá vàng trong nước sáng 27-3 đã tăng thêm 350.000 đồng/lượng. Giá vàng
SJC tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội hiện đang ở mức mua vào là 18.600.000 đồng/lượng,
bán ra là 18.700.000 đồng/lượng.
1.2 Các nhân tố tác động đến việc vàng tăng giá thế giới và Việt Nam trong thời
gian qua
1.2.1 Nhân tố dẫn đến sự tăng giá vàng thế giới
Vàng là một loại hàng hóa thông thường, tất nhiên giá cả sẽ chịu sự tác động của quan hệ
cung cầu.Thêm vào đó, với tư cách là tiền tệ vàng lại chịu sự tác động bởi các nhân tố
khác như lạm phát, bất ổn chính trị toàn cầu, giá dầu leo thang, hành động đầu cơ mạnh
mẽ trên thị trường, sự can thiệp của các Ngân hàng Trung ương, sức khoẻ của đồng
USD… được cho là những nhân tố tạo nên sự biến động của giá vàng trong năm qua.
1.2.1.1 Thứ nhất – Cung cầu
Cũng như bất kỳ hàng hóa nào khác, giá cả của vàng cũng phụ thuộc vào quan hệ cung
cầu. Mức cầu về vàng có thể phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vàng trang sức ngày càng
tăng. Nhu cầu vàng trang sức trong các mùa lễ hội của người hồi giáo, lễ giáng sinh, mùa
cưới hỏi, năm mới tại các nước ở khu vực phương Đông ngày càng gia tăng, đặc biệt là
các nước đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc. Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu vàng
của Ấn Độ - nước nhập khẩu và tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới – đã tăng 17,6%, lên
đến 643 tấn năm 2004 so với 547 tấn năm 2003. Riêng trong quý I/2005, nhu cầu vàng
của Ấn Độ tăng
Trong khi đó nguồn cung vàng thế giới cho thấy ngày càng ‘eo hẹp’ hơn do ảnh hưởng
trước các nguyên nhân như: các khu mỏ khai thác hiện nay đang dần bị ‘lão hóa’, những
cuộc đình công khoảng thời gian vừa qua, chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng từ sự thay
đổi thay đổi của điều kiện thiên nhiên và môi trường sống…Sản lượng vàng khai thác của
thế giới tăng chậm, có nước giảm do chi phí sản xuất cao trước tình hình giá vàng giảm
liên tiếp trong 10 năm liên tục suốt giai đoạn 1990-2000, cùng với đình công và khó khăn
trong việc tìm kiếm các mỏ mới. Nam Phi – Nước khai thác và xuất khẩu vàng lớn nhất
trên thế giới – cho biết, sức khai thác đã giảm 3,5% trong năm 2005 đồng thời đã cắt
giảm sản lượng vàng 12,8% xuống còn 73.8 tấn trong quí I năm 2005. Hội đồng khai thác
vàng Nam Phi cho biết sản lượng vàng năm 2004 chỉ đạt 342 tấn, giảm 9% so với năm
2003- mức thấp nhất kể từ năm 1931. (theo SGGP, Minh Tú (WGC) cập nhật ngày
10.1.2006). Australia – nước sản xuất và xuất khẩu vàng thừ hai trên thế giới – trong thời
gian từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2005 ước tính sản lượng vàng giảm 3%, xuống mức
thấp kỷ lục 265 tấn – mức thấp nhất kể từ trước đến nay. Bởi vì, chi phí sản xuâts và giá
thuê lao động tăng cao, công việc tìm kiếm và khai thác các mỏ vàng mới ngày càng khó
khăn hơn. ( theo SGGP, Minh Tú (WGC) cập nhật ngày 10.1.2006). Ngoài ra, nguồn
cung vàng trên thế giới bị giảm còn xuất phát từ nguyên nhân các NHTW các quốc gia
trên thế giới hạn chế bán vàng theo hiệp định của các NHTW Châu Âu.
Như vậy, nguồn cung vàng hạn chế trong khi cầu về vàng tăng như hiện nay thì giá vàng
liên tục tăng lên.
1.2.2.2 Tình hình chính trị thế giới luôn bất ổn
Sau sự kiện Mỹ bị tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001, hàng loạt các cuộc chiến trả
đũa của Mỹ bằng việc tấn công Afganistan vào cuối năm 2001 và Iraq đầu năm 2003.
Tình hình trên đã dẫn đến khủng bố, biểu tình và bạo loạn xảy ra ở khắp nơi trên thế giới
như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Indonexia, Thái Lan, Nigeria, Ấn Độ…Thậm chí, một số
quốc gia thúc đẩy chương trình hạt nhân Triều Tiên, Iran cùng với chiến sự giao tranh ác
liệt giữa Isarael – Hezbolah (tại Libang), điểm nóng Pakistan chưa yên, sự kiện cựu thủ
tướng Bennazir Bhutto bị ám sát cùng với diễn biến tình hình chính sự căng thẳng chính
trị tại Thổ Nhỹ Kỳ và Bắc Iraq, vấn đề hạt nhân của Iran; sự xuất hiện của trùm khủng bố
Osama Bin Laden và những lời cảnh báo của các nhóm khủng bố Al Qaeda và Taliban,
mối quan hệ căn thẳng giữa Mỹ và Nga liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa ở
Balan…tiếp tục là những nguyên nhân chính gây dư luận xôn xao trong năm 2008.Tất cả
những sự kiện bất ổn chính trị đó dã khiến cho lòng tin của người tiêu dùng và hoạt động
đầu tư giảm sút, và để đảm bảo an toàn vốn giới đầu tư trên thế giới đã chuyển sang tích
trữ vàng nên đẩy nhu cầu vàng tăng cao.
Chính vì thế vai trò lịch sử của vàng, loại tài sản đầu tư an toàn nhất khi có khủng hoảng
về kinh tế hoặc chính trị, sẽ không ngừng hấp dẫn sự tái đầu tư trên thị trường
1.2.2.3 Do sự mất giá của USD khiến cho một số NHTW tăng dự trữ vàng trong cơ cấu
dự trữ ngoại hối
Những bất đồng hàng loạt giữa Mỹ - Triều Tiên và vác nước hồi giáo nêu trên cộng với
khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và các khoản chi ngày càng tăng trong phục vụ cho
cuộc chiến tranh và cuộc tái thiết Iraq sau chiến tranh. Đồng thời, thâm hụt thương mại
của Mỹ liên tục tăng trong thời gian qua do lượng xuất khẩu tăng mạnh từ phía đối tác
Trung Quốc cùng với nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và chưa có dấu hiệu phát triển
bền vững. Thêm vào đó, theo đánh giá của giới phân tích về các “mảng màu” lớn trong
tổng thể bức tranh kinh tế Mỹ đều không mấy sáng sủa với bức tranh thị trường bất động
sản Mỹ u ám và quan trọng hơn là hiệu ứng từ sự suy yếu của thị trường nhà có thể sẽ lan
rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế; trong khi đó ở thị trường vay cầm cố
và thị trường tín dụng vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng và hết sức nan giải, những điều này
đã đẩy USD giảm giá mạnh so với các ngoại tệ chủ chốt khác trên thế giới làm cho vàng
lại càng hấp dẫn hơn với giới đầu tư và giá vàng liên tục tăng cao trong giai đoạn qua.
Mặc dù FED đã nhiều lần tăng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 6/2004 đến nay cũng không
cứu vãn nổi sự giảm giá mạnh của USD, thậm chí ADB và IMF còn cảnh báo về sự sụp
đổ của đồng USD khiến nhiều NHTW trên thế giới đa dạng hóa dự trữ ngoại hối theo
hướng tăng sự trữ vàng, EUR, JPY, GBP và giảm dự trữ bằng USD. Theo Reuter, một số
NHTW quốc gia tăng dự trữ vàng nhằm thực hiện kế hoạch tăng trưởng vàng quốc gia.
Một số NHTW Châu Á dự định tăng cường mua vàng để cơ cấu lại dự trữ ngoại hối.
1.2.2.4 Do áp lực lạm phát trên thế giới gia tăng
Trước những xung đột liên tục ở vùng Trung Đông, giá dầu có xu hướng gia tăng trong
suốt một năm qua và đẩy giá cả hàng hóa tăng, hệ quả là làm gia tăng lạm phát, làm tăng
trưởng kinh tế thế giới có biểu hiện chậm lại. Biến đổi môi trường kinh tế toàn cầu cũng
như lo sợ trước tình hình lạm phát, giới đầu tư có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các tài
sản khác sang vàng để tìm lợi nhuận cao và an toàn tài sản.
1.1.2.5 Do đầu cơ của thị trường vàng gia tăng
Trước nhu cầu vàng tăng cao, theo Hội đồng vàng thế giới, nguồn cung hiện nay chỉ đáp
ứng được ¼ nhu cầu thị trường, trong đó lại có không ít số lượng vàng bị giữ lại, chưa
bán, chờ cao giá hơn. Các quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ hưu trí, các quỹ giao dịch vàng
(exchange – trade gold funds – ETFs) đã và sẽ tiếp tục mua vàng với số lượng lớn để bảo
vệ tài sản và thu tiền chênh lệch giá vàng.
1.2.2.6 Do các nước khu vực OPEC chuyển đổi số lương dầu mỏ khổng lồ thành vàng.
Tiền thu về từ xuất khẩu dầu thô, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, các nước này đã sử dụng tiền để mua vàng dự trữ. Ngoài ra, còn có tin Iran đã rút
một lượng lớn vàng dữ trữ từ các quỹ tiền tệ phương Tây.
Nhưng theo nhận định của các chuyên gia phân tích hàng đầu trên thế giới, giá vàng biến
động tăng còn một nguyên nhân sâu xa tác động gián tiếp đến sự thay đổi trong cung cầu
vàng cũng như nền kinh tế thế giới, đó là giá dầu trên thế giới liên tục tăng cao trong thời
gian qua.
Như chúng ta đã biết, dầu thô cùng các sản phẩm của dầu thô có vị thế hết sức quan trọng
trong nền kinh tế thế giới. Mức độ ảnh hưởng của dạng năng lượng này theo dự báo của
Tổ chức Năng lượng Thế giới – IEA còn kéo dài trong thế kỷ XXI. Giá dầu vẫn cứ là một
biến số kinh tế vĩ mô quan trọng. Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền
kinh tế các nước nhập khẩu dầu và tác động đến nền kinh tế tòan vầu nói chung, làm cho
thương mại quốc tế và đầu tư giảm. Giá dầu tăng khiến các nước nhập khẩu dầu mỏ phải
lao đao, đặc biệt nếu giá dầu duy trì ở mức cao. Phải vật lộn với giá nhiên liệu cao chót
vót sẽ dẫn tới tinh trạng lạm phát đình đốn – lạm phát tiền tệ mà không có sự gia tăng nhu
cầu và công ăn việc làm một cách tương ứng. Điều đó sẽ “ăn mòn” thu nhập và gây bất
ổn cho nên kinh tế.
Bối cảnh kinh tế nói chung khi giá dầu tăng hiện nay rất khác so với những cơn sột giá
dầu trước đây, tất cả đều xảy ra đồng thời với hiện tượng phát triển bùng nổ kinh tế do
nhiều nên kinh tế hoạt động quá nóng. Biến động của giá dầu do nhiều nhân tố, nhưng
nhân tố chính trị và sự bất ổn trên thế giới với yếu tố tâm lý, là những nhân tố có tác động
mạnh, nhân tố quyết định thuộc về quy luật cung cầu. Khi biến động của mặt hàng này
trở nên nóng bỏng thì một cuộc cách mạng vè phương thức thăm dò và khai thác dầu khí
của các tập đoàn dầu khí cũng đã lặng lẽ gây sức ép giảm giá dầu trong những giai đoạn
trước đây, đặc biệt là các nước trong tổ chức OPEC. Nhưng nay, tổ chức này theo chu kỳ
nhóm họp cũng không làm lay chuyển, kìm hãm và hạ nhiệt được cơn sốt giá dầu, vì nó
đã bị chi phối bởi nhiều nhân tố không kiểm soát nổi. Để có thể cạnh tranh với các nước
OPEC, các tập đoàn dầu khí đang tìm cách giảm chi phí khai thác dầu thô, ngay cả tại
môi trường khắc nghiệt như biển Bắc. Vấn đề cung cầu dầu khí, cũng như giá dầu trên
thế giớ thường rất nhạy cảm, nhiêu người cho rằng, vấn đề này giống như chiếc hạn thử
biểu tác động đến nhiều mặt kinh tế, chính trị trên thế giới.
1.2.3 Các nhân tố tác động đến việc tăng của giá vàng Việt Nam
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
với thế giới. Trong bối cảnh đó cộng với điều kiện thông tin hiện đại nên giá vàng trong
nước theo nguyên tắc “bình thông nhau” với giá vàng thế giới. Cho nên, khi giá vàng thế
giới tăng cao thì giá vàng trong nước cũng phản ánh tức thì, cùng chiều và theo sát giá
vàng thế giới. Nói cách khác, khi giá vàng thế giới tăng sẽ tác động trực tiếp làm cho giá
vàng trong nước tăng theo và ngược lại.
Những nhân tố dẫn đến giá vàng trong nước tăng đột biền trong thời gian qua đều xuatas
phát từ những nguyên nhân tác động đến cung cầu vàng trên thị trường thế giới làm cho
giá vàng thế giới biến động tăng cao, từ đó tác động đến giá vàng trong nước.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước nhập khẩu vàng. Có đến 95% vàng đáp ứng cho
nhu cầu thị trường là vàng nhập khẩu, do vậy, khi giá vàng thế giới tăng thì giá vàng
trong nước cũng tăng theo và khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng trong nước cũng
giảm theo.
Tuy nhiên, giá vàng trong nước tăng thậm chí còn cao hơn giá vàng thế giới là do một số
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự tăng đột biến của giá vàng thế giới dẫn đến tâm lý lo sợ của người dân làm
người dân đổ xô đi mua vàng, một số đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng khiến cho cầu
vàng gia tăng đột biến – hiện tượng cầu ảo. Tuy nhiên, trong những ngày này, trước sự
trồi sụt thất thường của giá vàng thế giới khiến không ít người dân bị thua thiệt nghiêm
trọng do đầu tư theo “phong trào”- giá lên thì đổ xô đi mua, giá hạ thì ào ạt bán.
Thứ hai, do tình hình lạm phát của Việt Nam liên tục gia tăng ở mức cao. Năm 2004
tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, năm 2006 tăng 6,6%, năm 2007 “lồng lên” mức
12,63%. Năm 2008 mới qua 2 tháng đã ở mức 6,02%, cao nhất trong hàng chục năm qua,
đã bằng gần một nửa cả năm ngoái và bằng 70% mục tiêu đề ra cho cả năm nay.Nếu so
với cùng kỳ năm trước thì tháng 1 tăng 14,11%, tháng 2 tăng 15,67%, bình quân chung 2
tháng đã tăng 14,89% - tức là không những tăng ở mức 2 chữ số mà còn đang trong xu
hướng cao
Thứ ba, một yếu tố quan trọng khác là chứng khoán và bất động sản đang có vấn đề.
Ngày 5/3, chỉ số giá chứng khoán trên sàn Tp.HCM (VN-Index) đã giảm chỉ còn 583,45
điểm, trên sàn Hà Nội (HaSTC-Index) đã giảm chỉ còn 191,38 điểm, chỉ bằng một nửa
đỉnh điểm đã đạt trước đây. Cơn sốt nóng bất động sản ở các thành phố lớn đang lan rộng
ra các tỉnh đã bị chặn lại, đã giảm độ sốt nóng, thậm chí giá đã giảm do người bán nhiều
hơn người mua.
Thứ ba, cùng với việc nhà nước liên tục điều chỉnh giá xăng dầu.
Thứ tư, trong khi khả năng gia công vàng miếng có hạn dù khâu chuyền dập vàng của
các công ty đã làm việc hết công suất.
Đây chính là những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước tăng cao còn hơn cả giá vàng
thế giới. Điều này được minh chứng tại thời điểm giá vàng trong nước tăng cao nhất
PHỤ LỤC 2:
NHẬN BIẾT RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH MUA/
BÁN VÀNG THEO SẢN PHẨM “ĐẦU TƯ VÀNG” TẠI ACB
Ngân hàng Á Châu (sau đây gọi là Ngân hàng) khuyến cáo khách hàng về những rủi ro
tiềm ẩn có thể xảy ra khi khách hàng tham gia giao dịch mua/ bán vàng tại ACB như sau :
1. Giá vàng Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của giá vàng thế giới, có thể biến động
tăng hoặc giảm mạnh do nhiều yếu tố khác nhau như giá dầu, giá USD, tình hình của nền
kinh tế Mỹ…Khi tham gia giao dịch mua/bán vàng tại ACB, vốn tự có của khách hàng có
thể chỉ chiếm một phần nhỏ so với giá trị giao dịch của khách hàng, khách hàng có thể
vay vốn để thực hiện các giao dịch lớn hơn rất nhiều so với vốn tự có. Do đó, các biến
động của thị trường khiến giá vàng tăng/giảm ngược với kỳ vọng của khách hàng có thể
dẫn đến tình huống Ngân hàng phải xử lý số tiền/vàng của khách hàng để thu hồi nợ.
Ngân hàng có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải xử lý ngay số tiền /vàng của khách
hàng khi giá vàng giảm đến mức giá xử lý. Nghĩa là khách hàng có thể thua lỗ số tiền/
vàng lớn hơn nhiều so với mức thua lỗ nếu Ngân hàng xử lý ngay khi giá vàng giảm đến
mức xử lý.
2. Tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ xử lý, lãi suất, phí: Ngân hàng toàn quyền thay đổi tỷ lệ ký quỹ, tỷ
lệ xử lý, lãi suất, phí. Khách hàng phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tại trang
web của ACB (www.acb.com.vn) và tại các điểm nhận lệnh giao dịch. Khách hàng phải
hiểu rõ về mức lãi suất, phí phải trả cho các giao dịch vì những khoản này ảnh hưởng đến
lợi nhuận thuần của khách hàng.
3. Ngân hàng luôn cố gắng tối đa duy trì tốt nhất hệ thống giao dịch về công nghệ thông
tin, năng lực và số lượng nhân sự và các vấn đề khác nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng cần hiều rỏ và chấp nhận rằng:
Giao dịch trên một hệ thống công nghệ thông tin có thể gặp một số rủi ro như khả
năng hỏng hóc của mạng điện tử, của thiết bị, lỗi phần cứng, phần mềm của hệ thống
trong quá trình vận hành vì bất kỳ lý do gì dẫn đến lệnh giao dịch của khách hàng không
thể nhập được vào hệ thống và/hoặc lệnh giao dịch đã nhập vào hệ thống nhưng không
thể xử lý, không khớp lệnh.
Tại thời điểm mà số lượng lệnh giao dịch của khách hàng quá nhiều, nhân viên
nhập lệnh không thể nhập kịp hết tất cả các lệnh giao dịch của tất cả các khách hàng một
lúc dẫn đến trường hợp có lệnh giao dịch của khách hàng không được nhập vào hệ thống
và/hoặc được nhập vào hệ thống không đúng thời điểm mong đợi của khách hàng.
Trong các trường hợp nêu trên, khách hàng hiểu rằng không có bất kỳ thiệt hại nào xảy ra
vì Ngân hàng không đảm bảo một cách tuyệt đối rằng hệ thống công nghệ thông tin luôn
hoạt động như mong đợi và các lệnh giao dịch của khách hàng đều được nhập vào hệ
thống đúng thời điểm mong đợi của khách hàng. Ngân hàng không chịu bất cứ trách
nhiệm nào từ các rủi ro trên.
4. Thời gian giao dịch:
Khách hàng chỉ được đặt lệnh mua /bán trong giờ giao dịch của ACB. ACB chỉ
hoạt động trong giờ giao dịch theo thông báo của Ngân hàng, trong khi giá vàng thế giới
biến động suốt 24 giờ trong ngày tác động đến giá vàng của Việt Nam. Do đó, khi giá
vàng biến động ngoài giờ giao dịch của ACB, khách hàng không thể đặt lệnh giao dịch để
xử lý tiền/vàng của mình nhằm hạn chế mức thua lỗ.
Trong thời gian nghỉ giữa phiên giao dịch, nếu lệnh của khách hàng đã nhập vào
hệ thống, đang trong trạng thái chờ giao dịch và khách hàng không đặt lệnh hủy lệnh giao
dịch trước đó kịp thời thì khi giao dịch trở lại lệnh giao dịch trước đó có thể khớp ngược
lại kỳ vọng của khách hàng. Do đó, khách hàng có thể thua lỗ trong trường hợp này.
Các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong giao dịch mua/bán vàng tại ACB bao gồm nhưng
không giới hạn các rủi ro mà Ngân hàng đã khuyến cáo như trên. Khách hàng cần nhận
biết các rủi ro tiềm ẩn, nghiên cứu kỹ, đánh giá rủi ro trước khi quyết định tham gia giao
dịch mua/bán vàng tại ACB. Khi tham gia giao dịch mua/bán vàng tại ACB, khách hàng
đương nhiên chấp nhận các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Bản nhận biết rủi ro này là một phần không thể tách rời của các hợp đồng, thỏa thuận về
giao dịch mua/bán vàng tại ACB giữa khách hàng và Ngân hàng.
XÁC NHẬN CHẤP NHẬN RỦI RO
Khách hàng : …………………………………………………………………………..
CMND số : ……………………cấp ngày………………..tại……………………….
Địa chỉ : …………………………………………………………………………..
Hoặc
GCN ĐKKD số : ………………….. do…………………cấp ngày………………………
Địa chỉ : ………………………………………………………………………….
Người đại diện : ………………………………………………………………………….
theo Giấy ủy quyền số ………………………….ngày …………………………………….
Khách hàng đã nghiện cứu kỹ, hiểu rõ, hoàn toàn chấp nhận các rủi ro liên quan
khi tham gia giao dịch mua/bán vàng tại ACB nêu tại Bản nhận biết rủi ro này và những
rủi ro khác có thể xảy ra ngoài Bản nhận biết rủi ro này. Khách hàng cam kết không có
bất kỳ khiếu nại, tranh chấp hay kiện tụng Ngân hàng Á Châu khi xảy ra các rủi ro liên
quan giao dịch mua/bán vàng tại ACB.
…………ngày ……tháng …….năm…….
Khách hàng
(Ký/đóng dấu và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 3
CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ
Chỉ số Thời điểm
cung cấp chỉ
số
Cách đo lường Tác động của các
chỉ số
Chỉ số
đo
lường
mức
độ lạm
phát
CPI –
Consumer
Price
Index Chỉ
số giá hàng
tiêu
dùng
20h:30 từ
ngày 8 tới
ngày 19 hàng
tháng
và CPI đưa
ra là CPI
của tháng
trước đó.
Đo lường sự thay đổi về
giá cả của một rổ hàng hóa
và
dịch vụ có tính chất đại
diện, (như lương thực,
năng
lượng, quần áo, giao thông)
và chưa tính thuế
Là chỉ số được sử
dụng để đo lường
tính hiệu quả của
chính sách tiền tệ,
tình hình lạm phát
trong tiêu dùng và
có tác động lớn tới
quyết định lãi suất
của Ngân hàng
Trung ươnG
PPI –
Producer
Price
Index
Tuần thứ 2
hàng
tháng lúc
22h30, PPI
đưa ra là của
tháng
trước đó
Là một chỉ số tốt để đo
lường lạm phát. Chỉ số thể
hiện giá phí sản xuất. Hàng
tháng khỏang 100.000 giá
cả được thu thập từ 30.000
công ty sản xuất
Trong khi CPI do
luờng lạm phát gây
nên bởi sự tăng lên
của giá cả hàng
hóa đầu ra thì PPI
đo lường mức tăng
giá trong nền kinh
tế bị gây nên bởi
sự tăng lên của giá
phí trong sản xuất.
Dùng để dự đoán
CPI.
PCE –
Persional
Consumpti
on
Expenditu
re
(Chi tiêu
tiêu
dùng cá
nhân)
Ngày cuối
cùng hàng
tháng, lúc
20h30,
PCE đưa ra
là của
tháng trước
đó
Là một trong những thay
đổi về giá cả hàng hóa và
dịch
vụ tiêu dùng.
Chỉ số này tăng
cho thấy chi tiêu
tăng, kéo theo giá
bị áp lực tăng theo,
do đó được coi là
một trong các chỉ
số dùng để dự
đoán mức độ lạm
phát trong nền
kinh tế.
GDP
GDP-
Gross
Domestic
Product
(Tổng
sản phẩm
quốc
nội)
20h:30 vào
ngày cuối
cùng của quý
và chỉ
số đưa ra là
của quý
trước đó.
Đo lường giá trị bằng tiền
của tất cả các hàng hóa
dịch vụ sản xuất ra của một
nền kinh tế trong một thời
kì nhất định, bao gồm chi
tiêu cá nhân, chi tiêu của
chính phủ và cán cân
thương mại.
Đây là chỉ số rất
quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới thị
trường vì GDP
biểu hiện tốc độ
tăng trưởng kinh tế
của một quốc
gia.GDP thường
có độ trễ về thời
gian do thống kê
theo quý nên quan
sát chuỗi số liệu
hơn là từng con số
cụ thể.
Tiêu
dùng
Vào khoảng
22 hàng
tháng lúc 22h
3, chỉ số đưa
ra là của
tháng trước
đó
Chỉ số này theo dõi tình
hình bán lẻ hàng hóa của
các
công ty, đo lường tổng chi
tiêu cho hàng hóa bán lẻ
của
người tiêu dùng, không bao
gồm phí dịch vụ. Ủy ban
dân
số điều tra hàng trăm công
ty có quy mô khác nhau, có
các cách thức bán lẻ hàng
hóa khác nhau. Chỉ số đưa
ra hàng tháng cho thấy
mức thay đổi tính bằng
phần trăm so với tháng
trước đó
Chỉ số đưa ra mà
âm thì có nghĩa là
giảm so với tháng
trước đó. Chỉ số
này có tác động rất
lớn tới thị trường
vì nó được coi là
tần số của hoạt
động và niềm tin
tiêu
dùng vì nếu doanh
số hàng hóa bán lẻ
tăng có nghĩa là
các hoạt động kinh
tế đang tăng lên.
Sức
sản
xuất
PMI –
Purchasin
g
Managers
Index
Ngày làm
việc đầu
tiên trong
tháng, lúc
22h, chỉ số
đưa ra là
của tháng
trước đó.
Là chỉ số tổng hợp dựa trên
5 chỉ số chính, bao gồm:
Các đơn đặt hàng mới, mức
hàng tồn kho, tình hình sản
xuất,tình trạng giao hàng
và môi trường làm việc.
Mỗi chỉ số có các tỉ trọng
khác nhau và được điều
chỉnh theo các
nhân tố nhất định. Chỉ số
được thu thập từ cuộc điều
Chỉ số lớn hơn 50
có nghĩa là các
hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất
đang được mở
rộng, còn nhỏ hơn
50 có nghĩa là các
hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất
đang bị thu hẹp.
Đây là chỉ số cực
kì quan trọng với
tra hơn 300 trưởng phòng
mua hàng khắp quốc gia
trong
hơn 20 ngành làm việc
khác nhau
thị trường tài chính
vì nó là chỉ số tốt
nhất thể hiện sức
sản suất.
PMI không như
mong đợi và đặc
biệt là phần các
đơn đặt hàng mới,
có ảnh hưởng rất
lớn tới việc dự
đoán các hoạt
động sản xuất
trong các tháng
tiếp theo. Chỉ số
này có trước ISM
và dùng để dự
đoán cho ISM
cùng với
Philadenphia
Survey
Các
hoạt
động
của
FED
Rate
announce
ment
(Công bố
lãi
suất)
Một năm họp
8 lần,
thông báo về
lãi suất được
đưa ra sau
mỗi
lần họp
Lãi suất thể hiện
giá cả một đồng
tiền. Lãi suất càng
cao, càng có nhiều
người nắm giữ và
mua đồng tiền này,
theo cách đó sẽ
làm tăng giá trị của
đồng tiền.
Đâylà chỉ số có
ảnh hưởng tới mức
lạm phát trong nền
kinh tế, vì nó được
dùng làm công cụ
trong chính sách
tiền tệ
nên gây ra ảnh
hưởng lớn trong
thị trường
Thị
trường
lao
động
Employme
nt
Report
(Báo
cáo việc
làm)
20h:30 vào
ngày thứ
sáu đầu tiên
hàng
tháng và chỉ
số đưa ra
là của tháng
trước đó.
Thông tin được thu thập
qua cuộc điều tra 375.000
doanh
nghiệp và 60.000 hộ gia
đinh. Bản Báo cáo cho thấy
số
việc làm được tạo mới và
số việc làm bị hủy bỏ của
nền
kinh tế, mức lương bình
quân một giờ và số giờ làm
việc
bình quân trong một tuần.
Được coi là một
trong những chỉ số
quan trọng nhất
trong việc thống
kê tình hình chung
của thị trường lao
động.
Non farm
Payrolls
(Chỉ
số việc làm
trong khu
vực
dịch vụ)
Ngày làm
việc đầu
tiên trong
tháng, lúc
22h30, chỉ số
đưa ra
là của tháng
Thể hiện sự thay đổi tổng
số lao động được nhận
lương, bao gồm nhân viên
khu vực hành chính quốc
gia, nhân viên hộ gia đinh
tư nhân, nhân viên làm việc
cho các tổ chức phi chính
Số lao động trong
báo cáo này đại
diện cho gần 80%
tổng số lao động
làm ra GDP của
Mỹ. Đây là chỉ số
mà các nhà làm
trước đó.
phủ và công nhân làm việc
trong lĩnh vực nông
nghiệp.
chính sách của Mỹ
dùng để đánh giá
tình trạng hiện tại
của nền kinh tế
cũng như dự đoán
các hoạt động kinh
tế trong tương lai.
Chỉ số này có ảnh
hưởng
rất lớn tới thị
trường.
Initial
Jobless
Claim (Chỉ
số
thất
nghiệp)
Một tuần một
lần vào
ngày thứ 5,
lúc 20h30,
chỉ số đưa ra
là của
tuần trước
đó.
Liệt kê số người xin trợ cấp
thất nghiệp lần đầu.
Chỉ số này ra hàng
tuần nên biến động
nhiều, chỉ số bình
quân trong 4 tuần
có nhiều ý nghĩa
hơn
Thị
trường
nhà
New Home
Sales
Hàng tháng
Chỉ số này báo cáo xem có
bao nhiêu hợp đồng mua
bán
nhà mới được kí trong
tháng.
Doanh số mua bán
nhà mới càng tăng
thì thu nhập của
người bán nhà tăng
cùng với nó là chi
tiêu của người dân
cho nhà cửa cũng
tăng, thức đẩy nền
kinh tế phát triển.
Dòng Trade Tuần thứ 2 Là phần lớn nhất chiếm Cán cân thương
vốn balance
(Cán cân
thương
mại)
hàng
tháng lúc
22h30, chỉ
số đưa ra là
của tháng
trước đó.
trong cán cân thương mại
của
quốc gia, đo lường sự khác
biệt về giá trị hàng hóa và
dịch vụ xuất khẩu so với
giá trị hàng hóa và dịch vụ
nhập khẩu.
mại sẽ thặng dư
nếu xuất khẩu lớn
hơn nhập khẩu và
ngược lại cán cân
sẽ bị thâm hụt nếu
xuất khẩu nhỏ hơn
nhập khẩu. Là chỉ
số tác động lớn tới
thị trường.
Tổng
hợp
ISM –
Institue
for Supply
Manageme
nt,
Manufactur
ing
Index
Ngày làm
việc đầu
tiên trong
tháng, lúc
22h, chỉ số
đưa ra là
của tháng
trước đó.
Dữ liệu được thu thập từ
việc trả lời của các chuyên
viên
mua hàng ở hơn 400 công
ty trong lĩnh vực công
nghiệp. Chỉ số phản ánh
mức trung bình của 5 lĩnh
vực, đơn đặt mua hàng của
khách hàng mới chiếm
30%, sản xuất 25%, việc
làm 20%, các đơn cung cấp
hàng 15% và hàng tồn kho
15%.
Chỉ số đưa ra lớn
hơn 50% cho thấy
sự mở rộng của
các hoạt động kinh
tế, nếu nhỏ hơn
50% thì có nghĩa
là các hoạt động
kinh tế này đang bị
thu hẹp lại.
Leading
Indicator
Current
Account
(Tài
khoản vãng
Ngày 20
hàng tháng
lúc 22h. Chỉ
số đưa ra
hàng quý,
khỏang 6
tuần sau khi
Chỉ số bao gồm 10 thành
phần, mỗi thành phần thay
đổi
đóng một tỉ lệ phần trăm
nhất định vào sự thay đổi
chung
của nền kinh tế Mỹ. 10
Dùng để dự đóan
bước đi của nền
kinh tế Mỹ trong
nhũng tháng tiếp
theo. Dựa vào chỉ
số này, các nàh
đầu tư có thể đưa
lai)
kết thúc
quý
thành phần này bao gồm:
1. Số giờ làm việc bình
quân 1 tuần của các công
nhân sản xuất
2. Sồ lượng bình quan các
đơn xin bảo hiểm thất
nghệp đầu tiên
3. Số lượng đơn đặt hàng
đầu tiên về hàng hóa tiêu
dùng và nguyên liệu
4. Tốc độ giao hàng của
các nhà cung cấp tới các
chủ cửa hàng
5. Số lượng đơn đặt hàng
mới cho các hàng hóa có
liên quan tới quân sự
6. Số luợng các giấy cấp
phép xây dựng nhà ở
7. Chỉ số chứng
khóan S&P 500
8. Cung tiền đa điều chỉnh
yếu tố lạm
phát
9. Khỏang cách giữa lãi
suất ngắn hạn và lãi suất
dài
hạn
10. Độ nhạy cảm của người
tiêu dùng.Tính tóan sự
ra quyết định với
nhiều thông tin bổ
trợ hơn.Là chỉ số
thể hiện xu hướng
ngoại thương nên
có ảnh hưởng rất
lớn tới thị trường.
khác biệt giữa tổng nguồn
ra của hàng hóa dịch vụ và
chi
chuyển nhượng so với tổng
nguồn vào, không tính tới
các
khỏan tài sản tài chính và
các khoản nợ tài chính.
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Các công cụ phân tích kỹ thuật
Những nhà đầu tư tham gia trên thị trường vàng họ không chỉ tìm kiếm thông tin để phân
tích và đưa ra nhận định của mình, mà còn dựa vào những phân tích mang tính chất kỹ
thuật hơn. Phân tích tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của thị trường chủ yếu bằng
việc sử dụng đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai. Charles H Dow
được xem là cha đẻ của phân tích kỹ thuật. Năm 1884, ông đã đưa ra chỉ số bình quân giá
đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ.
Phân tích kỹ thuật dựa trên một số giả định cơ sở như
Biến động thị trường phản ánh tất cả : các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng tất cả các yếu
tố ảnh hưởng đến giá đều được phản ánh trong giá.
Giá vận động theo xu thế : cho rằng một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của
nó cho đến khi nó đảo chiều.
Lịch sử sẽ lặp lại chính nó : cho rằng xu thế giá trong tương lai chính là sự lặp lại của quá
khứ.
Hai xu hướng chính của lý thuyết phân tích kỹ thuật
Xu thế giá cấp 1 : Thể hiện xu hướng giá chính của thị trường và có thể kéo dài từ vài
tháng cho đến vài năm.
Xu thế giá cấp 2 :
Là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn xu thế giá cấp 1.
Trong thị trường giá tăng, chúng được xem là những đợt suy giảm tạm thời (điều chỉnh).
Trong thị trường giá giảm, chúng được xem là những hồi phục trung gian (tăng giá tạm
thời).
Ba giai đoạn chính của thị trường
Trong phân tích kỹ thuật chúng ta thường gặp ba dạng biểu đồ chính
Biểu đồ dạng đường (line chart)
Biểu đồ dạng thanh (bar chart)
Biểu đồ nến (candle chart)
Mức hỗ trợ và mức kháng cự
Mức hỗ trợ (Support) :Là mức giá mà tại đó nhu cầu được xem là đủ mạnh để ngăn cản
sự giảm giá thấp hơn.
Mức kháng cự (Resistance) :Là mức giá mà tại đó lượng cung được xem là đủ mạnh để
ngăn cản sự tăng giá cao hơn.
Các phương pháp xác định mức hỗ trợ và kháng cự
Các mức giá cao và thấp
Mức hỗ trợ được xác định bởi tập hợp các mức giá thấp.
Mức kháng cự được xác định bởi tập hợp các mức giá cao.
Các số chẵn : mức hỗ trợ và kháng cự có thể xuất hiện ở các mức giá chẵn, như 10, 20,
25, 50, 100,... Nên tránh đặt lệnh tại các mức giá này.
Vùng hỗ trợ và kháng cự : đôi khi một vùng xung quanh một mức giá sẽ tạo thành mức
hỗ trợ và kháng cự.
Đường xu hướng (Trend lines)
Đường xu hướng thể hiện hướng di chuyển của thị trường và được xem là yếu tố quan
trọng nhất trong tất cả các phân tích
Các đặc điểm của đường xu hướng :
Số lượng điểm : cần phải có 2 điểm trở lên để vẽ. Số điểm càng nhiều thì tính chuẩn xác
của đường xu hướng càng cao.
Khoảng cách các điểm : các điểm phải có khoảng cách tương đối như nhau.
Góc : khi độ dốc của đường xu hướng càng tăng thì tính chuẩn xác của các mức hỗ trợ và
kháng cự càng giảm.
Các ví dụ minh họa của góc :
Kênh xu hướng : Kênh xu hướng được thiết lập bởi 2 đường xu hướng song song nhau.
Fibonacci trong phân tích kỹ thuật
Khi dùng trong phân tích kỹ thuật, tỷ lệ vàng thường được chuyển đổi thành 3 mức tỷ lệ:
38.2%, 50% và 61.8%.
Tuy nhiên, các bội số khác cũng có thể được dùng, như 23.6%, 161.8%, 423%,…
Dãy Fibonacci thường được ứng dụng trong phân tích kỹ thuật dưới nhiều dạng: sự hồi
lại, dạng cung, dạng quạt, dạng mở rộng và vùng thời gian.
- Fibonacci Retracements được xây dựng bởi một đường xu thế được vẽ giữa 2 điểm cực
trị, từ một đáy đến một đỉnh hoặc ngược lại. Sau đó 7 đường ngang cắt đường xu hướng
sẽ được thiết lập ở các mức: 0.0, 23.6, 38.2, 50, 61.8, 78.6 và 100%.
- Giá thường chạm tiệm cận trên/tiệm cận dưới tại hoặc gần các mức hồi lại của
Fibonacci trong quá trình biến động.
Một số mẫu hình thường gặp
o Các mẫu hình tiếp diễn :
Tam giác
Chữ nhật
Cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo
o Các mẫu hình đảo chiều
Đầu và vai
Hai và ba đáy/đỉnh
Mẫu hình cái nêm
Đỉnh vòm và đáy chén
Các mẫu hình minh họa về tam giác
Mức giá kỳ vọng được định ra trên cơ sở khoảng cách giá x=y.
Các nhà đầu tư dài hạn dùng các mẫu hình này để xác nhận xu hướng, trong khi các nhà
đầu tư ngắn hạn dùng chúng như các dấu hiệu để mua/bán.
Minh họa về mẫu hình tam giác
Mẫu hình chữ nhật
Tương tự như các mẫu hình tam giác, mức giá kỳ vọng trong mẫu hình chữ nhật được xác
định trên cơ sở khoảng cách giá x = y
Cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo
Mức giá kỳ vọng của các mẫu hình này được định ra khi khoảng cách giá của cột cờ (x)
được lặp lại kể từ khi giá thoát ra khỏi vùng điều chỉnh và tiếp tục xu hướng cũ.
Minh họa về mẫu hình cờ
Mẫu hình đầu và vai
Một khi giá vượt khỏi đường cổ thì nhà đầu tư có thể đặt kỳ vọng ở mức giá thoả điều
kiện
x = y. Các nhà PTKT cho rằng giá sẽ biến động một khoảng ít nhất bằng y trước khi mẫu
hình này hình thành.
Đường cổ có thể cân bằng, dốc lên hay dốc xuống. Một đường cổ dốc xuống được xem là
một dấu hiệu mạnh và phản ánh chuẩn xác hơn so với một đường cổ dốc lên.
Minh họa về mẫu hình đầu vai
Mẫu hình hai và ba đáy/đỉnh
Tương tự như các mẫu hình kể trên, mức giá kỳ vọng được định ra trên cơ sở khoảng
cách x=y.
Minh họa về mẫu hình hai đỉnh
Minh họa về mẫu hình hai đáy
Phân tích kỹ thuật thông qua khối lượng giao dịch
Mục tiêu của việc phân tích khối lượng giao dịch:
Xác nhận xu hướng hiện tại: Nếu thị trường đang có xu hướng lên hoặc xuống thì xu
hướng này phải được xác nhận bởi sự gia tăng khối lượng giao dịch. Sự hồi lại của một
xu hướng thường đi kèm với sự suy giảm khối lượng
Cảnh báo sự suy yếu của xu hướng hiện tại:
Nếu xu hướng hiện tại được tiếp diễn với sự giảm gần về khối lượng thì đây được xem là
sự cảnh báo xu hướng này đang yếu dần.
Điều này đặc biệt đúng khi thị trường đạt đến đỉnh cao mới hay chạm đáy mới với một
khối lượng nhỏ. Trong trường hợp này, việc chạm đỉnh/đáy mới của thị trường thường
được xem là một xu hướng không đáng tin cậy.
Xác nhận sự bứt phá khỏi biên độ dao động giá hiện tại:
Trong thị trường không rõ xu hướng và giá đang dao động trong một biên độ nhất định,
một sự bứt phá của giá phải được đi kèm với một khối lượng giao dịch lớn.
Ngược lại, một sự biến động mạnh về giá nhưng với khối lượng giao dịch nhỏ có thể xem
là một xu hướng không bền vững và cần phải được xem xét thêm.
Các loại chỉ dẫn phân tích kỹ thuật
Chỉ dẫn nhanh :
- Cho biết xu hướng của giá trong ngắn hạn.
- Thường được sử dụng trong thị trường không xác định rõ xu hướng
Chỉ dẫn chậm :
- Báo hiệu xu hướng dài hạn của giá.
- Thường dùng để xác nhận lại xu hướng giá một cách chắc chắn hơn.
CHỈ DẪN NHANH
Đường RSI
Đường Stochatic
CHỈ DẪN CHẬM
Đường trung bình
Đường MACD
Các lợi ích và hạn chế của các loại chỉ dẫn
Lợi ích Hạn chế
Các chỉ dẫn nhanh -Giúp nhà đầu tư ra/vào thị trường
sớm hơn.
-Báo nhiều dấu hiệu của thị trường
hơn.
-Cho biết trước những rủi ro/cơ
hội tiềm năng
-Rủi ro về chỉ báo sai.
-Ra/vào thị trường giao dịch
nhiều đồng nghĩa với việc trả chi
phí nhiều.
Các chỉ dẫn chậm -Giúp nhà đầu tư có khả năng nắm
bắt và định xu hướng tốt.
-Giao dịch ít – trả ít chi phí hơn.
-Không phát huy tác dụng trong
thị trường dao động lên xuống
(không hướng nhất định)
-Ra/vào thị trường chậm hơn.
Đường trung bình
Đường trung bình đơn giản là mẫu đường trung bình được sử dụng phổ biến nhất trong
các dạng đường trung bình. Đường trung bình đơn giản được tính toán bằng cách cộng
dồn dãy các giá trị trong một khoảng thời gian gồm một số ngày nhất định và sau đó lấy
tổng số chia cho số ngày.
Cách sử dụng đường trung bình:
Để xác định xu hướng: Thông thường, nhà đầu tư nhìn vào độ dốc của đường trung bình
để xác định xu hướng giá. Ví dụ, nếu đường trung bình có độ dốc xuống, và giá hiện tại
đang ở dưới đường trung bình thì xu hướng được xác định là xu hướng giảm. Ngược lại
là xu hướng tăng. Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên, dưới và đường trung bình
khá bằng phẳng thì thị trường đang được xem là không có xu hướng rõ ràng.
Đưa ra các tín hiệu mua và bán:
Có nhiều cách để xác định các tín hiệu mua/bán bằng đường trung bình. Đầu tiên, có thể
nhìn vào mối quan hệ giữa giá đóng cửa và đường Trung bình đơn giản. Nếu thị trường
đóng cửa ở giá nằm trên đường Trung bình thường cho thấy một tín hiệu mua, trong khi
đó, nếu thị trường đóng cửa dưới đường trung bình cho thấy một tín hiệu bán.
Một cách khác là sử dụng 2 đường trung bình, một đường trung bình ngắn hạn và một
đường khác dài hơn. Các tín hiệu bán và mua được chỉ ra tại các điểm cắt nhau của
đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình dài hạn. Ví dụ, nếu đường trung bình
ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ dưới lên thường dự báo tín hiệu mua và ngược
lại, nếu đường trung bình ngắn hạn cắt đường trung bình dài hạn từ trên xuống dự báo
một tín hiệu bán.
Đường MACD
Đường Trung bình hội tụ và phân kỳ (MACD) được sử dụng và phát triển bởi Gerald
Appel, MACD là một trong những công cụ đơn giản nhất và được sử dụng tốt.
MACD dùng đường trung bình – vốn là một chỉ dẫn chậm, kết hợp với các yếu tố theo
đường xu hướng. Những chỉ dẫn chẫm này được chuyển đổi thành các đường đo động
lượng bằng cách lấy hiệu 2 đường trung bình dài và trung bình ngắn. Kết quả này sẽ được
vẽ thành một đường mà dao động lên xuống xung quanh giá trị 0, không có bất kì giới
hạn trên hay dưới.
Cách sử dụng đường MACD:
Nhận biết các tín hiệu mua/bán: Các tín hiệu mua/bán được xác nhận khi 2 đường MACD
và đường tín hiệu cắt nhau. Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên báo hiệu
một tín hiệu mua, và nếu tiếp tục cắt lên trên đường 0, xu hướng tăng càng được xác định
rõ hơn. Ngược lại, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống thường báo hiệu
một tín hiệu của xu hướng giảm, và nếu đường MACD cắt từ treên xuống vượt qua
đường 0 thì tín hiệu này được xác nhận rõ hơn.
Xác định xu hướng giá:Xác định xu hướng giá: Nếu cả 2 đường MACD ở trên (hoặc
dưới) đường 0 và đường MACD ở trên (dưới) đường tín hiệu, thì xu hướng được xác
định là xu hướng tăng (giảm).
Xác định sự phân kỳ của xu hướng tăng/giảm: khi có sự phân kỳ của đường MACD và
đường xu hướng giá xác định rằng xu hướng tăng hay giảm đang yếu đi. Khi giá đang
tăng cao hơn nhưng các mức cao của MACD đang theo xu hướng giảm, điều này cho
thấy xu hướng tăng đang yếu đi. Trong khi đó, xu hướng giảm đang yếu đi được báo hiệu
khi xu hướng của giá đang thấp đi nhưng khi những mức thấp của đường MACD đang
cao hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là sự phân kỳ xác định xu hướng đang yếu đi chứ không có
nghĩa là xu hướng đã thực sự đảo chiều. Sự đảo chiều của xu hướng phải được xác nhận
bởi các biến động trực tiếp từ giá, chẳng hạn một sự bẻ gảy đường xu hướng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam.pdf