Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu và thiết kế phần thực hành về địa lí địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí 12 - THPT

Năm 2008, khách lưu trú 1,6 triệu lượt, trong đó có 325.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 1.350 tỷ đồng. Năm 2011, khách lưu trú 2,18 triệu lượt (tăng 18,3% so với năm 2010), với thời gian lưu trú là 4.604 nghìn ngày (tăng 15,0%). Đặc biệt, đã đón được chuyến tàu du lịch biển quốc tế với 37350 khách tham quan, doanh thu du lịch đạt 2255,2 tỉ đồng (tăng 20,1%). Về lãnh thổ du lịch, Khánh Hòa hình thành 3 cụm du lịch: - Cụm du lich Trung tâm: chủ yếu thuộc thành phố Nha Trang và vùng lân cân như Diên Khánh, Khánh vĩnh, có ưu thế nhất, tập trung hầu hết các loại hình du lịch, cơ sở vật chất và là đầu mối cho mọi tuyến du lịch trong tỉnh.

pdf56 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu và thiết kế phần thực hành về địa lí địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí 12 - THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật và thường xuyên cải tạo. - Trên quần đảo Trường Sa, chất đất trên các đảo là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim và mùn cây, có bề dày từ 5 đến 10cm., phát triển các cây xanh như cây phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo, cỏ dại. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở KHÁNH HÒA (Tính đến ngày 1/1/2011) Loại đất sử dụng Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Tổng số 521,7 100,0 Đất nông nghiệp 92,7 17,8 Đất lâm nghiệp 214,9 41,2 Đất chuyên dùng 83,5 16,0 Đất ở 6,6 1,3 25 Vấn đề sử dụng đất, nhìn chung có một số đặc điểm sau: - Đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Hầu hết diện tích canh tác có điều kiện thuận lợi và vùng thấp ở hạ lưu các sông đã được khai thác. Ở các vùng đất cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh lại thiếu nước tưới, nên còn khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác. Đất nông nghiệp bình quân chỉ có 670 m2/người (năm 2000), thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước. - Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên, đây là tiềm năng lớn để phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các loại đất này là cồn cát, bãi cát, đất chua măn, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, phân bố rải rác. Do đó để khai thác vào phát triển nông, lâm nghiệp cần đầu tư vốn, kĩ thuật, thủy lợi f. Tài nguyên rừng Diện tích rừng hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ có 34%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và thị xã Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là ở Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có khoảng 104 ha rừng ngập mặn phân bổ rải rác ở các vùng ven bờ vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, cửa sông Vĩnh Trường (Nha Trang), đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh với khoảng 34 loài cây ngập mặn như: đước, đưng, bần trắng, mắm trắng, mắm biển Có thể nói, Khánh Hòa là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học rừng, bao gồm nhiều thành phần di cư từ nhiều luồng khác nhau từ Bắc vào Nam, có cả các hệ thực vật Nam Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, trong đó có nhiều loài bản địa quý hiếm. Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch (1996), cả tỉnh có 1.035 loài thực vật thuộc 559 chi và 161 họ. Riêng Hòn Bà có 595 loài xếp trong 401 chi và 120 họ chiếm tới 57% số lượng loài thực vật của cả tỉnh. Sự phong phú về sinh học rừng Khánh Hòa còn đặc biệt được biết đến với sự đa dạng về nguồn gen, nổi bật trong đó là cây Dó bầu (Aquilaria crassna), loài cung cấp các sản phẩm trầm kì nổi tiếng trong và ngoài nước.Trầm là lõi của cây Dó bầu, bên trong lõi gỗ của những cây trầm già, nhất là những cây đang tàn lụi, thân nhiều u bướu, thường có một miếng mềm nhuyễn, tập trung cao độ tinh dầu thơm, năng hơn gỗ trầm, gọi là kì nam. Kì nam có giá trị kinh tế và xuất khẩu rất lớn. Từ xưa người trong nước, người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc và Nhật Bản tìm đến Khánh Hòa “ xứ trầm hương” để mua kì nam. Hiện nay do khai thác quá mức nên lâm đặc sản này đã bị mai một. 26 Trầm hương Khánh Hòa Rừng Khánh Hòa đã bị suy giảm do chiến tranh, khai thác quá mứclàm cho các cây gỗ và lâm sản quí cũng mất dần theo như pơ mu, dó, nhựa thông, song mây, lá buông Việc suy giảm tài nguyên rừng còn ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái như nạn xói mòn đất, nguồn nước cho các con sông cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt cho dân cư. Những năm qua, nhà nước đã chú trọng việc bảo vệ rừng, tu bổ và trồng mới rừng làm cho diện tích rừng đang được tăng lên. g. Tài nguyên biển Vùng biển Khánh Hòa giàu về hải sản ước khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%), khả năng cho phép cho phép khai thác 70 nghìn tấn, đặc biệt gần ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu. Ở các đảo ven bờ Khánh Hòa như Hòn Nội, Hòn Ngoạilà nơi cư ngụ của loài chim yến, hằng năm cho phép khai thác khoảng 2000 -3000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quí, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm bổ dưỡng cao cấp. 27 Tổ chim yến Nguồn lợi hải sản của quần đảo Trường Sa rất phong phú, với nhiều loại cá tập trung với mật độ cao; đặc biệt có vích là loài động vật quý hiếm và cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Sản xuất muối ở Ninh Diêm, Ninh Hòa (Ảnh: Đoàn Văn Xuân, 5/2013) Dọc biển Khánh Hòa có nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang, nằm ngay tung tâm thành phố, dài 6 km, bãi Tiên ở phía bắc thành phố; Dốc Lết (huyện Ninh Hòa), dai 4 km, Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh), dài 2 km; Bãi Dài (huyện Cam Lâm). Dọc biển tập trung nhiều đảo có nhiều khả năng tổ chức du lịch như đảo Hòn Tre, quanh đảo có nhiều bãi đẹp như bãi Trũ, bãi Bích Đầm. Ðảo Hòn Mun là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất 28 vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Ðông Nam Á. Ranh giới tạm thời của Khu bảo tồn biển Hòn Mun là vùng biển trong đó có các đảo: Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Nọc, Hòn Hố, Hòn Ðụn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tre. Đây là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ, dưới nước mà còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho tỉnh Khánh Hòa, do có chim yến cư trú và làm tổ. Bờ biển Khánh Hòa bị cắt xẻ mạnh, tạo nên nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió như vịnh Vân Phong, Hòn Khói, Nha Trang, Cam Ranh, cơ sở để xây dựng cảng biển, đặc biệt các cảng nước sâu. 3.2.3. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI a. Dân số Năm 2011, Khánh Hòa có số dân là 1174,1 nghìn người, xếp thứ 5/8 tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nhiều hơn số dân của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Phú Yên và Ninh Thuận; đứng thứ 38/63 tỉnh, thành phố của cả nước. Dân số Khánh Hòa có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm. Giai đoạn từ 1990 – 2000, dân số tăng từ 861,3 nghìn người lên 1049,6 nghìn người, trung bình tăng mỗi năm 18,83 nghìn người. Giai đoạn từ 2000 – 2010, dân số tăng từ 1049,6 nghìn người lên 1164,6 nghìn người, trung bình tăng mỗi năm 11,50 nghìn người. SỐ DÂN, DIỆN TÍCH VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2011 Tỉnh, TP Số dân (nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/km2) Đà Nẵng 951,7 1285,4 740 Quảng Nam 1435,0 10438,4 137 Quảng Ngãi 1221,6 5153,0 237 Bình Định 1497,3 6050,6 247 Phú Yên 871,9 5060,6 172 Khánh Hoà 1174,1 5217,7 225 Ninh Thuận 569,0 3358,3 169 Bình Thuận 1180,3 7812,9 151 29 DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA KHÁNH HÒA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn người) Năm 1990 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011 Dân số 861,3 1049,6 1115,0 1137,5 1149,3 1158,2 1164.6 1174,1 Dân số Khánh Hòa tăng chủ yếu do gia tăng tự nhiên. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đi nhiều, từ 3,0% vào năm 1990, còn 2,0% vào năm 2000 và còn 0,85% vào năm 2011, thấp hơn so với tỉ lệ tăng trung bình của cả nước là 0,97%. Tổng tỉ suất sinh của Khánh Hòa cũng giảm đáng kể từ 2,12 con/phụ nữ xuống còn 0,92 con/phụ nữ. TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA KHÁNH HÒA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm 1990 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 3,00 2,00 1,34 1,26 1,18 1,08 1,04 0,85 Về kết cấu dân số theo giới, số nữ nhiều hơn nam và ít biến động, có xu hướng tiến đến sự cân đối. Năm 2000, nữ giới chiếm 50,54% , nam chiếm 49,50% dân số của tỉnh; đến năm 2011, nữ giới chiếm 50,51% , nam chiếm 49,49% dân số của tỉnh. SỐ DÂN NAM, NỮ TRUNG BÌNH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA Năm 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011 Số dân nam (nghìn người) 519,1 552,6 564,7 570,4 571,9 575,8 581,1 Tỉ lệ (%) 49,54 49,56 49,64 49,63 49,37 49,44 49,49 Số dân nữ (nghìn người) 530,5 562,4 572,8 578,9 586,3 588,8 593,0 Tỉ lệ (%) 50,46 50,44 50,36 50,37 50,63 50,56 50,51 b. Phân bố dân cư Mật độ dân số của tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng lên, năm 1995 là 190 người/km2, năm 2000 là 198 người/km2, đến năm năm 2011 là 225 người/km2, cao hơn mật độ dân số của vùng Duyên hải Miền Trung (199 người/km2), nhưng lại thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước (265 người/km2). Dân cư Khánh Hòa phân bố không đều giữa đồng bằng ven biển và miền núi, giữa các địa phương, giữa thành thị và nông thôn. Ở vùng đồng bằng ven biển, mật độ dân số lên hơn 260 người/km2. Tuy nhiên, mật độ dân số cũng không đều giữa các huyện, thành phố, thị xã. Thành phố 30 Nha Trang chiếm khoảng 1/3 dân số toàn tỉnh, mật độ rất cao, trên 1400 người/km2, thành phố Cam Ranh khoảng 400 người/km2, huyện Diên Khánh khoảng 280 người/km2, thị xã Ninh Hòa và các huyện còn lại ở mật độ dân số không chênh lệch lớn và gần bằng mức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km2). Ở miền núi, mât độ dân số rất thấp như huyện Khánh Sơn, 62 người/km2, huyện Khánh Vĩnh chỉ có 29 người/km2 , mật độ dân số thấp nhất tỉnh. Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh, năm 2011, với số dân thành thị là 584,2 nghìn người, chiếm khoảng 49,75% dân số toàn tỉnh. Tỉ lệ dân số thành thị của Khánh Hòa đã vượt xa tỉ lệ dân số thành thị của cả nước là 31,74% và trở thành tỉnh có đô thị hóa cao nhất khu vực miền Trung. Các đô thị lớn chủ yếu nằm ở vùng duyên hải và dọc theo quốc lộ 1. Thành phố Nha Trang là đô thị loại I, thành phố Cam Ranh là đô thị loại III, thị xã Ninh Hòa, thị trấn Diên Khánh, Vạn Giã là đô thị loại IV. Phân bố dân cư tỉnh Khánh Hòa (người/km2) 31 SỐ DÂN THÀNH THỊ, NÔNG THÔN TRUNG BÌNH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA QUA CÁC NĂM Năm 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011 Số dân thành thị (nghìn người) 385,9 427,9 444,0 452,5 461,0 518,3 584,2 Tỉ lệ (%) 36,76 38,37 39,03 39,37 39,80 44,50 49,75 Số dân nông thôn (nghìn người) 663.7 687.1 693.5 696.8 697.2 646.3 589.9 Tỉ lệ (%) 63,24 61,63 60,97 60,63 60,20 55,50 50,25 c. Lực lượng lao động Lực lượng lao động ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ cao trong tổng số dân của tỉnh. Năm 2000 có 523,6 nghìn người (chiếm 52,0% dân số), đến năm 2011 lên đến 656,6 nghìn người (chiếm 55,9% dân số). Khánh Hòa là một trong số các tỉnh có đội ngũ khoa học mạnh của cả nước. Số cán bộ khoa học này chủ yếu làm việc trong các viện nghiên cứu, trường học, các doanh nghiệp Nhà nước. Trong những năm gần đây, họ đã từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường về tổ chức quản lí và áp dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Ở các đô thị, người lao động có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thương mại và du lịch. Ở nông thôn người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản và thủy sản. d. Dân tộc Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống , trong đó: - Dân tộc Kinh có 1.095.981 người sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. - Các dân tộc thiểu số chủ yếu là Raglai, Hoa, Cơ ho, Ê đê. Nhiều nhất là người Raglai với 45915 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và 1 vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng (palây). 32 Dân tộc Raglai ở Khánh Hòa (Ảnh: Nguyên Thuận) - Tại các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đăk Lăk có khoảng 4778 người Cơ-ho và 3396 người Ê-đê sinh sống. Dân tộc Hoa có khoảng 3034 người tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang (khoảng 2000 người), thị xã Ninh Hòa và các xã phía Đông huyện Diên Khánh. Một nhóm thiểu số chính khác là người Tày (1.704) và người Nùng (1058) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào trong cuộc di cư năm 1954 và trong các năm gần đây sinh sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh. Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc chiếm 1 thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ... - Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam nên hiện nay, người Chăm ở Khánh Hòa chỉ còn khoảng 290 người. Hiện nay, Khánh Hòa cũng đang đối mặt với những khó khăn lớn về dân cư, lao động: - Cơ cấu dân số trẻ đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già do giảm sinh và tuổi thọ tăng, đặt ra vấn đề đào tạo và sử dụng hợp lí nguồn lao động dồi dào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Đồng thời, người già (60 tuổi trở lên), làm tăng nhu cầu bảo đảm phúc lợi xã hội và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đời sống cho người già. - Chất lượng dân số còn thấp, nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn mới, công nghiệp hóa, đô thị hóa. Và những biến động về lực lượng lao động là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Khánh Hòa. 33 e. Giáo dục Hệ thống giáo dục tỉnh Khánh Hòa từng bước được phát triển ngày càng hoàn chỉnh hơn. Cơ sở vật chất trường học rất được chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt. Đến năm 2000, có 99% xã phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học – xóa mù chữ. SỐ LIÊU THỐNG KÊ VỀ NGÀNH GIÁO DỤC KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2010 -2011 Ngành học, cấp học Số trường Số lớp Số giáo viên Số học sinh Mẫu giáo 172 145 2120 39 000 Tổng số 324 6613 10979 211593 Tiểu học 188 3496 4807 101184 Trung học cơ sở 105 2189 4126 72236 Phổ thông Trung học phổ thông 31 928 2046 38173 Số học sinh phổ thông trung học đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt tỉ lệ cao. Tuy nhiên, còn có biến động nhất định. TỈ LỆ HỌC SINH ĐỖ TỐT NGHIỆP THPT TỈNH KHÁNH HÒA (Đơn vị: %) Năm học Tỉ lệ tốt nghiệp 2005 - 2006 93,84 2006 - 2007 90,97 2007 - 2008 85,79 2008 - 2009 81,62 2009 - 2010 97,99 2010 - 2011 96,62 Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp như trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Thái Bình Dương, Học viện Hải quân, trường Sĩ quan Không quân, trường Sĩ quan Thông tin, trường Cao đằng Sư phạm Nha Trang, trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, trường Cao đẳng Văn hóa, nghệ thuật và du lịch Nha Trang, trường trung học Kinh tế Khánh Hòa 34 Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Nha Trang Ngoài ra, Khánh Hòa còn có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước như Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III f. Y tế Mạng lưới khám, chữa bệnh của Khánh Hòa ngày càng được đầu tư phát triển, trang thiết bị y tế ngày càng được trang bị, hiện đại hóa, đặc biệt các cơ sở y tế tuyến tỉnh. Số lượng cơ sở khám chữa bệnh, giường bệnh, số cán bộ y tế ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng. Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng ngày càng tiến bộ như chăm sóc sức khỏe ban đầu, việc khám chữa bệnh, ngăn chặn các dịch bệnh, việc thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống bệnh (bệnh lao, HIV/AIDS, bệnh phong), bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em SỐ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH, SỐ GIƯỜNG BỆNH TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ KHÁNH HÒA NĂM 2011 Cơ sở khám chữa bệnh Số lượng Giường bệnh Tổng số 170 3036 Bệnh viện 13 2535 Phòng khám khu vực 15 185 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng 1 162 Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp 141 154 35 Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa 3.2.4. KINH TẾ a. Sự phát triển Kể từ khi được tái lập đến nay, kinh tế của tỉnh Khánh Hòa phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) là 11,6% (so với năm 2010). GDP bình quân đầu người đạt 1710 USD. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàng đạt 8324,3 tỉ đồng. ơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Đơn vị : %) Chia ra Năm Tổng số Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp – xây dưng Dịch vụ 1995 100,0 31,5 32,6 35,9 2000 100,0 28,9 36,5 34,6 2005 100,0 17,9 41,6 40,5 2010 100,0 15,0 41,7 43,3 2011 100,0 12,7 42,2 45,1 Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng kinh tế Nhà nước, tăng dần tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. 36 CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Đơn vị: %) Chia ra Năm Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2001 100,0 35,7 56,6 7,7 2003 100,0 32,5 59,7 7,8 2006 100,0 30,4 60,0 9,6 b. Nông, lâm, thủy sản Nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.Năm 2011 đạt 1.382 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2010. Ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế, chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp. Năm 2006, trồng trọt chiếm 67,7%, chăn nuôi chiếm 25,2%, dịch vụ nông nghiệp chỉ 7,1%. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo phân ngành có sự tiến bộ, giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO PHÂN NHÓM NGÀNH Cơ cấu (%) Năm Tổng số (triệu đồng; giá thực tế) Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1996 799 466 78,4 20,2 1,4 2000 982 369 74,0 20,6 5,4 2003 1 170 537 69,0 26,6 4,4 2006 1 832 708 67,7 25,3 7,1 - Trồng trọt Khánh Hòa có diện tích canh tác ít, 92,7 nghìn ha, ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa, công nghiệp hóa. Bình quân đất nông nghiệp thấp, khoảng 670 ha/người. Nhằm nâng cao khả năng giải quyết lương thực thực phẩm, tỉnh đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Các cây trồng chủ yếu là cây lương thực, mía, thuốc lá và một số cây công nghiệp khác. Cây lương thực Diện tích gieo trồng, sản lượng cây lương thực có hạt ngày càng tăng; đồng thời sản lượng lượng thực có hạt trên đầu người cũng tăng lên. 37 Lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm hơn 80% diện tích và 95% sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh. Năm 2011, sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 254,3 nghìn tấn, tăng 4,6% so với năm 2010, trong đó sản lượng thóc đạt 241,1nghìn tấn, tăng 4,39%. Bình quân lương thực có hạt bình quân đầu người là 216,6 kg/người. Lúa trồng nhiều ở thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, Vạn Ninh. DIỆN TÍCH CÁC CÂY LƯƠNG THỰC (Đơn vị: nghìn ha) Năm Lúa Ngô Khoai Sắn 1995 38,0 5,2 0,1 4,8 2000 45,7 5,0 0,2 4,5 2005 44,8 5,2 0,2 5,9 2010 44,2 6,0 0,2 6,2 Sắn là cây hoa màu lương thực quan trọng nhất, trồng nhiều ở Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Hàng năm xuất khẩu từ 5000 - 7000 tấn sắn lát khô. Cây thưc phẩm Cây thực phẩm được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đặc biệt ở các thành phố, thị xã, thị trấn trong tỉnh. Các cây trồng chính là rau, cà chua, hành, đậu các loại. Phân bố chủ yếu ở các vùng quanh thành phố Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh. Cây công nghiệp Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía và thuốc lá. Diện tích và sản lượng lượng mía tăng khá nhanh. Cây mía được trồng nhiều ở các huyện, gần các cơ sở chế biến đường ở Ninh Hòa, Cam Ranh, Khánh Vĩnh, Diên Khánh. Điều kiện sinh thái Khánh Hòa, qua thử nghiệm thích hợp cho cây thuốc lá chất lượng cao.Những năm gầm đây, cây thuốc lá đã bước đầu phát triển. Diện tích hơn 300 ha, sản lượng đạt hơn 200 tấn (năm 2000). Cây công nghiệp lây năm chính là dừa, điều, cà phêđược sản xuất chủ yếu theo mô hình kinh tế vườn. Cây dừa được trồng từ lâu, diện tích khoảng 350 nghìn ha.Vùng trồng dừa tập trung ở ven biển Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa, Vạn Ninh. Cây điều có giá trị xuất khẩu và chế biến được nhiều sản phẩm. Phân bố chủ yếu ỏ các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Cây ăn quả Khánh Hòa có nhiều thuận lợi trồng các cây ăn quả có tán lá thấp, chiếm ít đất, hiệu quả cao. Các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như xoài, chuối. Vùng trồng nhiều cây ăn quả là Cam Ranh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa. - Chăn nuôi 38 Ngành chăn nuôi của tỉnh bước đầu đã được chúa trọng phát triển, chủ yếu chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm (gà, vịt). Trong những năm qua, đàn bò có sự phát triển nhưng chưa ổn định, chất lượng chưa được cải tạo, chủ yếu làm sức kéo, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong tương lai đàn bò của tỉnh chú trọng phát triển theo hướng lấy thịt và lấy sữa. Đàn bò ở hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh sẽ tăng mạnh để khai thác thác thế mạnh vè đồng cỏ. Đàn trâu có xu hướng giảm . Đàn lợn đang được phát triển theo hướng nâng cao chất lượng (nạc hóa) để cung cấp thịt cho nhu cầu trong tỉnh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng và dịch lợn tai xanh. Năm 2010 bùng phát dịch cúm gia cầm tại 2 huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, dịch tai xanh ở lợn lan ra 79 xã của 7/8 huyện, thị buộc phải tiêu hủy trên 12.000 con. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA KHÁNH HÒA (Đơn vị: nghìn con) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1995 13,4 69,9 100,9 - 2000 6,8 62,6 120,1 1477,0 2005 5,3 69,1 138,5 1264,0 2010 5,1 76,1 95,6 2250,0 Lâm nghiệp Ngành lâm nghiệp đã đóng góp đáng kể cho kinh tế tỉnh Khánh Hòa, giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng tăng, 71,1 tỉ đồng năm 1999 lên 103,3 tỉ đồng năm 2006. Năm 2010, ngành lâm nghiệp đã khai thác được 14.000 m3 gỗ tròn các loại. Ngoài gỗ, rừng Khánh Hòa còn cung cấp song, mây làm nguyên liệu cho thủ công mĩ nghệ. Việc tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó tập trung thực hiện phương án phòng chống cháy rừng; đồng thời, lực lượng bảo vệ rừng đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm triển khai các biện pháp ngăn chặn nạn khai thác lâm sản trái phép. Năm 2010, trồng được 2 112 ha.Tuy nhiên, diện tích rừng bị thiệt hại hàng năm vẫn còn xảy ra. DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG VÀ RỪNG BỊ THIỆT HẠI (Đơn vị: ha) Năm 1999 2002 2004 2006 2008 2010 Diện tích rừng trồng 3 200 1 574 2 980 2 200 500 1300 Diện tích rừng bị thiệt hại 44,0 130,2 11,0 21,0 12,7 2,2 39 Thủy sản Trong nhiều năm qua, ngành ngư nghiệp Khánh Hòa có sự phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất thủy sản, nhìn chung tăng khá đều, năm 2011 ước tính đạt 1.398,5 tỷ đồng, tăng 2,03 % so với năm 2010. Ngành đánh bắt thủy sản, cơ sở vật chất kĩ thuật đã được chú trọng đầu tư, toàn tỉnh đã có 7 cảng cá và bến cá, tàu cá các loại có trên 10 000 tàu, số tàu đánh bắt hải sản xa bờ tăng lên đáng kể, từ 415 chiếc (năm 2000), tăng lên 727 chiếc (năm 2011). Sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 75,2 nghìn tấn. Ngành nuôi trồng thủy được phát triển đa dạng với việc sử dụng mặt nước ở sông, đầm, vũng, vịnh để nuôi tôm, ba ba, lươn, ếch, cá lồngDiện tích nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, từ 4,6 nghìn ha năm 2000, đã tăng lên 6,1 nghìn ha năm 2011. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 2,58 nghìn tấn năm 2000, lên 13,91 nghìn tấn năm 2011. Trong đó chủ yếu là nuôi tôm, sản lượng 1,92 nghìn tấn, năm 2000; 7,85 nghìn tấn, năm 2011. Khánh Hòa còn là trung tâm cung cấp tôm giống cho các tỉnh miền Trung và miền Nam. NGÀNH THỦY SẢN KHÁNH HÒA Năm 1995 2000 2005 2010 Giá trị sản xuất thủy sản (Tỉ đồng; giá so sánh) 544,1 706,5 699,2 849,6 Sản lượng thủy sản (Nghìn tấn) 56,5 54,1 63,1 75,2 Sản lượng cá biển (Nghìn tấn) 17,9 47,5 56,2 68,7 Diện tích nuôi trồng thủy sản (Nghìn ha) 3,7 4,6 6,6 5,6 Sản lượng nuôi trồng thủy sản (Nghìn tấn) Trong đó tôm nuôi (Nghìn tấn) 2,6 1,9 7,1 6,9 17,5 5,3 13,7 7,2 Ở các đảo ven bờ Khánh Hòa là nơi cư ngụ của loài chim yến nổi tiếng, một đặc sản quí giá của tỉnh.Khánh Hòa là nơi có số lượng quần thể chim yến dẫn đầu cả nước. Thời gian qua, nhờ áp dụng các kỹ thuật chuyên ngành như nhân đàn, di đàn quần thể chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus Germaimi) phát triển mạnh mẽ. Nếu như sản lượng nguyên liệu yến sào thu hoạch năm 2001 đạt 2.136 kg thì đến năm 2011, sản lượng thu hoạch tại các đảo yến thiên nhiên Khánh Hòa đã đạt 3151 kg, tăng trên 1 tấn so với năm 2001. Yến sào Khánh Hòa có mùi vị thơm ngon đặc trưng được coi là tổ yến vua (King nest) và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới. 40 Tàu cá Khánh Hòa ra khơi đánh bắt hải sản (Ảnh: danviet.vn.) c. Công nghiệp Sự phát triển Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa, là địa phương phát triển công nghiệp mạnh của khu vực Miền Trung.Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường về sản phẩm. Khánh Hòa đã chủ động đầu tư chiều sâu có chọn lọc, nâng cao năng lực sản xuất nên công nghiệp đac phát triển mạnh, tạo được nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 4450 tỉ đồng năm 2000, lên 17865 tỷ đồng năm 2011, tăng 16% so với năm 2010, tăng 4 lần so với năm 2000. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, nhóm ngành công nghiệp chế biến là chủ yếu (thường chiếm trên 95%), nhóm công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỉ trọng không đáng kể. Sự phát triển công nghiệp những năm gần đây chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đầu là Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin và một số doanh nghiệp địa phương như Tổng Công ty Khánh Việt, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH KHÁNH HÒA Cơ cấu (%) Năm Tổng số (Tỉ đồng; giá thực tế) Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 1995 1683,9 2,1 94,9 3,0 2000 3992,0 2,4 91,4 6,2 41 2003 9236 1,7 96,8 1,5 2006 15853 1,5 97,2 1,3 Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế, trước đây kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng chủ yếu, tiếp theo là kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng thấp. Từ năm 2000 trở đi, kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh làm cho tỉ trọng 2 khu vực kinh tế này xu hướng tăng. Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, đóng và sữa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, thủ công mĩ nghệ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: %) Năm Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2000 100,0 52,2 34,8 13,0 2003 100,0 42,9 32,9 24,2 2006 100,0 32,7 39,6 27,7 Các ngành công nghiệp chủ yếu - Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản Nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và có triển vọng phù hợp với đặc điểm, thế mạnh về nguồn nguyên liệu trong tỉnh và thu hút nguồn nguyên liệu từ Tây Nguyên và các tỉnh lân cận. Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong và có tốc độ tăng trưởng nhanh, khá ổn định. Các sản phẩm chính là đường, ở các nhà máy đường Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh. Công nghiệp chế biến hải sản, chế biến khoảng 55 – 60% sản lượng hải sản khai thác. Các sản phẩm chế biến ngày càng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực, cua, ghẹ, sò, điệp, vi cá, bóng cáCác cơ sở chế biến lớn, hiện đại tập trung chủ yếu ở Nha Trang, các cơ sở chế biến thủ công, qui mô vừa và nhỏ ở Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh. Công nghiệp chế biến lâm sản đã góp phần giải quyết được hàng nghìn lao động thủ công ở các địa phương. Các sản phẩm chính là ván sàn, hàng mĩ nghệ, đò gỗ dân dụng, gỗ xẻ tàu thuyền, phụ tùng dệt, gỗ xây dựng, sản phẩm song 42 mâyTuy nhiên, hàng hóa chủ yếu còn ở dạng thủ công, hạn chế về chất lượng, mĩ thuật, năng suất, khả năng cạnh tranh. - Công nghiệp dệt – may – da Các sản phẩm chủ yếu có vải, dệt kim, sản phẩm may, dây khóa kéo. Các nhà máy sản xuất hiện đại chủ yếu tập trung ở Nha Trang. - Công nghiệp cơ khí – điện – điện tử Nổi bật là công nghiệp đóng mới và sữa chữa tàu thuyền ở Nha Trang, Cam Ranh, đặc biệt nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin tập đoàn Hyundai đầu tư xây dựng ở Ninh Hòa. Đây là hạt nhân để kéo theo nhiều ngành công nghiệp khác phát triển như cơ khí, cơ khí chính xác, lắp ráp điện tử, sản xuất sơnCác ngành kĩ thuật điện, điện tử chủ yếu là lắp ráp, sữa chữa, tập trung ở Nha Trang. Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (Ảnh: Đoàn Văn Xuân, 2013) - Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản Chủ yếu khai thác các khoáng sản xuất khẩu như cát thủy tinh (Cam Ranh,Cam Lâm), đá ốp lát (Vạn Ninh, Diên Khánh, Nha Trang). Trong tương lai, ngành công nghiệp này sẽ được phát triển theo hướng khai thác và chế biến với công nghệ hiện đại để tao sản phẩm có giá trị kinh tế cao như kính xây dựng, sản phẩm thủy tinh cao cấp (pha lê) - Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước Tỉnh Khánh Hòa đã rất chú trọng đầu tư phát triển ngành điện. Mạng lưới điện quốc gia đã được đến tất cả các xã, phường trên toàn tỉnh. 43 Nhà máy thủy điện Ea Krông Rou thuộc địa phận xã Ninh Tây, Thị xã Ninh Hòa, cách quốc lộ 26 khoảng 8 km, cách thành phố Nha Trang khoảng 60km về phía Tây Bắc, công suất thiết kế 28MW đã được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2007, nhằm tăng sản lượng và chất lượng điện cho khu vực; mở màn cho việc khai thác tiềm năng thủy điện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Sản phẩm của ngành điện đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu phát triển sản xuất, đặc biệt sản xuất công nghiệp, tiêu dùng của nhân dân ở đô thị và nông thôn. Cung cấp nước chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã hình thành một số các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) sau: - Trung tâm công nghiệp Nha Trang: Qui mô trung bình so với cả nước, nhưng là TTCN hàng đầu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các ngành chuyên môn hóa là cơ khí, chế biến thực phẩm, dệt – may. Có nhiều xí nghiệp đã được xây dựng từ trước tới nay, gồm 2 khu vực: + Khu vực Bình Tân ở phía nam, tập trung công nghiệp chế biến hải sản, thuốc lá, dệt, may, đóng và sữa chữa tàu thuyền + Khu vực Đồng Đế – Vĩnh Lương ở phía bắc, tập trung công nghiệp chế biến hải sản, dược phẩm, sợi – dệt – may, cơ khí, bao bì - Khu công nghiệp tập trung: + KCN Suối Dầu: KCN Suối Dầu được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập vào năm 2007, thuộc xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, cách thành phố Nha Trang 25 km, cách sân bay Cam Ranh 35 km, qui mô khu công nghiệp có tổng diện tích là 136 ha. Các ngành công nghiệp được phát triển bao gồm: Sản xuất các mặt hành thủ công mĩ nghệ, trang trí nội thất, chế biến song mây xuất khẩu, sản xuất các loại thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, thủy sản xuất khẩu, sản xuất các linh kiện và lắp ráp điện tử 44 Khu công nghiệp Suối Dầu + Các KCN khác đang được triển khai gồm: KCN Ninh Thủy (Thị xã Ninh Hòa, nằm trong Khu kinh tế Vân Phong; diện tích 350 ha); KCN Vạn Thắng (Huyện Vạn Ninh, nằm trong Khu kinh tế Vân Phong, diện tích 144 ha. Lĩnh vực đầu tư đa ngành, như: Công nghiệp hóa dầu, công nghiệp vi sinh, sản xuất hóa chất, vật liêu xây dựng, chế biến thủy sản); KCN Bắc Cam Ranh (Thị xã Cam Ranh, diện tích 150 ha, tập trung vào các ngành như may mặc, lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác ); KCN Nam Cam Ranh (Thị xã Cam Ranh, diện tích 233 ha. Các ngành đầu tư : chế biến nông lâm, thủy sản, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng...). - Cụm công nghiệp (CCN): + Có 2 CCN đã đi vào hoạt động gồm CCN Diên Phú (huyện Diên Khánh) và CCN Đắc Lộc (TP. Nha Trang), thu hút 45 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 447 tỷ đồng. + 7 CCN khác đang triển khai đầu tư gồm: CCN Ninh Xuân (thị xã Ninh Hòa) có diện tích 50 ha; CCN và chăn nuôi Khatoco (thị xã Ninh Hòa) có diện tích 35,58 ha, do Tổng Công ty Khánh Việt làm chủ đầu tư, đang xây dựng các nhà máy sản xuất; CCN Tân Lập (huyện Cam Lâm) có diện tích 40 ha; CCN Sông Cầu (huyện Khánh Vĩnh) có diện tích 40 ha; CCN Dốc Đá Trắng có diện tích 50 ha; CCN Khatoco (TP. Nha Trang) có diện tích 44,3 ha; CCN Diên Thọ (huyện Diên Khánh) có diện tích 40 ha. d. Dịch vụ Giao thông vận tải Giao thông vận tải Khánh Hòa phát triển đa dạng về loại hình, gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không. - Đường bộ Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối phát triển. Toàn tỉnh hiện có 2086 km đường bộ. Trong đó, đường do trung ương quản lý dài 224,38 km (10,8%); đường do tỉnh quản lý dài 255,0 km (12,21%); đường do huyện quản lý dài 327,47 km (15,697%) và đường do xã quản lý dài 1566,97 km (75%).Về chất lượng, trong tổng chiều dài đường bộ, đường nhựa dài 362,77 km (17,4%),đường cấp phối, đường đá dăm dài 399,52 km (19,1%), còn lại là đường đất. Tất cả các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Khánh Hòa có các tuyến quốc lộ chạy qua: + Quốc lộ 1, chay theo hướng bắc – nam chạy dọc ven biển từ đèo Cả đến ghềnh Đá Bạc, là trục giao thông huyết mạch, nối liền các địa phương trong tỉnh, nối Khánh Hòa với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. + Quốc lộ 26, dài 151 km từ ngã ba quốc lộ 1, thuộc thị xã Ninh Hòa đến thành phố Buôn Ma Thuột, theo hướng đông – tây. Đây là trục giao thông quan 45 trọng nối Đăk Lăk và Tây Nguyên với Khánh Hòa và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. + Quốc lộ 27B, từ điểm đầu ở thành phố Cam Ranh, ngã ba với quốc lộ 1 đến quốc lộ 27, thuộc tỉnh Ninh Thuận. + Đường tỉnh 723, nối thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đường 723 dài 131,5 km, đi từ huyện Diên Khánh (ngã 3 quốc lộ 1) qua huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đến huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng); được mệnh danh là "con đường nối biển và hoa". Đường tỉnh 723, đoạn qua đèo vượt núi Hòn Giao Dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đồng thời tuyến xuyên Á (AH1) đi qua tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt ở thành phố Nha Trang có nhiều tuyến xe buýt phục vụ công cộng trong nội thành và nối Nha Trang – Cam Ranh, Nha Trang – Vạn Giã. - Đường sắt Khánh Hòa có đường sắt Bắc – Nam (Thống Nhất) chạy qua, dài 149 km. Ga Nha Trang là một trong các ga lớn nhất trên tuyến giao thông này. Tất cả các chuyến tàu Bắc – Nam, các chuyến tàu địa phương đều dừng ở đây. Ngoài ga Nha Trang, tỉnh còn 12 ga khác phân bố tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, có các chuyến SNT nối Nha Trang với thành phố Hồ Chí Minh. - Đường biển Khánh Hòa có nhiều vũng, vịnh kín gió, nước sâu lại nằm ở cực đông của Việt Nam gần với tuyến hàng hảiquốc tế nên rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Vận tải đường biển Khánh Hòa khá phát triển, hiện nay trên địa bàn tỉnh có các cảng như Ba Ngòi, cảng Cam Ranh, cảng Nha Trang, cảng Hòn Khói, cảng Đá Tây, cảng Trường Sa. Trong đó, đặc biệt cảng Cam Ranh, nhiều tiềm năng để phát 46 trển cảng nước sâu (Vịnh Cam Ranh là một trong ba vịnh biển tốt nhất thế giới), cảng Vân Phong là cảng trung chuyển quốc tế quan trọng của cả nước. + Cảng Nha Trang hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hóa các loại. Cảng có chiều dài cầu tàu 172m, rộng 20m, độ sâu trước bến cảng là 8,5m. Công suất bình quân hàng năm là 6.000 hành khách, công suất bốc dỡ 800.000 tấn/năm. Cảng Nha Trang + Cảng hàng hóa quốc tế Ba Ngòi ở thị xã Cam Ranh, cảng có cầu tàu dài 110m, rộng 15m, độ sâu trung bình trước bến là 8,5m, cho phép tàu có tải trọng 1 vạn tấn có thể cập bến, riêng khu vực vùng nước trước cảng có độ sâu 10,5m, tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào cảng an toàn, công suất bốc dỡ 450.000 tấn/năm. Trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Nam Trung Bộ, cảng Ba Ngòi được xác định là cảng đa năng, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa và vùng phụ cận. Vì thế, cảng Ba Ngòi sẽ được nâng cấp, mở rộng. + Cảng Hòn Khói nằm trên bán đảo Hòn Khói, phía Nam vịnh Vân Phong, cách quốc lộ 1 khoảng 12m, là cảng chuyên dùng xuất muối kết hợp với cảng hàng hóa, công suất khoảng 10 vạn tấn/năm. Hiện nay, cảng có một cầu tàu 70m x 10m, độ sâu trước bến là 3,2m, chỉ cho phép các tàu nhỏ (<1000 T) cập bến như sà lan, tàu Lash... Trong tương lai, cảng Hòn Khói sẽ được đầu tư nâng cấp thành cảng đa chức năng, đặc biệt vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, tiếp nhận tàu trên 2.000 tấn. + Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong tại khu vực Đầm Môn hiện đang được triển khai xây dựng với phương án công nghệ sử dụng cần cẩu container chuyên dụng và hệ thống nâng hạ trên bãi. 47 Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong với chuyến hàng đầu tiên (9/2011) Bến được thiết kế bảo đảm có thể tiếp nhận tàu container 4.000 – 6.000 TEUs cập bến.Tổng diện tích cảng 118 ha được xây dựng trên mặt bằng 1.680m x 550m. Phấn đấu năng lực thông qua có thể lên tới khoảng 10 triệu tấn (tương đương với khoảng 1,0 triệu TEU). Sự hình thành cảng trung chuyển quốc tế ở vịnh Vân Phong chắc chắn sẽ làm thay đổi bố cục cảng biển Việt Nam. - Đường hàng không Khánh Hòa có sân bay quốc tế Cam Ranh (từ năm 2007), cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km, được nâng cấp, hiện đại hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực Nam Trung Bộ. Hiện nay sân bay có các đường bay đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số đường bay quốc tế khác chủ yếu đén với nước Nga như Moscow, VladivostokNăm 2012, sân bay đón 1,2 triệu lượt khách thông qua (đứng thứ 4 Việt Nam) trong đó có hơn 1000 chuyến bay quốc tế với hơn 200.000 hành khách làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay. Hãng hàng không hoạt động mạnh nhất tại sân bay Cam Ranh là Vietnam Airlines, chiếm khoảng 2/3 lượt khách thông quan tại sân bay. 48 Sân bay quốc tế Cam Ranh Thông tin liên lạc Bưu điện Khánh Hòa được phát triển theo hướng hiện đại. Từ năm 1994 tổng đài điện tử Fetex của Nhật Bản được đưa vào sử dụng, với dung lượng 10000 số. Mạng viễn thông Khánh Hòa đã được số hóa. Hầu như các xã trong tỉnh đều có mạng điện thoại. Về mạng tin học, đã triển khai dịch vụ internet. Các loại hình dịch vụ được đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng như dịch vụ chuyển tiền nhanh, EMS, điện hoaMạng truyền hình được phát triển nhanh và đa dạng dịch vụ như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, kĩ thuật số, truyền hình qua internet SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI Ở KHÁNH HÒA (Đơn vị: nghìn thuê bao) Năm 1995 2000 2005 2010 Số điện thoại thuê bao 13,1 55,5 157,4 226,1 hương mại Hoạt động thương mại của Khánh Hòa phát triển nhanh chóng, đa dạng. Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 được 68.057,47 tỷ đồng, tăng 27,8% so năm trước. Mạng lưới chợ được được hình thành trên khắp các địa phương, đặc biệt tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Hệ thống các siêu thị được xây dựng và hoạt động ở Nha Trang, Cam Ranh. Hàng hóa được cung ứng đầy đủ, đa dạng, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Nha Trang là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh. 49 Chợ Đầm – Trung tâm thương mại Nha Trang Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu nhiều năm qua có sự phát triển liên tục, khá ổn định. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 932,9 triệu USD, tăng 29,2% so với năm 2010. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn duy trì mức tăng như: thủy sản, dệt - may, cát, hạt điều, tàu biển đóng mới, hàng thủ công mĩ nghệXuất khẩu hàng hóa đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn ước đạt 631,1 triệu USD (năm 2011), tăng 49,5% so với năm 2010. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu thuốc lá, máy móc thiết bị, thép đóng tàu, thức ăn nuôi tôm và hải sản nguyên liệu. Nhập khẩu hàng hóa từ 58 nước trên thế giới. KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA KHÁNH HÒA (Đơn vị: triệu USD) Năm Tổng số Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu 1996 148,2 76,7 71,5 2000 198,5 150,4 48,1 2005 605,4 416,4 189,0 2010 1 075,0 695,0 380,0 Du lịch Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Khánh Hòa có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao, sinh thái, văn hóa Các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch, đăc biệt hệ thống các 50 khách sạn hiện đại hàng đầu cả nước như Sunrise, Sheraton, Michelia, Yasaka Sài Gòn – Nha Trang, các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Vinpearl, Ana Mandara, Evason HideawayTrong đó, có khu nghỉ dưỡng cao cấp nhất Việt Nam là Evason Hideway (Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa) của tập đoàn Ana Mandara được tờ Sunday Times bầu chọn là một trong 20 resort tốt nhất thế giới. Nhiều loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch được tổ chức như các hoạt động vui chơi giải trí trên biển, du lịch lặn biển, tắm bùn khoáng... với năng lực tổ chức và khai thác kinh doanh ngày càng phát triển rõ nét. Năm 2008, khách lưu trú 1,6 triệu lượt, trong đó có 325.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 1.350 tỷ đồng. Năm 2011, khách lưu trú 2,18 triệu lượt (tăng 18,3% so với năm 2010), với thời gian lưu trú là 4.604 nghìn ngày (tăng 15,0%). Đặc biệt, đã đón được chuyến tàu du lịch biển quốc tế với 37350 khách tham quan, doanh thu du lịch đạt 2255,2 tỉ đồng (tăng 20,1%). Về lãnh thổ du lịch, Khánh Hòa hình thành 3 cụm du lịch: - Cụm du lich Trung tâm: chủ yếu thuộc thành phố Nha Trang và vùng lân cân như Diên Khánh, Khánh vĩnh, có ưu thế nhất, tập trung hầu hết các loại hình du lịch, cơ sở vật chất và là đầu mối cho mọi tuyến du lịch trong tỉnh. Dọc ven biển Nha Trang, trục du lịch Trần Phú – Bãi Tiên – Cầu Đá là trục du lịch chính. Ở đây, ngoài các bãi tắm, còn có các điểm tham quan với nhiều thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử như các đảo trong vịnh Nha Trang (Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Miễu, Hòn Tằm, đảo Khỉ), Hòn Chồng, đầm Nha Phu, Viện nghiên cứu biển, Viện Pasteur, biệt điện Bảo Đại, chùa Long Sơn, Tháp Pô Naga, làng du lịch Ngọc Thảo, mộ Yersin, thác Yang Bay Bãi biển Nha Trang - Cụm du lịch phía Bắc: có tiềm năng rất lớn, đang được đầu tư khai thác, với các thắng cảnh đẹp như bãi biến Dốc Lết, Đại Lãnh, Ba Hồ, suối nước nóng Trường Xuân. Vịnh Vân Phong (Vạn Ninh) được các chuyên gia du lịch sinh thái châu Á đánh giá là “khu vực đẹp nhất Việt Nam”, nhiều khả năng phát triển du lịch 51 tổng hợp hiếm thấy. Ở đây còn có các di tích lịch sử cách mạng như Di tích Hòn Hèo, bến “Tàu không số” - Cụm du lịch phía Nam: chủ yếu thuộc thành phố Cam Ranh, huyện Khánh Sơn, có tiềm năng lớn, các thắng cảnh đẹp như Bãi Dài, vịnh Cam Ranh, thác Tà Gụ, thác đẹp nhất Khánh Hòa, vùng cát Thủy Triều 4. Hiệu quả - Áp dụng tại trường THPT chuyên Lê Quí Đôn ở một số lớp 12 mà bản thân phụ trách (đặc biệt lớp 12 chuyên Văn). - Qua việc áp dụng, đã tạo thuận lợi cho học sinh trong việc tìm hiểu địa lí tỉnh Khánh Hòa, học sinh thực hiện dễ dàng hơn trong điều kiện thực tế học tập hiện nay, đặc biệt đối với bộ môn Địa lí 12, chất lượng bài “Thực hành: Tìm hiểu và báo cáo về địa lí địa phương – Tỉnh Khánh Hòa” được nâng cao. - Hầu hết các em học sinh đã nắm được hiểu biết cơ bản về tỉnh Khánh Hòa, địa phương mà các em đang sống. ▪ KẾT QUẢ BÀI THỰC HÀNH THEO NHÓM Năm học 2011 -2012, lớp 12 Văn (Sĩ số: 12 học sinh), khi chưa thực hiện đề tài. Điểm giỏi ≥ 8,0 Điểm khá 6,5 – 7,9 Điểm trung bình 5,0 – 6,4 Điểm yếu Số học sinh % Số học sinh % Số học sinh % Số học sinh % Ghi chú 0 0 3 33,3 6 67,0 0 0 Năm học 2012 -2013, lớp 12 Văn (Sĩ số: 21 học sinh), khi đã thực hiện đề tài. Điểm giỏi ≥ 8,0 Điểm khá 6,5 – 7,9 Điểm trung bình 5,0 – 6,4 Điểm yếu Số học sinh % Số học sinh % Số học sinh % Số học sinh % Ghi chú 10 47,6 11 52,4 0 0 0 0 Năm học 2012 -2013, lớp 12 Văn (Sĩ số: 21 học sinh), đang thực hiện đề tài (chưa đến tiết báo cáo). 52 ▪ KẾT QUẢ THĂM DÒ BẢNG KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH VỀ NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN “THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VÀ BÁO CÁO ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG - TỈNH KHÁNH HÒA” Lớp: 12 chuyên Văn - Sĩ số: 21 STT Nội dung Số học sinh chọn Tỉ lệ (%) 1 Về sự hướng dẫn của giáo viên để học sinh “ Tìm hiểu và báo cáo địa lí địa phương - Tỉnh Khánh Hòa”. a) Nắm chắc qui trình thực hiện. b) Nắm được qui trình thực hiện. c) Không nắm được qui trình thực hiện. 12 08 00 60,0 40,0 00,0 2 Về nguồn tư liệu để tìm hiểu, nghiên cứu. a) Có nhiều thuận lợi. b) Không thuận lợi lắm. c) Rất khó khăn. 17 03 00 85,0 15,0 00,0 3 Về thời gian để tìm hiểu, thu thập tư liệu, thông tintrong điều kiện thực tế hiện nay đối với học sinh lớp 12. a) Có nhiều thời gian. b) Có ít thời gian. c) Không có thời gian. 04 15 01 20,0 75,0 05,0 4 Nguồn tài liệu giáo viên cung cấp về “Địa lí địaphương – Tỉnh Khánh Hòa”. a) Rất đầy đủ. b) Khá đầy đủ. c) Còn sơ sài. 11 09 00 55,0 45,0 00,0 5 Dựa trên nguồn tài liệu giáo viên cung cấp để thực hiện các bước xử lí thông tin và viết báo cáo. 53 Qua kết quả thăm dò học sinh cho thấy, học sinh hầu hết nắm được cách thực hiện việc tìm tư liệu, xử lí tư liệu. Nguồn tư liệu cho học sinh tự nghiên cứu nhìn chung trong điều kiện thông tin có thuận lợi, nhưng có 80,0% học sinh có ít hoặc không có thời gian cho việc tìm tư liệu trong điều kiện của học sinh lớp 12; nguồn tài liệu giáo viên cung cấp cho học sinh tìm hiểu để viết báo cáo, 100% học sinh cho thấy nhiều thuận lợi cho các em, đó là nguồn tài liệu cơ bản chủ yếu. Tuy nhiện, bên cạnh học sinh vẫn tự tìm tài liệu và có bổ sung cho bài báo cáo của mình. Hầu hết các em học sinh đã nắm được hiểu biết cơ bản về tỉnh Khánh Hòa, địa phương mà các em đang sống. a) Có nhiều thuận lợi. b) Khá thuận lợi. c) Còn khó khăn. 11 09 00 55,0 45,0 0,00 6 Việc thực hiện viết báo cáo của nhóm theo chủ đề đã được giáo viên phân công. a) Nhóm đã bổ sung nhiều tư liệu tự tìm hiểu thêm. b) Nhóm đã có bổ sung tư liệu tự tìm hiểu thêm. c) Nhóm không có bổ sung tư liệu nào nữa ngoài tài liệu giáo viên cung cấp. 07 13 00 35,0 65,0 00,0 7 Qua các tiết thực hành “Tìm hiểu và báo cáo về địa lí địa phương”, bản thân học sinh: a) Nắm được kiến thức cơ bản và cần thiết về địa phương em đang sống. b) Chỉ nắm được một ít kiến thức cơ bản về địa phương em đang sống. c) Chưa có được kiến thức về địa phương em đang sống. 19 01 00 95,0 05,0 0,00 54 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Việc nghiên cứu và thiết kế phần thực hành “Địa lí địa phương” đã tạo thuận lợi cho học sinh lớp 12 thực hiện đầy đủ yêu cầu của chương trình trong điều kiện học tập thực tế của học sinh, đã nâng cao hơn chất lượng dạy học của phần thực hành nói riêng và của môn Địa lí lớp 12 nói chung ở trường THPT chuyên Lê Quí Đôn. - Với tài liệu Địa lí tỉnh Khánh Hòa, không những làm nguồn tài liệu cho phần thực hành “Địa lí địa phương”, mà còn có thể có thể sử dụng để liện hệ thực tế sinh động về địa phương - tỉnh Khánh Hòa trong quá trình dạy học Địa lí THPT (lớp 10, 11 và 12) . 2. Khuyến nghị a) Đề xuất với lãnh đạo Trường Tạo điều kiện để sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho toàn khối 12 trong trường THPT chuyên Lê Quí Đôn. b) Đề xuất với Sở GD-ĐT Tạo điều kiện để sáng kiến kinh nghiệm này có thể sử dụng cho các trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh Khánh Hòa. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt – Bỉ, Hà Nội, năm 2009. 2. Địa chí Khánh Hòa. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. 3. Tài liệu bồi dưỡng chính trị hè 2011. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa. Nha Trang, 7/2011. 4. Website tỉnh Khánh Hòa. 5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa (Khanh Hoa portal). Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. 6. Cổng thông tin điện tử thành phố Nha Trang (Nha Trang portal). Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang. 7. Cổng thông tin điện tử thành phố Cam Ranh (Cam Ranh portal). Ủy ban nhân dân thành phố Cam Ranh. 8. Cổng thông tin điện tử thị xã Ninh Hòa (Ninh Hòa portal). Ủy ban nhân dân thị xã Ninh Hòa. 9. Khánh Hòa - Nha Trang một tiềm năng, một hiện thực. Vũ Ngọc Phương. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 10. Non nước Khánh Hòa. Nguyễn Đình Tư. NXB Thanh niên, 2003. 11. Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỉ XIX đến nay. Nguyễn Thị Kim Hoa. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 12. Địa lí 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo. NXB Giáo dục, 2008. 13. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Huỳnh, Phạm Xuân Hậu, Hoàng Phúc Lâm, Nguyễn Thị Sơn. NXB Giáo Dục, 2006. 14. Tài liệu Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông. Vũ Đình Chuẩn, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Minh Phương, Phí Công Việt, Nguyễn Trọng Đức, Đỗ Anh Dũng. Hà Nội, 2011. 15. Số liệu thống kê. Tổng cục thống kê. Trang web: http//www.gso.gov.vn. 16. Niên giám thống kê Khánh Hòa năm 2006. Cục thống kê Khánh Hòa. Nha Trang, 10/2007. 17. Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam. GS.TS. Lê Thông (chủ biên), PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS. Nguyễn Văn Phú, Lê Mỹ Dung. NXB Đại học Sư phạm, 2013. 56 PHỤ LỤC THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH VỀ NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 - THPT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_va_thiet_ke_phan_thuc_hanh_ve_dia_li_dia_phuong_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_dia.pdf