Hoàn thành luận văn này, tác giả hy vọng rằng, những kiến thức khoa học trong luận
văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học tại các
cơ sở đào tạo luật ở nước ta; đặc biệt, đối với chuyên ngành luật HN&GĐ và pháp luật Dân
sự.
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là cho các cặp
vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; biết được cơ
sở pháp lý tạo lập các loại tài sản chung của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ,
chồng đối với tài sản chung này; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ
chồng. Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh
phúc, bền vững.
10 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo
pháp luật Việt Nam
Lê Thị Huyền
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cừ
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật hôn nhân và gia đình; Pháp luật Việt Nam; Tài sản chung.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hôn nhân gia đình là mối quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống. Do đó, trong vấn
đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng, người Việt thường
đề cao lợi ích của gia đình hơn lợi ích của mỗi cá nhân. Tài sản chung là thứ cần có để tạo
điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia vào các giao dịch. Đó cũng là lý do
Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 quy định chế độ sở hữu của vợ
chồng là sở hữu chung hợp nhất.
Tài sản chung của vợ chồng là khối tài sản góp phần đảm bỏ nhu cầu đời sống của gia
đình nhằm duy trì cuộc sống cũng như thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ
chồng, các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hôn nhân tồn tại.
Khối tải sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng không phải là tồn tại mãi mãi,
mà cũng như quan hệ vợ chồng sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tài sản thuộc
sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thay đổi trong một số trường hợp như: chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời ký hôn nhân, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản khi một bên vợ hoặc
chồng chết trước,...
Bên cạnh đó trong thực tiễn xét xử các tranh chấp tài sản khi ly hôn cho thấy vụ việc
khá phức tạp, và chủ yếu phát sinh do cách áp dụng pháp luật để xác định tài sản chung, tài
sản riêng của vợ chồng còn thiếu chính xác. Việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng là rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm hiện nay khi mà xã hội luôn có sự
vận động, phát triển kéo theo các mối quan hệ phức tạp và khó xác định hơn. Khi việc xác
định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng chính xác sẽ giúp cho việc giải quyết
tranh chấp dễ dàng hơn, giúp giảm bớt tranh chấp tài sản phát sinh liên quan đến HN&GĐ.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như muốn đưa ra những quan điểm của
bản thân về vấn đề này dựa trên cơ sở những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học
tập và tình hình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài: "Sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận
những nội dung cơ bản của sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong quy định pháp luật
hiện hành mà chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000. Bên cạnh đó xác định những bất cập trong
thực tiễn và đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật trong thời gian tới
và nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu chung nói chung, sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng nói riêng ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về sở hữu, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng,
về các căn cứ xác lập, chấm dứt sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo
quy định pháp luật Việt Nam.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay về sở hữu chung hợp nhất
của vợ chồng.
- Phân tích được những hạn chế và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật liên
quan đến sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; tạo sự nhận thức và áp dụng pháp
luật được thống nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của pháp
luật Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm sở hữu chung, sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng; căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng;
thực hiện quyền sở hữu chung hợp nhất;.
Luận văn nghiên cứu chủ yếu các quy định về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của
vợ chồng theo Luật HN&GĐ và các luật khác liên quan (Luật Dân sự, Luật Đất Đai,...) trong
hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Nghiên cứu vấn đề sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
một cách có hệ thống và làm rõ hơn sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của Luật
HN&GĐ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật
từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành cho đến nay, việc áp dụng các quy định của
pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, những vấn đề liên quan chưa được đề cập
trong Luật HN&GĐ năm 2000. Đồng thời, luận văn nêu một số vấn đề trong thực tiễn áp
dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Bên cạnh đó, luận văn còn có sự phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định về sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng trong pháp luật một số nước khác để tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong Luật
HN&GĐ của nước ta. Mặt khác, luận văn cũng hệ thống sơ lược những quy định về sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật của nhà nước ta từ năm 1945 đến khi Luật
HN&GĐ năm 2000 được ban hành.
4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở khoa học
- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về HN&GĐ. Đồng thời luận
văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu của tập thể và các cá nhân liên quan đến đề tài.
- Cơ sở pháp lý: Luận văn được nghiên cứu dựa trên các văn bản luật hiện hành có
liên quan đến quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng: Luật HN&GĐ năm 2000, Bộ
luật Dân sự năm 2005, Luật Đất Đai năm 2003, và các văn bản pháp luật khác có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp sau:
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu chế độ sở hữu chung
của vợ chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam;
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan
đến chế độ sở hữu chung của vợ chồng và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề
được nghiên cứu trong luận văn;
+ Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện
hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước khác
quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng. Qua đó, phân tích nét tương đồng và đặc thù
của pháp luật Việt Nam quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng, phù hợp với điều kiện
về kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam;
+ Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động
xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các tranh chấp từ quan hệ
HN&GĐ liên quan đến tài sản giữa vợ và chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của
pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các lý do? Từ đó xem xét nội dung
quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, với thực tiễn của đời sống xã hội
nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
5. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện, đầy đủ
và có hệ thống về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.
Ngoài những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về chế độ tài sản của vợ
chồng, với đề tài này, luận văn được trình bày với những điểm mới sau đây:
- Xây dựng và phân tích khái niệm sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Hệ thống
quy định của pháp luật về: căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung; quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng đối với loại tài sản này; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng
theo luật định.
- So sánh chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam với
pháp luật của một số nước khác để thấy rõ nét tương đồng và đặc thù.
- Luận văn làm rõ việc xác định "thời kỳ hôn nhân" là căn cứ chung để xác lập tài sản
chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể:
+ Khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
+ Khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về;
+ Khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: chế độ tài sản của vợ
chồng được hiểu và áp dụng như thế nào, sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân và khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng;
+ Xác lập tài sản chung của vợ chồng với trường hợp nam nữ sống chung với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mà được công nhận là vợ chồng (trước đây còn gọi
là “hôn nhân thực tế”) theo pháp luật hiện hành.
- Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng, luận
văn chỉ rõ những vấn đề bất cập, không hợp lý, chưa bảo đảm được tính khoa học về những
quy định của luật thực định khi điều chỉnh chế độ tài sản chung của vợ chồng; từ đó, nêu các
kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hiện
hành.
- Với những kết quả nghiên cứu trong luận văn đã là căn cứ khoa học, đáp ứng được
những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn để giúp cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện pháp luật quy định về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Hoàn thành luận văn này, tác giả hy vọng rằng, những kiến thức khoa học trong luận
văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học tại các
cơ sở đào tạo luật ở nước ta; đặc biệt, đối với chuyên ngành luật HN&GĐ và pháp luật Dân
sự.
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là cho các cặp
vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; biết được cơ
sở pháp lý tạo lập các loại tài sản chung của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ,
chồng đối với tài sản chung này; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ
chồng. Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh
phúc, bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện quy định về sở
hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình An (2013), “Rắc rối khi tài sản chung vợ chồng chỉ đứng tên một người”, Báo điện
tử pháp luật Việt Nam (
chong-chi-dung-ten-mot-nguoi-173430.html).
2. Bắc kỳ (1931), Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931.
3. Bùi Tường Chiểu (1975), Dân luật, Cuốn II, Khoa Luật Đại học Sài Gòn.
4. Chính phủ (1959), Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự thảo
Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
5. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
6. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết đăng
ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
7. Chính phủ (2002) Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài, Hà Nội.
8. Chủ tịch nước (1945), "Giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho
đến khi ban hành những bộ luật mới áp dụng cho toàn quốc", Sắc lệnh 90/SL ngày
10/10/1945.
9. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950.
10. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950.
11. Nguyễn Văn Cừ (2000), "Vấn đề hôn nhân thực tế theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam", Tạp chí luật học (5), tr.8-13.
12. Nguyễn Văn Cừ (2005) “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Cừ (2008), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam”, NXB Tư Pháp.
14. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Ngô Đình Diệm (1959), Luật Gia đình.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Gin (2014), Bi hài câu chuyện phân chia... tài sản ảo của cặp vợ chồng 9x
(
9x.8284/).
18. Nguyễn Hồng Hải (1997), “Vài nét về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Luật học, (6).
19. Nguyễn Hồng Hải (2000), “Nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Luật học, (4).
20. Nguyễn Hồng Hải (2002),“Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
21. Nguyễn Hồng Hải (2003): “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chớ Luật học, (5).
22. Lờ Hồng Hạnh (dịch) (1993), Bộ luật Dõn sự Nhật Bản, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà
Nội.
23. Vũ Văn Hiền (1960), “Chế độ tài sản trong gia đỡnh Việt Nam”, NXB. Bộ Quốc gia
Giỏo dục, Sài Gũn.
24. Bựi Đăng Hiếu (2005), “Tiền – Một loại tài sản trong quan hệ phỏp luật dõn sự”, Tạp
chớ Luật học, (1).
25. Hội Đồng thẩm phỏn TANDTC (1988), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988
của Hội đồng thẩm phỏn Tũa ỏn nhõn dõn tối cao, Hà Nội.
26. Hội Đồng thẩm phỏn TANDTC (1990), Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990
của Hội đồng thẩm phỏn Tũa ỏn nhõn dõn tối cao, Hà Nội.
27. Hội Đồng thẩm phỏn TANDTC (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng thẩm phỏn Tũa ỏn nhõn dõn tối cao hướng dẫn ỏp dụng một số
quy định của Luật Hụn nhõn và gia đỡnh năm 2000, Hà Nội.
28. Trần Thị Huệ (2008), Quyền sở hữu và quyền năng của chủ sở hữu, Khoa Luật Dõn sự,
Đại học Luật Hà Nội. ( 2008/01/03/35325/)
29. Nguyễn Khỏnh (1964), Sắc luật số 15/64 Sài Gũn ngày 23/07/1964.
30. Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả phỏp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hụn nhõn”, Tạp chớ Luật học, (6).
31. Nguyễn Thị Lan (2012), Chỉ dẫn phỏp luật HN&GĐ và hệ thống văn bản phỏp luật về hụn
nhõn và gia đỡnh từ năm 1945 đến nay, Nxb Lao động – xó hội.
32. Vũ Văn Mẫu (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, Nxb Sài Gũn.
33. Bựi Thị Mừng (2012) "Chế định kết hụn trong phỏp luật hụn nhõn và gia đỡnh Việt
Nam qua cỏc thời kỳ dưới gúc nhỡn lập phỏp", Tạp chớ Luật học, (11), tr.27-34.
34. Nam Kỳ (1883),Bộ luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883.
35. Nhà Phỏp luật Việt - Phỏp (1998), Bộ luật dõn sự Cộng hũa Phỏp, Nxb Chớnh trị quốc gia,
Hà Nội.
36. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tỏ Nhi (dịch) (2003), Quốc triều hỡnh luật (luật hỡnh
triều Lờ), Luật Hồng Đức, Nxb TP Hồ Chớ Minh.
37. Trần Hồng Nhung (2013), Thực tế việc đăng kớ quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, Sở
Tư phỏp Nam Định (
doi.aspx?ItemId=5947).
38. Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đỡnh, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
39. Hoàng Phờ (Chủ biờn) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
40. PNO (2014), Bi kịch người vợ trắng tay sau ly hụn, Bỏo điện tử Vietnamnet
(
41. Quốc hội (1946), Hiến phỏp, Hà Nội.
42. Quốc hội (1959), Luật Hụn nhõn và gia đỡnh, Hà Nội.
43. Quốc hội (1986), Luật Hụn nhõn và gia đỡnh, Hà Nội.
44. Quốc hội (1992), Hiến phỏp, Hà Nội.
45. Quốc hội (1995), Bộ luật dõn sự, Hà Nội.
46. Quốc hội (2000), Luật Hụn nhõn và gia đỡnh, Hà Nội.
47. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội khúa X, kỳ
họp thứ 7, Hà Nội.
48. Quốc Hội (2003), Luật Đất Đai, Hà Nội.
49. Quốc hội (2005), Bộ luật Dõn sự, Hà Nội.
50. Quốc hội (2006), Luật Bỡnh đẳng giới, Hà Nội.
51. Quốc hội (2013), Hiến phỏp, Hà Nội.
52. Quốc hội (2014), Luật Hụn nhõn và gia đỡnh, Hà Nội.
53. Phựng Trung Tập (2011), “Luận bàn về cỏc hỡnh thức sở hữu và sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng”, NXB Chớnh Trị - Hành chớnh, Hà Nội.
54. Thỏi Lan (1995), Bộ luật dõn sự và Thương mại Thỏi Lan, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà
Nội.
55. Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Văn Tài (dịch) (2002), Hoàng Việt Luật Lệ (Luật Gia
Long), Nxb Văn Húa Thụng Tin, Hà Nội.
56. Nguyễn Văn Thiệu (1972), Bộ luật dõn sự Sài Gũn.
57. Tũa ỏn nhõn dõn tối cao - Viện kiểm sỏt nhõn dõn tối cao - Bộ Tư phỏp (2001), Thụng
tư liờn tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi
hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hụn nhõn và gia
đỡnh, Hà Nội.
58. Tũa ỏn nhõn dõn tối cao (1978), Thụng tư số 60/DS ngày 22/2/1978 hướng dẫn giải
quyết cỏc trường hợp cỏn bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ lấy chồng
khỏc, Hà Nội.
59. Toà ỏn nhõn dõn tối cao (2009), Tài liệu Hội nghị triển khai cụng tỏc năm 2009 của
ngành Toà ỏn nhõn dõn, Hà Nội.
60. Trung kỳ (1936),Bộ luật dõn sự Trung Kỳ năm 1936.
61. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thớch thuật ngữ Luật học, Nxb Cụng
an nhõn dõn, Hà Nội.
62. Trường đại học Luật Hà Nội (2002), Giỏo trỡnh Luật Dõn sự Việt Nam, Nxb Cụng an
nhõn dõn, Hà Nội.
63. Trường đại học Luật Hà Nội (2002), Giỏo trỡnh Luật Đất Đai, Nxb Cụng an nhõn dõn,
Hà Nội.
64. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giỏo trỡnh Lịch sử Nhà nước và phỏp luật Việt
Nam, Nxb Cụng an nhõn dõn, Hà Nội.
65. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Chuyờn đề phỏp luật hụn nhõn và gia đỡnh một số
nước trờn thế giới, Tập bài giảng, Hà Nội.
66. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giỏo trỡnh Lý luận Nhà nước và phỏp luật, Nxb
Cụng an nhõn dõn, Hà Nội.
67. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giỏo trỡnh Luật Hụn nhõn và gia đỡnh Việt Nam,
Nxb Cụng an nhõn dõn, Hà Nội.
68. Ủy ban Dõn tộc của Quốc hội (2013), "Những vấn đề phỏp lý và thực tiễn về ỏp dụng phong
tục, tập quỏn trong lĩnh vực hụn nhõn và gia đỡnh", Kỷ yếu: Tổng kết 12 năm thi hành Luật
Hụn nhõn và gia đỡnh năm 2000, Bộ Tư phỏp, Hà Nội.
69. Hoàng Yến (2012), Ly hụn: tũa khú xỏc định tài sản chung, riờng, Bỏo phỏp luật TP Hồ
Chớ Minh, (
rieng-68803.html).
Trang Web
70.
71.
72.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004389_865.pdf