So sánh ưu, nhược điểm của các loại công ty

Thông qua việc phân tích so sánh ưu nhược điểm của các loại công ty, môt lần nữa chúng ta thấy được rằng việc lựa chọn đúng loại hình công ty là một công việc hết sức quan trọng, giúp cho doanh nghiệp tránh được những khó khăn cũng như thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động hay chuyển đổi mô hình. Lu ật doanh nghiệp đã quy định rất cụ th ể từng loại hình doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải xem xét một số y ếu tố để cân nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Trong đó, các tiêu chí mà các chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn một mô hình kinh doanh là: 1. Thủ tục hành chính, 2. Tư cách pháp lý (thể nhân/pháp nhân), 3. Tính chất trách nhiệm (hữu hạn/vô hạn), 4. Khả năng huy động vốn, khả năng rút vốn khỏi DN, khả năng tổ chức lại DN, 5. Các rủi ro trong quản trị doanh nghiệp,. .

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh ưu, nhược điểm của các loại công ty, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ============ ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH MÔN LUẬT KINH TẾ SO SÁNH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI CÔNG TY Giáo viên hướng dẫn :TS. Lê Văn Hưng Học viên thực hiện : Nhóm 2 Lớp : Cao học ngày 3 Khóa : K21 ii DANH SÁCH NHÓM 2 STT Họ và tên Ký tên Ghi chú 1 Phạm Việt An 2 Nguyễn Hữu Đức 3 Lê Thị Mỹ Hạnh 4 Nguyễn Thị Thanh Hoài 5 Phạm Sỹ Khoa Nhóm trưởng 6 Nguyễn Thị Thuỳ Linh 7 Lê Thị Mỹ Ngôn 8 Lê Thanh Thuỳ 9 Vũ Thị Hà Thương 10 Phạm Thị Thu Thuỷ iii NHẬN XÉT CỦA THẦY HƯỚNG DẪN MÔN HỌC ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... iv MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 PHẦN 1: KHÁI NIỆM CÔNG TY VÀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY .................. 2 1.1 Khái niệm công ty .............................................................................................. 2 1.2 Các loại hình công ty .......................................................................................... 3 PHẦN 2: SO SÁNH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI CÔNG TY .......... 4 2.1 So sánh về điều kiện thành lập ............................................................................ 4 2.2 So sánh về đặc điểm thành viên công ty ............................................................. 5 2.3 So sánh đặc điểm về vốn .................................................................................... 7 2.4 So sánh về cơ cấu tổ chức ................................................................................... 9 2.5 Sự giám sát của pháp luật ................................................................................. 10 2.6 So sánh về việc tổ chức lại, giải thể, phá sản .................................................... 10 2.7 Khả năng cạnh tranh trên thị trường giữa các loại hình công ty ........................ 11 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 14 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuất hiện những con số rất lớn về các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và dẫn tới phá sản, theo thống kê của cục thuế TP.HCM trong 4 tháng đầu năm 2012 có đến 8.300 doanh nghiệp ngưng hoặc nghỉ kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến một thực tế đó, lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp là một nguyên nhân. Việc lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh cho doanh nghiệp là việc làm đầu tiên khi quyết định thành lập doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có thể ví việc lựa chọn hình doanh nghiệp giống như việc chọn một cái áo cho phù hợp với kích cỡ của mỗi cá nhân. Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt nam hiện có Luật Doanh nghiệp, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng,.... Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Do vậy, người có ý định thành lập doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các ưu điểm, nhược điểm của từng mô hình tổ chức kinh doanh để chọn cho doanh nghiệp của mình mô hình tổ chức kinh doanh phù hợp nhất. Để cho việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp, thông qua đề tài: “So sánh ưu nhược điểm của các loại công ty” nhóm 2 hi vọng sẽ mang đến cho các anh chị nhiều thông tin thiết thực, giúp ích cho những ai có ý định thành lập doanh nghiệp. Nội dung đề tài gồm có 2 phần: Phần 1: Khái niệm công ty và các loại hình công ty Phần 2: So sánh ưu nhược điểm của các loại công ty. Hy vọng đề tài này mang đến cho các anh chị một lượng kiến thức nhỏ. Trong quá trình làm tiểu luận có những sai sót mong nhận được sự góp ý từ thầy tất cả các bạn để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn, rút được kinh nghiệm cho nhóm sau khi nghiên cứu đề tài này. Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN 1 KHÁI NIỆM CÔNG TY VÀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY 1.1 Khái niệm công ty 1.1.1 Khái niệm Do điều kiện buôn bán thuận lợi, vào khoảng thế kỷ thứ XIII ở châu Âu xuất hiện những công ty thương mại đối nhân (cơ sở để thành lập công ty này là tư cách cá nhân và sự tin cậy lẫn nhau) đầu tiên và đến đầu thế kỷ XVII công ty đối vốn (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn) ra đời. Có thể định nghĩa công ty là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu. Từ khái niệm đó có thể chỉ ra các đặc điểm của công ty như sau: - Công ty là sự liên kết của nhiều người, công ty chỉ ra đời khi có nhiều chủ thể tham gia. - Công ty được thành lập thông qua một sự kiện pháp lý, đó là hợp đồng hoặc điều lệ, hoặc quy chế hoạt động của công ty. - Công ty được thành lập để thực hiện mục đích chung do các thành viên thống nhất đặt ra. 1.1.2 Vai trò của công ty trong nền kinh tế nước ta hiện nay Sự ra đời của công ty là một hiện tượng kinh tế tất yếu của nền kinh tế thị trường, công ty là hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm hơn các hình thức kinh doanh khác vì nó là hình thức tập trung vốn lớn và nhanh chóng, có thể tránh được những rủi ro lớn trong kinh doanh và tạo cho người có ít vốn và người không có khả năng kinh doanh cũng có thể kinh doanh trên đồng vốn của mình bằng cách hùn vốn và kinh doanh chung. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của nước ta không có loại hình công ty kinh doanh đúng nghĩa, chúng ta cũng có đơn vị được gọi là công ty: công ty vật tư, công ty hóa chất...thực chất đây chính là những doanh nghiệp nhà nước. Khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì nền kinh tế của chúng ta tiếp nhận cả loại hình kinh tế vốn là đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Với loại hình kinh doanh này chúng ta có thể phát huy được ưu điểm, lợi thế của tất cả các thành phần kinh tế để phát triển nhanh và mạnh nền kinh tế quốc dân. Và bằng những văn bản quy phạm pháp luật 3 chúng ta vẫn điều tiết được các loại hình kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2 Các loại hình công ty Các loại hình công ty được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 gồm có:  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Là doanh nghiệp trong đó có: - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá 50. - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. - Vốn góp chỉ được chuyển nhượng trong một số trường hợp nhất định. - Không được phát hành cổ phiếu.  Công ty TNHH 1 thành viên: Là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phiếu.  Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ cổ đông ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập). - Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.  Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó: - Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung (thành viên hợp danh), ngoài ra còn số lượng thành viên góp vốn không hạn chế. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trog phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 4 PHẦN 2 SO SÁNH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI CÔNG TY 2.1 So sánh về điều kiện thành lập 2.1.1 Điểm giống nhau Để thành lập công ty và hoạt động dưới bất kỳ loại hình nào hoặc trong bất kỳ một lĩnh vực nào đó thì phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật:  Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).  Trụ sở doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh...  Vốn điều lệ và Vốn pháp định: - Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. - Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. 5 2.1.2 Điểm khác nhau Ngoài những điểm giống nhau như trên về điều kiện thành lập công ty thì các loại hình công ty khác nhau thì sẽ khác nhau về thành viên sáng lập của công ty: Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty Cổ phần Công ty hợp danh Thành viên sáng lập - Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức. - Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. - Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa - Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân Khi muốn thành lập công ty, các thành viên phải tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mình để lựa chọn loại hình công ty cho phù hợp, từ đó đáp ứng các điều kiện như trên để thành lập công ty như trên. 2.2 So sánh về đặc điểm thành viên công ty Đặc điểm Công ty TNHH MTV Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần Công ty hợp danh Chủ sở hữu, số lượng thành viên Một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Tối thiểu 2 thành viên, tối đa 50 thành viên cùng làm chủ sở hữu. Thành viên là cá nhân hoặc tổ chức Chủ sở hữu là cổ đông. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (cá nhân) là chủ sở hữu. Ngoài ra còn có các TV góp vốn Trách nhiệm tài sản Tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ Nguồn tài sản của công ty tách biệt và độc lập với tài sản chủ sở hữu. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tại sản 6 sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ cảu công ty Do đó thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đã góp vào doanh nghiệp của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Ưu điểm - Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; - Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; - Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao - Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty - Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. - Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. 7 Nhược điểm - Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng. - Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích - Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. 2.3 So sánh đặc điểm về vốn Cty cổ phần Cty TNHH 2TV trở lên Cty TNHH 1 TV Cty hợp danh Hình thức góp vốn Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Vốn điều lệ do thành viên góp vốn vào hoặc cam kết góp và không nhất thiết bằng nhau Vốn do chủ sở hữu công ty là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức góp Vốn điều lệ do thành viên góp hoặc cam kết góp và không nhất thiết phải bằng nhau Huy động vốn Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ Việc huy động vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ Không có quyền phát hành cổ phần Chỉ được tăng vốn điều lệ, không được giảm vốn điều lệ Không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ Quy định về việc Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ Góp vốn theo thời hạn đã cam kết Góp vốn theo thời hạn đã cam kết Thành viên hợp danh và TV góp vốn phải góp đủ và 8 góp vốn ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đúng hạn số vốn như đã cam kết. Rút vốn Không trực tiếp rút vốn mà thông qua chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác Không trực tiếp rút vốn mà thông qua chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Không trực tiếp rút vốn mà thông qua chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác Chuy ển nhượ ng vốn Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác Thành viên hợp danh không được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công 9 khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ) công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty). ty cho người khác 2.4 So sánh về cơ cấu tổ chức Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần Công ty hợp danh -Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. -Trường hợp một người - Hội đồng thành viên; - Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm - Đại hội đồng cổ đông; - Hội đồng quản trị; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. -Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ - Hội đồng thành viên. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. -Các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm việc quản lý công ty và cử 10 được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. - Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. - Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. - Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. một trong số các thành viên hợp danh làm Giám đốc. -Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Nhận xét ưu nhược điểm về cơ cầu tổ chức: + Công ty Cổ phần có bộ máy cồng kềnh và phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng lại phù hợp với quy mô doanh nghiệp lớn. + Công ty hợp danh các thành viên hợp danh đều có thể thực hiện các giao dịch của Công ty, đối với các loại hình doanh nghiệp khác thì chỉ là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ. 2.5 Sự giám sát của pháp luật Nhờ có sự giám sát của Nhà nước và pháp luật mà các loại hình công ty tuân thủ đúng các điều kiện, quy định về mọi hoạt động, nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, chịu sự giám sát quá chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động trong một số lĩnh vực của các loại hình công ty. Trong các loại hình công ty, công ty cổ phần là loại hình bị ràng buộc chặt chẽ nhất bởi các quy định về mặt chế độ tài chính, kế toán. Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn công ty hợp danh. 11 2.6 So sánh về việc tổ chức lại, giải thể, phá sản:  Chia: Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia sẻ chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới thành lập.  Tách: Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (Công ty bị tách) để thành lập một số công ty mới cùng loại (Công ty được tách). Chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.  Hợp nhất: Các loại hình công ty có thể thực hiện việc hợp nhất này. Hai hoặc nhiều công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại các công ty cũ.  Sáp nhập: Các loại hình công ty có thể thực hiện việc sáp nhập này. Hai hoặc nhiều công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt tồn tại của công ty bi sáp nhập.  Chuyển đổi: Công ty cổ phần và công ty TNHH có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại.  Giải thể: Các loại hình công ty bị giải thể trong các trường hợp: - Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. 12 - Theo quyết định của tất các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh); hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (Công ty TNHH); Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần). - Không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 06 tháng liên tục. - Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, do công ty hợp danh gắn liền với trách nhiệm vô hạn nên hầu như ít được tổ chức lại, chỉ tổ chức lại thông qua hình thức hợp nhất và sáp nhập. 2.7 Khả năng cạnh tranh trên thị trường giữa các loại hình công ty  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các hình thức tài trợ như mua chịu, giãn nợ… Đây cũng là hạn chế trong việc mở rộng quy mô hoạt động.  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Cũng giống như Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có uy tín hạn chế đối với các đối tác trên thị trường do chế độ trách nhiệm hữu hạn của mình. Ngoài ra, nó còn có những ưu nhược điểm riêng: Ưu điểm: - Có nhiều chủ sở hữu nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. - Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị. Nhược điểm - Công ty TNHH hai thành viên trở lên còn có bất lợi do việc khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty trong ngắn và dài hạn. 13  Công ty cổ phần Ưu điểm - Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. - Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm. Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng, hỗ trợ tốt và kịp thời cho việc mở rộng hoạt động, thực hiện các chiến lược kinh doanh mới… Nhược điểm - Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác. - Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình mà quên đi mục tiêu lâu dài, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh trong dài hạn.  Công ty hợp danh: Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của các loại hình công ty còn thể hiện ở việc “ phân biệt đối xử” trên thương trường do các đặc điểm riêng của các loại hình công ty. Sự phân biệt thể hiện rõ nhất là giữa công ty TNHH, công ty hợp danh với công ty cổ phần, công ty đại chúng; giữa DN có quy mô lớn, có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính với DN nhỏ và vừa, thường kém hẳn về năng lực tài chính, năng lực quản trị, kinh nghiệm Vì vậy, đứng trước các điều kiện, quy chế, thủ tục trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận với tín dụng ưu đãi, mặt bằng để hoạt động, công ty có quy 14 mô nhỏ khó có thể cạnh tranh nổi với những công ty lớn, nên thấy có sự phân biệt đối xử. Sự phân biệt này xuất phát từ lý do công ty TNHH chưa tạo được uy tín với hệ thống ngân hàng, chưa tạo được niềm tin với cơ quan thuế, hải quan…, vì chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm như những công ty lớn. Ngoài ra, việc hợp nhất, sáp nhập giữa các công ty cổ phần để tăng quy mô và khả năng cạnh tranh chỉ cần thủ tục đơn giản (bằng văn bản thống nhất giữa các cổ đông trong 2 công ty). Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của các công ty có mô hình CP cao hơn, thích hợp hơn cho nhiều đối tượng. 15 KẾT LUẬN Thông qua việc phân tích so sánh ưu nhược điểm của các loại công ty, môt lần nữa chúng ta thấy được rằng việc lựa chọn đúng loại hình công ty là một công việc hết sức quan trọng, giúp cho doanh nghiệp tránh được những khó khăn cũng như thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động hay chuyển đổi mô hình. Luật doanh nghiệp đã quy định rất cụ thể từng loại hình doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải xem xét một số yếu tố để cân nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Trong đó, các tiêu chí mà các chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn một mô hình kinh doanh là: 1. Thủ tục hành chính, 2. Tư cách pháp lý (thể nhân/pháp nhân), 3. Tính chất trách nhiệm (hữu hạn/vô hạn), 4. Khả năng huy động vốn, khả năng rút vốn khỏi DN, khả năng tổ chức lại DN, 5. Các rủi ro trong quản trị doanh nghiệp,.. .. Thông qua, các ưu nhược điểm đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm, khi đã lựa chọn mô hình phù hợp đồng nghĩa với việc hạn chế được những khó khăn không đáng phải gặp trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi mô hình thì phù hợp với doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể, vì vậy trong quá trình kinh doanh tùy theo tình hình phát triển của doanh nghiệp mà chuyển đổi mô hình đã lựa chọn cho phù hợp và điều này được pháp luật cho phép và quy định cụ thể. Ví dụ trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm 2010 (Điều 36) và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 (Điều 23). Theo đó doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp. Cuối cùng, một lần nữa chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS Lê Văn Hưng đã tận tình hướng dẫn nhóm thực hiện đề tài này. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Hưng (2012), Giáo Trình Luật Kinh Tế, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2. Luật Doanh nghiệp 2005 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 3. Trang điện tử của cục thống kê TP.HCM: 4. Một số trang thông tin điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuyet_trinh_luat_kinh_te_ngay_3_nhom_2_1784.pdf
Luận văn liên quan