Sử dụng thiết bị day học địa lý ở Tiểu học theo hướng dạy tích cực

Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Công cuộc đổi mới này đã đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục. Nghị quyết TW lần thứ IV về "tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo" đã chỉ rõ phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo. Mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển tối đa năng lực của người học trên cơ sở khơi dậy, rèn luyện và bồi dưỡng khả năng suy nghĩ, tìm tòi, khả năng làm việc một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong hoạt động học tập ở nhà trường. Để thực hiện mục tiêu nói trên trong dạy học, nhà trường cần phát huy tốt khả năng sở trường của người học, khắc phục hạn chế, xây dựng niềm tin trong hoạt động học tập của người học sinh. Trong đó nội dung và phương pháp học tập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thực hiện mục tiêu trên. Chính vì vậy, Luật Giáo Dục (1998) chỉ rõ: “nhà trường cần phải đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thiết thực góp phần xây dựng đất nước”. Đồng thời Luật Giáo Dục cũng chỉ ra “phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê tự học tập và ý chí vươn lên”. Các thiết bị dạy học (TBDH) Địa lí ở tiểu học cũng đã góp phần phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Các TBDH chứa đựng trong đó những nguồn tri thức phong phú và đa dạng, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá, vận dụng tri thức. Đồng thời giúp giáo viên tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho học sinh một cách chủ động, sáng tạo đạt hiệu quả. Ngày nay, những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có dạy học. Các TBDH ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Để phát huy được vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học, hai khâu cơ bản nhất là trang bị và sử dụng thiết bị. Trong đó, vấn đề sử dụng có hiệu quả TBDH có ý nghĩa quyết định. Thực tế cho thấy, hiện nay ở các trường tiểu học đang tồn tại một mâu thuẫn cơ bản giữa việc sử dụng không hiệu quả các TBDH của giáo viên với yêu cầu giáo dục ngày càng cao. Việc giải quyết mâu thuẫn này là một yêu cầu cấp thiết hiện nay ở các trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đối với môn Địa lí, học sinh khi học sẽ gặp nhiều sự vật, hiện tượng không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt mình vì thế phải quan sát chúng trên ảnh, hình vẽ, bản đồ . và đây cũng là một môn học có kiến thức rộng, việc nghiên cứu các kiến thức địa lí là rất trừu tượng với học sinh tiểu học nên không có sự trợ giúp của các thiết bị dạy học thì khó có thể đạt được kết quả. Với lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực”.

doc98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7918 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng thiết bị day học địa lý ở Tiểu học theo hướng dạy tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của hiện tượng địa lí. 2.5.4. Ví dụ minh hoạ: Cho học sinh làm việc với quả địa cầu để tìm ra vị trí các đại dương - Bài 28, Các đại dương trên thế giới (SGK Lịch sử và Địa li 5). Kiến thức mà học sinh cần nắm được khi làm việc với quả địa cầu: Học sinh biết được tên gọi và trí của 4 đại dương trên quả địa cầu Tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm một quả địa cầu. 1. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của vật gì? 2. Học sinh quan sát quả địa cầu tìm tên gọi, vị trí của các đại dương rồi hoàn thành bảng sau: Tên đại dương Giáp các châu lục Giáp các đại dương .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... .................................... 3. 2.6. Sử dụng thiết bị dạy học kĩ thuật hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin. 2.6.1. Vai trò của các thiết bị dạy học hiện đại và công nghệ thông tin trong dạy học địa lí. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ các hoạt động xã hội của loài người. Trong dạy học, các phần mềm phục vụ việc dạy học có tác dụng to lớn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, làm cho các em say mê học hỏi, phát huy được ở các em khả năng sáng tạo... Hiện nay, việc giảng dạy ở tất cả các cấp vẫn chủ yếu bằng phương pháp truyền thống mà phương tiện chủ yếu là bằng phấn và bảng viết, với việc thầy chép lên bảng và trò ghi chép vào vở. Trong phương pháp này hầu như người thầy chỉ thuyết giảng một chiều theo lối độc thoại, và học trò thụ động tiếp thu bài học mà người thầy đã nhồi nhét cho. Phương pháp này có nhiều nhược điểm: Về thời gian sẽ rất lãng phí, mất nhiều thời gian vào chép bài của thầy và trò. Nhất là trong trường hợp có những hình vẽ phức tạp thì nguy cơ "cháy giáo án", thiếu thời gian là điều rất hiển nhiên. Việc giảng dạy cũng kém sinh động vì không được cụ thể, thiếu tính minh họa, đặc biệt khi dạy về các hiện tượng tự nhiên thì càng trở nên khó khăn do các hình vẽ khó có thể lột tả được những nội dung phong phú, muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên vốn rất đa dạng. Do lượng thông tin truyền đạt qua bảng viết quá ít mà hiệu quả truyền đạt thông tin lại không cao. Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều khía cạnh của Giáo dục và Đào tạo, trong đó có cả khía cạnh đổi mới phương pháp giảng dạy. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đã làm cho các phương tiện kĩ thuật hiện đại về nghe nhìn, thông tin và vi tính được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế xã hội. Trong nhà trường, các phương tiện này cũng phát huy những tác động tích cực, trở thành công cụ dạy học vô cùng hiệu quả. Chúng đã góp phần mở rộng các nguồn tri thức địa lí cho các em học sinh, giúp các em lĩnh hội tri thức địa lí một cách nhanh chóng trên nhiều phương tiện. Nếu hiểu quá trình dạy học là quá trình phát và thu thông tin mà trong đó dạy là phát thông tin còn học là thu thông tin thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có tác dụng vô cùng to lớn. Nhờ có công nghệ thông tin mà khả năng giúp việc phát hiện ra được nhiều thông tin hơn so với dạy học thuần tuý theo phương pháp truyền thống. Theo ý nghĩa của công nghệ thông tin việc đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là phương pháp tăng giá trị lượng thông tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Theo nghĩa hẹp, công nghệ Giáo dục và Đào tạo được hiểu là việc dạy và học được thực hiện với sự hỗ trợ của các TBDH hiện đại. Trong số các TBDH hiện đại đó, công nghệ thông tin có tác dụng và ảnh hưởng vô cùng to lớn, mạnh mẽ đến công nghệ giáo dục. TBDH địa lí hiện đại tạo điều kiện thực hiện tốt việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. 2.6.2. Hướng dẫn học sinh làm việc với các thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập. 2.6.2.1. Sử dụng phim video cùng với băng hình Để tổ chức cho học sinh làm việc với băng hình hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ những kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm được thông qua băng hình. Tiếp theo, dựa vào nội dung băng hình và trình độ của học sinh, soạn hệ thống câu hỏi, bài tập dẫn dắt các em tìm ra kiến thức. Khi làm việc với băng hình, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo từng đoạn (mỗi đoạn phù hợp với một vấn đề của bài học). Các bước cho học sinh tiến hành với từng đoạn như sau: - Trước mỗi đoạn, nhất thiết giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm được mình sắp tìm hiểu về vấn đề gì qua băng hình. - Phát cho học sinh phiếu học tập có hệ thống câu hỏi hoặc bài tập đã chuẩn bị sẵn. Học sinh cần đọc kĩ nội dung của phiếu để nắm được nội dung kiến thức cần tìm hiểu khi xem băng. - Học sinh xem đoạn băng cần tìm hiểu. - Học sinh làm việc cá nhân với phiếu học tập - Thông qua câu hỏi của phiếu, nêu lên được những kiến thức mà mình thu được qua băng hình - Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày Nếu có điều kiện, giáo viên có thể mở băng cho học sinh xem lại đoạn hình ảnh nào đó mà học sinh chưa hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa. Ví dụ : Bài, Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn (Lịch sử và Địa lí 4). Băng hình sử dụng dạy học: Các dân tộc ở Việt Nam - Kiến thức mà học sinh cần nắm được thông qua băng hình: + Trang phục các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn rất độc đáo, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có mầu sắc sặc sỡ. `+ Lễ hội của các dân tộc thường tổ chức vào mùa xuân với các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn,... - Cách hướng dẫn học sinh làm việc với băng hình: GV Nêu vấn đề cần tìm hiểu "trong phần tiếp theo của bài học chúng ta cùng xem chích đoạn băng hình để tìm hiểu về trang phục và lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn". GV ghi bảng HS nhắc lại vấn đề cần tìm hiểu GV phát phiếu học tập cá nhân cho HS, yêu cầu cả lớp đọc thầm nội dung phiếu (phiếu học tập số 4) HS nêu lại những nội dung kiến thức cần tìm hiểu khi xem băng hình (trang phục của truyền thống của người dân tộc Thái, Mông, Dao như thế nào? Các dân tộc đó có những lễ hội gì và thường được tổ chức vào thời gian nào trong năm). GV chiếu cho HS xem (hoặc bật băng) HS làm việc với phiếu học tập và trình bày bài làm của mình trước lớp, HS trong lớp nhận xét. GV kết luận lại kiến thức và có thể chiếu lại những đoạn mà HS chưa nắm vững. 2.6.2.2. Sử dụng máy tính và một số phần mềm dạy học a. Các hướng sử dụng máy tính trong dạy học địa lí - Sử dụng máy tính trong khai thác, trình bày và minh họa kiến thức địa lí Máy vi tính có thể giúp giáo viên và học sinh khai thác các nguồn thông tin, số liệu địa lí cần thiết theo một chủ đề đã định trước. Các nguồn thông tin này có thể biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau như các văn bản, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, âm thanh, phim tư liệu,... Thông qua các nguồn thông tin trên, giáo viên có thể trình bày và minh hoạ kiến thức sách giáo khoa hoặc hướng dẫn học sinh để mở rộng kiến thức. - Sử dụng máy vi tính để xây dựng các mô hình Các phần mềm địa lí có thể giúp giáo viên xây dựng các mô hình minh hoạ từ đơn giản đến phức tạp nhằm trực quan hoá các kiến thức như: quả địa cầu, rừng, sông, biển,... Ngoài ra, máy vi tính còn có khả năng mô phỏng các quá trình địa lí cần nghiên cứu nhưng không tiến hành được trong thực tế do nhiều nguyên nhân về thời gian, không gian, cơ sở vật chất,... - Sử dụng máy vi tính trong các bài thực hành địa lí hệ thống các bài thực hành địa lí rất đa dạng, gồm các bài vẽ bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu,... Máy vi tính với các phần mềm chứa đựng các nội dung kiến thức địa lí phong phú là điều kiện thuận lợi để cho học sinh làm các bài thực hành. - Sử dụng máy vi tính trong ôn tập và kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Qua đó giáo viên có thể thu được những thông tin phản hồi về mức độ tiếp thu tri thức của học sinh từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Thông qua máy vi tính, khâu ôn tập và kiểm tra được tiến hành một cách nhanh chóng, có điều kiện để đánh giá được điểm mạnh và yếu của mỗi học sinh. Tuỳ vào nội dung và hình thức cụ thể của mỗi phần mềm, giáo viên có thể đánh giá, nhận xét, cho điểm hay củng cố và bổ sung kiến thức. Ví dụ: Xây dựng biểu đồ trên máy tính làm phương tiện trực quan cho học sinh quan sát và so sánh. Khi dạy bài Giao thông vận tải (Bài 14 phần Địa lí, SGK Lịch sử và Địa lí 5), ta sẽ xây dựng biểu đồ khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình vận tải năm 2003 trên phần mềm Microsoft Excel theo các bước sau: Biểu đồ khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình vận tải năm 2003 Bước 1: Nhập khối dữ liệu. Mở thực đơn Format à Chọn Cells à Xuất hiện hộp hội thoại Format Cells. Trong hộp hội thoại Format Cells có thể chọn kiểu dữ liệu (Number: loại số; Date: dạng ngày tháng; Text: dạng chữ:...) à Chọn kiểu dữ liệu Number à Nhấn Ok à nhập khối dữ liệu vào các ô vừa định dạng . Bước 2: Vẽ biểu đồ Trước khi vẽ biểu đồ phải chọn vùng dữ liệu à Mở Insert à Chọn Chart à Xuất hiện hộp thoại Chart Wizard Step 1 of 4 à Chọn loại biểu đồ ở hộp Chart type à Chọn dạng biểu đồ ở hộp Chart sub-type à Nhấn Next à Xuất hiện hộp hội thoại Chart Wizard-Step 3 of 4. trong hộp hội thoại này có thể chọn các thông số cho biểu đồ: - Title: nhập tên của biểu đồ và giá trị của trục X và Y - Axes: hiển thị hoặc loại bỏ giá trị của trục X và Y - Gridline: hệ thống lưới cho biểu đồ - Legend: thể hiện bản chú giải của biểu đồ - Date Lable: hiển thị giá trị trên biểu đồ - Date Table: hiển thị bảng số liệu của biểu đồ à cuối cùng nhấn Next chuyển bước tiếp theo à Nhấn Finish để hoàn thành quá trình lập biểu đồ. Bước 3: Chỉnh sửa biểu đồ - Thay đổi biểu đồ, kích chuột vào biểu đồ chọn Chart à Chart Type. - Chỉnh sửa biểu đồ bằng cách kích chuột phải vào đối tượng cần chỉnh sửa của biểu đồ chọn Format Axis: + Patterns: thay đổi đường viền của biểu đồ + Scale: thay đổi khoảng cách của giá trị trên cách trục (khoảng cách năm...) + Pont: thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu sắc của chữ + Number: thay đổi kiểu thể hiện của số liệu ( số nguyên, số thập phân,...) + Align ment: thay đổi kiểu thể hiện của chữ, số. Bước 4: chuyển biểu đồ sang Word hoặc trình bày biểu đồ vào bài giảng trên PowerPoint b. Một số phần mềm có khả năng khai thác trong dạy học địa lí. Phần mềm văn phòng PowerPoint có thể giúp tạo ra một loạt các công cụ trình diễn có minh hoạ, từ các buổi trình bày minh hoạ (slide shows) trên màn hình máy vi tính đơn giản, cho đến các slide cho phim và đèn chiếu, các tờ bướm giới thiệu cho khán giả, các phác thảo hoạc chú giải cho diễn giả, các phim dương bản 35mm và nhiều thứ khác. Sử dụng PowerPoint có thể soạn các bài giảng điện tử; phát huy cao độ những khả năng đồ hoạ của máy vi tính; sử dụng thêm các thiết bị khác để phục vụ cho tiến trình bài dạy học như: vẽ các biểu đồ, đồ thị, xử lí các bảng tính số liệu...; cho phép nghiên cứu các đối tượng, các sự vật hiện tượng ở nhiều góc độ khác nhau; trình diễn các hoạt ảnh, phim video, ghi âm lời thuyết minh; cung cấp một công cụ viết hoặc vẽ trên nền các slide để đánh dấu các điểm trọng yếu trong nội dung trình bày và có thể xoá đi mà không làm ảnh hưởng tới các đối tượng đã được tạo ra trước đó trên nền slide; giám sát và khống chế được thời gian trình bày, làm cho bài giảng luôn thực hiện đúng theo tiến độ đã được định sẵn. Hiện nay, trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông nói trung và dạy học địa lí ở tiểu học nói riêng thường sử dụng một số phần mềm như: PCGlobe, MapInfo, Db - Map, Micrsoft Excel, Micrsoft Encarta World Atlas... Các phần mềm này chứa đựng những thông tin địa lí phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều thông tin dưới dạng đa phương diện nên thể hiện rất sinh động. Ví dụ: Cách khai thác bản đồ trong phần mềm địa lí Db - Map. Để khai thác bản đồ Khoáng sản Việt Nam trong phần mềm Db -Map phục vụ cho bài dạy Địa hình và khoáng sản - Phần Địa lí (SGK Lịch sử và Địa lí 5) chúng ta thực hiện các bước sau: Bước 1: Để mở được bản đồ Khoáng sản Việt Nam, trước hết ta phải chạy phần mềm Dp - Map, sau đó bấm trỏ chuột vào File à vào phần Map View à vào biểu tượng cuốn sách mở (biểu tượng thứ 2) trên thanh công cụ à Trong danh sách các bản đồ mở ra trên màn hình, bấm chuột vào khsan.map (bản đồ khoáng sản). Bản đồ khoáng sản sẽ Việt Nam sẽ mở ra ở nửa màn hình bên trái, còn nửa màn hình bên phải là bảng dữ liệu Bước 2: Xem bản đồ. - Để xem bản đồ trên toàn màn hình, vào View à Worksheet à None. - Để xem được được kĩ từng khu vực trên bản đồ, bấm chuột vào biểu tượng kính lúp có dấu cộng (biểu tượng thứ 5), rồi đưa chuột (đã đổi dạng) vào bản đồ và kích đúp chuột. Nếu muốn có một khu vực trên bản đồ được phóng to, thì bấm chuột vào biểu tượng thứ 7. Mũi trỏ chuột biến thành hình mũi tên có hình chữ nhật ở đuôi. Dùng hình chữ nhật xác định vùng cần được phóng to. Bước 3: Muốn xem bản đồ khoáng sản có bao nhiêu lớp thông tin, bấm chuột vào Set à Một hộp thoại xuất hiện chọn Layer. Bảng liệt kê các lớp thông tin xuất hiện, bản đồ Khoáng sản Việt Nam có 4 lớp thông tin: đường biên giới các nước, địa chất, khoáng sản và chú giải địa chất. Muốn xem các lớp thông tin đánh dấu chọn vào lớp thông tin cần xem rồi bấm OK 2.6.2.3. Khai thác mạng thông tin toàn cầu (mạng Internet) Mạng Internet là kênh thông tin khổng lồ và hết sức đa dạng. Việc khai thác chúng phục vụ cho việc dạy học địa lí sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. ở những nơi có điều kiện giáo viên có thể giao cho học sinh những bài tập tìm kiếm thông tin trên mạng Internet để phục vụ cho dạy và học trên lớp Để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet cần phải có từ chìa khoá gắn với mỗi chủ đề. Ví dụ khi dạy bài, Các nước láng giềng của Việt Nam (Lịch sử và Địa lí 5). Muốn tìm các trang Website liên quan đến Trung Quốc, ta vào trang web hỗ trợ tìm kiếm "www.google.com" và đánh "China". Từ chìa khoá ở đây có thể là "Trung Quốc" hay "China". Sau đây là một số trang Website của thế giới và Việt Nam chứa đựng các thông tin về địa lí: www.nchmf.org.vn (trang web về địa chính và bản đồ Việt Nam). www.baolut. com.vn (trang web về phòng chống bão lụt và dự báo thời tiết ở Việt Nam). www.mapinfo.com. (trang web về bản đồ và thông tin địa lí trên thế giới), và nhiều trang web khác. 3. Quy trình sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. Để việc sử dụng các TBDH Địa lí đạt kết quả cao trong mỗi giờ học, giáo viên cần chú ý những điểm sau: 3.1. Tìm hiểu nội dung bài dạy Tìm hiểu nội dung bài dạy, trước hết giáo viên cần nghiên cứu, nắm vững nội dung kiến thức bài dạy (dựa vào sách giáo khoa Địa lí, sách hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu tham khảo) sau đó định ra những vấn đề cần giảng dạy: + Bài học cần đề cập đến nội dung nào? (một sự vật, hiện tượng địa lí hay một khái niệm...). + Dự kiến những kĩ năng cần rèn luyện, bố sung cho học sinh trong khí dạy các chương mục của từng bài, ví dụ: cần bổ sung kĩ năng đọc bản đồ, kĩ năng sử dụng các tranh, ảnh, biểu đồ... + Dự kiến trước các TBDH cần thiết cho mỗi bài học 3.2. Soạn bài với các thiết bị dạy học Soạn và chuẩn bị bài có ý nghĩa quan trọng. Nếu chuẩn bị bài soạn tốt thì trong quá trình giảng bài thuận tiện, bài giảng sinh động và có chất lượng cao. Trong soạn giáo án, ngoài phần nêu lên trình tự các bước lên lớp, các phương pháp được sử dụng trong từng nội dung của bài, giáo viên cần suy nghĩ, dự tính cách thức hướng dẫn học sinh làm việc với các thiết bị theo hướng dạy học tích cực (Cần tổ chức cho học sinh làm việc với các thiết bị như thế nào ? Cần hướng dẫn học sinh cách quan sát, cách làm việc với các thiết bị ra sao ? Phải có những câu hỏi và bài tập nào cho học sinh làm, thông qua đó mà chiếm lĩnh tri thức rèn luyện kĩ năng. Để sử dụng các TBDH Địa lí đạt được hiệu quả cao, khi lên lớp các giáo viên cần lưu ý: + Lựa chọn các TBDH cần thiết cho bài giảng + Xem xét, kiểm tra, sử dụng các thiết bị để nắm được quy trình, cách thức sử dụng thiết bị. + Xác định thời điểm, thời gian sử dụng thiết bị trong tiết học một cách hợp lí. 3.3. Sử dụng thiết bị dạy học trên lớp Muốn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng TBDH ở trên lớp theo hướng dạy học tích cực, giáo viên nên đi theo quy trình sau: - Giáo viên định hướng cho học sinh biết mình phải làm việc với loại thiết bị nào ? Nhằm mục đích gì ? (ví dụ: chúng ta sẽ quan sát những bức tranh (hoặc băng hình) về những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở Việt Nam). - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu hỏi bài tập. (ví dụ: qua xem tranh (băng hình) các em hãy kể về những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh, tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó...). - Giáo viên hướng dẫn cách làm - Học sinh tự làm việc với các thiết bị để hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả làm việc với TBDH, thảo luận, trao đổi để đi đến kết quả đúng về kiến thức, kĩ năng, cách làm. 4. Một số giáo án minh hoạ việc sử dụng thiết bị dạy học theo hướng dạy học tích cực. Bài 1 Dãy hoàng liên sơn (Lịch sử và Địa lí 4) A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu Sau khi học xong bài, HS biết: - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu). - Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng - Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam II. Chuẩn bị - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng B. Phần thể hiện trên lớp I. ổn định II. Bài học Thiên nhiên của đất nước ta rất phong phú và đa dạng. ở mỗi miền lại có những đặc điểm riêng về thiên nhiên cũng như về hoạt đông sản xuất và sinh hoạt của con người. Phần Địa lí sẽ giúp các em tìm hiểu về những đặc điểm ấy. Bài đầu tiên trong chương trình giúp các em hiểu biết những điều lí thú về dãy núi Hoàng Liên Sơn, một dãy núi cao và đồ sộ ở miền núi phía Bắc nước ta. 1. Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam * 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoạc theo từng cặp - GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK - Dựa vào lược đồ và SGK các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó dãy núi nào dài nhất ? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? Rộng bao nhiêu km ? + Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào? - Các nhóm thảo luận và trình bày (HS chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả dãy núi trên bản đồ tự nhiên Việt Nam) + Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Chiều. + Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây sông Hồng và phía đông của sông Đà + Dài khoảng 180 km và rộng khoảng 30 km + Đỉnh có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Cho HS làm việc theo các nhóm + Nhìn vào hình 1 chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng và cho biết độ cao của nó + Tại sao đỉnh Phan-xi-păng được coi là "nóc nhà" của Tổ quốc ? + Quan sát hình 2 hoạc tranh ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng HS làm việc theo nhóm nhỏ - Đại diện các nhóm lên trình bày - Các nhóm sửa chữa và bổ sung cho nhau + Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m + HS quan sát hình 2 và tranh mô tả: Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta nên được coi là nóc nhà của Tổ quốc. Đỉnh núi này nhọn, xung quanh thường có mây mù che phủ 2. Khí hậu lạnh quanh năm * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ? - GV gọi HS chỉ vi trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường - Dựa vào bảng số liệu SGK, em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. - ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn khí hậu quanh năm lạnh, nhất là vào những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000m đến 2500m thường mưa nhiều, rất lạnh. Từ độ cao trên 2500m khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh - Sa Pa ở độ cao 1570m. Vào tháng 1 nhiệt độ trung bình là 9°C và vào tháng 7 là 20°C. Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc III. Tổng kết * GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn ( tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên). Đây là dãy núi cao nhất Đông Dương. * Trò chơi: Tập làm hướng dẫn viên du lịch -GV chuẩn bị 3 phiếu cho HS bốc thăm: Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Phan-xi-păng - GV phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử một đại diện lên bốc thăm. Bốc thăm phiếu nào thì thuyết minh về địa danh đó. Đội nào thuyết minh đúng, hay đội đó thắng cuộc. - Tổ chức cho HS chơi trước lớp Bài 13 Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng bắc bộ ( Lịch sử và Địa lí 4) A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều loại rau xứ lạnh). - Các công việc cần phải làm trong khi sản xuất lúa gạo - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất - Tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân II. Chuẩn bị - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi do GV và HS sưu tầm B. Phần thể hiện trên lớp I. ổn định II. Bài học GV yêu cầu HS trình bày về đặc điểm nhà ở, làng xóm, lễ hội, trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ GV nói "Hoạt động của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ" 1. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi sau: 1. Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước? 2. Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó, em có nhận xét gì về việc sản xuất lúa gạo của người nông dân? Theo dõi, giúp HS quan sát quy trình sản xuất lúa gạo theo thứ tự các hình trong SGK. - Giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước (cây cần có đất mầu mỡ, khí hậu nóng ẩm, gốc ngập nước). Về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo. thấy rõ sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo. - HS thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời - Các nhóm nhận xét, bổ xung 1. Đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa 2. Sản xuất lúa gạo là công việc vất vả, kì công, phải tuân theo đúng quy trình kĩ thuật mới có hạt gạo ngon * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ GV hỏi + Cho biết nơi đây có những loại cây ăn quả nổi tiếng nào? ở đâu? + Đây là nơi nuôi nhiều lợn và gia cầm nhất của nước ta. Vì sao? Kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi nhiều lợn và gia cầm nhất của nước ta. - Ngô, khoai, cây ăn quả, lợn, gia cầm - Vải thiều ở Hải Dương, nhãn lồng ở Hưng Yên - Do có sãn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai,... 2. Vùng trồng nhiều rau sứ lạnh * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết thảo luận các câu hỏi sau: 1. Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? 2. Quan sát bảng số liệu và cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20oC? đó là những tháng nào? 3. Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? 4. Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ. - GV gợi ý: + Hàng trên của bảng số liệu là các tháng trong năm + Hàng dưới của bẳng số liệu là nhiệt độ trung bình hàng tháng + Nhiệt độ trung bình dưới 20oC là lạnh Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không? Giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ Kết luận Do có mùa đông lạnh nên đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều loại rau xứ lạnh như: bắp cải, su hào, cà chua, cà rốt,... HS thảo luận (nhóm 4) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm bổ sung 1. Mùa đông Bắc Bộ dài 3 đến 4 tháng, khi đó nhiệt độ giảm nhanh và có gió mùa đông bắc thổi về 2. Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20oC, 3. + Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông và các loại rau mùa đông + Khó khăn: nếu rét quá thì một số loại cây ưa nóng bị chết 4. Khoai tây, su hào, cải bắp, cà rốt, cà chua,... III. Tổng kết HS làm bài tập sau: 1. Đánh mũi tên sơ đồ dưới đây sao cho đúng Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa DDDD Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước Đất phù xa màu mỡ Nguồn nước dồi dào 2. Chọn và sắp các ý sau theo thứ tự của quá trình sản xuất lúa gạo a) Tuốt lúa b) Chăm sóc lúa c) Cấy lúa d) Làm đất đ) Gieo mạ e) Gặt lúa g) Phơi thóc 3. Chọn ý điền vào sơ đồ sao cho phù hợp a) Trồng nhiều rau xứ lạnh b) Nhiệt độ hạ thấp c) Mùa đông có gió mùa đông bắc Bài 2 địa hình và khoảng sản ( Lịch sử và Địa lí 5) A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu Học xong bài học sinh biết: - Nêu được những đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản: + 3/4 diện tích đất liền là đồi núi và cao nguyên. Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long + Nước ta có nhiều loại khoáng sản: than đá, a-pa-tit, sắt, dầu mỏ... - Biết dựa vào bản đồ chỉ ra các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, các mỏ khoáng sản - ý thức được khoáng sản nước ta không phải là vô hạn, không nên khai thác bừa bãi II. Chuẩn bị Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam Bản đồ khoáng sản Việt Nam B. Phần thể hiện trên lớp I. ổn định II. Bài học 1. Địa hình *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bước 1: GV treo lược đồ địa hình Việt Nam lên bảng cho học sinh quan sát rồi trả lời các nội dung sau: 1. Chỉ vị trí của vùng đồi núi và vùng đồng bằng trên lược đồ 2. Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung? 3. Kể tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta 4. Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta Bước 2: 1.Cho một số học sinh nêu đặc điếm chính của địa hình ở nước ta 2. Một số học sinh khác lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam những dẫy núi và đông bằng lớn ở nước ta GV sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. Kết luận Trên phần đất liền của nước, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và chủ yếu là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp - HS đọc mục 1 và quan sát hình - HS lên bảng chỉ vị trí - HS chỉ và nêu tên các dãy núi chính + Dãy tây bắc - đông nam gồm: dãy Trường Sơn và day Hoàng Liên Sơn + Dãy hình cáng cung gồm: Dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Chiều - Nước ta gồm có các đồng bằng: đồng châu thổ Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung và một số đồng bằng nhỏ hẹp khác - Phần đất liền nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng - HS nhắc lại đặc điểm chính về địa hình - HS lên bảng chỉ 2. Khoáng sản * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Bước 1 - GV treo lược đồ một số khoáng sản Việt Nam lên bảng - Chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào lược đồ một số khoáng sản Việt Nam và vốn hiểu biết, các nhóm hãy thảo luận các câu hỏi sau: 1. Kể tên một số khoáng sản ở nước ta 2. Khoáng sản nào có nhiều nhất? 3. Hoàn thành phiếu học tập sau: (phiếu học tập 3) Bước 2: - GV cử đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi - HS khác bổ sung - GV chữa và hoàn thiện câu trả lời Kết luận: - Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit, trong đó than là loại khoảng sản có nhiều nhất ở nước ta - Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Chúng ta cần khai thác khoáng sản một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. - Các nhóm quan sát lược đồ và thảo luận - Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xit, sắt, a-pa-tit, thiếc,... - Than có nhiều ở nước ta, tập trung ở Quảng Ninh và thuộc loại than tốt trên thế giới - Đại diện các nhóm trả lời - Các nhóm bổ sung cho nhau Hoạt động 3: Làm việc với cả lớp - GV treo hai bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và Bản đồ khoáng sản Việt Nam - Gọi từng cặp HS lên bảng. Đưa mỗi cặp một yêu cầu VD: + Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng liên Sơn + Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ + Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit + ...................................................... - HS nhận xét khi mỗi cặp chỉ xong Các cặp lên bảng thức hiện HS dưới lớp nhận xét kết quả mỗi cặp ( HS nào nhanh và đúng thì được các bạn dưới lớp hoan hô) III. Tổng kết Bài 11 Lâm nghiệp và thuỷ sản (Lịch sử và Địa lí 5) A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu Học xong bài, HS biết: - Dựa vào biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta. - Biết các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản - Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản - Thấy được sự cần thiết của bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với việc phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản II. Chuẩn bị - Bảng số liệu diện tích rừng - Bản đồ phân bố rừng - Biểu đồ sản lượng thuỷ sản - Bản đồ kinh tế - Tranh ảnh về cá B. Phần thể hiện trên lớp I. ổn định II. Bài học 1. Lâm nghiệp * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Mở SGK trang 89 - Quan sát sơ đồ hình 1 em hãy kể tên hoạt động chính của ngành lâm nghiệp nước ta Kết luận Lâm nghiệp: + Trồng và bảo vệ rừng + Khai thác gỗ và lâm sản - Các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp là trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản * Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ - Treo bảng số liệu diện tích rừng - Giải thích Tổng diện tích rừng bằng = Diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng - Yêu cầu HS đưa tranh ảnh chuẩn bị về rừng lên bàn - Dựa vào tranh ảnh, số liệu, kênh hình, kênh chữ (trang 89) và tranh ảnh đã sưu tầm, các nhóm hãy hoàn thành phiếu học tập sau: (phiếu học tập số 1) - Kết luận : + 1980-1995: diện tích rừng giảm + 1995- 2004: diện tích rừng tăng - GV chuyển chuyển ý về sự thay đổi về riện tích rừng - HS đọc - HS thảo luận nhóm (4HS) - Các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm bổ sung cho nhau * Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân GV treo bản đồ về phân bố rừng - HS chỉ vùng phân bố rừng trên bản đồ? - Rừng phân bố ở đâu? - Các hoạt động trồng và khai thác rừng diễn ra ở đâu? Vì sao? Kết luận: Hoạt động trồng và khai thác rừng chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển - HS chỉ - Rừng phân bố chủ yếu ở miền núi - Hoạt động trồng và khai thác rừng chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển. Vì những khu vực đó dân cư còn thưa thớt, đất còn trống nhiều. 2. Ngành thuỷ sản * Hoạt động 4: Hoạt động theo nhóm và hoạt động cá nhân GV treo biểu đồ sản lượng thuỷ sản - Yêu cầu HS: + Tên biểu đồ là gì + Cột màu đỏ biểu thị gì? Cột màu xanh biểu thị gì + Dựa vào biểu đồ, các nhóm hãy hoàn thành phiếu học tập sau: (phiếu học tấp số 2) - HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Em hãy kể tên các loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở nước ta? 2. Điểu kiện nào thúc đẩy ngành thuỷ sản nước ta ngày càng phát triển? 3. Trên địa bàn ta, nơi nào đang nuôi trồng thuỷ sản? - Kết luận + Ngành thuỷ sản gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản + Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng + Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng + Các loại thuỷ sản được nuôi nhiều: các loại cá nước ngọt (cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá chép, cá chắm, cá mè,..), các nước lợ và nước mặn (cá song, cá tai tượng, các trình,...), các loại tôm (tôm sú, tôm hùm), trai, ốc - HS đọc - Màu đỏ biểu thị lượng thuỷ sản khai thác, màu xanh biểu thị lượng thuỷ sản nuôi trồng - Tổ chức làm việc theo phiếu học tập 1. Các loại thuỷ sản được nuôi nhiều: các loại cá nước ngọt (cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá chép, cá chắm, cá mè,..), các nước lợ và nước mặn (cá song, cá tai tượng, các trình,...), các loại tôm (tôm sú, tôm hùm), trai, ốc 2. Nước ta có vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản 3. HS nêu lên những khu vực nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương mình * Hoạt động 5: Hoạt động cá nhân GV treo bản đồ kinh tế lên bảng Yêu cầu HS chỉ vùng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên bản đồ. Kết luận Ngành thuỷ sản phát triển ở ven biển, sông, hồ,.... - HS chỉ trên bản đồ kinh tế những khu vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản III. Củng cố - Liên hệ + Chúng ta cần làm gì để tài nguyên rừng và nguồn thuỷ sản không bị cạn kiệt? + Em đã làm gì để góp phần bảo vệ rừng và nguồn lợi thuỷ sản? - Tổ chức trò chơi - Chép nội dung bài vào vở học Slide 1 Slide 2 Slide 3 Slide 4 Slide 5 Slide 6 Slide 7 Slide 8 Slide 9 Slide 10 Slide 11 Slide 11 Slide 13 Slide 14 5. Kết luận chương 2 Sau khi nghiên cứu lí luận và cơ sở thực tiễn ở chương một, trong chương hai này mục đích cơ bản là xây dựng những nội dung sau: 1. Xác định những nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực. 2. Đưa ra cách thức sử dụng một số thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực như: sử dụng bản đồ địa lí, sử dụng tranh ảnh có nội dung địa lí, sử dụng bảng số liệu, sử dụng biểu đồ. sử dụng mô hình, sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin 3. Đưa ra quy trình sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực Như vậy, có thể kết luận trong chương hai này là: để sử dụng tốt các thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là người giáo viên. Giáo viên phải nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục, phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng, biết sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như tự giác học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả học tập chung của cả lớp. Thầy, cô hãy phấn đầu trong mỗi tiết học Địa lí ở nhà trường tiểu học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường lĩnh hội tri thức địa lí. chương III thực nghiệm sư phạm 1. Khái quát chung 1.1. Mục đích thực nghiệm Từ mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm, đối chứng hiệu quả của việc sử dụng TBDH trong dạy học địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực sao cho việc dạy học đạt kết quả cao hơn, đồng thời khẳng định tính khả thi của vân đề khoa học mà đề tài đã nghiên cứu. 1.2. Đối tượng thực nghiệm Do giới hạn của đề tài, thời gian và địa điểm thực nghiệm. Nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên học sinh lớp 4 và 5 ở ba trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm: trường tiểu học Thị Trấn Sông Mã, trường tiểu học Hương Nghựu, trường tiểu học Mường Cai. - Trường tiểu học Thị Trấn huyện Sông Mã - Đây là trường tiểu học trọng điểm của huyện, nhiều năm đạt tiến tiến xuất sắc, có cơ sở vật chất tương đối tốt và đầy đủ, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, học sinh có ý thức học tập. - Trường tiểu học Hương Nghựu - Là trường tiểu học được tách ra từ trưòng tiểu học Thị Trấn, có đội ngũ giáo viên trẻ tuổi nhiệt tình trong công việc. Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ và là trường nằm gần trung tâm huyện. - Trường tiểu học Mường Cai - Đây là trường tiểu học nằm ở xã Mường Cai, cách trung tâm huyện 30Km, học sinh chủ yếu là con em dân tộc. Học sinh của các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có kết quả học tập tương đương nhau, được thể hiện ở kết quả khảo sát đầu năm của nhà trường và thông qua kết quả học tập trước kia cũng như hiện tại của các em. Hoàn cảnh học tập, hoàn cảnh gia đình, lứa tuổi, địa bàn cư trú,... tương đối đồng đều, ít có sự khác biệt. Giáo viên dạy các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng ở các trường tiểu học thực nghiệm là những người nhiệt tình trong công tác giảng dạy và có trình độ chuyên môn vững vàng. STT Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tên lớp SL Tên lớp SL 1 Tiểu học thị trấn 4A 34 4B 33 2 Tiểu học Hương Nghựu 5B 32 5A 33 3 Tiểu học Mường Cai 4B 35 4A 34 Bảng thống kê số lượng học sinh thực nghiệm và đối chứng 1.3. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành soạn và dạy một số bài trong chương trình địa lí ở lớp 4 và lớp 5 theo tư tưởng giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra và tiến hành thực nghiệm ở 3 trường tiểu học, mỗi trường hai lớp trong đó có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng, cụ thể: TT Bài thực nghiệm và đối chứng Trường thực nghiệm Số tiết thực nghiệm 1 Dãy Hoàng Liên Sơn TH Hương Nghựu 2 2 Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn TH Thị Trấn 2 3 Địa hình và khoáng sản TH Mường Cai 2 Bảng thống kê nội dung thực nghiệm 1.4. Tổ chức thực nghiệm 1.4.1. Thời gian thực nghiệm - Ngày 7 tháng 9 năm 2006 tổ chức dạy bài: Dãy Hoàng Liên Sơn - Ngày 8 tháng 9 năm 2006 dạy bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Ngày 9 tháng 9 năm 2006 dạy bài: Địa hình và khoáng sản 1.4.2. Danh sách giáo viên tham gia thực nghiệm TT Họ và tên Năm sinh Số năm giảng dạy Trình độ Đơn vị công tác Thành tích 1 Vũ Thái Nghĩa 1976 8 Đại học TH Mường Cai GV giỏi cấp huyện 2 Trần Trang Nhung 1960 26 Đại học TH Thị Trấn GV giỏi cấp tỉnh 3 Nguyễn Thị Hương 1970 14 Đại học TH Hương Nghựu GV giỏi cấp tỉnh 4 Lương Thị Nghiệp 1959 26 Cao đẳng TH Thị Trấn GV giỏi cấp tỉnh 5 Lò Văn ơn 1964 20 Cao đẳng TH Mường Cai GV giỏi cấp huyện 6 Đặng Thị Quyên 1980 4 Đại học TH Hương Nghựu GV cấp huyện Bảng thống kê giáo viên tham gia dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 1.4.3. Quy trình thực nghiệm Bước 1: Thiết kế bài giảng trong đó xác định cụ thể các TBDH cần thiết và khai thác chúng trong bài học Bước 2: Lựa chọn trường, lớp thực nghiệm Bước 3: Trao đổi với giáo viên cách thực hiện giao án Bước 4: Tổ chức thực nghiệm Dự giờ dạy các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng, quan sát các hoạt động của thầy và trò trong giờ học, ghi biên bản giờ học,... Trao đổi, trò chuyện với học sinh, tìm hiểu thái độ của học sinh và giáo viên. Kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ học bằng cách cho học sinh làm các bài kiểm tra kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài thực nghiệm 1.5. Phương pháp đánh giá a. Dùng thang điểm 10 theo bậc giỏi, khá, trung bình và yếu để đánh giá tri thức, thái độ học tập của học sinh b. Đối chiếu, so sánh các mặt của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để kiểm nghiệm tính khả thi của các hình thức dạy học đã nêu. c. Phương pháp xử lí kết quả kết quả thực nghiệm Đáng giá về mặt định tính - đánh giá thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh, đánh giá thông qua kết quả bài làm của học sinh,... Xử lí về mắt định lượng - xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Trong đó sử dụng theo các thông số sau: + Tính tỉ lệ %: nhằm phân loại kết quả học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng + Tính giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo công thức: Trong đó : Giá trị trung bình cộng n: Số học sinh tham gia thực nghiệm xi: Giá trị điểm số ni : Tần số các giá trị xi 2. Kết quả thực nghiệm 2.1. Kết quả thực nghiệm (Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn) Trường Lớp Số HS Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH HươngNghựu TN5B 32 0 0 0 0 0 1 3 9 13 6 8,6 ĐC5A 33 0 0 0 0 1 3 5 9 10 5 8,2 Bảng kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Biểu đồ thể hiện kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Sau tiết dạy học thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tổ chức kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của bài dạy. Chúng tôi đánh giá hiệu quả các bài kiểm tra thực nghiệm và đối chứng đảm bảo sự khách quan, công bằng. Kết quả thực nghiệm cho thấy: số bài kiểm tra đạt điểm giỏi ở tiết thực nghiệm tăng lên rõ rệt so với tiết dạy đối chứng. Cụ thể, số bài đạt điểm giỏi tăng 4 bài; số bài điểm khá giảm 2 bài; số bài điểm trung bình giảm 3 bài; số bài điểm yếu không có. Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm là 8,6 còn điểm trung bình của lớp đối chúng là 8,2). Qua những kết quả nêu trên, có thể khẳng định bước đầu việc sử dụng TBDH Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực đã đem lại hiệu quả nhất định. 2.2. Kết quả thực nghiệm (Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn) Trường Lớp Số HS Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH Thị Trấn TN4A 34 0 0 0 0 0 1 4 8 14 7 8,6 ĐC4B 33 0 0 0 0 0 3 4 10 12 4 8,3 Bảng kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Biểu đồ thể hiện kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Đây là bài dạy học sử dụng máy tính kết nối với máy chiếu đa năng. Nhìn bảng thống kê kết quả bài kiểm tra và biểu đồ trên chúng ta thấy: tỉ lệ học sinh giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi cao hơn so với lớp đối chứng. Cụ thể, có 7 học sinh đạt điểm 10, so với lớp đối chứng là 4 học sinh, 14 học sinh đạt điểm 9 so với lớp đối chứng là 12 học sinh tỉ lệ HS xếp loại trung bình giảm. Trong bài dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học này, điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm là 8,6 còn điểm trung bình của lớp đối chúng là 8,3). Như vậy, việc sử dụng TBDH hiện đại chứng tỏ có hiệu quả hơn. Sự say mê và hứng thú học tập cũng cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. 2.3. Kết quả thực nghiệm (Bài 3: Địa hình và khoáng sản) Trường Lớp Số HS Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường TH Mường Cai TN4B 35 0 0 0 0 4 9 11 7 3 1 7,0 ĐC4A 34 0 0 0 0 6 10 9 7 2 0 6,7 Bảng kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Biểu đồ thể hiện kết quả điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Trong bảng thống kê kết quả bài kiểm tra thực nghiệm và đối chứng cho thấy: số bài kiểm tra đạt điểm giỏi và điểm khá ở tiết thực nghiệm tăng lên so với tiết dạy đối chứng. Cụ thể, số bài đạt điểm 10 ở lớp thực nghiệm là một bài, lớp đối chứng không có bài nào đạt điểm 10. Số bài đạt điểm 9 ở lớp thực nghiệm cũng tăng lên một bài so với lớp đối chứng. Điểm 7 và điểm 8 ở lớp thực nghiệm cũng tăng lên 2 bài. Số bài đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng. Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,0 còn điểm trung bình của lớp đối chúng là 6,7). 3. Kết luận về kết quả thực nghiệm. Qua kết quả thực nghiệm và các biện pháp điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Lớp Số HS Xếp loại về điểm Yếu Trung bình Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % Thựcnghiệm 101 0 0 15 15% 18 18% 68 68% Đối chứng 100 0 0 23 23% 18 18% 59 59% Bảng thể hiện chất lượng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Thực nghiệm (Tỉ lệ %) Đối chứng (Tỉ lệ%) Biểu đồ thể hiện chất lượng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng So sánh hai biểu đồ chất lượng điểm của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy. Chất lượng dạy học một số bài thực nghiệm đã tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở các bài thực nghiệm cao hơn và tỉ lệ điểm trung bình giảm hơn so với các bài đối chứng. Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, giáo viên và học sinh đã bắt đầu làm quen với phương án dạy học do chúng tôi đề xuất. Điều đó cho thấy nếu vận dụng hợp lý phương án mà đề tài đã nêu thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Thực nghiệm sư phạm đã được tiến hành ở 3 trường tiểu học. Kết quả thực nghiệm đã xác nhận rằng: thực nghiệm đã bước đầu thành công, khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài luận văn và đạt được mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học không phải nội dung nào cũng có thể phối hợp sử dụng các TBDH theo hướng phát huy tính tích cưc học tập Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm chưa được dài mà sự tác động của các TBDH địa lí thì cần phải có thời gian mới thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong kết quả học tập của học sinh. Do điều kiện và thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm được ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Sơn La và chỉ tổ chức dạy thực nghiệm được ở một số bài học trong học kì I môn Địa lí 4 và 5, Chưa có điều kiện để thực nghiệm nhiều bài học khác và nhiều trường tiểu học khác trên đất nước. Do vậy, chưa thể đòi hỏi một kết quả tốt nhất trong quá trình thực nghiệm. Nếu khắc phục được vấn đề nêu trên thì chắc chắn rằng kết quả học tập của học sinh còn tốt hơn nhiều. kết luận Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài "Sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực", chúng tôi rút ra một số kết luận và kiến nghị sau: Kết luận - Đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bao khó khăn và thử thách trước mắt. Ngành Giáo dục cũng vậy, phải đổi mặt với những khó khăn và thử thách đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản, mạnh mẽ về chất lượng giảng dạy. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn học hỏi, tự nâng cao kiến thức, phải biết ứng dụng những thành quả nghiên cửu của loài người và những thành quả của khoa học kĩ thuật vào giảng dạy. - Muốn tổ chức thành công một giờ học trên lớp sử dụng TBDH theo hướng tích cực, người giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào khâu chuẩn bị bài, phải tìm hiểu và nắm một cách chính xác những thuộc tính tiêu biểu về khái niệm địa lí cần hình thành cho học sinh. Trên cơ sở đó, chuẩn bị những TBDH đảm bảo thể hiện đầy đủ, rõ ràng, chính xác những thuộc tính tiêu biểu đó. Trong trường hợp các TBDH này không thể hiện hoạc thể hiện không đầy đủ, rõ ràng các vấn đề cần cho học sinh phát hiện thì giáo viên phải chỉnh sửa hoạc thậm chí xây dựng lại theo ý đồ dạy học của mình. Giáo viên phải nắm vững được đặc điểm trình độ nhận thức của lớp mình, từ đó đưa ra những câu hỏi và bài tập định hướng cho các em làm việc. Muốn phát huy tính tích cực của học sinh, người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo bài giảng của mình sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của các em. Trong quá trình dạy học địa lí, người giáo viên phải luôn chú ý hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết cũng như rèn cho các em tính kiên nhẫn, tinh thần làm việc say sưa dưới sự gợi mở của thầy. Kiến nghị - Các trường Đại học Sư phạm cần quan tâm hơn việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về dạy học tích cực - Ngoài việc nâng cao chuyên môn cho giáo viên, các Trường tiểu học, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo nên kết hợp chặt chẽ việc triển khai công tác tập huấn, kĩ năng sử dụng và khai thác TBDH cho giáo viên. Cần quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng tin học... - Các trung tâm sản xuất TBDH cần phải sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, kinh tế và phải có tính thẩm mỹ. Tài liệu tham khảo 1. Lâm Quang Dốc, Sử dụng bản đồ, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. 2. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005. 3. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen, Lịch sử và Địa lí 4, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005 4. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Hữu Chí, Trần Viết Lựu, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen, Lịch sử và Địa lí 5, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. 5. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn, Phương pháp dạy học địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996. 6. Nguyễn Dược - Trung Hải, Sổ tay thuật ngữ Địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997 7. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998 8. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004. 9. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học, Nhà xuất bản giáo dục, 1995 10. Phó Đức Hoà, Giáo dục học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 1995 11. Trần Bá Hoành, Đặng Văn Đức, Nguyễn Tuyết Nga, Dạy học tích cực trong môn Địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002. 12. Bùi Văn Huệ, Tâm lí học tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 1995 13. Vũ Quốc Lịch, Sử dụng kênh hình để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở lớp 6 trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004 14. Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Sen, Dạy học Địa lí ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. 15. Trần Thị Hoàng Oanh, Sử dụng thiết bị dạy học Địa lí ở tiểu học theo tinh thần dạy học tích cực, Khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003 16. Nguyễn Trọng Phúc, Sử dụng bản đồ và phương tiện kĩ thuật trong dạy học Địa lí, Nhà xuất bản Đai học Quốc gia Hà Nội, 1997 17. Nguyễn Trọng Phúc, Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004. 18. Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997 19. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
  • docPhụ lục 1.doc
Luận văn liên quan