Luận văn được thực hiện với mong muốn góp phần đưa ra một số phương thức tích cực hóa
việc dạy và học phương pháp toán thống kê trong TDTT trong các trường thể thao nói chung
theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Sau quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết luận cơ bản sau :
Làm sáng tỏ một số khía cạnh về tích cực hóa HĐ học tập của SV trong dạy học phương
pháp toán trong TDTT có sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
Hệ thống một số khía cạnh cơ bản của tư tưởng tích cực hóa HĐ học tập của SV
Đã kiểm nghiệm giả thuyết khoa học bằng thực nghiệm sư phạm, qua kết quả thực
nghiệm đã chỉ rõ tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm Excel khi dạy học
phương pháp toán thống kê trong TDTT.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các GV dạy toán thống kê trong các
trường thể thao nói chung.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sửdụng phần mềm Excel theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên khi dạy học phương pháp toán thống kê trong thể dục thể thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI: “Sử dụng phần mềm Excel theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh
viên khi dạy học phương pháp toán thống kê
trong thể dục thể thao”
Sử dụng phần mềm Excel theo hướng tích cực
hóa hoạt động học tập của sinh viên khi dạy
học phương pháp toán thống kê trong thể dục
thể thao
Đặng Thị Thúy Nga
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Lê Phê Đô
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu lý luận và những phương pháp dạy học tích cực, đi sâu vào
phương pháp dạy học tích cực đối với đối tượng là sinh viên TDTT. Trình bày chương
trình, nội dung, yêu cầu dạy học phương pháp toán thống kê trong trường thể dục thể
thao. Thiết kế một số tình huống dạy học phương pháp toán thống kê trong thể dục thể
thao có sử dụng phần mềm Excel theo hướng của đề tài. Điều tra thực trạng dạy học
toán với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và dạy học toán thống kê nói riêng với sự hỗ
trợ của phần mềm Excel. Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Phần mềm Excel; Toán thống kê; Toán học
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của CNTT-TT. Sự ra đời
của máy tính điện tử, sau đó là sự ra đời của Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
của công nghệ thông tin và truyền thông. Ngày nay CNTT-TT được ứng dụng trong hầu hết
các lĩnh vực của xã hội, kinh tế, văn hoá. Chúng ta có thể nói CNTT-TT đang xâm nhập vào
mọi ngõ ngách của cuộc sống và trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu trong cuộc
sống hiện đại. Việc ứng dụng CNTT-TT là nhu cầu thiết yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động
của con người trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục .
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của tin học các tác giả nghiên cứu lâu năm về môn
phương pháp toán thống kê trong TDTT đã kịp thời bổ xung vào nội dung dạy học của mình toán
thống kê gắn liền với tin học. Có rất nhiều phần mềm dạy học toán thống kê như SPSS, SAS,
Minitab, Excel đặc biệt là Excel. Các GS, TS và các giáo viên đã nghiên cứu về lĩnh vực này và
thấy được lợi ích và hiệu quả của phần mềm Excel trong toán thống kê. Vì đây là phần mềm
2
thông dụng đều được học trong hầu hết các trường chuyên nghiệp, chương trình này rất thiết thực
trong việc thực hiện các đề tài khoa học của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh về sử
lý số liệu, nhờ thực hiện chương trình này chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian tính toán rất nhiều lại
đảm bảo độ chính xác cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ tin học của
sinh viên, nâng cao chất lượng đề tài khoa học
Đặc biệt với môn phương pháp thống kê trong TDTT thì việc sử dụng CNTT như:
Excel, Word, Powerpoint, ....có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học. Đối tượng là sinh viên
trường thể dục thể thao những phần mềm sử dụng trong dạy học cần thông dụng, dễ thực
hành. Phần mềm Excel giúp cho các số liệu được tính toán một cách chính xác và nhanh gọn
hơn. Các hàm thống kê trên Excel rất đơn giản, kết quả thu được chính xác. Nếu không sử
dụng phần mềm thì việc tra cứu các thông số thống kê chỉ hạn chế trong bảng của sách giáo
trình. Đó là những mặt rất tiện ích của CNTT, điều đó giúp cho sinh viên nắm vững hơn nội
dung tin học, giúp cho tính tích cực học tập của sinh viên có điều kiện tăng lên rất nhiều so
với việc không sử dụng CNTT, đặc biệt là phần mềm Excel.
Với những lý do trên, tên đề tài được chọn là: “Sử dụng phần mềm Excel theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên khi dạy học phương pháp toán thống
kê trong thể dục thể thao”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất phương án sử dụng phần mềm Excel khi dạy học phương pháp toán thống kê
trong thể dục thể thao nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên trong các trường thể
thao để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, luyện tập và nghiên cứu thể thao.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phương pháp toán thống kê trong TDTT với sự hỗ trợ của phần
mềm Excel.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong trường TDTT khi
dạy học nội dung “Phương pháp toán thống kê trong TDTT ” với sự hỗ trợ của phần mềm
Excel.
4. Giả thuyết khoa học
Khi dạy học nội dung phương pháp toán thống kê trong TDTT ở các trường thể dục
thể thao, nếu tổ chức được các hoạt động học tập và nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm
Excel thì sinh viên có thể tích cực hoá hoạt động học tập của mình từ đó nâng cao chất lượng
dạy học và luyện tập thể thao của sinh viên.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận và những phương pháp dạy học tích cực, đi sâu vào phương pháp dạy
học tích cực đối với đối tượng là sinh viên TDTT
5.2. Quán triệt được chương trình, nội dung, yêu cầu dạy học phương pháp toán thống kê
trong trường thể dục thể thao.
5.3. Thiết kế một số tình huống dạy học phương pháp toán thống kê trong thể dục thể thao có
sử dụng phần mềm Excel theo hướng của đề tài.
5.4.. Điều tra thực trạng dạy học toán với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và dạy học toán
thống kê nói riêng với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
5.5. Thực nghiệm sư phạm:
- Sử dụng một số tình huống đã soạn có sử dụng phần mềm Excel theo hướng tích cực
hoá hoạt động học tập của sinh viên thực nghiệm tại trường ĐHSP TDTT Hà Nội. So sánh với
việc dạy bằng phương pháp dạy học thông thường không sử dụng phần mềm Excel để kiểm
nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Tìm hiểu những khó khăn của GV và SV trong dạy học phương pháp toán thống kê
trong TDTT; kiểm chứng giả thuyết khoa học về sử dụng phần mềm Excel khi dạy học toán
thống kê trong TDTT ở các trường thể thao.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các sách , báo, tạp chí thuộc 4 loại:
6.1.1. Các văn kiện của Đảng và nhà Nước, của Bộ GD- ĐT có liên quan đến việc dạy và học
toán ở trường thế dục thể thao.
6.1.2. Các sách, bài báo, về khoa học toán học liên quan đến đề tài.
6.1.3. Các sách, bài báo về giáo dục học môn toán, về tâm lý học, giáo dục học liên quan đến
đề tài.
6.1.4. Các công trình nghiên cứu, các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn.
6.2. Phương pháp quan sát - điều tra
6.2.1. Thăm lớp, dự giờ, quan sát việc dạy của GV và việc học của SV trong quá trình dạy học
nội dung phương pháp toán thống kê trong TDTT và không có sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
6.3. Thực nghiệm sư phạm
6.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng thông qua các lớp học thực nghiệm và các
lớp học đối chứng trên cùng một lớp đối tượng nhằm kiểm chứng hai quá trình dạy học nội
dung phương pháp toán thống kê trong TDTT có sử dụng phần mềm Excel và không sử dụng
phần mềm Excel.
6.3.2. Phân tích xử lý kết quả điều tra của GV thực nghiệm sư phạm.
4
6.4. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phương pháp toán thống kê trong xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với
SV trong dạy học “ Phương pháp toán thống kê trong TDTT ” với sự hỗ trợ của phần mềm
Excel.
7. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận
+ Làm sáng tỏ những quan điểm về ứng dụng CNTT-TT trong dạy học môn toán.
+ Hệ thống một số khía cạnh cơ bản của tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của
SV, làm rõ được phương pháp phát huy tính tích cực học tập của SV.
+ Đưa ra những biểu hiện về tính tích cực học tập của sinh viên.
+ Xác định được các biện pháp sử dụng CNTT trong dạy học phương pháp toán thống
kê trong TDTT và ích lợi của nó .
+ Đề xuất các biện pháp, các tình huống sử dụng phần mềm Excel trong dạy học nội
dung “Phương pháp toán thống kê trong TDTT” đối với SV thể thao nhằm phát huy tính tích
cực học tập của SV, góp phần nâng cao chất lượng học tập và luyện tập của SV thể thao.
Về mặt thực tiễn
+ Tổ chức dạy học các tiết cụ thể theo định hướng đã nêu, biên soạn tài liệu hướng dẫn
GV và SV sử dụng phần mềm Excel khi dạy học phương pháp toán thống kê trong TDTT .
+ Luận văn góp phần đổi mới cách thức của phương pháp dạy học toán thống kê,
chứng minh tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT-TT đặc biệt là phần mềm Excel khi dạy
học toán nhằm phát huy tính tích cực của SV thể thao.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số tình huống sử dụng phần mềm Excel theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của sinh viên trong dạy học môn “phương pháp toán thống kê trong TDTT”
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Hoạt động học tập của sinh viên
1.1.1. Khái niệm hoạt động học
5
Hoạt động học là một hoạt động đặc trưng trong quá trình dạy học nên nó cũng có cấu
trúc chung của một hoạt động. Tuy nhiên trong mỗi thành tố lại có những đặc trưng riêng như
:
- Động cơ học tập: Lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hoàn thiện bản thân.
- Mục đích: Sinh viên phải vượt qua những giới hạn kiến thức đã có của mình để đạt tới
những cái mà các em chưa có.
- Sinh viên giải quyết các nhiệm vụ của mình nhờ các hành động học tập.
- Các hành động học tập được thực hiện bởi các thao tác tư duy đặc trưng như: phân tích, tổng
hợp, so sánh, tương tự hoá, khái quát hoá.
- Hình thức: Hoạt động học tập điển hình được diễn ra trên lớp mà giáo viên giữ vai trò hướng
dẫn, điều khiển, chỉ đạo.
Hơn nữa hoạt động học luôn chịu sự tác động của môi trường, một môi trường chứa
đựng thông tin mà chủ thể cần phải tự giác, tích cực chọn lập và sử lý thông tin đó. Hoạt động
học tập luôn có động cơ học tập, mục đích học tập, hành động học tập và hình thức học tập
tương ứng. Hoạt động học gắn bó mật thiết với hoạt động dạy.
1.1.2. Đặc điểm chung của hoạt động học tập ở sinh viên
Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt
động. Đó là, khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối tượng mà thay đổi chính bản
thân mình. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ
xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.
+ Hoạt động học tập được diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung,
chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo.
+ Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, sách vở, máy tính…
+ Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng thẳng, mạnh mẽ về
trí tuệ.
+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao cái cốt lõi của hoạt động học tập của
sinh viên là sự tự ý thức về động cơ mục đích, biện pháp học tập.
1.1.3. Động cơ của hoạt động học tập của sinh viên
Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu
cầu và định hướng cho hoạt động đó. Theo thuyết tâm lý hoạt động : những đối tượng nào
được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt
động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động. Đề tài này chủ yếu đi
theo hướng của tâm lý hoạt động nên việc đi tìm động cơ sẽ liên quan đến nhu cầu, hứng thú,
…Vì vậy cần tìm hiểu thêm các khái niệm này. Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người
6
thấy cần phải thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Hứng thú: là
thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa
đem lại cho cá nhân sự hấp dẫn về mặt tình cảm. Vậy thì khi con người có nhu cầu học tập,
xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện
ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo … mà giáo dục đem lại.
Nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi
nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích,
trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu.
1.2. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đối với sinh viên
1.2.1. Nghiên cứu lý luận về đổi mói phương pháp dạy học đối với sinh viên
Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giảng viên, bởi vì đổi mới là sự
cải tiến, nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng để đóng góp nâng cao chất
lượng hiệu quả của việc dạy học, là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc
phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học, là thay
đổi phương pháp đã và đang sử dụng bằng phương pháp ưu việt hơn, đem lại hiệu quả dạy
học cao hơn. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong các văn kiện của
Đảng, Nhà nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu
của mục tiêu và nội dung giáo dục mới.
Phương pháp dạy học hiện nay không thể tiếp tục truyền thụ từ việc áp đặt một chiều
từ người dạy mà phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, phát huy tính tích cực của sinh viên.
Đó là đổi mới phương pháp dạy học còn được gọi là “Dạy học hướng vào người học” hay
“Dạy lấy người học làm trung tâm”.
“Dạy học hướng vào người học” là cụm từ được dùng để xác định sự đổi mới của phương
pháp dạy học hiện nay trong nhà trường. Đó là tư tưởng, là sự định hướng cho dạy và học,
phương pháp mới này khuyến khích sinh viên tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, giảng viên
đóng vai trò hướng dẫn.
Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình, đòi hỏi giảng viên phải hoàn thiện về nhân
cách, có đức, có tài để thực hiện tốt nhiệm vụ cao quý của mình. Phải không ngừng phấn đấu
vươn lên, học tập, rèn luyện để tự khẳng định mình. Đặc trưng của nhà giáo là khiêm tốn, giàu
lòng tự trọng, có trách nhiệm cao, lao động tự giác, chủ động sáng tạo, sống trung thực, giản dị,
không phô trương hình thức.
1.2.2. Lựa chọn phương pháp dạy học
1.2.2.1 Việc lựa chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy
học.
7
1.2.2.2 Thứ hai là lựa chọn các PPDH phải phù hợp với nội dung dạy học
1.2.2.3 Thứ ba là lựa chọn PPDH cần chú ý đến đối tượng sinh viên và kinh nghiệm sư phạm
của giảng viên
1.2.2.4 Thứ tư là việc lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học hiện có.
1.3. Tính tích cực học tập của sinh viên
1.3.1. Khái niệm về tính tích cực
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Để tồn tại
và phát triển con người luôn tìm tòi, khám phá cải biến môi trường để phục vụ cho con người.
Tuy vậy tính tích cực có mặt tự giác và tự phát. Theo Thái Duy Tuyên [31] mặt tự phát của
tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn bên trong, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kỳ, linh
hoạt trong đời sống hàng ngày. Mặt tự giác của tính tích cực là trạng thái tâm lý, tính tích cực
có đối tượng và mục đích rõ ràng, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó. Tính tích
cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, tính tò mò trong khoa học….
Nhờ tính tích cực tự giác có ý thức con người có thể đạt được nhiều tiến bộ trong đời sống và
phát triển nhanh hơn so với tính tích cực tự phát.
Vì vậy hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ
yếu của giáo dục, nhằm đào tạo ra những con người năng động, thích ứng nhằm phát triển
cộng đồng.
1.3.2. Sự cần thiết phát huy tính tích cực của sinh viên trong quá trình dạy học
Theo quan điểm giáo dục hiện đại, giáo viên và sinh viên là hai nhân tố trọng tâm của
quá trình dạy học. Trong đó:
Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, của quá trình thu thập, chế biến, truyền đạt
thông tin, và việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy, truyền đạt phù hợp với đối tượng
cũng như với tính chất của môn học.
Sinh viên là chủ thể của hoạt động học, của quá trình chiếm lĩnh tri thức nhân loại biến
thành vốn tri thức, hiểu biết, vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giúp
đỡ của người dạy.
Giữa hai nhân tố trọng tâm này có mối quan hệ cơ bản là: giáo viên sẽ là cầu nối giữa
sinh viên với nền văn hóa của nhân loại, là người giới thiệu, gợi mở, định hướng, giúp đỡ
nhằm làm cho người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, văn minh nhân loại; ngược lại sinh viên
là người nỗ lực hoạt động trí tuệ, tự mình khám phá, chiếm lĩnh dưới sự hướng dẫn của giáo
viên và sự hỗ trợ của tài liệu (sách giáo khoa, chương trình, tài liệu tham khảo ...).
1.3.3.Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh, sinh viên
- Sử dụng các phương tiện hiện đại.
8
- Sử dụng các hình thức dạy học khác nhau như: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan.
- Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng mức
- Kích thích thái độ tích cực của học sinh thông qua thái độ, cách ứng sử giữa giáo viên
và học sinh
- Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập qua các phương tiện thông tin
đại chúng và các hoạt động xã hội
- Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và
biểu dương những học sinh có thành tích học tập tốt.
- Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội
1.3.4. Biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên
Tính tích cực học tập có thể nhận biết được thông qua quan sát những biểu hiện của
tính tích cực nhận thức trong sinh viên như: cử chỉ, hành vi, nét măt, biểu cảm, nhịp điệu, sự
biến đổi sinh lý. Đặc biệt thông qua các hoạt động và sản phẩm của hoạt động của SV chúng
ta có thể đo đạc , đánh giá được tính tích cực học tập của SV.
Theo Nguyễn Hữu Châu [2] cho rằng, tính tích cực biểu hiện qua nhiều hình thức đa
dạng phong phú như cảm xúc học tập, chú ý, sự nỗ lực ý chí, hành vi, cử chỉ khẩn trương thực
hiện hành động tư duy, kết quả lĩnh hội.
1.4. Thực trạng dạy học phƣơng pháp toán thống kê trong TDTT ở các trƣờng thể thao
hiện nay
1.4.1. Sơ lược về toán thống kê
Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, cung cấp các thông tin
thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc đánh giá, dự báo tình
hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp
ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.
1.4.2. Nghiên cứu nội dung dạy học toán thống kê trong thể dục thể thao
“ Phương pháp toán thống kê trong TDTT” là môn học bắt buộc với sinh viên các
trường cao đẳng, đại học TDTT. Nội dung toán thống kê đã được giới thiệu từ lớp 10 trung
học phổ thông về những khái niệm, công thức cơ bản như tần số, tần suất, số trung vị, mốt
trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, vẽ biểu đồ hình cột, hình chữ nhật, đường gấp
khúc, hình quạt … Khi học nội dung toán thống kê ở bậc cao đẳng, đại học trong các trường
TDTT sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Những khái niệm, công thức các em đã biết ở lớp 10
sẽ được giới thiệu lại một cách đầy đủ và bài bản hơn đồng thời các em sẽ biết thêm về các
mảng :
9
- Các phương pháp trình bày số liệu
- Các tham số đặc trưng
- Ước lượng trung bình cộng
- Kiểm định giả thiết
- Kiểm định tính chuẩn của một phân phối
- Tương quan và hồi quy
1.4.3. Thực trạng dạy học toán thống kê trong TDTT hiện nay
Trong các trường thể thao hiện nay chủ yếu toán thống kê được giới thiệu đến sinh viên về
mảng “phương pháp toán thống kê trong thể dục thể thao”. Hầu hết các trường thể thao dạy toán
thống kê cho sinh viên rất ít khi hoặc hầu như không sử dụng các phần mềm sử lý số liệu vì vậy sinh
viên vẫn chỉ biết đến việc sử lý số liệu trên giấy, máy tính bỏ túi. Việc đó khiến cho sinh viên mất
rất nhiều thời gian vào tính toán, kết quả tính toán còn sai sót rất nhiều làm cho lợi ích của việc ứng
dụng toán thống kê vào luyện tập và nghiên cứu thể thao đạt kết quả chưa cao như mong muốn.
1.5. Phần mềm Excel ứng dụng vào dạy học toán thống kê
Với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính cùng với các phần mềm tiện ích, việc lưu trữ, xử
lý và phân tích các số liệu thống kê đã trở nên nhanh chóng và đơn giản, do đó các phân tích
thống kê đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy dạy học xác suất thống kê và thống kê
toán học trong thể dục thể thao cũng có thể dựa trên cơ sở một phần mềm thích hợp. Do tính phổ
biến và tiện ích của phần mềm Excel, tôi sẽ trình bày các tính toán bằng phần mềm Excel. Các
công cụ và các hàm Excel sẽ được từng bước đưa vào và được coi như phần phụ trợ để sinh viên
chưa làm quen với Excel chỉ cần một hướng dẫn đơn giản của giảng viên hoặc tự mình thao tác
cũng có thể dễ dàng thực hiện được các tính toán thống kê trên Excel.
Chính vì sự tiện dụng của nó mà Excel không chỉ được dùng cho văn phòng, kế toán
mà còn được ứng dụng vào trong dạy học. Đặc biệt với nội dung toán thống kê. Nội dung toán
thống kê gồm việc xử lý rất nhiều các số liệu từ nhỏ đến lớn, chúng ta chỉ cần nhập số liệu và
biết dùng một số hàm của Excel thì lập tức việc tính toán trở lên nhanh gọn và chính xác. Hơn
thế nữa việc tra cứu các hàm thống kê trong Excel rất tiện dụng mà không cần dùng đến bảng
của các hàm thống kê trong giáo trình. Việc này giúp cho giáo viên và sinh viên rút ngắn được
nhiều thời gian trong quá trình tính toán.
1.6. Kết luận của chƣơng 1
Từ việc hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về phát huy tính tích cực hoạt động học
tập của SV, hoạt động dạy và học nói chung hoạt động dạy và học toán nói riêng, một số nét
về sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng, về phương pháp dạy
10
học phát huy tính tích cực của SV và giới thiệu ứng dụng phần mền Excel vào trong dạy học
toán thống kê chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Chủ thể của hoạt động học tập là SV .Hoạt động học luôn chịu sự tác động của môi
trường chứa đựng thông tin mà chủ thể cần phải tự giác, tích cực trong chọn nhập và sử lý
thông tin đó.
- Trong dạy học toán có thể tạo ra môi trường học tập tương tác nhờ sử dụng Phần mền
dạy học Excel thông qua tổ chức các hoạt động dạy học hướng vào người học
CHƢƠNG 2
MÔṬ SỐ TÌNH HUỐNG SƢ̉ DUṆG PHẦN MỀM EXCEL
THEO HƢỚNG TÍCH CƢC̣ HÓA HOAṬ ĐÔṆG HOC̣ TÂP̣
CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN PHƢƠNG PHÁP
TOÁN THỐNG KÊ TRONG THỂ DỤC THỂ THAO
2.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng phần mềm Excel trong dạy học phƣơng pháp toán
thống kê trong TDTT theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của SV
Nguyên tắc 1: Sử dụng phần mềm Excel trong dạy học Phương pháp toán thống kê trong
TDTT phải đáp ứng mục đích và yêu cầu của dạy học toán thống kê trong trường sư phạm thể
thao.
Nguyên tắc 2: Sử dụng phần mềm Excel trong dạy học “Phương pháp toán thống kê trong
TDTT” phải đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chương trình sách giáo trình hiện hành của các
ngành sư phạm thể thao trong nước
Nguyên tắc 3: Sử dụng phần mềm Excel khi dạy học “Phương pháp toán thống kê trong
TDTT” phải dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt phải tạo
cho SV một môi trường học tập tích cực.
Nguyên tắc 4: Sử dụng phần mềm Excel trong dạy học phương pháp toán thống kê trong
TDTT phải chú trọng đến tổ chức các hoạt động để SV tìm tòi, nghiên cứu hướng giải quyết -
coi trọng quan điểm dạy học thực nghiệm.
Học tập diễn ra trong hoạt động đặc biệt SV được thực nghiệm ở đây là làm trực tiếp
trên máy vi tính. Điều đó giúp cho hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được hình thành và phát
triển. Vì vậy sử dụng phần mềm Excel để SV tham gia thực hiện và tập luyện những hoạt
động tương thích với nội dung và mục đích dạy học, trong điều kiện chủ thể được gợi động
cơ, có hướng đích, có ý thức về phương pháp tiến hành và có trải nghiệm thành công. Điều đó
cũng có tác dụng thực hiện sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
với tính mềm dẻo của tư duy.
11
Ví dụ 2.1.3: Cho kết quả TEST đá ngang khoảng cách 3 m trong 1 phút(lần) của 29 nữ SV
chuyên sâu võ TAEKWONDO như sau:
45 64 50 64 41 58 55 56
52 44 54 62 45 59 53 54
54 48 55 60 48 62 54 53
56 54 47 44 55
1. Hãy xác định giới hạn của khoảng, mà trong đó giá trị trung bình của đá ngang khoảng
cách 3 m trong 1 phút của 29 nữ SV chuyên sâu võ TAEKWONDO đạt xác suất 95%.
Mục đích :
Biết xác định khoảng tin cậy của giá trị trung bình cộng nhờ các tham số trung gian được tính
thông qua các hàm của Excel.
Đặc biệt SV biết dùng Excel lập bảng biểu, tính toán trên bảng biểu nhờ vào các hàm của
Excel, tra giá trị t của phân phối Student bằng phần mềm Excel.
HĐ1: Chia lớp thành 3 nhóm từng nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1:
GV : Khi n =29 < 30 thì số liệu của tập hợp thống kê tuân theo luật phân phối xác suất nào ?
(SV : tuân theo luật phân phối xác suất student-Fisher )
GV: Để tính giá trị trung bình của THTK trên bằng phần mềm Excel dùng hàm nào?
(SV: dùng hàm AVERAGE (number1, number2, ...) : Tính trung bình cộng
Nhóm 2:
GV : công thức tính khoảng tin cậy
x
khoảng cách đá ngang 3 m trong một phút của 29 nữ
SV chuyên sâu võ TAEKWONDO ở ngưỡng xác suất 95% là gì ?
(SV :
),(
xx
txtxX
trong đó t là giá trị của phân phối student )
GV : dùng hàm nào để tính phương sai của THTK bằng phần mềm Excel
(SV : dùng hàm VAR (number1, number2, ...) : Trả về phương sai dựa trên mẫu)
Nhóm 3 :
GV: sai số chuẩn
x
tính theo công thức nào ?
(SV :
n
x
x
)
GV : t lấy ở đâu ?
(SV : dùng hàm = TINV (probability, degrees_freedom) trả về giá trị t của phân phối student)
HĐ2 : SV mở tệp Bài 3 làm bài sau đó so sánh kết quả với nhau.
12
Thành tích trung bình
X
khoảng cách đá ngang 3 m trong 1 phút của 29 nữ sinh viên chuyên
sâu võ TAEKWONDO ở ngưỡng xác suất 95% nằm trong khoảng (
),
xx
txtx
Trong đó
x
tính bằng hàm = AVERAGE(B2:B30) được kết quả là 53,31 (lần)
phương sai dùng hàm =VAR(B2 :B30) được kết quả là 38,4360
1512,1
29
4360,38
2
nn
xx
x
Ở ngưỡng xác suất 95% thì
= 0,05, độ tự do n – 1 = 29 – 1 = 28
Dùng hàm = TINV(0.05,28) ta được kết quả t = 2,048
6677,551512,1.048,231,53
9523,501512,1.048,231,53
x
x
tx
tx
Vậy giá trị trung bình
(X
50,9523; 55,6677) (lần) với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất 95%.
Sau đó 3 nhóm so sánh các kết quả tính toán từ đó suy ra kết luận của bài toán
Nguyên tắc 5 : Sử dụng phần mềm Excel trong dạy học phương pháp toán thống kê trong
TDTT phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của SV sư phạm thể thao.
Dựa trên những nguyên tắc sư phạm ở trên, chúng tôi cho rằng nguyên tắc chủ đạo trong dạy
học phương pháp toán thống kê trong TDTT với sự hỗ trợ của phần mềm Excel là : Xây dựng
các tình huống có vấn đề trong môi trƣờng Excel để SV khám phá và lĩnh hội kiến thức
thông qua thực hành trên máy vi tính.
2.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực của SV khi học phƣơng pháp toán thống kê
trong TDTT có sử dụng phần mềm Excel
Biện pháp 1 : Sử dụng phần mềm Excel để xây dựng bài toán với tư cách là một tình huống
có vấn đề.
Nghĩa là khai thác các thế mạnh của Excel để xây dựng các tình huống gợi cho SV thấy khó
khăn về mặt lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua sau một quá
trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến thức.
Trường Đại học Rijkuniversiteit Limbourg tại Maastricht Hà Lan đã đề ra các bước tiến hành
như sau:
Bước 1: Làm rõ các thuật ngữ và khái niệm liên quan
Bước 2: Xác định rõ vấn đề đặt ra
Bước 3: Phân tích vấn đề
13
Bước 4: Lập ra danh mục các chú thích có thể
Bước 5: Đưa ra mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu học tập
Bước 6: Thu thập thông tin
Bước 7: Đánh giá thông tin thu được
Trong số các bước trên, người học thường gặp khó khăn trong việc phân tích vấn đề và tổng
hợp các thông tin liên quan vấn đề.
Ví dụ 3.1.5 Cho kết quả TEST đá ngang khoảng cách 3 m trong 1 phút(lần) của 32 nữ SV
chuyên sâu võ TAEKWONDO như sau:
45 64 50 64 41 58 55 56
52 44 54 62 45 59 53 54
54 48 55 60 48 62 54 53
56 54 47 44 55 65 52 46
1. Tính số trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến sai và kết luận theo phương
pháp giản hóa số liệu .
Mục tiêu : SV tính được các tham số đặc trưng theo phương pháp giản hóa số liệu gốc. Ở
những trường hợp trước SV tính toán các tham số đặc trưng theo công thức thông thường, vấn
đề đặt ra là tính các tham số đặc trưng theo phương pháp giản hóa số liệu gốc khá phức tạp.
Tuy nhiên nếu SV tích cực suy nghĩ thì có thể giải quyết được vấn đề.
GV yêu cầu SV không sử dụng các hàm Excel để tính ngay ra các tham số đặc trưng trên mà
sẽ sử dụng phần mềm Excel tích hợp khi làm bài.
SV phân tích vấn đề và đưa ra danh mục các chú thích bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
HĐ1 : SV mở phần mềm Excel lấy tên tệp là Bài 3 nhập cột thứ tự vào cột A lấy từ 1 đến 32,
nhập thành tích đá ngang vào cột B
GV : Để lập bảng theo phương pháp giản hóa số liệu thì cần lập bảng gì trước ?
(Trả lời : lập bảng phân nhóm trước)
GV : Nêu các bước lập bảng phân nhóm ?
(Trả lời : Tìm
minmax , xx
, tìm khoảng cách nhóm
1
minmax
p
xx
k
, tìm gianh giới nhóm
2
min0
k
xt
,
ktt 01
, ...,
ktt pp 1
, tìm trị số trung tâm T1, T2, T3,...với
2
10
1
tt
T
,
kTT 12
,....)
14
GV: Để trích lọc dữ liệu trong Excel thì cách nào là đơn giản nhất?
GV yêu cầu chia lớp thành 3 nhóm gồm 15 người một nhóm thảo luận và tìm ra cách trích lọc
dữ liệu trong Excel
Sau đó từng nhóm cử đại diện sẽ lên trình bày cách trích lọc dữ liệu và GV sẽ nhận xét bài
của từng nhóm.
Sau khi nghe từng nhóm trình bày cách trích lọc dữ liệu thì GV nhận xét kết luận cách trích
lọc như sau :
Phải tạo ra 3 vùng là : vùng chứa dữ liệu ban đầu, vùng tiêu chuẩn (điều kiện), vùng đưa dữ
liệu thỏa mãn tiêu chuẩn từ dữ liệu ban đầu (Vùng chiết xuất)
Từ đây SV sẽ đánh giá thông tin và rút ra kết luận cuối cùng về cách trích lọc dữ liệu trong
Excel.
HĐ2 : SV mở tệp Bài 3 lập bảng phân nhóm
Thành tích cao nhất của THTK là : =Max(B2 :B33) kết quả là
65max x
Thành tích thấp nhất của THTK là : =Min(B2 :B33) kết quả là
41min x
Ta chia THTK thành 7 nhóm
Khoảng cách nhóm
4
1
minmax
p
xx
k
Gianh giới dưới của nhóm 1 là :
2
min0
k
xt
= 41 – 2 = 39
Gianh giới trên của nhóm 1 là : tại ô C2 nhập hàm : = B2+ 4
Nhập gianh giới trên của nhóm trước là gianh giới dưới của nhóm sau
Copy hàm này xuống hết ô C8 ta được cột gianh giới trên và gianh giới dưới của từng nhóm.
Vùng tiêu chuẩn : Từ F2 : G3 điều kiện là dữ liệu >39 và <=43
Vùng xuất dữ liệu là cột E.
Ví dụ muốn lọc dữ liệu nhóm 1 ta làm như sau :
Data Filter Advanced Filter và điền vào các ô :
List range : sheet1 ! $A$1 :$A$33
Criteria range : sheet1 !$F$2 :$G$3, chọn copy to another location
Copy to : sheet1 !$E$1 :$E$5, nhấn ok
Các nhóm khác làm tương tự, thay điều kiện gianh giới trên và gianh giới dưới.
15
Thực hiện các lệnh
Tại cột F và G lần lượt lấy tên là tần số dồn và tần số nhóm
Tại ô F2 nhập hàm : =countif($A$2:$A$30, „„<=43‟‟) kết quả là 1
Copy hàm trên đến hết ô F8 nhưng thay lần lượt 43 bằng các Gianh giới trên tương ứng ta
được cột tần số dồn
Tại cột G lấy tên là tần số nhóm mi
Tại ô G2 nhập tần số 1, tại cột G3 nhập hàm = F3 – F2 ta có kết quả là 6
Copy hàm trên đến hết ô G8 ta được cột tần số nhóm mi
Tại cột H lấy tên là trị số trung tâm nhóm Ti
Tại ô H2 dùng hàm = (B2+C2)/2 được kết quả là 41
Copy hàm trên đến hết ô H8 ta được cột trị số trung tâm Ti
HĐ3 : Thực hiện giản hóa số liệu gốc
GV : Đổi gốc của trị số trung tâm bằng cách chọn gốc mới. Thường chọn trị số trung tâm của
nhóm nào làm trung bình tạm sao cho trị số trung tâm còn lại trở thành nhỏ nhất ?
(SV : chọn nhóm gần nhóm trung vị, tức nhóm có tần số cao nhất )
GV: Tính trung bình cộng theo công thức nào ?
16
(SV :
n
S
kMx 10
trong đó
p
i
iiTmS
1
1 '
)
GV : Tính phương sai theo công thức nào ?
(SV :
n
S
S
n
k
x
2
1
2
2
2
khi n >= 30,
n
S
S
n
k
x
2
1
2
2
2
1
khi n < 30 )
Trong đó
p
i
ii
TmS
1
2'
2
SV mở Bài 3 làm :
Nhóm có tần số cao nhất là nhóm 4, trị số trung tâm là 53, chọn M0 = 53
Tại cột H lấy tên là
k
MT
T ii
0'
Tại ô I2 nhập hàm = (H2- 53)/ 4 được kết quả là -3
Copy hàm này xuống hết ô I8 ta được cột T‟i là cột trị số trung tâm đã giản hóa.
Để tính S1, S2 ta cần lập thêm cột miTi
‟
và miTi
‟2
vào lần lượt cột J và K
Tại ô J2 nhập hàm = G2*I2 được kết quả là -3
Copy hàm này đến hết ô J8 ta được cột miTi
‟
Tại ô K2 nhập hàm = G2*J2^2 được kết quả là 9
Copy hàm này xuống hết ô K8 ta được cột miTi
„2
Tính các tham số đặc trung
GV : Muốn tính các tham số đặc trưng cần tính gì trước ?
(SV : tính S1, S2 trước)
SV mở tệp Bài 3 và tính
Tại ô J9 nhập hàm = Sum(J2:J8) được kết quả là 1 suy ra S1 = 1
Tại ô K9 nhập hàm = Sum(K2:K9) được kết quả là 79 suy ra S2 = 79
Tính
n
S
kMx 10
=53+4*(1/32) = 53,125 (lần)
Vì n =32 >30 nên áp dụng công thức tính phương sai
n
S
S
n
k
x
2
1
2
2
2
= (4
2
/32)*(79 – (12/32)) = 39,4844
Độ lệch chuẩn
2837,64844,392 xx (lần)
(Dùng hàm = Sqrt(39,4844) được kết quả là 6,2837)
17
Hệ số biến sai
%100.
x
C xV
(6,2837/53,125)*100% = 11,83%
Vì Cv = 11,83% > 10% có nghĩa là thành tích đá ngang khoảng cách 3m trong 1 phút (lần)
của 32 nữ sinh viên chuyên sâu võ TAEKWONDO là không đồng đều.
Biện pháp 2: Sử dụng phần mềm Excel khắc phục một số khó khăn khi giải các bài toán
thống kê bằng máy tính bỏ túi.
Hiện nay trong một số trường sư phạm thể thao việc dạy học toán thống kê vẫn rất sơ sài,
chưa cập nhật với tình hình phát triển công nghệ thông tin trong nước và trên thế giới. Một số
trường vẫn còn sử dụng máy tính bỏ túi khá nhiều vào việc thống kê mà rất ít sử dụng phần
mềm thống kê vào học tập của SV. Vì vậy khi học trên máy tính bỏ túi SV gặp không ít
những khó khăn, vướng mắc mà nếu sử dụng phần mềm Excel thì sẽ giải quyết được những
khó khăn này bằng các thao tác rất đơn giản. Sau một buổi thực hành trên máy Giáo viên đưa
ra 2 tình huống như sau, hoặc trong qua trình làm bài thì SV cũng đã xuất hiện tình huống
này.
Ví dụ 3.1.6: Biết thành tích bật xa tại chỗ (xi, cm) của n = 27 cầu thủ bóng đá U17 tại trung
tâm huấn luyện quốc gia I( thời điểm tháng 5 năm 1999) như sau:
280 281 239 234 209 255 250
225 222 281 235 230 272 229
261 225 259 220 245 243 235
231 235 220 237 275 216
2. Tính thành tích trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến sai.
Qua đó cho biết thành tích bật xa tại chỗ của các cầu thủ có đồng đều hay không?
Tình huống 1: Khi làm song bài SV mới biết mình nhập sai một vài dữ liệu. Nếu đã sử dụng
máy tính bỏ túi thì SV phải làm lại bài hoàn toàn như một bài mới. Điều đó rất mất thời gian,
khi muốn sửa sai điều này trên Excel thì chỉ cần tư duy khéo léo một chút là chúng ta sẽ làm
được. Cụ thể như sau:
- Đưa dữ liệu đề bài đã cho vào cột A từ ô A2 đến ô A28, tính tổng dùng hàm =Sum(A2:A28)
tại ô A29
- Khi tính trung bình cộng đặt tại ô A30 hàm =A29/27
- Tại cột B lấy tên là , tại ô B29 dùng hàm =Sum(B2:B28) 2xxi
18
- Tại ô B30 tính phương sai dùng hàm = B29/26
- Tại ô B31 tính độ lệch chuẩn dùng hàm =Round(Sqrt(B30),4)
- Tại ô B32 tính hệ số biến sai dùng hàm =Round((B31/A30)*100,2)
Khi đã làm song bài phát hiện ra mình nhập sai dữ liệu chỉ việc thay dữ liệu nhập sai bằng dữ
liệu đúng thì các tham số đặc trưng cần tính toán sẽ tự động thay đổi theo dữ liệu mới nhập
điều đó giúp cho việc tính toán rất đơn giản và nhanh gọn và chính xác.
Tình huông 2: Khi làm xong bài chúng ta mới biết mình nhập còn thiếu vài dữ liệu số, giả sử
thiếu 3 dữ liệu. Nếu làm việc chỉ với máy tính bỏ túi thì chúng ta cũng phải làm lại bài rất mất
thời gian. Nhưng nếu làm trên Excel thì chúng ta chỉ cần một số thao tác rất đơn giản là sẽ
làm bài toán rất gọn gàng.
- Chúng ta thêm các hàng (hoặc cột) vào ngay phần dữ liệu ban đầu
- Chỉnh lại hàm tổng là =Sum(A2:A31)
- Tại cột B chỉnh lại bằng cách copy thêm 3 hàng dữ liệu mới
- Vì dữ liệu lúc này là 30 nên khi tính phương sai thay đổi là chia cho 30
Từ đó ta thấy độ lệch chuẩn và hệ số biến sai cũng tự động thay đổi theo phần thêm số liệu
mới.
Biện pháp 3: Với sự hỗ trợ của phần mềm Excel trong dạy học phương pháp toán thống kê
trong TDTT giáo viên tiến hành tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Biện pháp 4: Sử dụng phần mềm Excel trong dạy học phương pháp toán thống kê trong
TDTT kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
Biện pháp 5: Sử dụng phần mềm Excel dạy phương pháp toán thống kê trong TDTT thông
qua làm tiểu luận
2.3. Kết luận chƣơng 2
Trong chương này tôi đã đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp sử dụng phần mềm
Excel khi dạy học phương pháp toán thống kê trong TDTT theo hướng tích cực hoá hoạt động
học tập của SV sư phạm thể thao. Các biện pháp trên đồng thời tuân theo các nguyên tắc đã
đề ra đã tạo ra nhiều hứng thú học tập, nghiên cứu cho sinh viên, giúp cho hoạt động học tập
môn phương pháp toán thống kê trở lên tích cực hơn, phong phú hơn.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, tổ chức, kế hoạch và nội dung thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Địa điểm và thời gian tiến hành thực nghiệm
- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Đại Học Sư Phạm TDTT Hà Nội
19
- Thời gian tiến hành thực nghiệm từ 17/09/2011 đến 20/12/2011
3.1.2. Mục đích thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm là kiểm định giả thuyết khoa học của luận văn là : Khi dạy học
nội dung phương pháp toán thống kê trong TDTT ở các trường thể dục thể thao, nếu tổ chức
được các hoạt động học tập và nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel thì sinh viên có
thể tích cực hoá hoạt động học tập của mình từ đó nâng cao chất lượng dạy học và luyện tập
thể thao của sinh viên.
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm và đối chứng là sinh viên của 4 lớp
khối Q5 - K42 ở trường Đại Học Sư phạm TDTT Hà Nội (cầu lông, bóng chuyền, thể dục, võ
trong đó lớp thể dục và lớp võ là hai lớp thực nghiệm, lớp cầu lông và lớp bóng chuyền là hai
lớp đối chứng). Để đảm bảo tính phổ biến của các mẫu, sinh viên các lớp thực nghiệm và đối
chứng có học lực tương đương nhau. Tổng số sinh viên của các lớp thực nghiệm là 112 sinh
viên, tổng số sinh viên của lớp đối chứng là 111 sinh viên.
3.1.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
Khi phân tích định lượng chúng tôi sử dụng thống kê toán học để kiểm định chất lượng
các đợt thực nghiệm sư phạm, nhằm đánh giá chính xác thực nhiệm sư phạm chúng tôi tính
theo phương pháp sử dụng phép thử của Test t cho các lớp và tiến hành kiểm định giả thiết
H0.
Giả thiết H0 mà chúng tôi đưa ra là đã sử dụng phần mềm Excel theo hướng
TCHHĐHT của các sinh viên khi dạy học phần “Phương pháp toán thống kê trong
TDTT” ở các trường Sư Phạm TDTT có vận dụng các biện pháp và hướng dẫn trong luận
văn nhưng kết quả ở lớp thực nghiệm không có sự khác biệt so với lớp đối chứng, và Đ là
đối thuyết: “Kết quả kiểm tra của lớp thực nghệm cao hơn lớp đối chứng”.
3.1.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được thực hiện song song giữa hai lớp thực nghiệm và hai lớp
đối chứng. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng do cùng một giáo viên dạy theo giáo án do
chúng tôi thiết kế có sử dụng phần mềm Excel và hướng dẫn ở lớp thực nghiệm; dạy giáo án
không sử dụng phần mềm Excel ở lớp đối chứng.
3.1.6. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Nội dung thực nghiệm là dạy học một số tiết bài tập thuộc học phần “Phương pháp toán
thống kê trong TDTT” có sử dụng phần mềm Excel, cụ thể chúng tôi tiến hành dạy thử giáo
án bài tập phần “Tương quan và hồi quy” và kiểm tra một bài để đánh giá tổng hợp hiệu quả
của sử dụng phần mềm Excel theo hướng TCHHĐHT của SV trong dạy học phương pháp
toán thống kê trong TDTT.
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
20
3.2.1. Bài kiểm tra đánh giá
3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.2.2.1. Đánh giá định lượng
3.2.2.2.Kiểm định giả thuyết
3.2.2.3. Đánh giá định tính
3.3. Kết luận chƣơng 3
Qua thực nghiệm sư phạm rút ra được kết luận: Các biện pháp sư phạm kết hợp với
phần mềm Excel khi dạy học phương pháp toán thống kê trong TDTT là hợp lý, không những
có tác dụng tốt trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của SV mà còn nâng cao chất lượng
học tập và đạt được mục tiêu giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn được thực hiện với mong muốn góp phần đưa ra một số phương thức tích cực hóa
việc dạy và học phương pháp toán thống kê trong TDTT trong các trường thể thao nói chung
theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Sau quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết luận cơ bản sau :
Làm sáng tỏ một số khía cạnh về tích cực hóa HĐ học tập của SV trong dạy học phương
pháp toán trong TDTT có sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
Hệ thống một số khía cạnh cơ bản của tư tưởng tích cực hóa HĐ học tập của SV
Đã kiểm nghiệm giả thuyết khoa học bằng thực nghiệm sư phạm, qua kết quả thực
nghiệm đã chỉ rõ tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm Excel khi dạy học
phương pháp toán thống kê trong TDTT.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các GV dạy toán thống kê trong các
trường thể thao nói chung.
2. Khuyến nghị
Ngay từ trường sư phạm cần chuẩn bị cho SV làm tốt nghiệp vụ sư phạm, tạo điều kiện
cho SV thực hành giảng dạy có sử dụng CNTT-TT nói chung và các phần mềm dạy học nói
riêng, thông qua các chuyên đề các buổi hội thảo về sử dụng CNTT-TT trong dạy học.
Cần quán triệt hơn nữa tới GV, các nhà quản lý trong các nhà trường cao đẳng, đại học
về việc đổi mới phương pháp dạy học và việc vận dụng các phương pháp có tích hợp CNT-
TT vào giảng dạy.
21
Nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất sẵn có, bổ sung thêm một số trang thiết bị giảng
dạy hiện đại như : máy vi tính, máy chiếu projector, màn hình, phòng học riêng,...để các GV
có thể áp dụng được CNTT vào bài giảng của mình, giúp SV học tập nhanh hơn, tốt hơn.
References
1. Nguyễn Thị Bình. Bài phát biểu tại hội thảo nghiên cứu và phát triển tự học, tự đào tạo.
Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2/1998.
2. Nguyễn Hữu Châu. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Nxb Giáo
dục. Hà Nội, 2005.
3. Trần Đức Dũng (chủ biên), Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức văn. Các bài toán thống kê – Đo
lường. Nxb Thể Dục Thể Thao Hà Nội, năm2007.
4. Vũ Cao Đàm. Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục, 2009.
5. Phạm Văn Đồng. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực – Một phương pháp vô
cùng quý báu. Thông tin Khoa học giáo dục, số 2, 1995.
6. Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Thị Thu Phƣơng, Giáo trình tin học. Nxb TDTT, năm 2006.
7. Trần Bá Hoành. Tài liệu hội thảo đổi mới phương pháp đào tạo ở các trường CĐSP
ngành sinh học. Hà Nội, 6/2005.
8. Trần Bá Hoành. Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Tạp chí Giáo dục số
6, năm 2002.
9. Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại
học sư phạm. Hà Nội, 2006.
10. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức. Lý luận dạy học Đại Học. Nxb Đại Học Sư Phạm Hà Nội,
2003.
11. Đào Hữu Hồ. Xác suất thống kê. Nxb Giáo dục, Năm 2000.
12. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. Tâm lý học lứa tuổi và
tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001
13. Đặng Thành Hƣng. Dạy học hiện đại : Lý luận – Biện pháp – Kĩ thuật. Nxb Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Hà nội, 2002.
14. Trần Khánh Hƣng. Giáo trình phương pháp dạy – học toán. Đại học Huế. Thừa Thiên
Huế.
15. Nguyễn Bá Kim, Bùi Văn Nghị và Lê Thị Hồng Phƣơng. Hình thành và sử lí công
nghệ trong quá trình dạy học. Tạp chí Đại học giáo dục chuyên nghiệp, số 7, 1997.
16. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thụy. Phương pháp dạy học môn toán. Nxb Giáo dục,
1997.
22
17. Nguyễn Kỳ. Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. Trường Quản lý cán
bộ Giáo dục và Đào tạo, 1996.
18. Đào Thái Lai. Ứng dụng CNTT và những vấn đề cần xem xét đổi mới trong hệ thống
PPDH môn toán. Tạp chí giáo dục, số 9/2002.
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên). Một số vấn đề về Giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc
Gia Hà Nội, 2004
20. Bùi Văn Nghị. Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn toán . Nxb
Đại học sư phạm, 2008.
21. Bùi Văn Nghị. « Đổi mới cách viết sách giúp người học tự học tích cực ». Tạp chí Giáo
Dục số 50, 2/2003.
22. Quách Tuấn Ngọc. Giáo trình tin học căn bản. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1997.
23. Nguyễn Lan Phƣơng. Cải tiến phương pháp dạy học với yêu cầu tích cực hóa hoạt động
của học sinh theo hướng giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề (qua phần giảng dạy
« Quan hệ vuông góc trong không gian » lớp 11 trung học phổ thông). Luận án tiến sĩ giáo dục
học. Viện khoa học giáo dục. Hà Nội, 2000.
24. Nguyễn Danh Thái (chủ biên). Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb Thể Dục Thể
Thao, năm 2008.
25. Lê Thanh. Giáo trình phương pháp toán thống kê trong TDTT. Nxb TDTT Hà nội, năm
2004.
26. Nguyễn Chí Thành. Sử dụng CNTT-TT trong dạy học theo quan điểm didactic : một số
khái niệm cơ bản. Báo cáo tại Khoa sư phạm. Trường Đại học 27. Đặng Hùng Thắng. Bài
tập xác Suất. Nxb Giáo dục, 2000.
28. Đặng Hùng Thắng. Thống kê và ứng dụng. Nxb Giáo dục, 2008
29. Diệp Cẩm Thu. Sử dụng phần mềm máy tính trong dạy và học toán. Tạp chí giáo dục, số
5, 2002.
30. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên). Học và dạy cách học. Nxb Đại học Sư Phạm, 2004.
31. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề cơ bản của Giáo dục học hiện đại. Nxb Giáo dục, 1998.
32. Nguyễn Đức Văn. Phương pháp thống kê trong TDTT. Nxb TDTT, 2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050001451_0406.pdf