Ngoài ra, phương pháp học tập của người học còn phụ thuộc vào
mục tiêu giảng dạy của giảng viên. Nếu giảng viên giảng dạy chỉdựa vào 3
loại mục tiêu dạy - học là: cung cấp nhận thức, tác động thái độ và hình
thành kỹnăng thì sinh viên sẽcó thái độhọc tập hướng tới những mục tiêu
ghi chép, nhớvà vận dụng tạo thành kỹnăng. Tuy nhiên theo quan niệm của
Bloom tư duy con người có 6 bậc là biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp
và đánh giá. Nếu trong quá trình giảng dạy quan điểm của giảng viên thực
hiện theo hướng phát huy hết các m ức độtư duy của sinh viên thì hiệu quả
quá trình giảng dạy sẽcao.
100 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên(nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng 3, chỉ số PPGD sẽ có giá trị từ 10 đến 30 điểm càng gần
30 điểm thì PPGD càng thay đổi chiều hướng tích cực hơn. Qua số liệu bảng
3.1 cho thấy rằng chỉ số giá trị trung bình của PPGD năm học: 2009 – 2010
so với năm học 2008 – 2009 tăng lên 1.6038 điểm. Điều này chứng tỏ rằng,
khi thực hiện công bố chương trình đào tạo ngay từ đầu khóa học thì PPGD
đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Theo ý kiến của sinh viên: trước năm học 2008 – 2009 với số lượng
306 sinh viên, chỉ số trung bình của PPGD là 21.4869. Khi thực hiện các
biện pháp ĐBCLGD số lượng sinh viên biết đến vào thời điểm năm học:
2008 – 2009 là 167. Năm học: 2009 - 2010 thì chỉ số trung bình của PPGD
của giảng viên đã thay đổi là 21.8503, độ lệch chuẩn là 3.51182, với mức ý
nghĩa là p = 0.145, sự thay đổi này có ý nghĩa về mặt thống kê. Chỉ số trung
bình của PPGD của giảng viên theo ý kiến của sinh viên có sự thay đổi tăng
0.3634 điểm, chỉ số điểm tăng ít. Thông qua điều này, chúng tôi có thể suy
luận rằng phải chăng một số khoa đã không công bố chương trình đào tạo
đến sinh viên ngay từ đầu khóa học hay một số sinh viên không quan tâm tới
chương trình đào tạo?
Trong thực tế, khi nắm rõ chương trình đào tạo của ngành, giảng
viên sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn PPGD để phù hợp với mục tiêu đã
đề ra. Ngoài ra, sinh viên khi biết được nội dung chương trình đào tạo có thể
tự nghiên cứu, vì vậy để PPGD có hiệu quả bản thân giảng viên phải thay
đổi PPGD cho phù hợp. Chỉ số trung bình tăng lên cho thấy PPGD của giảng
viên đã bắt đầu thay đổi, mặc dù chỉ số này chưa cao nhưng việc thay đổi
PPGD cần phải có một thời gian dài.
Tóm lại: Việc công bố chương trình đào tạo môn học không chỉ
65
định hướng cho sinh viên học tập, ngoài ra còn có tác dụng làm thay đổi
phương thức giảng dạy của giảng viên, qua phân tích chúng tôi thấy rằng có
sự thay đổi PPGD trong 2 năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010 theo chiều
hướng tích cực hơn.
3.2. Tác động của biện pháp mỗi môn học phải có đề cương chi tiết
Đề cương chi tiết của môn học bao gồm tất cả nội dung của môn học,
cách đánh giá cho điểm, tài liệu tham khảo…Việc mỗi môn học đều có đề
cương chi tiết sẽ giúp cho sinh viên biết được nội dung môn học, cách đánh
giá và cho điểm từ đó sinh viên sẽ định hướng học tập cho bản thân.
Bảng 3.2: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử
dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Mỗi
môn học đều có đề cương chi tiết”
Đối
tượng Thời điểm
Số
lượng
Chỉ số
đánh giá
trung bình
Độ lệch
chuẩn t df p
Trước NH
2008-2009 255 23.3255 3.83621 Giảng
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 182 24.9176 3.02820
49.735 15 0.000
Trước NH
2008-2009 306 21.4869 3.32327 Sinh
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 142 22.3310 3.42648
21.340 16 0.166
Tương tự như phân tích ở trên, qua bảng thống kê 3.2, chúng tôi
nhận thấy rằng:
Theo ý kiến của giảng viên: trước năm học 2008 – 2009 chỉ số
trung bình của PPGD là 23.3255 điểm. Khi thực hiện các biện pháp
ĐBCLGD số lượng giảng viên biết đến vào thời điểm năm học: 2008 – 2009
là 182. Vào năm học: 2009-2010 thì chỉ số trung bình của PPGD của giảng
viên đã thay đổi 24.9176 điểm, độ lệch chuẩn là 3.02820, với mức ý nghĩa p
66
= 0.000 tức độ tin cậy là 100%, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Chỉ
số thay đổi PPGD trong 2 năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010 từ
23.3255 điểm đến 24.9176 điểm, tăng lên 1.5921 điểm. Điều này chứng tỏ
rằng, khi thực hiện biện pháp ĐBCLGD mỗi môn học đều có đề cương chi
tiết đã làm thay đổi PPGD của giảng viên theo hướng tích cực hơn.
Theo ý kiến của sinh viên: trước năm học: 2008 – 2009 chỉ số trung
bình của việc thay đổi PPGD là 21.4869 điểm. Khi thực hiện các biện pháp
ĐBCLGD “Mỗi môn học đều có đề cương chi tiết” số lượng sinh viên biết
đến vào thời điểm năm học: 2008 – 2009 là 142, năm học: 2009 -2010 chỉ số
trung bình PPGD của giảng viên đã thay đổi là 22.3310, độ lệch chuẩn là
3.42648, với mức ý nghĩa là 0.166. Chỉ số trung bình của PPGD của giảng
viên theo ý kiến của sinh viên có sự thay đổi tăng 0.8441 điểm. Số điểm tăng
điều này chứng tỏ bản thân sinh viên đã nhận ra khi có đề cương chi tiết
môn học thì giảng viên có sự thay đổi cách giảng dạy.
Tóm lại: Khi biết được đề cương chi tiết của môn học sinh viên tự
tìm tòi kiến thức, giảng viên xây dựng câu hỏi hoặc chủ đề có liên quan đến
môn học, giảng viên định hướng học tập cho sinh viên dựa trên đề cương chi
tiết phát huy tính tích cực của người học. Vì vậy đề cương chi tiết của môn
học đã làm thay đổi PPGD của giảng viên.
3.3. Tác động của biện pháp tự đánh giá hằng năm
Công tác tự đánh giá thực chất là đánh giá các mặt hoạt động trong
nhà trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và hoạt
động giảng dạy nói riêng. Tự đánh giá là công tác được thực hiện hằng năm,
trong công tác này có đề cập đến việc đánh giá hợp lí các hoạt động giảng
dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và
học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát
triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học.
67
Biện pháp ĐBCLGD tự đánh giá hằng năm đã được trường Đại học Sài Gòn
áp dụng từ năm học: 2008-2009.
Bảng 3.3: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử
dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Thực
hiện công tác tự đánh giá công tác giảng dạy hằng năm”
Đối
tượng Thời điểm
Số
lượng
Chỉ số
đánh giá
trung
bình
Độ lệch
chuẩn t df p
Trước NH
2008-2009 255 23.3255 3.83621 Giảng
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 172 24.9012 2.92930
63.967 15 0.000
Trước NH
2008-2009 306 21.4869 3.32327 Sinh
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 144 22.2222 3.40168
19.155 16 0.261
Dựa vào bảng thống kê 3.3, theo ý kiến của giảng viên: trước năm
học 2008 – 2009 chỉ số trung bình của PPGD là 23.3255 điểm. Khi thực hiện
các biện pháp ĐBCLGD số lượng giảng viên biết đến vào thời điểm năm
học: 2008 – 2009 là 172. Vào năm học 2009-2010 thì chỉ số trung bình của
PPGD của giảng viên đã thay đổi là 24.9012 điểm, độ lệch chuẩn là 2.92930,
với mức ý nghĩa p = 0.000 tức là độ tin cậy của thống kê là 100%. Chỉ số giá
trị trung bình của PPGD năm học 2009 – 2010 so với năm học 2008 – 2009
tăng lên 1.5757 điểm. PPGD đã có sự thay đổi thông qua công tác tự đánh
giá, công tác này có liên quan đến các hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Ngoài ra, khảo sát biện pháp ĐBCLGD này đối với sự thay đổi
PPGD ở sinh viên chỉ có 144/306 = 47% sinh viên biết đến hoạt động này
vào năm học: 2008 - 2009, điều này phù hợp với tình hình của Nhà trường vì
công tác tự đánh giá hiện nay còn mới mẻ với trường, công tác này hiện tại
68
giao cho bảy nhóm chuyên trách thực hiện bao gồm một số cán bộ của các
Phòng, Ban và các Khoa có liên quan, công tác này được phổ biến rộng rãi
đến tập thể cán bộ giảng viên toàn trường nhưng chưa được phổ biến tới sinh
viên. Tuy nhiên, công tác tự đánh giá là công tác rất được quan tâm trong
Nhà trường, bên cạnh công tác tự đánh giá bộ phận chuyên trách đảm bảo
chất lượng còn tiến hành khảo sát chất lượng đào tạo lấy ý kiến của sinh viên
trong đó có việc giảng dạy của giảng viên, vì vậy, một số sinh viên biết đến
công tác này thông phiếu khảo sát ở một số khoa.
Tóm lại: Thông qua phân tích ở trên cho thấy giảng viên của trường
đã dần dần nhận thấy công tác tự đánh giá góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo trong đó việc thay đổi PPGD là điều không thể thiếu. PPGD dưới
tác động của công tác tự đánh giá đã có sự thay đổi ngày càng tích cực hơn.
Ngoài ra, Công tác tự đánh giá hằng năm sẽ là kênh thông tin để xem sự
thay đổi PPGD của giảng viên.
3.4. Tác động của biện pháp lấy ý kiến phản hồi của người học
Bảng 3.4: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử
dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Lấy ý
kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy môn học”
Đối
tượng Thời điểm
Số
lượng
Chỉ số
đánh giá
trung bình
Độ lệch
chuẩn t df p
Trước NH
2008-2009 255 23.3255 3.83621 Giảng
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 148 24.4392 3.04887
63.476 15 0.000
Trước NH
2008-2009 306 21.4869 3.32327 Sinh
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 146 22.0137 3.04220
17.169 16 0.375
69
Việc thay đổi PPGD theo hướng tích cực hóa sinh viên là một việc
làm đúng đắn. Tuy nhiên, nếu bản thân giảng viên quá chủ quan không lấy ý
kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy thì PPGD này có thể sẽ
đem lại kết quả không như mong đợi, ví dụ như PPGD theo nhóm thực hiện
làm phát huy tinh thần tập thể của sinh viên tuy nhiên có những sinh viên ỷ
lại không làm việc dẫn đến tình trạng kết quả thu được không như mong
muốn. Vì vậy công tác lấy ý kiến phản hồi người học đóng vai trò rất quan
trọng sẽ hổ trợ tích cực cho việc đổi mới PPGD.
Tương tự như các phân tích ở trên, qua bảng thống kê 3.4, theo ý kiến
của giảng viên: trước năm học 2008 – 2009 chỉ số trung bình của PPGD là
23.3255 điểm. Khi thực hiện các biện pháp ĐBCLGD số lượng giảng viên biết
đến vào thời điểm năm học: 2008 – 2009 là 148. Năm học: 2009-2010 chỉ số
trung bình của PPGD của giảng viên đã thay đổi là 24.4392 điểm, độ lệch
chuẩn là 3.04887, với mức ý nghĩa p = 0.000 tức là độ tin cậy 100%, sự chênh
lệch có ý nghĩa về mặt thống kê. Chỉ số thay đổi PPGD trong 2 năm học: 2008
– 2009 và năm học: 2009 – 2010 từ 23.3255 điểm đến 24.4392 điểm tăng lên
1.1137. Điều này cho thấy rằng việc lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt
động giảng dạy môn học đã làm thay đổi PPGD của giảng viên.
Mặt khác, tỉ lệ sinh viên biết đến biện pháp ĐBCLGD này 146/306 =
47%. Điều này phù hợp với tình hình thực tế, năm học: 2008 – 2009 trường
Đại học Sài Gòn thí điểm lấy ý kiến phản hồi của người học tại một số
ngành do khoa đăng kí và chỉ thực hiện ở một số bộ môn. Tuy nhiên với số
lượng 47% sinh viên biết đến hoạt động này thì chúng ta có chỉ số trung bình
của PPGD trong 2 năm học: 2008 – 2009 và năm học: 2009 – 2010 tăng lên
0.5268 điểm. So sánh kết quả chỉ số trung bình PPGD của giảng viên theo ý
kiến của giảng viên thì độ chênh lệch không đáng kể. Vì vậy, chúng ta có thể
đi đến kết luận rằng việc lấy ý kiến phản hồi của người học đã tác động đến
70
việc thay đổi PPGD của giảng viên. Tuy nhiên chỉ số này thấp một phần là
do năm học: 2008 – 2009 trường chưa đẩy mạnh việc lấy ý kiến phản hồi
của người học về hoạt động giảng dạy môn học chỉ thí điểm tại 1 số khoa
đăng kí nên hiệu quả tác động chưa cao.
Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên nhằm cung cấp những “thông tin
ngược” để giảng viên kiểm tra lại PPGD của mình. Thông qua ý kiến phản
hồi của sinh viên, giảng viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu
trong PPGD của mình, qua đó phát huy những ưu điểm, thế mạnh, đặc biệt
khắc phục được các mặt còn hạn chế rút kinh nghiệm để PPGD của bản thân
có hiệu quả hơn. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên thực chất là sinh viên
tham gia đánh giá PPGD của giảng viên, là điều kiện để họ thể hiện yêu cầu
cao về nội dung và phương pháp mới của người dạy. Vì vậy, biện pháp
ĐBCLGD lấy ý kiến phản hồi của người học về giảng dạy môn học sẽ giúp
giảng viên trong tiếp nhận những thông tin, từ đó thay đổi PPGD sao cho
phù hợp hơn.
Hộp 3.1: Phỏng vấn sâu về việc thay đổi PPGD của giảng viên
Tóm lại: Việc lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng
dạy môn học có tác động đến thay đổi PPGD của giảng viên tuy nhiên việc
thay đổi này ít do công tác này chưa được thực hiện rộng rãi trong năm học:
2008 – 2009.
(Phỏng vấn GV của Khoa học môi trường, công tác tại trường được 4 năm
“…Theo T, việc thay đổi PPGD của giảng viên cần có thời gian dài.
Tuy nhiên trong 3 năm gần đây đã có những thay đổi, công tác đảm bảo chất
lượng của trường thông qua việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên của Khoa đã
đánh thức PPGD của giảng viên theo hướng tích cực hơn, giảm đi hiện tượng
71
3.5. Tác động của biện pháp chuyển đổi phương thức đào tạo theo học
chế tín chỉ
Chuyển đổi phương thức đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang hình
thức đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm mục tiêu phát huy tính chủ động tích
cực của người học, đào tạo theo học chế tín chỉ sinh viên đóng vai trò trung
tâm trong quá trình giảng dạy vì vậy PPGD truyền thống phải thay đổi vì
không còn phù hợp nữa.
Khác với đào tạo theo niên chế, đào tạo theo học chế tín chỉ là một
hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Đào
tạo theo học chế tín chỉ là một quy trình đào tạo mềm dẻo, người học có quyền
lựa chọn và tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào
tạo. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ mềm dẻo dễ dàng đáp ứng các
nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực. Chương trình đào tạo tín chỉ
sẽ tạo cho người học tính chủ động cao trong việc lựa chọn kiến thức để trang
bị cho bản thân và lựa chọn tiến trình học phù hợp với năng lực của mình.
Bảng 3.5: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử
dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp
“Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ”
Đối
tượng Thời điểm
Số
lượng
Chỉ số
đánh giá
trung bình
Độ lệch
chuẩn t df p
Trước NH
2008-2009 255 23.3255 3.83621 Giảng
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 176 24.6080 3.07055
31.424 15 0.008
Trước NH
2008-2009 306 21.4869 3.32327 Sinh
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 180 21.9778 3.32580
14.339 16 0.574
Dựa vào bảng thống kê 3.5, chúng tôi nhận thấy rằng:
72
Theo ý kiến của giảng viên: trước năm học 2008 – 2009 chỉ số trung
bình của PPGD là 23.3255 điểm. Khi thực hiện các biện pháp ĐBCLGD số
lượng giảng viên biết đến vào thời điểm năm học: 2008 – 2009 là 176. Chỉ
số trung bình của PPGD của giảng viên trong năm học 2009 – 2010 đã là
24.6080 điểm, độ lệch chuẩn là 3.07055, với mức ý nghĩa p = 0.008, sự thay
đổi này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong 2 năm học: 2008 – 2009 và 2009
– 2010 chỉ số thay đổi PPGD tăng lên 1.2825 điểm. Điều này cho thấy rằng
chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã làm thay đổi PPGD
của giảng viên.
Hiện nay, trường ĐHSG đào tạo theo học chế tín chỉ, phương thức
đào tạo này rất thoáng và linh động, sinh viên có thể lựa chọn môn học cũng
như đăng kí lớp học và giảng viên giảng dạy. Theo ý kiến sinh viên năm học
2008 – 2009 chỉ số trung bình của PPGD là 21.4869 điểm, năm học 2009 –
2010 chỉ số trung bình PPGD là 21.9778 điểm. Trong 2 năm học: 2008 –
2009 và 2009 – 2010 chỉ số này tăng 0.4909 điểm. Tuy nhiên số điểm này
tăng không cao vì quá trình thay đổi PPGD là một quá trình lâu dài cần phải
thay đổi ý thức từ phía giảng viên. Qua số điểm tăng của giá trị trung bình
PPGD chúng ta có thể nhận thấy rằng chuyển đổi phương thức đào tạo theo
học chế tín chỉ đã tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên.
Tóm lại: Chuyển đổi phương thức đào tạo theo tín chỉ, PPGD truyền
thống không còn phù hợp nữa vì vậy giảng viên phải thay đổi PPGD. Qua số
liệu phân tích cho thấy việc chuyển đổi phương thức đào tạo đã làm thay đổi
PPGD theo hướng tích cực chỉ số trung bình của PPGD tăng.
3.6. Tác động của biện pháp thành lập phòng Khảo thí và Kiểm định
chất lượng giáo dục
Trong xu hướng hội nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã chủ trương củng cố,
kiện toàn bộ máy và hoàn thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, việc đảm
73
bảo chất lượng giáo dục và đào tạo cụ thể là nâng cao chất lượng của việc
dạy và việc học là một nhu cầu rất cần thiết. Thành lập Phòng KTKĐCLGD
với chức năng tham mưu cho Nhà trường các công việc đảm bảo chất lượng
cũng là nhân tố góp phần làm thay đổi PPGD của giảng viên.
Bảng 3.6: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc sử
dụng PPGD trước và sau thời điểm Trường áp dụng biện pháp “Thành
lập Phòng KT đảm bảo chất lượng giáo dục”
Đối
tượng Thời điểm
Số
lượng
Chỉ số
đánh giá
trung
Độ lệch
chuẩn t df p
Trước NH
2008-2009 255 23.3255 3.83621 Giảng
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 164 25.0793 3.08963
35.894 15 0.002
Trước NH
2008-2009 306 21.4869 3.32327 Sinh
viên NH 2009-2010
(hiện nay) 148 22.0203 3.15683
8.994 16 0.914
Qua số liệu thống kê của bảng 3.6, theo ý kiến của giảng viên trước
năm học: 2008 – 2009 chỉ số trung bình của PPGD là 23.3255 điểm. Khi thực
hiện biện pháp ĐBCLGD “Thành lập Phòng KTKĐCLGD” số lượng giảng
viên biết đến vào thời điểm năm học: 2008 – 2009 là 164. Một số giảng viên
không biết tới việc thành lập Phòng chức năng này trong năm học: 2008 –
2009, điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế vì hiện nay Phòng
KTKĐCLGD công tác Khảo thí chưa được đẩy mạnh vì do nhân sự Phòng
còn ít. Chỉ số trung bình của PPGD của giảng viên trong năm học: 2009 –
2010 là 25.0793 điểm, độ lệch chuẩn là 3.8963, với mức ý nghĩa là 0.002, có
ý nghĩa về mặt thống kê. Trong 2 năm học: 2008 – 2009 và 2009 – 2010 chỉ
số trung bình PPGD tăng lên 1.7538 điểm. Chỉ số PPGD tăng lên cho thấy
Phòng KTKĐCLGD có tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên.
74
Ngoài ra, khi nghiên cứu số liệu này theo ý kiến của sinh viên thì chỉ
số PPGD của giảng viên có tăng nhưng mức ý nghĩa cao tức độ tin cậy thấp,
tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận được phản hồi từ phía sinh viên. Mặc dù các
em có biết đến việc thành lập Phòng KTKĐCLGD nhưng do các em chưa
tiếp xúc nhiều nên chưa hình dung ra tính chất công việc của Phòng chức
năng này. Mặt khác, hiện nay việc kiểm tra và đánh giá phụ thuộc vào giảng
viên quá nhiều, giảng viên dạy thế nào cho thi như thế đó sẽ dẫn đến tình
trạng không đánh giá được việc giảng dạy của giảng viên. Theo chủ trương
của Nhà trường, từ năm học: 2010 – 2011, Phòng KTKĐCLGD sẽ tiến hành
xây dựng ngân hàng đề thi, tránh tình trạng học gì thi nấy. Khi đó, chúng tôi
hy vọng rằng tác động của việc thành lập Phòng KTKĐCLGD với việc thay
đổi PPGD của giảng viên sẽ cao hơn.
Hộp 3.2: Phỏng vấn sâu về việc tác động của các biện pháp
ĐBCLGD đến PPGD của giảng viên
Tóm lại: Nhiệm vụ và chức năng của Phòng KTKĐCLGD là tham
mưu về công tác đảm bảo chất lượng cho Nhà trường và thực hiện công việc
tổ chức thi. Tuy nhiên, do chức năng khảo thí chưa được đẩy mạnh nên sinh
viên chưa được biết nhiều về Phòng chức năng này ở năm học: 2008 – 2009.
(Phỏng vấn GV Khoa Công nghệ thông tin, đã công tác GD trên 10 năm)
“…Theo T, trong những năm gần đây PPGD của giảng viên có thay đổi. Gần
đây trường chuyển sang đào tạo học chế tín chỉ thì PPGD của giảng viên cũng bắt đầu
thay đổi, bản thân tôi dạy môn cấu trúc dữ liệu thời lượng số tiết giảm đi nhưng lượng
kiến thức nhiều nên tôi đã chuyển đổi PPDH theo nhóm kết hợp với việc đánh giá kết
thúc bằng đồ án môn học. Vừa qua trường có gia tăng thêm công tác ĐBCLGD bằng
cách lấy ý kiến phản hồi người học về giảng dạy của giảng viên. Tôi nhận thấy đây là
1 biện pháp tốt để giảng viên thay đổi cách giảng dạy của mình, tuy nhiên không nên
đánh giá giảng viên bằng ý kiến phản hồi của sinh viên một cách vội vã, phải thực hiện
nhiều lần thì kết quả mới được chính xác..”
75
Về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục thì Phòng KTKĐCLGD có tác
động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên thông qua một số các hoạt
động lấy ý kiến phản hồi của người học, công tác tự đánh giá…
Bên cạnh đó để các biện pháp ĐBCLGD tác động mạnh mẽ đến việc
thay đổi PPGD thì các biện pháp ĐBCLGD này phải đi sâu vào các yếu tố có
ảnh hưởng đến việc thay đổi PPGD của giảng viên.
Hộp 3.3: Một số ý kiến của giảng viên về các biện pháp đảm bảo chất
lượng đến việc thay đổi PPGD của giảng viên
Tóm lại:Các biện pháp ĐBCLGD có tác động đến việc thay đổi PPGD
của giảng viên theo chiều hướng tích cực hơn, có thể nói rằng điều này đồng
nghĩa với việc là PPGD truyền thống ngày càng giảm và PPGD tích cực
thay thế dần dần cho PPGD truyền thống. Giảng viên thay đổi PPGD của
bản thân để phù hợp với sự phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, sự thay
đổi cũng cần có thời gian dài để bản thân giảng viên có thể tìm cho mình
PPGD tối ưu phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay.
Một số ý kiến
- PPGD nên thay đổi từ từ, rút kinh nghiệm từ thực tế.
- Để giảng viên có những sáng kiến giảng dạy riêng phù hợp với bản
thân và môn học.
- Các giảng viên nên theo PPGD lấy người học làm trung tâm phù hợp
với phương thức đào tạo.
- Mỗi giảng viên phải tự tìm ra PPGD tốt nhất vì chúng ta giảng dạy
theo học chế tín chỉ.
- Cần bố trí phòng học, cơ sở vật chất, lịch giảng dạy của giảng viên
và lịch học của sinh viên hợp lý hơn để đảm bảo chất lượng công tác
giảng dạy và học tập.
76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Chất lượng là tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn một sản phẩm. Trong
lĩnh vực công nghiệp chất lượng được xây dựng bởi các tiêu chí rõ ràng. Căn
cứ vào các tiêu chí đó các nhà sản xuất, quản lý … có thể thực hiện nguyên
tắc đảm bảo chất lượng một cách dễ dàng. Tuy nhiên các lĩnh vực trong giáo
dục rất đa dạng, sản phẩm của giáo dục không đồng nhất và trừu tượng khó
có thể đánh giá chất lượng ngày một ngày hai, do đó các nguyên tắc về đảm
bảo chất lượng trong lĩnh vực giáo dục phát triển chậm hơn. Ngày nay, với
sự phát triển của thế giới nói chung và xã hội nói riêng vấn đề chất lượng
được đặt ra ngày càng bức thiết.
Hiện nay, tất cả các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp đều áp dụng các biện pháp ĐBCLGD để nâng cao hiệu quả đào tạo.
Câu hỏi đặt ra là các biện pháp ĐBCLGD có hiệu quả không? Qua những
điều nghiên cứu trình bày ở trên luận văn đã thu được một số kết quả như
sau:
+ Các biện pháp ĐBCLGD: Công bố chương trình đào tạo, mỗi môn
học có đề cương chi tiết, thực hiện công tác Tự đánh giá, lấy ý kiến phản hồi
của người học, chuyển đổi phương thức đào tạo và thành lập Phòng
KTKĐCLGD có tác động đến việc thay đổi PPGD của giảng viên. Cụ thể:
dưới tác động của các biện pháp ĐBCLGD thì PPGD của giảng viên dần dần
thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn tức là phương pháp truyền thống
giảm dần và được thay thế bằng phương pháp dạy học tích cực.
+ Tuy nhiên sự thay đổi này còn yếu (dựa trên chỉ số trung bình thay
đồi), muốn thay đổi PPGD của giảng viên cần phải có thời gian dài.
+ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù trường Đại học Sài Gòn
thực hiện nhiều biện pháp ĐBCLGD nhằm mục đích thay đổi PPGD của
77
giảng viên tuy nhiên có những biện pháp tác động chưa cao vì vậy cần tăng
cường và mở rộng các biện pháp ĐBCLGD nhiều hơn nữa.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trường ĐH Sài Gòn thực hiện nhiều biện pháp ĐBCLGD trong đó có
việc chuyển sang việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đây là hình thức đào tạo
còn mới mẻ, việc đổi mới PPGD theo yêu cầu của học chế tín chỉ “ Lấy
người học làm trung tâm” là điều không thể thiếu.
Qua việc nghiên cứu của đề tài sẽ thấy được hiệu quả của các biện pháp
ĐBCLGD tác động như thế nào đối với PPGD của giảng viên tại trường Đại
học Sài Gòn. Trên cơ sở đó người giảng viên sẽ lựa chọn phương pháp phù
hợp trong quá trình giảng dạy.
* Mặt hạn chế của đề tài: do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên
cứu tác động của biện pháp ĐBCLGD tới thay đổi PPGD của giảng viên, tuy
nhiên PPGD của giảng viên thay đổi có thể do những yếu tố chủ quan khác
như trình độ giảng viên thay đổi, ý thức nhận thức thay đổi, nhu cầu xã hội
hoặc có thể do tuổi tác của đội ngũ giảng viên được trẻ hóa…
* Những yếu tố chưa được nghiên cứu hết trong đề tài này sẽ là
hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo của đề tài, đồng thời đề tài này có thể
mở rộng nghiên cứu tiếp các tác động của biện pháp ĐBCLGD đến công tác
đào tạo, công tác quản lý của Nhà trường …
2. KHUYẾN NGHỊ
Ở nhiều nước trên thế giới, PPGD dựa trên quan điểm phát huy tính
tích cực của sinh viên, đề cao vai trò tự học của sinh viên, kết hợp với sự
hướng dẫn của giảng viên đang được áp dụng rộng rãi. PPGD này đã làm
thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay đổi cả việc tổ chức quá trình
giáo dục. Ở nước ta, tuy có cải cách giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội tuy nhiên sự thay đổi về PPGD còn quá chậm so với các
nước tiên tiến. Vì vậy tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
78
Đối với các người quản lý
- Để các biện pháp ĐBCLGD thật sự có hiệu quả, đóng vai trò là
người quản lý nên đề ra các biện pháp ĐBCLGD thiết thực phù hợp với tình
hình thực tế.
- Các biện pháp ĐBCLGD khi đề ra phải thường xuyên theo dõi và
kiểm tra kết quả thực hiện tránh bỏ qua sẽ làm mất đi tác dụng của nó.
- Giảng dạy và học tập là khâu trọng yếu và là khâu quyết định chất
lượng đào tạo của trường. Vì vậy công tác ĐBCLGD phải đề ra các tiêu chí
đánh giá trong các lĩnh vực như thực hiện đổi mới chương trình, nội dung,
PPGD hòa nhập nền kinh tế tri thức.
- Ngoài ra, để thúc đẩy sự cải tiến PPGD của giảng viên, đóng vai trò
là người quản lý nên đề ra các tiêu chí về PPGD và học tập phù hợp để nâng
cao chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Đối với giảng viên
Thay đổi quan điểm về quá trình giảng dạy
Thay đổi quan điểm về quá trình giảng dạy là nhiệm vụ hàng đầu của
giảng viên. Trong thực tế khi đổi sang đào tạo học chế tín chỉ, giảng viên
luôn muốn cải tiến PPGD, tuy nhiên việc cần thay đổi đầu tiên là nên thay
đổi quan điểm về quá trình giảng dạy. Phương pháp học tập của sinh viên
phụ thuộc vào quan điểm của giảng viên cụ thể:
- Nếu giảng viên chỉ coi sinh viên như khách thể của hoạt động giảng
dạy và là đối tượng để cung cấp kiến thức thì sinh viên tham gia vào quá
trình một cách thụ động.
- Nếu giảng viên chỉ coi sinh viên như chủ thể của hoạt động học tập
và phải tự học thì việc học tập của sinh viên sẽ mang tính tự phát, thiếu sự
hướng dẫn. Những sinh viên có hứng thú và có mục đích xác định thì bản
79
thân họ sẽ tìm ra cách học, nhưng việc học tập này có thể bị lệch hướng,
thiếu tính hệ thống trong việc thu thập kiến thức.
- Nếu giảng viên coi sinh viên vừa là chủ thể của hoạt động học tập,
vừa là khách thể của hoạt động giảng dạy thì phương pháp học tập của người
học sẽ rất đa dạng. Hoạt động học tập sinh viên sẽ chủ động thực hiện với sự
hướng dẫn của giảng viên, sinh viên vừa tiếp thu kiến thức, vừa tự tìm kiếm
kiến thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Ngoài ra, phương pháp học tập của người học còn phụ thuộc vào
mục tiêu giảng dạy của giảng viên. Nếu giảng viên giảng dạy chỉ dựa vào 3
loại mục tiêu dạy - học là: cung cấp nhận thức, tác động thái độ và hình
thành kỹ năng thì sinh viên sẽ có thái độ học tập hướng tới những mục tiêu
ghi chép, nhớ và vận dụng tạo thành kỹ năng. Tuy nhiên theo quan niệm của
Bloom tư duy con người có 6 bậc là biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp
và đánh giá. Nếu trong quá trình giảng dạy quan điểm của giảng viên thực
hiện theo hướng phát huy hết các mức độ tư duy của sinh viên thì hiệu quả
quá trình giảng dạy sẽ cao.
Cải tiến việc giảng dạy trên lớp
PPGD của giảng viên là một trong những yếu tố tác động trực tiếp
đến thái độ học tập của sinh viên. Đa số sinh viên thường chọn cách học,
cách tư duy, cách tiếp cận vấn đề sao cho phù hợp với cách giảng dạy của
giảng viên. Vì vậy để khắc phục tính thụ động của sinh viên mỗi giảng viên
cần phải:
Xây dựng những câu hỏi liên quan đến bài giảng. Thực hiện giao
công việc và đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu bài trước khi đến lớp và phải
tích cực động não. Mở rộng và phân tích nhiều vấn đề liên quan không có
trong giáo trình, gần gũi cuộc sống thực tế.
80
Phân chia các nhóm và giao việc cho từng nhóm chịu trách nhiệm,
đây là phương pháp đáp ứng rất tốt mục tiêu cải cách và phát huy cao độ tính
tích cực học tập của sinh viên. Nếu chia nhóm có trình độ tương đối đồng
đều và đặt ra các vấn đề thích hợp, các thành viên của nhóm sẽ tích cực cùng
nhau tham gia giải quyết.
Giảng viên cần giúp người học tham gia tích cực vào quá trình học,
cải thiện sự thụ động bằng cách:
Hướng dẫn sinh viên có tư duy phản biện, suy nghĩ phê phán và phản
biện các vấn đề. Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, nêu ý kiến, nghĩ ra các
phương pháp giải quyết vấn đề.
Hướng dẫn sinh viên có ý thức về việc học tập của bản thân, xem bài
và tự đặt ra các câu hỏi trước khi đến lớp và liên hệ những gì đang học với
những gì đã học, tìm cách áp dụng kiến thức vào thực tế, liên hệ giữa lý
thuyết và thực tiễn.
Tạo cho sinh viên cộng tác và làm việc theo nhóm, giúp họ làm quen
với việc hợp tác để đạt tới mục đích chung và tôn trọng quan điểm của nhau.
Vai trò của giảng viên phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc
của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. Trong quá trình quan
sát các nhóm làm việc, giảng viên phải giúp đỡ nếu các nhóm có gặp khó
khăn trong quá trình thảo luận và phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc
phải khi tham gia thảo luận nhóm. Cuối cùng, giảng viên phải tổng hợp các
ý kiến của từng nhóm đúc kết thành nội dung bài học.
Đánh giá sinh viên tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp
Bên cạnh việc đổi mới PPGD, giảng viên phải thay đổi việc đánh giá
sinh viên. Đào tạo theo niên chế sinh viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra
cuối k ì, tuy nhiên việc đánh giá này vô tình đã phủ nhận sự tiến bộ của sinh
viên trong suốt quá trình tham gia học tập. Sinh viên được đánh giá khi tham
81
gia hoạt động học tập trên lớp để họ có điều kiện để thể hiện mình. Đánh giá
đúng sẽ là động lực tốt duy trì không khí học tập và tạo hứng thú cho sinh
viên tiếp nhận tri thức khoa học một cách tự giác, góp phần nâng cao chất
lượng giờ lên lớp.
Khâu đánh giá kết quả học tập của sinh viên trên cơ sở kết hợp đánh
giá hoạt động học tập trên lớp với kết quả bài kiểm tra, bài thi là một đánh
giá chính xác hoạt động dạy học.
Hình thức đánh giá hoạt động học tập của sinh viên như thế nào để
thể hiện sự công bằng và chuẩn xác là một vấn đề giảng viên cần phải suy
nghĩ.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Anh
1. Fabrice Henard, Solenie Leprince – Ringuet (2008), “The path to
quality teaching in higher education”, FH, SLR.
2. Jacqueline Douglas and Alex Douglas, Evaluating Teaching Quality,
Quality in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006.
3. Kluwer Academic Publisher, John Biggs (2001), The reflective
institution: Assuring and enhancing the quality of teaching and
learning, Higher Education, Kluwer Academic Publishers. Printed
in the Netherlands.
4. Mark Freman, Sydney University and Carol Johnston, Melbourne
University, “Improving teaching and learning through discipline-
specific support models”, June, 2008.
5. NGA Center for Best Practices, Improving Teacher Evaluation to
Improve Teaching Quality, Education Policy Studies Division,
December 9, 2002.
6. Sylvia Chong, Quality teaching and learning: a quality assurance
framework for initial teacher preparation programmes, Int. J.
Management in Education, Vol.3, Nos. 3/4, 2009.
7. Australian Universities Quality Agency. AUQA Glossary. Retrieved
October 17, 2000 from the World Wide
Web:
8. Quality Assurance. Information Service Discussion Paper 4:.
London: CNAA.
Web:
9. Southeast Asian Ministers of Education Organization. Framework
for Regional Quality Assurance Cooperation in Higher Education.
83
Tadjudin, M. K. (2001). Establishing a Quality Assurance System in
Indonesia.In International Higher Education, Number 25, Fall 2001.
B. Tiếng Việt
10. Báo cáo tóm tắt tổng hợp kết quả hoạt động phân tích thực trạng văn
hóa chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, tháng 12/2009, Bộ
Giáo dục và đào tạo, dự án giáo dục Đại học 2.
11. Báo cáo sơ kết của Bộ GD&ĐT (11/2010), Công tác kiểm định chất
lượng giáo dục đối với các trường đại học và phương hướng nhiệm vụ
những năm tiếp theo.
12. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm Định chất lượng trong GD Đại học,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Chính (2004), Đánh giá giảng viên đại học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Vinh Danh (2006), Một số lý luận về đảm bảo chất lượng trong
giáo dục đại học, tr 59 – 70, Kỷ Yếu Hội Thảo, Đảm bảo chất lượng
trong đổi mới giáo dục Đại học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
15. Daniel H.Robinson (2009), Chọn giáo trình: Cẩn thận với những giáo
trình thiếu chu đáo (công việc của giảng viên đại học), Tài liệu tham
khảo cho Hội thảo “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ” – Đà Nẵng.
16. Ngô Doãn Đãi (2008). Kiểm định chương trình đào tạo ở Việt Nam,
Đảm bảo chất lượng GD Đại học tại Việt Nam với yêu cầu hội nhập.
17. Jim Peterson, Đánh giá phương thức giảng dạy/học tập, Hội thảo
quốc tế “Đánh giá hiệu quả phương thức dạy đại học: Quan điểm của
Việt Nam và Australia”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
18. Lê Văn Hảo (2008), Trường ĐH Nha Trang, Nâng cao chất lượng đào
tạo thông qua PPGD dựa trên vấn đề.
84
19. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giảng dạy- Nội dung-
Phương pháp- Kỹ thuật, NXB Đại học Sư phạm.
20. Michelle Zjhra (2009), Chuyển sang học chế tín chỉ: Cần thay đổi
chương trình đào tạo và vai trò của giáo viên, Tài liệu tham khảo cho
Hội thảo: “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ” – Đà Nẵng.
21. Mathew Pisciouneri (2008), Đánh giá về mô hình dạy học, Hội thảo
quốc tế “Đánh giá hiệu quả phương thức dạy đại học: Quan điểm của
Việt Nam và Australia”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Phương Nga , Nguyễn Quý Thanh (2007), Giáo dục đại học:
một số thành tố của chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2010), GDĐH, đảm bảo,
đánh giá và kiểm định chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Phương Nga, Tạ Thị Thu Hiền (2006), Sự phát triển của
kiểm định Châu Á Thái Bình Dương, tr19–27, Kỷ yếu hội thảo đảm
bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Chí Hòa (2010), thức tiễn đánh giá bài giảng của giảng viên
tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tr 119 – 131, GDĐH,
đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lượng, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
26. Lê Chi Lan, Đỗ Đình Thái, 02/2011, Đổi mới phương pháp dạy học và
giáo dục trong thời kì hội nhập quốc tế, Hội thảo về đổi mới phương
pháp và giáo dục trong thời kì Hội nhập quốc tế, Hải Phòng.
27. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng GDĐH, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội .
28. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phương pháp dạy và học,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
85
29. Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola với sự giúp đỡ của Văn
phòng UNESCO vùng của Châu Phi. Nhóm các tác giả dịch thuật sưu
tầm và biên dịch tài liệu có nhan đề “Hướng dẫn Dạy và Học trong
giáo dục đại học” từ nguyên bản tiếng Anh có tiêu đề “Guide to
Teaching and Learning in Higher Education”
30. Phạm Văn Quyết (2009), Thiết kế công cụ đo lường và khảo sát cho
nghiên cứu định lượng, Đại học KH Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
31. Phạm Văn Quyết, PGS.TS Nguyễn Quý Thanh (2001). Phương pháp
nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
32. Trần Bích Liễu (2007), “Đánh giá chất lượng giáo dục, nội dung,
phương pháp, kỹ thuật”.
33. Nguyễn Thị Kim Thư (2006), “ Một số quan điểm và mô hình về GD
hiệu quả ở bậc ĐH”, Kỷ yếu hội thảo đảm bảo chất lượng trong đổi
mới giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
34. Đỗ Đình Thái, Lê Chi Lan, Trần Lê Khương, Lai Đình Khải (2009),
Phân tích sự phát triển của trường Đại học Sài Gòn thông qua công
tác tự đánh giá năm học 2008 – 2009, Tạp chí Đại học Sài Gòn – số
1/9/2009.
35. Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa
học giáo dục, NXB Khoa học xã hội.
36. Trường ĐH Sài Gòn, Báo cáo Tự đánh giá năm học 2008 – 2009, 2008.
37. Trường Đại học Sài Gòn (2008), Kết quả lấy ý kiến giảng viên, sinh
viên về các mặt hoạt động của Nhà trường.
38. Trường ĐH Sài Gòn, Phương hướng nhiệm vụ năm học 2009 – 2010.
39. Ruby D.Higgins (2009), Tổ chức và quản lý lớp học (công việc của
giảng viên đại học), Tài liệu tham khảo cho Hội thảo: “Đào tạo liên
thông theo hệ thống tín chỉ” – Đà Nẵng.
86
PHỤ LỤC
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên)
y
Các bạn sinh viên thân mến,
Trường Đại học Sài Gòn đang thực hiện nghiên cứu tìm hiểu một tác động của các biện pháp đảm
bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Nhóm nghiên cứu chúng tôi mong
nhận được ý kiến góp ý của bạn thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Các thông tin bạn cung
cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu nhằm tăng hiệu quả và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà
trường, không ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
Ghi chú: Bạn không cần ghi tên vào Phiếu trao đổi ý kiến này, Bạn tô đen vào các ô lựa chọn
trong tất cả các câu hỏi dưới đây
Phần 1: CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG
VIÊN
1. Trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm
TP.HCM. các bạn vui lòng cho biết các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục được áp
dụng tại Trường Đại học Sài Gòn khi nào?
STT Nội dung Năm học
2008-
2009
Năm học
2009-
2010
1 Công bố đến người học chương trình đào tạo ngay đầu khóa học
2 Mỗi môn học có đề cương chi tiết
3 Thực hiện công tác tự đánh giá công tác giảng dạy hằng năm
4 Lấy ý kiến phản hồi của người học về họat động giảng dạy môn học
5 Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ
6 Thành lập Phòng KT đảm bảo chất lượng giáo dục
2. Xin bạn vui lòng cho biết Nhà trường gia tăng các biện pháp ĐBCLGD trong
những năm gần đây có làm thay đổi PPGD của giảng viên hay không?
Có
Không
3. Các phương pháp giảng dạy của thày cô đã áp dụng giảng dạy trước năm học 2008- 2009 mức độ
nào sau đây?
Mức độ: . Không sử dụng, . Ít sử dụng, . Thường xuyên sử dụng
STT Phương pháp giảng dạy Mức độ
Nhóm PP1: Phương pháp dạy học truyền thống
1 giảng viên dùng lời nói để diễn giảng, thông báo, thuyết trình, …bài giảng, thầy đọc trò ghi
2 giảng viên dùng lời để diễn giải thông báo, thuyết trình, …trò tự ghi
3 giảng viên nêu vấn đề và đề xuất các giả thuyết và đề ra hướng giải quyết. sinh viên theo dõi và lắng nghe.
4 giảng viên sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã có.
5 giảng viên sử dụng các phương tiện trực quan: hình ảnh, mô hình, thí nghiệm…
Nhóm PP2: Phương pháp dạy học tích cực
87
STT Phương pháp giảng dạy Mức độ
6 giảng viên giới thiệu vấn đề và phân công công việc cho nhóm, sinh viên tự tìm hiểu, tìm hướng giải quyết vấn đề trong nhóm và viết báo cáo
7
giảng viên phân công nhóm, tổ chức lấy kiến, hướng dẫn tổ luận, cung
cấp những thông tin cần thiết, theo dõi lắng nghe các ý kiến và duy trì
hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao
8
giảng viên giảng dạy thông qua việc làm đồ án môn học, giảng viên hướng
dẫn giới thiệu nội dung đồ án, người học huy động các kiến thức để thực
hiện
9 giảng viên nêu ra hệ thống câu hỏi và hướng dẫn lớp thảo luận để tìm ra vấn đề, giảng viên tổng kết ý kiến thảo luận và giải đáp câu hỏi
10
giảng viên đưa ra 2 quan điểm hoặc giải pháp trái ngược nhau cho cùng
một vấn đề. Chia lớp thành 2 nhóm để tranh luận mỗi nhóm chuẩn bị ý
kiến về 1 quan điểm hoặc giải pháp.
4. Xin vui lòng cho biết mức độ áp dụng các PPGD của giảng viên hiện nay(năm hoc 2009-
2010) như thế nào?
Mức độ: . Không sử dụng, . Ít sử dụng, . Thường xuyên sử dụng
STT Phương pháp giảng dạy Mức độ
Nhóm PP1: Phương pháp dạy học truyền thống
1 giảng viên dùng lời nói để diễn giảng, thông báo, thuyết trình, …bài giảng, thầy đọc trò ghi
2 giảng viên dùng lời để diễn giải thông báo, thuyết trình, …trò tự ghi
3 giảng viên nêu vấn đề và đề xuất các giả thuyết và đề ra hướng giải quyết. sinh viên theo dõi và lắng nghe.
4 giảng viên sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã có.
5 giảng viên sử dụng các phương tiện trực quan: hình ảnh, mô hình, thí nghiệm…
Nhóm PP2: Phương pháp dạy học tích cực
6 giảng viên giới thiệu vấn đề và phân công công việc cho nhóm, sinh viên tự tìm hiểu, tìm hướng giải quyết vấn đề trong nhóm và viết báo cáo
7
giảng viên phân công nhóm, tổ chức lấy kiến, hướng dẫn tổ luận, cung
cấp những thông tin cần thiết, theo dõi lắng nghe các ý kiến và duy trì
hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao
8
giảng viên giảng dạy thông qua việc làm đồ án môn học, giảng viên hướng
dẫn giới thiệu nội dung đồ án, người học huy động các kiến thức để thực
hiện
9 giảng viên nêu ra hệ thống câu hỏi và hướng dẫn lớp thảo luận để tìm ra vấn đề, giảng viên tổng kết ý kiến thảo luận và giải đáp câu hỏi
10
giảng viên đưa ra 2 quan điểm hoặc giải pháp trái ngược nhau cho cùng
một vấn đề. Chia lớp thành 2 nhóm để tranh luận mỗi nhóm chuẩn bị ý
kiến về 1 quan điểm hoặc giải pháp.
5. Hiện nay các giảng viên đã và đang sử dụng các công cụ nào hỗ trợ cho việc giảng dạy
Mức độ: . Không sử dụng, . Ít sử dụng, . Thường xuyên sử dụng
STT Phương pháp giảng dạy Mức độ
11 Sử dụng Projector, đèn chiếu
12 Sử dụng bản vẽ, mô hình
13 Thực hiện thí nghiệm
14 Sử dụng học liệu điện tử
15 Sử dụng tài liệu nước ngoài
6. Bạn có ý kiến gì trong công tác ĐBCLGD của Nhà trường với việc đổi mới
PPGD của giảng viên không?
Có
Không
88
Ý kiến (nếu có)................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Phần 2: THÔNG TIN CHUNG
7. Sinh viên năm thứ.................. Ngành học: ...............................................................................................
8. Giới tính................................................................................................................................Nam
Nữ
9. Điểm trung bình chung của học kì gần đây nhất: ................................................................
10. Cảm nhận chung của bạn về chất lượng giảng dạy của
trường
(Mức độ: . Rất hài lòng, . Hài lòng, . Khó nói, . Tạm hài
lòng,
. Không hài lòng)
Chân thành cảm ơn sự cộng tác của bạn. Chúc bạn học tập tốt
89
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN
(Dành cho giảng viên)
y
Kính thưa Quý Thầy (Cô) ,
Trường Đại học Sài Gòn đang thực hiện nghiên cứu tìm hiểu một tác động của các biện
pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Nhóm nghiên
cứu chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của Quý Thầy (Cô) thông qua việc trả lời những
câu hỏi dưới đây. Các thông tin Quý Thầy (Cô) cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu
nhằm tăng hiệu quả và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, không ảnh hưởng tiêu
cực đến Quý Thầy (Cô).
Ghi chú: Quý Thầy (Cô) không cần ghi tên vào Phiếu trao đổi ý kiến này, Quý Thầy
(Cô) tô đen vào các ô lựa chọn trong tất cả các câu hỏi dưới đây
Phần 1: CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN
1. Trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm
TP.HCM. Thầy (Cô) vui lòng cho biết các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục được
áp dụng tại Trường Đại học Sài Gòn khi nào?
STT Nội dung Năm học
2008-
2009
Năm học
2009-
2010
1 Công bố đến người học chương trình đào tạo ngay đầu khóa học
2 Mỗi môn học có đề cương chi tiết
3 Thực hiện công tác tự đánh giá công tác giảng dạy hằng năm
4 Lấy ý kiến phản hồi của người học về họat động giảng dạy
5 Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ
6 Thành lập Phòng KTđảm bảo chất lượng giáo dục
2. Theo ý kiến của bản thân, Thầy (Cô) vui lòng cho biết các biện
pháp đảm bảo chất lượng của Nhà trường có làm thay đổi PPGD
của bản thân Thầy (Cô) không?
Có
Không
3. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ thực hiện các phương pháp giảng dạy
sau đây khi Nhà trường chưa áp dụng biện pháp đảm bảo chất lượng (trước năm
học 2008-2009)?
Mức độ: . Không sử dụng, . Ít sử dụng, . Thường xuyên sử dụng
STT Phương pháp giảng dạy Mức độ
Nhóm PP1: Phương pháp dạy học truyền thống
1 Giảng viên dùng lời nói để diễn giảng, thông báo, thuyết trình, …bài giảng, thầy đọc trò ghi
2 Giảng viên dùng lời để diễn giải thông báo, thuyết trình, …trò tự ghi
3 Giảng viên nêu vấn đề và đề xuất các giả thuyết và đề ra hướng giải quyết, sinh viên theo dõi và lắng nghe.
4 Giảng viên sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã có.
90
STT Phương pháp giảng dạy Mức độ
5 giảng viên sử dụng các phương tiện trực quan: hình ảnh, mô hình, thí nghiệm…
Nhóm PP2: Phương pháp dạy học tích cực
6
Giảng viên giới thiệu vấn đề và phân công công việc cho nhóm,
sinh viên tự tìm hiểu, tìm hướng giải quyết vấn đề trong nhóm và
viết báo cáo
7
Giảng viên phân công nhóm, tổ chức lấy kiến, hướng dẫn tổ
luận, cung cấp những thông tin cần thiết, theo dõi lắng nghe các
ý kiến và duy trì hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ
được giao
8
Giảng viên giảng dạy thông qua việc làm đồ án môn học, giảng
viên hướng dẫn giới thiệu nội dung đồ án, người học huy động
các kiến thức để thực hiện
9
Giảng viên nêu ra hệ thống câu hỏi và hướng dẫn lớp thảo luận
để tìm ra vấn đề, giảng viên tổng kết ý kiến thảo luận và giải đáp
câu hỏi
10
Giảng viên đưa ra 2 quan điểm hoặc giải pháp trái ngược nhau cho
cùng một vấn đề. Chia lớp thành 2 nhóm để tranh luận mỗi nhóm
chuẩn bị ý kiến về 1 quan điểm hoặc giải pháp.
4. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ áp dụng các PPGD hiện nay (năm học
2009-2010) như thế nào?
Mức độ: . Không sử dụng, . Ít sử dụng, . Thường xuyên sử dụng
STT Phương pháp giảng dạy Mức độ
Nhóm PP1: Phương pháp dạy học truyền thống
1 Giảng viên dùng lời nói để diễn giảng, thông báo, thuyết trình, …bài giảng, thầy đọc trò ghi
2 Giảng viên dùng lời để diễn giải thông báo, thuyết trình, …trò tự ghi
3 Giảng viên nêu vấn đề và đề xuất các giả thuyết và đề ra hướng giải quyết. sinh viên theo dõi và lắng nghe.
4 Giảng viên sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã có.
5 Giảng viên sử dụng các phương tiện trực quan: hình ảnh, mô hình, thí nghiệm…
Nhóm PP2: Phương pháp dạy học tích cực
6
Giảng viên giới thiệu vấn đề và phân công công việc cho nhóm,
sinh viên tự tìm hiểu, tìm hướng giải quyết vấn đề trong nhóm và
viết báo cáo
7
Giảng viên phân công nhóm, tổ chức lấy ý kiến, hướng dẫn tổ thảo
luận, cung cấp những thông tin cần thiết, theo dõi lắng nghe các ý
kiến và duy trì hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ được
giao
8
Giảng viên giảng dạy thông qua việc làm đồ án môn học, giảng
viên hướng dẫn giới thiệu nội dung đồ án, người học huy động các
kiến thức để thực hiện
9
Giảng viên nêu ra hệ thống câu hỏi và hướng dẫn lớp thảo luận để
tìm ra vấn đề, giảng viên tổng kết ý kiến thảo luận và giải đáp câu
hỏi
91
10
Giảng viên đưa ra 2 quan điểm hoặc giải pháp trái ngược nhau cho
cùng một vấn đề. Chia lớp thành 2 nhóm để tranh luận mỗi nhóm
chuẩn bị ý kiến về 1 quan điểm hoặc giải pháp.
5. Hiện nay, để tham gia vào việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong Nhà trường,
bản thân Thầy (Cô) đã thực hiện các công việc sau đây như thế nào để thay đổi
PPGD.
Mức độ: . Không sử dụng, . Ít sử dụng, . Thường xuyên sử dụng
STT Thực hiện giảng dạy Mức độ
1 Áp dụng công nghệ DH mới vào bài giảng (mô hình, powerpoint)
2 Lên kế hoạch giảng dạy và tự đào tạo hàng năm
3 Sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài
4 Xây dựng học liệu điện tử
5 Lắng nghe ý kiến phản hồi sinh viên về hoạt động giảng dạy
6. Nếu Nhà trường tăng cường thêm các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục,
theo ý kiến Thầy (Cô) thì PPGD của giảng viên sẽ
Không thay đổi ...........................................................................................................................
Thay đổi ít so với trước đây ................................................................................................
PPGD sẽ tốt hơn để phù hợp với biện pháp ĐBCLGD của Nhà trường ................................
Ý kiến khác ................................................................................................................................
Phần 2: THÔNG TIN CHUNG
7. Đơn vị công tác ............................................................................................................................
8. Giới tính ................................................................................................................................Nam
Nữ
9. Cảm nhận chung của bạn về chất lượng giảng dạy của
trường
(Mức độ:. Không hài lòng, . Tạm hài lòng , . Khó nói, . Hài lòng,
. Rất hài lòng)
10. Số tiết chuẩn bị cho 1 tiết bài giảng trước khi lên lớp > 6
5 – 6
3 – 4
1 – 2
< 1
11. Số giờ đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo bình quân
trong 1 tuần
> 25
> 20
> 15
> 10
≤ 10
Chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý Thầy (Cô)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_le_chi_lan_9333.pdf