- UBND và UBMTTQ sẽ nghiên cứu bản tóm tắt báo cáo ĐTM và cho ý kiến đánh giá và khuyến nghị bằng văn bản. Hai văn bản này sẽ được đưa vào nội dung báo cáo ĐTM (theo quy định tại khoản 2.4, Điều 2, Mục III, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT). Nếu cần thiết, phải tổ chức đối thoại hoặc phát phiếu điều tra đối với đại diện cộng đồng địa phương (đại diện các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ dân cư). Kết quả cuộc đối thoại được ghi thành biên bản, trong đó phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của người chủ trì cuộc đối thoại và chủ dự án hoặc đại diện chủ dự án, kèm theo danh sách đại biểu tham dự. Các mẫu phiếu trả lời, biên bản họp đối thoại cũng sẽ được gắn vào báo cáo ĐTM theo quy định của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT (tại cùng điều khoản nêu trên)
45 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3168 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp, tăng tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp. ở đây có các di tích được xếp hạng như chùa Long Hoa, đình Tân Quy Đông, di tích Gò Ô Môi, nhà tưởng niệm Bác Hồ.... góp phần tăng cao hiệu quả cho việc phát triển dịch vụ. Ngoài ra còn tập trung phát triển các loại hình dịch vụ: nghĩ dưỡng như spa, beuty salon, hotell, các quán coffe, trung tâm thương mại như : siêu thị Lotte, Lotte cinema,….
Hoạt động thương nghiệp: hoạt động xuất khẩu, trao đổi buôn bán với hàng loạt các công ty xí nghiệp đa ngành nghề:
Công ty TNHH quốc tế Hoàng Việt.
Công ty TNHH Nikkiso Việt Nam.
Perfect quality industrial (VN) inc ,….
Đặc trưng của Quận 7 là rất nhiều sông rạch trong đó các sông rạch lớn bao quanh như: Sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Ong Lớn, sông Phú Xuân, Kênh Tẻ, rạch Rơi và mạng lưới các kênh rạch nhỏ. Diện tích mặt nước của quận có 1.019 ha chiếm 28,5% diện tích tự nhiên của quận trong đó chủ yếu là mặt nước trên các sông Sài Gòn, Nhà Bè. Điều này giúp cho việc phát triển hoạt động thủy văn, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản. tuy nhiên, do lượng nước ở đây thường xuyên nhiễm mặn và lượng nước ngầm cũng rất ít nên chỉ tiện cho viêc nuôi trồng thủy sản nước lợ và phát triển cầu đường.
Vấn đề kinh tế của quận 7: Quận 7 có vị trí chiến lược trong khai thác giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của thành phố với biển Đông và thế giới. Với vị trí đó, quận 7 có điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Khu chế xuất Tân Thuận trên địa bàn quận là một trong những khu chế xuất lớn và hiệu quả nhất của thành phố. Theo thông tin trong quý I năm 2008, tổng doanh thu của ngành thương mại, dịch vụ tăng 42,2% so với cùng kỳ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 58%, lĩnh vực xây dựng cũng tăng 139%. Riêng kim ngạch xuất khẩu có giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2007. Được biết, tính đến ngày 30/06/2008 Chi cục thuế quận 7 đã thu được 403.415 triệu đồng, đạt 99,45% kế hoạch pháp lệnh năm, đạt 194,21% kế hoạch 6 tháng đầu năm và bằng 241,75% số thu cùng kỳ.
Quận 8: đại lộ Nguyễn Văn Linh xuyên suốt qua các quận huyện trong đó có Quận 8, đây là một quận có bề mặt địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông rạch chằng chịt. Dòng kênh Đôi như cái xương sống chạy dọc và chia quận thành hai mảnh dài và hẹp. Các sông Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ong Lớn, rạch Ong Bé, rạch Xóm Củi, rạch Lồng Đèn, kinh Lò Gốm, rồi kinh Ngang số 1, kinh Ngang số 2, kinh Ngang số 3 lại chia nhỏ quận 8 thành những mảnh vụn. Hoạt động kinh tế ở đây khá nghèo nàn. Không có những khu công nghiệp hay khu chế xuất lớn, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và xây dựng.
Nông nghiệp: Chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Song, quận cũng có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp rộng gần ½ diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị. Bên cạnh đó, bản chất khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt đọ nóng ẩm thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp.
Công nghiệp: do nằm trong vùng địa hình bị chia cắt bới song rạch chằn chịt mà ở đây có thể tập trung phát triển công nghiệp nặng theo hướng phát triển xây dựng cầu đường bắt qua những cái kênh, con song, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, thây đổi cơ cấu kinh tế của Quận.
Dịch vụ: tập trung phát triển loại hình nhà trọ, khách sạn, quán coffee, nước giải khát phù hợp với mức sống của dân cư trong Quận.
Huyện Nhà Bè: Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thuỷ huyết mạch từ biển Đông vào Sài Gòn, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía Tây Nhà Bè, con kinh Cây Khô, là một phần của tuyến đường thuỷ từ đồng bằng sông Cửu Long về thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy đây là một huyện đóng vai trò quan trọng trong tuyến đường huyết mạch của Nam Sài Gòn trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, ở đây tập trung phát triển chủ yếu là kinh tế nông nghiệp măc dù định hướng phát triển kinh tế của nước ta là phát triển theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Nông nghiệp.
Nông nghiệp: ở đây tập trung cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi thủy sản như tôm sú -> đem lại nguồn thu nhập cho người dân.
Công nghiệp - Thủ công nghiệp: cũng được chú trọng phát triển. Ở huyện tập trung khu công nghiệp Hiệp PPhước: một khu công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp chế tạo nguyên liệu cơ bản, các nhà máy không thể bố trí trong nội thành, đặc biệt là các ngành công nghiệp cần sử dụng nhiều đất đai với quy mô rộng lớn, gần cảng, thuận lợi về giao thông thủy bộ v.v… Dự án có quy mô mặt bằng lên đến 2.000 ha, tọa lạc tại xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh trên trục đường Bắc Nam của thành phố bên bờ sông Soài Rạp.
Huyện Bình Chánh: Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm phía Tây Nam thành phố. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Phía Đông giáp quận Bình Tân,QHYPERLINK ""uận 7, QHYPERLINK ""uận 8 và HHYPERLINK ""uyện Nhà Bè. ở đây có các điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,…
Công nghiệp: được tập trung chú trọng theo cơ cấu kinh tế lấy công nghiệp - dịch vụ làm đầu, ở đây có các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều trực thuộc trong khu công nghiệp Lê Minh Xuân như:
Công ty TNHH Alfa( Sài Gòn) chuyên về nghành nghề thuốc trừ sâu.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Berlina chuyên nghành nghề thực phẩm.
Công ty TNHH Chuan-Lin (Vietnam) chuyên nghành nghề dệt kim- sản xuất & buôn bán.
Công ty TNHH cổ phần Cửu Long chuyên nghành nghề nông nghiệp - hóa chất.
Công ty TNHH SX TMDV Đức Long chuyên nghành nghề xi măng-sản xuất & buôn bán , …
2.2- Điều kiện xã hội:
Điều kiện xã hội về dân cư:
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng trực thuộc Quận 7 là nơi trực tiếp cắt ngang qua đại lộ Nguyễn Văn Linh thì mật độ dân số tương đối ổn định và mức thu nhập của dân cư khu này tương đối cao, mức sống tốt. Kể từ khi được thành lập (4/1997) với dân số là 90.920 nhân khẩu, nhưng chỉ sau gần 1 năm (12/1997) theo thống kê của quận, dân số đã tăng lên 97.806 người, tăng 7,57% và tính đến ngày 01/04/2001 dân số của quận đã lên đến 115.024 người, tốc độ tăng dân số đã lên đến 8,38% so với năm 1997. Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm 42,3% tổng dân số của quận. Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, mật độ dân số bình quân là 3.220 ngưới/km2. Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại quận chiếm 72% số hộ và 74% số nhân khẩu. Tỷ lệ số dân ở diện KT2, KT3, KT4 chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu.
Quận 8 thì mật độ dân số tương đối đông, mức thu nhập thấp đang dần được cải thiện bởi ở đây chú yếu chú trọng phát triển hoạt động nông nghiệp , những hoạt động khác chưa có điều kiện phát triển và điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp. Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất này khai phá và canh tác nông nghiệp. Những người lao động nghèo từ miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức lao động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó là hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về quận 8. Sau đó những người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các vùng địa phương khác lại dồn về vùng đệm quận 8, đưa dân số quận trong những năm chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành phần chủ yếu là công nông.Cư dân của quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở đây từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khmer chiếm khoảng hơn 0,3%.Các tầng lớp dân cư ở quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường…Nhìn chung các tầng lớp dân cư, tôn giáo ở quận 8 dù từ nhiều nguồn gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo, nông dân và công nhân khuân vác, làm thuê, chung số phận tha hương tụ hội lại nên đã chung lưng đấu cật, đoàn kết thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng xây dựng và bảo vệ xóm ấp quê hương.
Mức sống của dân cư tương đối ổn định với định mức phát triển tốt, Huyện Bình Chánh trong quá trình phát triển đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của cơ cấu kinh tế tpHCM.
Huyện Nhà Bè mật độ dân cư tương đối bình thường với múc thu nhập có thể nói là ở mức trung bình khá, mức sống của dân cư nơi đây ổn định. Theo số liệu: Tại thời điểm tháng 4/1997, dân số Nhà Bè là khoảng 63.000 người. Năm 1999, số liệu điều tra thống nhất, dân số Nhà Bè là 63.450 người, trong đó có 32.015 là nữ. Năm 2002, dân số huyện tăng lên 67.688 người, trong đó nữ chiếm 37.773 người. Năm 2006, theo số liệu của Cục Thống kê thành phố, dân số Nhà Bè là 74.945 người. Dự báo đến năm 2010, huyện Nhà Bè sẽ có 120 – 140 ngàn dân, trong đó chủ yếu là tăng cơ học. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 4,051 triệu VNĐ, năm 2004 là 5,8 triệu VNĐ.
Vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa: ở mỗi Quận, Huyện thì điều kiện về y tế giáo dục có sự khác nhau:
Quận 7: Từ khi thành lập năm 1987, tính đến năm 2002, quận đã tập trung đầu trang bị cho các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… Trong đó, đầu tư cho Giáo dục là 56.536,763 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,965% trên tổng vốn đầu tư; Y tế là 12.708,476 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,736%; văn hóa - Thể dục Thể thao là 11.645,860 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,172%).Nhờ đó, quận đã nâng trình độ dân trí bình quân lên lớp 7, đã phổ cập trung học cơ sở 8/10 phường; giải quyết việc làm cho hơn 44.50 lao động, 522 hộ làm ăn có hiệu quả ra khỏi chương trình xóa đói giảm nghèo, đời sống từng bước được cải thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng chu đáo hơn. Hệ thống y tế từ quận đến phường từng bước được hoàn được hoàn chỉnh, 10 trạm y tế phường đều có bác sỹ. đây là quận huyện có điều kiện xã hội về y tế giáo dục cao nhất trong 4 quận huyện.
Quận 8: Trong 5 năm, từ 2001 – 2005, bên bên cạnh các thành tựu kinh tế, quận cũng đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận về các lĩnh vực xã hội. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chương trình xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, giảm tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 3 triệu đồng/người/năm từ 12,69% năm 2001 còn 0,53% cuối năm 2003. Giải quyết việc làm trung bình hằng năm hơn 8.500 lao động có việc làm, số việc làm ổn định ngày càng tăng. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã trợ vốn cho trên 50 dự án, giải ngân gần 4,348 tỷ đồng.Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến, đã củng cố sắp xếp ngành mầm non, phát triển nhiều loại hình trường lớp, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99,9%, tỷ lệ tốt nghiệp và hiệu suất đào tạo tiểu học và trung học cơ sở đạt khá, giữ vững thành tích xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, có nhiều nổ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chuẩn hóa trình độ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.Hoạt động thể thao diễn ra sôi nổi, phát triển mạnh về thể thao phong trào. Các bộ môn thể thao phát triển đa dạng hơn, quan tâm bồi dưỡng lực lượng vận động viên năng khiếu, cung cấp cho thành phố và quốc gia, số giải quận đăng cai ngày càng có uy tín, hàng năm tham dự các giải thành phố giành được hơn 300 huy chương các loại, giữ vững thành tích các môn có thế mạnh như vovinam, điền kinh.Ngành y tế tiếp tục thực hiện tốt các chương trình sức khỏe trọng điểm, chương trình phòng chống bệnh xã hội đi vào nề nếp, bước đầu chú trọng công tác dự phòng các bệnh không lây nhiễm, truyền thông giáo dục sức khỏe được chú trọng thực hiện tại các tuyến y tế cơ sở, mạng lưới y tế được kiện toàn, đầu tư và đưa vào hoạt động một số kỹ thuật: đo mắt điện tử, mổ đục thủy tinh thể, labo răng giả, phòng vi sinh, khoa ngoại, khoa y học cổ truyền, phục hồi chức năng… đã góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn. Hoàn thành trên 80% các chỉ tiêu khám chữa bệnh hàng năm do Sở Y tế giao, đưa vào thực hiện qui chế về bệnh viện và thang điểm quốc gia về y tế phường xã, thang điểm đánh giá bệnh viện của Bộ y tế. Tỷ lệ khám chữa bệnh hàng năm tăng 13,79%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ quản lý thai có chất lượng, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng năm sau đều cao hơn năm trước.
Huyện Bình Chánh: Giáo dục: Theo thông tin từ website huyện, năm học 2004 - 2005 trên địa bàn huyện có 58 trường học, 777 phòng học, với 1016 lớp với các cấp, có 36.890 học sinh ở các lứa tuổi đến trường học và 1.424 thầy cô giáo. Tỷ lệ tốt nghiệp bậc tiểu học 99,6%, Trung học cơ sở đạt 99.42%, khối Trung học phổ thông đạt 85.09%. Trong năm học 2005 - 2006, toàn huyện có 35.687 học sinh ra lớp (tăng 982 em). Cuối năm, có địa phương hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trung học theo chuẩn thành phố gồm: thị trấn Tân Túc 70,48%, xã Bình Chánh 75,34%, xã Tân Kiên 72,32% còn 01 xã chưa đạt (xã Đa Phước 54%).Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn huyện có 5 trung tâm học tập cộng đồng, với chức năng làm công tác phổ cập giáo dục tại địa phương, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức thuộc lĩnh vực: pháp luật, sản xuất, nâng cao đời sống và các nội dung hoạt động phù hợp với nhu cầu của dân địa phương. Trung tâm Bồi dưỡng Giáo dục huyện Bình Chánh đặt tại trường Nguyễn Văn Linh.Y tế: Bệnh viện Bình Chánh được nâng cấp từ Trung tâm y tế huyện năm 2007, gồm các khoa: Khoa khám bệnh, nội, ngoại, sản, nhi, dược, liên chuyên khoa Mắt -Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, liên chuyên khoa bệnh xã hội lao, tâm thần, phong & hoa liễu, các khoa cận lâm sàng như: Xét nghiệm, X-quang, siêu âm, điện tim.Tại 16 đơn xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm y tế cơ sở. Ngoài ra, huyện còn có 1 phòng khám khu vực II ở xã Lê Minh Xuân.Chức năng của ngành Y tế Bình Chánh là thực hiện công tác phòng chống và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân trong huyện và vùng lân cận. Năm 2005, huyện đã tổ chức tốt công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu, bình quân 1 người dân được chăm sóc về y tế 2,32 lần/người. Triển khai tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh như sốt xuất huyết, quai bị,…đồng thời duy trì thường xuyên công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, các điểm ăn uống…
Huyện Nhà Bè: Giáo dục: Năm học 2005 - 2006, toàn Huyện có 28 trường, trong đó có 08 trường mầm non, 12 trường tiểu học (5.961 học sinh), 06 trường trung học cơ sở (5.084 học sinh) và 1 trường trung học phổ thông, 1 trường Bồi dưỡng giáo dục, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt cao hơn mức bình quân chung của thành phố. Hiệu suất đào tạo tiểu học đạt 94,5%; Trung học cơ sở đạt 83,4%. Mặt bằng học vấn đạt lớp 5,19.Năm 2002, Trung tâm Dạy nghề được chính thức đưa vào hoạt động, đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng và Trường trung học kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh, đào tạo nghề ngắn hạn cho 3.879 người và dài hạn 136 người.Y tế:Toàn bộ 7 xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm y tế, trong đó 100% trạm có bác sĩ, trang thiết bị được trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trung tâm y tế được xây dựng đạt chuẩn vừa đưa vào sử dụng trong năm 2005, năm 2007 được nâng cấp lên thành bệnh viện. Bình quân có 5,02 y bác sĩ/vạn dân và khoảng 7,83 giường/vạn dân.Do ở mỗi quận huyện có các điều kiện về kinh tế xã hội khác nhau không đồng đều nên trong quá trình hội nhập phát triển sẽ có những ảnh hưởng, khó khăn nhất định như:
Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ ,… phát triển gây ảnh hưởng đến môi trường,…
Nạn ách tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường do lượng khí thải lớn thải ra trong những phút kẹt xe hay nạn ô nhiểm tiếng ồn mà khu dân cư phải hứng chịu,…
Trong quá trình phát triển hội nhập đất nước yêu cầu phải có sự liên kết giữa các Quận, Huyện khác nhau mà sợi chỉ hồng ở đây chính là đại lộ Nguyễn Văn Linh, nơi liên kết trọng điểm của Nam Sài Gòn, vì vậy để kinh tế đất nước phát triển mạnh hơn cơ cấu hạ tầng cơ sở của các Quận, Huyện được đồng đều và ổn định thì lưu thương là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải thông đường.
Do đó, xuất hiện dự án đấu thầu đường Nguyễn Văn Linh.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I- ĐÁNH GIÁ HỢP LÝ VỀ DỰ ÁN:
1.1- Vị trí dự án
Để đánh giá tính hợp lư của vị trí qui hoạch dự án, các tiêu chí sau được xem xét
bao gồm:
• Qui hoạch phát triển kinh tế - xă hội
• Khả năng đền bù và tái định cư các hộ dân trong khu vực dự án;
• Khoảng cách từ hàng rào dự án đến các khu dân cư lân cận.
• Các rủi ro về thiên tai như lũ lụt, sụt lún, sạt lở trong khu vực
• Điều kiện địa chất công tŕnh và địa chất thủy văn trong khu vực dự án, đánh
giá khả năng gây ô nhiễm nguồn đất và nước ngầm
• Điều kiện thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, chế độ gió, lượng mưa, bốc hơi)
• Các nguồn tài nguyên khoáng sản trong ḷng đất.
• Các loài động thực vật quí hiếm trong khu vực dự án.
• Khả năng thoát nước của khu vực.
• Khả năng cấp nước của khu vực.
• Khả năng cấp điện của khu vực.
1.2- Qui hoạch hạ tầng kỹ thuật
• Hệ thống giao thông
• Hệ thống cấp nước
• Hệ thống cấp điện
• Hệ thống thoát nước mưa
II- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG:
Trong phần này đánh giá và dự báo các tác động trong quá tŕnh thực hiện đền bù
và giải phóng mặt bằng cho dự án.
• Các tác động khi:
+ Xây dựng kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng
+ Triển khai thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng
• Các vấn đề cần làm rơ:
2.1- Nguồn gây tác động:
Trong quá trình thực hiện Dự án, việc giải toả, san ủi mặt bằng, vận chuyển vật liệu, xây dựng công trình… sẽ có những tác động ảnh hưởng đến môi trường.
2.1.1- Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
2.1.1.1- Nguồn gây tác động môi trường không khí:
Do các hoạt động vận chuyển vật liệu…. Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông do phương tiện, gió thổi qua bãi chứa vật liệu xây dựng như xi măng, đất cát…. Lượng bụi còn tăng cao hơn do các có hàng trăm các phương tiện vận tải cỡ lớn đồng thời hoạt động trên toàn tuyến.Trong giai đoạn thi công sẽ đòi hỏi một lượng bê tông lớn bao gồm bê tông asphalt và bêtông xi măng. Để đáp ứng điều này sẽ phải bố trí một loạt các trạm bê tông theo mẻ tại các vị trí gần các nút giao lớn . Hoạt động của các trạm này và các hoạt động có liên quan trên công trường luôn tạo một lượng bụi và khí độc có thể làm suy giảm chất lượng không khí.
L= 1,7k [ s/12] x [ S/48] x [W/2,7]0,7 x [w/4]0,5 x [(365-p)/365]
Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu ( kể cả gỗ), có thể xác định theo công thức:
Trong đó: L: tải lượng bụi (kg/lượt xe/ năm)
k: kích thước hạt (k= 0,2)
s: lượng đất trên đường (s=8,9%)
S: tốc độ trung bình của xe ( S= 20km/h)
W: trọng lượng của xe (W= 8 tấn)
w: số bánh xe (w= 6 bánh)
p: số ngày làm việc trong năm
Bụi khuếch tán từ quá trình san nền, đào đắp, thi công xây dựng
- Tải lượng bụi khuếch tán từ quá tŕnh san nền
- Dự án tác động đến chất lượng không khí khu vực xung quanh, đặc biệt đến các
khu dân cư kế cận.
Hệ số ô nhiễm bụi (E) khuếch tán từ quá tŕnh san nền ước tính dựa trên:
E= 0,16 Í k Í ( U/2,2 )1,3/ (M/2 )1,4
Trong đó:
E = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
k = Cấu trúc hạt có giá trị trung b́nh k= 0,35
U = Tốc độ gió trung b́nh (m/s), U=3,2m/s (số liệu vào mùa khô)
M = Độ ẩm trung b́nh của vật liệu M= 30(%)
=>Kết quả: E= 0,011kg/tấn
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí do các hoạt động trong xây dựng chủ yếu là bụi,các loại khí thải từ các phương tiện vận chuyển và tiếng ồn, được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.4: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng
TT
Các hoạt động
Tác nhân và nguồn gây tác động
1
San lấp mặt bằng
- bui từ san lấp mặt bằng
2
Vân chuyển, tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu
-bụi, tiếng ồn, độ rung, khí thải do hoạt động vận chuyển nhiên, nguyên vật liệu như: vật liệu xây dựng, cát, đá, sơn, xăng dầu,…
3
Xây dựng, cải tao lại hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
-bụi phát sinh từ quá tŕnh xây dựng.
-khí thải, tiếng ồn, dộ rung do hoạt động của các máy móc phục vụ thi công xây dựng.
- nhiệt, ồn, khí thải từ hoạt động cắt hàn,….
4
Xây dựng, cải tao lại hê thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
-bụi từ quá tŕnh xây dưng các hạng mục.
-bụi từ các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu.
-khí thải, tiếng ồn, dộ rung do hoạt động của các máy móc phục vụ thi công xây dựng.
- nhiệt, ồn, khí thải từ hoạt động cắt hàn,….
5
Sinh hoạt của công nhân xây dựng
- mùi hôi từ khu vệ sinh và từ nơi tập trung rác thải sinh hoạt
Do các phương tiện vận tải, máy móc thi công, đốt nhựa đường... chứa bụi, các khí: SO2, CO2, CO, NOx, THC, hợp chất chì từ khói xăng dầu
Ô nhiễm không khí do đốt các chất thải có chứa dầu mỡ, hóa chất (túi nilon, caosu, nhựa,giẻ dầu, chất hữu cơ hoặc một số chất thải sinh hoạt…)
CÔNG THỨC TÍNH NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM Ở ĐIỂM BẤT KÌ TRONG KHÔNG KHÍ
0,8E x [exp{- (z+h)2/2Sz2} + exp{- (z+h)2/2sz2}]
C=
Sz x U
Nồng độ chất ô nhiễm trung bình ở một điểm bất kì trong không khí do nguồn phát thải liên tục có thể xác định theo mô hình cải biên của Sutton như sau:
Trong đó:
C- nồng độ chất ô nhiễm, mg/m3
E- nguồn thải, mg/m/s
Z- độ cao của điểm tính biến thiên mỗi khoảng 0,5m
Sz- hệ số khuyêch tán theo phương z theo chiều gió
Sz= 0,53 x X0,73
X là khoảng cáh của các điểm tính theo chieeug gió so với nguồn thải
U- tốc độ gió, U= 3,2m/s
h- độ cao so với mặt đất, m
TÍNH NỒNG ĐỘ KHÍ THẢI MÁY PHÁT ĐIỆN
Lưu lượng khí thải từ máy phát điện được tính theo công thức:
L= [ v020 + (α – 1)vc]* (273 + T)/ 273 (m3/h)
Trong đó:
- T: nhiệt độ khí thải ( T từ 1500C đến 3200C, có thể lấy/ chọn T= 1500c)
- L: thể tích khí thải ở nhiệt độ T, m3/h
- B: lượng nhiệt nhiên liệu, B= 2kg/h
- V0: lượng không khí cần thiết để đốt 1kg dầu diezel, V0 = 11,5m3/kg
- V020: khói sinh ra khí đốt 1kg dầu ( V020= 10m3/kg )
- α:hệ số không khí dư 1,25-1,3
2.1.1.2- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải có trong những khu vực lưu giữ chất thải (đất hữu cơ, đất do đào và phá dỡ) và vật liệu bị rửa trôi.
Tình trạng xói dưới dạng rửa trôi đất phủ khi có mưa lớn có thể xảy ra. Lượng bùn cát lơ lửng gia tăng thêm do được tăng cường nước mưa chảy tràn. Chính vì vậy độ đục của nước trong sông sẽ tăng mạnh vào những năm thi công. Dòng bùn cát được chuyển vào trạng thái lơ lửng gây đục nước sông, làm giảm chất lượng nguồn nước. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của những công nhân làm việc trên sông chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, chúng chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất vô cơ , vi sinh vật và vi trùng gây bệnh
Lượng rác thải do cán bộ, công nhân làm việc tại khu vực thải ra. Mặc dù khối lượng nhỏ, nhưng nếu không có biện pháp thu gom mang vào bờ xử lý mà thải xuống sông thì sau vài năm thi công sẽ xảy ra hiện tượng tích tụ các chất không có khả năng phân hủy sinh học như nhựa, thủy tinh, bao bì kim loại tại đoạn sông của dự án.
Bảng 3.1.2- Các thông số về nước thải sinh hoạt
thông số
h.s.ô nhiễm g/người-ngày
tải lượng chất ô nhiễm g/ngày
nồng độ Mg/l
QCVN 14:2008 giá trị C cột B
BOD
45-54
1575-1890
562,5-675
50
COD
72-102
2520-3570
900-1275
-
SS
70-145
2450-5070
875-1812,5
100
dầu mỡ
10-30
350-1050
125-375
20
tổng nito
6-12
210-420
75-150
50
amoni
2,4-4,8
84-168
30-60
10
T. phôtpho
0,8-4,0
28-140
10-50
10
Các thiết bị thi công có sử dụng nhiên liệu như xe chuyển vật liệu, máy xúc, máy ủi, máy san nền, đổ nhựa, trộn bê tông...
Trong quá trình hoạt động chúng sẽ làm thất thoát rò rỉ một lượng dầu nhất định. Lượng rò rỉ dầu mỡ sẽ rất khó thu gom để xử lý vì thế chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước sông, ô nhiễm đất.
Nước mưa chảy tràn
Công thức tính lượng nước mưa chảy tràn
Q = S * I * ( 1-k)/1000 (m3)
Trong đó:
S- diện tích bề mặt có mưa (m)
I- cường độ mưa (m)
k- hệ số thấm và bốc hơi
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN TIẾP NHẬN
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận
K= Ttđ – Tsc
Trong đó:
- K- khả năng tiếp nhận của nguồn nước đối với chất ô nhiễm
- Ttđ- tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
- Tsc- tải lượng chất ô nhiễm sẳn có trong nguồn nước
Công thức tính tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
L(tđ) = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4
Trong đó:
- Ltđ (kg/ ngày)- là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xét.
- Qs (m3)- là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn cần đánh giá trước khi tiếp nhận.
- Qt (m3) là lưu lượng nước thải lớn nhất.
- Ctc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy định tai các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ ( m3/s*mg/l) sang kg/ngày.
Công thức tính tải lượng ô nhiễm sẳn có trong nguồn tieeprs nhận:
Ln = Qs * Cs * 86,4
Trong đó:
- Ln- (kg/ngày): tải lượng ô nhiễm có sẳn trong nguồn tiếp nhận
- Qs- (m3/s): lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải.
- Cs- (mg/l)- giá trị nồng độ cực đại chất ô nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận
Lt = Qt * Ct * 86,4
Trong đó:
- Lt (kg/ngày) tải lượng ô nhiễm trong nguồn thải
- Qt (m3/s) lưu lượng nước thải lớn nhất
- Ct (m3/s): giá trị nồng độ cực đại chất ô nhiếm
Khả năng tiếp nhận nước thải
Ltn = ( Ltđ – Ln – Lt)* Fs
Trong đó:
- Ltn (kg/ngày) khả năng tiếp nhận tải lượng chấy ô nhiễm của nguồn nước
- Ltđ là tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận.
- Ln: tải lượng có sẳn trong nguồn nước tiếp nhận
- Lt : tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn nước
- Fs : hệ số an toàn
+ Nếu Ltn > 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
+ Nếu giá trị Ltn ≤ 0 : nguồn nước không có khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
Nguồn gây phát sinh ô nhiễm đất.
Vật liệu xây dựng bị thải bỏ: nhựa, đất cát, phế liệu sắt thép… được sinh ra: Việc xây dựng con đường mới có thể làm thay đổi mực nước ngầm là cơ hội cung cấp các nguyên tố hóa học không mong muốn như Al, Fe và mang đi các hợp phần kiềm và kiềm thổ, phân hủy chất mùn giảm hoạt động các vi sinh vật trong đất, giảm độ phì của đất gây nguy cơ suy thoái đất. Khâu xử lý đất đá phế thải nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây hậu quả không tốt tới đất trồng trọt đặc biệt là các loại cát sỏi, vữa bê tông, nước thải của các trạm trộn bê tông có độ kiềm cao và chứa cặn lắng xi măng sẽ làm suy thoái đất . Hậu quả của các tác động trên sẽ làm thay đổi đặc tính cơ lý của đất như chai cứng, kết vón. Làm thay đổi đặc điểm hóa học như chua hóa, đất bị nhiễm độc các kim loại nặng…..làm cho đất bị suy thoái và giảm khả năng canh tác. . Nhìn chung tác động của Dự án tới môi trường đất là không lớn; tuy nhiên cũng cần có biện pháp giảm thiểu tác động này.
2.1.1.4- Nguồn gây phát sinh tiếng ồn và độ rung.
- Do xe tải nặng vận chuyển vật liệu xây dựng, các thiết bị, máy móc xây dựng, trạm trộn bê tông, máy đóng cọc, hoạt động ủi đất, máy phát điện.
Các hoạt động đào đắp đất, san lấp mặt bằng: Để đào đất và san lấp mặt bằng,cần có một số máy móc thiết bị như máy xúc, máy ủi, máy kéo, máy san và ô tô tải.Các máy móc thiết bị này có thể tạo nên mức ồn 90 dBA ở khoảng cách 15 m. Nếu chúng cùng hoạt động thì mức ồn sẽ được cộng hưởng. Máy phát điện: mức ồn tạo nên từ các máy phát điện có thể đạt 82 dBA tại vị trí cách xa 15m. Như vậy, mức ồn lớn nhất ở khoảng cách 60 m sẽ khoảng 70 dBA.
- Việc sử dụng các xe tải nặng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các thiết bị, máy móc xây dựng như xe lu, đầm, cần cẩu... sẽ không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn gây ra độ rung đáng kể tại khu vực thi công cũng như các vùng lân cận trong giai đoạn xây dựng cầu và đường.
ĐÁNH GIÁ MỨC ỒN
1- Sử dụng công thức Mackermine (1985) để tính tiếng ồn
Lp(X2)= Lp(X1) + 20lg (X1/X2)
Trong đó:
Lp(X2)- mức ồn ở vị trí cần tính (dBA)
Lp(X1)- mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
X1- khoảng cách nguồn ồn = 1m
X2- khoảng cách cần tính
2- Bảng đánh giá mức ồn:
STT
Máy móc, thiết bị
mức ồn cách 01m (dBA)
mức ồn cách 5m
mức ồn cách 25m
1
xe tải
108
94
80
2
máy trộn bê tông
98
84
70
3
máy đào đất
118
104
90
4
máy xúc
116
102
88
5
máy cưa
105
91
77
6
máy ủi
116
102
88
7
2.2- Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
2.2.1- Nguồn gây tác động đến kinh tế, xã hội.
- Dự án tuyến đường đã chiếm dụng một số diện tích đất sử dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Sự tập trung một lượng lớn vật liệu, phương tiện, xe, máy và nhân lực để thi công tuyến đường không những gây ô nhiễm không khí, nước và đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối mà còn làm cản trở các hoạt động sản xuất, chăm sóc và thu hoạch cây.Nghĩa là, hoạt động nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến đường.
- Việc thi công các nút giao thông của tuyến sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông xe trên các tuyến đường nằm trong khu vực thi công.
Nhiều hộ dân chịu tác động trực tiếp bị chiếm dụng đất và nhà ở, ngoài ra các hộ dân gần đường chịu nhiều tác động khác trong giai đoạn thi công. Sự tách biệt giữa một bộ phận dân cư với trường học và với đồng ruộng do sự xuất hiện của con đường sẽ ảnh hưởng đến sự đi lại của học sinh tới trường, của nhân dân đi làm đồng cũng như mọi sinh hoạt khác của người dân.
- Chất lượng cuộc sống của dân cư và của công nhân ở các tụ điểm đông dân cư bị ảnh hưởng do bụi, tiếng ồn, độ rung và có thể còn có khí độc phát thải từ các thiết bị thi công.
2.2.2- Nguồn gây tác động đến đa dạng sinh học.
Việc đào và lấp đất, việc khai thác đá,… tại những nơi có phong cảnh đẹp sẽ phá vỡ cảnh quan, địa hình, địa mạo.Tuy nhiên ảnh hưởng của Dự án về vấn đề cảnh quan là không lớn do sẽ được khắc phục sau khi hoạt động xây dựng công trình hoàn thành và đưa vào khai thác.
2.3- Dự báo về những rủi ro:
2.3.1- Tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra trong thời gian thực hiện dự án:
- Tình trạng sức khỏe của công nhân: mệt mõi, choáng váng hay ngất khi đang lam việc.
- Tai nạn do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động hoặc thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân khi lao động.
- Do sự trục trặt trong quá trình thi công.
2.3.2- Sự cố ngập úng
Việc xây dựng một tuyến đường hoàn toàn mới. Việc nâng cao mặt đường, việc chặn dòng chảy tự nhiên để san lấp mặt bằng mở tuyến vận chuyển vật liệu, việc xây dựng đường sẽ dẫn đến những nguyên nhân gây ngập úng, ứ đọng nước vào mùa mưa.
2.3.3- Sự cố rò rỉ hóa chất từ hệ thống xử lý chất thải
N Sử dụng các loại hóa chất để xử lư rác thải, nước thải
N Khối lượng của các hóa chất sử dụng/lưu trữ tại khu vực
N Đặc tính của các hóa chất sử dụng có nồng độ rất lớn
N Do việc sử dụng quá liều lượng các hóa chất
2.3.4- Sự cố cháy/nổ
Trong quá tŕnh thi công xảy ra các hiện tượng cháy nổ như : chập điện, hút thuốc, nhiệt độ quá cao……..
Hoạt động sinh hoạt của công nhân viên…….
III- ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
Trên cơ sở phân tích các nguồn có thể gây ra tác động, các đối tượng tự nhiên và KT-XH bị tác động bởi hoạt động của dự án được biểu diễn như sau:
Bảng 3.1 Đối tượng và quy mô bị tác động khi trong quá trình thực hiện dự án
STT
Đối tượng tác động
Quy mô tác động
1
Đất đai
Toàn bộ diện tích cho xây dựng dự án
2
không khí
Dọc theo các tuyến vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho dự án và toàn bộ công tŕnh đang thi công.
3
nước
Lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công và nươc phục vụ cho
quá tŕnh thi công.
4
tiếng ồn
Toàn bộ công tŕnh đang thi công và khu vực gần nơi thi công
5
hệ sinh thái
Toàn bộ khu vực dự án
6
con người
Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường
Các hộ dân sống gần khu vực dự án
IV - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Tác động của việc xây dựng dự án đến môi trường đất, nước, không khí, cảnh quang sinh học và sức khỏe con người khác nhau. Mức độ tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng của các hoạt động dự án được đánh giá như sau:
Bảng 3.2. Mức độ tác động của dự án
STT
HOẠT ĐỘNG
TÁC ĐỘNG
Không khí
Nước
Đất
Cảnh quang
KT-XH
1
Do các hoạt động san ủi, lu đầm mặt bằng, đào đất, đắp nền, vận chuyển vật liệu….
+++
+
++
+
+
2
Việc đào và lấp đất, việc khai thác đá
+++
+
++
+++
+
3
Sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án
+
++
+
+
+++
4
Rủi ro tai nạn lao động
+
+
+
+
++
5
Sự cố ngập úng
+
++
++
+++
++
Chú ý: + : Ít tác động
++ : Tác động trung bình
+++ : Tác động mạnh
4.1- Đánh giá tác động liên quan đến chất thải
4.1.1- Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn
Trong thời gian thi công dự án sẽ gây ra các chất ô nhiễm bụi các chất khí độc hại của các phương tiện vận tải, máy móc và quá trình thi công sẽ sinh ra các khí SO2, NOX, COX,... có khả năng gây ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm này có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt đất. Tác động của chúng phụ thuộc vào địa hình, khí tượng và mật độ phương tiện xây dựng. Chúng tác động đến sức khỏe người công nhân trực tiếp lao động.
Tại công trường xây dựng, do tập trung số lượng lớn các xe san ủi, các phương tiện vận tải và thi công cơ giới nên tiếng ồn, rung sẽ cao hơn mức độ bình thường. Đánh giá tác động lớn đến sức khỏe là công nhân, kỹ sư và kỹ thuật viên điều hành máy móc. Độ ồn này có thể gây nên sự mệt mỏi, giảm thính giác, mất tập trung tư tưởng cho công nhân và có thể dẫn đến gây tai nạn lao động.
4.1.2- Tác động đến nguồn nước ngầm:
Trong giai đoạn lấp đất san bằng của dự án, môi trường tự nhiên sẽ thay đổi: rừng cây, thảm cỏ bị phá bỏ. Do đó, làm giảm khả năng lưu giữ nước, làm giảm khả năng cung cấp nước ngầm trong khu vực dự án.
4.1.3- Tác động đến tài nguyên đất:
Hoạt động lấp đất, san bằng để làm đường thì sẽ làm bóc dỡ lớp đất mặt.
Hoạt động máy móc thi công xây dựng, sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rĩ.
Ngoài ra, nguồn nước bi ô nhiễm kéo theo môi trường đất bị ô nhiễm, nhất là nguồn nước thải sinh hoạt. Khi môi trường đất bị ô nhiễm sẽ gây ra một số dịch bệnh cho động vật cũng như con người và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng công nhân.
4.2- Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải:
4.2.1- Tác động đời sống người dân
Trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng:
+ Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án
+ Ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc việc làm cho
người dân có quyền lợi liên quan.
4.2.2- Tác động do thời tiết, khí hậu
Nhiệt độ quá cao ( quá nóng)
1- Sẽ rất mệt cho công nhân thi công trên công trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
2- Dễ phát sinh cháy nổ.
3- Nhiều bụi phát sinh.
Khi trời mưa:
Rất khó khăn cho việc thi công và đôi khi sẽ không thi công được và do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Mưa gây sạt lỡ đất, xệ rạt đường đang thi công dỡ dang.
Lương mưa nhiều, kéo dài lâu nước sẽ không thoát được v́ vùng này là vùng trũng.
4.2.3- Tác động đến hoạt động giao thông:
Lượng xe giao thông trên đường này rất đông v́ thế khi thi công th́ không thể thoát được t́nh trạng tắt ngẽn giao thông. Và phải cần một lực lượng điều tiết giao thông.
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
I- GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
1.1- Các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn
Các hoạt động san ủi, đào lấp, vận chuyển vật liệu,...làm phát sinh tiếng ồn và bụi vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như: mũ, khẩu trang, quần áo, giày tại những công đoạn cần thiết nhằm hạn chế bụi làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
Phải hạn chế tiếng ồn của các loại máy móc bằng các giải pháp:
- Tăng khoảng cách đặt giữa các máy
- Đối với những công nhân tiếp xúc trực tiếp hay vận hành điều khiển máy cần trang bị nút bịt tai.
- Trồng cây xanh có tán cách ly
- Xây hàng rào kín (nếu cần)
1.2- Bùn bóc tách bề mặt
- Có bóc tách lớp bùn bề mặt hay không
- Khả năng bóc tách lớp bùn bề mặt
- Vị trí tập kết lớp bùn bề mặt
- Phương thức thu gom lớp bùn bề mặt
- Phương thức vận chuyển lớp bùn bề mặt
- Biện pháp xử lý lớp bùn bề mặt
1.3- Bụi khuếch tán từ quá trình san nền
- Các biện pháp trong quá trình vận chuyển như tấm bạt che phủ vật liệu bên
trên…
- Các biện pháp trong quá trình san nền như san ủi ra ngay, phun nước…
-Các xe chở vật liệu như cát, đá phải được phủ kín, tránh rơi vãi ra đường.
1.4- Nước thải sinh hoạt
- Xây dựng hệ thống xử lý nước rác ngay từ đầu để có thể tiếp nhận nước thải
sinh hoạt ngay trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu.
1.5- Chất thải rắn sinh hoạt
- Số lượng các thùng rác sinh hoạt
- Thể tích của các thùng rác sinh hoạt
- Vị trí đặt các thùng rác sinh hoạt
- Phương thức thu gom rác sinh hoạt
- Phương thức vận chuyển rác sinh hoạt
- Biện pháp xử lý rác sinh hoạt
1.6- Chất thải xây dựng
- Vị trí tập kết chất thải xây dựng
- Phương thức thu gom chất thải xây dựng
- Phương thức vận chuyển chất thải xây dựng
- Biện pháp xử lý chất thải xây dựng
1.7- Dầu mỡ thải
- Số lượng các thùng chứa dầu mỡ thải
- Thể tích của các thùng chứa dầu mỡ thải
- Vị trí đặt các thùng chứa dầu mỡ thải
- Phương thức thu gom dầu mỡ thải
- Phương thức vận chuyển dầu mỡ thải
- Biện pháp xử lý dầu mỡ thải
1.8- Tình trạng ngập úng
- Phương thức san nền
- Tạo các rãnh thoát nước mưa
1.9- Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân
- Điều tiết các phương tiện vận chuyển phục vụ cho dự án
- Nhân lực thực hiện điều tiết các phương tiện vận chuyển
II- KHỐNG CHẾ, GIẢM THIỂU SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:
2.1- Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương
- Giáo dục, tuyên truyền ý thức công dân đối với công nhân xây dựng
- Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục/tập quán của người dân địa
phương
- Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương có liên quan thực hiện
công tác quản lý công nhân nhập cư lưu trú
2.2- Tai nạn lao động
- Tập huấn về an toàn lao động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.
- Hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân
xây dựng.
- Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các qui
định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
2.3- Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Kế hoạch hành động giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Các biện pháp cụ thể đối với chất thải rắn sinh hoạt
2.4- Giảm thiểu các tác động đến môi trường văn hóa - xã hội
- Mùi hôi từ bãi chôn lấp
- Tình trạng ngập úng
- Bệnh nghề nghiệp
2.5- Giảm thiểu sự cố môi trường
- Phòng chống sự cố sụt lún đáy ô chôn lấp và rách màng chống thấm
- Phòng chống cháy nổ
- Phòng chống sét
- Kiểm soát các sự cố liên quan đến các hệ thống xử lý chất thải tập trung
- Kiểm soát sự cố rò rỉ hóa chất và an toàn tiếp xúc với hóa chất
- An toàn về điện.
2.6- Giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Trồng cây xanh cách ly xung quanh bãi chôn lấp
- Riêng đối với hệ thống xử lý nước rác, các biện pháp sẽ được thực hiện:
o Tuân thủ các yêu cầu thiết kế
o Tuân thủ các yêu cầu vận hành và giám sát
2.7- Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
- Kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
- Tổ chức quản lý nước thải tại bãi chôn lấp
- Tiêu chuẩn nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước rác
- Công nghệ tại hệ thống xử lý nước rác
- Kế hoạch và tiến độ xây lắp hệ thống xử lý nước rác
2.8- Nổ bom mìn tồn lưu trong lòng đất
- Hợp đồng với Bộ tư lệnh công binh hoặc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh để thực hiện
- Tiến hành trước khi bắt đầu các công việc triển khai thi công
2.9- Sự cố cháy/nổ
- Khí bãi rác với thành phần chủ yếu là khí methane, là N
- Phương thức phòng chống cháy
- Trang thiết bị.
Chương 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
I- CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG:
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện:
Đánh giá tác động môi trường, đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
Đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật.
Cung cấp đủ tài liệu tào điều kiện cho các đoàn kiểm tra hoặc thanh tra khi thi hành công vụ , chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.
Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của công nhân trong việc bảo vệ môi trường, định kì báo với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương về hiện trang môi trường tại nơi thi công.
Bên cạnh các quy định chung thì trong quá trình chuẩn bị đầu tư , thiết bị thi công vận hành còn có:
Xây dựng các công trình xử lí nước thải, chất thải rắn.
Xây dựng các chương trình kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì toàn bộ các hệ thống xử lí chất thải, giảm thiểu xói mòn…..
Chủ đầu tư phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kì.
II- CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG:
2.1- Giám sát chất lượng nước
å Thông số giám sát
- pH
- BOD
- COD
- SS
- Dầu mỡ khoáng
- Dầu mỡ động thực vật
- CN-
- Tổng N
- Tổng P
- Phenol
- Clorua
- Cr
- Hg
- Cu
- Zn
- Ni
- Mg
- Fe
- As
- Coliform
å Tần suất giám sát: hàng ngày
å Kinh phí giám sát: tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời gian giám sát.
2.2- Giám sát môi trường xung quanh
Giám sát môi trường xung quanh
Nội dung gồm:
Nội dung giám sát: chất lượng không khí xung quanh bên trong và bên
ngoài hàng rào nơi thi công, chất lượng môi trường nước mặt, chất
lượng môi trường nước ngầm, chất lượng môi trường đất…
+ Đơn vị/tổ chức có trách nhiệm thực hiện: Chủ đầu tư
+ Thời gian dự kiến giám sát: thời gian bắt đầu thực hiện giám sát
+ Mục đích giám sát
+ Vị trí giám sát và tiêu chuẩn so sánh: các điểm giám sát phải được thể
hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng
Thông số giám sát: giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự
án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước.
Tần suất giám sát: tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần
2.3- Giám sát không khí xung quanh
E Thông số giám sát
- Tiếng ồn
- Bụi
- CO
- SO2
- NO2
- Pb
- NH3
- H2S
- Mercaptan
E Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn môi trường Việt Nam QCVN 05:2009, TCVN 5339:2005, TCVN 5949:1998
E Kinh phí giám sát: tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời gian giám sát.
2.4- Giám sát môi trường nước mặt
÷Vị trí giám sát: vị trí đã lấy mẫu khảo sát hiện trạng
÷ Thông số giám sát
- pH
- SS
- BOD
- COD
- DO
- NO2
- NO3
- NH4
- Cu
- Pb
- Zn
- Cd
- Hg
- Cr
- Coliform
- Dầu mỡ khoáng
÷ Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2008- Quy chuẩn chất lượng nước mặt
÷ Kinh phí giám sát: tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời gian giám sát.
2.5- Giám sát nước ngầm
ò Vị trí giám sát: số lượng điểm giám sát sẽ phụ thuộc theo từng quy mô của bãi
chôn lấp, có thể tham khảo bảng sau
ò Thông số giám sát: Đối với nước ngầm, các thông số giám sát sẽ phụ thuộc vào
đặc trưng của nước rác và đặc trưng nước ngầm tại vùng dự án. Việc lựa chọn
các thông số giám sát phải linh động và các thông số có thể mang tính chỉ thị để
đảm bảo cho việc sớm phát hiện những thay đổi đối với chất lượng nước. Một
vài thông số giám sát như:
- pH
- NH4
- Độ cứng
- Coliform
- NO3-
- SO42+
- Cu
- Pb
- Zn
- Cd
- Hg
- Cr
- Fe
- TOC
- Phenol
- Fluoride
- Hydrocarbons
ò Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008- Quy chuẩn chất lượng nước ngầm
ò Kinh phí giám sát: tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
2.6- Giám sát nước thải:
ðThông số giám sát
- Lưu lượng dòng thải
- pH, TSS
- Tổng N, tổng P, nitrit, nitrat
- Tổng sắt, Pb, Cr, Hg
- Tổng coliform
- Dầu mỡ
- Tần suất giám sát: 3 tháng/ lần
ðQuy chuẩn đánh giá: quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải sinh hoạt
QCVN 14:2008/BTNMT
2.7- Giám sát chất lượng đất
$ Vị trí giám sát: có thế lấy gần vị trí giám sát nước ngầm
$ Thông số giám sát:
- pH
- N
- P
- Pb
- Cu
- Zn
- Cd
- Dầu mỡ
$ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
Tiêu chuẩn so sánh QCVN 03:2008/BTNMT, QCVN 15:2008/BTNMT
Kinh phí giám sát: tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
2.8- Giám sát chất thải rắn
Thường xuyên theo dõi, giám sát nguồn chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công.
Khối lượng chất thải rắn được thống kê hàng ngày. Định kỳ 3 tháng một lần, tổng hợp các kết quả và báo cáo cho các cơ quanquanr lý môi trường địa phương.
2.9- Giám sát chất lượng đất
- Giám sát tình trạng sói mòn đất
- Tần suất giám sát: 3 tháng 1 lần
2.10- Giám sát sức khỏe công nhân.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của công nhân làm việc trong công trình
- Tần suất giám sát: 3 tháng/ 1 lần.
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
I- THU THẬP CÁC THÔNG TIN VỀ KINH TẾ:
Tham vấn cộng đồng là một trong các nguồn cung cấp thông tin quan trọng về các
vấn đề kinh tế xã hội của địa phương. Có 2 nội dung cần thực hiện để đạt được mục
đích này là:
- Tổ chức họp, phỏng vấn và nghe báo cáo của chính quyền cấp xã
- Phát phiếu điều tra kinh tế xã hội
Việc tham vấn cộng đồng để thu thập các thông tin về kinh tế xã hội cần tiến hành
đồng thời với việc khảo sát, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường tự nhiên.
II- LẤY Ý KIẾN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VỀ MÔI TRƯỜNG
Tham vấn cộng đồng về các vấn đề môi trường liên quan đến việc thực hiện dự án được tiến hành sau khi có dự thảo báo cáo ĐTM. Chủ đầu tư cần gửi văn bản xin ý kiến của UBND và UBMTTQ cấp xã, kèm theo bản tóm tắt nội dung báo cáo ĐTM.
UBND và UBMTTQ sẽ nghiên cứu bản tóm tắt báo cáo ĐTM và cho ý kiến đánh giá và khuyến nghị bằng văn bản. Hai văn bản này sẽ được đưa vào nội dung báo cáo ĐTM (theo quy định tại khoản 2.4, Điều 2, Mục III, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT). Nếu cần thiết, phải tổ chức đối thoại hoặc phát phiếu điều tra đối với đại diện cộng đồng địa phương (đại diện các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ dân cư). Kết quả cuộc đối thoại được ghi thành biên bản, trong đó phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của người chủ trì cuộc đối thoại và chủ dự án hoặc đại diện chủ dự án, kèm theo danh sách đại biểu tham dự. Các mẫu phiếu trả lời, biên bản họp đối thoại cũng sẽ được gắn vào báo cáo ĐTM theo quy định của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT (tại cùng điều khoản nêu trên)
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN:
1.1- Các tác động tích cực của dự án:
Xây dựng đường Nguyễn Văn Linh được xem là tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam thành phố, kết nối với những công trình trọng điểm như: Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Nhà máy điện Hiệp Phước, Khu công nghiệp Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước. Đại lộ Nguyễn Văn Linh qua khu đô thị Phú Mỹ Hưng TP.HCM là một trong những khu đô thị lớn của cả nước. Vì thế xây dựng đại lộ Nguyễn Văn Linh góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, giai đoạn của tăng tốc phát triển kinh tế, xã hội. Chính vào thời điểm quan trọng này, sự lưu thông của một đại lộ thênh thang góp phần không nhỏ cho việc đảm bảo tốc độ phát triển mà thành phố cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mong đợi.
1.2- Các tác động tiêu cực của dự án:
Bên cạnh những lợi ích, tác động tiêu cực, hoạt động triển khai dự án của dự án sẽ gây các tác động xấu có tích chất ngắn hạn và dài hạn tới các đối tượng môi trường tự nhiên cũng như kinh tế- xã hội tại khu vực, nếu như dự án không khống chế, giảm thiểu các tác động xấu này trong quá trình thực hiện dự án:
Vào mùa mưa có thể gây ngập úng trong khu dân cư vì nước không thể thoát được.
Tích lũy nhiều chất thải rắn,….mà từ đó gây ra các tác động hệ lụy khác đối với môi trường không khí, đất, nước, cảnh quan….nhất là hiện tượng biến đổi vi khí hậu trong khu vực dự án và vùng lân cận
Tập trung một lượng lớn công nhân gây mất trật tự an ninh cho khu vực
Trong quá trình thi công làm đường sẽ gây ra hiện tượng tắc ngẽn giao thông.
II- KIẾN NGHỊ
Những nhà quản lý môi trường có nhiệm vụ kiểm sát và giám sát chặt chẽ, làm rõ, đánh giá, dự báo đầy đủ về quá trình tác động đến môi trường của dự án để đề xuất được các biện pháp khống chế ô nhiễm, giảm thiểu tác động một cách khả thi và hiệu quả.
Đội ngũ thanh tra môi trường phải trực tiếp vào việc.
Đưa ra các chính sách, giải pháp…nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án và những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.google.com.duongnguyenvanlinhquakhudothiphumyhung
www.google.com.khudothiphumyhung
“ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG”, Nguyễn Thị Vân Hà- Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
www.google.com.decuonglambaidtm
www.google.com.hinhanhduongnguyenvanlinh
www.google.com.dtmtrongxaydungbaichonlapchatthai
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG “ dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng rừng cao su và khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên”
www.google.com.dieukienkinhtexahoicacquankhudothiphumyhung
“ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”, Lê Văn Khoa ( chủ biên), Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dgtdmt_6787.docx