MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề Đề tài trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi hoàn cảnh xã hội thay đổi kéo theo văn học cũng thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Do đó đề tài văn học cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Liệu các nhà thơ, nhà văn trẻ thời kì đổi mới có còn hứng thú với những đề tài chiến tranh nữa hay không hay cần xếp lại lịch sử. Hay nếu đi sâu tìm hiểu liệu họ có đủ kiến thức và tư liệu hay không?
Vấn đề về Đề tài trong văn học cũng là điều mà rất nhìu người quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề chưa được quan tâm đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống.
Cuốn sách Nguyễn Trí Huân, 2003. Chim én bay. Nxb Quân đội nhân dân.
Nguyễn Minh Châu, 2001. Toàn tập - Tập 3. Nxb Văn học.
Lại Nguyên Ân, 1981. Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử. Tạp chí văn học, số 4.
Hà Minh Đức, 2002. Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Tạp chí văn học, số 7.
Cùng với nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cũng như tài liệu thống kê của các cơ quan tổ chức nhà nước và các websied là tài liệu giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận về đề tài: “Vấn đề Đề tài trong nền văn học Việt Nam trước và sau năm 1975”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu nhập và xử lí tài liệu
- Phân tích và tổng hợp
- Nhận định đánh giá
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài tiểu luận còn có hai chương:
Chương I: Khái quát chung
Chương II: Vấn đề Đề tài trong nền văn học Việt Nam trước và sau năm 1975
NỘI DUNG .
Chương I: Khái quát chung.
1.1.Khái niệm Đề tài văn học.
1.2.Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống.
Chương II: Vấn đề Đề tài trong nền văn học Việt Nam trước và sau năm 1975.
KẾT LUẬN
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác phẩm và thể loại văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XX – thế kỉ của hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta – đã lùi xa 10 năm. Nền văn học thời chiến (xin được lấy mốc 1945 – 1975) cũng đã lùi vào quá khứ. Và nền văn học trong thời kì đổi mới (1975 đến nay) đang tiếp tục con đường phía trước của mình. Đứng ở thế kỉ XXI, nhìn lại nền văn học qua hai điểm mốc 1945 – 1975 và 1975 đến nay, chúng ta thấy được nhiều chuyển biến giữa hai giai đoạn văn học, trong đó có sự chuyển biến, đổi mới trong cách phản ánh hiện thực của văn học giai đoạn 1975 đến nay so với văn học giai đoạn 1945 – 1975. Điểm nổi bật nhất của văn học trước năm 1975 là khuynh hướng sử thi lãng mạn. Đây là nền văn học phục vụ cho cách mạng, lúc này văn học là vũ khí đấu tranh làm nhiệm vụ chiến đấu. Giai đoạn này nhân vật trung tâm của văn học là những người có sự kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận đất nước. Đó là những anh hùng đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Trong thời kì này đề tài chiến tranh trở thành mảnh đất màu mỡ để các nhà văn khám phá phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện nhiệt tình, nhiệt huyết của mỗi nhà văn đối với Tổ Quốc, đối với nhân dân.
Nếu văn học trước năm 1975 thường đề cập đến những con người tiêu biểu cho cộng đồng, thường nói đến cái chung mà ít đề cập đến cái riêng, kể cả tình yêu đôi lứa cũng được đặt trong tình yêu chung –tình yêu Tổ Quốc thì văn học sau năm 1975 đến nay lại tập trung đi sâu phản ánh đời sống nội tâm, số phận của con người thông qua các mối quan hệ của họ trong cộng đồng. Sau năm 1975 đất nước có những thay đổi đáng kể cả về kinh tế lẫn văn hóa –xã hội. Đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận với văn hóa thế giới, trong đó có văn học nghệ thuật. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, văn học cũng phải đổi mới để phù hợp với thực tại và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người sáng tác cũng như người thưởng thức. Do giới hạn của bài viết nên tôi không thể tìm hiểu hết những chuyển biến của nền văn học trước và sau năm 1975.
Ở đây, tôi chỉ tìm hiểu về: “Vấn đề Đề tài trong nền văn học Việt Nam trước và sau năm 1975”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề Đề tài trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi hoàn cảnh xã hội thay đổi kéo theo văn học cũng thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Do đó đề tài văn học cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Liệu các nhà thơ, nhà văn trẻ thời kì đổi mới có còn hứng thú với những đề tài chiến tranh nữa hay không hay cần xếp lại lịch sử. Hay nếu đi sâu tìm hiểu liệu họ có đủ kiến thức và tư liệu hay không?
Vấn đề về Đề tài trong văn học cũng là điều mà rất nhìu người quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề chưa được quan tâm đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống.
Cuốn sách Nguyễn Trí Huân, 2003. Chim én bay. Nxb Quân đội nhân dân.
Nguyễn Minh Châu, 2001. Toàn tập - Tập 3. Nxb Văn học.
Lại Nguyên Ân, 1981. Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử. Tạp chí văn học, số 4.
Hà Minh Đức, 2002. Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Tạp chí văn học, số 7.
Cùng với nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cũng như tài liệu thống kê của các cơ quan tổ chức nhà nước và các websied là tài liệu giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận về đề tài: “Vấn đề Đề tài trong nền văn học Việt Nam trước và sau năm 1975”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu nhập và xử lí tài liệu
- Phân tích và tổng hợp
- Nhận định đánh giá
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài tiểu luận còn có hai chương:
Chương I: Khái quát chung
Chương II: Vấn đề Đề tài trong nền văn học Việt Nam trước và sau năm 1975
NỘI DUNG
Chương I: Khái quát chung
1.1.Khái niệm Đề tài văn học
Trong văn học, đề tài được biểu hiện rõ rệt trong những tác phẩm tự sự hoặc kịch. Trong khi đó phần lớn các tác phẩm trữ tình, khái niệm đề tài gần như đồng nhất với khái niệm chủ đề.
Đề tài biểu hiện khái niệm về loại của hiện tượng đời sống, do vậy, có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống là có bấy nhiêu đề tài. Việc phân thức đề tài phải chỉ ra bản chất xã hội của hiện tượng. Những thuộc tính chung về đề tài là căn cứ xác định, tập hợp các tác phẩm thành nhóm đề tài như các tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết du đãng, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngụ ngôn…
1.2.Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống
Bối cảnh thời đại ít nhiều dội vang trong tác phẩm. Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng. Do đó, yếu tố quan trọng quyết định xu hướng và đề tài của văn học chính là hiện thực cuộc sống.
Như ý kiến của Trần Đình Sử, Lê Hồng Vân, Lê Xuân Vũ: “Hiện thực trong mệnh đề “ văn học phản ánh hiện thực” mà chúng ta luôn nghe nhác lại đó phải được hiểu là cuộc sống của con người với tất cả sự phong phú đa dạng của nó, chứ không phải là các sự kiện, hiện tượng, các chi tiết ngẫu nhiên, hoạt động bên ngoài con người”.
Văn học bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường đối với đời sống. Với mỗi giai đoạn khác nhau, văn học lại có cách phản ánh và nội dung phản ánh khác nhau.
Hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ với nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Bất kì tác phẩm nào, dù là thuộc chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa siêu hiện thực hay chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa vị lai đều có tính chất thật dù có tự giác hay không.
Tất cả những yếu tố, những chỉnh thể văn học đến phương pháp sáng tác, thể loại văn học…đều băt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, từ đời sống xã hội.
Cũng như giai đoạn 1945 -1975 hiện thực nổi bật nhất của giai đoạn này là hiện thực của đời sống chính trị xã hội với hai nội dungc chính: cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi cả nước một lòng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc thì tư tưởng “văn nghệ phục vụ chính trị” được tuyệt đối hóa, dẫn đến sự ra đời của một nền văn học phản ánh hiện thực là một điều cấp thiết. Trước năm 1975, hoàn cảnh chiến tranh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã chi phối cách tiếp cận và phản ánh hiện thực trong văn học. Các nhà văn thời chống Mĩ chủ yếu viết theo những mô típ quen thuộc: sự đổi mới, hồi sinh (Mùa lạc – Nguyễn Khải), tinh thần dũng cảm kiên cường, sẵn sàng hi sinh cho cách mạng, cho nhân dân (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Hòn đất – Anh Đức…). Văn học thời kì này đi theo một con đường quen thuộc: từ nô lệ đến giải phóng, từ bóng tối đến ánh sáng, từ đau khổ đến hạnh phúc.
Sau 1975, văn học không tiếp tục đi trên con đường mòn đó nữa mà nó được mở thêm rất nhiều lối mới, phạm vi cũng rộng hơn rất nhiều. Các nhà văn đã mở rộng hiện thực bằng cách tạo nên tính đa nghĩa cho chủ đề của mình. Trước đây, vì điều kiện lịch sử, văn học thường có khuynh hướng miêu tả một chiều, thường là quá tốt, chưa thực, mà cuộc sống vốn đa chiều, đa diện, trong tốt có xấu và trong xấu có tốt, có khổ đau và có hạnh phúc… Giờ đây, những hạn chế của thời kì trước được khắc phục và tất cả các mặt của cuộc sống cứ thế lần lượt được mổ xẻ, soi rọi qua từng trang viết của mỗi nhà văn.Văn học từ 1975 đến nay đã tạo được sự khác biệt so với giai đoạn trước. Lúc này, văn học không còn tuyệt đối phục vụ cho chính trị nữa mà nó trở về với con người, với những gì bình dị nhưng cũng không ít vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đời thường
Văn học từ sau 1975 đặc biệt chú ý đến nông thôn Việt Nam. Một loạt tác phẩm đã lấy bối cảnh nông thôn như: Bến không chồng – Dương Hướng, Thời Xa vắng – Lê Lựu, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra – Nguyễn Minh Châu, Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường,… Nông thôn vốn là một không gian yên bình, là nơi bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc, là nơi tình người thắm đượm sắt son. Tuy nhiên đây cũng là nơi trói buộc con người trong những tư tưởng lạc hậu, những tập tục cổ hủ, những tập quán tréo ngoe. Ta có thể thấy sức mạnh của lời nguyền từ rất lâu đời của dòng họ Nguyễn qua biết bao bi kịch của các thế hệ cháu con trong tác phẩm “Bến không chồng” của Dương Hướng: “Nước sông Đình ngàn năm không cạn/ Cầu Đá Bạc vạn kiếp trơ trơ/ Bến Tình còn đẹp còn mơ/ Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi”. Lời nguyền truyền kiếp đã cản trở tình yêu giữa Vạn và Nhân, đã gây bao trắc trở, đắng cay, tủi nhục cho Hạnh và Nghĩa. Trong tác Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường cũng đã phơi bày một hiện thực nông thôn rùng rợn, xung quanh mối xung đột kéo dài nhiều thế hệ giữa hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Tác phẩm phơi bày những mâu thuẫn gay gắt, với những màn đấu trí, đấu lực hừng hực lòng thù hận, lúc này chẳng còn đâu tình hàng xóm láng giềng, tình đồng bào ruột thịt giữa hai dòng họ. Bao cái dở của dòng họ gặp cái yếu kém và sự lợi dụng của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã xáo trộn cuộc sống của rất nhiều người, gây ra bi kịch cho những con người lương thiện như bà Son, Đào... Những cái nhìn chân thực, sắc sảo trong tác phẩm như một hồi chuông để mọi người giật mình nhìn lại những gì đã và đang xảy ra.
Viết về đề tài chiến tranh, bên cạnh những chiến công hiển hách, bên những tượng đài chiến thắng đầy vinh quang là biết bao những đớn đau, biết bao là nước mắt, đắng cay, tủi cực của những con người trở về từ cuộc chiến và giờ đây bắt đầu lại với cuộc sống đời thường. Giờ đây, các nhà văn không đi vào miêu tả, tái hiện lại không khí chiến trận đầy mưa bom bão đạn nữa mà tập trung vào những số phận con người, những bi kịch của con người trong những mảng đời riêng đã bị chiến tranh hủy hoại. Như nhân vật Nghĩa trong tác phẩm “Bến không chồng” của Dương Hướng đã bị chiến tranh cướp đi quyền làm cha để rồi từ đó gia đình anh tan nát, người vợ anh yêu thương phải rời xa anh. Nhân vật Lực trong “Cỏ lau”của Nguyễn Minh Châu nói mà như khứa vào lòng người đọc “chiến tranh, kháng chiến không phải như một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc dốc tất cả tuổi trẻ vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn liền lại như cũ”. Những vết thương mà chiến để lại trong tâm hồn những người lính sẽ không thể phai nhòa. Và cuộc sống xã hội thực tại với đầy mưu mô toan tính càng làm người lính thấy mình chới với, chơi vơi. Họ đã bị thương về thể xác nhưng họ còn đau đớn hơn nhiều với những vết thương trong tâm hồn. Những lí tưởng cao đẹp, những chiến công oanh liệt, những địa vị cao sang cũng không thể bù đắp những quyền lợi thiêng liêng của mỗi con người. Đó là quyền làm chồng, làm cha. Đó là quyền làm vợ, làm mẹ. Các nhà văn đã có một sự đồng cảm, thông cảm và xót thương thực sự với những số phận bất hạnh đó. Chính nhờ những trang viết đầy tình người như thế mà người đọc thấu hiểu hơn cho những lớp người trở về từ cuộc chiến và thấy mình cần chia sẻ với họ nhiều hơn.
Chương II: Vấn đề Đề tài trong nền văn học Việt Nam trước và sau năm 1975
2.1. Đề tài trong văn học Việt Nam trước năm 1975
2.1.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa –xã hội
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập nhưng nền độc lập đứng trước những thách thức to lớn. Cũng như bối cảnh xã hội lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh hướng văn học. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm với Pháp. Trong thời kỳ này, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu của người Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh. Văn hóa được định hướng theo phương châm do Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng còn đối với văn học thì làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng. Trong kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến của Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu và đi kèm với nó là phương pháp chi phối văn hóa nói chung và văn học nói riêng trong giai đoạn ấy. Về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa, văn học phải nhằm đến đối tượng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này được hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng.
Trong bối cảnh đó, những người sáng tác mà trong số họ có rất nhiều nhà thơ của phong trào Thơ mới, những nhà văn hiện thực phê phán với không ít cây bút tài năng băn khoăn với câu hỏi: viết cho ai? viết cái gì? viết như thế nào? Người ta im lặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ, nhưng cũng chưa thể viết được cái mới như ý muốn của mình. Trong thời gian này đã nảy sinh những cuộc tranh luận về nghệ thuật, trong đó người nghệ sỹ băn khoăn; đem nghệ thuật phục vụ chính trị có phải là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có khả năng thưởng thức nghệ thuật không?[6].
Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
2.1.2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Quá trình phát triển về đề tài trong thời kì này rất phong phú và đa dạng. Và được chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có đặc điểm nội dung và đề tài nổi trội khác nhau.
Giai đoạn năm 1945 -1954 : Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát.
Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ, trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ. Như ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…).
Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, mở đầu cho văn xuôi kháng chiến: (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…). Có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu. Nghệ thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật… đổi mới và hiện đại…
Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.Năm 1945, Cách mạng thành công, nước ta đã giành được độc lập. Nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn dân kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược (1946). Nhân dân ta đã hưởng ứng lời hịch cứu nước đã tập hợp nhau lại và tình cảm mới nảy nở: tình đồng chí. Nhà thơ Chính Hữu, với sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ đã sáng tác bài thơ “Đồng chí”(1948) để ca ngợi tình cảm tốt đẹp, cao quý của những người lính kháng chiến. Bài thơ đã được truyền tụng, được ca hát và trở thanhg một trong những bài thơ nổi tiếng nhất trong nền thơ ca hiện đại của nước nhà.Một mảng đề tài nữa cũng đã có nhiều truyện, ký là cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Lao động Việt Nam chủ trương. Có thể điểm qua: Địa chủ giết hại gia đình tôi (Nguyễn Thị Chiên,Vũ Cao ghi), Vạch khổ (nhiều tác giả), Gợi khổ (Trọng Hứa), Bóng nó còn bám lấy xóm làng (Nguyễn Tuân), Thửa ruộng vỡ hoang (Xuân Trường)... Những truyện, ký trong mảng đề tài này chủ yếu phục vụ cuộc đấu tranh giai cấp giữa nông dân và địa chủ và sau này ít được nhắc đến. Từ sau năm 1950, xuất hiện một loạt bản tự thuật của những người được phong tặng danh hiệu do thành tích trong chiến đấu và lao động tập hợp thành Truyện anh hùng chiến sỹ thi đua[12]. Những truyện, ký này đã được trao Giải ngoại hạng trong Giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952 tuy vậy chất lượng văn chương không cao. Trong một bài viết có tính chất tổng kết (bài Tám năm văn nghệ kháng chiến, Văn nghệ số 46, tháng 12 năm 1953), Hoài Thanh cho rằng những truyện, ký đó đã cho chúng ta thấy một hình ảnh về anh hùng công nông nhưng mới kể chuyện một cách đơn giản, còn sơ lược, chưa đi sâu vào diễn tả những cảnh sống và phân tích tư tưởng[13].
Trong kháng chiến chống Pháp, hai nhà tiên phong đã góp phần đưa hoạt động biễu diễn sân khấu của Việt Nam trở nên chuyên nghiệp là Thế Lữ và Đoàn Phú Tứ cũng đã có những tác phẩm kịch: Cụ Đạo sư ông, Đoàn biệt động, Đợi chờ, Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (Thế Lữ), Trở về (Đoàn Phú Tứ); Lưu Quang Thuận có Quán Thăng long, Cô Giang, Hoàng Hoa Thám.
Ở thể loại văn chính luận, đã có những tác phẩm nổi bật: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh hoặc những bức thư của ông gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gửi cho Trung đoàn Thủ đô đang chiến đấu tại Hà Nội Tết Nguyên Đán Đinh Hợi (1947)...; Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh...
Trong giai đoạn này, một số tác giả nổi tiếng của dòng văn học hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố (mất năm 1954), Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng không cho ra đời tác phẩm nào.
Trong thời kỳ 1945 - 1954, văn xuôi bắt đầu phong cách hiện thực và được đại chúng hóa để tất cả phục vụ cho mục tiêu thắng người Pháp trong cuộc chiến tranh gian lao kéo dài 9 năm. Truyện, ký là thể loại chủ yếu và tiểu thuyết mới chỉ là những thể nghiệm ban đầu với Con trâu, Vùng mỏ, Xung kích. Giai đoạn này cũng chưa có được những tác phẩm có thể diễn tả hết những gì mà đất nước Việt nam, người dân Việt nam với cuộc sống, tâm hồn và số phận của họ đã trải qua. Tuy vậy, những gì đã có của giai đoạn đó, từ thực tế phong phú đến những trăn trở, hoài bão của những nhà văn đã tạo tiền đề cho những tác phẩm có giá trị nghệ thuật hơn trong giai đoạn sau.
· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)
· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)
· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)
Giai đoạn năm 1954 -1975: Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước.Chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Về văn xuôi có những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tuyền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)Thơ cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực. Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.Một số nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.
Có thể nói giai đoạn từ năm 1954 đến 1975 là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch
sử trọng đại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của văn xuôi cũng như văn học nói chung. Cách mạng tháng Tám thành công, một chế độ xã hội mới ra đời và tiếp theo là những năm tháng kháng chiến trường kỳ và anh dũng của dân tộc để giữ gìn độc lập của Tổ quốc. Văn học gắn chặt với sự nghiệp vĩ đại đó của dân tộc. Cho nên đặc điểm của văn xuôi giai đoạn này là văn xuôi sử thi chiếm ưu thế. So với văn xuôi tiền chiến, văn xuôi hiện thực phê phán cách tân quan trọng nhất của văn xuôi giai đoạn này như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định là “phát triển ra nội dung cộng đồng trong đời sống xã hội và phương tiện cộng đồng trong ý thức cá nhân” (Lã Nguyên). Chưa bao giờ hình tượng Tổ quốc, hình tượng tập thể, hình tượng nhân dân lại chiếm ưu thế và hiện lên rực rỡ như thế trong văn học.
Văn xuôi 1954 - 1975 về thể tài mà nói thì thể tài lịch sử - dân tộc chiếm vị trí chủ đạo, quyết định toàn bộ diện mạo thể tài, hệ thống thể loại của văn xuôi ta. Và do đó, văn xuôi ở thời kỳ này có tham vọng trở thành bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc. Trong văn xuôi ở thời kỳ này, thể tài đời tư và thể tài thế sự giữ một vị trí thứ yếu không đáng kể. Nói chính xác hơn, thể tài đời tư và thể tài đạo đức thể sự không phải hoàn toàn vắng bóng trong những giai đoạn này. Những chuyện đổi đời nhờ cách mạng, những chuyện con người lớn lên nhờ cách mạng, hay những chuyện gác tình riêng vì việc chung… đầy rẫy trong văn học giai đoạn này không thể không khai, thác những yếu tố đời tư. Nhưng những chuyện đời tư như vậy thường trở thành một yếu tố chức năng của thể tài lịch sử dân tộc, bị chi phối và phối thuộc vào thể tài này. Ngoài chức năng phối thuộc này, thể tài đời tư cũng như thể tài đạo đức - thể sự ít phát triển với tư cách là thể tài độc lập.
2.1.3. Những đặc điểm cơ bản
a- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó với vận mệnh chung của đất nước .
- Nhà văn - chiến sĩ vừa cầm súng vừa cầm bút.
- Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
-Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc. văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.
b- Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.
- Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, quá trình giác ngộ cách mạng của họ, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…
- Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
c- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945 - 1975.
-Khuynh hướng sử thi:
-Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc.
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
- Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
- Tác dụng : Cảm hứng này nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này.
2.2. Vấn đề Đề tài trong văn học Việt Nam sau năm 1975
Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa –xã hội
Sau khi trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì suốt 30 năm nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất. Nhưng lại phải gặp nhiều khó khăn và thử thách mới.
Hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” (chữ dùng của Hữu Thỉnh) chuyển sang đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ. Nên đề tài văn học cũng được đổi mới để phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của nghệ sĩ.
Những chuyển biến và một số thành tựu
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Mỗi thời kì lịch sử lại mang đến cho văn học những đề tài, những nội dung khác nhau cũng như đề ra cho văn học những yêu cầu khác nhau. Văn học thời kì 1945 – 1975 và từ 1975 đến nay là hai giai đoạn điển hình cho đặc điểm này. So với văn học giai đoạn trước 1975 thì văn học giai đoạn từ 1975 đến nay có sự đổi mới rất lớn trong quan niệm phản ánh hiện thực. Đặc điểm nổi bật nhất của văn học 1945 – 1975 là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đây là nền văn học phục vụ cho công cuộc cách mạng. Lúc này, văn học là vũ khí đấu tranh làm nhiệm vụ chiến đấu, hướng tới mục tiêu tất cả cho chiến thắng. Đây là giai đoạn bão táp nhất của lịch sử dân tộc, vì thế văn học cũng sôi nổi và hào hùng hơn bao giờ hết. Tất cả những vụn vặt của đời sống bình thường đều bị gác lại, văn học hướng đến mục đích chung của Tổ quốc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới, cổ vũ kháng chiến, ngợi ca thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Giai đoạn này, nhân vật trung tâm của văn học là những người có sự kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận đất nước. Đó là những người anh hùng đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lúc đó và do yêu cầu của thời đại nên văn học thời kì này chưa phản ánh được mối quan hệ đa chiều, đa diện của hiện thực cuộc sống. Bao mất mát đau thương, bao tiêu cực, sai sót… bị bỏ qua. Đó cũng chính là sự hạn chế của văn học thời kì này.
Hạn chế của văn học giai đoạn 1945 – 1975 đã được nền văn học sau 1975 khắc phục. Với nguyên tắc “tôn trọng sự thật”, văn học thời kì này xem sự thật như linh hồn của nghệ thuật chân chính, hướng đến phanh phui các mặt trái của xã hội, của lòng người. Điều nổi bật văn học thời kì này đã đi sâu vào số phận của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi làng quê, phản ánh sâu sắc những tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần mà con người phải chịu dù chiến tranh đã đi qua. Từ sau 1975, văn học đã có sự đổi mới sâu sắc trong quan niệm phản ánh hiện thực. Ta có thể thấy điều này trong sự đổi mới về đề tài, nội dung, chủ đề của các tác phẩm.
Nếu văn học giai đoạn 1945 – 1975 thường đề cập đến những con người tiêu biểu cho cộng đồng, thường nói đến cái chung mà ít đề cập đến cái riêng, kể cả vấn đề riêng tư nhất là tình yêu đôi lứa cũng được đặt trong tình yêu chung – tình yêu Tổ quốc thì văn học từ 1975 đến nay lại tập trung đi sâu phản ánh đời sống nội tâm, số phận của con người cá nhân thông qua các mối quan hệ của họ trong cộng đồng. Và vấn đề tình yêu, hạnh phúc của con người được cả người sáng tác lẫn độc giả chú trọng. Nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, với những cái nhìn cũng khác trước rất nhiều. Số phận những người phụ nữ nơi hậu phương cũng như những người trở về từ sau cuộc chiến cũng được các nhà văn quan tâm một cách sâu sắc. Khi chiến tranh dừng lại và tuổi xuân của người phụ nữ đã trôi đi cùng với cuộc chiến, cùng với những mong chờ khắc khoải sự quay trở về của chồng, của người yêu, thì giờ đây người phụ nữ mới có dịp nhìn lại mình và nhận ra tình cảnh bi đát của mình: tuổi thanh xuân đã mất mà lúc này họ chỉ trơ trọi một mình – không chồng, không con, không gia đình. Do đó, mong ước có một đứa con và tìm cách có một đứa con là một ước nguyện hoàn toàn chính đáng của tất cả những người phụ nữ ấy. Nhưng không phải nỗi khát khao của họ đều trở thành sự thật, bởi những hệ quả của chiến tranh, bởi những thành kiến của cộng đồng… Viết về họ, các nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp: hãy chia sẻ với người phụ nữ - những người đã trải qua bao nỗi đau trong chiến tranh – và hãy cảm thông với thiên chức thiêng liêng của họ - thiên chức làm mẹ. Sự đồng cảm ấy được thể hiện qua các tác phẩm: Hai người đàn bà xóm Trại – Nguyễn Minh Châu, Bến không chồng – Dương Hướng, Chim én bay – Nguyễn Trí Huân,… Thời kì này, các nhà văn cũng chú ý đến sự chi phối mạnh mẽ của đồng tiền đối với những giá trị đạo đức, những mối quan hệ với gia đình và xã hội. Đồng tiền vốn có sức mạnh vạn năng nay trong thời kì nền kinh tế thị trường nó càng có cơ hội để bộc lộ sức mạnh của mình, nó tác động sâu sắc đến tất cả mọi lĩnh vực, tất cả các mối quan hệ, kể cả những mối quan hệ truyền thống và thiêng liêng là tình cha con, tình vợ chồng và cả tình yêu… Đồng tiền làm băng hoại những giá trị đạo đức vốn đã trở thành truyền thống hết sức tốt đẹp và đáng tự hào của dân tộc, nó làm con người trở nên tha hóa, thậm chí là mất nhân tính. Ta có thể thấy rõ điều này qua các tác phẩm: Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp, Mùa trái cóc ở miền Nam, Hạng – Nguyễn Minh Châu, Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng… Trong nền kinh tế thị trường, trước sự tung hoành đảo điên của đồng tiền, con người nếu không làm chủ được mình thì rất dễ rơi vào vòng xoáy đầy ma lực của kim tiền. Thủy trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp là một nhân vật như thế.
Phải nói rằng tư duy tiểu thuyết ngày càng đắc dụng và chiếm ưu thế trong văn xuôi sau 1975, nhất là trong truyện ngắn. Nhà văn Nguyên Ngọc đã có một cảm nhận đúng khi cho rằng : "Một số truyện ngắn như Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh…lại có tính chất tiểu thuyết hơn cả những sách có ghi là tiểu thuyết hẳn hoi"
Tư duy tiểu thuyết đã đưa lại sắc diện mới cho văn xuôi không phải chỉ những mảng đề tài mới được đề cập, mà cả ngay ở mang đề tài vốn quen thuộc như sản xuất, chiến đấu trước đây. Chẳng hạn ở mảng văn xuôi viết về chiến tranh sau 1975, với cách nhìn tiểu thuyết cũng có những biến đổi khác trước. Có thể kể ra một số sáng tác như : Họ cùng thời với những ai của Thái Bá Lợi, Gió từ miền cát của Xuân Thiều, Không phải trò đùa của Khuất Quang Thụy… Văn xuôi mảng đề tài này trước đây đều được quan tâm chủ yếu là chiến công, lòng dũng cảm, tinh thần xả thân vì lý tưởng thì bây giờ không chỉ là những điều đó mà còn chú ý đến số phận riêng tư của từng cá nhân, từng con người trong cái khốc liệt, nghiệt ngã của chiến tranh. Đọc Không phải trò đùa của Khuất Quang Thụy người ta thấy là một tiểu thuyết về chiến tranh nhưng rất ít tiếng bom rơi, đạn nổ. Cái mà tác giả quan tâm ở đây là số phận những người lính trong cuộc chiến đấu đó như thế nào. Họ hành động, suy nghĩ thể nghiệm mình trong khói lửa chiến tranh. Và ngọn lửa chiến tranh đã làm lộ ra đâu là những phẩm chất tốt đẹp, đầy lòng nhân ái, đâu là những kẻ dối trá, phi nhân. Người lính ở đây kông chỉ hát bài hát của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mà còn là hiện thân của nỗi suy tư về số phận con người trong chiến tranh.
Khác với giai đoạn trước, giai đoạn sau 75, thể tài đời tư và thể tài đạo đức - thế sự phát triển mạnh mẽ, và dần dần trở thành thể tài chính yếu của văn xuôi sau 75. Có thể kể đến các tác giả và các tác phẩm thuộc thể tài này như Nguyễn Khải với Cha và con, và…, Giữa cõi nhân gian bé tí…; Nguyễn Minh Châu với Bức tranh, Bến quê, Khách ở quê ra… ; Vũ Huy Anh với Cuộc đời bên ngoài ; Vũ Tú Nam với Sống với thời gian hai chiều ; Lê Lựu với Thời xa vắng, Dương Thu Hương với Những bông bần li, Ngôi nhà trên cát… ; Bùi Hiền với Tâm tưởng ; Xuân Thiểu với Gió từ miền cát, Người mẹ tội lỗi ; Nguyễn Huy Thiệp với các truyện ngắn trong Tướng về hưu, Nguyễn Quang Lập với Một giờ trước lúc rạng sáng, Những mảnh đời đen trắng ; Phạm Thị Hoài với Mê lộ, Thiên sứ ; Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú; Trần Văn Tuấn với Ngày thứ bảy u ám, Ngày không giờ v.v…
KẾT LUẬN
Đi qua thời gian, văn học ở bên mỗi người như một hành trang trong cuộc sống. Những vấn đề mà các nhà văn gửi gắm bằng cả cái tâm trong mỗi tác phẩm của mình đều để lại những giá trị khác nhau cho cuộc đời, cho con người. Nhìn vào văn học nghệ thuật, chúng ta thấy được lịch sử dân tộc trong đó. Mỗi thời kì lịch sử khác nhau ta lại thấy được những cách phản ánh hiện thực khác nhau, tạo nên nét đặc trưng của mỗi giai đoạn văn học.
Văn học giai đoạn từ 1975 đến nay có những sự thay đổi trong cách phản ánh và lí giải hiện thực so với nền văn học trước 1975. Đó là sự đổi mới cần thiết và cũng là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của văn học. Chính nhờ sự đổi mới ấy mà văn học đã có những bước tiến đáng kể và nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của độc giả hơn. Cho dù bước đi nào cũng không ít thiếu sót và vấp váp nhưng những thành tựu mà văn học từ sau 1975 đến nay đạt được là một điều đáng ghi nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, 1981. Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử. Tạp chí văn học, số 4.
2. Nguyễn Minh Châu, 2001. Toàn tập - Tập 3. Nxb Văn học.
3. Hà Minh Đức, 1991. Trao đổi ý kiến – Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới. Nxb Sự thật.
4. Hà Minh Đức, 2002. Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Tạp chí văn học, số 7.
5. Lê Bá Hán, 1993. Về một số vấn đề lí luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 -1992).
6. Nguyễn Văn Hạnh, 1987. Đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật. Tạp chí văn học, số 1.
7. Nguyễn Văn Hạnh, 2004. Chuyện văn chuyện đời. Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Trí Huân, 2003. Chim én bay. Nxb Quân đội nhân dân.
9. Dương Hướng, 2004. Bến không chồng. Nxb Tác phẩm mới.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác phẩm và thể loại văn học.doc