Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

B. Nội dung. 1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. 1.1. Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin. 1.1.1. Về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thương tầng. Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Cơ cấu hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sư phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội và giữ vai trò đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phất triển lien tục của lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2970 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? ĐỀ CƯƠNG Lời mở đầu. Nội dung. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin. Về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. - Khái niệm về quan hệ xã hội → Cơ sở hạ tầng : dùng để chỉ toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của XH. - Kiến trúc thượng tầng - Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. + Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng: tương ứng với 1 cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ CSHT đó ; sự biến đổi của CSHT →có sự biến đổi tương ứng trong KTTT; … →Tính chất phụ thuộc của KTTT vào CSHT có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của XH. + Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT: các yếu tố thuộc KTTT có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại CSHT của XH; Sự tác động có thể thông qua nhiều phương thức và Nhà nước là nhân tố tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới CSHT của XH; Sự tác động có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực?... Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Theo Lênin, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triể của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quyết định. Sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản thời chiến là một thời ký lâu dài → để có thời gian hòa thiện cần phải có thời gian nên tất yếu phải có thời kỳ quá đọ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Gồm năm thành phần kinh tế và tương ứng cũng tồn tại nhiều giai cấp, trong đó tồn tại ba giai cấp cơ bản. Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Thực tiễn kinh nghiệm của các nước khác. Liên Xô. Xuất phát: cuối 1920,nội chiến kết thúc, chuyển sang thời kỳ kiến thiết trong hòa bình → chính sách “ Kinh tế cộng sản thời chiến” không còn thích hợp → cần có một chính sách mới, chính sách “Kinh tế mới”- NEP ra đời. Nội dung thực hiện: + Thay chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực. + Các xí nghiệp nhỏ đã quốc hữu hóa nay cho tư nhân thuê hoặc mua lại. + Cho phép mở rộng trao đổi hàng hóa. + Thực hiện chế độ hạch toán trong các xí nghiệp quốc doanh. Thành tựu: Cuối năm 1922, Liên Xô vượt qua nạn đói, đến năm 1925, nông nghiệp đã vượt mức trước chiến tranh. Tổng sản lượng công nghiệp tăng, có điện, cơ khí chế tạo, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm vượt mức trước chiến tranh. Ngân sách Nhà nước được củng cố, nền kinh tế khôi phục nhanh chóng. 1.2.2. Trung Quốc Xuất phát: Trung Quốc sau 20 năm (1958 – 1978) thực hiện các đường lối kinh tế tả khuynh đã rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển: lao động thủ công là phổ biến, công nghiệp lạc hậu. Tình trạng đóng cửa lâu ngày của nền kinh tế cũng gây trì trệ cho sản xuất và dẫn đến tình trạng tụt hậu trong phát triển kinh tế. → Cần xác định quan hệ sản xất phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Nội dung thực hiện: + Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa XHCN. + Chủ trương khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần. + Chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế vốn mất cân đối từ trước. + Chủ trương thực hiện chính sách mở cửa + Chủ trương tiến hành cải cách thể chế chính trị. Thành tựu: + Kinh tế tăng trưởng nhanh. + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. + Thành tựu trong nông nghiệp, công nghiêp,… Thực tiễn Việt Nam. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Sở hữu tư liệu sản xuất là gì? Vai trò của nó? - Trong nền kinh tế tồn tại ba hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản: toàn dân, tập thể và tư nhân. - Hình thành 5 thành phần kinh tế. - Các hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập mà đan xen nhau và tác động lẫn nhau. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế hàng hóa còn ở trình độ kém phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở trình độ thấp. Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ lạc hậu → cạnh tranh kém. Quản lý kém. Thu nhập của người lao động còn thấp → Phải đẩy mạnh nền sản xuất hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế tuy có bản chất khác nhau nhưng đều là những bộ phận của 1 cơ cấu kinh tế quốc dân… Các thành phần kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau . Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.→ phát triển theo những hướng khác nhau → Nhà nước phải quan tâm để xây dựng và củng cố nền kinh tế có hiệu quả. Nền kinh tế vận hành theo định hướng XHCN. Cơ cấu thị trường về phúc lợi của nhân dân. Kết hợp kế hoạch với thị trường… Nội dung chính sách cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mà Hồ Chí Minh áp dụng cho Việt Nam. - Xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế: + Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa. + Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển… + Đối với thợ thủ công và lao động riêng lẻ: cần bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất,… + Đối với tư sản công thương: không xóa bỏ sở hữu về tư liệu sản xuất mà hướng dẫn họ làm lợi cho quốc dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước… - Về quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. + Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. + Chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. + Đề cập đến vấn đề khoán trong lao động. Tính đúng đắn của luận điểm. Về lý luận và thực tiễn của Việt Nam. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lịch sử mà bất cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản là một tất yếu lịch sử với Việt Nam. Vì: Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội: thực tiễn khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội lỗi thời về mặt lịch sử → sẽ bị thay thế. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới → là tất yếu với Việt Nam. Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Khi cách mạng đã thành công, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội → phải trải qua thời kỳ quá đọ lên chủ nghĩa xã hội Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Thành phần kinh tế là gì? Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất → tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại vẫn có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế → tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Có một số thành phần kinh tế mới xuất hiện. Vai trò của cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất → phù hợp với thực trạng kinh tế của nước ta lúc đó. Thúc đẩy phát triển kinh tế hành hóa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh… Khai thác và sử dụng coa hiệu quả các nguồn lực như: vốn, lao động,… Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ. Tạo điều kiện khôi phục tình trạng độc quyền, tạo quan hệ cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật,... Thành tựu của Việt Nam khi thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Kết luận. BÀI LÀM Lời mở đầu. Hố Chí Minh là người có đóng góp to lớn trong sự phát triển của Viêt Nam ngày nay. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Bác đã chủ trương thực hiện cơ cấu hàng hóa nhiều thành phần mà kết quả chính là công cuộc đổi mới do Đảng ta đề sướng vào năm 1986. Ta sẽ tìm hiểu lý do Bác đã chọn con đường này. Nội dung. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. 1.1. Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin. Về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thương tầng. Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Cơ cấu hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sư phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội và giữ vai trò đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phất triển lien tục của lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển. Như vậy, hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội đóng vai trò “kép” : một mặt, với lực lượng sản xuất, nó giữ vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất; mặt khác với các quan hệ chính trị xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở hiện thực cho sự thiết lập một hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội ( hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo…) và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng của chúng (Nhà nước, chính đảng, giáo hội…) Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và Nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nhà nước là bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, Nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia. Về thực chất, bất cứ Nhà nước nào cũng có công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội. Chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau rong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện ở nhiều phương diện: tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng. Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực Nhà nước trong kiến trúc thượng tầng, còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở đia vị phụ thuộc đối với quyền lực Nhà nước. Các chính sách và pháp luật của Nhà nước, suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu nhưng tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội…Như vậy, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cở hạ tầng. Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội dù đó là lĩnh vực thực tiễn chính trị, pháp luật,…hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội. Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển lực lượng sản xuất khách quan của xã hội. Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều phương thức. Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế của xã hội thường phải thông qua nhân tố nhà nước mới có thể thực sự phát huy mạnh mẽ vai trò thực tế của nó. Nhà nước là nhân tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu hướng: có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiện tại, tức xu hướng duy trí chế độ xã hội hiện thời, lại có tác động theo xu hướng xóa bỏ cơ sở kinh tế này và có xu hướng đấu tranh cho việc xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây dựng một chế độ xã hội khác… Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu phát triển khách quan của nhu cầu phát triển kinh tế, nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích cực, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực, kìn hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng dù diễn ra với những xu hướng khác nhau, mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó không thể giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội, cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó. 1.1.2. Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1.1.2.1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ănghen vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga trước đây, Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Lênin, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định. Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản với cách mạng tư sản. Do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan hệ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời trong lòng xã hội tư sản. Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa chỉ ra đời khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Cơ cấu hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sư phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội và giữ vai trò đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phất triển lien tục của lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển. Như vậy, hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội đóng vai trò “kép” : một mặt, với lực lượng sản xuất, nó giữ vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất; mặt khác với các quan hệ chính trị xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở hiện thực cho sự thiết lập một hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội ( hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo…) và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng của chúng (Nhà nước, chính đảng, giáo hội…) Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và Nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nhà nước là bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, Nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia. Về thực chất, bất cứ Nhà nước nào cũng có công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội. Chúng tồn tại trong mối quann hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau rong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện ở nhiều phương diện: tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng. Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực Nhà nước trong kiến trúc thượng tầng, còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở đia vị phụ thuộc đối với quyền lực Nhà nước. Các chính sách và pháp luật của Nhà nước, suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu nhưng tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội…Như vậy, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cở hạ tầng. Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội dù đó là lĩnh vực thực tiễn chính trị, pháp luật,…hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội. Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển lực lượng sản xuất khách quan của xã hội. Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều phương thức. Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế của xã hội thường phải thông qua nhân tố nhà nước mới có thể thực sự phát huy mạnh mẽ vai trò thực tế của nó. Nhà nước là nhân tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu hướng: có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiện tại, tức xu hướng duy trí chế độ xã hội hiện thời, lại có tác động theo xu hướng xóa bỏ cơ sở kinh tế này và có xu hướng đấu tranh cho việc xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây dựng một chế độ xã hội khác… Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu phát triển khách quan của nhu cầu phát triển kinh tế, nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích cực, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực, kìn hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng dù diễn ra với những xu hướng khác nhau, mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó không thể giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội, cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó. Vì vậy phải tồn tại thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải có thời gian. Nói cách khác, tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm cơ bản xuyên suốt và bao trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có tính chất quá độ: nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo Lênin, có 5 thành phần kinh tế, trong đó các thành phần kinh tế cơ bản là: kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với nền kinh tế quá độ gồm nhiều thành phần, trong xã hội cũng tồn tại nhiều giai cấp, trong đó có 3 giai cấp cơ bản: giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, người lao động tập thể. Trong thời kỳ quá độ, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Theo Lênin, thời kỳ quá độ bao gồm tất cả các đặc điểm, đặc tính của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội mới ra đời nhưng vẫn còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì tính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế quá độ chưa có thành phần kinh tế thônhs trị chi phối, mới có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. 1.2.Thực tiễn kinh nghiệm của các nước khác. 1.2.1. Liên Xô Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kì kiến thiết trong hòa bình. Do đó, chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” đã làm xong vai trò lịch sử bất dắc dĩ của nó, không cho phép nó đi xa hơn nữa, vì nhân dân nhiều nơi đã tỏ ra bất mãn với chính sách này, khối lien minh công nông có nguy cơ tan vỡ. Do đó, câng thiết phải trở lại thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội do Lênin đề ra năm 1918, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Do những yêu cầu đó, đại hội X của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã chủ trương thay chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” bằng chính sách “Kinh tế mới” – NEP. Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới là: Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân thay vào đó là thuế lương thực. Những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa, nay cho tu nhân thuê hay mua lại dể kinh doanh tự do (chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng). Cho phếp mở rộng trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân tự do hoạt động (chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục kinh tế,củng cố lại lưu thông tiền tệ trong nước. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, Nhà nước Xô Viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối lien minh công nông, một nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới đã được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Xô Viết ( 30/12/1922). Đến cuối năm 1922, Liên Xô đã vượt qua được nạn đói và đến năm 1925, nông nghiệp Liên Xô đã vượt mức trước chiến tranh. Tổng sản lượng lương thực của Liên Xô tăng. Tuy nhên ngành điện và cơ khí chế tạo vượt mức trước chiến tranh, nhiều xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã đạt và vượt mức trước chiến tranh. Thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ cả về nội thương và ngoại thương. Ngân hàng Nhà nước đã được củng cố lại. Nền kinh tế nhanh chóng khôi phục. 1.2.2. Trung Quốc. Trung Quốc sau 20 năm (1958- 1978) thực hiện các đường lối kinh tế tả khuynh đã rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển. Trong nông nghiệp, 700 triệu nông dân với lao động thủ công là phổ biến. Công nghiệp thì nhiều nghành sản xuất còn lạc hậu, trình độ sản xuất rất thấp kém, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế. Tình trang đóng cửa lâu ngày nền kinh tế cũng gây trì trệ cho sản xuất và dẫn đến tình trạng tụt hậu trong phát triển kinh tế. Trung Quốc phê phán mô hình kinh tế kế hoach hóa tập trung gây kéo dài trì trệ cho nền kinh tế. Với mô hình ấy bộ máy Nhà nước mang tính tập trung quan lieu, hệ thống tổ chức cồng kềnh hiệu qủa hoạt động thấp. Nội dung cải cách và mở cửa của Trung Quốc: Trong giai đoạn đầu cải cách, Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa; và từ năm 1992 xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần. Trung Quốc cho rằng nền kinh tế không phải càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải càng quy mô lớn càng tốt, mà cần đa dạng hóa các loại hình sở hữu trên điều kiệ lấy công hữu làm chủ thể, quy mô sở hữu phải dưa vào trình độ pát triểnủa lực lượng sản xuất. Như vậy, sự đổi mới về nhận thức đã phá bỏ đi những quan niệm truyền thống và xác lập quan niệm mới là kết cấu của chế dộ sở hữu phải do tinh chất của sưc sẩn xuất quyết định. Qua thực tế cho thấy, việc lựa chọn và xác lập các hình thức sở hữu không thể xuất phát từ ý tưởng chủ quan, mà phải do tính chất khách quan của lực lượng sản xuất quyết định. Chính trên cơ sở ấy mới nâng cao hiệu quả của sản xuất, khai thác tốt mọi tiềm năng cho sự phát triển kinh tế.Từ chủ trương khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước cũng được chú trọng. Trung Quốc chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu nề kinh tế vốn mất cân đối từ trước đặc biệt trong giai đoạn thực hiện “Bốn hiện đại hóa” Trung Quốc chủ trương thực hiện chinh sách mở cửa Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách thể chế chính trị. Quá trình cải cách và mở cửa đã tạo nên sự phát triển sống động của nền kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao, tiềm lực của nền kinh tế Trung Quốc không ngừng được tăng trưởng. Từ năm 1979 đến năm 2005 tốc đọ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9.5% . Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu trong một số lĩnh vực kinh tế. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thu nhập của cư dân Trung Quốc sau hơn 20 năm tăng nhanh: năm 1979 là 379 nhân dân tệ, năm 1997 là 6079 nhân dân tệ. Mức sống của người dân Trung Quốc thay đổi theo xu hướng nâng cao chất lượng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm tuy giá trị tuyệt đối vẫn tăng, đồng thời tỷ trọng của công nghiệp dịch vụ tăng lên. Thực tiễn Việt Nam. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, con người phải quan hệ với tự nhiên, chiếm hữu những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, biến đổi những vật liệu đó thành những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Chiếm hữu là quan hệ giữa người với tự nhiên, là hành vi tồn tại cùng với sự của con người. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải là quan hệ sở hữu. Sự xuât hiện của các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất do tính chất và trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất quy định. Lực lượng sản xuất không ngừng vận động, biến đổi làm cho các hình thức sở hữu cũng không ngừng vận động, biến đổi. Trong lịch sử phát triển của sản xuất xã hội, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ chỗ phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất dần dần trở nên lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thay thế sở hữu tư nhân bằng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất mở đường cho sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta , lực lượng sản xuất phát triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau. Do đó, trong nền kinh tế rồn tại ba hình thức sở hữu tư liệu sản xuất: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản đó, hình thành 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất không tồn tại biệt lập mà đan xen nhau và tác động lẫn nhau. Sở hữu nhà nước được xác lập trước hết đối với các công trình thuộc kết cấu hạ tầng,các nguồn tài nguyên, các tài sản quốc gia…Sở hữu nhà nước còn được thiết lập trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, đường sắt, hàng không, sản xuất điện… Đồng thời, do hoàn cảnh lịch sử, sở hữu nhà nước còn được thiết lập ở các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ thông thường. Với sự thiết lập sở hữu nhà nước, Nhà nước trở thành chủ thể kinh tế thực sự, thiết lập quan hệ kinh tế và tác động đến các chủ thể kinh tế khác. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2.2.1 Nền kinh tế hàng hóa còn ở trình độ kém phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nước ta khi đó ở trình độ thấp.Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất không đạt hiệu quả cao khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm kém. Trình độ của cán bộ quản lý còn yếu kém, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Thu nhập của người lao động còn thấp,chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Cần phải đẩy mạnh nền sản xuất hàng hóa đẻ cải thiện chất lượng hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời song cho người lao động. Nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế tuy có bản chất khác nhau nhưng đều là những bộ phận của 1 cơ cấu kinh tế quốc dân, cùng tồn tại trong một thể thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau. Các thành phần kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau . Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật và phát triển theo những hướng khác nhau. 2.2.3. Nền kinh tế vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mà Hồ Chí Minh áp dụng cho Việt Nam. Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gó ép,hình thức. Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác. Đối với những nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và sẵn sang tiếp thu, cải tạo để góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức tư bản nhà nước. Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. Quản ký kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh bước đầu đề cập vấn đề khoán trong sản xuất, “Chế độ khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng…; làm khoán tốt thích hợp và công bang dưới chế độ ta hiện nay”. Tính đúng đắn của luận điểm. Về lý luận và thực tiễn Việt Nam. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975, sau khi đát nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ở các nước này tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,… tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ then chốt và lâu dài”. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử đối với nước ta vì toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay thế bằng hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đọa xã hội xã hội chủ nghĩa. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử. Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường dân tộc dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sau khi đã giành thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc , mới thực hiện được mục tiêu : dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc vừa phù hợp với xu thế của thời đại. Điều đó thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử. Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở Viêt Nam. Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thông nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Trong nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao như ở nước ta, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau, tương ứng sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, phải là cơ cầu kinh tế nhiều thành phần. Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần kinh tế. Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại nhưng vẫn có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước như thành phần kinh tế tư nhân, hay một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội dẫn đén việc tồn tại cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta. Vai trò của cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này lại có tác dụng thúc đẩy tăng năg suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển các mặt khác của đời sông kinh tế xã hội. Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý,… Tạo điêu kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước, cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lương sản xuất. Thành tựu của Việt Nam khi thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Kết luận. Chủ trương đúng đắn của Bác trong việc thực hiện cơ cấu hàng hóa nhiều thành phần đối với nền kinh tế Việt Nam đã góp phần giúp Việt Nam tìm được bước đi đúng đắn đi lên chủ nghĩa xã hội nói chung và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan