Tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu (Nghiên cứu tại Xã Tân lập - Huyện Mộc châu - Tỉnh Sơn La)

MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước Việt nam đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực này vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn , là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với các dân tộc sống ở những vùng khó khăn này. Sơn la là một tỉnh miền núi Tây bắc, có diện tích tự nhiên là: 14.055km, có chung đường biên giới với nước bạn Lào dài 250km, có 73% diện tích đất rừng và rừng, toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thị xã, 201 xã, phường, thị trấn; dân số toàn Tỉnh hiện nay có trên 96 vạn người, bao gồm với 12 dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân tộc kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là dân tộc Dao, Sinh Mun, khơ mú, Laha .nhìn chung trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Năm 2002 khi nhà nước phê duyệt dự án xây dựng thuỷ điện Sơn la với công suất 2.400MW là công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta và khu vực Đông nam á, để tiến hành được việc khởi công xây dựng thì toàn bộ những người dân ở vùng lòng hồ Sông đà phải di chuyển đến nơi ở mới để lấy mặt bằng xây dựng công trình, trong số hàng nghìn hộ dân phải di chuyển đi nơi khác có trên 600 hộ chuyển đến định cư tại xã Tân lập, huyện Mộc châu. Việc di rời này không những chỉ có ảnh hưởng đến nhóm người Thái mới đến (Dân tộc Thái đen) mà còn có nhiều ảnh hưởng đối với đồng bào bản địa (Thái trắng) đã sinh sống lâu đời ở đây, một trong những vấn đề có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ là việc chăm sóc sức khoẻ của người dân ở nơi đây còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, những vấn đề có liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ như điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức, các phong tục, tập quán; các chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước và địa phương Qua đi khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy phong tập, tập quán cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nói của các bản người dân tộc Thái vì sức khoẻ của con người có tính quyết định đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của họ. Đặc biệt, là vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với các đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa, thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là những nguyên nhân gây lên tình trạng tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em sau này. Bên cạnh đó ở khu vực này hệ thống chăm sóc chăm sóc y tế và dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai tại đây còn có một khoảng cách khá xa so với tình hình chung của cả nước. Mục tiêu giảm quy mô dân số của chương trình dân số thực hiện tại nơi này còn gặp nhiều khó khăn, do vậy, những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết rất kiên trì và lâu dài. 2- Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cưú của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Tìm hiểu thực trạng phong tục, tập quán và đời sống kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ của người dân tộc Thái trước và sau khi chuyển đến nơi ở mới. - Các vấn đề xã hội nảy sinh trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của họ? - Nhận thức của người dân về vấn đề này như thế nào? - Thái độ, hành vi cụ thể của họ trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản như thế nào? - Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái nói riêng.

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5384 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu (Nghiên cứu tại Xã Tân lập - Huyện Mộc châu - Tỉnh Sơn La), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích các vấn đề cụ thể. Mặt khác nghiên cứu này cũng dựa trên một số lý thuyết xã hội chuyên nghành như lý thuyết xã hội họ kinh tế, lý thuyết xã hội học văn hoá, lý thuyết xã hội học sức khoẻ, lý thuyế xã học nông thôn, lý thuyết xã hội học gia đình, lý thuyết xã hội học nghề nghiệp… những lý thuyết xã hội học đó được vận dụng, xem xét và lý giải các vấn đề trên địa bàn nghiên cứu. 4.2. Những phương pháp nghiên cứu xã hội học cụ thể: Nhắm làm cho báo cáo thực tập đạt chất lượng chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như sau: 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu. Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua nguồn tài liệu thống kê có sẵn. Những nguòn tài liệu này đã có trước khi đoàn cán bộ và sinh viên đến địa bàn nghiên cứu. Để báo cáo thựctập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin phong phú, sinh viên đã khai thác thu thập và sử lý thống kê được từ nhiều nguồn khác nhau. Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thu thập được từ các báo cáo của Đảng bộ xã, Uỷ ban nhân dân, trạm xá xã Tân lập và từ các báo cáo viên của Uỷ ban nhân dân Huyện Mộc châu…Ngoài ra, còn sử dụng một số tài liệu trên báo chí, và lịch sử của Đảng bộ và nhân dân xã Tân lập trong 5 năm qua. 4.3.2. Phương pháp quan sát. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thong qua tri giác trực tiếp về Tân lập. Địa bàn dân định cư lâu đời (Thái trắng) và địa bàn dân tái định cư (Thái đen) mới di dân đến, được bản thân quan sát và ghi nhận đầy đủ qua quan sát nhìn thấy được. Những thông tin này được bổ sung làm cho thông tin thu được qua các tài liệu đầy đủ hơn. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi. Đây là phỏng vấn được chuẩn bị sẵn. Qua hơn một tuần thầy trò chuẩn bị thực tập và thao tác trước khi xuống địa bàn thực hiện. 72 câu hỏi dành cho hộ gia đình tái định cư với cơ cấu như sau: - 10 câu hỏi thông tin về gia đình. - 17 Câu hỏi về những biến đổi trong đời sống trong đời sống kinh tế hộ gia đình. - 6 câu hỏi về những biến đổi trong trong đời sống văn hoá giáo dục. - 15 câu hỏi về biến đổi trong đời sống gia đình và cộng đồng. - 18 câu hỏi về những biến đổi trong môi trường và sức khoẻ. - 6 câu hỏi thông tin chung về người trả lời. Thông qua các câu hỏi đóng và mở về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và những biến đổi xã hội của cộng đồng người Thái xã Tân lập đã thu được những thông tin tương đối toàn diện về người dân và địa bàn xã Tân lập. 4.2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu mẫu là phương pháp được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nghien cứu mẫu ở đây là nghiên cứu mẫu đại diện. Thay việc nghiên cứu toàn bộ băng việc nghiên cứu bộ phận đại diện, từ kết quả của bọ phận đại diện đó được kết luận cho toàn bộ tổng thể địa bàn nghiên cứu. Xã Tân lập được chọn nghiên cứu ở đây là đại diện cho Huyện Mộc châu chủ yếu là có Cộng đồng người Thái sinh sống, đặc biệt các phong tục tập quán của họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của họ, những nghiên cứu ở xã Tân lập, những kết luận, những kiến nghị, đề nghị về vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho cộng đồng các dân tọc thiểu số nói chung và cộng đồng dân tộc Thái nói chung có thể được coi là cần thiết và có ý nghĩa. 4.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu. Đây là những phỏng vấn để xrm xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và cũng là để hiểu sâu bản chất nguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu. Phỏng vấn sâu ở đây đã được tiến hành với một sô người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý của xã như: Chủ tịch xã, phó chủ tịch phụ trách khối văn xã, xhủ tịch Hội phụ nữ, trạm trưởng trạm ý tế xã, trưởng thôn và những người dân trong địa bàn 9 bản của xã. Phỏng vấn ở đây còn có ý nghĩa minh hoạ và khẳng định kết quả nghiên cứu bởi những thông tin qua phân tích tài liệu, qua quan sát địa bàn địa bàn xã Tân lập - Huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la những năm gần đây. 5 - ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu. 5.1. Ý nghĩa khoa học: Trong việc nghiên cứu vấn đê này tôi trinh bày một phương pháp tiếp cận trên cơ sở làm sáng tỏ và vận dụng tối đa các khái niệm về nhận thức, thái độ, hành vi, học vấn, phong tục tập quán. Bằng cách đó tôi đưa ra một minh hoạ có ý nghĩa lý luận đồng thời nhấn mạnh vai trò nghiên cứu xã hội học về tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái từ đó giải thích một cách hợp lý, khoa học về vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu cũng giúp cho nhận thức về phong tục tập quán của người Thái trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản và khái quát các vấn đề liên quan tới xã hội học văn hoá và xã hội sức khoẻ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Báo cáo này cũng đưa ra nhận xét tổng quát nhất về tập quan chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Sơn la qua nghiên cứu thực tế tại xã Tân lập, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la đồng thời qua đó có một số kiến nghị, đề xuất góp phần vào việc xây dựng các chính sách của Đảng và nhà nước nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số nhất là ở vùng núi và vùng sâu, vùng xa. 6 - Giả thuyết nghiên cứu: - Hệ thống y tế và hoạt động y tế của xã Tân lập hiện nay con gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. - Một số phong tục, tập quán có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu, Sơn la. 7 - Xây dựng khung lý thuyết: Phong tục, tập quán Phong tục tập quán Hệ thống cơ sở y tế địa phương Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Các chính sách của nhà nước và địa phương Trình độ nhận thức của người dân. NỘI DUNG CHÍNH. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1, Cơ sở phương pháp luận. Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác xít là phương pháp luận cơ bản và nền tảng trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Làm sơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật biện chứng giữa chúng. Theo quan điểm duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét toàn diện, nghĩa là coi đối tượng nghiên cứu như là một thể thống nhất trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Do đó khi nghiên cứu về phong tục, tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân tộc thiểu số cụ thể ở đề tài này là khi ta nghiên cứu về tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở xã tân lập huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la phải đặ nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác tác động tới như: trình độ nhận thức, thu nhập, nghề nghiệp, việc làm…của người dân nơi đây. Một số lý thuyết xã hội học. *Lý thuyết hành động xã hội: Theo MaxWeber: Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động khi nó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động. MaxWeber đã chia hành động xã hội ra làm 4 loại: +Hành động duy lý công cụ: Là hành động thực hiện sự cân nhắc, tính toán lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất. + Hành động duy lý-giá trị: Là hành động thực hiện vì mục đích tự thân. + Hành động duy cảm (Cảm xúc): Là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc xem xét. + Hành động duy lý - truyền thống: Là hành động tuân thủ những théo quên, nghi lễ, phong tục… áp dụng lý thuyết vào hành động xã hội vào vấn đề nghiên cứu này nhằm giải thích việc lựa chọn các hình thức chăm sóc sức khoẻ của người Thái nói riêng và của dân tộc thiểu số nói chung cho thấy chủ yếu họ lựa chọn hành động hành động duy lý - truyền thống vì: Khi nói đến các tập quán của cư dân người Thái trong việc chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản là xem xét hành động xã hội đó trước sự ảnh hưởng của những thói quen, những nghi lễ, phong tục, của truyền thống gia đình và môi trường xã hội. Cụ thể hơn hành động xã hội này được xem xét trong các tương quan tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nhề nghiệp, tập quán của họ đã có từ bao đời nay mặc dù có ảnh hưởng của tác động CNH, HĐH đất nước cũng đã phần nào làm thay đổi nhận thức của người dân và dần dần họ từng bước có sự thay đổi, thích nghi với thói quen mới tiến bộ hơn nhưng cơ bản họ vẫn giữ được bản sắc văn hoá của người Thái. 2, Các khái niệm. 2.1: Khái niệm phong tục, tập quán. Là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. như phong tục nấu bánh chưng ngày tết của nhân ta, hay phong tục cưới xin, ma chay… 2.2: Khái niệm sức khoẻ sinh sản: Trong truyền thống văn hoá Việt nam không thấy đề cập đến khái niệm sức khoẻ sinh sản (SKSS) mà chỉ nói đến sức khoẻ, giới tinh, tình dục. Khái niệm SKSS được du nhập từ các nước phương tây vào nước ta thời gian gần đây. SKSS không phải là cái gì xa lạ mà nó chỉ là một bộ phận của sức khoẻ con người nói chung. Nó được nêu ra một cách chính thức từ hội nghị quóc tế về dân số và phát triển (Ai cập) năm 1994, tại hội nghị này, SKSS được định nghĩa như sau: "SKSS là một trạng thái khoẻ mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó. Do đó sức khoẻ sinh sản hàm ý là con người có thể có cuộc sống tình dục thoả mãn, an toàn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định khi nào và thường xuyên như thế nào trong việc này. Điều kiện cuối cùng này ngụ ý nói về quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tuỳ theo sự lựa chọn của họ cũng như được lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm điều hoà sinh đẻ không trái với pháp luật, quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thích hợp giúp cho người phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có đứa con khoẻ mạnh" Nội dung chính của sức khoẻ sinh sản bao gồm: 1) Làm mẹ an toàn, 2) Kế hoạch hoá gia đình, 3) Nạo hút thai, 4) Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, 5) Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, 6) Giáo dục tình dục, 7) Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục, 8) Vô sinh, 9) Sức khoẻ vị thành niện, 10)giáo dục truyền thông vì sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình. Như thế, SKSS là một khái niệm mới, nó thuộc nội hàm của khái niệm sức khoẻ nhưng nó cụ thể và sâu sắc hơn, đặc biệt là nó hàm chứa và nhấn mạnh tới một số khía cạnh về sức khoẻ - dân số mới xuất hiện ở xã hội hiện đại, Thực vậy, SKSS không đơn thuần là chuyện sinh sả, truyền giống mà nó bao hàm nội dung lớn về tuổi dậy thì, giới tính, bản năng tình dục và sự hài hoà, an toàn tình dục, về khả quyền sinh con và không sinh con, quyền tiếp cận các nguồn thông tin xã hội về SKSS và quyền bình đẳng về nghề nghiệp, tuổi, giới, văn hoá, tín ngưỡng và dân tộc trong hưởng lợi các dịch vụ xã hội về SKSS….. 2.3, Khái niệm gia đình: Gia đình theo quan niệm của chủ nghĩa Mác được thể hiện là "Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình". Gia đình là một hình thức tồn tại xã hội mang tính phổ biến, được tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc coi là một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy. Nhân năm quốc tế về gia đình - 1994, tr chức này đã đưa ra định nghĩa về gia đình như sau: "Gia đình là một nhóm người có qun hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung". Gia đình đó là một nhóm xã hội đặc biệt gắn bó với nhau bởi huyết thống và tình cảm. Gia đình được hình thành trên cơ sowrhoon nhân (Tình yêu và tính giao) và quan hệ huyết thống có được từ quan hệ hôn nhân đó (Cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng…) Gia đình Vệt nam hiện đang tồn tại với nhiều loại hình khác nhau. Đó là, gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình đầy đủ, gia đình khuyết thiếu…trong đó, gia đình hạt nhân là gia đình gồm 2 thế hệ: Bố mẹ và con cái chưa trưởng thành, đây là loại hình gia đình phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Gia đình mỏ rộng hay còn gọi là gia đình lớn bao gồm từ 3 thế hệ trở lên. Trong gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ, cháu chắt và có khi cả thân tộc cùng chung sống cùng chung kinh tế trong mái nhà. gia đình không đầy đủ là gia đình thiếu khuyết về thành phần cơ bản (Vợ hoặc chồng). 3, Tổng quan nghiên cứu. * Chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên thế giới: Hiện nay vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang và đã là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia. Nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói riêng là cả một quá trình rất dài, từ nhận thức đúng dẫn đến những hành vi, ứng xử đúng trong việc chăm sóc sức khoẻ của cá nhân vì sức khoẻ là vốn tài sản vô giá không gì có thể thay thế được. Taị hội nghị y tế thế giới tổ chức ở Cairô (AI cập) năm 2004 đã quyết định lấy 13 thành tố chính trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản. (Nạo phá thai; sức khoẻ sinh sản vị thành niên; sức khoẻ trẻ em; tram quyền cho phụ nữ; kế hoạch hoá gia đình/ định thời gian sinh; Giới; Vô sinh; sự tham gia của nam giới và SKSS; ung thư đường sinh sản và ung thư vú; dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; hành vi tình dục và sinh sản có trách nhiệm; bảo vệ sản phụ; STDS (Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS. * Ở Việt nam. Việt nam cũng như trên thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị và có nhiều đề tài bàn luận về thực trạng, tình hình chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Chính phủ Việt nam rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản đặc biệt là việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, trong quá trình mang thai và sinh đẻ các bà mẹ được chăm sóc chu đáo, số lần khám thai trung bình của một phụ nữ có thai đã tăng từ 1,9 lần (1999) lên 2,5 lần (2003), tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đã tăng từ 84,5% (1999) lên 91% (2003). Phụ nữ khi sinh đẻ dược cán bộ y tế chăm sóc khá cao, trên 90% bà mẹ khi mang thai và bà mẹ lúc sinh đẻ được cán bộ y tế chăm sóc thai nhi và chăm sóc khi sinh đẻ, ở khu vực thành thị và đồng bằng tỷ lệ này đạt trên 95%. Nhờ vậy tỷ lệ bà mẹ tử vong khi sinh đẻ đã giảm đáng kể. Công tác tuyên truyền về kế hoạch hoá gia đình được tiến hành một cách đồng bộ đã làm thay đổi nhận thức người dân vì vậy đã thực hiện được mục tiêu về dân số. Tuy nhiên công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều bất cập. Hệ thống và chất lượng dịch vụ y tế chưa được đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn nhiều khó khăn; tổ chức y tế dự phòng còn nhiều bất cập. Chính sách bảo hiểm y tế, thu viện phí và khám sức khoẻ cho người nghèo giải quyết chưa tốt…. Trên cơ sở 13 thành tố mà hội nghị ytế thế giới đã đưa ra, căn cứ và tình hình cụ thể của Việt nam để chọn ưu tiên vấn đề nào là cơ bản, Việt nam đã chọn 7 thành tố chính đó là: 1, Quyền sinh sản. 2, Kế hoạch hoá gia đình. 3, Bảo đảm cung cấp chăm sóc trước trong và sau đẻ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, nạo phá thai an toàn và quản lý biến chứng sau nạo phá thai, cung cấp chăm sóc sau nạo thai. 4, Phòng chống và chữa trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. HIV/AIDS. 5, Phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản. 6, Dự phòng và điều trị vô sinh. 7, Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Chương 2: Phong tục, tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở xã Tân lập, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la. 1- Đặc điểm kinh tế- xã hội của xã Tân lập, Huyện Mộc châu. Xã Tân lập thuộc huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la có diện tích là 10.000ha, có 1.904 hộ với 9169 nhân khẩu, phân bố trong 14 bản và 14 tiểu khu; có 7 bản là dân tái định cư (5 bản tái định cư hoàn toàn) có 1 số dân tộc chủ yếu sinh sống ở đây là: người Thái đen (Dân di cư từ Mường la về) Thái trắng (Dân cư trú lâu đời), còn một số dân tộc khác như người Kinh, Mông, Mường, Gia na, Laha. Người Thái sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương (Trên ruộng bậc thang) và chăn nuôi, trồng chè ngoài ra họ còn trồng cây ăn quả: Mận, đào ngoài ra họ còn trồng thêm cây hoa màu (cây ngô) và chăn nuôi bò sữa và bò lấy thịt, người thái đã chấm dứt cuộc sống du canh du cư, nông cụ sản xuất của họ còn thô sơ nhưng kỹ thuật canh tác đã có nhiều tiến bộ. Mặc dù họ có chăn nuôi, song những sản phẩm từ nguồn này chủ yếu phục vụ trong những dịp ma chay, cưới xin, lễ tết. Thu nhập chủ yếu là từ lúa, ngô, trồng chè và chăn nuôi bò sữa, có một thời gian nuôi bò Laisin không được nên chuyển sang trồng chè, bình quân thu nhập 4,5 triệu/người/năm, xã có 581 hộ nghèo những hộ nghèo chủ yếu là do mới tách hộ, mới kết hôn, đất đai ít, sinh đẻ hoặc đau ốm nhiều. Toàn xã có 4 trường học, 2 trường phổ thông cơ sở, 1 trường phổ thông trung học, 1 trường tiểu học, có một số lớp lẻ, và 1 trường mầm non, người dân nơi đây chủ yếu làm ăn tại thôn bản của mình mà không đi làm ăn xa ở nơi khác, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, tỷ lệ lúa và hoa màu làm ra mà đem đi bán là rất ít, chủ yếu có bán sản phẩm từ cây chè và hầu như là nguồn thu nhập đáng kể của các gia đình, phong tục tập quán sinh đẻ, ma chay, cưới xin còn nhiều lạc hậu, trai gái kết hôn sớm 16-18, người Mông 13-14 đã kết hôn và sinh con đẻ cái (Theo báo cáo của ông Chủ tịch xã Tân lập). Từ năm 2003 đường xã giao thông đã có nhiều thuận lợi do có dự án tái định cư, nhưng cũng mới ở những bản ở gần và đường trục chính trong xã còn lại các thôn bản khác cơ bản đường xá đi lại khá xa, nhiều đèo dốc, gập ghềnh…vì điều kiện đi lại khó khăn, do vậy kinh tế và dân trí kém phát triển. Trạm y tế xã cách khá xa các bản, xa nhất là bản Nà pháy 14km đường nhiều đèo, dốc khiến cho việc đi lại và công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số phong tập quán còn đè nặng tư tưởng của người dân nơi đây. 2 - Thực trạng hệ thống y tế và việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người Thái ở xã Tân lập`. 2.1. Hệ thống y tế và hoạt động y tế: Cũng tương tự như nhiều vùng núi, dân tộc trong cả nước, hệ thống y tế của xã Tân lập bao gồm: Trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn và y tế tư nhân (rất ít). Trong đó y tế trạm là đơn vị có vai trò chính trong việc quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong xã, nhân viên y tế thôn hỗ trợ cho y tế xã trong việc tuyên truyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sơ cứu, nếu người dân bị bệnh nặng hơn thì chuyển lên bệnh viện huyện còn nạng hơn nữa thì lên bệnh viện tỉnh. Hoạt động của trạm ytế xã được đặt ở gần uỷ ban nhân dân gần như là trung tâm của 9 bản, trạm y tế chỉ có một số phòng cơ bản như: Phòng đỡ đẻ, khám phụ khoa; phòng khám và tiêm thuốc, một phòng cho bệnh nhân lưu nội trú. theo quy định của Bộ y tế trạm y tế xã là nơi thực hiện việc khám thai và tiêm phòng uốn ván, đỡ đẻ, khám phụ khoa, là nơi tư vấn và cung cấp phương tiện tránh thai (Bao cao su, đặt vòng, thuốc viên tránh thai…) cho người dân. 2.2. y tế bản: Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản thông thường được đào tạo 9 tháng tại trung tâm y tế huyện, có người kiêm luôn cả chức danh cán bộ dân số của bản, họ là những trợ thủ đắc lực cho y tế xã trong việc tuyên truyền, vận động vệ sinh môi trường, thực hiện tiêm chủng mở rộng… Nhìn chung hệ thống y tế xã, bản có đủ cơ cấu và có đủ nhân lực theo quy đinh, điểm mạnh của hệ thông y tế xã là có đội ngũ nhân viên y tế sống cùng dân, hoạc là người của thôn, bản nên có thể thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng, tuy nhiên, mức độ hiệu quả của hoạt động y tế còn nhiều bất cập do trang thiết bị ytế còn quá nghèo nàn, thô sơ, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế còn hạn chế…. *Mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân: Mặc dù các cấp các nghành của Huyện Mộc châu đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân, nhưng họ còn gặp không ít những khó khăn như sau: - Thiếu trang thiết bị y tế: Qua khảo sát ở 7 bản của xã Tân lập (Hoa1, Hoa 2, Dọi 1, Dọi 2, Nà tân, Nậm tôm, Nà pháy) đều có tình trạng vừa thừa vừa thiếu dụng cụ, có những loại dụng cụ được cấp qua lâu đã han gỉ nếu sử dụng sẽ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, còn dụng cụ thừa thì do không có nồi hấp điện để khử trùng ở nhiệt độ cao, số lượng thuốc nhiều nhưng cũng trong tình trạng qúa hạn sử dụng hoặc không thích hợp với mô hình bệnh tật của địa phương, trong khi đó, trạm xá thiếu nhiều thiết bị cần thiết như: Bộ dụng cụ khám phụ khoa, túi đẻ sạch và thậm chí thiếu cả găng tay để đỡ đẻ và thao tác chuyên môn. " Tôi làm trạm trưởng y tế xã đã 12 năm rồi nhưng hàng năm cũng chẳng bổ sung thêm trang thiết bị và thuốc men được bao nhiêu, người dân mỗi khi ốm đau đến khám có thuốc gì thì cấp thuốc ấy, nhiều khi cũng thương bà con lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào được vì đây là khó khăn chung chứ cũng không phải chỉ riêng xã này" Phỏng vấn ông Lò Văn Thạng 50 tuổi. Trạm trưởng trạm xá xã). Thiếu năng lực chuyên môn: Đội ngũ y tế thôn bản nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, thường là không được đào tạo cơ bản và có chứng chỉ y tế, có khi ông trưởng bản kiêm luôn y tế thôn và họ tự nhận xét là "Chúng tôi thực hành chưa tốt vì ít khi được va chạm thực tế, có nhiều người chưa biết đỡ đẻ, chỉ biết đo huyết áp, cặp nhiệt độ, tiêm bắp thịt; còn khi có người bị bệnh nặng một chút thì đề nghị chuyển lên tuyến trên" PV ông Lường Văn Chỉ 39 tuổi trưởng bản Dọi 2 Về chi phí cho chăm sóc sức khoẻ: Trung bình chi phí cho thuốc men (Không kể ốm đau nặng) của một gia đình người Thái vào khoảng 150.000đ/năm. tuy nhiên con số này có thể thấp hơn thực tế vì người dân ở xã này được nhà nước cấp cho thẻ bảo hiểm y tế, đi khám bệnh không phải mất tiền, chỉ khi nào bị ốm nặng thì phải đi chữa bệnh ở bệnh viện Huyện hoặc Tỉnh thì chi phí mới cao. "Thường là ốm nhẹ thì chỉ khám ỏ bệnh xá xã thôi, nhưng ở đó cũng chẳng có thuốc gì cả mà phải đi mua ở quần thuốc tư nhân nên cũng tốn tiền, nếu bị ốm nặng phải đi chữa ở bệnh viện Huyện đường xa phải thuê xe ôm, phải ăn uống rồi tiền thuốc men tốn nhiều lắm phải bán mấy tạ Ngô mới đủ" PV chị Lò Thị Na 36 tuổi, bản Nà pháy). Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện đi lại không thuận lợi do địa bàn rộng nhiều rừng núi, dốc…do vậy kinh tế và dân trí của nhóm dân tộc này kém phát triển hơn. Trạm y tế ở cách khá xa thôn, bản khiến công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạch đó, một số phong tục tập quán còn đè nặng tư tưởng của người dân nơi đây. 3 - Một số phong tục, tập quán trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái xã Tân lập. 3.1. Tập quán trong hôn nhân. Một nghiên cứu về phụ nữ ở miền núi phía Bắc năm 2000 cho thấy trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ lệ phụ nữ kết hôn trong độ tuổi từ 12 - 17 ở các dân tộc kinh, Tày, Thái, Mường, Dao ở khu vực này tương ứng là 3,3%, 21,6%, 19,0% và 20% trong số những người đã kết hôn. Bên cạnh đó, tuổi kết hôn ở nhóm từ 18 đến 19 cũng rất cao, tỷ lệ tương ứng cho các dân tộc trên là: 23,3%, 50,2%, 43,9% (Nguyễn Hữu Minh, Lê Phượng, 2001). Nghiên cứu khác của dự án VIE/97/P03 (UNFPA) năm 1999 tại Sơn la cho thấy tỷ lệ phụ nữ Thái kết hôn trước 18 tuổi chiếm 32,7%, những số liệu cho thấy tình trạng kết hôn sớm vẫn tồn tại ở những dân tộc thiểu số và là vấn đề nan giải trong công tác vận động dân số kế hoạch hoá gia đình (DSKHHGĐ). Một số vấn đề hiện nay có tác động đến khả năng kết hôn sớm ở người Thái đó là nhận thức của người dân trong cộng đồng người Thái về vấn đề này còn yếu. Hiện tại tình trạng kết hôn sớm (Tảo hôn) ở người Thái xã Tân Mộc không còn phổ biến nhưng vẫn tồn tại: "Em năm nay 19 tuổi, cưới chồng được 2 năm, chồng em cũng là người Thái hơn em 1 tuổi ở bản Nà tân, vợ chồng em đang sống chung cùng bố mẹ và 3 em, mọi việc từ ăn, ở và lao động đều do bố chồng quản lý và chỉ đạo" (Chị Đường Thị Lả. nông dân.19 tuổi). Trường hợp trên uy thuộc diện tảo hôn nhưng vẫn còn tiến bộ hon một số trường hợp khác: Người Thái trắng ở đây lấy chông lấy vợ muộn hơn chứ người Thái đen mới ở Mường la về có nhiều cháu chỉ 15-16 đã cưới rồi" (Anh Lường văn Lình. nông dân.45 tuổi ở bản Hoa 1). Kết hôn sớm, thường dẫn đến có con sớm, lúc này cơ thể của người vợ và người chồng chưa phất triển hoàn thiện, do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ và đứa con. Bên cạnh đó, cả 2 vợ chồng còn quá trẻ để quản lý gia đình nên mọi thứ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, ông bà. Mặt khác kết hôn sớm còn làm cho số năm sinh đẻ của người phụ nữ dài hơn so với những người kết hôn muộn, gây khó khăn cho công tác KHHGĐ. Ngày nay mặc dù công tác tuyên truyền đã có tác dụng nhiều đến nhận thức của người dân nhưng tình trạng kết hôn sớm vẫn diễn ra ở cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và người Thái ở Sơn la nói riêng. Hầu hết trai gái người Thái khi lấy vợ lấy chồng đều được bố mẹ hai bên gíơi thiệu cho, chỉ vài năm gần đây thì con trái con gái mới có cơ hội tìm hiểu nhau trước khi kết hôn (Người Thái trắng tiến bộ hơn), một lý do kết hôn sớm nữa của người Thái là do trình độ học vấn của người dân ở đây thấp, thường thì con trai được ưu tiên cho học cao hơn nhưng cũng chỉ học hết cấp 2 (PTCS), còn con gái chỉ học đến lớp 3-4 đã nghỉ, ban ngày đi làm nương rẫy, tối về tụ tập từng đám bạn vui chơi, tìm hiểu, yêu đương rồi kết hôn, do tuổi đời còn quá trẻ đã phải sinh đẻ, nuôi con và lo toan cuộc sống gia đình nên họ không tránh khỏi những khó khăn trong cuộc sống. 3.2. Tập quán trong chăm sóc thai nghén. Chăm sóc thai nghén không chỉ nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ mà còn có ý nghĩa rất lớn cho thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Những năm gần đây, nhờ chương trình chăm sóc sức khoẻ ở sơn la, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đã phát triển khá tốt, đặc biệt ở vùng dân tộc người Thái sinh sống. Tuy nhiên ở những nơi này vẫn tồn tại một số phong tục tập quán và các yếu tố tâm lý liên quan đến thai nghén. Những tập quán này đã thấm sâu vào tiềm thức của người dân từ lâu đời nay. Xưa kia vì những nguyên nhân kinh tế - xã hội lạc hậu mà người Thái thường gặp nạn "Hữu sinh vô dưỡng" dẫn đến hiện tượng hiếm con. Từ đó họ quan niệm rằng sự vật, hiện tượng xung quanh đêù có tác động tốt hoặc xấu đến con người, nhất là đối với hồn vía và thân thể còn yếu đuối như là phụ nữ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, người Thái có nhiều nghi lễ, tập quán liên quan đến chăm sóc, bảo vệ bà mẹ lúc mang thai, ví dụ: khi người phụ nữ biết mình có thai, họ phải tuân theo những kiêng kỵ với tính chất hoàn toàn tự giác, họ đặt niềm tin vào những tập tục này, bởi họ nghĩ rằng nếu không tuân theo sẽ phải chịu hâụ quả đáng tiếc trong lúc sinh nở và bị xã hội chê cười, đó là một số kiêng kị như không được ăn nằm với chồng lúc mang thai, sợ tổn thương đến đứa bé trong bụng, không khâu vá, thêu thùa trong nhà vì có thể là nguyên nhân đẻ nhiều con gái, hay trong thời kỳ mang thai, mỗi khi ra ngoài trời dù râm mát đều phải đội nón, nếu không Ngọc hoàng nhìn thấy "Người bẩn": sẽ trị tội làm sẩy thai, người mang thai cũng kỵ đụng vào hạt giống vì lo hạt giống không mọc được. Hiện nay, mặc dù người Thái đã tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật về sinh đẻ, nhưng do ảnh hưởng sâu nặng của các phong tục, nhiều khi họ vẫn phải tuân theo những tục lệ của dân tộc mình và nhiều tục lệ vẫn còn tồn tại dai dẳng đến hiện nay. Ngày nay, nhằm theo dõi và phát hiện kịp thời các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi do bệnh tật của người mẹ, khi mang thai người phụ nữ cần đi khám thai để phát hiện sớm các nguy cơ đó, có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ thai nhi. cũng qua khám thai các nhân viên y tế có điều kiện hướng dẫn những điều cần thiết về vệ sinh thai nghén cho thai phụ và chọn nơi đẻ an toàn. ở nước ta, do điều kiện kinh tế văn hoá - xã hội còn hạn chế nên bộ y tế chỉ đưa ra quy định, tối thiếu mỗi phụ nữ mang thai phải đi khám định kỳ 3 lần: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Khảo sát thực tế tại cộng đồng người Thái xã Tân lập Huyện Mộc châu (T5/2007) cho thấy, trong số 265 người được hỏi thì chỉ có 71,9% phụ nữ đi khám thai định kỳ. như vậy trung bình mỗi người khám không được 1 lần. Thực trạng này được một cán bộ y tế xã cho biết "Hầu hết chị em được khám thai là do các cán bộ trạm đi gọi thì mới đi khám, nhưng hầu như họ cũng chỉ một lần người nào nhiều lắm là 2 lần, có những người từ lúc chửa đến lúc đẻ còn chẳng đi khám lần nào" (Chị Đường Thị San. 42 tuổi cán bộ y tế xã Tân lập). Đối với người Thái, đặc biệt là nhóm Thái đen là dân tái đinh cư chuyển từ lòng hồ Mường la về từ 2003 (Bản Hoa 2, Dọi 2, Nà tân, Nậm tôm, Nà pháy.) thì số lần khám lại càng ít vì là dân mới di cư đến cuộc sống chưa ổn định, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều chị em phải đi làm cỏ chè, hái chè thuê, hái mận thuê lấy tiền mua lương thực cho gia đình; vì còn phải lo việc cơm áo, gạo tiền nên họ không còn thời gian (Không có điều kiện) để chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và thai nhi. Do không khám thai hoặc ít được khám thai nên số phụ nữ được tiêm phòng uốn ván đủ liều, được uống viên sắt cũng rất hạn chế. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy số phụ nữ không được khám thai hoặc chỉ khám thai lần đầu có tỷ lệ sinh con gặp rủi ro cao gấp 3-3,5 lần so với những bà mẹ đã được khám thai đủ 3 lần trở lên. Bảng tương quan giới tính khám thai định kỳ cho phụ nữ trong gia đình những năm gần đây. Khám thai định kỳ cho phụ nữ Cộng Có Không Nữ 53 68,8% 24 31,2% 77 100% Nam 98 73,7% 35 26,3% 133 100% Cộng 151 71,9% 59 28,1% 210 100% Nhìn vào bảng tương quan trên cho thấy: Trong số 77 người trả lời là nữ thì 68,8% trả lời là có đi khám thai định kỳ, trong khi đó chỉ có 31,2% phụ nữ trả lời là không đi khám thai định kỳ; tương tự trong số 133 người là nam trả lời thì có 73,7% nam giới trả lời phụ nữ trong gia đình có đi khám thai trong khi đó có 28,1% trả lời phụ nữ không đi khám thai định kỳ. điều đó cho thấy số người quan tâm đến việc đi khám thai định kỳ là quá thấp, mỗi một phụ nữ mang thai không đi khám thai ít nhất là một lần. Tìm hiểu nguyên nhân của việc không đi khám thai qua phỏng vấn sâu, được biết vẫn còn một số phụ nữ không biết rằng đi khám thai là điều cần thiết, một số tuy biết, nhưng ngại đi do đường xá xa xôi, cách trở "Tuy có chị y tá bản đến bảo em phải đi khám thai, nhưng em ngại không thể đi bộ xa khi mang bụng to đi khám được" (Phỏng vấn sâu chị Tăng Thị Lài 21 tuổi. ở bản Nà pháy). Bên cạnh đó là tâm lý xấu hổ, nhất là những phụ nữ trẻ có thai lần đầu thì ngại ngùng, khi phải tiếp xúc với người lạ; với những phụ nữ có thai trước hôn nhân hay ngoài giá thú thì ngượng ngùng, xấu hổ, thậm trí có trường hợp họ còn mặc quần áo rộng dấu cái thai cho đến những tháng sắp đẻ mọi người xung quanh mới biết. Những người phụ nữ lớn tuổi mang thai thì có tâm lý mặc cảm "Đã nhiều con, cao tuổi lại vẫn mang bụng chửa, cán bộ không ưng đâu nên không dám để nhiều người biết là mình đang cớ chửa" ( Chị Phàn 43 tuổi đã 4 con, Bản Nà tân). Có người ngại đi khám thai vì "Sẽ không có tiền để trả khi phải mua thuốc". Mặt khác cũng có người cho rằng "Thấy trong người khoẻ mạnh bình thường, có làm sao đâu mà phải đi khám". Chính vì những lý do như vậy mà tỷ lệ phụ nữ Thái ở Tân lập đi khám thai thấp như đã đề cập ở trên. Hậu quả là nhiều phụ nữ khi sinh bị thai chết lưu, đẻ non, con bị chết. Ông Lò Văn Thạng trưởng trạm y tế xã Tân lập cho biết có 4/5 số ca sẩy thai và chết lưu chu sinh ở Tân lập năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 đều rơi và các thôn của người Thái. Vấn đề dinh dưỡng cho thai phụ cũng rất quan trọng nó không những ảnh hưởng đến sự phát triển của thai mà còn ảnh hưởng đến sự tạo sữa ban đầu của người mẹ sau khi đẻ. Trong thời gian mang thai, người phụ nữ cần ăn nhiều hơn bình thường, ước lượng tăng khoảng 1/4 so với mức ăn khi chưa có thai, đặc biệt phải chú ý tăng chất đạm có nguồn gốc động vật từ thịt cá, trứng. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số khá khó khăn, họ thường sống ở những vùng nghèo đói, nguồn thu nhập gắn với nương rẫy và rừng nên cuộc sống của họ chủ yếu là tự cung tự cấp và phụ thuộc vào thiên nhiên: "Hiện nay người Thái ở Tân lập chủ yếu trông vào lúa nương, mỗi năm một vụ, ruộng lúa nước thì rất ít. Trồng cây chè và mận thì máy năm mới được thu hoặc, ví dụ: trồng cây trè cũng phải 5 năm mới được thu hoạch, theo giá như hiện nay mỗi cân chè bán được 15- 20 nghìn, lúa nương thì chỉ trồng được một vụ mà năng xuất lại rất thấp, còn trồng ngô thì không thu được là bao, nuôi bò thịt do nhà nước bán khi mới chuyển đến đây thì không có lãi mà hầu như các nhà đầu bị lỗ vốn"Phỏng vấn ông Đường văn Tề 48 tuổi trưởng bản Hoa 2) Làm ăn khó khăn nên việc bổ sung dinh dưỡng cho người dân đặc biệt là các thai phụ thực sự không dễ dàng. Bảng đánh giá mức sống dựa trên thu nhập bình quân đầu người trong tháng của người dân xã Tân lập. Số lượng Tỷ lệ % Rất nghèo 143 60,3 Nghèo 67 28,3 Trung bình 16 6,8 Khá 11 4,6 Cộng 265 100 Thông qua bảng tần xuất trên ta thấy đây là một xã thuộc diện rất nghèo, trong số 265 người dân thì có tới 143 người có thu nhập dưới 100.000đ/tháng theo tiêu chí thì thuộc diện hộ rất nghèo, trong khi đó những hộ có thu nhập >300.000đ/tháng chỉ có 4,6%. vì thu nhập thấp, kinh tế quá khó khăn nên trong thời kỳ thai nghén, nhiều phụ nữ ở đây chỉ ăn cơm với rau và muối rang là chủ yếu, ăn thịt, trứng, cá hoặc uống sữa đối với họ là chuyện rất hiếm, có chăng chỉ là cá khô với muối mặn. theo số liệu điều tra trong số 265 người được hỏi, thì số người thường xuyên ăn thịt chỉ có 9,9%, ăn cá 8,7%, ăn trứng 12,5%, sữa 2,6%, còn đa số là thỉnh thoảng hoặc khi nào trong nhà có việc gì như cỗ bàn, hoặc ngày lễ, tết mới được dùng là 88,6%. Khi thai phụ bị thiếu dinh dưỡng thì việc suy dinh dưỡng bào thai và trẻ sơ sinh là không tránh khỏi. Thực tế, "Vì lao động vất vả, chế độ ăn uống không đảm bảo nên các con của em khi mới đẻ chỉ nặng 2kg hoặc hơn một chút, vì sinh ra bị thiếu cân và suy dinh dưỡng nên cả 3 đứa con em đều còi cọc, quấy khóc và hay đau ốm, em nuôi chúng vất vả lắm" Phỏng vấn sâu chị Triệu Thị Lạn 35 tuổi, bản Nậm tôm). Qua khảo sát và phỏng vấn sâu cho thấy những người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa chưa chú trọng nhiều tới việc chăm sóc sức khoẻ khi mang thai và nuôi con nhỏ do học còn nhiều điều phải lo toan trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các tập quán lạc hậu về cưới xin, ma chay cũng làm lãng phí không nhỏ nguồn dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em trong cộng đồng. Bởi thực tế phần lớn những người công việc đó là đàn ông chứ không phải phụ nữ. Nói về chi phí cho một đám cưới một người dân cho biết: "Chi phí tổng cộng cho lễ cưới khỏang 6-8 triệu tuỳ theo điều kiện từng gia đình, nhưng những khoản phải chi cơ bản chủ yếu là chi cho ăn uống gồm 3-4 tạ lợn hơi, khoảng trên dưới 100 lít rượu, 30 con gà, 50 kg gạo nếp; còn cô dâu phải mua sắm chăn màn làm của hồi môn, hoặc con trai thì phải mua sắm quần áo, giường cưới thì còn nhiều hơn nữa" (Phỏng vấn ông Đường Văn Sắng 51 tuổi thôn Dọi1). Để lo cho được một đám cưới như vậy, phần lớn các gia đình phải tích góp trong nhiều năm, hoặc có những nhà phảỉ đi vay mượn rồi trả dần, hậu quả là khi cưới vợ, gả chồng cho con xong thì cũng tăng thêm một nỗi lo là trả nợ, có nhiều nhà phải đi ký quán lấy gạo ăn đến mùa thu hoạch lúa thì trả một gấp 3-4 lần (Bán lúa non), cuộc sống của họ đã khó khăn lại ngày càng khó khăn hơn. Hiện nay, nhiều phụ nữ Thái vẫn cho rằng khi mang thai cần kiêng nhiều loại thức ăn, chẳng hạn kiêng ăn thịt một số con vật bị hổ vồ chết, vì sợ sau này cả mẹ và con đều mắc bệnh phong, kiêng không ăn thịt gà rừng vì sợ sau nà đứa bé hiếu động "Chạy nhảy như con gà rừng"; kiêng không ăn nhộng tằm, nhộng ong sợ su này con nhuát nhát chỉ ở trong nhà; kiêng ăn rau cải sợ con hay đái rầm, kiêng ăn ếch đồng vì sợ con hay khóc đêm….Phần lớn "Người Thái kiêng ăn những con vật sống dưới nước sợ trẻ bị sài và một sô loại rau có lông như rau bí; còn với người Thái đen thì kiêng ăn tất cả những đồ nướng, rán kỹ do quan niệm màu đen của các loại thức ăn đó sẽ không tốt cho mẹ và con" (Phỏng vấn chị Tăng Thị Mãi. 45 tuổi, Bản Hoa 1) Nếu cần phải uống thuốc, người có thai kiêng uống các loại thuốc nấu từ cây có gai, sợ uống vào con sẽ bị mọc mụn, ngứa ngáy quanh năm..vv. Nhìn chung các hình thức kiêng kị nhằm bảo vệ thai nhi là chính, các bà mẹ phải kiêng để con được khoẻ mạnh lành lặn. Các đặc điểm này cũng giống như phụ nữ người Kinh ở miền xuôi kiêng ăn ốc sợ sau này con sẽ nhiều rãi… Ngoài ra, do trình độ học vấn của người phụ nữ Thái rất thấp, thường là mù chữ hoặc có được đi học thì thường là chỉ học hết cấp 1 (Lớp sáu) là cùng). Bảng tương quan giới tính về trình độ học vấn cao nhất của gia đình. Giới tính Ko biết chữ Tiểu học THCS THPT Trung cấp Đại học Cộng Nữ 3 30 37 15 5 0 90 Tỷ lệ % 3,3 33,3 41 16,7 5,5 0 100 Nam 12 62 62 22 10 3 171 Tỷ lệ % 7,2 36,2 36,2 12,9 5,8 1,7 100 Hình thức giáo dục phổ thông chính thức của vùng sâu, vùng xa cũng như hình thức giáo dục của cả nước, đó là gồm 3 cấp học là tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Số liệu trên cho thấy trình độ học vấn ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức, thái độ và thực hành trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình và dinh dưỡng cho thai nhi. có tới 3,3% phụ nữ vùng sâu, vùng xa chưa từng bao giờ đi học, tỷ lệ phụ nữ tốt nghiệp tiểu học chỉ có 33,3% và tốt nghiệp trung học trở lên chỉ có 41%. Đây cũng là một trong những khó khăn trong công tác dân số- KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ và gia đình."Phụ nữ ở đây không cần đi học biết nhiều cái chữ để làm gì, chỉ cần lên nương trồng lúa, trồng ngô và chè giỏi bán được nhiều tiền để no cái bụng, đến tuổi lấy chồng sinh con đẻ cái và lo cho chồng cũng mệt lắm rồi" (Phỏng vấn chị Hoàng Thị Cón 34 tuổi, thôn Nà pháy). Cũng vì hoàn cảnh khó khăn, hạn chế trong nhận thức về chăm sóc thai nghén nên nhiều phụ nữ đã không được nghỉ ngơi, lao động nặng nhọc đến tận ngày sinh. Theo số liệu khảo sát 265 người có đến 29,5% phụ nữ lao động đến tận ngày đẻ, chỉ có 18,5% được nghỉ ngơi trước vài ngày. Bảng tương quan giới tính phụ nữ nghỉ lao động nặng trước khi sinh con (tính theo tháng). Nghỉ lao động nặng trước sinh con tính theo tháng .00 .20 .40 .50 1.00 Nữ 23 - 41,1% 14 - 35,9% 3 - 14,3% 29 - 42,4% 1 - 25% Nam 33 - 59,2% 25 - 64,1% 18 - 37,8% 39 - 57,4% 3 - 75% Cộng 56 - 100% 39 - 100% 21 - 100% 68 - 100% 4 - 100% Từ bảng số liệu trên cho thấy có 56 người cả nam và nữ trả lời thì có 41,1% là phụ nữ còn lại 59,2% là nam giới cho rằng phụ nữ không được nghỉ lao động nặng đến tận ngày sinh, chỉ có 1 người trả lời là phụ nữ và 3 người trả lời là nam giới cho rằng phụ nữ được nghỉ trước khi sinh 1 tháng, điều đó cho thấy hầu như phụ nữ ở đây đều phải lao động nặng đến tận ngày sinh. Không những không được nghỉ mà công việc của họ không hề giảm đi trong suốt thời kỳ mang thai, họ vẫn phải gánh vác nặng, đi nương làm cỏ lúa, cỏ ngô, hái chè, leo núi, đi rừng chạt củi. Họ cho rằng phải làm cố để khi đẻ có cái mà ăn, có củi mà sưởi. Việc lao động nặng đến sát ngày sinh, một mạt là tập quán của người Thái, mặt khác cũng do hàn cảnh kinh tế của họ. Họ thường tự an ủi "Cái khó nó bó cái khôn, không làm thì nấy gì để ăn và nuôi con" hoặc họ né tránh vấn đề này theo hướng lạc quan "Lao động nhiều thì mới dễ đẻ, có khi đang làm việc thấy có dấu hiệu muốn đẻ thì thì chỉ trong vòng 1 giờ sau đã đẻ xong rồi" Phỏng vấn chị Lường Thị Sao 38 tuổi, bản Hoa 2). Bảng giới tính phụ nữ nghỉ lao động nặng sau khi sinh con (tính theo tháng). Nghỉ lao động nặng sau sinh con tính theo tháng .00 .50 1.00 1,50 2.00 Cộng Nữ 3 4,8% 19 30,2% 15 23,8% 21 33,3% 5 7,9% 63 100% Nam 4 3,8% 27 25,5% 26 24,5% 34 32,1% 15-14,2% 106 100% Cộng 7 4,1% 46 27,2% 41 24,3% 55 32,5% 20 11,8% 169 100% Nhìn vào bảng tương quan cho thấy tỷ lệ phụ nữ được nghỉ lao động nặng sau khi sinh cao nhất là 1 tháng rưỡi chiếm 33,3%, sau đến được nghỉ nửa tháng chiếm 30,2% trong khi đó được nghỉ 2 tháng chỉ chiếm 7,9%, phụ nữ sinh con không được nghỉ ngày nào là 4,8%. Trong khi đó nam giới cho rằng phụ nữ được nghỉ sau khi sinh khoảng 1 tháng rưỡi là 55 người chiếm 32,5%, nửa tháng 27,2%, trong khi đó phụ nữ sinh con được nghỉ 2 tháng cũng chỉ có 11,8%, không được nghỉ ngày nào là 4,1%. Trước thực trạng này, vấn đề đặt ra là cần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu được sự cần thiết của việc giảm cường đọ lao động nặng nhọc đối với phụ nữ khi mang thai, giúp họ thấy rõ cái được và cái mất trong việc thu xếp thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý cho người phụ nữ khi họ mang thai và trước khi sinh đẻ, để họ có ý thức hơn trong việc này. tạo điều kiện cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ dân tộc được nghỉ ngơi, bồi dưỡng thì người mẹ mới đủ sữa và dinh dưỡng cần thiết để nuôi con và lấy lại sức khỏe sau một thời gian dài mang thai và sinh đẻ. 3.3. Tập quán sinh đẻ và chăm sóc con. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, tập quán sinh đẻ giữa các dân tộc thiêu số có một số nét khác nhau nhưng đa phần những tập quán này gắn với quan niệm có ảnh hưởng đến sự sống sót, phát triển của trẻ và sức khoẻ của người mẹ, trong đó phải kể đến chọn nơi đẻ, người đỡ đẻ, chế độ nghỉ ngơi kiêng cữ sau đẻ của người mẹ. Phụ nữ Thái ở các địa phương đều có tục đẻ ngồi ngay trong buồng ngủ của mình (Kiêng đẻ ở những nơi khác). Trước đây, khi đẻ người phụ nữ tự đỡ lấy là chính, sợ sự có mặt của người lạ sẽ làm hại họ. Gần đây, một số sản phụ đã tới trạm y tế đẻ, những người đẻ ở nhà thường được sự giúp đỡ của mẹ đẻ hoặc mẹ chồng và chồng. Khi đẻ ở nhà, sản phụ ngồi trên giường tựa lưng vào chăn bông hoặc hòm gỗ, có nơi thì ngồi trên ghế mây hoặc ghế gỗ, họ kiêng cho sản phụ nằm vì sợ máu độc sẽ chảy lên đầu. Những trường hợp đẻ khó, đau mãi mà không đẻ được thì họ thường mời thày cúng đến nhà làm lễ cúng cho dễ đẻ. Nếu sản phụ vẫn không đẻ được thì chồng hoặc mẹ chồng lấy 3 hạt gạo niệm thần chú rồi bỏ vào chén nước lã, sau đó người chồng dùng bàn tay nhúng vào chén nước rồi vuốt dọc từ ngực sản phụ xuôi xuống, họ cho rằng hạt gạo khi đó sẽ là vật chỉ dẫn, đứa bé sẽ biết đường ra khỏi bụng mẹ. Sau khi đứa trẻ chào đời, người ta chờ nó khóc mới bế lên, rồi cát rốn bằng thanh nứa giắt ở đầu hồi nhà, nhau thai được bỏ vào sọt treo lên cành cây hoặc cho vào ống nứa tươi chôn trong rừng sâu nơi khô ráo. Xưa kia, người Thái bọc nhau thai trong áo người mẹ ròi chôn ở gầm giường sản phụ với quan niệm đứa trẻ luôn mát mẻ và được ở gần mẹ mình. Cuống nhau được đem sấy khô rồi bọc vào giấy bản để dành, sau này dùng đánh lưỡi cho trẻ nếu nó chậm nói để tránh bị câm. Sau khi đứa bó lọt lòng nó được tắm rửa bằng nước đun với lá chè tươi đặc hoặc loại lá cây có mùi thơm và các loại thuốc lá. Khảo sát nhiều phụ nữ Thái cho biết, phần lớn phụ nữ thái đều đẻ ở nhà và tự đỡ lấy trước khi đẻ họ cũng dùng nứa hoặc dao rửa qua nước sôi và dùng để cắt rón, hàng ngày dùng thuốc dân tộc đun lên để vệ sinh rốn cũng như cơ thể mẹ và con. Hiện nay ở Tân lập, trong khi hầu hết phụ nữ Kinh đã đến trạm y tế hay cơ sở y tế để đẻ thì số phụ nữ Thái đẻ ở nhà vẫn còn chiếm tỷ lệ cao có 65,1% là họ đẻ ở nhà và do người nhà hoặc nhờ bà đỡ, y tá ở bản đến giúp, chỉ có 12,6% là đến trạm y tế xã hoặc bệnh viện đẻ.. Tìm hiểu về nguyên nhân hiện trạng này, ngoài vấn đề tập quán như đã nêu ở trên thì hầu hết phụ nữ Thái có tâm lý xấu hổ, ngại tiếp xúc với người lạ, không muốn người khác sờ vào người và biết được "Cái riêng của họ": "Ra ngoài trạm xá có người y tá là người lạ đỡ đẻ thì xấu hổ lắm, còn đẻ ở nhà thì toàn người nhà đỡ ngượng hơn" (Phỏng vấn chị: Lò Thị Máy 28 tuổi, Bản Dọi 1), một số thì cho rằng đẻ ở nhà đỡ tốn kém, không phải đi xa, đường sá cách trở. Sau khi đẻ, sản phụ phải ở trong nhà một tháng liền, gia đình có người đẻ trước cửa thường treo cành lá xanh hay một chùm cỏ tươi, hoa chuối làm dấu cấm kị ngưòi lạ vào nhà, đồng thời cũng là ngăn chặn các loại ma tà, theo tập quán trước đây, sản phụ được quan tâm chăm sóc chu đáo sau sinh như ăn cháo gạo nếp với thịt gà và nghệ, xương lợn, trứng liên tục trong 10 ngày, đồng thời uống và tắm gội bằng thuốc sắc lấy nước, nhằm phòng tránh một số bệnh và tăng sức khoẻ cùng khả năng đề kháng cho mẹ và con. Còn trẻ sơ sinh thường được nuôi bằng sữa mẹ, nhưng cũng chỉ được đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế khó khăn, việc ăn uống của sản phụ cũng bị hạn chế, mặc dù họ đã có ý thức ăn nhiều hơn để có sữa cho con nhưng tập tục kiêng cữ trong ăn uống khi sinh cũng đã làm giảm nguồn dinh dưỡng đối với người mẹ. Ví dụ: Người Thái ở Mộc châu thường kiêng không cho người đẻ ăn thịt lợn nái, trâu, bò, gà rừng, cá quả vì sợ độc, điều này làm tăng khả năng thiếu chất trong khẩu phần ăn của người mẹ vốn khi mang thai họ đã không được ăn uống đầy đủ chất đến khi sinh con lại phải kiên cữ nhiều, sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự tạo sữa cho con. Hiện nay cán bộ y tế cũng đang vận động các bà mẹ phải cho trẻ bú sớm ngay sau khi đẻ 24 h, một mặt sữa mẹ sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, thiách hợp với hệ tiêu hoá, mặt khác sẽ giúp cho dạ con của bà mẹ co nhanh, tránh băng huyết, đồng thời kích thích cho bà mẹ có sữa, ít bị tắc vú, tắc tia sữa và ít bị mất sữa về sau. Kết quả phỏng vấn cho biết, thường thì nhanh cũng phải sau nửa ngày, thậm chí 1-2 ngày sau khi đẻ, phụ nữ Thái mới cho con bú vì họ cho rằng mới đẻ chưa có sữa. Thời gian đó họ cho con uống nước đường, mật ong thay thế. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền vận động của ngành y tế và các đoàn thể chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đối với người mẹ, bên cạnh việc ăn uống thì nghỉ ngơi sau đẻ cũng rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, hầ hết phụ nữ Thái ở Tân lập chỉ một tuấn sau đẻ đã trở dạy làm việc nhà, thậm chí có người mẹ lên nương sau khi đẻ chỉ sau 10 ngày., thực tế này vô cùng bất lợi cho sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh "Không đi làm nương rẫy được thì cũng phải dậy làm việc nhà như giặt giũ, cơm nước, trông con để chồng còn đi lám thì mới có gạo mà ăn chứ" (Phỏng vấn chị Lò Thị Phàn 32 tuổi, bản Nà pháy). Theo quan niệm của đồng bào Thái, đứa trẻ mới sinh ra chưa có hồn. Sau khi đẻ được một tháng, gia đình tổ chức làm lễ cúng mụ, gọi hồn về cho đứa bé. Người Thái còn có tập tục sau khi đẻ được 3 ngày thì bà nội hay bà ngoại hoặc một bà già khoẻ mạnh bế cháu bé xuống sàn đi cạnh nhà khoảng 20-30mét , nếu đứa trẻ là con trai thì người nhà mang the súng nỏ, chài lưới và cần câu, còn đứa trẻ là con gái thì thì mang theo cuộn chỉ màu, giỏ hái rau, người Thái quan niệm làm như thế để sau này đứa trẻ tiếp nối nghề nghiệp của cha mẹ nó. Xưa kia, người Thái tin vào nghi thức, nghi lễ "Mong tai qua nạn khỏi" và các nghi thức, nghi lễ đó vẫn còn tồn taị cho đến ngày nay. Nhưng nhìn chung, người Thái chăm chút cho những đứa con bằng cả tình thương yêu của mình. Người Thái rất ít khi chửi mắng đánh đập con cái, vì sợ làm vậy thì vía của con cái sẽ mất đi và các cháu sẽ ốm. Ngay từ lúc còn bé, các cháu đã theo bố mẹ lên nương gieo hạt, ra nương hái che, tỉa ngô hay chăn trâu giúp gia đình vì thế các cháu sớm biết và thạo công việc nhà nông. 4, Một số kíên nghị đề xuất. Để làm tốt hơn công tác chăm sóc khoẻ cho người dân nói chung và chăm sóc sức khoẻ sính sản cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa nói riêng cần chú ý đến những vấn đề sau: 1, Về cơ sở vật chất của các trạm ytế xã, cần chú ý đến việc cung cấp trang thiét bị y tế cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng và phù hợp vói năng lực đội ngũ cán bộ y tế xã, với điều kiện cơ sở hạ tầng ở địa phương. 2, Về chuyên môn của đội ngũ cán bộ ytế, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần tăng cường giáo dục y đức, tinh thần trách nhiệm và cách thức làm việc với nhân dân cho đội ngũ nhân viên y tế xã, thôn, bản. 3, Về đối tượng đào tạo, cần chú ý đào tạo nữ y tá, y sĩ, bác sỹ có trình độ chuyên môn giỏi để chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, những đề xuất sau đây của người dân Tân lập là một gợi ý rất tốt cho giải pháp chăm sóc sức khoẻ người dân tộc nói chung và phụ nữ dân tộc nói riêng: "Nên đào tạo mỗi bản từ 1-2 ytá hoặc cộng tác viên dân số- sức khoẻ để theo dõi tình hình. Họ phải hiểu và tôn trọng người dân để giúp họ ổn định cuộc sống, lao động, chủ yếu ở đây có một cộng tác viên là đàn ông, không thể năm bắt tâm lý và nhiệt tình với phụ nữ, nên chọn phụ nữ để làm công tác này vì có vấn đề gì cần hỏi cán bộ y tế mà là nữ thì đỡ ngượng hơn, và đề nghị có một y tá tủ thuốc để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở vùng này" 4, Về dân số và chất lượng dân số, cần dặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ sinh sản, kể cả sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. Trong vấn đề này, vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng và các phương tiện truyền thông trực tiếp có vai trò rất quan trọng. 5, Về tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ nói chung, cần nâng cao nhận thức của ngời dân về bảo vệ sức khoẻ, ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn môi trường sống trong lành; khuyến khích người dân thay đổi tập quán lạc hậu, không chữa bệnh theo cách cúng bái, cầ khấn hoặc chữa bệnh theo kinh nghiệm mà cần phải đến các cơ sở y tế để được chăm sóc chữa trị. 6, Nhằm góp phần làm tốt hơn việc chăm sóc sức khoẻ, trong việc hỗ trợ các dịch vụ cơ bản liên quan đến chăm sóc sức khoẻ của người dân, bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, y tế, cộng tác viên dân số, đặc biệt cần đào tạo thêm kỹ thuật cấp cứu trên và trang bị thêm phương tiện khám chữa bệnh, thuốc men cho các trạm y tế xã. Tài liệu tham khảo - PhạmTất Dong - Lê Ngọc Hùng: xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà nội 1997. - Tống Văn Chung: XHH Nông thôn NXB Đại học quốc gia Hà nội năm 2000. - Cục thống kê tỉnh Sơn la, niên giám thống kê tỉnh Sơn la năm 1998. - Vi Văn An: Vai trò phụ nữ Thái trong việc bảo tồn và duy trì văn hoá tộc người. Tạp chí khoa học về phụ nữ số 4/2004. - Tập tục người Thái - nhà xuất bản văn hóa dân tộc - 1999. - Việt nam và phong tục - NXB Hà nội - 1999. - Báo cáo của phòng văn hóa - xã hội huyện Mộc châu: Phong tục, tập quán người Thái. - Báo cáo kết quả tình hình kinh tế chính trị của ủyban nhân dân xã Tân lập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu (Nghiên cứu tại Xã Tân lập - Huyện Mộc châu - Tỉnh Sơn la).doc
Luận văn liên quan