PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TRẠI CAU 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý . 1
1.1.1.2. Điều kiện đất đai . 1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu 1
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Trại Cau 2
1.1.2.1 Tình hình kinh tế: 2
1.1.2.2. Tình hình xã hội 3
1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất . 4
1.1.3.1. Về chăn nuôi 4
1.1.3.2. Về trồng trọt . 6
1.1.4. Nhận định chung 6
1.1.4.1. Thuận lợi 6
1.1.4.2. Khó khăn 7
1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 7
1.2.1. Phương hướng . 7
1.2.2. Kết quả và thực hiện 8
1.2.2.1. Công tác chăn nuôi . 8
1.2.2.2. Công tác thú y . 11
1.2.2.3. Các công tác khác . 12
1.2.3. Kết luận và đề nghị 13
1.2.3.1. Kết luận 13
1.2.3.2. Đề nghị . 14
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 15
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 17
2.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 17
2.2.1.1. Bản chất của ưu thế lai . 17
2.2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai . 19
2.2.2. Những hiểu biết về bệnh giun tròn ký sinh ở gia cầm 20
2.2.2.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật . 21
2.2.2.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà . 22
2.2.2.3. Đặc điểm của một số loài giun tròn . 23
2.2.3. Những hiểu biết về sán dây ký sinh trên đàn gia cầm 28
2.2.3.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật . 28
2.2.3.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà . 29
2.2.3.3. Đặc điểm sinh học của các loài sán dây gây bệnh . 30
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước . 36
2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 36
2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 37
2.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
2.3.1. Đối tượng . 38
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.3.3. Nội dung nghiên cứu . 38
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu . 39
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi . 40
2.3.5.1. Tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán của gà lai F1 40
2.3.5.2. Phương pháp theo dõi hiệu lực tẩy giun sán trên gà 41
2.3.5.3. Khả năng thích nghi của đàn gà lai F1 . 41
2.3.6. Xử lý số liệu 42
2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ . 43
2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn trên đàn gà lai F1 qua hai phương thức nuôi 43
2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu theo hai phương thức nuôi 44
2.4.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 45
2.4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vị trí lấy mẫu kiểm tra 46
2.4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 47
2.4.6. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sán cho gà 48
2.4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 49
2.4.8. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi . 50
2.4.9. Mức độ tiêu tốn thức ăn (trong tuần và cộng dồn) 52
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 53
2.5.1. Kết luận . 53
2.5.2. Tồn tại 54
2.5.3. Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
I. Tài liệu tiếng Việt 55
II. Tài liệu dịch 56
III. Tài liệu tiếng Anh . 57
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TRẠI CAU 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý . 1
1.1.1.2. Điều kiện đất đai . 1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu 1
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Trại Cau 2
1.1.2.1 Tình hình kinh tế: 2
1.1.2.2. Tình hình xã hội 3
1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất . 4
1.1.3.1. Về chăn nuôi 4
1.1.3.2. Về trồng trọt . 6
1.1.4. Nhận định chung 6
1.1.4.1. Thuận lợi 6
1.1.4.2. Khó khăn 7
1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 7
1.2.1. Phương hướng . 7
1.2.2. Kết quả và thực hiện 8
1.2.2.1. Công tác chăn nuôi . 8
1.2.2.2. Công tác thú y . 11
1.2.2.3. Các công tác khác . 12
1.2.3. Kết luận và đề nghị 13
1.2.3.1. Kết luận 13
1.2.3.2. Đề nghị . 14
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 15
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 17
2.2.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 17
2.2.1.1. Bản chất của ưu thế lai . 17
2.2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai . 19
2.2.2. Những hiểu biết về bệnh giun tròn ký sinh ở gia cầm 20
2.2.2.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật . 21
2.2.2.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà . 22
2.2.2.3. Đặc điểm của một số loài giun tròn . 23
2.2.3. Những hiểu biết về sán dây ký sinh trên đàn gia cầm 28
2.2.3.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật . 28
2.2.3.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà . 29
2.2.3.3. Đặc điểm sinh học của các loài sán dây gây bệnh . 30
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước . 36
2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 36
2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 37
2.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
2.3.1. Đối tượng . 38
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.3.3. Nội dung nghiên cứu . 38
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu . 39
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi . 40
2.3.5.1. Tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán của gà lai F1 40
2.3.5.2. Phương pháp theo dõi hiệu lực tẩy giun sán trên gà 41
2.3.5.3. Khả năng thích nghi của đàn gà lai F1 . 41
2.3.6. Xử lý số liệu 42
2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ . 43
2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn trên đàn gà lai F1 qua hai phương thức nuôi 43
2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu theo hai phương thức nuôi 44
2.4.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 45
2.4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vị trí lấy mẫu kiểm tra 46
2.4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 47
2.4.6. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sán cho gà 48
2.4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 49
2.4.8. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi . 50
2.4.9. Mức độ tiêu tốn thức ăn (trong tuần và cộng dồn) 52
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 53
2.5.1. Kết luận . 53
2.5.2. Tồn tại 54
2.5.3. Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
I. Tài liệu tiếng Việt 55
II. Tài liệu dịch 56
III. Tài liệu tiếng Anh . 57
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3117 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai f1 (♂đông tảo x ♀lương phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả tại thị trấn trại cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n K.I và cs, 1979 [27]: gà, gà tây nhiễm C. obsignata là do ăn phải trứng cảm nhiễm của giun này lẫn trong thức ăn và nước uống, còn nhiễm loài C. caudinflata chỉ có thể là do ăn phải giun đất mang ấu trùng cảm nhiễm của loài giun này.
Trịnh Văn Thịnh, 1963 [16] cho biết: Phân gà có trứng Capillaria với tỷ lệ 44% (gà dưới 2 tháng tuổi 46 - 71 - 82%; gà trên 2 tháng tuổi 39 - 42%). Mổ khám thấy Capillaria ở cuống mề gà là 38% (dưới 2 tháng 56%, từ 2 - 6 tháng 36%, trên 6 tháng 16%). Manh tràng gà 3%.
Tuổi gà càng cao tỷ lệ nhiễm giun giun tóc càng giảm.
2.2.3. Những hiểu biết về sán dây ký sinh trên đàn gia cầm
2.2.3.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật
Sán dây gà ký sinh chủ yếu ở ruột non của gà, bao gồm nhiều giống loài. Năm 1940, Skrjabin đã giới thiệu hệ thống phân loại của bộ Cyclophyllidea, ông đã chia bộ này thành một số phân bộ (Anoplocephalata, Davaineata, Hymenolepidata, Taeniata…).
Các nhà khoa học Việt Nam đã lựa chọn hệ thống phân loại của Schulz và Gvozdev 1970, để sắp xếp các loài sán dây phát hiện được ở người, chim thú nuôi và hoang dại ở Việt Nam (theo Đặng Ngọc Thanh và cs, 2003 [14]).
Theo Phạm Thế Việt và cs, 1977 [23], Nguyễn Thị Kỳ, 1994 [2], thì sán dây gà có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành sán dẹp (Plathelminthes)
Lớp Cestoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Eucestoda Southwell, 1930
Bộ Cyclophyllidea Beneden in Braun, 1900
Phân bộ Davaineata Skrjabin, 1940
Họ Davaineidae Braun,1900
Giống Cotugnia Diamare, 1893
Loài Cotugnia digonopora Pasquale,1890
Giống Davainea Blanchard, 1891
Loài Davainea proglottina (Davaine, 1860)
Giống Raillietina Fuhrmann, 1920
Phân giống Raillietina Stiles et Orleman, 1926
Loài R. Echinobothrida Megnin, 1881
Loài R.penetrans Baczyncka, 1914
Loài R.penetrans novo Johri, 1934
Loài R.peradenica Sawada, 1957
Loài R.tetragona Dolin, 1858
Loài R.volzi Fuhrmann, 1905
Phân giống Raillietina (Paroniella) Fuhrmann, 1920
Loài R.macassariensis Yamaguti, 1956
Loài R.tinguiana Tubangui et Masilungan, 1937
Phân giống Raillietina (Skrjabinia) Fuhrmann, 1920
Loài R.cesticillus (Molin, 1858) Fuhrmann, 1920
2.2.3.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà
Theo Phan Thế Việt và cs, 1977 [23], loài sán dây ký sinh ở gà gồm:
Bảng 2.2: Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà
Giống
Loài
Davainea Branchard, 1891
Davainea proglostina (Davaine, 1860)
Cotugnia Diamare, 1893
Cotugnia digonopora (Pasquale, 1890)
Raillietina Fuhmann, 1920
Raillietina tetragona (Molin, 1858)
R. echinobothrida (megnin, 1880)
R. penetrans (Baynska, 1914)
R. cesticillus (Molin, 1858)
Dilepidoides Spassky et Spaskaja, 1954
Dilepidoides bauchei (Joyeux, 1924)
Echinolepis Spassky et Spaskaja, 1954
Echinolepis carioca (Magalhaes, 1898)
Microsomacanthus Lopez - neyra, 1942
Microsomacanthus (Joyeux et Baer, 1935)
Staphylepis Spassky et Oschmarin, 1954
Staphylepis cantaniana (polonio, 1960)
Orientolepis Spassky et Jurpalova, 1964
Orienttolepis exigua (Yoshida, 1910)
Amoebotania Cohn, 1900
Amoebotania cuneata (Linstow, 1872)
Nguyễn Thị Kỳ, 1994 [2] cho biết, các loài sán dây ký sinh ở gà đã tìm thấy ở Việt Nam là: Cotugnia digonopora, Davainea proglottna, R. echinobothrida, R. georgiensis, R. penetras, R. peradennica nova, R. peradenica, R. tetragona, R. volzi, R. macassariensis, R. tinguiana, R. cesticillus.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3], Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003 [6] cho biết, sán dây thường gặp ở gà gồm những loài chính là: Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, Cotugnia digonopora, Davainea proglostina. Trong đó có 3 loài nhiễm phổ biến ở gà là: Raillietina tetragona, R. echinobothrida, và R. cesticillus.
2.2.3.3. Đặc điểm sinh học của các loài sán dây gây bệnh
Đặc điểm sinh học của một số loài sán dây ký sinh ở gà
Lớp sán dây chia làm hai phân lớp: Cestoda và Eucestoda. Ở gia cầm Việt Nam gặp các đại diện của phân lớp Eucestoda. Phân lớp này gồm hai bộ: Pseudophyllidea và Cyclophyllidea. Ở gia cầm Việt Nam mới chỉ gặp sán dây thuộc bộ Cyclophyllidea, bộ này gồm có 7 phân bộ; ở gia cầm Việt Nam gặp các loài sán dây thuộc 3 phân bộ, trong đó ký sinh ở gà có 3 giống thuộc phân bộ Davaineata (Nguyễn Thị Lê và cs, 1996 [9]).
Giống Railletina Fuhrmann, 1920
+ Đặc điểm chung.
Chuỗi đốt có nhiều đốt. Vòi có hai hàng móc dạng búa. Bờ của giác bám có vài hàng gai nhỏ. Tinh hoàn thường nhiều, nang lông gai nhỏ, thường không đạt tới ống bài tiết bên, rất ít khi cắt ngang ống bài tiết. Lỗ sinh dục ở một phía hoặc xen kẽ không đều. Buồng trứng hai thùy ở giữa đốt hoặc phần có lỗ. Noãn hoàng hình khối, nằm dưới buồng trứng. Có túi tinh. Mỗi nang trứng chứa từ một đến vài trứng. Sán trưởng thành ký sinh ở thú và chim, ấu trùng ký sinh ở côn trùng (theo Đặng Ngọc Thanh và cs, 2003 [14]).
+ Đặc điểm của một số loài.
Nguyễn Thị Kỳ (1994)[2], Nguyễn Thị Lê và cs (1998)[8], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3], Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003 [6] cho biết:
* Loài Raillietina echinobothrida: ký sinh ở ruột non của các loài vật chủ là: Gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ (Gallifomes).
Đặc điểm: Dài 250 mm, rộng 1,2 - 4 mm. Trứng có kích thước 93 x 74 μm. Đường kính đầu 0,322 - 0,483 mm, vòi dài 0,108 - 0,159 mm. Đầu có 4 giác bao gồm từ 8 - 10 dãy móc; vòi của đầu có hai dãy móc khoảng 200 chiếc, dài 0,010 - 0,012 mm. Giác bám tròn có đường kính 0,113 - 0,159 mm. Bờ giác có nhiều gai nhỏ, có hình dạng và kích thước khác nhau. Ở hàng trong cùng gai dài 0,006 mm, hàng gai ngoài cùng dài 0,016 mm. Chiều dài của nang lông gai 0,190 - 0,250 mm, đường kính tối đa 0,075 - 0,100 mm. Lông gai có gai nhỏ. Lỗ sinh dục nằm ở một phía. Có từ 28 - 30 tinh hoàn nằm ở giữa đốt. Buồng trứng nhiều thùy, noãn hoàng phân thùy. Trong những đốt già của tử cung phân thành 100 - 130 nang trứng, mỗi nang chứa 1 - 12 trứng.
* Loài Raillietina tetragona: Ký sinh ở ruột non của các loài vật chủ là: Gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà (Gallifomes).
Đặc điểm: Dài 250 mm, rộng 1 - 4mm. Đường kính đầu 0,284 - 0,358 mm, vòi 0,051 - 0,058 mm, có 100 móc vòi xếp thành một vòng, móc dài 0,06 - 0,08 mm. Giác bám hình trứng 0,169 - 0,175 x 0,073 - 0,076 mm. Giác có gai xếp thành 10 hàng trên bờ giá, chiều dài gai từ hàng ngoài vào giữa giảm dần từ 0,08 - 0,09 mm. Nang lông gai hình trứng 0,075 - 0,100 x 0,044 - 0,047 mm. có 30 - 35 tinh hoàn xếp thành 2 nhóm. Các lỗ sinh dục nằm ở một phía. Trong những đốt già tử cung phân thành các nang, mỗi nang chứa 4 - 12 trứng. Tử cung trong các đốt trưởng thành nằm trong lớp vỏ chứa 6 - 12 trứng, trứng có kích thước 93 x 74 μm, ấu trùng có đường kính 10 - 14 μm.
* Loài Raillietina cesticillus: Ký sinh ở ruột non của các loài vật chủ là: Gà nhà, gà rừng, chim bồ câu và các loại khác thuộc bộ gà (Gallifomes).
Đặc điểm: dài 90 - 130 mm, rộng 1,5 - 3 mm. Trứng có kích thước 93 x 74 μm. Đường kính đầu 0,307 - 0,449 mm. Vòi có hình nấm rất đặc trưng, rộng 0,252 - 0,321mm. Trên bờ gần gốc của vòi có hai hàng gai gồm 400 - 500 gai, có chiều dài 0,0012 - 0,0015 mm. Giác bám có đường kính 0,075 - 0,099mm, không có gai. Lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nang lông gai 0,172 - 0,188 x 0,072 - 0,088mm. Có 15 - 20 tinh hoàn xếp ở nửa dưới đốt. Tử cung phân ra thành các nang trứng, mỗi nang trứng chứa một trứng.
Theo Nguyễn Thị Kỳ, 1994 [2], Nguyễn Thị Lê và cs, 1998 [8], Đặng Ngọc Thanh và cs, 2003 [14]:
* Loài Raillietina volzi: Ký sinh ở ruột của vật chủ là gà nhà, gà rừng.
Đặc điểm: Sán dài 40 - 60 mm, rộng 2 mm. Đầu dài 0,3 mm, rộng 0,045 mm. Giác bám có đường kính 0,18 mm, có nhiều gai, phần trên giác có 12 - 14 hàng móc, còn ở phần dưới chỉ 4 - 6 hàng. Gai phần ngoài giác bám lớn hơn phần trong (0,0130 và 0,0018 mm), vòi nhỏ chiều ngang 0,088 mm, có hai hàng vòng móc gồm 240 móc, dài 0,04 mm. Có 30 tinh hoàn, ở hai bên và phía dưới tuyến sinh dục cái. Nang lông gai dài 0,2 mm, chiều ngang 0,013 mm. Buồng trứng có đường kính 0,20 - 0,24 mm. Noãn hoàng rộng 0,1 mm. Tử cung chia thành các nang, mỗi nang chứa 8 - 12 trứng.
* Loài Raillietina georgiensis: Ký sinh ở ruột gà.
Đặc điểm: Sán dài 150 - 380 mm, rộng tối đa 3,5 mm, có 220 - 268 móc vòi dài 0,017 - 0,023 mm, xếp thành hai hàng. Giác bám dài 0,110 - 0,179 mm, rộng 0,080 - 0,151 mm, có gai xếp trong 8 - 10 hàng, gai dài 0,008 - 0,013 mm. Cổ dài 1,3 - 3,2 mm. Lỗ sinh dục ở một phía, ít khi xen kẽ không đều, ở một phần ba phía trên bờ bên đốt. Có 23 - 28 tinh hoàn, hơi tròn, có đường kính 0,065 mm. Tinh hoàn xếp thành nhóm ở hai bên tuyến sinh dục cái. Ống dẫn tinh uốn khúc nhiều, nang lông gai dài 0,096 - 0,143 mm, rộng 0,055 - 0,096 mm. Lông gai không có gai. Buồng trứng phân thành 3 - 10 thùy. Noãn hoàng không phân thùy, dài 0,22 - 0,248 mm, rộng 0,082 - 0,110 mm, nằm ở dưới buồng trứng. Đốt già có 80 - 130 nang trứng, mỗi nang chứa 8 - 10 trứng.
* Loài Raillietina penetrans: Ký sinh ở ruột gà nhà.
Đặc điểm: Chuỗi đốt dài 115mm, rộng nhất 2,45 mm. Móc trên vòi phân bố thành hai hàng, chiều dài móc hàng trên 0,017 mm, hàng dưới 0,014 mm, có khoảng 220 móc, trên giác bám có 8 hàng gai, gai lớn nhất dài 0,014 mm. Trong đốt lưỡng tính có 26 - 35 tinh hoàn, có kích thước 0,078 - 0,045 mm, phần lớn tinh hoàn nằm ở phía không có lỗ. Nang lông gai có thành cơ dày 0,017 mm, có kích thước 0,190 x 0,080 mm.
* Loài Raillietina penetrans nova: Ký sinh ở ruột non gà.
Đặc điểm: Sán dài 225 - 270 mm, rộng 1,12 - 2,5 mm, kích thước đầu 0,330 x 0,315 - 0,390 x 0,335mm. Vòi có gần 240 móc, xếp thành hai hàng, móc hàng trên dài 0,019mm, hàng dưới 0,017 mm. Trong các đốt lưỡng tính có 22 - 24 tinh hoàn, đa số nằm ở phía không có lỗ, có đường kính 0,045 - 0,055 mm. Nang lông gai có chiều dài 0,115 mm, rộng 0,050 mm, thành cơ của nang lông gai mỏng, thấy rõ ống dẫn tinh trong nang lông gai. Buồng trứng gồm nhiều thùy hình giọt nước nằm ở giữa đốt. Noãn hoang hình hạt đỗ. Những đốt già chứa 65 - 90 nang trứng, mỗi nang chứa 5 - 11 trứng, đường kính trứng 0,045mm.
* Loài Raillietina peradenica: Ký sinh ở ruột gà nhà.
Đặc điểm: Sán dài 190 - 250 mm, rộng nhất 2,5 mm, đầu rộng 0,560 - 0,640 mm. Vòi có 180 - 200 móc, móc dài 0,008 mm, xếp thành hai hàng. Giác bám hình bầu dục có kích thước 0,119 - 0,149 x 0,134 - 0,178 mm. Bờ giác bám có 7 - 10 hàng gai, các gai dài 0,010 - 0,0014 mm, cổ ngắn, rộng 0,238 - 0,270 mm. Lỗ sinh dục ở một phía nhưng đôi khi xen kẽ không đều, mở ra ở giữa bờ đốt. Có 17 - 21 tinh hoàn, nằm xung quanh buồng trứng và noãn hoàng, có 7 - 10 tinh hoàn ở phía có lỗ, và 10 - 14 ở phía không lỗ, tinh hoàn hình bầu dục, đường kính 0,059 - 0,074 mm. Nang lông gai rất rộng có hình hạt đỗ, dài tới ống bài tiết, dài 0,312mm, rộng 0,105 mm, lông gai không có gai, ống dẫn tinh tạo thành nhiều nếp uốn khúc ở đáy nang lông gai. Âm đạo gồm hai phần: phần rộng ở phía có lỗ, coi như túi chứa tinh, phần còn lại có dạng ống hẹp. Buồng trứng chia thùy, nằm ở giữa đốt, noãn hoàng không lớn lắm, nằm dưới buồng trứng hơi dịch về phía có lỗ. Có 80 - 90 nang trứng, hình tròn hay bầu dục, mỗi nang trứng chứa 5 - 10 trứng.
* Loài Raillietina macassarensis: Ký sinh ở ruột gà nhà, gà rừng.
Đặc điểm: Sán dài 47 - 72 mm, đường kính đầu 0,21 - 0,25 mm. Giác bám hình bầu dục, có gai, có kích thước 0,096 - 0,100 x 0,075 - 0,085 mm, gai xếp thành các hàng xoáy trôn ốc đều nhau, mỗi hàng 16 gai, dài 0,005 mm ở gần hàng ngoài, giảm dần ở hàng trong. Vòi hình hạt đậu, đường kính 0,075 - 0,090 mm, có hai vòng móc, móc hàng trên dài 0,084 mm, hàng dưới 0,072 mm. Kích thước 0,5 - 0,65 x 0,15 - 0,20 mm, chuỗi đốt có chiều rộng lớn hơn chiều dài. Có 20 - 28 tinh hoàn, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 0,045 - 0,060 x 0,042 - 0,045 mm, ở hai bên tuyến sinh dục cái, ống dẫn tinh rất uốn khúc. Nang lông gai hình quả lê, kích thước 0,075 - 0,200 x 0,15 - 0,50 mm, kích thước noãn hoàng 0,033 - 0,100 x 0,075 - 0,150 mm ở giữa và dưới buồng trứng.
* Loài Raillietina tinguiana: Ký sinh ở ruột vật chủ là gà nhà và gà rừng.
Đặc điểm: Sán dài 80 - 95 mm, rộng nhất 3mm. Đường kính đầu 0,275 - 0,394 mm, đường kính vòi 0,106 - 0,125 mm, dài 0,060 mm, vòi có gần 300 móc xếp thành hai hàng, móc dài 0,008 - 0,010 mm. Giác bám có kích thước 0,103 - 0,108 x 0,105 - 0,108 mm, có rất nhiều gai, xếp thành 15 hàng. Trên bề mặt của đầu có nhiều gai nhỏ. Lỗ sinh dục ở một phía, kích thước nang lông gai 0,113 - 0,122 x 0,055 mm, có túi tinh trong, có 30 - 35 tinh hoàn phân bố xung quanh tuyến sinh dục cái. Ống dẫn tinh uốn khúc nhiều. Buồng trứng có hai thùy, mỗi thùy phân thành nhiều thùy nhỏ, trong các đốt sinh dục, buồng trứng rộng 0,330 - 0,375 mm. Noãn hoàng có thùy nhỏ, tử cung phân thành nhiều nang trứng.
Giống Davainea Blanchard, 1891
- Đặc điểm chung
Theo Đặng Ngọc Thanh và cs, 2003 [14]: Sán có kích thước nhỏ, chuỗi đốt có ít đốt. Trên đầu có 4 giác bám nhỏ. Không có cổ. Lỗ sinh dục thường xen kẽ, ít khi ở một phía. Có 4 - 50 tinh hoàn. Nang lông gai có kích thước lớn, vượt quá ống bài tiết. Mỗi nang trứng có một tứng. ở Việt Nam mới gặp một loài giống này.
Đặc điểm của loài: Theo Nguyễn Thị Kỳ, 1994 [2], Nguyễn Thị Lê và cs, 1996 [9], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3], Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003 [6], Đặng Ngọc Thanh và cs, 2003 [14]:
* Loài Davainea proglottina: Ký sinh ở ruột non của các loài vật chủ là: Gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà (Gallifomes).
Hình thái: Dài 0,5 - 3 mm, rộng 0,18 - 0,6 mm, chỉ có 4 - 9 đốt. Đầu nhỏ, dài 0,15 - 0,25 mm, rộng 0,135 - 0,200 mm; vòi có 90 - 95 gai nhỏ, dài 0,065 - 0,075 mm. vòi dài 0,055 mm, rộng 0,060 - 0,085 mm. Giác bám nhỏ, kích thước 0,025 - 0,035 mm và có thể 0,048 mm. Có bốn hàng móc, móc có dạng gai, dài 0,0054 - 0,0086 mm. Lỗ sinh dục xen kẽ không đều, ở nửa trước đốt sán. Túi dương vật dài bằng 2/3 chiều ngang đốt sán. Có 12 - 15 tinh hoàn, xếp 2 hàng ở nửa sau đốt sán, trứng sán dải rác trong đốt. Đường kính trứng 0,035 - 0,04 mm.
Giống Cotugnia Diamare, 1893
- Đặc điểm chung của giống:
Chuỗi đốt bao gồm những đốt rất ngắn, trừ những đốt cuối cùng. Cơ quan sinh dục kép, tuyến sinh dục rất gần mép đốt. Tinh hoàn ở vùng giữa đốt, không vượt ra ngoài ống bài tiết bên, hoặc có thể xếp thành hai nhóm. Trứng chứa trong các nang nhu mô và mỗi nang chỉ chứa một trứng, phân bố rải rác trong đốt (Đặng Ngọc Thanh và cs, 2003 [14]).
Đặc điểm của loài: Nguyễn Thế Kỳ, 1994 [2], Nguyễn Thị Lê và cs, 1996 [9], Đặng Ngọc Thanh và cs, 2003 [14] cho biết:
* Loài Cotugnia digonopora: Ký sinh ở ruột gà.
Đặc điểm: Sán dài 22 - 107 mm, rộng 1 - 4 mm, kích thước đầu 0,66 x 1,07 mm. Kích thước vòi 1,12 - 1,40 mm. Giác bám có kích thước 0,36 x 0,25 mm. Cổ ngắn. Cơ quan sinh dục kép. Có gần 100 tinh hoàn. Nang lông gai dài 0,3 mm, hẹp, có gai nhỏ. Buồng trứng phân thùy. Trứng hình bầu dục 0,063 x 0,058 mm.
Vòng đời của một số loài sán dây ký sinh gà
Sán dây ký sinh muốn hoàn thành vòng đời cần phải có ký chủ trung gian, do vậy gà chỉ bị nhiễm sán dây khi nuốt phải ký chủ trung gian chứa ấu trùng có sức gây bệnh.
Đốt sán rụng theo phân ra ngoài, trứng sán phân tán, ký chủ trung gian ăn phải, vỏ trứng bị phân hủy ở ruột ký chủ trung gian, nở ra ấu trùng 6 móc. Trong cơ thể ký chủ trung gian, ấu trùng tiếp tục được phát triển thành ấu trùng Cysticercoid. Gà ăn phải ký chủ trung gian có mang ấu trùng này vào đường tiêu hóa, ký chủ trung gian bị phân hủy, ấu trùng dùng giác bám bám vào niêm mạc ruột, lấy dinh dưỡng và phát triển thành sán trưởng thành.
* Loài Raillietina echinobothrida
Sự phát triển vòng đời có sự tham gia của vật chủ trung gian là loài kiến Pheidole pallidula, ruồi nhà Musca domestica (Akhumiam X,1952). Các đốt sán già rụng chứa nhiều trứng theo phân ra ngoài. Đốt vỡ ra, giải phóng trứng, vật chủ trung gian ăn trứng sán vào cơ thể, phát triển thành ấu trùng. Gà ăn kiến có ấu trùng, ấu trùng vào ruột non gà phát triển thành sán trưởng thành.
* Loài Raillietina tetragona
Vòng đời phát triển của R. tetragona có sự tham gia của vật chủ trung gian là một số loài kiến như: Pheidole pallidula và tetramonium caespitum (Orlov M,Kaufmann J.,1996). Các giai đoạn phát triển của ấu trùng thực hiện trong các loài kiến, vật chủ trung gian để trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải kiến có ấu trùng sẽ nhiễm sán.
* Loài Raillietina cesticillus
Vòng đời có sự tham gia của vật chủ trung gian là 19 loài bọ hung (Coleoptere) thuộc các giống Geotrupes, Carabus, Broscus, Panagtus, Ophnus, Tenebrria, Aphodius, Plastysm và Orytes. Các loài bọ hung ăn phải trứng sán ở môi trường tự nhiên, trứng sán sẽ phát triển qua các giai đoạn trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải vật chủ trung gian chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm sán.
* Loài Davainea proglottina
Ký chủ trung gian là nhuyễn thể cạn (ốc cạn). Vòng đời bắt đầu từ khi đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, vỡ ra, giải phóng trứng sán. Ký chủ trung gian nuốt phải trứng sán, ấu trùng 6 móc phát triển thành ấu trùng gây bệnh Cystocercoid. Gà ăn phải vật chủ trung gian chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm sán.
Thời gian hoàn thành vòng đời tùy loài sán dây: R. tetragona và R. echinobothrida là 19 - 23 ngày; R.cesticillus là 11 - 20 ngày; R. proglottina là 12 - 16 ngày.
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở đàn gà nuôi tại các nông hộ gia đình ở xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên theo phương thức gà thả vườn là khá cao, trong 190 mẫu kiểm tra có 106 mẫu cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ 55,79% (Phan Thị Hồng Phúc, 2007 [13])
Theo Phan Địch Lân và cs, 2005 [7]:
Ở nước ta tất cả các vùng đều có bệnh giun đũa gà. Tỷ lệ nhiễm trung bình của gà ở các tỉnh cao (33,3% - 69,8%), cường độ nhiễm ở mức trung bình (7,3 giun/gà - 16,3 giun/gà).
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007 [4] cho biết: Các giống gà ngoại tuy có phẩm chất và năng suất cao được nhập vào nước ta như: Giống gà đẻ trứng Lerghorn, giống gà thịt Plymouth, AA, Rhod nhưng chưa thích nghi với điều kiện sinh thái nên bị bệnh giun đũa nặng hơn các giống gà nội.
Theo Lê Hồng Mận và cs, 2001 [11] thì sán dây ký sinh ở gà thường gặp 5 loài chủ yếu là: R. tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, Davainea proglottina, R. botini. Sán bám vào ruột nhờ giác bám gây tổn thương thành ruột, tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát (E.coli, Salmonella…) có thể gây xuất huyết và viêm ruột, tiêu chảy, phân thải ra kèm theo nhiều dịch nhầy. Nhiều trường hợp niêm mạc ruột non bị bọc bởi màng nhầy màu vàng, có thể thấy sán nằm cuộn ở đó.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3] còn cho biết: Gà miền núi nhiễm sán dây nhiều hơn trung du và đồng bằng (theo Trịnh Văn Thịnh, 1982, thì gà ở Nghĩa Lộ nhiễm 80,7%; Quảng Ninh 85,0%; Hà Bắc 73,8%; Nam Hà 69,4%). Gà ở các lứa tuổi đều nhiễm sán dây: gà dưới 3 tháng tuổi nhiễm 41,1%; 3 - 5 tháng tuổi nhiễm 57,1%; trên 5 tháng tuổi là 69,9%. Như vậy, tỷ lệ nhiễm tăng theo tuổi vì tuổi càng cao thì càng có cơ hội tiếp xúc với vật chủ trung gian.
2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Skrjabin K. I và cs, 1979 [27] cho biết: gà, gà tây nhiễm C.obsignata là do ăn phải trứng cảm nhiễm của giun này lẫn trong thức ăn và nước uống, còn nhiều loài C. caudinflata chỉ có thể do ăn phải giun đất mang ấu trùng cảm nhiễm của giun.
Theo Abdelgder A. và cs, 2008[28]; Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở gà trống và gà mái trưởng thành tại miền Bắc Jordan có sự khác nhau tùy loài giun sán. Tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli ở gà trống là 43%, gà mái là 28%; Raillietina cesticillus ở gà trống là 11%, gà mái là 5%; tính chung cả trống và mái: Davainea proglottina 1,4%; R. echinobothrida 16% và R. tetragona 18%. Số lượng ký sinh trùng trung bình là 7 giun sán (biến động từ 0 - 168 giun sán/gà).
M.K.Đjavavov đã ghi nhận giun đũa A.galli chui vào ống mật làm tắc ống mật. Tác giả cho rằng, giun đũa đã từ ruột xâm nhập vào gan, vì trong ruột thường có nhiều giun. Theo M.Orlov (1962), một số trường hợp còn phát hiện giun đũa có trong trứng gà. Trong các trường hợp này, giun đũa nằm dưới lớp vỏ trứng. Đường mà giun đũa xâm nhập vào trong trứng có lẽ chúng bò qua lỗ huyệt vào ống dẫn trứng và vào trứng của gà.
2.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tượng
- Con lai F1 (Đông Tảo x Lương Phượng) của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc - Viện chăn nuôi Quốc gia được nuôi theo hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả.
- Các loại bệnh do giun, sán gây ra cho đàn gà
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Ở hộ gia đình tại Thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và Phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ 02/09/2010 đến 02/03/2011.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán của gà ở hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả
- Kết quả điều trị bệnh giun sán trên gà lai bằng thuốc tẩy BIO - Levaxantel.
- Xác định khả năng thích nghi của đàn gà lai F1với các điều kiện khí hậu của địa phương thông qua tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh với 300 con như sau:
Lô 1: Áp dụng phương thức nuôi nhốt
Lô 2: Gà được nuôi nhốt từ 1 - 6 tuần tuổi sau đó được thả ra vườn từ 7 - 13 tuần tuổi.
Giữa hai lô đảm bảo đồng đều về mọi yếu tố: giống, tuổi, thức ăn, chăm sóc, vệ sinh thú y, theo dõi số liệu, chỉ khác phương thức nuôi.
Thí nghiệm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô TN
Nội dung
TN1
TN2
1. Giống
Con lai F1(ĐT x LP)
Con lai F1(ĐT x LP)
2. Thời gian TN (ngày)
90
90
3. Số lượng (con)
150
150
4. Phương thức nuôi
Nhốt
1- 42 ngày: nhốt
43- 90 ngày: bán chăn thả
5. Phương thức cho ăn
Tự do
Tự do
6.Thức ăn
- GĐ 1 - 21 ngày
WH711
WH711
- GĐ 21 - 42 ngày
WH721
WH721
- GĐ 42 - xuất bán
WH731
WH731
7. Thuốc điều trị
Levaxantel
Levaxantel
- Liều lượng
1ml/5kgP
1ml/5kgP
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
2.3.5.1. Tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán của gà lai F1
Phương pháp lấy mẫu.
Mẫu được lấy tại khu vực nuôi gà lai F1 ở hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả, lấy mẫu vào 3 thời điểm: 1 - 6 TT; 6 - 8 TT; 8 - 13 TT.
- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải của gà F1 ở các lứa tuổi trên 2 phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi mẫu nhỏ có ghi nhãn với đầy đủ thông tin: thời gian lấy, địa điểm lấy mẫu, tuổi của gà.
- Mẫu chất độn chuồng: Tại mỗi ô chuồng lấy mẫu chất độn chuồng ở 4 góc và ở giữa ô chuồng. Mỗi mẫu khoảng 15 - 20g/mẫu.
- Mẫu đất bãi chăn thả: Cứ 5 - 10m2 lấy một mẫu đất bề mặt (lấy mẫu ở 4 góc và ở giữa diện tích quy định), khối lượng 15 - 20g/mẫu.
- Các mẫu sau khi lấy được bảo quản ở nhiệt độ 2 -30C, sau đó đưa về kiểm tra trứng giun tại phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y.
Phương pháp xét nghiệm mẫu.
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun, sán ở gà: Tất cả các mẫu phân đều được xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để kiểm tra đốt sán dây sau đó dùng phương pháp phù nổi Fullebron với dung dịch NaCl bão hòa, tìm trứng các loại giun bằng kính hiển vi. Những mẫu phân có nhiễm trứng giun, đốt sán được đánh giá là có nhiễm và ngược lại là không nhiễm.
- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun, sán ở gà: Đếm số trứng từng loại giun, sán bằng buồng đếm Mc. Masteur và qui định 4 mức cường độ nhiễm căn cứ vào kết quả xác định cường độ nhiễm toàn bộ số mẫu xét nghiệm
+ Với giun tròn: Đếm số trứng giun trên một vi trường
Nếu trên vi trường có:
Từ 1 - 3 trứng/vi trường qui định cường độ nhiễm mức (+).
Từ 4 - 6 trứng/vi trường qui định cường độ nhiễm mức (++).
Từ 7 - 9 trứng/vi trường qui định cường độ nhiễm mức (+++).
Từ 10 trứng/vi trường qui định cường độ nhiễm mức (++++).
+ Với sán dây: Được xác định bằng số lượng đốt sán/lần thải phân bằng phương pháp soi kính lúp, đếm số đốt sán trong phân.
Quy định:
Mức + : ≤ 10 đốt/lần thải.
Mức ++ : >10 - 20 đốt/lần thải.
Mức + ++ : > 20 - 40 đốt/lần thải.
Mức + +++ : > 40 đốt/lần thải.
2.3.5.2. Phương pháp theo dõi hiệu lực tẩy giun sán trên gà
Sử dụng thuốc tẩy cho đàn gà mắc bệnh, sau khi dùng thuốc 7 ngày lấy mẫu xét nghiệm lại. Nếu không tìm thấy trứng giun, đốt sán nào thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để đối với loài giun tròn, sán dây. Nếu vẫn thấy trứng giun, đốt sán nhưng số lượng giảm thì xác định thuốc có hiệu lực không triệt để. Nếu số lượng trứng giun tròn, đốt sán không giảm hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực với giun sán ở gà.
Một số công thức tính
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Số mẫu nhiễm
x100
Tổng số mẫu kiểm tra
Tỷ lệ cường độ nhiễm (%)
=
Số mẫu nhiễm (+),(++),(+++),(++++)
x100
Tổng số mẫu nhiễm
Kết quả điều trị: Kiểm tra tỷ lệ trứng giun, đốt sán trên phân sau khi tẩy cho gà 7 ngày.
Hiệu lực tẩy (%)
=
Tỷ lệ khỏi
x100
Tỷ lệ nhiễm
2.3.5.3. Khả năng thích nghi của đàn gà lai F1
Ngoài các chỉ tiêu trên chúng tôi còn theo dõi các chỉ tiêu như sau:
- Tỷ lệ nuôi sống: Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống và khả năng thích nghi của đàn gà. Tỷ lệ nuôi sống được xác định qua các tuần tuổi bằng cách theo dõi số đầu gà tại mỗi lô đầu và cuối tuần.
Công thức
Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) =
Số con còn sống đến cuối tuần (con)
x100
Số con đầu tuần (con)
Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) =
Số con còn sống đến cuối kỳ (con)
x100
Số con đầu kỳ (con)
- Khả năng sinh trưởng tích lũy qua các tuần tuổi (g)
Hàng tuần cân toàn bộ số gà thí nghiệm vào ngày cuối cùng trong tuần. Cân từng con một, cố định thời gian cân và người cân, sử dụng cân Nhơn Hòa loại 1kg, 2kg, 5kg.
Công thức tính sinh trưởng tích lũy
(g/con) =
X1+X2+...+Xn
=
ΣXn
n
n
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng (trong tuần và cộng dồn):
Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn trong tuần được tính theo công thức
TT thức ăn/kg tăng KL trong tuần (kgTA/kgP)
=
Σ lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần (kg)
Σ khối lượng gà tăng trong tuần (kg)
Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính theo công thức
TT thức ăn/kg tăng KL cộng dồn (kgTA/kgP)
=
Khối lượng thức ăn tiêu thụ cộng dồn (kg)
Khối lượng gà tăng cộng dồn (kg)
2.3.6. Xử lý số liệu
Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, 2002 [18] và trên phần mềm Excel với các tham số thống kê sau:
* Số trung bình: (Với i = 1 ® n)
* Độ lệch tiêu chuẩn:
+ Với n ≥ 30:
* Sai số trung bình:
* Hệ số biến dị: Cv (%) = 100
Trong đó: : sai số của số trung bình
: độ lệch tiêu chuẩn
n: dung lượng mẫu
Cv: là hệ số biến dị
: là số trung bình cộng
2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn trên đàn gà lai F1 qua hai phương thức nuôi
Để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn trên đàn gà lai F1 qua hai phương thức nuôi. Chúng tôi đã theo dõi và thu được kết quả như sau:
Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn
trên đàn gà lai F1 qua 2 phương thức nuôi
Lô TN
Số mẫu KT
Loại giun tròn
Tỷ lệ nhiễm
Cường độ nhiễm
+
++
+++
++++
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Lô TN1
99
Giun đũa
52
52,52
32
61,53
16
30,76
4
7,69
0
0
Giun tóc
45
45,45
29
64,44
12
26,66
3
6,67
1
2,22
Giun kim
39
39,39
23
58,97
13
33,33
2
5,12
1
2,56
Lô TN2
135
Giun đũa
92
68,14
59
64,13
25
27,17
7
7,60
1
1,09
Giun tóc
80
59,26
50
62,50
21
26,25
9
11,25
0
0
Giun kim
67
49,63
39
58,20
22
32,83
5
7,46
1
1,49
Ở cả hai phương thức nuôi, gà đều mắc các loại giun tròn: Giun đũa, giun tóc và giun kim. Trong đó, gà mắc giun đũa với tỷ lệ cao nhất 52,52% ở lô 1; 68,14% ở lô 2, sau đó là giun tóc và tỷ lệ thấp nhất là nhiễm giun kim 39,39% lô 1; 49,63% lô 2.
Về cường độ nhiễm: Cả hai phương thức nuôi, cường độ nhẹ (+) chiếm tỷ lệ cao nhất 58,20 - 64,13%; thấp nhất ở cường độ rất nặng (++++) với tỷ lệ 0 - 2,56%.
Như vậy, qua bảng 4.1 cho ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở phương thức nuôi nhốt thấp hơn nuôi bán chăn thả. Điều này có thể giải thích: Gà bị nhiễm một số loại giun tròn là do ăn phải một số loại ký chủ trung gian, mà gà nuôi theo phương thức nuôi bán chăn thả lại có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian ngoài bãi chăn thả nhiều hơn gà nuôi nhốt.
2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu theo hai phương thức nuôi
Kết quả xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu phân; đệm lót; đất bãi chăn thả ở hai phương thức nuôi, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu
Lô TN
Các mẫu KT
Loại giun tròn
Số mẫu KT
Tỷ lệ nhiễm
Cường độ nhiễm
+
++
+++
++++
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Lô TN1
Phân
Giun đũa
54
30
55,56
20
66,67
8
26,66
2
6,67
0
0
Giun tóc
25
46,29
17
68,00
5
20,00
2
8,00
1
4,00
Giun kim
23
42,59
16
69,56
5
21,73
2
8,69
0
0
Đệm lót
Giun đũa
45
22
48,89
14
63,63
5
22,72
2
9,09
1
4,54
Giun tóc
20
44,44
12
60,00
6
30,00
1
5,00
1
5,00
Giun kim
16
35,55
11
68,75
5
31,25
0
0
0
0
Lô TN2
Phân
Giun đũa
54
38
70,37
22
57,89
12
31,57
3
7,89
1
2,63
Giun tóc
34
62,96
19
55,88
11
32,35
2
5,88
2
5,88
Giun kim
28
51,85
14
50,00
10
35,71
3
10,71
1
3,57
Đệm lót
Giun đũa
45
31
68,89
17
54,83
12
38,70
1
3,22
1
3,22
Giun tóc
26
57,78
15
57,69
10
38,46
1
3,84
0
0
Giun kim
22
48,89
12
54,54
8
36,36
2
9,09
0
0
Đất
Giun đũa
36
22
61,11
12
54,54
9
40,90
1
4,55
1
4,54
Giun tóc
20
55,56
11
55,00
7
35,00
1
5,00
1
5,00
Giun kim
17
47,22
9
52,94
7
41,17
1
5,88
0
0
Từ bảng 4.2 cho thấy:
Gà nuôi trong nông hộ ở Trại Cau ở cả hai phương thức nuôi đều nhiễm 3 loại giun tròn: Giun đũa; giun tóc; giun kim. Trong đó, gà nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao nhất 48,89- 55,56% ở lô TN1; 61,11 - 70,37% ở lô TN2, sau đó là giun tóc và thấp nhất trong các mẫu là giun kim 35,55- 42,59% ở lô TN1; 47,22 - 51,85% ở lô TN2.
Ở mỗi lô TN: Kết quả xét nghiệm phân có tỷ lệ nhiễm trứng giun các loại là cao nhất (42,59- 70,37%); trong đất bãi chăn thả có tỷ lệ nhiễm thấp hơn.
Về cường độ nhiễm trứng giun các loại qua xét nghiệm cho thấy: Ở cả hai lô, cường độ nhiễm nhẹ (+) có tỷ lệ cao nhất 50,00 - 69,56%, thấp nhất là cường độ nhiễm rất nặng (++++).
Chúng tôi thấy gà nuôi nhốt có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn các loại thấp hơn gà nuôi theo phương thức bán chăn thả. Như vậy có thể nhận thấy: nuôi bán chăn thả sẽ giúp cho phẩm chất thịt gà săn chắc hơn nhưng vấn đề vệ sinh thú y cần được tăng cường hơn,
2.4.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi
Để đánh giá tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà lai F1với hai phương thức nuôi kết quả theo dõi được ghi lại ở bảng 4.3 sau đây:
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà F1 qua các tuần tuổi
Lô TN
Tuần tuổi
Số mẫu KT
Tỷ lệ nhiễm
Tỷ lệ nhiễm từng loại
Giun đũa
Giun tóc
Giun kim
n
%
n
%
n
%
n
%
Lô TN1
1 - 6
33
15
45,45
10
66,67
9
60,00
7
46,66
6 - 8
33
29
87,87
24
82,75
20
68,89
19
65,56
8 - 13
33
25
75,75
18
72,00
16
64,00
13
52,00
Lô TN2
1 - 6
45
31
68,69
27
87,09
21
67,74
15
48,38
6 - 8
45
40
88,89
35
87,50
32
80,00
29
72,50
8 - 13
45
36
80,00
30
83,33
27
75,00
23
63,88
Từ bảng 4.3 cho ta thấy: gà nuôi ở cả hai phương thức nuôi đều nhiễm các loại giun tròn với tỷ lệ cao ở các giai đoạn tuần tuổi. Các giai đoạn khác nhau có các tỷ lệ khác nhau. Ở cả hai phương thức nuôi, tỷ lệ nhiễm ở giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi có tỷ lệ cao nhất:87,87% ở lô TN1 và 88,89% ở lô TN2. Ở giai đoạn 8 - 13 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm lại thấp hơn 75,75% ở lô TN1; 88,89% ở lô TN2. Điều này cho thấy tỷ lệ nhiễm giảm dần qua các giai đoạn tuần tuổi. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Phan Địch Lân và cs, 2005 [7] cho rằng: biến động tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi gà (tuổi gà càng tăng tỷ lệ nhiễm càng giảm); cụ thể: qua mổ khám thấy gà 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 73,8%; gà 3 - 5 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 62,9%; gà trên 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 44,00%.
Giai đoạn 1 - 6 tuần tuổi ở cả hai phương thức đều có tỷ lệ nhiễm thấp nhất so với các giai đoạn khác. Do giai đoạn này, gà ở cả hai phương thức đều nuôi nhốt, gà ít có điều kiện tiếp xúc với các ký chủ trung gian ở ngoài bãi chăn thả.
2.4.4. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vị trí lấy mẫu kiểm tra
Để xem xét mức độ nhiễm sán dây của từng lô thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm với các mẫu phân, mẫu đệm lót và mẫu đất bãi chăn thả tại khu vực nuôi đàn gà lai theo hai phương thức nuôi.
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây
qua các vị trí mẫu kiểm tra
Lô TN
Vị trí mẫu KT
Số mẫu KT
Tỷ lệ nhiễm
Cường độ nhiễm
+
++
+++
++++
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Lô TN1
Phân
54
15
27,78
8
53,33
5
33,33
2
13,33
0
0
Đệm lót
45
10
22,22
7
70,00
3
30,00
0
0
0
0
Lô TN2
Phân
54
30
55,56
18
60,00
9
30,00
2
6,67
1
3,33
Đệm lót
45
19
42,22
10
52,63
6
31,57
3
15,78
0
0
Đất
36
7
19,44
5
71,42
1
14,28
1
14,28
0
0
Qua bảng 4.4 ta thấy: Gà ở cả hai phương thức nuôi đều nhiễm sán dây nhiều nhất là qua phân 27,78% ở lô TN1; 55,56% ở lô TN2 và thấp ở mẫu đất.
Về cường độ nhiễm: Ở cả hai phương thức nuôi, cường độ nhiễm nhẹ (+) có tỷ lệ cao nhất 52,63- 71,42% và thấp nhất ở cường độ rất nặng (++++)
Từ bảng 4.4 cũng cho ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở lô TN1 thấp hơn ở lô TN2. Hay, gà lai nuôi theo phương thức bán chăn thả nhiễm sán dây nặng hơn gà nuôi nhốt. Do trong điều kiện nuôi bán chăn thả gà có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian hơn so với gà nuôi nhốt.
2.4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi
Để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi chúng tôi tiến hành kiểm tra gà cả hai lô thí nghiệm ở 3 giai đoạn 1 - 6 tuần tuổi, 6 -8 tuần tuổi và 8 - 13 tuần tuổi.
Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1
qua các giai đoạn tuần tuổi
Lô TN
Tuần tuổi
Số mẫu KT
Tỷ lệ nhiễm
Cường độ nhiễm
+
++
+++
++++
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
TN1
1 -6
33
4
12,12
2
50,00
2
50,00
0
0
0
0
6 -8
33
9
27,27
5
55,56
3
33,33
1
11,11
0
0
8 -13
33
12
36,36
9
75,00
2
16,67
1
8,33
0
TN2
1 -6
45
5
11,11
4
80,00
1
20,00
0
0
0
0
6 -8
45
24
53,33
16
66,67
6
25,00
1
4,16
1
4,16
8 -13
45
27
60,00
17
62,96
6
35,29
2
7,40
1
3,37
Từ bảng 4.5 cho ta biết gà ở các lứa tuổi đều mắc sán dây, nhưng các lứa tuổi khác nhau thì có tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau
Qua phân tích kết quả, chúng tôi thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi của gà. Gà mắc bệnh nhiều nhất ở giai đoạn 8 -13 tuần tuổi 36,36% (lô TN1); 60,00% (lô TN2) và thấp nhất là gà ở giai đoạn 1 - 6 tuần tuổi 12,12% ở lô TN1; 11,11% ở lô TN2. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs,1999 [3]; Đỗ Hồng Cường và cs,1999 [1]. Các tác giả đều cho rằng: gà ở mọi lứa tuổi đều nhiễm sán dây, mức độ cảm nhiễm sán dây xảy ra ngay từ những tháng tuổi đầu, nhưng tỷ lệ nhiễm tăng theo tuổi và tuổi càng cao thì càng có cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian.
Về cường độ nhiễm: Ở cả hai phương thức nuôi, cường độ nhiễm nhẹ (+) có tỷ lệ nhiễm cao nhất 50,00- 80,00%; cường độ rất nặng (++++) có tỷ lệ thấp nhất.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà biến động tăng theo tuổi, theo chúng tôi có thể được giải thích như sau: giai đoạn 1 - 6 tuần tuổi gà còn nhỏ, chậm chạp, được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt. Do vậy, hoạt động tìm kiếm thức ăn bị hạn chế nên ít có cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian. Còn gà ở lứa tuổi lớn hơn thì cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhu cầu tìm kiếm thức ăn lớn, có khả năng tiếp xúc với môi trường tự nhiên là rất tốt nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian.
2.4.6. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sán cho gà
Sau khi xét nghiệm bệnh giun sán cho đàn gà lai F1 ở cả hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả, chúng tôi tiến hành tẩy cho gà lai F1 bằng thuốc Bio - Levaxantel. Kết quả về hiệu lực thuốc được thể hiện ở bảng 4.6 như sau:
Bảng 4.6: Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio - Levaxantel
đối với bệnh giun sán cho gà
Lô TN
Liều lượng
Loại KST
Trước tẩy
Sau tẩy
hiệu lực tẩy
Số mẫu KT
Tỷ lệ
nhiễm
Số mẫu KT
Tỷ lệ
nhiễm
n
%
n
%
n
%
TN1
1ml/5kgP
Giun tròn
99
69
69,69
30
3
10,00
27
90,00
Sán dây
25
25,25
2
6,67
28
93,33
TN2
1ml/5kgP
Giun tròn
135
107
79,25
45
4
8,89
41
91,11
Sán dây
56
41,48
4
8,89
41
91,11
Sau khi dùng thuốc Bio - Levaxantel 7 ngày, chúng tôi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm lại.
Trước khi dùng thuốc chúng tôi xét nghiệm gà lai F1 ở hai phương thức nhiễm bệnh khá nặng. Trong đó ở lô TN1 nhiễm với tỷ lệ 69,69% với giun tròn và 25,25% đối với sán dây; ở lô TN2 nhiễm với tỷ lệ 81,48% với giun tròn và 56,57% đối với sán dây. Sau khi dùng thuốc điều trị tỷ lệ nhiễm giảm đi đáng kể 10,00% (giun tròn); 6,67% (sán dây) đối với lô TN1, còn ở lô TN2 tỷ lệ nhiễm giun tròn và sán dây đều là 8,89%.
Kết quả thu được ở bảng 4.6 cho ta thấy thuốc Bio - Levaxantel có hiệu lực cao trong điều trị cả giun tròn và sán dây. Hiệu lực đối với giun tròn là 90,00- 91,11%; sán dây là 91,11- 93,33%.
Ngoài các chỉ tiêu trên chúng tôi còn theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng, và tiêu tốn thức ăn của gà lai F1 theo hai phương thức nuôi.
2.4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.7: Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi
Lô TN
TT
Thí nghiệm 1 (n =150)
Thí nghiệm 2 (n =150)
n
Trong tuần (%)
Cộng dồn (%)
n
Trong tuần (%)
Cộng dồn (%)
1
149
99,33
99,33
148
98,67
98,00
2
148
99,33
98,67
147
99,32
98,00
3
147
99,32
98,00
146
99,32
97,33
4
146
99,32
97,33
146
100,00
97,33
5
146
100,00
97,33
146
100,00
97,33
6
146
100,00
97,33
146
100,00
97,33
7
146
100,00
97,33
146
100,00
97,33
8
146
100,00
97,33
146
100,00
97,33
9
146
100,00
97,33
146
100,00
97,33
10
146
100,00
97,33
146
100,00
97,33
11
144
98,63
96,00
146
100,00
97,33
12
144
100,00
96,00
146
100,00
97,33
13
144
100,00
96,00
146
100,00
97,33
So sánh (%)
100
101,39
Qua bảng 4.7 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 1 - 13 tuần tuổi ở cả 2 lô thí nghiệm là tương đối cao. Gà chết ở hầu hết các tuần 1 - 3, theo chúng tôi trong giai đoạn này sức đề kháng của gà còn yếu.
Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm cả 2 lô từ tuần 5 đến kết thúc đều tương đối ổn định. Kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của lô 1 là 95,33% cao hơn lô 2 là 94,66% chênh lệch (+0,67%).
Như vậy, phương thức nuôi ảnh hưởng không đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm cũng cho thấy quy trình chăm sóc của chúng tôi là hoàn toàn hợp lý với điều kiện chăn nuôi hộ gia đình.
2.4.8. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi
Sinh trưởng tích lũy là mức độ tăng khối lượng của cơ thể gà qua các tuần tuổi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống và thông qua khối lượng sinh trưởng tích lũy người ta có thể đánh giá khả năng thích nghi, tình trạng cảm nhiễm của giống. Kết quả thu được được thể hiện qua bảng sau.
Tính chung cho trống và mái: Ở thời điểm 6 tuần tuổi, khối lượng trung bình cho trống mái là 533,12 g (lô 1) và 527,28 g (lô 2). Hai giá trị có sự chênh lệch không rõ rệt (P>0,05). Ở thời điểm 13 tuần, khối lượng trung bình chung của lô 1 (1744,66g) thấp hơn lô 2 (1824,26g). Hai giá trị có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Từ kết quả trên cho thấy gà thí nghiệm rất phù hợp với phương thức nuôi bán chăn thả.
Khối lượng của gà thí nghiệm lúc 5 - 6 tuần tuổi thể hiện rõ con trống có tốc độ sinh trưởng vượt trội so với con mái. Tốc độ sinh trưởng cao nhất ở giai đoạn 4 đến 8 tuần tuổi phù hợp với đặc điểm sinh trưởng theo giai đoạn trong chăn nuôi gia cầm.
Sự chênh lệch về khối lượng của mỗi cá thể có cùng tính biệt khá lớn, thể hiện ở các chỉ số độ lệch tiêu chuẩn (Sx), sai số của số trung bình (mx) và hệ số biến dị (Cv) luôn ở mức cao cho thấy gà thí nghiệm có tính di truyền không ổn định, độ đồng đều không cao, ... điều này phù hợp với đặc điểm về tính di truyền không ổn định của con lai F1.
Bảng 4.8: Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi
Tuần tuổi
Tính biệt
Lô TN 1
Lô TN 2
Cv (%)
Cv (%)
0
TM
32,71 ± 0,47
10,2
32,70 ±0,56
11,5
1
TM
79,68 ± 0,80
12,3
78,92 ±0,79
12,3
2
TM
146,6 ± 1,71
14,2
150,35 ±3,34
13,9
3
TM
217,37 ± 3,1
17,3
217,39 ±2,92
16,2
4
TM
296,20 ± 3,9
16,3
296,15 ±4,44
18,07
5
T
423,47 ± 7,1
13,6
418,47 ±7,92
15,6
M
375,38 ± 6,83
16,3
370,63 ±8,61
20,5
6
T
575,46 ±9,67
13,5
566,64 ±12,5
18,2
M
490,77 ± 8,97
16,4
487,92 ±8,56
15,5
TM
533,12a ±9,32
527,28a ±10,53
7
T
728,56 ± 13,7
15,1
769,16 ±14,3
15,4
M
651,25 ± 9,83
13,5
649,25 ±9,61
13,0
8
T
936,33 ±15,3
12,8
956,02 ±17,7
15,2
M
813,57 ±12,5
13,9
762,44 ±12,4
13,8
9
T
1124,05 ±15,2
10,9
1137,09 ±19,6
14,5
M
919,15 ± 11,7
11,5
889,80 ±13,1
13,0
10
T
1370,02 ±19,3
11,3
1364,81 ±21,3
12,9
M
1080,00 ±13,9
11,5
1042,62 ±17,3
14,6
11
T
1581,29 ±23,2
12,6
1498,44 ±26,5
14,6
M
1200,00 ±12,7
9,65
1148,06 ±18,2
13,9
12
T
1694,47 ±,24,2
11,5
1799,07 ±24,8
15,9
M
1419,44 ±13,8
8,71
1404,35 ±23,7
14,8
13
T
1930,08 ±26,7
11,1
2087,69 ±30,0
11,8
M
1559,23 ±16,5
9,51
1560,82 ±17,4
9,79
TM
1744,66a ±21,6
1824,26b ±23,7
(Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái giống nhau thì sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê P>0,05)
2.4.9. Mức độ tiêu tốn thức ăn (trong tuần và cộng dồn)
Trong chăn nuôi gia cầm, giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế lớn nhất vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4.9 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg/kg tăng khối lượng)
Tuần tuổi
Lô TN 1
Lô TN 2
Trong tuần
Cộng dồn
Trong tuần
Cộng dồn
1
1,56
1,56
1,68
1,68
2
1,67
1,63
1,99
1,86
3
2,15
1,84
2,31
2,05
4
2,56
2,07
2,71
2,26
5
2,83
2,28
3,09
2,48
6
2,94
2,45
3,10
2,64
7
3,07
2,59
3,31
2,78
8
2,74
2,63
3,56
2,93
9
3,06
2,71
3,70
3,06
10
3,48
2,82
3,78
3,17
11
4,20
2,98
4,50
3,33
12
5,09
3,17
5,24
3,51
13
7,56
3,43
6,07
3,71
So sánh(%)
100
108,16
Qua bảng 4.9 chúng tôi thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng các ô thí nghiệm đều cho kết quả tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 13, điều này đúng với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung.
Trong giai đoạn sinh trưởng 0 - 4 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cộng dồn ở cả hai lô thí nghiệm đều ở mức thấp. Từ tuần tuổi 5 đến tuần tuổi 13, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng liên tục và đạt cao nhất ở tuần tuổi 13 lô 1 là 7,56 kg, lô 2 là 6,07 kg tương ứng với mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn lần lượt là 3,43 kg và 3,71 kg.
Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (13 tuần tuổi), lô thí nghiệm 2 có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (3,71 kg) cao hơn của lô thí nghiệm 1 (3,43 kg). Nếu coi mức tiêu tốn thức ăn cộng dồn của lô thí nghiệm 1 là 100% thì của lô thí nghiệm 2 sẽ là 108,16%, thấp hơn lô thí nghiệm 2 là 8,16 %. Kết quả thu được cho thấy với phương thức nuôi bán chăn thả gà thí nghiệm có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt hơn.
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
2.5.1. Kết luận
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở cả hai phương thức nuôi đều với tỷ lệ cao 52,52%, 68,14%. Giun kim nhiễm thấp nhất. Tuy nhiên, mức độ nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ (+) tới 58,20 - 64,13%, thấp nhất ở cường độ rất nặng (++++). Trong đó, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở phương thức nuôi bán chăn thả cao hơn phương thức nuôi nhốt.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm các loại giun tròn thải qua phân thì cao hơn so với trên đệm lót và trên đất bãi chăn thả, dao động từ 42,59- 70,37%.
- Về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn cả hai phương thức nuôi đều giảm dần qua các giai đoạn tuần tuổi. Cao nhất là giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi 87,87% lô TN1 và 88,89% ở lô TN2 và giảm dần ở giai đoạn 8 - 13 tuần tuổi.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây trong mẫu phân là cao nhất từ 27,78- 55,56%. Trong đó, nuôi bán chăn thả bị sán dây nặng hơn nuôi nhốt. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây tăng lên theo các giai đoạn tuần tuổi ở cả hai phương thức nuôi. Nặng nhất là giai đoạn 8 - 13 tuần tuổi 36,36- 60,00%.
- Hiệu lực tẩy của thuốc Bio - Levaxantel cao với cả giun tròn và sán dây. Hiệu lực đối với giun tròn là 90,00 – 91,11%; sán dây là 91,11 – 93,33%.
- Phương thức nuôi gà ảnh hưởng không đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống của gà lai F1: đạt từ 96 - 97,3%. Gà nuôi tới 13 tuần tuổi có khối lượng cơ thể đạt 1744,6 - 1824,26 g/con. Tiêu tốn thức ăn trên tăng khối lượng của gà TN2 cao hơn lô TN1 tới 0,28 kg TĂ/ kg thể trọng.
2.5.2. Tồn tại
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, kết quả thu được chỉ là bước đầu, cần được tiếp tục thực hiện để kết quả chính xác và khách quan hơn.
2.5.3. Đề nghị
Công tác thú y cần được nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng quy trình để ngăn ngừa mầm bệnh phát tán ra ngoài ngoại cảnh từ đó giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh ký sinh trùng thông thường trên đàn gia cầm nuôi trong nông hộ.
Sử dụng thuốc BIO - Levaxantel để tẩy giun sán cho gà nuôi tại hộ gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Hồng Cường, Nguyễn Thị Kim Thành, Phạm Sỹ lăng (1999), “Tình hình nhiễm giun sán của gà ở khu vực Hà Nội”, tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y , tập VI, số 1 - 1999
2. Nguyễn Thị Kỳ(1994), Sán dây (Cestoda) ký sinh ở động vật nuôi Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
3. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn Quang (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Sỹ Lăng (2007), Sổ tay chăn nuôi gia cầm bền vững, Hiệp hội gia cầm Việt Nam.
5. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2004), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2003), Thực Hành điều trị thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
7. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Lê (1998), Giun sán học đại cương, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lục, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp), Nxb Hà Nội.
11. Lê Hồng Mận, Xuân Giao (2001), Hướng dẫn điều trị các bệnh gà, Nxb Lao động xã hội.
12. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện(1995), Chọn giống nhân giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, tr.32, 73-80.
13. Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm giun đũa ở đàn gà nuôi tại gia đình tại xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV, số 3, tr 69 - 70.
14. Đặng Ngọc Thanh, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Nguyễn Thị Lê, Lê Xuân Huệ, Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Sáng (2003), Động vật chí Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Kim Thành, Đỗ Hồng Cường, Phan Từ Diên (2000), “ Bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của đàn gà bị nhiễm giun và sán dây tại khu vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y tập XIV, số 3, tr 46 - 49.
16. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, tr 72, 73.
18. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Khánh Quắc, (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp.
19. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống bệnh giun sán vật nuôi, Nxb Lao động Hà Nội.
20. Dương Công Thuận (1995), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, Nxb Nông Nghiệp.
21. Nguyễn Phước Tương (2002), Bệnh ký sinh trùng của vật nuôi và thú hoang lây sang người, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
22. Phan Thế Việt (1977), Đời sống của các loài giun sán ký sinh, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
23. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
II. Tài liệu dịch
24. Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội. (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Tích Tâm dịch).
25. Kushner K.F (1969), “ Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi”, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nguyễn Ân, Trần Cừ dịch, Nxb Maxcova.
26. Lebedev M. N. (1972), Ưu thế lai trong nghành chăn nuôi, Trần Đình Miên dịch, Nxb KHKT.
27. Skrjabin K. I và Petrov A. M (1979), Nguyên lý môn giun tròn thú y, Tập 2 (Người dịch: Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vịnh), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
III. Tài liệu tiếng Anh
28. Abdelqader A., Gauly M.,Wollny C.B., Abo- Shehada M.N (2008), “Prevalence and burden of gastroinal helminthes among local chickens, in north Jordan”. Prev Vet Med. 2008 Jun 15; 85 (1 - 2): 17 - 22. Epub 2008 Mar 7.( http// PubMed.com).
29. Aggrwal etal (1979), Estimation combining in broiler from a full dialed cross, Brit poultry 20, 85-190.
30. Blyth and Sang (1979), Estimation combining ability in broiler from a full dialed cross, Brit poultry 20, 85 - 190.
31. Horn P (1980), Heterosis in optimal and sup - optimal environment in layers during the firt and second laying period after force mould, Proc 6th Eur, Poultry conf (London), 48
32. Hull P. (1963), A comparison of the interaction with two types of environment of pure strains or strain cross of poultry, Genetics 4,370 - 381.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG KHOÁ LUẬN
Cân gà thí nghiệm
Gà bị nhiễm giun sán
Soi mẫu tại phòng thí nghiệm
Giun đũa ở gà thí nghiệm
Mẫu xét nghiệm giun sán
Trứng giun tròn xét nghiệm tại phòng thí nghiệm
Thuốc điều trị Bio - Levaxantel
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai 4.DOC