Thị trường độc quyền nhóm

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN 1.Đặc điểm: 1.1. Đặc điểm của thị trường độc quyền: Độc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một công ty để sản xuất và bán một hàng hóa hoặc một dịch vụ Thị trường cạnh tranh độc quyền có một số đặc điểm sau: Một là: Có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi DN là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường. Hai là, sản phẩm của các DN có sự khác biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng, và có khả năng thay thế tốt cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn. Ví dụ: Thị trường kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu . Chính sự khác nhau của các sản phẩm của các DN đã hình thành hai nhóm khách hàng:  Khách hàng trung thành với sản phẩm, nghĩa là họ ưa thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác; do đó vẫn mua sản phẩm này dù giá sản phẩm tăng lên.  Khách hàng trung lập (không trung thành) với sản phẩm, có nghĩa là họ coi các sản phẩm tương tự nhau, do đó sẽ nhanh chóng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác nếu chỉ có giá sản phẩm này tăng lên. Ba là, chính sự khác biệt của các sản phẩm, nên không thể có một mức giá duy nhất cho tất cả các sản phẩm, mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức giá nhưng chênh lệch không nhiều. Mâu thuẫn với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: bên bán là các nhà hoạch định giá và không thực thi giá cả, vì chúng là những nhà cung cấp duy nhất, tạo ra mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo. Cái lợi quan trọng mà thị trường cạnh tranh độc quyền cung cấp là sự đa dạng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu muôn vẻ và thích hợp với thu nhập của từng nhóm khách hàng. Các rào cản nhập cảnh có thể được luật pháp, công nghệ, kinh tế hoặc tự nhiên. Như đã nói đúng bởi Milton Friedman rằng độc quyền thường xuyên phát sinh từ sự hỗ trợ từ chính phủ hay do sự đồng mưu thỏa thuận giữa các cá nhân. 1.2. Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm: Độc quyền nhóm có các đặc điểm sau:  Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường.  Thị phần của mỗi DN là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một DN có tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo ảnh hưởng đến bất kỳ các DN còn lại, lập tức các DN này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình.  Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô, máy tính, thiết bị điện) hoặc đồng nhất (ví dụ: xăng dầu, thép, nhôm) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau.  Các DN mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế, quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, tiếng tăm của các DN hiện có, . các DN lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những DN mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có DN mới gia nhập vào ngành  Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng nhưng rất khó thiết lập đường cầu từng DN vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của DN xác đáng. Ví dụ: KFC quyết định hạ giá bánh mì Hambeger chẳng hạn, thì tác động

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14744 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường độc quyền nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với mô hình Cournot Tại sao? Vì DN1 có thể đề ra một mức sản lượng trước DN2 và sử dụng mục tiêu này để chiếm lấy phần lớn thị trường. DN2 không xông xáo phản ứng lại điều này bởi vì không có tác động ăn cắp-thương mại trong mô hình này. DN1 sẽ sản xuất sản lượng cao hơn và thu được lợi nhuận cao hơn so với DN2. Như vậy, thông thường người hành động trước là người có thế lực thị trường lớn hơn. Ä Các mô hình Cournot và Stackelberg là những biểu hiện của thái độ độc quyền nhóm. Để lựa chọn việc mô hình nào là thích hợp hơn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh hoạt động. Đối với một ngành công nghiệp gồm có những hãng đại thể giống nhau, không một hãng nào có được lợi thế hành động hay vị thế lãnh đạo mạnh mẽ, mô hình Cournot chắc chắn thích hợp hơn. Mặt khác, một số ngành công nghiệp bị khống chế bởi một hãng lớn, hãng này thường lãnh đạo trong việc đưa ra những sản phẩm mới hay việc định giá thì mô hình Stackelberg thích hợp hơn. Mô hình Bertrand – Cạnh tranh giá cả: Với giả định: các DN định giá cùng lúc sản phẩm đồng nhất không hợp tác Mô hình Bertrand về độc quyền nhóm cho rằng các DN sản xuất một sản vật giống nhau nhưng cạnh tranh với nhau bằng cách ấn định giá cả, mỗi doanh nghiệp coi các giá của các đối thủ cạnh tranh với mình là cho trước và DN nào có giá cả thấp nhất sẽ chiếm đoạt được toàn bộ số hàng bán ra. Trong trường hợp này, DN nào cũng có động cơ làm cho giá cả của mình thấp hơn của các đối thủ cạnh với mình, cho đến khi giá cả bị kéo xuống bằng chi phí biên. Tính đồng nhất hàm ý người tiêu dùng sẽ mua của bên bán giá thấp. Công ty định giá cao hơn sẽ không bán được gì. Mỗi DN nhận thức được rằng cầu của mình phụ thuộc vào giá của chính mình lẫn giá do các DN khác ấn định. Do đó, bất cứ giá nào ít nhất bằng chi phí biên đều bảo đảm lợi nhuận không âm. Nếu ta giả định không có hạn chế về công suất và mọi DN đều có chi phí biên và chi phí trung bình không đổi, khi đó: Để đáp ứng của DN này với DN kia là tốt nhất thì mỗi công ty phải giảm giá của mình chừng nào mà ta vẫn còn P > MC. Vậy quá trình này sẽ kết thúc ở đâu? ở P = M, nên trong cân bằng: Các DN ấn định giá bằng với chi phí biên Các DN thu lợi nhuận bằng không Tuy nhiên, mô hình này gặp hai nhược điểm lớn là: Khi các DN đã ấn định giá và thống nhất bán cùng mức giá, lúc đó những người tiêu dùng đứng trung lập giữa DN, như vậy thị phần của các DN sẽ khó được xác định trong thế cân bằng. Vì vậy, cạnh tranh số lượng là điều hiện thực hơn khi một sản vật giống nhau được sản xuất. Ngoài ra, khi các DN sản xuất ra các sản phẩm đồng nhất, và đã chứng tỏ được rằng các DN cạnh tranh với nhau bằng cách ấn định trước các khả năng đầu ra rồi mới ấn định giá cả thì lại quay về thế cân bằng Cournot về số lượng. Mô hình đường cầu gãy – tính cứng nhắc của giá cả: Vì sự cấu kết ngầm giữa các DN đồng quyền nhóm có xu hường là mong manh, nên các DN đều rất mong muốn có một sự ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực giá cả. Điều đó giải thích tại sao tính cứng nhắc của giá cả lại thường là một đặc điểm của các ngành công nghiệp độc quyền nhóm. Dù cho các chi phí hay nhu cầu thay đổi, các DN vẫn không sẵn lòng thay đổi giá cả. Nếu các chi phí giảm xuống hay nhu cầu của thị trường suy thoái, các DN đều không sẵn lòng hạ thấp giá cả vì việc đó có thể gửi một thông điệp sai lạc tới các đối thủ cạnh tranh của họ và do đó dẫn tới chiến tranh giá cả. Và nếu như các chi phí hay nhu cầu gia tăng, các DN cũng không sẵn lòng nâng cao giá vì họ sợ rằng các đối thủ cạnh tranh của họ không thể cùng nâng cao giá. Tính cứng nhắc này của giá cả là nền tảng của mô hình “đường cầu gãy“ (hình vẽ). Theo mô hình này, mỗi DN đứng trước đường cầu gãy với mức giá phổ biến là P1. Ở những mức giá cao hơn P1, đường cầu rất co giãn, bởi vì mỗi DN cho rằng nếu tăng giá sản phẩm cao hơn mức giá P1 thì sẽ không một đối thủ nào tăng giá theo, do đó thị phần và doanh thu của DN sẽ bị giảm. Ngược lại, ở những mức giá thấp hơn P1, đường cầu rất ít co dãn, vì khi một DN hạ giá bán sản phẩm của mình thấp hơn mức giá hiện hàng P1 thì các đối thủ cũng sẽ hạ giá theo vì họ không muốn bị giảm thị phần, do vậy lượng sản phẩm bán ra của DN chỉ tăng đến phạm vi lượng cầu của thị trường tăng do giá giảm. Vì thế, đường cầu của DN độc quyền nhóm là đường cầu gãy tại mức giá hiện hành là P1, đường doanh thu biên tương ứng không liên tục tại sản lượng Q1. Do đó nếu chi phí biên tăng từ MC1 lên MC2 (hoặc ngược lại) thì xí nghiệp vẫn sản xuất ở sản lượng như cũ Q1 với giá bán ra vẫn không đổi P1. Nhược điểm của mô hình này là không giải thích được sự hình thành mức giá thị trường P1 Ngày nay các DN luôn né tránh cuộc cạnh tranh bằng giá cả vì hậu quả của nó là các bên đều bị thiệt hại, nhưng để tồn tại và phát triển, các DN luôn nổ lực tìm kiếm những hình thức cạnh tranh phi giá cả an toàn và hiệu quả nhất. CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI Cho đến nay, chúng ta đã nghiên cứu bốn hình thái cấu trúc thị trường cơ bản là cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, và độc quyền nhóm. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trên 3 loại thị trường đầu là quy tắc quen thuộc MR = MC. Trong khi đó, ở thị trường độc quyền nhóm (oligopoly), mỗi doanh nghiệp trên thị trường có một thế lực nhất định, đồng thời tồn tại tương tác chiến lược (về định giá và sản lượng chẳng hạn) với những doanh nghiệp khác thì công thức MR = MC không còn thích hợp nữa. Vì vậy, để nghiên cứu ứng xử của các doanh nghiệp trong loại hình cấu trúc thị trường này, chúng ta phải sử dụng một công cụ có khả năng phân tích được những tương tác chiến lược của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Công cụ đó là lý thuyết trò chơi. 1. Định nghĩa lý thuyết trò chơi: Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan tới nhiều người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của những người khác. Hay nói cách khác: Lý thuyết trò chơi sẽ xác định xác suất thành công khi cho trước một không gian chiến lược. Nghĩa là mỗi người đều có hơn một sự lựa chọn và lựa chọn của họ ảnh hưởng lẫn nhau. Những khái niệm cơ bản khác: Người chơi: Là những người tham gia vào một hay nhiều trò chơi Luật chơi: Là những nguyên tắc và chế tài trong một cuộc chơi. Kết cục: Là lượng hữu dụng (thường là tiền) mà một người chơi khi thằng hoặc thua của một chiến lược cụ thể trong trò chơi. Chiến lược: là một tập các phản ứng của người chơi có thể xảy ra trong một trò chơi. Một chiến lược phải trọn vẹn, xác định rõ ràng trong các tình huống bất ngờ. Chiến lược ưu thế: là chiến lược có kết cục tốt nhất, bất chấp các chiến lược của đối thủ. Chiến lược bị áp đảo: là chiến lược có kết cục tệ nhất, bất chấp các chiến lược của đối thủ. Cân bằng: là một kết quả mà trong đó các bên tham gia cuộc chơi không muốn thay đổi. 2. Phân loại trò chơi: 2.1. Căn cứ vào khả năng hợp đồng và chế tài hợp đồng: Ta có thể chia trò chơi thành hai loại: trò chơi hợp tác (cooperative games) và trò chơi bất hợp tác (non-cooperative games). Trong trò chơi hợp tác: những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình (kế hoạch) hành động từ trước, đồng thời có khả năng chế tài những thỏa thuận chung này. Còn trong trò chơi bất hợp tác, những người chơi không thể tiến tới một hợp đồng (khế ước) trước khi hành động, hoặc nếu có thể có hợp đồng thì những hợp đồng này khó được chế tài. 2.2. Căn cứ vào thông tin và vào thời gian hành động của những người chơi. Căn cứ vào thông tin thì các trò chơi có thể chia thành trò chơi với thông tin đầy đủ (complete information) hoặc không đầy đủ (incomplete information). Trò chơi với thông tin đầy đủ là trò chơi mà mỗi người chơi có thể tính toán được kết quả (payoff) của tất cả những người còn lại. Căn cứ vào thời gian hành động lại có thể chia trò chơi thành hai loại, tĩnh và động. Trong trò chơi tĩnh (static game), những người chơi hành động đồng thời, và kết quả cuối cùng của mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của tất cả mọi người. Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ hành động ở mỗi một giai đoạn. 3. Các dạng trò chơi: 3.1.Trò chơi tĩnh với thông tin đầy đủ a. Khái niệm: Là những người chơi đồng thời ra quyết định (hay hành động) để tối ưu hóa kết quả (có thể là độ thỏa dụng, lợi nhuận, v.v.); mỗi người chơi đều biết rằng những người khác cũng đang cố gắng để tối đa hóa kết quả mình sẽ thu được. Kết quả cuối cùng cho mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của họ. b. Biểu diễn trò chơi dưới dạng chuẩn tắc (normal-form representation): Trò chơi chuẩn tắc là một ma trận cho biết thông tin về các đấu thủ, chiến lược, và cơ chế thưởng phạt. Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coi rằng mỗi đấu thủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động của người kia. Nếu các đấu thủ có thông tin về lựa chọn của các đấu thủ khác, trò chơi thường được biểu diễn bằng dạng mở rộng. Ví dụ 1: Thế “lưỡng nan của người tù” Giả sử Giáp và Ất bị tình nghi cùng nhau ăn cắp. Hai người bị công an bắt về đồn nhưng chưa thể kết tội nếu cả Giáp và Ất cùng không nhận tội. Công an mới nghĩ ra một cách như sau khiến Giáp và Ất phải cùng khai đúng sự thật. Công an sẽ giam Giáp và Ất vào hai phòng tách biệt, không cho phép họ được thông tin cho nhau và thông báo với mỗi người rằng: Nếu cả hai cùng không chịu khai mình phạm tội thì mỗi người sẽ bị giữ thêm 1 tháng để thẩm tra và tìm thêm chứng cứ. Nếu cả hai cùng khai nhận tội thì mỗi người sẽ phải ngồi tù 4 tháng. Nếu chỉ có một người nhận tội còn người kia ngoan cố không chịu nhận tội thì người thành khẩn cung khai sẽ được hưởng sự khoan hồng và không phải ngồi tù, trong khi người kia sẽ chịu hình phạt nặng hơn là 5 tháng tù giam. Các khả năng và kết cục này được trình bày một cách chuẩn tắc trong bảng dưới đây: Giáp Ất Khai Không khai Khai -4, -4 0, -5 Không khai -5, 0 -1, -1 Chiến lược áp đảo (dominant strategy) và chiến lược bị áp đảo (dominated strategy). Trong cuộc chơi này, Giáp và Ất mỗi người chỉ có thể lựa chọn một trong hai chiến lược (hành động): Khai hoặc không khai. Giáp có thể tư duy thế này. “Nếu thằng Ất nhận tội mà mình lại không nhận tội thì nó trắng án còn mình phải ngồi bóc lịch những 5 tháng. Như thế thì thà mình cũng nhận tội để chỉ phải ngồi tù 4 tháng còn hơn”. Rồi Giáp lại nghĩ, “nhưng ngộ nhỡ thằng Ất nó ngoan cường không khai thì mình nên thế nào nhỉ? Nếu nó không khai mà mình cũng không khai thì mình phải ngồi tù 1 tháng, nhưng mà nếu mình khai thì mình còn được tha bổng cơ mà. Như vậy tốt nhất là mặc kệ thằng Ất, mình cứ khai báo là hơn.” Như vậy, dù Ất có lựa chọn thế nào thì phương án tốt nhất đối với Giáp là khai nhận tội. Tương tự như vậy, dù Giáp có lựa chọn thế nào thì phương án tốt nhất đối với Ất là khai nhận tội. Nói cách khác, đối với cả Giáp và Ất thì chiến lược “khai nhận tội” là chiến lược áp đảo so với chiến lược “không khai”; ngược lại, chiến lược “không khai” là chiến lược bị áp đảo so với chiến lược “khai nhận tội.” Trong ví dụ này mỗi người chơi chỉ có hai chiến lược lựa chọn, và vì vậy chiến lược áp đảo cũng đồng thời là chiến lược tốt nhất. Trong những bài toán có nhiều người chơi với không gian chiến lược lớn hơn thì để tìm ra điểm cân bằng của trò chơi, chúng ta phải lần lượt loại trừ tất cả các chiến lược bị áp đảo. 3.2. Trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo: Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ phải hành động ở mỗi một giai đoạn. Trò chơi động khác với trò chơi tĩnh ở một số khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, trong trò chơi động, thông tin mà mỗi người chơi có được về những người chơi khác rất quan trọng. Như ở phần 1 đã phân biệt, một người có thông tin đầy đủ (complete information) khi người ấy biết hàm thỏa dụng (kết cục -payoff) của những người chơi khác. Còn một người có thông tin hoàn hảo (perfect information) nếu như tại mỗi bước phải ra quyết định (hành động), người ấy biết được toàn bộ lịch sử của các bước đi trước đó của trò chơi. Thứ hai, khác với các trò chơi tĩnh, trong trò chơi động mức độ đáng tin cậy (credibility) của những lời hứa (promises) hay đe dọa (threats) là yếu tố then chốt. Và cuối cùng, để tìm điểm cân bằng cho các rò động, chúng ta phải vận dụng phương pháp quy nạp ngược (backward induction). Ví dụ 1: Một trò chơi tưởng tượng Thử tưởng tượng một trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo và có cấu trúc như hình vẽ. Tại mỗi nút hoặc A hoặc B phải ra quyết định. Không gian hành động của họ chỉ gồm hai khả năng: hoặc chọn trái (T), hoặc chọn phải (P). Những con số ở ngọn của các nhánh trong cây quyết định chỉ kết quả thu được của hai người chơi, trong đó số ở trên là kết quả của A. Để tìm điểm cân bằng của trò chơi này, chúng ta không thể bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên, mà ngược lại, chúng ta sẽ dùng phương pháp quy nạp ngược, tức là bắt đầu từ giai đoạn cuối cùng của trò chơi. Lưu ý là phương án tối ưu cho người chơi thứ nhất là kết cục T”, ở đó A được 3 và B không được gì. Còn phương án tối ưu cho B là kết cục P”, trong đó B được 2 và A không được gì. Nhưng cả hai kết quả này đều sẽ không xảy ra. Tại sao vậy? Nếu trò chơi kéo dài đến giai đoạn 3 thì A chắc chắn sẽ chọn T” (vì 3 > 2). Còn nếu B được ra quyết định ở giai đoạn 2 và biết điều này chắc chắn sẽ không chọn P’ mà chọn T’ (vì 1 > 0). Và ở giai đoạn 1, A dự đoán trước được những hành động kế tiếp của cả hai người nên chắc chắn sẽ chọn T (vì 2 > 1). Bây giờ chúng ta quay lại thảo luận vấn đề mức độ tin cậy của lời hứa hẹn hay đe dọa. Giả sử trước khi bắt đầu chơi, A đề nghị với B như sau. Trong lần chơi đầu tiên anh nên chọn P. Nếu thế, khi đến lượt tôi thì tôi sẽ chọn P’, và rồi trong giai đoạn cuối cùng anh sẽ chọn P”để mỗi chúng ta cùng được 2. Liệu A có nên tin vào lời đề nghị (hứa hẹn) bằng miệng này của B hay không?2 Nếu đây là trò chơi xảy ra một lần và mục đích của mỗi người chơi đơn thuần chỉ là tối đa hóa lợi ích của mình thì câu trả lời hiển nhiên là không. Lý do là đến giai đoạn 2, B biết chắc là nếu A đổi ý và chọn T” thì anh ta sẽ không được gì, còn A sẽ được 3 (là kết cục tốt nhất của A). Lường trước điều này, B chỉ đợi A chọn P là sẽ chọn T’ để được 1. Đứng trước tình huống này, với những thông tin cho trước và nếu A là người duy lý thì chắc chắn A sẽ không dại gì nghe theo lời hứa hẹn ngon ngọt của B. Kết quả là A sẽ chọn T trong giai đoạn đầu tiên như chúng ta đã phân tích ở trên. Nói một cách ngắn gọn, những hứa hẹn và đe dọa trong tương lai mà không đáng tin cậy sẽ không hề có tác động gì, dù là nhỏ nhất, tới ứng xử của những người chơi trong giai đoạn hiện tại. Trong một phần khác, chúng ta sẽ nghiên cứu tình huống trong đó lời hứa/ đe dọa đáng tin cậy và do đó có ảnh hưởng đến hành vi của những người chơi ngay trong giai đoạn hiện tại. 3.3. Trò chơi động với thông tin đầy đủ nhưng không hoàn hảo: Người 1 Quay lại bài toán lưỡng nan của người tù được trình bày dưới dạng chuẩn tắc như trong bảng bên. Người 2 Không hợp tác Hợp tác Không hợp tác 1 , 1 5 , 0 Hợp tác 0 , 5 4 , 4 Cân bằng Nash duy nhất là (không hợp tác, không hợp tác) và kết cục là (1, 1). Bây giờ giả sử trò chơi này (gọi là trò chơi giai đoạn – stage game) được lặp lại lần thứ hai, bảng kết quả được trình bày trong bảng dưới đây. Người 2 Người 1 Không hợp tác Hợp tác Không hợp tác 2 , 2 6 , 1 Hợp tác 1, 6 5, 5 Cân bằng Nash duy nhất vẫn là (không hợp tác, không hợp tác) và kết cục hợp tác vẫn không đạt được như là một điểm cân bằng Nhận xét: - Nếu trò chơi giai đoạn (stage game) chỉ có một cân bằng Nash duy nhất thì nếu trò chơi ấy được lặp lại nhiều lần thì cũng sẽ chỉ có một cân bằng Nash duy nhất, đó là sự lặp lại cân bằng Nash của trò chơi giai đoạn. - Rõ ràng là nếu trò chơi này được lặp lại nhiều lần thì thiệt hại từ việc không hợp tác sẽ rất lớn. Câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào để thiết lập sự hợp tác hay không? Ở đây chúng ta tạm thời không quan tâm tới khía cạnh đạo đức và lương tâm của mỗi người chơi mà chỉ xem xét thuần túy về động cơ kinh tế của họ. Mặc dù một số tội nhân có thể chỉ có trong đời một cơ hội để thú tội hay không. Trong cuộc sống thực, trên các thị trường độc quyền nhóm, các hãng chơi một trò chơi lặp đi lặp lại khi tiến hành quyết định đầu ra hay giá cả. Cứ mỗi lần lặp đi lặp lại thế khó xử của những người bị giam giữ, các hãng có thể mở rộng danh tiếng về thái độ của mình và nghiên cứu thái độ của đối thủ cạnh tranh với mình. Sự lặp đi lặp lại ấy làm thay đổi như thế nào kết quả chắc phải có của trò chơi? Hãng 2 Giả dụ bạn là hãng 1 trong thế khó xử của những người bị giam giữ đã được minh họa bởi ma trận thưởng phạt như sau: Hãng 1 Giá thấp Giá cao Giá thấp - 10, 10 100, -50 Giá cao -50, 100 50, 50 Nếu bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn đều đòi một giá cao, cả hai bên đều thu được những lợi nhuận cao hơn mức nếu như hai bên đòi giá thấp. Tuy nhiên, bạn sợ đòi giá cao vì nếu đối thủ cạnh tranh giá cao vì nếu cạnh tranh của bạn cắt bạn và đòi giá thấp hơn, bạn sẽ mua thiệt nhiều tiền của và, liên tiếp xúc phạm và gây tổn hại cho bạn, đối thủ cạnh tranh của bạn ngày càng giàu thêm. Nhưng giả dụ trò chơi ấy được lắp đi lắp lại nhiều lần – ví dụ, bạn đòi đối thủ cạnh tranh của bạn phải đồng thời thông báo các giá cả vào ngày đầu mỗi tháng. Trong trường hợp này bạn có thay đổi giá cả của bạn quá nhiều lần, có thể là để đối phó với thái độ của đối cạnh tranh của bạn, hay không? Chiến lược tốt nhất lại cực kỳ đơn giản – đó là chiến lược “ăn miếng trả miếng”. Tôi xuất phát với một giá cả cao mà tôi duy trì lâu dài chừng nào các anh còn tiếp tục “hợp tác” và cũng đòi một giá cao. Nhưng ngay khi các anh hạ thấp giá của các anh, tôi đi theo liền và hạ thấp giá của tôi. Nếu sau đó các anh quyết định hợp tác và lại nâng cao giá của các anh, tôi sẽ lập tức cũng nâng cao giá cả của tôi. Tại sao chiến lược ăn miếng trả miếng này lại là tốt nhất? Nói riêng liệu tôi có thể trông mong hay không rằng việc sử dụng chiến lược ăn miếng trả miếng ấy sẽ thúc đẩy đối thủ cạnh tranh của tôi có thái độ hợp tác (và đòi một giá cao)? Trong trường hợp này thái độ hợp tác (tức đòi một giá cao) là đối sách hợp lý đối với chiến lược ăn miếng trả miếng (điều đó cho rằng đối thủ cạnh tranh của tôi biết, hay có thể đoán ra, rằng tôi đang sử dụng chiến lược ăn miếng trả miếng). Để thấy tại sao, hãy giả dụ rằng trong một tháng đối thủ cạnh tranh với tôi ấn định một giá thấp và đấu giá với tôi. Đương nhiên trong tháng ấy họ sẽ thu được một lợi nhuận lớn. Nhưng đối thủ cạnh tranh của tôi biết rằng tháng sau tôi sẽ ấn định một giá thấp, làm cho lợi nhuận của họ giảm sút, và sẽ duy trì lâu chừng nào mà hai bên chúng tôi còn tiếp tục đòi một giá thấp. Vì trò chơi được lặp đi lặp lại một cách vô định, nên số lợi nhuận tổng do đó mà mất đi nhất định có giá trị nhiều hơn bất kỳ số được ngắn hạn nào thu được trong tháng đầu giảm giá. Thành thử, đấu giá là không hợp lý. điều hợp lý đối với họ là xuất phát bằng cách đòi một giá cao và giữ giá ấy lâu chừng nào tôi còn giữ giá cao. Lý do là ở chỗ với việc lặp đi lặp lại mãi mãi trò chơi ấy, những số lợi nhuận trù tình có sự hợp tác sẽ lớn hơn những lợi nhuận do đấu giá mà có. 4. Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh tế và kinh doanh: 4.1 Thu phí rút tiền tại máy ATM của các ngân hàng: Giả sử trò chơi diễn ra giữa một ngân hàng cổ phần (NHCP) và một ngân hàng quốc doanh (NHQD) với loại trò chơi tĩnh có thông tin đầy đủ. Dạng thức của trò chơi là các ngân hàng đồng thời ra quyết định để tối ưu hóa lợi ích. Mỗi ngân hàng đều biết rằng ngân hàng khác cũng đang cố gắng để tối đa hóa lợi ích của họ. Kết quả mà ngân hàng thu được không chỉ phụ thuộc vào hành động của mình mà còn là hành động của ngân hàng khác. Quyết định có thu phí hay không của hai ngân hàng này phụ thuộc vào các kết cục có thể có của trò chơi. Nếu hiện tại hai ngân hàng này đều không thu phí, và như vậy các ngân hàng vẫn duy trì lượng khách hàng hiện có và thu được những lợi ích trực tiếp, gián tiếp từ các khách hàng đó. Trong khi các ngân hàng phải bỏ ra những khoản chi phí vận hành hệ thống ATM nên tính chung mỗi ngân hàng cùng phải chịu lỗ mỗi tháng là -1 điểm lợi ích. NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí 1 1 1 -1 NHCP không thu phí −1 1 -1 -1 Giả sử cầu sử dụng thẻ không co giãn theo phí, khi ấy một ngân hàng nào đó quyết định tăng phí sẽ không những bù đắp được chi phí mà còn có được 1 điểm lợi ích từ thu nhập tăng lên từ phí. Trong khi đó ngân hàng không thu phí vẫn bị -1 điểm lợi ích. Nhìn vào bảng kết cục, rõ ràng hai ngân hàng đều thu phí bất chấp ngân hàng kia thu phí hay không thu phí. Quyết định tối ưu cho cả hai ngân hàng là (thu phí, thu phí). NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí -2 -2 -2 -1 NHCP không thu phí -1 -2 -1 -1 Tuy nhiên, giả sử cầu sử dụng thẻ rất co giãn theo phí. Khi ấy ngân hàng nào tăng phí sẽ làm giảm lượng giao dịch thẻ và khách hàng xuống trong khi ngân hàng vẫn phải tốn chi phí vận hành hệ thống ATM và điều này có thể làm cho lợi ích của ngân hàng giảm xuống còn -2 điểm. Trong khi đó ngân hàng không thu phí vẫn tiếp tục duy trì lượng khách hàng và lợi ích vẫn là -1 điểm. Với kết cục này ta thấy cả hai ngân hàng đều không có lý do gì để thu phí cả bất chấp ngân hàng kia có thu phí hay không. Một yếu tố khác cần tính đến là độ co giãn chéo của cầu sử dụng thẻ theo phí. Nếu ngân hàng nào tăng phí sẽ làm giảm lượng khách hàng giao dịch thẻ tại ngân hàng đó vì khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng thẻ ở ngân hàng khác. Giả sử nếu NHCP tăng phí mà NHQD không tăng phí sẽ làm cho lợi ích của NHCP không những không tăng lên mà giảm còn -2 điểm. NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí 2 2 -2 1 NHCP không thu phí 1 -2 -1 -1 Trong khi đó, nếu NHQD không thu phí sẽ có thêm một lượng khách hàng mới và tăng được lợi ích của mình lên đạt 1 điểm. Tuy nhiên, nếu cả hai ngân hàng cùng thu phí thì lượng khách hàng tại hai ngân hàng này vẫn duy trì với giả định khách hàng không thể không sử dụng thẻ ATM. Khi ấy, lợi ích của hai ngân hàng cùng tăng lên 2 điểm. Nhìn vào bảng kết cục ta thấy rằng hành động của một ngân hàng phụ thuộc vào hành động của ngân hàng kia. Nếu NHQD quyết định thu phí thì NHCP cũng quyết định thu phí. Nhưng nếu NHQD không thu phí thì NHCP cũng sẽ không thu phí. Có vẻ như hai ngân hàng đang đứng trước một tình thế lưỡng nan. Tuy nhiên với kết cục này thì chưa gọi là lưỡng nan vì còn tùy thuộc vào mục tiêu của ngân hàng. Nếu mục tiêu của hai ngân hàng đều là lợi ích lớn nhất thì hành động có lợi là cùng thu phí bất chấp ngân hàng kia hành động như thế nào vì mỗi ngân hàng không có động cơ gì để tự làm giảm lợi ích của mình xuống. Còn nếu mục tiêu của ngân hàng là lợi ích lớn hơn đối thủ thì lại rơi vào thế lưỡng nan. Giả sử NHQD quyết định thu phí nhằm tối đa lợi ích ở mức 2 điểm, nếu NHCP cũng chỉ có mục tiêu như NHQD thì cũng sẽ thu phí vì nếu không thu phí thì lợi ích chỉ là 1 điểm. Nhưng nếu mục tiêu của NHCP là lợi ích lớn hơn NHQD thì sẽ quyết định không thu phí, và khi ấy lợi ích của NHQD bị giảm còn -2 điểm, còn NHCP lợi nhuận dù giảm hơn còn 1 điểm như vẫn tốt hơn so với NHQD. Ngược lại, NHQD cũng có quyết định tương tự. Như vậy, nếu mục tiêu của ngân hàng là lợi ích hơn đối thủ thì hai ngân hàng sẽ không dám thu phí để kiếm lợi ích vì e rằng đối thủ sẽ không thu phí để “triệt hạ” mình. Và như vậy hành động áp đảo của ngân hàng là (không thu phí, không thu phí). Hành động (thu phí, thu phí) có lợi ích lớn hơn cho cả hai ngân hàng nhưng không thể là sự lựa chọn đơn phương cho từng ngân hàng nên là một hành động bị áp đảo. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có động cơ cạnh tranh không lành mạnh bằng cách làm giảm lợi ích của đối thủ trong khi lợi ích của mình cũng bị giảm cả. Như vậy dường như có một hợp đồng vô hình ràng buộc hai ngân hàng cùng thu phí để có lợi. NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí 1 1 -2 2 NHCP Không thu phí 2 -2 -1 -1 Trường hợp cuối được xét đến khi độ co giãn chéo của cầu sử dụng thẻ theo phí là rất lớn khiến cho việc một ngân hàng nào đó tăng phí mà ngân hàng còn lại không tăng sẽ làm giảm lợi ích của mình đáng kể còn -2 điểm, trong khi ngân hàng kia lợi ích tăng đến 2 điểm. Nhưng giả sử độ co giãn của cầu sử dụng thẻ theo phí kém co giãn thì khi cả hai ngân hàng cùng tăng phí sẽ làm cho lợi ích của hai ngân hàng cùng đạt 1 điểm. Nếu hai ngân hàng không tăng phí thì lợi ích vẫn là -1 điểm. Nhìn bảng kết cục ta thấy nếu NHQD thu phí thì NHCP sẽ không thu phí để có lợi 2 điểm. Nhưng nếu NHCP không thu phí thì làm cho lợi ích của NHQD bị -2 điểm. Chính vì vậy NHQD cũng sẽ không thu phí để lợi ích chỉ bị -1 điểm. Nếu NHQD không thu phí thì NHCP cũng sẽ phải không thu phí vì nếu thu phí sẽ bị -2 điểm lợi ích trong khi NHQD có đến 2 điểm lợi ích. Đây thực sự là một tình huống lưỡng nan của ngân hàng dù mục tiêu của ngân hàng là lợi ích tối đa hay hơn đối thủ. Lợi ích tốt nhất của các ngân hàng là cùng thu phí nhưng không có ngân hàng nào đơn phương làm như vậy vì ngân hàng kia sẽ không thu phí để có lợi cho bản thân mình hơn nhưng đồng thời cũng “triệt hạ” lợi ích của đối thủ xuống. Chính vì vậy cả hai ngân hàng đều không thu phí vì không có niềm tin ngân hàng kia cũng sẽ thu phí nếu ngân hàng mình thu phí. Trong trường hợp này Hiệp hội Thẻ có thể đưa ra một cam kết hợp tác giữa các hội viên theo hướng cùng thu phí. Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì khả năng một sự phá bỏ hợp đồng đơn phương cũng có thể xảy ra. 4.2 Tăng lãi suất Người chơi cụ thể trong trò chơi “tăng lãi suất” này là các NHTM, nhưng không phải tất cả, mà chỉ là các NHTM không có khả năng tiếp cận vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua hình thức chiết khấu tín phiếu. Chính đặc điểm này sẽ làm cho các NHTM tham gia trò chơi không có lựa chọn nào khác là huy động vốn từ dân cư hay từ hệ thống liên ngân hàng. Nhưng lãi suất liên ngân hàng quá cao nên mục tiêu cơ bản vẫn là huy động từ dân cư thông qua lãi suất huy động. NH A tăng NH A giữ nguyên NH B Tăng -1 -1 -2 2 NH B giữ nguyên 2 -2 1 1  Để đơn giản cho việc khảo sát, giả sử chỉ có hai NHTM là A và B và khách hàng chỉ có thể gửi tiền vào hai ngân hàng này. Do ai cũng nghĩ rằng NHNN sẽ không bao giờ làm ngơ khi có một NHTM nào đó mất khả năng thanh toán và trên thực tế chưa có NHTM nào phải rơi vào tình trạng như thế thật, vì vậy khách hàng sẽ gửi tiền vào NHTM nào có lãi suất cao hơn. Như thế NHTM A và B phải đứng trước lựa chọn, có tăng lãi suất hay không? Chúng ta sẽ cùng theo dõi bảng sau để thấy được lợi và hại của từng NHTM trong từng trường hợp: Chú thích : 1: huy động được với giá rẻ nhưng chậm -1: huy động được với giá cao -2: không huy động được 2: huy động được với giá cao nhưng nhanh chóng. Trong bảng trên chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng nếu A và B cùng tăng lãi suất thì hai ngân hàng sẽ chịu thiệt, tức là sẽ huy động được với giá cao.  Nhưng nếu một trong hai quyết định tăng và ngân hàng kia giữ nguyên thì ngân hàng tăng sẽ thu hút được vốn với giá cao, còn ngân hàng giữ nguyên sẽ không huy động được vốn. Nhưng nếu cả hai cùng giữ nguyên lãi suất thì lợi ích chia đều cho cả hai, tức huy động được với giá rẻ nhưng chậm.  Nếu bạn là một trong hai NHTM, bạn sẽ quyết định thế nào? Qua bảng mô tả trên, rõ ràng với A hay B thì lựa chọn tăng lãi suất là “chiến lược áp đảo” của trò chơi này, là chiến lược tối ưu bất kể bên kia quyết định thế nào. Vì vậy, cả A và B đều chọn chiến lược áp đảo này và cùng nhau tăng lãi suất là điều hợp lý và điểm (-1,-1) là điểm “cân bằng” của trò chơi. Điều đó nói lên rằng nếu để cho hai NHTM này tự do đưa ra quyết định thì điểm (-1,-1) là kết cục cuối cùng của trò chơi mặc dù ở đó lợi ích của cả hai không phải là tối ưu. Nếu hai NHTM này cùng “bắt tay” không tăng lãi suất để cùng nhau có lợi ích = 1, tức là huy động được vốn với giá rẻ nhưng chậm. Đây là kết cục tối ưu nhưng do đây là trò chơi có kết thúc (khi các NHTM hoàn thành mục tiêu huy động) và có thời gian giới hạn nên khi cả hai cùng huy động chậm thì sẽ nảy sinh những động cơ gian lận để tăng lãi suất nhằm về đích trước trong trò chơi.  Rõ ràng các NHTM không có bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt gian lận ngoài việc đáp trả bằng cách tăng lãi suất, điều đó sẽ dẫn trò chơi đến điểm “cân bằng”. Nhưng cũng có một thuận lợi là việc gian lận hoàn toàn có thể bị phát hiện được vì khi tăng lãi suất các NHTM buộc thông báo trên phương tiện truyền thông, vì thế nguy cơ bị đáp trả là khá rõ ràng. Nhưng nếu cam kết bị một NHTM phá vỡ, thì trong ngắn hạn, NHTM kia sẽ phải chịu tổn thất khi không có đáp trả kịp thời. Vì các NHTM đều hiểu rõ việc tuân thủ cam kết là rất mạo hiểm nên việc có một cam kết giữ nguyên lãi suất giữa các NHTM là bất khả thi. Ở trên chỉ khảo sát hai NHTM nhưng trong thực tế có rất nhiều NHTM trong hệ thống và việc đoán được hành vi của mỗi NHTM là rất khó khăn. Càng nhiều NHTM, động cơ chọn tăng lãi suất càng lớn. Vì thế “điểm cân bằng” của trò chơi mới cũng vẫn là điểm (-1,...,-1), tức là tất cả các NHTM đều tăng lãi suất. Chính vì có nhiều NHTM nên việc có một cam kết cho tất cả các ngân hàng khó khăn hơn rất nhiều. Rủi ro cho việc cam kết là quá lớn trong trường hợp này. Trò chơi này cứ thế tiếp tục cho đến khi nào tất cả các NHTM cùng đạt đến mục tiêu huy động vốn của riêng mình thì trò chơi mới chấm dứt, khi đó lãi suất sẽ không còn được tăng nữa. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN NHÓM TẠI VIỆT NAM Những lĩnh vực độc quyền nhóm (oligopoly) bao gồm: Xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng, xi măng, sắt thép, mía đường, xuất, nhập khẩu cà phê, xuất nhập khẩu gạo, du lịch (trừ kinh doanh khác sạn)… Do các cơ quan địa phương quyết định hành chính để bảo vệ doanh nghiệp nhà nước, ở không ít tỉnh đã xuất hiện tình trạng “độc quyền địa phương”, “độc quyền cục bộ”, như đến tỉnh A chỉ được dùng bia của doanh nghiệp nhà nước tỉnh đó, xi măng tỉnh đó sản xuất hay chỉ có công ty lương thực của tỉnh mới được độc quyền kinh doanh thu mua gạo, … dẫn đến biến dạng nghiêm trọng trên thị trường. Các sản phẩm và dịch vụ độc quyền được bảo hộ rất cao đối với cạnh tranh nước ngoài. Hàng không nội địa, dịch vụ điện thoại hữu tuyến và viễn thông, bến cảng, …không có cạnh tranh. Hệ số bảo hộ có hiệu lực rất cao đối với nhiều ngành công nghiệp chế biến như: đồ uống không cồn 126%, đường 125%, xi măng 69%, xe máy 144%, …Mức độ bảo hộ này chưa tính đến các yếu tố bảo hộ phi thuế quan. Dưới đây là một số ngành tượng trưng cho việc độc quyền nhóm ở Việt Nam: 1. Độc quyền nhóm trong ngành xăng dầu: Xăng, dầu là mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân. Giá cả của nó ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội. Vì thế, trong suốt nhiều năm qua, nhà nước đã can thiệp trực tiếp vào quá trình hình thành giá mặt hàng này ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, lộ trình thị trường hóa mặt hàng xăng, dầu cũng đã được tính đến từ năm 2003. Chính phủ đã ban hành Quyết định 187 (ngày 15/9/2003) về quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu, cho phép doanh nghiệp (DN) được điều chỉnh giá bán trong phạm vi 5% đối với dầu, 10% đối với xăng - trong khung giá định hướng do nhà nước xác định. Sau đó, Nghị định số 55 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam được ban hành (ngày 06/4/2007) - thay thế QĐ 187 - đã quyết định đưa mặt hàng xăng theo giá thị trường và kể từ ngày 16/9/2008 là chấm dứt bù lỗ tất cả các mặt hàng dầu - để vận hành kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế giá thị trường theo Quyết định 79 về Cơ chế quản lý điều hành giá xăng dầu. Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện vẫn chiếm tới gần 60% thị phần xăng dầu cả nước. Một vấn đề nữa cũng được nhiều chuyên gia lý giải cho việc độc quyền của Petrolimex, đó là nguyên tắc “một giá” trong suốt một năm qua, kể từ khi xóa bỏ bù lỗ hoàn toàn mặt hàng xăng, dầu. Việc vận hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, đồng nghĩa với việc phải có cạnh tranh cả về giá bán của các đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu, để tạo ra một thị trường có nhiều giá bán. Tuy nhiên, mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, các doanh nghiệp lại có chung một mức điều chỉnh và thời gian thì cũng… gần như trùng thời điểm. Điều này khẳng định thị trường xăng dầu nước ta đang bị độc quyền về giá. Và một khi Petrolimex là một doanh nghiệp lớn của nhà nước, chiếm giữ tới 60% thị phần xăng dầu cả nước thì đương nhiên cũng chi phối luôn giá cả thị trường này. Còn 10 doanh nghiệp đầu mối khác, cũng vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Trên nguyên tắc, với thị phần ít hơn, sức ép đảm bảo nguồn cung cũng ít hơn… thì cho dù quyền lợi có được hưởng nhiều hơn cũng không thể đưa giá xuống thấp hơn. Ở Việt Nam, việc đưa nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đã diễn ra từ hơn 20 năm nay. Thế nhưng, cho đến giờ sự độc quyền thời bao cấp trong một số lĩnh vực như kinh doanh xăng dầu... vẫn còn khá đậm nét. Luật Cạnh tranh, trong khi đó, vẫn chưa phát huy được tác dụng trong việc chống độc quyền. Hiện đang có 11 đơn vị đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu nhưng hơn 60% khối lượng phân phối lại nằm trong tay Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Do vậy, việc tăng hay giảm giá xăng dầu là tùy thuộc vào họ sau khi có quyết định cho phép các đơn vị kinh doanh xăng dầu được chủ động về giá bán từ ngày 15-12-2009. 2. Độc quyền nhóm trong ngành bảo hiểm Hiện tượng độc quyền nhóm trong ngành bảo hiểm được thể hiện ở chỗ chỉ có một vài tập đoàn lớn làm bảo hiểm ở nước ta, nhưng lại có một thị trường để bán bảo hiểm rất tiềm năng, vẫn còn một khối lượng lớn người dân vẫn chưa tham gia mua bảo hiểm. Năm 1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm. Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO... và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,... Tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm như: * Các công ty kinh doanh bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm - Doanh nghiệp nhà nước (bao gồm: công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)) - Công ty cổ phần (bao gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI), Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)) - Công ty liên doanh (bao gồm: Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG, Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA), Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (BIDV - QBE), Công ty bảo hiểm liên hợp (United Insurance Company of Vietnam - UIC), Công ty TNHH bảo hiểm Samsung - Vina, Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công thương (IAI) - Công ty 100% vốn nước ngoài (bao gồm: Công ty TNHH bảo hiểm Prudential, Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA), Công ty TNHH bảo hiểm Manulife, Công ty TNHH bảo hiểm Allianz, Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ * Tổ chức tái bảo hiểm * Các tổ chức trung gian bảo hiểm * Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (AIV) Nếu như trước năm 1993, ở nước ta chỉ có Bảo Việt độc quyền kinh doanh, hoạt động dưới hình thức bao cấp thì đến hết năm 2002 đã có tới 23 doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình sở hữu tham gia kinh doanh: các doanh nghiệp nhà nước là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và VINARE; các công ty cổ phần PJICO, PTI, Bảo Long; các doanh nghiệp liên doanh Bảo Minh - CMG, VIA, UIC, IAI, BIDV-QBE, Samsung - Vina và 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài gồm: Prudential, AIA, Manulife, Alianz, Groupama cùng với 5 công ty môi giới bảo hiểm: AIB, Đại Việt, Gras Savoye... Bên cạnh đó, sự hiện diện của hơn 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài có uy tín càng đẩy mạnh sự phát triển của ngành bảo hiểm. Mạng lưới đại lý bảo hiểm được mở rộng và đã dần phủ kín toàn quốc. Bảo Việt đã có hệ thống đơn vị thành viên ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước gồm 61 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 56 công ty bảo hiểm nhân thọ, 5 chi nhánh bảo hiểm nhân thọ, 1 trung tâm đào tạo... với gần 5.000 nhân viên, trên 18.000 đại lý và cộng tác viên hoạt động trên khắp mọi miền đất nước. Riêng công ty Bảo Việt cũng thời gian qua đã góp vốn vào thành lập nên 15 công ty cổ phần lớn, trong đó có các công ty như Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu... Sự xuất hiện của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một môi trường cạnh tranh đầy tính tích cực. Sự cạnh tranh quyết liệt đã khiến các công ty phải giảm phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Các công ty đều phải có chiến lược cụ thể và lâu dài vì giờ đây, khách hàng đã có nhiều lựa chọn. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hiện tỏ ra vượt trội về nhiều mặt, đặc biệt là có ưu thế về kinh nghiệm, uy tín, khả năng phát triển hệ thống đại lý, mở rộng thị trường... Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vốn chưa quen với việc môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường đã sử dụng nhiều biện pháp không lành mạnh như dùng mệnh lệnh hành chính để tác động đến thị trường, gây bất bình đẳng trong cạnh tranh và đi ngược lại những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, tình trạng đưa thông tin sai lệch gây tổn hại đến hình ảnh của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo khách hàng cũng thường xuyên xảy ra. Hiện tượng "độc quyền công ty" hiện nay cũng diễn ra phổ biến với sự tham gia của các công ty cổ phần bảo hiểm. Hầu hết các cổ đông thành lập nên các công ty cổ phần bảo hiểm là các doanh nghiệp nhà nước đang nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế như: xăng dầu, dầu khí, bưu điện... Điều này dẫn tới một thực tế là các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc ngành, thuộc tổng công ty có cổ phần ở công ty bảo hiểm nào sẽ phải mua bảo hiểm tại đó. Bảo Việt đã phải chuyển bảo hiểm cho hành khách đường sắt cho PJICO vì Tổng công ty đường sắt Việt Nam là cổ đông của PJICO. Tình trạng này sẽ khiến các công ty bảo hiểm ỷ lại, không chịu khó tìm kiếm thêm thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, các công ty bảo hiểm đều có mối quan hệ hợp tác bảo hiểm và tái bảo hiểm với các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới như: Commercial Union, Tokyo Marine, Yasuda, Sedgwich, Willis Corroon, Munich Re, Swiss Re... Bộ Tài Chính cũng không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý bảo hiểm của EU, ASEAN, từ đó, từng bước chuẩn hóa môi trường kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với tình hình chung của khu vực và thế giới. 3. Độc quyền trong xuất khẩu gạo Một thời gian dài, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao là nhờ vào xuất khẩu. Rõ ràng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển ổn định, thì thị trường xuất khẩu ít có những đột biến lớn xảy ra nên đà tăng trưởng của xuất khẩu liên tục được duy trì. Do hướng mạnh vào xuất khẩu như vậy, nên Nhà nước, doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực cho tìm kiếm thị trường nước ngoài, mà chưa đầu tư thỏa đáng phát triển thị trường nội địa. Trong thực tế muốn xác định được hiện tượng doanh nghiệp bắt tay liên kết để độc quyền, thống lĩnh thị trường, tăng giá vô tội vạ... phải thông qua phân tích các dấu hiệu trực tiếp trên thị trường, hoặc thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp khác. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cần tập trung vào các khâu từ nhập khẩu đến nhà phân phối, tiêu dùng... Qua đó, nếu phát hiện các nhà nhập khẩu, phân phối có được lợi nhuận thông qua các hành vi liên kết, độc quyền nhóm thì sẽ xử lý theo Luật cạnh tranh và các quy định pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh. Philippin có nhu cầu mua thêm lúa gạo, chủ yếu là từ Việt Nam. Tuy nhiên, mức giá của mặt hàng này phụ thuộc rất lớn vào động thái của Thái Lan vì nhà xuất khẩu gạo hàng đầu này hiện đang tồn kho đến 7 triệu tấn gạo và có kế hoạch "xả hàng" trong thời gian tới. Tại thời điểm này, giá gạo thế giới vẫn đang giảm do bội thu vụ lúa ở một sốước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và một số nước nhập khẩu lớn đã mua gần đủ nhu cầu. Giá gạo của Thái Lan cũng đã giảm đáng kể, và thị trường chủ yếu vẫn là châu Á, chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, tiếp đến là châu Phi với trên 17%, châu Mỹ với gần 15%. Về lý thuyết, một khi doanh nghiệp trong nước yếu thế, thị trường có tín hiệu mang lại hiệu quả đầu tư, thì nước ngoài sẵn sàng nhảy vào lấp khoảng trống, giống như cách mà nhiều công ty Mỹ, châu Âu, thậm chí Thái Lan, Indonesia vào liên kết nuôi cá tra, tôm hay heo, gà. Tuy nhiên, kịch bản ấy khó xảy ra với ngành gạo khi mà một vài đại gia quốc doanh còn đang nắm lợi thế quá lớn về vốn, cơ sở hạ tầng (nhà máy xay xát, kho bãi…) Chẳng hạn, Vinafood II hiện đang sở hữu số vốn nhà nước hàng ngàn tỉ đồng, cộng thêm hệ thống nhà máy xay xát, lau bóng, máy sấy, kho chứa trải đều ở hầu hết các vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn. Họ luôn nắm quyền chủ động thu mua lúa gạo, khi thị trường khó khăn lại còn được Chính phủ hỗ trợ vốn, lãi suất. Đó là chưa kể, một khi chúng ta vẫn coi gạo là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, thì khi thị trường biến động, giá tăng nóng, thiếu hụt nguồn cung thì nhà nước lại dùng chính sách kiểm soát giống như lâu nay vẫn làm. 4. Nguyên nhân của độc quyền nhóm tại Việt Nam Chuyện độc quyền nhóm không lạ và dễ dàng tìm thấy trong các sách giáo khoa về kinh tế học. Độc quyền nhóm cũng được đề cập đâu đó trong các bài báo bàn về tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người ta giật mình nhìn lại thì hóa ra độc quyền nhóm đôi khi vẫn tạo ra những cú sốc quá lớn cho toàn nền kinh tế. Độc quyền nhóm về dầu mỏ của OPEC thỉnh thoảng vẫn khiến người ta hoảng loạn lo lạm phát, đẩy giá nhiều hàng hóa khác lên những mức không tưởng. Các nhà làm chính sách và quản lý kinh tế của Việt Nam lưu ý vì có vẻ như tình trạng độc quyền nhóm ở một số ngành có xu hướng duy trì rất lâu và thường xuyên tổn hại đến thị trường theo những cách tương tự nhau, nhưng các công ty độc quyền nhóm cuối cùng vẫn không bị gì cả. Nguyên nhân lớn nhất là do cạnh tranh và thiếu các nguyên vật liệu đầu vào; kế đến là hạn chế về tài chính và do đặt giá sản phẩm cao; hai nguyên nhân ít quan trọng hơn là do nhu cầu nước ngoài hạn chế và do không có khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài, giá cả không ổn định, và do đặt giá sản phẩm không có tính cạnh tranh. Việt Nam quá chậm trong ban hành Luật Cạnh tranh và Kiểm soát Độc quyền. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam vẫn còn quá nhiều các DN độc quyền, độc quyền nhóm cả về mua và bán, ở không ít tỉnh, thành phố còn có độc quyền địa phương. Mặt bằng giá của các sản phẩm độc quyền hay độc quyền nhóm, được bảo hộ cao như xi măng, đường mía, ô tô, xe máy v.v... đều cao hơn mức trung bình khu vực, trong khi thu nhập của người Việt Nam thấp hơn các nước đó, làm thiệt thòi cho người tiêu dùng. Trong khi đó, hàng nông sản không được bảo hộ, phụ thuộc giá thị trường thế giới lại thuộc loại rẻ nhất trong khu vực, làm giảm sút thu nhập thực tế của nông dân. Do được độc quyền, cơ cấu giá khó kiểm tra, nên dẫn đến những hiện tượng trì trệ trong kinh doanh. Nhưng còn một nguyên tắc nữa, quan trọng, mang tính quyết định, đó chính là bởi họ không được quyền định giá, dù giá bán đó thực sự cạnh tranh, thấp hơn so với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu khác! Và tất yếu dẫn đến một hệ quả là không thể có sự cạnh tranh lành mạnh thực chất khi thị trường chỉ có một giá! Cuối cùng, người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi từ hệ quả này. 5.Giải pháp đề ra: 5.1. Đối với ngành bảo hiểm Mục tiêu trước mắt đối với ngành bảo hiểm Việt Nam là rất nặng nề. Việc duy trì được tốc độ tăng trưởng lên đến 40% một năm là điều khó khăn, tuy nhiên để nâng cao hơn nữa so với tốc độ tăng trưởng trong ba năm qua là điều có thể thực hiện được. Để làm được việc này, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nên tập trung vào các giải pháp phù hợp nhằm tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả đầu tư như sau: Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp và mở rộng mạng lưới. Hiện nay các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài một phần nhờ sự bảo hộ của Chính phủ, một phần dựa vào mạng lưới khách hàng đã được xây dựng từ trước. Các công ty bảo hiểm Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác thị trường và các mối quan hệ nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng truyền thống. Đây là một yếu tố quan trọng hỗ trợ các công ty bảo hiểm có thêm nguồn lực để thực hiện các kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực. Thành lập các tổ chức đầu tư độc lập với hoạt động khai thác để có thể thực hiện đầu tư chuyên nghiệp và hiệu quả từ phí bảo hiểm. Liên doanh, liên kết với các tổ chức tài chính để có thể có khả năng mạnh hơn với áp lực cạnh tranh khi các công ty bảo hiểm nước ngoài gia nhập thị trường theo lộ trình cam kết của Việt Nam với WTO Giảm sự bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách đưa các doanh nghiệp bảo hiểm lên sàn để vừa gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, vừa dễ huy động vốn, gia tăng khả năng tài chính trong hoạt động Mười năm năm qua, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất cả các vai trò trên thị trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông qua việc tập trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn, giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc đóng góp một cách chủ động vào phát triển tài chính, nhưng những hạn chế này sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ. Với mục tiêu chiến lược phát triển phù hợp và trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trong nền kinh tế. 5.2. Đối với ngành xăng dầu Để tăng tính thị trường, đặc biệt là thị trường xăng dầu, có nhiều cách thức. Thứ nhất là phải có cơ chế công bố thông tin, thứ hai là cơ chế giám sát, thứ ba là tạo cơ chế cho doanh nghiệp tham gia các nghiệp vụ giao dịch hiện đại và cho hình thành mạng lưới dự trữ xăng dầu quốc gia. Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi vốn và hệ thống phân phối lớn nên khó có thể có nhiều doanh nghiệp tham gia. Vì vậy trên lý thuyết, rất dễ hình thành độc quyền nhóm. Nên bên cạnh công cụ giám sát đặt tại các cơ quan chức năng, Nhà nước vẫn cần tạo lập và tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, không để chúng luôn cùng chung lợi ích và trong thế có thể thỏa hiệp. Muốn vậy, chúng ta cần những tiêu chí cụ thể để đánh giá và lượng hóa hành vi liên kết độc quyền. Một công cụ rất quan trọng mà các nước vẫn dùng để điều tiết thị trường xăng dầu là lập kho dự trữ xăng dầu quốc gia. Với lượng dự trữ đủ mạnh, khi giá tăng, thấy cần thiết, Nhà nước có thể bán dầu từ kho dự trữ. Đây là cách làm hiệu quả, thực tế ở nhiều nước đã thấy chúng có thể giúp giảm giá một cách tiết kiệm hơn là bỏ tiền trực tiếp bù lỗ cho các doanh nghiệp. Giá giảm mà Nhà nước vẫn thu được tiền, thậm chí có lãi. Tất nhiên, không phải muốn là có thể lập ngay kho dự trữ vì chi phí rất cao. Đây là bài toán cần được giải giữa chi phí và lợi ích. Với một thị trường gần 100 triệu dân, tốc độ tiêu thụ dầu mỏ tăng chúng ta lại sắp lọc được xăng dầu thì đã đến lúc VN nên tính đến công cụ hiện đại trên nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Năm 2010 cũng là năm đầu tiên kinh doanh xăng dầu áp dụng Nghị định 84/CP của Chính phủ, sự chủ động của doanh nghiệp đầu mối tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì là năm đầu tiên áp dụng Nghị định 84 nên trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh doanh sẽ còn phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, Doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng phải thích ứng với những biến động tăng, giảm giá theo quy luật thị trường, kiên trì thực hiện đảm bảo thực thi có hiệu quả Nghị định này. Với vai trò và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo, chiếm thị phần lớn, Petrolimex đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ chuyển đổi cơ chế kinh doanh xăng, dầu, góp sức cùng các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành Nghị định 84, đây là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng, dầu. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu chính thức có hiệu lực từ 15/12/2009; theo đó việc kinh doanh xăng, dầu được vận hành theo cơ chế mới, doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán lẻ khi giá xăng, dầu thành phẩm thị trường thế giới có biến động, là cơ sở để các thương nhân đầu mối vận hành giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Chủ động và kiên trì vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường bảo đảm: Đủ nguồn cung – Đóng góp cho ngân sách Nhà nước và có tích lũy cho Doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa 3 lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp và Người tiêu dùng Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án đầu tư trọng điểm để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn và tăng khả năng dự trữ hàng hóa theo quy định mới (30 ngày), góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường độc quyền nhóm.doc
Luận văn liên quan