Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Có thể nói nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ có ưu thế tuyệt đối so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ. Việc đưa công cụ này vào hoạt động tại Việt Nam là một điều tất yếu, phù hợp với tiến trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế thế giới.Tuy nhiên để hoàn thiện công cụ này cần phải có những giải pháp và phương hướng phát triển hợp lý. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện và phát triển của NHNN nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Mặt khác, có thể thấy sự năng động của nền kinh tế là động lực cơ bản cho thị trường mở phát triển. Do đó, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, trong việc vận hành chính sách tiền tệ cũng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công cụ:dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu và thị trường mở. Đây chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn của các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là NHNN Việt Nam tron thời gian tới

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán theo mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo. - Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng của các tổ chức tín dụng đặt thầu và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng là khối lượng dự thầu của tổ chức tín dụng đó. - Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu bằng khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và được tính đến đơn vị đồng. - Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán, thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức dụng tại mức lãi suất trúng thầu và được tính đến đơn vị đồng. b. Đấu thầu lãi suất: - Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu; - Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu theo các mức lãi suất (tối đa là 5 mức lãi suất dự thầu trong một đơn dự thầu) và khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán tương ứng với các mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ năm và được làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy; - Các đơn dự thầu của các tổ chức tín dụng được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá, hoặc lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá; - Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá) hoặc lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá) trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở mà Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 9 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết tại mức lãi suất đó đạt được khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán; - Khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất bằng và cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá) hoặc có lãi suất dự thầu bằng và thấp hơn lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá); - Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng l trong từng thời kỳ. 2.2. Hàng hóa trên thị trường mở Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các điều kiện sau đây:  Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;  Được phát hành bằng đồng Việt Nam;  Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán;  Giấy tờ có giá được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là ngày. Danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Những loại hàng hóa chủ yếu bao gồm:  Tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính.Thời hạn của tín phiếu kho bạc thường dưới 12 tháng. Đây là loại hàng hoá chủ yếu của TTM ở hầu hết thị trường mở các nước vì một số lý do sau: (i) Có tính thanh khoản cao, (ii) Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHTW với mức độ và quy mô khác nhau.  Tín phiếu NHTW Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành để làm công cụ cho TTM. Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm hàng hoá trên thị trường mở có một số ưu điểm như tăng cường tính độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng  Trái phiếu Chính phủ - Chính quyền địa phương Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 10 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách . Mặc dù là chứng khoán dài hạn nhưng được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở vì tính an toàn, ổn định và khối lượng phát hành thường lớn, có khả năng tác động trực tiếp đến giá cả trên thị trường tài chính. Tương tự trái phiếu CP nhưng trái phiếu của chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành.  Chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và lãi suất nhất định. Chứng chỉ tiền gửi được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ do các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết mà không phải rút tiền gửi trước hạn. Như vậy, hàng hóa trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hóa: - Một là do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động tài chính. - Hai là sự tiến bộ nhanh chóng của hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng . 2.3. Những chủ thể tham gia thị trường mở - Những chủ thể tham gia thị trường mở gồm có NHTW, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thuận mua vừa bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. - NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại TTM và tần suất sử dụng TTM. NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó. - Các NHTM tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi. - Sự tham gia của các NHTM trong các giao dịch TTM có ý nghĩa quan trọng xét trên góc độ hiệu quả CSTT do: (i) NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt động rộng. NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển; (ii) Hơn nữa NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 11 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 3.1. Phạm vi thành viên tham gia - Thứ nhất, về lý thuyết, Ngân hàng trung ương muốn can thiệp trực tiếp vào lượng tiền cung ứng bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi thì thành viên tham gia mua bán trong trường hợp này được mở rộng không những chỉ gồm tổ chức tín dụng mà còn cả các tổ chức khác, thậm chí có thể cả các cá nhân, miễn là họ có tiền mặt và tiền gửi. - Thứ hai, nếu cơ sở pháp lý cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động theo hướng đa năng như hệ thống tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay thì phạm vi thành viên tham gia mở rộng đến tổ chức tín dụng là đủ. - Thứ ba, khả năng chuyển tải của hệ thống thanh toán. Những cá nhân không có séc hoặc tiền trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng trung ương thì không thể tham gia mua bán được trên nghiệp vụ thị trường mở, nếu tổ chức tín dụng không có mạng kết nối với Ngân hàng trung ương trong điều kiện giao dịch trên mạng thì cũng không thể trở thành thành viên. 3.2. Phạm vi hàng hoá Mọi tài sản có thể mua hoặc bán trên thị trường vì chúng đều là những tài sản thế chấp. Nhưng tài sản thế chấp nghiệp vụ thị trường mở phải là tài sản có khả năng thanh khoản cao, đảm bảo quản lý dễ dàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu điều hành nghiệp vụ này nhanh nhạy, chính xác và đạt được ý mong muốn, đó chính là các giấy tờ có giá. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: Các công cụ được sử dụng để giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở hiện nay là các tín phiếu kho bạc nhà nước, tín phiếu ngân hàng nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 3.3. Giá và lãi suất - Giá và lãi suất bao gồm giá mua, giá bán trên nghiệp vụ thị trường mở, các căn cứ để xác định giá, quan hệ giữa giá và lãi suất, phương thức đấu thầu. - Giá và lãi suất là hai đại lượng ngược chiều nhau. Khi mua giấy tờ có giá, người mua cần mua với loại có giá thấp, tức lãi suất cao, còn khi bán thì người bán muốn bán với giá cao, tức lãi suất thấp. - Giá của giấy tờ có giá hay lãi suất giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất trên thị trường nói chung. Vì vậy, lãi suất cũng là một mục tiêu mà Ngân hàng trung ương cần quan tâm khi quyết định phương thức đấu thầu trên nghiệp vụ thị trường mở. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 12 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết - Đấu thầu lãi suất hay đấu thầu khối lượng trên nghiệp vụ thị trường mở tùy vào mục tiêu của Ngân hàng trung ương. Lãi suất chỉ đạo đối với đấu thầu khối lượng và lãi suất trúng thầu đối với đấu thầu lãi suất là cơ sở để tính giá của giấy tờ có giá. 3.4. Phương thức giao dịch Nghiệp vụ này cho phép mua hoặc bán với số lượng, thời gian giao dịch và một phương thức giao dịch tùy ý, phù hợp với yêu cầu của chính sách tiền tệ. - Khi dự báo cho thấy vốn khả dụng không thay đổi, biểu hiện sự trì trệ trong lưu thông tiền tệ. Trong trường hợp này, phương thức giao dịch sẽ là mua hoặc bán hẳn giấy tờ có giá, nhằm tạo ra một sự chuyển động tiền tệ ban đầu cần thiết. Ngoài ra, nghiệp vụ mua bán hẳn cho phép sửa sai bằng cách đảo ngược giao dịch: nếu phiên giao dịch trước mua quá nhiều, thì phiên giao dịch này có thể bán để giải quyết số chênh lệch đó và ngược lại. - Khi dự báo cho thấy vốn khả dụng thay đổi thất thường do nhiều nguyên nhân như: thời vụ, thiên tai hoặc dự đoán tình hình khó chính xác…Để hạn chế các sai sót trong việc cung ứng tiền, phương thức giao dịch sẽ là phương thức mua, bán có kỳ hạn gọi là hợp đồng mua lại. 3.5. Trình độ phối hợp giữa các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương là người đề ra và vận hành chính sách tiền tệ. Để kiểm soát được lượng cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng trung ương không những chỉ sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở mà còn sử dụng tổng hợp các công cụ khác của chính sách tiền tệ như: tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tín dụng, hạn mức tín dụng, tỷ giá hối đoái. Trình độ phối hợp giữa các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo sự linh hoạt, hài hòa, chủ động trong việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất. 3.6. Công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán Việc kết nối theo một chương trình phần mềm hiện đại trong nội bộ Ngân hàng trung ương, giữa trưởng ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở, các ủy viên và người trực tiếp điều hành sàn giao dịch, giữa Ngân hàng trung ương với các ngân hàng thành viên, đảm bảo thực hiện các công đoạn giao dịch từ khi công nhận thành viên, đăng ký chữ ký điện tử, thông báo mời thầu, đăng ký giấy tờ có giá, tạo lập và ký hợp đồng mua lại, đến khâu thanh toán chuyển tiền và làm các loại thông báo, báo cáo… được thuận tiện. Có thể nói việc hiện đại hóa hệ thống thanh tóan và mạng lưới thông tin trong ngành ngân hàng không những giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện và phát triển nghiệp vụ thị trường mở thành công. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 13 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết 4. Những ưu điểm và hạn chế 4.1. Ưu điểm - Ngân hàng trung ương có thể hoàn toàn chủ động kiểm soát được khối lượng giao dịch trong khi điều này không thể có ở các công cụ khác. Ví dụ, trong nghiệp vụ chiết khấu, Ngân hàng trung ương có thể sử dụng lãi suất chiết khấu để điều tiết và khuyến khích các ngân hàng thương mại vay vốn nhưng trên thực tế Ngân hàng trung ương chỉ thông báo lãi suất chiết khấu mà không kiểm soát trực tiếp khối lượng cho vay chiết khấu. - Nghiệp vụ thị trường mở có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào. Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, dù ở mức nhỏ thế nào thì nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể đạt được bằng cách mua hoặc bán một lượng nhỏ chứng khoán. Ngược lại, nếu có yêu cầu thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ quy mô lớn, Ngân hàng trung ương cũng có đủ khả năng thực hiện được thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng lớn tương ứng các chứng khoán. - Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng đảo chiều. Nếu Ngân hàng trung ương có mắc phải sai sót nào đó trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, thì có thể ngay lập tức sửa chữa sai sót đó. Ví dụ, khi Ngân hàng trung ương nhận thấy lãi suất trên thị trường tiền tệ (lái suất ngắn hạn) hiện đang quá thấp do vừa qua Ngân hàng trung ương đã thực hiện mua quá nhiều trên thị trường mở, thì có thể ngay tức khắc sửa chữa nó bằng cách bán ngay các giấy tờ có giá cho các ngân hàng. - Nghiệp vụ thị trường mở có tính an toàn cao. Giao dịch trên thị trường mở hầu như không gặp rủi ro, xét trên góc độ của các Ngân hàng trung ương lẫn các Ngân hàng thương mại bởi vì, cơ sở đảm bảo cho các giao dịch thị trường mở đều là những giấy tờ có giá, có tính thanh khoản cao, không có rủi ro tài chính. - Nghiệp vụ thị trường mở có thể thực hiện một cách nhanh chóng, không vấp phải sự chậm trễ của các thủ tục hành chính. Khi Ngân hàng trung ương quyết định muốn thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, Ngân hàng trung ương chỉ cần đưa ra yêu cầu cho các nhà giao dịch chứng khoán (trên thị trường tiền tệ) và sau đó việc mua bán sẽ được thực hiện ngay. 4.2. Hạn chế - Khả năng phát huy hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở không chỉ phụ thuộc vào Ngân hàng trung ương mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và các quyết định của các ngân hàng thương mại. Do đó để công cụ này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó phải có thị trường tài chính phát triển, hàng hóa của thị trường (các giấy tờ có giá ngắn hạn) phải phong phú và đa dạng. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 14 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết - Ngân hàng trung ương phải có khả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống để can thiệp mua bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động đến lượng tiền trung ương. - Khi Ngân hàng trung ương mua bán làm tác động đến lượng tiền trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Để tránh ảnh hưởng này thì Ngân hàng trung ương phải có các giải pháp xử lý phù hợp, đòi hỏi Ngân hàng trung ương phải nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp điều hành các công cụ chính sách tiền tệ.  Tại các nước phát triển, nghiệp vụ thị trường mở được giao dịch hàng ngày. Đó là nơi để các Ngân hàng thương mại tìm kiếm nguồn vốn bổ sung cho việc thiếu hụt khả năng thanh toán, Ngân hàng thương mại có thể đem bán lại các giấy tờ có giá mà mình sở hữu hoặc vay có thế chấp các giấy tờ có giá đó đối với Ngân hàng trung ương. Thị trường mở cũng là nơi các Ngân hàng thương mại có thể đầu tư vốn tạm thời tồn đọng của mình. Khi Ngân hàng thương mại tạm thời có khoản vốn ngắn hạn chưa cho vay khách hàng được, Ngân hàng thương mại có thể mua các giấy tờ có giá đó do Ngân hàng trung ương bán ra. Đó là một hành động đầu tư với một khoản lợi nhuận chắc chắn. Thông qua các hoạt động mua và bán ở thị trường mở, Ngân hàng trung ương điều hành việc cung ứng tiền và lãi suất ngắn hạn. PHẦN II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 1. Tình hình thực hiện nghiệp vụ Thị trường mở giai đoạn từ năm 2008 đến nay Đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, từ năm 2 3, Sở Giao dịch đã được Thống đốc NHNN giao Chủ đầu tư Dự án “Trang thiết bị máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước - Giai đoạn I” do Quỹ Hỗ trợ Pháp và Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ (gọi tắt là Dự án AFD). Đến tháng 11 2 7, chương trình chính thức được đưa vào sử dụng, cho phép các giao dịch thị trường tiền tệ nói chung và các giao dịch nghiệp vụ TTM nói riêng được kết nối trực tiếp giữa NHNN và các thành viên, nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện nghiệp vụ TTM một cách kịp thời, thể hiện ở kết quả hoạt động trong 5 năm qua, từ năm 2 8 đến 2012 Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 15 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Năm 2008: nghiệp vụ TTM được điều hành khá linh hoạt, kết hợp với các công cụ CSTT khác để điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD ở mức hợp lí, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các nghiệp vụ TTM được thực hiện hàng ngày, chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường. Trong 7 tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày, với lãi suất phổ biến tương ứng lần lượt là 7,5 năm và 7,75 năm. Đồng thời, để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14, 21 và 28 ngày); khối lượng chào mua hàng ngày được xác định dựa trên nhu cầu vốn thanh toán và tình hình thị trường tiền tệ. Từ tháng 8 2 8, trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT để thúc đẩy phát triển sản xuất. NHNN tiếp tục thự hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7 – 14 ngày với khối lượng và lãi suất phù hợp với các loại lãi suất thời điểm đó. Về hoạt động thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc: cả năm có 31 đợt đấu thầu tín phiếu được tổ chức. Giá trị trúng thầu là 20.730 tỷ đồng, đạt 78% khối lượng chào thầu và gần gấn đôi giá trị trúng thầu năm 2 7. Lãi suất trúng thầu giảm mạnh từ 15,7% xuống 8,38%. Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN năm 2008 Năm 2009: nghiệp vụ TTM được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung – cầu vốn của các TCTD. Các giao dịch nghiệp vụthịtrường mở được thực hiện hàng ngày, chủyếu là các giao dịch mua giấy tờcó giá với kỳhạn ngắn (7, 14 ngày) Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 16 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Nửa đầu năm 2 , NHNN thực hiện các phiên chào mua kỳhạn 14 ngày, lãi suất giảm dần từ 9% xuống 7 năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đang ở giai đoạn đầu, nhu cầu vốn của nền kinh tế chưa cao, nguồn vốn của các TCTD vẫn có dư thừa nên nhu cầu tham gia các phiên chào mua nghiệp vụ TTM không cao với doanh sốtrúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua của NHNN. Khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/phiên. Nửa cuối năm 2 , nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các TCTD có xu hướng tăng cao theo các chương trình kích cầu của Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng chào mua qua nghiệp vụ TTM, khối lượng trúng thầu bình quân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt 95% khối lượng chào mua của NHNN và đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên, gấp 6 lần so với mức 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN đã chào mua qua kênh nghiệp vụ TTMvới khối lượng bình quân xấp xỉ 15.000 tỷ đồng phiên để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp Tết dương lịch. Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày và 14 ngày với lãi suất chào mua tương ứng là 7 năm và 7-8 năm. Đồng thời, để chủ động kiểm soát lạm phát và điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD trong hệthống, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên/tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưng trong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 102 tỷ đồng. Năm 2010: Tương tự năm 2 , các giao dịch nghiệp vụ TTM được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14 và 28 ngày) với mục tiêu theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt; hỗ trợ vốn cho các TCTD, hạn chế tình trạng thiếu vốn dẫn đến chạy đua tăng lãi suất. Trong tháng đầu năm 2 1 , chào mua giấy tờ có giá kỳ hạn ngắn với lãi suất 7% cho kỳ hạn 7 ngày; 7,5% cho kỳ hạn 14 ngày và 8% cho kỳ hạn 28 ngày. Khối lượng chào thầu bình quân là 5.400 tỷ/phiên với mức trúng thầu bình quân là 3.200 tỷ/phiên. Trong 3 tháng cuối năm 2 1 , NHNN chỉ còn chào mua kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất tăng dần từ 7% lên 10%. Khối lượng chào thầu bình quân là 7.160 tỷ/phiên với mức trúng thầu bình quân là 6.970 tỷ/phiên. Năm 2011: với mục tiêu là tiếp tục theo đuổi CSTT thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống các TCTD, trong suốt tháng đầu năm 2011, NHNN chủ yếu chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn chỉ 7 ngày, lãi suất tăng mạnh từ 1 vào năm ngoái lên 15 năm. Khối lượng chào thầu bình quân là 8.400 tỷ/phiên với mức trúng thầu bình quân là 8000 tỷ/phiên. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 17 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Bắt đầu từ khoảng nửa cuối tháng 9, khi mà tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm soát theo kế hoạch, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, NHNN cho thấy động thái nới lỏng trên TTM khi chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 và 14 ngày, lãi suất giảm 1% còn 14 năm. Khối lượng chào thầu bình quân là 3.400 tỷ/phiên, giá trị trúng thầu bình quân khoảng 91%. Năm 2012: Từ suốt tháng 3 đến trung tuần tháng 8, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trên TTM rất ổn định, đột nhiên từ cuối tháng 8 cường độ và lưu lượng giao dịch lại tăng đột biến. Thị trường tài chính trở nên đầy rẫy bất ổn và nghi ngờ kể từ sau khi cơ quan quản lý mạnh tay trấn áp nhóm tài phiệt thao túng các ngân hàng thương mại và vi phạm các quy định về an toàn và lành mạnh tài chính. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã phát hành tín phiếu với kỳ hạn dài hơn, 28, 56 và 1 ngày, để hút lượng tiền dư thừa khoảng 200 nghìn tỷ đồng (do NHNN dùng để mua xấp xỉ 10 tỷ USD) ra khỏi hệ thống NHTM. Tổng lượng tín phiếu chưa đáo hạn cuối năm 2012 vào khoảng 53,5 nghìn tỷ đồng. 2. Phân tích mức độ hiệu quả của việc thực hiện nghiệp vụ Thị trường mở 1.1 Tác động đến lạm phát Sau khoảng thời gian dài đàm phán, việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2 7 đã tạo ra một kỳ vọng tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ cho nền kinh tế. Vốn đầu tư, từ tiết kiệm của người dân cũng như từ các nhà đầu tư nước ngoài, được dồn về thị trường tài chính một cách nhanh chóng. Tổng dư nợ giữa năm 2 7 là gần 1 triệu tỷ đồng, nằm trong khoảng - 1 GDP năm 2 7. Tình hình tăng trưởng nóng, kèm theo đó là tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, đã dẫn đến hậu quả tất yếu là lạm phát đã có những biến động khó lường và dao động trong biên độ lớn. Lạm phát đạt mốc 12,7 vào năm 2 7, sau đó tăng lên mức kỉ lục 22,3 năm 2 8 và giảm đột ngột xuống 6, vào năm 2 . Để giảm thiểu thiệt hại và mất mát do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2 , Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các chính sách vĩ mô như: CSTT, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại… mà nổi bật nhất là gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo ổn định và duy trì hệ thống an sinh xã hội. Đến năm 2 1 , độ trễ của chính sách này mới phát huy mặt trái khiến tỷ lệ lạm phát lên mức 11,75 và năm 2 11 tăng lên mức 18,13% so với cùng kỳ năm 2 1 . Sang đến năm 2 12, lạm phát lại giảm xuống mức 6,8% và ổn định đến hết quý I/2013. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 18 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Trước dấu hiệu lạm phát tăng nhanh từ đầu năm 2 8, trên TTM, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày, với lãi suất phổ biến tương ứng lần lượt là 7,5 năm và 7,75 năm. Đặc biệt, vào tháng 3/2008, NHNN thể hiện sự mạnh tay trong việc kiềm chế lạm phát bằnng đợt phát hành tín phiếu bắt buộc kỳ hạn 364 ngày. Đợt phát hành này đã rút 2 .3 tỷ đồng ra khỏi thị trường; đồng thời, các TCTD cũng không được phép sử dụng tín phiếu này trong nghiệp vụ tái cấp vốn với NHNN. Nếu xét riêng về tác động kiềm chế lạm phát năm 2 8, nghiệp vụ TTM không có tác dụng. Khối lượng 20.300 tỷ đồng tín phiếu phải được các TCTD mua trong một thời gian rất ngắn, gấp 20 – 40 lần con số 500 – 1000 tỷ đồng (là khối lượng trúng thầu trong các phiên đấu thầu thường kỳ). Khối lượng phải mua lớn, không được gia hạn mua, cộng với quy định không được sử dụng tín phiếu để tái cấp vốn, buộc các TCTD nhỏ và trung phải đi vay trên liên ngân hàng, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng tăng cao (từ ngày 15 – 19/2, lãi suất vay qua đêm trên liên ngân hàng tăng từ 3 lên 43 năm), tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế, gây ra tác động ngược với mục tiêu điều hành. Kết quả là tháng 10/2008, NHNN lại cho phép các TCTD giao dịch tái cấp vốn với NHNN bằng tín phiếu này; đồng thời cho phép các TCTD rút tín phiếu trước hạn nếu có yêu cầu. Tiền quay trở lại hệ thống khiến cho lạm phát năm 2 8 không được kiềm chế mà tăng cao kỉ lục. Sau giai đoạn sau đỉnh điểm lạm phát 2 8, nghiệp vụ TTM được NHNN điều hành khá linh hoạt nếu xét theo góc độ hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD với các phiên đấu thầu diễn ra liên tục như đã phân tích ở phần 1. Kiểm soát lạm phát cũng được xem là một trong những mục tiêu điều hành TTM, tuy nhiên hiệu quả không cao. Cụ thể, để chủ động kiểm soát lạm phát năm 2 , NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưng trong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 19 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết trúng thầu với doanh số đạt 1 2 tỷ đồng. Trong năm 2 11, lạm phát cao và CSTT phải thắt chặt; do đó, các công cụ TTM phải nhằm mục đích hút tiền về. Tuy nhiên, các TCTD đang khó khăn thanh khoản và thiếu vốn để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nên biện pháp hút tiền về qua TTM không thực hiện được. Nếu tiến hành bán tín phiếu bắt buộc sẽ lại dẫn đến kết quả như năm 2 8. Trong năm ngoái, tình hình kinh tế mang màu sắc ngược lại: lạm phát giảm xuống nhanh dưới một con số, nền kinh tế hoạt động trì trệ, tăng trưởng tín dụng quá thấp Nguồn: tự tổng hợp Công cụ TTM phải nhằm mục tiêu tăng cung tiền ra để hạ lãi suất, kích thích tăng trưởng tín dụng, đưa vốn vào sản xuất kinh doanh nhưng lại mâu thuẫn với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và tình hình vốn khả dụng của các TCTD. Trên thực tế, các TCTD không hề thiếu tiền (bằng chứng là giao dịch TTM hết sức trầm lắng) nhưng bản thân các doanh nghiệp lại không thể vay do sản xuất kinh doanh đình đốn và gánh nặng các khoản nợ lãi suất cao từ những năm trước. Những lí do trên khiến cho các TCTD không mặn mà với các đợt đấu thầu trên TTM, dẫn đến việc làm giảm tác động của nghiệp vụ này. Trường hợp phát hành 200 nghìn tỷ đồng tín phiếu đơn thuần chỉ có tính chất điều hoà tiền tệ, giữ cho lượng tiền VND không bị quá dư thừa tại một thời điểm. Động thái này không có nhiều tác động tới các hoạt động tiền tệ khác của hệ thống. Đây cũng không phải là hành động thắt chặt tiền tệ. Lạm phát năm 2 12 thấp chủ yếu là do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm, tác động của nghiệp vụ TTM đến lạm phát là không đáng kể. 1.2 Tác động đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng Sự vận hành hiệu quả cuả TTM không chỉ giúp Ngân hàng nhà nước điều chỉnh lượng tiền vào ra trong lưu thông mà còn giúp hệ thống Ngân hàng vượt qua các cú sốc về thanh khoản. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 20 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, thanh khoản thường khó khăn vào dịp Tết Nguyên Đán do nhu cầu rút tiền đột biến để thanh toán, chi tiêu và đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư ở mức cao. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 21 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Qua ba đồ thị hoạt động TTM trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự đột biến về lượng bơm tiền ròng qua TTM vào thời điểm Tết Nguyên Đán so với các thời điểm còn lại trong năm. Bên cạnh nguyên nhân mang tính thời vụ như trên, trong vòng 5 năm trở lại đây, có thời điểm mà thanh khoản của hệ thống cũng vô cùng căng thẳng, nhưng nguyên nhân lại chính từ việc điều hành TTM của NHNN. Cụ thể, quyết định phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM vào tháng 02/2008, trong nỗ lực rút tiền ra khỏi nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, đã gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, gây ra hàng loạt tác dụng ngược:  Mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhưng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân là khi tiền mặt khi quay vòng trong hệ thống ngân hàng thì nó có thể tạo ra tín dụng lớn hơn nhiều (số nhân tiền tệ cao hơn) so với tiền nằm trong dân hay nằm tại NHNN. Hệ quả của khủng hoảng thanh khoản giai đoạn 2008 là trong ngắn hạn, nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay vì không còn tiền, dẫn đến sự thiếu vốn đột ngột của doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn.  Muốn giữ cho hệ thống ngân hàng không lâm vào tình trạng mất thanh khoản, NHNN lại phải bơm tiền ra liên tục, ngược hẳn với ý định thu tiền về ban đầu. Chỉ trong vòng 3 ngày từ 19 – 21 2 2 8, NHNN đã phải bơm 33 nghìn tỷ đồng vào hệ thống liên ngân hàng; tức là gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về qua tín phiếu bắt buộc.  Khủng hoảng thanh khoản kéo dài làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng. Một khi lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng giảm sút quá lớn, họ sẽ đổ xô đến ngân hàng để tranh nhau rút tiền gửi, làm sụp đổ toàn hệ thống. Mặt khác, việc các ngân hàng chạy đua lãi suất sẽ dẫn đến việc người gửi tiền rút từ ngân hàng chưa kịp tăng Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 22 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết lãi suất để gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn, dẫn đến việc các ngân hàng chậm chân không đủ tiền mặt để trả cho người rút tiền. Kết quả như đã phân tích ở trên, NHNN phải đảo ngược nghiệp vụ này, cho các TCTD chiết khấu tín phiếu này để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. Sau thời điểm 2008, việc điều hành TTM của NHNN trở nên linh hoạt, theo sát và hỗ trợ khá tốt thanh khoản cho các TCTD. Đầu năm 2 , với việc được hỗ trợ lãi suất 4% từ chính phủ, doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ lãi suất nhờ có được nguồn vốn giá r nên không phải lấy tiền của mình để sản xuất kinh doanh mà để số tiền đó trên tài khoản tiền gửi. Do đó, các TCTD dư thừa tiền, hoạt động trên TTM từ đó mà cũng trầm lắng, doanh số trúng thầu thấp. Đến giai đoạn nửa cuối 2009, khi dừng hỗ trợ lãi suất, nhóm doanh nghiệp được hỗ trợ buộc lòng phải rút tiền của mình ra khỏi tài khoản tiền gửi của ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, nguồn tiền mà các ngân hàng thương mại đã giải ngân cho hỗ trợ lãi suất chưa kịp thu về. Thực tế này đã tạo ra khó khăn cho các ngân hàng về mặt thời gian giữa “thu về” và “cho ra”. Lúc này, NHNN tích cực theo sát hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống, bằng chứng là khối lượng trúng thầu tăng gấp 6 lần so với đầu năm, tỉ lệ trúng thầu đạt 95%. Ngoài ra, thanh khoản của các TCTD cũng thường gặp khó khăn khi xuất hiện những thông tin xấu. Tiêu biểu là việc nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổng giám đốc Lý Xuân Hải, nguyên Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang của ACB bị khởi tố do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng vào tháng 8/2012. Lo ngại việc người dân ồ ạt rút tiền, nhằm đảm bảo thanh khoản cho ACB cũng như một số ngân hàng liên quan, NHNN đã “bơm ròng” tới gần 27 nghìn tỷ đồng đến ngày 27/8. Tính đến hết ngày 31/8, tổng dư nợ trên TTM là 10.960 tỷ đồng. Con số này tương đối nhỏ so với mức dư nợ gần 27.000 tỷ đồng, cho thấy vấn đề thanh khoản đã ổn định hơn và nhu cầu vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng cũng đã giảm đáng kể. NHNN đã hỗ trợ tốt thanh khoản cho các TCTD, đồng thời cũng tiến hành rút tiền khỏi lưu thông một cách nhanh chóng. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 23 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Nguồn: NHNN 1.3 Tác động đến lãi suất thị trường So sánh với các công cụ điều hành lãi suất khác, lãi suất trên TTM được điều chỉnh một cách thường xuyên và linh hoạt hơn rất nhiều. Lãi suất nghiệp vụ TTM có thể đóng vai trò định hướng lãi suất, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM. Thông thường, các NHTM nắm giữ một lượng GTCG nhất định để khi cần thiết có thể thế bán có kì hạn cho NHNN nhằm đáp ứng thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Các NHTM không có GTCG để tham gia trên TTM có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Vì tính liên thông này, nếu điều hành tốt, NHNN có thể sử dụng lãi suất TTM để định hướng được lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, tác động trực tiếp vào hành vi đi vay và tự cân đối nguồn vốn của các NHTM, và từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay/huy động trên thị trường. Cơ chế đấu thầu theo khối lượng trên TTM hiện nay vô hình chung cho phép các NHTM lớn có khả năng vay được nhiều hơn. Nếu lãi suất trên TTM thấp trong khi thanh khoản của các NHTM căng thẳng, các NHTM lớn có xu hướng vay nhiều trên TTM và sau đó cho những NHTM nhỏ vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Nhưng khi lãi suất trên TTM cao, chênh lệch giữa lãi suất trên TTM với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ không quá lớn, khiến cho các NHTM lớn giảm bớt vay trên TTM, tạo điều kiện cho các NHTM nhỏ vay được nhiều hơn. Kết quả là nhu cầu vay trên thị trường liên ngân hàng giảm bớt. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ có xu hướng xoay xung quanh lãi suất trên TTM. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 24 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thực tiễn điều hành nghiệp vụ TTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN có xu hướng khai thác công cụ TTM nhiều hơn để điều hành chính sách lãi suất. Tính từ đầu năm 2 11, lãi suất TTM đã được điều chỉnh 13 lần, bám sát lãi suất thị trường. Nguồn: NHNN Tuy nhiên, điều đáng nói là việc điều chỉnh lãi suất trên TTM thường diễn ra sau khi NHNN điều chỉnh các lãi suất quan trọng như trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu ... Thêm nữa, lãi suất liên ngân hàng tăng cao cũng chỉ do thanh khoản của các ngân hàng nhỏ khó khăn. Nếu như NHNN hỗ trợ thanh khoản tốt, tự động chi phí vay trên liên ngân hàng sẽ giảm. Như vậy, công cụ TTM dường như không phát huy được vai trò định hướng lãi suất mà đang “đi theo sau” để hạn chế tác động tiêu cực của lãi suất thị trường. Cũng cần nói thêm rằng, phương pháp xác định các loại lãi suất điều hành (bao gồm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu – tái cấp vốn, lãi suất trên TTM) còn bất cập, cơ chế điều hành cụ thể các loại lãi suất chưa được ban hành rõ ràng. Thực tế trong thời gian qua, NHNN chưa ban hành được cơ chế điều hành và phương pháp xác định cụ thể từng loại lãi suất trên. Khi quyết định các loại lãi suất chủ yếu dựa vào diễn biến số liệu báo cáo thực hiện chỉ số CPI, các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng trước và quan điểm chỉ đạo điều hành mục tiêu CSTT của Chính phủ, thiếu các thông tin, phân tích dự báo thị trường về cung cầu, số lượng giao dịch, lãi suất, ... Do đó các lãi suất được điều hành không sát với cung cầu tiền tệ và lãi suất thực trên thị trường, hạn chế tác dụng điều tiết của các công cụ lãi suất nói chung, và lãi suất TTM nói riêng. 1.4 Cơ chế thực hiện nghiệp vụ Quy trình nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện: quy trình thanh toán được rút ngắn, từ thanh toán sau 2 ngày kể từ năm 2 , rút xuống còn 1 ngày vào năm 2 1, và từ năm 2 2 đến nay thanh toán ngay trong ngày thực hiện giao dịch. Định kỳ giao dịch cũng được rút ngắn, từ 1 ngày phiên năm 2 xuống còn 1 phiên/tuần vào năm 2 1, 2 Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 25 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết phiên/tuần vào năm 2 2, 3 phiên tuần từ tháng 11 2 4, đến nay NHNN thực hiện theo định kỳ hàng ngày. Về thành viên: Tổng số thành viên cũng như số lượt thành viên tham gia các phiên nghiệp vụ TTM gia tăng qua từng năm. Trong các phiên giao dịch, bên cạnh các thành viên là NHTM Nhà nước thì số thành viên là các NHTM cổ phần và ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tăng mạnh. Từ năm 2 1 đến nay, còn có sự tham gia của các thành viên thuộc khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài. Khối lượng GTCG của các thành viên trong mỗi phiên giao dịch ngày càng đa dạng gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), tín phiếu NHNN, trái phiếu của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội) Tuy nhiên, nghiệp vụ TTM vẫn còn những điểm hạn chế, cần được cải thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động.  Quy chế nghiệp vụ TTM chậm được điều chỉnh, sửa đổi theo sự đổi mới của môi trường pháp lý, tạo ra những rủi ro về pháp lý và kinh tế cho các TCTD. Quy chế nghiệp vụ TTM ban hành theo 1 2 7 QĐ- NHNN và Quyết định 27 2 8 QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 1 2 7 QĐ-NHNN chưa được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của các quy định pháp luật khác có liên quan như: Nghị định 1 2 11 NĐ-CP ngày 5 1 2 11 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán(Luật 62 2 1 QH12); Luật NHNN Việt Nam (luật 46 2 1 QH12) và Luật Các TCTD (Luật 47 2 1 QH12), Nhiều vấn đề cần phải bổ sung sửa đổi để đồng bộ với các văn bản pháp luật mới (đặc biệt là các quy định mới về phát hành giấy tờ có giá, tiêu chuẩn giấy tờ có giá, định giá giấy tờ có giá, ..) nếu không sớm điều chỉnh sẽ phát sinh các rủi ro về pháp lý, rủi ro về kinh tế cho các TCTD và làm giảm hiệu quả của công cụ TTM.  Cơ chế mua bán giấy tờ có giá trên TTM hiện hành chủ yếu là đấu thầu khối lượng, các mức lãi suất giao dịch thực tế phản ánh chưa chính xác quan hệ cung cầu vốn, không khuyến khích cạnh tranh thực sự giữa các TCTD với mục tiêu hạ lãi suất thị trường. Phương thức mua bán trong thời gian qua chủ yếu là đấu thầu khối lượng: là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Trong giai đoạn lạm phát rất thấp (ví dụ giai đoạn 3 2 12-8 2 12), lãi suất cho vay đối với nền kinh tế còn quá cao so với CPI, các thành viên đủ điều kiện tham gia TTM là các NHTM lớn, thanh khoản đảm bảo, dư vốn khả dụng không cho vay được, phương Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 26 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết thức xét thầu khối lượng chưa phù hợp, không tạo ra được sự cạnh tranh về lãi suất của các TCTD để hạ lãi suất thị trường. Phương thức xét thầu khối lượng nhằm mục đích hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các thành viên tham gia dự thầu đều trúng thầu, chỉ phù hợp với các TCTD nhỏ, khó khăn về thanh khoản. Tuy nhiên đối với các NHTM nhỏ, yếu kém, thanh khoản khó khăn, không sở hữu nhiều các giấy tờ có giá, không đủ điều kiện thành viên để tham gia TTM. 3. Nhận xét chung Như vậy, trước kết quả hoạt động của nghiệp vụ TTM trong 5 năm qua, có thể nhận xét chung rằng NHNN đã sử dụng công cụ này một cách linh hoạt. Xét về hiệu quả trong điều hành lạm phát và lãi suất thị trường, công cụ TTM vẫn chưa phát huy tác dụng rõ ràng. Điều đó cũng hợp lí do lạm phát và lãi suất cũng là mục tiêu chung của CSTT, là tổng hòa kết quả từ nhiều công cụ điều hành tiền tệ khác nhau. Khi mà NHNN có trong tay nhiều công cụ tiền tệ mạnh khác như tỉ lệ dự trữ bắt buộc, trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu – tái cấp vốn ... thì vai trò của TTM đối với lạm phát và lãi suất trở nên mờ nhạt là khó tránh khỏi. Nếu nhìn qua thị trường tài chính Hoa Kì, Cục dự trữ liên bang (FED) cũng chỉ sử dụng đến các gói nới lỏng định lượng QE – là một dạng của hoạt động TTM – khi mà lãi suất đã không thể hạ thấp hơn. Nghiệp vụ TTM vẫn được xem là chốt chặn cuối cùng cho nền kinh tế. Về phía hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống các TCTD, đây có thể xem là khía cạnh hiệu quả nhất trong hoạt động TTM thời gian qua. Thông qua TTM, tiền lưu thông vào và ra nền kinh tế một cách nhịp nhàng, kịp thời bảo đảm thanh khoản cho toàn hệ thống vào những thời điểm khó khăn nhất, không để xảy ra vỡ nợ bất cứ ngân hàng nào. Tuy nhiên, thanh khoản được hỗ trợ tốt thông qua TTM cũng không phải là đáng mừng. Đây chỉ là kênh hỗ trợ ngắn hạn, rủi ro thanh khoản vẫn luôn tồn tại, chỉ có thể giải quyết bằng cách dịch chuyển nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư vào nền kinh tế. Đó mới là giải pháp lâu dài và bền vững cho vấn đề thanh khoản của hệ thống các TCTD. PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Tăng thêm số lượng thành viên tham gia vào thị trường mở Ngoài các thành viên đã đăng ký hiện tại, cần tiếp tục phát triển thêm các thành viên mới theo đó các tổ chức như Kho bạc nhà nước, Qũy bảo hiểm xã hội, Công ty tiết kiệm bưu điện sẽ được chấp thuận là thành viên của thị trường. Bên cạnh đó, để thu hút các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở một cách thực sự thì NHNN phải tạo cho họ một sân chơi bình đẳng. Tức là giảm cho vay theo chỉ định, phân Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 27 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết biệt rõ tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ và hệ thống NHTM quốc doanh chiếm phần lớn thị phần trong số các NHTM. Ngân hàng nhà nước cần từng bước cơ cấu lại các tồ chức tín dụng để họ có đủ khả năng cạnh tranh và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trên thị trường tiền tệ hiện đại. Cụ thể là cần tách bạch hoạt động chính sách ra khỏi NHTM và xây dựng NHTM theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, NHNN cũng thường xuyên tuyên truyền sâu rộng cho các tổ chức tín dụng về nghiệp vụ thị trường mở. Qua đó các tổ chức tín dụng hiểu được rằng, việc tham gia nghiệp vụ thị trường mở không những đa dạng được hoạt động kinh doanh (kênh huy động và luân chuyển vốn), phân tán rủi ro, mà còn đảm bảo khả năng thanh toán của mình. 2. Tăng hàng hóa cho nghiệp vụ thị trường mở cà về số lượng lẫn chất lượng Trong thời gian tới, NHNN cần xem xét bổ sung thêm các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch trên thị trường mở. Bên cạnh đó, NHNN cần phối hợp với Bộ tài chính trong việc phát hành các giấy tờ có giá như: Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHNN,...với nhiều kỳ hạn khác nhau từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, tháng cho đến kỳ hạn dài hơn như 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng,..Việc đa dạng hóa giao dịch trên thị trường mở sẽ thúc đẩy các thành viên đầu tư vào các giấy tờ có giá này, từ đó làm tăng tính thanh khoản của chúng và qua đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Ngoài ra, để hoạt động thị trường mở sôi nổi hơn thì các hàng hóa trên thị trường cần có sức hấp dẫn, cụ thể các chủ thể phát hành cần quan tâm đến lãi suất của chúng sao cho các giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở phải có lãi suất phù hợp với lãi suất của các công cụ tài chính khác và tỷ lệ lạm phát. 3. Đa dạng hóa các phương thức giao dịch Phương thức giao dịch phù hợp nhất thị trường mở là mua bán có kỳ hạn mà Ngân hàng trung ương là người chủ động quyết định mua bán với số lượng bao nhiêu, thời gian nào, phương thức nào tùy theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Hợp đồng mua bán có kỳ hạn đòi hỏi trình độ, kiến thức cao của cả NHNN và các tổ chức tín dụng. Nếu Ngân hàng trung ương mua hẳn trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc,.. thì lượng tiền trong lưu thông sẽ thay đổi, gây khả năng tiền tệ hóa, thâm hụt ngân sách sẽ xảy ra. Tuy nhiên vẫn phải kết hợp phương thức giao dịch có kỳ hạn với phương thức mua bán hẳn. Vì mặc dù giao dịch có kỳ hạn giúp Ngân hàng trung ương chủ động về thời gian, nhưng mua bán hẳn lại có tác dụng hỗ trợ ở những thời điểm tức thời, không thể chậm trễ, không thể chờ đến thời hạn. 4. Củng cố và thúc đẩy các mảng thị trường khác phát triển để làm cơ sở cho hoạt động thị trường mở Để nghiệp vụ thị trường mở thực sự phát huy tác dụng, trước mắt, Ngân hàng trung ương cần hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường liên ngân hàng và hoàn thiện hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng là nơi xác định nhu cầu và khả năng vốn Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 28 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết khả dụng của các NHTM, nơi và Ngân hàng trung ương nắm bắt được một cách nhanh nhạy nhu cầu vốn của nền kinh tế qua hoạt động của NHTM để quyết định công cụ chính sách tiền tệ thích hợp. Vì vậy, hoàn thiện thị trường liên ngân hàng cần phải được xem là cơ sở cho các hoạt động khác của NHNN trong bối cảnh các thị trường tài chính đã thiết lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, cũng cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của các thị trường. 5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng kết hợp với nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng Cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động thị trường mở: tiếp tục nâng cấp và đồng bộ hóa các thiết bị phần cứng, hoàn thiện chương trình phần mềm ứng dụng một cách nhanh chóng, thông suốt và tăng cường an ninh mạng máy tính để đáp ứng yêu cầu phát triển của nghiệp vụ này. Nâng cao năng lực cán bộ xây dựng và điều hành thị trường mở, theo kinh nghiệm quốc tế thì năng lực và kinh nghiệm của cán bộ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ được đặc biệt chú trọng. Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ngân hàng, cán bộ nghiệp vụ. Chương trình đào tạo phải được chuẩn hóa và phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 29 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết PHẦN IV: KẾT LUẬN Có thể nói nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ có ưu thế tuyệt đối so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ. Việc đưa công cụ này vào hoạt động tại Việt Nam là một điều tất yếu, phù hợp với tiến trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế thế giới.Tuy nhiên để hoàn thiện công cụ này cần phải có những giải pháp và phương hướng phát triển hợp lý. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện và phát triển của NHNN nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Mặt khác, có thể thấy sự năng động của nền kinh tế là động lực cơ bản cho thị trường mở phát triển. Do đó, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, trong việc vận hành chính sách tiền tệ cũng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công cụ:dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu và thị trường mở. Đây chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn của các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là NHNN Việt Nam tron thời gian tới. Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 30 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình “Thị trường tài chính”, PGS.TS Bùi Kim Yến, Đại học Kinh tế TPHCM.  Trang web chính thức của Ngân hàng nhà nước :  Văn bản số 10876/QT-NHNN của Ngân hàng nhà nước về “Quy trình nghiệp vụ thị trường mở”  Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước các năm 2 8 – 2009 – 2010 – 2011  - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia  Ủy ban kinh tế quốc hội, “Kinh tế Việt Nam năm 2013: Tái cơ cấu kinh tế một năm nhìn lại”, Nhà xuất bản Tri Thức, 2013  Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách – VERP, “Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012”, 2013  Công ty chứng khoán Thăng Long, “Báo cáo triển vọng Việt Nam 2 1 ” - “Báo cáo triển vọng Việt Nam 2 11”, 2 1 - 2011  Nhóm nghiên cứu học viện Chính sách phát triển, “Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011 – 2012), gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo”, 2013  Báo Sài Gòn tiếp thị, “Lãi suất thị trường mở giảm, chính sách tiền tệ linh hoạt hơn”, te-linh-hoat-hon.html  Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, “Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản: Giải pháp phù hợp với thực trạng nền kinhtế hiện nay”,  emid=90  Quyết định 1 2 7 QĐ-NHNN về Quy chế nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthi_truong_mo_viet_nam_1627.pdf
Luận văn liên quan