Thiết kế trạm xử lý nước cấp cho khu dân cư quận Tân Phú

PHP Code: THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO KHU DÂN CƯ QUẬN TÂN PHÚ + ppt báo cáo + bản vẽ  Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN MON HOC XU LI NUOC CAP Hiện nay, trên địa bàn quận Tân Phú các nguồn nước cấp cho sinh hoạt của các hộ dân, các cơ quan xí nghiệp, các khu công nghiệp đang rất phức tạp. Phần lớn nguồn nước cấp cho sinh hoạt, cho tiêu dùng đều chưa được xử lý một cách cơ bản. Nước được dùng chủ yếu là nguồn nước ngầm, nước ngầm được bơm lên qua một bể chứa tự do trong mỗi hộ gia đình và không được xử lý. Mà nguồn nước ngầm ở khu vực này có hàm lượng phèn cao, độ đục cũng tương đối, về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân. Do vậy nhu cầu xử lý nước để dùng cho sinh hoạt cũng như các khu công nghiệp nhỏ lẻ trong địa bàn quận Tân Phú là rất cần thiết. Nguồn nước sẽ được cấp cho toàn bộ hệ thống dân cư đông đúc, vì quận Tân Phú hiện nay là quận mới nên số lượng người ở đi làm thuê đông, nên lượng tiêu thụ nước rất đa dạng và phức tạp.Việc thiết kế một hệ thống xử lý nước cấp cho sinh hoạt cho quận Tân Phú sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, người dân sẽ thỏa mãn được nhu cầu dùng nước hợp vệ sinh, các căn bệnh gây nên do nguồn nước chưa xử lý như các căn bệnh về tiêu hóa hay một số bệnh khác sẽ được giảm đi rất nhiều. Đặc biệt là nguồn nước cấp cho các khu công nghiệp có nhu cầu dùng nước sạch cao như các khu công nghiệp Tân Bình hay một số khu công nghiệp nhỏ lẻ. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỒ ÁN Vấn đề cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường đang là một vấn đề cần giải quyết và rất được quan tâm ở nước ta. Mục đích của đồ án là thiết kế nên một hệ thống xử lý nước nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp nước tiêu dùng cho xã hội. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN Thu thập tất cả các số liệu liên quan đến việc thiết kế của quận Tân Phú: Diện tích, dân số, mật độ dân cư, hiện trạng dùng nước. Các số liệu về chất lượng nguồn nước, nhiệt độ của nước, các chỉ tiêu như độ đục, độ màu, các hàm lượng khoáng chất và các tính chất hóa lý của nguồn nước. Tính toán công trình thu nước và hệ thống xử lý nước. GIỚI THIỆU KHU VỰC CẤP NƯỚC Khu vực cấp nước cho Quận Tân Phú quy hoạch đến năm 2025 Diện tích: 16,1 km2 Dân số: 372.519 người Mật độ dân số: 231,4 người/ha Tốc độ gia tăng dân số: 3,6%/năm CẤU TRÚC BÁO CÁO Chương 1 Giới Thiệu Chung Chương 2 Giới Thiệu Khu Vực Thiết Kế Chương 3 Lựa Chọn Công Nghệ Xử Lý Chương 4 Tính Toán Các Công Trình Đơn Vị Theo Phương Án 1 Chương 5 Tính Toán Các Công Trình Đơn Vị Theo Phương Án 2 Chương 6 Tính Toán Kinh Tế Chương 7 Kết Luận Và Kiến Nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG . 1-1 1.1 Sự Cần Thiết Của Đồ Án 1-1 1.2 Mục Đích Của Đồ Án 1-1 1.3 Nhiệm Vụ Của Đồ Án . 1-1 1.4 Giới Thiệu Khu Vực Cấp Nước 1-1 1.5 Cấu Trúc Báo Cáo 1-1 Chương 2 GIỚI THIỆU KHU VỰC THIẾT KẾ VÀ XÁC ĐỊNH CÔNG XUẤT THIẾT KẾ 2-1 2.1 Giới Thiệu Về Khu Vực Thiết Kế . 2-1 2.1.1 Vị trí địa lý . 2-1 2.1.2 Khí hậu . 2-2 2.1.3 Địa hình 2-2 2.1.4 Diện tích và dân số 2-2 2.2 Tính Toán Công Suất Cấp Nước Đến Năm 2025 . 2-3 2.3 Thực Trạng Nguồn Nước Hiện Nay . 2-6 2.4 Số Cơ Quan, Xí Nghiệp, Trường Học, Bệnh Viện . 2-6 Chương 3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC . 3-1 3.1 Giới Thiệu Về Nguồn Nước . 3-1 3.2 Các Phương Pháp Chọn Lựa 3-1 3.2.1 Khử chất hữu cơ 3-2 3.2.2 Khử Fe và Mn 3-2 3.2.3 Khử SO 3-4 3.2.4 Khử NO[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/domsang/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG] 3-4 3.2.5 Khử Ca2+ 3-4 3.3 Các Phương Án 3-4 Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THEO PHƯƠNG ÁN 1 . 4-1 4.1 Xác Định Lượng Vôi Kiềm Hóa 4-1 4.1.1 Liều lượng kiềm hóa 4-1 4.1.2 Dung tích bể pha vôi sữa . 4-2 4.2 Xác Định Liều Lượng Phèn Al2(SO4) 4-3 4.2.1 Bể hòa trộn phèn 4-3 4.2.2 Bể tiêu thụ 4-3 4.3 Xác Định Lượng Cl2 Sử Dụng . 4-5 4.3.1 Dùng khử Fe 4-5 4.3.2 Dùng khử Mn . 4-6 4.3.3 Dùng khử các chất hữu cơ . 4-6 4.3.4 Dùng khử NH . 4-6 4.3.5 Dùng khử Ca2+ . 4-6 4.3.6 Xác định lượng vôi khử SO2 . 4-8 4.4 Kho Dự Trữ Hóa Chất 4-8 4.5 Bể Trộn Thủy Lực Có Tấm Khoan Lỗ 4-9 4.6 Bể Phản Ứng Kiểu Vách Ngăn . 4-11 4.7 Tính Toán Thiết Kế Bể Lắng Ngang . 4-13 4.8 Thiết Kế Bể Lọc 4-18 4.9 Thiết Kế Bể Tiếp Xúc . 4-24 4.10 Bể Chứa 4-26 Chương 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THEO PHƯƠNG ÁN 2 . 5-1 5.1 Lượng Nước Dùng Để Xả Cặn Ra Khỏi Ngăn Nén Cặn 5-1 5.2 Tính Toán Ống Phân Phối Khoan Lỗ Ở Đáy Bể 5-2 5.3 Tính Máng Thu Nước . 5-3 5.4 Diện Tích Cửa Sổ Thu Cặn . 5-3 5.5 Ống Khoan Lỗ Thu Nước Trong Ngăn Nén Cặn 5-4 5.6 Tính Chiều Cao Bể Lắng Trong 5-5 5.7 Diện Tích Ngăn Chứa Cặn Và Ống Tháo Cặn . 5-6 5.8 Mương Tập Trung Nước . 5-7 5.9 Tính Toán Giảm Áp Trong Bể Lắng Trong . 5-7 Chương 6 TÍNH TOÁN KINH TẾ . 6-1 6.1 Chi Phí Xử Lý Theo Phương Án 1 . 6-1 6.1.1 Vốn đầu tư . 6-1 6.1.2 Chi phí hóa chất và năng lượng . 6-2 6.1.2.1 Hóa chất 6-2 6.1.2.2 Năng lượng (điện) . 6-2 6.1.3 Nhân công và vận hành 6-2 6.1.3.1 Chi phí lao động 6-2 6.1.3.2 Chi phí vận hành sữa chữa 6-3 6.1.4 Chi phí xử lý 6-3 6.1.5 Thời gian hoàn vốn 6-3 6.2 Chi Phí Xử Lý Theo Phương Án 2 6.2.1 Vốn đầu tư . 6-1 6.2.2 Chi phí hóa chất và năng lượng . 6-2 6.2.2.1 Hóa chất 6-2 6.2.2.2 Năng lượng (điện) . 6-2 6.2.3 Nhân công và vận hành 6-2 6.2.3.1 Chi phí lao động 6-2 6.2.3.2 Chi phí vận hành sữa chữa 6-3 6.2.4 Chi phí xử lý 6-3 6.2.5 Thời gian hoàn vốn 6-3 Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết Luận . 7-1 7.2 Kiến Nghị 7-1 TÀI LIỆU THAM KHẢO. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Tính toán dân số qui hoạch tới năm 2025 . 2-1 Bảng 3.1 Các thông số của nguồn nước cấp và chỉ tiêu để xử lý . 3-1 Bảng 3.2 Các phương pháp khử SS . 3-1 Bảng 3.3 Chọn phương án dùng bể lắng 3-2 Bảng 3.4 Các phương pháp chọn lựa bằng vôi, vôi và sôđa, trao đổi ion 3-4 Bảng 4.1 Các thông số thiết kế bể trộn thủy lực 4-11 Bảng 4.2 Các thông số thiết kế bể phản ứng có vách ngăn 4-13 Bảng 4.3 Các thông số thiết kế bể lắng ngang . 4-18 Bảng 4.4 Các thông số thiết kế bể lọc 4-25 Bảng 6.1 Chi phí cho việc xây dựng và đầu tư máy móc thiết bị cho phương án 1 6-1 Bảng 6.2 Thống kê chi phí cho nhân công vận hành cho phương án 1 6-2 Bảng 6.3 Chi phí cho việc xây dựng và đầu tư máy móc thiết bị cho phương án 2 6-4 Bảng 6.4 Thống kê chi phí cho nhân công vận hành cho phương án 2 6-5 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Tân Phú 2-1 Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp theo phương án 1 3-5 Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý bùn theo phương án 1 . 3-6 Hình 3.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp theo phương án 2 3-6 Hình 3.4 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý bùn theo phương án 2 . 3-6 Hình 7.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ cho phương án tối ưu . 7-1 TÀI LIỆU THAM KHẢO Diệu, T.T.M., 2007, Giáo Trình Môn Học Công Nghệ Xử Lý Nước Cấp, Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang Dung, N.N., 2005, Xử Lý Nước Cấp, Hà Nội, Nhà Xuất Bản Xây Dựng Lai, T.T., 2004, Xử Lý Nước Cấp Cho Sinh Hoạt Công Nghiệp, Hà Nội, Nhà Xuất Bản Xây Dựng Raymond Desjardins, Xử Lý Nước, Nhà Xuất Bản Xây Dựng Website: www.tanphu.hochiminhcity.gov.vn, Oct 26, 2007

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước cấp cho khu dân cư quận Tân Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THAM QUAN MÔ HÌNH TRAO ĐỔI ION Ở TRUNG TÂM ETM Địa điểm tham quan C4/5 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Thành viên nhóm Phạm Thị Tuyết Nhung Lê Văn Tuấn 1. GIỚI THIỆU DÂY CHUYỀN TRAO ĐỔI ION Trao đổi ion là một dạng quá trình hấp thụ trong đó các ion của dung dịch thay thế những ion của chất trao đổi không hòa tan. Hình 1. Mô hình cột trao đổi ion Dây chuyền của quá trình trao đổi ion: từ nguồn nước nguồn qua cột lọc cát (cột lọc dùng vật liệu là cát) qua cột nhựa cation đến cột nhựa anion rồi đến cột nhựa hỗn hợp. 2. CẤU TẠO CỦA CÁC CỘT TRONG MÔ HÌNH 2.1 Kích Thước Của Các Cột Cột lọc cát: chiều cao 1m54, đường kính 20cm; Cột cation: dùng nhựa R-H, chiều cao 1m54, đường kính 10cm; Cột anion: dùng nhựa R-OH, chiều cao 1m54, đường kính 10cm; Cột hỗn hợp: dùng cả hai loại nhựa R-H và R-OH, chiều cao 1m54, đường kính 10cm. 2.2 Đường Ống Và Van Được Lắp Theo Hình Sau Hình 2: Đường ống thu và chuyển nước qua các cột trao đổi và van cánh bướm. Khi muốn sử dụng mô hình cột trao đổi ion để sản xuất ra nước khử khoáng ta mở van tròn trên đường ống cấp nước cho chạy qua mô hình và thu nước đầu ra bằng can chuyên dùng. Nước sau khi qua mô hình trao đổi ion sẽ được lấy đi kiểm tra chỉ tiêu TDS, chỉ tiêu TDS đạt mức < 0,3 mg/l là đạt tiêu chuẩn. Ta lấy can chứa nước thu nước ngay tại đầu ra của mô hình. Trong quá trình vận hành luôn thường xuyên kiểm tra chỉ tiêu TDS, nếu chỉ tiêu TDS không đạt tiêu chuẩn thì lập tức phải dừng hoạt động mô hình để kiểm tra. Trên hệ thống đường ống ngoài các van dẫn nước đi theo chu trình của mô hình còn có các van xả sự cố. Các sự cố có thể gặp là tắc lọc, hay muốn kiểm tra từng cột riêng lẻ, khi đó sẽ đóng van dẫn nước và mở van xả sự cố thu nước ra ở đầu khác và tiến hành phân tích kiểm tra. Trên hệ thống có sử dụng van bằng nhựa (cánh bướm) và van sắt (van tròn). Việc dùng các van là không có vấn đề gì, ống nhựa thì dùng van nhựa và ống sắt dùng van sắt. Đường ống sắt dẫn nước vào đã được tính toán theo đúng lưu lượng thiết kế cho mô hình. Lưu lượng bao nhiêu thì người hướng dẫn không biết rõ. Nước trước khi qua cột trao đổi là nước đã đạt tiêu chuẩn là nguồn nước cấp. Nước qua cột trao đổi phải khử SS đến mức thấp nhất, việc sử dụng cột lọc cát trước các cột trao đổi ion là để khử SS (nhằm mục đích phòng ngừa trường hợp đường ống bị hư hỏng và SS gây ra do trong quá trình vận chuyển nước trong đường ống). Sau cột lọc cát là cột trao đổi nhựa cation sau đó nước chuyển qua xử lý tại cột trao đổi anion. Phải dùng cột trao đổi cation trước khi qua cột trao đổi anion bởi vì nếu dùng cột anion trước mà trong nước có các cation sẽ tạo ra các hydroxid kết tủa, nó sẽ làm hư nhựa và ảnh hưởng làm tắc quá trình trao đổi. Sau khi qua cột nhựa cation và cột anion là đến cột hỗn hợp. Mục đích sử dụng cột hỗn hợp là để trung hòa pH của nước, sao cho pH của nước đạt tiêu chuẩn từ 6,5 -7 không được lớn hơn và cũng không được nhỏ hơn vì sẽ không đạt đúng tiêu chuẩn. Vì nước qua cột nhựa trao đổi cation và cột trao đổi anion pH luôn biến động, qua cột nhựa trao đổi cation pH giảm, qua cột nhựa trao đổi anion pH tăng nên việc dùng cột trao đổi hỗn hợp là cần thiết. Cột cation lượng nhựa chiếm 70% thể tích cột; Cột trao đổi anion lượng nhựa chiếm 50% thể tích cột; Cột lọc cát số lượng cát chiếm 70% thể tích cột. Theo lý thuyết nhựa thường chiếm 2/3 thể tích cột, thể tích nhựa ở đây được tính toán dựa vào dung lượng và lượng ion có trong nước nguồn. Trong cột hỗn hợp nhựa cation và anion tính dựa vào đương lượng của cation và anion, đương lượng của tất cả các cation bằng đương lượng của tất cả các anion từ đó suy ra lượng nhựa cation và anion cần sử dụng. 2.3 Quá Trình Hoàn Nguyên Nhựa Khi nào kiểm tra chỉ tiêu TDS của nước đầu ra không đạt tiêu chuẩn thì tiến hành hoàn nguyên nhựa. Thời gian hoàn nguyên thường là khoảng 6 tháng. Khi hoàn nguyên thì dừng mô hình, mở nắp trên cột trao đổi ion và lấy toàn bộ nhựa đã qua trao đổi ra cho vào thau có chứa sẵn hóa chất. Hoàn nguyên nhựa cation dùng axit, hoàn nguyên nhựa anion dùng xút. Khi ngâm để hoàn nguyên có dụng cụ đảo nhẹ hạt nhựa trong môi trường hóa chất. Quá trình hoàn nguyên là quá trình động không phải quá trình tĩnh. Khi hoàn nguyên phải đảo nhẹ nhựa ở mức độ nhẹ vừa phải tránh đảo nhựa quá mạnh tay. Nếu nhẹ quá thì hạt nhựa không tiếp xúc tốt với hóa chất nên nhựa hoàn nguyên không tốt, nếu mạnh quá thì gây ra hiện tượng va đập mạnh sẽ làm vỡ hạt nhựa gây hỏng nhựa. Hạt nhựa không đều khi tái sử dụng lại dễ gây ra hiện tượng tắc khe, trở lực tăng, trôi hạt nhựa nhỏ khi rửa. Tùy theo loại nhựa là nhựa của Trung Quốc, Nhật Bản mà nó sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Mỗi loại nhựa được nhà sản xuất quy định một thời gian sống nhất định. Thông thường sau khi hoàn nguyên phải tiến hành thì nghiệm xác định lại dung lượng trao đổi của hạt nhựa và bổ sung nhựa cần thiết nếu có một ít bị hỏng. Ở đây, mô hình cột trao đổi ion đã được vận hành trong một thời gian dài, đã có nhiều kinh nghiệm nên quá trình hoàn nguyên rất tốt. Hoàn nguyên tốt và thật kỹ theo đúng yêu cầu thì sau khi hoàn nguyên toàn bộ lượng nhựa sẽ được đem vào cột trao đổi tiếp tục sử dụng mà không cần phải xác định lại dung lượng trao đổi, bổ sung nhựa và thời gian sử dụng rất lâu. Hiện nay thì chưa phải thay đổi nhựa mới. Nước qua mô hình cột trao đổi ion đạt tiêu chuẩn là nước khử khoáng dùng trong phòng thí nghiệm. Nước trong phòng thí nghiệm phải sạch các ion để loại bỏ các ảnh hưởng của nước trong quá trình pha hóa chất và thí nghiệm sẽ gây sai số. Sau chuyến tham quan mô hình ở trung tâm chúng em đã được biết rõ một mô hình trao đổi ion trong thực tế vận hành như thế nào, có một số điểm ứng dụng khác với lý thuyết đã được nêu trên. Do không đủ thời gian và điều kiện nên còn nhiều vấn đề không được người hướng dẫn nói rõ: lưu lượng của nước vào cột, đường ống xả sự cố vận hành như thế nào, chúng em có tự tìm hiểu nhưng không biết hiểu như thế là có đúng không.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao tham quan TT ETM.doc
  • dwgBE LOC- IN.dwg
  • dwgbe phan ung co vach ngan-nhung.dwg
  • dwgBE TRON.dwg
  • dwgCAOTRINH XU LY-tuan.dwg
  • dwgCHI TIET BE LANG.dwg
  • dwgMAT BANG TRAM XU LY.dwg
  • pptNỘI DUNG - DO AN.ppt
  • docbia co diu.doc
  • docXLNC hoan chinh - Tuan, Nhung, Le.doc
  • docy kien giao vien.doc
  • docbia.doc
Luận văn liên quan