* Định tính: Nhìn chung học sinh có hứng thú với phương pháp học tập
mới như có ý thức tự giác hơn khi ôn tập, trao đổi thảo luận nhóm nhiều hơn,
hăng hái hơn khi trao đổi các nội dung ôn tập giữa các học sinh với nhau hoặc
với giáo viên.
* Định lượng: Trước thực nghiệm, kiến thức và kĩ năng cơ bản mà HS
nắm được ở mức độ khá, giỏi có phần nghiêng về lớp đối chứng. Sau khi tiến
hành thực nghiệm, kết quả nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản của HS lớp
thực nghiệm ở mức độ khá, giỏi tăng lên rõ rệt và tỉ lệ điểm yếu giảm.
95 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "dòng điện xoay chiều" vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông việc có nội dung khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau.
Thông thường có kiểm tra (tự kiểm tra, HS kiểm tra với nhau, GV kiểm tra
HS…) rồi mới có đánh giá (GV đánh giá HS, HS tự đánh giá mình và đánh
giá lẫn nhau). Tuy nhiên có những trường hợp kiểm tra mà không có mục
đích đánh giá. Việc kiểm tra này chỉ nhằm vào việc tìm hiểu tình hình học tâp
của HS.
HS có thể tự kiểm tra, đánh giá trình độ, sự hiểu biết của mình thông
qua các câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm có phản hồi trong mỗi bài học,
các bài luyện tập về lập sơ đồ graph…
Các HS có thể kiểm tra, đánh giá lẫn nhau thông qua các diễn đàn. Trên
diễn đàn diễn ra các cuộc thảo luận đồng thời những người tham gia thỏa luận
có thể đánh giá (cho điểm), nhận xét các ý kiến của những người khác. Đó là
cách thức rất hiệu quả để HS có thể đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập
trên mạng Internet.
GV có thể kiểm tra, đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra. Hình thức
kiểm tra rất đa dạng, có thể sử dụng hình thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai,
câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi điển từ, câu hỏi có những đồ họa và text mô tả…
các bài kiểm tra có thể sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học.
Thông qua việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, nhanh chóng được sử dụng
như một biện pháp tích cực, hữu hiệu chỉ đạo hoạt động học, nó có tác dụng
định hướng hoạt động tích cực tự chủ của HS. Với các chức năng hỗ trợ được
lập trình trên Web, máy tính có thể dễ dàng tạo ra những bài kiểm tra trắc
nghiệm, bài kiểm tra kéo thả trên web đồng thời tự chấm điểm theo thang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
điểm đã định sẵn, sau đó lưu vào hồ sơ điểm của HS từng lớp để GV có thể
quản lý.
2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố phần kiến
thức “Dòng điện xoay chiều”
2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng trang Web
Lựa chọn công cụ để xây dựng trang Web là một công việc trọng, nó
quyết định rất lớn đến thành công của Website. Hiện nay để xây dựng một
trang Web dạy học có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ, từ các phần mềm mã
nguồn đóng (thương mại) đến các phần mềm mã nguồn mở (miễn phí). Mỗi
phần mềm đều có ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn công cụ tốt không
những dễ sử dụng mà còn hỗ trợ nhiều tính năng mà không đòi hỏi phải có kỹ
thuật lập trình bậc cao. Các phần mềm và các ngôn ngữ lập trình được chúng
tôi lựa chọn để xây dựng trang web này bao gồm:
- Phần mềm Macromedia Dreamware của hãng Macromedia.
Macromedia Dreamweaver là trình biên soạn HTML với các công cụ xây
dựng Web chuyên nghiệp dùng để thiết kế, viết mã và phát triển Website
cùng các trang Web và các ứng dụng Web.
- Phần mềm mã nguồn mở Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented
Dynamic Learning Environment). Đây là hệ thống quản lý học tập (Learning
Management System – LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management
System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở . Nó được
coi là thay thế cho giải pháp đào tạo trên mạng thương mại, được phân phối
miễn phí dưới bản quyền mã nguồn mở, viết bằng ngôn ngữ PHP và lưu dữ tất
cả dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền truy cập
và có thể thay đổi nếu cần thiết. Thiết kế có tính module, hướng tới giáo dục
của Moodle giúp cho dễ dàng tạo các khóa học mới, cập nhật nội dung giúp
học viên tham gia nhiệt tình hơn vào các khóa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
- Ngôn ngữ lập trình PHP (Ý nghĩa ban đầu của PHP chính là viết tắt của
cụm từ “Personal Home Page” nhưng sau này là “Hypertext Preprocessor", có
nghĩa là bộ tiền xử lý Siêu văn bản PHP). là một ngôn ngữ lập trình kịch bản
mã nguồn mở chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy
chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web
và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng
dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java.
- Ngôn ngữ lập trình Java. Đây là ngôn ngữ lập trình mới do một nhóm
nhỏ các nhà khoa học của hãng Sun Microsystems sáng tạo nên. Java là môi
trường lập trình hướng đối tượng, đa luồng, đa mục đích và thích hợp nhất
dùng để tạo các trình con (applet) và ứng dụng cho Internet và các mạng phân
tán phức tạp khác, không phụ thuộc vào hệ điều hành cụ thể.
- Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm các phần mềm công cụ hỗ trợ
khác như: Macromedia Flash; Paint; Photoshop; HotPotatoes; ConceptDraw
mindmap .
2.4.2. Thiết kế Website
- Thiết kế giao diện cho Website: Giao diện người dùng bao gồm những
cách thức tương tác, hình ảnh, biểu tượng để chuyển tải ý nghĩa các biểu
tượng trên máy tính. Ngoài ra còn bao gồm đặc điểm hiển thị các chi tiết
trong từng thành phần đồ họa và chuỗi các tương tác chức năng theo thời
gian, tạo ra diện mạo cho Website. Giao diện được thiết kế sao cho người sử
dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin, đáp ứng được nhu cầu học tập của mình và
thể hiện rõ ý đồ sư phạm của người thiết kế.
- Thiết kết site: Trong việc thiết kế site, bước quan trọng nhất chính là tổ
chức thông tin, giúp ích cho việc thiết kế từng trang của site và quyết định sự
thành công của site. Một bảng mục lục tổ chức tốt sẽ trở thành công cụ định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
hướng, đem lại cho người dùng cái nhìn tổng quát về tổ chức thông tin được
trình bày trong cả Website.
Sau đây là hình ảnh về giao diện và cách tổ chức thông tin trong Website
mà chúng tôi đã thiết kế.
Hình 1. Giao diện trang chủ
Hình 2. Giao diện của một trang liên kết với trang chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
2.4.3. Xây dựng các module chính
2.4.3.1. Xây dựng module 1: Hệ thống các câu hỏi ôn bài và hướng dẫn
trả lời các câu hỏi ôn bài.
Trước hết chúng tôi giới thiệu cho các em biết tác dụng của việc trả lời
các câu hỏi ôn tập đối với hoạt động nhận thức. Sau đó giới thiệu hướng dẫn
các thao tác trả lời các câu hỏi ôn bài.
Hình 3- Giới thiệu các thao tác trả lời câu hỏi
Nếu HS trả lời được câu hỏi thì sẽ soạn thảo câu trả lời và gửi về cho
GV, nếu không thì có thể xem thêm hướng dẫn các bước hoặc gợi ý trả lời
bằng cách bấm vào nút “Gợi ý”.
Hình 4- Gợi ý trả lời câu hỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Để soạn thảo câu trả lời và gửi về cho GV, HS sẽ bấm vào nút “Bài làm”, ở
đây HS có thể soạn thảo nội dung câu trả lời và gửi bài cho GV bằng cách HS
bấm vào nút “Nộp bài và kết thúc” sau khi đã hoàn thành câu trả lời.
Sau khi nhận được bài gửi của HS, GV sẽ phải chấm bài, cho điểm, nhận
xét và phản hồi lại cho HS. Công việc này có thể tiến hành ngay hoặc cũng có
thể phải mất một thời gian nhất định.
Hình 5 – Vùng soạn thảo nội dung trả lời của học sinh
2.4.3.2. Xây dựng module 2: Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm có
phản hồi hướng dẫn để ôn tập trên Web.
Hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan có phản hồi hướng dẫn đã
được chúng tôi xây dựng được trong đề tài này có các câu hỏi thuộc phần kiến
thức “Dòng điện xoay chiều”.
- Nguyên tắc xây dựng: Ở đây chúng tôi soạn thảo hệ thống bài tập theo
phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có phản hồi hướng dẫn,
mỗi câu hỏi gồm 4 phương án lựa chọn trong đó chỉ có một phương án lựa
chọn là đáp án đúng. Tương ứng với mỗi lựa chọn là một phản hồi hướng dẫn.
Các phương án nhiễu và các phản hồi tương ứng được soạn thảo dựa trên sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
phân tích các sai lầm phổ biến của HS trong khi học phần kiến thức “Dòng điện
xoay chiều”. Các phản hồi được sử dụng như là những gợi ý, định hướng các
em khi mắc phải các sai lầm dẫn đến lựa chọn sai đáp án. Từ những gợi ý và
định hướng đó các em có thể chọn lại tới khi nào chọn được phương án đúng.
Ngoài tác dụng dùng để ôn tập và luyện tập, hệ thống các bài tập trắc
nghiệm chúng tôi xây dựng được còn là công cụ để HS tự kiểm tra và đánh
giá mức độ thu nhận kiến thức của mình trong phần “Dòng điện xoay chiều”.
- Cách đánh giá (cho điểm) đối với phần bài tập này được xây dựng như sau:
+ HS làm bài đến đâu cho điểm đến đó theo thang điểm 100%.
+ Điểm của mỗi câu hỏi: tối đa là 100% ; nếu HS chọn lần đầu được
đáp án đúng thì được điểm tối đa, nếu lựa chọn lần thứ hai được đáp án đúng
thì điểm của bài đó là 66%; nếu lựa chọn lần thứ ba được đáp án đúng thì
điểm của bài đó là 33%; nếu lựa chọn lần thứ tư được đáp án đúng thì điểm
bài đó là 0.
+ Điểm của toàn bài (tại một thời điểm): là tổng cộng số điểm của các
câu hỏi đã đạt được chia cho số câu đã làm (tính đến thời điểm đó).
Hình 6- Giao diện thao tác trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Nếu có lựa chọn đáp án nhưng không đúng, chương trình sẽ đưa ra phản
hồi để hướng dẫn HS tìm nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó và đồng thời định
hướng cách giải cho bài toán này.
Hình 7- Phản hồi hướng dẫn khi lựa chọn lần đầu được phương án sai
Nếu lựa chọn lại đáp án và đó là đáp án đúng thì HS sẽ được điểm ở câu
hỏi đó, nhưng số điểm nhận được chỉ còn 66% (với điểm tối đa là 100% cho
mỗi câu hỏi). Lúc này chương trình có phản hồi để cho học sinh biết hiện tạ i
họ đã làm đến đâu và điểm số toàn bài lúc đó là bao nhiêu.
Hình 8- Phản hồi khi lựa chọn lần hai được phương án đúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập kiến thức thông qua thí nghiệm
Các thí nghiệm được chúng tôi sử dụng là phầm mềm “Dòng điện xoay
chiều” được tác giả PGS.TS. Phạm Xuân Quế và Lăng Đức Sỹ xây dựng. Sau
đó sửa đổi bằng cách dùng phần mềm chuyên dụng để ghi lại các hình ảnh
được mô phỏng trên màn hình máy tính, sau đó chuyển thành các file video
được định dạng dưới dạng flash để sử dụng cho việc tự học, tự ôn tập của HS.
Trong module này, chúng tôi còn sử dụng thêm một số phần mềm mô phỏng
khác. Ở mỗi thí nghiệm, chúng tôi đều đưa ra các yêu cầu dưới dạng các câu
hỏi, HS sẽ phải sử dụng các suy luận lý thuyết đã học để trả lời.
Ví dụ 1: Trong bài “Các máy phát điện xoay chiều”, HS sẽ quan sát mô
phỏng về sự hoạt động của máy phát điện xoay chiều 3 pha, mô phỏng về từ
trường quay và trả lời câu hỏi kèm theo như sau:
- Hệ thống dòng điện 3 pha là gì?
- Trình bày cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 3 pha?
- Phân tích hoạt động của máy phát điện xoay chiều 3 pha?
Hình 9 – Giao diện thí nghiệm trong bài “ Các máy phát điện xoay chiều”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Ví dụ 2: Khi ôn tập về mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần
trong bài “Các mạch điện xoay chiều”, HS sẽ quan sát mô phỏng về sự biến
đổi của dòng điện tức thời i và điện áp xoay chiều giữa hai đầu mạch điện
theo thời gian và trả lời câu hỏi sau:
Xác định độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn dây uL và dòng điện i
trong mạch ?
Hình 10 – Giao diện thí nghiệm trong bài “ Các mạch điện xoay chiều”
2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập kiến thức thông qua sơ đồ bài học
Khi sử dụng sơ đồ graph để ôn tập, chúng tôi đặt ra mục tiêu đối với
HS ở hai mức độ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
- Mức độ thứ nhất: Không yêu cầu HS xây dựng sơ đồ mà cho HS biết
trước sơ đồ bài học. Sau đó yêu cầu từ sơ đồ đã có HS phải chuyển hóa thành
bản tóm tắt bài học (chuyển từ “ngôn ngữ sơ đồ” sang “ngôn ngữ văn bản”).
- Mức độ thứ hai: Yêu cầu HS tham gia xây dựng và hoàn thiện sơ đồ
theo một số gợi ý cho trước.
Với mục tiêu ở hai mức như vậy, chúng tôi tiến hành thiết kế và xây
dựng Môdule này như sau:
- Ở mức độ thứ nhất: Dựa trên tài liệu SGK, lập sơ đồ tóm tắt bài học
hoàn chỉnh và chi tiết thể hiện cấu trúc nội dung và lôgic hình thành kiến thức
trong bài học đó rồi đưa ra cho HS nghiên cứu. Sau khi HS đã nghiên cứu kỹ
sơ đồ, có cái nhìn bao quát về nội dung kiến thức và logic hình thành kiến
thức, HS sẽ phải thể hiện sự hiểu và nắm vững bài học của mình bằng việc
chuyển hóa từ sơ đồ thành bản tóm tắt bài học rồi gửi về cho GV để có cơ sở
đánh giá.
- Ở mức độ thứ hai: Đưa ra cho HS một sơ đồ còn khuyết các đỉnh và
yêu cầu HS tìm nội dung để điền và các đỉnh còn khuyết để tạo thành sơ đồ
hoàn chỉnh.
Để có thể thực hiện được các thao tác đó trong trình duyệt Web cần
thực hiện theo phương án sau:
+ Tạo mỗi đỉnh của graph là một đối tượng đồ họa.
+ Lập trình bằng phần mềm Macromedia Flash hoặc Java để có thể di
chuyển (kéo-thả) bằng chuột máy tính các đối tượng đó vào các vị trí định
trước trên màn hình máy tính.
- Lập trình bằng phần mềm Macromedia Flash hoặc Java để phản hồi
hướng dẫn khi HS thực hiện các thao tác đúng hoặc không đúng.
Ví dụ: Khi xây dựng sơ đồ bài học phần “Máy biến áp”, chúng tôi tạo
nội dung của các đỉnh graph bằng các đối tượng đồ họa sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Sau đó, yêu cầu HS sử dụng các đối tượng đó để kéo-thả vào các vị trí
tương ứng trong sơ đồ sau:
Dựa trên hiện tượng
cảm ứng điện từ
Gồm hai cuộn dây sơ cấp và
thứ cấp cùng quấn trên một
lõi biến áp
Máy tăng áp
Máy hạ áp
2 2
1 1
U N
U N
2 1
1 2
I N
I N
- Truyền tải điện năng
- Nấu chảy kim loại, hàn
điện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Hình 11 – Giao diện sơ đồ logic kiến thức về máy biến áp
HS sẽ thực hiện việc kéo – thả các đối tượng vào đúng vị trí trên sơ đồ
khuyết. Sau đó click vào nút “Đồng ý”. Trong quá trình thực hiện, nếu HS
kéo - thả sai thì hệ thống sẽ thông báo:
U, I, N
MÁY BIẾN ÁP
?
Nguyên tắc hoạt động Cấu tạo
?
N2 > N1 N2 < N1
?
?
?
?
Ứng dụng
?
Hướng dẫn Đồng ý Làm lại
Dựa trên hiện tượng
cảm ứng điện từ
Gồm hai cuộn dây sơ cấp
và thứ cấp cùng quấn trên
một lõi biến áp
Máy tăng áp
Máy hạ áp
2 2
1 1
U N
U N
2 1
1 2
I N
I N
- Truyền tải điện năng
- Nấu chảy kim loại, hàn
điện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Hình 12 – Thông báo của hệ thống khi chưa đúng kết quả
Khi đó, HS có thể click vào nút “Làm lại” để thực hiện lại công việc của
mình. Nếu thực hiện việc kéo – thả đúng thì hệ thống sẽ thông báo:
Hình 13 – Thông báo của hệ thống khi đúng kết quả
2.4.3.5. Xây dựng module 5: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để
ôn tập trên Web.
Để các diễn đàn thảo luận sử dụng có hiệu quả, trong khi xây dựng
chúng tôi nhấn mạnh vào vai trò tổ chức hướng dẫn của GV và chú trọng vào
nội dung các cuộc thảo luận.
- Về vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV: GV phải là người khởi xướng
cuộc thảo luận, khuyến khích sự tham gia của nhiều HS vào diễn đàn, đặt các
câu hỏi và khắc phục những bất đồng giữa các HS. Ngoài ra cần phải có sự
khéo léo của GV để dàn sếp sao cho mọi người tham gia phải nói với nhau,
nghe lẫn nhau, đáp lại điều người khác nói, đưa ra nhiều hơn một quan điểm
“Bạn thực hiện chưa đúng. Bạn hãy đọc lại bài 16 – phần Máy biến áp và tìm hiểu
logic hình thành kiến thức của phần này !”
Bạn đã thực hiện đúng. Xin chúc mừng bạn !
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
về chủ đề đang thảo luận, có ý định tăng cường tri thức, hiểu biết, hoặc đánh
giá một vấn đề.
- Về nội dung: nội dung các cuộc thảo luận phải phù hợp, đáp ứng yêu
cầu: đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức của cá nhân, phải có tính vấn đề, có
mức độ khó khăn nhất định và đặc biệt phải gây sự hấp dẫn đối với người
tham gia thảo luận. Các chủ đề thảo luận có thể do GV đề ra hoặc cũng có thể
do các HS đề ra. Nếu là các chủ đề do HS đề ra thì GV phải là người kiểm
soát, sắp xếp, lựa chọn để tránh trường hợp các chủ đề trùng nhau, GV có thể
xóa bỏ những chủ đề có nội dung không phù hợp.
- Về phương pháp thảo luận: Các chủ đề thảo luận được đưa ra dưới
dạng các câu hỏi, các bài toán mà lời giải của nó không có sẵn trong tài liệu
SGK. Để tìm kiếm câu trả lời, HS cần phải vận dụng linh hoạt nhiều kiến
thức, phải tranh luận, bổ sung, hoặc bác bỏ các ý kiến của những người cùng
tham gia để cuối cùng đi đến thống nhất một cách lý giải hợp lý cho vấn đề đã
đặt ra.
- Về hình thức thảo luận: các câu hỏi và các câu trả lời cho mỗi chủ đề
được những người tham gia trực tiếp soạn thảo trên trình duyệt Web dưới
dạng những đoạn văn bản ngắn và gửi lên diễn đàn. Tất cả các thành viên
tham gia thảo luận đều có quyền đưa ra ý kiến của mình, đồng thời được nhìn
thấy các ý kiến của những người khác đã đưa ra và họ có quyền bổ sung hoặc
bác bỏ những ý kiến đó.
- Về cách đánh giá: Trong mỗi chủ đề thảo luận, HS và GV có quyền
đánh giá các ý kiến của người khác bằng hình thức cho điểm. Những ý kiến
nhận được nhiều sự đánh giá cao (cho điểm cao) là những ý kiến hay, lập
luận đúng và chặt chẽ mang tính thuyết phục phần lớn những người tham gia
thảo luận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Ví dụ: Khi học sinh tham gia vào một diễn đàn, HS sẽ nhìn thấy rất
nhiều các chủ đề thảo luận đã được khởi tạo. HS có thể chọn một chủ đề để
tham gia, hoặc tham gia đồng thời nhiều chủ đề trong đó. Ngoài ra HS cũng
có thể khởi tạo một chủ đề mới để mời mọi người cùng tham gia thảo luận.
Hình 14- Giao diện của module diễn đàn thảo luận nhóm
- Khi tham gia thảo luận trong một chủ đề nào đó, HS sẽ được nhìn thấy
các ý kiến của những người tham gia, họ có quyền gửi câu trả lời (phúc đáp)
hay ý kiến bình luận của mình về các vấn đề xung quanh câu hỏi và các câu
trả lời, có quyền gửi các đánh giá của mình về các câu trả lời của người khác
đang tham gia trong chủ đề đó. Các cuộc thảo luận chỉ kết thúc khi các vấn đề
đưa ra đã cơ bản được giải quyết, tức là đã có một hoặc một vài lý giải được
giáo viên và đa số người tham gia chấp nhận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Hình 15- Giao diện nội dung một chủ đề thảo luận trên diễn đàn
2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên Web để đánh giá
mức độ thu nhận kiến thức của học sinh.
Ngoài việc sử dụng trang Web như một phương tiện để tự ôn tập củng
cố, HS còn có thể sử dụng để tự kiểm tra và tự đánh giá mức độ thu nhận kiến
thức của mình thông qua các bài kiểm tra được xây dựng sẵn, tự động chấm
điểm và thống kê kết quả sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra đó.
Ở đây chúng tôi xây dựng một bài kiểm tra với nội dung kiến thức bao
quát toàn bộ phần “Dòng điện xoay chiều”, bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm
khách quan và thời gian làm bài được quy định là 30 phút.
Tận dụng triệt để ưu điểm của công nghệ thông tin và công nghệ lập trình
Web, chúng tôi soạn thảo hệ thống các câu hỏi cùng với các đáp án, sau đó sử
dụng một trong các ứng dụng của mã nguồn mở Moodle để thiết kế và xây
dựng bài kiểm tra, thiết lập chế độ chấm điểm tự động và thống kê kết quả
phản hồi cho HS ngay sau khi kết thúc làm bài, đồng thời lưu giữ kết quả của
từng HS trong một cơ sở dữ liệu để GV có căn cứ đánh giá đối với mỗi HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Về nguyên tắc HS có thể sử dụng bài kiểm tra này vào bấy kỳ thời điểm
nào trong khi ôn tập và cũng có thể sử dụng lại nhiều lần. Ứng với mồi lần
làm bài chương trình sẽ ghi lại và thống kê để thông báo cho HS cũng như
GV biết về kết quả của lần bài kiểm tra đó, thời gian đã sử dụng trong khi làm
bài, thời điểm làm bài, các câu đã làm đúng, câu đã làm sai….. Trên cơ sở đó
tự HS có thể đánh giá được kiến thức của mình, đồng thời GV cũng nắm được
những thông tin cơ bản về trình độ nhận thức của mỗi HS, các sai lầm phổ
biến của HS …
- Khi sinh sẽ bấm vào nút “Thực hiện lại đề thi”, Chương trình sẽ hiển
thị thông báo:
Hình 16- Thông báo về điều kiện giới hạn thời gian
-Nếu chấp nhận, học sinh sẽ bấm nút “OK” để tiếp tục hiển thị đề thi
với toàn bộ các câu hỏi và các phương án lựa chọn.
Hình 17- Nội dung câu hỏi kiểm tra và các phương án lựa chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
- Đối với mỗi câu hỏi HS chỉ có thể lựa chọn một đáp án, sự lựa chọn đó
có thể thay đổi lại được nếu còn thời gian làm bài. HS có thể bấm nút “Nộp
bài và kết thúc” vào bất cứ lúc nào, khi đó HS không được quyền thay đổi
các lựa chọn. Ngay sau khi HS nộp bài, chương trình sẽ tự động chấm điểm
và hiển thị thông báo các kết quả thống kê của lần làm bài đó.
2.5. Kết luận chƣơng II
Trong quá trình nghiên cứu về nội dung chương trình; yêu cầu về chuẩn
các kiến thức, kĩ năng và cùng với các điều tra về những sai lầm phổ biến của
HS khi học kiến thức phần “Dòng điện xoay chiều”, chúng tôi nhận thấy rằng
cần phải giúp HS tự ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản sau:
* Về kiến thức:
- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều
tức thời.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức tính giá trị hiệu dụng
của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.
- Viết được công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn
mạch có RLC mắc nối tiếp và đơn vị đo của các đại lượng này.
- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối
tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).
- Viết được công thức tính công suất điện và tính hệ số công suất của
đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Nêu được lí do tại sao phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.
- Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện
tượng cộng hưởng điện.
* Về kĩ năng:
- Vẽ được giản đồ Frê-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát dện xoay chiều,
động cơ điện xoay chiều ba pha và máy biến áp.
Trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến
thức chương “Dòng điện xoay chiều” – Vật lí lớp 12 (chương trình chuẩn)
được xây dựng bao gồm các module:
- Ôn tập kiến thức thông qua hệ thống các câu hỏi ôn bài và hướng dẫn
trả lời các câu hỏi ôn bài.
- Ôn tập kiến thức thông qua hệ thống các bài tập trắc nghiệm có
phản hồi.
- Ôn tập kiến thức thông qua thí nghiệm.
- Ôn tập kiến thức thông qua sơ đồ bài học.
- Ôn tập kiến thức thông qua các diễn đàn thảo luận nhóm.
- Đánh giá mức độ thu nhận kiến thức thông qua bài kiểm tra.
Trang Web đã góp phần giúp HS tự ôn tập củng cố kiến thức một cách
khoa học đồng thời giúp các em tự đánh giá được mức độ thu nhận kiến thức
mà từ đó có thể điều chỉnh được phương pháp học tập của mình. Đồng thời
bước đầu đã góp phần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng dạy học
hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
CHƢƠNG III
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Khái quát chung
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề tài nghiên cứu.
- Sử dụng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh
giá kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” – Vật lí lớp 12 (chương chình
chuẩn).
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trang Web vào việc hỗ trợ học sinh
tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Dòng điện xoay
chiều” – Vật lí lớp 12 (chương trình chuẩn).
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2009. chúng
tôi đã tiến hành thực nghiệm với HS của 6 lớp 12 tại trường THPT Khánh
Hoà – Tỉnh Thái Nguyên, gồm các lớp 12A3,12A4,12A5, 12A6, 12A7, 12A8.
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành cho HS của các lớp trên sử dụng trang Web hỗ trợ
học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Dòng
điện xoay chiều” – Vật lí lớp 12 (chương trình chuẩn).
3.1.4. Tổ chức thực nghiệm
Bƣớc 1: Chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng:
- Các lớp thực nghiệm: 12A3, 12A5, 12A6
- Các lớp đối chứng: 12A4, 12A7, 12A8
Bƣớc 2: Thành lập tổ thực nghiệm:
Tổ thực nghiệm bao gồm tác giả và nhóm giáo viên Vật lí trường THPT
Khánh Hoà – Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Bƣớc 3: Đánh giá kết quả tự ôn tập, củng cố kiến thức của HS bằng bài
kiểm tra trước khi thực nghiệm.
Bƣớc 4: Chuyển giao nội dung trang Web đã thiết kế cho giáo viên phụ
trách lớp thực nghiệm.
Bƣớc 5: Tiến hành thực nghiệm.
Tổ chức cho HS tự ôn tập, củng cố thông qua các nội dung ôn tập trên
trang Web.
Bƣớc 6: Đánh giá kết quả tự ôn tập, củng cố kiến thức của HS sau khi
thực nghiệm.
Bƣớc 7: Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
3.1.5. Phương pháp đánh giá
Dùng thang điểm 10 theo phân loại giỏi, khá, trung bình và yếu để đánh
giá kiến thức, kĩ năng và các hoạt động sáng tạo của học sinh.
Dùng phương pháp toán học để tính toán các tham số đặc trưng giúp
cho việc đánh giá chính xác và khách quan kết quả thực nghiệm.
1 n
i
i n
X x
n
Trong đó:
X
: giá trị trung bình cộng; n: số học sinh; xi: giá trị điểm số.
3.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm
3.2.1.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả trước thực nghiệm
Xác định trình độ ban đầu của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng,
sự tương quan giữa các trình độ đó.
3.2.1.2. Nội dung kiểm tra
- Nội dung kiến thức toàn chương III: Dòng điện xoay chiều – Vật lí lớp
12 – chương trình chuẩn.
- Những nội dung đó được thể hiện qua các mức độ: tri thức, kĩ năng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
3.2.1.3. Kết quả
Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá HS, chúng tôi thu được kết quả:
Lớp
Số
học
sinh
Thực hiện
Tỉ lệ % theo xếp loại
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
12A3
41
Thực nghiệm 0 10 75 15
12A4
43
Đối chứng 2 17 61 20
12A5
46
Thực nghiệm 0 8 68 24
12A6
40
Thực nghiệm 0 9 59 32
12A7
43
Đối chứng 2 11 80 7
12A8
41
Đối chứng 0 10 85 5
Bảng 1: Tỉ lệ % kết quả học tập trước thực nghiệm
23,67 67,33 9,00 0 Thực nghiệm
10,67 75,33 12,67 1,33 Đối chứng
Yếu
(%)
Trung
bình (%)
Khá
(%)
Giỏi
(%)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Giỏi Khá TB Yếu
%
Xếp loại
Đối chứng
Thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
và dựa vào kết quả học tập trước thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận
xét sau:
- HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng có kết quả học Vật lí ở mức độ
trung bình – khá.
- Tỉ lệ các loại điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương
đương nhau.
- Chúng tôi đã chọn các lớp có tỉ lệ giỏi, khá thấp hơn làm lớp thực
nghiệm, các lớp còn lại làm lớp đối chứng.
3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
3.2.2.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả sau thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi và hợp lí của việc thiết kế và sử dụng trang Web
hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương
“Dòng điện xoay chiều” – Vật lí lớp 12 (chương trình chuẩn).
3.2.2.2. Nội dung kiểm tra
- Nội dung kiến thức toàn chương III: Dòng điện xoay chiều – Vật lí lớp
12 – chương trình chuẩn.
- Những nội dung đó được thể hiện qua các mức độ: tri thức, kĩ năng.
3.2.2.3. Kết quả
Sau khi tiến hành kiểm tra đánh giá HS, chúng tôi thu được kết quả:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Lớp
Số
học
sinh
Thực hiện
Tỉ lệ % theo xếp loại
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
12A3
41
Thực nghiệm 1 15 80 4
12A4
43
Đối chứng 0 10 65 25
12A5
46
Thực nghiệm 0 12 73 15
12A6
40
Thực nghiệm 0 10 79 11
12A7
43
Đối chứng 1 11 73 15
12A8
41
Đối chứng 0 7 88 5
Bảng 2: Tỉ lệ % kết quả học tập sau thực nghiệm
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Giỏi Khá TB Yếu
Xếp loại
10,00 77,33 12,33 0,33 Thực nghiệm
15,00 75,33 9,33 0,33 Đối
chứng
Yếu
(%)
Trung
bình (%)
Khá
(%)
Giỏi
(%)
%
Đối chứng
Thực nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
3.3. Kết luận chƣơng III
Dựa vào kết quả phân tích, so sánh trên có thể rút ra một số kết luận sau:
* Định tính: Nhìn chung học sinh có hứng thú với phương pháp học tập
mới như có ý thức tự giác hơn khi ôn tập, trao đổi thảo luận nhóm nhiều hơn,
hăng hái hơn khi trao đổi các nội dung ôn tập giữa các học sinh với nhau hoặc
với giáo viên.
* Định lượng: Trước thực nghiệm, kiến thức và kĩ năng cơ bản mà HS
nắm được ở mức độ khá, giỏi có phần nghiêng về lớp đối chứng. Sau khi tiến
hành thực nghiệm, kết quả nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản của HS lớp
thực nghiệm ở mức độ khá, giỏi tăng lên rõ rệt và tỉ lệ điểm yếu giảm.
Như vậy chứng tỏ việc thiết kế và sử dụng trang sử dụng trang Web đã
góp phần hỗ trợ HS lớp 12 tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức
chương “Dòng điện xoay chiều” .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Đề tài : Thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm
tra, đánh giá kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý lớp 12
(chương trình chuẩn) đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ôn tập, củng cố và kiểm tra,
đánh giá khi HS học xong phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều”.
- Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đã đề xuất những nội dung, hình
thức và phương pháp cần hướng dẫn cho HS tự ôn tập và kiểm tra kiến thức
phần : “ Dòng điện xoay chiều”.
- Các module trong trang Web được xây dựng đã góp phần giúp HS tự
ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng trên cơ sở lí luận dạy
học hiện đại.
Việc thiết kế trang Web bước đầu đã góp phần đổi mới phương pháp dạy
và học được thể hiện ở một số điểm sau:
- Nội dung rõ ràng, khoa học, chính xác và bám sát về nội dung, chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Khơi dậy hứng thú học tập cho HS.
- Tăng cường học tập cá thể (tự học) và học tập hợp tác (thông qua
diễn đàn).
- HS tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả và khả thi của đề tài. Ngoài
ra, việc sử dụng trang Web góp phần giúp GV và HS bước đầu tiếp xúc và
hình thành thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
2. Kiến nghị và định hƣớng phát triển đề tài
Để trang Web được sử dụng thực sự có hiệu quả, chúng tôi có một số
kiến nghị sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
- Tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại, nối mạng Internet băng
thông rộng, xây dựng các phòng học bộ môn đảm bảo nhu cầu dạy và học
theo nhiều hình thức khác nhau ở các trường THPT.
- Tăng cường bồi dưỡng GV và HS sử dụng thành thạo máy vi tính và
khai thác tối đa nguồn tài nguyên phong phú trên mạng Internet.
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi mới chỉ thiết kế trang Web với các
nội dung thuộc phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều”. Hy vọng rằng trong
thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các nội dung
kiến thức khác trong chương trình Vật lí cấp trung học phổ thông ./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Bộ GD&ĐT (2006)– Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí –
NXBGD.
2. Bộ GD&ĐT (2006) – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới
chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Vật lí.
3. Bộ GD&ĐT (2007) – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới
chương trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông môn Vật lí –
NXBGD.
4. Đại học sư phạm Hà Nội (2009) - Kỉ yếu hội thảo Đổi mới kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh.
5. Đại học Thái Nguyên – Đại học Sư phạm (2004) – Tài liệu bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương
pháp dạy học.
7. Hoàng Phê (chủ biên) (1992) – Từ điển tiếng Việt.
8. Lê Thị Ngọc Anh (2008) – Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học
Toán ở trường THPT nhằm tích cực hoạt hoạt động học tập của học sinh –
Luận văn thạc sỹ.
9. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) – Vũ Quang (chủ biên) (2008)- SGK
Vật lí 12 – NXBGD.
10. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) – Vũ Quang (chủ biên) (2008)- SGV
Vật lí 12 – NXBGD.
11. Nguyễn Trọng Sửu (chủ biên) (2008)– Hướng dẫn thực hiện chương trình,
sách giáo khoa lớp 12 môn Vật lí – NXBGD.
12. Nguyễn Văn Khải (chủ biên) (2008)– Lí luận dạy học Vật lí ở trường
trung học phổ thông – NXBGD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
13. Phạm Xuân Quế (2007)- Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức
hoạt động nhận thức Vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo – NXB ĐHSP.
14. Thái Duy Tuyên (2003) – Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh –
NXBGD.
15. Thái Duy Tuyên (1999) – Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại
– NXBGD.
16. Vũ Quang (chủ biên) (2008) - SBT Vật lí 12 – NXBGD.
17. N.N.baranxki (1976) - Phương pháp giảng dạy Địa lý kinh tế - NXBGD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN (phiếu số 1)
Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Xin đồng chí vui
lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. Xin cảm ơn đồng
chí !
1. Theo đồng chí những yếu tố sau đây có vai trò như thế nào đối với kết
quả học tập của học sinh. (Đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 9 theo mức giảm
dần yếu tố quan trọng: số 1 là quan trọng nhất, số 9 là ít quan trọng nhất; có
thể có các nội dung được đánh cùng chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
Học sinh có phương pháp học tập khoa học.
Học sinh nắm vững kiến thức cũ.
Học sinh tự tin trong học tập.
Học sinh có sức khỏe tốt.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh ôn tập.
Giáo viên nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối
tượng học sinh.
Giáo viên luôn quan tâm, khích lệ, động viên học sinh kịp thời.
2. Theo đồng chí hoạt động tổ chức, hướng dẫn ôn tập củng cố kiến thức
cho học sinh có vai trò như thế nào đối với việc tiếp thu kiến thức của học
sinh? (Đồng chí hãy đánh dấu X vào dòng phù hợp với suy nghĩ của mình)
Rất quan trọng
Không quan trong bằng các hoạt động khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Tùy thuộc vào nội dung chương trình
Không cần tổ chức, hướng dẫn. Học sinh tự biết cách ôn tập.
3. Theo đồng chí các nội dung nào sau đây cần được ôn tập củng cố?
(Đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 6 theo mức độ giảm dần tính quan trọng: số 1
là quan trọng nhất, số 6 là ít quan trọng; có thể có các nội dung được đánh
cùng chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Kiến thức: khái niệm Vật lí, định luật Vật lí, thuyết Vật lí.
Kiến thức: về phương pháp nhận thức Vật lí (phương pháp nhận thức vật
lí theo con đường lí thuyết và phương pháp nhận thức vật lí theo con
đường thực nghiệm).
Kĩ năng giải bài tập Vật lí.
Kĩ năng thu thập thông tin: đọc biểu đồ, đồ thị …
Kỹ năng xử lý thông tin: kỹ năng xây dựng bảng, biểu đồ, đồ thị; rút ra
kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, khái quát hoá; kỹ
năng so sánh, đánh giá…
Kỹ năng truyền đạt thông tin: trình bày bài, báo cáo kết quả.
4. Đồng chí thường áp dụng những biện pháp nào trong quá trình ôn tập
kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. (Đồng chí hãy đánh số từ 1 đến
9 theo mức độ giảm dần tính thường xuyên của đ/c: số 1 là thường xuyên
nhất, số 4 là ít thường xuyên nhất, có thể có các biện pháp được đánh cùng
chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý tóm tắt bài học.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng cách xây dựng sơ đồ, bảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
biểu.
Động viên, khích lệ kịp thời những học sinh có tiến bộ.
Bổ túc kiến thức cho học sinh.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nội dung kiến thức cần ôn tập.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Một biện pháp khác của đồng chí khi áp dụng có hiệu quả:
…………………………………………………………………………………
………...………………………………………………………………………
…………………...……………………………………………………………
5. Theo đồng chí, học sinh gặp những khó khăn gì trong quá trình ôn tập.
(đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 4 theo mức độ giảm dần mức khó khăn theo ý
của đ/c: số 1 là khó khăn nhất, số 4 là ít khó khăn nhất, có thể có các biện
pháp được đánh cùng chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Khả năng tư duy còn hạn chế.
Vốn kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế.
Động cơ học tập còn yếu.
Chưa biết cách học.
Thiếu tự tin trong học tập.
Thiếu tài liệu học tập.
Quen với cách học thụ động ( chờ thầy cung cấp kiến thức)
Thiếu thời gian học tập.
Chưa quen với cách dạy của thầy.
Khó khăn khác: (ngoài những khó khăn trên mà học sinh gặp phải):
…………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………………
…………………..……………………………………………………………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
6. Đồng chí thường gặp những khó khăn gì trong quá trình hướng dẫn
học sinh ôn tập? (đồng chí hãy đánh số từ 1 đến 4 theo mức độ giảm dần mức
khó khăn theo ý của đ/c: số 1 là khó khăn nhất, số 6 là ít khó khăn nhất, có
thể có các biện pháp được đánh cùng chỉ số nếu chúng có vai trò bằng nhau)
Học sinh chưa quen với phương pháp học mới.
Học sinh không thích các giờ học ôn tập
Thời gian dành cho ôn tập còn ít.
Giáo viên thiếu kiến thức về phương pháp tổ chức, hướng dẫn ôn tập.
Giáo viên thiếu phương tiện hỗ trợ việc tổ chức, hướng dẫn ôn tập
Giáo viên quen với cách dạy cũ.
Giáo viên ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm về dạy kỹ năng ôn tập
cho học sinh
Khó khăn khác: (ngoài những khó khăn trên mà đồng chí gặp phải)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Đ/c thường sử dụng phương tiện gì hỗ trợ cho việc tổ chức, hướng dẫn
học sinh ôn tập, đánh giá kiến thức, kỹ năng? (Đồng chí hãy đánh dấu X vào
dòng phù hợp với cách làm của đồng chí)
Sách giáo khoa, sách bài tập.
Bài tập trắc nghiệm và tự luận trên giấy.
Tư liệu, bài tập trắc nghiệm và tự luận dưới dạng web.
Tư liệu, bài tập dưới dạng bài giảng điện tử Powerpoint.
Phương tiện khác: (ngoài những phương tiện trên mà đồng chí đã sử dụng)
…………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………………
…………………..……………………………………………………………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
8. Nếu đồng chí tổ chức ôn tập kiến thức về các khái niệm, định luật Vật
lí ở chương “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” cho học sinh thì đồng chí sẽ tổ
chức cho học sinh làm gì? (Đồng chí hãy đánh dấu X vào dòng phù hợp với
suy nghĩ của đồng chí)
Cho học sinh ôn tập lí thuyết .
Cho học sinh làm nhiều bài tập.
Cho học sinh vừa ôn lí thuyết vừa làm bài tập.
Hướng dẫn học sinh lập các sơ đồ, bảng biểu để tóm tắt và hệ thống hóa
kiến thức.
Cách làm khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
9. Để cho học sinh nắm được các kĩ năng thu thập thông tin: đọc biểu đồ,
đồ thị; Kỹ năng xử lý thông tin: kỹ năng xây dựng bảng, biểu đồ, đồ thị; rút ra
kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, khái quát hoá; kỹ năng so
sánh, đánh giá…Đồng chí cần cho học sinh làm gì? (đồng chí hãy đánh dấu X
vào dòng phù hợp với suy nghĩ của đồng chí)
Cho học sinh đọc lại nội dung liên quan ở sách giáo khoa.
Cho học sinh làm các bài tập có nội dung liên quan.
Cho học sinh làm các thí nghiệm ngoài giờ hay ngoại khoá có nội dung
liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Phụ lục 2
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN (phiếu số 2)
Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Xin đồng chí vui
lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây. Xin cảm ơn đồng
chí !
(Đồng chí hãy điền dấu “” vào ô nêu dưới đây nếu nó phù hợp với ý kiến
của đồng chí )
1. Trong quá trình ôn tập và đánh giá kiến thức chương Dòng điện xoay
chiều - Vật lý 12- chương trình chuẩn, việc xác định mục tiêu ôn tập và đánh
giá trên những cơ sở sau, theo đồng chí thì mức độ cần thiết như thế nào?
STT
Cơ sở xác định mục tiêu
Mức độ đánh giá
Rất
cần
Cần
Bình
thường
Không
cần
1 Nội dung kiến thức bài học
2 Theo đối tượng học sinh
3 Theo chương trình SGK
4 Theo phương pháp và phương
tiện dạy học
5 Theo thái độ, nhận thức, kỹ
năng
2. Nội dung kiến thức yêu cầu học sinh ôn tập được giới hạn trong :
SGK Sách tham khảo SGK và sách tham khảo Nguồn khác
3. Đồng chí có sử dụng công nghệ thông tin trong việc ôn tập và đánh
giá kiến thức của học sinh không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
4. Đồng chí có chuẩn bị đề cương ôn tập cho học sinh không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
5. Đồng chí thường xuyên tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức ngay
sau khi kết thúc:
1 bài học 1 chương 1 phần 1 học kỳ
6. Hình thức ôn tập nào sau đây được đồng chí thường xuyên sử dụng
khi hướng dẫn học sinh ôn tập?
Ôn tập kỹ năng Nhắc lại kiến thức một cách đơn giản
Sơ đồ Graph Web
7. Đồng chí thường xuyên tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức dưới
dạng:
Tự học Học nhóm Làm thí nghiệm Ngoại khoá
8. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập hiện nay đông chí đang thường xuyên
sử dụng:
Sách Thí nghiệm vật lý Tư liệu trên mạng Internet
9. Đồng chí thường xuyên sử dụng hình thức nào để kiểm tra kiến thức
học sinh :
Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận
Kết hợp Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
10. Đồng chí thường đánh giá kiến thức của học sinh ngay khi kết thúc:
1 bài học 1 chương 1 phần 1 học kỳ
11.Sau khi học xong phần Dòng điện xoay chiều - Vật lý 12 (chương
trình chuẩn), theo đồng chí thì học sinh nắm vững kiến thức ở mức độ nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Giỏi Khá Trung bình Yếu
12. Khi tổ chức cho học sinh ôn tập và đánh giá kiến thức phần phần Dòng
điện xoay chiều - Vật lý 12 (chương trình chuẩn), đồng chí thường gặp khó
khăn nào?
- Không có thời gian
- Trình độ HS yếu, không đồng đều
- Không có phương tiện hỗ trợ
- Trình độ tin học của học sinh hạn chế
- Điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu
- Chưa đánh giá được từng đối tượng học sinh
13. Ý kiến khác của đồng chí về việc ôn tập và đánh giá học sinh sau
khi học phần kiến thức phần Dòng điện xoay chiều - Vật lý 12 (chương trình
chuẩn)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Phụ lục 3
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH (phiếu số 3)
Để trao đổi kinh nghiệm học tập, mong các em vui lòng cho biết ý kiến
của mình về các vấn đề sau. Xin cảm ơn em !
(Em hãy điền dấu “” vào ô nêu dưới đây nếu nó phù hợp với ý kiến của
em)
1. Khi học bài cũ em thường học theo những cách nào?
Học thuộc lòng trong vở ghi.
Tái hiện lại bài giảng trên lớp bằng cách lập dàn ý.
Học cả vở ghi cả sách giáo khoa, sau đó lập dàn ý.
Đọc qua bài cũ trong vở ghi.
Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bài cũ.
Lập bảng tóm tắt kiến thức.
Đọc thêm tài liệu tham khảo.
Trả lời các câu hỏi ôn tập.
Thảo luận với bạn.
2. Trong các giờ học ôn tập kiến thức môn Vật lý trên lớp, em có thấy
hứng thú không?
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú.
Tùy thuộc nội dung kiến thức.
3. Em có muốn được các thầy (cô) giáo tổ chức hướng dẫn ôn tập kiến
thức một cách thường xuyên không?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Rất thích
Bình thường
Không thích
Tùy thuộc nội dung kiến thức và cách thức tổ chức ôn tập
4. Nếu được tổ chức hướng dẫn ôn tập một nội dung kiến thức nào đó
trong chương trình Vật lý thì em thích được các thầy (cô) tổ chức theo những
cách nào sau đây?
Hướng dẫn làm các bài tập luyện tập.
Hướng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức.
Hướng dân lập sơ đồ nội dung kiến thức.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập.
Tổ chức thảo luận, trao đổi nhóm.
Ôn tập thông qua các bài thực hành thí nghiệm ngoại khoá.
5. Em có nhận xét gì về nội dung kiến thức phần “Dòng điện xoay chiều”?
Khó hiểu.
Bình thường.
Rất trừu tượng.
Rất dễ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Phụ lục 4
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
(Thời gian làm bài 45 phút)
Hãy lựa chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau đây:
Câu 1: Hệ số công suất của mạch điện RLC nối tiếp bằng
A. R.Z B.
LZ
Z
C. R
Z
D.
CZ
Z
Câu 2: Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó L là cuộn cảm thuần, điện áp
60 2 os100 t (V)PQU c
, các điện áp
hiệu dụng UPN = UNQ = 60 (V). Hệ số công suất của mạch là:
A. 3
2
B.
1
3
C. 2
2
D.
1
2
Câu 3: Mạch có RLC mắc nối tiếp có hệ số công suất bằng 1 khi:
A. 1
R L
C
B. R = 0 ; 1
0L
C
C. 1
0, R L
C
D. 1
0, 0L
C
Câu 4: Cho điện áp tức thời giữa hai đầu một mạch điện là
80cos100 ( )u t V . Điện áp hiệu dụng là bao nhiêu:
A. 80V B. 40V C.
80 2( )V
D.
40 2( )V
Cho đoạn mạch điện gồm điện trở R = 200() mắc nối tiếp với tụ điện
410
( )
2.
C F
; đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp
400 2 cos100 ( )u t V . Hãy trả lời câu 5 và 6:
R L C
P N Q
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Câu 5: Biểu thức của dòng điện tức thời qua mạch đó là:
A.
2 os100 t(A)i c B. 2 os100 t(A)i c
C.
2 os 100 (A)
4
i c t
D.
2 os 100 (A)
4
i c t
Câu 6: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là:
A.
200 2( )V
B.
200( )V
C.
100 2( )V
D.
100( )V
Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch xoay chiều là
80cos100 ( )u t V
.
Hãy trả lời câu hỏi 7 và 8:
Câu 7: Tần số góc của dòng điện là:
A. 100 (rad/s) B. 100 (Hz) C. 50 (Hz) D. 100 (rad/s)
Câu 8: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch điện là:
A. 80 (V) B. 40 (V) C.
80 2( )V
D.
40 2( )V
Câu 9: Trong mạch điện RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và
điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào:
A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu doạn mạch.
C. cách chọn gốc thời gian.
D. tính chất của mạch điện.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
Trong mạch điện RLC nối tiếp, khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả
mãn điều kiện
1
LC
thì
A. cường độ dòng điện cùng pha với điện áp giữa hai đầu mạch điện.
B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch cực đại.
C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch cực đại.
D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện cực đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Câu 11: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn
cảm thuần tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm
A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần.
C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 12: Trong mạch điện RLC mắc nối tiếp, khi xảy ra hiện tượng cộng
hưởng điện thì hệ số công suất của mạch
A. bằng không B. bằng 1
C. phụ thuộc vào R D. phụ thuộc vào
L
C
Z
Z
Câu 13: Với mỗi biến áp lí tưởng:
A.
1 2
2 1
U N
U N
B.
1 1
2 2
U I
U I
C.
1 2 1
2 1 2
U I N
U I N
D.
1 1
2 2
I N
I N
Câu 14: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm
100 vòng. Điện áp và cường độ hiệu dụng ở mạch sơ cấp là 120 (V) và 0,8
(A). Mạch thức cấp chỉ có điện trở thuần. Điện áp và công suất ở mạch thứ
cấp là
A. 6(V) ; 96(W) B. 240 (V) ; 96 (W)
C. 6 (V) ; 4,8(W) D. 120 (V) ; 4,8 (W)
Câu 15: Hiện nay người ta dùng cách nào sau đây để làm giảm hao phí điện
năng trong quá trình truyền tải điện năng đi xa?
A. Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải.
B. Xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu hụ.
C. Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn.
D. Tăng điện áp trước khi truyền tải điện năng đi xa.
Câu 16: Máy phát điện xoay chiều được tạo ra dựa trên cơ sở của hiện tượng
A. hưởng ứng tĩnh điện.
B. tác dụng của từ trường lên dòng điện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
C. cảm ứng đện từ.
D. tác dụng của dòng điện lên nam châm.
Câu 17: Động cơ không đồng bộ ba pha được tạo ra dựa trên cơ sở của hiện
tượng
A. tác dụng của từ trường không đổi lên dòng điện.
B. cảm ứng điện từ.
C. tác dụng của từ trường quay lên khung dây kín có dòng điện.
D. hưởng ứng tĩnh điện.
Câu 18: Máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động
0 2 os100 t(V)e E c
. Tốc độ quay của rôto là 600 vòng/phút. Số cặp cực của
rôto là
A. 10 B. 8 C. 5 D. 4
Câu 19: Trong mạch điện 3 pha, các cuộn dây được mắc theo kiểu hình sao,
tải mắc theo tải hình sao thì điện áp dây so với điện áp pha là
A. Udây = 3Upha B. Udây = 3 Upha
C. Udây = 1
3
Upha D. Udây = 1
3
Upha
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Chỉ có dòng điện 3 pha mới tạo ra từ trường quay.
B. Rôto của động cơ không đồng bộ 3 pha quay với tốc độ quay của từ trường.
C. Từ trường quay của động cơ không đồng bộ 3 pha luôn thay đổi cả về
hướng và chỉ số.
D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ
trường và mô men cản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Phụ lục 5
CẤU TRÚC CỦA WEBSITE
Đăng kí
Trang chủ
Các modul
Đăng nhập
Ôn tập
thông
qua trả
lời
câu hỏi
bài học
Ôn tập
thông
qua bài
tập
luyện
tập
Ôn tập
thông
qua sơ
đồ
bài học
Ôn tập
thông
qua thí
nghiệm
Ôn tập
thông
qua
trao đổi
thảo
luận
Kiểm
tra
cuối
chương
- Truyền tải
điện năng
- Nấu chảy
kim loại,
hàn điện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_264_6048.pdf