Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản hàu crassostrea iredalei

Sức sinh sản thực tế là số lượng trứng thu được trên khối lượng tổng cộng hay khối lượng thân mềm của hàu. Bảng 4.10 cho thấy, sức sinh sản của hàu cao nhất dao động trong khoảng 354691-1175185 trứng/g khối lượng thịt ở NT 2 nhưng tổng số trứng thu ở NT 4 (đợt 1) lại cao nhất trung bình 64299465 trứng và ởNT 3 (đợt 2 ) là 6369900 trứng. Vì vậy có thểnói nghiệm thức 3 và 4 là hai nghiệm thức có ý nghĩa thực tiễn hơn. Mặc khác sức sinh sản của hàu phụthuộc vào mức độthành thục của hàu bốmẹ, sựchín muồi của tuyến sinh dục và hiệu ứng do kích thích sinh sản

pdf49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3703 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản hàu crassostrea iredalei, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cái và cũng có khi lưỡng tính. Tỉ lệ lưỡng tính trong quần thể thường thấp (Trương Quốc Phú, 1999). Loài Crassostrea belcheri tuy trên cùng một cá thể, khi hàu còn nhỏ chủ yếu mang tính đực sản sinh ra tinh trùng, nhưng khi hàu phát triển đến kích thước lớn hơn thì tuyến sinh dục dần dần chuyển sang ưu thế cái đẻ ra trứng. Giới tính hàu Crassostrea belcheri có 3 dạng: Cá thể đực tuyến sinh dục chỉ chứa tinh tử, cá thể cái chỉ chứa trứng, cá thể lưỡng tính trong tuyến sinh dục có chứa cả tinh tử lẫn trứng (Ngô Anh Tuấn et al, 2005). 2.6.2 Kích thước sinh sản lần đầu Các cá thể được lựa chọn có kích thước lớn. Chiều dài vỏ có kích thước trung bình khoảng 9-10 cm và trọng lượng toàn thân trung bình khoảng 600 – 1400g ( 7 2.6.3 Phương thức sinh sản Tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Nhóm Crassostrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong xoang màng áo của cá thể mẹ đến giai đoạn diện bàn hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ (Trương Quốc Phú, 1999). Hàu cong (huitre creuse) thuộc loại đẻ trứng và hàu phẳng (huitre plate) thuộc loại đẻ con. Dưới mặt trời mùa hè, con hàu cong chứa đầy giao tử phun vào nước biển. Sự kết hợp giữa giao tử đực và cái tạo thành những trứng cực bé trôi theo dòng nước. Mỗi con hàu mẹ sinh sản được mỗi kỳ khoảng chừng một triệu trứng ( 2.6.4 Mùa vụ sinh sản Ở vùng nhiệt đới sau một năm hàu đã thành thục và tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4-6. Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới. Tác nhân chính kích thích đến quá trình thành thục và sinh sản của hàu là nhiệt độ, nồng độ muối và thức ăn có trong môi trường (Trương Quốc Phú, 1999). Theo Ngô Thị Thu Thảo et al. (2002), khi nghiên cứu mùa vụ sinh sản hàu Thái Bình Dương Crassostrea Gigas được nuôi ở Vịnh Gosung, Hàn Quốc kết luận rằng mùa vụ sinh sản của hàu kéo dài từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 9, đỉnh cao là tháng 6 và tháng 8. Sự phát triển của tuyến sinh dục hàu phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn trong thủy vực. Tỷ lệ đực/ cái là 59,5% đực : 39,8% cái, cá thể lưỡng tính 0,6%. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy các loài hàu giống Crassostrea có thể chuyển giới tính giữa các mùa sinh sản. Tỷ lệ đực: cái của hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) như sau:Từ tháng 7 đến tháng 11, tỷ lệ đực: cái là 21-61%: 40-68%. Đây là thời điểm mà tỷ lệ hàu có sản phẩm sinh dục chín muồi nhất.Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tỷ lệ đực: cái là 38-90%: 0-16%. Mùa vụ sinh sản của hàu vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm ( 2.6.5 Sức sinh sản Sức sinh sản của hàu rất lớn và tùy thuộc vào kích cỡ cá thể, ví dụ như: hàu bố mẹ loại 40 – 80 mm sẽ cho 39 triệu trứng/ cá thể, loại 80 – 100 mm cho 81 triệu trứng/cá thể, loại 120 – 160 mm cho 184 triệu trứng/cá thể, loại > 160mm cho 257 triệu trứng/cá thể. 8 Yêu cầu sau quá trình kích thích bằng nhiệt độ có 50 – 60% số cá thể bố mẹ tham gia đẻ trứng, phóng tinh. Tỷ lệ thụ tinh cao từ 89 – 92% ( 2.6.6 Các giai đoạn phát triển của trứng và ấu trùng Sự phát triển của trứng và ấu trùng của hàu (Crassostrea rivularis) trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn phát triển Thời gian Kích thước (µm) Trứng thụ tinh 30 phút 50 Cực thể thứ nhất 1 giờ 50-60 Cực thể thứ hai 1 giờ 30 phút 50-60 Phân cắt lần 1 2 giờ 60 Phân cắt lần 2 2 giờ 10 phút 60 Giai đoạn phôi nang 5 – 10 giờ 60-70 Ấu trùng Trochophore 12 giờ 70 Ấu trùng đỉnh vỏ thẳng 24 giờ 80 Âu trùng đỉnh vỏ lồi 8 ngày 150 Ấu trùng có điểm mắt 18 ngày 170 Ấu trùng có chân bò 20 ngày 220-250 Ấu trùng sống bám 15 – 20 ngày 250-300 Nguồn: 9 2.6.7 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Theo Ngô Anh Tuấn et al., (2005) thì quá trình phát triển của Crassostrea belcheri chia thành 5 giai đoạn sau: Giai đoạn I: Tuyến sinh dục không màu sắc, chưa xuất hiện tế bào sinh sản. Tuyến sinh dục gồm có các mô liên kết, các chất cần thiết cho quá trình tạo trứng và tinh trùng. Giai đoạn này chưa phân biệt được cá thể đực và cái. Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có màu trắng nhạt, con cái bắt đầu xuất hiện tế bào sinh trứng, con đực bắt đầu xuất hiện tế bào sinh tinh. Buồng trứng hàu bắt đầu xuất hiện các túi chứa trứng và noãn nguyên bào. Các tế bào sinh tinh trong tuyến sinh dục đực sắp xếp rời rạc. Giai đoạn này vẫn còn rất khó để phân biệt bằng mắt thường. Giai đoạn III: Tuyến sinh dục cái xuất hiện màu trắng sữa rõ rệt. Các tế bào sinh trứng bắt đầu rời khỏi túi chứa trứng, song vẫn còn hình đa diện méo mó. Đang trong thời kỳ tích lũy chất dinh dưỡng. Một số tế bào trứng khác vẫn còn dính trên vách của túi trứng và tiếp tục phát triển .Tuyến sinh dục đực có màu trắng đục. Tinh trùng tập trung thành đám dày đặc nhưng vẫn còn nằm trong túi tinh, chưa thoát ra ngoài. Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục đực và cái nằm căn phồng đạt kích thước cực đại. Dùng mũi dao chích nhẹ vào tuyến sinh dục, trứng và tinh dịch sẽ thoát ra ngoài. Túi tinh chứa các bó nang và tinh trùng hoạt động tự do. Buồng trứng chứa nhiều bào nang và nhiều trứng thành thục. Trứng hình bầu dục hoặc hình quả lê, nhân to, đạt kích thước tối đa. Giai đoạn V: Đây là giai đoạn hàu vừa đẻ xong, tuyến sinh dục bắt đầu co lại. Màu sắc buống trứng nhợt nhạt, loang lổ. Quan sát kỹ buồng trứng và túi tinh ta thấy, vẫn còn sót lại những tế bào trứng và tinh trùng kích thước nhỏ bé không đều. Diều đó chứng tỏ hàu Crassostrea belcheri sinh sản nhiều lần trong năm. 2.7 Kỹ thuật sản xuất giống 2.7.1 Nuôi vỗ hàu bố mẹ Nuôi vỗ tích cực hàu bố mẹ là một công đoạn cần thiết trong quy trình sản xuất giống nhân tạo. Vì các cá thể trong tự nhiên có tuyến sinh dục phát triển không đồng đều. Nếu đưa vào cho sinh sản ngay thì tỷ lệ các cá thể tham gia sinh sản thấp và lượng trứng thu được rất ít, ấu trùng không đảm bảo chất lượng. Việc nuôi vỗ có thể giúp cho hàu bố mẹ nhanh chóng đạt độ thành thục cao nhất, giúp trứng chín đồng 10 đều, nâng cao hiệu quả của việc xử lý nhiệt khi kích thích sinh sản. Hàu bố mẹ được đưa vào nuôi vỗ trong các bể có thể tích 1 m3 với mật độ nuôi khoảng 10-15 con/kg. Thời gian nuôi từ 10-15 ngày. Chế độ cho ăn: Thức ăn là hỗn hợp các tảo hiển vi: Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, Chaetoceros sp, Nannochloropsis sp, Chlorella sp. Mật độ thức ăn là 150.000 – 200.000 tb/ml. Cho ăn 2 lần/ngày. Chế độ thay nước: quá trình nuôi vỗ theo quy trình ít thay nước, thông thường chỉ thay 1/3 thể tích bể mỗi ngày. Những ngày cuối cùng của chu kỳ nuôi có thể không cần thay nước. Việc thay nước thường xuyên, liên tục cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi tuyến sinh dục của hàu thành thục thì sự thay đổi các yếu tố môi trường đều có thể làm cho hàu sinh sản ngoài ý muốn. 2.7.2 Kích thích sinh sản Điều kiện cần thiết cho sự sinh sản là nhiệt độ, ở những thủy vực ôn đới mùa vụ sinh sản phụ thuộc vào sự gia tăng nhiệt độ vào mùa xuân, cực điểm của sự chín của tuyến sinh dục Sự kích thích sinh sản nhân tạo được thực hiện ở phòng thí nghiệm hoặc trại giống, nơi có thể điều khiển chính xác các kích thích sinh sản như nhiệt độ hay hóa chất. Kích thích nhiệt bằng cách nâng nhiệt độ lên từ 3-5 oC so với nhiệt độ nuôi. Có thể kích thích sinh sản bằng những hóa chất khác nhau như Ammonium hydroxide (NH4OH), serotonin (5-HT)... hoặc những chất trích từ sản phẩm sinh dục. Việc dùng serotonin trong các trại giống gần đây cho thấy có hiệu quả cao hơn các hóa chất khác. Những kích thích tố từ sản phẩm sinh dục không chỉ có tác dụng đối với một loài mà còn có tác dụng với nhiều loài thân mềm khác. Cách này đã được ứng dụng để kích thích sinh sản nhân tạo hàu trên một diện tích rộng (Trương Quốc Phú, 1999). Còn theo Hà Đức Thắng, (2005) được trích dẫn bởi Phùng Bảy, (2009) khi dùng tác nhân nhiệt độ kích thích và thêm một ít tinh dịch hàu cửa sông thì tỷ lệ hàu đẻ được nâng từ 62% lên thành 72%, còn khi dùng những phương pháp khác như phơi khô, dùng serotonin hay KNO3 thì tỷ lệ đẻ rất thấp. 2.7.3 Tỷ lệ thành thục Tỷ lệ thành thục của hàu C.belcheri có sự thay đổi theo nhóm kích thước, tăng dần từ nhóm có kích thước nhỏ đến nhóm có kích thước lớn. Nhóm kích thước L< 80mm tỷ lệ thành tục thấp 23,85% và khác nhau với các nhóm kích thước lớn hơn. Nhóm L > 80mm tỷ lệ thành thục cao 80,31%-91,12%. Nắm được tỷ lệ thành thục sinh dục của hàu, sẽ giúp cho các nhà sản xuất giống nhân tạo chủ động trong kế 11 hoạch sản xuất, tìm ra nhóm hàu bố mẹ có sự thành thục tốt nhất, phục vụ công tác sản xuất giống nhân tạo (Ngô Anh Tuấn et al, 2005) 2.7.4 Ương ấu trùng Mật độ ương: trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển của ấu trùng có thể ương với mật độ 15-20 ấu trùng/ml nước, sau 5-7 ngày san thưa xuống còn 10-12 ấu trùng/ml nước và 5 -7 ấu trùng/ml nước sau 20 ngày. Sử dụng lưới phù du có kích thước phù hợp vớt san thưa. Cho ăn: Khi chuyển sang ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (khoảng 48 – 52 giờ sau khi trứng được thụ tinh) tiến hành cho ăn. Lúc này thức ăn là các tảo hiển vi như Nannochloropsis sp, Chlorella sp. Từ ngày thứ 5 trở đi thức ăn là hỗn hợp các loài tảo hiển vi Isochrysis galbana, Pavlova lutheri, Chaetoceros cancitrans, Chlorella sp. Mật độ thức ăn 15.000 – 20.000 tế bào/ml. Cho ăn 2 lần/ngày. Quản lý bể ương: Thay 50% thể tích nước mỗi ngày và 100% thể tích nước sau 2 ngày và chuyển bể mới. Lọc ấu trùng theo 2 cách: xiphông qua thành bể hoặc rút từ đáy. Kiểm tra kích thước ấu trùng hàng ngày bằng kính hiển vi để lựa chọn lưới lọc có mắt lưới phù hợp với kích thước của ấu trùng và của từng kiểu lọc. Rửa sạch bể ương sau khi chuyển bể mới và cấp nước vào trước 1 ngày (htpp:// vietlinh.com.vn). 2.7.5 Các phương pháp và tình hình nghề nuôi hàu ở Việt Nam Từ lâu vùng sông nước Long Sơn – Vũng Tàu được mệnh danh là mỏ hàu của khu vực phía Nam, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiệt độ quanh năm ấm áp từ 24- 35 0 C, độ mặn thích hợp 12-35‰. Được xem là vùng lý tưởng để phát triển nghề nuôi hàu, đạt sản lượng hàng năm 2200-2500 tấn/năm (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005). Nuôi hàu bằng lốp cao su ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm.( Nuôi hàu bằng giàn ở đầm Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 12 6,5-7,5 m, giàn bé thường có kích cỡ 4-5 m và giàn lớn có chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được chôn sâu từ 1 -2 m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn hàu nguyên con/giàn (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005) Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn. Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy từ 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm. Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3- 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng. Như vậy là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng nuôi hàu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần. Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP Hồ Chí Minh, đặc biệt các vùng nuôi thuộc đầm Lăng Cô (htpp://vietlinh.com.vn) 13 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Trong phòng thí nghiệm: Cân điện tử, kính hiển vi, thước đo điện tử, găng tay, nhiệt kế, thuốc và hóa chất .... Dụng cụ nuôi vỗ: Bể nhựa, nước ót, nước 25‰, máy sục khí, cát, bùn, lưới mùng, tảo Chlorella, tảo khuê, men bánh mì... Vật liệu theo dõi môi trường: bộ test kiểm tra các yếu tố, NH4+/NH3, NO2-, NO3-, pH, nhiệt kế . 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 1/2009 đến tháng 7/2009. Địa điểm: Tại bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 3.2.2 Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục Thời gian nuôi vỗ 20 ngày gồm 2 đợt. Thí nghiệm được bố trí trong bể nhựa 300lít, mật độ 25 con/bể. mục nước trong bể từ 20-40cm, có hệ thống sục khí. Các bể được đặt trong nhà có mái che. Độ mặn duy trì ở 20‰ trong suốt quá trình thí nghiệm . Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. - Nghiệm thức 1: Hàu được bố trí trong bể PVC và cho nước chảy liên tục, lưu tốc dòng chảy 5L/phút. - Nghiệm thức 2: Hàu được bố trí trong bể PVC nhựa nước tĩnh. - Nghiệm thức 3: Hàu được bố trí trong bể PVC và cho nước chảy liên tục trong 12 giờ (từ 7 giờ sáng – 19 giờ tối) rồi cho nước tĩnh 12 giờ (19 giờ tối – 7 giờ sáng). 14 Hình 3.1 Hàu nuôi vỗ Hinh 3.2 Hệ thống nuôi vỗ - Nghiệm thức 4: Hàu đuợc bố trí trong bể PVC và cho nước chảy 6 giờ (7 giờ sáng – 13 giờ trưa) rồi cho nước tĩnh 18 giờ (13 giờ trưa – 7 giờ sáng). Cho ăn: Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ là tảo Chlorella, tảo khuê (Chaetoceros) bổ sung thêm tảo khô, men bánh mì hoặc bột đậu nành. Mật độ tảo 20000 tb/ml (50% tảo lục + 50% tảo khuê). Lượng tảo khô và men bánh mì:(0.5g tảo+0.5g men bánh mì)/kg hàu bố mẹ. 3.2.3 Phương pháp kích thích sinh sản - Phương pháp 1: (Hạ nhiệt + Ammonium hydroxyde (NH4OH) nồng độ 1%.) Hàu đước thấm khô bằng gạc và đặt ngửa trên khay trong tủ lạnh ở nhiệt độ 10-15 o C trong thời gian 120 phút, rồi đem ra ngâm hàu trong dung dịch Ammonium hydroxyde (NH4OH) nồng độ 1%. Sau đó lại đưa về nhiệt độ ban đầu 26-28o C. Lặp lại 1- 2 lần quá trình hạ nhiệt. - Phương pháp 2: (phơi + Nước chảy) Hàu được thấm khô bằng gạc và đặt ngửa trên khay phơi trong bóng râm 60-180 phút. Sau đó cho trở lại vào bể có nước chảy liên tục. - Phương pháp 3: (Hạ nhiệt + Nước chảy) Hàu được thấm khô bằng gạc và đặt ngửa trên khay trong tủ lạnh ở nhiệt độ 10-15 o C trong thời gian 60-180 phút. Sau đó cho hàu trở lại bể và đưa về nhiệt độ ban đầu 26-28o C và tạo dòng chảy liên tục trong bể. Lặp lại 1- 2 lần quá trình hạ nhiệt. - Phuơng pháp 4: (Phơi + Giảm độ mặn) Hàu được thấm khô bằng gạc và đặt ngửa trên khay phơi trong bóng râm 60-180 phút. Sau đó cho hàu trở lại bể có độ mặn 10‰. Lặp lại 1-2 quá trình hạ nhiệt. 15 3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.4.1 Theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm Nhiệt độ, oxy được đo bằng máy 2 lần/ ngày: 8 giờ sáng và 2 giờ chiều. Định kỳ thu mẫu nước 7 ngày/ lần để phân tích các chỉ tiêu NH4+/NH3, NO2-, NO3- , pH bằng bộ test (Germany). Định kỳ kiểm tra độ mặn 5 ngày/ lần để điều chỉnh độ mặn kịp thời. 3.2.4.2 Theo dõi tăng trọng, tỷ lệ sống của hàu Mẫu hàu thu định kỳ để kiểm tra: Chiều dài (L), chiều rộng (R), Chiều cao (H), lúc bắt đầu và kết thúc nuôi vỗ Tỷ lệ sống 10 ngày/ lần. Lúc bắt đầu thí nghiệm: Thu 20 con hàu để xác định chỉ số thể trạng CI và thực hiện tiêu bản mô học để xác định mức độ phát triển của cơ quan sinh sản theo phương pháp của Howard et al. (2004) 3.2.4.3 Các chỉ tiêu về sinh sản Xác định chỉ số thể trạng lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm . Khối lượng thịt sấy khô (65o C, 24h) x 1000 (mg/g) Chỉ số thể trạng (CI) = Khối lượng thịt trước khi sấy Theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục hàu lúc bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm. Thu 20 con/ đợt, cân trong lượng tổng cộng, đập vỏ cân sau đó cân trọng lượng thịt. Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục (GI) theo Ngô Thị Thu Thảo et al. (2002). 3.2.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình kích thích Thời gian hiệu ứng, số con tham gia sinh sản, số lượng trứng sinh sản. 3.2.5 Phương pháp phân tích mô học Hàu tách bỏ vỏ lấy phần thịt và cố định formol 10%, sau 24-48 giờ lấy mẫu bảo quản trong dung dịch cồn 70% đến khi xử lý 16 3.2.5.1Quy trình xử lý mẫu (Theo Howard et al., 2004) Bảng 3.1 Các bước xử lý mẫu Hóa chất Thời gian Cồn 80% 1 giờ Cồn 95% 1 giờ Cồn 100% 2 giờ Xylen 1 2 giờ Xylen 2 2 giờ Parafin + xylen 2 giờ Parafin + sáp ong (1:1) 2 giờ Parafin + sáp ong ( 7:3) Qua đêm 3.2.5.2 Đúc khối Mẫu sau khi xử lý dùng kẹp gắp ra đặt trong khung Inox, sau khi đã được tráng một lớp paraffin nóng chảy (57-60°C), đồng thời làm lạnh khuôn để mẫu được cố định, đổ paraffin vào đầy khuôn. Đặt khuôn mẫu trong tủ lạnh cho đông lại. Lấy mẫu ra khỏi khuôn và đem trữ lạnh cho mẫu rắn lại. 3.2.5.3 Cắt mẫu Mẫu đem cắt phải rắn và lạnh, mẫu được cắt thành từng lát mỏng bằng máy cắt mô (microtome) với độ dày 2-4µm, dùng kim mũi giáo tách lấy lát mẫu có đầy dủ hình dạng và không bị vỡ đặt vào lam đã nhỏ sẵn một ít nước, lam đặt trên bàn sấy 45- 50°C cho mẫu căng ra. Lam mẫu dặt trên bàn sấy trong thời gian 12-24 giờ cho paraffin tan ra và mẫu được khô. 17 3.2.5.4 Nhuộm và dán mẫu (Theo Howard et al., 2004) Mẫu sau khi nhuộm theo Bảng 3.2, dán lamelle vào vùng có mẫu trên lam bằng keo Canada balsam hoặc Entarlan, làm khô mẫu. Bảng 3.2. Các bước nhuộm mẫu Hóa chất Thời gian (phút) Xylen 1 20 Xylen 2 5 Cồn 100% 5 Cồn 100% 3 Cồn 70% 3 Cồn 50% 3 Nước máy 3 Haematoxylin 2 Nước máy 5 Eosin 2 Nước máy 5 Cồn 50% 3 Cồn 70% 3 Cồn 95% 3 Cồn 100% 5 Xylen 1 20 18 3.2.5.5 Đọc kết quả Quan sát mẫu dưới kính hiển vi để xác định các giai đoạn của tuyến sinh dục và giới tính. 3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để tính các giá trị trung bình, độ lệch chẩu và so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức thí nghiệm . 19 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ và pH Sự biến động và giá trị trung bình của các yếu tố môi trường trong nước ở các thí nghiệm nuôi vỗ trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bài ở Bảng 4.1 Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trong các nghiệm thức Đợt TN Các chỉ tiêu NT 1 NT2 NT 3 NT 4 Nhiệt độ sáng (oC) 29,2± 0,4 a 29,1± 0,4 a 29,1± 0,4 a 29,1±0,4 a Đợt 1 Nhiệt độ chiều (oC) 30,9±0,7 a 30,8±0,7 a 30,8±0,7 a 30,8±0,7 a Nhiệt độ sáng (oC) 29,0± 0,6 a 28,9±0,5a 29,0±0,5 a 28,9± 0,5 a Đợt 2 Nhiệt độ chiều (oC) 30,9±0,7 a 30,9±0,7 a 30,7±0,7 a 30,7±0,8 a Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). Nhiệt độ trung bình sáng chiều trong các nghiệm thức qua hai đợt thí nghiệm dao động trong khoảng 28,9-30,9 oC (Hình 4.1) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) giữa các nghiệm thức. Sự chênh lệch nhiệt độ trong mỗi nghiệm thức giữa sáng và chiều không quá 1 oC. 26 27 28 29 30 31 32 33 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 Ngày TN N hi ệt độ (oC ) Sáng Chiều Hình 4.1 Biến động nhiệt độ sáng chiều trong thí nghiệm 20 Tương tự, pH trong các nghiệm thức ở đợt 1 dao động trong khoảng 7,5-7,7 không có sự biến động và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng ở đợt 2 pH chiều chỉ có sự khác biệt giữa nghiệm thức 1 so với nghiệm thúc 2 và khác biệt có ý nghĩa thấy rõ giữa nghiệm thức 1 so với các nghiệm còn lại ở pH sáng (P<0,05). Bảng 4.2 pH trung bình trong các nghiệm thức Đợt TN Các chỉ tiêu NT 1 NT2 NT 3 NT 4 pH sáng 7,6±0,09 a 7,6±0,09 a 7,6±0,09 a 7,5±0,13 a Đợt 1 pH chiều 7,7±0,11a 7,6±0,12 a 7,7±0,11 a 7,7±0,12 a pH sáng 7,5± 0,10 a 7,4± 0,08 b 7,4± 0,08 b 7,4 ± 0,08 b Đợt 2 pH chiều 7,7± 0,12 a 7,6 ±0,11 ab 7,6± 0,11 b 7,6± 0,09 b Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, sự biến động của hai yếu tố này vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của hàu. Theo Swingle (1969), hàm lượng oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho động vật thủy sản là trên 5mg/L nhưng không vượt quá mức bảo hòa và pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9,0 (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). 4.1.2 Một số yếu tố thủy hóa Kết quả Bảng 4.3 cho thấy hàm lượng oxy hòa tan và NO3 giữa các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên ở nghiệm thức 1 có trung bình hàm lượng NO3 cao nhất đạt 43,75mg/L. Sự chênh lệch hàm lượng oxy hòa tan giữa buổi sáng và buổi chiều không quá 0,5mg/L. (Hình 4.2). Trong khi đó hàm lượng NO2 và NH4+ có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Hàm lượng NO2 NT4 thất nhất đạt 0,28mg/L trong khi đó hàm lượng NH4+ ở NT2 cũng đạt giá trị thấp nhất 0,26mg/L 21 0 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Ngày TN O x y hò a ta n (m g/ L ) Sáng Chiều Hình 4.2 Biến động hàm lượng oxy hòa tan trong ngày Nhìn chung qua hai đợt thí nghiệm hàm lượng NO2, NH4+ ở các nghiệm thức đều thích hợp và ở mức an toàn 0,1-0,5mg/L (NO2), 0,1-1,0 (NH4+). (Trương Quốc Phú, 2006). Theo Lê Văn Cát, (2006) Độc tố Nitrit đối với loài nhuyễn thể chưa hiểu kỹ càng do chưa xác định được tác động của Nitrit lên hemocyanin và ngưỡng chịu đựng của tôm, cá không quá 2mg/L. Còn Nitrate NO3 là một trong những dạng đạm, không độc đối với thủy sinh vật. Bảng 4.3 Biến động một số yếu tố thủy hóa ở các nghiệm thức Nghiệm thức Trung bình NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Oxy sáng (mg/L) 4,1±0,38 a 4,1±0,33 a 4,0±0,29 a 4,1±0,37 a Oxy chiều(mg/L) 4,4±0,48 a 4,5±0,50 a 4,5±0,51 a 4,5±0,47 a NO2(mg/L) 0,50±0,33 a 0,41±0,12 b 0,50±0,32 a 0,28±0,13 c NO3(mg/L) 43,75±11,31 a 37,50±13,06 a 37,50±13,06 a 37,50±13,06 a NH4+(mg/L) 0,46±0,27 a 0,26±0,15 b 0,44±0,11 a 0,43±0,14 a Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). 22 4.2 Tỷ lệ sống của hàu Kết quả Bảng 4.4 cho thấy: Qua hai đợt nuôi vỗ tỷ lệ sống của hàu ở các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) và đạt tỷ lệ khá cao trung bình từ 81,1%-98,9% NT1, 90,9%-97% NT2. Nghiệm thức 1 có tỷ lệ sống giảm ở giai đoạn 21-28 ngày nuôi. Điều này do sự phân hủy thịt hàu chết rải rác ở ngày trước đó và trong điều kiện thí nghiệm sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường là không đáng kể (Hình 4.3). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 7 14 21 28 NGÀY TN NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Hình 4.3 Tỷ lệ sống (%) của hàu trong các nghiệm thức nuôi vỗ đợt 1 Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn so vói kết quả của Hà Thức Tuấn (2004) khi nghiên cứu nuôi khay hàu cửa sông thương phẩm chỉ đạt 70,5% sau 6 tháng nuôi. Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của hàu trong các nghiệm thức Tỉ lệ sống (%) NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Nuôi vỗ đợt 1 98,9±1,9a 94,4±6,9a 81,1±15a 95,6±1,9a Nuôi vỗ đợt 2 93,9±5,3a 90,9±9,1a 90,9±9,1a 97,0±5,3a Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). 23 4.3 Kích thước và khối lượng hàu thí nghiệm Hàu bố mẹ được tuyển chọn cho 2 đợt nuôi vỗ có các chỉ tiêu trung bình về chiều dài, chiều rộng, khối lượng ban đầu tương đối đồng đều nhau ở các nghiệm thức và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). (Hình 4.5) Bảng 4.5 Kích thước và khối lượng hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm. Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). Kết quả nuôi vỗ đợt 1: Hàu bố mẹ có chiều dài trung bình từ 78,44 -80,70 mm, chiều rộng trung bình từ 58,73-59,70 mm và khối lượng trung bình lúc bắt đầu thí nghiệm dao động 54,64g-59,78g. Lúc kết thúc thí nghiệm cho thấy khối lượng có giảm nhưng không đáng kể. Kết quả nuôi vỗ đợt 2 cho thấy các chỉ tiêu trung bình ở các nghiệm thức cũng tương tự như kết quả nuôi vỗ đợt 1 và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Hàu được nuôi vỗ trong thời gian ngắn 20 ngày nên không có sự tăng trưởng về kích thước, khối lượng. Đợt 1 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 KL bắt đầu TN (g) 57,05±2,06 a 59,78±2,34 a 57,23±1,94 a 54,64±7,23 a KL kết thúc TN (g) 54,28±1,14 a 57,03±0,59 a 56,40±1,02 a 52,89±6,66 a Chiều dài (mm) 79,72±0,77 a 80,70±1,60 a 78,50±2,03 a 78,44±1,62 a Chiều rộng (mm) 58,92±0,95 a 59,70±0,45 a 59,18±0,77 a 58,73±1,37 a Đợt 2 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 KL bắt đầu TN (g) 50,82±1,45a 49,10±0,47 a 49,18±0,48 a 53,71±5,20 a KL kết thúc TN (g) 50,67±2,23 a 50,03±1,12 a 49,90±0,74 a 54,34±4,63 a Chiều dài (mm) 78,30±1,13 a 77,68±2,04 a 78,24±0,92 a 75,20±3,99 a Chiều rộng (mm) 60,21±1,28 a 58,27±1,72 a 59,04±0,30 a 61,24±0,89 a 24 4.4 Chỉ số thể trạng (CI) Trong 2 đợt thí nghiệm nuôi vỗ hàu được chọn có chỉ số thể trạng ban đầu là 201,0±13,6 (đợt 1) và 200,2±14,9 (đợt 2). Kết quả nuôi vỗ đợt 1 sau 20 ngày chỉ số thể trạng ở nghiệm thức 1 giảm nhanh nhất từ (201,0-188,7), trong khi đó các nghiệm thức còn lại giảm tương đối và đến ngày thứ 28 thì giảm đáng kể ở nghiệm thức 3, 4 chỉ còn (179). Điều này là do trong quá trình kích thích sinh sản không cho hàu ăn và thời gian kích thích kéo dài. Kết quả nuôi vỗ đợt 2 cho thấy chỉ số thể trạng ở các nghiệm thức tăng nhưng không có sự khác biệt nhiều, duy nhất ở nghiệm thức 3 tăng từ (200,2-239,7). Đó là kết quả của quá trình thích nghi dần với điều kiện nuôi vỗ và có sự chuyển hóa tích cực cho sự thành thục sinh sản. Bảng 4.6 Chỉ số thể trạng (CI) của hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm trong 2 đợt nuôi vỗ CI (mg/g) NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Đợt 1 Ban đầu 201,0±13,6 201,0±13,6 201,0±13,6 201,0±13,6 Sau 20 ngày 188,7±11,3a 200,3±7,2a 192,2±12,2a 190,0±12,9a Sau 28 ngày 182,1±33,5a 184,2±13,9a 179,0±9,5a 179,0±11,7a Đợt 2 Ban đầu 200,2±14,9 200,2±14,9 200,2±14,9 200,2±14,9 Sau 20 ngày 201,7±7,7a 208,3±15,4a 239,7±85,5a 199,2±16,0a Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). 4.5 Chỉ số thành thục (GI) Ở hàu sự thành thục sinh dục và sinh sản mang tính mùa vụ cao, hầu như sinh sản quanh năm. Mùa vụ sinh sản chính từ tháng 2-3, mùa phụ tháng 9-10 âm lịch (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005). Hai đợt thí nghiệm có lẽ trùng với mùa vụ sinh sản của hàu. Kết quả (Bảng 4.7) cho thấy chỉ số thành thục (GI) lúc bố trí thí nghiệm đang ở giai đoạn phát triển 2,4-2,75 (Hình 4.5B và 4.6B). Do đó khả năng thành thục khi nuôi vỗ sẽ cao. Sau 20 ngày nuôi vỗ chỉ số thành thục (GI) ở các nghiệm thức tương đối cao 2,40-3,50 và đa số hàu đạt đến giai đoạn phát triển và thành thục (Hình 4.5C và 4.6C). Tuy nhiên sau 28 ngày nuôi vỗ ở nghiệm thức 3 (đợt 1) chỉ số thành thục (GI) lại giảm còn 2,33 điều đó cũng phù hợp với kết quả (CI) ở (Bảng4.6) lý do hàu có thể đã sinh sản và đang trong giai đoạn phát triển cho chu kỳ tiếp theo. Khả năng tái thành thục nhanh sau đợt sinh sản đầu tiên được một số tác giả nghiên cứu trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Gabbott, 1976 được trích dẫn bởi Hứa Thái Nhân et al., 2009). 25 Hình 4.5 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đực của hàu (A. chưa phát triển, B. đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản). Tỷ lệ 4x100. Hình 4.6 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cái của hàu (A. chưa phát triển, B. đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản). Tỷ lệ 4x100. A B C D A B C D 26 Bảng 4.7 Chỉ số thành thục (GI) của hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm trong 2 đợt nuôi vỗ GI NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Ban đầu 2,75±0,44 2,75±0,44 2,75±0,44 2,75±0,44 Sau 20 ngày 2,83±0,41a 2,83±0,41a 3,17±0,41a 3,17±0,75a Đợt 1 Sau 28 ngày 3,00±0,63a 3,17±1,33a 2,33±1,37a 3,17±0,75a Ban đầu 2,40±0,75 2,40±0,75 2,40±0,75 2,40±0,75 Đợt 2 Sau 20 ngày 3,50±0,55a 3,33±0,52a 2,83±0,75a 3,00±0,63a Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). 4.6 Kết quả thử nghiệm các phương pháp kích thích sinh sản Có rất nhiều phương pháp kích thích khác nhau cho động vật thâm mềm hai mảnh vỏ như: tác nhân vật lý, hóa học, tạo dòng chảy…. Song song với thời gian nuôi vỗ chúng tôi tiến hành một số phương pháp khác nhau nhằm tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để kích thích sinh sản hà đồng loạt (Bảng 4.8). 27 Bảng 4.8. Các phương pháp kích thích sinh sản. Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05), Hàu bố mẹ có nguồn gốc từ rừng ngập mặn Cà Mau khi đem về được trữ lại trong bể sau đó được vệ sinh sạch sẽ loại các loài hai mảnh vỏ khác bám trên vỏ. Trước khi kích thích tiến hành thu thập các chỉ tiêu về chiều dài, chiều rộng, khối lượng tổng cộng cảu hàu bố mẹ. Khi tiến hành kích thích hàu được ngâm trong dung dịch H2O2 10pm trong thời gian 30 phút để loại ký sinh trùng, giun bám trên hàu sau đó rửa hàu lại bằng nước sạch rồi thấm khô bằng gạc và đặt ngay ngắn trên khay tiến hành kích thích theo các phương pháp khác nhau. Theo Hà Đức Thắng, (2005) được trích dẫn bởi Phùng Bảy, (2009) khi dùng tác nhân nhiệt độ kích thích và thêm một ít tinh dịch hàu cửa sông thì tỷ lệ hàu đẻ được nâng từ 62% lên 72%, còn khi dùng những phương pháp khác như phơi khô, dùng serotonine hay KNO3 thì tỷ lệ đẻ rất thấp. Từ Bảng 4.8 cho thấy, phương pháp 2 (hạ nhiệt+nước chảy) là phương pháp kích thích hàu sinh sản hiệu quả nhất với tỉ lệ đẻ cao nhất là 100% nên đươc chọn làm phương pháp kích thích chủ yếu Chỉ tiêu PP 1 PP 2 PP 3 PP 4 Hạ nhiệt+NH4OH Hạ nhiệt+ Nước chảy Phơi+ Nước chảy Phơi+Hạ độ mặn Số cá thể 12 12 12 12 Dài (mm) 77,58±7,50 a 77,13±9,91 a 81,08±9,14 a 75,72±9,16 a Rộng (mm) 65,33±7,78 a 62,58±5,65 a 59,17±7,17 a 64,54±6,39 a Khối lượng (g) 64,99±13,68 a 58,83±16,35a 68,61±14,91 a 56,29±15,24 a Tỉ lệ tham gia sinh sản (%) 41,67 100 0 33,33 Số con cái sinh sản 1 6 0 0 Số con đực sinh sản 4 6 0 4 Thời gian hiệu ứng 2h25 3h5 9h Số trứng/KL tổng (g) 91255 1915675 0 0 Tổng số trứng thu 7571440 4836967 0 0 28 .4.7 Kết quả sinh sản khi nuôi vỗ Sau 20 ngày nuôi vỗ hàu được đem kích thích sinh sản. Tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản phụ thuôc vào nhiều yếu tố môi trưòng, mức độ thành thục của tuyến sinh dục, phương pháp kích thích và số lần lặp lại chu kỳ kích thích. Kết quả (Bảng 4.9) cho thấy dù số con đem kích thích 2 đợt là khác nhau nhưng tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản ở các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê. Cụ thể tỷ lệ cá thẻ tham sinh sản ở NT4 luôn chiếm tỷ lệ cao từ 33,77-42,57% trung bình 2 đợt 38,17% Trong khi đó NT 1 tỷ lệ này lại giảm từ 32,53-20,37% ở đợt kích thích thứ 2, mặc dù chỉ số thành thục (GI) ở đợt 2 cao 3,5 có thể ở giai đoạn này hàu đã sinh sản. Điều này chứng tỏ cách nuôi vỗ theo hình thức nước chảy 6 giờ: 18 giờ nước tĩnh hoặc 12 giờ: 12 giờ là phù hợp cho quá trình thành thục. Qua đó cho thấy việc duy trì chế độ cấp nước giống như chế độ bán nhật triều (2 lần thủy triều lên xuống) ở rừng ngập mặn Cà Mau nơi thu hàu bố mẹ có lẽ phù hợp với đặc điểm sinh học và mang tính khả thi trong sản xuất. Bảng 4.9 Tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản Các chỉ tiêu NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Số con KTSS (con) 77 73 62 74 Đợt 1 % số con sinh sản (%) 32,53±8,26a 20,33±10,14a 29,80±6,74a 33,77±6,01a Số con KTSS (con) 25 24 24 26 Đợt 2 % số con sinh sản (%) 20,37±8,03a 34,20±10,74a 38,47±16,66a 42,57±8,50a Trung bình 2 đợt (%) 26,45 27,26 34,14 38,17 Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05). 4.8 Sức sinh sản thực tế Sức sinh sản thực tế là số lượng trứng thu được trên khối lượng tổng cộng hay khối lượng thân mềm của hàu. Bảng 4.10 cho thấy, sức sinh sản của hàu cao nhất dao động trong khoảng 354691-1175185 trứng/g khối lượng thịt ở NT 2 nhưng tổng số trứng thu ở NT 4 (đợt 1) lại cao nhất trung bình 64299465 trứng và ở NT 3 (đợt 2 ) là 6369900 trứng. Vì vậy có thể nói nghiệm thức 3 và 4 là hai nghiệm thức có ý nghĩa thực tiễn hơn. Mặc khác sức sinh sản của hàu phụ thuộc vào mức độ thành thục của hàu bố mẹ, sự chín muồi của tuyến sinh dục và hiệu ứng do kích thích sinh 29 sản. Theo Lê Trọng Phấn và Cao Văn Nguyện, (2003) hàu có sức sinh sản cao trung bình 1 triệu trứng/cá thể. Bảng 4.10 Sức sinh sản thực tế tính trên khối lượng tổng cộng, thịt ở các nghiệm thức Đợt 1 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Số trứng/ g KLtc 63267±25097 73538±75709 59183±23117 58077±13404 Số trứng/ g KL thịt 1036794±434539 1175185±1181435 837683±393732 975747±315932 Tổng số trứng 61434330 16897540 26406180 64299465 Đợt 2 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Số trứng/ g KLtc 39372±22286 26890±22506 21475±10472 20008±18112 Số trứng/ g KL thịt 648265±320486 354691±250829 295488±138688 282895±252009 Tổng số trứng 3967380 5307620 6369900 5114060 Sức sinh sản của hàu rất lớn và tùy thuộc vào kích cỡ cá thể, ví dụ như: hàu bố mẹ loại 40 – 80 mm sẽ cho 39 triệu trứng/ cá thể, loại 80 – 100 mm cho 81 triệu trứng/cá thể, loại 120 – 160 mm cho 184 triệu trứng/cá thể, loại > 160mm cho 257 triệu trứng/cá thể. ( Sức sinh sản thu được trong quá trình thí nghiệm ít hơn so với kết quả các nghiên cứu trước đây vì kích cỡ hàu bố mẹ trong thí nghiệm chỉ trung bình từ 75-80mm, khối lượng trung bình 55-60g và có lẽ hàu đẻ một phần trong sinh sản do cường độ kích thích không đủ. 30 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 KẾT LUẬN Nhìn chung các yếu tố thủy lý hóa (nhiệt độ nước, pH, oxy hòa tan, NO2-, NO3, NH4+, là thích hợp cho hàu trong quá trình nuôi vỗ hàu. Có thể nuôi vỗ hàu rừng đước theo chế độ 6 giờ nước chảy : 18 giờ nước tĩnh hoặc 12 giờ nước chảy: 12 giờ nước tĩnh là phù hợp với đặc điểm sinh học, dễ áp dụng trong thực tiễn sản xuất với tỷ lệ sống 97% và có hệ số thành thục (GI) cao 2,4-3 5. Sức sinh sản của hàu trong nuôi vỗ cũng tương đối lớn trên 1 triệu trứng/g KL thân mềm. Phương pháp 2 (hạ nhiệt+nước chảy) là phương pháp kích thích hàu sinh sản hiệu quả nhất với tỉ lệ đẻ cao nhất là 100% nên đươc chọn làm phương pháp kích thích hàu sinh sản đồng loạt, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không tốn kém, dễ áp dụng trong sinh sản nhân tạo và thời gian hiệu ứng kích thích nhanh chỉ sau 1 chu kỳ kích thích sinh sản khoảng 2 giờ. 5.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Tiếp tục hoàn thiện biện pháp nuôi vỗ và phương pháp kích thích phù hợp nhất trong thực tiễn sản xuất. Thử nghiện ương nuôi ấu trùng nhằm sản xuất giống thành công đối tượng này. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Angell, C.L. 1986. The biology and culture of tropical Oyster. ICLARM Studies and reviews. 42p. Published by International Center for Living Aquatic Resources Management, Manila, Philippines. Đỗ Văn Thu, Nguyễn Tài Lương, Nguyễn Anh, Lê Thành Đô. 2007. Ảnh hưởng của chế phẩm hàu biển (Ostreidae) lên phẩm chất tinh dịch thỏ. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ tư – Nha Trang, 5-6/9/2005. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 254 – 402. Đoàn Lan Phương, Phạm Quốc Long, Hoàng Thanh Hương, Lưu Văn Huyền, Cầm Thị Ính, Trịnh Thị Thu Hương, Chu Quang Truyền, Đỗ Văn Mạnh, 2007. Nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học trong một số đối tượng thân mềm Việt Nam: Hàu Crassostera belcheri (Sowerby), vẹm xanh Perna viridis (Link) và ốc hương Babylonia areolata (Link). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ tư – Nha Trang, 5-6/9/2005. Nha Trang, 5-6/9/2005. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 183 – 191. Howard, D.W, E.J. Lewis, B.J. Keller, and C.S. Smith. 2004. Histological techniques for marine bivalvia molluss and crustaceans. NOAA technical Memoranclum NOS NCCOS; 218 pp. Hứa Thái Nhân, Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu và Trần Ngọc Hải.Thử nghiệm nuôi vỗ nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) trong hệ thống nước xanh – cá rô phi. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ năm – Nha Trang, 17-18/9/2007. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 375- 380. Lê Minh Viễn, Phạm Cao Vinh. 2007 Nghề nuôi Hàu ở Miền Nam hiện nay và những định hướng phát triển bền vững trong tương lai. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ tư – Nha Trang, 5- 6/9/2005. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 304 – 314. Lê Trọng Phấn và Cao Văn Nguyện, 2003. Một số kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo hàu Crassostrae virrginica ở Nha Trang – Khánh Hòa. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ hai – Nha Trang, 24-25/11/2003. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 245-248. 32 Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng.Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật: 98- 102 Mai Thy. 2005. Nghề nuôi hàu ở Long Son. Tạp chí thủy sản, 5:19-21 Ngô Trọng Lư, Nguyễn Kim Độ, Đặng Đình Viên. 1999. Làm giàu bằng nuôi hải sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 36-41. Ngô Anh Tuấn, Châu Văn Thanh, Vũ Trọng Đại. 2007. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Hàu (Crassostrea belcheri Sowerby, 1871) ở sông Chà Và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ tư – Nha Trang, 5-6/9/2005. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 263 -274. Ngo T.Thu Thao, Sang – giyn Kang and Kwang – Sik Choi. 2002. Seasonnal changes in reproductive condition of the Pacific Oyster, Crassostrea gigas (Thunbery) from suspended culture in Gosung Bay, Korea. Korean journal of Environmental Biology Vol. 20, No. 3: 268 – 275. Nguyễn Thức Tuấn, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Hồng Hà, Phạm Mỹ Dung. 2007. Thực nghiệm nuôi ghép hàu cửa sông trong ao nuôi tôm sú bán thâm canh. Tạp chí thủy sản, 7:19-23. Phùng Bảy, 2009. Thử nghiệm sản xuất giống hàu Sydney Saccostrea Glomerata (Gould, 1850). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học động vật thân mềm toàn quốc lần thứ năm – Nha Trang, 17-18/9/2007. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 357-365. Trần Thái Bái, 2001. Động vật không xương sống. Nhà xuất bản Giáo Dục, 2001 Trương Quốc Phú. 1999. Bài giảng sinh học và kỹ thuật nuôi động vật thân mềm. Khoa Nông Nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ. Trương Quốc Phú. 2006. Hình thái và giải phẩu động vật thân mềm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp: 80 trang Trương Quốc Phú. 2006. Bài giảng chất lượng nước. Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ. Ngày cập nhật 8/1/2009. Ngày cập nhật 8/1/2009. 33 PHỤ LỤC MẪU BAN ĐẦU ĐỢT 1 STT L (mm) W (mm) Wtc (g) Wthịt (g) Ta (g) Ta+Wt (g) Ta+Dwt (g) Giới tính Giai đoạn (0-4) 1 81,20 55,00 48,47 2,76 0,1692 1,8391 0,5027 đực 2 2 78,00 53,00 46,60 3,51 0,1821 2,1182 0,5636 cái 3 3 79,00 68,50 80,39 6,06 0,1757 3,5639 0,9139 đực 3 4 77,20 54,50 59,63 5,44 0,1781 2,9734 0,7532 cái 3 5 80,00 60,00 38,56 2,41 0,1740 1,6150 0,4424 đực 3 6 78,00 62,00 57,40 4,37 0,1526 2,3909 0,6088 đực 3 7 76,50 52,50 58,07 4,99 0,1658 2,6139 0,6468 cái 3 8 75,00 66,00 60,74 5,00 0,1616 2,9326 0,7266 cái 3 9 83,50 60,00 87,42 6,81 0,1633 4,2702 1,0005 cái 3 10 75,00 67,70 64,00 5,01 0,1627 2,8246 0,6367 đực 3 11 77,50 52,00 53,54 5,40 0,1670 2,8527 0,6352 đực 3 12 70,00 49,00 33,93 2,04 0,1710 1,5101 0,4405 cái 2 13 89,00 65,50 89,57 5,27 0,1809 3,1974 0,7696 cái 3 14 74,00 57,50 44,09 3,08 0,1757 1,9261 0,5283 đực 3 15 82,00 65,00 69,29 5,80 0,1832 3,1663 0,7533 cái 2 16 77,00 53,00 46,79 3,75 0,1776 2,3342 0,6100 đực 3 17 72,00 49,00 40,10 3,45 0,1762 1,7635 0,4780 cái 2 18 89,00 59,00 72,76 6,75 0,1719 3,6197 0,8649 cái 2 19 85,50 66,00 91,38 7,48 0,1675 4,4613 1,1962 cái 3 20 87,00 62,50 73,24 6,71 0,1711 3,2693 0,8441 cái 3 34 MẪU NUÔI VỖ ĐƠT 1 Ngày thu 06,04,09 STT L (mm) W (mm) Wtc (g) Wthịt (g) Ta (g) Ta+Wt (g) Ta+Dwt (g) Giới tính Giai đoạn (0- 4) 1 87,00 58,00 55,14 2,03 0,1724 1,4019 0,4253 đực 3 2 94,00 61,00 63,29 3,16 0,1777 2,1280 0,5389 cái 3 3 80,00 60,00 61,45 2,64 0,1818 1,8240 0,4878 cái 3 4 82,00 68,00 66,93 5,22 0,1858 3,0676 0,7369 cái 3 5 73,50 69,00 46,14 2,66 0,1685 1,5683 0,4380 cái 3 6 87,00 58,00 64,04 3,22 0,1685 2,0538 0,4908 cái 2 7 90,00 68,00 63,44 4,52 0,1833 2,3563 0,6097 cái 3 8 85,00 61,00 68,63 2,74 0,1787 1,4733 0,4274 cái 2 9 86,00 67,50 68,90 3,13 0,1855 1,8555 0,5209 cái 3 10 78,00 56,00 64,52 3,21 0,1721 2,1663 0,5955 đực 3 11 80,00 73,00 66,75 4,46 0,1683 2,7863 0,7027 cái 3 12 82,00 62,00 62,82 3,55 0,1708 2,6785 0,6635 cái 3 13 83,00 65,00 66,32 2,38 0,1740 1,4428 0,4293 cái 3 14 73,00 56,00 61,64 4,07 0,1780 2,2667 0,5729 cái 4 15 79,00 65,00 58,59 5,12 0,1818 2,1860 0,5423 đực 3 16 71,00 58,00 60,75 4,37 0,1850 2,8727 0,7416 đực 3 17 79,00 69,00 62,02 3,66 0,1570 2,4590 0,5645 đực 3 18 91,00 60,00 64,34 3,31 0,1595 2,0991 0,5454 đực 3 19 80,00 70,00 66,37 3,28 0,1580 2,1226 0,5353 cái 4 20 100,00 58,00 66,09 3,97 0,1523 2,1482 0,5748 cái 3 21 73,00 57,00 53,97 2,90 0,1518 1,9870 0,5009 cái 2 22 91,00 56,00 62,13 3,02 0,1588 1,6987 0,4553 đực 4 23 87,00 50,00 65,04 3,20 0,1631 1,9327 0,4771 cái 3 24 87,50 56,00 63,52 4,22 0,1724 2,5786 0,5959 cái 3 35 MẪU BAN ĐẦU ĐỢT II Ngày thu 27,05,09 STT L (mm) W (mm) Wtc (g) Wthịt (g) Ta (g) Ta+Wt (g) Ta+Dwt (g) Giới tính Giai đoạn (0-4) 1 78,50 63,50 49,50 4,61 0,1938 2,8105 0,7068 cái 2 2 73,00 66,00 60,83 5,02 0,1907 3,3587 0,9172 cái 2 3 84,00 68,50 58,55 5,18 0,2041 3,0418 0,8144 đực 3 4 81,00 61,00 39,79 3,04 0,2046 2,0810 0,5549 cái 2 5 80,00 58,00 56,37 4,20 0,2110 2,4794 0,6230 cái 3 6 80,00 63,00 43,84 4,76 0,2176 2,8316 0,7323 cái 2 7 72,50 56,00 41,08 3,99 0,2701 2,6095 0,7051 đực 2 8 67,50 58,00 33,49 3,62 0,2675 2,5871 0,6803 cái 3 9 78,00 58,00 39,88 3,73 0,2669 2,5081 0,7465 đực 4 10 80,00 57,00 45,86 5,74 0,2825 3,1995 0,8827 cái 2 11 72,00 59,00 43,08 3,65 0,2786 2,4011 0,7237 cái 1 12 61,00 50,00 31,62 3,44 0,2935 2,4160 0,7396 đực 2 13 62,00 55,00 38,30 3,65 0,2573 1,8421 0,5626 cái 2 14 63,00 58,00 36,15 3,10 0,2497 1,7588 0,5453 đực 3 15 60,00 59,00 36,12 3,94 0,2448 2,8695 0,8286 đực 2 16 69,00 53,00 43,86 4,62 0,2492 2,4853 0,6723 cái 4 17 78,00 55,00 31,16 3,49 0,2683 2,0183 0,5787 cái 2 18 77,50 59,00 41,09 4,09 0,2698 2,5661 0,7200 cái 2 19 61,00 57,00 30,48 3,80 0,2473 2,5075 0,7313 đực 3 20 68,00 55,50 36,25 3,53 0,2922 2,4558 0,7405 đực 2 36 MẪU NUÔI VỖ ĐỢT II Ngày thu 12,06,08 STT L (mm) W (mm) Wtc (g) Wthịt (g) Ta (g) Ta+Wt (g) Ta+Dwt (g) Giới tính Giai đoạn (0-4) 1 82,00 65,00 53,30 4,91 0,1619 3,3961 0,8449 3 2 73,00 57,00 40,21 2,90 0,1655 1,8294 0,4948 3 3 82,50 55,00 49,04 4,68 0,1674 2,6128 0,6659 cái 4 4 71,00 55,50 42,06 2,61 0,1704 1,9368 0,5402 đực 3 5 75,00 66,00 49,02 3,26 0,1679 1,7470 0,4708 cái 4 6 80,00 55,00 34,74 2,79 0,1587 1,4036 0,4029 cái 4 7 69,00 61,00 55,03 3,94 0,1586 2,3435 0,5851 cái 3 8 72,00 55,00 42,66 2,94 0,1617 1,5509 0,4810 cái 3 9 64,00 50,00 35,45 2,32 0,1670 1,2570 0,3795 cái 4 10 70,00 55,00 37,05 3,02 0,1528 1,6431 0,4464 cái 4 11 75,00 65,00 55,19 5,17 0,1490 3,2308 0,8395 đực 3 12 77,00 56,00 37,01 3,14 0,1571 2,1744 0,5777 đực 3 13 70,00 57,00 43,15 3,07 0,1578 1,8106 0,4752 cái 4 14 70,00 62,00 42,83 3,43 0,1588 1,4800 0,7018 đực 3 15 83,00 60,00 44,73 2,41 0,1803 1,5658 0,4444 đực 2 16 70,00 55,00 37,75 3,46 0,1760 2,1103 0,6309 đực 2 17 80,00 59,00 52,47 4,49 0,1738 2,9475 0,7313 đực 3 18 68,00 61,50 45,16 3,74 0,1754 2,5624 0,6725 cái 3 19 77,00 61,00 44,81 3,89 0,1808 2,1626 0,5677 đực 3 20 65,00 61,00 35,72 2,45 0,1925 1,4551 0,4421 cái 4 21 74,00 65,00 55,82 3,69 0,1611 2,4645 0,5902 cái 3 22 62,00 59,00 35,11 3,84 0,1843 2,3883 0,6933 đực 2 23 80,00 59,00 47,80 4,34 0,1872 2,2525 0,5812 cái 3 24 65,00 60,00 32,97 2,87 0,1810 1,4028 0,4183 cái 3 37 BẢNG KẾT QUẢ MÔI TRƯỜNG NGÀY THU 16/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,6 7,6 7,6 7,5 7,6 7,6 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 Nhiệt độ 28,9 28,9 28,8 28,9 28,9 28,9 28,7 28,7 28,7 28,6 28,7 28,7 DO 4,17 4,48 4,47 4,48 4,44 4,27 4,04 4,01 4,29 4,43 4,20 4,46 17/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,5 7,5 7,5 7,5 7,4 7,4 Nhiệt độ 29,0 28,9 28,9 29,0 29,0 29,0 28,9 28,8 28,9 28,8 28,8 28,8 DO 3,96 3,92 3,91 3,96 3,77 3,85 3,84 3,76 3,80 3,86 3,54 3,81 18/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,4 7,3 7,3 Nhiệt độ 29,4 29,3 29,2 29,3 29,2 29,2 29,3 29,3 29,3 29,4 29,4 29,3 DO 3,86 3,87 3,61 3,83 3,73 3,70 3,70 3,71 3,77 3,70 3,56 3,78 19/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,5 7,5 7,4 7,5 7,5 7,5 7,4 7,4 7,4 7,4 7,3 7,3 Nhiệt độ 29,4 29,4 29,3 29,4 29,4 29,4 29,5 29,5 29,5 29,6 29,6 29,5 DO 4,30 4,21 4,01 4,07 3,96 4,11 3,73 3,77 3,79 3,69 3,72 3,81 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 20/03 pH 7,4 7,4 7,4 7,4 7,4 7,5 7,5 7,5 7,5 7,4 7,4 7,4 Nhiệt độ 29,8 29,8 29,7 29,6 29,6 29,6 29,6 29,7 29,7 29,6 29,6 29,6 DO 4,29 4,21 4,30 4,06 4,40 4,21 4,06 4,15 4,22 4,28 3,99 4,07 38 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 21/03 pH 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,5 7,5 7,5 Nhiệt độ 29,6 29,6 29,5 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,5 29,4 DO 4,41 4,28 4,37 4,16 4,31 4,08 4,06 4,16 4,01 4,12 4,07 4,33 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 22/03 pH 7,5 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 Nhiệt độ 28,3 28,5 28,5 28,4 28,4 28,4 28,4 28,4 28,4 28,3 28,4 28,5 DO 4,16 4,30 4,07 4,16 4,36 4,04 3,96 3,89 4,05 4,01 3,98 3,78 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 23/03 pH 7,4 7,4 7,5 7,4 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,4 7,4 7,4 Nhiệt độ 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 29,4 DO 4,35 4,27 4,30 4,26 4,23 4,22 4,28 4,32 4,21 4,22 4,19 4,26 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 24/03 pH 7,7 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,5 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 Nhiệt độ 30,6 30,6 30,3 30,3 30,1 30,1 30,0 30,0 30,0 29,9 29,9 29,9 DO 4,15 4,02 4,17 4,15 4,21 4,16 4,10 4,10 3,86 4,07 4,15 4,09 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,5 7,6 7,5 7,5 7,6 7,5 7,5 7,5 7,6 7,6 7,5 7,5 25/03 Nhiệt độ 28,9 29,0 29,0 28,9 29,0 29,0 29,1 29,1 29,1 29,1 29,1 29,1 DO 3,68 4,01 4,12 4,89 4,75 4,17 4,44 3,98 3,67 3,96 4,51 4,32 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,5 7,6 7,5 7,5 7,5 7,5 7,6 7,6 7,6 7,5 7,5 7,5 Nhiệt độ 29,4 29,4 29,3 29,3 29,4 29,5 29,5 29,4 29,3 29,4 29,4 29,3 39 26/03 DO 3,45 4,07 4,28 4,98 4,28 4,45 4,67 4,52 4,12 4,32 4,67 4,53 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,5 7,5 7,6 7,5 7,5 7,4 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 Nhiệt độ 28,9 28,9 28,9 28,9 28,9 28,9 28,9 28,9 29,0 28,9 28,9 28,9 DO 4,48 4,83 3,93 3,61 4,07 4,21 3,76 4,01 4,21 3,86 3,60 3,79 27/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,5 7,6 7,5 7,5 7,5 7,5 7,6 7,6 7,6 7,5 7,5 7,5 Nhiệt độ 29,4 29,4 29,3 29,3 29,4 29,5 29,5 29,4 29,3 29,4 29,4 29,4 DO 3,52 3,10 3,46 3,47 3,52 3,52 3,50 3,35 3,41 3,32 3,30 4,39 28/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,6 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 Nhiệt độ 29,1 28,9 28,7 28,6 28,6 28,5 28,4 28,4 28,5 28,4 28,4 28,5 DO 3,79 3,89 3,86 3,82 3,95 4,00 3,80 3,86 3,94 3,86 4,00 3,80 29/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,6 7,7 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,7 7,7 7,7 Nhiệt độ 30,0 29,8 29,8 29,9 29,8 29,8 29,8 29,7 29,7 29,7 29,8 29,7 DO 3,98 4,05 3,87 4,01 4,08 4,28 4,26 4,25 4,05 4,77 4,76 4,44 30/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,7 7,6 7,7 7,6 7,7 7,7 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 Nhiệt độ 28,8 28,9 29,0 29,0 29,1 29,2 29,1 29,2 29,1 29,0 29,3 29,2 DO 3,31 3,21 3,19 3,08 3,92 3,98 3,66 3,65 3,96 3,82 3,19 3,77 31/03 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,6 7,6 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 40 Nhiệt độ 29,3 29,3 29,2 28,8 28,8 28,8 28,9 28,9 29,0 28,9 29,1 29,1 DO 4,49 4,46 4,82 4,68 4,50 4,39 4,42 4,48 4,49 4,85 4,77 4,80 1/4 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,7 7,7 7,6 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,6 7,6 7,6 Nhiệt độ 28,8 28,9 29,0 29,0 29,0 29,0 28,9 28,9 28,9 29,0 28,8 28,8 DO 3,35 4,05 4,01 4,25 4,17 4,02 3,91 3,49 3,79 4,05 4,16 4,20 2/4 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,7 7,7 7,7 7,6 7,6 7,6 7,7 7,6 7,7 7,7 7,7 7,7 Nhiệt độ 29,1 29,0 28,9 28,9 29,0 29,0 28,9 29,0 28,9 28,8 28,8 28,8 DO 4,15 4,08 4,17 4,04 4,12 4,1 4,2 4,36 4,48 4,09 4,44 4,28 3/4 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,7 7,7 7,7 7,6 7,7 7,7 7,6 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 Nhiệt độ 29,9 29,8 29,7 29,7 29,7 29,6 29,6 29,6 29,8 29,7 29,6 29,5 DO 4,05 4,17 4,22 3,98 3,56 3,77 3,98 4,01 4,12 4,41 4,27 4,18 4/4 Bể 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,7 7,8 7,7 7,8 7,8 7,8 Nhiệt độ 28,8 28,6 28,6 28,6 28,5 28,4 28,6 28,6 28,6 28,6 28,6 28,6 DO 4,95 4,42 4,17 4,07 3,98 4,05 4,28 4,47 4,39 4,15 4,31 4,22 41 Be 1 Be 2 Be 3 Be 4 Be 5 Be 6 Be 7 Be 8 Be 9 Be 10 Be 11 Be 12 NO2 16/3/2009 0,5 0,2 0,2 0,5 0,3 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 23/3/2009 0,2 0,2 0,2 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,2 0,3 0,2 30/3/2009 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 5/4/2009 1 1 1 0,5 0,5 0,5 1 1 1 0,5 0,5 0,5 NO3 16/3/2009 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 23/3/2009 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 30/3/2009 50 50 50 25 25 25 25 25 25 25 25 25 5/4/2009 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 NH4 16/3/2009 1 0,75 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 23/3/2009 0,5 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 0,5 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 30/3/2009 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 5/4/2009 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_tq_vinh_2051.pdf
Luận văn liên quan